1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng quản lý tài nguyên đất đai trong xây dựng nông thôn mới ở xã hòa phú, huyện chưpăk, tỉnh gia lai

90 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Tài Nguyên Đất Đai Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới Ở Xã Hòa Phú, Huyện Chư Păh, Tỉnh Gia Lai
Tác giả Vũ Thị Thu Hương
Người hướng dẫn PGS.TS. Hà Văn Hành, ThS. Trương Đình Trọng
Trường học Đại Học Huế
Chuyên ngành Địa Lý Ứng Dụng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 41,65 MB

Nội dung

Mục tiêu, nội dung và tiêu chí xây dựng nông thôn mới 122.1 Mục tiêu Mục tiêu chung của chương trình là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DAI HOC HUE

TRUONG DAI HOC KHOA HOC

VU THI THU HUONG

DANH GIA THUC TRANG QUAN LYTAI NGUYEN DAT DAI TRONG XAY DUNG

NONG THON MOIO XA HOA PHU, HUYEN CHUPAH, TINH GIA LAI

LUAN VAN THAC SI KHOA HOC DIA LI

Thừa Thiên Hué, 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUE

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

VŨ THỊ THU HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYEN DAT DAI TRONG XAY DUNG

Trang 3

1.2.2 Mục tiêu, nội dung và tiêu chí xây dựng nông thôn mới

122.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung của chương trình là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ

tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cầu kinh tế và các hình thức tổ chức sản

xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát

triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giau bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ: an ninh trật tự được giữ

vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa[9]

1.2.2.2 Noi dung

Đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng trên địa bàn nông thơn tồn quốc, gồm 11 nội dung: Quy hoạch

xây dựng nông thôn mới; Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; Chuyên dịch cơ cấu,

phát triển kinh tế nâng cao thu nhập; Giảm nghèo và an sinh xã hội; Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; Phát triển giáo

dục — đảo tạo ở nông thôn; Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ dân cư nông thôn;

Xây dựng đời sống văn hố, thơng tin và truyền thông nông thôn; Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính

quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn; Giữ vững an ninh, trật tự xã hội

nông thôn

+ Về kinh tế, nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị trường và

giao lưu, hội nhập Đề đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán

+ Thúc đây nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị

+ San xuất hang hoá có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc của từng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi Tất cả số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan, chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào

Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các

thông tin trích dan trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 22 22 2222221222122112211221221122112211221222222222222 2e 1 1 Lý đo chọn để tài - 22-222 221221121112111221122111111111121112211211 re 1

2 Muc.tiểu vảä:nôi;dung:nghiễn COU pecs ev ocean eee menue mene nesneneceuenmeauennenee 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2-22 222+222122122122122112212112121 22 2e 2

4A.Ý nghĩa khoa học và thực TIẾN Q00 S022 01011 111121111111111210121211 8101112111 3 5 Cấu trúc luận văn

PHẢN NỌI DUNG 222 22 222221122112211211121121112122112212222re 5 CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN CÁC VĂN ĐÈ NGHIÊN CỨU .cccccs¿ 5

1.1 MỘT SÓ VẤN ĐẺ LIÊN QUAN ĐÉN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 5

1.1.1 Khái niệm về đất và đất đai - 2222 222111211121121121121122212 re 5 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất trong xây đựng nông thôn mới6 1.1.3 Quản lý tài nguyên đất đai 2 202222222 112112112122122re 7 1.2 VAN DE QUAN LY DAT DAI VA XAY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 10

1.2.1 Khái niệm nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới 10

1.2.2 Mục tiêu, nội dung và tiêu chí xây dựng nông thôn mới - 11

1.2.3 Mối quan hệ giữa quản lý đất đai và xây đựng nông thôn mới 13

1.3 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN THẺ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM S2 1t 1 n1 re 14 1.3.1 Trên thế giới 2-52 22122212221211221122112211221221222122222222 22a 14 1.3.2 Tình hình tại Việt Nam 2G 022211112211 112211 1111211111211 190111111 xe 16 1.4 TONG QUAN CAC CONG TRINH NGHIÊN CỨU CO LIEN QUAN DEN boy 0 20

1.4.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề lý thuyết của đề tài 20 1.4.2 Các công trình liên quan đến lãnh thổ nghiên ctu eee 21 1.5.1 Phuong phap thu thap tai W6U 0 cece eceeeeeeneeeeeeneeteesenetneeeeeentenes 21 1.5.2, Phuong phap hao satthue diac ccmwmewewnenemneme RS 22

1.5.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp 222222 22222122212212212222.22.e6 23

Trang 6

1.5.6 Phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý đất đai trong xây đựng nông thôn mới24

CHUONG 2: KHAI QUAT VE DIEU KIEN TU NHIEN, KINH TE - XÃ HỘI

VA HIEN TRANG SU DUNG DAT TRONG XAY DUNG NONG THON MOI Ở XÃ HÒA PHÚ ©522222225122112211221111111122112112111121222222222 re 26 2.1 CÁC YẾU TÓ TỰ NHIÊN 222 22 2212221222112212112112112112212222 re 26 2.1.1 Vị trí địa lý 25s 2 c2 2221212 221222 222222rererre 26 2.1.2 Địa hình 5s 21 22212221122112212212222222222rerre 26 2i;]:3:;EEhi,hầu; Thủy "VĂN nsresnsesiebiooiUesilGDiGUASOIIEEERGDISHENGSESSHGENHESEHEIEEIQHEISĐNSHSSIOSEEB 28 2.1.4 Thổ nhưỡng và sinh vật - 22 5S 2221221222121121121121121121122222 re 29 2.2 TINH HINH PHAT TRIEN KINH TẾ - XÃ HỘI -2-©2222z222Z22z2222 30 2.2.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội xã Hòa Phú 30 2.2.2 Van dé dân số, lao động và việc làm .©2222222221221122121122.21 221 2e 31

2.2.3 Giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng "— _ 31

2.2.4 Các ngành kinh tế chủ yếu -.-2- 222 2211221221222122121121121121.21 1 te 34

2.3 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI35

2.3.1 Hiện trạng sử dụng đất ở xã Hòa Phú s 2s 21 21121211112111151115122 ae 35

2.3.2 Công tác xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa Phú giai đoạn 2011 - 2019 38

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA QUAN LY DAT DAI TRONG XAY

DUNG NONG THON MỚI Ở XÃ HÒA PHÚ 2-5222 22222221222212222 xe 43

3.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 2 5ccccszrrerev 43

3.1.1 Ban hành văn bản, tổ chức thực hiện và phô biến giáo dục, pháp luật về đất (BÍ tctosrttsosbiSGEEERHIGSIEHIOIGERDEIHOEEIEIEGEBIHUNEEMEESIIUDSIEIEHGGEEEIHOEIIHEEEIEHHEIERIISiSEAual 43

3.1.2 Quản lý quy hoạch sử dụng đất và công tác thu hồi đất - 43 3.1.3 Quản lý hỗ sơ địa chính, thực hiên kiểm kê và xây dựng hệ thống thông tin

đất đãi à 0 220 221022112211 2211212211222 e 46

3.1.4 Quản lý, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật và giải quyết tranh chấp

về đất đai c2 22122210 2222112112211 122112122 aa 49 3.2 DANH GIA HIEU QUA QUAN LY DAT DAI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI XÃ HOÀ PHÚ . 2-222222112211221222112111271121121121222222 e6 51

Trang 7

3.2.3 Kết quả đánh giá thành phần - 22222 22122212212211221221212212222 e0 56 3.2.4 Kết quả đánh giá tổng hợp 222 22122212221221221221222222 re 59 3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NANG CAO HIEU QUA QUAN LY DAT DAI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ HÒA PHÚ 60 3.3.1 Cơ sở của việc để xuẤt - 222 221221122111211121121121221222 se 60

3.3.2 Để xuất giải pháp quản lý đất đai trong xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa Phú 2 222 221222121111211122111222.22112122122121121221212222 ra 62 KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ -22222221222122211221121122112121122 re 64 1 KẾT LUẬN -252222221222122212212112211211212212212212212222222 re 64 2 KIÊN NGHỊ, 5222 22122212221221121122112211221121221212212222222 re 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO .- 55222222 22212225112111221122112212222 re 66 PHỤ LỤC 55-2222 222122112221222122212.212221212212221222 ra 71

Trang 8

Các văn bản chỉ đạo của cấp trên, UBND xã đã thành lập Ban quản lý thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số

06/QĐ-UBND ngày 10/4/2017, ban hành Kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho

từng thành viên ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới phụ trách từng tiêu chí Đối với xã Hòa Phú đã ban hành 03 Quyết định:

+ Quyết định số 01-QÐ/ÐU ngày 24 tháng 2 năm 2011 về việc thành lập Ban

chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới

+ Quyết định số 02/QĐÐ-UBND ngày 24 tháng 2 năm 2011 về việc thành lập

Ban giám sát xây dựng Nông thôn mới

+ Quyết định số 04/QĐÐ-UBND ngày 24 tháng 2 năm 2011 về việc thành lập

Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới

3.3.1.2 Kết quả thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giải

đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn xã Hòa Phú

Hòa Phú là xã có nguồn lực về đất đai, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp déi dao Vi thế những năm vừa qua Đảng bộ, chính quyển và nhân dân xã nhà đã phát huy nguồn lực này, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh tế nông nghiệp từng bước phát triển, ôn định

Cơ sở hạ tầng nông thôn bước đầu được đầu tư như: trường học, trạm y tế, giao thông, điểu kiện nhà ở, điện sinh hoạt của nhân dân cơ bản được đảm bảo,

đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo ổn định Đảng bộ, chính quyền đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ

Tuy nhiên, với đặc thù là một xã nông thôn nên kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, giá trị sản phẩm hàng hóa ít, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế có chuyển biến nhưng còn chậm CN, TTCN và TMDV chưa phát triển, chưa thúc đây mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở địa phương Các

hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đủ sức phát triển mạnh sản xuất

Trang 10

BCH BNN&PTNT BTN&MT CNQSD đất DVNN DBDTTS GPD GTVT HDND KT - XH NLN NTM NTTS SXNN TM- DV TN&MT TTCN TW UBND XHCN DANH MUC VIET TAT : Ban chấp hành

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn : Bộ Tài nguyên và Môi trường

: Chứng nhận quyền sử dụng đất : Dịch vụ nông nghiệp

: Đồng bào dân tộc tiểu số

: Gross Domestie Product - Tổng sản phẩm nội địa : Giao thông vận tải

: Hội đồng nhân dân

: Kinh tế xã hội

: Nông lâm nghiệp : Nông thôn mới : Nuôi trồng thủy sản : Sản xuất nông nghiệp

: Thương mại — dịch vụ

: Tài nguyên và môi trường : Tiêu thủ công nghiệp : Trung ương

Trang 11

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là yếu tố đầu vào quan trọng, có tác động mạnh đến hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp và các ngành kinh tế

khác Trên quan điểm sinh thái, đất là vật mang của hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh

thái nông nghiệp, sử dụng đất có liên quan chặt chẽ đến các yếu tổ sinh thái, các yếu tố kinh tế - xã hội (KT - XH) là vấn đề rất quan trọng trong phân bố sản xuất và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai trên một vùng lãnh thé

Đất đai là điều kiện chung đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người, là điểu kiện cho sự sống của động - thực vật và con người trên Trái đất Đất

đai tham gia vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội Tuy vậy, đối với từng ngành cụ

thể đất đai có vị trí khác nhau

Thực tế hiện nay cho thấy sự phát triển giữa nông thôn và đô thị phân cách ngày càng xa, khu vực nông thôn chưa được quan tâm phát triển một cách toàn diện Từ những thực tế trên, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 về Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đề thực hiện công cuộc đổi mới toàn điện về nơng thơn

Xã Hồ Phú nằm về hướng Bắc huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm

huyện khoảng 7 km Xã gồm có 7 thôn, làng: thôn I1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, làng

Bới, làng Hreng, làng Rơ va Nền kinh tế cũng như đời sống nhân dân phụ thuộc

nhiều vào sản xuất nơng nghiệp Tồn xã có diện tổng diện tích tự nhiên là 5.508,70

ha, trong đó: nhóm đất nông nghiệp: 4.640,30 ha; nhóm đất phi nông nghiệp:

151,47 ha; nhóm đất chưa sử dụng: 717,20 ha

Trang 12

phần thực hiện thắng lợi công tác xây dựng nông thôn mới là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn với lòng mong muốn góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các giải pháp góp phần cho địa phương hoàn thành các tiêu chí xây đựng nông thôn mới đã thúc đẩy việc chọn để tài: "Đánh giá thực trạng quản lý tài nguyên đất đai trong xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa Phú, huyện ChưPănh, tỉnh Gia Lai” 2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

a Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung:

Xác lập được các cơ sở cở sở khoa học và thực tiễn cho việc nâng cao hiệu

quả quản lý, sử dụng đất đai trong công tác xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa Phú,

huyện ChưPăh, tỉnh Gia Lai - Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá được thực trạng công tác quản lý đất đai của xã từ năm 2011 đến 2019 trong công tác xây dựng nông thôn mới xã Hòa Phú

+ Đề xuất giải pháp đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng hợp lý đất đai nhằm đây nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới xã Hòa Phú

b Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, để tài luận văn cần phải thực hiện các nội

dung sau:

- Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở lãnh thổ nghiên cứu

- Phân tích quá trình xây dựng nông thôn mới và thực trạng công tác quản lý đất đai trong xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa Phú

- Để xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất đai phục vụ cho công tác xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa Phú

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a Đối tượng nghiên cứu

- Đất đai và công tác quản lý đất đai

Trang 13

- Can bộ quản lý, cán bộ chuyên môn và người dân địa phương b Phạm vị nghiên cứu

- Pham vi không gian: Toàn bộ lãnh thể thuộc địa giới hành chính xã Hòa Phú, huyện ChưPăh, tỉnh Gia Lai

- Giới hạn phạm vi thời gian: Các số liệu về kinh tế - xã hội được thu thập

trong các báo cáo thống kê của xã và huyện năm 2019: riêng các số liệu liên quan đến đất đai và xây dựng nông thôn mới được thu thập trong giai đoạn từ năm 2011

đến 2019: các số liệu điều tra được tiễn hành trong 02 năm 2019 và 2020

- Giới hạn về nội dung: Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai cần phải thực hiện đánh giá 15 nội đung theo quy định của Luật đất đai 2013 và đánh giá kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới có 19 tiêu chí Đối với đề tài này, chỉ đánh giá hiệu quả công tác quản lý đất đai trong xây dựng nông thôn mới ở

xã Hòa Phú, huyện ChưPầăh, tỉnh Gia Lai nên chỉ lựa chọn các tiêu chí xây dung

nông thôn mới có liên quan đến đất đai cho Nhà nước về đất đai Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới liên quan đến đất đai bao gồm 09 tiêu chí:

- Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

- Tiêu chí 2: Giao thông - Tiêu chí 3: Thủy lợi - Tiêu chí 5: Trường học

- Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa

- Tiêu chí 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn - Tiêu chí 8: Thông tin và truyền thông

- Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư nông thôn

- Tiêu chí 17: Môi trường và an toàn thực phẩm 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học phục vụ cho việc quản lý, sử dụng đất đai trong xây dựng nông thôn mới

- Ý nghĩa thực tiễn:

Trang 14

thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khố X) về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn, với mục tiêu: Xây đựng nông thôn mới có kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô

thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giau ban sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ: an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật

chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao"

+ Tiếp tục hoàn thành các tiêu chí đã đạt trong xây dựng nông thôn mới

+ Cung cấp tài liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến tài nguyên đất trong xây dựng nông thôn mới

5 Cấu trúc luận văn

Trang 15

PHẢN NỘI DUNG

CHUONG 1: TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU

1.1 MOT SO VAN DE LIEN QUAN DEN QUAN LY DAT DAI 1.1.1 Khái niệm về đất và đất đai

Khi nhắc đến vấn để đất nói chung, người ta thường sử dụng hai thuật ngữ

phân biệt, đó là đất (Soil) và đất đai (Land) Ở Việt Nam, hai thuật ngữ này

thường không phân biệt rạch ròi Do đó, việc xác định sự khác nhau giữa đất và

đất đai là điều cân thiết 1.1.1.1 Đất

Theo nghĩa Hán - Việt, đất là thổ nhưỡng Theo V.V Đôcutraev - người đặt

nên móng cho khoa học thể nhưỡng: “Đất là một thực thể tự nhiên độc lập, có qui luật

phát sinh và phát triển rõ ràng, được hình thành đo tác động tương hỗ của các nhân tố:

đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và tuổi địa phương” Có thể nói rằng, đất tổn tại trong tự nhiên một cách khách quan, độc lập với ý thức con người và những thuộc tính của

đất trong nghiên cứu và đánh giá đất đai là có thê đo lường hay ước lượng được Sau này, yếu tố tác động của con người đã được bổ sung để định nghĩa về đất hoàn chỉnh

hơn: Đất là hàm số của các biến số là các nhân tố tự nhiên và hoạt động con người theo

thời gian [ 1Š]

Dat = f(D, DH, K, N, SV, HN)t

Trong đó: D: Da tao dat DH: Dia hinh

K: Khi hau N: Nước

SV: Sinh vật t: Thời gian HN: Hoạt động của con người

1.1.1.2 Dat dai

Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai (land) được hiểu là một

vùng đất mà đặc tính của nó bao gồm cả đặc trưng về tự nhiên và KT - XH, quyết định đến khả năng và mức độ khai thác của vùng đất đó

Trang 16

tương đối ồn định hoặc thay đổi theo tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyên bên trên, bên trong và bên dưới nó như là không khí, đất (Soil), diéu kién dia chất, điều kiện thuỷ văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và

trước đây của con người ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng, có ý

nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và tương la”

Như vậy, ta có thể hiểu đất đai là một vùng đất có ranh gidi, vi tri cu thể và có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật), KT - XH (hoạt động sản xuất của con người)

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất trong xây dựng nông thôn mới

Việc sử dụng đất đai trong xây đựng nông thôn mới luôn bị chỉ phối bởi các

điều kiện, quy luật tự nhiên cũng như bị kiểm chế bởi các điều kiện, quy luật KT -

XH Vi thế có thể khái quát những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp gồm một số yếu tố chính như sau:

1.1.2.1 Yếu tô tự nhiên

Yếu tố tự nhiên bao gồm: Vị trí, địa hình, khí hậu, thời tiết, đất đai Đây là

những yếu tố cơ bản để xác định việc sử dụng đất nông nghiệp sao cho đạt hiệu quả cao nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đối với sản xuất nông nghiệp

- VỊ trí, địa hình, đất đai: Sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với đất dai, quỹ

đất nhiều hay ít, tốt hay xấu, vị trí thuận lợi hay không, độ dốc lớn hay nhỏ đều

ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và tác động đến thu nhập của người nông dan Mỗi một loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều

kiện tự nhiên nhất định nao do

- Khí hậu, thời tiết: Là các yếu tô khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người Nhiệt độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực

vật thuỷ sinh, lượng mưa, bốc hơi có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ,

độ âm của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh trưởng của cây trồng, gia súc, thuỷ sản

Trang 17

Yếu tố KT - XH bao gồm rất nhiều yếu tổ như chế độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách, trình độ dân trí, cơ cấu kinh tế, điểu kiện phát

triển công nghiệp, nông nghiệp thương mại, giao thông vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật Sau đây là một số yếu tổ chủ yếu:

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp: Trong các yếu tố cơ sở ha tang phục vụ sản xuất thì yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó góp phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tố đầu vào cho sản xuất - Kỹ thuật, khoa học công nghệ: Bản chất của kỹ thuật hay công nghệ áp đụng vào nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất đất đai và hiệu quả kinh tế

- Hệ thống chính sách: Chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cầu kinh

tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá

Bên cạnh đó, diện tích đất, số lượng lao động, lượng vốn mà hộ nông dân

có để phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng là những biến số quan trọng trong nhân tố này

Tóm lại, các yếu tố tự nhiên, KT -XH, khuynh hướng quan tâm hóa đến mức

lợi ích kinh tế luôn luôn chỉ phối quá trình sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả của quá trình này Hiện nay, do nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan đất đai nhìn chung đang bị khai thác một cách không hợp lý, làm cho đất nông nghiệp bị giảm sút về số lượng và suy thoái về chất lượng Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội trong việc sử dụng đất đai trong xây dựng nông thôn mới

1.1.3 Quản lý tài nguyên đất đai

Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được

sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước

Trang 18

quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử

dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai

1.1.3.1 Mục đích, yêu cầu của quản lý nhà nước về đất đại Quản lý nhà nước về đất đai nhằm mục đích:

- Bảo vệ quyên sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia - Tăng cường hiệu quả sử dụng đất

- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường

Yêu cầu của công tác quản lý đất đai là phải đăng ký, thống kê đất đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật về đất đai ở từng địa phương theo các cấp hành chính [22]

1.1.3.2 Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đãi

- Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước

Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân Vì vậy, không thể có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung thành tài sản riêng của mình Chỉ có Nhà nước - chủ thê đuy nhất đại diện hợp pháp cho toàn dân mới mới có toàn quyền trong việc quyết định tính chất pháp lý của đất đai

- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyên sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất

đai, giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng

Từ khi Hiến pháp năm 1980 ra đời, quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước, còn quyền sử dụng đất đai vừa nằm trong Nhà nước, vừa nằm trong từng chủ thể sử dụng Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất đai mà thực hiện quyền sử dụng đất đai

thông qua việc thu thuế, thu tiền sử dụng Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả

Nhà nước phải giao đất cho các chủ thể trực tiếp sử dụng và quy định một hành lang pháp lý cho phủ hợp để vừa đảm bảo cho người trực tiếp sử dụng vừa đảm bảo

lợi ích của Nhà nước

- Tiết kiệm và hiệu quả:

Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả Nguyên tắc này trong quản lý

Trang 19

+ Xây dựng tốt các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tính khả thi cao

+ Quản lý và giám sát tốt việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất

Có như vậy, quản lý nhà nước về đất đai mới phục vụ tốt cho chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng tiết kiệm đất đai nhất mà vẫn đạt được mục

dich dé ra [22]

1.1.3.3 Nội dung quản lý nhà nước về đất dai

Muốn đạt được mục tiêu quản lý, Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống cơ quan quản lý đất đai có chức năng nhiệm vụ rõ ràng để thực thi có hiệu quả trách

nhiệm được Nhà nước phân công, đồng thời ban hành các chính sách, chế độ, thể

chế phủ hợp với từng giai đoạn phát triển của đất Vì vậy, đất đai cần phải được thống nhất quản lý theo quy hoạch và pháp luật

Luật Đất đai năm 2013 đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Việt Nam Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của Luật này được quy định tại Điều 22, bao gồm:

- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức

thực hiện văn bản đó

- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập

bản đồ hành chính

- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đỗ hiện trạng sử dụng đất và

bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất, điều tra xây dựng giá đất

- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử đụng đất

- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

- Thống kê, kiêm kê đất đai

Trang 20

- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của

pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai - Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai [22]

1.2 VAN DE QUAN LY DAT DAI VA XAY DUNG NONG THON MOI

1.2.1 Khái niệm nông thôn và chương trình xây dựng nông thôn mới 1.211 Khái niệm nông thôn

Theo Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc

nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ

sở là UBND xã" [2]

1.212 Chương trình xây dựng nông thôn mới

Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một

kiêu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn

trong điều kiện hiện nay Ngày 19/04/2009, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định

số 491/QĐ-TTg, ban hành “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới” bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 05 nhóm: Nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng kinh tế -

xã hội; kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa - xã hội - môi trường: về hệ thống

chính trị 19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm quy hoạch và

thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất, giao duc, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội Trong 19 tiêu chí lớn sẽ có

Trang 21

1.2.2 Mục tiêu, nội dung và tiêu chí xây dựng nông thôn mới

122.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung của chương trình là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ

tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cầu kinh tế và các hình thức tổ chức sản

xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát

triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giau bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ: an ninh trật tự được giữ

vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa[9]

1.2.2.2 Noi dung

Đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng trên địa bàn nơng thơn tồn quốc, gồm 11 nội dung: Quy hoạch

xây dựng nông thôn mới; Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; Chuyên dịch cơ cấu,

phát triển kinh tế nâng cao thu nhập; Giảm nghèo và an sinh xã hội; Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; Phát triển giáo

dục — đảo tạo ở nông thôn; Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ dân cư nông thôn;

Xây dựng đời sống văn hố, thơng tin và truyền thông nông thôn; Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính

quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn; Giữ vững an ninh, trật tự xã hội

nông thôn

+ Về kinh tế, nông thôn có nền sản xuất hàng hoá mở, hướng đến thị trường và

giao lưu, hội nhập Đề đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán

+ Thúc đây nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị

+ San xuất hang hoá có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc của từng

Trang 22

+ Về chính trị: phát huy dân chủ với tinh than thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã Phát huy tối đa Quy chế

Dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các hội, đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi

ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào xây đựng nông thôn mới

+ Về văn hoá xã hội: xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng

+ Về con người: xây dựng hình mẫu người nông đân sản xuất hàng hoá khá giả, giàu có, kết tỉnh các tư cách: Công dân, thê nhân, dân của làng, người con của các dòng họ, gia đình

+ Về môi trường: xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường, du lịch sinh thái Bảo

vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải từ các khu công nghiệp đê nông thôn phát triển bền vững

Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình nông thôn mới có mối liên hệ chặt

chẽ với nhau Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng để án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách Trên tinh thần đó, các

chính sách kinh tế - xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây đựng mô hình nông thôn mới [9]

1.2.2.3 Tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới

Một là, đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng - xã Làng - xã thực

sự là một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà nước không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự quản của người nông dân thông qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà nước)

Hai là, đáp ứng yêu cầu thị trường hố, đơ thị hố, cơng nghiệp hố, hiện đại hoá,

chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên mảnh đất mà họ đã gắn bó lâu đời

Trang 23

thác; làng nghề truyền thống cơ cấu kinh tế nông thôn phát triển hài hoà, hội nhập địa phương, vùng, cả nước và quốc tế

Bến là, dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất Các chủ thể nông thôn có khả năng, điều kiện và trình độ để tham gia tích cực vào các quá trình ra quyết

định và chính sách phát triển nông thôn Người nông dân thực sự “được tự do và

quyết định trên luống cày và thửa ruộng của mình”, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình, cho quê hương theo đúng chủ trương đường lỗi của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước

Năm là, nông dân, nông thôn có văn hoá phát triển dân trí được nâng lên, sức lao động được giải phóng, nhiệt tình cách mạng được phát huy Đó chính là sức mạnh nội sinh của làng xã trong công cuộc xây dựng nông thôn mới vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, vừa góp phần xây dựng

quê hương văn minh giàu đẹp [9]

1.2.3 Mối quan hệ giữa quản lý đất đai và xây dựng nông thôn mới

Theo quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về

việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp hàng hố, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là tiêu chí đứng đầu trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cho thấy thấy tầm quan trọng của công tác quy hoạch sử dụng đất trong công cuộc xây đựng nông thon mdi [18]

Mục dich của xây dựng nông thôn mới là xây đựng khu vực nông thôn có kết

cầu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản

xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch

Mặt khác, để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai thì chính công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất là yếu tô tác động không nhỏ, quy hoạch sản

xuất được thực hiện tốt - thuận theo sự phát triển thì việc sử dụng đất cũng được thực hiện tốt sẽ là nền hỗ trợ cho sự phát triển và quy hoạch sản xuất và quy hoạch

Trang 24

1.3 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN THẺ GIỚI VÀ

Ở VIỆT NAM 1.3.1 Trên thế giới

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc qua phát triển doanh nghiệp đầu rồng Doanh nghiệp đầu rồng là một phương thức quan trọng về kinh doanh sản nghiệp hóa nông nghiệp: là đầu tầu của sản nghiệp hoá nông nghiệp mà một đầu của nó vươn tới thị trường trong và ngoài nước, phần đuôi bám chặt vào kinh tế của

hàng triệu hộ nông dân hình thành một thực thể kinh tế cộng đồng liên kết tự

nguyện với kinh tế hộ nông dân, bình đẳng, cùng có lợi Mục tiêu phát triển các doanh nghiệp đầu rồng nhằm phát huy ưu thế của doanh nghiệp trong nông nghiệp đồng thời lấy kinh tế làm liên kết mạng lưới kinh doanh phân tán của các hộ nông

dân sản xuất riêng lẻ, hình thành một thực tế chung về lợi ích kinh tế, dẫn dắt đông

đảo nông dân hội nhập và thị trường trong nước và thế giới

Năm 1999, Trung Quốc đã có hơn 30.000 đơn vị kinh doanh sản xuất ccông nghiệp hóa nông nghiệp, thu hút hơn 39 triệu hộ gia đình nông thôn, chiếm 15% tổng số hộ nơng đân trên tồn quốc tham gia, bình quân mỗi hộ tăng thêm thu nhập

hơn 800 tệ/năm Chỉ riêng các tổ chức mới hình thành nim 1988 da thu hit duoc hon 5 triéu

Lao động nông thôn Xét về loại hình tổ chức, 66% trong số đó có hình thức doanh nghiệp đầu rồng là chủ thé, hình thức hợp tác xã chiếm 26%, các loại hình khác chiếm 8% Xét về ngành nghề liên quan, trồng trọt chiếm 39%, chăn nuôi chiếm 24%, các ngành khác 37% Về phương thức hợp tác: ký kết hợp đồng chiếm

80%, cổ phần hợp tác chiếm 11%, các hình thức khác 9%[ 1]

1.3.1.2 Xây dựng nông thôn mới ở Hàn Quốc

Hàn Quốc, từ một nước thuộc địa đến cuối thế ky XIX, đã đi lên từ vị trí giữa

Trang 25

Tháng 4/1970, Chính phủ Hàn Quốc phát động “Phong trào nông thôn mới” với cách thức hoạt động chủ yếu là “Chính phủ là chủ đạo, cung cấp nguyên liệu,

tài liệu Hội nông dân tổ chức cho nông dân thực thi cụ thé” Tinh than

SeamaulUndong được xây dựng với ba trụ cột “chuyên cần - tự giác - hợp tác” Ba trụ cột đó là những giá trị xuyên suốt trong quá trình phát triển nông thôn nói riêng và phát triển xã hội Hàn Quốc nói chung, được công nhận đã góp công đưa

GDP bình quân từ 85USD lên 20.000USD sau 30 năm phát triển Đến nay, thông

qua phong trào NTM, Hàn Quốc đã phổ cập được hạ tầng cơ sở nông thôn khá

đồng bộ và hiện đại, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, nâng cao

trình độ tổ chức của nông dân, nông thôn Hàn Quốc cũng đã bắt kịp tiến trình hiện

đại hóa của đất nước, đồng thời đưa thu nhập của Hàn Quốc đạt chỉ tiêu của một

quốc gia phát triển [1]

1.3.1.3 Kinh nghiệm của Thái Lan trong xây dựng nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Thái Lan đã và đang là ngành chủ chốt trong nền kinh tế, thu hút sự quan tâm của Chính phủ kế từ khi Thủ tướng Thaksin Shinawatra nhậm chức vào tháng 2/2001 Chính phủ đang tìm cách biến những lời hứa thành hiện thực và đâm bảo công bằng cho mọi người dân thông qua ba đự án đây tham vọng:

hỗn nợ cho nơng dân trong 3 năm, tài trợ một triệu bạt cho mỗi làng trong cả

nước và chương trình “Mỗi địa phương, một sản phẩm”

Để có thể đạt mục tiêu đã để ra, Chính phủ Thái Lan đã dành 100 triệu bạt

được trích từ khoản ngân sách dự trữ 58 tỷ bạt của Chính phủ dành cho các chương trình phát triển kinh tế dé thành lập một trung tâm thiết kế dé cải tiến mẫu mã sản phẩm do người dân nông thôn làm ra Như ông Banphot Hongthong đã nói "Cơ chế này sẽ bao gồm cả việc ứng dụng các cơng nghệ của nước ngồi và giúp các sản

phẩm của các dự án “Mỗi địa phương, một sản phẩm” cạnh tranh được trên thị

trường thế giới"

Trang 26

được thành lập, do Phó Thủ tướng Pongpol Adireksarn đứng đầu để xem xét 6340 du an loai nay [1]

1.3.2 Tinh hinh tai Viét Nam

Ở Việt Nam sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, phong trào “Thi đua tăng gia sản xuất đề diệt giặc đói, thi đua học chữ quốc ngữ để diệt giặc

dốt, thi đua giúp đỡ bộ đội, xây dựng dân quân du kích để diệt giặc ngoại xâm” vẫn tiếp tục được duy trì và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phan ổn định chính trị -xã hội

Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế nông thôn đã chuyền từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN Đây là bước chuyển biến cơ bản làm thay đổi cấu trúc kinh tế - văn hóa - xã hội ở nông thôn

Xây dựng và phát triển cơ cấu hạ tầng nông thôn - tiền đề để đây mạnh CNH- HĐH đất nước luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm Trong những năm qua, mạng lưới điện nông thôn phát triển nhanh, đã đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống của người dân, đường giao thông nông thôn được xây dựng và nâng cấp về cả số lượng và chất lượng Sự phát triển mạnh mẽ giao thông nông thôn với phương châm “Nhà Nước và nhân dân cùng làm” đã góp phần đầu tư vào khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển KT - XH ở nông thôn

Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu nên đã chú trọng công tác giáo đục và đào tạo ở nông thôn Hệ thống trường học các cấp liên

tục được mở rộng về số lượng và chất lượng và cơ bản xóa trường, lớp tam Nam

2006, có 88,39% số xã có trường mẫu giáo; 99.3% số xã có trường tiểu học; 90,8%

số xã có trường trung học cơ sở; 10,8% số xã có trường trung học phổ thông Đến nay, có 459% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 70% dân cư nông thôn có nước sinh

hoạt hợp vệ sinh 85,5% tông số xã có bưu điện và văn hóa xã; 17,7% tổng sỐ XÃ có bưu điện được nối Internet; 21,2% số hộ có máy điện thoại Hệ thống chợ, làng

Trang 27

mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chênh lệch giàu nghèo vẫn gay gắt, hệ thống an

sinh xã hội chưa được cải thiện, tình trạng thiếu việc làm kéo dài, môi trường tự nhiên ở một số vùng đang bị ô nhiễm, môi trường văn hóa - xã hội connhiéu tén

tai [4]

1.3.2.1 O'tinh Gia Lai

Tổng quan chung về kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2011-2016:

Qua 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, hệ thống chính trị các cấp và nhân dân tinh Gia Lai đã tích cực triển khai có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi tích

cực, đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân từng bước được cải thiện Đến năm 2016, toàn tỉnh đã có 30 xã đạt chuẩn NTM theo bộ tiêu chí quốc gia NTM

Để cố gắng phát huy hiệu quả chương trình NTM, Tỉnh đã cụ thể hóa các chính sách của Trung ương, chủ động ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi

bộ mặt của nhiều vùng nông thôn Điều kiện sống cả về vật chất lẫn tinh thần của nhiều khu vực dân cư nông thôn được nâng cao rõ rệt

Kế hoạch cho giai đoạn 2017-2020:

Chi thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của thủ tướng chính phủ về việc đây

mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn

2016-2020

Thông báo số 322/TB-VPCP ngày 12/10/2016 của văn phòng chính phủ về kết

luận của thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM và phát động phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020

Sau khi Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về NTM vào ngày 4 tháng 6 năm 2010, thì tỉnh Gia Lai đã phát huy để xây dựng nông thôn mới bằng nội lực của địa phương

Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 30/5/2016 của UBND tỉnh Gia Lai về kế

Trang 28

nâng cao giá trị tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai

đoạn 2016-2020", UBND tỉnh Gia Lai ban hành kế hoạch đây mạnh thực hiện hiệu

quả, bền vững Chương Trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017- 2020 với những nội dung sau:

Mục tiêu xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai đến năm 2020 phấn đấu có ít nhất 80 xã đạt chuân nông thôn mới và có 04 địa phương cấp huyện hoàn thiện

nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Để thực hiện mục tiêu trên tỉnh đưa ra các nhiệm vụ:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sác về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 Nâng cao nhận thức vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyển các cấp và hệ thống chính trị, nhất là vai trò người

đứng đầu các địa phương trong xây dụng NTM

- Quy định cụ thể bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020 phù

hợp với điều kiện thực tế của tỉnh để triển khai thực hiện

- Cụ thể hóa tiêu chí huyện nông thôn mới theo thông tư số 35/2016/TT-

BNNPTNT ngày 26/12/2016 của bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc

hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 20 16-2020

- Bồ sung quy hoạch chỉ tiết sản xuất nông lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa lớn trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu

- Chỉ đạo thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại ngành nông nhiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển hợp tác xã, các mô hình liên kết trong nông nghiệp

- Trong thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM, cần tập chung các tiêu chí nhằm khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, quan tâm đến các tiêu chí về đời sống nhân dân, giữ gìn và phát huy các phẩm chất văn hóa dân tộc của các vùng trong tỉnh Xây dựng mô hình NTM kiểu mẫu gắn liền với đô thị văn minh

Trang 29

nguồn lực khác vào xây dựng NTM và tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa để thu hút vốn đầu tư dé xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn

- Tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình nhất là cán bộ cấp xã, thôn, làng

- Nghiêm túc công nhận xã, don vi cấp huyện đạt chuẩn NTM, đảm bảo chất lượng, thực chất, không chạy theo thành tích Đối với những xã đạt chuẩn NTM,

cần tập trung rà soát, nâng cao chất lượng các tiêu chí đề tiếp tục phần xây dựng NTM kiểu mẫu

1.3.2.2 O huyện ChưPăh

Chương trình xây dựng NTM là nội dung, nhiệm vụ quan trọng để thực hiện

Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương khoá X về vấn đề

nông nghiệp, nông dân, nông thôn; xây dựng NTM đã đem lại lợi ích cho người dân

một cách thiết thực

Quả trình triển khai thực hiện được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Tỉnh, của Huyện đã phát huy được sức mạnh được sức mạnh của cả hệ thống chính tri từ

huyện đến xã

Nhận thức của các cấp, các ngành, đặc biệt là của người dân về xây dựng

NTM đã có chuyển biến tích cực Qua triển khai thực hiện chương trình xây dựng

NTIM, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân huyện nhà đã có nhiều nề lực, phan đấu, khắc phục khó khăn thực hiện đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu như sau:

- Nhận thức các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhân dân về xây dựng nông thôn mới đã có những chuyên biến khá sâu sắc và rõ rệt

- Đời sông nhân dân ở nông thôn tầng bước được nâng lên cải thiện một phần nhờ vào thực hiện vào chương trình xây dựng nông thôn mới

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng/người/năm, tăng trên 28

triệu đồng so với năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo còn 23,37% Huyện đã thành lập được Š hợp tác xã Chất lượng y tế, giáo dục được nâng lên Hệ thống chính trị ở cơ sở

Trang 30

- Hạ tầng nông thôn được đầu tư khá cơ bản, tao điều thuận lợi cho việc đi lại phục vụ sản xuất và đời sông nhân dân Sau 10 năm triển khai thực hiện,

huyện ChưPăh đã cứng hóa trên 600km đường giao thông nông thôn Nâng cấp 13 công trình thủy lợi với tổng chiều dài tuyến kênh mương trên 32km tỉ lệ hộ

sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt gần 96%, trên 90% thôn, làng có sân thể thao, khu vui chơi giải trí, trên 96 hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

- Đến nay, huyện ChưPăh có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới là xã Ia Nhin và Nghĩa Hưng, làng Bui (xã Nghĩa Hưng) đạt chuẩn làng nông thôn mới Dự kiến đến cuối 2020, huyện phấn đấu thêm 4 xãvẻ đích nông thôn mới là: Nghĩa Hòa, Hòa

Phu, Ia Mơ Nông, la Khươi và 7 xã còn lại đều đạt 12 tiêu chí trở lên

1.4 TONG QUAN CAC CONG TRINH NGHIEN CUU CO LIEN QUAN

DEN DE TAI

1.4.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến vẫn đề lý thuyết của dé tài Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới, đã có nhiều để tài nghiên cứu vẻ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới

Có nhiều nhà khoa học nhận thấy rằng công tác quản lý đất đai là một trong những công tác trọng yếu ảnh hưởng đến quá trình cũng như tiến độ của việc xây dựng nông thôn mới

Đề tài “Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam” (2016) của tác giả Định Thị Dạ Thảo xác định được nguyên nhân, kinh nghiệm phụ trách xây dựng nông thôn mới tại hai xã Tam Phước và Tam Thành [29]

Đề tài “Thực trạng và đề xuất giải pháp đây nhanh tiến độ quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi” (2017) của tác giả Bùi Đức Tường đã chỉ rõ ra kinh nghiệm cũng như những khó khăn trong công tác thực hiện quy hoạch nông thôn mới tại hai xã Đức Tân và Đức Phong [31]

Trang 31

hoạch sử đụng đất phục vụ cho phát triển nông thôn mới

Nhìn chung, tất cả các dé tài đều nêu ra được thực trạng xây dựng nông thôn mới tại, tuy các vấn để thường được tiếp cận bằng các phương pháp khác nhau nhưng đây là cơ sở dữ liệu quan trong dé dé tài hoàn thiện hơn

1.4.2 Các công trình liên quan đến lãnh thổ nghiên cứu

Huyện Chư Păh là huyện có lợi thế phát triển ngành trồng cây công nghiệp

lâu năm vì có điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân có nhiều kinh nghiệm trong

sản xuất

Tác giả Vương Thị Hồng Sen với đề tài “Đánh giá tài nguyên đất đai cho phát triển một số cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai” tác giả đã đánh giá tính thích nghi đất đai cho phát triển cây cà phê và hỗ tiêu Đồng thời đưa ra định hướng và đề xuất hướng phát triển bền vững cây cà phê và hỗ tiêu huyện đến năm 2020

Tác giả Lê Anh Tuấn với đề tài ” Phát triển cây cao su ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai” tác giả phân tích thực trạng phát triển cây cao su và đưa ra những giải pháp phát triển cây cao su ở huyện Chư Păh

Tác giả Nguyễn Anh Vũ với đề tài ” Quảng lí nhà nước về đất đai trên dia bàn huyện Chu Pah, tinh Gia Lai" tac giả đã đánh giá kết quả đạt được, cho thay những hạn chế và tồn tại, đồng thời đưa ra những giải pháp đối với việc quan ly nha

nước của địa phương về đất đai trên địa bạn huyén Chu Pah

Nhìn chung, cho đến nay thì đã có những công trình nghiên cứu khác nhau về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường hay các hoạt động kinh tế - xã hội ở lãnh thổ nghiên cứu Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng được sử đụng trong quá trình nghiên cứu Tuy nhiên, đối với xã Hòa Phú thì chưa có công trình nào về vấn đề quan lý đất trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Phương pháp thu thập tài hiệu

Trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu luôn được bổ sung hoặc chỉnh lý cho

Trang 32

tin sẵn có để xây dựng và phát triển thành cơ sở dữ liệu cần thiết của đề tải Phương pháp này áp dụng với phần tổng quan khi nghiên cứu về tình hình quản lý, sử dụng đất đai

Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp:

Thu thập các báo cáo thuyết minh quy hoạch đất đai ở xã Hòa Phú; niên giám

thống kê huyện ChưPăh, tỉnh Gia Lai dé phục vụ cho nghiên cứu đặc điểm tự nhiên,

KT - XH xã Hòa Phú qua các năm; tài liệu thống kê đất đai hàng năm từ 2011 -

2018 tài liệu kiểm kê đất đai các năm 2015, 2018 dé phục vụ cho nghiên cứu thực

trạng, đánh giá biến động đất đai trong xây dựng nông thôn mới (NTM)

Thu thập báo cáo tổng kết các năm của các cơ quan, ban, ngành, đơn vi:

UBND xã Hòa Phú để phục vụ cho việc nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý tài nguyên đất đai trong xây đựng nông thôn mới ở xã Hòa Phú

- Diéu tra thu thập số liệu sơ cấp:

+ Thu thập thông tin qua phỏng vấn các nhà quản lý, gồm việc phỏng vấn cán

bộ cán bộ Địa chính Tài nguyên và Môi trường xã để phuc vụ cho việc nghiên cứu việc cập nhật các thông tin

1.5.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành điều tra, khảo sát, chụp ảnh thực địa theo tuyến khảo sát đã được

vạch sẵn nhằm thu thập bổ sung các thông tin lấy từ thực địa đồng thời kiểm chứng tính sát thực của thông tin đã thu thập từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan

dé phục vụ nghiên cứu các vấn đề của dé tai

Phương pháp này được sử dụng đề điều tra các thông tin chính xác với thực tế

về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của lãnh thổ nghiên cứu là địa bàn xã Hòa

Phú trong quá trình đánh giá tình hình quản lý tài nguyên đất đai trong xây dựng nông thôn mới Trên cơ sở đó, để xuất các giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

1.5.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Dùng phương pháp này để thu thập thông tin qua phỏng vấn các nhà quản lý, gồm việc phỏng vấn cán bộ cán bộ Địa chính Tài nguyên và Môi trường và người dân

Trang 33

đai, các Nghị định, thông tư và các vấn để có liên quan đến sử dụng đất của khu vực

nghiên cứu, bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua phiếu điều tra Nó không chỉ cung cấp các thông tin chỉ tiết về định tính cũng như định lượng mà còn biết được đặc thù của địa phương để định hướng cho các giải pháp quản lý nhà nước về tài nguyên đất đai trong xây dựng nông thôn mới

Thu thập thông tin qua phỏng vấn người dân địa phương và các nhà quản lý, gồm việc phỏng vấn cán bộ cán bộ Địa chính Tài nguyên và Môi trường xã: Sử dụng phương pháp của Yamane (1967) đã cung cấp một công thức đơn giản để tính cỡ mẫu Trường hợp vận dụng công thức này nếu tổng thê nhỏ (<10.000), và biết được tổng thể thì dùng công thức (Taro Yamane, 1967): we N 1+N(e)? Trong do: n: là cỡ mẫu N: là số lượng tổng thể

e: là mức độ chính xác (sai số tiêu chuẩn)

Đối với xã Hòa Phú, có tổng số hộ là 5.779 hộ, với e = 0.1 ( mức sai số +10,

độ chính xác 90%), ta được:

n= 5.779

1+5.779(0.1)?

Với n = 98 tức là ta có được cỡ mẫu là 98 hộ Các cuộc phỏng vấn được tiến

hành trên cơ sở bảng hỏi được thiết kế sẵn

1.5.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp

Tìm hiểu, tổng hợp số liệu, tài liệu: Từ những số liệu riêng lẻ qua các năm,

tổng hợp lại để có cái nhìn bao quát về việc quản lý đất đai trong xây đựng nông

thôn mới mà xã Hòa Phú đã và chưa làm được, hệ thống hóa các kết quả thu được

Trang 34

Phân tích số liệu, tài liệu: Từ những số liệu, tài liệu thu thập được, tiến

hành phân tích để thấy được ưu, nhược điểm của công tác đánh giá thực trạng quản lý đất đai trong xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa Phú, huyện ChưPănh, tỉnh Gia Lai

1.5.5 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia

Dùng phương pháp này đề tham khảo ý kiến chuyên gia trong và ngoài ngành về lĩnh vực nghiên cứu cụ thể là những người có thâm quyền trong công tác quản lý đất đai tại UBND xã Hòa Phú nhằm tìm hiểu những khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn Việc thu thập thông tin có chọn lọc giúp cho quá trình nghiên cứu chính xác hơn

Kết quả thu được từ phương pháp này là cơ sở cho việc đánh giá diễn biến của quá trình quản lý và sử dụng đất, là căn cứ để dé xuất giải pháp chủ yếu nhằm quản lý chặt chế quỹ đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường

1.5.6 Phương pháp đánh giá hiệu quả quản lý đất đai trong xây dựng nông thôn mới

Dé có sự đánh giá khách quan 09 tiêu chí và 15 nội về quản lý đất đai trên địa bàn xã, tiến hành phỏng vấn cán bộ phụ trách nông thôn mới và người dân tại xã Hòa Phú Tổng số phiếu phỏng vấn là 98 phiếu/98 hộ, cách phân hạng và cho điểm đánh giá cụ thể ở bang 1.1 Bảng 1.1 Các mức đánh giá hiệu quả theo từng nội dung quản lý đất đai TT Mức đánh giá Phân hạng Điểm đánh giá 1 Trên 80% Tôt 4 2 61 - 80% Khá 3 3 41 - 60% Trung binh 2 4 Dưới 40% Kém 1

Trang 35

Bảng 1.2 Phân hạng hiệu quả quản lý đất đai TT Điểm đánh giá tổng hợp Phân hạng 1 3.26 — 4.00 Tốt 2 2.51 —3.25 Kha 3 1.76 —2.50 Trung binh 4 1.00 — 1.75 Kém

Trang 37

b Địa hình núi cao: Phân bỗ tập trung ở khu vực phía Đông và phía Tây xã,

diện tích 3.809,23 ha chiếm 69,34% diện tích tự nhiên Thảm thực vật kém phát

triển, chủ yếu là rừng thưa nửa rụng lá hơi khô, trữ lượng và chất gỗ thấp Cấu trúc địa hình theo đạng đổi lượn sóng, rộng, chạy dài theo hướng Bắc ở vùng phía Tây và hướng Đông Nam ở vùng phía Đông Bắc Địa hình có xu hướng thoải dần về vùng trung tâm và hơi đốc đột ngột ở hai bên khe suối Với những đặc điểm đó hướng sử dụng đối với khu vực này chủ yếu khoanh nuôi rừng tự nhiên là chính, còn khai thác chỉ nên khai thác phương pháp tuyên chọn khi có nhu cầu thật cần thiết

2.1.3 Khí hậu, thủy văn 213.1 Khí hậu

Huyện Chư Pah noi chung và xã Hòa Phú noi riéng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới

gió mùa và mang tính chất khí hậu vùng Tây Nguyên Hàng năm khí hậu chia 2 mùa rõ

rệt: Mùa mưa và mùa khô

Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình cả năm khoảng 28°C (dao động trong khoảng 21 - 23°C) Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 5 - 6°C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng IV, thấp nhất là tháng XII Độ ẩm tương đối của không khí ít biến đổi giữa các vùng và đao động không nhiều giữa các tháng trong năm, độ âm không khí trung bình hàng năm khoảng

80 - 83% Dé 4m không khí trung bình cao nhất có thể đạt trên 90% (tháng VII, VIII), thấp nhất khoảng 72 - 75% (tháng II, IV)

Với đặc điểm khí hậu Chư Păh như trên cho phép bố trí hệ thống cây trồng, vật nuôi phong phú, thuận lợi cho quá trình đa dạng hóa sản phâm nông nghiệp của huyện Tuy nhiên trên địa bàn huyện cũng thường xảy ra các hiện tượng bất thường của khí hậu như gió tây nóng khô, sương giá khoảng 4 - 5 ngày trong năm, sương mù khoảng 100 ngày và đông, mưa đá thường xuất hiện vào đầu mùa mưa (từ tháng IV đến tháng X) với khoảng trên 40 ngày đông

2.1.3.2 Thủy văn

Trang 38

sắc của khí hậu trong năm khiến cho mùa mưa nước mặt quá dư thừa gây lũ lụt, xói mòn đất Còn trong mùa khô lại quá thiếu đến nỗi không thể canh tác được hoặc

canh tác chủ yếu dựa vào đất trời Vì vậy để đảm bảo nước tưới, tăng diện tích sản

xuất, tăng năng suất cây trồng chúng ta cần tính đến bài toán cân bằng, điều tiết nước giữa mùa khô và mùa mưa

2.1.4 Thổ nhưỡng và sinh vat 2.1.4.1 Thé nhwéng

Chư Păh có diện tích đất tự nhiên 5.508,70 ha, gồm các loại đất chính sau:

- Nhóm đất phù sa sông suối (Py): Có diện tích 22.36 ha, chiếm 0,41% diện

tích tự nhiên

- Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa): Phan bé ở khu vực phía Đông của xã,

với diện tích 1.026,84 ha chiếm 18,66% tổng diện tích đất tự nhiên

- Đất xám phát triển trên đá Máema axit (Xa): Phân bỗ ở phía Đông và phía

Tây xã, diện tích 2.235,24 ha, chiếm 40,63% tổng diện tích đất tự nhiên

- Đất Faralit nâu đỏ phát triển trên đá Mácma kiểm trung tính (Fk) kiêu địa hình cao nguyên thấp độ đốc 3 - 8° ,độ dày tầng đất trên 100 em Phân bố hầu hết

xã, với diện tích 1.688.32 ha chiếm 30,69% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã

- Đất nâu vàng trên đá Bazan (Fu): Diện tích 526,66 ha, chiếm 9,57% diện tích tự nhiên Đất nâu vàng phát triển trên đá bazan phân bổ ở địa hình cao, chia cắt, dốc nhiều, mưa nhiều gây rửa trôi, xói mòn và thoái hóa, thựcvật thưa thớt, độ che

phủ mặt đất thấp

21.42 Sinh vật

Hòa Phú có tài nguyên rừng ở mức khá, vừa có giá trị về kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường, vừa góp phần làm đẹp cảnh quan, nên có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và đu lịch nói riêng

Rừng tự nhiên ở Hòa Phú chủ yếu thuộc kiểu rừng kín thường xanh, mưa âm

nhiệt đới, chiếm tới 70% diện tích đất có rừng Rừng Hòa Phú phát triển chủ yếu

Trang 39

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua nguồn tài nguyên rừng bị săn bắt và khai thác ngày càng nhiều dẫn đến tỉnh trạng giảm sút cả về số lượng và chủng loại loài, giống Vì vậy trong tương lai cùng với việc tái tạo vốn rừng, bảo tổn nguồn động vật hoang dã đang là yêu cầu cấp bách nhằm duy trì và phát triển tính đa dạng tài

nguyên sinh học trên địa bàn xã, bảo vệ dân cư tránh khỏi các thảm họa của thiên

nhiên gây ra

2.2 TINH HiNH PHAT TRIEN KINH TE - XA HOI

2.2.1 Khái quát về tình hình phát trién kinh té - xã hội xã Hòa Phú

Trong năm 2019 thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã Ủy ban

nhân dân xã chỉ đạo cán bộ, công chức và vận động toàn thể nhân dân trong toàn xã thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, Quốc phòng - An ninh đạt một số kết quả sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá

Thu nhập bình quân đầu người: 38 triệu đồng/người/năm, đạt 100% kế hoạch Bình quân lương thực đầu người 365 kg/người/năm

Không để xảy ra cháy rừng, vi phạm lâm luật

Chương trình Xây dựng NTM đạt 14/19 tiêu chí, đạt 73,68% kế hoạch

Làm tốt công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, bảo vệ môi trường

Tổng thu ngân sách xã năm 2019: 6.907 triệu đồng, đạt 157% kế hoạch

Huy động 99% số trẻ em trong độ tuổi đến trường trong năm học 2019-2020, đạt

100% kế hoạch

- Có 6/6 thôn, làng đạt danh hiệu khu cư văn hoá đạt 100% kế hoạch; hộ đạt

tiêu chuẩn gia đình văn hoá 1.471/1.659 đạt 88,67% so với kế hoạch

-_ Tý lệ hộ nghèo trong toàn xã 63/1.659 hộ, chiếm 3,8%, giảm 32 hộ so với năm 2018, hộ cận nghèo 268/1.659 hộ, chiếm 16,15%, tăng 20 hộ so với năm 2018

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế dat 85% Giải quyết tốt các chế độ chính sách An sinh xã hội

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đưới 1,2% đạt 100% kế hoạch

Trang 40

2.2.2 Vấn đề dân số, lao động và việc làm

2.2.2.1 Dân số

Tính năm 2019, đân số toàn xã 5.779 hộ Tổng nhân khâu 1.268 khâu, trong đó:

- Dân tộc Kinh 3.925 nhân khẩu, chiếm 67,92% tổng dân số toàn xã;

- Dân tộc Jơ Rai 1.850 nhân khâu, chiếm 32,01% tổng dân số toàn xã:

- Dân tộc khác: 04 nhân khẩu, chiếm 0,07% tổng dân số

- Tỷ lệ tăng dân số 1,377%

Nhìn chung, dân số của xã có cơ cấu trẻ, tỷ lệ dân số dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động ở mức trung bình so với huyện Chư Păh Đây là thuận lợi lớn

cho yêu cầu về lao động cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

22.22 Lao động và việc làm

Lực lượng lao động của xã có đến 31/12/2019 là 3.756 lao động, chiếm 65%

tổng dân số Số lao động trên chủ yếu lao động nông nghiệp, trình độ đội ngũ lao

động còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên môn, nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới vào sản xuất còn hạn chế Tỷ lệ lao động có việc làm trên

địa bàn xã hiện nay khoảng 75%

Trong những năm gần đây do sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao GDP bình quân đầu người năm 2019

đạt 38 triệu đồng/người năm Tuy nhiên, thu nhập bình quân còn có sự chênh lệch

khá lớn giữa đồng bào dân tộc Kinh với các đồng bảo dân tộc thiểu số khác 2.2.3 Giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng

2.2.3.1 Giáo dục - Y tế

a Giáo dục và đào tạo:

Kết quả thực hiện năm học 2018 - 2019 của ngành giáo dục Hòa Phú như sau: - Truong THCS Hoa Phu: Hién có 15 lớp, 568 học sinh (trong đó học sinh nữ là 254; học sinh dân tộc thiếu số là 305), 34 giáo viên Các trường duy trì sĩ số học sinh đến lớp đạt 95%;

- Trường Tiểu học: Hiện có 30 lớp, 607 học sinh (trong đó học sinh nữ là 288;

học sinh đồng bào dân tộc thiêu số là 188), 38 giáo viên Các trường đã duy trì sĩ số

Ngày đăng: 11/01/2024, 22:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w