1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh phú yên

100 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 5,27 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO NGANHANG NHA NUGC VIET NAM

HOC VIEN NGAN HANG eaevavueceeen eee eee eaten e ten ave

NGUYEN VAN HAN

GIAI PHAP NANG CAO NANG LUC QUAN TRIDIEU |

HANH CUA CAC NGAN HANG THUONG MAI NHA NƯỚC TREN DIA BAN TINH PHU YEN

LUAN VAN THAC Si KINH TE

CHUYEN NGANH: KINH TE TAI CHINH, NGAN HANG

MA SO: 60.31.12

Người hướng dẫn khoa học: TIÊN SĨ: PHAN NGỌC MINH

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2006

Trang 2

NHNN NHTW TCTD NHTM _ NHTMNN - NHNo&PTNT NHCT NHDT&PT NH CSXH VN : Ngân hàng Nhà nước : Ngân hàng T tung ương : Tổ chức Tín dụng : Ngân hàng thương mại

: Ngân hàng thương mại Nhà nước

: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

: Ngân hàng Công thương

: Ngân hàng đâu tư và phát triển : Ngân hàng Chính sách Xã hội

Trang 3

Loi cam doan

Joi xin cam đoan đây là các nghiên cứu của

riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là

trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Tuy hoà, tháng 3 năm 2006

Tác giả luận văn

Trang 4

trong một lĩnh vực này của tổ chức cho những lĩnh vực khác của tổ chức - s | Téng nguồn vốn và cho vay các TCTD trên địa bàn từ 4 | Bang 2.1 | 2.1.2 2001 đến 2005 34 › x ? | Cơ cấu nguồn vốn và cho vay các TCTD trén dia ban tir A a Bang 2.2) | 2.1.2 2001 dén 2005 34 |

¬ Diễn biến tăng trưởng Tổng nguồn vốn và cho vay của

Biểu 2.1 | 2-1-2 | các TCTD trên địa bàn từ 2001 đến 2005 33

$5 d62.1 12.2.2 Cơ cấu tổ chức các Chi nhánh NHIM NN trên địa bàn 39 -

Tỉnh |

Sơđô22 12.2.2 Bộ máy điều nành của cdc Chi nhánh NHTM NN trén dia 41

bàn Tỉnh

, Thống kê số lượng, chất lượng lực lượng lao động trong

.Bảng 2.3 | 2.2.2 | các Chi nhánh NHTM NN trên địa bàn Tỉnh tại thời điểm 42 31/12/2001 và 21/12/2005 _ | TnỘ ¬ ¬ | Thu nhập bình quân các Chi nhánh NHTMNNtrênđa | HC Bang 2.4 | 2.2.2 | bàn từ 2001-2005 |} 4 Bảng25 | 2.23 Nguồn vốn của các Chi nhánh NHTM NN trên địa bàn | 49 ° Tỉnh Bảng26 | 2.23 Kết cấu nguồn vốn của cdc Chi nhanh NHTM NN trén 49 = địa bàn Tỉnh Bảng27 |2.23 Sử dụng vốn của các Chỉ nhánh NHTM NN trên địa bàn 5] | Tinh

Bang 2.8 | 2.2.3 Cơ cấu sử dụng vốn của các Chỉ nhánh NHTM NN trên 51

} dia ban Tinh |

Bang 2.9 | 2.2.3 | Tinh hinh du ng phan theo các tiêu thức 52

Bảng 2.10 | 2.2.3 | Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo các tiêu thức 33 Bảng 211 223 Tình hình nợ quá hạn các Chi nhanh NHTM NN Tinh 54

° Phú vên -

Bảng 2.12 |2.23 Hàn nhap-Chi phí của các Chị nhánh NHTM NN trên địa 55

| Bang 2.13 |2.23 Kết cấu Thu nhập- Chị phí các Chi nhánh NHTM NN trên 56

, | dia ban “4

Bảng 2.14 | 2.2.3 Hàn chỉ tiêu tài chính các chỉ nhánh NHTM NN trên địa 57

Ngân hàng dữ liệu trung tâm cho phép cung cấp thông tin

Sơ đồ 3.1L |3.3.4 85

Trang 5

MUC LUC

MỞ ĐẦU | H

Chương I: TỔNG QUAN VỀ QUAN TRI DIEU HANH NGAN HANG

THUONG MAI 4

1.1 Những vấn đề chung về Ngân hàng thương mại 4

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại | 4

1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại 4

1.1.3 Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng thương mại ˆ 5 1.14 Muc tiéu tổng quát của ngân hàng thương mại 5

2 Khái niệm và vai trò của quản trị điều hành Ngân hàng thương 1 mai 6

1.2.1 Khái niệm về quản trị điều hành ngân hàng thương mại 6 1.2.2 Vai trò của quan tri điều hành ngan hang thuong mai 7

1.3 Nội dung cơ bản của quản trị điều hành ngân hàng Tớ mại 8

1 Quản trị công việc và tổ chức trong ngân hàng thương mại § 1.3.2 Quản trị nhân sự trong ngân hàng 18

1.3.3 Quản trị các tác vụ cơ bản trong ngân hàng 21 1.4 Các tiêu thức định hướng đánh giá năng lực điều hành quản trị ngân

hàng thương mại | 26

1.5 Các đặc trưng co ban ảnh hưởng đến quản trị điều hành NHTM NN

va chi nhánh ngân hàng | 28

1.5.1, Các đặc trưng cơ bản của Ngan hang thương mại Nhà nước 28- 1.5.2 Các đặc trưng cơ bản của chi nhánh ngân hàng 29

Chuong 2:THUC TIEN QUAN TRI DIEU HANH CUA CAC CHI

NHANH NGAN HANG THUONG MAI NHA NUOC TREN

DIA BAN TINH PHU YEN 31

2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội và hệ thống Ngân hàng thương

mại trên địa bàn Tỉnh 31

Trang 6

2.2 Thực tiền công tác quản trị điều hành của các Ngân hàng thương mại

Nhà nước trên địa bàn | 35

2.2.1 Công tác kế hoạch hóa | | 35

2.2.2 Công tác tổ chức cán bộ | 38

2.2.3 Quản lý các hoạt động kinh doanh | | —_ 48

2.2.4 Công tác Kiểm tra và kiểm toán nội bộ 59

2.2.5, Các hoạt động hỗ trợ : , 61

2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản trị điều hành của các Ngân hàng | thương mại Nhà nước trên địa bàn hiện nay 63

2.3.1 Thành tựu | | | 63

2.3.2 Tén tai | 65

2.4 Nguyên nhân của tồn tại | | 67

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ ĐIỀU

HÀNH CHO CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN 70

3.1 Bối cảnh kinh doanh Ngân hàng hiện nay 70

3.1.1 Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ ngân

hàng 70-

3.1.2 Cạnh tranh | | 71

3.1.3 Hiện đại hóa Ngân hang | 73

3.1.4 Chính sách của Ngân hàng Nhà nước 73

3.2 Định hướng phát triển các NHTM đến năm 2010 và những năm tiếp

theo | | 74

3.2.1 Các định hướng chiến lược 74

3.2.2 Mục tiêu tài chính tổng quát _ 74

Trang 7

3.3 Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành cho các chị

nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Yên 76

3.3.1 Các giải pháp tổng thể ở tầm vĩ mô : 76

3.3.2 Các giải pháp về điều hành, giám sát của Ngân hàng Nhà nước 77 3.3.3 Các giải pháp về phía các NHTM NN Việt Nam | 78

3.3.4 Các giải pháp cho các Chỉ nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước

trên địa bàn _ 83

KẾTLUẬN _ | 91

Trang 8

Trong quá trình đối mới, nên kinh tế: nước ta đạt được nhiều thành tựu

quan trọng, tốc độ phát triển nhanh, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa bước đầu xây dựng; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang được đẩy mạnh Bên cạnh đó, cũng bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kếm; Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn

nữa cải cách nền kinh tế cả ở tầm vĩ mô cũng như vi mô, nhằm tạo lập và hồn

thiện mơi trường hoạt động, phương thức quản lý nền kinh tế theo chuẩn mực

và thông lệ quốc tế | | |

Trong tiến trình đó, hệ thống ngân hàng nước ta cũng đã đạt nhiều thành tựu trong việc hoàn thiện và nâng cao năng lực quản trị điều hành của

Ngân hàng Nhà nước trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, của

"các Ngân hàng thương mại trong quá trình thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín

dụng và hoạt động ngân hàng Tuy nhiên, hoạt động quản trị điều hành trong hệ thông ngân hàng nói chung và trong hệ thống các Ngân hàng thương mại Nhà nước nói riêng cũng còn nhiều bất cập, còn mang nặng phong cách của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp và hoạt động ngân hàng truyền thống

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập tài chính quốc tế, nhiều tập đoàn tài chính-ngân hàng với tiểm lực về vốn hùng mạnh, các dịch

vụ tài chính-ngân hàng hiện đại, trình độ quản trị cao đã tham gia vào thị trường tài chính-tiền tệ của hầu hết các quốc gia trên toàn cầu, trong đó có

nước ta Trước tình hình đó, đòi hỏi hệ thống ngân hàng nước ta phải đổi mới toàn diện và sâu sắc từ tiểm lực tài chính, công nghệ, nhân lực và trình độ |

quản trị điều hành Trong đó, việc nâng cao năng lực quản trị điều hành của

hệ thống ngân hàng nói chung và của các ngân hàng thương mại nhà nước nói

riêng đã trở thành vấn đề cấp thiết đòi hỏi phải có giải pháp thích hợp để giải

Trang 9

-Xuất phát từ đó, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực quản trị điêu hành của các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn Tính Phú Yên” để góp phần giải quyết vấn đè này

2 Mục đích nghiên cứu: |

- Hệ thống hóa những nội dung cơ bản của quản trị điều hành ngân

hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường | - Phan tich, danh gia thuc trang quản trị điều hành của các Chị nhánh

ngân hàng hương mại Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Yên trong thời gian qua, để thấy được những thành tựu cần phát huy và các tồn tại cần khắc phục _

_- Để xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quan trị điều hành của

các Chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn Tỉnh trong thời

gian tới - | 7 | | :

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: năng lực quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại |

- Phạm vi nghiên cứu: |

+ Do lĩnh vực quản trị ngân hàng khá rộng, và có thể tiếp cận với nhiều

góc độ khác nhau, trong luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu những vấn để chung nhất của quá trình quản trị điều hành ngân hàng thương mại như: Quản trị công việc và tổ chức; Quản trị nhân sự và Quản trị các tác vụ cơ bản trong |

hoạt động ngân hàng _ | Sóc 7

+ Trong khuôn khổ han chế, luận văn chưa đi sâu nghiên cứu chỉ tiết

mang tính kỹ thuật thực hiện của các quy trình quản trị

+ Trong khao sat thực tế, luận văn tap trung vào phân tích thực trạng _hoạt động quản trị điều hành của các Chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Yên trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến

2005

4 Phuong phap nghién cứu:

Trang 10

kết quả nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng | 5 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh 1 mục tài liệu tham khảo, nội dung

| luận văn được trình bay trong 87 trang, bao gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về quản trị điều hành Ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực tiên quản trị điều hành của các Chỉ nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Phú Yên

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành cho các chỉ nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn tỉnh

Trang 11

Chuong 1

TONG QUAN VE QUAN TRI DIEU HANH

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Những vấn đề chung về Ngân hàng thương mại:

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại: |

Do tính phức tạp và sự phát triển không ngừng của các nghiệp vụ ngân

hàng nên rất khó khi đưa ra một định nghĩa về ngân hàng thương mại Trước

_ đây, ngân hàng thương mại là ngân hàng mà tỷ lệ vốn cho vay vào mục dich thương mại và công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của nó

Theo Peter Rose: Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp

một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất-đặc biệt là tín dụng, tiết

kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với

bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế |

Theo Luật các Tổ chức Tín dụng của nước ta: Ngân hàng là loại hình tổ - chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng

khác

1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại:

Vai trò trung gian: Chuyển các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi và tiết

kiệm từ các tổ chức kinh tế và hộ gia đình, thành các khoản tín dụng phục vụ _ cho nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng cho các doanh nghiệp và cá nhân

Vai trò thanh toán: Thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán các

khoản mua sắm hàng hóa, địch vụ thông qua việc mở và quản lý tài khoản

giao dịch của khách hàng |

Vai trò người bảo lãnh: Cam kết trả nợ thay khách hàng khi khach >

Trang 12

Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, gop phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu

xã hội |

1.1.3 Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng thương mại: |

Vé san pham dich vu cua NHTM: San phẩm dich vu cha ngan hang |

khác sản phẩm dịch vụ các ngành khác trên các phương diện như: Tiền là

nguyên liệu chính của sản phẩm dịch vụ ngân hàng Thời gian là yếu tố chính | thuc hién gia tn của sản phẩm dịch vụ Các sản phẩm dịch vụ giống nhau, rất dễ bắt chước và khó phân biệt giữa ngân hàng này và ngân hàng khác |

_Về khách hàng: Hầu như mọi người trong xã hội đều có nhu cầu sử

dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhất là trong xã hội hiện đại Chitng to khách hàng tiểm năng của ngân hàng là rất lớn, các ngân hàng cần tạo lập và tăng tiện ích cho các sản phẩm dịch vụ để mở rộng thị trường kinh doanh

Về môi trường kinh doanh: Ngân hàng hoạt động trong môi trường cạnh tranh quyết liệt (cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau, cạnh tranh VỚI _ các trung gian tài chính phi ngân hàng và thậm chí bị canh tranh bởi các tổ chức không liên quan gì đến hoạt động ngân hàng như Bưu điện, các siêu thị bán hàng trả chậm ) và chịu sự quản lý chặt chế của nhà nước

Về rủi ro: Hoạt động ngân hàng chứa dựng rủi ro cao và để lại hậu quả nghiêm trọng không những cho ngân hàng mà cho cả nền kinh tế của mỗi

quốc gia và kinh tế toàn cầu Rủi ro chủ yếu trong hoạt động ngân hàng là rủi

La

ro tín dụng, rủi ro lai suất, rủi To thanh khoản, rủi ro tỷ giá

1.1.4 Mục tiêu tổng quát của ngân hàng thương mại:

Phục vụ cộng đồng: ngân hàng tạo ra các dịch vụ hoàn hảo nhất nhằm thỏa mãn cho như cầu của các cá nhân, tổ chức và tối đa hoá lợi ích của nền

Trang 13

Sự tăng trưởng và thị phần: để phục vụ cộng đồng tốt hơn, các ngân hàng phải không ngừng tăng trưởng và mở rộng thị phần Đây là mục tiêu mà

các ngân hàng phải đạt được nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa

Lợi nhuận tối đa: phục vụ cộng đồng và tăng trưởng là mục tiêu quan

trọng; tuy nhiên mục tiêu quan trọng nhất vẫn là lợi nhuận Bởi lẽ sức mạnh của ngân hàng hay bất cứ một doanh nghiệp nào khác đều bắt nguồn từ mức

sinh lợi là cao nhất Trong nền kinh tế thị trường, điều mong muốn nhất của

các nhà đầu tư là đạt được lợi nhuận tối đa

1.2 Khái niệm và vai trò của quản trị điều hành Ngân hàng thương mại: 1.2.1 Khái niệm về quản trị điều hành ngân hàng thương mại:

Theo Từ điển Tiếng Việt: Quản trị là tổ chức, điêu hành công việc của

một cơ quan, tổ chức Và Điều hành là chỉ huy, chỉ đạo quy trình hoạt động chung Từ đó có thể thấy điều hành mang tính tác nghiệp và là một bộ phận của công tác quản trị —

Theo lý thuyết quản trị thì "Quản trị là một tiến trình bao gốm việc hoạch định, tổ chức, quản trị con người và kiểm tra các hoạt động trong một

_đơn vị một cách có hệ thống, nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị đồ”

“Tùy theo quan điểm và cách tiếp cận nên có nhiều định nghĩa khác nhau

về quản tri NHTM Tuy nhiên, có thể hiểu về quản trị điều hành NHTM một |

cách khái quát sau: | |

Quản trị ngân hàng chính là những hoạt động cần thiết phải thực hiện -

_ nhằm phối hợp hoạt động của các nhân viên và bộ phận trong ngân hàng theo

một tiến trình chặt chế nhằm đạt các mục tiêu chung Điều hành ngân hàng là

sự bố trí, sử dụng một các hợp lý các nguồn lực trong ngân hàng để hoạt động

mang lại hiệu quả cao nhất |

"Quan tri diéu hanh ngadn hang thương mại là quá trình hoạch định, tổ chức và điêu hành hoạt động của các cá nhân, các bộ phận, các chức

Trang 14

nhau trong tổ chức ngân hàng; nhằm tìm ra phương thức hoạt động thích hợp để cung ứng các dịch vụ tốt nhất cho xã hội, với chi phí thấp nhất và tạo ra lợi

nhuận tối đa nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn cho ngân hàng

1.2.2 Vai trò của quản trị điều hành ngân hàng thương mại:

Quản trị điều hành đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển

của các NHTM, thể hiện trên các mặt sau:

Trước hết, quản trị điều hành xác định mục tiêu, xây dựng nhiệm vụ và hoạch định chiến lược hoạt động phù hợp với khả năng hiện tại và hướng phát triển cho ngân hàng trong tương lai Theo ý nghĩa đó, quản trị điều hành sẽ

quyết định liên quan đến những vấn đề trọng yếu trong hoạt động ngân hàng như: xây dựng cơ cấu tổ chức, xác định cơ chế điều hành, các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ tạo thành một tổ chức thống nhất, hoạt động với hiệu quả -

cao nhất, c | |

Thit hai, quan tri diéu hanh tao lap môi trường làm việc ưu việt cả về

vật chất lẫn tinh thần để phát huy tài năng sáng tạo cho nhân viên ngân hàng

nhằm cung cấp địch vụ ngân hàng tốt nhất cho khách hàng

Thứ ba, quản trị điều hành hướng đến xây dựng và phát triển nguồn

nhân lực đảm bảo đủ trình độ chuyên môn, kỹ năng thao tác và đạo đức nghề

nghiệp; có thể nói đây là nguồn tài nguyên quý giá cho sự phát triển của ngân

hàng | | |

Thứ tư, quân trị điều hành luôn tìm được những cách thức tốt nhất để

quản lý các nghiệp vụ ngân hàng, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xây ra nhằm

đạt được mức lợi nhuận tối đa đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển và an toàn

cho ngân hàng

Thứ năm, quản trị điều hành giúp cho ngân hàng hướng đến sự đổi mới

Trang 15

Qua các điểm nêu trên, quan trị điều hành có vai tro vo cùng quan trọng

và là yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của ngàn hàng trong

quá trình hoạt động kinh doanh

1.3 Nội dung cơ bản của quản trị điều hành ngân hàng thương mại:

_ Có thể tiếp cận công tác quản trị điều hành NHTM theo ba nhiệm vụ cơ

bản là: Quản trị công việc và tổ chức; Quản tri nhân sự và Quản trị các tác vụ

cơ bản trong hoạt động ngân hàng

1.3.1 Quản trị công việc và tổ chức trong ngân hàng thương mại:

Quản trị công việc và tổ chức trong ngân hàng hên quan đến bến nội dung cơ bản: Hoạch định chiến lược kinh doanh; Xây dựng cấu trúc tổ chức;

Công tác Kiểm tra, kiểm soát và Hệ thống thông tin quản lý

1.3.1.1 Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng:

Có thể hiểu hoạch định chiến lược là việc xây dựng một kế hoạch hoạt động cho toàn tổ chức và là định hướng tổng quát cho công tác kế hoạch của các cá nhân và từng bộ phận trong ngân hàng

Đầu ra của quá trình hoạch định chiến lược là các chiến lược và kế

hoạch kinh doanh của ngân hàng Các bước và nội dung cơ bản của hoạch |

định chiến lược kinh doanh ngân hàng bao gồm:

(1) Tuyên bố sứ mệnh kinh doanh của ngân hàng: Là việc xác định triết

lý, tôn chỉ, mục đích, lý tưởng kinh doanh; Khi tuyên bố sứ mệnh kinh doanh

cần phải ngắn gọn, kết tỉnh những triết lý cơ bản; thể hiện tính nhất quán,

động viên và quảng bá thương hiệu của mình

(2) Xác định tâm nhìn: Ngân hàng phải phác thảo chân dung, trạng thái ˆ

phát triển cho đến cuối thời gian hoạch định Thông thường tầm nhìn có tầm -

nhìn gần từ ba đến năm năm và tầm nhìn đài hạn từ năm đến hai mươi năm

Khi xác định tầm nhìn cần lưu ý đến sự cân bằng giữa ngắn han và dai han.»

(3) Đánh giá, phân tích thực trạng: Nhìn nhận lại điểm xuất phát để làm

Trang 16

sách kinh tế, sự phát triển công nghệ

(4) Phân tích điểm mạnh-điểm yếu, cơ hội-đe doa: Nhằm xác ởịnh các

năng lực vượt trội, sở trường kinh doanh và những hạn chế, tồn tại của ngân

hàng; đồng thời nhận diện được những cơ hội và đc doạ tạo ra thuận lợi hay

bất lợi cho ngân hàng Phân tích là để nắm bắt các cơ hội, né tránh các mặt đe doa, phat huy khai thác các điểm mạnh và vượt qua các điểm yếu, Phân tích điểm mạnh- -yếu của ngân hàng cần tập trung vào những vấn đề chính như: Sản phẩm dịch vụ; Thị trường và tiếp thị; Chi phí huy động vốn; Cơ cấu tổ chức; Trình độ phát triển nguồn nhân lực; Mức độ ứng dụng công nghệ phục vụ cho công tác quản lý và thực hiện các tác nghiệp Xác định cơ hoi-de doa can

xem xét những sự thay đổi về chính trị, về kinh tế, về xã hội về công nghệ, về

các đối thủ cạnh tranh và về khách hàng |

(5) Thiết lập các mục tiêu: Xác định các chỉ tiêu để ngân hàng phấn đấu đạt tới Có hai loại mục tiêu: mục tiêu định tính (vị thế cạnh tranh, hình ảnh

thương hiệu, đẳng cấp, qui mô hoạt động ) và mục tiêu định lượng: thể hiện bằng các con số tuyệt đối và tương đối (Thị phần, tỷ suất sinh lời, qui mô tài

chính ) | | | ee

(6) Xây dựng các chiến lược: Là cách thức để đạt tới các mục tiêu đã xác

-định, là cầu nối giữa hiện tại và tương lai Các hình thái chiến lược thông

dụng: | |

_~ Các chiến lược dựa rên sự tăng trưởng :

+ Tăng trưởng theo chiêu sâu: Thâm nhập thị trường (tăng khả năng tiêu

thụ, khả năng thỏa mãn sản phẩm địch vụ hiện có trên số khách hàng hiện có);

Mở rông thị trường (đưa những sản phẩm, dịch vụ hiện thời tới những phân

Trang 17

10

+ Tăng trưởng dựa trên sự liên kết: Liên kết ngược (Hiên kết với người cung

cấp yếu tố đầu vào), Liên kết xuôi (liên kết những chủ thể trong quá trình phân phối dịch vụ ngân hàng, như đặt các máy ATM trong khu vực nhà hàng,

khách sạn, trường đại học ), Liên kết ngang (liên kết các chủ thể có cùng

chức năng kinh doanh để thực hiện một hoạt động nào đó, như là cho vay hợp

vốn chẳng hạn) | |

+ Tăng trưởng dựa trên su da dang hoá: đa dạng hoá đồng tâm đà phát triển những sản phẩm dịch vụ mới dựa trên những sản phẩm dịch vụ hiện có

hoặc điều kiện hiện có, như cho thuê két sắt, tín thác, ), đa dạng hoá kết khối

._ (phát triển những san phẩm dịch vụ mới hoặc lãnh vực hoạt động ngoài ngân

hàng, như bảo hiểm, mua cổ phần, )

- Các chiến lược dựa trên điểm nhấn: Dựa trên thế mạnh và sở trường của

ngân hàng Có các chiến lược:

+ Dựa trên chỉ phí: Lợi thế chi phí đầu vào và đầu ra; dựa trên năng lực

quản lý chi phi —

+ Dựa trên chất lượng sản phẩm dịch vụ: Tính vượt trội của sản phẩm dịch:

vụ; Năng lực đối mới, sáng tạo

+ Dựa trên sự tập trung hoá: Nhằm vào một phân khúc thị trường hay một

nhóm khách hàng nhất định —

(7) Xác định các giải pháp: Là hệ thống các nỗ lực cần thực hiện để hoàn

thành các mục tiêu được xác định trong chiến lược và tầm nhìn Khi xác định

các giải pháp phải đáp ứng các yêu cầu đồng bộ, tương hỗ; phù hợp với nguồn lực hiện có để dam bao tinh kha thi; phải được thống nhất, quán triệt trong

toàn bộ ngân hàng và có sự truyền thông tốt |

Hệ thống giải pháp thường tập trung vào các lĩnh vực: nhân sự, tổ chức, thể chế; thị trường, khách hàng (lựa chọn thị trường, khách hàng và các biện pháp tiếp cận); tài chính, đầu tư (tạo nguồn, tăng cường vốn sở hữu, trang bị

Trang 18

đồng bộ và các tiện ích ); công nghệ và kỹ thuật; tiếp thị (quảng bá thương

hiệu, thiết lập màng lưới giao dịch, định giá các sản phẩm dịch vụ )

(8) Tổ chức thực hiện: Là tiến trình đưa các ý đồ chiến lược vào thực

tế kinh doanh ngân hàng Điều này có ý nghĩa to lớn trong, công tác hoạch

định chiến lược kinh doanh Bởi lẽ, trước hết nó thể hiện năng lực điều hành

của các cấp quản trị điều hành ngân hàng; Đồng thời là thước đo để kiểm

chứng tính đúng đắn của việc hoạch định

1.3.1.2 Xây dựng cấu trúc tổ chức:

Xây dựng cấu trúc tổ chức bao gồm việc thiết lập các bộ phận trong ngân hàng để đảm nhận những hoạt động cần thiết; đồng thời xác định nhiệm vụ và các mối quan hệ về trách nhiệm, quyền hạn giữa các bộ phận đó

Mục tiêu của công tác tổ chức là tạo nên một môi trường thuận lợi cho _

từng cá nhân, từng bộ phận phát huy tối đa năng lực của mình để hoàn thành mục tiêu chung mà ngân hàng đã đặt ra

Để thiết lập được cơ cấu tổ chức, cần giải quyết tốt các nội dung: Phân công lao động; Giao quyền hạn; Xây dựng các bộ phận và xác định phạm vi

kiểm soát

- Về phân công lao động: Nhiệm vụ của ngân hàng được phân chia

thành những công việc cụ thể và gắn với những hoạt động nhất định Những

hoạt động này bất buộc những người thực hiện các công việc cụ thể phải hoàn thành Vấn đề quan trọng là phải thiết kế các công việc sao cho mọi người có

thể thực hiện nhiệm vụ của mình đạt yêu cầu và đúng thời gian qui định

Giao quyền hạn: Để hoàn thành nhiệm vụ của ngân hàng, cần phải

g1a0 quyén hạn cho những người có trách nhiệm thực thi công việc Có thể hiểu quyền hạn là việc ra các quyết định cần thiết để điều hành và thực hiện côn ø việc được giao Quyền hạn sẽ được giao cho các nhà quản trị ở tất cả các

Trang 19

12

Với xu hướng lấy thị trường làm định hướng kinh doanh thì vấn đề phân

quyền ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn

_~ xây dựng các bộ phận: Bộ phận trong ngân hàng là một đơn vị thực hiện những chức năng riêng biệt nhất định: Phòng kinh doanh, phòng kế toán tài chính, phòng kế hoạch tổng hợp Để phân chia tổ chức thành các bộ phận

quản trị, người ta căn cit vao nam co so sau: |

(1) Phan chia các bộ phan theo chức năng: nghĩa là kết hợp các công

việc theo các nghiệp vụ của ngân hàng như: bộ phận Kế toán tài chính, bộ

phận nhân sự, bộ phận kinh doanh —

(2) Phân chia bộ phận theo quá trình: là căn cứ vào qui trình nghiệp

vụ để chia thành các bộ phận: như bộ phận giao dịch, bộ phận thấm định, bộ

phận định giá | |

_ (3) Phân chia các bộ phận theo sản phẩm dịch vụ: là căn cứ vào các

dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng để phân chia thành các bộ -

phận: bộ phận huy động vốn, bộ phận sử dụng vốn, bộ phận cung cấp dịch vụ

tài chính cá nhân

(4) Phân chia bộ phận theo khách hàng: là căn cú vào các khách hàng

mà ngân hàng phục vụ để phân chia các bộ phận: cho vay thương mại, cho vay công nghiỆp, cho vay nông nghiệp hoặc cho vay cá nhân và hộ gia đình, cho

vay doanh nghiệp |

(5) Phân chia bộ phận theo địa lý: là căn cứ vào địa ban hoạt động để phân chia thành các bộ phận: các chi nhánh khu vực theo vi tri địa lý

- Xác định tầm hạn kiểm soát: Đây là cơ sở để xác định các cấp |

quan trị trong Ngân hàng Tâm hạn kiểm soát là khả năng kiểm soát của mỗi _

cấp Cơ sở để xác định phạm vi kiểm soát tối ưu thì căn cứ vào:

+ Sự tiếp xúc cần thiết: Tùy theo tính chất và môi trường công việc mà

Trang 20

+ Mitc dé chuyén mén hoa: thong thường những nhà quản trị ở cấp thấp hơn có thể giám sát nhiều nhân viên hơn ở cấp quản trị cao hơn Mức độ chuyên môn hóa càng sâu thì phạm vị kiểm soát sẽ rộng hơn |

+ Khả năng truyền đạt thông tin: nhà quản trị có khả năng quán triệt

và truyền đạt thông tin rõ ràng, chính xác đến những người đưới quyền sẽ điều

hành được nhiều người hơn

Có thể thấy, tầy vào mức độ và tính chất của từng công việc mà phạm vi kiểm soát có thể rộng hay hẹp Và do vậy sẽ ảnh hướng đến qui mô của từng

bộ phận, cũng như sự tăng hay giảm các cấp quản trị trong tổ chức

- Mô hình tổ chức ngân hàng hiện nay:

Thông thường, mô hình tổ chức của một ngân hàng được xây dựng nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động ngân hàng ‘Tuy nhién, tùy theo quy mô, chiến lược hoạt động và quy định của luật pháp cũng như trình độ phát - triển của mỗi quốc gia mà các ngân hàng xây dựng mô hình tổ chức khác

_nhau - | | | a

Nhìn chung, nếu một ngân hàng nhỏ, thì mô hình tổ chức đơn giản,

"thường chỉ có các bộ phận cơ bản như: Ban lãnh đạo, Bộ phận cho vay, Bộ

phận giao dịch và kế toán, Độ phận Marketing và nguồn vốn, Bộ phận ủy thác Còn mô hình tổ chức của một ngân hàng lớn, hoạt động đa năng thì tương đối

phức tạp: Nhóm quản trị, Bộ phận quản lý và phát triển vốn, Bộ phận sử dụng

vốn, Bộ phận tài trợ cá nhân, Phòng ngân hàng quốc tế, Phòng giao dich Đến nay có các mô hình tổ chức ngân hàng như sau:

+ Ngan hang đơn vị: là hình thức ngân hàng lâu đời nhất, được tổ chức

chỉ có duy nhất một văn phòng, mọi hoạt động và địch vụ cung cấp cho khách

hàng đều được thực hiện tại văn phòng này | + Ngắn hàng chỉ nhánh: là những ngân hàng ngoài trụ trở chính còn thiết lập nhiều chỉ nhánh ở các địa điểm khác nhau (trên lãnh thổ quốc g gia va trên thế giới) Những chỉ nhánh này có thể thực hiện các hoạt động và cung

Trang 21

14

Ngồi hai mơ hình cơ bản trên, tùy theo quan hệ sở hữu và quá trình

liên kết kinh doanh và chiến lược hoạt động còn có các mô hình tổ chức

ngân hàng như: Tổ chức ngân hàng do công ty nắm giữ; Các công ty đa ngân hàng: Ngân hàng đại lý; Ngân hàng của các ngân hàng; và các Liên doanh

| Nước ta, các ngân hàng thương mại được thành lập theo Luật doanh

nghiệp và Luật các Tổ chức tín dụng, mô hình được tổ chức theo kiểu một

ngân hàng lớn, hoạt động đa năng 1

Công tác tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào công tác hoạch định Hoạch

định chính là tiền đề, định hướng để thực hiện công tác tổ chức Ngược lại, khi

thực hiện tốt công tác tổ chức, sẽ đạt được các mục tiêu đã định

1.3.1.3 Công tác kiểm tra, kiểm soát:

T rong tiến trình quản trị, công tác kiểm tra, kiểm soát có ý nghĩa quan

trọng Qua đó có thể kiểm định và điều chỉnh hoạt động quản trị nhằm đạt

mục tiêu đã đề ra |

Kiểm tra, kiểm soát là việc dựa vào các định mức, các chuẩn mực, các Kế hoạch đã định để đánh giá việc thực hiện công việc hoặc hiệu quả công tác

quản trị của cấp dưới, đồng thời dé ra các biện pháp tác động thích hợp nhằm

đi đến mục tiêu u chung của ngân hàng

- Về trình tự: Thông thường trình tự kiểm tra, kiểm soát t theo ba bước: (1) Thiết lập các tiêu chuẩn kiểm tra, kiểm soát: Tiêu chuẩn có thể hiểu là những định mức, các chỉ số, các thủ tục, qui trình đặc trưng cho các mục

tiêu đã hoạch định Các tiêu chuẩn phải được xác định bằng các đơn vị đo

lường có tính chất định tính hay định lượng — có

(2) Đo lường kết quả thực hiện: là quá trình so sánh giữa các kết quả đã

thực hiện với các tiêu chuẩn đã xác định, nhằm xác định thành tích, phát hiện

sai sót, chỉ rõ nguyên nhân và đề nghị các giải pháp | |

Trang 22

- Về nội dung kiểm tra, kiếm sốt: Cơng tác kiểm tra, kiểm soát phải

được thực hiện ở tất cả các lnh vực chủ yếu: tài chính, tình trạng thị trường, tình hình cung ứng các sản phẩm dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực, việc thực

hiện các mục tiêu ngắn hạn, tính phù hợp của các mục tiêu đài hạn

-_„ Các hình thức kiểm tra, kiểm soát:

+ Kiểm tra kiểm soát theo định kỳ: tiến hành theo định kỳ và tập trung vào một số lĩnh vực cơ bản, nhằm giúp quản trị cấp trên xem xét một cách _ toàn điện hoạt động của cấp dưới để đưa ra các quyết định điều chỉnh thích

hợp

| + Kiểm tra, kiểm soát liên tục: được thực hiện thường xuyên trong moi

thoi diém, tai moi khau nghiép vụ và ở mọi cấp quản trị, nhằm ngăn chặn sai sót và nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác trong toàn bộ tổ chức

+ Kiểm tra, kiểm soát bằng mục tiêu và kết quả: được tiến hành trên cơ : sở những mục tiêu ngắn hạn và các kết quả đã đạt được trong quá trình quản trị, nhằm đánh giá tính đúng đắn và hiệu quả của quá trình hoạch định

- Các phương pháp kiểm tra, kiểm soát: Cùng với quá trình phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh, ngày nay người ta sử dụng nhiều phương pháp kiểm toán khác nhau, tùy theo yêu cầu và tính trọng yếu trong từng lĩnh

| VỰC hoạt động; có thể áp dụng phương pháp kiểm sốt từng cơng việc cụ thể

hoặc là phương pháp kiểm soát kết quả cuối cùng

Do đặc thù kinh đoanh ngân hàng, nên công tác kiểm tra, kiểm soát

luôn đóng vai trò quan trọng trong quy trình quản trị điều hành hoạt động

ngân hàng; và công cụ chủ yếu là hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ là một quy trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản

tri, các nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức, được thiết kế để -

cung cấp mọi sự bảo đảm hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu mà Hội đồng quản trị mong muốn: Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động; tính chất đáng tin cậy của báo cáo tài chính; sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiện

Trang 23

16

Kiém soát nội bộ được các nhà quản trị thiết lập để điều hành mọi hoạt động trong ngân hàng; và hệ thống này phải được mọi thành viên trong ngân hàng tham gia kiểm soát trong từng hoạt động cụ thể hàng ngày

Nhiệm vụ chính của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ là ngăn ngừa

thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ; bảo vệ ngân hàng trước những thất thoát tài sản có thể tránh; đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh |

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ bao gồm hai phần chính: Cơ chế

kiểm tra nội bộ và hoạt động kiểm toán nội bộ Trong đó, cơ chế kiểm tra nội bộ là hệ thống các thủ tục kiểm tra được cài đặt vào quy trình nghiệp vụ ngân hàng để ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra Còn hoạt động kiểm toán nội bộ là

_những hoạt động độc lập với quy trình nghiệp vụ, nhằm kiểm tra thường

xuyên quy mô, hiệu lực, tính kinh tế của cơ chế kiểm tra nội bộ

| Đối với từng ngân hàng, để đảm bảo hoạt động an toàn, đạt hiệu quả cao cần phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát Để thực hiện điều này,

các ngân hàng luôn hướng đến việc xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm `

soát nội bộ hữu hiệu để thực hiện việc giám sát toàn bộ hoạt động quản trị

điều hành và các tác nghiệp trong tổ chức, nhằm đẩm bảo tính tuân thủ luật

_ pháp và các chiến lược, các quy trình, các quyết định của tổ chức, nhằm mục đích phát hiện, ngăn ngừa sai sót và điều chỉnh kịp thời Cơng tác kiểm tra,

kiểm sốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh đoanh ngân hàng, lĩnh vực kinh doanh mà rủi ro luôn thường trực trong từng tác nghiệp, | từng lĩnh vực hoạt động Do đó, xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát có

hiệu quả là một yêu cầu trọng yếu để đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được

an toàn và đạt được mục tiêu mong muốn

1.3.2.4 Hệ thống thông tin quan ly: |

Thông tin và truyền đạt thông tin là hai nội dung cơ bản trong công tác

thông tin phục vụ cho quản trị điều hành của tổ chức Vấn để được đặt ra là nhà quản trị cần những thông tin nào, và làm thế nào để có được những thơng ©

Trang 24

chức và thực hiện bằng cách nào cho có hiệu quả nhất Điều này đóng vai trò quan trọng trong tiến trình quản trị điều hành của tổ chức Nhất là trong bối cảnh kinh doanh toàn, cầu, thị trường đầy biến động và công nghệ thông tin - phát triển như hiện nay, thì thông tin và truyền ‹ đạt thông tin càng có ý nghĩa

to lớn trong công tác quản trị điều hành a

Về tổ chức thu thập, xử lý, sử dụng thông tin: - |

- Một cách tổng quát, đối với một tổ chức, các thông tin được sử dụng để | hoạch định, kiểm tra và xử lý các nghiệp vụ được thu thập từ hai nguồn chính đó là nguồn thông tin từ bên ngồi tổ chức (thơng tin về khách hàng, đốt thủ cạnh tranh, chính quyền và về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa )

và thông tin trong nội bộ tổ chức (toàn bộ số liệu về tình hình hoạt động của tổ

chức: thông tin về tài chính, sản phẩm dịch vụ, nhân su )

Về cơ bản, có ba loại quyết định cần những thông tin chủ yếu khác nhau: các quyết định hoạch định (chủ yếu là các nguồn thơng tin bên ngồi như tình hình kính tế hiện tại, và xu hướng g phat triển trong tuong lai, thong tin về môi trường chính trị, luật phấp, môi trường tự nhiên ); các quyết định | kiểm tra (chủ yếu là thông tin nội bộ, liên quan đến kết quả hoạt động của các bộ phận liên quan, về tất cả các lĩnh vực hoạt động như tài chính, tín dụng, | marketing ) va quyét dinh tac nghiép (sử dụng thông ( tin từ nội bộ kết hợp với các nguồn thông tin liên quan khác)

Nhìn chung, có rất nhiều loại thông trn khác nhau; do đó để sử dụng | thông tin có hiệu quả cần phải tổ chức hệ thống thu thập, xử lý một cách thống -

nhất, để phục vụ cho các nhu cầu sử dụng một cách kịp thời, chính xác Mục

_ tiêu chính của việc thu thập, xử lý thông tin 1a nham cung cấp đúng thông tin cho đúng người ra quyết định và đúng thời điểm |

Thong tin trong quan tri diéu hanh Ngan hang thuong mại:

“Một trong những đặc điểm lớn nhất của hoạt động ngân hàng ảnh

hưởng lớn công tác thông tin và truyền đạt thông tin đó là yếu tố rủi ro Rủi ro

hầu như thường trực trong từng dịch vụ ngân hàng: rủi ro thanh khoản, rủi ro

Trang 25

18

thong tin va truyén dat thong tin có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình điều hành hoạt động ngân hàng Tổ chức tốt việc thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin thông suốt, kịp thời sẽ là cơ sở quan trọng để hoạch định,

kiểm tra và ra các quyết định đầu tư đúng đấn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy Ta | "

Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các ngân hàng có điều kiện để xây dựng một trung tâm thông tin hữu hiệu, để thu thập, xử lý và cung

cấp thông tin chính xác, kịp thời cho các nhà quản trị, các bộ phận chức năng và các cá nhân có liên quan để đạt mục tiêu chung của ngân hang |

| Thong tin va truyén dat thông tin hiệu quả có ý nghĩa rất lớn trong quá trình điều hành quản trị một tổ chức, đặc biệt là trong hoạt động ngân hàng Cần tổ chức tốt công tác thông tin để nâng cao năng lực quản trị điều hành và tạo môi trường thân thiện, tin cậy lẫn nhau trong quá trình hoạt động, nhằm |

đạt hiệu quả cao nhất

1.3.2 Quản trị nhân su trong ngân hàng: :

13 2.1 Những van dé chung:

— Nguồn nhân lực của mỗi tổ chức được hình thành trên cơ sở của các cá

nhân có vai trò khác nhau về đặc điểm cá nhân, năng lực, tiềm năng phát triển

được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định |

Quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng nhằm thu hút, đào tao, phat triển và sử dụng con người của

một tổ chức nhằm đạt kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên

Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực là nghiên cứu các vấn đề liên quan đến con người trong một tổ chức với hai mục tiêu: Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực để tăng năng suất lao động, qua đó nâng cao tính hiệu quả của _ tổ chức Đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo cơ hội

cho họ phát huy tối đa năng lực cá nhân, tận tâm tận lực với tổ chức

Công tác quản trị, phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa thực tiễn to lớn

a SN a + *

Trang 26

đều có giới hạn thì nguồn nhân lực hầu như không có giới hạn về khả năng

sáng tạo và phát triển về tri thức, do đó, nguồn nhân lực ngày càng đóng vai trò quyết định trong quá trình cạnh tranh trên thương trường

1.3.2.2 Nội dung cơ bản của quản trị và phát triển nguồn nhân lực:

Thu hút nguồn nhân hye: nhằm đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng

và các phẩm chất phù hợp với yêu cầu của tổ chức Để có thể tuyển dụng đúng

người phù hợp với công việc, trước hết phải phân tích đúng thực trạng đội ngũ

lao động hiện có, đồng thời căn cứ vào chiến lược kinh doanh của tổ chức để xác định nhu cầu tuyển dụng Thông thường có các công tác như: hoạch định, dự báo nguồn nhân lực, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, phân

tích nhu cầu tuyển dụng, lưu giữ và xử lý các thông tin về nguồn nhân lực

Đào tạo và phát triển: nhằm mục đích nâng cao năng lực làm VIỆC, đảm bảo cho đội ngũ lao động có đầy đủ các kỹ năng, trình độ lành nghề cần |

thiết để nâng cao năng suất lao động, đồng thời tao điều kiện để người lao

động phát huy tối đa tiểm năng sáng tạo, đáp ứng được mọi thay đổi của môi

trường kinh doanh, làm chủ công nghệ mới Các hoạt động đào tạo và phát

triển gồm: huấn luyện, đào tạo thực hành, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên: môn, cập nhật kiến thức mới về mọi mặt

Nuôi dưỡng nguồn nhân lực: để sử dụng có hiệu quả nguồn lực con

người cần phải động viên kích thích người lao động và tạo lập môi trường làm

việc đảm bảo, duy trì các mối quan hệ lao động tốt đẹp, từ đó làm cho người lao động cảm thấy hài lòng, thỏa mãn và gắn bó với tổ chức Xây dựng chính

sách tiền lương, phúc lợi, phụ cấp, xét thưởng, đánh giá năng lực, đẻ bạt, bổ nhiệm và kỷ luật là những hoạt động quan trọng nhất để động viên và kích

thích người lao động Còn việc ký kết hợp đồng lao động, giải quyết tranh

chấp lao động, giao tế nhân viên, cải thiện môi trường làm VIỆC, thực hiện bảo

hiểm y tế, an toàn lao động là những hoạt động quan trọng trong quá trình

Trang 27

20-

1.3.2.3 Phát triển nguồn nhân lực trong các ngân hàng thương mại:

— Việc phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống ngân hàng nói chung và

ngân hàng thương mại nói riêng có ý nghĩa thực tiễn cao và đóng vai trò quyết định đến sự thành công của ngân hàng; Nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa

và hôi nhập kinh tế thế giới: môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi,

công nghệ mới phát triển không ngừng, cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên

nhiều bình điện khác nhau, nhu cầu khách hàng ngày càng cao Để đáp ứng

lại toàn bộ những thay đổi này thì việc phát triển nguồn nhân lực là khâu then

chốt và trọng yếu trong chiến lược phát triển ngân hàng |

Với vai trò thực hiện toàn bộ hoạt động của tổ chức, từ công tác hoạch định cho đến tổ chức triển khai thực hiện, đòi hoi nguồn nhân lực cần phải được phát triển đúng mức: có trình độ chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp trong sáng và kỹ năng thực hành tốt để hoàn thành tốt nhiệm vụ ở hiện tại và | tương lai Dé phát triển nguồn nhân lực trong ngân hàng, cần chú ý đến các

nội dung cơ bản như sau:

- Cần phải hoạch định chiến lược nhân sự đài hạn để phục vụ cho việc

hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của ngân hàng Chủ yếu trên các mặt hoạch |

định chiến lược, phát triển công nghệ, dịch vụ mới và mở rộng thị trường

- Nâng cao trình độ quản trị nguồn nhân lực, chú trọng việc xây dựng các cơ chế, chính sách về khuyến khích vật chất và tạo lập môi trường làm việc cho phù hợp với môi trường kinh doanh, đáp ứng được yeu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thể hiện trên các mặt đào tạo; bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật liên tục

các kiến thức mới để mở rộng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt chú trọng đội ngũ

chuyên gia và các nhà quan tri chién luge

Có thể nói quản trị và phát triển nguồn nhân lực là chìa khóa thành công cho mọi tổ chức, đặc biệt là các ngân hàng thương mại Với chính sách -

Trang 28

ra một nguồn nhân lực tỉnh thông nghiệp vụ, sức sáng tạo cao, kỹ năng hoàn _

thiện và đạo đức trong sáng góp phần đạt được mục tiêu của ngân hàng 1.3.3 Quản trị các tác vụ cơ bản trong ngân hàng:

Một cách tổng quất, quản trị các tác vụ cơ bản trong ngân hàng thương mại bao gồm ba nội dung chủ yếu: Quản trị tài sản nợ; Quản trị tài sản có và

‘Quan trị thu nhập, chỉ phí, kết quả kinh doanh |

1.3.3.1 Quan tri tai san no: |

_„ Các loại tài sản nợ: - | |

Tài sản nợ của ngân hàng thương mại bao gồm: Vốn tự có; Vốn huy

động và vốn đi vay Trong đó:

Vốn tự có: bao gồm vốn cơ bản (vốn góp, vốn cấp, thang du von, loi nhuận không chia, thu nhập từ công ty con ) và vốn bổ sung (các khoản nợ

có khả năng chuyển đổi, các khoản dự trữ vốn, các công cụ vốn nợ thứ cấp, tín

phiếu vốn và các công cụ vốn nợ dài hạn khác )

Vốn huy động: bao gồm các khoản tiền gửi giao dịch (mục đích của tài

khoản này là khách hàng sử dụng sự an toàn và hiệu quả của địch vụ thanh

toán qua ngân hàng để phục vụ nhu cầu kinh doanh của mình, do đó ngân

hàng không trả lãi hoặc trả lãi rất thấp cho loại tiền gửi này) và tiền gửi phi

giao dịch (gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm, loại tiền gửi này,

khách hàng được hưởng lãi và không được phát hành séc) Nguồn vốn huy

động là đặc trưng để phân biệt kinh doanh ngân hàng với các loại hình doanh

nghiệp khác Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất và có thể tối thiểu hóa chỉ

phí trong nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, và là cơ sở để ngân hàng mở

rộng qui mô cho vay, trong phần lớn các ngân hàng, cho vay đem lại thu nhập chính và tạo ra lợi nhuận cao cho ngân hàng Quy mô và sự tăng trưởng của

vốn huy động thể hiện uy tín, năng lực tài chính và sự phát triển vững chắc của

Trang 29

22

Von di vay: bao gồm các khoản vay từ Ngân hàng Trung ương (vay để

đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc và nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng), vay từ thị trường tiền tệ (phát hành các phiếu nợ), vay từ các ngân hàng khác va vay từ nước ngoài (bằng việc phát hành các phiếu nợ để vay vốn từ nước

ngoài) Đây là nguồn vốn quan trọng giúp cho ngân hàng đáp ứng nhu cầu dự trữ, thanh khoản và mở rộng cơ sở khách hàng của mình Nó góp phần quan | trọng trong việc tối đa hóa lợi nhuận và chống đỡ rủi ro cho hoạt động ngân

hàng, đặc biệt là rủi ro thanh khoản

— Ngoài các nguồn trên, các ngân hàng còn có nguồn vốn nhận : ủy thác từ các tổ chức trong và ngoài nước, từ ngân sách nhà nước để thực hiện những:

| chương trình, dự án có mục tiêu định trước trong sản xuất kinh doanh, cải tạo

môi trường, môi sinh |

- Quản trị tài sản nợ:

Quản trị tài sản nợ bao gồm các hoạt động liên quan đến việc ' duy trì,

phát triển quy mô của các loại tài sản nợ nhằm đảm bảo sự hợp lý giữa chị phí, rủi ro và đáp ứng đủ nhu cầu nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng

Trên cơ sở tính chất các loại tài sản nợ mà các ngân hàng có các chiến lược,

phương pháp quản lý phù hợp |

Đối với vốn tự có: Có thể lựa chọn chính sách tảng vốn từ nội bộ (thu

nhập không chia) hoặc tăng vốn từ nguồn bên ngoài (bán cổ phiếu thường, bán

cổ phiếu ưu đãi, phát hành tín phiếu vốn, bán tài sản ) Việc lựa chọn chính

sách tăng vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lợi nhuận, rủi ro, quyền kiểm

soát, tính linh hoạt do đó, đòi hỏi ngân hàng phải hoạch định một chiến lược tăng vốn kỹ lưỡng để tận dụng ưu thế cho từng loại vốn

Đối với vốn huy động và đi vay: Đề quản lý có hiệu quả nguồn vốn

huy động và đi vay, cần giải quyết tốt các vấn đề cơ bản: làm thế nào để huy

Trang 30

một mức giá hợp lý, nhằm đáp ứng các nhu cầu của từng loại khách hàng Chẳng hạn như việc huy động tiết kiệm có kỳ hạn nhưng có một số thuộc tính của tiền gửi không kỳ hạn; hoặc cung cấp các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng trên thị trường hoặc là ứng dụng công nghệ hiện đại trong quá trình thanh toán để thu hút nguồn tiền gửi giao dịch, phát triển tốt hệ thống phân phối, triển khai màng lưới cung cấp dịch vụ thể, máy rút tiền tự

động, mở rộng quan hệ đại lý nghiên cứu thị trường để khai thác tốt mọi

nguồn vốn mới (2) Kiểm soát chi phí huy động vốn: Ngân hàng thường sử |

dụng các phép đo lường chi phí vốn để đánh giá về tình hình chỉ phí vốn Ở

những thời kỳ đã qua, để làm căn cứ cho việc nên huy động nguồn vốn nào

hoặc để định giá cho tài sản có, sao cho có thể bù đáp được chỉ phí và có lợi

nhuận cho ngân hàng | | 1

1.3.3.2 Quản trị tài sản có: - Các loại tài sản có:

Tài sản có của ngân hàng thương mại có thể chia thành ba loại cơ bản,

bao gồm: các khoản mục ngân quỹ, đầu tư và cho vay, các tài sản có khác

Khoản mục ngân quỹ: bao gôm số đư tiền gửi tại ngân hàng Trung _ ương và tại các tổ chức nhận tiền gửi khác; Tiền mặt tại quỹ tại ngân hàng và

Tiền trong quá trình thu Nhóm tài sản ngân quỹ hầu như không tạo ra lợi

nhuận (chỉ có một thu nhập rất thấp), nhưng nó đảm bao kha nang thanh toán và các nghĩa vụ tài chính khác cho ngân hàng Vì thế nó hạn chế rủi ro thanh

khoản, góp phần nâng cao uy tín, tạo nền tảng vững chắc cho khả năng sinh lời cho ngân hàng

Đầu tư và cho vay: Các ngân hàng đầu tư chứng khoán vì mục đích thanh khoản và đa dạng hóa hoạt động (chủ yếu là trái phiếu Chính phủ và

Trang 31

24

chi; : Tín dụng ủy thác thu hay bao thanh toán; : Tài trợ thuê mua; - Tín dụng bằng _ chữ ký; Tài trợ ngoại thương; Tín dụng tiêu dùng —

_ Các tài sản có khác: bao gồm các tài sản Ở dạng hiện vật như trụ sở, máy móc thiết bị, những khoản đầu tư vào các công fy con Thông thường,

bộ phận tài sản này được quy định trong một giới hạn nhất định so với vốn tự

có Đây là bộ phận tài sản tạo ra chị phí hoạt động cố định, là yếu tố hình -

thành đòn bẩy hoạt động để tăng thu nhập cho ngân hàng

- Quản trị tài sản có: có

Là việc ngân hàng phân chia vốn vào các khoản mục tiền mặt, đầu tư chứng khoán, tín dụng và các tài sản có khác sao cho vừa đảm bảo khả nang ©

thanh khoản, vừa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của khách hàng, vừa giảm thiểu rủi ro; vừa nâng cao thu nhập cho ngân hàng Trong quản trị tài sản có, thường được quản lý trên hai phương diện: quản trị cơ cấu và quản trị chất

lượng "

Quản trị cơ cấu: Trong tổng tài sản có, thì khoản mục đầu tư chứng

khoán và cho vay chiếm tỷ trọng Cao nhất, đặc biệt là khoản mục cho vay, là

hai bộ phận đem lại thu nhập chính; nhưng đây cũng là hai bộ phận chứa đựng rủi ro nhiều nhất cho ngân hàng ‘Thong thường, VIỆC sử dụng tài sản có của ngân hàng được thực hiện theo thứ tự ưu tiên:

_ Thứ nhất, đảm bảo nhu cầu thanh khoản, các ngân hàng g phải dự trữ các tài sản ngân quỹ và nắm giữ các tài sản có tính lưu hoạt cao, có thể chuyển nhanh thành tiền mặt, nhưng tốn thất ít, đồng thời cũng mang lại thu nhập cho -

ngân hàng, như: Tín phiếu Kho bạc, Chứng phiếu thương mại, Tín phiếu Ngân | hang Nhà nước, Các trái phiếu Chính phú Các tài sản này phải đảm bảo các

tiêu chuẩn: Chất lượng cao, thời gian đáo hạn ngắn và bán được ngay lập tức

trên thị trường | |

Thứ hai, là cho vay và đầu tư, sau khi bố trí đủ nhu cầu cần thiết cho thanh khoản, ngân hàng sẽ cho khách hàng vay Đây là bộ phận thường chiếm

Trang 32

ngân hàng Mặc dù cho vay mang lai thu nhập cao, nhung cũng tiểm an nguy

cơ gây ra tổn thất lớn, do đó để giảm thiểu tổn thất, ngân hàng cần đa dạng

hóa hoạt động bằng cách đầu tư vào các chứng khoán đài hạn chất lượng cao, để bổ sung thu nhập và phân tần TÚI TO | |

Cuối cùng là các tài sản vật chất, ngân hàng cũng cần đầu tư thích đáng

trong phạm vi cho phép để nâng cao vai trò đòn bẩy hoạt động và tạo cơ so cho viéc tao ra cdc san phẩm dịch vụ mới để thu hút khách hàng, củng CỐ VỊ - thế ngân hàng trên thị trường

Quản trị chất lượng tài sản có: là việc thực hiện các hoạt động hiên quan đến các quyết định nắm giữ các tài sản, có mức lời cao với rủi ro thấp

nhất Vấn đề mà các ngân hàng cần quan tâm đối với chất lượng tài sản có là chất lượng các khoản mục tín dụng và đầu tư; Đặc biệt là khoản mục tín dụng

Đối với khoản mục tín dụng: để nâng cao chất lượng tín dụng các ngân

hàng cần hoạch định chính sách tín dụng và quy trình quản lý tín dụng

Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng bao gồm: Mục tiêu và nguyên -

tắc cơ bản trong hoạt động tín dụng; Phạm vị, khu vực thị trường; Các loại

hình tín dụng; Khả năng, điều kiện đối với khách hàng; Bảo đảm và bảo hiểm

tiên vay; Tổ chức theo dõi, giám sắt tiền vay; Phân loại và giải quyết các

khoản cho vay có chất lượng thấp

_ Quy trình tín dụng mà nhiều ngân hàng : áp dụng, bao gồm các bước: Thiết lập mối quan hệ với khách hàng; Khách hàng tiếp cận ngân hàng và làm

thủ tục vay vốn; Phân tích tín dụng; Phân tích và ra quyết định hạn mức tín

dụng: Ký kết hợp đồng tín dụng và hạch toán; Giám sát sử dụng tiền vay, thu nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ; Phân loại nợ, giải quyết rủi ro và quyết định

quan hệ tín dụng

_ Quản trị tài sản nợ và tài sản có, có mối quan hệ mật thiết và thống nhất với nhau để tạo ra lợi nhuận tối đa, đông thời hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro và tổn thất cho ngân hàng Do đó, trong quá trình quản trị hoạt

Trang 33

26

có để xây dựng và thực hiện chiến lược huy động vốn và đấu tư, cho vay phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đã để ra

1.3.3.3 Quản trị thu nhập, chỉ phí và kết quả kinh doanh:

Quản trị thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của các ngân hàng phải tuân thủ các quy định về chế độ kế toán và quan lý tài chính của Nhà nude Việc thực hiện đúng nguyên tắc trong hạch toán thu, chi tài chính sẽ

đảm bảo cho các báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch, phản ánh đúng thực

trạng về vốn và tài sản của ngân hàng | Muc tiêu của quản trị thu nhập, chi phí là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng (được đánh giá thông qua hệ thống cdc chi tiêu _về hoạt động, chỉ tiêu về an toàn, chỉ tiêu về lợi nhuận .) góp phần nâng cao

năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường

Để quản trị thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh đạt hiệu quả cao,

các ngân hàng thường sử dụng công cụ kế hoạch hóa thu nhập, chị phí để làm ¬ cơ sở xây dựng những giải pháp thích hợp nhằm tăng thu, giảm chỉ, tạo cấu trúc tài sản nợ-tài sản có sao cho những tác động của thị trường không làm |

giảm vốn và thu nhập

1.4 Các tiêu thức định hướng đánh giá năng lực quản trị điều hành ngân

hàng thương mại:: | |

Năng lực quản trị điều hành ngân hàng thương mại có thể hiểu là năng |

lực hoạch định chiến lược kinh doanh, chính sách hoạt động trong từng thời kỳ, kết quả của nãng lực quản trị điều hành được thể hiện sức mạnh, uy tín và sự tăng trưởng bền vững của ngân hàng trên thị trường Các tiêu thức cơ bản để đánh giá công tác quản trị điều hành một ngân hàng, bao gồm:

(1) Nang luc tai chinh va hiệu quả hoạt động: được xem xét dựa trên các chỉ tiêu cụ thể cơ bản như: Chỉ tiêu an toàn vốn; Chỉ tiêu đảm bảo khả năng thanh khoản; Các chỉ tiêu khả năng sinh lời và kết quả kinh doanh (Lợi

Trang 34

thuế/Vốn chủ sở hữu) Các chỉ tiêu về quản trị rủi ro (Vốn chủ sở 'hữu/tài al

sản bình quân; Tổng vốn huy động/Vốn chủ SỞ hữu; Dự phòng tổn thất tín

dung/Du nợ tín dụng trung bình)

_(2) Năng lực chuyên môn nhà quản trị điều hành: Mot cá nhân giữ vai trò quản trị điều hành cần phải có khả năng chuyên mơn, biết đánh giá và

hồn thành được trách nhiệm Khả năng chuyên môn được đánh giá qua

kiến thức đào tạo, chiều sâu kinh nghiệm và kết quả hoàn thành nhiệm vụ

được phân công

(3) Năng lực hoạch định chính sách: Các chính sách phải được ban hành

thành văn bản cho từng hoạt động kinh doanh quan trọng mà ngân hàng

đang tham gia như: Chính sách huy động vốn, Chính sách tín dụng, Chính sách tài chính, Chính sách sản phẩm, Chính sách khách hàng, Chính sách

nhân Sự Vì đây chính là công cụ quản lý và kiểm soát mọi hoạt động

của viên chức ngân hàng, một phương tiện để đảm bảo sự tuân thủ những qui trình nghiệp vụ _ | "

(4) Năng lực xây dựng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch phù hợp là CƠ SỞ CỦa - |

chế độ quản trị điều hành có hiệu quả Cần phải có một hệ thống kế hoạch

| dong bộ và ấp dụng các công cụ, phương, pháp lập kế hoạch một cách

khoa học để đảm bảo tính thống nhất, sát thực và khả thị cao

(5) Năng lực quản trị điều hành nhân sự: Chất lượng nhân sự là yếu tố cơ bản của sức cạnh tranh và chất lượng quản trị điều hành của các ngân hàng

Các yếu tố cần xem xét là: Có chế độ tuyển dụng, đào tạo và đánh giá

năng lực của từng cán bộ, nhân viên phù hợp để phát triển tài năng; Các

chính khách khuyến khích phải có tác dụng động viên nhân viên đóng góp

vào sự thành công của ngân hàng; Toàn bộ hoạt động từ lãnh đạo cấp cao

nhất cho đến các nhân viên nghiệp vụ đều phải được giám sát chat chẽ

(6) Năng lực kiểm tra, kiểm soát: Cần thiết lập một cơ cấu kiểm sốt tồn bộ

Trang 35

28

dong bat thường đều phải được báo cáo và ngăn ngừa có hiệu quả các rủi

ro có thể xây ra cho từng lĩnh vực nghiệp vu

(7) Năng lực xây dựng hệ thống thông tin quản lý: Một hệ thống thông tin

_ quản lý toàn diện phải được thiết lập, nhằm cung cấp thông tin có chất

lượng cao cho các nhà quản trị và từng nhân viên nghiệp vụ, để phục vụ

cho từng tác nghiệp kinh doanh, đồng thời theo dõi, đánh giá và kiểm soát

từng hoạt động trong toàn ngân hàng - | |

(8) Đạo đức nghề nghiệp: Cần phải xây dựng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và thi hành quy chế về hành vi đạo đức trong hoạt động ngân hàng

để ngăn chặn những lạm dụng nội bộ, tạo tuy tín và giảm thiểu tổn thất

cho ngân hang

1 5 Cac dac trưng cơ bản ảnh hưởng đến quản trị điều hành NHTMNN

và chỉ nhánh ngân hàng:

_ 15.1 Các đặc trưng cơ bản của Ngân hàng thương mại Nhà nước:

Theo điều lệ mẫu vẻ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại

Nhà nước thì, Ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập theo Quyết | _ định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, được thực hiện hoạt động ngân

hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước _ |

Hiện nay nước ta có 05 Ngân hàng Thương Mại Nhà nước: Ngân hàng

Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà

Đồng bằng Sông Cửu long ˆ | | |

Các NHTM NN được tổ chức theo mô hình Tổng Công ty, được xếp

hạng doanh nghiệp đặc biệt và Nhà nước nắm sở hữu hoàn toàn Thống đốc

_ được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền việc bổ nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc | "

Trang 36

của các NHTM NN được tổ chức theo địa dư hành chính và có thể bao phủ

trên địa bàn toàn quốc (các Chi nhanh NHNo&PINT VN)

Hoạt động của các NHTM NN con duge Nha nước bao cấp về nhiều _ mặt và được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn điện của tổ chức Đảng trong việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước Từ đó,

chịu sự chỉ phối mạnh mẽ của các cấp ủy và chính quyền; đặc biệt là cấp tỉnh, trong đó có liên quan trực tiếp đến các vấn đề như nhân sự, tổ chức và chính

sách hoạt động

1.5.2 Các đặc trưng cơ bản của chỉ nhánh ngân hàng:

(1) Chỉ nhánh là đơn vị kinh doanh phụ thuộc của một Ngân hàng thương mại,

việc thành lập các chỉ nhánh là nhằm mở rộng khả năng tiếp cận khách

hàng để tăng cường huy động vốn, phát triển các giao dịch bán lẻ, vì vay

chức năng hoạt động và thẩm quyền quản trị của mỗi Chỉ nhánh phụ thuộc

vào quy định của Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc |

(2) Chi nhánh là nơi trực tiếp bán sản phẩm, thực hiện các giao dịch kinh "doanh như huy động vốn, cho vay, thanh toán nhưng chí nhánh lại không có tư cách pháp nhân, do đó được ủy quyền thường xuyên trong

_ hoạt động kinh doanh gần giống như một đơn vị độc lập _ (3) Môi trường kinh doanh và tính đặc thù của khu vực địa phương tác động

trực tiếp đến hoạt động cua chi nhanh; Do đó, chức năng, nhiệm vụ kinh

doanh của mỗi chỉ nhánh được xác định trong mức độ phù hợp với từng

vùng nhất định Có thể, cố chị nhánh kinh doanh đa năng, hoặc chỉ kinh - doanh một số dịch vụ nào đó

(4) Các giới hạn về quyết định quản trị: Xét trên phương điện quản trị, các c chỉ

nhánh cũng tiến hành các hoạt động như hoạch định kế hoạch kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý, tuyển dụng và đào tạo nhân viên, kiểm tra, kiểm soát các hoạt | động Nhưng do chi nhánh là đơn vị phụ thuộc, nên các

quyết định quản trị phải nằm trong giới hạn phân quyền (Giới hạn về quản

Trang 37

30

giao dich ngoai tệ; Hoặc là các giới hạn về hoạt động đầu tư, hoạt động tiếp thị, quảng cáo ) và tính đặc thù của từng chi nhánh

(3) Các chì nhánh không có yếu tố vốn tự cố trong phân tích các chỉ tiêu tài chính, cũng như chưa hạch toán đầy đủ các loại chỉ phí: Đặc trưng của hoạt động ngân hàng là có rất nhiều chi phí chung, trong dé chi phi chung

lớn nhất là chị phí cơ sở hạ tầng và chi phí phục vụ cho tất ca các chỉ nhánh do đó các ngân hàng cần xây dựng các chỉ tiêu thích hợp để phân | tich và đánh giá hoạt động của từng chi nhanh —

TOM TAT CHUONG 1

Chương 1 của luận văn đã hoàn thành những nội dung chủ yếu:

-_ Hệ thống hóa và làm rõ các khái niệm cũng như vai trò, đặc điểm và mục

tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại và quản trị điều hành ngân hàng

thương mại | |

- “Trên cơ sở đó, xác định những nội dung cơ "bản của quản trị điều hành ngân hàng thương mại theo ba nhóm cơ bản là: Quản trị công việc và tổ

chức; Quản trị nhân sự và Quản trị các tác nghiệp CƠ bản trong ngân hàng

- - Từ đó rút ra những tiêu chí cơ bản để định hướng cho việc nâng cao nang

lực quản trị điều hành ngân hàng thương mại, làm cơ sở cho việc phân tích

thực trạng và đề ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành của các Chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa

Trang 38

_ Chương 2

THUC TIEN QUAN TRI DIEU HANH CUA CAC CHI NHANH NGAN

HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NUỚC TREN DIA BAN TINH PHU YEN

2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã bội và hệ thống Ngân hàng thương

mại trên địa bàn Tỉnh: |

2.1.1 Tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Phú Yên từ 2001-2005:

Phú Yên là một tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung bộ, phía bắc giáp

Tỉnh Bình Định, phía nam giáp Tỉnh Khánh Hòa, phía tây giáp Tĩnh Dak Lak _và Gia Lai, phía đông giáp Biển Đông Diện tích tự nhiên 5.045 km?; Chia

thành ba vùng địa hình chính: Vùng ven biển, vùng đồng bằng và vùng Trung

-_ dụ Miền núi co co

Phú Yên có 08 Huyện, 01 Thanh Phố; Dân số 852 ngàn người, gần 80% dân số sống ở các vùng nông thôn; lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số ¬

ˆ Tình hình kinh tế của Tỉnh đã có sự phát triển đáng kế Tốc độ tăng ©

trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 10,8% (cả nước 7.4%), GDP bình quân

đầu người năm 2005 đạt 5,76 triệu đồng (bằng 65,7% so với cả nước) Tỷ

trọng ngành công nghiệp-xây dựng trong GDP tăng từ 22,7% năm 2000 lên

30,7% nam 2005; ngành nông-lâm-ngư | nghiệp giảm từ 44,1% năm 2000

xuống 33,6%; ngành dịch vụ tăng từ 33,2% lên 35,7%

Qui mô ngân sách nhỏ (năm 2005 chỉ ở mức 500 tỷ đồng), thu ngân

sách chỉ mới dap ứng nhu cầu chi thường xuyên của tỉnh

— Tổng vốn đầu tư toàn tỉnh trong 5 năm 2001-2005 đạt 9.447 tỷ đồng,

bằng 51% GDP, mức tăng bình quân hàng năm 19,4% (mức tăng bình chung | cả nước 14,2%) Trong đó, vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 22,2% vốn huy

động trong dân và các doanh nghiệp chiếm 30,8%, vốn vay dau tu từ các

_ thành phần kinh tế trong tỉnh chiếm 8 2%, vốn thu hút từ bên ngoài chiếm -

_38,5%, Tổng tài sản cố định mới tăng trong 5 năm là 5.491 tỷ đồng

Tỷ trọng khu vực kinh tế Nhà nước giảm từ 30,7% năm 2000 xuống

Trang 39

32

công ích; Kinh tế ngoài quốc doanh tăng từ 68,78% lên 70,4%, đến tháng

6/2005 toàn tỉnh đã có 682 doanh nghiệp và trên 29 ngàn hộ cá thể kinh doanh trong các ngành và 2.613 trang trại với vốn đầu tư 239,8 tỷ đồng thu hút trên

19.000 lao động: Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 0,5% lên 1,8%, đã

có 08/20 dự án đầu tư trực tiếp đăng ký với tổng số vốn trên 115 triệu

_ Vẻ văn hóa-xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; Tỷ lệ lao động qua

đào tạo tăng từ 16% năm 2000 lên 23,5% năm 2005

Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 2, 2 vạn lao động Cơ cấu lao động trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp g giảm từ 77,1% xuống 69,2%, khu vực công nghiệp-xây dựng tăng từ 6,7% lên 11,2% và dịch vụ từ 16,2% lên 19,6% Hộ nghèo giảm từ 15,32% xuống còn 5,22%

_ An ninh quốc phòng được giữ vững, bộ máy chính quyền các cấp được

củng cố và kiện toàn đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ

Tuy nhiên tình hình phát triển kinh tế-xã hội rong 5Š nắm qua cũng

còn nhiều tôn tại, ảnh hưởng đến hoạt động của các ngành kinh tế; đặc

biệt là hoạt động ngân hàng, thể hiện trên các mặi: | Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa thực sự vững chắc, hiệu quả và sức

cạnh tranh còn thấp, vốn đầu tư chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển Cơ cấu

kinh tế chuyển dịch chậm; Lợi thế trong từng ngành, vùng và thành phần kinh tế chưa phát huy Liên kết kinh tế giữa các vùng, các địa phương chưa được _ gắn kết và đồng bộ Cụ thể: |

Về nông nghiệp: Trồng trọt còn chiếm tỷ trọng cao 72,4%, ngoài cây _ lúa tương đối ổn định, các cây trồng khác còn chịu tác động lớn bởi thời tiết và thị trường Về thủy sản: Công tác quy hoach va quan ly quy hoach cac vùng nuôi trồng thủy sản chưa tốt, nhất là quản lý về kỹ thuật, dịch vụ thú y,

môi trường chưa đồng bộ làm nhiều hộ nuôi tôm thua lỗ kéo dài.Về công

nghiệp: Phát triển công nghiệp chưa tương xứng với tiểm năng của tỉnh Chưa

có chương trình, giải pháp đồng bộ để tháo gỡ những khó khăn cho các doanh

Trang 40

đến khả năng cạnh tranh thấp Về đầu tư phát triển: Nguồn vốn cho đầu tư còn

"thấp; Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có chiều hướng chậm lại, nhiều dự án chỉ dừng lại ở bước đăng ký, số vốn triển khai chỉ đạt 40% so với đăng ký Về hoạt động của các thành phần kinh tế: Nhiều cơ chế, chính sách khuyến

khích phát triển các thành phần kinh tế chưa đi vào cuộc sống Một số chính

sách không còn phù hợp nhưng chậm sửa đổi bổ sung Công tác cổ phần hóa

doanh nghiệp nhà nước quá chậm Trong nh vực xây dựng chính quyền và

cải cách hành chính: Triển khai cơ chế “một cửa” ở một số SỞ, Ngành còn

chậm; Thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn phức tạp, phiền hà Tình hình _ lãng phí chưa được cải thiện rõ nét

2.1.2 Sơ lược về tình hình hoạt động các tổ chức tín dụng trên địa bàn Phú Yên: |

Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Yên gồm CÓ:

- Chỉ nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thực hiện chức năng quản lý

Nhà nước về tiền tệ, tín đụng và hoạt động ngân hàng trên địa bàn;

- Các Tổ chức tín dụng thực hiện chức năng kinh doanh bao gồm: |

(1) Các chỉ nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước, gồm 3 đơn vị: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Tỉnh;

Chỉ nhánh Ngân hàng Đâu tư và Phát triển Tỉnh;_

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh (2) Một Chỉ nhánh Cấp 2 của Chỉ nhánh Ngân hàng Sài Gòn Thương tín

(SACOMBANK) tỉnh Khánh Hòa, được thành lập từ giữa năm 2004

(3) Ba Quỹ Tín dụng cơ sở: Quỹ Tín dụng Châu Thành (TP.Tuy hòa); Quỹ Tín dụng Chí Thạnh (Huyện Tuy An) và Quỹ Tín dụng Hòa Trị (Huyện Phú Hòa) _ Sa |

- _ Chỉ nhánh Ngân hàng Chính sách-Xã hội Tỉnh, chức năng chính là cho vay

Ngày đăng: 06/01/2024, 01:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w