TRUONG DAI HOC TAI NGUYEN VA MOI TRUONG KHOA DIA CHAT VA KHOANG SAN
DO AN TOT NGHIEP
KHAO SAT DANH GIA TIEM NANG SET GACH NGOI KHU VUC XA DINH HIEP, HUYEN DAU TIENG,
TINH BINH DUONG
Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Yến Nhi MSSV: 0150100028 Khóa: 2012 —- 2017
Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Tiến Sơn ThS Trần Đức Dậu
Trang 2TRUONG DAI HOC TAI NGUYEN VA MOI TRUONG KHOA DIA CHAT VA KHOANG SAN
DO AN TOT NGHIEP
KHAO SAT DANH GIA TIEM NANG SET GACH NGOI KHU VUC XA DINH HIEP, HUYEN DAU TIENG,
TINH BINH DUONG
Sinh viên thực hiện: Hồ Ngọc Yến Nhi MSSV: 0150100028 Khóa: 2012 —- 2017
Trang 3LOI CAM ON
Sau 4 năm học tập, rèn luyện tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
TP.HCM, được sự chỉ bảo, giảng dạy tận tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô
khoa Địa chất và Khoáng Sản, em đã tích lũy cho mình được nhiều kiến thức bổ ích
Đặc biệt trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, cũng
như những đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của quý thầy cô
Để đạt được kết quả ngày hôm nay, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS Nguyễn Tiến Sơn và ThS Trần Đức Dậu, giảng viên khoa Địa chất và Khoáng sản - trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã tận tình giúp đỡ, quan tâm theo sát chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam,
đặc biệt là ThS Nguyễn Tiến Sơn đã tạo điều kiện cung cấp nguồn tài liệu để em làm
cơ sở thực hiện đồ án
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Địa chất và Khoáng sản, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã tận tình dìu dắt và truyền đạt cho em những kiến thức lý thuyết cũng như thực hành trong thời gian em học tập ở trường
Tuy vậy, do kiến thức còn hạn hẹp và kinh nghiệm còn hạn chế nên đồ án tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của của quý thầy cô để em có điều kiện bổ sung, hoàn thiện kiến thức của
Trang 4MUC LUC
TÓM TẮTT -22-©22222222EEE22E12271122711271112111271121112111221121112111111121211 1e 1 MO DAU 0c eccccscscecsscesssesssecssvesssesssvesssvesssessussivessssessvesisessivessnessisessuesssectstesssesssteeeseeeaee 2 1 TINH CAP THIET CUA DATN 00 cccccscsessssessssesssessseesssessstessseesseesssessieesssessseessieees 2
2 MỤC TIÊU CỦA ĐATTN 2-222222221122211127111227112221221122.222 re 2
3 NỘI DƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2¿©22222+22+22EE22Exzzrrzcrre 3 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -22¿+2+2+22EEE22E152222112271527212 2211 cee 3 CHƯƠNG l 2222 2222222152711122211221122122.112 222 Eerere 4 TÔNG QUAN 222-22222212221122112211211122112111211122112111211112112121 re 4 1.1 TONG QUAN CAC NGHIEN CỨU LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ TÀI 4
1.3 GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU 7
LBL Vi tri dia ly 7
1.3.2 Mạng lưới sông suối 2: 22+2222+2EE+EEE22EEE2EEE227121711227122711222 E2 rre 10
1.3.3 Địa hình và thảm thực vật < SE SE SE E1 1E 51 n1 TY Hưng rườn 10 1.3.4 Điều kiện 5LI00010/ 5007001117 ố 11
1.3.5 Đặc điểm khí hậu 2-©222+2E22EEE22212221227112711271.27112112211 211k 11 1.3.6 Đặc điểm kinh tế nhân văn -2 2+©22+EE+EEE2EEEE72E227122721.222 E2 rre 13
CHƯƠNG 2 - 222 222252222112221122211222112222 22222222 2ererrree 14
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2-©22222222E22E1522211122711271112211221 Eccee 14 2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU - 14 2.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VĂN PHÒNG -2- 2222222222222 17 2.4 PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐỒ . - 22 222222222221221112211221112211221121 2.1 xe 18
CHƯƠNG 3 2222 2222222221222711222711227112221112221122211122211122112221222222122 re 22
KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN -2-©-22+222+2E2222212221122112221122112111211121121ee 22 3.1 ĐẶC ĐIÊM CẤU TẠO ĐỊA CHẤTT -2-©-2¿+22222EE2EEE22E222223222222222ecEe, 22 3.1.1 Vị trí mỏ trong cấu trúc địa chất chung của vùng . - + 22
Trang 53.2.4 Tinh chat cong nghé ctia khoang sam eecceessseesssessssessseesssessseesseesseeessees 29 3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BIÉN THIÊN THÂN KHOÁNG -2 cs¿ 30 3.3.1 Theo bề dày 3.3.2 Theo độ sâu 3.3.3 Theo KhOng ¬ n5 34 3.4 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOANG SAN o.oo cssssssseessseesseessseessessseesseeseeeess 35
3.4.1 Đối với mỏ sét gạch ngói Định Hiệp - 25252 222222 +22zE+E+eszzzezxzerre 35
3.4.2 Đối với vùng mở rộng nghiên cứu 2- -22+2++++E+z+Ez+2+£zz+zzxz+rzexre 37 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 2-©-22+222+2EE2EEE222122711227112711211127112112111 2E ee 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO -22©2222S222SEEE92E122221227112711227112711211122112112111.Eee 44
PHỤ LỤC 2222222222222112211222112211222 22.2222 eeererree 46
Trang 6BTNMT CP ĐH ĐT KHKT LK Nnk QCVN QD SHLK TB TCVN TT UBND
DANH MUC TU VIET TAT
Trang 7DANH MUC BANG
Bang 1.1 Tọa độ các điểm goc MO Dinh Hi€p oo aAA 9
Bảng 1.2 Thống kê lượng mưa tại khu vực nghiên cứu từ 2010 - 2015 12
Bang 3.1 Bang so sánh kết quả phân tích thành phần độ hạt - 2222222222 25
Bảng 3.2 Bảng so sánh kết quả phân tích chỉ số dẻo 22 222222+2zE+2EEz+czzz+rez 26
Bảng 3.3 Bảng quy đổi hàm lượng CaO, MgO sang CaCO;, MgCO 27 Bảng 3.4 Bảng so sánh kết quả phân tích thành phần hóa học 22-2222 27
Bảng 3.5 Thành phần khoáng vật sét Định Hiệp theo phân tích Ronghen nhiễu xạ 28
Bảng 3.6 Thành phần khoáng vật sét Định Hiệp theo phân tích Nhiệt vi sa 28
Bảng 3.7 Bảng so sánh kết quả phân tích cường độ nén và độ hút nước của sét thuộc
mỏ Định Hiệp với tiêu chuẩn chất lượng sét dùng để sản xuất gach đặc 29
Bảng 3.8 Bảng so sánh kết quả phân tích cường độ nén và độ hút nước của sét thuộc mỏ Định Hiệp với tiêu chuan chất lượng sét dùng để sản xuất ngói 2 29
Bảng 3.9 Kết quả tính toán hệ số biến thiên thân khoáng theo bề đày 31
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ vị trí giao thông mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tinh Bình Dương -22-©2©22+EEE2EEE+EEE22EE2EEE2271227112112711211.2221 22 e 8 Hình 1.2 Ranh mo Dinh Hiệp trên Google Earth - 52525252 2+*+szz>z£zzzz+zzz>zzss2 9 Hình 1.3 Suối Bót năm ở phía Đông của mỏ 22 22+z2+2EE22EE2+2EEz+Exerrrrerree 10
Hình 1.4 Thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu - ¿2 + s52 52 +2++zzz+ezesz>zxzxzezs+ 10
Hình 1.5 ĐT750 hướng từ mỏ về Thị trấn Dầu Tiếng 2222222222222 11
0000089015000 0008 5 11
Hinh 1.7 Dan cu gan [40)00/0300130)195000 1880 13
Hình 2.1 Tạo cấu trúc bảng 2-©22+2222E21222112221227111711127112711211221121 e1 cre 18 li: 005i 19
Hình 2.3 Chọn giá trị độ cao muốn Xuất . 2 s+2s+2E92ES2E12E125122127122122121 22222 2Exe 20 Hình 2.4 Bảng tọa độ và giá trị độ cao trên MapInf0 - 2-2525 +s+s+s+z>+szzzxzezs+ 20
li: 0Ð sh (500130112: 5á 80 00 34 Hình 3.2 Vùng mở rộng nghiên cứu đánh giá tiềm năng - 22+222z+2222zzz+2 38 Hình 3.3 Điểm A dùng để nội suy bề dày thân sét -2- 22 222222EE222EE2EEerrrrerrer 38 Hình 3.4 Sơ đồ nội suy bề dày thân khoáng vùng mở rộng nghiên cứu 39
Hình 3.5 Diện tích vùng mở rộng nghiên cứu xác định trên Mapinfo 41
Trang 9TOM TAT
Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác - chế biến khoáng sản của tỉnh
Bình Dương đã và đang ngày càng phát triển về khối lượng cũng như chất lượng sản
phẩm Hoạt động này không những đáp ứng được nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng của tỉnh mà còn tham gia cung cấp cho các địa phương lân cận
Trong giai đoạn tới, nhu cầu vật liệu xây dựng của tỉnh Bình Dương sẽ ngày một tăng, đặc biệt là sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói (sau đây gọi tắt là sét gạch ngói) Bên cạnh yêu cầu về khối lượng còn đòi hỏi chất lượng ngày một cao để phục vụ cho các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Bình Dương nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung
“Sét gạch ngói ở tỉnh Bình Dương có tiềm năng lớn, chất lượng khá tốt; hiện nay phần lớn sản lượng sét khai thác đều được dụng để sản xuất gạch, ngói, phục vụ xây dựng” (Nguồn: Quyết định số 89/QĐÐ-UBND ngày 13 tháng 1 năm 2014 của Uy ban nhân dân tỉnh Bình Dương - Phê duyệt Đề án Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đánh giá hiện trạng và Xây dựng Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương đến 2015, tầm nhìn
đến năm 2020) Do đó việc khảo sát đánh giá tiềm năng sét gạch ngói khu vực xã Định
Trang 10MỞ ĐẦU
1 TÍNH CÁP THIẾT CỦA ĐATN
Bình Dương là một trong những tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ có nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng tương đối phong phú Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhu cầu xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng tăng của tỉnh Bình Dương nói chung, huyện Dầu Tiếng và khu vực
nghiên cứu nói riêng, làm cho nhu cầu cần nguyên vật liệu sử dụng làm vật liệu xây
dựng ngày một tăng, trong đó có nguồn nguyên liệu là sét gạch ngói
Theo báo Tài nguyên và Môi trường thì sản lượng khai thác sét thực tế của tỉnh Bình Dương năm 2015 đạt 885.101 mỶ (kể cả sản phẩm phụ trong các mỏ đá), giảm so với năm 2014, nguyên nhân do một số mỏ cũ đã khai thác hết trữ lượng và đang đóng cửa mỏ, một số mỏ mới được cấp phép chưa đạt công suất cấp phép Phương án quy
hoạch của tỉnh Bình Dương là thực hiện thăm dò, khai thác một số mỏ mới và mở rộng mỏ cũ, trong đó có mỏ sét Định Hiệp thuộc xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương để phục vụ nhu cầu tại chỗ của các địa phương đang thiếu hụt nguồn sét
(Nguồn: Quyết định số 89/QĐÐ-UBND ngày 13 thang 1 nam 2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương - Phê duyệt Đề án Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đánh giá hiện trạng và Xây dựng Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Bình Dương đến 2015, tầm nhìn đến năm 2020)
Trong những năm tới, nhu cầu về nguồn vật liệu xây dựng là rất lớn, trước mắt
là nguyên liệu sét để sản xuất gạch ngói phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng - kỹ thuật Do đó việc nghiên cứu đề tài “Khảo sát đánh giá tiềm năng sét gạch ngói khu vực xã Định Hiệp, huyện Dâu Tiếng, tỉnh Bình Dương” có ý nghĩa quan trọng và
thiết thực nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản
2 MUC TIEU CUA DATN
Khao sat danh gia tiém năng sét gạch ngói mỏ Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện
Trang 113 NOI DUNG VA PHAM VI NGHIEN CUU Nội dung nghiên cứu:
- _ Đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu
- _ Đánh giá chất lượng sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói của mỏ Định Hiệp thuộc xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương trên diện tích 2,415 ha
- _ Đánh giá mức độ biến thiên thân khoáng mỏ Định Hiệp trên diện tích 2,415 ha - Đánh giá trữ lượng sét gạch ngói mỏ Định Hiệp đến cấp 121 trên diện tích
2,415 ha; định hướng mở rộng mỏ, dự báo tài nguyên phần mở rộng nghiên cứu trên diện tích 1,046 ha
Phạm vi nghiên cứu:
Tại mỏ Định Hiệp thuộc khu vực xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, trên diện tích 2,415 ha và vùng mở rộng nghiên cứu với diện tích 1,046 ha
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập và tham khảo tài liệu
Sử dụng internet thu thập và tham khảo các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn đánh giá chất lượng sét gạch ngói; thu thập và tham khảo các tài liệu địa
chất, các báo cáo thăm dò từ Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam
Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành quan sát cấu tạo địa chất khu vực nghiên cứu ngoài thực tế Đồng
thời thu thập một số thông tin, hình ảnh thực tế về giao thông, dân cư, thảm thực vật
khu vực nghiên cứu
Phương pháp bản đồ
Sử dụng phần mềm Mapinfo 12.0 và Surfer 11 để làm bản đồ khối địa hình mỏ
Định Hiệp
Phương pháp xử lý văn phòng
- So sánh kết quả phân tích mẫu sét mỏ Định Hiệp với TCVN 4353:1986 và
QCVN 49:2012/BTNMT Từ đó đánh giá chất lượng sét gạch ngói
- Từ thiết đồ mô tả lỗ khoan thăm dò đánh giá sự biến thiên thân khoáng
Trang 12CHUONG 1
TONG QUAN
1.1 TONG QUAN CAC NGHIEN CUU LIEN QUAN DEN DE TAI
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thé giới, khoáng sản là một nguồn lực để
phát triển, do đó việc khảo sát đánh giá tiềm năng khoáng sản đóng vai trò quan trọng, góp phan tạo tiền đề cho việc khai thác, chế biến khoáng sản, thúc đây phát triển kinh
té sau này
Hiện nay ở nước ta, có rất nhiều công trình và tài liệu về đánh giá tiềm năng
khoáng sản sét gạch ngói, như một số tài liệu sau:
Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Dũng và nnk (2012) cho thấy sét gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có nguồn gốc phong hóa và trầm tích Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất gạch ngói trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sử dụng chủ yếu sét có nguồn gốc trầm tích tuổi Đệ tứ phân bố trong hệ tầng Vĩnh Phúc và trầm tích
Holocen Về đặc điểm chất lượng, tất cả các mỏ và điểm sét trầm tích đều có thành phần khoáng vật chủ yếu là Hidromica, thứ yếu là Kaolinit; các thành phần khác như Monmorilonit, Thạch anh, Mica, Carbonat chiếm tỷ lệ nhỏ hoặc vắng mặt
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Cần và nnk (2004) cho thấy kết quả phân
tích thành phần hóa học, tính chất cơ lý, kết quả nung thử nghiệm sét tại các xã Hòa
Bắc, Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Phú, thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép (theo TCVN 4353:1986), sét đạt yêu cầu sử dụng làm gạch; tuy nhiên kết quả phân tích thành phần hóa học và các tính chất kỹ thuật tại xã Hòa Ninh không đảm bảo yêu cầu chất lượng sét sản xuất gạch ngói, mẫu
không kết khối ở 1100°C
Riêng ở khu vực tỉnh Bình Dương có rất nhiều nghiên cứu, báo cáo thăm dò sét
gạch ngói, bao gồm các mỏ đã và đang khai thác, mỏ mở rộng và mỏ mới:
Theo báo cáo kết quả thăm dò của Nguyễn Tiến Sơn và nnk (2009) cho thấy sét gạch ngói Long Nguyên 2 thuộc hệ tầng Bà Miêu, diện phân bố thân sét chỉ chiếm khoảng 2/3 diện tích tồn mỏ, thân khống sét phân bố từ Đông sang tới gần trung tâm
về phía Tây mỏ với bề dày trung bình 8,66 m Kết quả tính toán mức độ biến thiên
thân khoáng theo bề dày cho thấy chúng thuộc loại không ổn định Tuy nhiên chất
Trang 13lượng sét hoàn toàn đáp ứng yêu cầu sản xuất gạch ngói Ngoài ra báo cáo còn phân tích, đánh giá khoáng sản đi kèm (cát bột pha sét thuộc hệ tầng Thủ Đức) trong tầng
phủ mỏ Long Nguyên 2; với kết quả phân tích thành phần độ hạt và tính chất cơ lý cho thấy đất phủ này chỉ sử dụng làm vật liệu san lấp ở những phần địa hình cao do hàm
lượng bột sét sao sẽ khó có khả năng đầm chặt ở vùng địa hình thấp
Theo báo kết quả thăm dò của Nguyễn Tiến Sơn và nnk (2009) cho thấy sét gạch ngói mỏ Tân Hiệp 2 có nguồn gốc trầm tích thuộc hệ tầng Bà Miêu Lớp phủ tương đối dày với chiều dày trung bình 9,97 m, khoáng sản đi kèm (cát xây dựng) thuộc hệ tầng Đất Cuốc; vì lớp phủ dày nên đã tiến hành phân tích thành phần độ hạt và tính chất cơ lý của khoáng sản đi kèm, từ đó định hướng sử dụng làm vật liệu phục
hồi sau khai thác mỏ hoặc sử dụng rải đường cho vận chuyên nội mỏ Mức độ biến thiên thân khống sét khơng ôn định nhưng chất lượng sét rất ôn định Thân khoáng có
xu hướng phát triển về hướng Đông - Đông Nam của mỏ
Theo báo cáo thăm dò của Nguyễn Văn Cường và nnk (2014) cho thấy sét gạch ngói Bố Lá có nguồn gốc trầm tích thuộc hệ tầng Bà Miêu; chiều dày sét trung bình 17,1 m Kết quả phân tích mẫu cho thấy sét có cường độ kháng nén cao, được lý giải
do mặc dù sét có hàm lượng SIO; hơi cao nhưng có chứa một số khoáng vật dễ chảy,
các hợp phần này nóng chảy len lỏi vào các hợp phần khác, có vai trò như xi măng gắn kết, làm tăng đáng kể cường độ kháng nén vật liệu nung Chất lượng sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói nung tốt
Theo báo cáo thăm dò của Nguyễn Tiến Sơn và nnk (2016) cho thấy sét gạch ngói Định An thuộc hệ tầng Bà Miêu, khoáng sản đi kèm có thành phần gồm cát bột, cát bột lẫn sạn sỏi Kết quả phân tích thành phần độ hạt, chỉ số đẻo cho thấy sét Định An hoàn toán đáp ứng yêu cầu nguyên liêu sản xuất gạch đặc, còn để sản xuất ngói phải xử lý thành phần sỏi Mức độ biến thiên thân khoáng theo bề dày đạt mức ổn
định Thân khoáng mỏng dần về phía Tây Nam, từ đó có thê định hướng phát triển, mở
Trang 141.2 MOT SO KHAI NIEM LIEN QUAN DEN DE TAI
Theo Thông tư 22/2009/TT-BTNMT ngày 11/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ đá sét:
Sét: 1a san pham tram tích gắn kết yếu, khi nhào với nước tạo thành khối dẻo, dé
tạo hình, đễ bảo quản hình đã tạo, khi phơi hoặc sấy khô vẫn giữ nguyên được hình
dạng và sau khi nung ở nhiệt độ thích hợp thì cứng chắc và bền vững
Theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT ngày 07/6/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn:
Thân khoáng: là tập hợp tự nhiên liên tục khoáng chất có ích được xác định chất lượng, kích thước và hình thái đáp ứng các chỉ tiêu hướng dẫn của khai thác công nghiệp
Tài nguyên khoáng sản rắn: là những tích tụ tự nhiên của các khoáng chat ran bên trên hoặc trong bề mặt trái đất, có hình thái, số lượng, chất lượng đáp ứng những
tiêu chuẩn tối thiểu để có thể khai thác, sử dụng một hoặc một số loại khoáng chất từ các tích tụ này đem lại hiệu quả kinh tế tại thời điểm hiện tạo hoặc trong tương lai Tài
nguyên khoáng sản rắn được chia thành: tài nguyên khoáng sản rắn xác định và tài
nguyên khoáng sản rắn dự báo
Tài nguyên khoáng sản rắn xác định: là tài nguyên khoáng sản rắn đã được đánh giá, khảo sát, thăm dò xác định vị trí, diện phân bố, hình thái, số lượng, chất
lượng, các dấu hiệu địa chất đặc trưng với mức độ nghiên cứu địa chất từ chắc chắn
đến dự tính
Tài nguyên khoáng rắn dự báo: là tài nguyên khoáng sản rắn dự báo trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản trên cơ sở các tiền đề và dấu
hiệu địa chất thuận lợi cho thành tạo khoáng sản với độ tin cậy từ suy đoán đến dự
đoán
Trữ lượng khoáng sản rắn: tài nguyên khoáng sản rắn là một phần của tài
nguyên khoáng sản rắn xác định đã được thăm dò và việc khai thác, chế biến chúng mang lại hiệu quả kinh tế trong những điều kiện thực tiễn tại thời điểm tính trữ lượng
Trang 15Phân cấp trữ lượng và tài nguyên người ta dựa trên cơ sở liên kết 3 nhóm thông
tin chính là hiệu quả kinh tẾ, nghiên cứu khả thi và mức độ nghiên cứu địa chất
Cấp trữ lượng tài nguyên có tên gọi theo mã số gồm 3 chữ số như sau:
- _ Chữ số đầu tiên thể hiện mức độ hiệu quả kinh tế: số l - có hiệu quả kinh tế, số
2 - có tiềm năng hiệu quả kinh tế, số 3 - chưa rõ hiệu quả kinh tế
- Chữ số thứ hai chỉ mức độ nghiên cứu khả thi: số 1 - mức độ nghiên cứu khả thi, số 2 - mức độ nghiên cứu tiền khả thi, số 3 - nghiên cứu khái quát
- _ Chữ số thứ 3 thể hiện mức độ tin cậy nghiên cứu địa chất: số 1 - chắc chắn, số 2
- tin cậy, số 3 - dự tính, số 4 - dự báo
Trong đó, nhóm tài nguyên xác định được phân thành hai loại: trữ lượng và tài
nguyên, trữ lượng được phân thành 3 cấp: trữ lượng cấp 111, 121 và cấp 122 Tài nguyên được phân thành 6 cấp: tài nguyên cấp 211, 221, 222, 331, 332 và cấp 333,
nhóm tài nguyên dự báo phân thành 2 cấp 334a và 334b, đối với các mỏ đá sét được phân thành một cấp là 334
1.3 GIỚI THIỆU KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.1 Vị trí địa lý
Mỏ sét Định Hiệp có diện tích 2,415 ha thuộc xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tinh Binh Duong, cach tinh lộ ĐT750 khoảng 1,3 km về phía Tây Bắc, cách UBND xã
Định Hiệp khoảng 6,2 km về phía Đông Bắc, cách trung tâm huyện Dầu Tiếng khoảng
13 km về phía Đông Bắc Vị trí giáp giới như sau: - _ Phía Đông giáp: xã Long Hoa
- _ Phía Nam giáp: xã An Lập
- _ Phía Tây Bắc giáp: xã Định Thành, xã Dinh An - _ Phía Bắc giáp: xã Minh Tân
Trang 16” fe - Hồ Đá eh Xã Trừ Văn Thố BIN AHIER a Xã Cây Trường ———— ^ | | ) == “| Xã Lai Uyên J ov XaLongTan \ |Ì ÿ
TT Dầu Tiến fis \ \ x
“HUYỆN DẦU TIẾNG ˆ ƒ\ T Š ZK seer T | # # vị) g og Sự CHI DAN ts *# l 3 , Vị trí mổ Định Hiệp xdaA TÊN BEN CAT ã Long Nguyên J Đường nhựa a Hung Sông, suối S| :
Ranh giới tinh ⁄
Ranh giới huyện £ ấu Quan 2BEN CÁT— Ranh giới xã 'ãu Đội \ TT; Mỹ Phước pe i eS ah Lưới toa độ VN2000 7L su f Bình Dương, múi 6 độ Xã An Điến HP bà E E T E ỳ ot :
Biên hội bản dé giao thông từ bản đổ địa hình
tỷ lệ 1:50.000, hệ VN 2000 Mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, Ban dé vi tri giao thông
huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
Trang 17Diện tích mỏ Định Hiệp là 2,415 ha; ranh giới mỏ Định Hiệp được giới hạn bởi các điểm góc có tọa độ như bảng 1.1 và hình 1.2:
Trang 181.3.2 Mạng lưới sông suối
Mạng lưới dòng chảy trong khu vực chủ yếu là suối nhỏ, về phía bắc khu vực
nghiên cứu khoảng 2 km có suối Văn Tám, phía tây I km có suối Cốm, phía đông 1,5 km có suối Cam Xe, phía đông 20 m là suối Bót, tất cả đều chảy về hồ Hà Nù
Hình 1.3 Suối Bót nằm ở phía Đông của mỏ 1.3.3 Địa hình và thảm thực vật
Khu vực nghiên cứu có mặt nghiêng địa hình thấp dần về phía Đông, độ cao
15,39 - 26,50 m Thảm thực vật chính tại khu vực thăm là cây cao su, cây bụi,
: su Ta tra
Hình 1.4 Thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu
Trang 191.3.4 Điều kiện giao thông vận tải
Khu vực thăm dò nằm cách đường trải nhựa ĐT750 khoảng 1,3 km Đường vào khu vực mỏ được trải cấp phối nên rất thuận tiện trong việc vận chuyền sau này
Hình 1.6 Đường vào mỏ
1.3.5 Đặc điểm khí hậu
Khu vực tỉnh Bình Dương chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa, từ tháng 5 - I1, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000 mm Nhiệt độ trung bình hằng năm là 27°C Số giờ nắng trung bình 2.400 giờ Chế độ không khí âm tương đối cao
Trang 20Tổng hợp lượng mưa tại mỏ trong 5 năm (2011 - 2015) thu thập tại Đài Khí
tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ thuộc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia như sau: Bảng 1.2 Thống kê lượng mưa tại khu vực nghiên cứu từ 2010 - 2015 am 2011 2012 2013 2014 2015 Thang] R Rx R Rx R Rx R Rx R Rx 1 93 1943| 5,2 21 8 6 0,6 | 0,6 | 30,7 16 2 12,8 | 8,4 0 0 8 6 91,2 | 73 0 0 3 8,2 | 5,7 | 107.4 | 46,3 13 12 103 | 58 | 17,7 | 17,7 4 925 |35,1| 51/7 | 25,7 87 23 174 | 41 | 29,6 18 5 235,9 |546| 387 | 65,2} 382 76 240 | 56 18 5 6 251,6 |43,6| 236 |56,7| 162 28 239 | 55 | 252 52 7 306,7 |49,3| 375,8 | 75 337 81 265 | S51 416 | 113 8 251,4 |30,1) 279.4 | 57,6 | 267 47 367 | 82 | 235 44 9 212,8 |30,3) 753,5 |103,1}| 434 | 124 | 489 | 88 177 58 10 | 154.1 |43,8| 195/7 | 51,1) 211 50 269 | 48 | 31,5 63 11 333 }22,1} 125.1 | 45 160 59 43 33 195 43 12 18,4 |13,3} 0 0 25 18 198 | 17 | 43,2 | 31 Nam /|1.587,0)54,6 |2.516,8 | 103,1 | 2.094,0 | 124,0 | 2.300,6| 88,0 | 1.445,7 | 113,0
R: Tong luong mua thang (mm) RX: Lượng mưa ngày cao nhất trong thang (mm)
Trang 211.3.6 Đặc điểm kinh tế nhân văn
Huyện Dầu Tiếng nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, trung tâm huyện cách thị xã Thủ Dầu Một 45 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 75 km, trục lộ chính là đường liên huyện, tỉnh lộ với bề rộng mặt đường 2 - 4 làn xe Dầu Tiếng có tiềm năng lớn về đất đai để phát triển trồng trọt với các loại cây công nghiệp, cây ăn trái và quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, là tiền đề thuận lợi dé phát triển sản xuất công nghiệp
Theo niên giám thống kê Bình Dương năm 2012 dân số khoảng 115.780 người, mật độ dân cư 160 người/km” Huyện Dầu Tiếng có 11 xã: Minh Hòa, Minh Thạnh,
Minh Tân, Định An, Long Hòa, Định Thành, Định Hiệp, An Lập, Long Tân, Thanh
An, Thanh Tuyền; 01 thị trấn: Dầu Tiếng
Khu vực xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương có dân chủ yếu là người Kinh, sống tập trung thành phường ấp Đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu là
buôn bán nhỏ, một số khác làm nương rẫy và trồng cao su Nhìn chung đời sống người
dân khá ổn định Trình độ dân trí, văn hóa của nhân dân khá cao, khu vực có trường phô thông các cấp và bệnh viện
Trang 22CHUONG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ THAM KHẢO TÀI LIỆU 2.1.1 Sử dụng internet thu thập các tài liệu
Quyết định số 06/2006/QĐ-BTNMT ngày 07/6/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn
Công văn số 3006/BTNMT-VPTL ngày 14/7/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc thực hiện quyết định sé 06/2006/QD-BTNMT-VPTL ngay 07/06/2006 Thông tư 22/2009/TT-BTNMT ngày 11/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Quy định về thăm dò, phân cấp trữ lượng và tài nguyên các mỏ đá sét”
TCVN 4353:1986 - Đất sét để sản xuất gạch ngói nung Yêu cầu kĩ thuật
QCVN 49:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa chất
khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền Phần Phụ lục 1: Các chỉ tiêu tối thiểu về chất
lượng khoáng sản áp dụng trong lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000
2.1.2 Thu thập, tham khảo và sử dụng nguồn tài liệu từ Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam
3 Nguyễn Tiến Sơn và nnk - Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (2016)
+ Xác định mạng lưới công trình thăm dò; thu thập các phương pháp, công trình thăm dò đã tiến hành để đánh giá tiềm năng khoáng sản:
Mạng lưới cơng trình thăm dị:
Tồn bộ diện tích thăm dò tại mỏ sét gạch ngói Định Hiệp đã bố trí theo mạng
lưới như sau :
- _ Khoảng cách tuyến thăm đò: 55m - 60m
- _ Khoảng cách công trình thăm dò trên tuyến: 100m - 130m
-_ Độ sâu thăm đò đến hết bề dày thân khoáng
Trang 23Các phương pháp, công trình thăm do bao gom:
-_ Công tác trắc địa
+_ Thu thập điểm địa chính cơ sở
+ Lap lưới đường chuyên kinh vi + Lập lưới khống chế độ cao kỹ thuật
+ Đo vẽ BÐ địa hình tỷ lệ 1:1.000 đồng mức 1m
+_ Đưa công trình từ bản đồ ra thực địa và các mốc ranh mỏ + Ðo thu công trình từ thực địa lên bản đồ
- _ Công tác địa chất Lập bản đồ địa chất mỏ tỷ lệ 1:1.000
+ Được tiến hành bằng các lộ trình khảo sát địa chất trên mặt kết hợp với
các công trình khai đào
+ Khảo sát 03 lộ trình tổng chiều dài 0,9 km; số điểm khảo sát đạt 786
diém/km?
- COng tac dia chat thủy văn — địa chất công trình
+ Do vé lap bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1:1.000, ngoài trời + Đo vẽ lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1:1.000, trong phòng + Quan trắc đơn giản mực nước lỗ khoan (5ngày/lần, mỗi lỗ khoan 06 lần/tháng) + Xửlý số liệu quan trắc + Thu thap tai liệu thủy văn - _ Công tác khoan + Công tác khoan: Tổng số mét khoan là 110,1m, trong đó: tầng phủ là 16,0m; thân khoáng sét là 87,6m
+ Công tác khai đào — dọn lộ: đào thủ công; các công trình dọn lộ nhằm tận
dụng các bờ moong trong nghiên cứu địa chat để khống chế lớp phủ và lay mâu
- _ Công tác lấy mẫu: Mẫu lõi khoan lấy lên, rửa sạch mùn khoan và được xếp vào khay mẫu 5 ngăn, mỗi ngăn Im Mẫu được lấy theo hiệp khoan, có ghi etiket và mô tả theo quy định Toàn bộ mẫu khoan được lấy và lưu giữ, làm cơ sở cho việc lấy các loại
mẫu thí nghiệm khác
Trang 24Mẫu cơ lý: Mẫu cơ lý đất được lấy bằng dụng cụ lấy mẫu chuyên dụng, đóng ngập xuống nền đất Mẫu lấy lên được cho vào hộp mẫu, bọc paraphin, ghi eteket và độ sâu lấy mẫu theo đúng quy định Tổng số mẫu 04 mẫu Mẫu độ hạt cơ bản và chỉ số dẻo: Mẫu được lấy ở các công trình khoan bằng cách chia đôi dọc lõi khoan, một nửa lấy đi thí nghiệm, còn một nửa lưu lại
tại kho lưu mẫu Chiều dài 1 mẫu đơn trung bình 3,0m Lớp cát hạt nhỏ kẹp
có chiều dày < Im được gộp chung vào mẫu Tổng số mẫu: 20 mẫu
Mẫu hóa cơ bản: Mẫu được lấy phần mẫu lưu của độ hạt - số dẻo nêu trên Tổng số mẫu: 20 mẫu
Mẫu hóa toàn diện: Lấy mẫu nhóm từ phần lưu của mẫu độ hạt chỉ số dẻo và lấy bằng chiều dày lớp sét Mẫu lấy được phân bổ đều trên diện tích thăm
dò Số lượng mẫu: 03 mẫu
Mẫu rơnghen - nhiệt vi sai: Được trích từ phần lưu mẫu hóa toàn diện Số lượng mẫu: Mỗi loại 03 mẫu
Mẫu vật liệu nung: Lấy theo mẫu gộp như mẫu hóa silicat Số lượng mẫu: 03 mẫu
Mẫu nước: Do trong lỗ khoan không có nước nên để đánh giá nguồn nước mặt có trong khu vực mỏ đã tiến hành lấy mẫu nước mặt tại hỗ nước có
trong mỏ Số lượng mẫu: 01 mẫu
- Công tác gia công mẫu: Mẫu sau khi lấy được gia công trước khi tiến hành phân tích Công tác phân tích, thí nghiệm mẫu: + + +
Mẫu độ hạt cơ bản và chỉ số dẻo
Mẫu hóa cơ bản: Mẫu được lấy phần mẫu lưu của độ hạt - số dẻo nêu trên Mẫu hóa toàn diện: Lấy mẫu nhóm từ phần lưu của mẫu độ hạt chỉ số dẻo và lấy bằng chiều dày lớp sét Mẫu lấy được phân bổ đều trên diện tích thăm
đò
Mẫu rơnghen - nhiệt vi sai: Được trích từ phần lưu mẫu hóa toàn diện Phân
tích mẫu rơnghen va nhiét vi sai nhằm xác định thành phần khoáng vật sét
Trang 25+ Mẫu vật liệu nung: Lấy theo mẫu gộp như mẫu hóa silicat toan dién Yéu cầu nung ở 2 nhiệt độ 950° và 1050°
+ Mẫu cơ lý đất: Phân tích các yêu cầu về tính chất cơ lý đất làm cơ sở tính toán góc đốc bờ moong cho việc khai thác sau này
+ Mẫu nước: Do trong lỗ khoan không có nước nên để đánh giá nguồn nước
mặt có trong khu vực mỏ đã tiến hành lấy mẫu nước mặt tại hố nước có trong mỏ Mẫu được phân tích hóa nước toàn diện và vi sinh mẫu
- _ Công tác lập báo cáo tổng kết
% Thiết đồ mô tả lỗ khoan mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu
Tiếng, tinh Binh Duong
# Kết quả phân tích mẫu sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu
Tiếng, tinh Binh Duong
& Cac ban vé kém theo: Ban dé vị trí giao thông mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã
Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, tỷ lệ 1:200.000; Bản đồ địa chất khu
vực mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, tỷ
lệ 1:50.000; Bản đồ địa chất mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, tỷ lệ 1:1.000
2.2 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
Thời gian khảo sát thực địa: 10/5/2016
Dựa vào tọa độ các điểm góc của mỏ sét Định Hiệp, sử dụng GPS xác định vị
trí khu vực nghiên cứu ngoài thực địa
Quan sát cấu tạo địa chất khu vực nghiên cứu ngoài thực tế
Thu thập một số thông tin, hình ảnh về vị trí địa lý, địa hình, thảm thực vật, giao thông, dân cư ở khu vực nghiên cứu
2.3 PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ VĂN PHÒNG
Từ kết quả phân tích mẫu, so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sét dùng đề sản xuất gạch ngói, từ đó đánh giá chất lượng sét gạch ngói Định Hiệp Hai tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh hiện hành là:
- TCVN 4353:1986 - Dat sét để sản xuất gạch ngói nung Yêu cầu kĩ thuật
Trang 26- Ngoài ra có một số chỉ tiêu không có trong TCVN 4353:1986 do đó tiến hành so sánh với QCVN 49:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa
chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền Phần Phụ lục 1: Cac chỉ tiêu tối thiểu về
chất lượng khoáng sản áp dụng trong lập bản đồ địa chất khoáng sản tý lệ 1:50.000
Từ thiết đồ mô tả lỗ khoan thăm dò và Bản đồ địa chất mỏ sét gạch ngói Định
Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, đánh giá sự biến thiên thân khoáng theo bề dày, độ sâu, không gian
Nội suy bề dày thân khoáng khu vực đánh giá tiềm năng theo công thức toán học, từ đó tính tài nguyên dự báo sét gạch ngói khu vực xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương
2.4 PHƯƠNG PHÁP BẢN ĐÒ
Tạo dữ liệu (DATA) từ bản đỗ địa chất mỏ trên phần mềm Mapinƒo 12.0 1 Xác định Table cần lấy dữ liệu
2 Xuất tất cả các tọa độ và giá trị độ cao các điểm của Table đó thành bảng
Browser
Các bước thực hiện như sau:
- _ Mở bản đồ địa chất mỏ trên phần mềm Mapinfo
- Chon Table can xuat toa do va giá trị độ cao (Cụ thể: do_cao_DH) Tao cấu
trúc cho bảng đó như sau:
+ Chon Table trén Menu thanh céng cu: Table\Maintenance\Table Structure Man hinh sé hién thi nhu sau:
Hình 2.1 Tạo cấu trúc bảng
Trang 27+ Tạo các trường dữ liệu theo các cột (Trong đó: TT - Thứ tự, Type: Chọn
Character; X,Y — Toa dd, Type: Chon Float; Z — DO cao, Type: Chon Character)
+ Sau khi thao tác xong nhắn OK Table đó sẽ đóng lại
- Click chuột phải chọn Layer Control\Add Layer\Chon Table vừa đóng (do_cao_DH)
- Trén Menu thanh céng cu: Tool\Tool Manager\Coordinate Extractor\Extrac
Coordinates\Chon Table can xuat (do_cao_DH)
- Sau do click OK, ta duoc bang Browser nhu sau: S5 ois AG 3| , TỊ X Y Zz [Ea t5: ha 516818 12558136 57168371 12595888 ST766099 125360454 57168946 12536369 57765036 125350307, aa 57166109 12535708 Bing 57166199 125356863 57166931 125356857 Aa STT6518 12558857 S171 125360246 aaeetue JÐ| E3 [Ø Hình 2.2 Bảng Browse
- Xuất giá trị độ cao (Text độ cao) tại các điểm tọa độ trên phần mềm Mapinfo
+ May tinh phai duoc cai dat chuong trinh Discover
+ Trén Menu thanh céng cu chon: Discover\Mapmaking\Update Table From
Text Labels Xuất hiện hộp thoại chọn Table cần xuất và vị trí cột muốn
xuất (Cụ thé la cét Z):
Trang 28hon Table cần xuất họn vị trí cột muốn xu: 8 — 1 +se=e=l9)| E][B]
Sr m 2A Eig None Seng None
Hình 2.3 Chọn giá trị độ cao muốn xuất + Sau khi nhấn OK xuất hiện bảng tọa độ và giá trị độ cao r9 [M All RRO Bex 5 | Esrms sees mis STs 586M nhe ve na: tranh 245 nu 23st 2a Sinh uses 235 sims usssn 255 SI71361 1253581 2430 nh 2038 S160 L2 E036 suy HA 125888 218 Simst 110 Be Srey Hsu 258 mana 1296s a2 i08, 123689 9x hen tt se hat tong sạn na 2587s 213 M608 to EB ma A608 Long ty smwa3t sexes 297 sree 1223305 20 sri 93g x3 8 7 |) Sse sana 250 Sma sass 2647
thục «eae|lÐ CÄ|ĐÌ—— sassy reco xa
records 1-25 0f 270
Hình 2.4 Bảng tọa độ và giá trị độ cao trên Mapinfo Trên Menu thanh công cụ: Querry\Select AIRCtrl + C
Các bước tiễn hành trên Surƒfer
Tạo file đuôi DAT
Tạo file đuôi grd
Tạo bề mặt địa hình 3d
Các bước tiến hành cụ thể như sau: M6 phan mém Surfer
Trang 29- Tao file DAT
+ Mo Worksheet: File\New\Worksheet
+ Nhấn Ctrl + V sẽ xuất hiện bảng tọa độ và giá trị độ cao
+ Nhấn Ctrl + § để Save, đặt tên và lưu đuôi DAT
+ Xuất hiện hộp thoại Data Export Options nhấn OK, OK
- Tao file grd
Trên Menu thanh công cu chon: File\New\Plot Grid\Data\Chọn file DAT vừa tạo
Xuất hiện hộp thoại Grid Data nhắn OK\Yes
Xuất hiện hộp thoại Surfer — GridDataReport nhan OK Tạo file đuôi grd File\Save As, đặt tên và lưu đuôi rtf.\OK + + + + + +
Đóng hộp thoại này lại
- Tạo bề mặt địa hình dạng khối: Map\New\3D Surface\Chọn file đuôi grd vừa
tạo sẽ xuất hiện địa hình 3d (như hình 3.1)
Trang 30CHUONG 3
KẾT QUÁ VÀ THẢO LUẬN
3.1 DAC DIEM CAU TAO DIA CHAT
3.1.1 Vị trí mồ trong cấu trúc địa chất chung của vùng
Qua báo cáo kết quả thăm dò của Nguyễn Tiến Sơn và nnk (2016) và Bản đồ
địa chất khu vực mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh
Bình Dương, tỷ lệ 1:50.000 cho thấy vị trí mỏ Định Hiệp nằm trong cấu trúc chung của vùng, thân khoáng sét thuộc hệ tầng Bà Miêu, bị phủ bất chỉnh hợp bởi hệ tầng
Trảng Bom, phía trên là hệ tầng Thủ Đức và trên cùng là hệ Đệ tứ không phân chia Dưới đây là đặc điểm địa chất của vùng:
a Địa tầng
Khu vực nghiên cứu có mặt các trầm tích từ già đến trẻ như sau:
Hệ Neogen Thống Pliocen Phụ thống trung Hệ tầng Bà Miêu Trầm tích song - bién (amN,’bm)
Trong khu vực nghiên cứu các trầm tích Hệ tầng Bà Miêu phân bố dưới tram tích hệ tầng Trảng Bom, hệ tầng Thủ Đức và các thành tạo trầm tích sông hiện đại,
được phân ra thành 2 tập từ dưới lên như sau:
- Tap 1: Gém cat min dén thé, phía trên xen kẹp sét bột
-_ Tập 2: Gồm các lớp sét pha cát, sét bột, sét, càng lên trên càng nhiều sét Trầm
tích có màu xám tro loang lỗ, màu nâu đỏ, nâu vàng, phân lớp dày, gắn kết chặt, không
chứa nước Tập dày 6,0 - 23,0 m Hệ Đệ tứ Thống Pleistocen Phụ thống hạ Hệ tầng Trảng Bom Trầm tích song (aQ,'th) Các trầm tích này phân bố rộng khắp khu vực nghiên cứu Hệ tầng có các tram tích như sau: -_ Từ0 ~0,5 m: Lớp phủ màu xám trắng, chủ yếu cát bột lẫn rễ cây -_ Từ 0,5 + 1,2 m: Cát bột màu xám trắng, xám vàng loang 16
- Tw1,2+5,2 m: Cát bột lẫn sạn sỏi thạch anh màu xám trắng
Hệ Đệ tứ Thống Pleistocen Phụ thống trung - thượng Hệ tầng Thủ Đức Trầm tích sông (aQ¡?/đ)
Trang 31Các trầm tích này phân bố hạn chế ở phía Bắc suối Cốm và phía Đông hồ Hà
Nu
Cấu tạo hệ tầng này là các thành tạo tram tích sông gồm cát, bột sét, cát bột xen
cát sạn sỏi
Chiều dày hệ tang trong diện tích nghiên cứu từ 0 đến 4,0 m Hệ Đệ tứ Thống Holocen Trầm tích sông (aQ;)
Các trầm tích sông tuổi Holocen phân bố dọc các sông, suối, kéo dài theo
hướng á kinh tuyến và Tây Bắc - Đông Nam Thành phần thạch học: cát bột, cát bột
lẫn cuội sỏi Dày 0,5 đến 3,0 m b Khoáng sản
Khu vực nghiên cứu hiện có các đối tượng khoáng sản sau:
- Cát xây dựng: Liên quan chủ yếu đến các trầm tích có nguồn gốc sông suối Trong khu vực nghiên cứu có diện phân bố cát xây dựng trong lòng suối Văn Tám
- Sét gạch ngói: Liên quan đến các thành tạo trầm tích hệ tầng Bà Miêu Trong khu vực nghiên cứu có diện phân bố sét gạch ngói tập trung 2 bên bờ suối Bót
Các khoáng sản kim loại cũng như các đối tượng quý hiếm khác cho đến nay chưa tìm thấy trong khu vực nghiên cứu
3.1.2 Đặc điểm địa chất mỏ a Cấu trúc địa chất mé
Theo báo cáo kết quả thăm dò của Nguyễn Tiến Sơn và nnk (2016) và Bản đồ địa chất mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương,
tỷ lệ 1:1.000 cho thấy thân khoáng của mỏ thuộc thành tạo địa chất sau:
Hệ Neogen Thống Pliocen Phụ thống trung Hệ tầng Bà Miêu Trầm tích sông - biến (amN,’bm)
Trong khu vực nghiên cứu trầm tích Hệ tầng Bà Miêu được phân ra 2 tập từ dưới lên như sau:
- Tap 1: Gém cat min dén thé, phía trên xen kẹp sét bột
-_ Tập 2: Gồm các lớp sét pha cát, sét bột, sét, càng lên trên càng nhiều sét Trầm
tích có màu xám tro loang lỗ, màu nâu đỏ, nâu vàng, phân lớp dày, gắn kết chặt, không chứa nước Tập dày 13,9 - 21,8 m Đây là tầng chứa sét nguyên liệu làm gạch ngói khu
Trang 32Vực
b Đặc điểm địa chất thân khoáng
Dựa vào Bản đồ địa chất mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện
Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, cho thấy:
Sét tại khu vực nghiên cứu chỉ có 1 thân khoáng sét gạch ngói nằm trùng với
tập 2 của hệ tầng Bà Miêu nêu trên Thân khoáng nằm ngang, tạo nên bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng Chiều dày thân khoáng trong mỏ Định Hiệp thay đổi từ 13,9 m
(LK4) đến 21,8 m (LK5), trung bình 17,52 m
Theo kết quả phân tích thành phần độ hạt cho thấy thân khoáng có thành phần
độ hạt sét khá đồng nhất theo diện và theo chiều sâu Thành phần có độ hạt cỡ sét thay đổi 35,8 - 48,7% Kết quả phân tích thành phần khoáng vật và thành phần hóa học cho thấy thân khoáng ít biến đổi về thành phần khoáng vật sét, chủ yếu là Kaolinit va Hit Thanh phan SiO, Al,O;, Fe;O; khá ôn định; thành phần CaCO; + MgCO; kha thap va đều đạt chuẩn cho phép làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói
Mặt cắt địa tầng từ trên xuống dưới như sau:
- _ Trên cùng là lớp đất phủ có thành phần là cát bột màu xám đen, có lẫn rễ cây
cỏ, chiều dày thay đổi từ 0,5 đến 1,0 m, trung bình 0,7 m
- Tiếp đến là cát bột màu xám trắng lẫn sạn sỏi thạch anh, chiều dày thay đổi từ
1,0 đến 4,5 m trung bình 2,6 m
- _ Tiếp đến là sét màu xám trắng — nâu đỏ loang lỗ vàng, hồng, chiều dày thay đôi
từ 13,9 đến 21,8 m, trung bình 17,52 m Lớp này chính là lớp chứa sét nguyên liệu sản xuất gach ngói
- Dưới cùng là lớp cát bột màu xám trắng loang lỗ vàng Lớp có chiều dày > 1,0 m (chưa khống chế hết chiều dày)
Trang 333.2 BAC DIEM CHAT LUQNG VA TÍNH CHÁT CƠNG NGHỆ CỦA
KHOANG SAN
3.2.1 Thanh phan dé hat va chi sé déo a Thanh phan dé hat
Kết quả phân tích 20 mẫu độ hạt được thể hiện ở bang PL.1
Dưới đây là bảng so sánh kết quả phân tích thành phần độ hạt sét Định Hiệp với TCVN 4353:1986 Bảng 3.1 Bảng so sánh kết quả phân tích thành phần độ hạt Kết quả phân tích Cấp độ hạt Thành phần độ hạt TCVN 4353:1986 (mm) (%) Min Max TB Gach dac Ngói < 0,005 35,8 48,7 41,8 22 - 32 34 - 54 2,0 - 5,0 0 2.1 0.2 <12 <2 5,0 - 10,0 0 0 0 10,0 - 20,0 0 0 0 Không cho phép | Không cho phép
Từ kết quả trên có thê thấy rằng:
- Déi voi yéu cầu sản xuất gach đặc: Thành phần độ hạt ở cấp hạt < 0,005 mm khá cao và nằm ngoài giới hạn cho phép (so sánh với bảng 2 của TCVN 4353:1986), còn lại thành phần độ hạt theo cấp hạt trên 0,005 mm tại mỏ sét Định Hiệp đều nằm
trong giới hạn cho phép dùng để sản xuất gạch đặc Do đó, sét Định Hiệp sau này cần
phối trộn thêm nguyên liệu hạt thô để phục vụ cho nhu cầu sản xuất gạch đặc
-_ Đối với yêu cầu sản xuất ngói: Theo bảng PL I, chỉ có duy nhất 01 mẫu đơn ký hiệu DH.DH.3/3 tại LK3 có thành phần độ hạt ở cấp hạt 2,0 - 5,0 mm là 2,1% (vượt 0,1% so với TCVN 4353:1986), còn lại nhìn chung thành phần độ hạt theo cấp hạt của
các mẫu khác tại mỏ sét Định Hiệp đều đáp ứng và nằm trong giới hạn cho phép dùng
để sản xuất ngói (so sánh với bảng 5 của TCVN 4353:1986)
b Chỉ số dẻo
Kết quả phân tích 20 mẫu chỉ số dẻo được thể hiện ở bảng PL.2
Dưới đây là bảng so sánh kết quả phân tích chỉ số dẻo sét Định Hiệp với QCVN 49:2012/BTNMT
Trang 34Bảng 3.2 Bảng so sánh kết quả phân tích chi số dẻo Kết quả phân tích Theo QCVN 49:2012/BTNMT Chỉ số dẻo Gạch đặc Ngói Min 18,2 Max 24,0 10 - 18 15 - 25 TB 20,7
Từ kết quả phân tích chi số đẻo so sánh với QCVN 49:2012/BTNMT, ban hành
theo thông tư số 23/2012/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường có thê thấy:
-_ Đối với yêu cầu sản xuất gạch đặc: Sét Định Hiệp có chỉ số đẻo khá cao so với
QCVN 49:2012/BTNMT Do đó để sản xuất gạch đặc cần phối trộn thêm nguyên liệu hạt thô hoặc vật liệu gầy để tạo nguồn nguyên liệu chất lượng phục vụ yêu cầu sản
xuất gach đặc
-_ Đối với yêu cầu sản xuất ngói: Với kết quả chỉ số dẻo từ 18,2 + 24,0, trung bình
đạt 20,7; so sánh với QCVN 49:2012/BTNMT hoàn toàn đáp ứng yêu cầu sản xuất ngói 3.2.2 Thành phần hóa học Kết quả phân tích mẫu hóa cơ bản và hóa toàn điện cụ thể được thể hiện ở bảng PL.3, PL.4 Kết quả phân tích mẫu đơn cho thấy nguyên liệu có hàm lượng hoá học như Sau: + Hàm lượng SiO, 62,0 - 72,4% + Hàm lượng Al;O; 15,3 - 17,4% + Hàm lượng Fe;O› 3,0 - 6,7% Kết quả phân tích toàn diện cho thấy nguyên liệu có hàm lượng hóa học như Sau:
+ Ham luong SiO, 65,15 - 67,26% + Ham luong Al,O; 15,92 - 16,51% + Hàm lượng FeaO; 4,12 - 5,75%
Trang 35Dưới đây là bảng quy đổi hàm lượng CaO, MgO sang CaCO;, MgCO; va bang so sánh kết quả phân tích thành phần hóa học sét Định Hiệp với TCVN 4353:1986
Bảng 3.3 Bảng quy đổi hàm lượng CaO, MgO sang CaCO;, MgCO; Thành phần hóa học (%) SHmẫu | Cao | mgo | Quy đối | Quyđổi | cạc@3+ MgCO3 a s\ | CaCO3 | MgCO3 8 HDĐHI | 1.78 | 115 3.18 2.42 5.59 HDĐH2 | 220 | 1.18 3.93 2.48 6.41 HDĐH3 | 159 | 098 2.84 2.06 4.90 Max 2.20 | 1.18 3.93 2.48 6.41 Min 159 | 0.98 2.84 2.06 4.90 Trung bình | 1.86 1.10 3.32 2.32 5.63 Bảng 3.4 Bảng so sánh kết quả phân tích thành phần hóa học ` x Kết quả phân tích Thành phần (%) TCVN 4353:1986
hóa học (Giá trị trung bình)
Mẫu đơn | Mẫu gộp Gạch đặc Ngói SiO, 65,8 66,4 58,0 - 72,0 58,0 - 68,0 AlO; 16,1 16,2 10,0 - 20,0 15,0 - 61,0 Fe;O; 4,6 4,9 4,0 - 10,0 5,0 - 9,0 CaCO;+ MgCO; 5,63 <6 <6
Từ kết quả phân tích mẫu hóa tại bảng PL.3 và PL.4 cho thấy thành phần hóa
SiO;, AlsO; FezO; khá ổn định
Các giá trị phân tích mẫu hầu hết đều nằm trong phạm vi giới hạn cho phép (so với bảng 1 của TCVN 4353:1986), hoàn toàn đáp ứng để làm nguyên liệu sét gạch
đặc
Đối với yêu cầu sản xuất ngói: Khi so với TCVN 4353:1986 có thể thấy hàm lượng SiO;, Al;O; và CaCO; + MgCO; đều nằm trong giới hạn cho phép Tuy nhiên hàm lượng Fe;Os nhỏ hơn giới hạn cho phép từ 0.1 ~ 0.4% Mặc dù vậy khi so sánh với QCVN 49:2012/BTNMT thì hàm lượng FeO; lại nằm trong giới hạn cho phép,
phù hợp với yêu cầu sản xuất ngói (Theo QCVN 49:2012/BTNMT hàm lượng Fe;O;
sét dùng để sản xuất ngói giới hạn trong khoảng 4 - 10%)
Trang 363.2.3 Thanh phan khoang vat
Thanh phan khoáng vật được xác định theo phương pháp Ronghen nhiễu xạ và nhiệt vi sai Kết quả cho thấy thành phần khoáng vật sét chủ yếu là Kaolinit 10 - 13%, và IIlit 10 - 12%; các khoáng vật phi sét là Thạch anh 58 - 62%, Felspat 3 - 5% Kết quả phân tích thành phần khoáng vật được thê hiện ở bảng 3.5, bảng 3.6
Bảng 3.5 Thành phần khoáng vật sét Định Hiệp theo phân tích Ronghen nhiễu xạ
hea Thanh phan khoáng vật và khoảng ham lượng(~%)
Ký hiệu mẫu Wit | Kaolinit| Clorit | ~'“°" | Felspat | Gotit Thạch anh K.vật khac ve
Rg DH 1 | 10-12 | 11-13 4-6 | 59-61 3-5 4-6 | Mon,Tcao Rg DH2 | 10-12 | 10-12 | 4-6 | 60-62] 3-5 4-6 - Rg DH3 | 10-12 | 11-13 4-6 | 58-60] 3-5 5-7 Am,Lep
Ghi chu: Mon: Monmorillonit; Tcao: Thach cao; Am: Amphibole ; Lep: Lepidocrocit Kết qua phân tích Ronghen cho thấy thành phần khoáng vật sét Định Hiệp chủ yếu là
Kaolimt I1 - 13%, Hit 10 - 12%, còn lại là Gơtit 4 - 7%, Clorit 4 - 6%
Bảng 3.6 Thành phần khoáng vật sét Định Hiệp theo phân tích Nhiệt vi sai
Ký hiệu Thanh phan khoáng vật và hàm — n
mẫu Gotit Clorit | Kaolinit | Hit khac “ve
N DH 1 5 5 12 11 -
N DH 2 5 5 12 11 -
N DH 3 5 5 13 12 -
Kết quả phân tích Nhiệt vi sai cho thấy hàm lượng Kaolinit 12
11 - 12%, Gơtit và Clorit khoảng 5%
13%, Illit
Trang 373.2.4 Tính chất cơng nghệ của khống sản
Kết quả thí nghiệm mẫu vật liệu nung thê hiện ở bảng PL.5 Dưới đây là bảng so sánh kết quả phân tích cường độ nén và độ hút nước sét Định Hiệp với tiêu chuân chất lượng sét dùng đề sản xuất gach đặc và ngói ở nhiệt độ 950°C va 1050°C
Bảng 3.7 Bảng so sánh kết quả phân tích cường độ nén và độ hút nước của sét thuộc mỏ Định Hiệp với tiêu chuẩn chất lượng sét dùng để sản xuất gạch đặc
Kết quả phân tích | Kết quả phân tích | Theo TCVN 4353:1986
(Ở nhiệt 46 950°C) | (O nhiệt độ 1050°C) | (Dùng sản xuất gạch đặc)
Cường Độ Cường Độ Cường Độ
độnén | hút nước | độnén | hút nước độ nén hút nước (kgcm) | (%) | Œ&g/em) | (%) (kg/em’) (%) Min | 192,00 12,54 244,00 11,66 Max | 237,00 14,34 311,00 13,77 100 - 200 8-18 TB | 216,00 13,59 276,00 12,83
Từ bảng 3.7 cho thấy sét Định Hiệp có độ hút nước (%) sau khi nung ở cả 2 nhiệt độ đều nằm trong giới hạn cho phép sản xuất gạch đặc (so sánh với bảng 3 của TCVN 4353:1986, các chỉ tiêu cơ lý đất sét dùng sản xuất gạch đặc) Đồng thời cường độ kháng nén sau khi nung cũng nằm trong giới hạn cho phép, đáp ứng yêu cầu sản
xuất gach đặc
Bảng 3.8 Bảng so sánh kết quả phân tích cường độ nén và độ hút nước của sét thuộc mỏ Định Hiệp với tiêu chuẩn chất lượng sét dùng để sản xuất ngói
Kết quả phân tích | Kết quả phân tích | Theo TCVN 4353:1986 (Ở nhiệt độ 950°C) | (Ở nhiệt độ 1050°C) | (Dùng sản xuất ngói)
Cường Độ Cường Độ Cường Độ
độnén | hút nước | độnén | hútnước | độ nén hút nước (kg/cm) | (%) | kgem) | (%) | (kgem) (%) Min | 192,00 12,54 244,00 11,66 Max | 237,00 14,34 311,00 13,77 > 200 < 16 TB | 216,00 13,59 276,00 12,83
Trang 38bảng 6 của TCVN 4353:1986) Về cường độ nén chỉ có duy nhất 01 mẫu ký hiệu VLN.ĐH.I sau khi nung ở nhiệt độ 950°C có cường độ kháng nén nhỏ hơn giới hạn
cho phép, còn lại các mẫu khác sau khi nung ở 2 nhiệt độ đều đáp ứng yêu cầu sản
xuất ngói
Kết luận chung
Sét Định Hiệp có thành phần độ hạt khá đồng nhất theo diện và chiều sâu Sét
có chỉ số dẻo khá cao Thành phần khoáng vật sét chủ yếu là: Kaolinit và Illit Thành phan SiO}, Al,O3, Fe;O; khá ổn dinh; thanh phan CaCO; + MgCO; khá thấp Tính chất công nghệ phù hợp với yêu cầu sản xuất gạch ngói
Nhìn chung sét Định Hiệp hoàn toàn đáp ứng yêu cầu chất lượng sản xuất ngói Tuy nhiên để sản xuất gạch đặc sau này cần phối trộn thêm nguyên liệu hạt thô hoặc
vật liệu gầy nhằm dễ tạo hình và tiết kiệm chỉ phí
3.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BIÉN THIÊN THÂN KHOÁNG 3.3.1 Theo bề dày
Bề dày thân khoáng sét mỏ Định Hiệp có xu hướng giảm dân từ Tây Bắc xuống
Đông Nam, cụ thể bề dày thân khoáng tại LKI là 21,0 m sang LK2 là 14,5 m, tại LK5
là 21,8 m sang LK4 là 13,9 m
Theo Đặng Trần Bảng, Nguyễn Văn Binh, Phùng Văn Vui - Tính trữ lượng
khoáng sản rắn, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1987 Hệ số biến thiên
được tính như sau:
Trang 39- Khi V=40 - 100%: Không ổn định
- Khi V> 100%: Rat khéng ổn định
Áp dụng công thức 3.1, 3.2, 3.3 tính toán hệ số biến thiên thân khoáng theo bề
dày tại mỏ sét Định Hiệp, được kết quả như bảng 3.9
Bảng 3.9 Kết quả tính toán hệ số biến thiên thân khoáng theo bề dày
Độ sâu Chiêu Chiêu
TT SHLK khoan | dày lớp | dày Sét | C-Cø | (C-Cø) (m) phủ (m) |_ (m) 1 LK1 27,50 5,00 | 21,00 | 3,48 12,11 2 LK2 17,40 1,50 | 14,50 | -3,02 9,12 3 LK3 20,00 | 260 | 1640 | -1,12 1,25 4 LK4 17,00 1,70 | 13,90 | -362 | 13,10 5 LK5 28,20 5,20 | 21,80 | 4,28 18,31 Max 28,20 | 5,20 | 21,80 Min 1700 | 1,50 | 13,90 Tổng 110,10 | 16,00 | 8760 | 0,00 | 53,91 Trung binh 22,02 3,20 17,52 S?=(C-Cuy i 10,78 S 3,28 V=(§/C„)*100 (%) 18,74
C¡: Giá trị bề dày thân khoáng sét tại các lỗ khoan tương ứng Cụ: Giá trị bề dày trung bình toàn mỏ Kết quả cho thấy hệ số biến thiên V = 18,74% đạt mức độ rất ổn định
3.3.2 Theo độ sâu
Theo Bản đồ địa chất mỏ sét gạch ngói Định Hiệp, xã Định Hiệp, huyện Dầu
Tiếng, tỉnh Bình Dương và Thiết đồ mô tả lỗ khoan mỏ sét Định Hiệp cho thấy sự biến
thiên thân khoáng theo độ sâu như sau:
Trang 40Tai LK 1:
- Tw0-0,5 m là cát bột màu xám đen lẫn mùn xác thực vật, rễ cây, mềm bở
-_ Từ0,5 - 5 m là cát bột màu xám trắng, đôi chỗ lẫn sạn sỏi thạch anh, mẫu mềm bỡ dễ vỡ vụn
-_ Từ 5 - 16 m là sét màu xám trăng loang lỗ nâu đỏ, vàng, càng xuống sâu chuyển qua màu nâu đỏ loang lỗ xám trắng
-_ Từ 16 - 26 m, sét có màu xám vàng loang lỗ trắng nâu, mẫu gắn kết chặt cứng - Từ 26 - 27,5 m là cát bột màu xám trắng loang 16 vàng, mẫu mềm bỡ, dễ bóp
vụn
Tại LK2:
-_ Từ0 - 0,5 m là cát bột màu xám đen lẫn mùn xác thực vật, rễ cây, mềm bỡ - Từ 0,5 - 1,5 m là cát bột lẫn sạn sỏi, thạch anh màu xám trắng loang 16 vang Mau gan kết chặt vừa
-_ Từ 1,5 - II m là sét màu xám trắng loang lỗ nâu đỏ, vàng Mẫu dẻo mịn, gắn
kết chặt cứng
-_ Từ I1 - 12,3 m chuyển sang sét bột ít cát mịn màu xám trắng loang lỗ vàng, nâu
đỏ, gắn kết chặt vừa
-_ Từ 12,3 - 15,6 m sét có màu xám trắng loang lỗ vàng, nâu, gắn kết chặt cứng -_ Từ 15,6 - 16 m chuyên sang sét bột ít cát mịn màu xám vàng loang lỗ
- Tw 16- 17,4 m là cát bột màu xám trắng loang lỗ vàng Mẫu mềm bở, dễ vụn
Tai LK3:
- Tw0-0,5 m là cát bột màu xám đen lẫn mùn xác thực vật, rễ cây, mềm bỡ - Từ 0,5 - 2,6 m là cát bột lẫn sạn sỏi, thạch anh màu xám trắng loang 16 vang Mau gan kết chặt vừa
- Tw 2,6 - 4,4 m là sét màu xám trắng loang lỗ nâu đỏ, vàng, càng xuống sâu chuyên qua màu nâu đỏ loang lỗ xám trắng
-_ Từ 4,4 - 10,2 m chuyền sang sét màu nâu đỏ loang lỗ xám trắng, gắn kết chặt cứng
- Tir 10,2 - 15,4 m chuyén sang sét bột ít cát mịn màu xám vàng loang lỗ trắng,
nâu đỏ Mẫu mềm dẻo, gắn kết chặt vừa