Mẹo chọn “bừa” đáp án trong bài thi trắc nghiệm Hóa

3 1.2K 18
Mẹo chọn “bừa” đáp án trong bài thi trắc nghiệm Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Với những đề thi đa phần là câu hỏi trắc nghiệm như môn Hóa, sẽ không ít lần bạn phải phân vân giữa nhiều đáp án và buộc phải chọn đáp án một cách ngẫu nhiên dưới áp lực thời gian. Sau đây là một số mẹo giúp bạn chọn “bừa” với xác suất thành công cao hơn.

Mẹo chọn “bừa” đáp án trong bài thi trắc nghiệm Hóa Với những đề thi đa phần là câu hỏi trắc nghiệm như môn Hóa, sẽ không ít lần bạn phải phân vân giữa nhiều đáp án và buộc phải chọn đáp án một cách ngẫu nhiên dưới áp lực thời gian. Sau đây là một số mẹo giúp bạn chọn “bừa” với xác suất thành công cao hơn. Những đáp án ưu tiên trước khi chọn “bừa” Nói là “bừa” nhưng không phải là nhắm mắt chọn đại một đáp án, bởi vì vậy thì độ “hên xui” rất lớn. Nếu muốn xác suất “trúng” được cao hơn, bạn nên phân bố thời gian hợp lý để với mỗi câu hỏi vẫn có đủ thời gian tư duy câu trả lời. Có những đáp án bạn nên ưu tiên chọn trước khi đánh “bừa”. Ưu tiên những câu mà mình nhớ “mang máng” trước, bởi có thể trong quá trình giải đề ôn thi, bạn đã gặp câu hỏi đó rồi, vì thế nếu nhớ đáp án nào bạn cứ vòng ngay vào đáp án đó. Với những câu tính toán mà mình không tính được đáp án, bạn cứ bấm máy tính, ráp số vào những công thức mình còn nhớ được, nếu ra đáp án gần giống với câu nào trong đề thì chọn câu đó. Không thì bạn có thể lấy đáp án ở đề thi để tính ngược trở lại xem cái nào khớp với những số liệu mà đề bài đã cho. Lưu ý là chỉ làm những câu này khi đã làm xong hết các câu khác nhé. Dù là chọn “bừa” nhưng việc giới hạn câu trả lời sẽ giúp xác suất thành công cao hơn. Với những dữ liệu đã cho ở đề bài, hãy phân tích thật kỹ và thu hẹp số đáp án mà mình cần chọn. Khi chưa chọn được, bạn có thể ghi chú trong đề thi những đáp án nào có thể chọn rồi bỏ qua câu đó và tiếp tục làm câu khác. Có thể những câu sau sẽ là gợi ý để bạn trả lời câu hỏi này. Bí quyết chọn bừa Đối với câu hỏi bài tập -Mỗi câu hỏi có 4 đáp án nhưng thường sẽ có 3 câu na ná giống nhau. 1 trong 3 chắc chắn là đáp án đúng, có thể loại ngay đáp án còn lại. Ví dụ: A. Chu kỳ 4, nhóm IIA B. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB C. Chu kỳ 3, nhóm VIB D. Chu kỳ 4, nhóm VIIIA Ở đây thấy ngay đáp án C khác hẳn với các đáp án còn lại (có chữ Chu kỳ 3), nó sẽ là đáp án sai. Đây là cách “làm nhiễu” rất phổ biến trong đề thi môn Hóa và các môn khác để thí sinh không thể chọn được ngay 1 đáp án chỉ với việc tính 1 dữ kiện. Bởi vậy xung quanh đáp án đúng sẽ có 1 vài đáp án giống nó. Và đáp án khác biệt nhất chắc chắn là đáp án sai. -Đáp án bị loại ngay lập tức sẽ thường có 1 phần đúng Vẫn với ví dụ trên, đáp án C bị loại mang phần sai là "chu kỳ 3", vậy thì phần "nhóm VIB" của nó sẽ là phần đúng. Vì vậy bạn có thể chọn đáp án nào giống (hoặc gần giống) với phần đúng này trong 3 đáp án còn lại. Trong ví dụ trên, bạn có thể khoanh ngay đáp án B. Vì nó có phần cuối khá giống, với chữ B. Ta cùng phân tích một ví dụ khác A. 4,9 và glixerol B. 4,9 và propan-1,3-điol C. 9,8 và propan-1,2-điol D. 4,9 và propan-1,2-điol Loại ngay đáp án C vì có phần "9,8" khác với những đáp án còn lại, đi cùng với nó là “propan-1,2-điol”, vậy dữ kiện đúng là “propan-1,2-điol”. Từ đây suy ra D là đáp án đúng -Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần trong các đáp án thì dữ kiện đó là dữ kiện đúng. Ví dụ: A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2 B. Zn(NO3)2 và AgNO3 C. Fe(NO3)2 và AgNO3 D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2 Dễ thấy Zn(NO3)2 xuất hiện 3 lần ở các đáp án A, B và D, vậy 1 trong 3 đáp án này là đúng. Áp dụng cùng với mẹo thứ hai ở trên, đáp án C bị loại sẽ có 1 phần đúng, vậy phần đúng đó có thể là Fe(NO3)2 hoặc AgNO3. Từ đây suy ra đáp án A hoặc B đúng. Bạn đã thu hẹp phạm vi đáp án lại rồi đấy. Cơ hội chọn lựa lúc này là 50:50, nhưng vẫn tốt hơn là 1:3 nên xác suất đúng sẽ cao hơn nhiều Cùng phân tích một ví dụ khác: A. Al, Fe, Cr B. Mg, Zn, Cu C. Ba, Ag, Au D. Fe, Cu, Ag Đếm số lần xuất hiện của dữ kiện thì thấy : Al, Zn, Au, Ba, Al xuất hiện 1 lần trong 4 đáp án. Nhưng Fe, Cu, Ag thì xuất hiện những 2 lần. Vậy đáp án D. Fe, Cu, Ag là đáp án đúng. -2 đáp án nào gần giống nhau thì 1 trong 2 thường đúng A. m = 2a - V/22,4 B. m = 2a - V/11,2 C. m = 2a - V/5,6 D. m = 2a + V/5,6 C hoặc D sẽ là đáp án đúng vì khá giống nhau Loại D vì 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu + còn 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu - Vậy đáp án ta chọn sẽ là C. -Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan mật thiết tới nhau như "gấp đôi nhau", "hơn kém nhau 10 lần", thì 1 trong số chúng sẽ là đáp án đúng. Cách này giúp bạn khoang vùng sự lựa chọn rất hữu hiệu Vd: A. 15 B. 20 C. 13,5 D. 30 Dễ thấy 30 gấp đôi 15, vậy 1 trong 2 sẽ là đáp án đúng. -Nếu các đáp án xuất hiện %, những đáp án nào cộng với nhau bằng 100% thường là đáp án đúng Vd: A. 40% B.60% C. 27,27% D.50% Dễ thấy 40% + 60% = 100%, vậy A hoặc B là đáp án đúng. -Nếu bắt buộc phải khoanh bừa mà không thể tìm được sự lựa chọn nào để loại trừ, hãy chọn các đáp án "không phải lớn nhất mà cũng không phải nhỏ nhất". Tỷ lệ này thường cao hơn, tuy nhiên độ “hên xui” cũng không ít đâu nhé! Các câu hỏi lý thuyết: - Các đáp án gần như giống nhau hoàn toàn, 1 trong số chúng thường là đúng - Các đáp án có nghĩa đối lập nhau (ví dụ như một cái khẳng định có, một cái khẳng định không) thì một trong 2 thường là đúng - Đáp án có những từ "luôn luôn", "duy nhất", "hoàn toàn không", "chỉ có ", "chắc chắn" thường sai. - Đáp án mang các cụm từ "có thể", "tùy trường hợp", "hoặc", "có lẽ", "đôi khi" thường đúng - Các câu dài và diễn đạt tỉ mỉ hơn hẳn những câu còn lại thường đúng. Những cách trên chỉ có thể làm tăng xác suất thành công trong trường hợp “bí” quá thôi. Ôn thi để nắm vững kiến thức và làm bài thật chắc chắn vẫn tốt hơn, các bạn nhỉ! Trong quá trình ôn thi, các bạn thường chọn những nội dung kiến thức mà bạn cho là quan trọng nhất, dễ tiếp thu nhất và có khả năng nắm vững được nhất, hay rơi vào đề thi nhất để ôn tập. Nhưng với dạng đề thi trắc nghiệm, những nội dung bạn không học cũng cần được đọc lướt qua để có một chút ý niệm trong nhận thức, phục vụ cho việc chọn ngẫu nhiên sau này chứ đừng “bỏ qua” hoàn toàn. Lưu ý là phải phân bổ thời gian hợp lý để phân tích và đọc câu hỏi chứ đừng nhắm mắt làm đại và phải dò bài thật kỹ trước khi nộp để chắc chắn không bỏ sót câu nào. . gian. Sau đây là một số mẹo giúp bạn chọn “bừa” với xác suất thành công cao hơn. Những đáp án ưu tiên trước khi chọn “bừa” Nói là “bừa” nhưng không phải là nhắm mắt chọn đại một đáp án, bởi. Mẹo chọn “bừa” đáp án trong bài thi trắc nghiệm Hóa Với những đề thi đa phần là câu hỏi trắc nghiệm như môn Hóa, sẽ không ít lần bạn phải phân vân giữa nhiều đáp án và buộc phải chọn đáp. là chọn “bừa” nhưng việc giới hạn câu trả lời sẽ giúp xác suất thành công cao hơn. Với những dữ liệu đã cho ở đề bài, hãy phân tích thật kỹ và thu hẹp số đáp án mà mình cần chọn. Khi chưa chọn

Ngày đăng: 24/06/2014, 19:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan