phát triển của cộng đồng

67 163 0
phát triển của cộng đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lễ hội mùa xuân của làng Lai Tảo ngày nay được mở ra trong ba ngày: 11,12,13 tháng 3 âm lịch, ngày 12 là chính hội. tương truyền sau khi giúp Hai Bà Trưng đánh quân Nam Hán thắng trận trở về. tam vị du xuân ở lễ hội chùa Hương có qua miền Lai Tảo, nơi cha vị tam vị đã nghỉ lại trong dịp đi cầu tự ở chùa Hương trở về, rồi cấp cho làng 12 nén bạc, 12 nén vàng để mở hội ăn mừng. từ đó hàng năm cứ đến 12 tháng 3 âm lịch là làng mở hội

LỜI MỞ ĐẦU Một năm khởi đầu bằng mùa xuân, đời người khởi đầu bằng tuổi trẻ và lứa tuổi thanh thiếu niên chính là lứa tuổi đẹp nhất của tuổi trẻ ấy. Đây có thể coi là thời kì đánh dấu sự thay đổi hay những bước ngoặt của cá nhân. Những biến đổi về tâm sinh lý và cả sự phát triển mạnh mẽ của nhân cách, trí tuệ. Song tiềm ẩn trong đó vẫn chứa đựng rất nhiều vấn đề mà nhiều nhà nghiên cứu tâm lý đã cho rằng đó là lứa tuổi “nổi loạn”, rất phức tạp. Dù vậy, có thể nói đây là lứa tuổi rất cần được sự quan tâm, được giáo dục, được rèn luyện, cung cấp các kiến thức, kĩ năng cần có trước khi bước vào một cuộc sống mới với những thách thức. Qua chuyến đi thực tế tại địa bàn nhóm chúng em đã phát hiện, tiếp cận tìm hiểu nhu cầu và biết được nhóm thanh thiếu niên tại cộng đồng đang mong muốn được trang bị những kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Bằng những kiến thức đã có được qua một số môn học tâm lý, xã hội, tham vấn, bàng sự trải nghiệm khác của bản thân vì đã qua lứa tuổi đó, bằng việc đã được trang bị những kĩ năng của chuyên ngành công tác xã hội (đặc biệt là khi làm việc với nhóm thanh thiếu niên) nên nhóm đã quyết định lựa chọn nhóm thanh thiếu niên làm nhóm đối tượng trợ giúp trong công tác xã hội nhóm. Trong quá trình thực hành tại địa bàn, chúng em đã sử dụng kết hợp các kĩ năng cần có, bên cạnh đó là thực hiện đúng theo tiến trình của công tác nhóm để có thể có được những thay đổi tích cực từ nhóm đối tượng. Thời gian làm việc cùng với nhóm đối tượng đã giúp chúng em thực hành được những kiến thức đã học trên trường vào thực tế, tuy còn khá nhiều bỡ ngỡ và những khó khăn khách quan khác, nhưng chúng em với lòng say mê nhiệt huyết đã cố gắng khắc phục để đạt được những kế hoạch đề ra. 1 Tiến trình làm việc với nhóm đối tượng luôn được chúng em theo dõi, bám sát theo những nguyên tắc chung, chuẩn mực mà một nhân viên xã hội cần có. Chính vì vậy mà kết quả chúng em thu được trong chuyến đi thực tế này đạt được kết quả khá khả quan. Điều này được thể hiện từ chính những thay đổi tích cực hàng ngày của nhóm đối tượng thông qua các buổi sinh hoạt nhóm định kì. Những thành công và những hạn chế trong chuyến đi thực tế nhóm chúng em đã ghi nhận và tiếp thu để rút kinh nghiệm trong những lần thực hành về sau. Trong chuyến đi thực tế, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ hết sức tận tình của các thầy cô trong khoa công tác xã hội, đặc biệt là hai thầy cô phụ trách hướng dẫn nhóm là cô Nguyễn Thị Vân và thầy Nguyễn Minh Tuấn. Do kinh nghiệm còn hạn chế nên nhóm chúng em không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoạt động tại địa bàn, vì vậy chúng em rất mong các thầy cô góp ý,chỉnh sửa để bài báo cáo của nhóm được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Nhóm sinh viên thực hiện 2 I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CƠ SỞ THỰC TẾ 1. Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng Tên gọi của cộng đồng: xóm Lê Lợi, thôn Lai Tảo, xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Ý nghĩa tên gọi - Lê Lợi: tên vị anh hùng dân tộc -Lai Tảo: là một làng cổ, “Lai” là đến, “Tảo” là sớm. Là miền đất mà ông cha ta đã đến từ rất sớm dựng nhà dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang, lập ấp. 1.1. Các di tích lịch sử và lễ hội cổ truyền Các di tích lịch sử văn hoá:  Đền Thượng: Đền thờ tam vị Đại vương, Đệ nhất Đại vương Cao Quế Minh thượng đẳng thần, Đệ nhị Đại vương Cao Tuấn trung đẳng thần,Đệ nhị Đại vương Cao Châu Pháp trung đẳng thần  Đền trung: (tiền thân là Cảo trang) được hình thành khoảng từ thế kỉ thứ VI sau công nguyên, theo truyền thuyết là: đức thánh Tản Viên dẫn đoàn quân từ miền Trung đi dẹp giặc phương Bắc nghỉ chân tại khu đất xây dựng đền đang còn bây giờ, ngay ở đây khi đó có một cây đề ngài đã mắc võng vào cây đề để nằm nghỉ.  Đình làng Lai Tảo: đình toạ lạc trên một khu đất rộng, cao ráo, thoáng mát ở trung tâm làng cổ xóm Trần Phú ngày nay. Đình được trùng tu cách đây 100 năm, mùa hạ năm Nhâm Tý tức 1912. Tổng khu di tích có tới trên 4000m 2 . đình được làm bằng rất nhiều loại gỗ quý như đinh, lim, sến, táu. Các lễ hội cổ truyền:  Sự tích việc làng canh chay: Ngày 12/11 âm lịch hàng năm làng ta có ngày kì lệ tại đền Thượng, truyền thuyết là ngày việc làng “ Canh Chay”. Nguồn gốc có ngày kì lệ này là: sau khi thành lập đền thờ ba vị tường nghĩa quân của hai Bà Trưng, làng đã cử 3 người lần tìm đến tận tỉnh Phú Thọ nơi thờ các vua Hùng để tìm hiểu căn nguyên, kì tích về nhật kị của các vị  Hội thi lễ vật tế thần: Hàng năm cứ đến ngày 12/10 dân làng lại tổ chức tế lễ ở đền Trung, lễ vật là: lợn làm sạch để sống cả con, gạo nếp hoa vàng xay giã không mẻ mày, để sống không để nấu. hoàng tửu rượu được ủ bằng cơm gạo nếp, bắt men dậy mùi, để ngấu không đun cất. cau xanh mã đẹp, tua dài, quả to bổ sáu  Lễ hội mùa xuân của làng Lai Tảo ngày nay được mở ra trong ba ngày: 11,12,13 tháng 3 âm lịch, ngày 12 là chính hội. tương truyền sau khi giúp Hai Bà Trưng đánh quân Nam Hán thắng trận trở về. tam vị du xuân ở lễ hội chùa Hương có qua miền Lai Tảo, nơi cha vị tam vị đã nghỉ lại trong dịp đi cầu tự ở chùa Hương trở về, rồi cấp cho làng 12 nén bạc, 12 nén vàng để mở hội ăn mừng. từ đó hàng năm cứ đến 12 tháng 3 âm lịch là làng mở hội Các mốc thời gian Những sự kiện chính theo các mốc thời gian Năm 1945 Thành lập Uỷ ban hành chính xã Bột Xuyên Năm 1985 Có trạm bơm Năm 1993 Có điện dân sinh Năm 2006 Nhà văn hoá cấp thôn Năm 2008 Mất mùa do mưa lũ Năm 2009 Xát nhập thành phố Hà Nội. Trường mầm non Năm 2010 Bê tông hoá đường sá Xu hướng tương lai và ý kiến chung cho kế hoạch phát triển dài hạn Xây dựng sân vận động Phấn đấu thành làng văn hoá Làm mạng lưới điện đường 1.2. Tình hình kinh tế chính trị - xã hội hiện tại 1.2.1. Vị trí địa lý và dân cư: 4 Lê Lợi nằm ở phía bắc của thôn Lai Tảo, gần trung tâm xã ven sông Đáy, với các vị trí tiếp giáp như sau : + Phía Đông tiếp giáp với sông Đáy. + Phía Tây tiếp giáp thôn Bột Xuyên. + Phía Bắc tiếp giáp với thôn Phú Cường + Phía Nam tiếp giáp với xóm Cộng Hoà. Dân số theo cuộc tổng điều tra vào tháng 04/2009 có 297 nhân khẩu thuộc 73 hộ gia đình sinh sống thuộc xóm Lê Lợi. 1.2.2. Tình hình kinh tế – xã hội của xóm: Đời sống bà con nhân dân trong xóm thuộc mức khá, cao hơn mức trung bình của toàn thôn và xã. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề truyền thống làm ruộng, trồng cây hoa màu và chăn nuôi lợn, gà, bò. Cơ sở hạ tầng của xóm đang được đầu tư và phát triển như : Đổ đường xóm cấp, xây dựng nhà mẫu giáo mới…Tuy nhiên, ở xóm còn chưa có trạm y tế, việc khám chữa bệnh còn gặp khó khăn phải sang thôn bên hoặc sang xóm khác, đi lại còn xa. Ngoài ra, hệ thống cống rãnh đã bị xuống cấp từ nhiều năm nay, ảnh hưởng đến đời sống của bà con mỗi khi mùa mưa tới. Toàn thể các hộ gia đình xóm đã được công nhận là gia đình văn hóa cấp huyện năm 2006. 2. Các hoạt động an sinh xã hội và CTXH tại xã Bột Xuyên 2.1. Quy mô cơ cấu đối tượng Trải qua các thời kỳ lịch sử nhân dân Xã Bột Xuyên luôn nêu cao tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, cùng với nhân dân cả nước tạo nên thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam. Ngày nay để đảm bảo ASXH cho nhân dân trong xã Đảng bộ chính quyền luôn quan tâm chăm lo tới mọi mặt đồi sống của người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội nói riêng và nhân dân toàn xã nói chung. 5 Theo số liệu hiện nay của ban LĐTB Xã Bột Xuyên, tính đến thời điểm hiện nay (1/2010) toàn xã có 350 người đang hưởng các chế độ trợ cấp, phụ cấp theo quy định của nhà nước, bao gồm người hưởng các chế độ theo quy định tại Pháp lệnh ưu đại người có công và các chế độ với các đối tượng bảo trợ xã hội. Người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8/1945 là 21 người trong đó: + Cán bộ lão thành cách mạng: 3 người. + Cán bộ tiền khởi nghĩa: 21 người. Hầu hết lực lương cán bộ này đều đã già yếu, tình trạng sức khoẻ suy giảm, tuy nhiên các cụ vẫn có những năm tháng hạnh phúc tuổi già bên gia đình và con cháu. Tổng số liệt sĩ hy sinh qua các thời kỳ kháng chiến là 126 liệt sỹ; Số gia đình liệt sỹ cón thân nhân đang hưởng trợ cấp thường xuyên là 51 người. Số gia tộc dòng họ thờ cúng liệt sỹ là 51 người. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là 115 người. Đa phần đời sống của các đối tượng chính sách hiện nay đã được cải thiện, một phần có được sự chăm lo của Đảng và Nhà Nước, chính quyền địa phương mặt khác là do sự cố gắng từ phía bản thân các đối tượng. Về tình trạng sức khoẻ của các đối tượng là thương binh hàng 1/4, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ bị địch bắt tù đày không được tố cần được quan tâm chăm sóc nhiều hơn. Con em các gia đình bị nhiễm chất độc hoá học cũng cần được giúp đỡ về y tế do sức khoẻ của các em có hạn. Cũng theo số liệu của ban TBXH Xã Bột Xuyên các đối tượng thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội theo Nghị Định số 67/2006/NĐ-CP ngày 6 13/04/2007 bao gồm 105 người. Trong đó người cao tuổi nhận trợ cấp hàng tháng là 55 người; người tàn tật là 17 người; người tâm thần 10 người; các đối tượng hộ nghèo 23 hộ. Hầu hết các cụ là người cao tuổi đều sống với gia đình, con cháu nên đời sống cũng khá ổn định tuy nhiên sức khoẻ tuổi già ngày một suy giảm. Riêng đối với các hộ nghèo được phân loại để giúp đỡ phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình. 2.2. Việc tổ chức triển khai hoạt động ASXH của Xã Bột Xuyên. Trong nhiều năm trở lại đây việc tổ chức triển khai hoạt động ASXH tại Xã Bột Xuyên đã có nhiều khởi sắc. Năm 2009 hoạt động ASXH lại càng được quan tâm, theo báo cáo của ban TBXH xã năm 2009 việc tổ chức triển khai hoạt động ASXH thể hiện ở các mặt sau: * Thực hiện chính sách với người có công Công tác chi trả trợ cấp theo pháp lệnh Ưu đãi Người có công hàng tháng chi trả bình quân 231 người với số tiền: 167.336.000đ kịp thời và đảm bảo đúng quy định tài chính. Lập danh sách người có công, gia đình chính sách đi điều dưỡng tại trung tâm là 22 người. Tặng quà Thành phố và quà của xã tới cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ bị địch bắt tù đày, cán bộ tiền khởi nghĩa nhân dịp quốc khánh 02/09/2009 cho 36 người với tổng số tiền là : 14.400.000đ. * Về mảng công tác xã hội Số hộ nghèo được vay vốn xoá đói giảm nghèo: 45 hộ. Thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên cho người cao tuổi và các đối tương bảo trợ xã hội cho 55 người với tổng số tiền là 9.900.000đ. 7 Phối hợp với ban vận động quỹ vì người nghèo và đối tượng cứu trợ xã hội là 76 người với số tiền là 13.600.500đ. II.CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI ĐỐI TƯỢNG THANH THIẾU NIÊN TẠI XÓM LÊ LỢI-THÔN LAI TẢO-XÃ BỘT XUYÊN- HUYỆN MỸ ĐỨC-HÀ NỘI 1. Kỹ năng làm việc với nhóm CTXH 2.1. Mô tả chung về nhóm đối tượng thanh thiếu niên xóm Lê Lợi – thôn Lai Tảo 2.1.1. Lý do chọn nhóm Đoàn viên, thanh thiếu niên và hoạt động đoàn hội luôn là điểm nhấn thu hút sự quan tâm chú ý của cộng đồng. Là lực lượng đi đầu trong các phong trào từ trung ương đến cơ sở. Trong nhiều năm trở lại đây hoạt động của các phong trào đoàn hội có phần lắng xuống đặc biệt là các đoàn hội cơ sở trong đó có không ít các chi đoàn chi hội ở các làng quê. Nhìn một cách tổng quan thì nguyên nhân không hẳn là do sự thiếu đa dạng trong việc tổ chức các hoạt động mà một nguyên nhân khách quan khá phổ biến hiện nay đó là đa phần các đoàn viên, thanh niên khi tham gia học tập lao động tại các cơ quan, trường học của mình thì họ sinh hoạt chi đoàn ngay tại đó. Chính vì vậy mà họ không có thời gian hoặc không muốn tham gia sinh hoạt đoàn hội tại công đồng dân cư của mình. Trong thời gian thực hành môn Phát triển cộng đồng (Từ 16/08/2010 - 29/09/2010) cả nhóm thông qua tìm hiểu tình hình cộng đồng, tâm tư nguyện vọng của người dân xóm Lê Lợi - thôn Lai Tảo - xã Bột Xuyên - huyện Mỹ Đức - Hà Nội. Qua các buổi gặp gỡ lãnh đạo và họp dân, cả nhóm cùng với 8 cộng đồng dân cư đã xác định nhận diện một khó khăn cơ bản chung nhất tại xóm chính là hoạt động của đoàn thanh niên. 2.1.2. Số lượng và cơ cấu nhóm Tính đến thời điểm hiện nay chi đoàn thanh thiếu niên xóm Lê Lợi có 23 thành viên đăng ký tham gia sinh hoạt, tuy nhiên do điều kiện học tập của mỗi bạn khác nhau nên có 14 bạn chưa sắp xếp được thời gian tham gia sinh hoạt đoàn trong thời gian qua. Còn lại 9 bạn đã tham gia công tác đoàn rất nhiệt tình và có hiệu quả. Về cơ cấu: Tham gia sinh hoạt đầy đủ có 07 bạn nam và 02 bạn nữ. Phúc trình lần 1 Thời gian: 19h30 – 20h30 ngày 31/08/2010 Địa điểm: Nhà Nguyễn Văn Nam Mục tiêu: Làm quen, tìm hiểu thông tin, thành lập nhóm Người thực hiện: Nhóm 6 lớp D3-CT3 Sau khi nhận được thông báo của nhóm sinh viên về việc tổ chức một buổi giao lưu giữa các đoàn viên thanh niên trong xóm. Tối ngày 31/8 đã có 9 đoàn viên thanh niên đến tham dự. Sau công tác chuẩn bị và ổn định trật tự, nhóm chúng tôi và các đoàn viên thanh thiếu niên bắt đầu buổi trò chuyện: Nội dung Đánh giá cảm xúc của đối tượng Đánh giá cảm xúc và kĩ năng của sinh viên Nhận xét của giáo viên Linh (SV): chào tất cả các bạn. Cảm ơn các bạn đã đến tham dự buổi giao lưu ngày hôm nay. -Tự tin, cởi mở, tạo không khí 9 Chúng ta cũng đã có thời gian gặp gỡ nhau rồi, nhưng hôm nay chúng ta chính thức tổ chức một buổi giao lưu để mọi người hiểu rõ về nhau hơn. -Vinh (ĐT): Chúng tớ cũng muốn có một buổi để được trò chuyện với các bạn nhiều hơn. - Tuấn: Tớ cũng nghĩ như vậy vì không mấy khi thanh niên xóm mình có dịp tụ tập đông đủ thế này! -Nga (SV): để nhóm sinh viên chúng tớ và các bạn hiểu rõ hơn về nhau thì chúng ta sẽ cùng nhau tự giới thiệu về bản thân nhé! Các bạn thấy thế nào? -Quý (ĐT): tớ đồng ý, để tớ mở màn cho (Các thành viên trong nhóm đối tượng và nhóm sinh viên tự giới thiệu về bản thân mình) -Nam (SV): Cảm ơn những chia sẻ của các bạn. Tớ cảm thấy chúng ta đã gần gũi hơn với nhau rất nhiều rồi. Để cho buổi gặp gỡ ngày hôm nay thêm phần không khí các bạn muốn chơi -Chia sẻ, thân thiện -Tỏ vẻ đồng tình -Tỏ vẻ hào hứng, mạnh dạn thoải mái -Giọng truyền cảm, thân thiện -Điều phối tốt 10 [...]... Vinh nói là của buổi sau Nghĩa(NVXH): Huệ nói đúng Cười tươi, tỏ rồi đây, hôm nay chúng ta sẽ vẻ đồng ý cùng nhau thảo luận về nội dung đó Mình có ý kiến là để buổi thảo luận diễn ra sôi nổi thì các bạn sẽ phân nhóm mình 28 Nhận xét của cô thầy ra làm hai nhóm, các bạn có đồng ý không? Bằng(ĐT): Đồng ý! Hào hứng, nhiệt Tuấn(ĐT): Nhất trí! tình Điệp(NVXH): Bây giờ bọn tớ Giọng nói tự sẽ phát cho các... sản và các vấn đề xã hội, ma tuý, HIV/AIDS… Để cho hoạt động nhóm có hiệu quả ngoài sự hoạt động tích cực của các thành viên trong nhóm còn có sự tham gia trợ giúp của 10 bạn sinh viên 2.3.Quá trình thành lập nhóm 2.3.1 Mục đích hoạt động của nhóm Thiết lập và củng cố tình đoàn kết gắn bó giữa cộng đồng với các thành viên trong nhóm; được học hỏi, cung cấp kiến thức, kỹ năng CSSKSSVTN Tuyên truyền và... Các bệnh lây truyền qua đường tình dục 4 Phân tích các nguồn lực giúp đỡ - Đoàn thanh niên tạo điều kiện hỗ trợ các kĩ năng, phát triển hoạt động phong trào, các kiến thức về các phong trào Đoàn đội - Chi hội phụ nữ thôn hỗ trợ về mặt tài liệu, kiến thức sức khỏe sinh sản - Cộng đồng tạo điều kiện về thời gian và cơ sở cho nhóm thanh niên hoạt động 26 5 Kế hoạch hành động giải quyết các vấn đề ưu tiên... thời gian sinh tắt vấn đề hoạt, học tập và làm việc của và gợi mở mình để cho ý kiến về vấn đề vấn đề này Kỹ năng khuyến khích các thành viên ít nói tham gia Bá (ĐT): Em nghĩ họp 1 lần 1 Bá đỏ mặt khi tuần là tốt nhất và nên họp vào phát biểu ngày thứ 7 đó là ngày cuối tuần nên mọi người không bận gì cả Huệ (ĐT): Em cũng đồng ý với Đỏ mặt, ý kiến của anh Bá nhưng theo giọng nói nhỏ em khi nào có những... Huệ sẽ là nhóm 2 Các bạn có đồng ý không? Quý(ĐT): Mình thì thế nào Vui vẻ, khích cũng được lệ, động viên Giọng nói rõ 29 Bằng(ĐT): Đồng ý! ràng Nga(NVXH): Cảm ơn các bạn Vậy bây giờ chúng ta bắt đầu cùng nhau tìm hiểu vấn đề nhé! 2 nhóm sẽ cùng thảo luận một số nội dung sau đây: Trước hết Các bạn hiểu BNTLQĐTD là gì? Đường lây truyền của BNTLQĐTD? Các dấu hiệu thường gặp của bệnh BNTLQĐTD? Một số loại... 20h45 ngày 03/09/2010 Địa điểm: Nhà bạn Nguyễn Văn Nam 17 Mục tiêu: Thành lập nhóm; xây dựng nội quy và nguyên tắc hoạt động nhóm Cảm Nội dung buổi phúc trình xúc, thái độ, hành vi của đối tượng Tự đánh Nhận giá của xét của NVXH thầy cô Nam (NVXH): Xin mời các bạn Nói to kết tập trung! Các bạn đã đến đông hợp đủ cả rồi, mời các bạn ổn định tay vỗ chỗ ngồi để chúng ta cùng sinh hoạt nhé! Vinh (ĐT):... 2.1.3 Đặc điểm chung của nhóm 13 Sau khi tiếp xúc, trò chuyện với nhóm thanh thiếu niên trong xóm và có sự gợi ý của các bác, các cô, nhóm sinh viên đã quyết định thành lập nhóm đối tượng thanh thiếu nên làm đối tượng trợ giúp Vì đây là độ tuổi đang nằm trong ranh giới giữa người lớn và trẻ em nên có rất nhiều vấn đề về tâm sinh lý lứa tuổi Các em muốn khám phá thế giới theo cách riêng của mình, hình thành... Quan hệ thân thiết: Quan hệ xa cách: 23 Bất đồng quan điểm: 24 * Sơ đồ tương tác giữa các thành viên với NVXH HUỆ TUẤN QUÝ BÁ DIỆP NAM HỢP NGÂN BẰNG NVXH NHUN G NGHĨ A VINH LINH ĐIỆP NGA HUỆ PHƯƠN G ĐỨC Ghi Chú: Quan hệ hai chiều tốt: Quan hệ tương tác với nhóm: 25 Quan hệ giữa các thành viên trong nhóm: Quan hệ thân thiết: 3 Xác định vấn đề của nhóm - Vấn đề của nhóm: + Thiếu kiến thức về sức khoẻ sinh... và gây khó khăn khi tham gia các hoạt động trong đời sống 2.2 Đặc điểm riêng của từng thành viên 2.2.1/ Những đặc điểm cơ bản Với những đặc điểm chung đã tạo nên một tinh thần tham gia hăng hái, mỗi thành viên trong chi đoàn lại có những đặc điểm rất riêng của mình để tạo nên sự đa dạng và tính chất đặc biệt cho hoạt động của chi đoàn Cụ thể như sau: STT Họ và tên Năm Quê Điểm Điểm Sinh Quán mạnh yếu... xúc,thái độ, hành vi của ĐT Nam(NVXH): Chào mọi Tự đánh giá của NVXH Vui vẻ Giọng người! Các bạn có nhớ trong nói rõ ràng buổi họp hôm trước chúng ta đã thống nhất để thảo luận về vấn đề gì trong buổi hôm nay không? Vinh(ĐT): Mình nhớ hình như Tỏ vẻ suy nghĩ là thảo luận về nội dung tình dục an toàn Huệ(ĐT): Không Không phải Đó là thảo luận về nội dung các bệnh nhiễm trùng lây qua Nhanh nhảu phát biểu đường . cáo của nhóm được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Nhóm sinh viên thực hiện 2 I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CƠ SỞ THỰC TẾ 1. Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng Tên gọi của cộng. mình. Trong thời gian thực hành môn Phát triển cộng đồng (Từ 16/08/2010 - 29/09/2010) cả nhóm thông qua tìm hiểu tình hình cộng đồng, tâm tư nguyện vọng của người dân xóm Lê Lợi - thôn Lai. lứa tuổi đẹp nhất của tuổi trẻ ấy. Đây có thể coi là thời kì đánh dấu sự thay đổi hay những bước ngoặt của cá nhân. Những biến đổi về tâm sinh lý và cả sự phát triển mạnh mẽ của nhân cách, trí

Ngày đăng: 22/06/2014, 23:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan