1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018

91 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

VU THI HONG NHUNG

THUC TRANG CHAT LUQNG CUOC SONG VA MOT SO

YEU TO LIEN QUAN CUA NGUOI BENH TANG HUYET AP

DIEU TRI NGOAI TRU TAI BENH VIEN DA KHOA TINH

NAM DINH NAM 2018

LUAN VAN THAC Si DIEU DUONG

BO GIAO DUC VA DAO TAO BO Y TE

Trang 2

YEU TO LIEN QUAN CUA NGUOI BENH TANG HUYET AP DIEU TRI NGOAI TRU TAI BENH VIEN DA KHOA TINH

NAM DINH NAM 2018

LUAN VAN THAC Si DIEU DUONG

Mã số: §7.20.301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.VŨ VĂN THÀNH

Trang 3

quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018

Đối tượng và phương pháp:

Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên một nhóm đối tượng với bộ công cụ chuẩn bị trước là ba thang đo: thang đo sức khỏe SE 36 (thang điểm 100), thang đo trầm cảm Beck II (thang điểm 63) và thang đo

mức độ hỗ trợ xã hội MSPSS (thang điểm 84) để đánh giá chất lượng cuộc

sống của 125 người bệnh tăng huyết áp

Kết quả: Tuổi trung bình của nghiên cứu là 71,43 tuổi Tám lĩnh vực chất lượng cuộc sống phần lớn có điểm số thấp, có 5/8 lĩnh vực có điểm số trung bình thấp dưới 50 điểm, chỉ có 3 lĩnh vực có điểm số trung bình trên 50

điểm gồm cảm nhận đau (57 + 17,78 điểm), trạng thái tâm lý (51,49 + 10,1

điểm) và chức năng xã hội (55,92 + 14,65 điểm) Chất lượng cuộc sống chung có điểm số trung bình thấp: 47,65 + 13,95 điểm Chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp có mối liên quan với tuổi, trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh, yếu tô trầm cảm và yếu tố hỗ trợ xã hội

Kết luận: Điểm số chất lượng cuộc sống chung của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Nam Định là tương đối thấp; trong đó, điểm số của nhóm sức khỏe tỉnh thần cao hơn nhóm sức khỏe thê chất Chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp có liên quan đến

tuổi, trình độ học vấn, thời gian mắc bệnh, yếu tô trầm cảm và yếu tô hỗ trợ

xã hội

LỜI CẢM ƠN

Trang 4

Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được đi học suốt 2 năm qua, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hồn thành luận van

Tơi xin trân trọng cảm ơn những người thầy, người cô kính mến đã nhiệt tình giảng dạy, động viên hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Nhân cơ hội này tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc đến thầy hướng dẫn của tôi TS.Vũ Văn Thành, người đã luôn tận tâm hướng dẫn, cho tôi những ý kiến quý báu, khuyến khích, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin cảm ơn toàn thể bác sỹ, điều dưỡng tại khoa Khám nội bệnh

viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu tại khoa Cám ơn những người bệnh đã cho tôi những thông tin quý giá để nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu đề hoàn thiện luận văn này

Cuối cùng, có được thành quả như ngày hôm nay tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ, chồng con đã luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi rất nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt 2 năm tham gia học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này

Vũ Thị Hồng Nhung

LỜI CAM ĐOAN

Trang 5

được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây

Trang 6

LỜI CAM ON ii

LOI CAM DOAN iii

MUC LUC iv

DANH MUC CHU VIET TAT vi

DANH MUC CAC BANG vii

DANH MỤC CÁC BIÊU ĐƠ, HÌNH VE viii

DAT VAN DE MUC TIEU

Chuong 1: TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Téng quan vé ting huyét ap oOo fF FF WO eR

1.2 Tổng quan về chất lượng cuộc sống

1.3 Tình hình nghiên cứu CLCS của người bệnh THA trên thế giới và ở

Việt Nam 14

1.4 Các yếu tô liên quan đến chất lượng cuộc sống 16 1.5 Khung lý thuyết nghiên cứu 18

1.6 Địa bàn nghiên cứu 22

Chương 2: ĐÔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23

2.3 Thiết kế nghiên cứu 23

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 23

2.5 Phương pháp thu thập số liệu 24

2.6 Các biến số nghiên cứu 26

2.7 Thang đo, tiêu chuẩn đánh giá 27

2.8 Phương pháp phân tích số liệu 30

Trang 7

3.2 Điểm chất lượng cuộc sống 36

3.3 Điểm mức độ trầm cảm 38

3.4 Điểm mức độ hỗ trợ xã hội 38

3.5 Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng

huyết áp 39

3.6 Mối liên quan giữa trầm cảm với chất lượng cuộc sống 44

3.7 Liên quan giữa hỗ trợ xã hội với chất lượng cuộc sống 45

Chương 4: BÀN LUẬN 46

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 46 4.2 Thực trạng chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu 49 4.3 Một số yếu tô liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp 52 4.4 Ưu điểm và tồn tại của nghiên cứu 59 KET LUAN 60 KHUYEN NGHI 61 TAI LIEU THAM KHAO PHU LUC

Phụ lục 1: Phiếu điều tra chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp

Phụ lục 2: Biến số nghiên cứu

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1 BDI (Beck Depression Inventory) Thang đo trầm cam Beck

2 CLCS Chất lượng cuộc sống

3 CLCS-SK Chất lượng cuộc sống - sức khỏe

Trang 8

7 JNC VII (United States Joint Ủy ban liên quốc gia về tăng huyết National Committee VII) ap

8 MSPSS (Multidimensional Scale Thang do quy mô đa chiều về nhận of Perceived Social Support) thức xã hội

9 NHP (Nottingham Health Profile) Thang đo sức khỏe Nottingham 10 QWB (The Quality of Well-Being Thang đo chất lượng của cuộc sống

Scale) tốt

11 THA Tăng huyết áp

I2 SF-36 (Short-form health survey - Thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi 36 questions) ngan 13 SIP (Sickness Impact Profile) Thang do đánh giá tác động cua bệnh tật 14 WHO (World Health Tổ chức Y tế thế giới Organization)

15 WHO ICE (World Health Phân loại quốc tế của tổ chức Y tế Organization International thế giới về chức năng người khuyết Classification of Functioning tật và sức khỏe

disability and health)

DANH MUC CAC BANG

Bang 1.1 Phan loai huyết áp ở người lớn theo WHO 2003 5

Bảng 1.2 Phân loại huyệt áp ở người lớn >= 18 tuôi (JNC VII 2004) 5 Bang 2.1 Cac van dé danh giá trong bộ câu hỏi SF 36 27 Bang 2.2 Cach tinh diém chat lượng cuộc sông 28 Bảng 3.1: Phân bô theo nhóm tuôi của đôi tượng nghiên cứu 32 Bảng 3.2 Phân bô theo nghê nghiệp của đôi tượng nghiên cứu 33 Bảng 3.3: Phân bô theo trình độ học vân của đôi tượng nghiên cứu 34

Bảng 3.4: Phân bô bệnh kẻm theo 35

Trang 9

Bảng 3.12: Liên quan giữa tuôi và chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu 39

Bảng 3.13: Liên quan giữa giới tính và chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu 40 Bảng 3.14: Liên quan giữa nghề nghiệp và chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu 40 Bảng 3.15: Liên quan giữa trình độ học van và chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu 41

Bảng 3.16: Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và chất lượng cuộc sống của đối

tượng nghiên cứu 42

Bảng 3.17: Liên quan giữa hoàn cảnh sống với chất lượng cuộc sống của đối tượng

nghiên cứu 43

Bảng 3.18: Mối liên quan giữa trầm cảm với sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tỉnh thần và chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu 44 Bảng 3.19: Mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội với sức khỏe thể chất, sức khỏe tỉnh

thần, chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu 45

DANH MUC CAC BIEU DO, HINH VE

Biéu dé 3.1: Phan bé theo gidi tinh cua déi tuong nghiên cứu 33

Biểu đồ 3.2: Phân bố theo hoàn cảnh sống của đối tượng nghiên cứu 34 Biểu đồ 3.3: Phân bố theo thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu 35

Hình 1.1 Mô hình chất lượng cuộc sống của Ferrans (2005) 19

Trang 10

DAT VAN DE

Trong bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp Tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quy [15] Tỷ lệ người mắc tăng huyết áp ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hóa Vào năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, toàn thế giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp và con số này được ước tính là vào

khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025 [19] Một thống kê tại Mỹ cho thấy có

khoảng 72 triệu người bị tăng huyết áp [56] Tại các nước khu vực Châu Âu con số này cũng không phải con số nhỏ, lên tới 40,8% ở người trưởng thành Trong khi đó khu vực Đông Nam Á cũng khoảng 36% người trưởng thành bị

tang huyét áp [61]

Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam trên 5.454 người trưởng thành Œœ 25 tuổi) trong quân thê 44 triệu người tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc, kết quả cho thấy, có 52,8% người có huyết áp bình thường (23,2 triệu người), có 47,3% người (20,8 triệu người) bị tăng huyết áp Đặc

biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% (8,1 triệu người) không

được phát hiện bị tăng huyết áp; có 7,2% (0,9 triệu người) bị tăng huyết áp không được điều trị; có 69% (8,1 triệu người) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được [19]

Tăng huyết áp là một trong những vấn đề của sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm, không những vì tần suất mắc bệnh cao mà còn do những ảnh

hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh Việc điều trị không đơn thuần là hạ trị số huyết áp để đạt huyết áp mục tiêu, làm giảm các

yếu tổ nguy cơ tim mạch, phòng ngừa và điều trị các tổn thương cơ quan đích mà còn là cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp

Trang 11

sống đã và đang thu hút nhiều chú ý của y học [4] Trong bối cảnh đó, các nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống được tiễn hành để đo lường tác động của bệnh, biến chứng tới người bệnh; đồng thời, là một công cụ lượng giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp y tế lên đời sống sức khỏe Vì vậy, các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống được tiễn hành rất phố biến trên thế giới với đối tượng, phương pháp và công cụ phong phú, đa dạng Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn ít được nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định Với mong muốn có được cái nhìn tổng quát về chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp, chúng tôi đã thực hiện để tài “Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tô liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018”

MỤC TIỂU

1 Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tinh Nam Dinh nam 2018

Trang 12

Dinh

Chuong 1

TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Tổng quan về tăng huyết áp

1.1.1 Khái niệm

Định nghĩa: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) một người trưởng thành (18 tuổi) được gọi là tăng huyết áp (THA) khi huyết áp tâm thu

Trang 13

Chân đoán xác định tăng huyết áp dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng quy trình Ngưỡng chân đoán THA thay đổi tùy theo

từng cách đo Cán bộ y tế đo đúng quy trình: huyết áp tâm thu (HATT)

>140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATT) > 90mmHg: đo bằng máy

đo huyết áp tự động 24 giờ: HATT > 130 mmHg và/hoặc HATTr > 80mmHg;

tự đo tại nhà (đo nhiều lần) HATT > 135mmHg và/hoặc HATTr > 85mmHg được gọi là tăng huyết áp [1], [54]

1.1.2 Phân loại tăng huyết áp

Có nhiều cách phân loại tăng huyết áp

Phân loại theo nguyên nhân gồm có tăng huyết áp vô căn hay nguyên phát (chiếm khoảng 95%) và THA thứ phát hay còn gọi là tăng huyết áp có nguyên nhân (chiếm 5%)

Phân loại theo mức độ THA: theo WHO 2003 hoặc JNC VII 2003 (Bang 1.1; 1.2)

Phân loại theo mức độ tôn thương cơ quan đích

Bang 1.1 Phân loại huyết áp ở người lớn theo WHO 2003 [61]

Phân độ HATT (mmHg) HATTr (mmHg)

Trang 14

Bảng 1.2 Phân loại huyết áp ở người lớn >= 18 tuổi (JNC VII 2004) [33] Phân độ HATT (mmHg) HATTr (mmHg) Huyết áp bình thường < 130 < 85 Tién THA 130 - 139 85 — 89 THA độ 1 140 - 159 90 — 99 THA độ 2 > 160 >100 1.1.3 Các yễu tô nguy cơ của THÁ - Tuổi:

Tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng nhiều, do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa làm giảm tính đàn hồi và trở nên cứng hơn, vì thế làm cho

huyết áp tâm thu tăng cao hơn gọi là THA tâm thu đơn thuần [13] - Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình:

Theo thống kê của nhiều tác giả cho thấy bệnh THA có yếu tô di

truyền Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh THA thì con cái có nguy

cơ mắc bệnh này nhiều hơn [13]

Nguyên nhân di truyền của THA [22]:

Sự hiểu biết về các hê thống cơ thể có liên quan đến THA được kết luận từ các yếu tô đi truyền THA thường có tính gia đình Các nghiên cứu đã

xác định được nhiều gen và đột biến khác liên quan đến THA như quy định

và renin-angiotensin-aldosterone thận Các yếu tố di truyền được biết đến chiếm 2-3% của tất cả các trường hợp Hiện nay đang có rất nhiều các nghiên cứu cho thấy rằng những thay đổi ADN nhất định trong quá trình phát triển của thai nhi cũng có thể gây ra sự phát triển của bệnh THA sau này trong cuộc sống

Trang 15

Nicotin trong khói thuốc lá gây co mạch ngoại biên, tăng nồng độ serotonin cathecholamin ở não tuyến thượng thận Hút thuốc lá là một yếu tô nguy cơ quan trọng của bệnh [13]

- Uống nhiều rượu/bia:

Rượu có mối liên quan chặt chẽ với THA [13]

- Ăn mặn: lượng muối ăn hàng ngày quá cao là một nguyên nhân gây ra THA Hạn chế muối trong khâu phần ăn hàng ngày là một trong những biện pháp phòng ngừa THA và là cách điều trị không dùng thuốc tốt nhất [13]

- Ít vận động, sang chấn tâm lý, béo phì, đái tháo đường, rối loạn lipid

máu là những yếu tố nguy cơ thói quen lỗi sống gây ảnh hưởng đến huyết áp và bệnh lý tim mach [13]

- Hội chứng chuyển hóa: THA là một trong những biểu hiện của hội chứng chuyển hóa Hội chứng chuyển hóa bao gồm béo phì, rối loạn chuyên hóa glucose, rỗi loạn chuyên hóa lipid và THA [13]

- Nguyên nhân khác của THA: bao gồm các điều kiện khác như các

bệnh lý mạn tính ở thận, ngưng thở khi ngủ, các vấn đề về tuyến giáp, hoặc

khối u nhất định Điều này xảy ra vì các nguyên nhân này làm thay đổi sự cân bằng dịch, natri và hormone trong máu, dẫn đến THA thứ phát [22]

1.1.4 Triệu chứng của tăng huyết áp

Phần lớn người bệnh THA không có triệu chứng cơ năng, phát sinh

bệnh có thể do đo huyết áp thường quy hoặc khi đã có biến chứng Tuy nhiên

có một số biểu hiện do chính mức huyết áp gây ra như: đau đầu xây xâm hồi

hộp, dễ mệt và bất lực (ở nam giới) Đau đầu thường chỉ xảy ra khi có THA

nặng thông thường ở vùng châm sau gáy và thường vào buổi sáng

Trang 16

- Có thể có các biểu hiện do bệnh căn gây ra gồm: uống nhiều tiểu nhiều, yếu cơ do hạ kali máu ở người bệnh cường aldosteron tiên phát, hoặc tăng cân dễ xúc động ở người bị hội chứng Cushing Ở người bệnh u tủy

thượng thận thường bị nhức đầu hỗi hộp tốt mơ hôi xây xắm tư thế, [10]

Những biểu hiện trên không phải đặc hiệu cuả THA và không phải lúc nào cũng thường xuyên xảy ra cho đến khi huyết áp có thể đạt đến một giai đoạn nghiêm trọng hoặc khi xuất hiện các biến chứng đe dọa tính mạng Như vay THA chi cé thé khang dinh duoc bang đo huyết áp Đa số các trường hợp THA được phát hiện qua đo huyết áp thường quy, tuy nhiên với một số trường hợp cần đo huyết áp liên tục trong 24 giờ [10]

1.1.5 Hậu quả của tăng huyết áp

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng, không gây khó chịu cho người bệnh nên ít người biết để đề phòng hoặc biết mà vẫn chủ quan Khi có triệu chứng thì cũng là lúc có biến chứng rồi và THA đã ở giai đoạn muộn Một số biến chứng xảy ra thì những cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất của THA Ila:

- Não: THA có thể gây tai biến mạch máu não như xuất huyết não,

nhổi máu não, [ 1]

- Biến chứng tim:

Dày cơ tâm thất trái, thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim liên quan đến tình trang THA [1]

- Bién chimg mat:

THA có ảnh hưởng sâu rộng trên các bộ phận của mat như là tốn thương võng mạc, điển hình là bệnh lý xuất huyết võng mạc, nặng có thê gây mù Kiểm soát huyết áp là một biện pháp ngăn ngừa bệnh lý võng mạc [21]

Trang 17

Thận là cơ quan bị ảnh hưởng muộn nhất THA có thé dẫn đến tôn

thương thận và là nguyên nhân của bệnh thận mạn tính Tuy nhiên rất khó phân biệt suy thận do THA hay THA do bệnh thận mạn tính gây nên

- Phình tách động mạch chủ, xơ vữa động mạch

THA là thủ phạm gây ra 67% nhỏi máu cơ tim, 77% đột quy, 74% suy tim và 26% suy thận mạn tính Nguyên nhân chính là xơ vữa động mạch ở người bệnh THA [18] THA làm thay đôi cầu trúc mạch xơ hóa và xơ vữa hẹp

lòng mạch rồi dẫn tới phình tách mạch [37]

1.2 Tổng quan về chất lượng cuộc sống 1.2.1 Khái niệm vê chất lượng cuộc sống

Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một khái niệm đa chiều, chất lượng

cuộc sống đã đạt được tầm quan trọng đáng kế như là một vấn đề nghiên cứu trong y tế và quản lý cũng như trong một số lĩnh vực khác Nó là một khái niệm rộng được nghiên cứu bởi nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau bao gồm cả kinh tế, chính trị, tâm lý học, xã hội học, khoa học giáo dục, quản lý, khoa học môi trường và khoa học sức khỏe liên quan Mỗi lĩnh vực có định nghĩa

khác nhau đối với các lĩnh vực nghiên cứu của mình [32]

Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng bởi văn hóa, giá trị, mục đích,

niềm tin, kinh nghiệm, mong đợi và nhận thức Nhận thức CLUCS có thé thay

đôi theo thời gian Nó liên quan đến các mối quan hệ về thê chất, tỉnh thần và

xã hội với người trong gia đình và ngoài xã hội, hoạt động môi trường là tốt Ngày nay y học phát triển ngày càng nhiều, không chỉ chữa bệnh mà còn có mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh [61]

Trang 18

linh vuc doi sống như điều kiện nhà ở, giáo dục, việc làm, cân bằng công việc, tham gia cho các tô chức và các dịch vụ công cộng và các tương tác của họ; cuối cùng, nó tập hợp thông tin khách quan về điều kiện sống với quan điểm và thái độ chủ quan đề cung cấp một hình ảnh tốt đẹp trong xã hội [42]

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Chất lượng cuộc

sống là sự nhận thức của một cá nhân về tình trạng hiện tại của cả nhân đó theo những chuẩn mực về văn hóa và sự thẩm định về gia tri cua xã hội mà cá nhân đó đang sống Những nhận thức này gắn liền với mục tiêu, kỳ vọng và những mỗi quan tâm của cá nhân đó” [61]

1.2.2 Chất lượng cuộc sống liên quan dén sức khỏe

WHO (1948) đã định nghĩa về sức khỏe là: “Sức khỏe là một trạng

thái hoàn toàn thoải mái cả về thé chat, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế” [53]

Ngoài ra, khái niệm chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (CLCS-SK) được định nghĩa rằng: CLCS-SK là một cấu trúc đa chiều bao gồm ít nhất ba lĩnh vực rộng lớn — về thê chất, tâm ly và hoạt động xã hội — bị

ảnh hưởng bởi bệnh tật và/hoặc điều trị của một người Hoạt động thê chất

thường được định nghĩa là khả năng thực hiện một loạt các hoạt động của cuộc sống hàng ngày, cũng như triệu chứng thực thể do bản thân bệnh hoặc do điều trị Chức năng tâm lý dao động từ căng thăng tâm lý nghiêm trọng đến một ý nghĩa tích cực, hạnh phúc và cũng có thể bao gồm chức năng nhận thức Chức năng xã hội đề cập đến khía cạnh số lượng và chất lượng của các

mỗi quan hệ xã hội và hội nhập [30]

Có thể thấy rằng chất lượng cuộc sống được dùng để phản ánh các

khái niệm hạnh phúc, sự hài lòng về cuộc sống, sự thỏa mãn, tự hiện thực

Trang 19

các vẫn đề tiềm tàng đang và có thể xảy ra có ảnh hưởng đến người bệnh và có thể có ích trong việc cân nhắc những rủi ro và lợi ích của việc lựa chọn

điều trị [6]

1.2.3 Các thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống đang được sử dụng Đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sưc khỏe là việc thiết yếu của công tác chăm sóc y tế Có nhiều công cụ đánh giá CLCS tông quát và chuyên biệt cho từng loại bệnh Thang đo CLCS tổng quát được thiết kế để phù hợp với biện pháp can thiệp cụ thể hoặc trong nhóm quân thể nhất định

Các bộ công cụ đánh giá CLCS tông quát liên quan đến sức khỏe phố biến là:

SF 36 (Short-form health survey - 36 questions); NHP (Nottingham Health Profile); SIP (Sickness Impact Profile); QWB (The Quality of Well-Being Scale) va EQ-5D (EuroQol-5D questionnaire) Cac céng cu nay duoc chon vi

chúng được sử đụng phô biến và được trích dẫn trong các tài liệu tiếng Anh

+ SF 36 (Short-form health survey-36 questions): có từ năm 1980, dựa trên bộ câu hỏi có 36 mục, khảo sát các tiêu chí trong vòng 4 tuần qua [20]

+ QWB (The Quality of Well-Being Scale): đánh giá những thay đổi

lâm sảng sau điều trị nội ngoại khoa như COPD, ADIS, đái tháo đường, bệnh

thận giai đoạn cuối, ung thư, tram cam, phi nhận những giới hạn chức năng qua 3 ngày trước khi khảo sát [20]

+ SIP (Sickness Impact Profile) Do Bergner dé xuất năm 1976, phát triển ở Mỹ, gdm 136 muc tra lời có/không, về thể chất (đi đứng, chuyển động,

chăm sóc cơ thể và cử động), tâm lý xã hội (ngủ nghỉ, xúc cảm, việc nhà,

tương tác xã hội, hoạt bat, giao tiếp, việc làm, giải trí, ăn uống) Sử dụng cho các bệnh lý cấp hay mạn [20]

+ EQ-5D (EuroQol-5D questionnaire): ra đời từ năm 1987, chủ yếu sử dụng ở các nước Châu Âu, gồm 5 mục đánh giá trong chính ngày phỏng vẫn

Trang 20

+ NHP (Nottingham Health Profile): Loai thang ty dién, duoc xay dựng bởi Hunt năm 1981, phát triển ở Anh, khởi thủy là cho các nghiên cứu cộng đồng để tìm những yếu tố tiên báo sự cần thiết chăm sóc sức khoẻ, do những cảm nhận liên quan bệnh lý nặng Thang ngăn, đơn giản, chính vì vậy mà khơng đánh giá tồn diện [20]

Trong số các công cụ được xem xét, bộ công cụ SF 36 thường được sử dụng nhất Nó được phát triển như là một công cụ đo lường chức năng và mức độ hạnh phúc trong nghiên cứu y tế [27]

Thang đo SF 36 có ưu điểm là khái quát được nhiều lĩnh vực chất lượng cuộc sống, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng người bệnh khác nhau hoặc đối tượng có can thiệp thủ thuật phẫu thuật; do đó, có thể so sánh kết quá chất lượng cuộc sống giữa những người bệnh tăng huyết áp với các nhóm người bệnh khác hoặc so sánh trước và sau can thiệp

Thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi ngăn là thang đo phố biến dùng để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim vì thang đo có độ tin cậy cao Brazier và cộng sự (1992) [24] đã sử dụng thang đo SE 36 để thử

nghiệm trên 1890 người bệnh tuổi từ 16-74, kết quả cũng cho thấy thang đo

này có độ tin cậy cao với Cronback o > 0,75 trừ lĩnh vực xã hội Cronback œ = 0,73 Theo tổ chức RAND các lĩnh vực trong thang đo sức khỏe với 36 câu

hỏi ngắn đã được các nghiên cứu y khoa kiểm tra, thâm định và đã chứng

minh đạt độ tin cậy cao với Cronback ơ dao động từ 0,78-0,93

Do vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi đã sử dụng thang đo SE 36 để

tiễn hành nghiên cứu

Thang do tram cắm:

Trang 21

Theo Wang va Gorenstein (2013) day la thang do dugc str dung rong

rãi nhất để kiểm tra tâm lý đo lường mức độ trầm cảm Ngoài ra, Lahlou-

Laforeta (2015) nhận xét răng thang đo trầm cảm Beck là công cụ đáng tin cậy để đánh giá trầm cảm ở người bệnh tăng huyết áp

Thang đo trầm cảm Beck II đã được Wang và Gorenstein (2013) đánh giá vé su thống nhất nội bộ, độ tin cậy cao với Cronback ơ là 0,9 dao động trong khoảng từ 0,84 - 0,94 Thang đo này đã được dịch sang tiếng Việt và đang được sử dụng thường quy tại Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia

Thang đo hỗ trợ xã hội:

Vấn đề hỗ trợ xã hội của người bệnh THA được đo lường thông qua

thang đo Quy mô đa chiều nhận thức các hỗ trợ xã hội (Multidimensional Scale of Perceived Social Support: MSPSS) được phát triển bởi Zimet (1988) [63]

Thang đo đã được dịch sang tiếng Việt và sử dụng trong một số nghiên cứu như nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền (2013), của Duong T.O (2014)

Thang đo này đã chứng minh là đạt độ tin cậy cao và thường được dùng trong các nghiên cứu trên người bệnh tăng huyết áp Năm 1988 Zimet và cộng sự đã kiểm tra độ tin cậy của thang đo Quy mô đa chiều về nhận thức các hỗ trợ xã hội (MSPSS) với 275 đối tượng lần đầu hệ s6 Cronback o dao

động từ 0,85 - 0,91, lần 2 được tiến hành sau 2 -3 tháng trên 69 đối tượng

trong số 275 đối tượng ban đầu giá trị Cronback ơ dao động từ 0,72 - 0,85 cho thấy sự ôn định độ tin cậy của thang đo quy mô đa chiều về nhận thức các hỗ

trợ xã hội (MSPSS) khá tốt Năm 1990 Zimet và cộng sự đánh giá sự thống

Trang 22

1.3 Tình hình nghiên cứu CLCS của người bệnh THA trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1 Tình hình nghiên cứu CLCS của người bệnh THA trên thế giới Một nghiên cứu E J Cuevas Fermandez nghiên cứu trên 361 người bệnh tăng huyết áp đăng ký tại trung tâm chăm sóc chính ở Tenerife, Tây Ban Nha với độ tin cậy tổng thế của Cronbach thống kê 0,88, kết quả cho thấy 58% người bệnh tập thể dục, 75% duy trì chế độ ăn uống và 89% dùng thuốc huyết áp Từ tất cả các phương pháp điều trị được đánh giá, chỉ có tập thể đục là có liên quan trực tiếp với tất cả các thang PECVEC, đặc biệt đối với phụ nữ

và người bệnh trên 65 tuổi [29]

Nghién ctru cua S R Erickson [32], B C Williams and L D Gruppen trên tổng số 222 người bệnh kết luận răng người bệnh tăng huyết áp có nhiều triệu chứng về tâm thân so với người bệnh có kiểm soát Nghiên cứu khác ở Trung Quốc của R.Wang nghiên cứu trên 1034 đối tượng tham gia cũng kết luận tăng huyết áp làm suy giảm chất lượng cuộc sống cả về thê chất lẫn tinh thần [60] Nghiên cứu của Maryam Tajvar năm 2014 cũng chỉ ra rằng điểm

sức khỏe thể chất, sức khỏe tỉnh thần và điểm trung bình chất lượng cuộc

sống nói chung của người bệnh tăng huyết áp là tương đối cao (55,01 + 25,66 điểm, 63,86 + 23,86 điểm và 59,44 + 24,76 điểm), trong đó điểm của tất cả

các lĩnh vực đều đạt mức khác, lĩnh vực chức năng xã hội là có điểm trung

bình cao nhất 70,93 + 25,93 điểm, lĩnh vực hoạt động thé chat thap nhất tuy

nhiên vẫn đạt 54,94 + 30,65 điểm [46]

Trang 23

Tại Việt Nam cũng đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về CLCS của người bệnh THA Điền hình như nghiên cứu của Trần Kim Trang — Trường Y

dược TP.HCM, trong tổng số 260 người tham gia nghiên cứu thì có tới 16,2%

là trên 76 tuôi, nữ mắc nhiều hơn nam chiếm 63,1%, tỷ lệ ở thành thị cao hơn

nông thôn, chiếm 63,1%; tuy nhiên chỉ có 1,5% là không biết chắc về tình

hình sức khỏe của mình [21]

Một nghiên cứu khác của Trần Công Duy (2014) cũng thống kê cho thấy các người bệnh THA có tuổi càng cao thì điểm CLCS càng giảm Phân

tích đa biến cho thấy trình độ học vẫn cao là yếu tố ảnh hưởng tích cực đến

CLCS của người bệnh THA ở lĩnh vực GHTL [4] Nguyên nhân có thể được giải thích là những người THA có trình độ học van cao sẽ có sự nhận thức và

hiểu biết về bệnh tật tốt hơn nên họ có tâm lý dễ thích nghi với bệnh hơn so

với những người có trình độ học vấn thấp

Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 275 người bệnh THA của Duy Thị Hoa được chọn ngẫu nhiên đã đưa ra kết luận CLCS người bệnh THA thấp ở

lĩnh vực SKTT với điểm trung bình CLCS về quan hệ xã hội, môi trường sống, sức khỏe thể chất và sức khỏe tỉnh thần của người bệnh THA lần lượt

là: (64,12 + 14,06), (59,52 + 10,39), (54,73 + 14,94) va (49,42 + 12,73) [5] Nghiên cứu của Duy Thị Hoa năm 2013 cũng chỉ ra rằng điểm trung

bình chất lượng cuộc sống là 52,07 + 13,83 điểm, trong đó điểm trung bình sức khỏe tinh thần lại thấp hơn điểm trung bình sức khỏe thể chất (49,42 + 12,73 điểm so với 54,73 + 14,94 điểm) [5] Nghiên cứu của Lê Thị Hoàn năm

2014 điểm chất lượng cuộc sống chung là 55,55 + 11,26 điểm , trong đó

nhóm sức khỏe thể chất là có điểm trung bình thấp nhất 50,1 + 10,1 điểm[9]

Trang 24

chat lượng cuộc song xép loại tốt chiếm 24.8% Các khía cạnh chất lượng cuộc sống đều đạt mức trung bình, chỉ có chất lượng xã hội đạt mức tốt, và chất lượng cuộc sống có xu hướng giảm dan theo tuôi [12]

1.4 Các yếu tổ liên quan đến chất lượng cuộc sống

Nghiên cứu của Duy Thị Hoa (2013) chỉ ra điểm TB CLCS về quan hệ xã hội, môi trường sống, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của người bệnh THA lần lượt là: (64,12 + 14,06), (59,52 + 10,39), (54,73 + 14,94) và (49,42 + 12,73) Các yếu tố liên quan đến CLCS của người bệnh THA gồm tuôi, giới tính, hôn nhân, học vẫn, nơi cư trú, hoạt động thể lực, tuân thủ điều

trị, tình trạng dinh dưỡng [Š]

Yếu tố tuổi đã được các nhà nghiên cứu xác định là có liên quan đến chất lượng cuộc sống ở người bệnh tăng huyết áp Năm 2011, nghiên cứu của Demir và Unsar [29] đã chỉ ra rằng tuổi tác cảng tăng thì chất lượng cuộc sống cảng giảm với (r = 0,305; p < 0,05) Ngược lại với các nghiên cứu trên, một số nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố tuôi có mối liên quan rất yếu với chất lượng cuộc sống

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Nhung (2017) cũng chỉ ra điểm số

chất lượng cuộc sống của nam giới cao hơn so với nữ giới cả về thể chất lẫn tinh

thần [15] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Minh (2013) đưa ra kết luận

tương tự người bệnh có trình độ học van cao, người bệnh vẫn đang làm việc có điểm số chất lượng cuộc sống cao hơn người bệnh có trình độ thấp và đang

không làm việc ở cả lĩnh vực sức khỏe thê chất va tinh than [14]

- Yếu tô trầm cảm và chất lượng cuộc sống

Trang 25

Một nghiên cứu của Lý Thị Phuong Hoa (2010) tién hanh trén 151

người bệnh tăng huyết áp đã chỉ ra rằng có 26,5% người bệnh THA có biểu

hiện trầm cảm, nữ bị trầm cảm nhiều hơn nam (p = 0,002), nữ: 39,4% và nam: 15% Trình độ học vấn cao ít bị trầm cảm hơn (p = 0,005), 43,1% người bệnh

có trình độ tiểu học bị trầm cảm, trong khi người bệnh có trình độ trung cấp và đại học chỉ có 10% [8]

Cũng trong nghiên cứu của Lý Thị Phương Hoa, tỷ lệ trầm cảm ở người

bệnh tăng huyết áp đã được điều trị trên 1 năm là 23,7% thấp hơn nhiều so với 58,3% người bệnh điều trị đưới 1 năm [8]

Theo Rabins và cộng sự, sự hỗ trợ của nhân viên y té trong cham soc sức khỏe ban đầu ø1ữ một vị trí chiến lược trong việc đánh giá và điều trị trầm cảm ở người cao tuổi [54] Trong nghiên cứu của Hillary và Heather , về sự kết hợp giữa điều trị trầm cảm và điều trị tăng huyết áp đã giúp thành công

trong việc cải thiện kết quả điều trị của người bệnh [40]

- Yếu tố hỗ trợ xã hội và chất lượng cuộc sống: Trong nghiên cứu của chúng tôi, hỗ trợ xã hội đề cập đến nhận thức của người bệnh THA về sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, của những người quan trọng khác (như các chuyên gia chăm sóc sức khỏe) Những ảnh hưởng của các mối quan hệ này đã được chỉ ra là có tác động đến chất lượng cuộc sống của người bệnh Đây cũng

chính là kết luận trong nghiên cứu của Netuveli G năm 2006 [52]

1.5 Khung lý thuyết nghiên cứu

Trang 26

mô hình của WHO về chức năng người khuyết tật và strc knoe (WHO ICF) va mô hình của Ferrans Trong 3 mô hình đó, mô hình của Ferrans là mô hình có

tiềm năng lớn nhất để hướng dẫn nghiên cứu và thực hành vì mô hình Wilson

và Cleary có 2 lĩnh vực cá nhân và môi trường không được định nghĩa một cách rõ ràng, mô hình của WHO về chức năng người khuyết tật và sức khỏe (WHO ICF) không cụ thê và có sự chồng chéo định nghĩa giữa khái niệm các hoạt động và sự tham gia

Trang 27

Chức năng sinh học Đặc điểm cá nhân Triệu Tình Suc chứng trạng khỏe chức tổng năng quát Đặc điềm môi trường

Hình 1.1 Mô hình chất lượng cuộc sống của Ferrans (2005) [34] Theo mô hình này, có 4 yếu tố quyết định chính của chất lượng tông thể của cuộc sống: (1) chức năng sinh học, (2) triệu chứng, (3) tình trạng chức năng và (4) sức khỏe tổng quát (nhận thức chung về sức khỏe)

Ngồi ra mơ hình của Ferrans còn đề cập đến 2 yếu tô quan trọng khác là yêu tố đặc điểm cá nhân và yếu tô đặc điểm môi trường Hai yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến các yếu tô khác trong mô hình

Trang 28

Trong mô hình này, yếu tố chức năng sinh học đề cập đến chức năng của các tế bào, cơ quan và hê thống cơ quan trong cơ thể thường được đo lường thông qua các xét nghiệm, đánh giá thể chất và chân đoán y khoa

Yếu tố triệu chứng là nhận thức của người bệnh về những bất thường

về thể chất, tâm lý tình cảm, tình trạng nhận thức, chúng được phân thành triệu chứng chứng thể chất, chức năng và tâm lý

Yếu tố tình trạng chức năng đánh giá khả năng người bệnh thực hiện một nhiệm vụ nào đó trong các lĩnh vực thể chất, xã hội, tâm lý hoặc nhận

thức và có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố chức năng sinh học và yếu tổ triệu

chứng Tình trạng chức năng bao gồm chức năng thể chất, chức năng xã hội, chức năng vai trò và chức năng tâm lý

Yếu tố nhận thức về sức khỏe nói chung là đánh giá chủ quan của cá nhân về tổng thể các khía cạnh khác nhau của sức khỏe Yếu tố chất lượng cuộc sống chung của một người là cảm giác hạnh phúc bắt nguồn từ sự hài lòng hoặc không hài lòng với các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống

Theo FEerrans (2005) [34] yếu tố đặc điểm cá nhân được phân loại: nhân khẩu học, phát triển, tâm lý và yếu tô sinh học có ảnh hưởng đến kết quả

sức khỏe Đặc điểm nhân khâu học bao gồm tuỗi, giới tính, tình trạng hôn

nhân và dân tộc

Yếu tô môi trường gồm có môi trường vật chất và môi trường xã hội,

Trang 29

Dựa vào mô hình chât lượng cuộc sông của Ferrans và tông quan tài liệu, nghiên cứu đưa ra khung lý thuyêt đê tìm môi liên quan giữa các yêu tô với chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp

DAC DIEM CA NHAN Tuôi, giới, tình trạng hôn nhân, thời gian mắc i, \ \ \ \ ,

TRIEU CHUNG \| CHATLUQNG CUOC

Trằm cam ———| SÓNG CỦA NGƯỜI BỆNH / TANG HUYET AP DAC DIEM XA HOI Hồ trợ xa hoi

Hình 1.2: Khung lý thuyết nghiên cứu

1.6 Địa bàn nghiên cứu

Trang 30

giường bệnh năm 2020 nhằm đảm bảo khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng đồng bằng sông hồng

Ước tính tại phòng khám tăng huyết áp bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định trung bình 1 ngày có khoảng 40 - 50 lượt người bệnh đến khám và phòng quản lý người bệnh THA ngoại trú có khoảng 30 - 40 người bệnh đến khám lại và được cấp thuốc Tổng số người bệnh ngoại trú đang được quản lý tại khoa ở thời điểm nghiên cứu vào gần 1000 người

Chương 2

ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng: Người bệnh được chân đoán xác định tăng huyết áp (theo tiêu chuẩn của bộ Y tế) điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định

năm 2018

- Tiêu chuẩn chọn mẫu

Trang 31

+ Người bệnh từ 18 tuổi trở lên, có khá năng nhận thức và giao tiếp + Người bệnh đồng ý tham gia vào nghiên cứu

- Tiêu chuẩn loại trừ: + Phụ nữ mang thai

+ Đang mắc các bệnh cấp tính nặng: tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim cấp,

+ Người bệnh diễn biến nặng lên phải vào điều trị nội trú

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2017 đến hết tháng 8/2018

- Địa điểm nghiên cứu: Khoa khám bênh Bệnh viện đa khoa tỉnh NÐ 2.3 Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu mô tả với điều tra cắt ngang

2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Cỡ mẫu được tính theo công thức chọn mẫu cho ước lượng một tỷ lệ: n=Z*(1.2) (1)

Trong do:

n: cỡ mẫu nghiên cứu tôi thiểu

ơ: xác suất sai số, chọn œ = 0,05, tra bảng ta có Z (1-0/2) = 1,96

p: ty lệ NB tăng huyết áp có chất lượng cuộc sống tốt p = 0,2 (dựa theo nghiên cứu của Trần Kim Trang năm 2011 về chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng huyết áp)

q= 1-p=0,8

d: sai số cho phép = 0,07 Thay vào (1) ta cón = 1,962 = 125

Cỡ mẫu điều tra là: 125 người bệnh tăng huyết áp

Trang 32

chọn trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2018, chọn đến khi đủ 125 người bệnh tham gia vào nghiên cứu

Thực tế đã chọn được 125 người bệnh tăng huyết áp đáp ứng tiêu

chuẩn chọn mẫu

2.5 Phương pháp thu thập số liệu

Các bước thu thập số liệu:

+ Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm, hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu Các bộ công cụ: thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi ngăn (SF 36), thang

đo quy mô đa chiều nhận thức các hỗ trợ xã hội (MSPSS), thang đo trầm cảm

Beck II là những bộ công cụ đã được dịch sang tiếng Việt và sử dụng trong một số nghiên cứu trước [15] Sau khi được các tác giả cho phép sử dụng trong nghiên cứu này, nghiên cứu viên đã tiến hành điều tra thực nghiệm trên 30 người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viên đa khoa tỉnh Nam Định (người bệnh này không tham gia vào đối tượng nghiên cứu); từ đó điều chỉnh, bố sung, hoàn thành bộ công cụ Bộ công cụ nghiên cứu hoàn thiện đã được tác giả kiểm định độ tin cậy Cronback ơ lần lượt là 0,85; 0,9 và 0,84

+ Bước 2: Tập huấn cho điều tra viên

Lựa chọn 3 điều tra viên là giảng viên của trung tâm tiền lâm sàng đang đi lâm sàng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định dé thống nhất về nội

dung, cách thức thu thập số liệu

+ Bước 3: Tiến hành thu thập số liệu (sử dụng bộ câu hỏi tự điền) Trước khi tiến hành điều tra, nghiên cứu viên sẽ giải thích rõ mục đích

nghiên cứu cho người bệnh Những người bệnh tăng huyết áp có đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và đồng ý tham gia vào nghiên cứu sẽ được yêu cầu ký vào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu

Trang 33

bệnh chờ xét nghiệm và kê đơn cấp thuốc, điều tra viên phỏng vấn trực tiếp người bệnh tại phòng chờ, thời gian phỏng vấn một người bệnh là 45 phút

Điêu tra viên sẽ đọc câu hỏi và câu trả lời đê người bệnh lựa chọn, nêu câu hỏi nào người bệnh chưa hiệu sẽ được điêu tra viên giải thích kỹ đê người bệnh hiểu và trả lời, sau đó người bệnh ghi lại đáp án theo lựa chọn của họ

+ Bước 4: Tông hợp phiếu điều tra

Sau môi buôi điêu tra, các phiêu điêu tra sẽ được nghiên cứu viên tông hợp, kiểm tra một cách kỹ lưỡng về số lượng, chất lượng nội dung câu hỏi và

loại trừ những phiếu điều tra không đạt yêu cầu

2.6 Các biên sô nghiên cứu

Trang 34

Sức khỏe tâm than Hoạt động xã hội Cảm nhận đau Cảm nhận sức khỏe tổng quát Nhóm sức khỏe thê chất Nhóm sức khỏe tỉnh thần

Nhóm biên sô vệ trâm cảm gôm 2l biên sô (phụ lục 2)

Nhóm biến số nhận thức về hỗ trợ xã hội gồm 12 biến số (phụ lục 2)

2.7 Thang đo, tiêu chuẩn đánh giá Phiếu khảo sát: gồm 4 phần

Phân 1: Đặc điểm nhân khâu xã hội học: tuổi, giới, nghề nghiệp, trình

độ học vẫn, tình trạng hơn nhân, hồn cảnh sống, phân độ tăng huyết áp, thời gian mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh kèm theo của đối tượng nghiên cứu

Phân 2: Thang đo chất lượng cuộc sống (SF 36):

Bảng 2.1 Các vẫn đề đánh giá trong bộ câu hỏi SF 36

STT Mục đánh giá Câu hỏi Số câu | Phân nhóm

1 | Hoạt động thê chất 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, | 10 SUC KHOE 10, 11, 12 THE CHAT 2 | Sự giới hạn vai trò do | 13, 14, 15, 16 4 sức khỏe thê chất 3 | Sự đau đớn 21,22 2 4 |Tình hình sức khỏe | 1,2, 33, 34, 35, 36 |6 chung

5_ | Sự giới hạn vai trò do | 17, 18, 19 3 SỨC KHỎE

các vẫn đề về tinh than TINH THÂN

6 |Năng lượng sống/sự | 23, 27, 29, 31 4

mệt mỏi

7 | Trang thai tam ly 24, 25, 26, 28,30 |5

Trang 35

& | Chức năng xã hội 20, 32 2

- Trong môi câu hỏi, người trả lời đănh dầu vào ô vuông ở sau môi lựa chọn Bảng 2.2 Cách tính điểm chất lượng cuộc sống TT câu hỏi Trả | Điểm TT câu hỏi Trả lời | Điểm lời 1,2,20,22,34,| 1 100 |13, 14, 15, 16, 17, 1 0 36 2 75 | 18,19 2 100 3 50 |24,25,28, 29, 31 1 0 4 25 2 20 5 0 3 40 3, 4,5, 6,7, 8] 1 0 4 60 9, 10, 11, 12 2 50 5 80 3 100 6 100 21, 23, 26, 27,| 1 100 | 32, 33, 35 1 0 30 2 80 2 25 3 60 3 50 4 40 4 75 5 20 5 100 6 0 - Cách tính điểm:

+ Điểm cho mỗi câu được tính từ 0 - 100, trong đó điểm càng cao tương ứng

với CLCS càng tốt Điểm cụ thể với từng câu xác định đựa vào thứ tự câu trả

lời được lựa chọn theo bảng 2.2

+ Điểm cho từng mục đánh giá của CLCS (bảng 2.1) được tính bằng điểm trung bình cộng của các mục đó

+ Điểm sức khỏe thể chất được tính bằng điểm trung bình cộng của các mục

Trang 36

+ Điểm sức khỏe tỉnh thần được tính bằng điểm trung bình cộng của các mục

số 5, 6, 7 va 8 (bang 2.1)

+ Điểm CLCS chung được tính băng điểm trung bình cộng sức khỏe tinh thần

và điểm sức khỏe thể chất

Phân 3: Thang đo trầm cảm

Thang đo gồm có 2l mục tự báo cáo đo lường nhận thức, thái độ và triệu chứng đặc trưng bệnh tram cảm gồm sự buồn rầu, bi quan, cảm giác thất bại, sự không hài lòng, cảm giác tội lỗi, cảm giác bị trừng phạt, sự căm ghét bản thân, sự tự phê phán bản thân, ý nghĩ tự sát, sự khóc lóc, dễ bị kích thích, mat su quan tam, thiéu quyét doan, su v6 dung, su mat sinh luc, giác ngủ xáo trộn tính dễ bực bội, chán ăn, sự khó tập trung chú ý, sự mệt mỏi, mat ham muốn tình dục

Cách tính điểm: Mỗi câu trả lời cho mỗi mục sẽ có một mức điểm tương ứng từ 0 - 3 điểm Tổng số điểm của 21 mục tương ứng từ 0 - 63 điểm

Phần 4: Thang đo về hỗ trợ xã hội:

Thang đo gồm 12 câu được thiết kế để đo lường nhận thức sự hỗ trợ từ 3

nguồn: gia đình (4 câu), bạn bè (4 câu) và những người quan trọng khác (4 câu) Mỗi câu hỏi có 7 phương án trả lời từ 1 “rất không đồng ý” đến 7 “rất đồng ý” Tổng điểm nhận thức hỗ trợ xã hội càng cao thì người bệnh càng

nhận được nhiều về sự hỗ trợ xã hội Cách tính điểm:

Điểm số nhận thức sự hỗ trợ từ gia đình được tính bằng tổng điểm các câu 3, 4, 8, 11 Điểm số nhận thức sự hỗ trợ từ bạn bè được tính bằng tong điểm các câu ó, 7,9, 12 Điểm số nhận thức sự hỗ trợ từ những người quan trọng khác được tính bằng tong điểm các câu 1,2, 5,10 Trong từng lĩnh vực,

điểm số thấp nhất là 4 điểm và cao nhất là 28 điểm Điểm số nhận thức hỗ trợ

Trang 37

nhất là 84 điểm

* Đánh giá chất lượng cuộc sống: chất lượng cuộc sống có điểm

trung bình từ 0 - 100 điểm, điểm cảng cao chất lượng cuộc sống cảng tốt Sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống chung được phân thành 4 mức dựa vào điểm số trung bình :

+ Từ0-25: chất lượng cuộc sống kém

+ Từ 26 - 50: chất lượng cuộc sống trung bình + Từ 51 - 75 : chất lượng cuộc sống khá + Từ 75 - 100: chất lượng cuộc sống tốt

* Đánh giá mức độ trầm cảm: Dựa vào tông số điểm của 2l mục, mức độ trầm cảm của BDI-II được phân làm 4 loại [60]

+ Từ 0 “ 13 điểm: không trầm cảm

+ Từ 14 - 19 điểm: trầm cảm nhẹ

+ Từ 20 29 điểm: trầm cảm vừa + Từ 30 - 63 điểm: trầm cảm nặng

* Đánh giá mức hỗ trợ xã hội: dựa vào tổng số điểm của 12 câu mức hỗ trợ xã hội được chia làm 3 loại [63]:

+ Từ 12 - 48 điểm: hỗ trợ xã hội mức thấp + Từ 49 - 68 điểm: hỗ trợ xã hội mức trung bình

+ Ti 69 - 84 điểm: hỗ trợ xã hội mức cao 2.8 Phương pháp phân tích số liệu

Nhập số liệu và xử lý số liệu băng phần mềm SPSS 16.0

Dùng thống kê mô tả và thông kê phân tích Nhận định sự khác biệt có

ý nghĩa thống kê với p < 0.05 Phân tích biến:

+ Biến số định lượng trình bày dạng số trung bình +1/- độ lệch chuẩn,

kiểm định sự khác biệt thống kê bằng ANOVA

Trang 38

biệt thống kê bằng chi bình phương hay Fisher test

2.9 Vẫn đề đạo đức của nghiên cứu

Việc thực hiện nghiên cứu được sự thông qua của hội đồng đề Cương trường đại học điều dưỡng Nam Đình, được sự chấp thuận và cho phép của

bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định Mặt khác, nghiên cứu cũng được tiễn hành

dưới sự đồng ý tham gia của đối tượng nghiên cứu, và tất cả các đối tượng đã

được giải thích rõ về mục đích, lợi ích và yêu cầu trước khi được tiến hành

phỏng vấn, đảm bảo tính khách quan và tương đối của nghiên cứu

Các thông tin thu được trong quá trình nghiên cứu được đảm bảo giữ kín, và chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, không nhằm mục đích nào khác

2.10 Sai số và biện pháp khắc phục

- Sai số mắc phải: đối tượng nghiên cứu không trả lời đúng yêu cầu của phiếu điều tra

- Biện pháp khắc phục:

+ Phiếu điều tra xây dựng ngăn gọn, rõ ràng, dễ hiểu

+ Chọn thời điểm phỏng vấn phù hợp

+ Thử nghiệm bộ công cụ đề xác định tính tin cậy

Trang 39

Chuong 3

KET QUA NGHIEN CUU

Trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 4 năm 2018, qua nghiên cứu chất lượng cuộc sống của 125 người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định, thu được kết quả sau

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1 Đặc điểm về tuổi Bảng 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu Nhóm tuôi Số lượng Tỷ lệ (%) 41-60 9 7,2 61-70 46 36,8 71-80 62 49,6 >80 8 6,4 Tổng số 125 100 Trung bình + Độ lệch chuẩn: 7143+733 Khoảng: 41-91

Qua bảng 3.1 ta thấy nhóm tuổi trung bình của người bệnh tăng huyết

áp là 71,43 + 7,33 tuổi Tuổi thấp nhất là 41 và tuôi cao nhất là 91 tuổi, nhóm tuổi 71-80 chiếm tỷ lệ cao nhất 49,6%, sau đó đến nhóm tuôi 61-70 chiếm 36,8% và nhóm tuổi trên 80 chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,4%

3.1.2 Đặc điểm về giới

Trang 40

Nam Nữ Biểu đô 3.1: Phân bố theo giới tính của đỗi tượng nghiên cứu (n=125)

Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ nam và nữ mắc tăng huyết áp là tương đương nhau (Š1,2% so với 48,8%) Tỷ lệ nam/nữ là 1/1.05 3.1.3 Đặc điểm về nghề nghiệp Bang 3.2 Phân bỗ theo nghệ nghiệp của đổi trợng nghiên cứu Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%) Công nhân viên chức 15 12 Nông dân 16 12,8 Huu tri 39 31,2 Nội trợ, kinh doanh 55 44 Tổng số 125 100

Bang 3.2 cho thấy nhóm nghề nội trợ, kinh doanh mắc tăng huyết áp

chiếm tý lệ cao nhất 44%, sau đó đến nhóm đối tượng hưu trí chiếm 31,2%,

Ngày đăng: 08/01/2024, 23:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN