Chang hạn, việc theo dõi sức khỏe bệnh nhân; các hệ thống đặt chỗ trước như ở khách sạn, sân bay, nơi cho thuê xe, tàu, ...; CSDL từ các dữ liệu đo được của các thí nghiệm theo từng thời
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TRAN CHAU PHUC
TIM HIEU CO SO DU LIEU
CO YEU TO THOI GIAN VA UNG DUNG VAO QUAN LY DIEM TAI
TRUONG DAI HOC AN GIANG
Trang 2Chương 1 GIỚI THIỆU VẺ CƠ SỞ DỮ LIỆU THỜI GIAN
Trong chương nay phần đầu chúng tôi giới thiệu tổng quan về CSDL thời gian, trình bày các khái niệm chung trong CSDL thời gian, mô hình theo thời gian ở các mức khái niệm, logic và vật lý cũng được trình bày sơ lược Mô hình CSDL có yếu tố thời gian TimeER, cách chuyển đổi mô hình TimeER sang mô hình quan hệ được trình bày chỉ tiết nhằm làm cơ sở cho việc tổ chức lưu trữ đữ liệu ở chương sau
1.1 CÁC LOẠI YÊU TÓ THỜI GIAN 1.1.1 Giới thiệu chung
Hầu hết các ứng đụng hiện nay đều quản lý dữ liệu thay đổi theo thời gian
Thậm chí có một số ứng dụng chỉ có tác dụng khi đặc tả đầy đủ dữ liệu theo thời
gian Do đó, cần cung cấp phương tiện để lưu trữ và truy cập phù hợp Tuy nhiên,
công nghệ CSDL hiện có chỉ hỗ trợ một phần nhỏ cho việc quản lý các dữ liệu như
thé Vi vậy, các nghiên cứu về CSDL có yếu tố thời gian hiện nay chú trọng vào việc thay đổi tình trạng đó bằng cách miêu tả rõ đặc điểm ngữ nghĩa của đữ liệu có yếu tố thời gian và đưa ra các cách thức hiệu quả để xây dựng các mô hình, lưu trữ và truy vấn đữ liệu có yếu tố thời gian
1.1.2 Giới thiệu cơ sở dữ liệu có yếu tố thời gian
Các ứng dụng CSDL có yếu tố thời gian đã được phát triển từ rất lâu Tuy nhiên, việc tạo ra các ứng dụng CSDL này chủ yếu dành cho những người thiết kế
và phát triển ứng dụng nhằm khai thác, thiết kế, lập trình và cài đặt các khái niệm
thời gian Trên thực tế, có nhiều ứng dụng mà thời gian cần được quan tâm trong
CSDL Chang hạn, việc theo dõi sức khỏe bệnh nhân; các hệ thống đặt chỗ trước như ở khách sạn, sân bay, nơi cho thuê xe, tàu, .; CSDL từ các dữ liệu đo được
của các thí nghiệm theo từng thời điểm khác nhau; hay trong CSDL của một công ty, chúng ta lưu giữ các thông tin về lương, công việc và các dự án của mỗi nhân viên: trong trường dai học, yếu tổ thời gian cần được chú ý bao gồm các học kỳ và
các năm của mỗi khóa học, cùng với xếp loại của sinh viên và các thông tin về học
Trang 3MỤC LỤC
9)099 6970008 .gH.A i LỒI GÁNMM ƠĐ :angtsstbinstrdtindtttditinEitiititEiliitilEtBETSRGLBIISRELRGITRELRBIGLBHTARSLRHHTARELxHiTm4 ii
h/I0/98 00/0 -3)ẳÝ.'- ƠỎ iii
` 0\)28)/10/99.(0:70 ca Vv DANH MUC CAC HINH VE .esessessssssssssesssssscescsssssscesssssceucessssucsuccusesscsuccssenseeseens vi DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT . - vii ) 97000157 - , )HD,HHA 1 Chương 1 GIỚI THIỆU VẺ CƠ SỞ DỮ LIỆU THỜI GIAN 3 1.1 CÁC LOẠI YÊU TÔ THỜI GIAN 52-222 2222252223121112111211221212 xe 3 1.1.1 Giới thiệu chung -.- c2 1211212111112 HE Hay 3 1.1.2 Giới thiệu cơ sở đữ liệu có yếu tố thời gian 2-222+22z222x22xzze2 3 1.2 CÁC MƠ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU THỜI GIAN 222222222222 11
1.2.1 Mô hình cơ sở dữ liệu thời gian ở mức khái niệm - -:- -: 11
1.2.2 Mô hình cơ sở dữ liệu thời gian ở mức ÏOBIG - :+s:+cc cv 12 1.2.3 Mô hình cơ sở dữ liệu thời gian ở mite Vat LY eects 13 1.3 MƠ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU TIMEER 22222 221222122122122122 22 ee 14 1.3.1 Kiểu thực thỂ ¿22222221 22212211211221122111221122211221 21 eo 15
1.3.2 Các thuộc tính . - -L 1 2221112211 1112211 115111112111 11 1111112011112 11kg 2xx ke 15
1.3.3 Mối quan hệ - 22222 221221112111211121112111211121112121121212222 2e 15 1.3.4 Mối quan hệ lớp cha/lớp con -©22222222222212221222112211221221211 22 xee 16 1.3.5 Chuyển đổi mô hình TimeER sang mô hình quan hệ - - 17 1.4 TIỂU KÉT CHƯƠNG l 22222 222221222121122122112112112211212 e6 22 Chuong 2 THIET KE CO SO DU LIEU THOI GIAN PHUC VU QUAN LY
DIEM TAI TRUONG DAI HOC AN GIANG ecssessssesssesssesssesssesssesscsssesseessees 23
2.1 TÔNG QUAN QUY TRÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ ĐIỀM 23 2.2 THÔNG TIN CHI TIÉT QUY TRÌNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ ĐIÊM 24 2.3 MƠ HÌNH TIMEER QUẢN LÝ ĐIỂM - 5 c 2S Eeerrrri 28 2.3.1 Mô hình TimeER của hệ thống 22222 222222122212212211212.2 e0 28
Trang 42.3.2 Mô hình khái niệm có yếu tố thời gian chỉ tiết cho các chức năng 29 2.4 MƠ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU MỨC LOGIC ©22-222222222222222222222e2 35 2.5 TIỂU KÉT CHƯƠNG 2 222 2222221222122121121121122112211221222 ke 36 Chương 3 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG
QUAN LY DIEM TAI TRUONG ĐẠI HỌC AN GIANG - 37
3.1 PHÁT BIÊU BÀI TOÁN -222222221221211211211221222222 xe 37 3.2 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU: -©2222222221221222122112112112112222 e0 38 3.3 THIẾT KÉ HỆ THÓNG 222222 2222221122122212111211211212122 ae 38 3.3.1 Thiết kế các chức năng của hệ thống - 222222222222122212221222ee 38 3.3.2 Thiết kế các biểu đồ của hệ thống -22©22222E222122212221122122122 e0 4 3.3.3 Thiết kế giao diện các menu chức năng chính 2s¿22z22zz~2 44 3.4 THIET KE CAC CHUONG TRÌNH LƯU TRỮ VÀ TRUY VẤN DU LIEU THỜI GIAN 22222 222221221221211221121121121121121212221222 ra 46
3.4.1 Nhập điểm thi của các sinh viên trong một học phân - 46 3.4.2 Nhập sửa điểm thi của các sinh viên trong một học phần 46 3.4.3 Truy vấn Dữ liệu thời gian 22-222 222221222122112112112.2 2e 47 3.5 TIỂU KÉT CHƯƠNG 3 -2222222122212221211211211221222222ee 47 KET LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIẾN 25c©5scccsccxeerreerreerreee 48 1 Kết luận 52 2222212211211121112111211121121112212222121222222122 ra 48 2 Hướng phát triển để tài 22222 222122122212211221221222222222 xe 48
'TẢTILIÊU THAM KHẢ ¿zxzzzzeynzs:gsnx0s10ni1 181003100 E11S8T(SDSR.RRSREHGSHUHSVHIE.R 49 00809927 50
PL1 Cài đặt CSDL thời gian cho ứng dụng quản lý Điểm tại Trường Đại học An
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mô hình thiết kế CSDL có yếu tổ thời giam 2552552222226 14
Hình 1.2 Mội ví dụ về mô hình TimeFR -cccccccceerrrrrrrrrrriieo 17
Hình 1.3 Chuyên đổi các tập thực thê không tham gia vào mối quan hệ lớp cha/lép BON x sescrcre casos tte net eee eto ae 18 Hinh 2.1 Théng tin Giang viên từ danh sách cán bộ giảng viÊH - -:- -: 25
Hinh 2.2 Théng tin môn học từ mẫu danh sách môn hỌc -.sccccscs sEsxsxrsres 25
Hình 2.3 Thông tin nhóm học phần từ danh sách nhóm học phần 26 Hình 2.4 Thông tin lớp từ tự điển lớp 5 55552 5222112112112 xe 26 Hình 2.5 Thông tin điểm của nhóm học phần từ bảng tổng hợp điểm thí 27 Hình 2 6 Mô hình khái niệm có yếu tổ thời gian cho việc quản lý điểm 28 Tình 2.7 Mô hình cho chức năng quản lý sinh VIÊH ScSìcsrxssererrrxsrres 29 Hinh 2.8 Mô hình cho chức năng quan lý môn học
Tình 2.9 Mô hình cho chức năng quản lý học Ï) sàcàcSàc se shsieirerrrsrres Hình 2.10 Mô hình cho chức năng quản Ìlý giảng VIÊN sà cà si 33 Hình 2.11 Mô hình TimeER cho chức năng quản lý điểm .22-55 55-e2 34 Hình 2.12 Mô hình của hệ thống thể hiện ở mức Logie -© scscscscsssces 35 Hình 3.1 Biểu đồ use case của hệ thống - 52 52 22 21222111211121121122121 xe 38 Hình 3.2 Mô hình use case nhÓiH |đÏJHH SH 40 Hình 3.3 Mô hình tuse case nhÓiH [ÖSÊF' SE 40
Hình 3.4 Biếu đồ hoạt động của hệ thống "— .—— 41
Hình 3.5 Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm mới hồ sơ Sinh viên 42
Hình 3.6 Biếu đồ tuần tự cho chức năng thêm mới một học phần ¬ 43
Hình 3.7 Đăng nhập vào hệ thống . ©52- 52 2222122111211 6 44 Tình 3.8 Giao điện chính của chương THÌHH sàn shxsrerrrererrerrrrerres 45
Tình 3.9 Giao điện nhập dữ liệu Điểm một học phan TT 45
Hình 3.10 Dữ liệu thời gian Điểm thi các sinh viên 55 55s 2212212212221 47
Trang 7DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT BT QL CNTT CSDL EER ER FK JSON LS LT PHP PK TimeER TT TTE TTS UML VT VTE VTS : BiTemporal : Quản lý : Công nghệ thông tin : Cơ sở dữ liệu : Extended Entity Relationship : Entity Relationship : Foreign key : JavaScript Object Nonation : Life Span : Lifespan and Transaction time : Hypertext Preprocessor : Primary key : Time Extended EER : Transaction Time : Transaction Time End : Transaction Time Start : Unified Modeling Language : Valid Time
: Valid Time End : Valid Time Start
Trang 8MỞ ĐẦU
Ngày nay chúng ta đang sống và làm việc trong thời đại bùng nỗ của Công nghệ thông tin Nhu cầu sử đụng và quản lý thông tin cũng ngày cảng được mọi người quan tâm hơn Hiện nay hầu hết các ứng dụng cơ sở đữ liệu (CSDL) đều có liên quan đến yếu tố thời gian như: hệ thống đặt chỗ trước trong ngành hàng không, ga tàu, khách sạn, quản lý hồ sơ, Yếu tố thời gian làm cho CSDL rõ ràng và chính xác hơn
Như vậy, trong thực tế phần lớn các ứng dụng CSDL đều chứa thông tin có yếu tố thời gian, thậm chí có trường hợp đữ liệu chỉ có ý nghĩa khi dữ liệu có liên quan đến yếu tố thời gian Tuy nhiên việc quản lý dữ liệu theo thời gian trong các hệ thống thông tin ứng dụng thuộc các lĩnh vực thay đổi thường xuyên và đòi hỏi nhiều yêu cầu như tài chính, ngân hàng, viễn thông, y tế đã làm cho các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ không quản lý về mặt thời gian bộc lộ những hạn chế Điều này đòi hỏi các nhà nghiên cứu về cơ sở dữ liệu phải đưa ra những kết quả khả quan
hơn, những hệ quản trị mới hơn, các kiểu xử lý khác làm sao để phục vụ được ngày
càng tốt hơn nhu cầu mà thực tế đòi hỏi Vì thế, một hướng nghiên cứu cơ sở đữ
liệu mới ra đời đó là xem xét dữ liệu dưới dạng các đối tượng như nó vốn tổn tại
trên thực tế và thêm yếu tổ thời gian để đáp ứng các yêu cầu cho các ứng dụng quản lý về mặt thời gian Do đó, việc phân tích và thiết kế CSDL như mô hình TimeER là gần gũi với thế giới thực có hỗ trợ yếu tố thời gian
Trường Đại học An Giang đang hướng đến một môi trường hiện đại tiên tiến,
tuy nhiên các vấn đề về quản lý điểm vẫn là vấn để nhạy cảm, ứng dụng quản lý điểm hiện nay vẫn là quản lý cục bộ, các thành phần về điểm tập trung về một đơn vị chuyên môn Điều này gây ra không ít khó khăn cho cán bộ chuyên trách trực tiếp làm công tác quản lý vì số lượng điểm để đưa vào hệ thống không phải là ít, đồng thời Trường vẫn chưa có ứng đụng nảo trực tiếp hỗ trợ cho cán bộ giảng viên quân lý điểm học phần mà mình phụ trách Vì vậy, để giảm tải việc quản lý điểm cho cán bộ quản lý, đồng thời hỗ trợ giảng viên quản lý điểm môn học mà mình phụ
trách, tôi quyết định chọn và thực hiện để tài “Tìm hiểu cơ sở dữ liệu có yếu tố
Trang 9Theo đó, mục đích chính của luận văn này là:
Nghiên cứu khái niệm về CSDL thời gian và từ đó áp dụng cụ thể mô hình TimeER để đáp ứng mục đích của dé tai
Thiết kế cơ sở đữ liệu có yếu tố thời gian (cơ sở dữ liệu thời gian) đề lưu trữ dữ liệu về thời gian quản lý điểm tại Trường Đại học An Giang
Thiết kế, cài đặt chương trình quản lý điểm tại Trường Đại học An Giang
Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm có phan mở đầu, ba chương nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục
Chương l1: Giới thiệu khái quát về CSDL thời gian, gồm: khái niệm, các loại
thời gian, các mô hình CSDL thời gian và mô hình CSDL TimeER
Chương 2: Thiết kế CSDL thời gian phục vụ quản lý điểm tại Trường Đại học An Giang, trong chương này trình bày các nội dung gồm: tổng quan về quy trình
thực hiện việc quản lý điểm tại Trường Đại học An Giang, mô hình TimeER quản
lý điểm, mô hình CSDL thời gian mức lôgic
Chương 3: Phân tích, thiết kế và cài đặt chương trình ứng dụng cho quản lý
điểm tại Trường Đại học An Giang
Phần phụ lục: giới thiệu việc cài đặt CSDL thời gian cho chương trình quan ly
điểm tại Trường Đại học An Giang trên hệ quản trị CSDL MongoDB, hướng dẫn sử
dụng ứng đụng Quản lý điểm này
Trang 10Chương 1 GIỚI THIỆU VẺ CƠ SỞ DỮ LIỆU THỜI GIAN
Trong chương nay phần đầu chúng tôi giới thiệu tổng quan về CSDL thời gian, trình bày các khái niệm chung trong CSDL thời gian, mô hình theo thời gian ở các mức khái niệm, logic và vật lý cũng được trình bày sơ lược Mô hình CSDL có yếu tố thời gian TimeER, cách chuyển đổi mô hình TimeER sang mô hình quan hệ được trình bày chỉ tiết nhằm làm cơ sở cho việc tổ chức lưu trữ đữ liệu ở chương sau
1.1 CÁC LOẠI YÊU TÓ THỜI GIAN 1.1.1 Giới thiệu chung
Hầu hết các ứng đụng hiện nay đều quản lý dữ liệu thay đổi theo thời gian
Thậm chí có một số ứng dụng chỉ có tác dụng khi đặc tả đầy đủ dữ liệu theo thời
gian Do đó, cần cung cấp phương tiện để lưu trữ và truy cập phù hợp Tuy nhiên,
công nghệ CSDL hiện có chỉ hỗ trợ một phần nhỏ cho việc quản lý các dữ liệu như
thé Vi vậy, các nghiên cứu về CSDL có yếu tố thời gian hiện nay chú trọng vào việc thay đổi tình trạng đó bằng cách miêu tả rõ đặc điểm ngữ nghĩa của đữ liệu có yếu tố thời gian và đưa ra các cách thức hiệu quả để xây dựng các mô hình, lưu trữ và truy vấn đữ liệu có yếu tố thời gian
1.1.2 Giới thiệu cơ sở dữ liệu có yếu tố thời gian
Các ứng dụng CSDL có yếu tố thời gian đã được phát triển từ rất lâu Tuy nhiên, việc tạo ra các ứng dụng CSDL này chủ yếu dành cho những người thiết kế
và phát triển ứng dụng nhằm khai thác, thiết kế, lập trình và cài đặt các khái niệm
thời gian Trên thực tế, có nhiều ứng dụng mà thời gian cần được quan tâm trong
CSDL Chang hạn, việc theo dõi sức khỏe bệnh nhân; các hệ thống đặt chỗ trước như ở khách sạn, sân bay, nơi cho thuê xe, tàu, .; CSDL từ các dữ liệu đo được
của các thí nghiệm theo từng thời điểm khác nhau; hay trong CSDL của một công ty, chúng ta lưu giữ các thông tin về lương, công việc và các dự án của mỗi nhân viên: trong trường dai học, yếu tổ thời gian cần được chú ý bao gồm các học kỳ và
các năm của mỗi khóa học, cùng với xếp loại của sinh viên và các thông tin về học
Trang 11có yếu tố thời gian Tuy nhiên, người sử dụng thường cố gắng đơn giản hóa hay phớt lờ các lĩnh vực có yếu tổ thời gian do sự phức tạp của chúng mang lại.[1][4] 1.1.2.1 Các loại thời gian trong cơ sở dữ liệu có yếu tô thời gian
CSDL có yếu tố thời gian theo nghĩa rộng bao gồm các ứng dụng CSDL có liên quan đến yếu tổ thời gian trong việc tô chức thông tin Thuật ngữ dữ liệu thời gian có nghĩa rằng bất cứ lúc nào một đữ liệu hay một đối tượng được định nghĩa đều được gắn liền với một thông tin liên kết gọi là nhãn thời gian hay nói cách khác
một đối tượng có thể có nhiều giá trị khác nhau tại những thời điểm khác nhau Ví
dụ, đối tượng người có thuộc tính địa chỉ và khi người đó thay đổi địa chỉ tức người
đó có giá trị địa chỉ mới được gán nhãn thời gian Quan trọng hơn là giá trị địa chỉ
trước đó vẫn còn có thê tiếp cận trong ứng đụng và có thể khơi phục tồn bộ hay
một phần của địa chỉ lịch sử của người đó Như vậy giá trị địa chỉ có thể lưu trữ cả địa chỉ quá khứ, địa chỉ hiện tại và địa chỉ trong tương lai Mỗi giá trị địa chỉ đều
liên quan đến thông tin thời gian Do đó, bằng ngữ nghĩa của mô hình đữ liệu thời gian chúng ta có thể biết được địa chỉ hiện tại và quá khứ của người đó Thời gian (khoảng thời gian) mà người đó có một giá trị địa chỉ được gọi là thời gian sống (Life Span) của đối tượng địa chỉ
Thông tin thời gian được đưa ra với nhiều ngữ nghĩa khác nhau phụ thuộc vào kiểu thời gian mà hệ thống tương ứng hỗ trợ Mô hình đữ liệu thời gian thường sử dụng kiêu thời gian hợp lệ, thời gian giao tác hoặc cả hai: thời gian hợp lệ (Valid
Time) là thời gian khi sự kiện có tác dụng hay hợp lệ trong thực tế, ngược lại thời gian giao tac (Transaction Time) la thời gian khi sự kiện được lưu trữ/hiện thời
trong CSDL Kiểu thời gian giao tác luôn có giới hạn dưới là ze và giới hạn trên là
thời gian đồng hồ hệ thống khi CSDL được tạo ra Giới hạn này độc lập với các
Trang 12nhau trong ứng đụng, tuy nhiên trong một số ứng dụng hai kiêu thời gian này được quy về một kiểu
Thời gian sống của một đối tượng bắt đầu từ khi đối tượng được tạo ra Một
thời gian sống hợp lệ là thời gian khi đối tượng được định nghĩa để tổn tai trong mô hình thế giới thực Ngược lại, một thời gian sống giao tác là thời gian khi đối tượng được định nghĩa đề tồn tại và chấp nhận trong CSDL.[1][4]
1.1.2.2 Kết hợp yếu tô thời gian trong CSDL quan hệ a Quan hệ thời gian hợp lệ
Thời gian hợp lệ của sự kiện nào đó là thời gian khi sự kiện đúng trong thực tế, một sự kiện có thể có một số thể hiện khác nhau, mỗi thể hiện có một nhãn thời
gian tương ứng để lưu lại quá trình thay đổi của sự kiện Được thiết lập bởi trình ứng dụng và có thê thay đổi Một quan hệ có chứa kiểu thời gian hợp lệ gọi là quan
hệ thời gian hợp lệ
Trong CSDL quan hệ muốn chuyển một quan hệ phi thời gian thành quan hệ thời gian hợp lệ thì chúng ta thêm vào hai thuộc tính đó là thuộc tính thời gian bắt đầu hợp lệ VTS (Valid Time Start) và thuộc tính thời gian kết thúc hợp lệ VTE (Valid Time End) có kiểu dữ liệu Date
Bảng 1.1 Chuyển đổi quan hệ phi thời gian thành quan hệ thời gian hợp lệ Quan hệ GIANGVIEN MAGV HOTENGV LUONG Quan hệ GIANGVIEN_ VT MAGV HOTENGV LUONG |VTS | VTE
Xét xem quan hệ GIANGVIEN_VT khác quan hệ GIANGVIEN như thé nào? Trong quan hệ GIANGVIEN_ VT, mỗi bộ V biểu diễn một phiên bản thông tin của nhân viên trong suốt khoảng thời gian hợp lệ [V.VTS, V.VTE] Ngược lại, trong
Trang 13thời gian GIANGVIEN chỉ gồm những bộ từ quan hệ GIANGVIEN_VT có VTE là now mà thôi Bang 1.2 Một vài bộ trong quan hệ thời gian hợp lé GIANGVIEN_VT MAGV_ | HOTENGV LUONG | VTS VTE 101 Lé Binh An 25000 1998-06-15 2006-05-31 101 Lé Binh An 30000 2006-05-31 now 102 Lé Hoan 25000 1993-08-20 2007-01-30 102 Lé Hoan 30000 2007-01-30 2008-03-31 102 Lê Hoàn 40000 2008-03-31 now 103 Phan Long 28000 1998-04-01 2007-08-11 104 Ngô Hùng 38000 2007-08-11 now
Trong bảng 1.2 co hai bộ phiên bản của An, ba bộ của Hoàn, một bộ của
Long và một của Hùng Chúng ta sẽ biết được một quan hệ thời gian hợp lệ sẽ như thế nào khi thông tin bị thay đổi Trong quan hệ phi thời gian, bất cứ khi nào một
hoặc nhiều thuộc tính của một nhân viên được cập nhật thì nó sẽ được viết đè lên
giá trị cũ Còn ở trong quan hệ theo thời gian, hệ thống sẽ tạo ra một phiên bản mới và đóng bản hiện thời bằng cách thay đổi giá trị VTE thành thời gian kết thúc cụ thé nào đó
Chú ý rằng, trong quan hệ thời gian hợp lệ, khóa phi thời gian (nontemporal key) như MAGV trong quan hệ GIANGVIEN, là không còn duy nhất trong mỗi bộ Khóa mới cho GIANGVIEN_ VT là sự kết hợp giữa khóa phi thời gian và thuộc tính
VTS (Valid Time Start), vi vay chung ta sử dụng (MAGV, VTS) như một khóa
chính Điều đó là đo tại mỗi thời điểm bất kỳ sẽ có một bản hợp lệ cho mỗi thực thé, do đó, nếu có hai bộ bất kỳ cùng biểu điễn một thực thể thì sẽ có những khoảng thời gian không giao nhau tổn tại
Tóm lại, quan hệ thời gian hợp lệ về cơ bản là lưu lại các dấu vết của những
thay đổi khi chúng có hiệu lực trong thực tế Vì thế nếu những thay đổi thực tế đó được áp dụng thì CSDL sẽ lưu giữ các trạng thái thực tế đó Tuy nhiên vì việc cập
nhật, xóa hay chèn có thể được áp dụng theo cách cập nhật trước hay cập nhật sau
Trang 14Nếu các trạng thái CSDL thực tế quan trọng đối với một ứng đụng nào đó thì ứng dụng này sẽ sử dụng quan hệ thời gian giao tác
b Quan hệ thời gian giao tác
Một kiểu thời gian khác được hỗ trợ trong CSDL được gọi là thời gian giao tác Thời gian giao tác là thời gian khi sự kiện là hiện thời và lưu trong CSDL Được thiết lập bởi hệ thống và không thê thay đổi Giống như thời gian hợp lệ mỗi
sự kiện có thể có một số giá trị và mỗi giá trị có một nhãn thời gian kết hợp tương
ứng Một quan hệ có lưu trữ thời gian giao tác được gọi là quan hệ thời gian giao tác Trong quan hệ thời gian giao tác, bất cứ khi nào có sự thay đổi trong CSDL thì mốc thời gian thực tế của giao tác đó thay đổi theo.[1][4]
Thao tác thực hiện sự thay đổi đó (như chèn, xóa, cập nhật) sẽ được ghi lại
Một CSDL hữu ích nhất khi những thay đôi đó được áp dụng đồng thời trong phần lớn các trường hợp Nếu ta chuyển CSDL phi thời gian sang CSDL thời gian giao tác, thì thêm vào các thuộc tinh thoi gian bat dau giao tac TTS (Transaction Time Start) va thoi gian kết thúc giao tae TTE (Transaction Time End) cé kiéu đữ liệu là Timestamp Bang 1.3 Chuyén doi quan hé phi thoi gian thành quan hệ thời gian giao tác Quan hé GIANGVIEN MAGV HOTENGV |LUONG Quan hệ GIANGVIEN TT
MAGV HOTENGV |LUONG |TTS |TTE
Trong quan hệ GIANGVIEN TT, mỗi bộ V biểu điễn một phiên bản của
một nhân viên được tạo ra tại một thời điểm trong thực tế là V.TTS và được xóa đi
tại thời điểm V.TTE (vì nó không còn đúng) Trong GIANGVIEN TT, bản hiện
thời của mỗi nhân viên có một gia tri dac biét la uc (Until Changed) 6 thoi gian két
thúc giao tác (TTE), nó cho biết rằng bộ biếu diễn các thông tin của nhân viên đó đúng cho đến khi nó bị thay đổi bởi các giao tác khác Trong một CSDL thời gian
Trang 15điểm t đã qua nào đó bằng cách truy xuất tất cả các bộ phiên bản V có thời gian giao tác [V.TTS, V.TTE] có chứa thời điểm t
c Quan hệ theo hai loại thời gian
Một vài ứng dụng có cả thời gian hợp lệ và thời gian giao tác, thì quan hệ trong ứng dụng này được gọi là quan hệ /heo hai loại thời gian
Bảng 1.4 Chuyển đổi quan hệ phi thời gian thành quan hệ hai loại thời gian Quan hệ GIANGVIEN MAGV HOTENGV |LUONG Quan hệ GIANGVIEN BT
MAGV HOTENGV |LUONG |VTS | VTE |TTS |TTE
Bang 1.5 Cac bộ trong quan hệ có hai loại thời gian MAGV | HOTENGV |LUONG| VTS VTE TTS TTE 2007-06-08, | 2008-06-04, vl 101 NguyênAn | 25000 |2007-06-15} now 13:05:58 08:56:12 2008-06-04, v2 101 NguyênAn | 25000 |2007-06-15|2008-05-31 08:56:12 uc P 2008-06-04, v3 101 Nguyên An 30000 |2008-0-01| now 08:56:12 ue 2006-04-27, | 2007-08-12, v4 102 | TranHongAn | 28000 |2006-05-01) now 16:22:05 10:11:07 vã | 102 | TranHéngAn | 28000 |2006-05-01|2007-08-10 Netton uc - 2008-07-28, v6 | 103 | LêVãnHùng | 38000 |200808011 now |“qo2s+7 uc
d Những lưu ý khi thiết kế CSDL có yếu tổ thời gian
Khi tiến hành thiết kế CSDL có yếu tế thời gian thì có nhiều tùy chọn khác
nhau cho việc lưu trữ các bộ trong một quan hệ thời gian Một là lưu trữ tất cả các
bộ trong cùng một bảng Thêm cách khác nữa là tạo ra hai bảng: một bảng cho các
thông tin hợp lệ hiện thời, một bảng cho các bộ còn lại Ví dụ, trong quan hệ theo hai loại thời gian GIANGVIEN_ BÌT, các bộ có giá trị ở TTE là øe và giá trị ở VIE
Trang 16tin hợp lệ hiện thời, còn tất cả các bộ khác sẽ ở trong một quan hệ khác Điều này
cho phép người quản trị CSDL có nhiều cách khác nhau để truy cập vào CSDL như
lập các chỉ mục cho các quan hệ một cách hợp lí Thêm một khả năng nữa là ta sẽ tạo ra một bảng thứ ba cho các bộ đã được sửa chữa có giá trị ở TTE không phải là
uc
Thêm một tùy chọn khác nữa là ta có thể phân chia các thuộc tính của quan hệ theo thời gian thành các quan hệ tách rời Lý do là nếu như một quan hệ có quá
nhiều thuộc tính, thì một bộ phiên bản mới sẽ được tạo ra mỗi khi một trong các thuộc tính đó được cập nhật Và nếu các thuộc tính được cập nhật một cách không đồng bộ thì mỗi phiên bản mới có thể sẽ khác chỉ một trong các thuộc tính, và như vậy việc lặp lại các giá trị của các thuộc tính khác là không cần thiết Nếu một quan hệ tách rời được tạo ra chỉ để chứa đựng các thuộc tính luôn luôn thay đổi một cách đồng bộ, với khóa chính được lặp lại cho mỗi quan hệ, thì CSDL được gọi là thuộc
dạng chuẩn theo thời gian
Cần chú ý thêm rằng, các CSDL /heo hai loại thời gian cho phép lưu trữ hoàn toàn những thay đổi thậm chí có thể là cả những chỉnh sửa Chẳng hạn, có thé cùng tổn tại hai bộ phiên bản của cùng một nhân viên có cùng giá trị thời gian hợp lệ nhưng lại có các giá trị thuộc tính khác nhau miễn là thời gian giao tác của chúng được tách rời ra Trong trường hợp này, bộ với thời gian giao tác sau cùng là đúng nhất trong các bộ phiên bản khác Thậm chí ngay cả khi thời gian hợp lệ đưa vào là không đúng cũng có thể được chỉnh sửa lại theo cách này Khi đó trạng thái CSDL không đúng sẽ được xem như trạng thái CSDL trước đó Một CSDL được dùng để lưu giữ toàn những thay đổi và chỉnh sửa được gọi là một CSDJ, bồ sung
e Ngữ nghĩa của dữ liệu có yếu tố thời gian
Một CSDL có yếu tế thời gian sẽ lưu lại các thông tin liên quan khi các sự
kiện thực sự xảy ra hoặc khi các sự kiện được xem là đúng trong thực tế Trong CSDL có yếu tổ thời gian các sự kiện thường gắn liền với một thời điểm hoặc một
thời gian cụ thể nào đó, ví dụ giảng viên “Nguyễn Văn B” dạy cho lớp “TINK3PY” kể từ ngày 10/01/2017
Trang 17quan đến thời gian Sự khác nhau giữa dữ liệu có yếu tổ thời gian và dữ liệu phi thời gian đó là có một khoảng thời gian được thêm vào dữ liệu để biểu diễn khi nào thì
đữ liệu hợp lệ hay khi nào thì dữ liệu được lưu trữ trong CSDL Dữ liệu sẽ được lưu
trữ trong CSDL thông thường nếu nó được kiểm tra xem có hợp lệ tại thời điểm
hiện thời không Khi dữ liệu trong một CSDL thông thường được cập nhật như chèn hay xóa thì nó được viết đè lên trạng thái CSDL cũ và tạo nên một trạng thái mới
trong CSDL Và khi đó trạng thái trước khi có thay đổi xảy ra sẽ không còn nữa
Như vậy, bằng cách kết hợp dữ liệu với thời gian thì ta có thể lưu lại các trạng thái
khác nhau đó trong CSDL
Người ta thường quan tâm đến các sự kiện được ghi lại bởi các thực thể CSDL Một vài loại thời gian khác nhau có thể được kết hợp với các sự kiện này Quan trọng hơn cả là thời gian hợp lệ của một sự kiện là một tập thời gian — có thể là quá khứ, hiện tại và tương lai — khi sự kiện là thực ở trong thế giới thực Như
vậy, thời gian hợp lệ sẽ lưu lại các trạng thái thay đổi theo thời gian trong thế giới
thực Theo định nghĩa như vậy thì tất cả các sự kiện đều có một thời gian hợp lệ
Tuy nhiên, thời gian hợp lệ của sự kiện có thể không cần thiết được lưu giữ trong CSDL trong một số trường hợp Chẳng hạn như khi thời gian hợp lệ có thể không
cần thiết được biết đến, hoặc việc lưu giữ nó có thể không hỗ trợ gì cho các ứng
dung CSDL
Tiép theo đó là thời gian giao tác của một sự kiện là thời gian khi sự kiện là
hiện thời ở trong CSDL Không giống như thời gian hợp lệ, thời gian giao tác có thê
được kết hợp không chỉ với các sự kiện mà còn với bất kỳ một thực thé CSDL Nhu
vậy, tất cả các thực thê CSDL đều có một thời gian giao tác Thời gian giao tác lưu giữ các trạng thái thay đối theo thời gian của CSDL Nó có thể được lưu giữ hay không trong CSDL tùy thuộc vào người thiết kế CSDL Khi một thực thê được kết
hợp với thời gian giao tác thì sẽ làm cho việc xóa một thực thể chỉ được thực hiện về mặt logic Việc xóa một thực thể không phải là loại bỏ về mặt vật lý một thực thể
ra khỏi CSDL, mà đúng hơn là nó vẫn còn tồn tại trong CSDL nhưng tạm ngừng
trạng thái hiện tại trong CSDL
Trang 181.2 CÁC MƠ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU THỜI GIAN 1.2.1 Mô hình cơ sở dữ liệu thời gian ở mức khái niệm
Thiết kế mô hình CSDL hợp lý là điều kiện tốt để sử dụng hiệu quả kỹ thuật CSDL và khai thác tốt cấu trúc hệ thống thông tin Mô hình CSDL lưu trữ đữ liệu thời gian thường chỉ tiết, phức tạp và thiết kế khó khăn
Lược đồ CSDL ở mức khái niệm của một hệ thống thông tin là một mô hình thông tin cơ bản trong suốt quá trình thiết kế Lược đồ đó là những đòi hỏi, những yêu cầu của người sử dụng đối với phạm vi của ứng dụng, và nó được chuyên thành các cấu trúc thông tin tóm tắt Khi phát triển các yêu cầu này trong thiết kế ở mức khái niệm, yếu tổ thời gian đã được đưa vào Điều này làm tăng thêm tính phức tạp
của mô hình khái niệm, làm cho nó khó hiểu và khó sử dụng Dé lam giảm bớt các
trở ngại này, chúng ta phải chọn ra một hình thức đơn giản nào đó nhưng phải cải
thiện được độ tin cậy của quá trình phân tích, và mô hình này phải đem lại ba thuận
lợi: Thứ nhất, những người phát triển ứng dụng cho rằng nó phải dễ sử dụng hơn khi các loại thời gian được đưa vào trong các bản ghi thông tin của mô hình ứng dụng; Thứ hai, phải đảm bảo cho khoảng cách giữa mô hình ở mức khái niệm và
m6 hinh quan hệ của nó hẹp hơn, một yêu cầu được các nhà lập trình đánh giá cao; Thứ ba, lược đổ biểu diễn trong mô hình có thể được chuyển đổi thành các cấu trúc
đơn giản hơn mà không làm mất thông tin khi chuyển đổi Đó là những yêu cầu của mô hình ở mức khái niệm mà người thiết kế cần phải quan tâm
Mô hình ở mức khái niệm là mô hình thực thể — mối quan hệ gồm có ba cấu
trúc chính, đó là các tập thực thể, các thuộc tính nguyên tử có giá trị đơn và các mối
quan hệ Mỗi cấu trúc có thê là phi thời gian hay có yếu tố thời gian Trong trường hợp các cấu trúc là phi thời gian, thì chỉ những trạng thái hiện thời là đáng quan tâm Còn trường hợp các cấu trúc có yếu tố thời gian, thì chúng ta lại quan tâm đến việc lưu giữ các trạng thái quá khứ, hiện tại và tương lai Trong phần này, chúng ta sẽ tập trung vào các trạng thái quá khứ và hiện tại mà thôi
Trang 19Các loại yếu tố thời gian có thê là thời gian hợp lệ (/v), thời gian giao tac (/t) hay cả hai loại (/b) Một cấu trúc là phi thời gian nếu nó không được đánh dấu kèm
theo với một thẻ thời gian: /v, /t hay /b Một thực thể có thể có một định danh chính (hay khóa chính) và một vài khóa phụ khác Một mối quan hệ có hai hoặc nhiều nhánh, mỗi nhánh được tạo ra bởi một tập thực thể Một nhánh có một ràng buộc chính được xác định bởi hai con số, thường có các giá trị là 0-1, 1-1, 0-N
Nếu một tập thực thể là có yếu tố thời gian, thì với mỗi thực thé đã hay đang tồn tại, lúc ra đời hay lúc kết thúc đều có thể nhận biết được (đây chính là thời gian hợp lệ), hay lúc ghi lại chúng (trong CSDL) và lúc xóa bỏ cũng có thể biết được (đây chính là thời gian giao tác) Các thông tin này đều là ngầm ân và không phải là
bộ phận thuộc tính của tập thực thể Nếu một thuộc tính là có yếu tố thời gian, thì tất cả các giá trị của thuộc tính đó trong một thực thể cũng có thể nhận biết được
Nếu một mối quan hệ có yếu tố thời gian, thì lúc bắt đầu hay lúc chấm đứt mối quan
hệ đó đều có thể nhận biết được
1.2.2 Mô hình cơ sở dữ liệu thời gian ở mức logic
Mô hình này thường là mô hình quan hệ Một bảng dùng để mô tả một tập
thực thể được gọi là bảng thực thể, còn bảng chuyên từ mối quan hệ nhiều - nhiều
sang được gọi là bảng mối quan hệ.[ 1]
Một bảng thực thể gồm có ba loại cột: thứ nhất là cột định danh của thực thể có dạng là khóa chính của tập trạng thái hiện thời của các thực thể; thứ hai là các cột thời gian và thứ ba là các cột còn lại, đó là các cột thuộc tính có thể có hay không có
yếu tố thời gian Một bảng mối quan hệ cũng có cấu trúc tương tự: định danh của
mối quan hệ được tạo thành từ khóa chính của các tập thực thể tham gia, các cột thời gian và các cột thuộc tính
Đối với thời gian hợp lệ, phải đảm bảo không có sự thay đổi trạng thái nào của thực thể hay mối quan hệ xảy ra trong cùng một thời điểm Tương tự, không có hai
trạng thái nào của cùng một thực thể hay mối quan hệ được ghi lại tại cùng thời điểm
giao tác Điều này đưa ra tính chất đầu tiên: với bất ky trạng thái s nào, s.Start < s.End
Trang 20(để đơn giản các cột thời gian được gọi chung là Start và End) Trong bảng thực thể có yếu tố thời gian, nếu các dòng liên quan đến cùng một thực thể thì với mỗi dòng hay trạng thai s1, dòng tiếp theo có trạng thai s2 sao cho sl End = s2.Start Day la tinh chất
thứ hai, vì vậy tại mỗi thời điểm một thực thể chỉ thuộc một và chỉ một trạng thái Thứ
ba, bất ky hai trạng thái (s1, s2) nào mà s1.End = s2.Start (nghĩa là hai trạng thái liên tiếp nhau) thì hai trạng thái đó phải khác nhau
1.2.3 Mô hình cơ sở dữ liệu thời gian ở mức vật lý
Lược đỗ ở mức vật lý mô tả các cấu trúc dữ liệu thực tế được cài đặt Lược đồ
này được suy ra chủ yếu từ lược đồ ở mức lôgic Khi được so sánh với lược đồ ở mức
logic, lược đỗ ở mức vật lý có các tính chất hỗ trợ cho cài đặt như sau:
- Mô hình ở mức logic biểu diễn mỗi tập thực thể hay tập mối quan hệ như một
bảng đơn với mỗi dòng biểu diễn một trạng thái của một thực thể hay một mối quan hệ Ở mức vật lý, các trạng thái và các dòng có thể được sắp xếp, chia ra và sao lại để thu được một không gian tốt hơn, cải thiện việc cài đặt
- Một bảng theo hai loại thời gian ở mức vật lý bao gồm các trạng thái hợp lệ
hién thoi (TTE = 00 A VTE =o), cac trang thai qua khứ hợp lệ (TE =œA VIE < œ)
và các trang thái không hợp lệ (TTE < œ) Với loại thời gian này, người thiết kế có thê đưa ra nhiều mẫu sắp xếp khác nhau, như: xếp tất cả các trạng thái trong cùng một bảng: xếp tất cả các trạng thái trong cùng một bảng và một bản sao các trạng thái hợp
lệ hiện thời trong một bảng khác; xếp các trạng thái hợp lệ hiện thời trong một bảng và
tất cả các trạng thái khác trong bảng khác; xếp các trạng thái hợp lệ trong một bảng và các trạng thái không hợp lệ trong bảng khác
- Khi thiết kế CSDL ở mức vật lý, việc lập chỉ mục sẽ cải thiện thời gian truy
xuất Khi thiết kế cần phải nắm rõ các bước và các ưu điểm của mỗi mô hình ở từng
mức để có thé thiết kế một CSDL hữu ích và dễ sử dụng
Trang 21Thể giới thực " Thiết kế CSDL có yếu td thời gian ở mức khái niệm Quy trình thiết kế ở mức khải niệm Thiết kế CSDL có yếu tả thời gian ở mức logic Thiết kể CSDL có yếu tổ thời gian ở mức vật lý Quy trình thiết kế ở mức vật lý
Lập trình va cai dat CSDL có yếu tô thời gian với các ngôn ngữ
Hình 1.1 Mô hình thiết kế CSDL có yếu tô thời gian
1.3 MƠ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU TIMEER
Các m6 hinh ER (Entity — Relationship) đã được đưa ra không phản ảnh
được hết các khía cạnh thời gian của thế giới thực mà ta cần lưu trữ Do đó, nhiều mô hình ER thời gian đã được nghiên cứu như: TERM, RAKE, MOTAR, TEER, STEER, ERT, Trong d6, m6 hinh TimeER (Time-Extended-EER) là được đánh
giá cao, mô hình này được Gregersen và Jensen xây dựng vào năm 1998, đây là mô hình được phát triển dựa vào mô hình EER (Extended - ER) Mô hình này còn hỗ
trợ thêm một số loại thời gian như: thời gian sống (thời gian mà một thực thể tổn tại trong thực tế), thời gian hợp lệ (thời gian mà một sự kiện được xem là đúng trong thực tế), và thời gian giao tác (thời gian mà một thực thể/sự kiện là hiện thời trong
CSDL)
Trang 22gian gọi là mối quan hệ có yếu tố thời gian, ngược lại gọi là mối quan hệ phi thời gian Trong mô hình TimeER các mối quan hệ có thể được xét theo hai quan điểm
Quan điểm thứ nhất: Một mối quan hệ giữa các kiểu thực thể được xem như một thuộc tính của các kiểu thực thể này, nhằm thể hiện sự liên kết về ngữ
nghĩa giữa các kiểu thực thể tham gia vào mối quan hệ đó
Quan điểm thứ hai: Một mối quan hệ cũng được xem là một tập thực thể,
đóng vai trò là một tập con của tích Descartes của các tập thực thể tham gia
Theo đó, nếu mối quan hệ được xem xét theo quan điểm thứ nhất, nó có thể được hỗ trợ thời gian hợp lệ, thời gian giao tác hoặc cả hai và sẽ được ký hiệu là VT, TT hoặc BT ở góc dưới của hình thoi Con nếu mối quan hệ được xem xét theo
quan điểm thứ hai, nó thê được hỗ trợ thời gian sống, thời gian giao tác hoặc cả hai
và ký hiệu là LS, TT hoặc LT
Ràng buộc về sự tham gia: Ràng buộc về sự tham gia của kiểu thực thể E
đối với mối quan hệ R được biểu diễn bởi cặp bản số (min, max) nằm trên đường
thẳng nối từ thực thể E đến mối quan hệ R Điều này có nghĩa là tại một thời điểm bất kỳ, mỗi thực thê e e E sẽ có quan hệ với tối thiểu là zin và tối đa là max phần tử của mối quan hệ R
Ràng buộc về thời gian sống: Ràng buộc về thời gian sống của kiểu thực
thể E đối với mối quan hệ R được biểu diễn bởi cặp bản số [min, max] (su dụng cặp
dấu ngoặc vuông) trên đường thẳng nối từ kiểu thực thê E đến mối quan hệ R Điều này có nghĩa là trong suốt thời gian thực thé tén tại, mỗi thực thể e e E sẽ có quan hệ với tối thiêu là min va tối đa là max phần tử của mối quan hệ R
1.3.4 Mối quan hệ lớp cha/lớp con
Mô hình TimeER cũng hỗ trợ mối quan hệ lớp cha/lớp con, có cấu trúc tương tự như trong mô hình EER Một lớp con kế thừa tất cả các thuộc tính và các hỗ trợ về thời gian từ lớp cha của nó Ngoài ra nó còn có thể bổ sung thêm yếu tố thời gian cho các thuộc tính riêng của nó
Trang 23“ macy Gioitinh ` Hoten S GIANGVIEN - Hocham _` “_ Ngaysinh [ Hocvi (0,n) z < pay > „ ` ⁄ N DiemQT TT SS” MaHP ⁄ Hoten ` \ ae ae ( DiemcT TT ng h (11) [ Nhom ` s/ ¢ Ngaysinh N X > | A { Trongso bộc g7 / &- = SINHVIEN |[—(ln—<“ Diem `——(1n) HOCPHAN (1,1} < Mo Gioitinh N ⁄ aX “NY ` / | NgayThi `) | Hokhau JY (1,1) DTK1 N DTKHP ` s (1,1) 4 NgayThiCT ` (0n) MaMH ` ⁄ Email ` 1 - | : TenMH ` sả > XÓ xế ¬ MONHOC < fecal 7 € Thuoc > © sotinchi ) 3 ` ` | | ( MaHK ì C SoTiet eles an (in) ⁄ ` " z s | Namhoc _) Tenop }—N lLOP ` / ` : HOCKY Hocky HeDT : : ` / ⁄ -_ NgayBD C NgayKT _) Hình 1.2 Một ví dụ về mô hình TimeER 1.3.5 Chuyển đổi mô hình TimeER sang mô hình quan hệ
Nội dung của phương pháp chuyển đổi mô hình TimeER sang mô hình quan hệ này được trình bày dưới dạng thuật toán chuyên đổi gồm 7 bước sau nhằm cho phép chuyển đổi các thành phần trong mô hình TimeER thành các quan hệ kèm các ràng buộc về khóa chính và khóa ngoài trên mỗi quan hệ này Ưu điểm của phương pháp chuyển đổi này đó là cho phép mở rộng và thực hiện việc chuyển đổi trực tiếp đối với các thuộc tính có yếu tố thời gian - đa trị và phức hợp lồng nhau của một tập thực thể trong mô hình TimeER (bước 4).[2][3]
Bước 1: Chuyển đổi các tập thực thể không tham gia vào mối quan hệ lớp cha/lớp con
Với mỗi tập thực thể E£ không tham gia vào mối quan hệ lớp cha/lớp con và
có các thuộc tính đơn trị phi thời gian là A+, A2, ., ⁄4„ ta xét hai trường hợp sau: a Chuyén đồi tập thực thể mạnh: Nễu F là tập thực thể mạnh có khóa ký hiệu là 72(Ƒ), thì ta tạo một quan hệ được gọi là quan hệ chính biểu diễn với tập
Trang 24thực thể E, ký hiệu la R(E), có tập thuộc tính là IDŒ) t2 {Ai, Aa, , Aa} Khóa chính của quan hệ R(#) là ID(E)
b Chuyển đổi tập thực thê yếu: Xét E là tập thực thê yếu của mối quan hệ
định danh Š có tập thực thể chủ là #” Giả sử E có khóa bộ phan la X c {A), Ao, ., A,} Khi đó, ta tạo ra một quan hệ chính R(#) có tập thuộc tính là PK Uf{A), Ad, .,
Aa}, với ƑK là khóa ngoài tham chiếu đến quan hệ RŒ') Khi đó, khóa chính của RE) la FK OX
Trên hình vẽ ta sử dụng ký hiệu “Ê.k” theo sau tên các thuộc tính đóng vai trò khóa ngoài
Một lưu ý chung rằng, trong trường hợp tập thực thé Z có hỗ trợ yếu tố thời gian (thời gian sống/giao tác), thì ta bổ sung thêm một quan hệ mới được gọi là
quan hệ thời gian của tập thực thé E, ky hiéu la TR(E), co tap thudc tinh la FK'U T, với FK” là khố ngồi tham chiếu đến quan hé R(E), va T là tập các thuộc tính nhãn
thời gian tương ứng với ký hiệu * của tập thực thể E cho 6 bang 1.6:
Bảng 1.6 Tập các thuộc tính nhãn thời gian hỗ trợ cho các tập thực thê và mối quan hệ (a) *=LS T= [LSs]Lse (b) *=TT T= |TTs|TTe (c) *=LT T= |TTs|TTe |LSs |LSe
Gọi 7“ C 7 là các thuộc tính có gạch dưới trong bảng 1.6, khi đó khóa chính
Trang 25Bước 2: Chuyển đổi các tập thực thể tham gia vào mối quan hệ lớp cha/lớp con
Với mỗi mối quan hệ lớp cha/lớp con, trong đó lớp cha E có các lớp con là
S;, So, ., S,, ta tao ra quan hệ chính R(F) tương ứng với tập thực thể # để biểu
diễn lớp cha E Ngoài ra, giả sử mỗi lớp con Š;có tập thuộc tính đơn trị phi thời gian
riêng là X;, thì ta tạo thêm n quan hệ được gọi là các quan hệ con, ký hiệu là SR(S,), có tập thuộc tính là PK U X; (voi i = 1 n) và khóa chính la FK, 6 day FK là khóa
ngoài tham chiếu đến quan hệ RŒ')
Nếu # hoặc S,, Ss, , 8, c6 hé tro yếu tố thời gian thì bé sung thém cac quan
hệ thời gian tương ứng với các tập thực thể này như Bước I
Bước 3: Chuyên đổi các thuộc tính đơn trị có yếu tố thời gian của một tập
thực thể
Với mỗi thuộc tính 4 của EF 1a thuộc tính đơn trị có yếu tổ thời gian, nếu các yếu tổ thời gian hỗ trợ cho thuộc tính 4 được ký hiệu bởi dấu *, thi ta tạo thêm một quan hệ được gọi là quan hệ thời gian biểu diễn thuộc tính 4 của E, ký hiệu là TRuŒ), có tập thuộc tính là FK © 4 © T, với #K là khóa ngoài tham chiếu đến
quan hệ R(E), và 7 là tập các thuộc tính nhãn thời gian tương ứng với ký hiệu * của thuộc tính A cho 6 bang 1.7:
Bang 1.7 Tập các thuộc tính nhãn thời gian hỗ trợ cho các thuộc tính và mối quan hệ (a) *=VT T= [VTs|VTe (b) *=TT T= |TTs |TTe (đe) *=BT T= |TTIs|TTe | VTs | VTe
Goi T' Cc 7 là các thuộc tính có gạch dưới trong bang 1.7, khi đó khóa chính của quan hé TRy(E) la FK UT"
Bước 4: Chuyển đổi các thuộc tính đa trị
Với mỗi thuộc tính 41 là thuộc tính đa trị của một tập thực thể thuộc dạng chuẩn PNE (Partitioned Normal Form), hoặc xét tương tự, 44 là thuộc tính đa trị của một thuộc tính phức hợp B, ta gọi “là quan hệ biểu diễn tập thực thể E (hoặc thuộc tính phức hợp B) Khi đó, việc chuyền đổi thuộc tính đa trị A thành quan hệ tương
Trang 26Bước 6: Chuyên đổi các mối quan hệ nhị nguyên thời gian không có thuộc tính
Xét mối quan hệ Š là mối quan hệ nhị nguyên thời gian không có thuộc tính
giữa hai tập thực thể E¡ và Ea Khi đó, ta tạo ra một quan hệ thời gian để biểu diễn mối quan hệ nhị nguyên thời gian S, ký hiệu là TR(S), có tập thuộc tính là FX; 2 EK; ©T với FK; và FK; lần lượt là các khố ngồi tham chiếu đến quan hé R(E,) và RŒE¿) Ngoài ra, tùy thuộc vào loại thời gian hỗ trợ cho mối quan hệ Š mà 7 được
xác định như trong bảng 1.6 hoặc bảng 1.7 Khóa chính của TR(S) la ID(S) 2 7, với 7” 7 cũng được xác định như trong bảng 1.6 hoặc bảng 1.7 Ngoài ra, tùy
thuộc vào các bản số (mỉn,max)của mối quan hệ Š mà 7J(S) được xác định như sau:
+ Nếu Š là mối quan hệ 1 - 1 thi ID(S) = FK, hoac ID(S) = FK; + Nếu Š là mối quan hệ 1 - nhiéu thi ID(S) = FK,
+ Nếu Š là mối quan hệ nhiéu - 1 thi ID(S) = FK,
+ Nếu Š là mối quan hệ nhiều - nhiễu thì 1D(S) = FK© FK¿
Bước 7: Chuyển đổi các mối quan hệ nhị nguyên thời gian có thuộc tính Xét mối quan hệ Š là mối quan hệ nhị nguyên thời gian giữa hai tập thực thé
E] và E2, và có tập thuộc tính đơn trị phi thời gian X Khi do, ta cần tạo ra hai quan hệ sau:
- Một quan hệ để biểu diễn mối quan hệ nhị nguyên S, ký hiệu là R(S), có tập thuộc tính là K; ©2 EK; (2X, với EK; và FK; lần lượt là các khóa ngoài tham chiếu
đến quan hệ R(E¡) và RŒ¿) Khóa chính của #/Š) la ID(S) cũng được xác định tương tự như Bước 6
- Một quan hệ thời gian để biểu diễn yếu tố thời gian của mối quan hệ S, ký hiệu
la TR(S), co tap thudc tinh la FK U T và khóa chính là #K t2 ?, với #K là khóa
ngoài tham chiếu đến quan hệ R(S) Ngoài ra, 7 là các thuộc tính nhãn thời gian tương ứng với yếu tố thời gian của mối quan hệ Š, ở đây 7 và 7” cũng được xác định như trong bang 1.6 hoặc bảng 1.7
Trong trường hợp mối quan hệ Š có các thuộc tính có yếu tố thời gian, thi ứng với mỗi thuộc tính 44 có yếu tô thời gian ta tạo ra một quan hệ thời gian, ký hiệu
Trang 27la TR,(S), co tap thudc tinh la FK U A U Ty va khoa chinh la FK UT,’ voi FK là
khóa ngoài tham chiếu đến quan hệ R(S) Ngoài ra, 7¿ là các thuộc tính nhãn thời gian tương ứng với yếu tố thời gian của thuộc tính 4 7¿ và 7` cũng được xác định như trong bang 1.7
Lưu ý rằng, việc chuyển đổi các mối quan hệ có yếu tổ thời gian khác (không
thuộc tính hay có thuộc tính), như mối quan hệ phản xạ, mối quan hệ đa nguyên cũng được thực hiện tương tự như Bước 6 hoặc Bước 7
1.4 TIEU KET CHUONG 1
Do tính thực tiễn của việc đưa yếu tô thời gian vào CSDL, trong chương này phan dau chúng tôi giới thiệu tổng quan về CSDL thời gian, trình bày các khái niệm chung trong CSDL thời gian, mô hình theo thời gian ở các mức khái niệm, logic và vật lý cũng được trình bày sơ lược Mô hình CSDL có yếu tố thời gian TimeER được
trình bày chi tiết nhằm làm cơ sở cho việc tổ chức lưu trữ dữ liệu, minh họa của luận văn
Trong chương tiếp theo của luận văn sẽ giới thiệu thiết kế CSDL thời gian cho quản lý điểm tại Trường Đại học An Giang
Trang 28Chuong 2 THIET KE CO SO DU LIEU THOI GIAN PHUC VU QUAN LÝ
DIEM TAI TRUONG DAI HOC AN GIANG
Bài toán đặt ra là: Thiết kế CSDL thời gian phục vụ quản lý điểm tại Trường Đại học An Giang Với mục tiêu là quản lý điểm và khắc phục những sai sót trong quân lý điểm Từ đó hình thành một CSDL tập trung lưu trữ đầy đủ các thông tin về điểm trong quá trình giảng đạy và điểm thi kết thúc học phần, đồng thời thuận tiện trong công tác theo dõi quá trình học tập của sinh viên trong quá khứ cũng như trong thời gian hiện tại Rút ngắn thời gian tra cứu, tìm kiếm thông tin điểm Theo dõi được tình hình cập nhật điểm từ giảng viên và cán bộ quản lý thi Quản lý các thông tin liên quan đến điểm trong quá trình dạy học và thi trong Trường
2.1 TONG QUAN QUY TRINH THUC HIEN QUAN LY DIEM
1 Theo quy định, trong một học kỳ và năm học nhất định, mỗi sinh viên phải học một số học phần theo chương trình đảo tạo Đầu mỗi học kỳ, căn cứ vào kế hoạch đào tạo đã được lập từ Khoa, Phòng Đào tạo sẽ tiến hành mở các nhóm học phan Viéc thanh lap cac nhom hoc phan thé hién:
- Một môn học có thể có một hoặc nhiều nhóm sinh viên tham gia học gọi là
nhóm học phần
- Mỗi nhóm học phần đo một giảng viên phụ trách
- Một giảng viên được phân công dạy một hoặc nhiều nhóm học phần
2 Sinh viên đăng ký nhóm học phần theo kế hoạch đã được phân công giảng dạy Mỗi sinh viên được đăng ký một số nhóm học phân Sinh viên theo học những nhóm học phần nào sẽ có các thành phần điểm của học phân đó
3 Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng căn cứ vào lịch năm học xác định
thời gian cập nhật điểm thường xuyên cho các giảng viên vào hệ thống hoàn tất 1 tuần trước khi thi kết thúc học phần đối với từng nhóm học phân, thời gian cập nhật
điểm thi cho cán bộ quản lý thi sau khi thi kết thúc đối với từng nhóm học phân
Trang 294 Trường hợp có sai sót điểm trong khoản thời gian cho phép cập nhật, giảng viên và cán bộ quản lý thi điều chỉnh trực tiếp, hệ thống sẽ ghi nhận các giá trị và thời gian điều chỉnh
5 Trường hợp sai điểm sau thời gian cho phép, giảng viên và cán bộ quản lý
thi trình bày lý do bằng văn bản và được duyệt từ Khoa, Ban Giám hiệu Cán bộ
quan lý điểm của Phòng khảo thí và Đảm bảo chất lượng sẽ điều chỉnh theo văn bản Ngoài ra, trường hợp này còn áp đụng cho điểm phúc khảo và điểm nộp trễ
hạn
6 Cuối mỗi học kỳ Phòng khảo thí & Đảm bảo chất lượng sẽ thực hiện các
báo cáo thống kê điểm Các báo cáo thể hiện số sinh viên đạt và không đạt từng
nhóm học phan, s6 sinh vién thi cai thién tung nhom hoc phan trên tất cả các nhóm
học phần
2.2 THONG TIN CHI TIET QUY TRINH THUC HIEN QUAN LY DIEM
Khi một sinh viên trúng tuyển vào Trường, hệ thống sẽ tạo một hỗ sơ cho
sinh viên đó Mỗi sinh viên sẽ được gán một mã hiệu duy nhất Trong thời gian học
tại Trường, mỗi học kỳ sinh viên phải học một số nhóm học phân, mỗi nhóm học
phần tham gia học tập sẽ có các thành phần về điểm như: điểm quá trình, điểm thi, điểm thi cải thiện Điểm quá trình của sinh viên được giảng viên đánh giá trong quá trình giảng dạy, điểm thi và điểm cải thiện được đánh giá thông qua kết quả thi kết thúc học phần Các thành phần điểm này được khai thác trong quá trình học được ràng buộc thời gian để có thê cập nhật, sửa chữa do đó hệ thống cần phải quản lý thời gian giao tác Các thông tin cần thiết để xây dựng ứng dụng quản lý điểm như
sau:
1 Thong tin Sinh vién:
Mỗi một sinh viên (SINHVIEN) khi trúng tuyển vào hoc tai Trường được
quân lý với các thông tin bao gồm: Mã sinh viên, họ tên, ngày sinh, giới tính, hộ khẩu, email Mã sinh viên được gán duy nhất cho mỗi sinh viên
Trang 302 Thông tin Giảng viên:
Mỗi giảng viên (GIANGVIEN) giảng dạy tại Trường được quản lý với các
thông tin bao gồm: Mã giảng viên, họ tên, ngày sinh, giới tính, học hàm, học vị Mã
giảng viên được gán duy nhất cho mỗi giảng viên
Trường Đại Hục ân Giang Phong Bao Tao
Danh Sách Căn Bồ Cöng Nhãn Viên Trang 1 STT CBGD Ho Wa Tén Hg/5nh |P|HH | HV i 0003 Võ Văn Thăng 14/04/81 TS | PGS 2 0005 Nguyén Thanh Hai 30/04/72 THS 3 0006 Ha Thanh Hùng 10/09/72 DH 4 0ñ8 Trương Như Ngoc 22/10/72 |N|THS 5 0009 Té Cam Loan 14/04/85 |N|THS 6 0010 Nguyén Thi Kim Thuận 21/07/85 HỊDH # 0011 Lư Thảnh Tam 1/01/86 DH 8 0012 Huynh Thanh Tiến 13/07/75 TS
9 0013 Trương Thanh Hải 10/12/71 THS
Hình 2.1 Thông tin Giảng viên từ danh sách cán bộ giảng viên
3 Thông tin các Môn học:
Mỗi môn học (MONHOC) được quản lý với các thông tin bao gồm: Mã môn
học, tên môn học, số tín chỉ, số tiết
Trưởng Bại Học An Giang Mẫu In C10308
Phong Bao Tao
Danh Sách Môn Học (Theo Mã MH) Hạc Kỹ 2 - Năm Hạc 17-18 Trang 1 STT| MãMH |Tên mãn học Te TS
1| ABI101 |Giới thiệu ngành —CĐ SHUD 1 iS
2| ABI301 = |KY thuat tng va nhan gidng hoa kiéng 2 45
3| ABI302 |Kỹ thuật trồng vả sản xuất giỗng rau 2 45
4| ABIS01 |Cơ sửdi truyền chạn giỗng thực vật 3 6ñ
5| ABI502 |Phòng tir dich hai ay ting 3 60
6| ABI503 = |Vi sinh vat ing dung trong tring trot 3 60
7| ABI504 |Kỹ thuật sản xuất qiững nấm a 60
8| ABI505 |Công nghệ sinh hạc mỗi tường a 60
Hinh 2.2 Thông tin môn học từ mẫu danh sách môn học
Trang 31Mã học phan, nhom, trong SỐ, ngày thi, ngày thi cải thiện Mã học phan duoc gan
Mỗi nhóm học phần (NHOMHP) được quản lý với các thông tin bao gồm: về Nhóm học phần:
duy nhất cho mỗi nhóm học phần
Trưởng Đại Học An Giang DANH SÁCH NHÓM HỌC PHẦN Hình 2.3 Thông tin nhóm học phần từ danh sách nhóm học phần 5 Thông tin về Lớp: Sinh viên khi vào học tại trường sẽ được xếp học tại một lớp Mỗi một lớp Trang 1 STT |_ MãMH_ | Nhóm | Tân môn học CBGD %SQT 1| AGCI01 01 |Nguyên lý kếtoản 0470 50 2| ACCI01 o2 |Nguyên lý kế toán 0470 50 3| ACC101 03 | Nguyên lý kế toán 0481 50 4| ACCI01 o4 |Nguyên lý kếtoản 0470 50 5| ACC102 01 | Giới thiệu ngành - BH KT 0475 a 6| ACCSO1 01 | Ké toan tai chinh 1 0477 50 7| ACC501 02 |Kếtoán tài chính 1 0477 50 8| ACC501 f3 |Kếtoán tãi chính 1 0481 50 9| ACC501 o4 |Kếtoán 8i chính 1 0481 50 10 | ACC501 05 |Kếtoán tải chính 1 0474 50
(LOP) được quản lý với các thông tin: Mã lớp, tên lớp và hệ đào tạo của lớp đó
Trưởng Đại Học An Giang Tự Điển Lớp Trang 1 STT |Mã lún Tên Lắp Hệ DT
1 |DH1BAV Đại học chính quy-5P Tiếng Anh-2017 D
2 |DH18BTI Đai học chính quy-Bảo vệ Thực vật 1-2017 D
3 |DH18BT2 Bai hoc chinh quy-Bao vé Thực vặt 2-2017 D
4 |DH1ISCN Bai hoc chinh quy-Chan nudi-2017 D
5 |DHIBCT Đại học chính quy-GD Chỉnh trị-2ñ17 D
6 |DH18DL Đại học chính quy-5P Địa lý-2017 D
7 |DHIBGT Bai hoc chinh quy-Gido duc Tiểu hạc-2017 D
8 |DH18HH Bai hoc chinh quy-SP Hoa hoc-2017 D
Hình 2.4 Thông tin lóp từ tự điễn lop
26
Trang 326 Méi quan hé diém (DIEM):
Trong một học kỳ, mỗi sinh viên đăng ký học một hoặc nhiều học phân Sinh
viên tham gia học những nhóm học phần nào sẽ có thành phần điểm của học phần đó Các thông tin được quản lý với điểm: điểm quá trình (DiemQT), điểm thi lần 1 (DiemL1), điểm cải thiện (DiemCT), điểm tổng kết lần 1 (DiemTK]), điểm tông kết học phần (DiemTKHP) Trường Đại Hạc An Giang Mẫu In D1400 Phẳng Khảo Thí & PBCL Bảng Tổng Hợp Điểm Thi (Theo Nhóm) Điểm thi học kỳ Học Kỹ 1 - Năm Học 17-18
Mén Hoc/Nhém Kiếm toản (ACC507) - 04 Số Tín Chỉ: 3
Điểm quá trình chiếm: 50% điểm học phần
Trang 1
sid Mã 5V Ho Va Tân Ng/Sinh Tân lắp BT | QT | Thi | CT |T.Hợp
1| DKTI41564 | V6 Phong Điền 19/02/96 DH15KT2 56 | 48 | 3.3 | 52
2| DKTI41583 | Dinh Minh Khoa 24/05/96 DH15KT2 64 | 65 65
3| DKTI41586 |Mách 5a Leh 16/07/96 DH15KT2 1 | iso | 340 | aS
4| DKT141989 | Pham Nauyén Thi Thúy Liễu 24/06/96 DH15KT1 6.6 | 6.5 66
5| DKTI41585 | Huỳnh Thị Trúc Mai 29/04/96 DH15KT2 6.8 | 4.5 a
6| DKT141605 |Nguyễn Thi Thủy Ngan 11/11/96 DH15KT2 6.6 | 6.0 6.3
7| DKTI41625 | Nguyén Hoang Phúc 16/13/36 |DH15KTI 62 | 3.5 | 3.0 | 49
8| DKTII41634 | Phan Tran Hong Quyén 08/07/96 DH15KTI 6.6 | 543 6.0
9| DKTI41635 | Thần Ngoc Bao Quyên 01/01/95 DH15KT2 7.0 | 643 67
10| DKTI41638 | Dinh Thanh Sang 17/07/94 DH15KT2 52 | 643 5.8
11| DKTI41672 |PhanDiễm Tú 10/08/96 DH15KT1 55 | 7.0 63
Hình 2.5 Thông tin điểm của nhóm học phần từ bảng tổng hợp điểm thi
Quản lý thời gian cho các thuộc tính:
Điểm quá trình (DiemQT) là điểm giảng viên đánh giá sinh viên trong quá trình giảng dạy
Diém thi (DiemThi) la điểm thi kết thúc học phần của sinh viên Điểm cải thiện (DiemCT) là điểm thi cải thiện của sinh viên
- Các thành phần điểm: Điểm quá trình (DiemQT), điểm thi lần 1 (DiemThi),
điểm cải thiện (DiemCT) có thể được thay đổi bởi các yếu tố như: sai sót, nhằm lẫn,
phúc khảo vì vậy, mỗi sự thay đổi điểm ở các thuộc tính này cần được quản lý thời gian để thể hiện thời gian cập nhật, sửa chữa đo đó hệ thống cần phải quản lý thời gian giao tác cho từng thuộc tính
Trang 332.3 MO HINH TIMEER QUAN LY DIEM
Trong mục này luận văn trình bày mô hình TimeER mô hình khái niệm có yếu tổ thời gian
2.3.1 Mô hình TimeER của hệ thống
Từ thông tin mô tả chỉ tiết quy trình quản lý điểm đã nêu †a xác định mô hình khái niệm có yếu tố thời gian như sau: “ MaGV ` © Gioitinh _) ( Hoten ) GIANGVIEN —ˆ Hocham `) Ngaysinh ` Hoœi Ì ` , (0,n) - ( Diemartt | NY “ MaHP MasV \ / hz a — ^ ( DiemThi TT N/ _DiemCTTT ` SE) vn ` tạ) | (hom) ; Tr s UA, Trongso - Ngaysinh = — SINHVIEN NHOMHP (1 ———< Mo > Gioitinh ⁄ ⁄ Ngay Thi TÊN SF | “ Hokhau ` a, s 2 X Ó MaMH _` ` J (1,1) DIKI ) Í DTKHP (1,1) NgayThiCT ` (0n) ` Email ` ( TenMH As ZŠ MONHOC ` : [a soTinchi ) / ` ( ì ( sotiet ) Gus (an) ain Malik ( ) ; | Namhoc Tenlop ` LOP x ⁄ ) ệ ⁄ HOCKY — Mù , sứ NgayBD _` NgayKT `
Hình 2.6 Mô hình khái niệm có yếu tô thời gian cho việc quản ly điểm
Từ hình 2.6 chúng tôi xác định yếu tố thời gian cho thuộc tính DiemThi, DiemQT và DiemCT' là thời gian giao tác
Trang 342.3.2 Mô hình khái niệm có yếu tổ thời gian chỉ tiết cho các chức năng 2.3.2.1 Mô hình cho chức năng quản lý sinh viên N Hoten ) MaSV ( Ngaysinh > ( - MaLo À Gioitinh JD SINHVIEN La“ Hoctai > LOP K———_ TenLop ) : ` YZ Z < CE : “ HeÐDT Email
Hình 2.7 Mô hình cho chức năng quan lý sinh viên
Các tập thực thể trong của hình 2.7 được mô tả chỉ tiết trong bảng sau: THUỘC TÍNH TÊN TẬP GIẢI TÊN - TT ˆ - KIEU DU GIAI THUCTHE | THICH THUOC _ LIEU THICH TINH ; Mã sinh viên MaSV String (Khóa chính) ; Ho tén sinh Hoten String - viên Ngaysinh Date/time Ngay sinh
Trang 35THUỘC TÍNH TÊN TẬP GIẢI TÊN c TT ˆ - KIEU DU GIAI THUC THE | THICH THUOC _ LIEU THICH TINH ; Ma lớp MaLop String (Khóa chính) 2 |LOP Lớp Tenlop String Tên lớp
Trang 372.3.2.3 Mô hình cho chức năng quản lý học kỳ MaHP ( MaHK a Nhom ) W Namhoc ( “Trongso À NHOMHP HOCKY “iHocky » C NgayThi š Ế NgayBD ` ( NeayThicr ) ( NgaykT )
Hình 2.9 Mô hình cho chức năng quan ly hoc ky
Các tập thực thể trong hình 2.9 được mô tả chỉ tiết trong bảng sau: THUỘC TÍNH TÊN TẬP GIẢI TÊN _ TT 3 - KIEU DU GIAI THUCTHE | THICH THUOC _ „ LIEU THICH TINH ; Ma hoc ky MaHK String (khóa chính)
Năm học String Năm hoc
1 HOCKY Hoc ky Hoc ky String Hoc ky ; Ngày bắt đầu NgayBD Date/time hoc ky Ngày kết NgayKT Date/time thic hoc ky
Méi quan hệ giữa các tập thực thể của hình 2.9 được mô tả chỉ tiết như sau:
STT Tên mối quan hệ Giải thích ngữ nghĩa
Trang 3823.24 Mô hình cho chức năng quản lý giảng viên ( macy) MaHP 2 _ = = Hoten ) Nhom › _ 2 - ¬N ˆ_ Ngaysinh ) ( TrongSo } NHOMHP GIANGVIEN 5 ví - <i Sf “ gioitinh ` \ NgayThi J ~ _/ Jz ——N ( Hocham V NgayThiCT y ` Hocvi )
Hình 2.10 Mô hình cho chức năng quản lý giảng viên
Các tập thực thể trong hình 2.10 được mô tả chỉ tiết trong bảng sau: THUỘC TÍNH TÊN TẬP GIẢI TÊN V 5 TT ˆ - KIEU DU GIAI THUCTHE | THICH THUOC _ LIEU THICH TINH Ma giang MaGV String viên (Khóa chính) Họ tên giảng Hoten String ; viên 1 | GIANGVIEN | Giảng viên - - :
Trang 392.4 MƠ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU MỨC LOGIC
Từ mô hình khái niệm hình 2.6, áp dụng lý thuyết ở Chương I1 ta chuyển đổi sang mô hình quan hệ như sau: 5 ETR_DIEMCT(DIEM) TR_DIEMGT(DIEM) 74 PK.FK | MaDiem PK,FK | MaDiem = PK Ts PK Ts = DIEM 2 DiemCT DiemoTr PK | MaDiem —< TTa TTe DTK1 DTKHE ETR_DIEMTHI(DIEM) B
SED on FK | MaSV' *— PK,FK | MaDiem
PK | Masv FK | MaHP pr PK | TIs E = GIANGVIEN Hoien DiemThi PK | MaGVv Nai 8 LOP TT Thu Gioitinh PK Hokhau E eel Teniop = NHOMHP Gioitinh Email HeDT \—| PK | MaHP FK | Malop liệt, Nhom Hocvi B HOCKY Trongsø — lì MONHOC PK | MaHK F— Ngay : : PK | MaMH Namhoc Ngày/HC1 TenMH last FK | MaGv en 8oTG Nga/BD FK | MaMH = Sotiet Nga/KT “4 FK | MaHK mẽ
Hình 2.12 Mô hình của hệ thông thể hiện ở mức Logic
Quá trình chuyển đổi các thuộc tính có yếu tố thời gian sang mô hình quan hệ trong hình 2.12:
- Quan hệ DIEM có tập thuộc tính: FX „y2 FXz„¡p ©2 {DTKI,DTKHP},
với: FKu„sy là khóa ngoài tham chiếu đến quan hệ SINHVIEN, ƑKz„p là khóa ngoài tham chiếu đến quan hệ NHOMHP Khóa chính của quan hệ DIEM là PKMapiem = FKuasy 2 FKwanp
- Thuộc tính DiemQT có yếu tố thời gian nên được tách thành quan hệ
TR_DIEMQT có tập thuộc tinh FKyapien U TT U DiemQT, voi FKyapiem 1a khoa
ngoài tham chiếu đến quan hệ DIEM, và 77 = {TTs,TTe} la tap thuộc tính thời gian
giao tác của thuộc tinh DiemQT Khoa chính của quan hé TR_DIEMQT 1a FRyyapiem UTTs
Trang 40- Thuộc tính DiemThi có yếu tố thời gian nên được tách thành quan hệ
TR_DIEMTHI có tập thuộc tính FX„p„„ U TT U DiemThi, voi FKyjapiem là khóa
ngoài tham chiếu đến quan hệ DIEM, và 77=/TTs,77} là tập thuộc tính thời gian giao tác của thuộc tính DiemThi Khóa chính của quan hệ TR_DIEMTHI là FKMapie k2 TT5
- Thuộc tính DiemCT có yếu tố thời gian nên được tách thành quan hệ
TR_DIEMCT co tập thuộc tính FXzp„z„ U TT U DiemCT, với FX 2 p¿„ là khóa
ngoài tham chiếu đến quan hệ DIEM, và 77=/TTs,77} là tập thuộc tính thời gian
giao tac của thuộc tính DiemCT Khóa chính của quan hệ TR_DIEMCT là FX 1p
UTTs
2.5 TIEU KET CHUONG 2
Trong chương này, từ mô tả bài toán trong thế giới thực về việc quan lý điểm tại Trường Đại học An Giang, chúng tôi đã thiết kế CSDL thời gian ở các mô hình mức khái niệm, chuyên đổi mô hình TimeER từ mức khái niệm sang mô hình quan
hệ (mức logic) và cài đặt mô hình ở mức vật lý trên hệ quản trị CSDL Mongodb
(xem phụ lục 1) Trong chương tiếp theo sẽ tiến hành cài đặt ứng dụng cho việc
quản lý điểm tại Trường Đại học An Giang, thể hiện dữ liệu minh họa CSDL thời
gian cho bài toán