Trang 1 --- TRẦN QUANG HUY Trang 2 --- TRẦN QUANG HUYGIẢI PHÁP PHỦ SÓNG INBUILDING CHO CÁC TOÀ NHÀ CAO TẦNG TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM Chuyên ngành: Kỹ thuật iện tửĐLUẬN VĂN T
Trang 2Chuyên ngành: Kỹ thuật iện tửĐ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS ĐỖ HOÀNG TIẾN
Hà Nội – Năm 2008
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi độc lập nghiên cứu, xây dựngtrên cơ sở thực tiễn công tác dưới s h ớng dẫn của TS ự ư ĐỗHoàng Tiến
C d ác ữ liệu nêu ra trong luận ăn l trung thực ựa tr n sự ìm òi, v à d ê t tnghiên cứu c t ác ài ệu khoa học ã li đ được công bố, đảm ảo b tính kh ách quan, khoa học và nghiêm t úc
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2008
Tác giả luận văn
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CDMA Code division multiple access Đa truy nhập phân chia theo mã
evolution Các tốc độ số liệu tăng cường cho phát triển GSM EIRP Equivalent isotropic radiated
FCCH Frequency correction channel Kênh hiệu chỉnh tần số
GPRS General packet radio service Dịch vụ vô tuyến gói chung
IMSI International mobile subscriber
Trang 5LOS Line of sight Đường truyền thẳng
MAIO Mobile allocation index offset Độ lệch chỉ số ấn định di động
OMC Operator & maintenance center Trung tâm vận hành bảo dưỡng RAU Remote bi-direction antenna unit Khối antenna 2 hướng ở xa
SDCCH Stand-alone dedicated control
channel
Kênh điều khiển dành riêng
SACCH Slow associated control channel Kênh điều khiển liên kết chậm
TDMA Time division multiple access Đa truy nhập phân chia theo thời gian
TG Sync Transceiver group
WIMAX Worldwide interoperability for
microwave access Hệ thống truy nhập vi ba có tính tương tác toàn cầu
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh giữa hệ thống thụ động và hệ thống chủ động 16
Bảng 1.2 : Các thông số chính của anten đẳng hướng trong nhà do hãng Telestone-Trung Quốc sản xuất 17
Bảng 1.3 : Các thông số chính của anten có hướng 739 494 do hãng Kathrein sản xuất 18
Bảng 1.4 : Thông số kỹ thuật của Splitter do hãng Shenzen (Trung Quốc) sản xuất 20
Bảng 1.5 : Thông số kỹ thuật của Coupler do hãng Shenzen – Trung Quốc sản xuất Error! Bookmark not defined Bảng 1.6 : Thông số kỹ thuật của bộ khuếch đại 23
Bảng 2.1: Các tham số truyền dẫn bên trong các toà nhà 50
Bảng 3.1 : Chức năng mỗi tầng trong toà nhà Viettel building 63
Bảng 3.2 : Tình trạng chất lượng thoại ở các tầng 64
Bảng 3.3 : Thống kê vật tư chính 68
Bảng 3.4 : Thông số chung sử dụng trong tính toán ở Phụ lục I & II 79
Bảng 3.5 : Lưu lượng cho các cấu hình tương ứng với bảng Erlang B, QoS=2% 83
Bảng 3.6 : Quy hoạch dải tần số GSM 1800 MHz của Viettel mobile 86
Bảng 3.7 : Kết quả thiết kế tần số cho trạm inbuilding IHN001 đặt tại toà nhà Viettel 87
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 : Mạng đa lớp 9
Hình 1.2 : Thành phần chính của một hệ thống inbuilding 9
Hình 1.3 : Vùng phủ cho inbuilding từ một tế bào trong mạng BTS outdoor macro 11
Hình 1.4: Đấu nối hệ thống phân phối indoor trực tiếp với BTS bằng Coupler11 Hình 1.5 : Vùng phủ cho toà nhà được cung cấp bằng giải pháp dành riêng 12 Hình 1.6 : Hệ thống anten phân phối cáp đồng thụ động 13
Hình 1.7: Sơ đồ một hệ thống anten phân phối chủ động cho khu trường sở 14 Hình 1.8 : Sơ đồ hệ thống anten phân phối chủ động cho một toà nhà cao tầng 15
Hình 1.9 : Sơ đồ hệ thống lai ghép 15
Hình 1.10 : Các thành phần suy hao chính trong hệ thống phân phối cáp rò 19 Hình 1.11 : Sơ đồ đấu nối bên trong bộ Coupler lai ghép 21
Hình 1.12 : Sơ đồ đấu nối bên trong bộ kết hợp nhiều trạm BTS 22
Hình 2.1: Hình dạng vùng phủ trong trường hợp sử dụng một và nhiều anten28 Hình 2.2 : Anten đặt bên ngoài và bên trong thang máy 30
Hình 2.4 : Định nghĩa BPC, HG và CHGR cho một tế bào 41
Hình 2.6 : Cấu hình kênh cho 4 bộ thu phát trong nhảy tần tổng hợp 44
Hình 2.7 : Giá trị MAIO chỉ ra các tần số nhảy tần ở một thời điểm 46
Hình 2.8 : Tổn hao tầng theo mô hình Keenan-Motley 52
Hình 2.9 : So sánh tổn hao tường theo mô hình Keenan Motley với tổn hao -trong không gian tự do và công thức xấp xỉ [9] 53
Hình 2.10 : Sơ đồ một hệ thống phân phối anten thụ động đơn giản 58
Trang 8Hình 2.11 : Giảm thông số độ lệch chuyển giao giữa 2 tế bào bên trong và
bên ngoài toà nhà 59
Hình 2.12 : Trạm indoor có cường độ tín hiệu thấp hơn vẫn được ưu tiên phục vụ 60
Hình 3.1 : Toà nhà Viettel Mobile 63
Hình 3.2 : Phương án thiết kế cho toà nhà Viettel building 66
Hình 3.3 : Sơ đồ tổng quát lắp đặt thiết bị 67
Hình 3.4 : Kết quả đo các chỉ tiêu chính của tầng hầm 72
Hình 3.5 : Sơ đồ tuyến đường đi đo của tầng hầm 72
Hình 3.6 : Kết quả đo các chỉ tiêu chính của tầng 5 73
Hình 3.7 : Sơ đồ tuyến đường đi đo của tầng 5 73
Hình 3.8 : Kết quả đo các chỉ tiêu chính của tầng 9 74
Hình 3.9 : Sơ đồ tuyến đường đi đo của tầng 9 75
Hình 3.10 : Kết quả đo các chỉ tiêu chính của tầng 14 75
Hình 3.11 : Sơ đồ tuyến đường đi đo của tầng 14 76
Hình 3.12 : Kết quả đo các chỉ tiêu chính của tầng 15 77
Hình 3.13 : Sơ đồ tuyến đường đi đo của tầng 15 77
Hình 3.14 : Kết quả đo các chỉ tiêu chính của tầng 16 78
Hình 3.15 : Sơ đồ tuyến đường đi đo của tầng 16 78
Trang 9MỞ ẦU Đ
Tiềm năng phát triển của thị trường di động của Việt Nam trong tương lai là rất lớn, nhiều chuyên gia phân tích thị trường thống nhất đưa ra con số
dự báo tại hội nghị Mobiles Vietnam 2006 là đến cuối năm 2010 Việt Nam sẽ
có tới 52 triệu thuê bao điện thoại, trong đó có tới 70% là điện thoại di động tương đương 36 triệu thuê bao, thực tế đến thời điểm hiện tại (tháng 10 năm 2008) số lượng thuê bao di động đã vượt xa con số đó, chỉ tính riêng Viettel Mobile đã có trên 24 triệu thuê bao di động
Trong số 7 công ty được phép cung cấp dịch vụ di ộng hiện nay thì có đ 5 nhà khai thác sử dụng công nghệ GSM và nhà khai thác sử dụng công nghệ 2 CDMA Để chiếm nhiều thị phần thì ngoài việc cạnh tranh về giá cả, dịch vụ giá trị gia tăng, chăm sóc khách hàng, các công ty cũng không ngừng tập trung phát triển mạng lư đới ể có vùng phủ rộng, phủ sâu, chất lượng phủ sóng tốt Tuy nhiên có một vấn ề cần quan tâm đ ngay cả đối với các công ty cung cấp dịch vụ di ộng ã phủ sóng 64/64 tỉnh thành là tại một số thành phố lớn đ đnhư Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… chất lượng phủ sóng trong các toà nhà, đặc biệt là các toà nhà cao tầng của khách sạn, v n phòng… chưa được ă
đảm bảo Tại các tầng thấp th ờng có tình trạng sóng yếu, chập chờn, ở các ưtầng cao thì nhiễu dẫn ến khó thực hiện và rớt cuộc gọi Một trong các giải đpháp nhằm khắc phục hiện t ợng trên và ư đảm bảo chất lượng cho khách hàng
được các công ty áp dụng đó là giải pháp phủ sóng trong nhà (inbuilding solution) Do vậy tôi thiết nghĩ việc tìm hiểu giải pháp này không chỉ nâng cao kiến thức mà còn giúp ích cho tôi rất nhiều trong công việc Tuỳ theo kỹ thuật vô tuyến khác nhau mà sẽ có các giải pháp phủ sóng trong nhà khác nhau nhưng vì khuôn khổ có hạn của luận v n nên tôi chỉ đưa ra một trong số ă
Trang 10các giải pháp phủ sóng inbuilding cho các toà nhà cao tầng trong hệ thống thông tin di động GSM Nội dung của luận v n bao gồm các phần:ă
I Tổng quan về giải pháp phủ sóng inbuilding
II Thiết kế hệ thống phủ sóng inbuilding
III Thiết kế hệ thống inbuilding cho toà nhà Viettel
Mặc dù đã hết sức cố gắng và ã nhận ợc nhiều ý kiến đ đư đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo, nh ng luận vư ăn ch a thể ư đi sâu vào nghiên cứu nhiều khía cạnh kỹ thuật khác, học viên rất mong nhận được sự đóng góp và giúp
đỡ h n nữa của các thầy cô giáo và ồng nghiệp ể luận v n có hướng phát ơ đ đ ătriển h n nữa trong tơ ương lai
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cám n thầy giáo TS ơ Đỗ Hoàng Tiến,
là người h ớng dẫn, cung cấp tài liệu và chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành ưluận văn Tôi xin cám ơn các thầy giáo trong khoa Điện Tử Viễn Thông đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này
Trang 11Chương này giới thiệu tổng quan về hệ thống Inbuilding, bao gồm:
+ Các nguồn tín hiệu
+ Hệ thống phân phối tín hiệu
+ Phần tử bức xạ
+ Các thiết bị kỹ thuật khác
Chương II: Thiết kế hệ thống Inbuilding
Chương này bao gồm các nội dung sau:
- Quy trình khảo sát thiết kế và vận hành bảo dưỡng hệ thống Inbuilding, gồm 3 bước:
+ Khảo sát thiết kế
+ Thi công xây lắp
+ Giám sát và nghiệm thu
- Tính toán lưu lượng phục vụ để xác định cấu hình phù hợp bảo đảm dung lượng cho hệ thống
- Thiết kế tần số, bảo đảm không bị can nhiễu kể cả trên các tầng cao
- Mô hình truyến sóng, từ đó làm cơ sở tính toán quỹ đường truyền
- Tính toán quỹ đường truyền bảo đảm vùng phủ trong toàn bộ tòa nhà cần phủ sóng
- Điều chỉnh thông số để hệ thống có chất lượng tốt nhất
Chương III: Thiết kế hệ thống Inbuilding cho tòa nhà Viettel
Bao gồm các bước như sau:
- Lấy thông tin về tòa nhà:
+ Mô tả khu vực phủ sóng
+ Khảo sát tình trạng phủ sóng
- Lên phương án thiết kế:
+ Chỉ tiêu kỹ thuật
+ Thiết kế chi tiết
+ Phân tích hiệu quả phủ sóng trên lý thuyết
+ So sánh kết quả đo được thực tế so với kết quả dự đoán
- Tính toán lưu lượng:
- Thiết kế tần số
Trang 12CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHÁP PHỦ SÓNG INBUILDING
1.1 Giới thiệu chung
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn là nhiều công ty cung cấp dịch vụ di động đã phủ sóng tốt 64/64 tỉnh thành bằng mạng tế bào macro với các BTS outdoor nhưng tại các thành phố lớn nh Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… chất ư lượng phủ sóng trong các toà nhà cao tầng: khách sạn, văn phòng, cao ốc… chưa được đảm bảo Tại các tầng thấp thường có tình trạng sóng yếu, chập chờn, ở các tầng cao thì nhiễu (nhất là đối với các nhà khai thác chia sẻ chung băng tần GSM) dẫn đến khó thực hiện và rớt cuộc gọi Đặc trưng vùng phủ của những khu vực này thường là rộng hoặc trải dài theo chiều dọc, sóng vô tuyến từ trạm BTS outdoor macro bị suy hao nhiều khi xuyên qua các bức tường bê tông dẫn đến cường độ tín hiệu không ạt yêu cđ ầu Việc truyền sóng bên trong toà nhà bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các đặc điểm bên trong của toà nhà đó, chẳng hạn như: cách bố trí sắp đặt, vật liệu xây dựng sử dụng cho tường, sàn và trần nhà… Mô hình truyền sóng áp dụng cho các BTS outdoor macro bây giờ không còn đúng nữa nên dự đoán tổn hao đường truyền gặp nhiều khó khăn Vì vậy để phủ sóng tốt cho các toà nhà thì cần phải có các hệ thống đặc biệt
Trong những năm gần đây, các giải pháp inbuilding ngày càng được triển khai nhiều và được các mạng di động quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng “vùng phủ mọi nơi” Đồng thời đây cũng là cơ hội để các nhà khai thác mở rộng vùng phủ, cải thiện dịch vụ, gia tăng lưu lượng mới cho những vùng mà trước đây gọi là “hố đen” do mạng macro ở đó không có tải Với vùng phủ inbuilding chồng lên và cùng với vùng phủ mạng macro sẽ làm tăng tổng dung lượng và vùng phủ của toàn mạng di động
Trang 13Mạng 3G với dung lượng lớn và khả năng cung cấp các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao ra đời sẽ làm tăng các nhu cầu của người sử dụng di động Bởi vậy các dịch vụ mới này phải sẵn có mọi nơi Điều này sẽ yêu cầu một số lượng lớn các toà nhà cần phải được phủ sóng tốt Do đó việc phân tích thiết kế tối
ưu các hệ thống inbuilding cần phải được quan tâm hơn nữa đối với các mạng
Hệ thống phân phối lai ghép
Nguồn tín hiệu Hệ thống phân phối tín hiệu
Cáp rò hoặc Anten
Trang 14hiệu là điểm khác biệt điển hình giữa hệ thống inbuilding so với hệ thống mạng BTS outdoor macro thông thường
1.2.1 Nguồn tín hiệu
Để phủ sóng cho inbuilding ta có thể sử dụng nguồn tín hiệu bằng trạm outdoor hoặc bằng trạm indoor dành riêng
a Nguồn tín hiệu bằng trạm outdoor
Đây là cách thông thường nhất để cung cấp vùng phủ cho các toà nhà với tín hiệu từ các trạm macro bên ngoài toà nhà Giải pháp này được khuyến nghị nếu lưu lượng trong tòa nhà là không cao, hoặc chủ tòa nhà không cho phép lắp đặt thiết bị và đi cáp trong tòa nhà hoặc cũng có thể là việc triển khai giải pháp dành riêng cho nó không kinh tế Trong trường hợp này vùng phủ được cung cấp bằng cách:
- Tín hiệu sẽ thâm nhập vào toà nhà từ bên ngoài Điều này chỉ dành cho các tòa nhà có khoảng hở lớn đối với bên ngoài hoặc ít tường, cửa sổ kim loại
- Đặt BTS trên các tòa nhà xung quanh và hướng anten tới tòa nhà cần phủ Khi đó không cần đến hệ thống phân phối tín hiệu nữa và phần tử bức xạ chính là anten của trạm BTS outdoor macro đó
Ưu điểm của giải pháp này là chi phí thấp, không mất nhiều thời gian trong triển khai, có thể phủ cả bên ngoài và bên trong nhà Nhược điểm của giải pháp này là vùng phủ hạn chế, tốc độ bit thấp đối với các dịch vụ dữ liệu, dung lượng thấp và chất lượng không thể chấp nhận được ở một số phần trong toà nhà Suy hao tăng dần khi tần số càng cao, do vậy khó cung cấp vùng phủ cho toà nhà mức tín hiệu tốt Suy hao có thể khắc phục bằng cách tăng công suất từ các trạm outdoor nhưng nhiễu sẽ tăng Việc thiết kế tần số gặp nhiều khó khăn do quỹ tần số hạn hẹp (nhất là đối với các nhà khai thác chia sẻ chung băng tần GSM)
Trang 15Trang tiếp theo là hình vẽ 1.3 minh hoạ vùng phủ cho inbuilding từ một
tế bào trong mạng BTS outdoor macro
Hình 1.3 : Vùng phủ cho inbuilding từ ột tế bào trong mạng BTS outdoor m
Trang 16Ngoài cách phủ sóng inbuilding bằng trạm outdoor ta có thể sử dụng trạm lặp làm nguồn vô tuyến cung cấp cho hệ thống phân phối [19] Khi đó vùng phủ của trạm outdoor hiện có được mở rộng Mặc dù giá thành thấp, triển khai nhanh, dễ dàng, nhưng giải pháp này có nhược điểm là cường độ tín hiệu, chất lượng, sự ổn định, dung lượng phụ thuộc vào trạm BTS làm nguồn cung cấp tín hiệu cho hệ thống inbuilding và việc thiết kế cho trạm lặp (quỹ đường truyền, mức độ cách ly hai hướng)
Vì có nhiều nhược điểm nói trên nên trên thực tế rất ít nhà cung cấp dịch
vụ di động sử dụng giải pháp này, trừ trường hợp bất khả kháng
b Nguồn tín hiệu bằng trạm indoor dành riêng
Giải pháp này có thể tăng thêm dung lượng cho những vùng indoor yêu cầu lưu lượng cao Vấn đề chính ở đây là cung cấp dung lượng yêu cầu trong khi vẫn đảm bảo vùng phủ tốt của toà nhà mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của mạng BTS outdoor macro Vì vậy ph ng pháp này được ươcác nhà cung cấp dịch vụ di động sử dụng chủ yếu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trong khu vực như Singapo (hãng Singtel), Malaysia (hãng Digi), Trung Quốc (hãng Shanghai xinmin)
Hình 1.5 : Vùng phủ cho toà nhà được cung cấp bằng giải pháp dành riêng
Trang 17Ưu điểm của giải pháp này là nguồn tín hiệu cung cấp cho hệ thống inbuilding ổn định, mức tín hiệu tốt, mở rộng dung lượng hệ thống dễ dàng Nhược điểm là giá thành cao, yêu cầu phải có cách bố trí tần số/kênh cụ thể
và xây dựng hệ thống truyền dẫn đảm bảo tính mỹ thuật
1.2.2 Hệ thống phân phối tín hiệu
Hệ thống phân phối tín hiệu có nhiệm vụ phân phối tín hiệu từ nguồn cung cấp đi đến các anten hoặc phần tử bức xạ khác và được phân loại thành:
a Hệ thống thụ động
Hình 1.6 : Hệ thống anten phân phố i cáp đ ng thụ độ ồ ng
Hệ thống thụ ộng là hệ thống anten được phân phối bằng cáp đồng đ trục
và các phần tử thụ động [6] (Hình 1.6) Đây là giải pháp phổ biến nhất cho các khu vực phủ sóng trong toà nhà không quá rộng với các thiết bị chính bao gồm: cáp đồng trục, bộ chia (splitter/tapper), bộ lọc, bộ kết hợp, anten Giải pháp này có đặc điểm:
- Trạm gốc được dành riêng cho toà nhà Tín hiệu vô tuyến từ trạm gốc được phân phối qua hệ thống đến các anten
- Vùng phủ cho toà nhà được giới hạn nên không làm ảnh hưởng đến chất lượng mạng BTS outdoor macro
Trang 18- Nhưng giải pháp này yêu cầu kỹ sư thiết kế phải tính toán quỹ đường truyền cẩn thận vì mức công suất ở mỗi anten phụ thuộc vào sự tổn hao mà các thiết bị thụ động được sử dụng, đặc biệt là chiều dài cáp.
b Hệ thống chủ động
Hệ thống chủ động là hệ thống anten phân phối sử dụng cáp quang và các thành phần chủ động như bộ khuếch đại công suất (Hình 1.7) Việc sử dụng cáp quang từ BTS tới khối điều khiển từ xa có thể mở rộng tới từng vị trí anten riêng lẻ bằng cách: tín hiệu RF từ BTS được chuyển đổi thành tín hiệu quang rồi truyền đến và được biến đổi ngược lại thành tín hiệu RF tại khối điều khiển từ xa trước khi được phân phối tới một hệ thống cáp đồng nhỏ [6] Ngoài ra, hệ thống còn sử dụng các thiết bị khác trong việc phân phối tín hiệu như: Hub chính, cáp quang, Hub mở rộng, khối anten từ xa [5]
RAU: Khối anten hai ướng xa h
Hình 1.7: Sơ đồ mộ ệ ố t h th ng anten phân phối chủ độ ng cho khu trường s ở
Giải pháp này thường được sử dụng cho những khu vực phủ sóng trong nhà rất rộng, khi mà hệ thống thụ động không đáp ứng được chỉ tiêu kỹ thuật
Trang 19suy hao cho phép Khi đó một BTS phục vụ được nhiều tòa nhà trong một vùng, thường là các khu trường sở Các kết nối khoảng cách xa (hơn 1km) sử dụng cáp quang, sự phân phối giữa một tầng và các phần trong toà nhà có thể dùng cáp xoắn đôi dây [5] Nhưng nhược điểm dễ nhận thấy là chi phí đắt.
MU: Khối chính (chuyển đổi điện/quang) RU: Khối xa (chuyển đổi quang/điện)
Hình 1.8 : Sơ đồ ệ thống anten phân phối chủ động cho m t toà nhà cao h ộ
tầng
c Hệ thống lai ghép
Hình 1.9 : Sơ đồ ệ thống lai ghép h
Trang 20Hệ thống lai ghép là sự kết hợp giữa hệ thống thụ động và chủ động Giải pháp này dung hoà được cả ưu nhược điểm của hai hệ thống thụ động và chủ động vì nó vừa đảm bảo chất lượng tín hiệu cho những khu vực phủ sóng inbuilding có quy mô lớn lại vừa tiết kiệm chi phí [6] Bảng 1.1 dưới ây sẽ đ
so sánh giữa hai hệ thống thụ ộng và chủ đ động
Bảng 1.1: So sánh giữa hệ thống thụ động và hệ thống chủ động
Thiết kế Kém linh hoạt Linh hoạt (điều khiển sự phân phối công suất)
Khả năng mở rộng và
Công suất RF Như nhau với các anten Khác nhau với các vị trí anten
1.2.3 Phần tử bức xạ
Phần tử bức xạ có nhiệm vụ biến đổi năng lượng tín hiệu điện thành sóng điện từ phát ra ngoài không gian và ngược lại Do hệ thống inbuilding được sử dụng ở những khu vực có vùng phủ sóng đặc biệt như đã nói ở trên nên đối với từng công trình cụ thể đòi hỏi phải có phần tử bức xạ thích hợp
a Anten
Anten sử dụng thích hợp với những vùng phủ có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật Đó là vì anten cho vùng phủ sóng không đồng đều, việc tính quỹ đường truyền phụ thuộc nhiều vào cấu trúc của toà nhà Phạm vi phủ sóng của anten ở dải GSM 900 là 25m ÷ 30m; GSM 1800 là 15m ÷ 18m [19]
Trang 21Dư đới ây là các thông số chính của anten ẳng hđ ướng trong nhà cần l u ư
ý khi thiết kế
Bảng 1.2 : Các thông số chính của anten đẳng hướng trong nhà do hãng
Telestone-Trung Quốc sản xuất
Tiếp theo ở trang sau là một số thông số kỹ thuật của anten có hướng do hãng Kathrein sản xuất:
Trang 22Bảng 1.3 : Các thông số chính của anten có hướng 739 494 do hãng
( )dB SS
P LTOT = out − req (1.1) Tuỳ vào từng tr ờng hợp cụ thể mà ư LTOT có thể bao gồm một phần hoặc tất cả các suy hao sau [11]:
Trang 23( )dB L
LC LLC LS
LF LTOT = + + + + W (1.2) trong đó:
LTOT: Tổng suy hao của tuyến truyền dẫn
LF: Suy hao fiđơ
LS: Suy hao splitter
LC: Suy hao coupler
LW: Suy hao cửa sổ, vỏ xe (Wagon/window)
LLC: Suy hao cáp rò
Pout: Công suất phát của trạm BTS
SSreq: Mức cường độ tín hiệu thiết kế
Từ (1.2) suy ra suy hao tối đa cho phép của cáp rò là:
( )dB W L LC LS LF LTOT LLC = − − − − (1.3)
Từ suy hao này nếu biết được tỷ số suy hao/chiều dài của từng loại cáp
rò sử dụng chúng ta sẽ tính ra chiều dài cáp tối đa cho phép
Trang 241.2.4 Các thiết bị kỹ thuật khác
a Bộ chia công suất
Bộ chia công suất bao gồm Splitter và Coupler/tapper:
Splitter là bộ chia công suất đều nhau thực hiện chia 1 tín hiệu đầu vào thành 2, 3, hoặc 4 đường ra cách ly nhau với công suất giảm i một l ợng nhđ ư ư nhau so với tín hiệu tr ớc khi vào bộ chia [11ư ]
Bảng 1.4 : Thông số kỹ thuật của Splitter do hãng Shenzen (Trung Quốc) sản xuất
Dải tần làm việc (MHz) 800-965&1700-2500
Cả 2 cách phân phối trên đều có thể có công suất bức xạ ẳng hđ ướng tương đương đồng đều Đối với Splitter thì thi công phức tạp hơn, chi phí cao
Trang 25hơn còn coupler/tapper thi công dễ hơn, chi phí thấp hơn, nhưng nhiều rủi ro
và suy hao hơn do có nhiều mối nối
Trang tiếp theo giới thiệu một số thông số kỹ thuật của một Coupler do hãng Shenzen – Trung Quốc sản xuất
Bộ Coupler lai ghép
Trang 26- Coupler lai ghép dùng để kết hợp 2 trạm BTS 900 MHZ và 1800 MHz khi dung lượng 1 trạm BTS 900 không ủ phục vụ Tổn hao của bộ Coupler đlai ghép này thường là 3±0.5 dB [11]
- Bộ kết hợp nhiều trạm BTS (MCM) dùng ể ghép nhiều trạm của nhiều đnhà cung cấp di động khác nhau sử dụng chung cùng một hệ thống inbuilding Thiết bị này có thể ghép tối đa được 4 trạm BTS với tổn hao vào khoảng 6.2±0.5 dB [11]
Bộ Coupler lai ghép
Bộ Coupler lai ghép
Bộ Coupler lai ghép
Bộ Coupler lai ghép
Trang 27Bảng 1.6 : Thông số kỹ thuật của bộ khuếch ại đ
Trang 28CHƯƠNG II: THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHỦ SÓNG INBUILDING
Sau khi đã có cái nhìn tổng quan về một hệ thống inbuilding, sang chương II chúng ta sẽ i sâu tìm hiểu về quá trình khảo sát thiết kế và vận đhành bảo dưỡng hệ thống inbuilding cũng nh ư các tính toán toán học của việc truyền sóng trong nhà
2.1 Quy trình khảo sát thiết kế và vận hành bảo dưỡng hệ thống
inbuilding
Quy trình khảo sát thiết kế và vận hành bảo dưỡng hệ thống inbuilding bao gồm các b ớc sau [1ư ]:
- Khảo sát
- Thu thập thông tin đầu vào trước khi thiết kế
- Thiết kế lần I + Thu thập thông tin đầu vào bổ sung
- Chỉnh thiết kế theo thông tin bổ sung
- Thống nhất thiết kế với chủ toà nhà
- Hoàn thiện thiết kế
Trang 29chung cư, chung cư + siêu thị…) Từ đó ể đánh giá nhu cầu, tiềm n ng thuê đ ăbao, cấu trúc tầng
- Khảo sát chi tiết đặc iểm từng tầng n : số thứ tự tầng, kích thđ hư ước, mục đích sử dụng ( ể xe, v n phòng, ể ở…), loại t ờng (bê tông dày, bê đ ă đ ưtông/kính, vách ngăn gỗ…), số l ợng nguời… ư
- Khảo sát vùng phủ để biết được mức cường ộ tín hiệu và mức nhiễu đbên trong toà nhà thu được từ các trạm BTS xung quanh lúc trước khi có hệ thống inbuilding Nhân viên kỹ thuật cần đi đo kiểm phía trong men theo đường bao của từng tầng, đi dọc các hành lang, vào sâu trong các phòng
đồng thời iền thông tin vào báo cáo kết quả khảo sát Nội dung của báo đcáo bao gồm:
+ Vị trí đo: ví dụ cửa sổ, sảnh vào, hành lang, thang máy, giữa phòng, góc phòng, WC…
+ Mức công suất thu (RxLev): ghi cả giá trị và tên tế bào của trạm BTS outdoor hiện đang phục vụ
+ Chuyển giao (HO): ít, bình thường, nhiều (pingpong) giữa tế bào A
và B…
+ Cảm nhận thoại: Gọi để kiểm tra thông thoại (gọi được, gọi khó…), chất lượng thoại (nhiễu, rớt cuộc gọi), đồng thời tham khảo ý kiến khách hàng tại tòa nhà
+ Xem mạng khác đã triển khai hệ thống inbuilding chưa, vị trí đặt (nếu biết) để sau này có thể thoả thuận với các nhà khai thác khác dùng chung cơ
Trang 30- Mỗi tầng đặt bao nhiêu anten và đặt ở vị trí nào
- Thang máy được phủ sóng bằng cách nào
- Sơ đồ phân bố công suất cho từng tầng và từng anten như thế nào để có thể đạt được các tiêu chuẩn về mức công suất thu
- Ước lượng quỹ đường truyền như thế nào
Dư đới ây là những vấn đề cần quan tâm trong quá trình thiết kế:
• Các thông tin đầu vào cần thu thập trước khi thiết kế:
- Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ di động trong tòa nhà, cụ thể cần biết số lượng người có mặt trong tòa nhà trong 1 ngày và trong giờ cao điểm (hỏi ban quản lý toà nhà) để đưa ra cấu hình và số tế bào phù hợp cho hệ thống inbuilding
- Phân loại khách hàng và phân bố lưu lượng ở các tầng (đối với những toà nhà tầng cao làm chung cư còn tầng thấp làm v n phòng cho thuê) ă
- Bản vẽ kiến trúc AUTOCAD chi tiết của tòa nhà (mặt chiếu bằng và mặt chiếu đứng)
- Vị trí đặt tủ BTS (do chủ tòa nhà cung cấp)
- Nguồn điện cho tủ BTS
Trang 31- Bố trí thực tế các phòng và loại tường ngăn phòng trong từng tầng
- Thông tin về các trạm ở khu vực xung quanh toà nhà có khả năng phục
vụ toà nhà
• Các thông tin đầu vào cần thu thập khi đang thiết kế:
Các thông tin này được thu thập trên cơ sở kết hợp yêu cầu về chất lượng phủ sóng và sự đồng thuận của chủ tòa nhà
- Vị trí đặt anten
- Tính khả thi của việc phủ sóng trong thang máy
- Hệ thống fiđơ, hộp kỹ thuật
- Cách phủ sóng các khu vực đặc biệt
- Khảo sát thực tế và đo chiều dài cho từng đoạn fiđơ
Trong những việc trên nếu việc nào cần thì thực hiện cùng công ty công trình nhằm tránh những chi tiết trong thiết kế có tính khả thi thấp, khó thi công
• Những quyết định quan trọng phải đưa ra khi thiết kế:
- Dùng nguồn tín hiệu là trạm lặp hay trạm BTS dành riêng Quyết định này dựa trên việc cân nhắc ể ảm bảo các tiêu chí nhđ đ ư ă: t ng thêm dung
lượng, mở rộng vùng phủ, chất l ợng dịch vụ (sự ổn ư định và mức cường độ tín hiệu) Vấn đề chính ở đây là cung cấp dung lượng yêu cầu trong khi vẫn đảm bảo vùng phủ tốt của toà nhà mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của mạng BTS outdoor macro
- Số lượng tế bào sử dụng: 1, 2 hay 3 tế bào Quyết định này được đưa
ra trên cơ sở đánh giá lưu lượng hiện tại và dự phòng cho khả năng sử dụng dịch vụ mới trong tương lai (GPRS, EDGE…)
- Số lượng anten và vị trí ặt anten ở từng tầng nh thế nào Quyết định đ ư này đưa ra trên cơ sở kết hợp các yếu tố nh quả phân tích khảo sát vùng phủ, ư
Trang 32tính toán quỹ đường truyền (link budget), đặc điểm cấu tạo của từng tầng và khả năng sử dụng các dịch vụ mới (EDGE, WCDMA ) trong tương lai
Số lượng anten phải ít nhất có thể, vị trí đặt anten phải tối ưu nhất để đạt được tiêu chuẩn về mức cường độ thu (Rxlev) Ở những khu vực đặc biệt như các hành lang, phòng hội thảo… có thể cân nhắc sử dụng loại anten định hướng với công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP) cao để giảm số lượng anten mà vẫn đảm bảo vùng phủ
Thực nghiệm và kinh nghiệm cho thấy bán kính vùng phủ của mỗi anten khoảng 15÷ 20 m, với EIRP của mỗi anten khoảng từ 12÷15 dBm đối với các toà nhà thông thường là đạt ược tiêu chuẩn về Rxlev Như vậy vị trí đặt đanten phải phù hợp và số lượng anten phải đủ để phủ kín mặt bằng của mỗi tầng ồng thời iều khiển hình dạng vùng phủ dễ dàng [11đ đ ] Thông thường
đặt anten ẳng h ớng ở nơi giao nhau của các hành lang hoặc các khu vực đ ưcần phủ sóng Đặt anten panel ở cuối các hành lang hoặc các khu vực đặc biệt cần phủ sóng (nếu sử dụng anten panel) Đặt anten gần tường bao để tín hiệu bên trong toà nhà chắc chắn tốt h n tín hiệu bên ngoài toà nhà.ơ
Hình 2.1: Hình dạng vùng phủ trong trườ ng h p sử d ợ ụng một và nhiều anten
Đối với các toà nhà cao tầng ở Việt Nam, do cấu trúc các tầng thường giống nhau nên để đơn giản hoá thì chúng ta nên thiết kế để sao cho EIRP của
Trang 33các anten đồng đều nhau trong từng tế bào Bằng cách chia mặt bằng cần phủ sóng thành các phần bằng nhau về số lượng anten sau đó sử dụng các bộ chia công suất phù hợp để sao cho các phần bằng nhau này nhận được các giá trị công suất bằng nhau, tiếp tục lặp lại cách làm này cho đến khi kết thúc ở anten, chúng ta sẽ có được EIRP đồng đều ở các anten
- Hệ thống phân phối tín hiệu thụ động hay tích cực, chọn cáp đồng hay cáp quang Dựa trên chiều dài hệ thống truyền dẫn tính từ nguồn tín hiệu ra đến phần tử bức xạ, nhân viên thiết kế sẽ tính toán quỹ đường truyền để tìm ra chỉ tiêu kỹ thuật suy hao cho phép và lựa chọn hệ thống phân phối tín hiệu thích hợp
- Lựa chọn cách phủ sóng thang máy Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để lựa chọn phương pháp thích hợp
Nếu chủ toà nhà không ồng ý triển khai hệ thống riêng trong thang máy đthì phải phủ sóng thang máy từ bên ngoài, ặt anten đ đẳng hướng ở trên trần nhà ngay ngoài cửa thang máy (trong tầm nhìn thẳng giữa anten và cửa thang máy) Do toà được chia thành nhiều tế bào nên cũng phải tính đến việc chuyển giao giữa 2 tế bào khi thang máy đang di chuyển Vì vậy tốt nhất nên đặt anten ở vùng biên giữa 2 tế bào ể tạo ra vùng phủ chồng lấn, đ đảm bảo cho việc chuyển giao trong thang máy không bị rớt cuộc gọi
Vì toà nhà bao gồm nhiều nhiều tế bào nên việc phủ sóng cho thang máy bằng hệ thống riêng là tốt nhất vừa để đảm bảo cường độ tín hiệu lại vừa tránh chuyển giao khi thang máy đang di chuyển nhanh Khi ó phần lắp đ đặt
sẽ phức tạp h n do sử dụng anten định hướng lắp trong giếng thang máy, ơkhoảng từ 4 đến 6 tầng lắp 1 anten, hướng từ trên xuống và đảm bảo góc nghiêng so với mặt phẳng đứng từ 700 đến 850
- Cách phủ sóng các khu vực đặc biệt của tòa nhà Quyết định này dựa trên kết quả khảo sát hình dạng, kích thước và đặc điểm đặc trưng của các khu vực này như hành lang dài, tầng mái, sân thượng, phòng hội thảo
Trang 34Vùng phủ chồng lấn giữa tế 2 bào để chuyển giao tốt hơn
máy
Thang máy
Loại bỏ chuyển giao trong thang máy bằng anten dành riêng
Hình 2.2 : Anten đặt bên ngoài và bên trong thang máy
• Những vấn đề khác cần xem xét trong khi thiết kế:
- Tối thiểu hóa hoặc là không có rớt cuộc gọi
- Tối thiểu hóa các chuyển giao giữa bên trong và bên ngoài toà nhà
- Không có chuyển giao trong thang máy
- Đảm bảo dung lượng
- Dễ dàng và ít phải bảo dưỡng
- Có tính thẩm mỹ trong toà nhà
- Khả năng mở rộng dễ dàng trong tương lai
Trang 35- Các bản vẽ mặt bằng phải thể hiện được vị trí lắp đặt anten và đường đi cáp theo từng tầng, phòng đặt BTS
- Bản vẽ thiết kế phải thể hiện rõ ràng, mức độ chi tiết đến từng thiết bị
- Tất cả các thiết bị cùng chủng loại phải được thể hiện cùng kiểu kí hiệu
2.1.2 Thi công xây lắp
Trước thi công xây lắp hệ thống inbuilding theo bản vẽ thiết kế nhân viên kỹ thuật cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật t (chủng loại anten, các ư loại cáp, connector, bộ chia) phụ kiện (kẹp cáp, lạt buộc, cầu cáp, giá đỡ…)
và bảo hộ lao ộng…đ
Các yêu cầu chung đối với quá trình thi công xây lắp bao gồm:
Trang 36- Thi công đúng theo thiết kế
- Tất cả các thiết bị, các đầu fiđơ đều phải dán nhãn đúng như bản vẽ thiết kế
- Quá trình thi công phải thực hiện cẩn thận và vào những thời gian hợp
lý nhất tránh làm ảnh hưởng tới hoạt động của toà nhà, tránh làm hỏng hóc các thiết bị của tòa nhà Do vật tư thiết bị nhiều nên cần có một kho để tạm thời trong từng giai đoạn thi công
- Khi lắp đặt các thiết bị ngoài vấn đề đảm bảo kỹ thuật còn phải đảm không làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của không gian tòa nhà (đây là một yêu cầu nghiêm ngặt phải đảm bảo)
- Các thành phần tự chế đi kèm thiết bị (các giá đỡ anten…) phải đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất và phải đảm bảo hoạt động của anten hiệu quả nhất
- Tất cả những sự khó khăn có thể dẫn tới thay đổi chi tiết nào đó trong thiết kế phải được báo lại cho bên thiết kế để cùng giải quyết
Các yêu cầu chi tiết ối với phần lắp ặt thiết bị bao gồm [1đ đ ]:
- Lắp đặt các tủ và khung giá acquy, nguồn iện, rack 19” thì đưđ ợc cố định xuống sàn của phòng máy (thiết bị của hãng Ericsson) Cầu cáp ngang trong phòng máy thường lắp vào t ờng hoặc trần nhà bởi các loại giá ư đỡ, lắp phía bên trên cách nóc tủ một khoảng phù hợp (50-60cm) Cầu cáp đứng lắp theo các vị trí tủ và các loại cáp tương ứng Cáp nguồn AC đi từ bảng điện vào máy ổn áp, qua hệ thống cầu cáp vào tủ nguồn Cáp nguồn DC và các loại cáp tín hiệu khác được đấu nối theo các vị trí t ng ứng của từng loại thiết bị ươBảng điện AC và thiết bị cảnh báo được gắn lên t ờng theo vị trí phù hợp.ư
- Lắp đặt anten: đối với các tầng ử dụng anten đs ẳng h ớng thì lắp vào ưcác tấm trần giả hoặc trần thạch cao Tại vị trí cầu thang máy và những vị trí lắp anten panel sử dụng giá ỡ anten vào trần bê tông, phía trên trần giả, đkhông để lộ anten
Trang 37- Các loại cáp dẫn sóng: Các trục cáp chính đi từ phòng máy sang cầu cáp trong hộp kỹ thuật (có sẵn hoặc bổ sung), gắn cố ịnh vào cầu cáp bởi các đloại lạt nhựa hoặc kẹp cáp phù hợp, không ảnh hưởng ến cáp của các loại đthiết bị ã có từ trđ ước Sau ó cáp ợc đấu nối từ các trục cáp chính qua các đ đư
bộ chia, đi xuyên lỗ (có sẵn hoặc khoan mới) qua hộp kỹ thuật ra nằm kín toàn bộ phía trên trần giả (khoảng giữa trần giả và trần bê tông) đ để ấu nối vào các anten Các vị trí đấu nối cũng ở trên trần giả Cáp được kẹp chặt vào giá đỡ trần giả (hoặc làm mới) bằng các kẹp cáp và lạt nhựa
- Các bộ chia: lắp đặt tại iểm rẽ mỗi tầng của toà nhà, bao gồm phần đtrục chính xuyên các tầng và phần rẽ nhánh ến từng anten Các bộ chia đ đều
có giá hoặc thanh đỡ
- Cầu cáp và các loại giá đỡ: cầu cáp chỉ lắp ặt tại một số vị trí ặc đ đbiệt nếu cần, còn hầu hết sử dụng giá ỡ (thanh ren) đ để treo cáp fi lên đơtrần bê tông
2.1.3 Giám sát và nghiệm thu
Khâu này gồm 2 nội dung sau:
• Giám sát:
- Hàng ngày phải cử người giám sát quá trình thi công để đảm bảo làm theo đúng thiết kế Phải có nhật ký thi công và hàng ngày phải có chữ ký của - đầy đủ các bên liên quan
- Phải có văn bản nghiệm thu trong đó có đưa ra đầy đủ các vấn đề cần nghiệm thu kèm theo các mức đánh giá Vấn đề nào chưa đạt yêu cầu thì phải
làm lại
• Nghiệm thu:
- Đo kiểm chất lượng các kết nối dọc trục theo các tham số tỷ số sóng đứng (VSWR) và tổn hao h ớng ng ợc bằng máy o công suất BIRD (của ư ư đ
Trang 38hãng BIRD) Nếu mối kết nối nào không đạt yêu cầu thì phải làm lại Do việc
đo tất cả các đấu nối trong các tầng rất khó khăn mất thời gian nên có cách khác đơn giản hơn để kiểm tra các đấu nối trong các tầng như sau: cho phát sóng và dùng máy TEMS Investigation (của hãng Ericsson) đứng gần anten
và kiểm tra hoạt động của từng anten, nếu anten nào đấu nối chưa tốt thì sẽ mất sóng hoặc sóng rất yếu lúc này sẽ kiểm tra chính anten đó
2.2 Tính toán lưu lượng phục vụ
Việc tính toán lưu lượng phục vụ cũng rất quan trọng bởi nếu không thiết kế tốt thì sẽ dẫn ến tình trạng nghẽn hoặc lãng phí tài nguyên Nhiđ ệm
vụ của kỹ s thiết kế khi tính toán lư ưu l ợng phục vụ của một hệ thống ưinbuilding là:
- Xác định số tế bào sử dụng
- Xác định số kênh thoại ở giao diện vô tuyến cần thiết để bảo ảm l u đ ư
lượng cực ại đ
- Xác định xác suất nghẽn cuộc gọi ở mỗi tế bào và biện pháp khắc phục
- Dự phòng khi nâng cấp, tăng cấu hình thiết bị
Để làm ợc đư điều này thì kỹ s thiết kế cần phải dự oán được số ng ời ư đ ưsinh sống/làm việc tại toà nhà có nhu cầu sử dụng dịch vụ, các phát sinh khi
có hội họp báo chí, khách hàng, ối tác, hiểu biết về môi trđ ường cạnh tranh (số ng ời trong toà nhà ư đang sử dụng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh)
a Tính lưu lượng
Trong hệ thống viễn thông, lư ưu l ợng là tin tức được truyền dẫn qua các kênh thông tin Hệ thống thông tin di động tế bào áp dụng kênh vô tuyến đường trục, mỗi trạm BTS có một số kênh vô tuyến dùng chung cho nhiều người Tỷ số ng ời dùng trên số kênh dùng chung càng cao thì hiệu suất sử ưdụng đường trục càng cao [4]
Trang 39Lưu lượng được đo bằng n vị Erl nhđơ ư sau:
( )Erl
Ct A 3600
= (2.1)trong đó:
A: lư ưu l ợng (Erl)
C: số cuộc gọi trong thời gian 1 giờ
t: độ dài thời gian trung bình mỗi cuộc gọi (s)
Có thể xảy ra tình huống nhiều ng ời dùng ồng thời truy nhập một ư đkênh vô tuyến, khi đó chỉ một người được dùng kênh còn những người khác
bị nghẽn Từ ó dẫn ến khái niệm cấp phục vụ (GoS) Cấp phục vụ cùng một đ đnghĩa với xác xuất nghẽn, mạng tế bào thường có GoS = 2% có nghĩa là tối đa 2% lưu lượng bị nghẽn, 98% lưu lượng ợc truyền [4] đư
Mô hình Erlang B: đây là mô hình hệ thống thông tin hoạt động theo kiểu tiêu hao, thuê bao không hề gọi lại khi cuộc gọi không thành đồng thời giả thiết rằng phân bố xác suất cuộc gọi theo luật ngẫu nhiên Poisson, số người dùng rất lớn hơn số kênh dùng chung, không có kênh dự trữ dành riêng, cuộc gọi bị nghẽn không được gọi lại ngay [4] Mô hình Erlang B thích hợp hơn với mạng GSM so với mô hình Erlang C (mô hình hệ thống thông tin hoạt ộng theo kiểu ợi, thuê bao kiên trì gọi lại cho đ đ đến khi cuộc gọi thành công) Từ công thức toán học ng ời ta lập ra bảng Erlang B cho tiện dùng ưBảng Erlang B dùng để tra l u l ợng đưư ư ợc truyền tương ứng với số kênh dùng chung và cấp phục vụ Ví dụ: giả sử số kênh dùng chung của một tế bào
là x, cấp phục vụ GoS = 2%, tra bảng Erlang B sẽ biết được lưu lượng muốn truyền B (Erl), lư ưu l ợng được truyền khi xảy ra nghẽn là B(1-GoS) (Erl) [4]
Trang 40Kênh lưu lượng
Quá trình thiết lập cuộc gọi
muốn truyền
được truyền
bị nghẽn (lưu lượng bị mất đi) B
B.GoS
B.(1-GoS)
Hình 2.3 : Mối quan hệ giữa lưu lượng muốn truyền, được truyền và bị nghẽn
Từ đó có thể tính ra được số thuê bao dùng chung x kênh là [4]:
B Erl/tế bào
Cách tính trên được áp dụng để tính ra số thuê bao dùng chung kênh
TCH hoặc SDCCH trong một tế bào
b Tính dung lượng nhắn tin
Dung lượng nhắn tin của một tế bào phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Cấu hình kênh CCCH
- Số khối dành cho công nhận truy nhập (AGCH)
- Kiểu bản tin nhắn
Cụ thể như sau:
- Cấu hình kênh CCCH: ở hướng xuống trong trường hợp BCH là đa
khung không tổ hợp cùng với FCCH, SCH, BCCH sẽ có 9 khối CCCH; còn
trong trường hợp a khung tổ hợp có 3 khối CCCH vì dành chỗ cho kênh D đ
(SDCCH) và kênh A (SACCH) Bản tin tin tức hệ thống ở hướng xuống có 5
cấu hình CCCH là [4]:
CCCH-CONF0 = TS0, đa khung không tổ hợp
CCCH-CONF1 = TS0, đa khung tổ hợp
CCCH-CONF2 = TS0, TS2, đa khung không tổ hợp