1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên ứu triển khai dịch vụ mobile instant messenger trên mạng vms mobifone

125 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu triển khai dịch vụ mobile instant messenger trên mạng vms-mobifone
Tác giả Nguyễn Thị Hải Liên
Người hướng dẫn PGS.TS. Hồ Anh Túy
Trường học Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 3,45 MB

Nội dung

Trang 12 Công nghệ Mobile Instant Messenger có thể triển khai trên cơ sở các dịch vụ SMS Text Message, GPRS,… đặc biệt là công nghệ SMS Text Message, một dịch vụ có thể coi là khá thông

Trang 1

NGUYỄ THỊ HẢI LIÊNN

Trang 2

LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc

Nghiªn cøu triÓn khai dÞch vô mobile

NGUYỄN THỊ HẢI LIÊN

Ngêi híng dÉn khoa häc: PGS.TS HỒ ANH TÚY

hµ néi 2008 Ngµnh : Kü thuËt ®iÖn tö M· sè :

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG 1

DANH MỤC HÌNH VẼ 2

BẢNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 6

PHẦN 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỊCH VỤ IM 8

1.1 Định nghĩa 8

1.2 Lịch sử instant messaging 10

1.3 Khái niệm và mô hình 12

1.4 Cách sử dụng 16

1.5 Những hệ thống IM bản quyền 19

1.5.1 ICQ 19

1.5.2 AOL Instant Messenger 20

1.5.3 Yahoo Messenger 20

1.5.4 MSN Messenger/Windows Messenger 21

1.6 Chuẩn và giao thức 21

1.6.1 IMPP 21

1.6.2 SIMPLE 23

1.6.3 XMPP 23

1.7 Kiến trúc hệ thống 25

1.7.1 Sự phân bố các máy chủ 25

1.7.2 Tổng đài tin nhắn 27

1.8 Khả năng giao tiếp liên mạng 28

1.9 Vấn đề bảo mật 29

1.9.1 Worms 29

1.9.2 Trojan Horses 30

1.9.3 Buffer Overflow Attacks 30

Trang 4

1.9.4 Virus kẻ thứ ba 30

1.9.5 Replay Attacks 31

1.9.6 Denial-of-Service Attacks (DoS) 31

1.10 Kết luận 31

PHẦN 2 MOBILE INSTANT MESSENGER 33

2.1 Định nghĩa 33

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ MIM 34

2.3 Sự khác biệt của MIM đối với dịch vụ IM trong mạng cố định 36

2.3.1 Hạn chế của thiết bị 37

2.3.2 Sự giới hạn của mạng 40

2.3.3 Tính linh động 43

2.3.4 Những đặc điểm khác 44

2.4 Chuẩn và giao thức 44

2.4.1 xMS (SMS, EMS, MMS) 45

2.4.2 IMPS 48

2.5 Các mô hình dịch vụ IM đã triển khai trên thế giới 49

2.5.1 Shape IM 49

2.5.2 Giải pháp của 411SMS, SMS Instant Messenger 56

2.5.3 Mô hình WMP 59

2.6 Kết luận 61

PHẦN 3 CÁC YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ĐỂ TRIỂN KHAI DỊCH VỤ 62

3.1 Đặt vấn đề 62

3.2 Giao thức IMPS CSP 64

3.2.1 Các yêu cầu để thực hiện giao thức CSP 64

3.1.2 Thiết kế giao thức CSP 67

3.2.3 Thực hiện 73

3.3 Giao thức SMPP 77

Trang 5

3.3.1 Tổng quan 77

3.3.2 Thực hiện giao thức SMPP 79

1 Phiên giao dịch của giao thức SMPP 81

2 Kết nối lớp mạng SMPP 84

3 Các bản tin SMPP từ ESME đến SMSC 85

4 Các bản tin trả lời từ SMSC đến ESME 86

5 Chuỗi phiên SMPP cho ESME loại máy phát 86

6 Chuỗi phiên SMPP cho ESME loại máy thu 88

7 Điều khiển lỗi SMPP 91

8 Bộ đếm thời gian SMPP 91

9 Các loại bản tin thông thường 92

10 Phương thức gửi bản tin lưu và chuyển tiếp 92

11 Phương thức gửi bản tin khối dữ liệu 94

12 Phương thức gửi bản tin giao dịch 95

13 Các loại bản tin đặc biệt 96

PHẦN 4 KẾT QUẢ TRIỂN KHAI TẠI VMS-MOBIFONE 99

4.1 Lựa chọn phương án triển khai 99

4.2 Lựa chọn nhà cung cấp 102

4.3 Mô hình dịch vụ triển khai tại VMS 102

4.4 Các tính năng của dịch vụ 103

4.5 Cơ chế chống spam tin nhắn 110

4.6 Kết quả kinh doanh và hướng phát triển tương lai 114

KẾT LUẬN 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 So sánh những hệ thống nhắn tin thông dụng

Bảng 1.2 So sánh hiệu quả của các hệ thống nhắn tin

Bảng 1.3 Thị phần thuê bao của các hệ thống IM bản quyền

Bảng 1.4 So sánh mô hình tập trung và phân tán

Bảng 1.5 Mô hình kiến trúc của các hệ thống IM

Bảng 2.1 So sánh các dịch vụ nhắn tin di động

Bảng 3.1 Các yêu cầu chức năng đối với CSP

Bảng 3.2 Chức năng các thành phần trong hệ thống

Bảng 4.1 Nhu cầu sử dụng IM trên nền SMS

Bảng 4.2 Nhu cầu sử dụng dịch vụ IM trên nền GPRS

Bảng 4.3 So sánh ưu nhược điểm của hai công nghệ SMS và GPRS khi

triển khai MIM Tại Việt Nam

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Lịch sử và mức độ tăng trưởng thị phần khách hàng của dịch vụ

Instant messaging Nguồn IDC

Hình 1.2 Mô hình tổng quan về dịch vụ thông tin trạng thái

Hình 1.3 Những loại watcher khác nhau

Hình 1.4 Tổng quan các loại hình dịch vụ IM

Hình 1.5 Mô hình nhắn tin IM điểm tới điểm

Hình 2.1 Sản lượng SMS hàng tháng trên toàn thế giới Nguồn EMC

Research

Hình 2.2 Thị phần tin nhắn trên toàn thế giới năm 2006 Nguồn: baskerville

Hình 2.3 Mô tả mô hình dịch vụ của ShapeIM

Hình 2.4 Cài đặt các tính năng với mô hình dịch vụ của Shape IM

Hình 2.5 Thay đổi cấu hình kết nối với mô hình dịch vụ của Shape IM

Hình 2.6 Cấu hình số lượng tin nhắn lưu tối đa của Shape IM

Hình 2.7 Mô tả dịch vụ giải pháp 411SMS

Hình 2.8 Thực hiện dịch vụ MIM SMS bằng mô hình SendTim

Hình 2.9 Mô hình thực hiện dịch vụ MIM của WMP

Hình 3.1 Mô hình giao thức của dịch vụ MIM

Hình 3.2 Mô hình thư viện giao thức cho máy khách CSP

Hình 3.3 Lưu đồ bản tin CSP Client

Hình 3.4 Kiến trúc hệ thống

Hình 3.5 Giao diện của một phiên giao dịch

Hình 3.6 Luồng dữ liệu cho các bản tin đầu vào (incoming message)

Hình 3.7 Sơ đồ mạng SMPP

Trang 8

Hình 3.8 Giao diện SMPP trong mạng di động

Hình 3.9 Giao diện SMPP giữa SMSC và ESME

Hình 3.10 Ví dụ chuỗi Outbind

Hình 3.11 Mô hình giao thức SMPP trong giao diện SMSC-ESME

Hình 3.12 Chuỗi yêu cầu/đáp ứng SMPP đối với một máy phát ESME

Hình 3.13 Chuỗi yêu cầu/đáp ứng SMPP đổi với Máy thu ESME

Hình 3.14 Chuỗi yêu cầu/đáp ứng SMPP cho một máy thu phát ESME

Hình 3.15 Chuỗi SMPP cho tin nhắn đăng ký phương thức store and forward

Hình 3.16 Chuỗi SMPP cho quá trình phân phát bản tin trong phương thức

bản tin Datagram

Hình 3.17 Chuỗi SMPP cho quá trình phân phát bản tin trong phương thức

bản tin Transaction

Hình 4.1 Mô hình triển khai dịch vụ tại VMS-Mobifone

Hình 4.2 Mô tả các tính năng của dịch vụ MIM triển khai tại VMS

Trang 9

BẢNG THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

AIM AOL Instant Messenger

APEX Application Exchange

CLI Command Line Interface

CLP Command Line Protocol

CPIM Common Profile for Instant Messaging CPP Common Profile for Presence

CSP Client Server Protocol

EMS Enhanced Messaging Service

ESME External Short Message Entity

GPRS General Packet Radio Service

GSM Global System for Mobile Communications GSM Global System for Mobile Communications HTTP hypertext Transfer Protocol

IEC International E Consortium

IETF Internet Engineering Task Force

IMAP Internet Message Access Protocol

IMPP Instant Messaging and Presence Protocol

IMPS Instant Messaging and Presence Services

IP Internet Protocol

IRC Internet Relay Chat

MIM Mobile Instant Messenger

Trang 10

MIME Multipurpose Internet Mail Extension

MMS Multimedia Messaging Service

OMA Open Mobile Alliance

PIDF Presence Information Data Format

POP Post Office Protocol

PRIM Presence and Instant Messaging Protocol

RFC Request for Comment

SAP Service Access Protocol

SIMPLE SIP for Instant Messaging and Presence Leveraging

Extensions SMCNP Server to Mobile Core Network Protocol

SME Short Message Entity

SMPP Short Message Peer to Peer

SMS Short Message Service

SMSC Short Message Service Center

SSP Server to Server Protocol

TCP Transmission Control Protocol

UDP User Datagram Protocol

UMTS Universal Mobile Telecommunications Service VPS Voice Processing System

XML Extensible Markup Language

XMPP Extensible Messaging and Presence Protocol

Trang 11

MỞ ĐẦU

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, nhu cầu về dịch vụ viễn thông di động không ngừng gia tăng cùng với sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ Nhu cầu của khách hàng sử dụng điện thoại di động không chỉ dừng lại ở dịch vụ thoại truyền thống mà còn sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng khác như dịch vụ truy nhập Internet bằng máy cầm tay WAP, dịch vụ vô tuyến gói dữ liệu GPRS, dịch vụ nhắn tin ngắn SMS, dịch vụ nhắn tin đa phương diện MMS,

Một cuộc điều tra nhanh của tập đoàn AOL của Mỹ năm 2004 cho thấy, dịch

vụ Instant messenger đã trở thành một dịch vụ, một phương tiện giao tiếp không thể thiếu được trên thế giới (theo ý kiến của hơn 90% đối tượng được hỏi trong cuộc điều tra) Hàng ngày có khoảng gần 7 tỷ Instant Message được gửi đi trên toàn thế giới, con số này liên tục gia tăng Ngoài ra, 19% khách hàng nói có sử dụng dịch vụ Instant Message cho rằng họ thường xuyên sử dụng Instant Message thông qua PDA hay điện thoại di động (dịch vụ Mobile Instant Message).Như vậy Instant Messenge là một dịch vụ đã phát triển và

có rất nhiều tiềm năng trên thế giới

Theo nhà cung cấp Yahoo Messenger hiện nay ở Việtnam có khoảng hơn 4 triệu account YIM miễn phí, và nhu cầu sử dụng Instant Message của người dân Việt Nam không ngừng gia tăng Tuy nhiên, dịch vụ instant messenger của Yahoo chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân khi không phải lúc nào cũng có máy tính ở bên cạnh Dịch vụ Mobile Instant Messenger sẽ đáp ứng nhu cầu Instant Message của khách hàng mọi lúc, mọi nơi

Trong các mạng điện thoại di động của Việt Nam chưa có nhà cung cấp nào cung cấp dịch vụ MIM ( Mobile Instant Messenger)

Trang 12

Công nghệ Mobile Instant Messenger có thể triển khai trên cơ sở các dịch vụ SMS Text Message, GPRS,… đặc biệt là công nghệ SMS Text Message, một dịch vụ có thể coi là khá thông dụng với người sử dụng, thích hợp cho mọi loại máy đầu cuối Hướng tới đối tượng là đại đa số thuê bao di động (gần như 100% khách hang có thể sử dụng dịch vụ SMS), dịch vụ MIM trên cơ sở dịch vụ SMS Text hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích cao cho nhà cung cấp dịch vụ thong tin di động Việc triển khai dịch vụ MIM trên cơ sở SMS Text tại mạng VMS MobiFone trước hết sẽ cung cấp phương tiện giao tiếp trong nội mạng Mobifone Ngoài ra còn có thể thực hiện giao tiếp liên mạng, nghĩa là giao tiếp giữa các thuê bao Mobifone với các mạng di động khác trong nước cũng như quốc tế

Với những phân tích tình hình trong ngoài nước như trên, Đề tài « Nghiên cứu triển khai dịch vụ Mobile Instant messenger (MIM) trên mạng thông tin

di động VMS-Mobifone» cũng không nhằm ngoài mục đích hướng tới lợi nhuận cao từ việc khai thác dịch vụ này Nội dung đề tài được trình bày thành

4 phần với các nội dung như sau :

Phần 1 : Giới thiệu chung về dịch vụ IM

Phần 2 : Dịch vụ Mobile Instant Messenger

Phần 3 : Các yếu tố công nghệ để triển khai dịch vụ

Phần 4 : Kết quả triển khai tại VMS.

Xin chân thành cảm ơn những sự quan tâm giúp đỡ của PGS.TS Hồ Anh Túy, các thầy cô, các anh chị trong Trung tâm đào tạo sau đại học, các anh em bạn bè, đồng nghiệpđã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này Do thời gian có hạn, cùng những hạn chế về kiến thức, luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp để có thể hoàn thiện hơn nữa

Trang 13

P HẦN 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỊCH VỤ IM

Dịch vụ instant messaging kể từ khi nó được giới thiệu, đã nhận được sự ủng

hộ và ưa chuộng tói đa của người sử dụng Các bản tin thời gian thực, cũng như các thông tin trạng thái (presen ) là những tính năng nổi trội góp phần ce

làm cho instant messaging khác so với các dịch vụ thông tin trước đó Tuy nhiên, sự thành công của instant messaging không chỉ dựa trên công nghệ,

mà nó còn nhờ vào phương pháp và các cách nó xuất hiện trên các máy

khách, như các cửa s popup, danh sách bạn bè, cái thứ mà đã kéo theo nó là ổ

sự ra đời của một loại hình giao tiếp hoàn toàn mới Mặc dù đầu tiên nó chỉ được coi là một thứ trò chơi của những thanh niên trẻ tuổi, nhưng ngày qua ngày, giá trị của dịch vụ này càng được đánh giá cao, với nhưng cách giao tiếp hiệu quả, tiết kiệm thời gian và tiền bạc

Phần này giới thiệu các khái niệm instant messaging cũng như những giải pháp để có thể sử dụng dịch vụ internet messaging trên internet

Campbell et al định nghĩa: IM tức là trao đổi nội dung (content) giữa các ứng viên trong thời gian thực

Trang 14

Webopedia.com định nghĩa rằng: instant messaging tức là một loại giao tiếp cho phép bạn có thể tạo ra một phòng chat riêng tư với từng cá nhân khác để nói chuyện, trao đổi thông tin thời gian thực thông qua internet, tương tự như đàm thoại trên điện thoại nhưng sử dụng dạng chữ viết, không phải dạng ngôn ngữ Thông thường, hệ thống instant messanging thông báo cho bạn mỗi khi

có ai đó trong danh sách cá nhân của bạn online

Theo một nhóm chuẩn IT online khác, whatis.com, instant messging là khả năng dễ đàng nhìn thấy một người bạn hay một đồng nghiệp được kết nối qua internet và bạn có thể trao đổi tin tức và các bản tin với họ

Cuối cùng, Kohda it al lại đề cập tới instant messaging như một danh sách bạn bè, nó bao gồm hai dịch vụ trực giao, dịch vụ hiển thị trạng thái và dịch

vụ bản tin nhắn ngắn

Định nghĩa của IEC gần đúng nhất với hầu hết các loại messaging Campbell nhận ra rằng instant messenging được truyền từ điểm đầu tới điểm cuối thời gian thực Định nghĩa còn lại lại nêu ra phần hiển thị thông tin trạng thái, một phần của instant messaging, do đó đã làm xé nhỏ bản chất của thuật ngữ IM

là dịch vụ bao gồm cả hiển thị thông tin trạng thái và gửi /nhận tin nhắn thời gian thực Tuy nhiên, thuật ngữ instant messaging lại thường được dung để chỉ việc gửi nhận tin nhắn thời gian thực

Định nghĩa 1: instant messaging là một loại dịch vụ giao tiếp cung cấp cho

người sử dụng với hai thành phần, presence và gửi tin nhắn thời gian thực

Định nghĩa 2: Presence là một phương tiện để tìm kiếm, thu thập, và nhìn

thấy được sự thay đổi trên thông tin trạng thái của người sử dụng khác

Trang 15

1.2 Lịch sử instant messaging

Công cụ để nói chuyện duy nhất, phiên bản ra vào giữa những năm 1980, là một trong những ứng dụng đầu tiên để cung cấp dịch vụ nhắn tin thời gian thực ‘Talk’ không cung cấp hiển thì thông tin trạng thái, nhưng kết hợp với những lệnh ‘finger’ duy nhất, các thành phần của instant messaging được hiểu

và đặt rời rạc ‘Zephyr’, một phiên bản dịch vụ notification viết cho Unix năm

1987, kết hợp nhắn tin thời gian thực và hiển thị thông tin trạng thái của những người sử dụng online, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức gửi thông báo ngắn tới người sử dụng chư tạo ra giao dịch hướng phiên.a

Năm 1988, internet relay chat (IRC) được giới thiệu IRC cung cấp cả hai tính năng nhắn tin thời gian thực, và hiển thị thông tin trạng thái, do đó, có thể coi

là định nghĩa chính xác nhất cho IM Dịch vụ tin nhắn cá nhân giữa hai người

sử dụng hầu hết được sử dụng như hầu hết các ứng dụng IM IRC khác với các ứng dụng khác cho chat nhóm, nhóm lại nhìêu người sử dụng thành một nhóm hay vùng chat

Dịch vụ instant messaging mà chúng ta biết hiện nay được xuất phát từ năm

1996, khi mà Mirabilis, một công ty nhỏ thành lập đầu tiên ở Israeli, đã triển khai ICQ ( I seek you) ICQ bao gồm tính năng như danh sách bạn bè, thông báo, gửi nhận tin nhắn nhanh Trong khi đó tất cả các định nghĩa đã bàn tới ở trên đều ở dạng text thì ICQ client có đưa ra giao diện đồ hoạ, khá đơn giản trong việc sử dụng Việc phân bố miễn phí ICQ đã không ngừng tăng số lượng người sử dụng, đạt tới số lượng 850000 tài khoản đăng ký trong chỉ trong vòng 6 tháng đầu

Mặc dù ICQ miễn phí, những người sử dụng chính trong giới thương mại đã nhận ra giá trị không lồ của phương tiện giao tiếp này Tháng 5/1997, Tập đoàn America Online của Mỹ (AOL) cho ra phiên bản phần mềm IM riêng,

Trang 16

gọi là AOL Instant Messenger Một năm sau đó, tháng 6/1998, AOL yêu cầu trở thành nhà cung cấp dịch vụ chính, khi hang này mua bản quyền ICQ từ Mirabilis Tập đoàn Microsoft và Yahoo cũng đã đưa AOL đối mặt với những thử thách mới khi họ cũng cho ra đời phiên bản IM riêng của mình với tên MSN Messenger và Yahoo Messenger

Tất cả những ứng dụng trên đây đều trở nên phổ biến, và có thị phần khách hang tương đối lớn Tuy nhiên, không may có một vấn đề nhỏ, tất cả các giải pháp IM đều được xây dựng dựa trên những giao thức ưu tiên của riêng mỗi hãng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc người sử dụng của một hệ thống IM này không thể trao đổi bản tin với một người sử dụng là khách hàng của một loại hình dịch vụ IM khác Vấn đề này được đặt ra bởi tập đoạn IETF, và cũng là người sau đó phát minh ra giao thức IMPP, tiếng nói chung của các loại dịch vụ IM

IMPP là một nhóm các giao thức được hình thành, những giao thức chung cho các loại hình dịch vụ khác nhau : APEX ( Application Exchange, hay IMXP), PRIM ( Presence and Instant Messaging Protocol) và SIMPLE (SIP for Instant Messaging and Presence Leveraging Extensions) Nhóm giao thức IMPP đưa ra một dạng chuẩn và một cấu hình chung cho instant messaging,

do đó đã tạo được tiếng nói chung cho tất cả các loai giao thức IM

Trong 3 giao thức thuộc nhóm IMPP, SIMPLE được cọi là ứng cử viên sang giá hang đầu, PRIM bị ngừng lại khá sớm trong qúa trình tiến triển và APEX, mặc dù là tiêu chuẩn ra đời sau cùng, nhưng cũng chỉ nhận được sự quan tâm giới hạn Năm 2002, một thách thưc mới đã tham gia vào cuộc đua phát triển công nghệ IM, khi IETF tiếp tục khuyến nghị tập giao thức XMPP (Exensible Messaging và Presence Protocol) Kể từ đó, SIMPLE, XMPP luôn song hành trong một trận chiến một mất một còn, và song hành với hai giao

Trang 17

thức này là tập IMPS Instant Messaging and Presence Services), một giải (pháp hướng tới môi trường mobile

Hình vẽ sau mô tả tiến trình phát triển của dịch vụ instant messaging

Hình 1.1.: Lịch sử và mức độ tăng trưởng thị phần khách hàng của

dịch vụ Instant messaging Nguồn IDC

1.3 Khái niệm và mô hình

RFC 2778 (Request For Comment), tài liệu viết bởi nhóm IETF IMPP đã đưa

ra những định nghĩa chung và những mô hình điển hình của instant messaging Mô hình này được dung trong tất cả các giải pháp hiện tại, cả những chuẩn ưu tiên và chuẩn mở

Presence Service

Hình 1.2 mô tả một cách tổng quan kiến trúc của dịch vụ Presence Dịch vụ thông tin trang thái bao gồm hai loại máy khách chính: hiển thị và theo dõi thông tin Hiển thị tức là cung cấp thông tin trạng thái cho các người sử dụng khác đang online, trong khi theo dõi thông tin tức là yêu cầu thông tin trạng thái của các người sử dụng khác từ trên hệ thống Thông thường, những ứng

Trang 18

dụng tương tự có thể đồng thời cung cấp thông tin trạng thái cho các người sử dụng khác và cũng là người theo dõi thông tin trạng thái của những người sử dụng khác

Hình 1.2 Mô hình tổng quan về dịch vụ thông tin trạng thái

Watchers được phân loại thành 3 loại: subscribers, fetcher và pollers (hình 1.3) Một subscriber là một watcher mà có đăng ký thuê bao dịch vụ thông tin trạng thái Dịch vụ thông tin trạng thái sẽ lưu vết của các thuê bao và gửi thông báo tới các thuê bao khác bất cứ khi nào có một thuê bao thay đổi trạng thái

Hình 1.3 Những loại watcher khác nhau

Trang 19

Fetcher là loại hình người sử dụng, mỗi khi cần cung cấp thông tin trạng thái, thì họ phải gửi một yêu cầu tới hệ thống dịch vụ thông tin trạng thái Hệ thống dịch vụ không tự động gửi thông tin thong báo tới cho các fetcher Poller là một loại đặc biệt của fetcher, poller chỉ lấy ra các thông tin trạng thái được yêu cầu

Dịch vụ Instant Message

Tương ứng với dịch vụ hiển thị thông tin trạng thái là dịch vụ Instant Message, cũng có hai loại máy khách khác nhau: ‘sender’ và ‘instant inbox’ (hình 1.4) Những người gửi tin (senders) là những kho bản tin nhanh được phân phối, chuyển phát bởi dịch vụ Instant Message Một hộp thư (instant inbox) là kho chứa của các tin nhắn nhanh (Instant Message) Dịch vụ Instant Message nhận tin nhắn nhanh từ các sender và nỗ lực gửi chúng đi tới chính xác các hòm thu inbox mà chúng phải được gửi tới

Tuy nhiên một cách chính xác mà nói, một hòm thư được xếp vào khía cạnh ứng dụng của máy khách (client), chứ không nằm trong phạm vi định nghĩa của dịch vụ IM của IMPP

Hình 1.4 Tổng quan các loại hình dịch vụ IM

Trang 20

Sự khác biệt của hệ thống dịch vụIM so sánh với các hệ thống dịch vụ giao tiếp khác

Về mô hình:

Presence, rõ ràng không phải là một phần của bất cứ hệ thống thông tin chính nào ngày nay, nhưng cũng là một phương pháp để chuyển phát bản tin khác với những phương pháp hiện đang được sử dụng

Hầu hết những hệ thống nhắn tin đang được sử dụng được xây dựng dựa trên kiểu gọi là ‘store and forward’ Khi thực hiện tin nhắn theo cơ chế kiểu này, mỗi bản tin cần truyền đi được lưu giữ lại tại một phần tử trên mạng và sau đó chuyển tíêp tới một thành phần khác trong mạng Trong trường hợp node tiếp theo không sẵn sang, bản tin sẽ được lưu trữ lại và chuyển tíêp lại vào các lần sau Việc lưu trữ của phần tử mạng gần với node nhận bản tin nhất sẽ chuyển tiếp bản tin sang node tiếp theo dưới dạng chuyển tiếp vào hòm thư Người sử dụng sẽ nhận lấy bản tin của mình (fetch) từ hòm thư (inbox) khi họ online

Có một điều vô lý dễ nhận thấy ở đây là tính thời gian thực, mặc dù có thể chuyển các bản tin theo đúng thời gian thực, nhưng cơ chế store and forward

có thể nhìn thấy như một cơ chế phân phối bản tin không theo đúng thời gian thực, vì tất cả các bản tin không được chuyển ngay lập tức Ví dụ về một hệ thống nhắn tin sử dụng cơ chế store and forward bao gồm các dịch vụ email truyền thống, dịch vụ bản tin nhắn ngắn (SMS) và dịch vụ tin nhắn đa phương tiện (MMS) gần nhất với node đích

Đối với những hệ thống nhắn tin nhanh (IM), những thành phần trung gian trên quá trình chuyển tíêp bản tin từ người gửi bản tin tới người nhận gần như chuyển tiếp bản tin tới node tiếp theo mà không lưu trữ nó Trong trường hợp node đích không sẵn sang để nhận bản tin, tức là người sử dụng không online, bản tin nhắn thương thường bị loại bỏ Một vài hệ thống tin nhắn nhanh cung

Trang 21

cấp cơ chế lưu trữ cho các bản tin đã được gửi đi cho những ngừời sử dụng offline, nhưng dịch vụ đó không tồn tại được lâu và không còn là một phần của dịch vụ instant messaging

Tính năng gửi tin nhắn nhanh từ điểm tới điểm cũng được đưa ra trong một số

hệ thống gửi tin nhắn nhanh (như ICQ hay SIMPLE) Những hệ thống này cung cấp cho sender với địa chỉ của người sử dụng, sử dụng các địa chỉ đó bản tin nhắn nhanh có thể gửi trực tiếp tới người nhận mà không cần bất cứ sự can thiệp nào

1.4 Dịch vụ IM so sánh với các hệ thống nhắn tin thông dụng

Dịch vụ thoại và email ngày nay đã trở thành những dịch vụ phổ biến nhất Bảng 1.1 chỉ ra một vài đặc tính liên quan tới các tính năng của dịch vụ IM so sánh với các tính năng liên quan của dịch vụ thoại và email IM có thể xem là một cách kết hợp các tính năng của các dịch vụ thoại và email Giống như dịch vụ thoại , IM cung cấp phương tiện giao tiếp thời gian thực nhưng về giá

cả thì chỉ có thẻ so sánh với dịch vụ email Tất nhiên, dịch vụ IM không phải dịch vụ miễn phí, việc triển khai các giải pháp IM là một phiên bản yêu cầu

sự đầu tư cần chú ý Tuy nhiên, sau việc triển khai này, chi phí cho việc sử dụng ít hơn rất nhiều so với dịch vụ thoại, đặc biệt là đàm thoại quốc tế Khi dịch vụ này được đưa ra, những hệ thống email cung cấp giải pháp phức tạp nhất Thôn tin trạng thái là một trong những lợi nhuận lớn nhất cung cấp g cho người sử dụng Các kết qủa khảo sát chỉ ra rằng 40 đến 60 % các cuộc gọi thương mại liên quan tới người sử dụng bị thất bị do phía nhận cuộc gọi bận hoặc không tìm thấy trên mạng Thông tin trạng thái điển hình đã loại bỏ hiện tượng này đối với dịch vụ IM, sử dụng tính năng này, người sử dụng luôn luôn lần theo được dấu vết của bạn bè và không bỏ lỡ bất cứ cơ hội giao tiếp quan trọng nào

Trang 22

Hệ thống

nhắn tin

Tính thời gian thực

Giá cả Tính tương tác (Presence) Khả năng lưu trữ

thoại

thiết lập được hay không

Không

không biết được người nhận mail có sẵn sàng nhận mail ngay không

Instant

Messaging

nhận luôn được hiển thị trên hệ thống mọi lúc

Phụ thuộc vào máy đầu cuối của khách hàng sử dụng dịch vụ IM Thông thường được lưu trữ theo những cách khác nhau

Bảng 1.1 So sánh những hệ thống nhắn tin thông dụng

Bảng 2 chỉ ra 1 tác động của các hình thức truyền thông sử dụng những hệ thống nhắn tin khác nhau tới hoạt động của người sử dụng Dịch vụ thoại thường làm ảnh hưởng, gián đoạn tới hoạt động của người bị gọi (callee), ngược lai, với dịch vụ email, với email thường không cập nhật được thông tin

do lý do người nhận check và kiểm tra không kịp thời Dịch vụ tin nhắn nhanh IM gần giống dịch vụ thoại ở khía cạnh ứng dụng này, tuy nhiên lại tránh được sự ảnh hưởng gây khó chịu, làm gián đoạn hoạt động của người bị gọi Dịch vụ IM sẽ bị giảm hiệu suất sử dụng nếu như không được triển khai một cách thận trọng trong cùng một tổ chức duy nhất Những chuyện tầm phào cũng như những ứng dụng gây ngắt quá trình trao đổi thông tin là một vài khía cạnh gây giảm hiệu suất, và tác dụng của dịch vụ

Trang 23

Những so sánh trong bảng 1.1 và 1.2 cho thấy rằng dịch vụ tin nhắn thời gian thực IM có cả mặt mạnh và mặt yếu so sánh với những hệ thống thông tin hiện tại khác Thực sự cũng đã tồn tại một vị trí thích hợp trong những ứng dụng cụ thể hơn những hệ thống hiện tại Tuy nhiên, IM sẽ không loại bỏ được bất cứ hệ thống đang tồn tại nào Khách hang sẽ là người lựa chọn sử dụng hệ thống nào, dựa trên nhu cầu giao tiếp của họ

Dịch vụ thoại Nhìn chung không ảnh hưởng tới

giao tiếp hay hoạt động Nếu như phía bị gọi nhấc máy, đàm thoại trực tiếp sẽ diễn ra

Thường làm gián đoạn hoạt động của người bị gọi Họ có thể bị lỡ công việc đang thực hiện để trả lời cuộc gọi

vì không kiểm soát được thời điểm nào sẽ nhận được câu trả lời

Ảnh hưởng nhẹ, hầu như không đáng kể, người nhận có thể tùy chọn thời điểm trả lời

Giảm hoặc làm gián đoạn hoạt động đang diễn ra của người nhận tin khi có tin mới đến Tuy nhiên,

họ hoàn toàn có thể điều khiển việc hiển thị của tin nhắn cũng chính nhờ dịch vụ presence

Bảng 1.2 So sánh Hiệu quả và tác động của các hệ thống nhắn tin

IM rất thuận lợi cho những cuộc đàm thoại yêu cầu thời gian thực, email tiện lợi cho những mục đích không cần phản hồi nhanh và thoại là dịch vụ được

ưa chuộng hơn cả trong kinh doanh, giúp giảm thiểu nguy cơ hiểu sai/hiểu nhầm trong diễn đạt

Trang 24

1.5 Những hệ thống IM bản quyền

Thị trường dịch vụ IM hiện nay được tham gia bởi 3 công ty lớn, AOL, Yahoo và Microsoft Những công ty này đều đề nghị giải pháp độc quyền riêng dựa trên giao thức riêng, không thể giao tiếp liên dịch vụ Đứng trên quan điểm của IM, không có sự khác biệt căn bản nào giữa các giải pháp của các công ty Thay vào đó, những giải pháp luôn cố hấp dẫn khách hang bằng cách không kết hợp những tính năng không tức thời của tin nhắn, ví dụ như bản tin thời tiết, hay trò chơi online Phần còn lại của mục này sẽ mô tả một cách vắn tắt những hệ thống này

Bảng 1.3 mô tả số lượng thuê bao hoạt động trên mỗi hệ thống IM Số lượng này được đưa ra bởi tập đoàn Radicati vào tháng 10 năm 2003

Hệ thống nhắn tin Số thuê bao

Trang 25

bản của hệ thống nhắn tin nhanh ngày nay Cùng với sự phát triển không ngừng của Internet theo thời gian, ICQ cũng đã nhanh chóng đạt được số lượng người sử dụng khá lớn Khi Mirabillis được mua với giá 287USD bởi tập đoàn AOL của Mỹ năm 1998, ICQ đã đạt được con số 12 triệu người sử dụng Hiện nay ICQ đã có 180 triệu người đăng ký sử dụng, với xấp xỉ 68 triệu thuê bao đang hoạt động PHần lớn người sử dụng ICQ nằm trong khu vực châu Âu và châu Á, trong khi số lượng ở Mỹ thì lại tương đối nhỏ

1.5.2 AOL Instant Messenger

Trong những năm đầu của thập niên 1990, tập đoàn America Online (AOL)

đã có con số thuê bao đáng kể cho những dịch vụ qua mạng, bao gồm cả dịch

vụ thông tin thông qua bảng điện tử Tháng 5 /1997, AOL đã cho ra đời phiên bản nhắn tin tức thời (AIM AOL Instant Messenger) để cung cấp cho khách - hàng của mình một phương tiện giao tiếp với thế giới bên ngoài AIM nhanh chóng được sử dụng rộng rãi tại Mỹ, quê hương của tập đoàn AOL và đồng thời cũng tham gia vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với ICQ Sực cạnh tranh này nhanh chóng đến hồi kết thúc vào năm 1998, khi AOL mua lại công ty cung cấp dịch vụ ICQ, và chiếm lĩnh 90% thị trường Con số người sử dụng không giảm từ thời gian này, nhưng sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này thì giảm hẳn trên thị phần HIện tại , AIM vẫn chiếm khoảng 100 triệu khách hang

1.5.3 Yahoo Messenger

Yahoo tham gia vào cuộc chay đua các dịch vụ instant messenger bắt đầu từ tháng 6 năm 1999 với phiên bản Yahoo Messenger Bắt đầu với bàn tay trắng, không có nền tảng khách hang, nhưng khá nổi tiếng với nhiều người sử dụng trên Internet Yahoo hiện nay có số lượng người sử dụng đạt tới khoảng 36 triệu

Trang 26

1.5.4 MSN Messenger/Windows Messenger

Microsoft đưa ra phiên bản instant messaging, đặt tên là MSN messenger, vào tháng 7/1999 Tương tự như Yahoo, Microsoft cũng bắt đầu với số thuê bao là con số 0 nhưng bằng cách kết hợp gấp đôi các dịch vụ tin nhắn là Hotmail và Windows đã giúp đưa Microsoft đến một con số lớn người sử dụng một cách nhanh chóng

Đến nay Microsoft đã có hai loại hình dịch vụ instant messaging khác nhau Cùng với dịch vụ MSN Messenger đã đề cập ở trên, Window Messenger cũng

là một phiên bản được đưa ra cùng với phiên bản Windows XP năm 2001 So sánh với MSN Messenger, Windows Messenger được giới thương mại quan tâm nhiều hơn và cũng hỗ trợ them cả SIMPLE và Exchange IM Server Hai máy khách này cũng có thể giao tiếp được với các hệ thống IM khác dung cùng mạng instant messaging

Tính tổng cộng, hệ thống instant messaging của Microsoft hiện nay chiếm khoảng 66 triệu người sử dụng

1.6 Chuẩn và giao thức

Chỉ từ khi xuất hiện nhu cầu giao tiếp giữa những người sử dụng của các hệ thống instant messaging khác nhau, IETF bắt đầu cố gắng để xây dựng những giải pháp chuẩn hóa cho dịch vụ instant messaging Phần này mô tả kết quả của những nỗ lực chuẩn hoá nói trên

1.6.1 IMPP

IETF thành lập nên nhóm IMPP để định nghĩa các giao thức và định dạng dữ liệu cần thiết để xây dựng hệ thống instant messaging chuẩn internet toàn cầu Nhóm này đã quản lý việc tạo ra một mô hình hiển thị thông tin trạng thái và instant messaging trong chuẩn RFC 2778 và các yêu cầu cho giao thức instant

Trang 27

messaging trong RFC 2779 Tuy nhiên, như đã mô tả trong mục 2.2, nhóm này nhanh chóng đi tới thất bại trong việc đưa ra một giao thức chung cho chuẩn instant messaging, và sự kết thúc này đã đi tới việc hình thành vài nhóm khác cụ thể hóa chuẩn dựa trên IMPP

Mặc dù nhóm IMPP không đưa ra một giao thức instant messaging nào, nhưng thực sự sau khi thực hiện mọt loạt nghiên cứu, nhóm đã tập trung đưa

ra những giao thức cho phép sự bắt tay giữa các hệ thống instant messaging Nhóm đã đưa ra những RFCs với nội dung bao gồm:

- Một định dạng chung cho bản tin nhắn nhanh (có thể mở rộng được) – message/cpim

- Một định dạng thông tin trạng thái (application/pidf + xml)

- Một profile chung cho nhắn các bản tin instant messaging (CPIM)

- Một profile chung cho thông tin trạng thái (CPP)

CPIM và CPP mô tả cơ chế và định dạng dữ liệu cho dịch vụ instant messaging và hiển thị thông tin trạng thái chung Điểm đạt được lớn nhất của những profile này là đưa ra được gợi ý cho việc tạo những cổng chung cho việc giao tiếp giữa các hệ thông nhắn tin nhắn nhanh instant messaging CPIM sử dụng loại bản tin MIME (Multipurpose Internet Mail Extension) như định dạng dữ liệu cho bản tin instant messages và PIDF (Presence Information Data Format) được sử dụng cho định dạng bản tin thông tin trạng thái trong CPP

Để áp dụng cho các hệ thống instant messaging ứng dụng IMPP, hệ thống đó phải thoả mãn hai profile CPIM và CPP và định dạng dữ liệu cũng như đáp ứng các yêu cầu trong hai tài liệu RFC 2778 và 2779

Trang 28

1.6.2 SIMPLE

Giao thức SIMPLE của IETF là một giao thức có bước phát triển mạnh mẽ nhất trong 3 nhóm được hình thành năm 2000 khi nhóm IMPP bị thất bại để tiếp tục đưa ra một giao thức chung cho instant messaging

Đúng như tên gọi của giao thức này, SIMPLE được xây dựng dựa trên giao thức SIP (giao thức hướng phiên).Sản phẩm đầu tiên của nhóm SIMPLE là tạo ra ứng dụng SIP mở rộng cho đề xuất tương ưng với IMPP SIMPLE định nghĩa giao thức presence như một khía cạnh của khung thông báo sự kiện trong SIP Để gửi tin nhắn instant messaging, SIMPLE cung cấp hai chế độ: Chế độ định trang và chế độ phiên Khi sử dụng chế độ định trang (pages) bản tin instant message được gửi đi dưới dạng bản tin SIP Trong chế độ hướng phiên, SIP được sử dụng để khởi đầu phiên, trong đó bản tin IM sau đó sẽ được gửi đi

Quá trình phát triển của nhóm giao thức SIMPLE có thể nói là khá chậm chạp, do chính sự phức tạp của giao thức SIP Các chuẩn SIMPLE cho tới nay vẫn còn 20 bản draft trên internet Chỉ có vài yêu cầu hay góp ý được giải quyết cho tới nay, chủ yếu trong chế độ định trang được đưa ra trong chuẩn RFC 3428 Mặc dầu có quá trình phát triển hơi chậm chạp, xong SIMPLE vẫn đạt được sự hỗ trợ cần thiết từ nhiều công ty bao gồm Microsoft, IBM và Yahoo

1.6.3 XMPP

Giao thức nhắn tin và hiển thị thông tin trạng thái XMPP được xem là đối thủ thách thức lớn nhất của chuẩn SIMPLE Cũng giống như SIMPLE, XMPP cũng được sở hữu bởi tập đoàn IETF, với tên gọi là nhóm XMPP XMPP là giao thức cơ sở để hình thành nên giao thức Jabber sau này

Trang 29

Giao thức Jabber được sinh ra từ một dự án của Jeremie Miller năm 1998 Điểm đạt được lớn nhất của dự án này là đã giới thiệu tới giới IM một giao thức nhắn tin liên mạng, giữa các loại hình dịch vụ nhắn tin khác nhau, có khả năng thay thế cho mọi giao thức cá nhân độc quyền của các hang Phiên bản đầu tiên của giao thức này đã được đưa ra vào tháng 5 năm 2000 Tháng 6 năm 2000, các thành viên của dự án đã gửi lên internet bản nháp của giao thức Jabber Tuy nhiên, tổ chức của dự án Jabber cũng không đủ mạnh tại thời điểm đó, và bản draft cũng sớm bị xếp vào dĩ vãng Năm 2001, Quỹ phần mềm Jabber được thành lập để tổ chức các dự án và các hoạt động thương mại liên quan đến Jabber Ngay sau khi quỹ này được thành lập, một phiên bản draft mới được IETF đưa ra vào tháng 2 năm 2002, kéo theo sự ra đời của giao thức XMPP tháng 10.2002

XMPP thực chất là cốt lõi của giao thức Jabber xây dựng trên nền tảng là giao thức XML (Extensible Markup Language) XMPP đáp ứng đầy đủ các điều kiện đặt ra cho giao thức IMPP Quỹ phần mềm Jabber sẽ còn tiếp tục nghiên cứu các phần sau của giao thức Jabber, không nằm trong tập giao thức IMPP

và XMPP, phát triển các tính năng như nói chuyện đa phương (multi-user chat), lên lịch, và ghi bảng công tác

So sánh với SIMPLE, XMPP có thể coi là giải pháp mạnh hơn rất nhiều Gần đây, ba phần tư số bản draft trên Internet đã được đề xuất như những phiên bản giao thức chuẩn và những giao thức đã được thử nghiệm với 10 phần nghìn số lượng máy chủ dịch vụ IM và hang triệu thuê bao Mặc dù không được hỗ trợ bởi một công ty tầm cỡ như SIMPLE, XMPP SIMPLE, XMPP cũng đã gặp được thời cơ, vận hội lớn với Hewlett-Packard và Intel

Trang 30

Có hai mô hình phân bố máy chủ của các hệ thống instant messaging : phân

bố tập trung và phân bố rải rác

Trong mô hình phân bố tập trung, tất cả mọi thông tin được tập hợp tại một địa điểm và được quản lý bởi một máy chủ hay một tập hợp các máy chủ Các luồng tuyến lưu lượng từ khi đăng ký đến tra cứu như khi đăng nhập, yêu cầu thông tin trạng thái, thuê bao thông tin trạng thái, và nhận báo cáo đều được định tuyến thông qua máy chủ tập trung

Tính năng Mô hình tập trung Mô hình phân tán Quản trị/khai thác Đơn giản Phức tạp

Tính ổn định Giới hạn Tốt Khả năng bảo mật Cao Phức tạpHiệu quả hoạt động Giới hạn Tốt Bảng 1.4 So sánh mô hình tập trung và phân tán

Trong mô hình phân tán, thông tin về các người sử dụng khác nhau được lưu trữ trên mạng bởi tất cả các máy chủ, quản lý những thông tin liên quan tới miền thông tin máy chủ đó quản lý Khi người sử dụng yêu cầu máy chủ nơi

họ truy cập cung cấp các thông tin được lưu trên các miền thông tin khác, server chủ phải yêu cầu server tương ứng cung cấp các thông tin liên quan

Trang 31

Bảng 1.4 so sánh những điểm điển hình của hai mô hình Trên quan điểm cá nhân tôi, mô hình tập trung dễ quản lý và vận hành hơn mô hình phân tán Do

đó, toan bộ các hệ thống IM độc quyền đều được thiết kế dựa trên mô hình tập trung (bảng 1 5)

Hệ thống nhắn tin Đăng ký/tra cứu Trao đổi thông tin

AIM Mô hình tập trung Thông qua máy chủ

ICQ Mô hình tập trung Điểm tới điểm

IRC Mô hình phân tán Thông qua máy chủ/điểm tới

điểm IMPS Mô hình phân tán Thông qua máy chủ

MSN Mô hình tập trung Thông qua máy chủ

SIMPLE Mô hình phân tán Điểm tới điểm

XMPP Mô hình phân tán Thông qua máy chủ

YAHOO Mô hình tập trung Thông qua máy chủ

Bảng 1.5 Mô hình kiến trúc của các hệ thống IM

Mặt khác, mô hình tập trung cũng có những nhược điểm có thể nhìn thấy Khi một nhóm người sử dụng cùng truy nhập hệ thống càng lớn, lưu lượng không ngừng gia tăng có thể gây ra nghẽn cho máy chủ hoặc tập hợp máy chủ Tất

cả các hệ thống IM độc quyền gần đây đã có khá nhiều kinh nghiệm về vấn đề này khi số lượng người sử dụng đồng thời đăng nhập vào hệ thống ngày càng tăng Đi đôi với vấn đề nghẽn là vấn đề bảo mật, làm cho hệ thống trở nên không được bảo vệ dưới các tác động của những phần tử chống phá bên ngoài

Mô hình phân tán dường như thích hợp hơn với phương cách hạn chế lưu lượng trên một hướng với một máy chủ đơn lẻ Thêm vào đó, việc tấn công vào máy chủ không thường xuyên ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống, nhưng

Trang 32

nhiều hệ thống theo mô hình phân tán hiện nay có thể xẩy ra tình trạng việc xây dựng lưu lượng trên một node sẽ thất bại nếu như tại một node riêng lẻ việc đó thất bại đồng thời, vì hầu hết các quá trình trao đổi thông tin đểu xảy

ra giữa những người sử dụng trong cùng một vùng, máy chủ trong vùng đó nếu được sử dụng theo mô hình phân tán hoàn toàn có thể chuyển thông tin giữa các người sử dụng, nhanh hơn là mô hình tập trung

1.7.2 Tổng đài tin nhắn

Khi xuất hiện các tổng đài tin nhắn giữa những nhà cung cấp khác nhau, hệ thống IM có thể phân chia làm hai nhóm nhỏ Một là gửi tất cả các bản tin, bao gồm bản tin IM, thông qua một máy chủ nhất định tới người nhận, nhóm còn lại truyền các bản tin IM điểm tới điểm Đối với loại hình tin nhắn điểm tới điểm, chỉ có các bản tin IM được gửi đi, còn các thông tin đăng nhập và thông tin trạng thái sẽ vẫn được lưu trữ trong máy chủ (hình 1.3)

Hình 1.3 Mô hình nhắn tin IM điểm tới điểm

cả hai cơ chế trên đều có những ưu nhược điểm riêng Việc gửi các bản tin IM thông qua một máy chủ đặt tại một phần phụ thêm ngoài máy chủ chính, sẽ làm tăng thêm khoảng thời gian trễ và nguy cơ gây ra nghẽn Mặt khác, việc

Trang 33

gửi tin nhắn thông qua một máy chủ khác cũng giúp bảo vệ việc nhận dạng người sử dụng, khi địa chỉ IP của người sử dụng đó không được đính kèm trong bản tin gửi tới những người sử dụng khác Giao tiếp nhóm cũng dễ dàng hơn khi toàn bộ các bản tin đều được chuyển qua một máy chủ

Với hình thức gửi tin nhắn điểm tới điểm, địa chỉ IP của người gửi đã được đính kèm trong bản tin, nhưng phía người nhận sẽ phải xử lý một khối lượng thông tin lớn hơn nhiều.Một vài hệ thống IM gửi tin nhắn dưới dạng text thông qua một máy chủ, nhưng gửi những yêu cầu nội dung khác cần băng tần rộng hơn ( như video, files) điểm tới điểm để giảm tải cho máy chủ

1.8 Khả năng giao tiếp liên mạng

Giao tiếp liên mạng là một vấn đề nghiêm trọng trong thế giới IM ngày nay Như đã đề cập trong các chương trước đây, những giải pháp độc quyền không

dễ dàng hỗ trợ cho việc giao tiếp liên mạng, giữa các hệ thống IM độc quyền khác nhau Vấn đề này đã nảy sinh nhiều nghiên cứu liên quan tới vấn đề tạo

ra những client (máy khách) có khả năng giao tiếp với tất cả các giao thức độc quyền khác nhau Khi các giao thức độc quyền không được làm thành tài liệu phổ biến rộng rãi, những giải pháp này vẫn không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của người sử dụng Thường thường, để giao tiếp với tất cả các user trên các hệ thống khác nhau, người sử dụng yêu cầu phải đăng ký account trên tất

cả các hệ thống IM có liên quan Thêm vào đó, việc hợp tác giữa các nhà cung cấp khác nhau sẽ giúp hạn chế được những máy khách đa mạng(tức là máy khách sử dụng cho nhiều hệ thống IM khác nhau)

Hầu hết các giao thức IM mới phát triển gần đây đều tương thích với IMPP Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà nghiên cứu đều thống nhất hướng tới việc xây dựng một hệ thống cổng cho phép các khách hàng của các hệ thống

IM khác nhau có thể nói chuyện trực tiếp nhau

Trang 34

1.9 Vấn đề bảo mật

Sự cạnh tranh, giành giật khách hàng làm cho các công ty sở hữu những hệ thống IM độc quyền quá tập trung vào việc làm thế nào để quảng bá cho những tính năng của sản phẩm của họ, mà đặt vấn đề bảo mật dưới một sự ưu tiên thấp hơn Chính vì lý do này, những lỗ hổng bảo mật đáng kể vẫn có thể tìm thấy tất cả các hệ thống IM độc quyền

Những chuẩn sắp tới hướng tới việc kết hợp cơ chế bảo mật mạnh vào thiết kế của mình, làm cho các hệ thống IM tiêu chuẩn sẽ có chỗ đứng vững vàng trong thị trường dịch vụ IM

Các loại tiến trình bảo mật

Có nhiều loại tiến trình bảo mật cho các giải pháp IM, sau đây kể ra vài loại chính

1.9.1 Worms

Worm là một chương trình tự bản thân nó cố gắng lan truyền và phát tán trong mạng, sử dụng các tài nguyên có sẵn trong máy để tấn công máy khác Worm

có thể huỷ hoại máy nó tấn công trước khi rời khỏi máy đó để tiếp tục truyền

đi trong mạng Hầu hết các loại worm được phát tán thông qua email Nội dung email thường cố gắng lôi kéo người sử dụng click vào những đường link

có trong mail, tức là một biện pháp để làm lây nhiễm worm, sau đó, worm tự

nó sẽ nhân bản, và tìm kiếm các địa chỉ mail khác trong list của người sử dụng đó, và tiếp tục tự nó gửi đi tới các địa chỉ email khác

Các phần mềm chống virus giúp quản lý các luồng email nhận về, chống worms một cách hiệu quả và giảm đáng kể khả năng nhân bản và phát tán của worm Dù vậy, worm vẫn có thể truyền đi thông qua IM, việc quản lý các bản tin IM là không thể mãi cho tới gần đây

Trang 35

1.9.2 Trojan Horses

Trojan Horse là một chương trình phát triển lên từ một ứng dụng, lôi kéo người sử dụng thử sử dụng và thực hiện nó Trong khi người sử dụng thực hiện chạy ứng dụng đó, Trojan Horse thường mở cửa sau, để giúp cho virus

có thể tấn công hệ thống Trojan Horse cũng có thể thu thập thông tin của người sử dụng như thông tin về mật khẩu và account truy nhập, sau đó gửi đến cho những hacker thông qua internet

Thông thường, các hệ thống tường lửa (firewall) có thể bảo vệ hệ thống của bạn khỏi sự phá hoại của Trojan Horse, vì firewall có thể được cấu hình để block toàn bộ các luông thông tin lạ Khi các luông tác nhân có hại được gửi tới hệ thống theo đừờng bản tin IM, virus theo chủng Trojan Horses có thể hoạt động thông qua các IM client, làm cho chúng khó có thể bị phát hiện thông qua việc sử dụng các hệ thống firewall thông thường Hầu hết các virus loai Trojan Horse khai thác các hình thưc IM sử dụng các file sharing để thâm nhập vào hệ thống

1.9.3 Buffer Overflow Attacks

Buffer Overflow Attacks khai thác các lỗ hổng trong việc thiết kế, cho phép các tin tặc có thể gửi một luồng tin rất dài cho một ứng dụng, gây ra tràn bộ nhớ Sau đó thực hiện những đoạn code đã được tạo ra trước bởi chính tin tặc này Buffer overflow được tìm thấy trong tất cả 4 hệ thống IM độc quyền

1.9.4 Virus kẻ thứ ba

Loại virus này cho phép một kẻ phá đám thứ 3 lắng nghe và chen ngang những bản tin nhắn trong một phiên nói chuyện giữa hai chatter Hoặc cho phép hacker có thể chặn, ngắt kết nối cũng như có thể làm out một người sử dụng khi họ đang đàm thoại Hoạt động của loại virus này cũng dựa trên việc

Trang 36

nghe lén thông tin của một cuộc đàm thoại của bạn, hoặc gọi bạn một cách trực tiếp để nói chuyện, dưới danh nghĩa của một người bạn thân

Virus kẻ thứ ba có thể thâm nhập một cách dễ dàng vào các hệ thống IM độc quyền, chính vì khôgn có một phương pháp rõ ràng nào trong việc mã hoá và yêu cầu nhận thực đối với các thông tin gửi đi và nhận về Giao thức IM chủân cung cấp các công cụ hữu ích để bảo vệ hệ thống chống lại sự phá hoại của “kẻ thứ ba”

1.9.5 Replay Attacks

Cơ chế hoạt động của loại virus này dựa trên việc ghi lại các phiên đàm thoại của bạn và sẽ phát lại các dữ liệu đã ghi lại này một cách mất lịch sự xen vào các cuộc đàm thoại của bạn Hệ thống với cơ chế đăng nhập yếu có thể là đối tượng cho các loại virus này tấn công

1.9.6 Denial- -of Service Attacks (DoS)

Virus DoS tấn công là nhằm mục đích làm cho hệ thống hoặc dịch vụ quá tải, làm cho bạn không thể sử dụng được dịch vụ Để tấn công một hệ thống lớn, virus DoS thực hiện phân tán trên nhiều máy tính khác nhau Đặc biệt với các loại hệ thống IM được xây dựng dựa trên các kiến trúc với các máy chủ phân

bố tập trung, càng là môi trường thuận lợi cho loại virus này tấn công Mặc dù

lý do thông thường cho một virus DoS tấn công máy tính của bạn là để làm phiền, nó cũng có thể được sử dụng để ngắt đoạn một phiên đàm thoại của bạn, bằng cách ngắt một bên ra khỏi phiên đàm thoại đó Đây là đìêu mà không một khách hàng nào mong muốn

1.10 Kết luận

Dịch vụ Instant Messager ngay từ khi nó ra đời từ những năm 1980 chưa có được đầy đủ các tính năng như bản thân nó phản ảnh Theo thời gian, trải qua

Trang 37

nhiều mô hình khác nhau, dịch vụ IM đã tự hình thành nên mô hình chung: Bao gồm hai phần rõ rệt: Instant Message và Presence Service Với những đặc điểm riêng, IM đã vượt lên hẳn những mô hình dịch vụ thông tin trước

đó

Trong quá trình phát triển, dịch vụ IM đã kéo theo sự phát triển về một mô hình giao thức chung, không ngừng phát triển mới về tính năng nhằm mục đích hoàn thiện hơn mô hình dịch vụ Sự phát triển của mô hình giao thức chung cũng góp phần tạo nên khả năng giao tiếp liên mạng, cho phép khách hàng có thể duy trì liên lạc thông suốt, gạt bỏ rào cản sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau

Dịch vụ IM có thể được thực hiện bởi mô hình kiến trúc tập trung hay phân tán, sử dụng một máy chủ duy nhất làm tổng đài tin nhắn hoặc sử dụng nhiều tổng đài khác nhau và thực hiện truyền bản tin thông qua các điểm khác nhau – Phương thức truyền điểm tới điểm Mỗi nhà cung cấp dịch vụ IM đều lựa chọn mô hình kiến trúc riêng, tuy nhiên, cho dù sử dụng mô hình nào thì cũng đều cần quan tâm tới các vấn đề bảo mật thông tin người sử dụng khi truyền bản tin IM trên mạng lưới

Trang 38

PHẦN 2

MOBILE INSTANT MESSENGER

Giống như dịch vụ Internet Instant messaging, Mobile IM cũng được công bố vào những thập kỷ cuối của thế kỷ 20 Dịch vụ thông tin di động có vẻ như không khác là mấy so với dịch vụ internet đứng trên quan điểm của người sử dụng, nhưng môi trường di động lại đáp ứng một vài yêu cầu mà dịch vụ di động phải có trước khi nó được công bố và sử dụng rộng rãi Chương này sẽ

mô tả những khái niệm về mobile messaging và nhận dạng giới hạn của môi

trường mobile trong đó dịch vụ mobile instant messaging được chấp nhận

2.1 Định nghĩa

Bản thân từ khóa « mobile » có vài cách dịch khác nhau tuỳ theo ngữ cảnh đã làm cho định nghĩa của cụm từ Mobile Instant Messaging càng trở nên khó hiểu MobileIN.com đưa ra một mệnh đề khả quan cho việc định nghĩa dịch

vụ này rằng : Mobile instant messaging (MIM) là một sự gắn kết với dịch vụ

IM từ các máy điện thoại di động thông qua nhiều công nghệ, nhiều kỹ thuật khác nhau, bao gồm SMS, WAP hay GPRS.(định nghĩa 1)

Trong định nghĩa trên đã ngụ ý chỉ ra các dạng phương tiện để đưa dịch vụ

IM vào mạng di động Tuy nhiên, vẫn cần phải chỉ rõ chỉ những thiết bị được kết nối thông qua mạng vô tuyến có thể tham gia vào dịch vụ mobile instant messaging Trong phạm vi đề tài, một thiết bị phải được coi là thiết bị mobile,

và phải kểt nối trong mạng một cách thông suốt để tham gia vào dịch vụ MIM Thiết bị kết nối tới mạng có dây đầu tiên phải được kết nối, sau đó sẽ được di chuyển và kết nối lại sẽ không đáp ứng yêu cầu này

Trang 39

Hơn nữa, một máy điện thoại cầm tay được yêu cầu là một thành phần không thể thiếu được trong mạng mobile instant messaging Do đó, sử dụng dịch vụ instant messaging từ máy laptop kết nối internet thông qua mạng wireless không được xem là một loại hình dịch vụ mobile instant messaging (định nghĩa 2)

Định nghĩa 3 : Mobile instant messaging là khả năng kết nối vào trong mạng instant messaging từ một máy di động cầm tay thông qua nhiều công nghệ kỹ thuật khác nhau

Cuối cùng, cần phải lưu ý rằng một hệ thống instant messaging cung cấp dịch

vụ mobile instant messsaging cho khách hàng là những thuê bao sử dụng điện thoại di động hoàn toàn cũng có thể cung cấp được dịch vụ instant messaging cho những khách hàng sử dụng kết nối sẵn có

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của dịch vụ MIM

Khi các mạng vô tuyến mới chỉ tồn tại và hoạt động trong vài thập kỷ, lịch sử của dịch vụ mobile messaging thật là ngắn ngủi và lịch sử của dịch vụ mobile instant messaging thì còn ngắn hơn

Dịch vụ tin nhắn di động xuất hiện vào cúôi những năm 1990 trong mạng GSM (Global System for Mobile Communications) dưới dạng dịch vụ nhắn tin ngắn SMS (short message service) Trong những năm sau đó, sản lượng người sử dụng cho dịch vụ SMS không ngừng gia tăng, tốc độ tăng trưởng có thể thấy trên hình 2.1

Sự thành công của dịch vụ SMS làm cho rất nhiều nhà khai thác dịch vụ thông tin di động nhận ra giá trị của dịch vụ nhắn tin di động Cái nhìn của các nhà khai thác đã có bước thay đổi hẳn, quan niệm rằng đây là dịch vụ hứa hẹn nhiều triển vọng mà chỉ sử dụng một lượng nguồn tài nguyên rất nhỏ Do

đó, một dịch vụ nhắn tin mới tương tự như SMS nhưng nhiều tính năng hơn

Trang 40

như EMS ( Enhanced Messaging Service) và MMS, đã được xây dựng và đưa vào triển khai gần đây

Hình 2.1 Sản lượng SMS hàng tháng trên toàn thế giới Nguồn EMC

Research Một hình thức trao đổi tin nhắn thành công nhất trên internet là hệ thống dịch

vụ email, cũng mang lại cho các máy khách trong lĩnh vực di động một vài phương cách Trong thời kỳ đầu, dịch vụ email trong các mobile client cũng

đã được thực hiện thông qua dịch vụ SMS Sau đó, dịch vụ mobile mail được chuyển sang sử dụng WAP như một công cụ để truyền các bản tin mail Gần đây, dịch vụ mobile mail đã chuyển sang một hướng hoàn toàn mới, đó là dựa trên những giao thức đã được nhiều người biết tới, như IMAP (Internet Message Access Protocol) hay POP( Post Office Protocol) trên nền GPRS (General Packet Radio Service)

Giải pháp instant messaging cho các thiết bị di động được đưa ra vào năm

2002, khi tập đoàn AOL và Yahoo bắt đầu cung cấp dịch vụ truy nhập vào mạng instant messaging sử dụng giao diện SMS Tuy nhiên, những dịch vụ này không tồn tại trên toàn thế giới, chỉ những khách hàng là thuê bao điện

Ngày đăng: 22/01/2024, 17:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w