1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng và đề xuất ác giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận cầu giấy thành phố hà nội

94 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Các Giải Pháp Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Quận Cầu Giấy – Thành Phố Hà Nội
Tác giả Lê Thị Ánh Tuyết
Người hướng dẫn TS. Đặng Minh Hằng
Trường học Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường
Thể loại luận văn thạc sĩ kỹ thuật
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 8,63 MB

Nội dung

Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp kế thừa: thu thập, sử dụng các số liệu, tài liệu, thông tin có liên quan đến công tác quản lý, xử lý chất thải rắn nói chung và công tác quản lý và x

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

THỊ ÁNH TUYẾT

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN

LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Quản lý tài nguyên và môi trường

Hà Nội – 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

LÊ THỊ ÁNH TUYẾT

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN

LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN

QUẬN CẦU GIẤY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Đặng Minh Hằng

Trang 3

L I CỜ ẢM ƠN

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS Đặng Minh Hằng đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn Cảm ơn TS đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ nhiệt tình tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy cô giáo của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã ân cần dạy bảo, chia sẻ những kiến thức bổ ích, thiết thực để tôi có thể vận dụng, hoàn thành tốt bài luận văn của mình

Cảm ơn các thầy cô của Viện đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên và một số cơ quan, đơn vị và người dân tại trên địa bàn quận Cầu Giấy đã hợp tác, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi,cung cấp các số liệu, thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC HÌNH V iii Ẽ DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT iv

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠTVÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 3

1.1 CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 3

1.1.1 Định nghĩa về chất thải rắn sinh hoạt 3

1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 3

1.1.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 4

1.1.4 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người 7

1.2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 9

1.2.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt 9

1.2.2 Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam 10

1.2.3 Định hướng quản lý chất thải rắn tại Việt Nam 15

CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ QUẬN CẦU GIẤY 18

2.1 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 18

2.1.1 Nguồn gốc phát sinh 18

2.1.2 Khối lượng phát sinh 18

2.1.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 22

2.1.4 Hiện trạng thu gom và vận chuyển 22

2.1.5 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố 29

Trang 5

2.2 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU

GIẤY 35

2.2.1Giới thiệu chung về quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội 35

2.2.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại uận Cầu Giấyq 40

2.2.3 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh 48

2.2.4 Kết quả nghiên cứu, điều tra thực tế hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 51

2.2.5 Các tồn tại và khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận 55

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN CẦU GIẤY 58

3.1 Luật pháp – chính sách 58

3.2 Phương thức ngăn ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn sinh hoạt 59

3.3 Đổi mới công nghệ thu gom vận chuyển theo hướng cơ giới hóa, hiện đại hóa 64 3.3.1 Mục tiêu 64

3.3.2 Công nghệ áp dụng 67

3.4 Đề xuất xúc tiến xây dựng trạm trung chuyển rác thải 70

3.4.1 Mô hình công nghệ nghiên cứu đề xuất áp dụng 71

3.4.2Đánh giá hiệu quả khi sử dụng Trạm trung chuyển 72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

PHỤ LỤC 1 78

PHỤ LỤC 2 81

PHỤ LỤC 3 84

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đặng Minh Hằng Các kết quả, nội dung điều tra trong luận văn này là trung thực, do tôi điều tra và đánh giá và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào Những số liệu được thu thập từ các nguồn khác đều được ghi chú và ghi rõ nguồn trong phần tài liệu tham khảo

Học viên

Lê Thị Ánh Tuyết

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 4 Bảng 1.2 Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt 5 Bảng 1.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại bãi chôn lấp của một số địa phương năm 2009 – 2010 6 Bảng 1.5 Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại một số địa phương năm

2014 12 Bảng 1.6 Phân loại chất thải rắn đô thị 13 Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn các quận, huyện năm 2015 20 Bảng 2.2 Thành phần rác đến các cơ sở xử lý chất thải rắn ở Hà Nội 22 Bảng 2.3 Các đơn vị làm công tác thu gom, vận chuyển trên địa bàn Hà Nội 24 Bảng 2.4 Tỉ lệ thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố 27 Bảng 2.5 Mức phí đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường trên địa bàn thành phố 32 Bảng 2.6 Dân số các phường trong quận Cầu Giấy đến năm 2016 39 Bảng 2.7 Dự báo số dân quận Cầu Giấy đến năm 2030 49 Bảng 2.8 Dự đoán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của quận Cầu Giấy phát sinh đến năm 2030 50 Bảng 2.9 Tổng hợp số liệu về hộ và nhân khẩu điều tra trên các phường 52 Bảng 2.10 Tổng hợp kết quả điều tra lượng CTRSH phát sinh bình quân đầu người trong một ngày tại quận Cầu Giấy 52 Bảng 2.11 Tổng hợp đánh giá mức độ hài lòng của người dân với công tác quản lý môi trường 54 Bảng 2.12 Tổng hợp mức độ sẵn sàng tham gia các lớp/khóa tuyên truyền về môi trường của người dân 55

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 3

Hình 1.2 Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt 9

Hình 1.3 Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại 6 vùng trong cả nước 11

Hình 1.4 Sơ đồ hệ thống tổng thể quản lý CTRSH đô thị tại Việt Nam 15

Hình 2.1 Sơ đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị của Hà Nội 26

Hình 2.2 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố 29

Hình 2.3 Bản đồ quận Cầu Giấy 36

Hình 2.4 Biểu đồ nguồn gốc phát sinh rác ban ngày trên địa bàn quận Cầu Giấy 41

Hình 2.5 Biểu đồ nguồn gốc phát sinh rác đêm trên địa bàn quận Cầu Giấy 41

Hình 2.6 Các điểm tập kết rác trên địa bàn quận 46

Hình 2.7 Sơ đồ mô hình thu gom, vận chuyển rác hiện nay tại quận Cầu Giấy 47

Hình 2.8 Hiện trạng phân loại rác của các hộ điều tra 53

Hình 2.9 Tổng hợp đánh giá về mức hợp lý của giờ thu gom 53

Hình 2.10 Tổng hợp đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác tại nguồn 54

Hình 3.1 Mô hình PLRTN cho các khu vực xả thải trên địa bàn quận Cầu Giấy 60

Hình 3.2 Mẫu thùng chứa rác thực hiện phân loại tại hộ gia đình và khu công cộng 61 Hình 3.3 Tài liệu về 3R 63

Hình 3.4 Sơ đồ tổng quát công nghệ mới 66

Hình 3.5 Các thiết bị thu chứa rác 70

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CTR: Chất th i rả ắn

CTRSH: Chất th i rả ắn sinh ho ạt

LHXLCT: Liên hợp x lý ch t th i ử ấ ả

PLRTN: Phân lo i rác t i nguạ ạ ồn

URENCO: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà N ội

VSMT: V ệ sinh môi trường

3R: Giảm thi u, tái ch , tái s d ng ể ế ử ụ

Trang 10

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công n hiệp hóa, hiện đại hóa gđất nước Công nghiệp hóa, đô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống được nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn đến lượng phế thải phát sinh ngày càng lớn Hiện nay ở tất cả các thành phố, thị xã, đã thành lập các công ty môi trường đô thị có chức năng thu gom và quản lý rác thải Nhưng hiệu quả của công việc thu gom, quản lý rác thải nhiều nơi còn kém, do khối lượng rác phát sinh hàng ngày còn rất lớn Trừ lượng rác thải đã quản lý số còn lại người ta đổ bừa bãi xuống các sông, hồ, ao, khu đất trống làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí đồng thời ảnh hưởng tới mỹ quan cùng sức khỏe cộng đồng

Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng Tỷ lệ tăng cao tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp Kết quả điều tra tổng thể cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung

ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế văn hóa, chính trị xã hội của cả nước với tốc độ phát triển vượt bậc về mọi mặt bao gồm cả dân cư, trong đó quận Cầu Giấy đang là một quận có tốc độ phát triển rất nhanh Sự phát triển về kinh tế đi kèm với

sự gia tăng về chất thải trên địa bàn quận Cầu Giấy và đã tạo nên sức ép cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn lên khu xử lý tập trung tại Nam Sơn Trên địa bàn quận hiện có các thùng thu gom rác thải đặt bên lề đường và được thu gom hàng ngày nhưng việc quy hoạch, xác định điểm tập kết rác, tập kết xe gom, xe chuyên dùng chưa được quan tâm, còn hạn chế, bất cập, thiếu ổn định và mang tính tạm bợ, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và gây bức xúc trong nhân dân Tuyến vận chuyển rác từ các quận lên khu xử lý chất thải tập trung khá xa, gây tốn kém kinh phí và gặp nhiều khó khăn

Vì vậy với đề tài: "Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất

Trang 11

nhằm đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn uận và đưa gia các đề xuất giải pháp quảnq , lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Cầu Giấy

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển và quản lý CTRSH của thành phố

Hà Nội nói chung và quận Cầu Giấy nói riêng Trên cơ sở đó dự báo tiềm năng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong tương lai Từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Cầu Giấy

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: hất thải rắn sinh hoạtC

Phạm vi nghiên cứu: Quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp kế thừa: thu thập, sử dụng các số liệu, tài liệu, thông tin có liên quan đến công tác quản lý, xử lý chất thải rắn nói chung và công tác quản lý và

xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội và quận Cầu Giấy;

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn, khảo sát thực địa để thu thập thông tin,

sử dụng phiếu điều tra cho các đối tượng có liên quan (có mẫu phiếu điều tra kèm theo);

- Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu, nhận xét, đánh giá tổng hợp các kết quả đạt được

Trang 12

CHƯƠNG TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠTVÀ CÔNG I:

TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT1.1 CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

1.1.1 Định nghĩa về chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải rắn liên quan đến các hoạt độngsinh hoạt của con người, nguồn gốc tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, trung tâm dịch vụ, thương mại Chất thải rắn sinh hoạt gồm thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, vỏ, rau quả, kim loại, sành sứ thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, xương động vật, lông gà [14]

1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt [16]

Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:

+ Từ các khu dân cư;

+ Từ các trung tâm thương mại;

+ Từ các viện nghiên cứu, cơ quan trường học, các công trình công cộng; + Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;

+ Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố; + Từ các khu công nghiệp;

Hình 1.1 Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

C ho ác ạt động kinh t xã h c ế ội ủa con người

Các ho ạtđộng qu n ả

C ác ho ạtđộng giao

tiếp và đối ngo ại

Chất thải sinh ho ạt

Trang 13

1.1.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt [16]

Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, mùa khí hậu, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác

Bảng 1.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được chế

tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút Vỏ hộp, dây điện, hàng

rào, dao, nắp chai…Các kim loại phi sắt Các vật liệu không bị nam châm hút Vỏ lon, giấy bao gói… Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm được chế

tạo từ thủy tinh

Chai, lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn…

Đá và sành sứ Bất cứ vật liệu không cháy khác

ngoài kim loại và thủy tinh Vò chai, ốc, xương, gạch, đá, gốm…

Các chất hỗn hợp

Tất cả cá vật liệu khác không phân c loại trong bảng Loại này có thể được chia thành hai phần: kích thước lớn hơn 5 mm và nhỏ hơn 5

mm

Đá cuội, cát , đất, tóc…

Trang 14

Bảng 1.2 Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt

Khu dân cư và thương mại Thực phẩm dư thừa

giấy nhựathuỷ tinhcan thiếc nhôm cao su rác vườn

gỗ các loại khác

Giống với khu dân cư và thương mại

Chất thải từ dịch vụ Bụi, rác, xác động vật, cỏ, chai lọ, thực

phẩm , giấy báo…

Trang 15

Bảng 1.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại bãi chôn lấp của một số địa

Hải Phòng (Tràn

g Cát)

Hải Phòng (Đình Vũ)

Huế (Thủy Phương )

Đà Nẵng (Khánh Hòa)

HCM (Đa Phước)

HCM (Phước Hiệp)

Bắc Ninh (TT Hồ)

Trang 16

1.1.4 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường và con người

 Ảnh hưởng chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường

Hiện nay tổng lượng rác thải sinh hoạt thải ra ở các đô thị nước ta vào , khoảng 0.000 tấn/ngày, nhưng chỉ mới thu gom được khoảng 553 - 60% Do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, ph ơng tiện thu gom chư ưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo VSMT, các điểm tập kết rác còn thiếu và tạm bợ gây nên tình trạng ứ đọng rác tại các khu dân c , đô thị, rác thải vứt bừa bãi ra ư

đ ờng phố hoặc các khu đất trống quanh khu vực sống gây mất cảnh quan, mỹ quan ư

Đối với môi trường nước: R ác thải hữu cơ trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh Các chất gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng trong nước rác gồm có: COD: từ

3000 45.000 mg/l, NH4từ 10 800 mg/l, BOD5: từ 2000 30.000 mg/l, TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng: 1500 20.000 mg/l, Phospho tổng cộng từ 1 70 mg/l… và lượng lớn các vi sinh vật, ngoài ra có có các kim loại nặng khác gây ảnh hưởng lớn tới môi trường nước nếu như không được xử lý

Đối với môi trường đất: Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí Khi có độ ẩm thích hợp

Trang 17

sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4…

Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này

Đối với rác không phân hủy như nhựa, cao su… nếu không có giải pháp xử

lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất

Đối với môi trườ ng không khí: Các chất thải rắn thường có một phần có thể

bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí nhất là rác thực phẩm, nông phẩm không được xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật Rác sinh ra các khí NH3, CO2,

CO, H2S, CH4, nếu không được xử lý thì các khí này sẽ bay vào khí quyển gây nguy hiểm cho sinh vật và môi trường Các nhà môi trường học đã chứng minh rằng 15% tác hại gây ra hiện tượng nhà kính là từ các hiện tượng này

 Ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đến sức khỏe con người

Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân

cư và làm mất mỹ quan đô thị

Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết… tạo điều kiện tốt cho ruồi, muỗi, chuột… sinh sản và lây lan mầm bệnh cho con người, nhiều lúc trở thành dịch Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như: bệnh sốt rét, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao…

Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như: gây ô nhiễm

Trang 18

không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho con người.

Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị

1.2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

1.2.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là tổng hợp các quá trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ khâu thu hồi, phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý cuối cùng là tiêu hủy [15]

Sơ đồ tổng thể của một hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị hoàn chỉnh bao gồm sáu hợp phần chức năng như sơ đồ dưới đây:Hình1.2:

Gom, nhặt tách và lưu

Thu gom vận chuyển

Trung chuyển Tách, xử lý và

Đổ thải và chôn lấp cuối cùng Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Trang 19

Các công đoạn trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:

Phân loại tại nguồn: mang lại lợi ích to lớn giúp tiết kiệm tiền, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường tuy nhiên hân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ptùy thuộc vào tiềm năng tái chế và nguồn lợi thu được Ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam có những đội ngũ chuyên đi thu gom phế liệu, đồng nát phục vụ cho hoạt động tái chế chất thải: kim loại, thủy tinh, giấy vụn…

Thu gom vận chuyển chất thải: Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến các cơ sở tái chế, xử lý hay chôn lấp là một phần bắt buộc của hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt Công đoạn này yêu cầu lao động, kỹ thuật và chi phí khá lớn trong tổng chi phí để xử lý chất thải rắnsinh hoạt

Trung chuyển: Các trạm trung chuyển được sử dụng để tối ưu hóa năng suất lao động của đội thu gom và đội vận chuyển

Xử lý và tái chế: Sau khi tách riêng các thành phần có khả năng tái chế (giấy, kim loại, thủy tinh…) các thành phần còn lại sẽ được xử lý bằng nhiều phương pháp như: sản xuất phân compost, đốt hoặc đem chôn lấp

Đổ thải và chôn lấp: Chôn lấp là phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn kinh tế nhất và chấp nhận được về mặt môi trường Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm lượng chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả các kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu quan trọng trong chiến lược quản lý thống nhất chất thải rắn

1.2.2 Quản lý chất thải rắn sinh ho t tạ ại Việt Na m

Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2010 – 2015, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị trên toàn quốc tăng trung bình

10 - 16% mỗi năm, chiếm khoảng 60 70% tổng lượng chất thải rắn đô thị và tại - một số đô thị tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chiếm đến 90% tổng lượng chất thải rắn đô thị Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh với khối lượng lớn tại hai đô thị đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chiếm tới 45,24% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân trên đầu người ở mức độ cao từ 0,9 - 1,38 kg/người/ngày ở

Trang 20

thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị phát triển về du lịch như: thành phố Hạ Long, thành phố Đà Lạt, thành phố Hội An…

Hình 1.3 Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại 6 vùng trong cả nước [3]

Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân trên đầu người thấp nhất tại thành phố Đồng Hới, thành phố Kon Tum, thị xã Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đăk Nông, thành phố Cao Bằng từ 0,31 0,38 kg/người/ngày, khoảng 46% chất thải rắn - phát sinh là chất thải rắn sinh hoạt đô thị thị Đến năm 2014, khối lượng CTR sinh hoạt

đô thị phát sinh khoảng 32.000 tấn/ ngày hỉ tính riêng tại thành phố Hà Nội và , cthành phố Hồ Chí Minh khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là: 6.420 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày [3]

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị giai đoạn giai đoạn 2013 2014 đạt khoảng 84% 85%, tăng từ 3 đến 4% so với giai - - đoạn 2008 2010 Khu vực ngoại thành tỷ lệ thu gom trung bình đạt khoảng 60% so - với lượng CTRSH phát sinh Tỷ lệ thu gom CTRSH tại khu vực nông thôn còn thấp, trung bình đạt khoảng 40 55% Các vùng sâu, vùng xa tỷ lệ này chỉ đạt - khoảng 10%

Theo báo cáo từ các địa phương, ở một số đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 có tỷ

lệ thu gom khu vực nội thành đạt mức tuyệt đối 100% như Tp Hồ Chí Minh; Đà

Trang 21

Nẵng; Hải Phòng; Hà Nội đạt khoảng 98% ở 11 quận nội thành (quận Hà Đông đạt 96% và Thị xã Sơn Tây đạt 94%); Huế đạt 95% Các đô thị loại 2 cũng có cải thiện đáng kể, đa số các đô thị loại 2 và 3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành đạt trên 80% - 85% Ở các đô thị loại 4 và 5 thì công tác thu gom được cải thiện không nhiều do nguồn lực vẫn hạn chế, thu gom phần lớn do các hợp tác xã hoặc tư nhân thực hiện nên thiếu vốn đầu tư trang thiết bị thu gom Mặt khác, ý thức người dân ở các đô thị này cũng chưa cao nên vẫn có gia đình không sử dụng dịch vụ thu gom rác [3]

Bảng 1.4 Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đ thị tại một số địa phương ô

Trang 22

Về cơ bản, thành phần của CTRSH bao gồm chất thải vô cơ không phân hủy sinh học nh kim loại, thủy tinh, gạch ngói, sành sứư Chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học nh thực phẩm thừa, lá cây, xác động thực vật, hoa quả Chất thải hữu cơ ư khó phân hủy sinh học như nhựa, cao su, túi nilon, giấy bìa và các chất khác Hiện nay, túi nilon đang nổi lên như vấn đề đáng lo ngại trong quản lý chất th i r n do ả ắthói quen sinh hoạt của người dân [3]

Bảng 1.5 Phân loại chất thải rắn đô thị [3]

đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, đồ nhựa, thủy tinh…) và chất thải nguy hại (bóng đèn, pin,

ác quy, thuốc chuột, dầu thải, bình xịt…)

Khu thương mại Nhà kho, nhà hàng,

khách sạn, nhà trọ, các trạm sửa chữa…

Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại và chất thải nguy hại (pin, acquy, bóng đèn…)Dịch vụ công

cộng đô thị

Hoạt động dọn rác vệ sinh đường phố, công viên, vườn hoa, khu vui chơi, giải trí, bùn, cống rãnh …

Rác, cành cây cắt tỉa, lá cây, chất thải chung tại các khu vui chơi, giải trí, bùn cống rãnh…

Cơ quan, công

Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, bê t ng, gỗ, ống dẫn…ô

Trang 23

Chất thải do quá trình chế biến công nghiệp, phế liệu và các chất thải rắn sinh hoạt

CTRSH phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu vực công cộng (đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu, trường học ) chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực đô thị có tỷ lệ hữu cơ vào khoảng 54 - 77%, chất thải có thể tái chế (thành phần nhựa và kim loại) chiếm khoảng 8 - 18% [2 ]

Hiện nay, biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu tập trung vào 3 loại hình công nghệ chính là: sản xuất phân vi sinh, đốt và chôn lấp Đến cuối năm

2013, cả nước có khoảng 458 bãi chôn lấp (quy mô trên 1 ha) với tổng diện tích khoảng 1.813,5 ha Trong đó, 121/458 bãi chôn lấp hợp vệ sinh với diện tích khoảng 977,3 ha Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh phần lớn là bãi rác tạm, lộ thiên, không có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường và chiếm diện tích đất lớn [19]

Sơ đồ quy trình hoạt động quản lý chất thải rắn đô thị điển hình tại các đô thị Việt Nam được minh họa trên hình dưới:

Trang 24

Hình 1.4 Sơ đồ hệ thống tổng thể quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

tạiViệt Nam [12]

Trang 25

- Cải cách hệ thống pháp lý;

- Đào tạo và nâng cao nhận thức;

- Thúc đẩy tư nhân hóa và thu hồi chi phí;

- Áp dụng công nghệ hiện đại, phù hợp vào Việt Nam;

- Cơ quan chủ trì là Bộ Xây dựng và cơ quan phối hợp là Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Theo QCXDVN 01:2008/BXD Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch - xây dựng ban hành theo quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008, các công nghệ chủ yếu được áp dụng trong xử lý chất thải rắn bao gồm: Chôn lấp an toàn, hợp vệ sinh, chế biến chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh, chế biến chất thải rắn thành nhiên liệu và thiêu đốt thu hồi năng lượng Công nghệ xử lý chất thải rắn sẽ phải tuân thủ các điều kiện quy hoạch sau:

- Công nghệ xử lý chất thải rắn dự kiến lựa chọn trong cơ sở xử lý chất thải rắn phải hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt và môi trường không khí xung quanh

- Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý bằng công nghệ chôn lấp không vượt quá 15% tổng lượng chất thải rắn thu gom được Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý bằng các công nghệ khác (tái chế, tái sử dụng, chế biến phân hữu cơ…) 85% 

Theo quy chuẩn này, các công trình xử lý chất thải (như lò đốt, nhà máy chế biến phân vi sinh, bãi chôn lấp) trong khu liên hợp xử lý chất thải rắn phải được đầu

tư xây dựng theo đúng qui định đối với từng công trình riêng lẻ Quy mô khu liên hợp và các công trình xử lý đi kèm phải được xác định trên cơ sở khối lượng của chất thải rắn cần được xử lý, công nghệ áp dụng để xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn

và tính liên vùng, liên đô thị

Trong Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp đến năm 2020 cũng dự báo nhu cầu đầu tư cho lĩnh vực này sẽ lên đến 30 nghìn tỷ đồng vào năm 2020 Tuy nhiên, với hiện trạng và chi phí cho hoạt động quản lý chất thải rắn như hiện nay, để có thể đạt được những mục tiêu của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, nhu cầu đầu tư này dự

Trang 26

kiến phải tăng lên đến 40 nghìn tỷ đồng Tuy nhiên, để hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị nói chung, quản lý chất thải rắn đô thị nói riêng phát triển bền vững, cần lưu ý đến việc xây dựng các cơ chế tài chính phù hợp để đảm bảo duy trì vận hành, duy

tu, bảo dưỡng các hệ thống này

Với chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, Chính phủ khuyến khích các công ty tư nhân và các tổ chức hoạt động dựa vào cộng đồng cộng tác chặt chẽ với các địa phương trong quản lý thu gom chất thải rắn Nghị định của Chính phủ về quản lý chất thải rắn (Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007)

- Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, các công trình phụ trợ thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư

- Xã hội hóa trong công tác quản lý chất thải rắn tại các tỉnh/thành phố đã bắt đầu được đưa vào trong các văn bản địa phương về công tác quản lý chất thải rắn

Trang 27

CHƯƠNG II HI N TR NG QU N LÝ CH T TH I R N SINH Ệ Ạ Ả Ấ Ả ẮHOẠT TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PH HÀ N I VÀ QUỐ Ộ ẬN ẦC U GI Y Ấ2.1 QUẢN L CHẤÝ T THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1.1 Nguồn gốc phát sinh

CTR sinh hoạt chiếm khối lượng lớn khoảng 0% trong tổng số chất thải rắn 6phát sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội và đang gia tăng nhanh chóng cùng với quá trình gia tăng phát triển dân số, mức sống, thu nhập bình quân trên đầu người chất , thải rắn trên địa bàn thành phố phát sinh từ nhiều nguồn như:

Rác thải khu dân cư: đây là nguồn thải chính của rác thải sinh hoạt Hoạt động của con người hàng ngày luôn tạo ra một lượng rác thải nhất định Bao gồm các loại thực phẩm thừa, túi, bao bì các loại… Nguồn rác này luôn có xu hướng gia tăng và thay đổi về tỷ lệ các thành phần

Rác thải của nhà hàng, khách sạn: Nguồn thải này bao gồm thức ăn thừa,

chai lọ, đồ hộp, giấy, vải vụn… Nguồn rác thải này thường được thu gom bởi các xí nghiệp môi trường đô thị và một phần nhỏ được bán làm thức ăn chăn nuôi

Rác thải công sở, trường học, công trình công cộng: Nguồn thải này có thành phần không quá phức tạp thường gồm giấy vụn, văn phòng phẩm,…

Rác từ các khu chợ: Chiếm một lượng lớn rác thu gom Nguồn thải này có thành phần phức tạp, bao gồm rau quả, các loại bao bì, túi nylon, chai lọ,…

Rác thải sinh hoạt từ các bệnh viện: bao gồm rác thải của cán bộ công nhân viên bệnh viện, rác thải của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và rác thải từ bếp ăn Lượng rác này cũng được thu gom cùng rác thải sinh hoạt của thành phố

Rác từ các trung tâm thương mại, các khu dịch vụ đô thị, sân bay;

Rác thải từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố;Rác thải từ các khu công nghiệp

2.1.2 Khối lượng phát sinh

Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước do vậy lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố trên và không ổn định Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến công tác dự

Trang 28

báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt hàng năm dẫn đến ảnh hưởng đến công tác đặt hàng hàng năm của các đơn vị, công ty cũng như việc bố trí vốn, ngân sách trong lĩnh vực duy trì vệ sinh môi trường của Thành phố

Theo thống kê của Sở TN&MT Hà Nội, từ năm 2011- 2015, CTRSH chiếm khoảng 60% tỷ trọng trong các loại chất thải:

Chất th i rả ắncông nghiệp chiếm 10%;

Chất thải xây dựng chiếm 20 - 25%;

Chất thải nông nghiệp và nông thôn chiếm 5 - 8%

Tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn TP khoảng 5.515 tấn/ngày, trong đó:

CTRSH đô thị của 12 quận và thị xã Sơn Tây là 3.388 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom đạt 98%;

CTRSH tại 17 huyện ngoại thành là 2.127 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom đạt 89% Nghĩa là một năm có trên một triệu tấn phát sinh, với khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh theo bảng sau:

Trang 29

20

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn các quận, huyện năm 20

TT Tên quận/ huyện phát sinh trung Khối lƣợng

bình (tấn/ngày)

khối lƣợng thu gom, vận chuyển (tấn/ngày)

khối lƣợng xử lý (theo phân luồng của Thành phố) (tấn/ngày)

Khối lƣợng xử lý (theo thực tế các huyện) (tấn/ngày)

khối lƣợbáo cá(t

Trang 31

2.1.3 Thành phần chất thải rắn sinh ho tạ

Tỉ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.2 Thành phần rác đến các cơ sở xử lý chất thải rắn ở Hà Nội [4]

Sơn

Gia Lâm

Xuân Sơn

Kiêu Kỵ

Cầu Diễn Seraphin

2.1.4 Hiện tr ng thu gom và v n chuy nạ ậ ể

Trên địa bàn thành phố Hà Nội công t thu gom r ác ác thải ắn r sinh ho ạt chủ yếu vẫn là thu gom thủ công Phương tiện thu gom chủ yếu là thùng rác đẩy tay với các dung tích 240, 400, 500, 600 lít, kết hợp với chổi và xẻng, chất thải rắn được đểtại các thùng rác có dung tích 50, 90, 120, 240 và 600 lít, các container chứa chất thải tại các khu vực tập kết rác tạm thời Các hộ dân tự mang chất thải rắn sinh hoạt

b ỏ vào các xe đẩy tay theo giờ tại các vị trí cố định, xe đẩy tay được vận chuyển ra các điểm tập kết để cẩu lên xe chuyên chở Phương pháp này yêu c u ầ tính tự giác

Trang 32

cao củ người dân nhưng ẫa v n mang tính bất cập cho người dân do lịch trình thu gom có thể không phù hợp với thói quen ho ặc thời gian làm việc và sinh hoạt của người dân Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến rác thải bị vứt bừa bãi tại

nơi công cộng Hơn nữa, việc áp dụng phương pháp này c g yêu c u ũn ầ phải có c ácđịa điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ dân lên xe đẩy tay và từ các xe đẩy tay lên xe chuyên chở, tuy vậy hiện nay không có các địa điểm tập kết chuyên dành cho công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn mà chủ ếu y ph ải sử dụng ỉa v hè, đường phố làm nơi tập kết, gây cản trở giao thông, mất vệ sinh và ảnh hưởng đến

mỹ quan đô thị [8 ]

 Công tác thu gom

Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà nội tồn tại hai lực lượng thu gom rác thải sinh hoạt

- Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội và các xí nghiệp Môi trường Đô thị các quận, huyện, các công ty, đơn vị được cấp phép thu gom và vận chuyển đến nơi xử

lý được Thành phố cho phép cũng như được các Sở, Ban ngành của Thành phố cấp phép hoạt động trong lĩnh vực thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

- Lực lượng tư nhân bao gồm các hợp tác xã, các tổ vận chuyển các ban quản

lý các tòa nhà chung cư, khu đô thị, khu vui chơi giải trí cũng tự thành lập lên các tổ

vệ sinh môi trường Tuy nhiên chỉ nhằm phục vụ cho chính trong địa bàn họ được giao quản lý

Đối với 17 huyện ngoại thành việc thu gom CTRSH được thực hiện bởi các ,

tổ thu gom rác thải tự quản do UBND các xã trực tiếp quản lý , hoặc giao cho các thôn tự quản lý, hoặc đơn vị vệ sinh môi trường thực hiện (đối với các thị trấn, khu

đô thị) Hình thức thu gom chủ yếu bằng thủ công gồm các xe đẩy tay, xe cải tiến Riêng tại 2 huyện Thường Tín và Thanh Trì hiện đang áp dụng thí điểm mô hình thu gom bằng xe tải nhỏ của Công ty cổ phần Môi trường đô thị Toàn Cầu và xe thu gom cơ giới của Công ty Môi trường đô thị Thanh Trì Việc vận chuyển CTRSH từ các điểm tập kết rác tại các thôn, xã về khu xử lý được thực hiện chủ yếu bằng hình thức đấu thầu, đặt hàng các đơn vị vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hiện

Trang 33

nay, có 15 đơn vị vệ sinh môi trường tham gia vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn 17 huyện Kinh phí cho công tác thu gom rác thải được cân đối từ nguồn thu phí vệ sinh môi trường của UBND các xã theo quy định, tổng kinh phí thu từ phí vệ sinh môi trường khoảng 8.174.408.000 đồng/tháng (thu của 3.911.200 người với mức thu từ 1.500 - 4.000 đ/người/tháng với tỷ lệ 76%) Ngoài phí vệ sinh, một số xã còn có nguồn hỗ trợ từ xã hội hóa, hoặc ngân sách của thôn, xã Việc tổ chức thu phí do các xã, thôn; hoặc các đơn vị vệ sinh trực tiếp thực hiện [8]

Tại các quận nội thành, công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH do Công ty TNHH Môi trường Đô thị (URENCO) và các công ty trúng thầu các gói thầu dịch vụ công ích vệ sinh môi trường đảm nhiệm Việc xử lý, tiêu hủy, tái chếchất thải rắn chủ yếu dựa vào hình thức chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn), Xuân Sơn (Sơn Tây), Núi Thoong (Chương Mỹ)

Bảng 2.3 Các đơn vị làm công tác thu gom, vận chuyển trên địa bàn Hà Nội

[21]

1 Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà

Nội (U enco Hà Nội)r

Quận Ba Đình Quận Hoàn Kiếm Quận Hai Bà Trưng Quận Đống Đa

2 Công ty CP Thăng Long Hoàng Mai

Long Biên

3 Công ty CP Môi trường Phú Thành Hoàng Mai

Long Biên

4 Công ty CP đầu tư và phát triển Ân Quang Hoàng Mai

5 Công ty Môi trường Tây Đô Quận Tây Hồ

6 liên danh Công ty CP Môi trường đô thị Hà

Đông và Công ty CP Đầu tư và Phát triển

công nghệ cao Minh Quân

Quận Hà Đông

7 Liên danh nhà thầu Công ty Cổ phần Môi

trường và Công trình đô thị Thanh Hóa -

Quận Cầu Giấy

Trang 34

Công ty Cổ phần Môi trường và dịch vụ đô

thị Vĩnh Yên

8 Công ty Môi trường đô thị Từ Liêm Bắc Từ Liêm

9 Công ty Cp Môi trường và Công trình đô thị

Sơn Tây

Thị xã Sơn Tây

10 Công ty Môi trường đô thị Đông Anh và

Công ty Môi trường Thành Quang

Huyện Đông Anh

11 Công ty CP Môi trường Tân Hội Huyện Đan Phượng

12 Công ty CP Môi trường đô thị Toàn Cầu Huyện Thường Tín

13 Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai Huyện Chương Mỹ

14 Công ty Cổ phần dịch vụ Môi trường Thăng

Long

Phú Xuyên, Huyện

Huyện Thanh Oai,

Quận Hoàng Mai;

Huyện Thường Tín

15 Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ

cao Minh Quân

Nam Từ Liêm Quận Tây Hồ

16 Công ty CP Môi trường Thanh Oai Huyện Thanh Oai

17 Công ty Môi trường đô thị Gia Lâm Huyện Gia Lâm

18 Công ty Môi trường đô thị Sóc Sơn Huyện Sóc Sơn

19 Công ty Công viên cây xanh Các công viên

20 Công Ty CP Môi trường Thanh Trì Huyện Thanh Trì

21 Công ty CP sân bay Nội Bài Khu vực sân bay – H Sóc Sơn

22 Công ty Thoát nước Hà Nội Các hệ thống thoát nước

23 Công ty CP Công viên Tây Hồ Công viên Tây Hồ Quận Tây Hồ-

24 Ban quản lý lăng Khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

25 Văn phòng Chủ tịch nước Văn phòng Chủ tịch nước

Trang 35

Với tần xuất thu gom (hàng ngày):

Thu gom rác tại nơi phát sinh bằng thủ công:

Thời gian từ 15:00 giờ – 22:00 giờ

Công tác thu rác tại các nơi phát sinh bằng cơ giới:

Thời gian: 18:00 giờ – 19:00 giờ

Hình 2.1 Sơ đồ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị của Hà Nội [8]

Thời gian thu gom ch a th c s phù hợp với thời gian sinh hoạt c t t c ư ự ự ủa ấ ảngười dân, do có những địa đ iểm th i gian thu gom là vàờ o trước 17 gi , thời iểm ờ đ

mà người dân còn i làm ho c ch a k v nhà do vđ ặ ư ịp trở ề ậy x ra t h trảy ìn ạng sau khi

xe thu gom đi th ạiì l có người ỏ b r sai quy ác định

Trang 36

Bảng 2.4 Tỉ lệ thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

trên địa bàn thành phố 1] [2

1 4 quận nội thành cũ (Hoàn Kiếm, Ba Đình,

Trang 37

Nhìn chung, t l thu gom c ỷ ệ ủathành ph là á cao ố kh đạt trung bình h n 90% ơ

t khu v và ại ực đôthị khoảng 65% v c khu v nông thôn Tuy nhiên t nhiới ác ực ại ều

qu huy t l thu gom còn ch a th s ận ện ỷ ệ ư ực ự tốt Nguyên nhân hiệu quả thu gom chư ốt tại các khu vực là do năng lực thu gom, máy móc, tài chính, cơ sở hạ tầng a t

và do trên địa bàn thành phố Hà Nội còn thiếu c ác trạm trung chuyển đảm bảo kỹ thuật, vệ sinh môi trường

 Công tác vận chuyển

Chất thải rắn sinh hoạt sau khi được thu gom sẽ được tập kết tại các điểm cẩu sau đó sẽ được cẩu lên các xe để vận chuyển đến các khu xử lý Tuy nhiên hiện nay vấn đề tìm các điểm cẩu chất thải rắn từ các xe gom lên xe chở rác là r t khó ấ

kh n Nguyên nhân là do cáă c phương tiện ử ụng còn lạc hậu nên trong quá trình s dcẩu chất thải rắn thường có tiếng ồn lớn, khói bụi, và ặc biệt là đ các mùi khó chịu từ chất thải rắn sinh hoạt và việc rơi vãi rác, chảy nước rác ra đường trong quá trình nâng cẩu Do đó người dân thường phản đối việc đặt các điểm cẩu chất thải rắn gần nhà họ Điều này khiến cho việc lựa chọn các điểm cẩu chất thải rắn thường không thể tuân thủ các nguyên tắc đặt ra mà thường được tiến hành ở bất cứ nơi nào có thể được thậm chí ngay ạnhc các công s , công viên hay ở các điểm nhạy cảm với môi trường kh ác

Hệ thống vận chuyển trong những hẻm nhỏ vận chuyển chất thải rắn : sinh

ho ạt bằng xe đẩy tay và nhân viên thu gom bằng phương pháp thủ công Ở các thành phố lớn thì thường có các loại xe có container vận chuyển hoặc container cố định Đối với các nước tiên tiến thì công việc thu gom chất thải rắn đường phố có

xe chuyên dụng ết ợp quét, thu gom và vận chuyển [ k h 11 ]

Vận chuyển rác từ các điểm tập kết đến khu xử lý: Tùy theo mỗi khu vực và

c tuy ác ến đường để đảm bảo giao thông Thông thường ngoại trừ một số giờ cao điểm sáng từ: 7 giờ 00’ đến 9 giờ 00’; chiều từ 15 giờ 30’ đến 17 giờ 30’ ì c xe th ác

v chuy n có ận ể thể hoạt động ả c ngày

Phần lớn rác sau khi được thu gom tập kết tại các điểm ập ết sẽ được vận t k chuyển thẳng lên các khu xử lý mà không qua một trạm trung chuyển nào

Trang 38

* Tuyến vận chuyển tại Hà Nội

Các tuyến vận chuyển chính hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận và xử lý của các khu vực xử lý

02 tuyến vận chuy n chính c ành phể ủath ố Hà N ội đến các khu vực xử lý là: + Khu LHXLCT Nam Sơn – Sóc Sơn – Hà Nội với cự ly trung bình là 60 km+ Khu LHXLCT Xuân Sơn – Sơn Tây – Hà Nội với cự ly trung bình là 54

km

Tuyến vận chuyển của uận Cầu Giấy là khu Liên hợp xử lý chất thải Nam qSơn – Sóc Sơn – Hà Nội

2.1.5 Hiện tr ng qu n lý chạ ả ất thải rắn sinh ho c a thành phạt ủ ố

2.1.5.1 Công tác qu n lý và trách nhiả ệm của các S , Ban Ngành, UBND các c pở ấCông t ác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội được các đơn vị chức năng đảm nhiệm UBND thành phố, các Sởlà , UBND các quận huyện…

Hình 2.2 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố

U ban nhân dân ỷ thành phố Hà Nội giao cho Sở Tài Nguyên và Môi trường,

Sở Xây dựng và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện quản lý công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố thông qua công tác đấu thầu thu gom vận chuyển và

xử lý chất thải rắn nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng với những định mức giá theo khung quy định của Thành phố, ới v ân c nh sau: ph ấp ư

UBND TP Hà Nội

Sở tài nguyên và

Các đơn vị thực hiện công tác vệ sinh môi trường

Trang 39

Cấp Thành phố: Uỷ ban nh dân ân Thành phố là cơ quan hành chính cao nhất, quản lý các Sở ban ngành trên địa bàn Thành phố, ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý CTR, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn và hướng dẫn thực hiện các văn bản căn cứ trên sự tham mưu của các Sở, Ban, Ngành chuyên môn

Sở Xây dựng: Là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất thải rắn tại các đô thị, các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội

Sở Tài nguyên – Môi trường: Là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn Hà Nội

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND thực hiện quản lý nhà nước về thực hiện các dịch vụ công (trong đó có dịch vụ quản lý chất thải rắn nông thôn)

Công tác quản lý chất thải rắn còn có sự phối hợp của các Sở, Ngành liên quan: Sở Kế hoạch – Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Công an

Sở Kế hoạch – Đầu tư: Là cơ quan chuyên môn tham mưu và giúp UBND Thành phố bảo đảm cân đối nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách theo các chương trình, kế hoạch phát triển đã được UBND Hà Nội phê duyệt; Huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn Hà Nội

Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch – Đầu tư đảm bảo cân đối vốn đầu tư

từ nguồn vốn ngân sách; Thống nhất quản lý về tài chính với nguồn vốn hỗ trợ phát triển; Phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thu và sử dụng phí thu từ quản lý ấch t th i rắn ả trên địa bàn Hà Nội

Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thẩm định hồ sơ các đồ án quy hoạch xây dựng(trong đó có quy hoạch chất thải r nắ ) trình Thành phố phê duyệt

Trang 40

Thanh tra môi trường, phòng Cảnh sát Môi trường – Sở Công An thực hiện chức năng bảo vệ môi trường, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý ấch t thải

rắn; ngăn chặn, xử lý vi phạm về quản lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật Cấp quận, huyện: UBND các Quận, Huyện là cấp quản lý địa phương, chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường ở địa bàn quận, huyện Đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các quy định, chương trình trên địa bàn được phân cấp quản lý về ấch t thải rắn Phòng Tài nguyên và Môi trường là đơn vị tham mưu chính cho UBND quận, huyện thực hiện theo chủ trương chính sách của Thành phố, đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết môi trường nói chung và chất thải rắn nói riêng

Cấp phường, xã: UBND phường, xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn và thực thi yêu cầu từ quận, huyện

về quản lý chất thải rắn trên địa bàn quản lý [21 ]

2.1.5.2 Cơ chế, chính sách, quy định

Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Quyết định số 6841/QĐ UBND ngày 13/12/2016 của - Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc Công bố Quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tổ chức thực hiện được ban bành theo quyết định số 113/2009/QĐ-UB ngày 21/10/2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà N ội về việc ban hành “quy chế đấu thầu, đặt hàng các sản phẩm dịch vụ đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội”

2.1.5.3 Công tác thu phí x ửlý chất thả ắ sinh hoạ i r n t

Mức phí vệ sinh hiện nay đang thu được áp dụng từ năm 2014 theo Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 22/12/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thu phí vệ sinh đối với chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành phố Hà Nội với mức thu như sau:

Cá nhân cư trú tại các phường: 6.000 đồng/người/tháng

Cá nhân cư trú tại xã, thị trấn: 3.000 đồng/người/tháng

Ngày đăng: 22/01/2024, 16:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w