BO GIAO DUC VA DAO TAO DAI HOC HUE
TRUONG DAI HOC KHOA HOC
TRAN NGOC TIN
UNG DUNG KET QUA THI NGHIEM
CAT TRUOT DONG VA XUYEN TIEU CHUAN PHUC VU DANH GIA SUC KHANG
HOA LONG CUA DAT LOAI CAT
DONG BANG QUANG TRI
LUAN VAN THAC SI KHOA HOC KY THUAT DIA CHAT
Thừa Thiên Huế, 2019
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PAI HOC HUE
TRUONG DAI HOC KHOA HOC
TRAN NGOC TIN
UNG DUNG KET QUA THI NGHIEM CAT TRUOT DONG VA XUYEN TIEU CHUAN PHUC VU ĐÁNH GIÁ SUC KHANG
HOA LONG CUA DAT LOAI CAT DONG BANG QUANG TRI
CHUYEN NGANH: KY THUAT DIA CHAT
MA SO: 8.52.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS TRAN THANH NHAN
Thừa Thiên Huế, 2019
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “ Ứng dụng kết quả thí nghiệm cắt trượt động và xuyên tiêu chuẩn phục vụ đánh giá sức kháng hóa lỏng của đất loại cát đồng bằng Quảng Trị” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được người khác công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ dẫn rõ ràng và được phép công bố
Huế, ngày tháng năm 2019 Học viên thực hiện
Trang 4[oal T10 14 18 22 26 30 34 38 42 46 50 754 og
» I.KÝ HIỆU ĐỊA CHẤT 3
Đệ tứ không phân chia: (ed, ap): Tảng, cát, bột, sét
9 | Holocen thượng: (a, am, amb, m, my): Cat, bot, sét màu | 94
xám trắng, xám vàng, xám đen , chứa vật chất hữu cơ
Holocen trung - thượng: (a): Cát, cuội, sỏi, lẫn bột, sét màu xám vàng
[a] Holocen trung: (am, m); Cát, sét màu xám vàng, xám trắng, xám đen
Led 2 w [ar | Holocen ha - trung: (a, am): Cudi, sdi, san, cat, sét xam vang, xam trang "1 Lo
| BQ! Holocen hạ: Bazan olivin màu xám sẵm, cấu tạo đặc sít và lỗ hổng
H VĨNH LINH By Pleistocen thượng: (a, am, m): Cuội, sỏi, cát, lẫn bột, sét, màu xám vàng 7 loan lỗ, xám trắng 88) [er] Pleislocen trung - thượng: (a, ap): Tảng, cuội, sỏi, cát, lẫn bột, sét, màu 86 xám xanh, xám vàng Imeei: Pliocen - Pleislocen hạ: Bazan pyrocen olivin, màu xám đen, cấu tao dac sit a 3 ° 5 a
a g a 7| © Phan hé téng dưới: Cuội kết, cát kết, cát sạn kết, cát bột kết màu zie 2
Trang 5CHUONG 2 DAC DIEM TRAM TICH HE TANG NAM O TRONG CAU TRUC NEN DONG BANG VEN BIEN TINH QUANG TRI VA
CAC YEU TO ANH HUONG DEN SUC KHANG HOA LONG
2.1 BAC DIEM TRAM TICH HE TANG NAM Ô (mQ¿ no) TRONG CÂU TRUC NEN VUNG DONG BANG VEN BIEN QUANG TRI
2.1.1 Vị trí hố khoan khu vực nghiên cứu
Công tác thu thập số liệu hố khoan trên khu vực nghiên cứu, tác giả thu thập
được số liệu từ 11 hố khoan (HK0I đến HKII) (hình 2.1) Độ sâu mẫu thu thập được dao động từ 1,7m dén 19,5m va sé bua SPT Nyy tit 6 búa đến 28 búa
2.1.2 Đặc điểm thành phần khoáng vật
Dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả Hồ Trung Thành về “Nghiên cứu đặc điểm thành tạo cát hệ tầng Nam Ô đồng bằng ven biển phía Nam tỉnh Quảng Trị và để xuất hướng sử dụng hợp lý”, thành phần khoáng vật chủ yếu của hệ tầng Nam
Ô được phân tích dựa trên cơ sở phân tích Rơnghen bao gồm: thạch anh, chiếm 97,0 — 99,0%, các khoáng vật nang nhu ilmenite, zircon, rutil, anatas, chiếm tỉ lệ rất
nhỏ 1 — 2%
Bảng 2 1 Thành phần khoáng vật trong trầm tích cát hệ tầng Nam Ô, khu vực
từ Nam sông Hiếu đến Hải Lăng, Quảng Trị [10] SỐ — Độ Thành phần khoáng vật (%) hiệu sâu Thạch Im- Tua- Zico Sfau- Leuco- Trem x x Anatas Felspat
mầu mau anh enit malin n rolit xen onit
1,0- , „ Vài Vài Vài Vài
DI 97,0 1 It It Vai hat
1,5 hat hat hat hat
0,5 - Vai „ Vài Vài Vài Vài
D7 99,0 It Rat it Vai hat
1,0 hat hat hat hat hat
1,0- , Vai Vai Vai Vai Vai ,
Dil 98,0 1 Rat it Rat it
1,5 hat hat hat hat hat
0,5 - $ # Vài Vài Vài Vài
D17 99,0 It It
1,0 hat hat hat hat
0,5 - Rat Vai Vai Vai
D18 99,0 It Rat it
1,0 it hat hat hat
Trang 6
CHUONG 3 NGHIEN CUU SUC KHANG HOA LONG DAT LOAI CAT HE TANG NAM O (mQ,' no) BANG KET QUÁ THÍ NGHIỆM
CAT TRUOT DONG VA THÍ NGHIEM XUYEN TIEU CHUAN
3.1 CO SO LY THUYET
3.1.1 Thi nghiém trong phong
Việc nghiên cứu hóa lỏng hiện nay đã có những bước tiến mới trong việc nghiên cứu hóa lỏng, đặc biệt đối với đất loại cát được xử lý trong phòng thí nghiệm bằng nhiều phương pháp khác nhau như: thí nghiệm nén ba trục động: thí nghiệm cắt xoắn và thí nghiệm cắt đơn động
Phương pháp thí nghiệm cắt trượt động đơn phương và đa phương khơng
thốt nước, mô phỏng một cách thực tế nền đất khi bị tác động nhằm xác định được
khả năng hóa lỏng và các yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng hóa lỏng của đất khi có động đất hay tải trọng động xảy ra Mẫu cát bão hòa nước trong điều kiện khơng thốt nước được thí nghiệm cắt trượt đơn phương và đa phương với các mức ứng
suất và số lượng chu kỳ khác nhau
Khi tải trọng động tác động lên một khu vực có vật liệu kết cấu rời rạc như đất loại cát thì bi tác động nhiều hơn so với đất loại sét, do đó hiện nay trên thế gidi cd rất
nhiều nghiên cứu về các yếu tổ trong địa chấn gây ảnh hưởng đến đất bở rời, chủ yếu là thí nghiệm cắt chu kỳ đơn phương và đa phương
3.1.2 Thí nghiệm hiện trường
Theo các nghiên cứu mới đây trên thế giới, các thông số hiện trường đã được nghiên cứu và đưa vào việc đánh giá khả năng hóa lỏng của đất loại cát, các phương pháp chủ yếu như:
Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT Thí nghiệm xuyên tinh CPT
Địa vật lý (xác định vận tốc truyền sóng V;)
Thí nghiệm xuyên Becker (BPT)
Trang 7DANH MUC CAC BANG
B ng I1 1 Nhiệt độ bình quân tháng tại các trạm (”C) -: 5:55:22 22x2x2xsxexexses 8
Bảng 1 2 Các đặc trưng dòng chảy lưu vực các sông thuộc Quảng TTỊ 13
Bảng I 3 Phân phối đòng chảy theo các tháng trong năm - 2222222zc22xce 13 Bang 1 4 Dân số trung bình phân theo giới tinh và phân theo khu vực 14
Bảng 1 5 Lao động làm việc phân theo ngành kinh tẾ -2-522 2222222222122 ce6 15 Bảng I 6 Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2004 — 2012 -. - 16
Bảng 2 1 Thành phần khoáng vật trong trầm tích cát hệ tầng Nam Ô, khu vực từ Nam sông Hiếu đến Hải Lăng, Quảng Trị [10] 522 222222222522252225222222222222-e 31 Bảng 2 2 Thành phần hạt mẫu cát thí nghiệm [3] -.- 22222222E222E2222222-<e 33 Bảng 2 3 Chỉ tiêu tính chất cơ lý của đất cát hệ tầng Nam Ô mQ/Ÿ no 33
Bảng 2 4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hóa lỏng đo tải trọng động [ 11] 38
Bảng 2 5 Bảng phân vùng gia tốc trên địa bàn tỉnh Quảng Trị - 39
Bảng 2 6 Bảng chuyên đổi từ đỉnh gia tốc nền sang cấp động đất 39 Bang 3 1 Bang tra cac giá trị hiệu chỉnh [22] 5:22: ‡2‡stxsirerrerrsrsres 47 Bảng 3 2 Thông số của các thí nghiệm cắt trượt động chu kỳ đơn phương và đa Bảng 3 3 Kết quả tính toán khả năng hóa lỏng đối với cát thuộc hệ tầng Nam Ô (mQ22 no) đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị -22©2222222211221221221221 22 ee 59
DANH MUC CAC HiNH ANH, DO THI, BIEU DO
Hình 1 1 So dé hành chính tỉnh Quảng Trị (nguồn: internet) 5-52 5 Hình 1 2 Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng các trạm -2- 222222252 7 Hình I 3 Biểu đồ số ngày mưa trung bình các tháng trong năm 2: -2¿ 8 Hình 1 4 Biểu đồ số giờ nắng trung bình tháng - 22-222 2222252221122112212 222C 9
Hình I 5 Biểu đồ độ Âm tương đối tại trạm Đông Hà 22 222222222222222222-e2 9
Hình 1 6 Biéu đồ lượng bốc hơi bình quân tháng (mm) 222222222222222c2 10 Hình 1 7 Sơ đồ địa chất vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị (giới hạn từ
Trang 8Hình 1 8 Ban dé dia chất thủy văn khu vực đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị từ đường Quốc lộ 1A ra phía biển Đông -2- 222222 2222221222122211211221212222 e0 37 Hình 2 1 Sơ đồ vị trí hồ khoan thực tế trên khu vực nghiên cứu 32 Hình 2 2 Hóa lỏng xảy ra trong trận động đất ở Alaska, Mỹ (2018) 35
Hình 2 3 Mô hình biến đôi áp lực nước lỗ trỗng trong đất [2] 35
Hình 2 4 Hiện tượng cát trào ở một số điểm tại trận động đất ở thành phố Christchurch, New Zealand vào năm 20] ] - 5-22 2222122211225 2225+2 36
Hình 2 5 Ứng suất tác động vào phân tố đất [1 ] - s2 ssczsxssxcsei 37
Hình 3 1 Biểu đồ tương quan hệ số ứng suất cắt chu kỳ CSR và giá trị Nị so [BL] eee ccecceeeceeeeeneetectetensetsnseneeeeeeeeeeeesnesieseteetseenenssieseerenesiesteeetsteneneees 43 Hình 3 2 Biểu đồ tương quan giữa chỉ số suy giảm ứng suất tại độ sâu z với các mức chắn động khác nhau [ 14] 5: S2S22E2915252E12E21221221222E2E.2E 2x2 44 Hình 3 3 Biểu đồ liên hệ của hệ số tỉ lệ chan dong MSF va mic dé chan động M [14] -55-222225222122112221211221121211221221211222221222se Hình 3 4 Biểu đồ tương quan giữa giá trị MSF vả N¡øoc; [14]
Hình 3 5 Mối liên hệ giữa hệ số MSE đối với đất loại cát và đất loại sét [14]
" Ô 45
Hình 3 6 Mối liên hệ giữa chỉ số áp lực địa tầng với giá trị Nịso [14] 49
Hình 3 7 Biêu đồ đánh giá khả năng hóa lỏng dựa trên kết quả thí nghiệm
SPT [3⁄44| S212 HH Hàn Hà HH nà te 50
Hình 3 8 Biểu đồ tương quan giữa giá trị FC vả ⁄ÄÑ¡ ø [14] - 51
Hình 3 9 Biều đồ tương quan giữa FC, N¡øo và hệ SỐ CSRy-75 o’y=latm 51 Hình 3 10 Sơ đồ thiết bị thí nghiệm cắt trượt động đơn giản chu kỳ đa phương
[244l 122 21111121111 H HH HH HH HH Hà 52
Trang 9Hình 3 14 Sự ảnh hưởng của ứng suất hữu hiệu và số lượng chu kỳ bằng thi nghiệm cắt trượt đơn phương và đa phương với độ biến dạng y = 0,4% và Hình 3 15 Mối quan hệ giữa hệ số suy giảm ứng suất (hoặc hệ số nước lỗ rồng) với số lượng chu kỳ hóa lỏng của đất cát Nam ô bằng thí nghiệm cắt trượt động đơn phương và đa phương -. -: 5-2 22 2212222223521 21 211111 xe+ 57 Hình 3 16 Mối quan hệ giữa số lượng chu kỳ và độ biến dạng cắt khi xảy ra hóa lỏng và đây là tiêu chuẩn đề đánh giá khả năng hóa lỏng của đất cát Nam
1¬ 58
Hình 3 17 Biêu đồ tương quan giữa số búa SPT (N) và độ chặt tương đối Dr 61
Hình 3 18 Biểu đồ liên hệ giữa hệ số ứng suất cắt chu kỳ CSR và N¡¿o) bằng
Trang 10DANH MUC CAC CHU VIET TAT Amax B CSR CRR max Êmin Tạ Tụ Toye Tmax Gia tốc nền lớn nhất theo phương ngang gây ra bởi động đất Hệ số áp lực nước lỗ rỗng Hệ số ứng suất cắt chu kỳ Hệ số kháng cắt chu kỳ Đường kính mẫu, mm Độ chặt tương đối Hệ số rỗng Hệ số rỗng lớn nhất Hệ số rỗng nhỏ nhất Tan SỐ, Hz Modul cat Chiéu cao mau
Trang 11MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Trên thế giới hiện nay nói chung và Nhật Bản nói riêng, đều chịu ảnh hưởng nặng nê từ những tai biến địa chất, nhưng sau hơn nữa thế kỷ đầu tư nghiên cứu,
Nhật Bản và các nước tiên tiến đã phát triển hoàn thiện thiết bị và tiêu chuẩn thí
nghiệm tính chất cơ lý đất trong điều kiện tải trọng động phục vụ cho tính toán thiết kế các công trình chịu tải trọng động như công trình chống động đất, công trình cầu đường, kè chống xói lở bờ sông bờ biển Điền hình một số lượng lớn động đất cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự ảnh hưởng của sự hóa lỏng gây ra, như trận động dat 6 San Fernando (1971) va Loma Prieta (1989) & California, Kobe (1995) va
Niigata (1964) 6 Nhat Ban Trong khi ở Việt Nam, hiện tượng lún nứt của các công
trình giao thông, nền máy công nghiệp hay trượt lở và phá hủy của các công trình chống xói lở bờ biển trong nhiều năm qua, một phần là do tính động lực học của đất nên và khả năng hóa lỏng của đất loại cát chưa được xem xét đưa vào tính toán khi
thiết kế công trình Mặt khác, để định lượng được sức kháng hóa lỏng của đất nền
dưới các điều kiện tải trọng động khác nhau thì cần rất nhiều thời gian, công sức và chi phi Vì vậy, việc nghiên cứu và định lượng khả năng hóa lỏng của nền đất dựa trên cơ sở kết quả thí nghiệm cắt trượt động và kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn đang ngày càng trở nên cấp thiết đối với công tác quy hoạch và thiết kế xây dựng công trình hiện nay
Trầm tích nguồn gốc biển tuổi Holocen sớm hé ting Nam Ô (mQ;' øzø) phân bố rộng khắp vùng đồng bằng ven biển miền Trung từ Quảng Ngãi (gọi là hé tang
Mộ Đức mQ,” md) dén Quang Tri Dac điểm thành tạo trầm tích của hệ tầng này là
đất cát màu xám trắng, bão hòa nước phân bố trên cùng có diện xuất lộ lớn (lớn hơn 200 km”) và độ sâu phân bố nhỏ Đất có kết cấu xốp nên rất dễ bị hóa lỏng dù điều kiện tải trọng động nhỏ (như tải trọng đo công trình giao thông, sóng biển, các công trình thi công ) dẫn đến mất ổn định nền đất của các công trình xây dựng Vì vậy,
việc thực hiện để tài: “Ứng dụng kết quả thí nghiệm cắt trượt động và xuyên tiêu
Trang 12Ý nghĩa khoa học:
- Lam sang to duoc kha năng hóa lỏng và sức kháng hóa lỏng của cát thuộc hệ tang Nam O (mQ,' no) dua trén két quả thí nghiệm cắt trượt động và kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn
- _ Phương pháp nghiên cứu, quy trình thí nghiệm và tính toán các thông số động
học đất nền, cụ thể là các hệ số Suy giảm ứng suất hữu hiệu sau cắt trượt cho đất loại
cát của để tài có thể sử dụng trong các công trình nghiên cứu về tính chất động học
của đất nền chịu các điều kiện gia tải động khác nhau và tìm được quy luật biến đổi
sức kháng hóa lỏng, cũng như khả năng hóa lỏng của đất cát phục vụ công tác quy
hoạch và thiết kế các công trình chịu tải trọng động ở Việt Nam
- _ Góp phần hoàn thiện và bố sung hệ thống thông tin địa kỹ thuật thông số thé hiện khả năng hóa lỏng và sức kháng hóa lỏng của đất cát thuộc hệ tầng Nam Ô
- Lam tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về nguy cơ hóa lỏng trên các loại cát khu vực miền Trung và cả nước
Ý nghĩa thực tiễn:
- Làm cơ sở đánh giá mức độ ôn định của công trình và nền đất tự nhiên trong
khu vực có cấu trúc nên tạo từ đất cát hệ tầng Nam Ô dưới tác động của điều kiện tải
trọng động không gây hóa lỏng và gây hóa lỏng
- _ Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu đáng tin cậy dé ứng dụng vào công trình thực tế, nhằm làm giảm khả năng xảy ra sự cố công trình nói chung và đối với nên móng nói riêng Ngoài ra, kết quả của đề tài có thể áp dụng cho các thành tạo đất
loại cát có cùng đặc điểm thành phan hạt, độ chặt trong đối và điều kiện tải trọng
tĩnh phục vụ quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên đất xây dựng 2 Tổng quan tài liệu
- _ Các báo cáo khảo sát địa chất - địa chất công trình, địa chất thủy văn khu vực
đồng bằng ven biên tỉnh Quảng Trị:
- Tài liệu hỗ khoan khảo sát trên địa bàn khu vực nghiên cứu;
-_ Cơ sở lý thuyết, phương pháp thí nghiệm và phương pháp xử lý kết quả của thí
Trang 13- Co sé ly thuyét, phuong phap thí nghiệm và phương pháp xử lý kết quả của thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn
3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng sức kháng hóa lỏng của đất cát hệ tầng Nam Ô (mQ¿` no) vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị theo kết quả thí nghiệm cắt trượt động và xuyên tiêu chuẩn
4 Đối tượng nghiên cứu
Đất cát hạt mịn đến trung, nguồn gốc biển, tuổi Holocen sớm, hệ tầng Nam
O (mQ,' no) trong cấu trúc nền vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị 5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp địa chất: nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa chất công trinh, địa
chất thủy văn khu vực nghiên cứu;
- Phương pháp tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu: Tổng hợp các tài liệu nghiên
cứu địa chất - địa chất công trình, địa chất thủy văn đã có trong khu vực để làm sáng
tỏ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu động học đất nền trong nước và ngoài nước nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu;
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu quy luật và các yếu tố ảnh
hưởng đến tính chất cơ học dong;
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: thí nghiệm xác định các đặc trưng cơ lý, thí nghiệm cắt trượt động trong phòng và thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn của đất trong phạm vi nghiên cứu;
- Phương pháp phân tích, tính toán và tổng hợp số liệu
Ngoài ra, các phần mềm máy tính chuyên dụng cho việc xử lý, tính toán và tổng hợp kết quả thí nghiệm, và các phương pháp nghiên cứu phục vụ công tác lập báo cáo, viết bài báo khoa học cũng được sử đụng trong quá trình nghiên cứu và
thực hiện để tài luận văn
6 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của để tài là một số khu vực phân bố điển hình của trầm
Trang 147 Nội dung nghiên cứu
- Thu thập các tài liệu địa chất - địa chất công trình và địa chất thủy văn từ các
công trình lân cận trong phạm vi khu vực nghiên cứu;
- _ Nghiên cứu, tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về hóa lỏng của đất nền cũng như các thí nghiệm, chỉ tiêu để đánh giá nguy cơ hóa lỏng của đất rời;
- Thu thập mẫu đất cát hệ tầng Nam Ô, đồng thời thu thập số liệu thí nghiệm hiện trường SPT và thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ bản (thành phần hạt, tỷ trọng, hệ số rỗng lớn nhất và nhỏ nhất), thí nghiệm cắt trượt động chu ky;
- Tinh toán hệ số suy giảm ứng suất hữu hiệu của đất cát hệ tầng Nam Ô và xác định được phương pháp tính toán cụ thể về sức kháng hóa lỏng dựa trên kết qua thi
nghiệm hiện trường SPT và kết quả thí nghiệm cắt trượt động,
Trang 15CHUONG 1 TONG QUAN KHU VUC VA TINH HiNH NGHIEN CUU
HOA LONG TREN THE GIOI VA O VIET NAM
1.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIÊM TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm trong phạm vi tir 16°18 dén 17°10 vĩ độ Bắc và 106° 32 đến 10734 kinh độ Đông: phía
Bắc giáp huyện Lệ Thúy, tỉnh Quảng Bình; phía Nam giáp huyện Phong Điền và huyện A Lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế; phía Tây là biên giới Việt - Lào và phía
Đông là biên Đông, với chiều dài bờ biển là 75 km
Diện tích tự nhiên của tỉnh khoảng 4,744 km? duoc chia thành 10 đơn vị hành chính, gồm 8 huyện và 2 thi x4 Quang Tri 6 vao vi tri cầu nối của hai miễn
Nam - Bắc có quốc lộ LA, đường mòn Hồ Chí Minh và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có quốc lộ 9 nối hành lang Đông Tây rất thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế BỊ GUẢNG BÌNH ` * : con CO TINH QUANG BÌNH BIEN BONG Bt HUE TINH THUA THIEN - HUE ` ĐỊ A LƯỚI NƯỚC C.H.D.C.ND LÀO
Hình 1 1 Sơ đồ hành chính tỉnh Quảng Trị (nguồn: internet)
Miễn đồng bằng tỉnh Quảng Trị bao gồm 91 phường, xã và thị trấn thuộc 7
huyện, thị: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Quảng Trị, Triệu Phong và Hải
Trang 161.1.2 Dia hinh, dia mao
Do cấu tạo của dãy Trường Sơn, địa hình Quảng Trị thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam và chia thành 4 dạng địa hình: vùng núi cao phân bố ở phía Tây từ đỉnh dãy Trường Sơn đến miễn đổi bát úp; vùng trung du và đồng bằng nhỏ hẹp chạy dọc tỉnh; kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển Do địa hình phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và đốc
Tác động với địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông đã tạo nên hướng chảy
chu dao trong vùng Địa hình có 3 bậc núi cao, gò đổi đặc biệt với khu vòm đột ngột
làm ngăn cản hành lang thoát lũ cho khu vực
Trong vùng địa hình có dãy Trường Sơn tạo ra khí hậu Đông Tây Trường Sơn duy nhất trên toàn quốc với hai chế độ mùa khác nhau
Địa hình vùng ven bờ tỉnh Quảng Trị thuộc hai dạng cơ bản địa hình đồng
bằng va ven biên
- Địa hình đồng bằng là những vùng đất được bồi đắp phủ sa từ hệ thống các sông, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25-30 m Bao gồm đồng bằng Triệu Phong được bồi tụ từ phù sa sông Thạch Hãn khá màu mỡ; đồng bằng Hải Lăng; đồng bằng sông Bến Hải tương đối phì nhiêu
- Địa hình ven biển chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc phân bố dân cư Một số khu vực có địa hình phân hóa thành các bổn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm cho đời sống dân cư
thiếu ôn định
Nhìn chung với địa hình đa dạng, phân hoá thành các tiểu khu vực, nhiều vùng sinh thái khác nhau tao cho Quang Tri co thé phat triển toàn diện các ngành kinh tế, đặc biệt là tạo nên các vùng tiểu khí hậu rất thuận lợi cho đa dạng hóa các loại cây
trồng vật nuôi trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 1.1.3 Khí hậu
Quảng Trị nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới âm gió mùa, là vùng chuyển
Trang 17Tây Nam khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất
thường, vì vậy trong sản xuất và đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn 1.1.3.1 Luong mua
Lượng mưa tại các trạm khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là do phân hóa tùy thuộc vào vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu địa phương Từ số liệu lượng mưa thu thập từ các trạm Vĩnh Linh, Gia Vòng, Đông Hà, Thạch Hãn, Cửa Việt, Hướng
Hoá, Ba Lòng tỉnh Quảng Trị nhận thấy:
Lượng mưa hàng năm nằm trong khoảng 2,000 — 2,800 mm Lượng mưa 3 tháng mùa mưa chiếm tới 68 - 70% lượng mưa năm 900 = 800 Ễ 700 Vinh Linh 3 600 —Gia Vong Ẽ 500 ==S<=Đông Hà 4 400 —®=—Thach Han Ễ 300 —— Ctra Viet 3 200 ===Hướng Hóa zg 100 Khe Sanh 5 0 —?—Ba Long 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Le Thời gian (tháng}
Hình 1 2 Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng các trạm
Trong các tháng mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 thường có những trận mưa rào nhẹ cách nhau từ 7 đến 8 ngày với lượng mưa trần từ 20 - 30mm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng I1, thậm chí có năm mùa mưa kéo dài đến tận thang 12 Do đặc điểm địa hình chia cắt nên mưa trong mùa mưa cũng ít khi đồng đều trên toàn tỉnh Theo thống kê lượng mưa bình quân nhiều năm của các trạm thê hiện trên hình 1.2
Trung bình hàng năm Quảng Trị có khoảng 143 - 161 ngày mưa Lượng mưa ngày cực đại thường khoảng 400 mm/ngày, thậm chí có nơi như ở Cồn Cỏ vào ngày 22/4/1979 đã quan trắc được lượng mưa ngày tới 727,5 mm/ngày, gần bằng 1⁄3 tổng lượng mưa năm Các giá trị cực đại này thường xảy ra vào giữa mùa khi bão và
Trang 1825 20 >= 15 “+—=Cồn Có == Déng Ha 10 \ —te= Quang Tri 5 ——Khe Sanh ri v Số ngày mưa trung bình tháng (ngày) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Thời gian (thang ) Hình 1 3 Biêu đồ số ngày mưa trung bình các tháng trong năm 1.1.3.2 Nhiệt độ không khí Bảng 1 1 Nhiệt độ bình quân tháng tại các trạm (“C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 3 10 11 12 Trạm Đông Hà 192| 193| 22,5 | 25,6] 28,2] 29,3) 29,6] 28,8) 271| 251| 225| 19,9 Quang Tri | 19,4} 20,4] 22,6] 25,6] 281] 29,4) 29,5} 29,0) 27,1] 25,1) 23,2) 20,8 Khe Sanh 17,6} 184] 21,8 | 24,4] 25,6] 25,6) 25,3 | 24,6) 24,0] 22,8) 20,4) 18,2 Nhiệt độ không khí trong vùng thap nhât vào mùa Đông (tháng 11 toi thang 3), cao nhất vào mùa hè (tháng 5 tới tháng 8) Nhiệt độ bình quân nhiều năm vào khoảng 24,3° C Chênh lệch nhiệt độ trong ngày từ 7 tới 10” C Nhiệt độ bình quân tháng tại trạm các trạm trong vùng nghiên cứu được thê hiện ở bảng I.I
1133 Nắng
Số giờ nắng trung bình năm đo tại trạm Đông Hà biến động từ 1,372 +2,088 giờ/năm Số giờ nắng trung bình và lượng bức xạ lớn là điều kiện thuận lợi đề phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên vùng đồng bằng Đối với miễn núi và trung du, ở trạm Khe Sanh, số giờ nắng trung bình năm đo tại trạm Đông Hà có xu hướng giảm (từ 1,226 +2,004 giờ/năm)
Khi so sánh giữa các thời kỳ, tổng số giờ năng trung bình có xu hướng giảm
Trang 19giờ/năm, 1915 giờ/năm với thời kỳ 1983-1992, và 1775 giờ/năm với thời kỳ 1993-
2002, khoảng thời kỳ 2003-2013 có tổng số giờ nắng nhỏ nhất là 1670 giờ/năm 250 8 b wn oO 8 Đông Hà 8 @ Khe Sanh Số giờ nắng trung bình (giờ) uw o 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Thời gian (thang) Hình 1 4 Biểu đồ số giờ nắng trung bình tháng 113.4 Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối bình quân nhiều năm nằm trong khoảng 85 tới 89% Hình 1.5 trích dẫn độ âm tương đối tại Đông Hà 95 \ 8 : 8 so \ SỜ 70 T T T T T T T T T 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Thời gian (tháng) Hình 1 5 Biểu đồ độ âm tương đối tại trạm Đông Hà 1.1.3.5 Bốc hơi
Phân bố tông lượng bốc hơi có sự khác nhau theo các tháng trong năm và tai
Trang 20boi tram Cén Có, theo số liệu quan trắc tại trạm Cổn Cỏ, tổng lượng bốc hơi trung bình năm là 893,3 mm 50 > 250 = = 200 £ E & š 150 E ==—=Đông Hà 8 = 100 —E— Quảng Trị 6 ¬ bo —t— Khe Sanh 6 3 _ 0 La 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Thời gian (tháng) Hình 1 6 Biểu đồ lượng bốc hơi bình quân tháng (mm)
Khu vực miễn núi có lượng bốc hơi trung bình nhỏ nhất, tại Khe Sanh là 787,9
mm, trong khi khu vực đồng bằng ven biển tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều
năm cao hơn các vùng còn lại đạt 1157,9 mm tại trạm Đông Hà Lượng bốc hơi
trung bình tháng lớn nhất là vào tháng 7 Lượng bốc hơi tại Cồn Cỏ tháng 7 đạt
130,1 mm Tháng 2 có lượng bốc hơi nhỏ nhất, chỉ đạt 30,6 mm Lượng bốc hơi 4 tháng lớn nhất là 5, 6, 7, 8 tới 447,1 mm, chiếm hơn 50% tông lượng bốc hơi năm
Lượng bốc hơi ngày lớn nhất tại Cồn Cỏ là 10.9 mm Lượng bốc hơi trung bình
tháng tại một số trạm đại diện cho tỉnh Quảng Trị được thống kê 1.1.3.6 Các hiện tượng thời tiết đặc trưng khác
- Gió Tây khô nóng - gió Lào: Vào mùa hè (đầu tháng 3 đến cuối tháng 8),
Quảng Trị chịu ảnh hưởng nặng nề của gió khô nóng Hàng năm số ngày khô nóng ở đây dao động từ 45 - 50 ngày và nhiều nhất trong các tháng 5, 6, 7 với số ngày khô
nóng mỗi tháng từ 8 - 12 ngày (nhiệt độ không khí trên 35°C và độ âm tương đối dưới
65%) Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh ở địa bàn tỉnh đã có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người
- Lốc: Là hiện tượng thời tiết đặc biệt, biểu thị bằng gid giat, xoay cuén theo
Trang 21là một loại gió xoáy mạnh với đường kính khoảng 50 - 150m Lốc thường xây ra vào thời kì chuyển tiếp từ mùa lạnh sang mùa nóng (thang 4, thang 5)
- Bão và áp thấp nhiệt đới: Tính chất bão và áp thấp nhiệt đới vùng Quảng Trị rất khác nhau tùy theo từng cơn bão và từng thời kỳ có bão đồ bộ Có năm không có bão nhưng cũng có năm có tới 2 đến 3 cơn bão (1964; 1996) Bình quân năm có khoảng từ 1,2-1,3 cơn bão Vùng ven biển Quảng Trị có tới 78% số lượng cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông đồ bộ gây mưa lớn và sinh lũ trên các sông và gây ngập lụt các vùng đồng bằng ven biển của Quảng Trị hoặc các vùng thung lũng trên các nhánh sông suối của sông Thạch Hãn
Bão đồ bộ vào đất liền thường duy trì từ 8 đến 10 giờ nhưng mưa kèm theo thường kéo dài tới 3 ngày gây ra lũ, lũ quét gây thiệt hại người và tài sản
- Lũ và lũ quét: Do địa hình phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông suối đều ngắn và dốc nên lũ xảy ra nhanh và ác liệt, kết hợp với những trận mưa lớn những nơi có thảm phủ thực vật và kết cấu đất đá yếu có thể gây ra lũ quét Lũ và lũ quét gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế lớn của tỉnh Ví
dụ như đợt lũ từ 29/9- 5/10/2010 đã gây lũ, lũ quét cho các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế Trận mưa lớn bắt đầu từ 29/9/2010 đã
gây lũ, lũ quét trên toàn bộ lưu vực sông Ngàn Sâu- Ngàn Phố Do mưa lớn, mực
nước thượng nguồn tập trung về nhanh Tại Quảng Trị, hơn 2000 nhà dân bị ngập,
nhiều điện tích lúa tại Đông Hà và huyện Gio Linh bị ngập úng, 1 người chết và
nhiều công trình hạ tầng bị hư hại
1.1.4 Thủy văn — Hải văn
Trên địa phận tỉnh Quảng Trị có ba hệ thống sông chính:
(1) Hệ thống sông Thạch Hãn (còn gọi là sông Quảng Trị) có 37 con sông gồm 17 sông nhánh cấp I với 3 nhánh tiêu biéu la Vinh Phước, Rào Quán và Cam
Lộ, 13 sông nhánh cấp II, 6 sông nhánh cấp III Diện tích toàn lưu vực là 2660 km”, độ dài sông chính là 156 km, độ cao bình quân lưu vực 301 m, độ dốc bình quân lưu vực là 20,1%, độ rộng trung bình lưu vực là 36,8 km, mật độ lưới sông là 0,92; hệ số uốn khúc là 3,5
Trang 22(2) Hệ thống sông Bến Hải có diện tích lưu vực là 809 km”, dai 64.5 km, độ cao bình quân lưu vực 115 m, độ dốc bình quân lưu vực là 15,7%, mật độ lưới sông
là 1,15; hệ số uốn khúc là 1,43
(3) Hệ thống sơng Ơ Lâu thuộc lưu vực sông Mỹ Chánh chảy qua phá Tam
Giang về cửa Thuận An bao quát một diện tích lưu vue 1a 855 km?, dai 65 km Đầu nguồn lưu vực nằm ở địa phân tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngoài ra còn có một số sông suối lưu vực sông Xê Pôn và Sê Păng Hiêng thuộc Tây Trường Sơn và một số suối nhỏ vùng cồn cát đồ thẳng ra bién
Cũng như các nơi khác ở nước ta, dòng chảy sông suối trong tỉnh Quảng Trị không những phân bố không đều trong lãnh thổ mà còn phân bố rất không đều trong năm Hàng năm, dòng chảy sông suối biến đổi theo mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn Thời gian bắt đầu, kết thúc các mùa dòng chảy không cố định hàng năm mà có xê dịch giữa các năm từ một đến vài tháng
Dòng chay năm tại khu vực nghiên cứu có giá trị mô đun biến động trong khoảng 54 - 73 1⁄s.km”, thuộc khu vực có dòng chảy dỗổi dào so với trung bình cả nước, phần lớn nước tập trung vào mùa lũ
Do sự phân bố nước không đều trong năm nên ở đây lũ rất khắc nghiệt và hạn hán cũng rất điển hình Có một số nơi giá trị mô đun dòng chảy bình quân năm
đạt tới 80 I/s.km”, như ở huyện Hướng Hoá, mùa lũ từ tháng 9 - 12, mùa kiệt kéo
dài trong khoảng 8 tháng (tháng 1 đến tháng 8) Do độ dốc lớn nên lũ thường xảy ra nhanh và ác liệt gây nguy hiểm cho các hoạt động kinh tế xã hội Thông thường mùa lũ xuất hiện chậm hơn mùa mưa khoảng một tháng Mưa là nguyên nhân gây lũ chủ yếu ở hai tỉnh này Lũ lớn nhất thường xuất hiện trong các tháng 9, 10 chiếm từ 25 - 31% tổng lượng nước cả năm
Trang 23Bảng 1 2 Các đặc trưng dòng chảy lưu vực các sông thuộc Quảng Trị Các đặc trưng dòng chảy lưu vực STT Tén song Tén tram Qo M;(1⁄s.km?) Y ° a (m’/s) (mm) 1 Bén Hai Gia Vong 14,4 53,9 1698 0,61 2 Thach Hin Thạch Hãn 70,0 68,5 2158 0,77 Tháng 4 và tháng 6 là những tháng Kiệt, lưu lượng trên sông nhỏ Mô đun dòng chảy bình quân tháng vào các tháng kiệt chỉ khoảng 10-15 l⁄s.km” Do đặc
điểm vùng nghiên cứu có địa hình tạo thành các dải từ biển vào sâu trong lục địa:
dải cát ven biên, đồng bằng ven biển, gò đổi, núi nên tính chất đòng chảy cũng có sự phân hoá theo không gian rõ rệt
Một số đặc trưng dòng chảy năm các lưu vực sông thuộc tỉnh Quảng Trị trên bảng 1.2 va 1.3 Bảng 1 3 Phân phối dòng chảy theo các tháng trong năm Tên lưu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 vực Bên Hải 1l 37 19 415 3,1 24 14 2,9 14,2 30,9 23,9 10 Quang Tri 6,41 5,47 4,75 3,6 5,02 4,79 5 536 103 176 189 12,8 Qua bang 1.2 và bảng 1.3, môđun dòng chảy và chuân dòng chảy năm của
hai hệ thống sông chính Bến Hải và Quảng Trị thuộc loại cao của cả nước Hệ số
dòng chảy đều > 0,6 đã chứng tỏ được khả năng sinh dòng và điều kiện lớp phủ
thực vật trên lưu vực là tốt Các tháng nhiều nước rơi vào tháng 9, 10, 11, 12, thang
ít nước rơi vào các tháng còn lại Các tháng nhiều nước chiếm khoảng 70 - 75% tổng lượng nước cả năm, còn các tháng ít nước là 25 - 30%
Mực nước lũ hè thu trên các triển sông chỉ dao động từ 1,5 - 1,7 m; ít khi
mực nước lũ hè thu trên các triỀn sông lên cao trên 1,7 m Hướng chuyển của lũ ở trong vùng hạ du cũng rất phức tạp:
- Khi sông Thạch Hãn lũ lớn ở hạ du hướng lũ chuyền theo 2 phía, một hướng theo sông Cánh Hòm chuyển về sông Bến Hải và một hướng theo sông An Tiêm chuyên về Cửa Lác, còn đòng chủ lưu theo dòng chính chuyền ra cửa Việt Khi sông
Trang 24Thạch Hãn lũ nhỏ, sông Bến Hải lũ lớn, dòng lũ của sông Bến Hải một phần chuyền
về hạ du Thạch Hãn, một phan lớn chuyên ra Cửa Tùng, hiện tượng trên chỉ xảy ra khi lũ đạt báo động 3 trở lên
Nguồn nước ngầm ở tỉnh Quảng Trị thể hiện ở nước khe nứt, nước lỗ hồng và nước cồn cát Nguồn nước này tương đối đồi dào và chất lượng tốt có thể đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư và bổ sung nước tưới cho các loại hình sản
xuất kinh tế xã hội Tuy nhiên, vùng ven biển nhiều nơi nước ngầm bị nhiễm mặn, ở
vùng đổi núi nước ngầm phân bố sâu khó khai thác
12 KINH TẾ - XÃ HỌI VÀ CƠ SỞ HẠ TẢNG 1.2.1 Kinh tế - xã hội
1211 Dânsố
Năm 2013 dân số toàn tỉnh là 613.655 người (trong đó nữ giới có 310.270
người và nam giới có 303.385 người), dân số thành thị 1.779.191 người, dân số nông thơn 435.736 nhân khẩu Tồn tỉnh có 155.320 hộ, bình quân 3,92 người/hộ
Đồng bào dân tộc thiểu số phân bồ tập trung chủ yếu ở hai huyện ĐaKrơng, Hướng
Hố, ngoài ra còn phân bố ở 1 số xã thuộc các huyện Gio Linh, huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ Bảng 1 4 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo khu vực Đơn vị tính: người
Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực
Trang 25của cả nước 259 người/km”), dân số của tỉnh phân bố không đồng đều giữa các đơn
vị hành chính, đa số tập trung với mật độ cao tại các thành phố, thị xã, khu vực thị
trấn nơi có nhiều loi thé dé phát triển kinh tế, với hệ thống hạ tầng cơ sở khá đồng
bộ Năm 2013, Quảng Trị có 345.000 người trong độ tuổi lao động (chiếm 54,62%
dân số), trong đó số người trong độ tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 326.389 người, chiếm 53,67% dân số Tổng số lao động, phân bố trong các ngành: nông, lâm nghiệp chiếm 52,06%; thủy sản 3,94%; công nghiệp xây dựng chiếm 14,93% Bảng 1 5 Lao động làm việc phân theo ngành kinh tế Đơn vị tính: người Năm 2007 | 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Chỉ tiêu ban 281.937 | 289.232 | 317.466 | 313.686 | 302.65 | 315.392 | 318.477 Nong, lam am 169.208 | 164.266 | 173.465 | 162.623 | 167.795 | 165.787 | 165.8 nghiệp Thủysản | 11535 | 15,4 16.262 | 12.569 | 12.969 | 12.764 | 12.562
Công nghiệp | 1oss | 1.962 khai thác 2662 | 1.755 2.321 2665 | 2.76
Trang 26Lực lượng lao động qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ khoảng 39,4% tổng số lao động, trong đó: cao đẳng và đại học trở lên chiếm 7,3%, công nhân kỹ thuật chiếm 26,7%, trung học chuyên nghiệp chiếm 5,4%
Nhìn chung, dân số và nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Trị đổi dào; có nền văn
hóa đa dạng và giàu truyền thống quý báu Tuy nhiên vấn đề dân cư và lao động của tỉnh vẫn còn những hạn chế, bất cập như: dân cư phân bố không đều trên các địa bàn
lãnh thổ; trình độ dân trí còn thấp, nhất là vùng sâu, vùng xa; trình độ chuyên môn, kỹ thuật lành nghề còn hạn chế, thiếu đội ngũ lao động có chất lượng cao, thiếu
chuyên gia giỏi
1.2.1.2 Đặc điểm kinh tế
Trong thập niên qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt mức khá cao, tuy nhiên có xu hướng giảm trong những năm gần đây Tốc độ tăng trưởng
kinh tế GDP của một số ngành và lĩnh vực kinh tế - xã hội đang tiếp tục được cải
thiện đặc biệt ngành địch vụ, tuy nhiên kinh tế nông nghiệp có xu hướng giảm
tương đối lớn từ 4,6% năm 2005 xuống 2.2% năm 2010; 3,6% năm 2011; 3,2%
năm 2012 và tăng trở lại khoảng 4,7% năm 2013
Giai đoạn 2010- 2013 Tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 8,7 %/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 21,7 %/năm, nông nghiệp tăng 4,7 %/năm, dịch vụ
tăng 6,7 %/năm Năm 2013, tổng GDP đạt 16.487 tỉ đồng, bình quân đầu người đạt 5,165 triệu đồng, tăng hơn 4,8 lần so với năm 2005
Bảng 1 6 Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2004 — 2012
Don vi: 1000 d/thang Nam Chỉ tiêu 2004 2006 2008 2010 2012 Thanh thị 399,0 670,8 973,3 1282,5 1899,3 Nông thôn 270,0 355,4 533,6 825,6 1135,2 'Thu nhập bình quân đâu người 304,7 436,4 659,6 950,7 1342,6
Trang 27sâu, vùng xa, miễn núi, biên giới, Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Hướng Hoa,
Đakrông )
1.22 Cỡ sở hạ tầng
1.2.2.1 Giao thông vận tải
Tỉnh Quảng Trị có tuyến giao thông huyết mạch của nước ta như: quốc lộ
1A, đường sắt Bắc Nam, là điểm nối hai điểm đến du lịch của miễn trung là thành
phố Huế và tỉnh Quảng Bình Ngoài ra, có hệ thống cảng nước sâu Cửa Việt cách 22km về phía Đông cùng với hệ thống các đường liên tỉnh, liên huyện và hệ thống các sông, suối, biển nên đủ đáp ứng cho nhu cầu giao thông hiện nay Tuy nhiên, để đáp ứng cho phát triển kinh tế và du lịch trong tương lai, tỉnh nhà đang chú trọng đến công tác mở rộng, sửa chữa, bổ sung mạng lưới giao thông
1.2.2.2 Thơng tin liên lạc
Ngồi các bưu điện tỉnh là trung tâm liên lạc chính, trong tỉnh còn có nhiều
điểm bưu điện nhỏ, và hệ thống internet tốc độ cao đang phát triển mạnh Có thể
sánh ngang tầm với các bưu điện khác trong tỉnh đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch cũng như nhân dân huyện
1.3 DAC DIEM DIA CHAT - DIA CHAT THUY VAN 1.3.1 Dac diém dia chat
Trên cơ sở các tài liệu thu thập co thể khái quát đặc điểm dia chat — địa chất
thủy văn vùng nghiên cứu như sau:
1.3.1.1 Dia tang
Trên cơ sở tài liệu Bản đồ Địa chất và khoáng sản, tỷ lệ 1:200.000 tờ Hướng
Hoá - Huế - Đà Nẵng do Nguyễn Văn Trang chủ biên, tờ Lệ Thuỷ - Quảng Trị do Nguyễn Xuân Dương chủ biên; Bản đồ Địa chất và khoáng sản Quảng Trị năm 2000 do Lê Tiến Dũng chủ biên; Đề tài xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên khoáng sản và nước đưới đất làm luận cứ khoa học cho quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị, Nghiên cứu phân tầng địa chất công trình vùng đồng bằng ven biển Quảng Trị: khu vực nghiên cứu được giới hạn từ đường Quốc lộ 1A ra phía Đông có 8 phân vị địa tầng như sau: [3] (hình 1.7)
Trang 28a Hé Ordovic - Silur
Hé ting Dai Giang (S, dg): Hé tang Dai Giang (S,dg) xuat hién phia Nam
sông Thạch Hãn Thành phần thạch học chủ yếu bao gồm: cát kết, đá phiến, sét bột
kết, cát bột kết Bê dày trung bình của hệ tầng này khoảng 205m b Hệ Đệ Tứ
Phun trào bazan Đệ Tứ (BQ)
Theo các tài liệu mới nhất, các thành tạo phun trào bazan thuộc phạm vi tỉnh
Quảng Trị được phân làm Q; và Qs Phun trào bazan cô (BQ)) bao gồm toàn bộ khối bazan Gio Linh, Vĩnh Linh Khối phun trào bazan Khe Sanh - Làng Bùng phủ lan
tràn trên các đá cổ hơn thuộc hệ tầng Khâm Đức, A Vương và A Ngo với độ cao
tuyệt đối 400 - 550 m Chiều dày lớp phủ bazan từ 10 m đến 30 m Đá bazan tại đây bị phong hoá mạnh mẽ, tạo vỏ phong hoá dày nhưng không đều Tại phía Tây Nam thị trấn Khe Sanh vỏ phong hoá phát triển đới laterit mỏng và hẹp Khối bazan Gio Linh và Vĩnh Linh tuổi Pleitocen sớm phân bố ở phần địa hình thấp Mặt cắt gồm
bazan olivin cấu tạo khối đặc xít xen bazan lỗ hỗng màu đen xẫm, xám đen, xám nâu, phan trén bi phong hoa manh, nhiéu noi không còn đá bazan tươi Tại khu vực
gần Cửa Tùng, bazan bị các khe nứt nguyên sinh chia cắt tạo các khối hình trụ rất đặc trưng Bazan có kiến trúc poocfa, nền dolerit, pilotacxit và oft có tuổi Holocen theo một số nghiên cứu
Thống Pleistocen
* Thống pleistocen, phụ thống trung - thượng (O¡””): Phân bỗ dọc các thung lũng sông suối trong vùng núi, và ở phần đỉnh các tam giác châu sông Thạch Hãn,
sông Cam Lộ Thành phan thach hoc chu yếu là cuội, sỏi, cát và ít bột tạo, bể dày
trầm tích thay đổi từ 4m đến 40m
- Trầm tích sông (aQ,””): phan bé 16 ra chủ yếu ven rìa đồng bằng thuộc địa phân các xã Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm huyện Hải Lăng và phường 1 thị xã
Quang Tri, voi tong dién 16 khoang 11,27 km” Thành phan thach hoc bao gồm cát,
Trang 29- Trầm tích biển (mQ,”): phân bỗ khá rộng rãi ở khu vực Hồ Xá, xung quanh
khối bazan Vĩnh Linh và lộ ra một vài khối nhỏ ở khu vực xã Hải Phú, Hải Thượng,
Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh huyện Hải Lăng Thành phần thạch học được đặc trưng bởi các tập cát bột màu vàng nghệ, vàng sâm, xám vàng Cát có độ mài tròn,
chọn lọc tốt Bề dày thay đổi từ 5 - 10 m
- Trâm tích sông - bién (amO;'): Tai khu vực nghiên cứu chúng phân bố lộ ra ở
khu vực xã Triệu Lương, Triệu Giang huyện Triệu Phong, với tổng diện lộ khoảng 22,67km” Mặt cắt được đặc trưng bởi sự pha trộn giữa cát, bột và sét màu xám đen,
phân trên bị phong hóa cho màu xám vàng loang lổ, bé day thay đổi từ 5 — 15 m Thống Holocen
* Thống Holocen, phụ thống hạ - trung (Q;'”):
+ Trầm tích sông (aQ;”?): phan bé lộ ra 2 khối nhỏ ở xã Hải Chánh huyện
Hải Lăng, với tổng diện lộ khoảng 2,2 km” Thành phần thạch học có cấu trúc phân
lớp Lớp dưới cùng cuội, dăm, sỏi, đá Lớp giữa gồm cát, sét lẫn cuội, sỏi vàng nâu
dày 1,2 m Lớp trên cùng gồm cát, bột lẫn sét, sỏi, sạn, dày 2,5 m
+ Trầm tích Sông - Biển (amQ;””): phân bồ lộ ra một khối nhỏ ở khu vực xã
Hải Trường với điện lộ khoảng 0.94 km”, phần còn lại bị phủ hoàn toàn chỉ bắt gặp trong hầu hết các lỗ khoan sâu từ độ sâu từ 4 - 29 m, với chiều dày trung bình khoảng 16 m Tổng diện tích phân bố khoảng 320 km”
* Thống Holocen, phụ thống trung (Q¿”):
- Trầm tích song - bién (amQ;”): Có diện lộ chủ yếu tại thị xã Quảng Tri va xã Hải Thượng, Hải Lâm và thị trấn Hải Lăng huyện Hải Lăng, với tổng diện lộ khoảng 25,83 km” Đặc trưng bởi các lớp cát lẫn bột, sét màu xám nâu, xám tro,
xám vàng, xám đen Bê dày thay đổi từ 5 - 20 m
- Trầm tích biển (mQ;”): Tại khu vực nghiên cứu trầm tích biên (mQ,”) phan
bồ lộ ra thành 2 dải, dải 1 kéo dài từ Nam Cửa Việt đến ranh giới với tỉnh Thừa
Thiên Huế, dải 2 kéo đài từ xã Hải Quy đến xã Hải Trường huyện Hải Lăng, chúng được thành tạo liên quan với đợt biển tiến Holocen trung Thành phan thach hoc gồm cát thạch anh màu xám trắng tỉnh khiết Cát có độ chọn lọc, mài tròn tốt, bể dày thay đổi từ 10 - 29 m Tổng diện lộ khoảng 106,1 km” [10]
Trang 30* Thống Holocen, phụ thống thượng (Q;”):
- Trâm tích sông (aQ; ): Phân bố khá rộng trên toàn bộ hệ thống sông có mặt
tại khu vực (Thạch Hãn, Tân Vĩnh Định, Ô Giang, Mỹ Chánh, Ô Lâu), với tổng diện
lộ khoảng 50,53 km” Trầm tích gồm tướng lòng sông và bãi bồi Tướng lòng sông
chủ yếu là trầm tích hạt thô gồm tảng, cuội, sỏi, cát với kích thước khác nhau Còn tướng trầm tích bãi bồi được thành tạo chủ yếu là cát, bột, sét lẫn ít sạn, sỏi màu xám trắng, xám vàng, với thành phan da khoang va d6 chon loc, mai tron kém Chiéu day
0,5 — 1,5 m
- Trâm tích sông - biên (amQ; ): Phát triển khá rộng ở hạ lưu các sơng Thạch Hãn, Ơ Lâu Chúng kéo dài thành dãi ở trung tâm từ sông Thạch Hãn đến ranh giới
tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng diện lộ khoảng 172,6 km? Thanh phan thach hoc chu yếu là cát có lẫn bột, sét màu xám vàng, xám nâu, xám đen, giàu vật chất hữu cơ Bề dày biến đổi từ 3,0 — 14,5 m
+ Trầm tích biển (mQ?): Phân bố lộ ra thành dãi kéo dài ven bờ biển từ Cửa
Việt đến ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng điện lộ khoảng 14,61 km” Thành phần thạch học chủ yếu là cát thạch anh màu xám vàng, trắng đục Cát có độ chọn lọc, mài tròn tốt, kết cấu rời rạt, cấu tạo nên bể mặt thêm biển cao 2 - 3 m Bề dày
biến đổi từ 4 - 6 m
+ Trầm tích biển - gió (nwQ?”): Kéo dài từ xã Triệu Trạch huyện Triệu Phong
đến xã Hải Khê huyện hải Lăng, với tổng diện lộ khoảng 27,93 km” Thành phần bao gồm cát thạch anh hạt nhỏ đến mịn màu trắng, trắng xám Chiều day tram tích đạt 3 -
10 m Vật liệu trầm tích có độ chọn lọc tốt
Dé Tw khong phan chia
+ Trầm tích biển - gió Holocen (mvQ;) tạo nên các đải cồn cát độ cao từ 10 m đến 29 m dọc đường bờ biên Thành phần bao gồm cát thạnh anh hạt vừa màu trắng, trắng xám, chiều dày đạt trên 10 m
Trầm tích hỗn hợp sông, sườn tích, tàn tích hệ Đệ Tứ (adpQ, edQ) phân bố
nhiều ở vùng ven sông thuộc đới ven biển Chúng chiếm các địa hình thoải, bao
Trang 31[oal T10 14 18 22 26 30 34 38 42 46 50 754 og
» I.KÝ HIỆU ĐỊA CHẤT 3
Đệ tứ không phân chia: (ed, ap): Tảng, cát, bột, sét
9 | Holocen thượng: (a, am, amb, m, my): Cat, bot, sét màu | 94
xám trắng, xám vàng, xám đen , chứa vật chất hữu cơ
Holocen trung - thượng: (a): Cát, cuội, sỏi, lẫn bột, sét màu xám vàng
[a] Holocen trung: (am, m); Cát, sét màu xám vàng, xám trắng, xám đen
Led 2 w [ar | Holocen ha - trung: (a, am): Cudi, sdi, san, cat, sét xam vang, xam trang "1 Lo
| BQ! Holocen hạ: Bazan olivin màu xám sẵm, cấu tạo đặc sít và lỗ hổng
H VĨNH LINH By Pleistocen thượng: (a, am, m): Cuội, sỏi, cát, lẫn bột, sét, màu xám vàng 7 loan lỗ, xám trắng 88) [er] Pleislocen trung - thượng: (a, ap): Tảng, cuội, sỏi, cát, lẫn bột, sét, màu 86 xám xanh, xám vàng Imeei: Pliocen - Pleislocen hạ: Bazan pyrocen olivin, màu xám đen, cấu tao dac sit a 3 ° 5 a
a g a 7| © Phan hé téng dưới: Cuội kết, cát kết, cát sạn kết, cát bột kết màu zie 2
Trang 321.3.2 Đặc điểm địa chất thủy văn
1.3.2.1 Tang chứa nước
a Tầng chứa nước Holocen (qh)
Nước dưới đất tổn tại trong các trầm tích bở rời Holocen, bao gồm các thành tạo trầm tích đa nguồn gốc (mQ›, aQ;, amQ;, mlQ;, mvQ;) phân bố rộng rãi, phủ tràn trên bề mặt và chiếm phân lớn điện lộ đồng bằng đồng bằng, đồng bằng ven biển Quảng Trị
Vùng I dọc bờ biển Quảng Trị phân bố rộng rãi các trầm tích cát hạt thô
nguồn gốc biển, gió biển (mQ;, mvQ¿) Đó là các dai cat, dun cát thạch anh màu xám trắng đến trắng tỉnh khiết kết cấu rời rạc có độ chọn lọc và mài tròn tốt tạo thành hai dải lớn Dải phía Bắc bắt đầu từ ranh giới tỉnh Quảng Bình cho đến khu Đồng Luật (Vĩnh Thái) Dải phía Nam từ Cửa Tùng chạy dài theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam cho đến tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên - Huế Chiều rộng của các dải cát thay đổi trong phạm vi rộng tử 2 - 3 km đến 6 - 7 km, bề dày thay đổi từ 10 đến 30
m Bề mặt địa hình chịu tác động mạnh của gió, tạo nên các gò đụn cát cao 10 - 20
m, giữa chúng là các trũng có tính tụ than bùn
Vùng II dọc theo các con sông và thung lũng sông lớn và phân bố chủ yếu là các trầm tích hạt mịn nguồn gốc sông, sông hồ, sông biển hỗn hop Thanh phan bao gồm cát lẫn bột xét màu xám vàng và có tính phân lớp Lớp đưới là cát bột xám đen lẫn vỏ sò ốc, lớp trên cùng là sét bột màu vàng Quy mô phân bồ tương đối hẹp, dọc theo hai bên Quốc lộ 1A, chiều dày không lớn thường từ 10 đến 20 m
Theo tài liệu hút nước thí nghiệm trong tầng chứa nước Holocen tại các lỗ khoan trên khắp đồng bằng cho thấy mức độ chứa nước thay đổi từ nghèo ở phía Nam đồng bằng (Hải Lăng), đến trung bình ở phía Bắc (Hồ Xá, Gio Linh) và giàu ở trung tâm của đồng bằng (Cửa Việt, Đông Hà, Triệu Phong) có tỷ lưu lượng đơn vị
q từ 1,08 đến 2,11 1⁄sm
Theo kết quả phân tích hoá mẫu nước cho thấy nước dưới đất trong tầng chứa nước này phần lớn là nước nhạt có chất lượng tốt đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng nước cho mục đích ăn uống và sinh hoạt Ngoại trừ một số vùng gần sông Thạch
Trang 33nước đã bị nhiễn mặn, độ tổng khoáng hoá M > 1000 mg/1, một số vùng khác cũng đang có dấu hiệu nhiễm mặn như Cửa Tùng, xã Vĩnh Giang huyện Vĩnh Linh, xã Triệu Trung, Triệu Tài huyện Triệu Phong và xã Hải Hoà huyện Hải Lăng có độ tổng khoáng hoá tir 500 dén 1000 mg/l
Loại hình hoá học của nước là bicacbonat natri, vùng nước mặn có loại hình clorua natri Hàm lượng nitơ (NO;", NO,’ , NH¿) và tổng sắt ở một số vùng đang có dấu hiệu tăng cao như một số dải nước nhỏ thuộc địa phân các xã Hải Hoà, Hải Tho, Hai Ba, Hai Qué huyện Hải Lăng: xã Triệu Hòa, Triệu Phước huyện Triệu
Phong có hàm lượng nitơ từ 10 đến 20 mg/1 và lớn hơn, giá trị tổng sắt thay đổi từ 1,0 dén 5 mg/l
Đây là tầng chứa nước không áp, nguồn cung cấp cho tầng chứa nước chủ yếu là nước mưa, có thể một phần đáng kể là nước ngưng tụ Nước có thể thấm xuống cung cấp cho các tầng chứa nước nằm bên dưới hoặc thoát ra các thung lũng
thấp hoặc các chân cồn cát dọc theo bờ biển
Động thái của tầng chứa nước biến đổi theo mùa, nhưng biên độ dao động không lớn Mùa mưa nước trong các cồn cát hầu như tràn trên mặt đất, mùa khô
mực nước nằm cách mặt đất khoảng từ 0,5 m đến 1,6 m
b Tầng chứa nước Pleistocen (qp)
Trong vùng đồng bằng ven biển, tầng chứa nước lỗ hồng các trầm tích bở rời Pleistocen bao gồm các thành tạo có nguồn gốc sông (aQ¡ '”)
Tang chứa nước này có diện phân bố rộng khắp vùng, về cơ bản chúng bị phủ bởi tầng chứa nước Holocen và chỉ lộ ra thành các dải đọc theo thung lũng
sông Bến Hải, Thạch Hãn, Cam Lộ và sông Bến Xe Tổng diện lộ của tầng chứa
nước này vào khoảng 190,27 km”, chiếm 17,82% diện tích của đồng bằng Phần phía Bắc sông Thạch Hãn tầng chứa nước phân bố đưới các trầm tích Holocen, phan lộ ra trên mặt chủ yếu là các thành tạo nguồn gốc biển (mQ¡?) phân bố ở phía Bắc - Tây Bắc huyện Vĩnh Linh thành các dải lớn, phía Tây Nam huyện Gio Linh
có diện phân bố hẹp tạo thành các dai nhỏ bề rộng khoảng I - 2 km Tổng diện lộ
của phần này khoảng 80,42 km” Đất đá phần trên là sét, sét cát màu nâu tạo thành những dải mỏng, phần giữa là cát thạch anh màu vàng, vàng nâu, xám trắng độ hạt
Trang 34từ trung bình đến thô Phần dưới là cát sét, sét cát màu vàng loang lỗ tạo thành các dai mỏng
Phần phía Nam sông Thạch Hãn tầng chứa nước có quy mô lớn hơn Ngoài
các thành tạo hạt mịn nguồn gốc biển lộ ra ở phía Tây Quốc lộ IA còn có diện lộ
của các thành tạo nguồn gốc sông, sông biển hỗn hợp (amQ;7”) có khả năng chứa
nước tốt nhất Diện tích lộ ra khoảng 109,85 km” Thành phan đất đá chứa nước là
cát cuội sỏi lẫn sét có kích thước hạt tăng dần theo chiều sâu và giảm dần theo chiều
từ Quốc lộ 1A ra biển Phần trên lát cắt là sét, sét cát, phần giữa là cát và cuỘội sỏi,
phần dưới là cuội sỏi lẫn cát
Chiều dày của tầng chứa nước thay đôi theo có quy luật trong khoảng từ 28 - 38 m, trung bình là 32 m Nếu theo mặt cắt giữa trung tâm đồng bằng từ Bắc vào Nam thì dày nhất trong khoảng từ sông Cánh Hòm đến sông Vĩnh Diện và phía giáp giới với tỉnh Thừa Thiên - Huế Phía Bắc có chiều đày mỏng hơn
Đây là tầng chứa nước có áp, áp lực trên mái thay đổi từ 14.25 m đến 43,3 m,
trung bình là 31 m Chiều sâu mực nuéc tinh thay đổi từ 0,2 - 17,65 m, có nơi nước tràn trên mặt đất tới 0,1 m (vùng Gio Linh, Đông Hà) Phần lớn nước dưới đất tồn
tại trong tầng chứa nước Pleistocen có chất lượng tốt, nước nhạt có độ tổng khoáng
hoa M < 500 mg/I, loại hình hoá học của nước chủ yếu la bicacbonat natri
Trong tang chứa nước nảy còn tổn tại một dải nước mặn lớn ở đoạn cuối của sông Thạch Hãn bao gồm một phần các xã Gio Hải, Gio Việt, Gio Quang huyện Gio Lĩnh, xã Triệu An, Triệu Phước, Triệu Vân, Triệu Đài, Triệu Thuận huyện Triệu Phong và Đông Bắc thị xã Đông Hà Một vài dải nước nhỏ khác thuộc các xã Hải Vĩnh, Hải Ba, Hải An, Hải Hoà, Hải Xuân huyện Hải Lăng
Vùng Cửa Tùng cũng đang có nguy cơ bị nhiễm mặn (500 < M < 1000 mg/l) Tại đây có các lớp sét, sét bột nguồn gốc hồ, đầm lầy cách nước Lớp sét bột này có nơi phân bố liên tục trên mái tầng chứa nước tạo cho tầng chứa nước có áp lực lớn Chiều dày lớp sét thay đổi từ một vài mét đến hàng chục mét
Trang 35hướng Tây Bắc - Đông Nam với vận tốc 28,8 m/ng Miễn thoát có thể dọc theo sông
Cam Lộ, sông Thạch Hãn, sông Bến Hải Động thái mực nước thay đổi theo mùa,
thông thường từ 1,0 - 8,2 m
c Tầng chứa nước khe nứt trong đá Bazan Pleistocen sớm (Q)`)
Bazan có tuổi Pleistocen sớm phân bố ở phần địa hình thấp của khối Bazan
Vinh Linh, khéi Gio Linh, Mặt cắt gồm Bazan Olivin cấu tạo khối đặc sít xen Bazan lỗ hỗng màu đen xẫm, xám đen, xám nâu, phần trên bị phong hoá mạnh,
nhiều nơi không còn đá Bazan tươi Bề dày từ vài mét đến 60m Tại khu vực gần
Cửa Tùng, Bazan bị các khe nứt nguyên sinh chia cắt tạo các khối trụ đặc trưng Bazan có kiến trúc Pocfia, nền Dolerit, Pilotacxit và Ofit Trong một số văn liệu địa
chất, các Bazan này được xếp vào tuổi Holocen
Các khe nứt và vỏ phong hóa đã tạo tiền đề cho sự hình thành tầng nước ngầm
trong đá Bazan Cũng lưu ý là với mật độ khe nứt cao, đá bị phong hóa mạnh, tập đá
Bazan nay van tạo điều kiện lưu thông và bổ sung nước cho tầng chứa nước Neogen nằm dưới
d_ Tầng chứa nước Neogen
Các thành tạo lục nguyên Neogen phân bố rộng rãi trên đồng bằng Quảng
Trị, song chúng hoàn toàn bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn Gồm cát kết chứa cuội,
cát kết màu xám chuyên lên sét kết màu xám tro, bị phong hoá cho màu nâu, đỏ gạch, dày 20 — 40m
e Đới chứa nước khe nứt trong các thành tạo Oclovic — Silua
Trong vùng đồng bằng ven biển, đới chứa nước này phân bố trên toàn bộ diện tích đồng bằng và chìm sâu dưới mặt đất Chiều sâu gặp mái tầng ở khoảng độ
từ 10 m đến 132,2 m Phần có diện lộ phân bố với quy mô rất lớn ở phía Bắc và
Đông Nam tỉnh Quảng Trị (vùng gò đồi và núi)
Đất đá chứa nước là cát kết, sét kết, bột kết, đá vôi, sét vôi nứt nẻ, khe nứt có
chiều rộng tir 0,2 đến 1 mm Kết quả hút nước thí nghiệm từ các lỗ khoan cho thấy, đới chứa nước các trầm tích Oclovic - Silua (O; - S¡ /#) có mức độ chứa nước phong phú và không đồng nhất Tỷ lưu lượng thay đổi từ 0.01 1⁄s.m đến 1,88 1⁄s.m, hệ số thấm thay đổi từ 0,67 m/ng đến 5,95 m/ng
Trang 36Nước có chất lượng tốt, độ tổng khoáng hoá từ 0,12 g/l đến 0,35 g/l Loai hình hoá học của nước thuộc loại bicacbonat natri - magié - canxi hoặc clorua -
bicacbonat natri.Nguỗồn cung cấp nước cho tầng chủ yếu là nước mưa ngắm xuống tại phần lộ trên mặt Miền thoát là các thung lũng thấp, các suối xuyên cắt trong
vùng Mực nước dao động theo mùa Về mùa mưa mực nước nằm cách mặt đất 0,l - 1,2 m, có nơi tràn qua miệng lỗ khoan Mùa khô mực nước hạ thấp, chiều sâu mực
Trang 37m 710 14 [18 22 26 30 [34 38 42 i48 50 7/54 : 1 Các tầng chứa nước:
Dang ng với sánh CÔ ME
7 tổntại | chứa nước |ĐCTV L Thế đachất | chứa nước Giàu Trungbình Nghèo
ine Hà q edQ; apQ | Sét, bột, lẫn tảng, cudi, dam, san, cát
778 aQ,'*, mQ.? Cuội, sỏi, sạn, cát có lẫn ít bột, sét ETI a aQ¿'~, aQ;',
R Nibs Holocen | gh amQ,’,mQs, Cat, bt, st of an itcu, si, san a
héng myQe |
amQ, ambQ,* Bot, sét 06 lan it cét, sd, san va than bin mm H VĨNH LINH 4Q4Q¡` _ Cuội sổ sạn,cátcölẫnbội sét Ea |
Pleistocen apQ,**, ñ tuy
86, ap Per Cát, bột, sét sé cb lin có lẫn it dam, cudi, séi, san i, sbi, san m
Bazan Bazan olivin màu xám đen, cấu tạo ff]
HolocenPiah) | BQ! đặc sit v6 hn L
Bazan 5 Bazan pyrocen olivin mau xam sam, i
Nude | Pliocen- f(m;ap) 0!
» Khe Plistooen BN,-Q, - cấu tạo đặc sĩ | | ia [ 82 nứt HT SA Cuội kết, cát kết, cát sạn kết, cát bột kết, mi
Đại Giang - Š> zg | Sét vôi, đá vôi,
2 Các thành tạo địa chất rất nghèo nước hoặc không chứa nước:
| Thể địa chất Ký hiệu địa chất Đất đá KýhiệuĐCTV _ T8 Trdm tích sông - biển eae amQ,!2 ụ | Sét, bột, lẫn ítcát mịn : = | QTl-qp 74 $18 ~ 008 H GIO LINH 10 een Đế” 2.53 0.08 .5 66 H CAM LO 82 , » o TP ĐÔNG HÀ +* 58 Qo ggD2ah 2 3.87 s00 0.14 Sử H TRIỆU PHONG 80 II CÁC KÝ HIỆU KHÁC Ranh giới địa chất: a- Xác định, b- Dự đoán 46 Đường đồng mức a Đường Quốc Lộ _ b Đường tỉnh lộ 42 Sông, suối LK: Ký hiệu Lỗ khoan
4 1: Lưu lượng (lis) 3: Mực nước tĩnh ở
Trang 381.4 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HÓA LỎNG TRÊN THẺ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
1.4.1 Tình hình nghiên cứu hóa lỏng trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về hiện tượng hóa lỏng theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau Nhiều phương pháp được nghiên cứu để đánh giá khả năng hóa lỏng của đất bão hòa nước, nhiều giả thuyết đã được đưa ra trong vòng 20 năm qua của nhiều nhà khoa học khác nhau trên toàn thế giới
- Phương pháp bản đồ hóa dựa trên tiêu chuẩn địa chất (Mapping based on Geological Criteria) [30]: Phương pháp này phân loại dựa trên tuổi địa chất, nguồn
gốc thành tạo và khoảng cách khu vực đến vị trí tâm chấn dễ xảy ra động đất Mục
tiêu của phương pháp này là xác định được khu vực thường xuyên tập trung nhất và xác định được khoảng cách ảnh hưởng tính từ tâm chấn đến những vị trí dễ xây ra hóa lỏng Phương pháp này cung cấp nguồn cơ sở đữ liệu liên quan đến khả năng
hóa lỏng dựa trên vị trí động đất và trầm tích thành tạo tại vị trí nghiên cứu
- _ Phương pháp đánh giá bằng kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) [22]: Dựa vào đường cong giới hạn của của hệ số ứng suất cắt chu kỳ (CSR) hoặc hệ số kháng cắt chu kỳ (CRR), chia thành vùng hóa lỏng (nằm ở phía bên phải) và vùng không xảy ra hóa lỏng (vùng ở bên trái và nằm phía trên của đường cong) Bằng cách thiết lập các cơng thức tính tốn, đồng thời hiệu chỉnh giá trị SPT để đi đến các giá trị tính toán
Trang 39khi cát chứa hàm lượng hat min càng lớn thì nguy cơ xảy ra hóa lỏng càng cao 1.4.2 Tình hình nghiên cứu hóa lỏng ở Việt Nam
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu hóa lỏng trong nước hiện đang khá phô biển, và bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau cho các đối tượng khác nhau như:
- Pham Van Ty va nnk (1990), da str dung két quả thí nghiệm SPT, thành phần hat và kết quả điều tra nước ngầm dựa theo tiêu chuẩn kháng chấn của Trung Quốc dé nghiên cứu khả năng hóa lỏng và đặc điểm hóa lỏng của một số loại đất hệ tang Thái Bình
- _ Đến năm 2006, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đã đưa ra tiêu chuẩn về thiết kế công trình chịu động đất (TCVN9386:2012), xuất bản dựa trên các tiêu chuẩn châu Âu
- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thành Dương (2014) về nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần hạt đến đặc tính hóa lỏng của cát phân bố ở khu vực nội
thành Hà Nội bằng thí nghiệm 3 trục động với hàm lượng các nhóm hạt khác nhau
Kết quả nghiên cứu có thê đánh giá khả năng hóa lỏng của đất cát khi tiến hành công tác khảo sát địa chất công trình dựa trên đường cong hóa lỏng hoặc hàm lượng hat min co trong cat [2]
- Luan van thac s¥ cia Bui Van Binh (2014) vé nghién ciru kha nang héa léng của cát hệ tang Thai Binh (aQ,° tb) ở khu vực Hà Nội
Luận văn thạc sỹ La Dương Hải (2016) Nghiên cứu khả năng hóa lỏng của trầm tích hệ tầng Nam Ô (zmQ¿zÏ no) vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị dưới tác động của tải trọng động như sóng biển, động đất, hay vận hành của máy công nghiệp Đánh giá khả năng xây ra hóa lỏng thành tạo đất cát hạt mịn hệ tầng Nam Ô và so sánh khả năng kháng hóa lỏng với đất sét Kaolinit và đất cát Toyoura đưới tác động của tải trọng động phân bố vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị
- Bui Thi Nhung va nnk (2018), bài báo đánh giá hiện tượng hóa lỏng trên địa
bàn Hà Nội bằng phương pháp LPI (liquefaction poftential index), dang tai tap chi
khoa học trái đất Việt Nam
Các kết quả nghiên cứu về hóa lỏng của cát bão hòa nước ở nước ta hiện nay dựa trên các kết quả thí nghiệm hiện trường vẫn chưa có những nghiên cứu rõ rệt, nhưng
Trang 40các đánh giá hóa lỏng bằng các thí nghiệm cắt trượt động trong phòng thí nghiệm tai nước ngoài Do đó, dé tai tập trung nghiên cứu và làm rõ khả năng hóa lỏng của đất loại cát bằng thí nghiệm hiện trường SPT và đối sánh với kết quả thí nghiệm thí nghiệm cắt trượt động để đưa ra những kết luận về khả năng hóa lỏng của đất cát hạt