Trang 1 TRUONG DAI HOC NGAN HANG TP HO CHi MINH KHOA: QUAN TRI KINH DOANH BAI TAP NHOM CHỦ ĐÈ: “Phân tích cách thức duy trì và thay đỗi văn hóa doanh nghiệp” Trang 2 Thanh vién nhom 9
Trang 1TRUONG DAI HOC NGAN HANG TP HO CHi MINH KHOA: QUAN TRI KINH DOANH
BAI TAP NHOM
CHỦ ĐÈ: “Phân tích cách thức duy trì và thay đỗi văn hóa doanh nghiệp”
Trang 2Thanh vién nhom 9:
CO
AYNNDM
PWN
SS ej Ho va tén
Quang Thi Huyén Trang Nguyễn Linh Chi
Tran Thi Hoang Yén Tran Van Tam
Trang 3Lời mớ đầu
Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức, là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và Xử lý các van dé với môi trường xung quanh Văn hoá doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu của sự triển thương hiệu vì hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp chính là tai sản vô hình của mỗi doanh nghiệp Vì vậy có thể nói, vai trò văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng trong đối với sự phôn thịnh và phát triển của doanh nghiệp đó
Tuy vậy, từ nguyên lý “vô thường” của Đạo Phật đến phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác — Lênin đều đã chứng minh không có gì trên thế giới này là bất biến Văn hoá doanh nghiệp cũng vậy, cũng cần phải thay đổi Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp là ổn định, ít thay đổi hơn và khác với sự thay đổi của các kế hoạch, chiến lược kinh doanh hay công nghệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp Vậy, chúng ta hiểu thế nào về thay đổi văn hóa doanh nghiệp? Khi nào nên thay đổi văn hóa doanh nghiệp? Những nguyên tắc và vai trò của thay đổi văn hóa doanh nghiệp đối với doanh nghiệp Chúng em xin được tìm hiểu và trình bày
trong bài tiểu luận này với chủ đề: “Phân tích cách thức duy trì và thay đổi văn hóa doanh
Trang 4PHAN TICH CACH THUC THAY DOI CUA VAN HOA DOANH NGHIEP
1 Khai niém về thay đối văn hóa doanh nghiệp:
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là thay đổi một số hoặc toàn bộ các yếu t6 tao nén
văn hóa doanh nghiệp như quan niệm về giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, phương thức quản lý, các nội quy, chính sách đã được các thành viên trong doanh
nghiệp chấp nhận, tuân theo
Thay đổi văn hóa doanh nghiệp cũng chính là quá trình củng cố và phát triển văn
hóa doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu chung doanh nghiệp đề ra Thay đổi văn hóa
để nền văn hóa phù hợp hơn với sự phát triển của doanh nghiệp Quá trình thay đổi thường diễn ra không đơn giản, đòi hỏi phải có sự có gắng, đóng góp của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp, mà trước hết là lãnh đạo doanh nghiệp, thường là người khởi xướng thay đổi
2 Nhận diện sự thay đổi của văn hóa doanh nghiệp: 2.1 Vì sao phải thay đổi văn hóa doanh nghiệp?
© Văn hóa doanh nghiệp được hình thành trong nhiều năm, được củng có, duy trì và
phát triển qua nhiều thế hệ các thành viên trong doanh nghiệp Mọi thành viên đều ngầm
định thừa nhận các giá trị văn hóa và rat lo ngai thay đôi sang các giá trị mới Chính vì
những lý do đó mà thực hiện thay đổi văn hóa doanh nghiệp rất khó khăn
© Van hoa doanh nghiệp được hình thành trong nhiều năm: Theo thời gian các yếu tố văn hóa được hình thành trong doanh nghiệp và được tất cả mọi thành viên chấp nhận Doanh nghiệp cảng hoạt động lâu năm thì các yếu tố này càng trở nên bền vững Nó được mặc nhiên thừa nhận và trở thành thói quen của mọi người Vì vậy thay đổi văn hóa
không phải điều dễ dàng
Trang 5chung với mình Vì vậy văn hóa doanh nghiệp sẽ được các nhân viên mới góp phần củng có, duy trì và phát triển
©_ Tâm lý ngại thay đổi của mọi người: Khi đã chấp nhận nền văn hóa đã được định hình lâu năm thì bản thân mỗi thành viên rất ngại thay đổi nó Họ thường không muốn có
sự xáo trộn và thường có tâm lý bất an khi thay đổi Thay đổi văn hóa doanh nghiệp lại
có tác động tới tất cả mọi thành viên Vì vậy tâm lý ngại thay đổi sẽ cản trở lớn tới quá trình thay đổi văn hóa trong doanh nghiệp
© Van hóa doanh nghiệp lại là một yếu tố có khuynh hướng “chống lại sự thay đổi”
nên thay đổi văn hóa của tổ chức là một trong những thách thức lớn nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- _ Thứ nhất, văn hóa doanh nghiệp cũng giống như những thói quen được hình thành trong nhiều năm từ sự tương tác qua lại giữa các thành viên nên khó thay đổi - - Thứ hai, văn hóa doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ chính những người sáng lập
doanh nghiệp Các giám đốc doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng những người cũng có phong cách giống họ nên văn hóa đã được định hình của doanh nghiệp sẽ được các nhân viên mới góp phần củng cô và phát triển
- _ Thứ ba, các thành viên trong một tổ chức thường cảm thấy thoải mái với văn hóa
hiện tại và thông thường chỉ khi có một sự kiện quan trọng tác động, chăng hạn
như doanh nghiệp sắp bị phá sản, bị mất hàng loạt khách hàng và doanh thu giảm sút mạnh thì mới có cơ hội thay đổi văn hóa doanh nghiệp
2.2 Những biểu hiện của văn hóa công ty không lành mạnh:
Những biểu hiện rất đáng nói về văn hóa công ty không lành mạnh của các công ty này chính là cách mà người ta giải quyết những vẫn đề sau:
- Tự mãn về hiệu quả làm việc của công ty
Trang 6* |{ có sự đôi mới trong dịch vụ và các sản phâm của công ty cũng như cung cách
phục vụ khách hàng
° Đội ngũ nhân viên bi động, ít chủ động trong việc thay đôi và cải tiên công việc và có thái độ trông chờ vào câp trên
° Nhân viên công ty gôm cả những người lãnh đạo câp cao lại làm việc máy móc và không nhạy bén với việc kinh doanh
° Đội ngũ lãnh đạo thì chậm trong việc xử lý những người làm việc không có hiệu quả
- Những người lãnh đạo không tiễn hành cải tổ công ty mà chỉ giảng giải về những
dự định và kế hoạch của họ
° Nhân viên công ty thì châp nhận cách làm việc kém hiệu quả và đê mặc cho nó dẫn đến sự sa sút chung của công ty
Những miêu tả trên đã trình bày một số đặc điểm đặc trưng của văn hóa công ty không lành mạnh ở nhiều công ty Malaysia Đề tôn tại được trong một môi trường đây thách thức phía trước, các công ty cần phải giải quyết vân đề văn hóa công ty Nhưng các công ty không thể nào đủ sức để mà vòng vo quanh van dé này bằng cách chỉ đưa ra những giải pháp tình thế, trước mắt
Xây dựng văn hóa công ty hợp lý thì không chỉ dừng lại ở việc họp hành đề xuất ý
kiến trong mây ngày nghỉ cuối tuần tại một khu nghỉ nào đó của công ty Trái lại cần phải
có một cam kết lâu dài ghi nhớ những nội dung cốt yếu và buộc mọi người trong công ty thực hiện chúng nhăm đem lại những kết quả như mong muốn Tuy nhiên những nỗ lực bỏ ra đề làm được việc này cũng khá là đáng kẻ
3 Xác định thời điểm thay đối văn hóa doanh nghiệp:
- Khi hai hay nhiều hơn hai công ty có nên tảng khác nhau tiến hành sát nhập với
nhau và trong các hoạt động của họ có sự dâu hiệu của môi bất hòa triền miên giữa những
Trang 7nhau, vì vậy khi sát nhập với nhau ít nhiều cũng có những chênh lệch Khi đó phải có một nên văn hóa chung cho doanh nghiệp mới, để tạo nên sự hòa hợp và xây dựng cách thức hoạt động chung
- Khi một công ty đã có nhiều năm hoạt động kinh nghiệm và cách thức hoạt động của nó đã ăn sâu cố rễ đến mức nó cản trở sự thích ứng với những thay đổi và sự cạnh tranh trên thị trường của chính công ty ây
° Khi một công ty chuyển sang hoạt động ở một ngành nghề hay một lĩnh vực
hoàn toàn mới khác và phương thức hoạt động cũ lúc này lại đe dọa sự sống cịn của cơng ty đó
°Ư Khi một công ty mà đội ngũ nhân viên đã quá quen với việc làm việc trong
những điều kiện thuận lợi của thời kì kinh tế phát triển nhưng lại không thể thích ứng
được với những khó khăn thách thức do suy giảm kinh tế gây ra
Các công ty nên sớm tiến hành đánh giá về sự cần thiết phải thay đổi văn hóa công ty bởi sẽ mật nhiều thời gian để quá trình thay đổi này tỏ rõ tính hiệu quả của nó Nếu một công ty càng chẩn chờ bao nhiêu thì khi thực hiện sẽ càng trở nên khó khăn bây nhiêu Chăc chăn hậu quả của việc trì hoãn này sẽ là rât lớn
Trong số những hậu quả xâu do việc chậm trễ thay đổi văn hóa công ty gây ra là
nhân viên có tinh thần làm việc thấp, tỉ lệ thay việc nhân viên cao, phàn nàn của khách hàng ngày càng nhiêu, nhiều cơ hội và công việc kinh doanh bị bỏ lỡ, năng suất làm việc
thấp, chậm thích ứng với những thay đổi mới, hiệu quả làm việc bị ảnh hưởng xấu, văn
hóa ứng xử tại nơi làm việc thiểu lành mạnh
Trang 8° Khi doanh nghiệp đứng trước những thông tin tiêu cực : Các thông tin tiêu cực về cách thức hoạt động hay danh tiếng của doanh nghiệp xuất hiện cũng là lúc nên thay đôi Văn Hóa Doanh Nghiệp nhăm xóa bỏ những thông tin tiêu cực đó, củng cố uy tín và sức ảnh hưởng của doanh nghiệp
Vấn đề then chốt ở đây là các công ty cần phải thay đổi văn hóa công ty của mình trước khi những tình trạng không mong muốn như trên trở nên không thê kiểm soát được Đương nhiên là mỗi công ty trong những hồn cảnh đó khơng phải thực hiện quá nhanh quá trình thay đổi văn hóa công ty hoặc thay đổi quá khiêm tốn bởi làm như vậy sẽ đe dọa sự tôn tại của chính công ty ấy Con đường tiến tới việc thay đổi văn hóa công ty
Văn hóa công ty là cách mà mà người ta giải quyêt mọi việc trong một công ty Đó
là một loạt những tiêu chuân bao gôm niêm tin, cách nhìn nhận sự việc, các gia tri côt yêu
và lối ứng xử giữa mọi người trong công ty đó
Chính những yếu tố rất quan trọng này đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và quyết định tương lai của một công ty Nghiên cứu của chúng tôi khi làm việc với rất nhiều tập đoàn đa quốc gia cũng như các công ty trong nước đã cung cấp cho chúng tôi những cái nhìn sâu sắc vê con đường đê tiên tới việc thay đôi văn hóa công ty
4 Chiến lược thay đôi Văn hóa doanh nghiệp:
e Sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp cần thực hiện theo một quy trình gồm các bước cơ bản
e Khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp và xác định nhu cầu, mức độ,
xu hướng thay đôi
e Nghiên cứu, dự báo trung và dài hạn về những thay đổi môi trường kinh doanh và những cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp
e Tổ chức soạn thảo nội dung, kế hoạch sự thay đôi phù hợp
e Phát huy dân chủ, thảo luận đi đến sự đồng thuận thống nhật của tổ chức về sự
Trang 9e Sau khi lãnh đạo phê duyệt, tổ chức giáo dục, truyền thông va áp dụng vào công việc và đời sông của doanh nghiệp
e Đánh giá chất lượng, hiệu quả và kiểm soát sự thay đối văn hóa doanh nghiệp
5 _ Những điều cần cân nhắc khi thay đổi Văn hóa doanh nghiệp:
e Tận dụng hoàn cảnh thuận lợi để thay đổi Văn hóa doanh nghiệp: như những lúc
doanh nghiệp hoạt động khó khăn là lúc thuận lợi đề tiến hành thay đôi
e Kết hợp thận trọng với lạc quan
e Hiểu được tâm lý con người ngại thay đồi
e Thay đổi nhiều yêu tố nhưng phải duy trì giá trị cốt lõi không đổi
e Thừa nhận tầm quan trọng của kỹ năng quản lý thay đổi: Chấp nhận thay đổi, thực hiện thay đồi, nhân rộng thay đổi
e Chọn lọc, điều chỉnh và tạo ra mẫu văn hóa phù hợp
e_ Phát triển khả năng lãnh đạo ở người chú/ người điều hành doanh nghiệp
* Thay đổi văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi phải:
+ Phải có thời gian: Thay đổi văn hóa liên quan nhiều tới yêu tô tâm lý, nên diễn
ra không thể một sớm, một chiều mà cần phải có thời gian chuẩn bị và thực hiện, nhanh
nhất là một năm, lâu có thể là năm, mười năm Vì vậy, doanh nghiệp không thể nóng vội thay đổi ngay lập tức Khi thực hiện thay đổi các yêu tố văn hóa, doanh nghiệp cần có thời gian chuẩn bị kỹ càng
+ Lãnh đạo phải là người thay đổi đầu tiên Là người khởi xướng thay đổi, nên nhà lãnh đạo là người có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình thực hiện thay đổi văn hóa doanh nghiệp Muốn người khác thay đổi, trước hết bản thân mình phải thay đổi Nhà lãnh đạo cần phải làm gương trong mọi hành vi, phải thực hiện thay đổi đầu tiên để các thành viên khác noi theo
Trang 10văn hóa doanh nghiệp hiệu quả là tìm được sự thống nhất của mọi thành viên Để làm
được điều đó, nhà lãnh đạo phải giải thích để mọi người hiểu rõ những lợi của việc thay đổi và lôi kéo mọi người vào thực hiện mục tiêu thay đôi chung
6 Nội dung thay đổi văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa doanh nghiệp có thể thay đổi nhưng rất khó và mắt nhiều thời gian Để có thể thay đổi được văn hóa doanh nghiệp, cần tập trung vào 3 yêu tố chủ yếu sau:
e Con người: Thay đổi con người trong doanh nghiệp thể hiện ở việc áp dụng phương pháp tuyên mộ, tuyển chọn, thuyên chuyển hay sa thải người lao động
e_ Cơ cấu tổ chức: Đề thay đổi văn hóa doanh nghiệp, nhà quản lý có thể tiến hành
thiết kế lại công việc nhằm tăng sự linh hoạt của vai trò của người lao động Mặc
khác, nhà quản lí có thể đề xuất thay đổi cơ cấu tổ chức nhăm đáp ứng yêu cầu mới trong môi trường luôn thay đổi như hiện nay
e _ Hệ thống quản lý: Thay đổi hệ thông quản trị nguôn nhân lực trong tổ chức như hệ
thống khen thưởng, đảo tạo và phát triển, công tác đánh giá thực hiện công việc
sẽ góp phân thay đổi văn hóa doanh nghiệp
7 Một số cách thức thay đổi văn hóa doanh nghiệp:
> Thay đổi bằng tinh thần tự nguyện:
Nhà lãnh đạo không áp đặt những giá trị văn hóa mới cho doanh nghiệp, mà bằng các cách khác nhau khơi dậy tinh thần tự nguyện thay đối của mỗi thành viên trong doanh nghiệp Bản thân các thành viên phải thấy được, muốn tốt hơn thì phải thay đổi và họ thực sự mong muốn thay đổi Lãnh đạo có thê lây ý kiến từ nhân viên và từ đó đề xuất những thay đổi, hoặc đưa ra những thay đổi để mọi thành viên đóng góp ý kiến
Trang 11Thay đổi với mức độ tổng thê có nghĩa là: cốt lõi Văn hóa doanh nghiệp (những quan niệm chung) về cơ bản vẫn được giữ nguyên nhưng các giá trị thuộc lớp văn hóa thứ nhất
và thứ hai sẽ được phát triển ở mức độ cao hơn, đa dang hoa va đôi mới hon Lây ví dụ,
doanh nghiệp sẽ có những khẩu hiệu làm việc mới, bầu không khí làm việc cũng sẽ thay đổi cho phù hợp với “phong cách” của sếp mới Hay thay đổi ở mức độ chỉ tiết: thay đổi ở một số bộ phận trong doanh nghiệp (thay đổi các nền tiểu văn hóa) cho phù hợp với điều kiện mới của môi trường kinh doanh Ví dụ, ở doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, phòng marketing sẽ tập trung hơn vào việc nâng cao kỹ năng và trình độ Những
thay đôi này, nếu tích cực và có hiệu quả, sẽ có ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn hóa của
doanh nghiệp
> Thay đổi bằng cách nhân rộng điển hình:
Cách thức này đòi hỏi nhà lãnh đạo cao nhất phải có tầm nhìn rộng để xác định xem nền
văn hóa doanh nghiệp của mình còn thiêu những yếu tổ nào, cần bồ sung như thế nào và tìm ra những cá nhân điển hình có những quan niệm chung phù hợp, có khả năng tạo ra thay đôi cho doanh nghiệp Phong cách làm việc của họ dần dân có ảnh hưởng đến toàn doanh nghiệp và hướng nền văn hóa phát triển theo hướng đã định
> Thay đồi thông qua phát triển doanh nghiệp:
Sự phát triển doanh nghiệp có thể định nghĩa như một quá trình thay đối có kế hoạch, được chỉ đạo từ trên xuống, bao gồm cả thay đổi về cơ sở vật chất và con người Dĩ nhiên không phải kế hoạch thay đổi nào của doanh nghiệp cũng bao gồm cả kế hoạch thay đổi văn hóa Để thực hiện phương pháp này, doanh nghiệp sẽ xây dựng một hệ thống thử nghiệm song song nhằm truyền bá, giáo dục những văn hóa mới (những quan niệm chung mới) Có thể doanh nghiệp sẽ gặp sai lầm, thất bại và thời gian tiến hành phương pháp này cũng rất lâu nhưng đây lại là phương pháp không gây xáo trộn và tâm lý lo lắng cho người lao động
Trang 12Càng ngày khoa học công nghệ càng phát triển và điều này cho phép các doanh nghiệp thay đối nhiều yếu tố trong đó có yếu tố văn hóa Nhà lãnh đạo sẽ nhờ vào ảnh hưởng của công nghệ mới để thay đổi các giá trị của nền văn hóa doanh nghiệp như: Sử dụng thư điện tử, tự động hóa Khi áp dụng công nghệ mới, bản thân mỗi nhà lãnh đạo, nhà quản
lý phải tự đổi mới cách quản lý của mình, và mỗi nhân viên phải tự đổi mới cách làm
việc của chính mình
> Thay đổi nhờ thay thế các vị trí trong doanh nghiệp:
Những người ở vị trí lãnh đạo, quản lý có ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp Có thể thay đổi văn hóa băng cách đưa người bên ngoài vào năm giữ những vị trí đó và tạo điều kiện để họ thay đổi cách làm việc, cách quản lý, lãnh đạo cũ Cách quản lý, lãnh đạo mới sẽ dan dan lam thay đồi các yếu tô văn hóa trước kia của doanh nghiệp
* Một số cách thức thay đôi khác:
- Thay đổi nhờ phát huy một cách có trật tự những nên tiêu văn hóa tiêu biểu: Sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong thời kì này năm trong sự đa dạng của các nên tiêu
văn hóa Một cách có ý thức hoặc không, nhà lãnh đạo thường đánh giá điểm mạnh yếu
của các tiêu nên văn hóa này và sớm muộn sẽ nghiêng về một nền văn hóa cụ thể Những thành viên thuộc về nên tiểu văn hóa này sẽ được ưu ái hơn, được thăng chức (dĩ nhiên là
một cách hợp lý và có trật tự) Ở chức vụ cao hơn các thành viên này có điều kiện phát triển và nhân rộng các giá tri ma ho tiếp thu được từ nên tiểu văn hóa của mình ra toàn
doanh nghiệp Thực chất, phương pháp này là sự mở rộng của phương pháp nhân rộng
điển hình” trong thời kì đầu của doanh nghiệp
¢ Thay đổi do các vụ scandal và việc phá vỡ các huyền thoại, biểu tượng Một số
yếu tố văn hóa doanh nghiệp bị phơi bày ra trước công chúng và bị chỉ trích mạnh mẽ 1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp:
1.1 Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ đâu?
Trang 13bat dau từ đâu Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ các giá trị của doanh nghiệp, mà khởi nguồn được truyền cảm hứng từ nhà lãnh đạo Mỗi một thành viên khi bước chân vào doanh nghiệp đều cần được khơi gợi tinh thần văn hóa, có như thế, văn hóa mới có thể ngày càng hoàn thiện, gìn giữ và phát huy
Ở Việt Nam, các tổ chức đều tựu chung một số giá trị điển hình:
e Sự thành thực: thành thực trong công việc, thành thực trong mọi vân đề
® Sự tự giác: sẵn sàng, tự giác trong công việc, không ngại khó khăn e Sự khôn khéo: khôn khéo trong ứng xử, biết cư xử đúng mực
Ngoài ra còn một số giá trị khác được dé cập tới như sự tự tin, sáng tạo Những gia tri
này sẽ là nền tảng định hướng cho văn hóa của doanh nghiệp 1.2 Vậy văn hóa doanh nghiệp là gi?
Văn hóa doanh nghiệp hình thành như một thuật ngữ trong kinh tế, hiện nay, có trên 300
định nghĩa vê khái niệm này:
Theo Gold K.A, văn hóa doanh nghiệp là “phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tô chức khác trong lĩnh vực.”
Theo lý thuyết của Kotfer và Heskett, văn hóa thê hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lân nhau phô biên trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyên, thường trong thời gian dai
“Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phố biến và tương đối
on dinh trong doanh nghiép” (Williams, A., Dobson, P & Walters, M.)
Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp là gốc rễ của công ty mà dù có bị quật ngã thì vẫn tồn
tại mãi Tựu chung, văn hóa doanh nghiệp chính là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây
dựng và hoàn thiện trong quá trình phát triên của doanh nghiệp
Nó chi phối mọi hành vi, cách làm việc, ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp
trở thành truyên thông cũng như khác biệt hóa của doanh nghiệp với tât cả các doanh nghiệp khác
2 Tại sao phải duy trì Văn hóa doanh nghiệp
Trang 14kĩ năng đó sẽ là kim chỉ nam dẫn dat nha lanh đạo vẽ nên bức tranh văn hóa doanh nghiệp mình
Văn hóa doanh nghiệp hình thành nhất quán trong một công ty, giữa các thành viên, xuất hiện từ triệt lý của người sáng lập, được truyên cảm hứng tới đội ngũ nhân lực đê cùng nâng tâm giá trị doanh nghiệp Chính vì vậy việc duy trì văn hóa của doanh nghiệp là điêu không thê coi nhẹ
Văn hóa doanh nghiệp cũng là nhân tố vô hình theo suốt chặng đường hình thành và phát triên của doanh nghiệp, duy trì văn hóa doanh là duy trì năng lượng, duy trì truyên thông, tiêp bước những thành công trong quá khứ và tiêp tục phát huy thúc đây sự phát triên của doanh nghiệp
Việc duy trì văn hóa doanh nghiệp sẽ là chất keo gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp trong dài lâu, thông nhât trong mục tiêu tư tưởng đê từ đó tạo động lực làm việc cho các thành viên góp phân tăng hiệu quả, chât lượng công việc
Đồng thời việc duy trì văn hóa doanh nghiệp cũng giống như việc duy trì thương hiệu
riêng của doanh nghiệp và sản phâm, kêt tinh từ văn hóa tô chức, văn hóa lãnh đạo, văn hóa kinh doanh
3 Làm thế nào để duy trì văn hóa doanh nghiệp?
Một vấn đề mà các chủ doanh nghiệp luôn phải đối mặt là làm thế nào dễ “bảo tồn” văn hóa doanh nghiệp khi đang ở trong giai đoạn phát triển Bởi lẽ tốc độ phát triển nhanh chóng có thể làm cho chủ doanh nghiệp cảm thấy như tinh thần và giá trị của công ty đã bị mai một
Từ những nhân tô xây dựng nên doanh nghiệp trên, hình thành 4 yêu tố quyết định vai trò duy trì văn hóa doanh nghiệp:
e Tiêu chuẩn tuyên dụng
e Chính sách hòa nhập vào doanh nghiệp e Người lãnh đạo
e Luôn giữ nét đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp
3.1 Tuyến dụng nghiêm ngặt để tìm ra ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp Một trong những cách tốt nhất để duy trì văn hóa doanh nghiệp là đặt ra tiêu chuẩn rõ ràng ngay từ khâu tuyển dụng Tiêu chuẩn tuyển dụng không chỉ là chọn ra
những ứng viên có trình độ chuyên môn và năng lực phù hợp với vị trí, nhiệm vụ mà còn
là tìm ra những ứng viên có lý tưởng, định hướng, tư tưởng phù hợp với mục tiêu và văn hóa của công ty
Trang 15khó có thể gắn kết với tổ chức giúp công ty phát triển vững mạnh, và ngược lại tổ chức cũng không thể dung nạp nhân viên này như một thành viên hoàn toàn đáng tin cậy
Bản thân quá trình tuyển chọn cũng cung cấp cho các ứng viên những thông tin về tô chức Những ứng cử viên nhận thức được sự mâu thuẫn giữa những giá trị của họ với
các giá tri của tô chức có thể tự loại bỏ mình ra khỏi cuộc thi Theo cách này, quá trình
tuyển chọn sẽ duy trì được văn hóa của một tổ chức thông qua việc loại bỏ những cá
nhân có thể xung đột hoặc làm xói mòn các giá trị cơ bản của văn hóa tô chức
Chang han như văn hóa phỏng vấn cua Zappos — quá trình rất quan trọng trong quyết
định liệu ứng viên có được nhận vào làm việc hay không Nhân viên mới sẽ được nhận
2,000 USD nếu cảm thấy công việc không phù hợp với họ sau khi kết thúc tuần đào tạo đầu tiên tại công ty Bên cạnh đó, 10 giá trị cốt lõi của doanh nghiệp cũng được phổ biến
và nhận được sự hưởng ứng của toàn bộ nhân viên Phần lớn nhân viên hiện nay được
phát hiện từ những bài đánh giả khả năng và phát triển năng lực Zappos cũng giành riêng ngân sách và các chính sách hỗ trợ nhân viên tham gia các buồi teambuilding và phát triển văn hóa công tự
Ưu tiên hàng đầu của các nhà quản lý khi tuyển dụng và làm việc chính là tìm kiếm các cá nhân có thể hòa nhập và phát triển văn hóa của công ty Điễu này sẽ tạo nên những nhân viên hạnh phúc và khi người lao động hạnh phúc, họ sẽ tạo nên những khách hàng hạnh phúc
3.2 Chính sách hòa nhập vào doanh nghiệp
Không một cá nhân nào có thể phù hợp 100% với tổ chức, đặc biệt là với những cá nhân mới được tuyên vào doanh nghiệp không được truyền đạt nhiều về văn hóa của doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp muốn nhân viên làm quen, thích ứng với văn hóa doanh nghiệp Quá trình này được gọi là sự hòa nhập vào doanh nghiệp
Quá trình hòa nhập được thể hiện như sơ đồ sau:
—> Nang suat lao dong
Gia đoạn Gia doan pha Cai đoạn biên Su cam kết với tổ chức
Trang 16Trước khi vào công ty nhân viên sẽ tìm đến công ty với các thái độ, giá trị, kỳ vọng được hình thành trong bản thân họ về cả công việc lẫn văn hố cơng ty
Giai đoạn đối mặt với thực tế:
Đây là giai đoạn ứng viên bắt đầu xem xét những giá trị, kỳ vọng của họ có đúng với thực tế ở công ty hay không Nếu kỳ vọng và thực tế mà khác biệt nhau thì những nhân viên mới phải trải qua quá trình hòa nhập để từ bỏ các giả thuyết ban đầu và thay vào đó là các giá trị, giả thuyết mà công ty thực sự cần và muốn ở người lao động Ngược lại nêu phù hợp thì đây cũng được xem là một trong những yếu tô góp phần vào việc duy trì văn hóa doanh nghiệp
Giai đoạn biến đổi về chất:
Đây là giai đoạn mà nhân viên mới phải giải quyết tất cả những sự khác biệt ở giai
đoạn đối đầu thực tế Để làm được điều này họ phải thay đổi: làm chủ các kỹ năng công việc, thực hiện tốt vai trò mới của mình ở công ty
Disneyland là một ví du
Toàn bộ nhân viên mới của Disneyland có hai ngày làm việc đầu tiên để nghe giảng và xem phim về việc công ty Disneyland mong đợi và kỳ vọng như thế nào về suy nghĩ và cách nhìn nhận của những nhán viên trong cong ty
3.3 Người lãnh đạo giữ vị trí then chốt trong việc duy trì văn hóa doanh nghiệp Chúng ta có thể xem xét sự thành công và phát triển của doanh nghiệp nhìn từ phương điện vai trò của người lãnh đạo đó là:
- _ Định hướng tổ chức bằng tâm nhìn và những mục tiêu cụ thẻ - _ Dẫn dãt tô chức vượt qua những khó khăn thách thức
- _ Trao cho cấp dưới chức năng nhiệm vụ rõ ràng dưới hình thức những đầu việc có
tính mục tiêu
- Tao mdi truong lam viéc tin cậy và hợp tác
- Đánh giá đúng mọi quá trình và quản lý sự thay đổi trong nội bộ theo hướng thích nghi tích cực với thế tiên phong
Nhu vay, các hành vi, cư xử và phong cách lãnh đạo, truyền cảm hứng của họ quyết định
việc duy trì văn hóa của công ty Mot ví dụ như:
Trang 17Văn hóa tôn trọng lẫn nhau giữa các quản lý và nhân viên tại Apple cũng do Tim Cook đề xướng Chính thành công trong quản trị này đã giúp ông ngày cảng được tín nhiệm bởi những nhân sự trong tập đồn cơng nghệ hàng đâu thế giới hiện nay
Bên cạnh sự quyén rũ, Tim Cook được đánh giá là người thân thiện với Phó Wall và
truyền thông Tuy nhiên, lúc cần, ông vẫn tỏ ra là một người quyết liệt Đặc biệt là phương châm làm việc “không cố quá khả năng” của ông luôn khiến nhân viên được làm
việc trong một môi trường “dé thd”
3.4 Luôn giữ những đặc trưng của văn hoá doanh nghiệp
Luôn giữ vững những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là điều mà các thế hệ lãnh đạo cũng như nhân viên của doanh nghiệp cần phải thực hiện để duy trì văn hóa doanh
nghiệp, nhất là trong thời buổi biến động kinh tế như hiện nay Để từ những giá trị đó
luôn phát huy những truyền thống của doanh nghiệp, tạo những thành tựu mới, song vẫn giữ được nét đặc trưng riêng của văn hóa doanh nghiệp
4 Kinh nghiệm về xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp của một số cơng ty 4.1 Tập đồn FPT
FPT là một trong số ít công ty có nền văn hóa riêng, giàu bản sắc, và không thể trộn lẫn Từ lâu, hình ảnh người FPT đã gắn với một mơi trường đồn kết, năng động, hải hước, nơi mỗi thành viên đều có thể phát huy tính sáng tạo, kỹ năng tổ chức trong mọi hoạt động FPT IS tự hào là một trong những công ty thành viên của FPT phát huy tốt nhất Văn hố Cơng ty
Nói đến Văn hố Cơng ty, mọi người hay nghĩ đến các hoạt động ngoại khóa Ở FPT IS, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là trong mọi hoạt động của đời sống công ty, trong cũng như ngồi cơng việc Có thể tạm chia thành hai loại: văn hoá “làm” và văn hoá “chơi”
-] Văn hoá “làm” được thể hiện trong các hoạt động chính thức của công ty Đó chính là những chuẩn mực trong công việc, là các giá trị cốt lõi như “làm việc hết mình”, “tận tụy với khách hàng”, “tôn trọng tự do dân chủ”, “khuyên khích sáng
tạo”
-] Văn hoá “chơi” được thể hiện trong các hoạt động ngoại khóa (phong 31 trao),
không liên quan trực tiếp đến kinh doanh nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng