Đánh giá các hoạt động của nhóm sinh viên trong thực hành công tác xã hội nhóm:

Một phần của tài liệu phát triển của cộng đồng (Trang 59 - 62)

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CTXH NHÓM 1 Kết quả làm việc với nhóm đối tượng

2. Đánh giá các hoạt động của nhóm sinh viên trong thực hành công tác xã hội nhóm:

xã hội nhóm:

- Tổ chức giao lưu với đoàn viên thanh thiếu niên trong thôn, xóm.

- Tham gia chạy Việt giã do đoàn thanh niên xã và báo Hà Nội mới phối hợp tổ chức.

- Tham gia cổ vũ giải bóng đá giao lưu giữa các thôn trong xã do đoàn thành niên tổ chức.

- Thành lập nhóm đối tượng để hỗ trợ, áp dụng kiến thức công tác xã hội. - Cung cấp tài liệu cho nhóm đối tượng để tìm hiểu về các biện pháp phòng tránh thai hay tình dục an toàn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. - Khuyến khích và động viên các thành viên trong nhóm đối tượng tham gia các phong trào của chi Đoàn thôn.

- Tham gia dọn vệ sinh môi trường cùng nhóm đối tượng.

3.Đánh giá về kỹ năng làm việc nhóm:

Sau một quá trình học tập, trau dồi kiến thức, chúng em những sinh viên Công tác xã hội khóa 3 đã được nhà trường cũng như Khoa Công tác xã hội tổ chức cho đi thực hành. Nhờ đó để chúng em có thể gắn những lý thuyết đã học vào thực tế, vận dụng những kỹ năng của Công tác xã hội. Trong thời gian thực hành đó, chúng em đã thực hành được nhiều kỹ năng quan trọng phục vụ trong công tác xã hội nhóm.

- Kỹ năng giải quyết xung đột nhóm.

Khi làm việc nhóm thì tất yếu sẽ có xung đột nhóm xảy ra. Vai trò của người nhân viên xã hội là biết xử lý các xung đột xẩy ra trong nhóm một cách tích cực để xây dựng nhóm thành nhóm trưởng thành. Nhưng với đặc điểm là các thành viên chia sẻ với nhau một cách cởi mở, chân thành trên tinh thần học hỏi nên hầu hết không có các xung đột mang tính chất cá nhân. Với vai trò là người xúc tác và trung gian nhóm sinh viên đã cố gắng luôn tạo ra bầu không khí thoải mái để tránh những căng thẳng không đáng có trong nhóm và nếu xảy ra những xung đột thì cũng được phát hiện kịp thời và giải quyết với nhau trên tinh thần làm việc nhóm và theo quy ước chung của nhóm là “hợp tác, đối thoại chứ không đối đầu”.

- Kỹ năng lãnh đạo nhóm.

Đây là kỹ năng có vai trò quan trọng trong quá trình làm công tác xã hội nhóm. Kỹ năng này được thể hiện ở năng lực bao quát, đưa ra những định hướng, tầm nhìn cho nhóm và các thành viên trong nhóm. Nó còn được thể hiện ở năng lực điều phối, điều hành, thu hút sự tham gia của các thành viên, xử lý các xung đột nhóm…

- Kỹ năng thấu cảm.

Kỹ năng này giúp cho các nhân viên xã hội nhóm có được sự hiểu biết đầy đủ về thân chủ từ trong nhận thức, suy nghĩ đến cử chỉ, hành vi thể hiện bên ngoài.

Tuy nhiên do còn thiếu kinh nghiệm nên nhóm chúng tôi chưa sử dụng được thành thạo kỹ năng này trong quá trình thực hành vừa qua.

- Kỹ năng điều phối.

Kỹ năng này được thực hiện xuyên suốt tất cả các bước tiến hành công việc, nó lồng ghép với những kỹ năng khác trong các buổi làm việc và nó như là một phần tất yếu trong khi điều hành nhóm. Vì bản thân của sự làm việc nhóm đã là tập hợp của nhiều thành viên nhưng có chung một mục đích là hoàn thành tốt mục tiêu chung của nhóm đề ra nhưng để làm được điều này người nhân viên xã hội không chỉ phải thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các thành viên mà còn đồi hỏi người nhân viên xã hội thông qua cách làm việc của mình có thể huy động được sự tham gia góp ý kiến của tất cả các thành viên trong nhóm.

Mỗi thành viên đến tham gia vào nhóm đều mang theo nét riêng của bản thân và họ đem cả những nét riêng, những kiến thức được tích luỹ bởi sự trải nghiệm của bản thân đến để cùng nhau giải quyết những vấn đề chung của nhóm. Chính vì vậy trong khi làm việc sẽ không tránh khỏi những xung đột trong cách tiếp cận vấn đề và phương pháp làm việc. Lúc này kỹ năng giải quyết xung đột được áp dụng dựa trên kỹ năng điều phối được thực hiện một

cách khéo léo. Để sự góp ý của các thành viên còn lại trong nhóm không làm cho người đưa ra ý kiến cảm thấy tự ái và lần sau họ không dám đưa ra chính kiến của mình nữa.

- Về phân tích tiến trình: nhóm sinh viên áp dụng kiến thức về tiến trình nhóm, tổ chức sinh hoạt nhóm theo đúng các giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn triển khai và giai đoạn kết thúc.

- Về kỹ năng giao tiếp: Qua thời gian thực hành, nhóm sinh viên thấy mình đã tự tin lên rất nhiều, kỹ năng giao tiếp không lời, kỹ năng lắng nghe hiệu quả đã được củng cố hơn rất nhiều, vốn từ vựng tốt hơn và linh hoạt hơn.

Mặt khác, nhóm sinh viên đã biết kiểm soát cảm xúc, không nóng nảy, biết lắng nghe tích cực khi giao tiếp và không có cảm giác lúng túng khi đối tượng có những phản ứng đột xuất ngoài dự kiến.

Ngoài ra còn một số kỹ năng khác đã được nhóm vận dụng như: kỹ năng vận động nguồn lực, kỹ năng tự bộc lộ, kỹ năng lắng nghe tích cực…

Một phần của tài liệu phát triển của cộng đồng (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w