BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN ÁN TIÊN SĨ
CHUYEN BOI SO CHUOI CUNG UNG CA PHÊ
NHAM DAY MANH XUAT KHAU TAL CAC TINH TAY NGUYEN
Ngành: Kinh tế quốc tế
TRAN LUC THANH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYEN BOI SO CHUOI CUNG UNG CA PHÊ
NHAM DAY MANH XUAT KHAU TAL CAC TINH TAY NGUYEN
Nganh: Kinh té quéc té
Mã ngành: 9310106
TRAN LUC THANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Trần Quốc Trung
PGS, TS Nguyễn Xuân Minh
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nội dung của công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của riêng tơi Tồn bộ số liệu được sử dụng dùng phân tích trong luận án có
nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu
trong luận án này do chính tôi tự phân tích một cách trung thực và các kết quả này
tôi chưa từng được công bố trong bát kỳ nghiên cứu của tác giả khác
TP.HCM, ngày tháng năm2023 Tác giả
Trang 4LOL CAM ON
Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời tri an sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học
PGS, TS Nguyễn Xuân Minh và PGS, TS Trần Quốc Trung đã tận tình định hướng, hướng dẫn, giúp đỡ và động viên nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện luận án
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy giáo, cô
giáo, các nhà khoa học, các tác giả nghiên cứu về lĩnh vực chuyên môn có liên quan đến
để tài luận án đã hỗ trợ, cung cấp thông tin, cung cấp cho tác giả kiến thức làm nền tảng
cho quá trình thực hiện luận án
Sau cùng, tác giả cũng xin dành lời trí ân đến gia đình, người thân và bạn bè,
đồng nghiệp về sự khích lệ, ủng hộ nhiệt tình, tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt
quá trình nghiên cứu
TP.HCM, ngày tháng năm2023 Tác giả
Trang 5DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG DANH MỤC TỪ VIET TAT TIENG ANH DANH MỤC TỪ VIET TAT TIENG VIỆT PHÀN MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Những đóng góp của luận án
6 Kết cấu của luận ái -
CHƯƠNG 1 CO SO LY LUAN VE CHUYEN DOI SO CHUOI CUNG UNG CA
PHÊ XUẤT KHẨU 1.1 Chuyển đổi số và chuỗi cung ứng 1.1.1 Chuyên đồi số 12 1.1.2 Chuỗi cung ứng 14
1.2 Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu
1.2.1 Chuyển đổi số chuỗi cung ứng 16
1.2.2 Chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu 20
1.2.3 Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê 23
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chuyển đổi số chuỗi cung ứng mặt hàng
xuất khẩu -24
1.3.1 Các nghiên cứu trên thê giới 24
1.3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 33
1.4 Mô hình nghiên cứu chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh
Trang 6TIEU KET CHUONG 1 -58
G CÀ PHÊ
-59
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DOI SO CHUOI CUNG
XUẤT KHẨU TẠI CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
2.1 Khái quát về tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên 59
2.1.1 Tình hình sản xuất cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên 2+.-2 s9
2.1.2 Tình hình xuất khẩu cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên 60
2.2 Tình hình chung về chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu, nông nghiệp tái sinh
và chuyển đổi số tại các tỉnh Tây Nguyêt
2.2.1 Tình hình chung về chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu - 67
2.2.2 Chuyên đồi số trên các rẫy trồng cà phê 2.3 Phân tích mô tĩnh Tây Nguyên inh chuyển đi ố chui ¡ cung ứng cà phê xuất khẩu tại các 2.3.1 Quy trình nghiên cứu và xây dựng thang đo -22tserree T1
2.3.1.1 Quy trình nghiên cứa
2.3.1.2 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng
Pe UGE KAU 8
2.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu và mô tả mẫu nghién ctu 8 2.3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi -22 -2225sz2cccrzrccccrrreccer c 82
2.3.2.2 Thụ thập dữ liệu -5< 22s<-2trererererrerererree 83 2.3.2.3 Mô tả mẫu nghiên cứu -22 2-eerereerer sec 84 2.3.3 Kỹ thuật phân tích dữ liệu 2222222 22222 ee —.-
2.3.4 Kết quả nghiên cứu 9Ị 2.3.4.1 Kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach 's Alpha 91 2.3.4.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá -2s 222szcccccerrcccer 92
2.3.4.3 Phân tích nhân tổ khẳng định (CFA) - -e 94 2.3.4.4 Phân tích mô hình cắu trúc tuyến tính (SEM) - 9% 2.3.4.5 Sự tương đồng, phù hợp với các nghiên cứu hiện có .102
Trang 7NGUYE! v 2.4.1.3 Thực trạng sử dụng dữ liệu lớn (BID) -=- 104 2.4.1.4 Thực trạng sử dụng các ứng dụng (App) - 104
2.4.2 Thực trạng Tiến trình chuyển đổi số chuỗi cung ứng (DTP) 105
2.4.3 Thực trạng nhóm chuỗi cung ứng cả phê .2 222-2t22-22.z2 105 2.4.3.1 Thực trạng các nhà cung ứng (SUP) . -<+ 105 2.4.3.2 Thực trạng các nhà phân phối trung gian (MID) - 106 2.4.3.3 Thực trạng Khách hàng và công chúng (CUP) - 106 2.4.4 Thực trạng tác động chuyển đổi số đến các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng - „106
TIEU KET CHUONG 109 CHUONG 3 DINH HUONG VA GIAI PHAP NHAM DAY MANH CHUYEN DOI SO CHUOI CUNG UNG CA PHE XUAT KHAU TAI CAC TINH TAY 110 3.1 Định hướng nhằm đấy mạnh chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu 3.1.2 Định hướng phát triển chung -2:+2222.2t22 2 re 111 Dinh hướng cụ thê ung ứng cà phê xu 3.2.1.1 Xem xét những yếu tố chính đẻ chuyển đổi số thành công trong chuỗi cung ứng eee LA
3.2.1.2 Các bước quan trọng dé chuyển đổi số chuỗi cung ứng thành công 116
3.2.1.3 Thiết lập lộ trình chuyên đổi số trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp 18 3.2.1.4 Ứng dụng công nghệ số phù hợp với từng doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, e- 121 3.2.1.5 Xây dựng chiến lược đối vi Oi SO Chui 7 nẽ ắa 125 3.2.1.6 Giúp nhân viên thích ứng với chuyển đổi số -« 128 3.2.2 Về phía người nông dân trồng cà phí
3.2.2.1 Ứng dụng chuyển đỗi số trong nông nghiệp chính xác, hệ thống quản lý
Trang 83.2.2.2 Phối hợp giữa nông nghiệp tái sinh và chuyển đổi số 130 3.2.3 Về phía cơ quan quản lý Nhà nước
3.2.3.1 Xem xét các chính sách nhân rộng và điêu tiết hiệu quả môi trường sản " 132
xuất kỹ thuật số SH eeereree
3.2.3.2 Tạo điều kiện hợp tác dựa trên lòng tin
3.2.3.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất kỹ thuật s
khuyến khích áp dụng công nghệ sản xuất kỹ thuật 132
3.2.3.4 Hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân tài
3.2.4 Về phía E
3.2.4.1 Tăng cường số hóa trong kiểm sốt ngn gốc xuất xứ cà phê
3.2.4.2 Vận động các thành viên trong Hiệp hội tích cực tham gia CĐS 134 3.2.4.3 Thành lập Trung tâm đổi mới kỳ thuật số và xây dựng hệ thống theo dồi, phân tích và ra quyết định theo thời gian thực -e+ 135
3.2.4.4 Định hình văn hóa doanh nghiệp với Môi trường, Xã hội và Quản trị 7.16 nan 135
3.3 Hạn chế của luận án và hướng ngi
TIEU KET CHUONG
Trang 9vii DANH MỤC HÌNH
STT Nội dung Trang
1 | Hình 1-1 Cac yéu tổ chuỗi cung ứng nông sản cơ bản 15 2 _ | Hình 1.2 Mô hình về sự hợp tác và hiệu năng của chuỗi cung ứng 29 3 | Hin 3 Mô hình giải pháp về công nghệ tong chuyên đôi số |
chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp
„_ | Hình 14 Mô hình lý thuyết về chuyển đối số chuỗi cùng ứng cà | „ phê xuất khâu
¿_ [ nh 2.1 Lượng cả phê xuất Khẩu qua các tháng giai đoạn 2019- | „ 2021
Trang 10DANH MỤC BẢNG
STT Nội dung Trang
ạ_ | Dáng 21 Điện tích năng suất sản lượng cà phê của Ì số tỉnh 30 sản xuất cà phê trọng điểm năm 2022
2 _ | Đăng 22 T0thị trường xuất khâu cả phê lớn nhất tháng 8 và 8 és tháng đầu năm 2021
y_ | Băng 23 Thang đo các nhân tô trong mô hình chuyển đôi số 78
chuỗi cung ứng cà phê xuất khâu
4 _ | Bảng 2.4 Phân bô lẫy mẫu nghiên cứu tại địa phương 84 5 | Bane 25 Tong hop kết quả phân tích chất lượng thang đo 2
bing hé sé Cronbach’s Alpha
6 _ | Bảng 2.6 Các chỉ số kiêm định trong phan tich EFA 93 7 | Bảng 2.7 Tông phương sai giải thích các nhân tô 93 ạ_ | Đảng 28 Các chỉ số đánh giá mức độ phù hợp trong phân tích 9s
CFA
Bảng 2.9 Các chỉ số đánh giá mức độ phù hợp trong mô hình
Ọ SEM và các nhân tố chuyển đổi số chuỗi cung ứng 9
19 | Bane 2-10 Kết quả kiếm định quan hệ giữa các nhân tô trong mô hình 90
Trang 11DANH MUC TU VIET TAT TIENG ANH
STT [ Từ viết tắt | Tiếng Anh Tiếng
1 AI Artificial Intelligence Trí tuệ nhân tạo 2 APP |Applications Các ứng dụng Continuous Tích hợp liên tục/Triển khai 3 CVCD | Integration/Continuous liên tục Deployment
Collaborative Planning | Hop tác lên kế hoạch, dự báo 4 CPER Forecasting and Replenishment | và bỗ sung
Customer relationship
5 CRM management Quan tri quan hé khach hang
Nông nghiệp thông minh 6 CSA | Climate Smart Agriculture thích ứng với biến đổi khí
hậu
7 DTP | DigitalTransformation Process | Tiên trình chuyên đôi số Phan hoi tích cực từ khách 8 ECR _| Efficient Consumer Response hang
9 EDI _| Electronic Data Interchange Trao đôi dữ liệu điện từ 10 ERP | Enterprise Resource Planning Hoạch định nguồn nhân lực
Environmental, Social, - and | Môi trường, Xã hội và Quản
"1 ESG Governance trị doanh nghiệp
12 EU European Union Liên minh Châu Au
Hiệp định thương mại tự do
European Union-Vietnam Free à
13 | EVFTA Trade Agreement Liên minh Châu Âu-Việt
Nam
Food and Agriculture Tổ chức Nông lương Liên 14 FAO | Organization of the United Hiệp Quốc
Nations
15 GDP | Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa
Trang 12
STT [ Từ viết tắt | Tiếng Anh Tiếng
16 GPS _| Global Positioning System Hệ thông Định vị Toàn câu
Human resource management à
17 |HRM/HCM Human capital management Quản trị nguồn nhân lực 18 ToT _| Internet of Things Internet kết nỗi vạn vật
Chỉ số đánh giá hiệu quả 19 KPI _| Key Performance Indicators công việc a
20 ML Machine Learning Học máy
Quản trị theo mục tiêu và kết 21 OKR _ | Objectives and Key Results quả
Nhận dạng qua tan số vô 22 RFID _ | Radio Frequency Identification tuyén ;
23 ROI | Return On Investment Loi tire dau tur
24 QR Quick Response Phan hoi nhanh
Lập kế hoạch bán hàng va 25 | S&OP | Sales and Operations Planning vận hành
26 SEM | Structural Equation Modeling [Mô hình câu trúc
Supplier relationship | Quan ly quan hệ nhà cun
” SRM pp p | Quản lý ạ g
management cap
28 TCO | Total Cost of Ownership Tong chi phi so haw
Giao diện người dùng/Trải 29 | ULUX | User Interface/User Experience nghiệm người dùng
United States Agency for |Cơ quan Phát triển Quốc tế
30 | USAID International Development cay Hoa Kỳ ` 9
Quản lý tổn kho bởi nhà 31 VMI | Vender Managed Inventory cung cấp <
32 WSN _| Wireless Sensor Networks Mạng cảm biển không dây
Trang 13xi DANH MỤC TỪ VIET TAT TIENG VIET STT Tir viet tit Tiéng 1 CDS Chuyên đôi số 2 CMCN Cách mạng công nghiệp 3 CNS Công nghệ số
4 CNTT Công nghệ thông tin
3 DNNVV Doanh nghiép nhỏ và vừa
6 NCS Nghiên cứu sinh
Trang 14PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số (CĐS) và cách mạng công nghiệp
(CMCN) lần thứ 4 đang làm thay đổi toàn bộ phương thức sản xuất, cách thức con
người làm ra của cải vật chất, trao đổi và tiêu thụ Trong bối cảnh đó, nền nông nghiệp
thế giới cũng bị tác động và đang chuyển biến mạnh mẽ, tạo ra một phương thức sản xuất nông nghiệp mới chưa từng có, được gọi là nông nghiệp số (digital agriculture) hoặc nông nghiệp 4.0 Các nông trại đang trở nên thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, an toàn
và thân thiện với môi trường hơn nhờ thiết bị thông minh, hệ thống rô-bốt và nông
nghiệp chính xác (precision agriculture) Một tập hợp các công cụ, phương tiện hữu
hình và vô hình tạo ra một sự phát triển có tính chất đột phá trong các ngành sản xuất
nông nghiệp và chuỗi cung ứng nông sản được gọi là công nghệ số (digital
technology), bao gồm IoT, trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống thực ảo (CPS - cyber
physical system), dữ liệu lớn (big data), công nghệ chuỗi khối (blockchain) và lưu trữ đám mây (cloud storage) (Renda & cộng sự, 2019),
Chuỗi cung ứng (supply chain) nông sản là một mắt xích của nền sản xuất nông,
nghiệp cũng có sự thay đổi mang tính cách mạng Nhờ ứng dụng công nghệ số, các
nhà sản xuất đã tối ưu được các nguồn lực, đáp ứng chính xác các nhu cầu về hàng hóa
nông sản ở từng thị trường và đến từng khách hàng (Chopra & Meindl, 2015) Đối với
các đối tác, các trung gian và khách hàng, những mắt xích quan trọng của chuỗi cung
ứng, nhờ có công nghệ, họ có thể tìm kiếm các nhà cung cấp, thể hiện sự mong muốn,
thỏa mãn hay bất mãn và đánh giá năng lực của nhà cung cấp và chia sẻ các giá trị
ngay tức thì, ở bất cứ đâu mà họ muốn Họ cũng có thể đặt hàng, thanh toán ngay tức
thì mà không gặp một trở ngại nào Dòng chảy hàng hóa nông sản nhờ đó được luân
chuyển không bị tắc nghẽn Vì tl hóa trở thành một nhân tố cốt lõi trong chuỗi cung ứng nông sản và là một lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp trong kỷ nguyên CMCN lần thứ 4 (Kosior, 2018) Chuỗi cung ứng nông sản với nền tảng kỹ
thuật số là toàn bộ chuỗi, tất cả các đối tượng từ nhà sản xuất cung ứng cho đến các
trung gian và khách hàng, người tiêu dùng và cả công chúng đều tham gia chia sẻ các
giá trị trong chuỗi Ví dụ, chỉ cần một ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh, nhà
Trang 15
2
chọn mục mua, khai báo các thông tin cần mua về sản phẩm, giá, chất lượng, địa điểm
mua, hình thức thanh toán v.v.; hệ thống sẽ tự động phân bổ chính xác nhu cầu của
mọi đối tượng dựa trên hợp đồng thông minh (smart contract) theo nguyên tắc: Thời gian thực, nhu cầu thực, đối tượng thực, địa điểm thực và chuyên giao đúng như đã cam kết dựa vào nền tảng công nghệ Big data, AI, IoT
Chuyển đổi số (digital transformation) không phải là mới đối với ngành cà phê
Tuy nhiên, sự thúc đây của CĐS những năm gần đây đã đưa công nghệ lên hàng đầu
trong nhiều cuộc thảo luận của toàn ngành Bên cạnh đó, những sự kiện khách quan
(như đại dịch Covid-19) cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú
đối với quá trình số hóa chuỗi giá trị cà phê Cụ thê, đại dịch đã tác động lớn đến hành vi tiêu dùng trên toàn thế giới, tác động trực tiếp đến lĩnh vực logistics Có thể thấy rằng, chuỗi cung ứng toàn cầu liên kết với nhau cực kỳ phức tạp nên khi bị ảnh hưởng,
sự tác động sẽ nhanh chóng lan tỏa đến các khâu khác của chuỗi cung ứng cà phê, dẫn đến sự gián đoạn kéo dài trong quản lý chuỗi cung ứng cà phê Với mục đích giảm
thiểu ảnh hưởng của những trường hợp trên, các công ty cà phê đang tìm kiếm những phương thức mới đề đối phó với thách thức logistics này Trong số nhiều giải pháp thay thế đang được áp dụng, việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số đã bắt đầu chứng
minh rằng việc đổi mới hoạt động logistics là khả thi Các giải pháp tự động hóa trong
các giai đoạn khác nhau của quy trình chắc chắn đang góp phần cải thiện hệ thống giám sát và tăng hiệu quả hoạt động Hệ thống bốc xếp tự động trong kho, giải pháp
vận chuyển trên mặt đất - như phương tiện tự vận hành và máy bay không người lái - hoặc việc sử dụng blockchain để đảm bảo theo dõi sản phẩm hoặc thu thập dữ liệu để
thực hiện hợp đồng thông minh sau này, là một vài ví dụ về cách thức mà các giải pháp kỹ thuật số có thê tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa trong thương mai va logistics
(Khalifé, 2023) Ngoài ra, số hóa là một thành phần quan trọng để thu hẹp khoảng cách tài chính và mang lại hiệu quả cho các hoạt động xuyên biên giới Thương mại số
hóa liền mạch sẽ mang lại sự chuyên đôi cho nền kinh tế toàn cầu và làm cho thế giới
an toàn hơn thông qua tính minh bạch cao hơn và chuỗi cung ứng toàn cầu mạnh mẽ
hơn Một trong những nguyên nhân gây ra sự hạn chế trong hoạt động xuất nhập khâu
đó là sự chậm trễ trong việc CĐS chuỗi cung ứng Vì vậy, đối với các bên tham gia
Trang 16tại 5 tỉnh Tây Nguyên, việc tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các nền tảng CĐS
chuỗi cung ứng cả phê (IoT, AI, dữ liệu lớn, các ứng dụng) đến tiến trình CĐS, và tác
động của tiến trình CĐS đến các bên tham gia sẽ chứng tỏ rằng nhờ thực hiện tốt CĐS
chuỗi cung ứng, hoạt động xuất khẩu cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn
Viét Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nền kinh tế số khá tốt trong khu vực ASEAN Nền kinh tế số Việt Nam năm 2021 đạt 21 tỷ
USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước và đóng góp hơn 5% GDP cả nước Theo
nhiều dự báo, nền kinh tế Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng nhờ ứng dụng công
nghệ số Dự kiến, nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt 57 tỷ USD vào năm 2025, đứng thứ
hai Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng 29%/năm (Nguyễn Hải Vân, 2022) Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng giải pháp phần mềm, sử dụng nền tảng số trong quản lý tài chính kế toán, bán hàng, marketing trực tuyến, quản lý kênh phân phối, quản trị kinh doanh hoặc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới Trong xuất nhập khâu, việc duy trì xuất siêu
liên tục trong nhiều tháng qua có sự đóng góp đáng kể của quá trình CĐS, từ thủ tục
hành chính, môi trường kinh doanh đến hoạt động sản xuất Báo cáo thường niên do
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Co quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)
thực hiện về “Chuyển đồi số doanh nghiệp 2021: Rào cản và nhu cầu chuyền đôi số”
trong khuôn khổ Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp CĐS giai đoạn 2021 - 2025, đã
tiến hành khảo sát 1.300 doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau từ nhiều lĩnh vực ngành nghề Kết quả khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, rào cản
khi thực hiện CĐS Cụ thể, 60,1% doanh nghiệp lo ngại chỉ phí đầu tư và ứng dụng
công nghệ cao; 52,3% doanh nghiệp phản ánh khó khăn do thiếu nguồn nhân lực nội tại để ứng dụng công nghệ số và thay đôi thói quen của doanh nghiệp và người lao động; 45,4% doanh nghiệp phản ánh thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số Thiếu thông tin về công nghệ số và khó khăn trong tích hợp các giải pháp công nghệ số là những rào
cản tiếp theo, chiếm tỷ lệ lần lượt là 40,4% và 38,5% Các rào cản còn lại như thiếu
hiểu biết
cam kết, hiểu biết của ban lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp; thiếu cam
của người lao động; và sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân, doanh nghiệp xếp ở mức thấp nhất với
Trang 174
Viét Nam là một quốc gia có sản lượng cà phê xuất khâu lớn thứ hai trên thế
giới nhưng giá trị sản phẩm thu được (giá trị gia tăng) cho các doanh nghiệp Việt Nam
lại không cao Các nghiên cứu cho thấy, Việt Nam chủ yếu tham gia vào khâu trồng
trọt - khâu mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị Hạt cà phê sau khi
được thu hoạch sẽ được chế biến sơ qua và xuất khâu sang các nước chủ yếu là Trung Quốc, Nga, một số quốc gia Trung A Sản phẩm ca phê của Việt Nam ít được sử dụng uống trực tiếp mà được pha trộn trong cà phê hòa tan hay hương liệu dùng cho chế biến thực phẩm Từ đây, thương hiệu cả phê Việt Nam dân bị thay thế bởi các nhãn
hiệu nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam không giành được giá tri gia tăng ở các
khâu tiếp theo Sự phát triển không đồng đều giữa các mát xích trong chuỗi giá trị
ngành hàng cả phê Việt Nam đã làm cản trở sự phát triển của ngành (Nguyễn Thị Phương Linh, 2017)
Chuyển đổi số chuỗi cung ứng nông sản nói chung và cà phê nói riêng đề thúc đây xuất khẩu là một chiến lược quan trọng của chương trình CĐS quốc gia giai đoạn
2025 và định hướng 2030 đã được Chính phủ thông qua (Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 3/6/2020) Đây là căn cứ pháp lý, cơ sở chiến lược, và kế hoạch mục tiêu quan
trọng để các bộ ngành và các địa phương triển khai thực hiện CĐS chuỗi cung ứng cà
phê xuất khâu Tây Nguyên có đất đỏ Bazan cùng địa hình, khí hậu rất thích hợp cho cây cả phê phát triển cho năng suất và chất lượng cao hơn các vùng khác Cà phê là thế mạnh đem lại giá trị kinh tế, tạo thu nhập và nhiều việc làm cho người lao động tại các tỉnh Tây Nguyên, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống kinh tế, so với
các loại nông sản khác cà phê có thị trường tiêu thụ khá ồn định Chính vì thế, cà phê
là cây trồng chủ lực, là ngành kinh tế mũi nhọn của các tỉnh Tây Nguyên Thực tế hiện
nay về CĐS nói chung, CĐS trong nông nghiệp và cây cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên
rất chậm chạp Là quốc gia đứng thứ hai về sản lượng cà phê của thế giới, nhưng chất lượng sản phẩm, sự nỗi tiếng và thị trường chiếm lĩnh của cà phê Việt Nam rất yếu Tình hình xuất khâu cà phê của Việt Nam từ năm 2019 đến nay có sự sụt giảm rõ rệt,
giá cả phê xuống thấp khiến nhiều nông dân thua lỗ nặng Theo báo cáo của Cục CÌ biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), xuất khâu cà phê tháng 12/2019 ước đạt 126.000 tắn, trị giá 218 triệu USD, lũy kế
1,59 triệu tấn, kim ngạch 2,75 tỷ USD, giảm 15,2% về khối lượng và giảm 22,4% về
Trang 18
5
gid tri so với năm 2018 Điều đáng lo ngại là giá cả phê xuất khẩu bình quân 11 tháng
đầu năm 2019 đạt 1.724 USD/tấn, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2018 Giá cà phê
xuất khâu của Việt Nam cũng thấp hơi nhiều, thậm chí còn xếp bét bảng so với các nước có thế mạnh xuất khâu cà phê (Khánh Nguyên, 2020)
„ nhiều rủi ro là
Thị trường cà phê Việt Nam vẫn còn những diễn biến phức tạ
do sự mất cân đối cung cầu cục bộ và sự tác động bởi yếu tố biến đổi khí hậu cùng
bệnh dịch Covid gây ra Bộ Công Thương cho biết do ảnh hưởng của việc vận chuyển
nên rất nhiều đơn hàng của doanh nghiệp Việt Nam đã bị đối tác EU hủy và chuyên
sang nhập khẩu từ các thị trường khác Dự kiến chuỗi cung ứng trên toàn cầu sẽ còn
tiếp tục đối mặt với rủi ro tắc nghẽn đến cuối năm 2022 (Trần Đức Quỳnh & Văn Thị Minh Hằng, 2021) Giá cà phê sụt giảm những năm gần đây làm cho rất nhiều hộ gia đình trồng cà phê tại Tây Nguyên chặt bỏ để chuyền sang trồng cây khác, một số hộ đầu tư ít cho cà phê vì theo họ đầu tư là lỗ nên chỉ duy trì cho cây tồn tại chờ khi giá lên Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề xuất phát từ chuỗi cung ứng cà phê, bao gồm từ nhà sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phâm (Nguyễn Thị Mỹ Hằng & Nguyễn Thị
Minh Thúy, 2020) Chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên có,
điểm yếu tập trung vào các vấn đề chất lượng sản phẩm từ nhà sản xuất cho đến tiêu dùng cuối cùng, đăng ký nhãn hiệu và bảo hộ, hệ thống kênh phân phối bán hàng,
marketing, truy xuất nguồn gốc và chứng nhận quốc tế về quản lý chất lượng sản phẩm
(Đỗ Thị Nga & Lê Đức Niêm, 2016) So với các nước như Brazil, Venezuela,
Indonesia, Ethiopia, chất lượng cà phê của Việt Nam thấp và bán giá tỉ
ấp hơn so với
các nước khác là do quy trình sản xuất, chế biến cà phê chưa sạch và an toàn cho người tiêu dùng, chưa đảm bảo phát triể vững
Để giúp ngành cà phê có thê nấm bắt và đuôi kịp với trình độ công nghệ về sản
xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê của thế giới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, EU, c:
lầu tư cho chế biến sâu vì thị trường này ưa chuộng các sản phâm cà phê đã qua chế biến Vì vậy, cần áp dụng nhanh chong CDS
chuỗi cung ứng cà phê xuất khâu, bao gồm: lóa quản lý sản xuất, quy trình canh tác, thu hoạch, chế biến, công nghệ rang xay, đóng gói và marketing Nghiên cứu CĐS chuỗi cung ứng cho cà phê xuất khâu trở thành nhu cầu cấp thiết trên hai phương diện:
Trang 196
sự chuyển biến mới trong sản xuất, kinh doanh, tạo ra chuỗi giá trị cao hơn cho sản
phẩm cả phê và nhằm đây mạnh xuất khâu trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên
Dựa trên các chỉ dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư va USAID vé CBS cho các
doanh nghiệp Việt Nam, nghiên cứu này sẽ khám phá các nhân tố cơ bản của CĐS
chuỗi cung ứng và sự tác động giữa các nhân tố, xây dựng một mô hình lý thuyết và
kiểm định bằng dữ liệu thực tế thu thập được từ thị trường và đưa ra các kết luận
khách quan khoa học là một việc làm có ý nghĩa, không chỉ cho ngành cả phê mà còn
cho các nông sản khác Áp dụng nhanh chóng số hóa vào quản lý chuỗi hàng hóa nông sản sẽ giúp các nước đang phát triển đuôi kịp các nước phát triển và tránh được những thua thiệt, rủi ro trong xuất khâu hàng hóa nông sản nói chung và cà phê nói riêng bởi các lý do như: nắm bắt được thông tin thị trường, khách hàng nhanh chóng kịp thời; giúp khách hàng và các đối tác dễ dàng tìm kiếm các thông tin về sản phẩm của các
nhà cung cấp; hệ thống logistics hoạt động hiệu quả hơn nhờ sự điều phối tự động giữa
đầu vào đầu ra và hợp tác với các bên tham gia chuỗi cung ứng; rút ngắn được thời gian chuyển giao các sản phẩm cho khách hàng trong chuỗi nhờ hệ thống tự động hóa;
giảm các chỉ phí như quản lý, lưu kho, vận chuyển, thời gian đặt hàng và giao hàng do
hệ thống tự động tích hợp trong chuỗi; giúp các nhà sản xuất, cung ứng, hậu cần nhỏ có thê tham gia vào chuỗi một cách công bằng thông qua việc chia sẻ các giá trị trong chuỗi CĐS chuỗi cung ứng cà phê rõ ràng là một lợi thế cho các quốc gia và ving lãnh thô trong cạnh tranh quốc tế về xuất khâu Tuy vậy nhận thức về vai trò của nó cũng như mạnh dạn chuyển đổi mô hình từ truyền thống sang CĐS chuỗi cung ứng không phải quốc gia nào cũng nắm bắt được một cách nhanh chóng và Việt Nam cũng
không là một ngoại lệ
Nhiều nghiên cứu trước đây cũng đã xây dựng khung phân tích về CĐS chuỗi cung ứng đối với một số sản phim, nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến khung phân tích CDS chuỗi cung ứng cà phê xuất khâu của các tỉnh Tây Nguyên Cụ thé hon
là chưa có nghiên cứu nào phân tích ảnh hưởng của các nền tảng CĐS chuỗi cung ứng
cà phê (Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Các ứng dụng) đến tiến trình
Trang 207
Từ phân tích ở trên có thể thấy, việc luận án lựa chọn nghiên cứu chủ đề trên
đây là hết sức cần thiết, đặc biệt có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với các tỉnh Tây Nguyên trong tiến trình đây mạnh xuất khâu mặt hàng cà phê Kết quả của luận án mong muốn được đóng góp mới cả về khía cạnh khoa học và thực nghiệm, nghiên cứu
định lượng về CĐS chuỗi cung ứng cho cà phê xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên là
cần thiết vừa mang ý nghĩa khoa học, bồ sung vào lý thuyết về CĐS chuỗi cung ứng cho sản phẩm cà phê, mà còn gợi ý các chính sách giải pháp cho vấn đề tồn tại hiện nay về chuỗi cung ứng cà phê xuất khâu tại các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời, giúp các nha quản lý nhận thấy tầm quan trọng của CĐS chuỗi cung ứng cà phê và những ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất khẩu cả phê, từ đó giúp các nhà quản lý, doanh nghiệp có những đối sách thực thi phù hợp
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Nghiên cứu CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khâu nhằm thúc đây hoạt động xuất
khẩu cà phê tại các tinh Tây Nguyên
~ Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát trên, luận án xem xét các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, xây dựng mô hình nghiên cứu về CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất
khẩu
Thứ hai, phân tích ảnh hưởng của các nền tảng CĐS chuỗi cung ứng cà phê
(IoT, AI, dữ liệu lớn, các ứng dụng) đến tiến trình CĐS, tác động của tiến trình CĐS:
đến các bên tham gia (nhà cung ứng, các trung gian và khách hàng) trong chuỗi cung
ứng cà phê xuất khâu và thực trạng chuỗi cung ứng cà phê xuất khâu tại các tỉnh Tây
Nguyên
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đây CĐS trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khâu tại các tỉnh Tây Nguyên
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu cụ thể trên, luận án hướng đến trả lời các câu
Trang 218
Aột là, các nhân tố nào ảnh hưởng đến CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khâu
của các tỉnh Tây Nguyên?
Hai là, ảnh hưởng của tiến trình CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu đến các
bên tham gia (nhà cung ứng, các trung gian và khách hàng) trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên ra sao?
Ba là, thực trạng CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên như thế nào?
Bồn là, những giải pháp nào có thê thúc đây tiến trình CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khâu nhằm đây mạnh xuất khâu cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên; cụ thể là ảnh
hưởng của các nền tảng CĐS chuỗi cung ứng cà phê (IoT, AI, dữ liệu lớn, các ứng
dụng) đến tiến trình CĐS và tác động của tiến trình CĐS đến các bên tham gia (nhà
cung ứng, các trung gian và khách hàng) trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khâu tại 5
tỉnh Tây Nguyên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu CDS chuỗi cung ứng cà phê xuất khâu được giới hạn trong
phạm vi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình CĐS, sự tác động của tiền trình
CDS đến các nhà cung ứng, các trung gian, khách hàng và công chúng trong chuỗi
cung ứng cà phê xuất khâu
Phan lớn các nhà sản xuất và cung ứng cà phê là các hộ gia đình nông dân; các trung gian bao gồm các vựa thu mua, vận chuyển, chế biến nhân và bán cho các công
ty xuất khâu Do sự khác biệt về nhận thứ
, cách thức quản lý, nguồn lực nên mối liên kết giữa các bên trong chuỗi cà phê xuất khâu khá lỏng lẻo Mặt khác CĐS là một sự thay đôi làm cho chuỗi hoạt động hiệu quả hơn, tuy nhiên có sự khác biệt khá lớn trong trình độ him
về nhận thức, tư duy và tầm nhìn gắn với các nền tảng công nghệ
sử dụng công nghệ số của các bên tham gia chuỗi cung ứng, do vậy CĐS chuỗi cung
Trang 22trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khâu Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, tác giả xây dựng một mô hình nghiên cứu lý thuyết bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khâu cùng bộ thang đo các nhân tố, thực hiện khảo sát bằng phiếu điều tra, kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu; đánh giá thực trạng và đề xuất các khuyến nghị cho vấn đề nghiên cứu
'Về phạm vi không gian: Nghiên cứu tiến hành phân tích về các hoạt động của chuỗi cung ứng cà phê tại 5 tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lak, Gia Lai, Kon Tum, Lam Đồng và Đắk Nông, và nghiên cứu cũng mở rộng khảo sát bằng bảng hỏi đến với các doanh nghiệp về hoạt động sản xuất và xuất khâu cà phê của Tây Nguyên tại Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai
'VỀ phạm vi thời gian: Mô hình nghiên cứu định lượng của luận án được xây
dựng trên cơ sở sử dụng số liệu điều tra doanh nghiệp, các bên tham gia trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khâu của các tỉnh Tây Nguyên trong giai đoạn từ năm 2018 đến
năm 2022, là giai đoạn CĐS của Việt Nam đã có những bước tiến bộ rõ rệt không chỉ được thể hiện trong chiến lược CĐS của chính phủ, các Bộ ban ngành, các địa phương,
mà còn có cầm nang hướng dẫn chỉ tiết do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng USAID phát hành Mặt khác giai đoạn này xuất khâu cà phê của Việt Nam nói chung và các tỉnh
Tay Nguyên nói riêng có những tiến bộ rõ rệt, không chỉ gia tăng được đơn hàng mà còn mở rộng được thị trường tiêu thụ Do vậy, việc lựa chọn giai đoạn này để nghiên
cứu và đề xuất các khuyến nghị là phù hợp với tình hình thực tế
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án kết hợp đồng thời cả hai cách tiếp cận là định tính và định lượng
Phương pháp định tính tập trung vào nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm chuyên gia
nhằm xác định rõ các nhân tố then chốt cũng như các biến giải thích và xây dựng bộ
thang đo cùng mô hình nghiên cứu Nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM cùng các kiểm định thống kê tương ứng được thực
hiện trong nghiên cứu này
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhát, dé xác định và đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến CĐS chuỗi cung ứng cà phê; sự ảnh hưởng của các bên
Trang 2310
thang do (KMO va Cronbach’s alpha); nhân tố khẳng định (CFA) của mô hình SEM được trình bày trong chương 2 của luận án
Để trả lời cho câu hai nghiên cứu còn lại, trên cơ sở bộ cẩm nang hướng dẫn các bước về CĐS của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với USAID cùng các nghị định
của Chính phủ về CĐS, tác giả sẽ đề xuất quy trình CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất
khẩu cho các tỉnh Tây Nguyên Dựa trên phân tích thực trạng và kết quả kiểm định của mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất các khuyến nghị cho vấn đề nghiên cứu
5 Những đóng góp của luận án
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đó, luận án đã có một số đóng góp
như sau:
~ Về mặt lý luận:
Thứ nhất, xây dựng được khung phân tích CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất
khẩu của các tỉnh Tây Nguyên; cụ thể là ảnh hưởng của các nền tảng CĐS chuỗi cung
ứng cà phê (Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Các ứng dụng) đến tiến
trình CĐS (DTP) và tác động của DTP đến các bên tham gia (nhà cung ứng, các trung
gian và khách hàng) trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu;
Thứ hai, bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, khang dinh mối quan hệ tương quan giữa các nhân tố trong chuỗi cung ứng cà phê xuất khâu và tác động cùng chiều giữa các nhóm nhân tố cốt lõi của CĐS đến DTP và DTP đến các bên tham gia vào
chuỗi cung ứng (nhà cung ứng, các trung gian và khách hàng); tác động lẫn nhau của các bên tham gia vào chuỗi cung ứng
~ Về mặt thực tiễn:
Thứ nhất, phân tích thực trạng CĐS chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại các tỉnh Tây Nguyên với kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: có bồn nhân tố cốt lõi
(Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Các ứng dụng) của CĐS đã tác động
đến DTP của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê; tác động DTP đến các bên liên quan (nhà cung ứng, các trung gian, khách hàng) cho thấy thể hiện mức độ CĐS trong chuỗi
cung ứng cà phê xuất khẩu của các tỉnh Tây Nguyên, cụ thể: mức độ CĐS ít thì mức độ các bên liên quan áp dụng càng ít, ngược lại mức độ CĐS càng cao thì 4p dung
Trang 241
Thứ hai, đề xuất các giải pháp thiết thực về phía doanh nghiệp xuất khẩu cà
phê, người nông dân trồng cả phê, cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện CĐS
chuỗi cung ứng nhằm đây mạnh xuất khâu cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên
6 Kết cấu của lu:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 3 chương chính, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu Chương 2: Thực trạng chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu tại các
tĩnh Tây Nguyên
Trang 2512
CHUONG 1 CO SO LY LUẬN VỀ CHUYEN DOI SO CHUOI CUNG UNG
CA PHE XUAT KHAU
1.1 Chuyén déi số và chuỗi cung ứng 1.1.1 Chuyển đổi số
Warner va Wager (2019) cho rằng, việc CĐS là một quá trình đổi mới chiến lược
đang diễn ra mà ở đó, những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số được sử dụng đề xây dựng tiềm lực, làm mới hoặc thay thế mô hình kinh doanh, phương thức giao tiếp và
văn hóa của doanh nghiệp,
Theo Fitzgerald & cộng sự (2014), CĐS là
iệc sử dụng các công nghệ kỹ thuật
số mới đề hỗ trợ nâng cao hoạt động cốt lõi của một tổ chức hoặc doanh nghiệp (bao
gồm nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng cường hiệu quả hoạt động, hoặc tạo ra các mô hình hoạt động mới) Bên cạnh đó, CĐS là việc ứng dụng công nghệ số (digitalize)
vào tất cả các hoạt động quản lý điều hành của một tổ chức doanh nghiệp Nếu đạt
hiệu quả, nó sẽ làm thay đổi toàn diện (transformation) cách thức mà một tổ chức
doanh nghiệp hoạt động, tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu nguồn lực, tối ưu hiệu suất làm
việc và mang lại giá trị cho khách hàng CĐS là một sự thay đổi theo cách mà một tổ
chức sử dụng công nghệ kỹ thuật số đề phát triển một mô hình kinh doanh số mới,
giúp tạo ra và làm cho phù hợp hơn với các giá trị của tổ chức đó (Kane & cộng sự, 2015)
Một doanh nghiệp sử dụng công nghệ kỹ thuật số như một lợi thế cạnh tranh
trong các hoạt động bên trong và bên ngoài của mình Công nghệ kỹ thuật số định hình
lại cả cơ sở hạ tầng và hoạt động/quy trình của một doanh nghiệp Những thay đổi
trong công nghệ kỹ thuật số và cách sử dụng là các nguyên nhân chính dẫn đến việc
đổi hướng của doanh nghiệp trong quá trình CĐS (Liu & cộng sự, 2011) và quá trình
chuyển đổi đó gặp phải một số thách thức sau:
(i) Thi
Các tô chức cần phát triên một tầm nhìn rõ ràng về cách thức đáp ứng nhu cầu
ìm nhìn rõ ràng cho quá trình CDS
kỹ thuật số của khách hàng, đặt mục tiêu dựa trên tầm nhìn đó và thực hiện chúng theo
lịch trình và kế hoạch (Tiersky, 2017) Việc không trình bày rõ ràng mục tiêu mong
muốn của tô chức trong quá trình chuyền đôi kỹ thuật số, nguyên nhân và khi nào cần
Trang 26
về mặt kỹ thuật số Tiersky (2017) cho rằng một tổ chức bắt đầu số hóa mà không có
tầm nhìn giống như một người đi trên đường mà không có đích đến
(ii) Những thách thức về tổ chức
Đây là các vấn đề liên quan đến những trở ngại cần phải vượt qua để chuyển
các kỹ thuật và tiêu chuẩn theo thông lệ sang những tiêu chuẩn mới (Maltese, 2018) vì bộ máy hành chính phức tạp không muốn thực hiện đổi mới (Wolf & cộng sự, 2018) Vì quá trình chuyển đổi liên quan đến nhà quản lý, nhóm kỹ thuật và các thành viên
khác, nên một số đối tượng có thể làm gián đoạn quá trình CĐS, vì trách nhiệm và quy trình của họ có thê bị thay đổi Tiersky (2017) lập luận rằng quá trình chuyên đổi đối
với một số người mang ý nghĩa không chắc chắn, một thách thức đối với vai trò hoặc
vị thế của họ và, trong trường hợp xấu nhất, có thể là mất việc làm và sự an toàn của
gia đình họ
iii) Những thách thức về văn hóa
Những người lao động trẻ tuổi dường như cởi mở hơn với các công nghệ mới và do đó ủng hộ CĐS, trong khi những người lao động lớn tuổi gặp khó khăn trong,
việc hiểu tác động của CĐS đối với sự đảm bảo công việc của họ (Wolf & cộng sự,
2018) Một quá trình CĐS thành công bắt đầu như một quá trình chuyên đổi văn hóa, do đó, khi tập trung vào việc thay đôi văn hóa, cấp quản lý và cấp chuyên môn phải hiểu những thay đổi/chuyển đổi này tác động như thế nào đến toàn bộ tổ chức
(Schmidt, 2019)
Các ví dụ về thách thức nêu trên chứng minh rằng CĐS là một quá trình phức
tạp cần được quản lý bởi một nhà lãnh đạo có năng lực, một nhà lãnh đạo thời công
nghệ số Kỹ năng lãnh đạo thời công nghệ là sự kết hợp giữa văn hóa kỹ thuật số, năng lực kỹ thuật số, đặc điểm lãnh đạo và nhà lãnh đạo có khả năng ra quyết định nhanh chóng và đúng đắn, có thê tác động đến hành động của người khác để đạt được hiệu suất mong muốn và hiệu quả (De Waal & cộng sự, 2016) đồng thời tạo ra các ý tưởng
sáng tạo nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng, thiết kế các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật số một
cách nhanh chóng bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến và xây dựng năng lực của tô chức để cung cấp các dich vu đó nhằm đáp ứng mong đợi của khách hàng
Trang 2714
là triển khai những điều đúng đắn cho thành công chiến lược của số hóa cho doanh
nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh của doanh nghiệt
Các hoạt động CĐS có thê bao gồm từ việc số hóa dữ liệu quản lý, kinh doanh
của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số để tự động hóa, tối ưu hóa các quy trình
nghiệp vụ, quy trình quản lý, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công
việc trong doanh nghiệp cho đến việc chuyển đổi tồn bộ mơ hình kinh doanh, tạo
thêm giá trị mới cho doanh nghiệp, thay đổi bản chất doanh nghiệp Điều này gop phần tạo ra doanh nghiệp logistic, xuất nhập khâu hoạt động theo phương thức mới
dựa trên kết nối các hệ thống công nghệ, dữ liệt
Young, 2011; Bộ Kế hoạch và Đầu tư và USAID, 2021) Ở cấp độ công ty, CĐS có
nghĩa là tích hợp các giải pháp số vào cót lõi của doanh nghiệp, thay đổi sâu sắc cách
và xử lý thông tin tự động (Emst &:
hoạt động của doanh nghiệp bằng cách tạo ra các quy trình kinh doanh mới, trải nghiệm khách hàng và văn hóa tổ chức Nó không chỉ tái tạo lại những phương pháp
truyền thống mà còn có thể sáng tạo những phương pháp mới để đáp ứng những kỳ
vọng thay đổi của thị trường (FSI, 2023) 1.1.2 Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới liên kết các tổ chức cùng đây nguyên vật
liệu, hàng hóa đến người tiêu dùng (La Londe & Masters, 1994) Thông thường, nhiều
tác nhân tham gia sản xuất một sản phâm và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng trong một chuỗi cung ứng; nhà sản xuất vật liệu, linh kiện, cơ sở lắp ráp, nhà bán
si, nhà bán lẻ, nhà vận chuyển là thành viên của chuỗi cung ứng (Nguyen, 2015)
Mentzer & cộng sự (2001) định nghĩa chuỗi cung ứng là một tập hợp gồm ba
tác nhân (tổ chức hoặc cá nhân) tham gia trực tiếp vào trước và sau dòng
, dịch vụ, tài chính và/hoặc thông tin từ thượng nguồn đến khách hàng Tác
giả cũng phân loại chuỗi cung ứng thành ba loại Chuỗi cung ứng trực tiếp, bao gồm
một công ty, một nhà cung ứng và một khách hàng tham gia vào dòng sản phẩm, dịch
vụ, tài chính và/hoặc thông tin Chuỗi cung ứng mở rộng, bao gồm nhiều nhà cung ứng, nhiều khách hàng và các tô chức trung gian, tất cả đều tham gia vào dòng sản
phẩm, dịch vụ, tài chính và/hoặc thông tin và chuỗi cung ứng đa dạng là một mạng
Trang 2815
việc, kiểm soát, quản lý, cải thiện dòng chảy của vật liệu và thông tin từ các nhà cung
cấp cho đến khách hàng cuối cùng (Mentzer & cộng sự, 2001; Christopher, 2010)
Theo Min & Zhou (2002) thì hệ thống tích hợp chuỗi cung ứng là sự kết nói của
nhiều hoạt động, quá trình kinh doanh có liên quan đến nhau đề tạo ra sản phẩm cuối cùng như hoạt động mua sắm nguyên vật hoạt động thêm giá trị gia tăng bằng
quá trình chuyển đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng; hoạt động thêm giá trị
gia tăng về thời gian và không gian qua hoạt động lưu trữ, vận chuyển: hoạt động tổ
chức trao đôi thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung ứng cơ bản được minh họa như hình 1 dưới đây Dịch vụ bên thứ 3 + Dòng thông tin 'Nhà cung cấp Nhà sản xuất Phân phối Khách hàng
- Dòng vật liệu + Dòng phân phối
Hình 1.1 Các yếu tố của chuỗi cung ứng nông sản cơ bản
Nguồn: Song (2013)
óng các tổ chức, con người, thông tin,
Như vậy, chuỗi cung ứng là một
hoạt động và các nguồn lực liên quan tới công tác chuyển sản phâm/dịch vụ từ nhà
tới khách hàng Hoạt động của tắt cả các tác nhân tham gia chuỗi như nhà ấp, nhà sản xuất, nhà kho, các công ty cung cấp dịch vụ, và các cửa hàng bán lẻ
ố khác nhằm đưa sản phẩm được sản xuất, phân phối đúng như mong
muốn của khách hàng và đạt được các mục tiêu của tổ chức
Trang 2916
condition); 4 Ding dia diém (the right place); 5 Đúng thời gian (the right time); 6 Đúng khách hàng (the right consumer); 7 Ding chi phi (the right cost) Để đảm bảo
hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng theo đúng 7Rs kể trên, cần có mị thống
quản lý hiệu quả và không thể thiếu công nghệ hỗ trợ Nền tảng công nghệ số, CĐS và
CMCN lần thứ 4 chính là
giải pháp tối ưu cho vấn đề này 1.2 Chuyển đối số chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu
1.2.1 Chuyển đổi số chuỗi cung ứng
của CMCN lần thứ
Chuyển đổi số chuỗi cung ứng ra đời cùng với sự xuất hi:
4 đối với các nhà máy, doanh nghiệp IoT và dữ liệu lớn là nhân tố chính điều khiên chuỗi Với sự kết hợp, các công nghệ bổ sung như công nghệ nhận dạng đối tượng
bằng sóng vô tuyến (RFID), cảm biến, GPS, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và thiết bị
cảm biến thông tin , tất cả hoạt động trong chuỗi cung ứng có thê dễ dàng được theo dõi Điều quan trọng đối với các hoạt động của chuỗi cung ứng là đáp ứng bảy yêu cầu
chính là đúng chất lượng, đúng lúc, đúng chỗ và đúng hàng hóa với đúng số lượng,
đúng điều kiện và đúng chỉ phí Bằng cách ước tính thông tin từ các sản phẩm và vật liệu, có thể dự đoán các rủi ro có thê xảy ra trong quy trình chuỗi cung ứng và có thể
đưa ra cảnh báo trước (Gnimpieba & cộng sự, 2015)
Chuyển đổi số chuỗi cung ứng đề cập đến sự đổi mới công nghệ và số hóa chuỗi cung ứng của một tổ chức Bằng cách này doanh nghiệp có thể phản hồi nhanh chóng và chính xác hơn trước bất kỳ rủi ro tiềm ân nào làm gián đoạn hoạt động kinh
doanh, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày cảng trở nên khốc liệt như hiện nay (Diginet, 2021) Ngoài ra, CĐS chuỗi cung ứng là
quá trình sử dụng công nghệ số trong quản lý chuỗi cung ứng nhằm khai thác các cơ
hội thị trường và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức và cá nhân tham gia trong chuỗi Những ưu điểm vượt trội của
CĐS chuỗi cung ứng là: CĐS trong quản lý chuỗi cung ứng cho phép doanh nghiệp
đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn, làm cho
mọi giai đoạn trong chuỗi cung ứng của họ sáng sủa hơn, minh bạch hơn vả hiệu quả
hơn, gần hơn với nhu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng của quá trình ra
quyết định Bên cạnh đó, đảm bảo chuỗi cung ứng sẽ ngày càng linh hoạt và sớm có
Trang 301
Trong hơn một thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý kinh doanh
đã tập trung sự chú ý đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng nhằm cải thiện hiệu suất
của từng thực thể trong chuỗi cũng như toàn bộ chuỗi cung ứng Cụ thể của sự hợp tác
này được thể hiện trong luồng thông tin ôn định được chia sẻ trong chuỗi Ví dụ như: Hợp tác lên kế hoạch, dự báo và bổ sung (CPFR), Quản lý tồn kho bởi nhà cung cấp
(VMI), Phản hồi tích cực từ khách hàng (ECR) Các nội dung này đã được công bố trong các nghiên cứu của Õzkanhsoy & Akkartal (2021),
Với sự hỗ trợ của công nghệ số, sự hợp tác này tạo ra một hiệu quả rõ rệt trong
chuỗi cung ứng vì nó cho phép các bên tham gia trong chuỗi có thể nắm bắt và xử lý các thông tin nhanh chóng, chính xác và kịp thời về xu hướng biến động của sản phẩm/dịch vụ, về lượng hàng tồn kho giúp các bên điều tiết được lượng hàng hóa cung ứng và sự phản hồi của khách hàng đề điều chỉnh các chiến lược và kế hoạch cung
ứng Đây cũng là mô hình mới của chuỗi cung ứng trong kỷ nguyên số (Özkanlisoy &
Akkartal, 2021) Phần nội dung sau đây mô tả một số công nghệ CĐS cần thiết dé cai
thiện hiệu suất chuỗi cung ứng
Theo Tavana & cộng sự (2022), IoT liên quan đến việc kết nói các đối tượng,
với Internet trong thế giới vật chất đề chia sẻ dữ liệu Ngoài ra, loT cho phép các đối
tượng nghe, nói, hành động và cư xử một cách thông minh Là một cơ sở hạ tằng hệ
thống mạng toàn cầu, các máy móc, thiết bị tự động có thể tương tác và cộng tác với
nhau, IøT nhằm mục đích kết nối các thiết bị điện tử khác nhau mọi lúc, mọi nơi và tạo
ra các hoạt động thương mại bên trong và bên ngồi cơng ty chẳng hạn như thị trường (Dolgui & cộng sự, 2018; Gupta & cộng sự, 2020) loT có một vai trò quan trọng
trong chuỗi cung ứng và dẫn đến việc tự động hóa các luồng sản phẩm từ nhà cung cấp
đến khách hàng (Gerduz & Bhattacharjya, 2017) IoT giúp theo dõi vị trí hàng hóa/dịch vụ và phương tiện theo thời gian thực Sử dụng các cảm biển khác nhau được
gắn trên phương tiện vận tải, người quản lý có thể theo dõi các điều kiện bảo quản của các lô hàng, bao gồm nhiệt độ, áp suất, độ âm và các biện pháp khác liên quan đến chất lượng và tình trạng sản phẩm IoT cũng cung cấp một cách mạnh mẽ và an toàn
để trao đổi thông tin trong chuỗi cung ứng, tăng quy trình hoạt động, giảm rủi ro và chỉ
phí, đồng thời cải thiện khả năng phân khúc, khả năng hiển thị, tính minh bạch, khả
Trang 3118
Dữ liệu lớn là thuật ngữ cho các tập dữ liệu quá lớn hoặc phức tạp mà phần
mềm ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không đủ khả năng đề xử lý Các tác vụ trên các tập dữ liệu rất lớn này gồm lưu trữ, phân tích, quản lý dữ liệu, tìm kiếm, chia sẻ,
chuyển giao, trực quan hóa, truy vấn, cập nhật và bảo mật thông tin hiện đang là những thách thức đối với khoa học xử lý dữ liệu Theo Tavana & công sự (2022), phân tích dữ liệu và phân tích thông tin giúp đạt được mục tiêu, tăng doanh thu, giảm chỉ phí sản xuất hoặc dịch vụ, tăng tính trung thực và tăng trách nhiệm giải trình Phân tích dữ liệu lớn được sử dụng trong chuỗi cung ứng thông qua nhiều công nghệ khác
mã vach, RFID và IoT đề tích hợp và phối hợp Dữ liệu lớn cho
phép các công ty giảm chỉ phí hoạt động, cải thiện sự linh hoạt của chuỗi cung ứng và tăng sự hài lòng của khách hàng khi thị trường thay đổi nhanh chóng, và cuối cùng làm cho các công ty này vượt trội Trong thực tế hiện nay, việc phân tích dữ liệu lớn trong các ứng dụng IoT như là số liệu thống kê và tham khảo để phân tích dự báo, phân tích hành vi người dùng, và ứng dụng phương pháp xử lý dữ liệu nâng cao (bao gồm trí tuệ nhân tạo) (Yang & Ctg, 2017)
Theo Aydan (2019), AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm
tốt hơn máy tính Cụ thê trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí người như: biết suy nghĩ và lập luận đề giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ếng nói, biết học và tự thích nghĩ Tự động hóa và tăng cường công nghệ số cho phép chuỗi cung ứng kỹ thuật số
đạt được những cải tiến lớn về độ chính xác, tốc độ, chất lượng và chỉ phí Có bốn
thuộc tính cốt lõi hỗ trợ quá trình chuyên đổi chuỗi cung ứng thông thường thành
§ (Sanders & Swink, 2020):
chuỗi cung ứng kỹ thuật
1 Chuyên đồi số chuỗi cung ứng là “số hóa'
Trang 32chí này Theo đó, việc phát triển khả năng cảm nhận, nắm bắt, chuẩn hóa và làm sạch
dữ liệu có giá trị chiến lược và nhanh chóng xử lý dữ liệu đó thành các dạng (thong tin) hữu ích là một bước quan trọng đầu tiên hướng tới sự trưởng thành của kỹ thuật số trong doanh nghiệp
2 Chuyển đồi số chuỗi cung ứng là “tích hợp”
Các nhà quản lý chuỗi cung ứng ngày càng e ngại về việc có quá nhiều dữ liệu
nhưng lại thiếu thông tin mà họ có thể sử dụng thực tế Thông tin được tạo ra khi dữ
liệu được kết hợp, trích lọc, cấu trúc và báo cáo theo những cách hữu ích Các nhà
quản lý thường sử dụng thuật ngữ “kha ning minh bach” dé truyền đạt khả năng này Các giao dịch và thông tin liên lạc tự động cung cấp khả năng minh bạch hỗ trợ trong
lập kế hoạch và ra quyết định tích hợp theo thời gian thực Sự tích hợp này là dấu hiệu của CĐS chuỗi cung ứng Bảng điều khiên, hệ thống cảnh báo, tháp điều khiển làm
cho tập hợp thông tin nhiều hơn, trở nên dễ quan sát hơn và cho phép người quản lý có
thông tin để họ có thể xử lý
3 Chuyển đổi số chuỗi cung ứng là “thông minh”
Tính sẵn có của thông tin phong phú, theo thời gian thực cho phép phân tích sâu
hơn và hiểu rõ hơn về nguồn cầu, nguồn cung và các quy trình hoạt động Thông tin và
dữ liệu cùng với các khả năng phân tích thuật toán cho phép cả rô-bốt và con người ra
quyết định phỏng đoán trong mọi tình huống, dự đoán các kết quả có thê xảy ra, đánh
giá các rủi ro cũng như đưa ra và thực hiện các hành động phù hợp
4 Chuyển đồi số chuỗi cung ứng có “tính thích ứng”
Thuộc tính cốt lõi cuối cùng của CDS chuỗi cung ứng là khả năng thích ứng, khả năng hành động dựa trên những hiểu biết sâu sắc có được một cách nhanh chóng và hiệu quả Thuộc tính này ít được liên kết nhất với “số hóa”, nhưng nó có thể có tác động lớn nhất đến hiệu suất Dữ liệu, thông tin và hiểu biết sâu sắc sẽ có ít giá trị nếu
các hoạt động cố định và bất biến đến mức các nhà quản lý không thể nắm bắt các cơ
hội có độ nhạy cảm theo thời gian Dự đoán từ việc phân tích là chính xác nhất trong
ngắn hạn Do đó, đề nhận ra toàn bộ giá trị của CDS chuỗi cung ứng, CĐS phải có khả
năng phản hồi nhanh chóng và hành động dựa trên tính thông minh mà nó tạo ra
Mặt khác, CĐS cho phép chuỗi cung ứng được kiểm sốt tập trung thơng qua
Trang 3320
thể nắm bắt toàn bộ khả năng giám sát, cung cấp khả năng tô chức và xử lý tốt hơn Nó hiển thị đầy đủ thông tin từ các nhà cung cấp, sản xuất, phân phối đến khách hàng cuối cùng Thay vì hy vọng rằng các đối tác trong chuỗi cung ứng sẽ chia sẻ thông tin, chuỗi cung ứng kỹ thuật số được thiết lập để tự động chia sẻ thông tin khi nó được tạo
ra ở mọi thời điểm Với thông tin đầy đủ và khả năng hiển thị, doanh nghiệp có khả
năng nhìn trước các rủi ro chăng hạn như sự chậm trễ giao hàng hoặc các vấn đề tài
chính Nó có thê phát hiện ra vấn đề ở đâu, chăng hạn như sự chậm trễ trong việc van
chuyển vật tư đến nhà máy hoặc sự chậm trễ của nhà kho Nó cũng có khả năng tiến hành lập kế hoạch với phân tích kịch bản 'điều gì xảy ra nếu' để hiểu ý nghĩa của các lựa chọn quyết định khác nhau và đề tiến hành phân tích rủi ro liên quan đến các nhà cung cấp Điều này có nghĩa là chuỗi cung ứng kỹ thuật số cung cấp khả năng quản lý chuỗi cung ứng cao hơn, vượt xa khả năng 'nhìn thấy' mà còn 'thấy trước' và cuối cùng
giúp nhà quản lý đưa ra quyết định tốt hơn (Schrauf & Berttram, 2016)
Chuyển đổi số chuỗi cung ứng cà phê nhằm đẩy mạnh xuất khâu là một xu hướng tất yếu trong sự phát triển kinh tế trong kỷ nguyên số hóa và CMCN lần thứ 4 vì nó làm thay đổi tận gốc rễ tư duy quản lý cho đến các hoạt động tác nghiệp của các
bên tham gia trong chuỗi cung ứng, giúp chuỗi cung ứng hiệu quả hơn trong cạnh tranh thị trường, thỏa mãn nhu cầu khách hàng và lợi nhuận của các tổ chức (Kersten & công sự, 2017)
Nhu vay, CDS chuỗi cung ứng là quá trình dùng công nghệ đề giải quyết các vấn đề kinh doanh, thiết lập một tầm nhìn về cách các ứng dụng kỹ thuật số có thể cải
thiện mức độ dịch vụ, chỉ phí, sự linh hoạt và hàng tổn kho, đồng thời tối ưu hóa hoạt
động kiểm soát quản lý, minh bạch thông tin từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối
cùng trong chuỗi cung ứng
1.2.2 Chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu
Cà phê là mặt hàng nông sản chủ chốt được giao dịch trên thị trường toàn cầu, có tác động kinh tế đáng kể ở nhiều quốc gia trồng loại cây này (Kittichotsatsawat &
cộng sự, 2021) Các đặc tính về mùi thơm và hương vị, cũng như các đặc tính cung
cấp năng lượng và tiếp thêm sinh lực đã khiến cà phê trở nên cực kỳ phô biến (Giraldi-
Trang 34Vong đời của một hạt cà phê điền hình bắt đầu từ giai đoạn sinh trưởng và bao
gồm nhiều chủ thể với các lợi ích và ưu tiên khác nhau (Bothiraj & cộng sự, 2020;
Ikhwana, 2018) Các quốc gia tại 3 châu lục (Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á) đều có
nhiều giống cà phê khác nhau Các công ty cà phê tại 3 châu lục đều có chính sách
thương mại trực tiếp và các chuyên gia cà phê đi khắp thế giới để giao dịch trực tiếp
với những nông dân được biết đến Họ đến thăm các trang trại, xem và quan sát các
giai đoạn phát triển, thu hái và chế biến, và ký hợp đồng theo các nhu cầu và số lượng cần thiết Nhờ đó, sản phẩm chính (cà phê nhân) đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
cả phê
Điều quan trọng đối với các công ty là ký kết các hợp đồng vào thời điểm thích hợp Bộ phận thu mua phối hợp với bộ phận tiếp thị đề dự đoán nhu cầu cho những
tháng tiếp theo, phân tích và dự đoán giá cà phê, và thực hiện các đơn đặt hàng (hợp
đồng) cần thiết Các bộ phận tài chính và thương mại cũng chịu trách nhiệm loại bỏ
mọi nguy cơ từ các giao dịch này, bảo vệ công ty và đảm bảo dòng tiền Bộ phận thu
mua hợp tác với bộ phận logistics trong giai đoạn vận chuyên, từ trang trại đến đơn vị
sản xuất của công ty Bộ phận logistics chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các đơn đặt
hàng cũng như lưu trữ hạt cà phê hạt xanh từ các cơ sở sản xuất Về mặt sản xuất, các
quy trình tiếp theo là rang, đóng gói và bảo quản các sản phẩm cuối cùng Các cửa hàng bán lẻ đặt hàng sản phẩm và quy trình lấy hàng - đóng gói diễn ra hàng ngày dé vận chuyên sản phẩm đến các mạng lưới Cuối cùng, khi các đơn đặt hàng đến cửa hàng cà phê, các sản phâm cà phê được lưu trữ cho đến khi bán cho người tiêu dùng cuối cùng Người tiêu dùng cuối cùng có thể mua sản phẩm bằng cách đến các cửa hàng hoặc đề nghị giao hàng tận nơi bằng cách đặt hàng qua điện thoại, web hoặc ứng
dụng di động Trong suốt quá trình này, việc theo dõi và giám sát cà phê là rất quan
trọng trong ngành cà phê Quá trình giao hàng có nhiều khía cạnh cần cải thiện đề đáp ứng mong đợi của khách hàng và giải pháp về công nghệ là giải pháp phù hợp nhất
Một trong những lĩnh vực quan trọng nhất cần kiêm tra và tối ưu hóa là quy trình giao
hàng chặng cuối Toàn bộ ngành bán lẻ, đặc biệt là thực phẩm và đồ uống, hoạt động dựa trên việc tối ưu hóa chặng cuối Kỳ vọng của người tiêu dùng rất cao và có sự
cạnh tranh rất lớn để thành công trong việc giao hàng an toàn, phủ hợp và nhanh chóng
Trang 3522
Theo Nguyen (2015), đối với ngành cà phê, chuỗi cung ứng cả phê thường có
sự tham gia của các thành viên như: nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà sản xuất và nhà phân phối Các nhà cung cấp đầu vào bao gồm các chỉ nhánh, công ty con của doanh nghiệp, người nông dân và các đầu mối tại các tinh trồng cà phê Các nhà sản
éu thô Nhà phân phối chính là
những nhà nhập khẩu cà phê của Việt Nam tại các thị trường lớn như Đức, Mỹ, Nhật
xuất chính là những người chế biến cà phê từ nguyên
Bản, EU Các nhà phân phối này sẽ bán sản phẩm cà phê của mình cho các công ty
chế biến cà phê hòa tan hoặc các sản phẩm có liên quan khác để thu lợi nhì
Trong quá trình hoạt động, chuỗi cung ứng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp tạo được vị thế cạnh tranh
tốt trên thị trường quốc tế, đây mạnh sản xuất và mang về lợi nhuận đáng kể Trong nghiên cứu về chuỗi cung ứng cà phê bền vững của Behrens & cộng sự (2006), trao đồi nguồn lực trong mối quan hệ giữa các trình tự quản lý và phát triển chuỗi cung ứng cà phê bền vững là không thê tách rời, vi tất cả các thành viên tham gia đều chia sẻ với
nhau và với toàn bộ hệ thống các nguồn lực vật chất và phi vật chất Quả cà phê, hạt cà
phê, sản phẩm cà phê chế biến, nguồn lực tài chính, năng lượng thiên nhiên, nguồn nhân lực hay những giá trị chuẩn mực đảm bảo tính bền vững cho xã hội và môi trường tự nhiên đều là những nguồn lực phải có trong chuỗi cung ứng Nếu các
thành viên tham gia trong chuỗi tìm được những nguồn lực phù hợp với mình, các
thành viên sẽ được cung cấp những nguồn lực cần thiết đề tiếp tục sản xuất
Cuối cùng, một hệ thống đánh giá kết quả chuỗi cung ứng đề xác định những, điểm tích cực, tiêu cực và tìm ra giải pháp cho các vấn đề phát sinh là không thê thiếu Đối với mỗi chuỗi cung ứng, nên thành lập một bộ phần giám sát để đánh giá hiệu quả
hoạt động ở từng bước, khuyến khích những đóng góp có lợi và giảm thiểu những tác
động có hại đến môi trường, xã hội và kinh tế (Carter & Rogers, 2008; Hutchins &
Sutherland, 2008) Điều này giống như trong chuỗi cung ứng cà phê; mỗi thành viên tham gia có một mục tiêu khác nhau và điều này tách biệt với mục tiêu chung là phát triển bền vững Sản phẩm cà phê chỉ có thể được sản xuất lâu dài nếu các yêu cầu
được xem xét và đáp ứng một cách thấu đáo nhất Thông qua hệ thống đánh giá của
Trang 361.2.3 Chuyển đỗi số chuỗi cung ứng cà phê
Kitichotsatsawat & cộng sự (2021) đã đưa ra một đánh giá quan trọng về các bài báo nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng dữ liệu lớn trong nông nghiệp nói có của chung và đặc biệt là trong hoạt động cà phê Khoảng cách giữa ứng dụng hiệ
dữ liệu lớn và công nghệ hiện đại trong nông nghiệp thực tế nói chung và trong chuỗi cung ứng cà phê đã được xác định Theo đó, kết quả của việc ứng dụng dữ liệu lớn và nông nghiệp số được kỳ vọng sẽ: (a) nang cao tiêu chuẩn chất lượng và nâng cao độ
tin cậy của sản phẩm; (b) giảm chỉ phí với hiệu quả sản xuất tốt hon; (c) nâng cao tiêu
chuẩn sản xuất và sản phẩm; và (d) kết hợp các công nghệ mới bằng cách giới thiệu quản lý cơ sở dữ liệu từ việc nghiên cứu đề tối đa hóa lợi nhuận của quy trình sản xuất Do đó, dữ liệu lớn kết hợp với nông nghiệp số có tiềm năng đầy hứa hẹn trong vận
hành trang trại cà phê thông minh, cuối cùng mang lại lợi nhuận lớn hơn cho lĩnh vực
này Dữ liệu có giá trị cũng có thể được áp dụng và dự đoán tắt cả các hoạt động, bao
gồm thời tiết và biến đồi khí hậu, quản lý đất đai, cây trồng, thỏ nhưỡng, nguồn cung cấp lương thực và an ninh, bảo hiểm nông dân và tài chính nhằm tạo ra tăng trưởng cà phê bền vững
loT là tắt cả về kết nối, cảm biến, theo dõi, trực quan hóa dữ liệu, điện toán biên
(edge computing) và quản lý thiết bị Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi toàn bộ chuỗi
cung ứng liên quan đến việc quản lý hạt cà phê - bao gồm trồng trọt, thu hoạch, vận chuyển, rang, bán và tiêu thụ sản phẩm cuối cùng - đã sẵn sàng cho oT IoT có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ Nông dân có thê trồng các loại cây trồng khỏe mạnh hon bằng cách sử dụng ít tài nguyên hơn Người quản lý vận chuyên và nhận hàng có thể nhanh chóng truy cập dữ liệu để theo dõi Các nhà rang xay có thẻ đảm bảo họ có
cai đặt phù hợp và nhiệt độ chính xác cho mỗi mẻ cà phê Và nhân viên pha cà phê có
thể pha và phục vụ cà phê ở nhiệt độ vừa phải IøT cũng có mặt đề kết nói - thông qua những bộ định tuyến (router) và công (gateway) di động - cho phép máy móc, con
người và quy trình giao tiếp lẫn nhau AI cũng sẽ trở thành trụ cột Trong khi AI vẫn
Trang 3724
Cà phê có chuỗi cung ứng rất dài Chuỗi cung ứng bắt đầu với những người
trồng và thu hoạch hạt cà phê, và bao gồm các nhà kho, đội xe vận tải, máy rang biến hạt cà phê xanh thành tất cả các hương vị thơm ngon, và rang từ rang nhẹ đến
espresso, cũng như nhiều loại hình hoạt động bán lẻ bán cà phê đóng gói và cả phê
nóng Có thể liệt kê một số ứng dụng của từng công nghệ IoT đối với mỗi thực thể
trong chuỗi cung ứng cà phê: (¡) người trồng cà phê sử dụng giám sát thiết bị, dịch vụ
định vị địa lý, điện toán biên, cảm biến đất; (ii) công ty vận chuyển cà phê sử dung
giám sát nhiệt độ, dịch vụ định vi dia ly, điện toán biên, trực quan hóa dữ liệu; (iii) nhà
kho lưu trữ cà phê sử dụng giám sát nhiệt độ, cảm biến đất, trực quan hóa dữ liệu, tự
động hóa; (iv) người rang xay sử dụng giám sát nhiệt độ, tự động hóa; (v) nhà bán lẻ là quán cả phê, nhà hàng sử dụng giám sát thiết bị, giám sát nhiệt độ, trực quan hóa dữ
liệu, tự động hóa; (vi) nhà bán lẻ là cửa hàng tạp hóa sử dụng giám sát thiết bị, giám
sát nhiệt độ, điện toán biên, trực quan hóa dữ liệu, tự động hóa Ngoài ra, các trường,
hợp sử dụng IoT đang gia tăng khi nhiều doanh nghiệp tìm kiếm các khả năng hiệu
quả như tự động hóa và trực quan hóa dữ liệu để quản lý các quy trình kinh doanh của họ Vì vậy, đây chỉ là một cách để hình dung phương thức mà công nghệ hỗ trợ các khía cạnh khác nhau của thị trường cà phê đang phát triển Nói cách khác, công nghệ IoT đang được ứng dụng theo nhiều cách khác nhau trong ngành cà phê Các nhà phát
triển sản phẩm và những người trong chuỗi cung ứng cà phê có rất nhiều ứng dụng và sử dụng IoT trong quản lý cà phê, đồng thời ngày càng có nhiều tổ chức được thành
lập đề phục vụ ngành này Chẳng hạn, tô chức Trace Coffee Beans đã tạo ra một nền tảng toàn cầu, sử dụng công nghệ chuỗi khối và IoT, để theo dõi chuỗi cung ứng cà
phê hoàn chinh từ trang trại đến người tiêu dùng (Locke, 2021)
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về chuyển đỗi số chuỗi cung ứng mặt hàng
xuất khẩu
1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Một số tác giả đã tập trung phân tích vai trò của công nghệ trong CĐS và
CMCN lần thứ 4 trong quản lý chuỗi cung ứng
Trang 38
được kết nối thông qua các cảm biến có thể sử dụng dữ liệu này đề kích hoạt các hoạt
động khác nhau Do luồng thông tin kỹ thuật số theo thời gian thực, có độ chính xác
cao và lợi thế của nó trong quản lý quy trình và dịch vụ, IoT nhanh chóng trở nên phổ
biến trong nhiều ngành khi được tích hợp với các công nghệ khác Khi học máy được
áp dụng cho dữ liệu cảm biến hoặc máy bay không người lái trên các nền tảng loT như
'Watson của IBM, các hệ thống quản lý sẽ trở thành hệ thống trí tuệ nhân tạo thực Hơn
nữa, loT và việc sử dụng các công nghệ cảm biến làm giảm khoảng cách cung cầu, cải
thiện chất lượng thực phâm và an ninh lương thực (Aslan, 2022)
Việc canh tác trong nông nghiệp có thể được thay thế bằng chiến lược canh tác dựa trên dữ liệu nhờ số hóa Nông dân có thể đưa ra những đánh giá tốt hơn bằng cách phân tích và đánh giá dữ liệu về thời tiết, các loại hạt giống khác nhau, chất lượng đất,
nguy cơ dịch bệnh, dữ liệu lịch sử, xu hướng thị trường và giá cả (De Clercq & cộng
sự, 2018) Dữ liệu cũng cần thiết đối với tương lai của doanh nghiệp Những công nghệ mới có ảnh hưởng lớn đến việc giảm thiểu sự không chắc chắn vì chúng cho
phép thu thập dữ liệu chính xác vào thời gian thực và khi được kết hợp với khả năng ra
quyết định tự động và thông minh, sẽ giúp nâng cao hiệu quả, tính bền vững, thích
ứng, từ đó tạo sự linh hoạt trong toàn bộ chuỗi cung ứng từ nông trại đến bàn ăn (Lezoche & cộng sự, 2020)
Có rất nhiều định nghĩa về Trí tuệ nhân tạo (AI) Đó là một phương pháp giúp tự
động hóa các tác vụ và quy trình bằng cách mô phỏng các chức năng nhận thức tương
tự như của con người Hiện tại, các ứng dụng của trí
ệ nhân tạo vào các lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp được dự đoán quan trọng nhất và trong tương lai gần vì tính
ứng dụng dễ dàng trong các hoạt động nông nghiệp và tạo nên những giải pháp đối với
các vấn đề cần cải tiến trong nông nghiệp Robot nông nghiệp, giám sát cây trồng và
đất, và phân tích dự đoán là ba lĩnh vực chính của AI trong nông nghiệp Ngay khi có
kế hoạch và quản lý hàng tồn kho tốt hơn, ứng dụng AI trong quản lý nơng sản giúp
dự đốn thời hạn sử dụng, dự đoán tối thiểu số lượng và giảm lăng phí (Dadi & cong
sự, 2021) Bên cạnh đó, sản phẩm nông nghiệp không đáp ứng các tiêu chuẩn quốc
do nông dân không đủ kiến thức và hiểu biết sâu sắc về thị trường Vì vậy, họ không
thể cạnh tranh với các doanh nghiệp, dẫn đến nông dân thiếu cơ hội tìm kiếm thị
Trang 3926
ánh thực tế là người nông dân vẫn thiếu các công cụ để phát triển bền vững, đặc biệt là tăng năng suất trong sản xuất dài hạn Do đó, các doanh nghiệp đang tập trung vào phân tích dữ liệu lớn đề nâng cao năng suất và kiểm soát chất lượng của hệ thống quy
trình sản xuất Vì vậy, phân tích dữ liệu lớn có thể được áp dụng để phát triển, cải
, dữ
thiện, tăng năng suất và gia tăng hiệu quả Tương tự như v/ lớn được áp dụng cho việc vận hành và kiểm soát hệ thống để đáp ứng nhu cầu của cả nông dân và người tiêu dùng Ngày nay, ngày cảng có nhiều người quan tâm đến việc nghiên cứu dữ liệu
lớn và áp dụng nó vào các tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp (Kittichotsatsawat &: cộng sự, 2021)
Liopa-Tsakalidi & cộng sự (2013), sau cùng, quản lý thông tin đang trở thành
một nhiệm vụ ngày càng thách thức đối với nông dân, đặc biệt là về lượng dữ liệu và
sự phức tạp của các quy trình trong canh tác quản lý cây trồng Một trong những chức
năng đòi hỏi khắt khe nhất là thu thập dữ liệu và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm
nông nghiệp Canh tác quản lý cây trồng bao gồm các hướng dẫn mà nông dân sử dụng
để thực thi các hành động nhằm sản xuất các sản phâm nông nghiệp an toàn, đồng thời quan tâm đến môi trường Môi trường lý sinh và khí hậu nông nghiệp cũng có thể rất
quan trọng đối với sự thành công của các công nghệ nông nghiệp mới, chẳng hạn như
chất lượng đất, nguồn nước, địa hình, thay đồi nhiệt độ theo mùa hoặc sự hiện diện của
sâu bệnh có thê gây hại cho cây trồng
Một trong những thay đổi đáng kể nhất trong việc sử dụng thiết bị di động trong
nông nghiệp là sự phát triển của các giao thức giám sát, hệ thống giám sát, quản lý
trang trại và công nhân trang trại Việc giám sát nông nghiệp tự động đã tăng lên đáng
kế với việc triển khai các cảm biến không dây và mạng cảm biến gần đây Nhiễ
thống giám sát là từ đầu đến cuối, theo đõi các quy trình sản xuất thực phẩm từ khâu
gieo hạt ban đầu cho đến khi đưa ra thị trường (Woodill, 2012) Mục tiêu của nghiên
cứu này là mô tả ứng dụng quản lý sản xuất hiện đại thông qua Hệ thống quản lý tích hợp cho sản xuất nông nghiệp Ứng dụng đang được triển khai với việc khai thác các
công nghệ mới và di động (ứng dụng dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng) Như vậy, những công nghệ này giúp chuỗi cung ứng nông nghiệp và thực phẩm
có thể phát triển thành một hệ thống kết nối mạng dữ liệu, thông minh, có khả năng
Trang 40trong chuỗi thực phẩm thông qua các công nghệ theo mục đích của người tiêu dùng
cuối cùng (Lezoche & cộng sự, 2020)
'Bên cạnh đó, hiện tại yêu cầu rất khất khe của thị trường thế giới về chất lượng
hạt cả phê khi xuất khẩu, đó là tỷ lệ hạt chín, chất lượng nhân rang, tỷ lệ hạt bị vỡ khi
rang dễ bị cháy khét vì cấu tạo hạt khơng hồn hảo hạt, hạt bị mốc do bảo quản, din
đến chứa đi
tố gây hại sức khỏe Cà phê Việt Nam khi xuất khẩu thường có 3 mối nguy hại quan trọng thường gặp phải, đó là mối nguy hại về hóa học (thuốc trừ sâu và
dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố tự nhiên, phân hủy thực phẩm, phụ gia, chất tạo màu
không được sử dụng, các chất gây dị ứng thực phẩm); mối nguy hại về sinh học (bao
gồm ký sinh trùng và vi khuân gây bệnh); mối nguy hại vật lý (nhiễm bản thủy tỉnh
hoặc kim loại) (Ritachi, 2021) Theo Vneconomy (2010), yêu cầu
hóa cà phê Mục tiêu là cung cấp cho cả người bán và người mua một sự đảm bảo về
ặt ra là tiêu chuẩn
nguồn gốc, đặc tính và chất lượng hàng hóa Đề thực hiện và đảm bảo được yêu cầu này, việc CDS trong chuỗi cung ứng cả phê xuất khâu là hết sức cần thiết
Từ góc độ của các nhà nghiên cứu, Lezoche (2020) trong nghiên cứu đã chỉ ra
rằng ngành nông nghiệp đã tích cực trong đôi mới kỹ thuật số trong nhiều thập kỷ Đặc biệt là những tiến bộ trong nông nghiệp chính xác, viễn thám, rô bốt, hệ thống thông
tin quản lý trang trại cùng hệ thống hỗ trợ ra quyết định đã mở đường cho kỹ thuật số áp dụng rộng rãi chuyền đôi trong trồng trọt và thực phâm Những phát triển gần đây, chẳng hạn như điện toán đám mây, IoT, dữ liệu lớn, chuỗi khói, rô bốt và AI, cho phép tích hợp các dòng phát triển biệt lập cho đến nay vào các hệ thống thông minh, của các hệ thống Yuan & cộng sự (2016) khẳng định công nghệ blockchain tạo ra cuộc cách
mạng trong hệ thống giao thông thông minh và sử dụng blockchain trong các ứng dụng chuỗi cung ứng và công nghiệp khác nhau hiện đang được triển khai rộng rãi Blockchain đã được áp dụng trong chuỗi cung ứng ở một số dự án nghiên cứu và phát
triển, nghiên cứu học thuật như triển khai blockchain trong chuỗi cung ứng dược phẩm
(Apte & Petrovsky, 2016); kết hợp IoT với blockchain để hình thành một mô hình kinh doanh mới cho các dịch vụ IoT (Zhang & cộng sự, 2017)