1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Ebook tín ngưỡng dân gian việt nam

433 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tín Ngưỡng Dân Gian Việt Nam
Tác giả Lê Như Hoa
Trường học Viện Văn Hóa
Thể loại Công Trình
Năm xuất bản 2001
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 433
Dung lượng 18,35 MB
File đính kèm Ebook Tín ngưỡng dân gian Việt Nam.pdf.zip (18 MB)

Nội dung

Sách nói về các loại hình tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ vong hồn, tín ngưỡng dân gian của một số dân tộc ít người ở Việt Nam

Trang 2

Công trình chào mừng

30 năm thành lập Viện Văn hóa

Chủ biên Lê Như Hoa

Tín ngưỡng dân gian Việt Nam

Trang 3

Lời giới thiệu

Có hai lý do khiến các nhà nghiên cứu văn

hóa ngày nay tập trung vào việc nghiên cứu các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, đó là:

- Đáng và Nhà nước ta đã đánh giá cao vai trò của tín ngưỡng và tôn giáo trong đời sống xã

hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Nghị quyết hội nghị TƯ 5, Ban chấp hành trung ương Đảng, khoá VIII, có đoạn viết: “Tôn trọng tự đo tín ngưỡng và không tín ngưỡng của dân, bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động trên cơ sở bình thường trên cơ sở tôn trọng pháp luật, nghiêm cấm xâm phạm tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc"

- Kinh nghiệm bảo tồn và phát triển văn hóa

ở nhiều quốc gia trên thế giớt đã cho thấy: Chính các tín ngưỡng, đặc biệt là các tín ngưỡng dân gian, bản địa là nhưng xương sống cội trụ để từ đó những hình thái biểu tượng tính- các biểu thị văn hóa đân tộc được phát sinh và nuôi đưỡng Cũng

từ những cột trụ này, bản sắc văn hoá của một tộc

Trang 4

được đứng vững trước những xáo trộn của xự du nhập, giao lưu văn hóa, trước những nguy cơ nhất thể hoá của xu hướng tồn cầu hố,

Cuốn "Tín ngưỡng dán gian ở Việt Nam" được ra đời trong bối cảnh trên, Xuất phát từ quan điểm tiến hoá luận, cho rằng: Các hình thái tín ngưỡng dân gian - về thực chất - là những phương thức nhận thức và tác động trở lại hiện thực của con người ở những thời kỳ lịch sử nhất định, chứ không phải là một cái gì đó mang tính siêu hình,

thần bí, không thể hiểu được, các tác giả đã lý

giải các hình thái, các hiện tượng tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam một cách khoa học và đã cố gắng nêu bật được những giá trị vàn hóa của những hình thái biểu tượng trong các hoạt động tín ngưỡng, vai trò của chúng trong việc hình thành

bản sắc văn hóa tộc người, đân tộc,

Ở phan mot, “Cac hinh thdi tin neuong dan gian của người ` các tác giả đã đặt trọng tâm vào việc phân tích những hình thái tín ngưỡng sơ

khai, bản địa của người Việt trong bối cảnh của những điều kiện địa lý nhân văn, điều kiện lịch sử,

kinh tế, xã hội của Việt Nam- một bộ phận của

Đông Nam Á cổ xưa Nhiều luận điểm về tính bản

địa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thành hoàng mang tính học thuật cao,

Trang 5

Phần hai của cuốn sách là tập hợp một số những bài viết mang tính đân tộc chí về những

hình thái tín ngưỡng dân gian của một vài tộc ít người sinh sống ỏ Việt Nam Dĩ nhiên, một tập hợp như thế là quá ít oi so voi su da dang của các hình thái tín ngưỡng ở một quốc gia da dân tộc như Việt Nam Tuy nhiên, chúng tôi vẫn hy vọng rằng các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quán lý văn hóa sẽ tìm thấy ở đây những tư liệu đân tộc học chân thực và quí giá để sử dụng vào những nghiên cứu khác quy mô hơn và có gid tri hon

Xi trân trọng giới thiệu với bạn đọc xu gần, trong và ngoài ngành văn hóa cuốn sách này Hy

vọng rằng, mỗi người sẽ tìm thấy những điều bổ

ích của riêng mình ở cuốn sách này và có những

trao đổi học thuật hày đóng góp ý kiến với các tác giả

Trang 6

TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT

Trần Bình Minh 1 Dân luận"

Ngày nay, trong đời sống chính trị, xã hội và

văn hóa, người ta dường như đã nhất trí với nhau

về khái niệm tôn giáo, nhưng lạt chưa nhất trí với nhau về khái niệm tín ngưỡng

Ở Việt Nam từ khi có chế độ phong kiến, có nghĩa là từ khí có sự phân liệt giữa văn hóa chính

thống và văn hóa đân gian thì trong đời sống xã

hội luôn xuất hiện những tôn giáo chính thống và những tôn giáo, tín ngường phi chính thống Những tín ngưỡng, tôn giáo phi chính thống ấy thường bị coi là "tà giáo", "dị đoàn”, và như thế, chúng dường như chỉ đóng vai trò tiêu cực trong

tiến trình lịch sử của dân tộc Quan điểm này van

tồn tại cho đến ngày nay

Cần phải nói răng, một quan điểm như thế

đối với các tín ngưỡng là một quan điểm quá chật

hẹp, bị khuôn định bởi những điều kiện và những quan điểm sai lệch, nó không giúp người ta nhận thức được bản chất, vai trò, chức năng của các tín

ngưỡng dân gian, lại không thể giải thích được tại Phần dẫn luận viết chung với Bũi Quang Thang Viện nghiên cứu

Văn hoá nghệ thuật

Trang 7

sao trong thời đại ngày nay (khi thế giới quan khoa học đã chiếm vị trí ưu thắng, khi khoa học kỹ thuật đã phát triển ở trình độ rất cao), các tín ngưỡng đân gian vẫn lưu tồn bên cạnh những tôn

giáo và hệ tư tưởng chính thống

Trên thực tế, các nền văn hóa trên thế giới

tồn tại và phát triển đều nhờ vào những hình thái

văn hóa mang tính bản sắc (như lễ hội, phong tục tập quán, ngôn ngữ, ) Những hình thái này lại có ôi nguồn từ những tín ngưỡng dân gian - nguyên thuỷ "Tín ngưỡng là một cát nôi cho các biểu thị biểu tượng tính hình thành, là cái nôi cho những hình thức diễn đạt điển hình mà ngày nay, người ta gợi là các loại hình văn hóa hoặc các phương tiện văn hóa””,

Vì thế, cần phải coi các tín ngưỡng dân gian

là hiện tượng văn hóa và việc nghiên cứu nó bằng những quan điểm toàn diện và những phương pháp khoa học, liên ngành để góp phần tìm ra bản chất, vai trò, chức nang của chúng trong các thời doạn

Trang 8

Như mọi người đều biết, vì sự tổn tại và phát triển của chính mình, ở mọi thời đại, con người luôn phải nhận thức các hiện thực tự nhiên và xã hội mà mình đang sống Không thế, con nguodi không thể có được những ứng xử phù hợp, thích nghi với môi trường sống của mình, không thể thỏa mãn được các nhù cầu của mình Nhận | thức hiện thực một cách đúng đắn (phù hợp) chính là cơ sở của sự tích lũy trí tuệ, sự phát mình các học thuật, khoa học và nghệ thuật những vếu tố võ cùng cần thiết cho sự tồn fat cla người cũng như sự tiến bộ của xã hội loài TIEƯỜI

Do chưa có quá trình tích lũy trong nhận thức, nên những nhận thức được phản ánh trong lín ngưỡng cúa người nguyên thủy còn có nhiều hạn chế, Sự hạn chế ¿ y không phải vì chỉ số thông mình cửa người tiền sử thấp hơn chỉ số thông mình của người hiện đại, mà đơn giản như đã nói chỉ là đo họ chưa có sự tích lũy các nhận thức của mình Những nhận thức của họ mới chỉ là những cảm giác, trí giác ban đầu về các hiện thực, Những cảm giác và trị giác ấy chỉ là những cảm giác, trí giác đơn lẻ, chưa đủ sức phản ánh được sự liên hệ mật thiết giữa sự việc, hiện lượng của thế giới khách quan Chúng (cảm giác và tì giác) chưa đủ xức để giúp họ (người tiền sử) khám phá vẻ những quy luật của tự nhiên cũng như của xã hội Người

Trang 9

+ tiền sử không thể hiểu nổi vì sao trời nắng, vì sao

trời mưa, vì sao có gió, có bão vì sao lá cây lúc đứng im, lúc lại xào xạc, vì sao con người lúc khóe mạnh, lúc ốm đau, vì sao con người lại chết Họ càng ngạc nhiên, hoảng sợ hơn khi thấy trong giấc mơ lúc ngủ, người đã chết hiện về với họ Sự ngạc nhiên sự huyền bí (đặc biệt trong giấc ngủ) là nguyên nhân đưa họ đến cảm giác trong bất cứ sinh vật, sự vật nào cũng có một cái gt đồ không nhìn thấy Thế giới xung quanh họ "gồm

vô số thực thể sinh động khác nhau, có cái hữu

hình, có cái vô hình, nhưng tất thảy đều có một phần tính thần một phần vật chất, hai phần đó kết hợp với nhau một cách bí mật"', Chính sự hoại động của cái vô hình mà họ gợi là lĩnh hồn, hồn linh hay thần lĩnh làm người ta cười, khóc, chết

”Vũ trụ dây thần lĩnh! Từ mỗi tỉnh câu, mỗi phiến

đá, phát ra một hiện thể, ta hoang màng cảm thấy vô số năng lực gần như là thần lực, mạnh có, yếu có lớn có, nhỏ có, hết tháy đều vận chuyển trong khoảng trời - đãi, tới mục tiêu bí mật của chúng”? Nhận thức trên của người tiền sử về hiện thực khách quan đã được phản ánh rõ trong các tín ngưỡng, mà ngày nay, chúng ta thường thấy những lưu tổn của chúng ở các lễ nghỉ, các trò

Trang 10

chơi trong các lễ hội cổ truyền và trong các tục thờ cúng,

Nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu cội nguồn của các tín ngưỡng nguyên thuý như là những hình thái tôn giáo sơ khai và đã chứng minh

được rằng: Chính cái chết là cội nguồn sâu xa nhất

của các tình cảm tôn giáo Ví dụ Malinowski đã khẳng định: "Cái chết là sự khủng hoảng tối quan trọng và cuối cùng của cuộc sống” (mượn trích dân Nguyễn Duy Hình, tứ 14); hay như Frazer đã ching minh sự bí ai, sợ hãi và kinh hoàng của

cộng đồng đối với cái chết trong tác phẩm "Nỗi lo

xợ của cái chết trong tôn giáo sơ khai" (xem

Nguyễn Duy Hình tr 14)

ĐĨ sâu hơn nữa, Frazer đã thấy: Người hoang

dã không tìm cách che dấu nổi hãi hùng mà sự

hiện diện của vong linh gợi ra và cũng không tìm cách che dấu sự ệt mà họ cảm thấy khi nghĩ đến vong linh có thể quay trở vẻ; họ đã cầu viện

đến một loạt những cuộc hành lễ để giữ nó cách

xa họ, để xua đuổi nó (Xem § Ereud tr 126) Còn

W Wundt thi cho ring người hoang đã đau khổ

vì sợ "linh hồn họ trở thành quý đữ” và đã cất

nghĩa taboo bằng sự sợ hãi ma quỷ (xem đã dẫn tr

127)

Cả Wundt và Westermark đều cho rằng quý thần độc ác là nguyên nhân gây nên tư tưởng vẻ

Trang 11

quy thần nói chung từ những liên hệ rấ rõ rệt vẻ

người chết và người sống Wund viết “Trong số các hành động mà huyền thoại của moi dan 16 gán buộc cho quỷ thần thì số hành động tác hại vượt hơn hắn những hành động tác phúc, đến mức

đã trở thành hiển nhiên rằng trong tín ngưỡng của

các đân tộc, quỷ thân độc ác là cổ xưa hơn quỷ

thần tốt lành” (mượn trích dẫn trong Freud, tr

140) Còn Westermark trong tác phẩm "Nguồn gốc và sự phát triển của ý niệm luân lý” đã phát biểu như sau trong chương dành cho “Thái độ đối với người chết": Những sự kiện tôi có trong tay

cho phép tôi đi đến kết luận chung rằng, những người chết thường bị coi là kẻ thù hơn bạn hữu, và

rằng Jevons và Grant Allen đã lắm khi hai ông khẳng định ngày xưa người ta tin rằng tính tàn ác

của người chết hướng vào người ngoài là chính, trong khi ấy họ lại trải mở lòng ân cần bể trên đối

với con cháu họ và các thành viên trong thị tộc he” (muon wich din cla Freud tr 128)

Tất cá những giải thích như trên mới chỉ lý

giải được một mặt của thái độ sợ sệt chứ chưa lý

giải được sự sùng kính của người nguyên thuy

trước cái chết Chính S Freud bằng những lý giải phân tâm học của mình đã tìm thấy: bản chất của thái độ đối với người chết là một cảm thức hai mặt và được tiến hành bởi một cơ chế tâm thần đặc

Trang 12

biệt, trong tâm phân học quen gọi là ngoại phóng Ông viết: ” chúng tôi dám chắc những cảm thức có tính chất ấy, tức vừa âu yếm lại vừa thù địch tìm cách tự biểu thị, tự diễn đạt trong cùng một

lúc vào khi cái chết diễn ra, dưới hình thức đau

thương và thoả mãn Một xung đột giữa hai cảm xúc đối lập ấy là khôn tránh và vì một trong hai,

tính thù địch, đại bộ phận nó là vô thức, nên xune

đột chỉ có thể được giải quyết bằng một sự trừ di giữa hai cường độ với sự chấp nhận hữu thức hiệu số, thí dụ như trong những trường hợp người ta tha thứ cho một người yêu dấu phạm phải một bất công đôi với người yêu dấu hắn, Diễn trình được Kết thúc bảng sự vào cuộc của một cơ chế tâm thần đặc biệt trong phân tâm học quen gọi là ngoại

phóng Tính thù địch mà người ta chẳng biết gì về

nó và cũng Không muốn biết, được phóng chiếu từ trí giác nội tại ra thế giới bên ngoài, tức nó được tách ra từ chính con người cảm nhận thấy nó, để có thể được quy gán cho một người khác” (Freud,

tr 135) Ở một đoạn khác, ông viết: "Sự ngoại phóng tính thù địch vô thức vào ma quý, cái đặc

định taboo vào người chết, chỉ là một trong nhiều

quá trình cùng loại mà người ta phải quy ảnh hướng của chúng là lớn lao nhất đến sự hình thành

đời sống tâm thần nguyên thuỷ Trong trường hợp

đang nói đây, sự ngoại phóng dùng giải thích một xung đột xúc động và nó cũng làm cùng một vai

Trang 13

trò trong một số lớn tình thế tâm thần mà kết quả là chứng nhiễu tâm Nhưng sự ngoại phóng không chỉ duy nhất là một thủ đoạn phòng vệ; người ta cũng quan sát thấy nó trong những trường hợp không có xung đột Sự phóng ra bên ngoài của những trí giác bên trong là một cơ chế nguyên thuỷ mà cả những trí giác giác quan của chúng ta cũng phải phục tùng, và như vậy nó đóng vai trò chủ yếu trong phương thức biểu hiện của chúng tì

về thế giới bên ngoài Trong những điều kiện còn chưa được làm sáng tỏ đẩy đủ, những trị giác nội

tại của các quá trình xúc động và trí tuệ chúng ta giống như những trí giác giác quan được phóng chiếu ra ngoài và được dùng cho sự cấu tạo thế giới nội tại, thay vì cho sự nằm khu trú trong thế

giới nội tại của chúng ta Về phương diện phát

sinh điều đó có lẽ được cát nghĩa bởi điểu này:

Nguyên thuỷ, chức năng của sự chú ý được hành

xử không vào thế giới nội tại, mà vào những kích

thích đến từ thế giới ngoại tại và chúng ta chỉ quen

thuộc với các quá trình nội tâm thần của chúng ta duy nhất bằng những cảm giác vui thích và đau

đớn Ấy là chỉ sau sự hình thành một ngôn ngữ trừu tượng con người mới khả thể gắn nối những dư thừa giác quan của những biểu hiện ngôn từ vào các quá trình bên trong; khi này họ đã trị giác dan dần được chúng (các quá trình bên trong)

Người nguyên thuỷ đã xây dựng hình ảnh của họ

Trang 14

về thế giới theo cách ấy, bằng phóng chiếu ra ngoài những trí giác bên trong” (Freud tr 138 - 139) Từ đó, Freud giải thích rằng thái độ đối với người chết luôn được biểu thị thành hai luồng đối lập, nhưng cùng từ một nguồn mà ra: Sự sợ hãi quy thần và ma quái là một mật, sự thờ phụng tổ

tiên là mặt khác (đã dẫn tr 140-141)

Với tư cách là hành động vì sự tồn tại của người, tín ngưỡng nguyên thủy được thực hiện

bang sự thờ cúng các thần linh Vì thần lnh có

những năng lực, mà họ nghĩ là con người không

thể có, nên dé c4u xin su che chở của thần linh,

con người phải có những việc làm tỏ rõ sự tôn vĩnh, sự kính trọng của mình đối với thần lĩnh Và

thờ cúng là cách mà họ nghĩ rằng có thể bày tỏ

được sự tôn kính ấy Mọi lời nói cử chỉ hành động trong thờ cúng đều được cách điệu hóa mang tính biểu tượng cao: lời cầu xin được thực hiện không phải bằng những câu nói trực tiếp thông thường, mà được nói theo kiểu ví von với những

hiện vật, hình ảnh cụ thể, gần gi với cuộc sống

Các câu cầu xin được thự hiện đưới hình thức văn

vần giàu âm điệu (Chẳng hạn để cầu mùa màng

phong túc, dân làng Quác Thước, Yên Lập - Vĩnh

Phú - Việt Nam cầu như sau: "Cầu cho:

Trang 15

Lúa tốt bằng đầu

Bông cái bằng bông lau

Bông con bằng bông sậy ")”

Âm điệu của lời cầu xin làm cho giọng cầu

xin trở thành những điệu xướng ca vừa trữ tình lại vừa trang nghiêm Các động tác cầu xin tương ứng cũng không phàm tục như những động tác sinh hoạt hàng ngày, mà chúng ta được cách điệu hóa thành chuỗi các động tác nhảy múa Tất cả những hình thức biểu hiện như vậy đều có trong các lễ hội cổ truyền, mà ngày nay, khi quan sát, chúng ta luôn nhận thấy Ở các lễ hội này, không

bao giờ lại không có sự thờ cúng sự cầu xin một

hay vài vị thần linh nào đó Có thể nói, nội dụng chính của mỗi lệ hội cổ truyền được xác định bởi vị thần mà họ thờ cúng Mà, mỗi vị thần lại là sự thể hiện một ước vọng, một mong muốn, biểu hiện nhận thức của con người về một mảnh hiện thực Do vậy mới nói, lẻ hội là nơi thực hành các tín

ngưỡng, nó được ra đời và hình thành để thực hiện một tín ngưỡng, nó có nguồn gốc từ những tín ngưỡng

Trang 16

vẻ các hiện thực tự nhiên và xã hội ở buổi bình

mình của lịch sử (nên nó còn được các nhà nhân học đân tộc học gọi là tôn giáo sơ khai hoặc tự

nhiên )

Đối với những người theo thuyết tiến hoá

luận, thì giữa tín ngưỡng và tôn giáo không có gì khác nhau về bản chất: chúng đều là những

phương thức nhận thức hiện thực và tác động trở lại hiện thực

Cũng trong "Vật tổ và cấm kị", ở chương IH, “Tín ngưỡng hồn linh, ma thuật và tính toàn năng

của tư tưởng”, Freud đã chứng mình luận điểm

trên bằng cách lập dựng một quá trình tiến hóa của những quan niệm người về thế giới

Từ những tư liệu dân tộc học phong phú của

J Frazer, E.B Tylor, W Wundt, Westermark, R

Smith, A Lang, Rivers, Freud đã nhận thấy những liên quan của các hành vi, nghỉ lễ, tín

ngưỡng, ma thuật, tôn giáo ở các xã hội cổ sơ với

những vấn để của phân tâm học Ông viết: "Những người mà chúng ta coi 14 con gan gan rất nhiều với người nguyên thuỷ chứ không xa xôi như chúng ta và trong họ chúng ta nhìn thấy những hậu duệ và người kế tục trực tiếp của những con người thủa

Trang 17

đã mà đời sống tâm thần của họ thu hút sự chú ý

đặc biệt của chúng ta nếu như chúng ta có thể

chứng thực đời sống tâm thần ấy tạo thành một

giai đoạn của đích sự phát triển của chúng ta” (Freud, tr 12) Từ đó, ông đưa ra một kết luận loại suy mang tính phương pháp luận là: Những người trưởng thành trong các bộ lạc cổ xua có đời sống

tâm thần giống như đời sống tâm thân cuả những

đứa trể trong các xã hội văn mình

Ông đã thấy ở ma thuật những tương tự giữa đời sống tâm thần của những người ở xã hội sơ khai với con dục ở trẻ thơ Ông viết: "Những động cơ thúc đẩy sự hành xử ma thuật là dễ nhận ra: ấy là những dục vọng người Chúng ta chỉ phải thừa

nhận rằng người nguyên thuỷ có một lòng tin vô hạn vào sức mạnh của những dục vọng Thực chất,

tất cả những gì hắn tìm cách đạt được bằng những thủ đoạn ma thuật đều phải đến chỉ vì hắn muốn” và "còn về đứa trẻ, nó ở trong những điều kiện tâm thần tương tự, nhưng lại chưa có cùng những khả

năng vận động, chúng tôi cũng đã cho rằng nó bắt

đầu tìm kiếm cho những dục vọng của nó một sự

thoả mãn thực sự ảo giác, bằng làm nảy sinh tình

thế thuận lợi, nhờ ở những kích thích ly tâm của các cơ quan cảm giác của chúng Với người

nguyên thuỷ thành niên lại là một con đường

khác Gắn liền với dục vọng hắn là một thôi thúc

Trang 18

vận động, ấy là ý chí, và ý chí ấy, một ngày kia sẽ đủ mạnh để làm thay đổi bộ mặt trái đất, được người nguyên thuỷ sử dụng để tìm kiếm một sự

thoả mãn bằng một thứ ảo giác vận động." (Freud, tr 173)

Khi phân tích ma thuật, Freud đã rút ra một

kết luận: "nguyên tắc chỉ phối ma thuật, kỹ sảo

của phương thức tư duy hồn linh, là nguyên tắc tinh toan nang của tư tưởng” (Freud, tr.176) Tiếp

đó, ông so sánh sự tiến hóa của "tính toàn năng của tư tưởng" với sự tiến hóa của những quan

niệm người về thế giới” Ông viết: "Nếu ta thừa

nhận những phương thức tiến hóa của những quan

niệm người về thế giới như đã được miêu tả ở trên,

tức là giai đoạn hồn linh thuyết đã tiền diễn ra giai đoạn tôn giáo, mà giai đoạn tôn giáo đến lượt nó

đã tiễn diễn giai đoạn khoa học, thì ta cũng sẽ để dang theo dõi sự tiến hóa của "tính toàn năng của tư tưởng” qua các gia đoạn ấy Trong giai đoạn

hồn linh, con người quy phó cho chính bản thân nó tính toàn năng; trong giai đoạn tôn giáo, hắn

nhường điều ấy cho chủ thần, tuy nhiên hấn không

Š Ở đây, Freud đã giả định rằng: nhân loại, trên dòng thời gian đã trải

quan bà hệ thống trị thức, ba hệ thống quan niệm về thế giới Đó là

quan niệm hồn lình, quan niệm tòn giáo và quan niệm khoa học Điều

này cũng piống như lý thuyết của một số nhà xã hội học và tâm lý học

xã hội về tâm cach (mentality): thoại huyền, tôn giáo và khoa học

(Xem Đoàn Văn Chúc, 1997b)

Trang 19

từ bỏ nó một cách nghiêm túc, bởi hắn giành giữ quyền năng ảnh hưởng đến thần thánh để buộc họ

phải hành động phù hợp với dục vọng của hắn

Trong quan niệm khoa học về thế giới không còn

chỗ cho tính toàn năng của người, kẻ đã thừa nhận

sự bé nhỏ của mình và cam chịu cái chết giống như hắn đã tuân thủ tất cả những bức thiết tự nhiên

khác." (Freud, tr.!81)

Freud cũng đã so sánh sự phát triển của cách

con người quan niệm về thế giới với những giai

đoạn phát triển của con dục: "Nếu là thật rằng tính

toàn năng của tư tưởng cung cấp một bằng chứng có lợi cho sự tự si mê, chúng tôi có thể thử lập một

song hành giữa sự phát triển của cách con người

quan niệm thế giới với sự phát triển của con đục

cá nhân Chúng tôi bèn thấy trong thời gian cũng

như bằng nội dung của nó, giai đoạn tôn giáo ở

bước khách thể hóa, được đặc định bằng sự cắm chốt con dục vào cha mẹ, còn như giai đoạn khoa

học lại có vẻ đối xứng của nó trong tình trạng trưởng thành của cá nhân được đạc định bởi sự từ bỏ tìm kiếm thú vui và bởi sự lựa chọn đối tượng

bên ngoài phụ thuộc vào những lề thói và những yêu sách của hiện thực." (Sách đã dẫn tr 185)

Đến đây, ta có thể điễn tả ý tưởng của Freud

Trang 20

Quan đoạn | Các giai đoạn của | Các kỹ

niệm về | phát của | đời sống tâm thần | xảo thế g con dục cá nhân | của nhân loại

¡ Quan - Tự động hứng |- Tính toàn năng |Ma thuật

niệm dục của tư tưởng (với tư

hồn linh cách là

cách xử

dụng tổng

- Thoả mãn dục | - ảo giác vận động vọng bằng áo | được qui phó cho giác tính toàn năng tư ˆ hợp, triệt sà tưởng để Ặ tính mm toàn nang tư tưởng Tu si mé Quan - Khách thể hóa | Qui phó bản thân | Hệ thống niệm tôn | _ Cấm chốt con cho chủ thần nghỉ thức, táo NA nghỉ lễ tôn ẽ dục vào cha mẹ ee glo

Quan ~ Lựa chọn đối | Không còn chỗ cho | Thực

niệm tượng bên ngoài | tình toàn năng tư | nghiệm

khoa học tưởng khoa học

ˆ® Freud đưa ra một ví dụ như s Nếu tôi muốn trời mưa, tôi chỉ việc làm

mội cái gì đó giống với mưa hay nhắc nhớ tới mưa ở một bước cao hơn củi

văn mình, người tạ sẽ thay thế thủ tục của mà thuật ấy bằng những đám rước xung quanh một ngôi đến và ụ những thính nghiệm chư thần cư trú tạ đấy Và sau rốt, người ta cũng sẽ từ bỏ kỹ sảo tôn giáo ấy để tìm tòi xem bằng

Trang 21

Như vậy, về bản chất, tin ngưỡng cũng như

tôn giáo là phương thức nhận thức và "cải tạo" - hiện thực Sự khác nhau giữa chúng chỉ là những

đặc điểm mang tính cách lịch sử Có thể phân biệt

sự khác nhau ấy bằng bảng sau: Đặc điểm Tín ngưỡng ị Tôn giáo † a 2 Coinguén | Thuyết hồn linh Thuyết hồn lĩnh hoậcvật tỏ, hoặc thuyết về một đấng siêu nhiên khác

(nhu Mana chang han)

Đối tượng | Vạn vật hữu link

sting bai bộ Ba than Nhất thần Kỹ xảo | Ma thuật Lễ nghi tôn giáo (phương thức thực hành)

Thiết chế Chưa hoàn chính (điện | Hoàn chỉnh (có thiết

thờ đơn giản, không có giới tăng lữ mà chỉ có một số ít người

trung gian, nghỉ thức, nghỉ vật, nghỉ trượng đơn giản và thiếu hệ

thống, niềm tin được hình thành trên cơ sở trực cảm cá thể (chưa có hệ thống kinh) chế vật chất, có giới tảng lữ, hệ thống nghĩ thức, nghỉ vật, nghị trượng hoàn chỉnh, có ¿ hệ thống kinh (lịch sử

và giáo lý tôn giáo), có

đạo đức về niềm tin, có

tình cảm cộng đồng về

niềm tin i

Trang 22

Pham vi | - Hep ảnh hưởng à Khung cảnh xã hội - Rộng ‡

- Thường là các cộng ! - Cộng đồng tộc người Ộ B bì ong le toc Ng! đồng tộc người | quốc gia thế giới

- Ở các xã hội chưa có |- ở các xã hội có nh

nhà nước nuoc

Như vậy, các tín ngưỡng về bản chất là

những hệ thống trí thức, chúng không chỉ giải thích những hiện tượng riêng biệt, mà còn cho phép nhận thức thế giới như một toàn thể, mà nói như Wundt thì chúng là "sự dién dat trí tuệ về trạng thái tự nhiên của nhân loại" (Mượn trích

dẫn trong Freud, tr.161) Bang phép loại suy chúng ta có thể nói rằng: người ta nghĩ thế nào thì

hành động thế ấy; tức là ,tuỳ theo sự phát triển của nhận thức mà con người có phương thưc hành động tương ting (Nhu ở bảng trên thì tương ứng với ba trình độ nhận thức là hồn linh luận, tôn giáo, khoa học có ba phương thức tác động là ma thuật ,lễ nghĩ tôn giáo, và khoa học)

Đến đây chúng ta thấy rất rõ rằng: So sánh

tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín là một việc làm thiếu tính phương pháp Sở đĩ như vậy là vì người

ta đã nhầm lần khi so sánh cái tổng thể (tín

ngưỡng, tôn giáo) với cái bộ phận (kỹ xảo - mà ở

Trang 23

nhất chúng ta có thể khẳng định được đạo mẫu là một hình thái tôn giáo bản địa Còn nếu ai đó cho rằng, các thủ thuật (thực chất là các kỹ xảo thực

hành tín ngưỡng) như hầu đồng, múa hát, vàng

mã,.v.v là những hành vi mê tín để đánh giá toàn bộ đạo mẫu không phải là một tín ngưỡng dân

gian bản địa thì đó là một sự nhầm lẫn Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến thái độ của chúng ta khi

định giá và ứng xử với một tín ngưỡng dân gian bản địa - một yếu tố quan trọng trong nên văn hoá

dân tộc của chúng ta, Cần phải quan niệm một

cách khoa học rằng, mê tín thực chất là biểu thị

suy thối (Khơng đầy đủ) của các hình thái tôn

giáo sơ khai (kể cả của các tôn giáo đương đại )

Đến đây, có thể hiểu khái niệm tín ngưỡng

dân gian như sau: Là những hình thái tôn giáo sơ khai, chúng được hình thành trên cơ sở những tâm cách nguyên thuỷ (primitive mentality) để nhận thức hiện thực và tác động đến hiện thực bằng các

kỹ xảo (các biện pháp ma thuật) của thuyết hồn

linh Tín ngưỡng "dân gian" ở đây nhằm phân biệt

với những tín ngưỡng, tôn giáo chính thống của

những xã hội đã có nhà nước (trước khi có nhà nước, chưa có sự phân liệt giữa văn hoá dân gian và văn hoá nhà nước, chưa có sự phân liệt giữa tín ngưỡng dân gian và tôn giáo chính thống)

Trang 24

1.2 Thuyết hồn linh - cội nguồn các tín ngưỡng dan gian của người Việt

Hầu hết các nhà nghiên cứu văn hóa (dân tộc

học, nhân học, xã hội học), và cả những nhà nghiên cứu văn héa dan gian (folklorist) trén thé

giới đều coi E B Tylor” là ông tổ của mình Sở đĩ như vậy là do, ngồi việc ơng là người đầu tiên văn hóa trở thành đối tượng nghiên cứu riêng biệt

cho các khoa học (ở ông là nhân học và xã hội học), ông còn là cha đẻ của thuyết tiến hóa luận đơn tuyến trong lĩnh vực văn hóa - một lý thuyết có ảnh hưởng sâu rộng trong suốt một thời gian

khá dài của lịch sử nghiên cứu văn hóa

Tylor đã xây dựng lý thuyết của mình trên những khảo cứu về tôn giáo (sự hình thành và phát triển của tôn giáo - tín ngưỡng), trong đó hạt nhân la thuyét hén linh (animism)

Vậy thuyết hồn lính là gì? Nó đóng vai trò gì trong hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Việt

Thuyết hôn linh

? Edward Burnett Tylor (1832-1917), người Anh, làm lưu trữ ở Viện bảo tầng của Trường Đại học Oxford, đến năm 1896 tớ thành giáo sư

của Irường này Tác phẩm nổi tiếng của ông là "Văn hóa nguyên thủy"

(137)

Trang 25

Trong "Primitive Culture", Tylor phân tích rằng: Người nguyên thủy đã đi tới một quan niệm

về linh hồn - một thực thể khác với thân xác họ -

sau khi đã có được hai kinh nghiệm tâm sinh lý:

- Một mặt là các hiện tượng về giấc ngủ, về

bệnh tật, về trạng thái xuất thần hôn mê và sự

chết

- Mặt khác, là kinh nghiệm riêng về các giấc

mơ và các ảo mộng

kinh hồn được Tylor "mô tá" như sau: "Đấy là một hình ánh người phi vật chất, thco bản chất

của nó là một thứ hơi, một thứ màng lưới hay một

thứ bóng; nó là đo lai của sự sống và của tư tưởng

trong cá nhân mà nó phú hồn cho; nó chiếm hữu

một cách độc lập với ý thức con người và ý chí của người chủ thể xác của nó, chủ cũ và chủ mới; nó

có thể rời bỏ thể xác và đi chuyển rất nhanh chóng

từ chỗ này sang chỗ khác; thường là không thể

tóm bắt được và không trông thấy được, vậy mà

nó lại khai triển một sức mạnh hữu thể "Ẻ

Và người nguyên thủy đã "thấy" rằng: khi linh hồn tách ra khỏi thể xác ấy là sự chết; còn trạng thái xuất thần và bệnh tật được cắt nghĩa

bằng sự rời bỏ tạm thời của linh hồn

* Dan theo M Eliada - Animism - Trong Universalis Encyclopedia - Đoàn Văn Chúc dịch tr.3

Trang 26

Nhu thế, linh hôn tân tại trudéc và sau sự

chết

Từ các tài liệu dân tộc học có trong tay,

Tylor đã xây dựng thuyết tiến hóa của mình trong lĩnh vực tôn giáo như sau:

- Ở bất kỳ không gian nào, vũ trụ quan đầu

tiên của con người đều là tín ngưỡng hồn linh

Theo ông, khí người tiền sử xem xét vũ trụ theo quan điểm hồn linh, tức là họ đã dùng phép loại suy để phú cho mỗi động vật, cây cối, đất đá một linh hồn, một nhân cách giống như con người

vậy

- Từ đó, mới có sự phát triển thanh bai vat giáo (fetishism)

- VỀ sau, người ta không chỉ linh thiêng hóa

một đối tượng riêng lẻ mà đoàn thể một loại

chủng, ấy là sự bắt đầu của đạo đa thần của các

dân tộc "bán khai”, với những thần trời, khí, gió,

nước, lửa, Một tuyến khác của sự phát triển đã

sản sinh ra những thần như: thần sinh đẻ, cưới xin,

tử vong, cày cấy, chiến tranh

- Cuối cùng, người ta đi đến độc thần giáo (bằng nhiều con đường: hoặc là đành quyền tối

Trang 27

giáo; hoặc khái quát hóa ra một vũ trụ hoạt động bởi một thần lĩnh lớn nhất )

Thuyết hồn linh là cơ sở của hệ thống tín ngưỡng dân gian của người Việt

Mặc dù cho đến nay, nhiều nhà khoa học đã tìm được những chứng cớ để phản bác lý thuyết của Tylor, đặc biệt là sự tái dựng quá trình phát

triển đơn tuyến của ông” Nhưng, không ai có thể

phủ nhận những thành tựu có tính chất khám phá của ông là "vô tiền, khoáng hậu”

Mô hình tiến hóa của ông có thể không phải

ở chỗ nào cũng đúng, nhưng với tư cách là một công cụ khoa học để tái dựng lại hiện thực đã qua

thì lý thuyết tiến hóa này ít nhất cũng đã được sử

dụng hoặc thừa nhận từng phần trong các nghiên cứu tôn giáo nguyên thủy phương Đông, Ấn - Âu

nhất ở hai kết luận: cửa tồn giáo

mô hình của ông,

Nhưng phát hiện về quan niệm vẻ một đãng lối cao đã được thừa nhận

mol dan tộc cổ xưa nhất (Andrew Lang) hode mot tôn giáo tiên hồn

linh (đó lã sự tôn sùng của người Mekanesia với cái gọi là man), hoặc

vật tổ giáo ở úc châu là cội nguồn của tồn giáo (Œ Durkhcim) v.v, đã

Trang 28

và cả ở Ixrael nữa Lý thuyết này, sau còn được

W Wundt' phát triển thêm

Có thể nói rằng, nhiều phân tích về hiện tượng hồn linh của Tylor trình bày vẫn giữ được

giá trị của nó: ví dụ, những thực nghiệm về sự hoạt động của linh hồn, hay, sự tín ngưỡng vào cái

hậu tồn của linh hồn là lý do của sự thờ phượng,

hay linh hồn là cái độc lập và cao đẳng hơn thể

xác v.v Trước hết, thuyết hồn lính tỏ ra là giả thuyết hữu hiệu nhất trong việc tìm về cội nguồn

của văn hóa dân gian nói chung và tín ngưỡng dân gian nói riêng

Từ thuyết hồn linh của Tylor, người ta để đàng suy luận rằng: từ tính độc lập của hồn linh đối với thể xác, và từ sự bất lực của con người trước sự rời bỏ thể xác của linh hồn, mà hàng loạt

biện pháp ma thuật được ra đời để cứu văn hoặc

cầu xin lính hồn

Các biện pháp ma thuật - như chúng ta đều

biết - chính là những hình thái biểu tượng tính (tức văn hóa) đầu tiên của loài người (giọng cầu xin thành xướng - ca; động tác cầu xin đuổi ma quỷ chính là tiền thân của nghệ thuật nhảy múứa, ) Về

vấn để này, chúng ta có thể tham khảo thêm

!* Nhà tâm lý học người Đức (1932-9020), là chà để của tâm lý học

thực nghiệm hiện đại

Trang 29

những tư liệu của nhà nhân học Mỹ L H Morgan, mà Engels đã thuật lại như sau: "Những bộ lạc

khác nhau ấy có những ngày lễ thường kỳ của họ,

với một số hình thức lễ bái nhất định, cụ thể là nhảy múa và các trò chơi; đặc biệt nhảy múa là một môn bộ phận cấu thành chủ yếu của tất cả các

nghỉ lễ tôn giáo; mỗi bộ lạc đều tiến hành riêng

những nghỉ lễ của mình” (Nguồn gốc của gia đình NXB Sự thật, Hà nội, tr.145)

Ở Việt Nam ta, bằng thuyết hồn linh, chúng

ta có thể "giải mã" được vô số các hiện tượng

folklor của các tộc người khác nhau Cụ thể kể ra

đây một vài ví dụ:

- Tượng, nhà mồ ở Tây Nguyên chắc chắn

được tạo ra để tái hiện hình ảnh tổ tiên và làm nơi cho linh hồn của họ trú ngụ

- Tục thờ cúng tổ tiên, thành hoàng hay các

hiện tượng như quỷ nhập, ma làm và các biện

pháp phù chú để bát quỷ, đuổi ma, hay các nghi

thức ma thuật huyển bí của Chaman giáo (nhảy lửa, nhập đồng, thăng đồng, xiên mình, ), dưới nhãn quan của thuyết hồn linh đều trở thành có

thể hiển được,

Tóm lại, ở Việt Nam, khi chúng {a chưa có chứng cớ để phá vỡ mô hình tiến hóa luận của

Trang 30

Tylor, thì vẫn phải coi thuyết hồn linh là cội nguồn là cơ sở của các hình thái tín ngưỡng dân gian Việc tìm hiểu và giải thích các tín ngưỡng

đân gian ở Việt Nam cũng cần phải được đặt vào

trong khung cảnh của thuyết hồn linh thì mới có

thể tránh được những quan điểm phiến diện, phi lịch sử

1.3 Tín ngường dan gian của người Việt

Mọi tín ngưỡng đều là kết quả của sự đúc kết

các mối quan hệ của người với hiện thực khách

quan của họ Chính những đặc điểm của điều kiện tự nhiên và xã hội là cơ sở của sự hình thành nên các tín ngưỡng Ở thời kỳ sơ khai, khi mà cuộc

sống con người rất gần gũi với vạn Vật của tự nhiên; con người thường xuyên, trực tiếp phải đối mặt với thiên nhiên; đời sống của họ lệ thuộc chủ yếu vào tự nhiên thì thiên nhiên là đối tượng nhận thức chính của họ Và mối quan hệ giữa con người

với môi trường tự nhiên được coi như là mối quan

hệ chính yếu, chỉ phối ảnh hưởng đến mọi quan hệ

xã hội khác Việc dùng tên các loài động thực vật của thế giới tự nhiên để đặt tên cho các loài thị tộc cổ xưa, cùng với sự thờ cúng các loài động thực vật (tô tem) là những dẫn chứng cho thấy sự chỉ

phối có tính định hướng của của môi trường ty

Trang 31

Bước vào thời tiền sử, khi loài người chuyển

từ săn bất hái lượm sang chăn nuôi trồng trọt, thì môi trường thiên nhiên vẫn là nhân tố quyết định,

ảnh hưởng đến các quan hệ của người Bởi chính

môi trường thiên nhiên đã quy định môi trường

nông nghiệp (chăn nuôi hay trồng trọt; và do đó,

nó đã định hướng ứng xử cho các cư đân sống

trong những môi trường ấy; làm nảy sinh những tín ngưỡng đặc thù của từng vùng môi trường

Nằm trên bán dao Đông Dương, với địa hình

nhỏ, hẹp, nhưng kéo đài, đặc biệt là với đường bờ

biển rất đài, Việt Nam mang rõ tính chất đặc thù

của một bán đảo Chính sự hoạt động của gió mùa và khí hậu biển đã làm cho Việt Nam nói riêng, toàn khu vực Đông Nam Á nói chung, đáng lẽ có thể bị khô cằn như một số khu vực lục địa khác có

cùng vĩ độ, đã trở nên xanh tươi, trù phú Có thể

nói, tính chất đặc thù của một bán đảo đã tạo cho

Việt Nam một môi trường rất thích hợp cho sự phát triển của các loài thực vật thuộc hệ sinh thái phố quát (hơn là phát triển các loài động vật riêng

biệt) Do vậy, khi nông nghiệp được ra đời từ sản

bắt hái lượm thì trồng trọt đã được phổ biến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, Rất nhiều dữ liệu của

ngành khảo cổ học đã cho thấy từ xa xưa, cư dân

Việt Nam đã biết thuần hoá các loại thực vật khác

nhau để phục vụ cuộc sống của mình Những viên

Trang 32

đá cuội được ghè đếo cả hai mát, những chiếc rìn đá cuội có lưỡi một đầu, những chiếc chày nghiền bằng đá của thời đại đồ đá giữa được tìm thây trên nhiều địa điểm của Việt Nam là những minh

chứng cho sự nảy sinh của nền nông nghiệp rau củ trên lãnh thổ này Các di chỉ tiếp theo của thời đại

đồ đá mới và hậu kì đá: những chiếc rìu mài lưỡi,

lưỡi cuốc đá , đặc biệt là những chiếc bình gốm, dé sinh hoạt bằng gốm có dấu vết của vỏ trấu,

cùng những lưỡi hái (phát hiện ở Gò Mun), lưỡi cày (phát hiện ở Vạn Thắng) cho thấy, sau một

thời gian thuần hoá cây trồng, cư dân Việt Nam xưa đã thuần dưỡng được cây lúa và trồng lúa

được đẩy lên vị trí đứng đầu của nền nông nghiệp trồng trọt trên lãnh thổ Việt Nam Sống trong môi trường như vậy, thì mối quan hệ giữa các cư dân trên lãnh thổ này với sự phát triển của các loài thực vật cung cấp chất bột, đường, đạm, béo cho

cơ thể người phổ biến trong vùng như: khoai sọ,

Trang 33

Sự chuyển tiếp từ săn bắn hái lượm sang nền

nông nghiệp sớm'' càng làm cho cuộc sống của cư

đân trên lãnh thổ Việt Nam xưa thêm gắn bó, gần

gũi với vạn vật của tự nhiên hơn và thiên nhiên vẫn là đối tượng chính của sự nhận thức của họ

Có lẽ chính vì thế mà ở Việt Nam, các tín ngưỡng nguyên thuỷ hầu như vẫn giữ được nét cổ sơ như

nó đã nảy sinh

Sự tổn tại đến tận ngày nay của những câu

chuyện huyền thoại giải thích về sự hình thành

của vũ trụ (Quắm tô mương; Đẻ đất đẻ nước ),

những truyền thuyết, và đặc biệt là sự tồn tại của các tục thờ đất, nước, thần lúa, cây cỏ trong các lễ hội nông nghiệp cổ truyền ở Việt Nam đã cho

thấy một sự thật rõ ràng là người Việt cổ xưa đã sử

dụng quan niệm hồn linh để diễn đạt những nhận thức của mình với hiện thực của thế giới khách

quan mà họ đang sống Với họ, đây là một quan

niệm tự nhiên, là sản phẩm tâm lí bức thiết của ý

thức sáng tạo", và tự nó mang trong bản thân nó

sự biện minh, họ hiểu rằng những sự vật hợp thành thế giới ứng xử chắc chắc cũng như con người,

theo như kinh nghiệm bản thân đã dạy họ

Xuất phát từ quan niệm hồn linh, khi nông nghiệp trồng lúa trở thành phương thức kinh tế

!Ì Việt Nam đã được các nhà khoa học chứng minh là nơi có nên nông

nghiệp trồng trọt phát triển sớm

Trang 34

chính, bao trùm khắp các lĩnh vực khác, thì tín ngưỡng của cư dân Việt Nam, với tư cách là sự nhận thức, được tập trung vào cây lúa và công việc trồng lúa Người nông dân Việt Nam xưa tin rằng

trong mỗi cây lúa đều có hồn lúa trú ngụ ở trong

đó Hồn làm cây lúa tốt tươi, đâm bông, trổ hại

Hồn chính là sự sống của lúa Cây lúa sẽ chết, nếu

hồn rời khỏi nó Vì thế, người ta phải nâng niu, v6

về để hồn luôn ở lại với cây lúa Vào mùa gật, khi mà hồn rất đễ có thể bỏ đi, người nông dân Việt

Nam thường dựng những chiếc lều, hoặc chời nhỏ (có trang trí khá đẹp để "mua chuộc” hồn lúa bay đến trú tạm) trên các thửa ruộng thiêng Ruộng

thiêng là thửa ruộng được gieo trồng đầu tiên và

gặt sau cùng, Đấy là nơi mà trong lúc gặt, người ta

đã cần thận dồn tất cá hồn lúa của cả cánh đồng vào đó Khi gặt lúa ở thửa ruộng thiêng, người ta phải rất thận trọng bởi lúc đó trên mỗi cây lúa không phải chỉ trú ngụ một hồn, mà rất nhiều hồn, nên chỉ cần một sơ ý nhỏ làm tổn thương đến hồn

lúa thì hồn lúa sẽ phật ý mà kéo nhau đi mất, như thế năm sau sẽ mất mùa Lúa ở ruộng thiêng sau

khi gặt được cất giữ cẩn thận để làm giống cho vụ

sau, Khi bước vào vụ trồng lúa mới, người ta lại chọn trong số lứa thiêng những bông lúa to mẩy,

rước quanh đồng để hồn lứa từ những bông lúa ấy

bay ra "nhập" vào những cây mạ mới gieo cấy,

làm cho chúng nảy mầm, lớn nhanh và cho họ

Trang 35

những hạt théc to mẩy, tức lại cho họ một mùa bội

thu

Rõ ràng, mọi hành động trên đều là những

ứng xử được phát sinh từ quan niệm cây lúa có

hồn và hồn chính là yếu tố quyết định sự sống

còn, -phát triển của cây lúa Cho đến nay, quan

niệm này vẫn còn được thấy ở rất nhiều tục, trò cũng như đời sống sinh hoạt tỉnh thần của người nông dân Việt như: tục thờ thần lúa (ở đỉnh núi khu đến Hùng - Vĩnh Phú chính là nơi thờ thần

lúa, thờ vỏ trấu đếo bằng đá to như chiếc thuyền); thờ vỏ trấu bằng gỗ (ở chùa Am, Kiến Xương,

Thái Bình) tục khấn vía lúa (tức hồn lúa) của

người Mường, Vĩnh Phú; trò rước Chúa gái (chúa gái là hiện thân của hồn lúa); tục gọi gạo vào đêm 30 Tết, tức vào thời điểm chuyển giao giữa năm

mới với năm cũ, mốc điểm chuyển từ vụ mùa

trước và vụ mùa sau, rất phổ biến ở các miễn quê

vùng đồng bằng Bác Bộ

Quan niệm cây lúa có hồn tức là tín ngưỡng hồn linh được áp dụng với cây lúa, đã dẫn đến một hệ thống chỉ dẫn liên quan tới cách chăm sóc cây lúa Đó là những ma thuật dành cho việc cầu

những điều kiện thuận lợi cho mùa màng tươi tốt

như: cầu mưa, cầu nắng Và chúng (các ma

thuật) đã được thực hành ở các lễ hội nông nghiệp cổ truyền mà ngày nay chúng ta vẫn được thấy

Trang 36

Tuy các thực hành ma thuật cầu mùa màng

tốt tươi là hệ quả của tín ngưỡng hồn linh về cây

lúa, song, chính chúng (các ma thuật) cũng lại là sự thực hành của những tín ngưỡng hồn linh trong

van vật, hiện tượng tự nhiên Bởi vậy, khi nói đến

những tín ngưỡng ở thời kì nơng nghiệp, ngồi tín ngưỡng về hồn lúa, người ta không thể không nói đến những tín ngưỡng có liên quan tới cây lúa, đó

là những tín ngưỡng về nước, về mặt trời, những tín ngưỡng phồn thực rất phổ biến trong đời sống

tỉnh thần của người nông dân nói chung và nông

dân Việt Nam nói riêng

Mặc dù cùng chịu ảnh hưởng của quan niệm

hồn linh, song có thể nói, tín ngưỡng nền tảng của

vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn là tín ngưỡng hồn lúa, chính tín ngưỡng

hồn lúa là nền tảng của mọi tín ngưỡng nông nghiệp khác Và chính nó đã tạo ra nét đặc thù cho

tín ngưỡng của vùng Đông Nam Á nói chung và

Việt Nam nói riêng

Trang 37

2 Những hình thái tín ngưỡng dân gian- bản địa của người Việt

a Tục thờ đá

Thờ đá là một tín ngưỡng nguyên thuỷ rất phổ biến trên thế giới Với quan niệm những tảng đá, viên đá là nơi trú ngụ lý tưởng của các thần linh có thần lực cực mạnh (như sức mạnh rắn chắc của đá), người xưa coi đá là một trong những vật vô cùng linh thiêng Theo đồng chảy của thời

gian, tín ngưỡng thờ đá ở nhiều nơi trên thế giới đã bị biến tướng dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau Nhưng ở khu vực Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng tín ngưỡng này vẫn được tồn tại dưới hình thức thờ cúng rất nguyên

Sơ Cư đân của nhiều cộng đồng dân tộc trong

vùng Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma ) coi đá như là vật bảo mệnh của cả

cộng đồng Người ta xếp đá thành từng đống lớn trước cửa làng, đặt đá dưới cây cột hiến tế cạnh

ngôi nhà chưng của cả làng, hoặc đặt trên bàn thờ cạnh các tượng Phật để thờ cúng Thậm chí, ở một

số đân tộc, đá còn được xếp ở các kho thóc để canh giữ, bảo vệ sự an toàn cho các thần lúa, hồn

lúa Không chỉ có vậy, các cư dan trong vùng còn thường xuyên mang theo mình một vài viên

đá với hy vọng, thần lực của thần linh núp trong

Trang 38

những viên đá đó lan 41 moi thần lực gây hại, bảo

vệ họ khi họ bị thần lực gây hại tấn công Người

dân Myanma thường bỏ trong túi quần túi áo mình những mảnh đá, viên sỏi, lấy từ những chỗ đặc biệt như trong thân cây, hoặc trong cơ thể của một

con vật nào đó Họ tin tưởng rằng: những mảnh

đá, hồn sôi ấy sẽ giúp họ tránh được mũi tên, hòn

đạn của kẻ thù; giúp họ bình yên vô sự dẫu có gặp phải "ma ác” Thờ đá chỉ là một trong những tín ngưỡng phản ánh sự nhận thức "mọi vật đều được kết hợp bởi hai phần: vật chất (phần xác, phần vỏ) và phần hồn“ của người xưa Xuất phát từ nhận thức cảm giác về đá là một vật thể cứng, rấn chắc, có thể dùng để đập nát nhiều vật khác, mà họ đã phú cho đá những sức mạnh linh hồn vô biên Rõ ràng, sự thức này mới chỉ là sự nhận thức cảm tính, ự nhận thức dựa trên cảm giác về những biểu

hiện bề ngoài của hiện thực Lé di nhiên, cảm giác, tri giác là con đường ma thé giới bên ng

nương theo để tác động đến ý thức con người Nhưng những trì giác, cảm giác tự nó chưa thể nào phản ánh được những đặc: tính của sự vật hiện tượng, cũng như mối liên hệ mật thiết giữa chúng

với nhau Bản chất của các sự vật, hiện tượng và mối liên hệ của chúng chỉ có thể sáng tỏ nhờ vào

Trang 39

có thể thực hiện nhờ có sự tích lũy các nhận thức

Vậy là, do chưa có sự tích lũy nhận thức mà nhận

thức của người xưa đã bị hạn chế

Sự hạn chế trong nhận thức khiến người xưa

không lý giải được sự vận động của các sự vật,

hiện tượng quanh mình Họ cố gắng tìm hiểu về chúng để hòa nhập với chúng, vì sự tồn tại của

mình Và sự giải thích "mọi vật được kết hợp bởi

hai phan vật chất và linh hồn" chính là nhận thức được ra đời trên cơ sở mâu thuẫn giữa ước vọng tìm hiểu thế giới khách quan với những nhận thức hạn chế (do chưa được tích lũy)

Do chưa có những nhận thức đầy đủ về hiện

thực tự nhiên và xã hội, người tiền sử luôn cảm

“ thấy hoang mang, ngạc nhiên và lo sợ trước những

biến cố xảy ra xung quanh mình Cảm thấy mình

quá nhỏ bé và bất lực trước những tác động không mấu thuận lợi của môi trường, họ (người tiền sử) không còn cách nào khác, ngoài cách nương nhờ

vào sức mạnh của thần linh, cầu xin thần linh giúp

đỡ Thờ đá là mội trong những cách làm gây thiện cảm với thần linh, để thần sẽ không dùng sức mạnh của mình gieo rắc tai họa cho cuộc sống của

họ; trái lại, bằng sức mạnh thần lực rắn chắc của mình, thần sẽ đè bẹp mọi thần lực gây hại, bảo sự tồn tại yên bình cho mỗi con người và cộng đồng của họ Mọi sự cầu xin thờ cúng của người xưa

Trang 40

đều nhằm mục đích tương tự như vậy Khi một

người mang theo một hòn đá bên mình, anh ta

luôn tin rằng viên đá sẽ giúp anh ta tránh được mọi tại hoạ có thể xảy đến với anh ta Niềm tín vào sức mạnh thần lực của vị thần nấp trong đó sẽ

là nguồn động viên lòng đũng cảm, sự bình tinh,

để anh ta có thể sáng suốt nhìn thẳng vào sự thật,

tìm ra những cách hành động hợp lí, vượt qua

những khó khăn, gian khổ, trở ngại mà anh ta đang phải đối mặt với nó Nên thực chất, các tín ngưỡng nguyên thuỷ được hiểu như là một cách

hành động để duy trì và phát triển sự sinh tổn của người mà thôi

Ở người Việt ngày nay, tín ngưỡng về đá không còn được thấy một cách rõ nét do nó đã bị

chuyển đổi, tiếp biến bởi các tín ngưỡng khác

muộn hơn (đặc biệt là những tín ngưỡng nông nghiệp) Tuy nhiên không phải vì thế mà người ta

không thể không nhận thấy lưu vết của tín ngưỡng

này Những chiếc vòng đá, khuyên tai bằng đá

được tìm thấy trên nhiều vùng thuộc lãnh thổ Việt

Nam (tiêu biểu ở Phùng Nguyên) là những đi chỉ minh chứng cho sự tồn tại rất nguyên sơ của tín ngưỡng này ở người Việt cổ Rõ ràng, với người

Việt xưa, vòng và khuyên tai đá không chỉ là đồ

trang sức, mà quan trọng hơn, chúng là những vật hộ mệnh cũng giống như những mảnh đá, viên đá

Ngày đăng: 14/01/2024, 21:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w