1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kinh tế xanh trong ngành chăn nuôi kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam

201 10 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Kinh Tế Xanh Trong Ngành Chăn Nuôi - Kinh Nghiệm Quốc Tế Và Bài Học Cho Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà
Người hướng dẫn PGS. TS. Hồ Thúy Ngọc, PGS. TS. Bùi Anh Tuấn
Trường học Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế Quốc tế
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 201
Dung lượng 26,92 MB

Nội dung

Vì vay, NCS đã lựa chọn chủ đề: “phát triển kinh tế xanh trong ngành chăn nuôi- kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ của mình với mong

Trang 1

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

PHÁT TRIÊN KINH TẾ XANH

TRONG NGANH CHAN NUOI - KINH NGHIEM QUOC TE VA BAI HQC CHO VIET NAM

Nganh: Kinh té Quéc té

NGUYEN THI THU HA

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

LUAN AN TIEN SI PHAT TRIEN KINH TE XANH

TRONG NGANH CHAN NUOI - KINH NGHIEM QUOC TE VA BAI HQC CHO VIET NAM

Ngành: Kinh tế Quốc tế

Mã số: 9310106

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thu Hà

Người hướng dẫn khoa học: — 1-PGS TS Hồ Thúy Ngọc

2- PGS TS Bùi Anh Tuan

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

Luận án này được thực hiện tại Đại học Ngoại thương, với sự động viên,

giúp đỡ của nhiều thầy cơ giáo trong và ngồi trường Đại học Ngoại thương

Trước hết, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Anh Tuấn và PGS.TS Hồ Thúy Ngọc, hai thầy cô đã dành nhiều thời gian và sự tâm huyết

hướng dẫn Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này

Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới các nhà khoa học và chuyên

gia trong ngành chăn nuôi đã cung cấp nhiều tài liệu và tham gia phỏng vấn sâu giúp tơi hồn thành xuất sắc luận án này

Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa Kinh tế Quốc

tế, Khoa Sau đại học và Phòng QLKH trường Đại học Ngoại thương đã giúp

đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi cũng gửi lời biết ơn sâu sắc các lãnh đạo Bộ, Ban Ngành, các doanh nghiệp đã hỗ trợ trong việc trả lời phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những

người đã luôn khuyến khích, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực

hiện đề tài nghiên cứu

Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2023

Nghiên cứu sinh

Trang 4

LOI CAM DOAN

Tac giả cam kết rằng:

~_ Bản luận án này chưa từng được nộp cho bát kỳ một chương trình cấp bằng tiến sĩ nào cũng như cho bắt kỳ một chương trình cấp bằng nào khác

- Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án này hoàn toàn

chính xác, trung thực và có căn cứ

- Bản luận án, kết quả phân tích, kết luận trong luận án (ngoài các phần được trích dẫn) là kết quả nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi

Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2023 Nghiên cứu sinh

Trang 5

Trang

LỜI CẢM ƠN i LOI CAM DOAN ii

MUC LUC iii

DANH MUC BIEU DO, HINH VE VA BANG SO LIEU vi

DANH MUC TU VIET TAT vii

PHAN MO DAU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 4

1.5 Điểm mới và những đóng góp của luận án 5

1.6 Phương pháp nghiên cứu 5

1.6.1 Phương pháp thu thập tài liệu 6

1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng: 7

1.6.3 Quy trình nghiên cứu 8

1.7 Bố cục Luận án 8

CHUONG 1: TONG QUAN TINH HiNH NGHIEN CUU LIEN QUAN

DEN DE TAI 10

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế 10 1.1.1 Các nghiên cứu về kinh tế xanh và phát triển kinh tế xanh 10 1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển kinh tế xanh trong chăn nuôi 13 1.1.3 Các nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh trong chăn nuôi của

một số quốc gia 17

1.2 Đánh giá tông quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế 18

1.2.1 Những vấn đề đã được làm rõ 18

1.2.2 Khoảng trống trong nghiên cứu 18

CHUONG 2: CAC VAN DE LY LUAN VE PHAT TRIEN KINH TE

XANH TRONG NGANH CHAN NUOI VA CAC LY THUYET 19

Trang 6

2.1.1 Khái niệm kinh tế xanh

2.1.2 Ngành chăn nuôi với phát triển kinh tế EDD rn

2.2.3 Lý thuyết về kinh tế tuần hồn trong nơng nghiệp chăn nuôi

2030

2.2.4 Lý thuyết về sử dụng phương pháp bền vững trong chăn nuô 31

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN KINH TẾ XANH TRONG

NGÀNH CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM 33

3.1 Phương pháp nghiên cứu 33

3.1.1 Nghiên cứu định lượng —~ 3.1.2 Phỏng vấn sâu 2221 2222222222222 Treo 49 3.2 Kết quả đánh giá thực trạng -222222222222222222222711211eEecee 49 3.2.1 Về chính sách của Nhà nước 49 3.2.2 Về thị trường tiêu thụ 52

3.2.3 Về vốn của doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế xanh 3.24 xanh trong chăn nu: hận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng về phát triển kinh tế 56 3.2.5 Về ứng dụng công nghệ ¬ ÔỎ 58 3.3 Đánh giá chung CHƯƠNG 4: KINH NGHIỆM PHÁT TRIEN KINH TE XANH TRONG

CHAN NUOI TAI MOT SO QUOC GIA 66

4.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh trong chăn nuôi của Australia 66

4.1.1 Chinh sách phát triển kinh tế xanh trong chăn nuôi của Australia 6 4.1.2 Thực hiện phát triển kinh tế xanh trong chăn nuôi của Australia Í 4.1.3 Đánh giá kết quả thực hiện 78

4.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh trong chăn nudi cia Ha Lan 81

Trang 7

4.4 Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh trong chăn nuôi của Hoa Kỳ 102 4.4.1 Chính sách phát triển kinh tế xanh trong chăn nuôi của Hoa Kỳ 102 4.4.2 Thực hiện phát triển kinh tế xanh trong chăn nuôi của Hoa Kỳ 106

4.4.3 Đánh giá kết quả thực hiện HH

4.5 Đánh giá chung 13

CHƯƠNG 5: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VÀ CÁC

KIÊN NGHỊ 121

5.1 Bai hoc kinh nghiém cho Viét Nam 121

5.1.1 Bài học nên áp dụng cho Việt Nam 121

5.1.2 Bài học cần tránh cho Việt Nam 130

5.2 Các kiến nghị áp dụng để PTKTXCN tại Việt Nam 133

5.2.1 Căn cứ đề xuất kiến nghị 133 5.2.2 Các nhóm kiến nghị áp dụng 136 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC C\ TRÌNH ĐÃ CÔNG BÓ LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN 151 TAI LIEU THAM KHAO 152 PHY LUC 11 Phụ lục I: Bảng câu hỏi khảo sát dành cho lãnh đạo doanh nghiệp chăn nuôi 172 Phụ lục II: Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu chuyên gia dành cho cơ quan quản lý nhà nước 178

Phu luc III: Co sở hình thành các biến nghiên cứu, quan sát được tiếp

thu, kế thừa từ các nghiên cứu có sẵn 181

Phụ lục IV: Danh sách các chuyên gia 207

Trang 8

DANH MUC BIEU DO, HINH VE VA BANG SO LIEU Danh mục Biểu đồ

Biểu đồ 3.1: Mô hình đánh giá thực trạng phát triển KTX trong ngành chăn

nuôi ở Việt Nam 34

Biểu đồ 3.2: PTKTXCN ở Việt Nam (Green Economy- GE) 47 Biểu đồ 3.3: PTKTXCN ở Việt Nam (Green Economy- GE) 47 Biểu đồ 3.4: PTKTXCN ở Việt Nam (Green Economy- GE) 48

Danh mục Hình vẽ

Hình vẽ 1.1: Quy trình nghiên cứu §

Danh mục Bảng

Bảng 1 Quy mô của Likert từ 1 đến 5 8

Bảng 3.1: Thông tin mẫu nghiên cứu 35

Bảng 3.2: Kết quả kiểm định thang đo 38

Bảng 3.3: Kết quả kiểm định thang đo phát triển KTX trong ngành chăn

nuôi ở Việt Nam (Green Economy- GE) 4I

Bảng 3.4: Kết quả ma trận xoay của thang do các nhân tố ảnh hưởng tới

PTKTXCN ở Việt Nam 42

Bảng 3.5: Kết quả ma trận xoay của thang đo về PTKTXCN ở Việt Nam 44

Bảng 3.6: Phân tích Mô hình giữa các nhân tố ảnh hưởng tới PTKTXCN ở

Việt Nam 44

Bảng 3.7: Phân tích ANOVA 45

Trang 9

DANH MUC TU VIET TAT

TTỊ Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

United Nations Educational |Tô chức Giáo dục, Khoa 1 |UNESCO _ | Scientific and Cultural học và Văn Hóa của Liên

Organization Hợp Quốc

Eeonomie Social Ủy ban kinh tế và xã hội 2 |ESCAP Commision for Asia and the | châu Á-Thái Bình Dương

Pacific của Liên Hiệp Quốc

Food and Agriculture Tố chức Lương thực và 3 |FAO Organization INông nghiệp Liên hợp quốc

Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát |_ 4 |OECD Cooperation and triển kinh tế :

Development

Sustainable Development [Các mục tiêu phat trién

5 |SDGs Goals bền vững :

United Nations Environment | Chương trình Môi trường

6 |UNEP Programme Liên Hiệp Quốc

United Nations Industrial [Tổ chức Phát triên Công 7 |UNIDO Development Organization | nghiép cia Lién Hop Quốc <

8 | WB World Bank Ngan hang Thé giới

World Intellectual Property [T6 chức Sở hữu Trí tuệ

9 |WIPO Organization Thế giới

10 | GDP Gross Domestic Product Téng san pham trong nude

11 | XHCN Xã hội Chủ nghĩa

11 |KTX Kinh tế xanh

Phát triển kinh tế xanh 13 | PTKTXCN trong ngành chăn nuôi

Trang 10

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Mười năm thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 cho thấy chăn nuôi Việt Nam phát triển với tốc độ cao và từng bước ồn định!

Bên cạnh những thành tựu về hoàn thiện khung chính sách pháp luật, phát

triển hạ tầng, công nghệ, nhân lực trong chăn nuôi, thì ngành chăn nuôi bộc lộ không ít những tôn tại, bất cập như kinh tế chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số, công tác quản trị không tốt làm giảm năng suất và tăng giá thành chăn nuôi, ô nhiễm môi trường ở mức báo động, chuyên giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn chăn nuôi còn hạn chế, quản lý chăn nuôi còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế”

Ngành chăn nuôi ở Việt Nam đang bắt đầu bước vào giai đoạn phát

triển mới, với những cơ hội và thách thức mới, với bối cảnh đô thị hóa mạnh

mẽ, công nghiệp hóa ngành nông nghiệp chăn nuôi, giao lưu thương mại quốc

tế, sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới diễn ra mạnh mẽ do quá trình hội nhập sâu và rộng Nếu ngành chăn nuôi không có những thay đổi về định hướng phát triển, thì các cơ hội sẽ trở

thành thách thức và áp lực, ví dụ như thị trường tiêu thụ trong nước với gần

104 triệu dân và khoảng 35 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam sẽ bị chiếm lĩnh bởi sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu và sản phẩm chăn nuôi của

† Tờ trình số 4088/TTr-BNN-CN về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020- 2030, tầm nhìn 2040 ngày 17/6/2020, tr.1

* Ý kiến tại hội thảo xây dựng Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tằm nhìn 20401

khu vực phía Bắc tại TP Hà Nội ngày 24/10/2019

3 Theo trang thông tin của Trung tâm IWTO, tính đến tháng 5/2023, Việt Nam đã tham gia 15 Hiệp đình thương mại tự do, đã hoàn tắt đàm phán 1 Hiệp định thương mại tự do, đang đàm phán 3 Hiệp định thương mại tự do Thông tin tại dia chi https://trungtamwto.vn/thong-ke/12065-tong- hop-cac-fia-cua-viet-nam-tinh-den-thang-I 12018 truy cập ngày 1/6/2023

* Tờ trình số 4088/TTy-BNN-CN về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020- 2030, tằm nhìn 2040 ngày 17/6/2020, tr-4

Trang 11

đạt các tiêu chuẩn xanh của các thị trường này

Biến đổi khí hậu đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp, khó lường, trước sự phát triển đột biến và bùng phát của dịch bệnh, các thay đôi với tốc

độ cao của khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

và đặc biệt là mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021- 2030 là “kinh tế phát triển năng động, nhanh và bên vững, độc lập” và “giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường”Š đã đặt phát triển kinh tế trong chăn muôi trong giai đoạn 2021-2030 theo hướng, phát triển xanh để bền vững Thực vậy, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm

2021-2030 đã chỉ rõ tại mục 4 là “Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng

công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường."

Làm thế nào để tận dụng được công nghệ đã phát triển ở các nước trên thế giới vào bối cảnh phát triển KTX trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam một cách hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất? Làm thế nào quản lý toàn diện, đồng bộ các hoạt động kinh tế chăn nuôi để ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển và hội nhập quốc tế như Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020- 2030, tầm nhìn 2040 đã đề ra?

Viét Nam là nước đi sau so với nhiều quốc gia đã phát triển khác trên thế giới, do vậy để rút ngắn khoảng cách phát triển thì việc tiếp cận với kho dữ liệu

kinh nghiệm của các quốc gia khác và tìm những hướng đi phù hợp với thực

à Đăng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021-2030, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII tai dia chi https://tuliewvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong- dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii/chien-luoc-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-10-nam-2021-2030-3735, truy

cập ngày 25/4/2023

Trang 12

(Chỉnh, N.T, 2011)

Chiến lược phát triển chăn nuôi đề cập tới ở trên cũng đã chỉ ra việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm phát triển kinh tế chăn nuôi như một nội dung

trong nhóm giải pháp về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

Tuy nhiên, chưa có các công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và

chuyên sâu về phát triển KTX trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam từ kinh nghiệm quốc tế Nghiên cứu sinh (NCS) cho rằng học tập kinh nghiệm của các quốc gia có bề đầy lịch sử và kinh nghiệm về phát triển KTX trong ngành

chăn nuôi là một trong các hướng đi giúp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ

của Đảng và Nhà nước đặt ra cho ngành kinh tế chăn nuôi trong bối cảnh hiện nay Vì vay, NCS đã lựa chọn chủ đề: “phát triển kinh tế xanh trong ngành chăn nuôi- kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ của mình với mong muốn làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kinh tế xanh trong ngành chăn nuôi (PTKTXCN) của Việt Nam, tổng hợp kinh nghiệm PTKTXCN ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra các kiến nghị áp dụng kinh nghiệm quốc tế nói trên

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của luận án là nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về PTKTXCN và đề xuất các giải pháp áp dụng cho Việt Nam

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về PTKTXCN tại Việt Nam, bao gồm việc tìm hiểu các lý thuyết liên quan và xây dựng mô hình phát triển

- Phân tích thực trạng PTKTXCN tại Việt Nam, nhằm hiểu rõ tình hình

hiện tại và những thách thức đang đối diện

Trang 13

- Đưa ra các đề xuất giải pháp về áp dung kinh nghiệm quốc tế để PTKTXCN tại Việt Nam, nhằm tăng cường hiệu quả và tính bền vững của

ngành chăn nuôi

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án:

tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTX nói chung và PTKTXCN tại Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới nói riêng,

~ Phạm vi nghiên cứu về thời gian:

Từ trước đến thời gian hiện tai, đặc biệt là từ năm 2000, khi mà các hoạt động phát triển KTX và KTX trong ngành chăn nuôi đã trở thành xu hướng toàn

cầu, bao gồm cả Việt Nam Trong Luận án NCS cũng đã sử dụng nhiều dữ liệu thứ cấp trước năm 2000 như các tài liệu về cơ sở lý luận và khung pháp lý

~ Phạm vi về khách thể nghiên cứu:

Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động PTKTXCN với quy mô trang trại, hợp tác xã

~ Phạm vi nghiên cứu về không gian:

Luận án được thực hiện tại Việt Nam và bao gồm bón quốc gia đại diện cho bốn châu lục với thành tựu nỗi bật trong PTKTXCN, bao gồm Australia,

Hà Lan, Israel và Hoa Kỳ

~ Phạm vi nghiên cứu vẻ nội dụng:

Trong ngành chăn nuôi, thịt lợn chiếm tỷ trọng 63-65% và thịt gia cầm

chiếm từ 26-28%, do đó, luận án tập trung nghiên cứu PTKTXCN gia súc và

gia cằm

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu của

Trang 14

- Thực trạng PTKTXCN ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Bai học kinh nghiệm quốc tế về PTKTXCN tại một số nước trên thế giới có thể kiến nghị cho Việt Nam là gì (bao gồm cả bài học cần áp dụng và bài học cần tránh)?

- Các kiến nghị cần thiết nào để áp dụng kinh nghiệm quốc tế nhằm

PTKTXCN ở Việt Nam?

1.5 Điểm mới và những đóng góp của luận án

Điểm mới của luận án:

- Luận án đã rút ra hai nhóm bài học kinh nghiệm quốc tế: những bài học cần áp dụng và những bài học cần tránh để đạt được các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xanh trong ngành chăn nuôi tại Việt Nam

- Luận án đã trình bày các kiến nghị nhằm áp dụng các bài học kinh nghiệm nhằm phát triển kinh tế xanh trong ngành chăn muôi tại Việt Nam

- Luận án đã xác định Chính sách của Nhà nước đóng vai trò đặc biệt

quan trọng đối với trong phát triển kinh tế xanh trong ngành chăn muôi tại Việt

Nam

- Luận án đã chỉ rõ vai trò quan trọng của công nghệ số trong phát triển kinh tế xanh trong ngành chăn nuôi, là xu hướng phát triển tắt yếu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp chăn nuôi cần đây mạnh việc ứng dụng công nghệ số đề nâng cao hiệu quả kinh tế và đạt được sự phát triển bền vững

Những đóng góp của luận án:

~ Về mặt lý luận, luận án đã xây dựng mô hình đánh giá thực trạng phát

triển kinh tế xanh trong ngành chăn nuôi tại Việt Nam, trên nền tảng của các mô

hình có liên quan của nghiên cứu trong và ngoài nước Mô hình có thể phản ánh

Trang 15

Việt Nam trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đó là Thị trường tiêu thụ, Vốn,

Chính sách của Nhà nước, Truyền thông, Nhận thức của người chăn nuôi/người tiêu dùng, Công nghệ số trong chăn nuôi

- Luận án tổng hợp đánh giá các lý thuyết liên quan đến phát triển kinh tế xanh trong chăn nuôi

1.6 Phương pháp nghiên cứu 1

Phương pháp thu thập tài liệu

Luận án thu thập dữ liệu từ các tài liệu sẵn có là những dữ liệu thứ cấp,

sơ cấp nhằm nghiên cứu các lý thuyết liên quan tới đề tài, các nghiên cứu đã được công bố, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và các số liệu thống kê để tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế liên quan tới đề tài

Thời gian thu thập dữ liệu: từ đầu năm 2020

Cách thức thu thập: NCS sử dụng thông tin được cung cấp từ các cơ quan quản lý Nhà nước, Chính phủ, các tổ chức nghiên cứu uy tín của các nước như: Australia, Hà Lan, Israel, Hoa Kỳ thông qua tải liệu in, trên trang web của các tổ chức đó Trong quá trình nghiên cứu, NCS cũng sử dụng các

phương pháp so sánh đề đối chiếu, thống kê đề chỉ ra những điểm thành công, và hạn chế trong các lý thuyết nói trên và kinh nghiệm của các nước;

Ngoài ra, NCS còn thu thập thông tin từ việc phỏng vấn chuyên gia, phục vụ cho nghiên cứu định tính

Để xác định thực trạng PTKTXCN tại Việt Nam, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và phỏng vấn sâu chuyên gia Chuyên gia được phỏng vấn là Lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, Lãnh đạo Hiệp hội nhằm đánh giá thực trạng quản lý vĩ mô trong PTKTXCN ở Việt

Nam Các chuyên gia được phỏng vấn theo hình thức gặp mặt trực tiếp gồm

Trang 16

vấn tại Phụ lục ID)

1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng:

- NCS thực hiện điều tra thực tế, sử dụng phương pháp xử lý và phân

tích dữ liệu (dùng SPSS) để phân tích và đánh giá thực trạng PTKTXCN tại Việt Nam

-_ Đối tượng điều tra là các nhà quản lý cấp cao và cấp trung tại các doanh nghiệp chăn nuôi ở Việt Nam Đây là đối tượng có thể cung cấp thực trạng về quản lý vi mô trong lĩnh vực này

-_ Cỡ mẫu điều tra: Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor

Analysis) Theo nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998), theo nhận định của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), từ nghiên cứu của Bollen

(1989) thì kích cỡ mẫu ít nhất phải bằng 5 lần số biến trong phân tích nhân tó

~_ Phương pháp thu thập dữ liệu được ưu tiên sử dụng bằng công cụ khảo

sát trực tuyến ® chiếm 80% tổng số lượng mẫu, 20% số lượng mẫu còn lại được khảo sát trực tiếp với đối tượng được hỏi tại địa điểm và thời gian thuận lợi do đối tượng được hỏi quyết định

-_ Bảng câu hỏi điều tra, khảo sát: Bảng câu hỏi điều tra bao gồm 2 phần:

(i) Phân 1: Bao gồm thông tin về cá nhân như tuổi, trình độ học vấn, chức danh, số năm công tác, v.v

(ii) Phần 2: Nhận thức của người được khảo sát về PTKTXCN ở Liệt Nam

(Xin xem chỉ tiết Bảng câu hỏi tại Phụ lục D) ° Đường dẫn câu hỏi khảo sát

Trang 17

giới thiệu bởi Rennis Likert Câu hỏi đã được sử dụng để thu thập dữ liệu sơ

cấp với thang đo Likert 5 mức độ được trình bày dưới đã Bang 1 Quy mé cita Likert từ 1 đến 5 Xép hang Khoảng điểm Giải thích 5 4.20- 5.00 Hoàn toàn đồng ý 4 3.40- 4.19 Dong y 3 2.60 - 3.39 Không chắc chăn 2 1.80-2.59 Không đồng ý T 1.00- 1.79 Hồn tồn khơng đồng ý 1.6.3 Quy trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên Bài học quốc tế

cứu tài liệu về PTKTXCN Bai học và Phương pháp nghiên kiến nghị cứu định lượng PTKTXCN Thực trạng tại Việt Nam PTKTXCN tại Phương pháp phỏng | Việt Nam

vấn sâu chuyên gia

Hình vẽ 1.1: Quy trình nghiên cứu

- Nguôn: tác giả tự xây dựng

1.7 Bố cục Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bó liên

quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, Luận án bao

Trang 18

- Chương 2: Các vấn đề lý luận về phát triển kinh tế xanh trong ngành chăn nuôi và các lý thuyết

Trang 19

CHUONG 1

TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU LIEN QUAN DEN DE TAI 1.1 Téng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế

1.1.1 Các nghiên cứu về kinh tế xanh và phát triển kinh tế xanh

Pearce D, Markandya A, Barbier EB đã đưa ra khái niệm 'KTX' lần

đầu tiên trong công trình nghiên cứu của mình về ý nghĩa của phát triển bền

vững và nhận định sự ảnh hưởng đến từ môi trường Nghiên cứu nêu ra các

phương pháp mà các Chính phủ trên thế giới có thể thực hiện thông qua công, cụ thuế môi trường vừa làm giảm thiểu tác hại tới môi trường, vừa đồng thời

xây dựng nguồn tài chính công xử lý làm sạch môi trường Nghiên cứu cũng

đưa ra các chương trình khung vì sự tiến bộ bền vững của loài người trong

phát triển KTX (Pearce D, Markandya A, Barbier EB, 1989),

Theo UNEP, KTX là một mô hình phát triển kinh tế được thiết kế nhằm đảm bảo cán cân đồng đều giữa sự thúc đây kinh tế và bảo vệ môi trường Đích đến cuối cùng của KTX là tạo ra sự tăng trưởng bền vững bằng cách sử dụng, một cách không ngoan và năng suất các nguồn sẵn có của tự nhiên, cũng như giảm tối đa các ảnh hưởng xấu đến môi trường và các giá trị của thiên nhiên KTX không chỉ nhắn mạnh vào việc tạo ra nguồn lợi vật chất, mà còn quan tâm đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ đa dạng sinh học, giảm thiểu

các yếu tố có hại lên môi trường, và tăng cường sự cải tiến xã hội

Nguyên tắc chính của KTX:

- Tối ưu hóa tài nguyên: KTX tập trung vào sự sáng tạo trong việc vận

dụng các nguồn tự nhiên sẵn có hình thành nên giá trị cao hơn và đồng thời

giảm lượng tài nguyên tiêu thụ

~ Phát triển sạch và thấp carbon: KTX thúc đây việc dùng năng lượng

Trang 20

- Khuyến khích đổi mới công nghệ: Các công nghệ sạch và đem lại nhiều lợi ích hơn được ủng hộ và hỗ trợ đề thúc đầy sự tiến bộ trong công tác

bảo vệ môi trường

- Tạo việc làm bền vững: KTX tạo ra cơ hội việc làm trong các ngành công nghiệp mới liên quan đến năng lượng tái tạo, quản lý tài nguyên và các lĩnh vực khác

- Khuyến khích thúc đẩy sáng tạo và khởi nghiệp: Sự phát triển KTX khuyến khích sự đổi mới tư duy và thành lập các chủ thể doanh nghiệp mới

trong lĩnh vực mang lại lợi ích cho xã hội và bảo vệ môi trường

- Thúc đẩy hợp tác toàn cầu: KTX yêu cầu sự chung tay của các quốc gia trong việc tìm ra giải pháp phát triển kinh tế ổn định, lâu dài và bảo vệ

môi trudng (UNEP, 2011)

Nội dung của KTX: KTX là định hướng cho công tác đây mạnh nền kinh tế tập trung vào việc tối ưu hóa sự tương tác giữa kinh tế và môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế lâu dài và xóa bỏ tối đa các tác nhân tôn hại đến môi trường Mô hình này khuyến khích sự sáng tạo trong sử dụng tài nguyên, thúc đầy năng lượng tái tạo và tối thiểu hóa khí nhà kính Sau đây là một vài điểm máu chót của nội dung KTX:

- Quản lý tài nguyên thông minh: KTX tập trung vào tận dụng các

nguồn sẵn có một cách tốt hơn bằng cách sử dụng các phương tiện tiên tiến, quản lý tài nguyên tự nhiên theo định hướng lâu dài và tạo điều kiện tốt nhất

cho việc cung ứng

- Năng lượng tái tạo và sạch: KTX khuyến khích sử dụng điện mặt trời,

điện năng từ gió và thủy điện để giảm tối đa việc lệ thuộc vào nguồn nang

lượng hóa thạch và giảm lượng khí nhà kính

- Khuyến khích công nghệ sạch: KTX thúc đẩy sự phát triển cũng như

Trang 21

hình vận chuyển công cộng hiệu quả, công nghệ xử lý nước thải và quản lý rác thải thông minh

- Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học: KTX coi trọng việc giữ gìn

thiên nhiên và bảo vệ đa dạng các loài sinh vật bằng các biện pháp xử lý

nhiễm, bảo vệ các khu vực tự nhiên và quản lý bền vững các nguồn tài

nguyên sinh thái

~ Việc làm và phát triển xã hội: KTX tạo cơ hội việc làm trong các lĩnh

vực sản xuất mới có thể nói đến như năng lượng tái sinh, quản lý môi trường, hay công nghệ xanh, thông qua đó tạo tiền đề để xây dựng xã hội bền vững,

(UNEP, 2011)

Các tác giả Robert Ayres và cộng sự trong cuốn sách “#lướng tới nên KTX-Lộ trình cho phát triển bằn vững và xóa đói giảm nghèo ” đã định nghĩa “KTX? không làm mắt đi định nghĩa về sự bền vững, và là phương thức tạo cơ sở cho sự phát triển ôn định, dài lâu Cuốn sách cũng cho thấy tính bền vững là một mục tiêu trọng yếu và cần duy trì lâu dài mà cần xây dựng thành công nền KTX mới có thể đạt được Để hình thành và chuyển hướng sang “nền KTX” hiệu quả thì khung chính sách hỗ trợ là yếu tố tiên quyết Khung

chính sách này góp phần đưa ra các biện pháp tài chính và cải cách chính sách

quốc gia, hợp tác quốc tế thông qua thương mại, viện trợ, phát triển thị trường,

hỗ trợ xây dựng năng lực và những bước cần thiết để vận động tài chính cho quá trình chuyền đổi

Các nghiên cứu ở Việt Nam đã nêu ba đặc trưng cơ bản của KTX là

n kinh tế hài hòa-xanh hóa cho

kinh tế sạch- mang ham lượng trí tuệ cao,

phát triển và bản thân quá trình phát triển xanh mang lại nhiều giá trị môi

trường Đặc biệt, Thái Quang Trung” đã đưa ra 10 nguyên lý của KTX- đó là

7 Nguyễn Ngọc Hải (2014), Những điều kiện phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát triển Kinh tế xanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ: Những vấn đề đặt ra”, Đại học

Trang 22

(1) nguyên lý bền vững; (2) nguyén ly sinh tén; (3) nguyên lý hành tỉnh lành

mạnh; (4) nguyên lý phẩm chất con người; (5) nguyên lý công bằng; (6)

nguyên lý bao dung đùm bọc; (7) nguyên lý hiệu năng và đầy đủ; (8) nguyên

lý quản lý tốt và trách nhiệm kiểm toán; (9) nguyên lý xuyên thế hệ và (10)

nguyên lý sáng tạo có trách nhiệm (Phạm Minh Chính, 2013; Bùi Quang

Tuấn, 2011; Nguyễn Quang Thuan và Nguyễn Xuân Trung, 2012)

Tác giả Nguyễn Thế Chinh trong bài báo khoa học “Chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế theo hướng KTX 6 Uiệt Nam” đã nêu lên được tính tat yéu và xu thế phát triển KTX ở Việt Nam, tầm quan trọng của KTX đối với sự tăng,

trưởng của kinh tế Việt Nam Nghiên cứu cũng đánh giá những thuận lợi và khó

khăn từ yếu tố khách quan cũng như yếu tố bản chất của Việt Nam trong đẻ đạt được nền KTX

Xây dựng nền KTX cần căn cứ vào nên tảng phát triển bền vững Phát triển bền vững phải được thực hiện trên cả ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường Việt Nam đã ý thức rất rõ điều kiện này thể hiện qua việc ban hành “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh” ngày 25/9/2012 trong đó nêu rõ “Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu”

1.1.2 Các nghiên cứu về phát triển kinh tế xanh trong chăn nuôi Niamir-Fuller (2015) đã nhắn mạnh rằng PTKTXCN đại diện cho một

quá trình cách mạng trong ngành này, tập trung vào áp dụng nguyên tắc sản

xuất và tiêu dùng ổn định dài lâu, giám sát và gìn giữ môi trường thiên nhiên, đồng thời thúc day sự thịnh vượng toàn diện và lối sống tốt Sự phát triển của chăn nuôi được đánh giá từ một góc độ toàn diện, trong đó sự kết nói sản xuất và tiêu dùng, cùng với hệ thống sản xuất thâm canh và quảng canh, đóng vai

Trang 23

Quan điểm này được bồ sung bởi David Brower va déng nghiép (2011), người đã đưa ra ý kiến rằng PTKTXCN có thể tăng cường tính bền vững của hệ thống cung cấp nguồn thực phẩm trên toàn thế giới

Nếu tiếp tục cách sản xuất chăn nuôi như trước đây, tình trạng môi trường sẽ tiếp tục suy thoái, dẫn đến khả năng giảm sản xuất thực phẩm toàn cầu trong tương lai, góp phần vào sự biến động phức tạp của khí hậu và làm mắt đi môi trường sinh thái đa sinh vật

Do đó, các tác giả đã định nghĩa PTKTXCN là một giải pháp hỗ trợ

ngành nông nghiệp, khuyến khích sản xuất chăn nuôi xanh, bền vững, làm môi trường tốt lên góp phần thúc đẩy đa dạng các loài sinh vật, nhằm nâng

cao điều kiện sống và cùng lúc hỗ trợ xây dựng một nền KTX bền vững và mạnh mẽ, có khả năng thích nghỉ và không gục ngã trước sự biến chuyển

phức tạp của khí hậu (Global Food and Farming Futures, 201 1)

Tac gid Smith, J., Johnson, A (2020) trong nghiên cứu "Green Livestock Farming Practices for Sustainable Development" đã tập trung vào cơ hội có thể

tiến hành các biện pháp nuôi trồng động vật bền vững và không gây hại cho môi trường Nghiên cứu này đề xuất một loạt các phương pháp và bộ máy quản lý nhằm nâng cao kết quả của quá trình sử dụng tài nguyên, đây các chỉ số gây hại môi trường xuống mức thấp nhát và gây dựng giá trị kinh tế bền vững trong, ngành chăn nuôi Các điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu bao gồm: ¡) Tối ưu

hóa dinh dưỡng thức ăn: Nghiên cứu khám phá cách xây dựng hệ thống dinh

dưỡng cho động vật một cách tốt nhát, kết hợp thức ăn hữu cơ và thức ăn tái chế để giảm lượng thải ra môi trường tự nhiên và giúp động vật có thể phát triển một cách tốt nhất; ii) Quản lý phân bón và chất thải: Nghiên cứu điều tra các cách thức đề xử lý phân bón và chất thải từ chăn nuôi để giảm tác động đến nguồn nước và đất đai, bao gồm việc thay thế phân bón hóa học bằng phân bón hữu cơ từ phân động vật, các thực vật và tái chế chất thai; iii) Đây mạnh nang

Trang 24

gió hay mặt trời trong hoạt động chăn nuôi để giảm khí nhà kính và tiêu thụ

năng lượng không bền vững; iv) Phát triển hệ thống quản lý sạch: Xem xét đề

nghị việc sử dụng các hệ thống quản lý sạch và quản lý chuỗi cung ứng trong

ngành chăn nuôi để cam kết giữ ồn định nguồn thực phẩm sạch và bền vững; v) Khuyến khích tương tác giữa nông dân và cộng đồng: Nghiên cứu cân nhắc về việc khuyến khích sự giao tiếp tích cực giữa người nông dân, cộng đồng dân cư tại các khu vực và các nhà nghiên cứu để đạt được mục tiêu phát triển KTX

trong ngành chăn nuôi (Smith, J., Johnson, A., 2020),

Johnson, A., Smith, J (2022) tròn nghiên cứu "Green Livestock Farming Practices: Friendly Animal Husbandry" tap trung vào việc tối ưu hóa phương pháp chăn nuôi động vật không gây hại cho môi trường Nghiên cứu

này chỉ ra rằng việc vận dụng các phương pháp vào việc chăn nuôi thực tế có khả năng loại bỏ phần lớn các tác nhân xấu lên môi trường, đồng thời cam kết rằng sự phát triển bền vững và sự cải thiện cuộc sống của cả người chăn nuôi và cộng đồng địa phương sẽ chắc chắn có thể thực hiện được Các điểm trong yếu trong nghiên cứu bao gồm:

- Chọn lựa giống và quản lý sức khỏe: Nghiên cứu đề xuất cách lựa

chọn các giống động vật thích hợp cho môi trường địa phương và cách quản

lý sức khỏe của chúng thông qua các yếu tố tự nhiên và hữu cơ

ói ưu hóa

~ Quản lý thức ăn và dinh dưỡng: Nghiên cứu xem xét việc

chế độ ăn uống và dinh dưỡng của động vật để đảm bảo chúng được nuôi dưỡng đúng cách, từ đó giảm lượng các chất xấu thải ra môi trường,

~ Quản lý phân bón và chất thải: Nghiên cứu cách xử lý phân bón và

chất thải từ chăn nuôi để không gây hại tới môi trường, bao gồm việc sử dụng,

phân bón hữu cơ và công nghệ xử lý chất thải

- Tích hợp năng lượng tái tạo: Nghiên cứu xem xét cách tích hợp năng

Trang 25

- Tương tác xã hội và kinh tế: Nghiên cứu nhận định ảnh hưởng của thực tiễn nuôi trồng động vật không làm hại thiên nhiên cũng như khu vực

dân cư và tạo ra giá trị kinh tế bền vững (Johnson, A., Smith, J., 2022)

Theo báo cáo của FAO (2016), ngành chăn nuôi đã được xác định là

một trong những nguồn gây ra tình trạng ô nhiễm nặng nẻ, bao gồm việc thải ra môi trường các tác nhân gây ô nhiễm như phốt pho, nitơ và thuốc trừ sâu, làm ô nhiễm nguồn nước Điều này đặt ra một nhiệm vụ cần ưu tiên đề phát triển KTX trong chăn nuôi (PTKTXCN), yêu cầu việc vận dụng các phương, tiện hiện đại, tiên tiến để loại bỏ, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm này

Hơn nữa, như được kiến nghị bởi E.M de Olde và các cộng sự (2017),

việc phát triển KTX trong lĩnh vực chăn nuôi là một quá trình chuyển đổi ngành chăn nuôi, trọng yếu là tuân thủ các nguyên tắc tiêu dùng và sản xuất bền vững, cùng việc quản lý và bảo vệ môi trường Đồng thời, việc này thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng toàn diện và hình thành lối sống lành mạnh, tạo ra mi quan hệ bền chặt giữa tiêu thụ, sản xuất và bảo vệ môi trường (E.M de

Olde, E.A.M Bokkers, LJ.M de Boer, 2017)

Trang 26

1.1.3 Các nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh trong chăn nuôi của một số quốc gia

Ủy ban Châu Âu -EU, (2022) nghiên cứu các mô hình PTKTXCN ở các nước nội khối, từ đó chỉ ra kinh nghiệm thành công của những nước này là từ việc người nông dân được nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ trong thực

hiện Thỏa thuận xanh từ giai đoạn sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm nhằm bảo đảm quy trình giữ được tính bền vững Nghiên cứu khăng định thành công của các nước trong khối là sự kiên định của việc các nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ đầu tư để cải thiện khả năng phục hồi và đây nhanh tiến trình chuyền đổi hoạt động truyền thống sang hoạt động thân thiện môi trường và số hóa kỹ

thuật của các trang trại Đáng chú ý là nghiên cứu của Evenlien (2016) về

kinh nghiệm của Hà Lan đã nêu bật vai trò của hợp tác có thể dẫn đến các giải pháp sáng tạo và thông minh, phát triển các khái niệm canh tác bền vững

Nghiên cứu kêu gọi các Chính phủ hãy bảo vệ những chủ thể tiên phong trong các hoạt động PTKTXCN mà chưa có căn cứ pháp lý Cũng từ góc độ kinh nghiệm quản lý vĩ mô thì Elizabeth Wuerker (2008) mô tả PTKTXCN ở Israel làm rõ nguyên nhân của những điểm chưa thành công trong quá trình này tại Israel là hỗ trợ từ Chính phủ theo quy mô bắt hợp lý giữa người Do Thái và

người Ả Rập do ảnh hưởng bởi các động cơ an ninh và quốc gia Dusan và

cộng sự (2018) chỉ ra các thành công đúc rút từ nghiên cứu thực tiễn tại một

nguyên tắc, điều kiện vĩ mô khi PTKTXCN

Một số công trình đã đúc kết các nguyên nhân cấu thành nên sự thành

số nước về tÌ ,

hay bại của quá trình xanh hóa ngành chăn nuôi của một số quốc gia như González-Valero và cộng sự (2019) với kinh nghiệm số hóa kinh tế chăn nuôi

của các nước trong Liên minh Châu Âu; Oosting và cộng sự (2014), Marta E Alonso va cOng su (2020), Ma, L., Yafei Li và cộng sự (2019) với rào cản từ

nhận thức của những cá nhân tham gia xanh hóa ngành chăn nuôi ở những

Trang 27

vốn trong chăn nuôi bền vững ở Ethiopia hay Yasmeen va céng sir (2021) cũng với điều kiện tiên quyết là vốn ở một số nước Nam Á

1.2 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế Qua tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam cũng như quốc tế như ở trên, có thể thấy rằng, về phát triển KTX đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến, cũng đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nước về xây dựng KTX trong nông nghiệp, tuy vậy việc nghiên cứu một cách đầy đủ đến

PTKTXCN ở Việt Nam vẫn chưa được thực hiện

1.2.1 Những vấn đề đã được làm rõ

- KTX, định nghĩa, tầm quan trọng của KTX trong việc phát triển kinh tế xã hội và phát triển bền vững

- Vai trò PTKTXCN; KTX với phát triển chăn nuôi bền vững; ảnh hưởng của PTKTXCN đối với môi trường và xã hội; phát triển nông nghiệp, chăn nuôi theo hướng xanh nhằm phát triển kinh tế, xã hội và môi trường,

sinh thái lâu dài én định; các nguyên tắc cơ bản của PTKTXCN; hành động và lộ trình PTKTXCN

1.2.2 Khoảng trồng trong nghiên cứu

~ Cơ sở lý luận về PTKTXCN ở Việt Nam;

- Những thách thức, rào cản PTKTXCN ở Việt Nam;

- Lam thế nào để PTKTXCN ở Việt Nam; - Điều kiện để PTKTXCN ở Việt Nam;

- Tổng hợp kinh nghiệm của các nước khác nhau mà Việt Nam có thể nghiên cứu đề áp dụng hoặc cần tránh trong quá trình PTKTXCN của mình

- Các chính sách hỗ trợ và quy phạm pháp luật về PTKTXCN có thé giúp hiện thực hóa mục tiêu bền vững

- Các mô hình hợp tác công tư trong PTKTXCN sẽ cho thấy cách nhìn

Trang 28

CHUONG 2

CAC VAN DE LY LUAN VE PHAT TRIEN KINH TE XANH

TRONG NGANH CHAN NUOI VA CAC LY THUYET

Nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu đối với

các lý thuyết có liên quan tới PTKTXCN để làm nổi bật những điểm thành công và những điểm yếu trong các lý thuyết này

2.1 Phát triển kinh tế xanh trong chăn nuôi

2.1.1 Khái niệm kinh tế xanh

Khái niệm "KTX" ban đầu được trình bảy bởi Pearce et al (1989) trong

tác phẩm "Kế hoạch chỉ tiết cho một nền KTX." Tuy nhiên, chỉ sau sự kiện tài chính toàn cầu năm 2008 và với sự hiểu biết ngày càng sâu sắc về hiện tượng, khủng hoảng xã hội và môi trường lan rộng khắp các quốc gia, khái niệm

"KTX" đã trở thành một trọng điểm quan trọng trong diễn ngôn chính sách

Các tổ chức trong khuôn khổ của Liên hợp quốc (LHQ) và các cơ quan khác của LHQ đã nhận thấy rằng cuộc khủng hoảng này mang lại cơ hội để tích

hợp các khoản đầu tư "xanh" vào các biện pháp kích thích kinh tế hiện đang

triển khai nhằm thúc đây quá trình phục hồi (Ocampo et al., 201 1)

Chương trình của môi trường Liên hợp quốc (United Nations

Environment Programme- UNEP) dua ra khái niệm KTX là nền kinh tế nâng cao chất lượng đời sống con người và tài sản xã hội cũng như chú trọng phòng, tránh những hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên Nền KTX phát

thải ít, tài nguyên thiên nhiên được khai thác hiệu quả, xã hội không còn sự bất

Trang 29

các dịch vụ hệ sinh thái (UNEP, 2011, tr.2) Để xác định các chỉ số thể

tiến triển của quá trình chuyển đổi hướng tới nền KTX, Báo cáo nghiên cứu của

sự

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế của Liên Hợp Quốc (Organization for

Economic Cooperatin and Development- OECD) đã phát triển các chỉ tiêu cho các Chính phủ lựa chọn sử dụng căn cứ vào tình hình của mỗi quéc gia (OECD,

2011) Có thể chia các chị

~ Các chỉ sô kinh tê: chỉ sô về tỉ

này thành ba nhóm sau đi

lầu tư, tỉ

án lượng và việc làm

trong các lĩnh vực đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững, chăng hạn như GDP xanh - Các chỉ số môi trường: chỉ số sử dụng hiệu quả tài nguyên, về ô nhiễm ở mức độ ngành hoặc toàn nền kinh tế (ví dụ như hệ số sử dụng năng

lượng/GDP, hoặc hệ số sử dụng nước/GDP)

~ Các chỉ

ng hợp về tiến bộ và phúc lợi xã hội: ví dụ như các chỉ số tổng hợp về kinh tế vĩ mô, bao gồm ngân sách quốc gia về kinh tế và môi trường, hoặc những chỉ số thể hiện sự bao quát về phúc lợi, ngoài định nghĩa

hẹp của GDP bình quân đầu người (UNEP, 2011)

Đồng thời, các tổ chức đa quốc gia lớn khác như Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế của Liên Hợp Quốc (OECD) và Ngân hàng Thế giới đang xây dựng các báo cáo và chiến lược liên quan đến các khái niệm tương tự,

chẳng hạn như “Tăng trưởng xanh” (OECD 2011) và “Tăng trưởng xanh bao trùm” (World Bank 2012) Ngân hàng Thế giới (2012) định nghĩa tăng trưởng

xanh bao trùm là tăng trưởng kinh tế mang tính bền vững với môi trường;

nghĩa là “hiệu quả, sạch sẽ và có khả năng phục hồi hiệu quả trong việc sử

dụng tài nguyên thiên nhiên ở chỗ giảm thiểu ô nhiễm và các tác động đến môi trường, và khả năng phục hồi ở chỗ nó giải quyết được các hiểm họa

thiên nhiên và vai trò của quản lý môi trường và vốn tự nhiên trong việc ngăn

Trang 30

“KTX” cé 18 c6 thé được hiểu tốt nhất bằng cách đề cập đến các nguyên tắc của nó, thường được hiểu rõ và thống nhất dựa trên, thay vì một định nghĩa cụ thể Cơ quan Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc (UNDESA) đã đưa ra một danh sách tổng hợp gồm mười một nguyên tắc như sau:

¡ Nền KTX là một phương tiện nhằm mục đích đạt được sự phát triển bền vững,

ii Nền KTX cần tạo ra công ăn việc làm tốt và công ăn việc làm xanh

iii Nền KTX là sử dụng và khai thác tài nguyên và năng lượng hiệu quả v Nền KTX tôn trọng ranh giới hành tỉnh hoặc giới hạn sinh thái hoặc

sự khan hiếm

v Nền KTX sử dụng việc ra quyết định tổng hợp

vi Nền KTX đo lường tiến độ vượt ra ngoài GDP bằng cách sử dụng các chỉ só/thước đo thích hợp

vii Nền KTX là bình đẳng, công bằng, bao gồm cả công bằng trong và giữa các quốc gia và công bằng giữa các thế hệ

viii Nền KTX bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái

ix Nền KTX mang lại hiệu quả giảm nghèo, cải thiện cuộc sống, sinh kế, bảo trợ xã hội và tiếp cận các dịch vụ thiết yếu

x Nền KTX cải thiện quản trị và Nhà nước pháp quyền Nó bao gồm:

dân chủ, có sự tham gia, có trách nhiệm giải trình, minh bạch và ổn định

xi Nền KTX tác động đến các yếu tố bên trong (Allen 2012)

Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về phát triển bền vững tổ

chức tháng 6/2012 tại Rio de Janeiro, Braxin (Rio +20), khái niệm “KTX”

được sử dụng gắn với các hoạt động từ sản xuất, tiêu dùng đến xây dựng lối sống, mỗi hoạt động gắn với từ “xanh” thể hiện ý nghĩa là “thân thiện với môi

trường” (UNEP, 2012),

Trang 31

làm tăng nhiệt trái đất, có biện pháp ngăn chặn sự cạn kiệt nguồn tài

nguyên và suy thoái môi trường

KTX có thể là một nền kinh tế cần thiết trong thời gian khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng sinh thái của chúng ta

Nền KTX phụ thuộc vào các dạng năng lượng tái tạo, bền vững Các hệ thống này hoạt động với mục tiêu cuối cùng là cắt giảm lượng khí thải carbon, khôi phục đa dạng sinh học, dựa vào các nguồn năng lượng thay thế và nói chung là có mục đích bảo tồn môi trường

Trước đây, quan điểm phát triển phổ biến là kinh tế nâu Kinh tế nâu là

một khái niệm đối lập với KTX và thường được sử dụng để ám chỉ các hoạt

động kinh tế chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt mà không đề ý lâu dài, gây

hại cho thiên nhiên Kinh tế nâu thường tập trung vào tăng trưởng kinh tế hay

nói cách khác là lợi nhuận mà bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực lên môi

trường và xã hộ

Các đặc điểm chính của kinh tế nâu bao gồm:

- Sử dụng tài nguyên hóa thạch: Kinh tế nâu dựa vào sự sử dụng rộng rãi

của tài nguyên hóa thạch như dau, khí đốt, than đá để sản xuất năng lượng và phục vụ cho sản xuất hàng hóa Điều này thường dẫn đến lượng lớn khí nhà kính thải ra môi trường và góp phần vào sự biến chuyển khó đoán của khí hậu

- Ơ nhiễm mơi trường: Kinh tế nâu thường không chú trọng đến việc kiểm soát tác nhân gây hại cho môi trường, khiến cho giảm chất lượng không,

khí, nước và đất đai Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động công nghiệp

truyền thống như sản xuất hàng hóa và chế biến sản phẩm thường là chủ thể gây ra nhiều loại ô nhiễm

- Lãng phí tài nguyên: Kinh tế nâu thường không quản lý tài nguyên mà

chỉ tập trung khai thác sử dụng để hưởng lợi dẫn đến lãng phí và cạn kiệt tài

Trang 32

- Tăng trưởng không bền vững: Kinh tế nâu tập trung vào phát triển kinh tế ngay tức khắc mà không quan tâm đến sự hoạt động lâu dài trong tương lai Điều này là nguyên nhân cho việc khô cạn nguồn tài nguyên và gây hại đến môi trường cho thế hệ sau

- Tạo ra không bình đẳng xã hội: Kinh tế nâu thường không quan tâm

đến việc phân chia tài nguyên và lợi ích trong xã hội Đây cũng là nguyên

nhân dẫn đến tăng cường sự bất bình đăng và chia rẽ trong xã hội

Kinh tế nâu thường được so sánh và tương phản với KTX, một hướng

phát triển tập trung vào tạo ra giá trị kinh tế bền vững, thân thiện với thiên

nhiên và đồng thời đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại và tạo điều kiện thuận

lợi cho thế hệ tương lai

Xu hướng tăng trưởng, phát triển từ “nâu” sang “xanh” vẫn đang là chủ

đạo trong phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia Bởi lẽ không chỉ thực tế gánh nặng, áp lực khắc phục, giải quyết hệ quả nặng nề của tăng trưởng, phát triển nâu đối với tương lai phát triển tiếp tục của từng quốc gia và của cả thế

giới mà còn cả bởi lợi ích của tăng trưởng, phát triển xanh đem lại cho tương

lai Sự tất yếu chuyên sang tăng trưởng, phát triển xanh cũng cần có thời gian cho nhận thức và hành động nhưng chắc chắn là sẽ ít hơn nhiều vì tăng trưởng, phát triển xanh cũng là phát triển bền vững, hay đúng hơn là cách thức, phương thức thực hiện phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Qua những khái niệm trên, rõ ràng KTX là mô hình mục tiêu của các nước Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia của UNEP thi quá trình xanh

hóa không những tạo thêm của cải, đặc biệt đối với vốn tự nhiên, mà còn gia tăng tốc độ tăng trưởng GDP Nền KTX còn là trụ cột để giảm nghèo Trong thời kỳ quá độ sang nền KTX, những việc làm mới được tạo ra sẽ dần thay thế việc làm bị mắt đi do chuyển đổi từ nền kinh tế nâu sang xanh Tuy nhiên, sẽ

có giai đoạn tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, đòi hỏi sự quan tâm vào công tác tái

Trang 33

KTX và tăng trưởng xanh

Tăng trưởng xanh và KTX là hai khái niệm liên quan nhưng có nội dung khác biệt KTX và tăng trưởng xanh liên hệ đến việc tạo ra tăng trưởng

kinh tế bền vững và thân thiện với môi trường Mặc dù có thể có sự giao đối giữa hai khái niệm này, chúng đều nhằm kết quả cuối cùng gia tăng giá trị kinh tế trong bối cảnh bảo vệ môi trường và tài nguyên

KTX chú trọng vào việc phát triển kinh tế bằng cách tối ưu hóa sự sử dụng tài nguyên và giảm tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Nó thúc đây sự chuyển đổi từ nguồn năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái sinh và sử

dụng tài nguyên một cách hiệu quả hơn thông qua các công nghệ sạch và tiến bộ

KTX khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và phát triển các ngành công nghiệp mới có khả năng giảm đi các yếu tố làm hại môi trường Nó cũng liên quan đến

việc thúc đầy tạo ra việc làm mới trong các ngành công nghiệp bền vững

Tăng trưởng xanh nhấn mạnh vào việc tạo ra sự tăng trưởng kinh tế bền

vững và tạo sự hài hòa giữa kinh tế-xã hội-môi trường, Nó tập trung vào việc cải

thiện chất lượng cuộc sống của con người thông qua sự phát triển kinh tế, hoàn thiện hệ thống giáo dục, nâng cao sức khỏe và truy cập đến dịch vụ cơ bản Tang trưởng xanh không chỉ tập trung vào mục tiêu kinh tế mà còn chú trọng đến sự cân đối giữa đời sống xã hội lành mạnh với môi trường xanh-sạch-đẹp

Tóm lại, KTX có thể được xem như một phần của tăng trưởng xanh, trong đó việc phát triển kinh tế và sử dụng tài nguyên được thực hiện một cách bền vững Tăng trưởng xanh không nhất thiết phải dựa vào KTX, nhưng

tiến tới xây dựng KTX chính là giải pháp giúp đạt được mục tiêu tăng trưởng

xanh Mối quan hệ giữa KTX và tăng trưởng xanh thể hiện mục tiêu chung của việc phát triển kinh tế và xã hội trong bối cảnh bảo vệ môi trường, đảm

Trang 34

KTX va kinh tế tuyến tính, kinh tế tuần hoàn

Mối quan hệ giữa KTX và các mô hình kinh tế tuyến tính, kinh tế tuần

n sản xuất và tiêu

hoàn liên quan đến sự chuyên đổi trong cách chúng ta tiếp

dùng, nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững và thân thiện với môi trường KTX và Kinh tế tuyến tính: KTX thường tập trung vào việc giảm

ưu

thiểu lãng phí tài nguyên và tạo ra giá trị từ tài nguyên thông qua việc tó hóa sự sử dụng chúng Điều này đối lập với kinh tế tuyến tính, trong đó tài

nguyên thường bị lăng phí và không được tái sử dụng hoặc tái chế KTX

khuyến khích việc sử dụng công nghệ sạch, tái chế, sử dụng lại và sản xuất

sản phẩm có tuổi thọ cao để tạo ra giá trị từ tài nguyên đã khai thác và gìn

giữ môi trường, trong khi đó kinh tế tuyến tính thường thiên về việc tiêu thụ nhiều tài nguyên cho việc làm ra sản phẩm có tuổi thọ ngắn, dẫn đến phung

phi tai nguyên và ô nhiễm môi trường

KTX và Kinh tế tuần hoàn: KTX có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế tuần hoàn, trong đó nguyên tắc cót lõi là tái chế và tái sử dụng tài nguyên đề tạo ra chu trình sản xuất và tiêu dùng Kinh tế tuần hoàn thúc đẩy việc sản xuất ra sản phẩm theo một quy trình để có khả năng tái chế và sử dụng lại một cách hiệu quả KTX khuyến khích việc áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn để giảm lãng, phí tài nguyên, tiết kiệm năng lượng và gìn giữ môi trường

KTX thường dựa vào nguyên tắc kinh tế tuần hoàn để thúc đẩy việc sử dụng tài nguyên và tạo ra giá trị một cách bền vững

Trang 35

KTX với phát triển bền vững Định nghĩa của phát triển bền vững bao trùm tất cả các khái niệm đã được trình bày Hội đồng Môi trường Thế giới (WCED) đã xác định phát triển

bền vững như "quá trình phát triển thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không gây ảnh hưởng đến khả năng của thế hệ tương lai dé đáp ứng nhu cầu

của chính họ" (WCED, 1987).Vì thế, KTX là một phần của tăng trưởng lâu

đài, tập trung vào phát triển cân bằng hai yếu tố là kinh tế và môi trường KTX có thể được coi là một công cụ hoặc phương tiện vì mục tiêu phát triển bền vững Cả hai khái niệm cùng hướng đến mục tiêu tạo ra giá trị kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ tài nguyên và môi trường cho tương lai Mối liên kết giữa KTX và phát triển bền vững là vô cùng chặt chẽ giữa việc

đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế và sự tôn trọng, bảo vệ môi trường, đảm bảo

tính bền vững cho cả xã hội hiện tại và tương lai

2.1.2 Ngành chăn nuôi với phát triển kinh tế xanh

Ngành chăn nuôi có tiềm năng thúc đẩy phát triển KTX thông qua việc

vận dụng các biện pháp và thực tiễn thân thiện với môi trường Dưới đây là

một số cách ngành chăn nuôi có thê đóng góp vào phát triển KTX:

Quản lý dinh dưỡng và thức ăn bền vững: Xây dựng các chế độ ăn uống và dinh dưỡng hiệu quả cho động vật có thê giảm lượng thức ăn cần sử

dụng, giảm thiểu khí nhà kính và phát thải động vật, cũng như giảm tác động

lên nguồn nước và đất đai Dùng thực phâm hữu cơ và thực phẩm tái chế là một phần quan trọng trong việc thúc đây sự bền vững

Quản lý phân bón và chất thải: Điều trị và bón phân cho cây trồng từ phân động vật có thẻ tránh được việc đầu độc nguồn nước và đất đai do phân

bón hóa học gây nên Nghiên cứu về cách xử lý phân bón và chất thải từ chăn

Trang 36

Sử dụng năng lượng từ nguồn tái tạo: Sử dụng năng lượng tái tạo từ mặt trời hoặc gió trong hoạt động chăn nuôi để giảm tối đa việc khai thác thiên nhiên để sản xuất năng lượng hóa thạch

Van hành sạch và tái chế tài nguyên đề sử dụng: Tái sử dụng và tái chế

các tài nguyên như nước, nguyên liệu xây dựng chuồng trại, vật liệu đóng gói

và sản phẩm từ chăn nuôi có thể giảm lãng phí và tạo ra giá trị bền vững

Tích hợp quản lý sạch vào quy trình chăn nuôi: Áp dụng các phương

pháp quản lý thực phẩm sạch và an toàn trong ngành chăn nuôi có thể giúp đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao và các hoạt động sản xuất được bền vững

Khuyến khích nuôi trồng kết hợp: Hình thức kết hợp chăn nuôi với việc trồng cây trồng trọt, giúp tối ưu hóa đất đai, giảm ảnh hưởng xấu lên môi trường và tạo ra chuỗi thực phẩm chăn nuôi và phân bón cây trồng tự cung tự cấp một cách bền vững,

Chuyển đổi công nghệ xanh: Sự áp dụng các công nghệ xanh trong ngành chăn nuôi có thể giúp tối ưu hóa quản lý, theo dõi sức khỏe động vật, và giảm thiểu khai thác tài nguyên

'Vậy nên việc đưa ngành chăn nuôi đi theo khuynh hướng tăng trưởng, KTX yêu cầu sự hợp tác giữa các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp, các

nhà nghiên cứu và cộng đồng đề thúc đẩy việc tiền hành các phương pháp và thực tiễn bền vững

Do sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phâm chăn nuôi, phần lớn là do tăng trưởng dân só, tăng thu nhập và đô thị hóa liên tục trong ít nhất ba thập kỷ tới, sự gia tăng năng suất chăn nuôi trong thời gian gần đây chủ yếu nhờ

vào những phát triển trong phương pháp và kỹ thuật chăn nuôi, dinh dưỡng và

sức khỏe vật nuôi sẽ tiếp tục góp phần tăng sản lượng tiềm năng, nâng cao

hiệu quả và lợi ich di truyén (Lloyd Phillips, 2019),

Các hoạt động PTKTXCN bao gồm những hoạt động đây mạnh KTX

Trang 37

- Sir dung nhién ligu sach trong ngành chăn nuôi thay cho nhiên liệu hóa thạch;

- Quan ly tai nguyên nước hiệu quả do tính khan hiếm ngày một tăng

đo bốc hơi liên quan đến sự nóng lên tồn cầu, do ơ nhiễm nước ngầm, do dân số thế giới gia tăng và do quản lý kém các tài nguyên sẵn có;

-_ Bảo tồn thiên nhiên và môi trường;

~_ Giáo dục và nâng cao nhận thức của các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi

Tổng kết lại, ba yếu tố cần thiết để ngành chăn nuôi đạt được tính bền vững là (¡) sự chấp nhận của xã hội về tính bền vững trong ngành chăn nuôi; (ii)

khả năng kinh tế của doanh nghiệp chăn nuôi; (ii) trách nhiệm với môi trường

cụ thể đối với đất, không khí, nước, động vật (Lloyd Phillips, 2019) Đặc biệt,

nền tảng PTKTXCN là chính sách của Nhà nước, khoa học công nghệ, thị trường và truyền thông (Phan Sĩ Mẫn, 2020)

2.2 Các lý thuyết liên quan đến phát triển kinh tế xanh trong chăn nuôi KTX được nhắc đến lần đầu vào năm 1989 bởi Pearce và cộng sự và trong dữ liệu nghiên cứu mà Nghiên cứu sinh có thẻ tiếp cận chưa có học thuyết về PTKTXCN Do vậy, Nghiên cứu sinh trình bày một số lý thuyết mà nghiên cứu sinh cho rằng có liên quan chặt chẽ đến PTKTXCN, cụ thể như sau:

2.2.1 Lý thuyết về sử dụng tài nguyên bền vững

Lý thuyết này nhắn mạnh việc sử dụng tài nguyên như nước, thức ăn và năng lượng trong sản xuất chăn nuôi cần được thực hiện bền vững, tức là đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu và bảo vệ tài nguyên Các tác giả đưa ra lời khuyên đề cải thiện sự ồn định lâu dài trong sản xuất chăn nuôi, bao gồm van dụng công nghệ tiên tiến để tiết kiệm tài nguyên và giảm khí thải, xây dựng, các hệ thống quản lý tài nguyên tân tiến hơn, và khuyến khích khách hàng

Trang 38

Tất cả các hoạt động trong sản xuất chăn nuôi đều sử dụng các nguồn tài

nguyên quan trọng như nước, thức ăn và năng lượng Tuy nhiên, việc khai thác

các nguồn tải nguyên này được thực hiện không đúng cách có thể làm tồn hại đến môi trường và nguy cơ cho sự bền vững của sản xuất chăn nuôi Vì

thuyết về sử dụng tài nguyên bền vững trong sản xuất chăn nuôi khuyến khích quả cao nhất mà vẫn đảm

việc sử dụng các nguồn tài nguyên sao cho đạt hiệt

bảo, duy trì lâu dài Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận bền vững hơn để khai thác các nguồn lợi tự nhiên, đảm bảo rằng nhu cầu về nguồn tài nguyên được cân bằng với khả năng bảo vệ và phục hồi tài nguyên Các tác giả đề xuất một vài gợi ý để cải thiện sự bền vững của sản xuất chăn nuôi Đầu tiên, việc vận

dụng các máy móc kỹ thuật tiên tiến như chế biến thức ăn tối ưu, quản lý phân bón và xử lý nước thải có thể giúp tiết kiệm tài nguyên và giảm khí thải Thứ

hai, xây dựng các hệ thống quản lý tài nguyên thông minh có thể giúp giảm lượng chất thải, bảo vệ đất đai và tăng cường sự đa dạng sinh học Cuối cùng, khuyến khích khách hàng ủng hộ các hàng hóa từ sản xuất chăn nuôi bền vững, có thể tạo động lực cho các nhà sản xuất chăn nuôi để tập trung vào sản xuất bền vững hơn và cung cấp nhiều sản phẩm da dang theo mong muốn từ khách

hang (Rich, K.M., Hobbs, D.R and Vincelli, P.A., 2010)

2.2.2 Lý thuyết về giảm khí thải trong chăn nuôi

Nội dung lý thuyết tập trung vào việc giảm khí thải trong chăn nuôi thông qua áp dụng các biện pháp giảm khí thải như sử dụng dinh dưỡng hiệu quả nhất, sử dụng kỹ thuật quản lý phân bón, vận dụng các máy móc kỹ thuật

có hiệu suất cao và đây mạnh sản xuất năng lượng tái tạo Tác giả nhấn mạnh

rằng việc giảm khí thải không chỉ có lợi cho môi trường mà còn cải thiện hiệu

suất chăn nuôi và góp phan day thu nhập lên cho người nông dân Frank

Mitloehner nhận định rằng chăn nuôi là một ngành công nghiệp lớn và có tác

Trang 39

cho nền kinh tế và cung cấp nguồn thực phẩm cho con người Do đó, việc tối ưu hóa thực hiện sản xuất hàng hóa chăn nuôi để hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường là cần thiết Tác giả nhắn mạnh rằng các hoạt động sản xuất

chăn nuôi có khả năng tạo ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính như

methane và nitrous oxide, góp phần gây biến đổi khí hậu Vì vậy, việc giảm khí thải trong chăn nuôi là rất cần thiết Các phương pháp giảm khí thải trong, chăn nuôi có thể bao gồm cải thiện thức ăn cho đàn gia súc, dùng các phương, pháp quản lý phân bón và chat thải, ứng dụng các công nghệ hiệu suất cao, và phát triển năng lượng tái tạo Frank Mitloehner nhấn mạnh rằng các phương,

pháp này không chỉ giảm khí thải mà còn cải thiện hiệu suất chăn nuôi và tăng

thu nhập cho nhà chăn nuôi Tác giả cũng đề cập đến việc đo lường lượng khí

thải trong chăn nuôi và xác định mức độ tác động của các hoạt động sản xuất đến môi trường (Mitloehner, F 2013)

2.2.3 Lý thuyết về kinh tế tuần hồn trong nơng nghiệp chăn nuôi Lý thuyết về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp chăn muôi tập trung vào việc vận dụng các nguyên tắc và phương pháp của kinh tế vòng tròn vào hoạt động chăn nuôi để giữ gìn sự bền vững và tối đa hóa giá trị từ các tài nguyên có sẵn Trong lĩnh vực sản xuất chăn nuôi, lý thuyết đề xuất ứng dụng, các biện pháp bền vững có thể kể đến như tập kết và xử lý, chế tạo lại chất thải, dùng các nguồn năng lượng tái tạo, đây mạnh giám sát và chăm sóc thú y, và cho các con vật ăn thức ăn hữu cơ đề giảm lượng khí và chất thải ra môi

trường Các phương pháp này vừa giúp giảm ảnh hưởng của chăn nuôi đến

Trang 40

tiêu thụ sản phẩm, để đảm bao sự hiệu quả và bền vững của hệ thống (Wang,

H., Xie, H., Zhang, Y., & Fang, Z., 2020)

2.2.4 Lý thuyết về sử dụng phương pháp bền vững trong chăn nuôi

Lý thuyết về sử dụng phương pháp bền vững trong chăn nuôi nhấn mạnh

việc vận dụng các biện pháp chăn nuôi hiệu quả và bền vững nhằm tối đa hóa

giá trị sản phâm, giảm các khoản tiền phải đầu tư và tăng sự hiệu quả trong sản xuất chăn nuôi Điều này yêu cầu chú trọng đến việc tăng cường quản lý và chăm sóc thú y, cho ăn các thực phẩm tự nhiên không trồng bằng hóa chát, nuôi thả theo chu trình cụ thể, cân bằng sức chứa và phòng tránh bệnh tật Sử

dụng các phương pháp này không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất mà còn giúp

giảm thiểu tác động đến môi trường, tăng cường an ninh lương thực và tăng tính én định, dài hạn cho các lĩnh vực chăn nuôi Lý thuyết về áp dụng phương, pháp bền vững trong chăn nuôi đòi hỏi các nhà sản xuất chăn nuôi phải tập trung vào việc vận dụng các biện pháp hiệu quả và bền vững nhằm tối đa hóa

giá trị sản phẩm, giảm chỉ phí và tăng năng suất trong sản xuất chăn nuôi

đạt được điều này, cần tăng cường quản lý và chăm sóc thú y dé giảm thiểu

việc động vật bị bệnh tật, stress, nhiễm khuẩn Sử dụng thức ăn tự nhiên

không hóa chất giúp giảm thiểu các vi sinh vật gây hại cho sức khỏe của động, vật Nuôi thả đồng bộ là một mô hình hiệu quả để giảm thiểu sự lãng phí tài

nguyên và bảo vệ sức khỏe vật nuôi Cân bằng sức chứa là một phương pháp quản lý vùng chăn nuôi dựa trên số lượng động vật được nuôi trong một diện

tích đất nhất định và các điều kiện khác như nguồn nước, thức ăn và quản lý chất thải Phương pháp này giúp giảm tối đa tác nhân xấu đến môi trường Hon nữa, phòng tránh bệnh tật cũng là việc tắt yếu khi nuôi trồng bền vững Phòng, tránh bệnh tật cũng là giúp giảm sự lãng phí tài nguyên, tiết kiệm chỉ phí và tối

đa hóa giá trị sản phẩm Sử dụng các phương pháp này không chỉ giúp tăng

Ngày đăng: 04/01/2024, 11:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w