1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tập hợp các nhà Triết Học

34 1.2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nhà triết học Xô crát (469 399 TCN) Khái quát về cuộc đời, những đóng góp về khoa học và tư tưởng triết học trường phái triết học Xocrat. Xôcrat (469399 TCN) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại. Theo nhân xét của Hêghen “là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại” trong triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Nhà triết học Xôcrát (469- 399 TCN) Khái quát về cuộc đời, những đóng góp về khoa học và tư tưởng triết học trường phái triết học Xocrat. Xôcrat (469-399 TCN) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại. Theo nhân xét của Hêghen “là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại” trong triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại. Cuộc đời sự nghiệp: Ông sinh ra ở Aten xuất thân trong gia đình cha làm điêu khắc, mẹ làm hộ lý. Ông là người con thứ hai trong gia đình. Giống như những đứa trẻ ở Aten Xôcrat đã được học phổ thông cơ sở nhằm hình thành thể chất và tinh thần cho thành viên tương lai của nhà nước – thị thành. Khi ông 18 tuổi, ông phải giải quyết một vấn đề rất quan trọng là làm sao có quyền công dân và chính thức được thừa nhận là công dân của nhà nước Aten. Xôcrat có một hình thức không bình thường, quen đi chân đất, ăn mặc tuềnh toàng nhưng lại là người có trí nhớ tuyệt vời (ông là người phản đối chữ viết vì theo ông chữ viết làm cho con người ỷ lại không chịu tư duy) và sức mạnh vô song. Năm 399 TCN tòa án Aten đã khẳng định ông là người có chủ trương thay tôn giáo hiện thời bằng một thứ tôn giáo mới làm giảm uy lực của nhà nước, hư hỏng đồi bại thanh niên, bằng tội danh này ông đã bị kết án tử hình với số phiếu áp đảo của hội đồng nghị án 200/220. Lời nói cuối cùng của ông ở phiên tòa là “Đã tới lúc chúng ta phải rời khỏi đây. Tôi thì để chết, còn các anh thì để sống, điều nào tốt hơn, không ai biết cả, ngoài Thượng đế”. Cái chết đau thương của ông ở tòa án đã góp phần tôn vinh phẩm giá của ông như một nhà triết học có nhân cách vĩ đại nhất trong lịch sử triết học. Cái chết bi thảm của Xôcrat đã đi vào lịch sử như một sự kiện quan trọng, nó chứng tỏ rằng chân lý có thể có được bằng cái giá của sự hy sinh. Hay, trong mọi trường hợp tính đích thực của học thuyết được kiểm tra bằng thái độ sẵn sàng của tác giả trải qua những thử thách, đôi khi là bằng cái giá mạng sống của bản thân. Điều đó lại càng xác đáng với Xôcrat vì sau phán xét của tòa án, ông có cơ hội chạy trốn mà bạn ông tổ chức cho nhưng ông đã không sử dụng nó. Như nhiều người giả định sự khước từ thực hiện bản án đối với Xôcrat có nghĩa là khước từ các quan điểm của bản thân mình. Ông là nhà triết gia nhưng lại không viết một tác phẩm nào. Ông thường trình bày các quan điểm của mình bằng lời nói dưới hình thức hội thoại hay tranh luận. Vì vậy những gì chúng ta biết về ông chủ yếu qua ghi chép và bình luận của các học trò của ông như Platon, Xenophon, Aristophan. Giai thoại về Xôcrat: Trong các câu chuyện về những xích mích gia đình thì Xôcrat luôn hiện ra là người rất biết kiềm chế và ưa hòa mình. Ông đáp lại tính khí khó chịu hay đay nghiến của vợ bằng hài hước và giễu cợt. Một hôm, sau khi chửi bới xong, Cơsantipơ – vợ ông, hất nước vào chồng mình. Ông chỉ nhận xét: “Lẽ nào tôi đã không bảo rằng sau cơn sấm sét Cơsantipơ sẽ là mưa?!”. Chính vì vậy mà sự nỏng nảy vô lý của vợ ông đã ngay lập tức tan biến. Nhiều khi người ta hỏi Xôcrat là tại sao ông lại chọn một người vợ tính khí khó chịu như vậy, ông đáp lại: “Đối xử với một người vợ ngang ngạnh như vậy là giống như thuần phục một con ngựa háu đá. Và giống như sau khi đã thuần phục được con ngựa như vậy thì sẽ dễ dàng thuần phục những con ngựa khác, sau khi học được cách đối xử với Cơsantipơ thì tôi cũng dễ dàng tiếp xúc với những người khác”. Một giai thoại khác như sau: theo tiêu chí của người Aten, gia đình Xôcrat là một gia đình rất nghèo. Được kế thừa từ người cha một ngôi nhà không lớn và một chút tài sản. Xôcrat hoàn toàn thờ ơ với ý nghĩ cải thiện điều kiện vật chất của mình. Nhà ngụy biện Antiphôn đã xúc phạm Xôcrat: “Ngài sống không giống như bất kỳ một nô lệ nào sống ở chủ nhân của mình; ngài sử dụng đồ ăn và đồ uống nghèo nàn, mặc quần áo không những nghèo nàn mà còn mặc cùng một thứ quần áo cả mùa đông lẫn mùa hè, ngài luôn không đi giày”. Xôcrat đã phản ứng lại những lời đả kích như vậy bằng cách chỉ ra rằng: hạnh phúc không phải là tiền bạc và sự xa hoa, rằng khát vọng kiếm lợi và làm giàu sẽ bị đẩy con người ra khỏi con đường đức hạnh và làm cho nó bị suy đồi đạo đức. Theo ông, con người phải học được cách thỏa mãn với điều tối thiểu, cần ít nhất, bắt chước tấm giương cao cả của thần linh vốn dường như không cần tới thứ gì cả… Những vấn đề chính trong quan niệm triết học Xôcrat: 1. Vấn đề về con người: Nếu các nhà triết học trước ông chủ yếu bàn tới vấn đề về khởi nguyên thế giới, về nhận thức luận thì ông lại cho rằng triết học không có gì khác hơn là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình, “hình học – theo lời của ông – chỉ cần thiết đối với con người trong chừng mực làm cho con người biết đo đạc ruộng đất mà họ đang sử dụng, hay đem bán”. Luận điểm nổi tiếng “Con người, hãy nhận thức chính mình” trở thành câu cửa miệng trong các buổi đàm thoại triết học của ông. Tư tưởng của ông thực sự là một bước tiến mới trong sự phát triển triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại. Bắt đầu từ Xôcrat, đề tài con người trở thành một trong những vấn đề trọng tâm nghiên cứu của triết học phương Tây. Đối với ông, nhận thức chính mình – tức là nhận thức bản thân mình – không chỉ như một nhân cách mà còn như một con người nói chung. Luận điểm nổi tiếng hãy nhận thức chính mình còn có ý nghĩa là xây dựng những khái niệm về chuẩn mực đạo đức chung của con người. Đạo đức đòi hỏi biết ý thức về cái thiện về đức hạnh nói chung. Nó phải trở thành khoa học về sự hoàn thiện phẩm chất con người. Xôcrat nhấn mạnh đến 4 đức hạnh chính: + Khôn ngoan: Biết mình, cư xử đúng, chủ động trong mọi tình huống. + Tiết độ: Tiết chế dục vọng, biết chịu đựng, giữ trạng thái cân bằng. + Can đảm: Chống lại các ham muốn thái quá, không sợ chết. Con người không chỉ biết sống mà còn biết chết. Nếu chết là sự tiêu diệt mọi ham muốn, là sự yên tĩnh vĩnh hằng, tuyệt đối thì đó là điều hay. Nếu chết là linh hồn sẽ phiêu diêu đây đó và sẽ gặp gỡ các linh hồn của những người quá cố thì chính cái chết sửa soạn cho ta những thú vui bất tận. + Khiêm tốn: Luôn nhớ rằng mình còn dốt, đặt mình ở điểm xuất phát để đi từng bước một, thận trọng vững chắc trên con đường hướng tới chân lý. Theo lời Điôgien Laécxơ, “Xôcrat nói rằng, chỉ mỗi điều thiện đó là tri thức, và mỗi điều ác đó là sự dốt nát. Của cải và danh tiếng chẳng mang lại phẩm giá gì, ngược lại, chỉ đem đến những điều ngu xuẩn”. Mọi hành vi vô đạo đức đều là kết quả của sự dốt nát, kém hiểu biết, bởi lẽ nếu người nào biết thế nào là tốt thì anh ta không bao giờ làm điều xấu. Vì vậy con đường đi đến tri thức cũng chính là con đường hoàn thiện nhân cách đạo đức của con người, con đường hướng con người tới cái thiện và hạnh phúc. Xuất phát từ việc thừa nhận tri thức khách quan, ông đi đến khẳng định tính khách quan của các chuẩn mực đạo đức. Khác với các nhà ngụy biện, ông coi cái thiện và cái ác là hoàn toàn khác biệt nhau, cũng như không đồng nhất hạnh phúc với cái lợi, mà coi hạnh phúc là đức hạnh. Chỉ có người nào biết đức hạnh là gì mới thực sự được hạnh phúc. Cái ác và bất hạnh là kết quả của sự không hiểu biết cái thiện. Như vậy, triết học của Xôcrat chủ yếu bàn về con người dưới khía cạnh đạo đức. Nhận thức chân lý, tri thức là nền tảng đạo đức học của ông. Công lao của ông là đã bước đầu nhận thấy mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động đạo đức của con người. Nhưng ngoài khía cạnh nhận thức luận, vấn đề còn liên quan đến các hoàn cảnh xã hội nữa. Đạo đức học duy lý của ông sau này bị Arixtot phản đối, cho rằng việc hiểu biết về cái thiện cái ác cũng như việc vận dụng chúng trong từng tình huống cụ thể là hai việc khác nhau. Mặc dầu vậy, triết học Xôcrat vẫn là một bước ngoặt trong lịch sử phát triển tư tưởng triết học phương Tây cổ đại với việc coi con người là trung tâm của các vấn đề thế giới quan. 2. Về nhận thức chân lý: Là học trò của các nhà ngụy biện nhưng Xôcrat không nhất trí với họ coi ý kiến chủ quan của mỗi người là tiêu chuẩn của chân lý. Để có thể đàm thoại được thì giữa những người tham gia đàm thoại phải có một “tiếng nói chung” một “ngôn ngữ chung” nhất định. “Ngôn ngữ chung” đó mang tính khách quan, là nền tảng khách quan, nhờ đó con người khám phá ra chân lý một cách đích thực mà ai cũng phải thừa nhận. Ông dường như tìm thấy các tầng khác nhau trong ý thức con người. Ngoài những yếu tố chủ quan, thì trong ý thức con người còn có một nội dung khách quan, ông tìm cách chứng minh rằng chính nội dung khách quan đó là cái cơ bản trong ý thức. Phần này của ý thức được coi là lý tính. Nó không chỉ có khả năng đưa lại ý kiến cá nhân mà cả những tri thức phổ biến mang tính tổng quát. Nhưng mỗi người chỉ có được tri thức chung đó bằng nỗ lực của mình. Và ông khẳng định đó là cơ sở chung, là chân lý khách quan trong các cuộc đàm thoại mà ai cũng phải thừa nhận. Do vậy, mỗi người không phải hoàn toàn tự do và tùy tiện trong việc lựa chọn các ý kiến trái ngược nhau về sự vật, mà phải dựa vào nền tảng chung khách quan đó. Xuất phát từ quan niệm trên, ông tìm cách khám phá những chân lý chung trong các cuộc đàm thoại phê phán những ý kiến dù được nhiều người chấp nhận nhưng theo ông vẫn chưa được khách quan, và như vậy thì chưa gọi là tri thức đúng đắn. Ông là người khởi xướng ra phép biện chứng theo cách hiểu thời cổ đại, nghĩa là nghệ thuật tranh luận. Ở Xôcrat nó thể hiện dưới dạng mỉa mai. Tài hùng biện kết hợp với sự mỉa mai sâu cay – đó là công cụ chính của ông trong các cuộc diễn thuyết, tranh luận dùng để chỉ ra mâu thuẫn của đối phương theo quan niệm của mình. Khám phá chân lý – theo Xôcrat – nghĩa là định nghĩa sự vật một cách chặt chẽ, xây dựng khái niệm về nó. Nếu như các nhà triết học trước kia về cơ bản sử dụng các khái niệm một cách tự phát thì Xôcrat là người đầu tiên nhấn mạnh vai trò đặc biệt của tri thức khái niệm trong nhận thức. Theo ông, nhận thức sự vật nghĩa là phải biết nó là cái gì. Khám phá ra chân lý đích thực về bản chất sự vật tức là phải hiểu nó ở mức độ khái niệm. Tuy vậy ông cũng nhận thấy rằng đây là một việc không đơn giản và bản thân ông vẫn thường khiêm tốn nói “Tôi biết rằng tôi không biết gì cả”. 3. Học thuyết về phương pháp: Theo Xôcrat cần xây dựng phương pháp đối thoại tích cực, giúp con người tránh mọi ngộ nhận, vượt qua sai lầm, xác định đúng bản chất sự vật. Phương pháp ấy theo ông trải qua 4 bước: Thứ nhất: Mỉa mai là thủ pháp phản biện bằng cách nêu hàng loạt câu hỏi (có tính chất mải mai) nhằm dồn người đối thoại vào thế mâu thuẫn thừa nhận những khuyết điểm trong lập luận của mình, từ đó thừa nhận chân lý. Thứ hai: Đỡ đẻ ngụ ý về trách nhiệm của người thầy – người dẫn dắt, không bỏ mặc người đang đối thoại với mình ở tình trạng không lối thoát, mà chủ động nêu ra những vấn đề mới, giúp họ đạt tới chân lý. Thứ ba: Quy nạp là quá trình đi từ phân tích những hành vi riêng lẻ đến khái quát để nắm bắt bản chất con người và đời sống xã hội. Thứ tư: Xác định hay định nghĩa là bước cuối cùng của phương pháp tiếp cận chân lý, gọi đúng tên sự vật, chỉ ra đúng bản chất của nó, xác định đúng những chuẩn mực của hành vi đạo đức, tiến tới xây dựng một khoa học về cái thiện phổ quát, giúp con người sống hạnh phúc, hợp lý trí. 4. Thế giới quan: Ở phương diện thế giới quan triết học, Xôcrat đánh dấu bước ngoặt từ chủ nghĩa duy vật (trong quan niệm về tự nhiên) sang chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm Xôcrat thể hiện trước hết việc tách các khái niệm ra khỏi chủ thể nhận thức. Khái niệm trong cách hiểu của ông chỉ là kết quả của những nổ lực tinh thần, không đơn giản là hiện tượng chủ quan, mà là một hiện thể khách quan siêu thoát nào đó của lý tính. Khái niệm tồn tại tự thân, không lệ thuộc tồn tại của sự vật, con người. Chủ nghĩa duy tâm xen lẫn mục đích luận thể hiện trong học thuyết về quan hệ giữa linh hồn và thể xác. Ông né tránh những vấn đề tự nhiên vì sợ “xúc phạm đến thần linh”. Thần linh là linh hồn bất tử, là linh hồn chi phối thể xác. Thần linh là hiện thân của lý trí và lý trí tức là thần linh. Thần linh ở trong ta, hiện hữu ở chính những hành vi cao cả, do linh hồn dẫn dắt. Làm điều tốt là làm điều thiêng liêng. Chủ nghĩa duy tâm, một mặt là sự ngạc nhiên thú vị trước năng lực nhận thức của con người và thần thánh hóa nó, mặt khác là “sự phát triển phiến diện thái quá của một trong những khía cạnh của nhận thức thành một cái tuyết đối, tách khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên”. Ông đã phác thảo những nét đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm khách quan, Platon về sau đã đẩy nó lên trình độ một hệ thống. 5. Quan điểm chính trị - xã hội. Xôcrat là người ủng hộ nhiệt thành chế độ nhà nước – thị thành mà trong đó các điều luật có bản chất chính nghĩa thống trị vô điều kiện. Kiên trì truyền bá sự cần thiết phải tuân thủ pháp luật của nhà nước – thị thành. Xôcrat gắn liền việc làm đó với sự đồng cảm công dân mà, theo ông, nếu thiếu thì nhà nước không thể trụ vững, gia đinh không thể cai quản tốt. Hơn nữa, ông hiểu sự đồng thuận là việc các thành viên nhà nước – thị thành trung thành và tuân thủ pháp luật, chứ không phải là sự nhất thể hóa thị hiếu, ý kiến và quan điểm của mọi người. Việc kêu gọi phục tùng pháp luật của ông không có nghĩa dường như ông coi mọi quy định và mệnh lệnh của nhà cầm quyền là luật pháp cần được tuân thủ. Luận điểm của Xôcrat về sự trùng hợp giữa cái hợp pháp và cái chính nghĩa, việc ông ca ngợi tính hợp pháp và tính hợp lý của chế độ nhà nước – thị thành thực ra hàm ý chỉ một trạng thái lý tưởng, chứ không phải trạng thái hiện có. Quan điểm “nhà triết học ngồi trên ngai vàng” của Xôcrat là hệ quả tất yếu của thuyết sùng bái giới quý tộc tri thức trong lĩnh vực chính trị, học thuyết này xuyên suốt toàn bộ triết học đạo đức của ông. Một điều nổi bật là các lý tưởng chính trị của ông đều vượt lên trên như nhau đối với chế độ dân chủ, chế độ đầu xỏ, chế độ quý tộc dòng họ và chế độ cầm quyền truyền thống của vua chúa. Xét về mặt lý luận, lý tưởng của ông là thử nghiệm tạo lập bản chất hợp lý hoàn toàn của nhà nước, còn về mặt thực tiễn chính trị là để khẳng định nguyên tắc hiểu biết trong quản lý nhà nước – thị thành. Khi đánh giá các hình thái chế độ nhà nước và quản lý khác nhau, Xôcrat cố tách biệt những điểm đặc trưng của chúng, các nguyên tắc tạo thành hình thái của chúng. Bản thân việc phân loại các hình thái cầm quyền khác nhau việc có tính đến luật pháp để đánh giá các hình thái cầm quyền… đã có ảnh hưởng đáng kể tới các học thuyết sau này về hình thái nhà nước. Sự trung thành tuyệt đối của công dân đối với nhà nước – thị thành và luật pháp của mình là xuất phát điểm trong toàn bộ quan điểm chính trị - xã hội của Xôcrat. Khi nhất trí trở thành thành viên của một nhà nước, theo ông, công dân mới thực tham gia khế ước với nhà nước và có nghĩa vụ phải tôn trọng các trật tự và quy định của nó. Như vậy, Xôcrat là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng chính trị châu Âu đã hình thành quan điểm về quan hệ khế ước giữa nhà nước và công dân của mình. Với đạo đức học duy lý đặc trưng đã tạo ra bước ngoặt trong triết học Hy Lạp cổ đại, đưa nó từ trên trời xuống dưới đất. Bên cạnh đó Xôcrat đã nâng sự lý giải vấn đề đạo đức – chính trị lên trình độ khái niệm, chứng minh về mặt triết học tính chất khách quan của đức hạnh, chính trị, pháp quyền đối lập với chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa của phái biện thuyết. Xôcrat có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử triết học phương Tây đã phân biệt quyền tự nhiên, khẳng định sự thống nhất chúng chứ không tách rời như suy nghĩ của Protagoras. Phương pháp tiếp cận chân lý do ông xây dựng cũng có giá trị biện chứng sâu sắc theo cả nghĩa củ và nghĩa mới. Theo nghĩa cũ đó là nghệ thuật tranh luận để đạt tới chân lý, theo nghĩa hiện đại đó là mầm mống của phép biện chứng chủ quan, biện chứng của các khái niệm. Platon Plato Tên: Plato Sinh: khoảng 427–428 trước Công nguyên Mất: 347 trước Công nguyên Trường phái: Chủ nghĩa Platon Quan tâm Siêu hình học, Nhận thức luận, Luân lý chính: học, Mỹ học, Chính trị, Giáo dục, Triết học về Toán học Tư tưởng đáng lưu ý: Chủ nghĩa hiện thực Platon Ảnh hưởng bởi: Socrates, Archytas, Democritus, Parmenides Ảnh hưởng tới: Hầu hết các triết gia và các nhà thần học sau ông Platon (tiếng Hy Lạp: Πλάτων, Platōn, "Vai Rộng"), khoảng 427-347 TCN, là một nhà triết học cổ đại Hy Lạp được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực, có nhiều người coi ông là triết gia vĩ đại nhất mọi thời đại cùng với Socrates (Σωκράτης) là thầy ông. Sinh ra ở Athena, ông được hấp thụ một nền giáo dục tuyệt vời từ gia đình, ông tỏ ra nổi bật trên mọi lĩnh vực nghệ thuật và đặc biệt là triết học, ngành học mà ông chuyên tâm theo đuổi từ khi gặp Socrates. Ông đã từng bị bán làm nô lệ và được giải thoát bởi một người bạn, sau đó, ông đã trở về Athena khoảng năm 387 TCN và sáng lập ra Viện hàn lâm - (tên lấy theo khu vườn nơi ông ở). Đây có thể được coi là trường đại học đầu tiên trong lịch sử nhân loại, nơi dành cho nghiên cứu, giảng dạy khoa họctriết học. Aristoteles (Αριστοτέλης) đã theo học tại đây khi 20 tuổi và sau này lập ra một trường khác là Lyceum. Khi Socrates chết vào năm 399 TCN thì Platon mới khoảng 31 tuổi. Trong suốt phiên tòa xử thầy mình, ông ngồi dự ở phòng xử án. Toàn bộ chuỗi biến cố đó dường như đã ăn sâu vào tâm hồn ông thành một kinh nghiệm chấn động, vì ông đánh giá Socrates là người giỏi nhất, minh triết nhất và chính trực nhất trong tất cả mọi người. Từ đó Platon bắt đầu cho phổ biến một loạt các đối thoại triết học trong đó nhân vật chính luôn luôn là Socrates, căn vặn những kẻ đối thoại của ông về những khái niệm căn bản về đạo đức và chính trị, làm cho họ mắc mâu thuẫn trước những câu hỏi của ông. Có lẽ Platon có hai động cơ chính để làm việc này. Một là để thách thức và tái khẳng định những lời giáo huấn của Socrates bất chấp chúng đã bị kết án một cách công khai; hai là để phục hồi danh dự người thầy yêu quí của mình, cho mọi người thấy ông không phải là một kẻ hủy hoại giới trẻ mà là một bậc thầy danh giá nhất của họ. Triết học Platon Platon là nhà triết học duy tâm khách quan. Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platon là học thuyết về ý niệm. Trong học thuyết này ông đưa ra hai quan niệm về thế giới các sự vật cảm biết và thế giới các ý niệm. Trong đó thế giới các sự vật cảm biết là không chân thực, không đúng đắn vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, thay đổi và vận động, không ổn định, bền vững, hoàn thiện; còn thế giới ý niệm là thế giới phi cảm tính phi vật thể, là thế giới đúng đắn, chân thực, các sự vật cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm. Nhận thức của con người không phải là phản ánh các sự vật cảm biết của thế giới khách quan mà là nhận thức về ý niệm. Thế giới ý niệm có trước thế giới cảm biết, sinh ra thế giới cảm biết. Từ quan niệm trên Platon đã đưa ra khái niệm "tồn tại" và "không tồn tại". "Tồn tại" theo ông là cái phi vật chất, cái nhận biết được bằng trí tuệ siêu tự nhiên là cái có tính thứ nhất. Còn "không tồn tại" là vật chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất. Về mặt nhận thức luận Platon cũng mang tính duy tâm. Theo ông tri thức là cái có trước các sự vật chứ không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận thức các sự vật đó. Nhận thức con người không phản ánh các sự vật của thế giới khách quan mà chỉ là nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã quên trong quá khứ. Theo Platon tri thức đuợc phân làm hai loại: Tri thức hoàn toàn đúng đắn và tri thức mờ nhạt. Loại thứ nhất là tri thức ý niệm có đựơc nhờ hồi tưởng. Loại thứ hai là tri thức nhận được nhờ vào nhận thức cảm tính, lẫn lộn đúng sai không có chân lí. Về xã hội, Platon đưa ra quan niệm về nhà nước lí tưởng trong đó sự tồn tại và phát triển của nhà nước lí tưởng dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hoà các ngành nghề và giải quyết các mâu thuẫn xã hội. Những môn đệ của Platon Nổi tiếng nhất trong số những người môn đệ của ông là Aristoteles. Ngoài ra, sau này có Plotinus (Πλωτίνος), một triết học gia người Ai Cập (với cái tên La Mã) có thể được coi là một triết gia Hy Lạp vĩ đại cuối cùng cũng là một người chịu ảnh hưởng của Platon. Tư tưởng của ông phát triển khuynh hướng thần bí của Platon và sau đó được biết tới như học thuyết Tân Platon (Neo-Platonism). Mahatma Gandhi Ảnh Mahatma Gandhi năm 1931 Sinh 2 tháng 10, 1869 Porbandar, Kathiawar Agency, Ấn Độ Mất 30 tháng 1, 1948 New Delhi, Ấn Độ An táng Mohandas Karamchand Gandhi Quốc tịch Ấn Độ Tên khác Cam Địa Vai trò Đấu tranh dành độc lập cho Ấn Độ Chính đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ Tôn giáo Ấn Độ giáo Vợ Kasturba Gandhi Con cái Harilal Manilal Ramdas Devdas Chữ ký Nguyên nhân cái chết Ám sát Mahātmā Gāndhī (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), nguyên tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi (Devanagari; Gujarati, là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả [...]... Maharashtra hoặc tại nhà những người bạn và những người hâm mộ Những lần đến Delhi, họ ngụ tại tòa nhà Birla (Birla House) được cấp bởi người bạn thân là Ghanshyamdas Birla Một thời Gandhi trú tại chung cư Bhangi (Bhangi Colony), trung tâm của sự việc chống kì thị giai cấp của ông Gandhi là một người say mê viết thư, luôn thử nghiệm các cách điều chế ăn uống, trau dồi nhận thức tôn giáo và triết học, nhưng chủ... học College London (một trường thuộc Đại học London) học ngành luật Trong thời gian tại London, thủ đô của đế quốc, ông chịu ảnh hưởng của lời nguyện với bà mẹ trước mặt một vị tăng Kì-na giáo là Becharji, đó là giữ giới luật Ấn Độ giáo không ăn thịt và uống rượu sau khi rời Ấn Độ Mặc dù đã thử bắt chước văn minh người Anh, ví dụ như học nhảy, nhưng Gandhi không ăn được thịt cừu và cải bắp bà chủ nhà. .. hiệp hội Thần Trí học (hoặc Thông Thiên học) , được bà Helena Petrovna Blavatsky thành lập vào năm 1875 để hỗ trợ tình người năm châu Những nhà Thần Trí học này chuyên tâm nghiên cứu kinh điển Phật giáo và Ấn Độ giáo Họ khuyến khích Gandhi đọc Chí Tôn ca Mặc dù từ trước đây không tỏ vẻ hứng thú về tôn giáo, ông bắt đầu đọc những tác phẩm nói về Ấn Độ giáo, Kitô giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác Ông... một cách hung bạo Hai người viết thư cho nhau cho đến khi Tolstoi mất vào năm 1910 Bức thư của Tolstoi dùng triết học Ấn Độ có nguồn từ các Phệ-đà và những lời khuyên của Hắc thiên để hướng đến phong trào chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ đang tiến triển Gandhi cũng bị ảnh hưởng lớn qua tiểu luận nổi danh của Henry David Thoreau là "Sự không phục tòng của công chúng" Những năm lưu trú tại Nam Phi với tư cách... tại Rajkot Ông đậu khoá thi vào Đại học Mumbai năm 1887 với số điểm vừa đủ, và vào học viện Samaldas tại Bhavnagar Tuy nhiên, ông không lưu ở đây lâu vì gia đình muốn ông trở thành luật sư để giữ truyền thống nắm quyền cao tại Gujarat Không cảm thấy thú vị tại học viện Samaldas, Gandhi liền nắm thời cơ du học nước Anh, một nước được ông xem là "quốc gia của những triết gia và thi nhân, trung tâm đích... người thừa kế Lord Irwin là Lord Willingdon đã bắt đầu một chiến dịch mới để đàn áp những đại biểu chủ nghĩa dân tộc Một lần nữa, Gandhi bị bắt giam, và chính quyền tìm cách đập tan ảnh hưởng của ông bằng cách cách li hoàn toàn ông và các người đi theo ủng hộ Chiến lược này không hiệu quả Năm 1932, qua chiến dịch của B R Ambedkar - lĩnh tụ của những người Dalit - chính quyền đảm bảo cho dân ti tiện Dalit... Swaraj và Quốc dân Đại hội, và khai mở các phương pháp chống kì thị dân vô giai cấp, uống rượu, thiếu học và nghèo đói Ông trở về địa vị hàng đầu vào năm 1928 Một năm trước đó, chính quyền Anh đề cử một hội đồng cải cách hiến pháp dưới sự lĩnh đạo của Sir John Simon mà không có tên một người Ấn nào trong hội đồng Kết quả của việc này là sự tẩy chay hội đồng của các đảng Ấn Độ Gandhi thúc đẩy một nghị... chủ yếu là tư duy về các sự kiện chính trị Ông cũng đã chỉ đạo những công việc trong một Già-lam và chỉ dẫn các môn đệ trong những vấn đề cá nhân Ám sát Ngày 30 tháng 1 năm 1948, trên đường đến một nơi thờ tụng, Gandhi bị bắn chết bởi Nathuram Godse tại tòa nhà Birla ở New Delhi Godse là một môn đồ Ấn giáo cực đoan được người đương thời cho là có mối quan hệ với cánh cực hữu của các tổ chức Ấn Độ giáo... Không có nhân cách hùng mạnh của Gandhi để kiềm chế các người đồng sự, đảng Quốc dân Đại hội bắt đầu tan vỡ, phân thành hai phái trong thời gian ông ngồi tù Một phái được dẫn đầu bởi Chitta Ranjan Das và Motilal Nehru, ủng hộ việc đảng tham dự cơ quan lập pháp Phái thứ hai được dẫn đầu mởi Chakravarti Rajagopalachari và Sardar Vallabhbhai Patel, phản đối việc này Thêm vào đó là việc hợp tác giữa tín... Congress) năm 1918, ông được hàng triệu dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là Mahātmā, nghĩa là "Linh hồn lớn", "Vĩ nhân" hoặc "Đại nhân" Danh hiệu có gốc tiếng Phạn này được triết gia và người đoạt giải Nobel văn chương Rabindranath Tagore dùng lần đầu khi đón chào Gandhi tại Mumbai (hay Bombay) ngày 9 tháng 1 năm 1915 Mặc dù Gandhi không hài lòng với những cách gọi tôn vinh nhưng đến ngày nay, danh hiệu Mahātmā

Ngày đăng: 24/06/2014, 12:29

Xem thêm: Tập hợp các nhà Triết Học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w