1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Skkn một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học của giáo viên chủ nhiệm

14 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 238,65 KB

Nội dung

Trang 1

1 PHAN MO DAU

1.1 Ly do chon dé tai:

Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một mặt của hoạt động giáo dục nhằm xây dựng cho trẻ em những tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em những quy tắc hành vi thể hiện trong thái độ với bạn bè, gia đình, người khác và đối với Nhà nước, Tổ quốc Trong giáo dục không những có kiến thức mà phải có đạo đức Vì vậy công tác giáo dục trước tiên phải đặt chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là cái căn ban, cái sốc cho sự phát triển nhân cách Học để có đạo đức, để hành động có đạo đức, để yêu đạo đức; đó là một tư tưởng xuyên suốt, một định hướng đúng dan va quan trong của nên giáo dục hiện đại Ngày nay, với những thành tựu vĩ đại của cách mạng khoa học và kỹ thuật, con người năm trong tay nền khoa học hết sức hùng hậu, có giá trị và sức sáng tạo cực kỳ lớn lao, đồng thời cũng có sức tàn phá và hủy diệt thật kinh khủng Bước tiến phi thường đó của xã hội loài người đòi hỏi mỗi con người, mỗi dân tộc nhất thiết phải có tâm hồn và đạo đức trong sáng cùng với lòng nhân ái

Chúng ta thường nghe cụm từ "Đạo đức học sinh xuống cấp" Phản ánh đó có lẽ khá chính xác đối với một bộ phận của học sinh chúng ta Vậy thì nguyên nhân do đâu, vì sao dẫn đến thực trạng này Là một giáo viên chủ nhiệm, được tiếp xúc nhiều với học sinh ở mọi góc độ: trong giảng dạy cũng như trong các hoạt động ngoài giờ, tiết sinh hoạt tôi nhận thấy học sinh chúng ta bây giờ thông minh hơn, nhạy cảm hơn và cũng vẫn tinh nghịch, đáng yêu lắm nhưng về mặt đạo đức thì cũng khác trước Các em không yêu lao động, không thích lịch sử và không hiểu gì về lịch sử, thích hưởng thụ, ngại khó khăn

Trang 2

Nhưng đáng buôn là hiện nay chất lượng đạo đức đang bị suy giảm, xuống cấp trầm trọng Trong các nhà trường, hiện tượng vô lễ, nói tục chửi

bậy không còn là chuyện hiếm; trong học tập hiện tượng lười học, chán học

tăng vọt, không tự giác hoàn thành các bài học, không hợp tác với các bạn cùng nhóm không biết chia sẻ khó khăn với bạn bè, ít nhường nhịn, giúp đỡ các em nhỏ ở lớp dưới; xã hội xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội gia tăng và tràn lan Có những gia đình cha mẹ mãi chạy theo cơn lốc xoáy của kinh tế thị trường bị cuốn theo tiền tài danh vọng mà quên đi trách nhiệm giáo dục con cái - và chính sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình làm cho chúng trở thành những đứa con bất hiếu, đạo đức bị giảm sút Trước thực trạng đó đạo đức càng trở nên cần thiết và quan trọng Thế hệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước ngày mai, nếu chỉ chú trọng vào giáo dục “#í đục” mà xem nhẹ giáo dục “đe đ„e” thì xã hội sẽ ra sao

Với những trăn trở, băn khoăn của một người giáo viên chủ nhiệm, mong muốn học sinh mình là những người biết quan tâm đến người khác, biết chia sẽ những khó khăn với bạn bè, biết giúp đỡ người gặp hoạn nạn, biết lễ phép với thầy cô giáo, yêu bố mẹ, yêu gia đình và biết quý người lao động Nói tóm lại mong muốn các em là những học sinh có tâm hồn và đạo đức trong sáng, lòng bao dung thương người nên tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và chọn để tài "Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức cho học sinh tiêu học của giáo viên chủ nhiệm" làm sáng kiến kinh nghiệm và từ đó tìm ra cho mình phương pháp giảng dạy thông qua các môn học và các hoạt động tập thể để có hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh, nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cho học sinh trong lớp cũng như học sinh trong trường

1.2 Điểm mới của đề tài:

Vẫn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là trong giai đoạn đạo đức của con người đang xuống cấp nghiêm trọng là vấn đề đang trăn trở của toàn xã hội, nhất là một số nhà nghiên cứu về phạm trù đạo đức Tuy nhiên đối với đề tài này, tôi đi sâu tìm hiểu nghiên cứu thông qua quá trình dạy học và chủ nhiệm lớp, các hoạt động ngoại khóa, nó chỉ áp dụng cho bậc Tiểu học; là bậc học mà tôi đang trực tiếp giảng dạy

Qua quá trình đi sâu nghiên cứu, tôi nhận thấy đề tài mà tôi nghiên cứu có một số điểm mới như sau:

+ Giáo dục đạo đức cho các em không chỉ đơn thuần giới hạn trong môn học Đạo đức mà là xuyên suốt quá trình học tập của các em: qua các môn học

Trang 3

như tiếng Việt, Toán, thông qua các hoạt động ngoài giờ, giờ lao động, giờ giải lao, cũng như qua các hội thi, dịp tham quan, dã ngoại, qua các câu chuyện

+ Thông qua tổ chức các hoạt động nhóm để các em tiếp xúc với phương pháp tự giải quyết vấn đề, biết trợ giúp những bạn yếu hơn trong nhóm nhằm giáo dục ý thức tự giác tình thần hợp tác, giúp đỡ bạn bè

+ Không chỉ có các hoạt động để giáo dục đạo đức trực tiếp với bản thân các em mà còn tác động đến các lực lượng khác như: bố mẹ, anh chị, các người lớn tuổi ở địa phương để cùng làm thay đổi về cách ứng xử, hành vi ứng xử sao cho chuẩn mực, đúng dan

+ Bác Hồ của chúng ta là một tam gương trong sáng về đạo đức, nhân cách Vì vậy thông qua các câu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác, đặc biệt là 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi để răn dạy các em

+ Hiện nay, các em được trang bị bộ sách Giáo dục kỹ năng sống, đó là một tài liệu rất gần gũi với các em, là một cẩm nang Có thể thông qua các bài đạy trong đó ta khai thác, hướng các em tìm ra những hành vi ứng xử, những việc làm có văn hóa

Trang 4

2 PHAN NOI DUNG 2.1 Thực trạng của nội dung cân nghiên cứu:

Cac em hau hết là con em nhân dân lao động ở địa phương Cũng như nhiều trường khác, đó là một tập thể nam nữ thiếu niên - nhi đồng sôi nổi, hiểu động có rất nhiều mặt tốt cần phát huy và cũng còn tồn tại một số mặt trái cần phải chân chỉnh, uốn nắn Về các mặt kiến thức, kỹ năng cũng như năng lực, phẩm chất ở một số em mức độ hình thành và phát triển chưa cao Nếu đối chiếu với yêu cầu mới hiện nay đòi hỏi các em phải làm chủ trong học tập, tự hoàn thành bài học của mình và biết hợp tác với các bạn trong nhóm, giúp đỡ các bạn yếu hơn thì chưa được Tình trạng học hời hợt, không chú ý nghe giảng Việc sắp xếp bố trí thời gian học tập phù hợp khoa học, khả năng tự phục vụ bản thân chưa tốt Ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy của lớp và của nhà trường ở nhiều em còn lơ là Ra đường chưa biết nhường nhịn em nhỏ, giúp đỡ người già cả, tàn tật Chưa biết tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình Hiện tượng lấy cắp tiền của bạn, của gia đình để mua quà vặt: lay cap đồ dùng học tập của bạn vẫn diễn ra Ngoài thời gian học tập và rèn luyện ở trường, các em còn phải lao động giúp đỡ gia đình như chăn trâu, kiếm củi và phụ giúp các công việc khác Tuy còn nhỏ nhưng đã phải lam lũ lao động vất vả Bố mẹ đa số là nông dân, không có thời gian cũng phương pháp để giáo dục con cái một cách khoa học Hơn nữa, đây là một xã khá xa trung tâm, trình độ mặt bằng dân trí khá thấp cộng với sự lây nhiễm ở một số thanh niên thất học ở địa phương nên các em ngày càng có nhiều biểu hiện tiêu cực về mặt đạo đức, ta có thể nhận thấy:

* Ở trong nhà trường:

- Thiếu ý thức tô chức kỷ luật, chưa tự giác trong học tập, lao động; Chưa tự giác giải quyết các bài học của mình theo yêu cầu của nhóm trưởng hay của thầy cô giáo, chưa có sự hợp tác, giúp đỡ các bạn yếu hơn trong nhóm, quay cóp khi làm bài kiểm tra; ăn mặc lôi thôi bân thiu, không tuân thủ theo quy định chung của trường, của lớp và trong nhóm;

- Thiếu lễ phép với thầy cô giáo, các nhân viên trong nhà trường:

- Chưa biết bảo vệ của công: gây gỗ đánh nhau với bạn bè trong lớp, trong trường, dọa nạt cán bộ lớp nói tục, chửi bậy, ăn cắp vặt

- Giờ ra chơi chưa biết nhường nhịn, giúp đỡ các em lớp dưới, giúp đỡ các bạn bị khuyết tật

Trang 5

- Thiếu lễ phép với cha mẹ, người lớn, nói dối gia đình, mắt trật tự làng xóm, la cà hàng quán, chen lắn, không biết nhường nhịn người già, em nhỏ

- Một số học sinh cá biệt có những biểu hiện gần giống hành vi trẻ lang thang phạm pháp như: Trộm cắp đồ dùng học tập của bạn, đánh nhau, lừa dối gia đình để lấy tiền tiêu xài

Tôi cho răng những em học sinh hư này nếu được giáo dục đúng cách thì chắc sẽ trở thành những học sinh ngoan, học giỏi, có ích cho gia đình, nhà trường xã hội Vì vậy không thể giáo dục các em theo từng phản, từng mặt riêng biệt mà luôn phải giáo dục toàn bộ nhân cách

* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:

Qua điều tra tôi thấy nhìn chung các em tất tốt, ngây thơ, hồn nhiên trong sáng, đều mong muốn xây dựng lớp mình thành lớp tốt Tuy nhiên một số em có biểu hiện sai về mặt đạo đức đều rơi vào những em có học lực còn hạn chế; số còn lại là do những yếu tố ảnh hưởng bởi những tác động xấu, chưa có ý thức phân định và tiếp thu một cách có chọn lọc Hơn nữa đây cũng là độ tuổi rất hiếu động còn thích ham chơi, ý thức định hướng chưa rõ ràng Sự thiếu quan tâm từ phía gia đình: Cha mẹ vì quá bận rộn không có điều kiện thời gian để chăm sóc con cái; không khí gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến các em như cha mẹ ly dị, cha mẹ không hòa thuận khiến các em thiếu thốn tình yêu thương, nghe lời rủ rê của kẻ xấu - xa lánh những người bạn tốt từ đó trở nên hư hỏng Một số em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện vật chất đầy đủ như các bạn bè khác trong lớp mà không vượt lên được chính mình nên sinh ra tu ti, co minh lại, không chịu nhận sự giúp đỡ từ phía bạn bè và nhà trường, hoặc đua đòi các bạn dẫn đến có những hành vi xấu Những em này thường có biểu hiện rất đa dạng

Qua quá trình trăn trở, tìm tòi nghiên cứu trong công tác chủ nhiệm để giáo dục đạo đức cho học sinh ở trong lớp học cũng như trong trường tôi xin đưa ra một số giải pháp:

2.2 Các giải pháp

Tuổi học sinh Tiểu học là giai đoạn lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và quy tắc hành vi đạo đức một cách hệ thống Hơn nữa, nhà trường còn kiểm tra việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức một cách thường xuyên và có mục đích Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không tách rời việc giáo dục nhân cách học sinh và có thể thực hiện với nhiều hình thức thích hop, da dang Hon ai hết, người giáo viên chủ nhiệm là người có vai trò trung tâm quan sát, trò chuyện với các em ở nhiều góc độ: trong học tập cũng như vui chơi, tiếp xúc

Trang 6

hàng ngày với các em nên sẽ nắm bắt được các biểu hiện đạo đức ở từng em Qua quá trình nghiên cứu, tôi tìm ra một số giải pháp để giáo dục đạo đức cho Các em:

a Giáo dục đạo đức thông qua quá trình dạy học các môn học

Bản thân là giáo viên chủ nhiệm kiêm giảng dạy mơn Tốn và Tiếng Việt nên trong quá trình dạy học ngoài việc truyền đạt kiễn thức, kỹ năng cho các em thì còn có nhiệm vụ giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh Tính chất giáo dục của việc dạy học đòi hỏi nhà giáo phải khai thác đúng đắn, sâu sắc nội dung các môn học, thông qua việc dạy học mà thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục nhằm phát triển các phẩm chất đạo đức, hoàn thiện nhân cách học sinh

Chang hạn ở môn Tiếng Việt thì ở phân môn Tập đọc, các bài tập đọc được sắp xếp theo các chủ đề, mỗi chủ đề đều có tính giáo dục ở trong đó Ví dụ như ở Tiếng Việt 5 với chủ đề: Em yêu hòa bình gồm những bài tập đọc thể hiện khát vọng sống, tố cáo tội ác chiến tranh, yêu hòa bình (Những con sẽu bằng giấy, Trái đất này)

Hay qua các bài văn, bài thơ có nội dung phong phú, sinh động ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, ca ngợi nền văn hóa, các tập quán truyền thống tốt đẹp của đất nước của dân tộc nếu được khai thác, tiễn hành đúng cách sẽ mở rộng được kiến thức về đạo đức, về truyền thông văn hóa, về kinh nghiệm lỗi sống mang tính dân gian, phản ánh bản sắc văn hóa của dân tộc Tat cả sẽ giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh lòng nhân hậu, tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và kế cả các chuẩn mực sơ giản trong giao tiếp, ứng xử về đạo đức

Ở phân môn kể chuyện qua các câu chuyện như "Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai" giúp học sinh hiểu được hai phi công người Mỹ có lương tâm đã dũng cảm ngăn chặn tội ác của quân Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam Hay đối với câu chuyện "Người đi săn và con Nai", đây là câu chuyện có ý nghĩa giáo dục rất lớn cho học sinh thấy rõ cây cỏ, muông thú trên rừng rất yêu thương nhau, làm bạn với nhau và không nên săn băn các loài vật Qua các tiết kế các câu chuyện được chứng kiến, được nghe hay được tham gia tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu các tắm gương người tốt việc tốt trong cộng đồng hay tìm hiểu về các anh hùng liệt sĩ để kích thích sự ham mê tìm hiểu lịch sử ở các em Vai trò của giáo viên trong khi dạy phân mơn này ngồi việc truyền thụ kiến thức để học sinh năm bắt, kể lại được câu chuyện nhằm hoàn thành bài học thì thông qua đó để giáo dục các em về lòng yêu thương người,

Trang 7

cây cỏ, các loài vật, vê những tâm gương anh dũng, người tôt việc tot Đề từ đó học sinh có thể hiểu được mục đích hành dong, biét duoc can phai lam gi,

vy

phân biệt được “cái tốt và cái xấu” “cái có đạo đức và cái không có đạo đức” v.v Trên cơ sở đó, các em định hướng đúng trong các hiện tượng phong phú phức tạp ở quanh mình và có được tính tự giác trong quá trình học tập

Khi phân học sinh theo nhóm trong các tiết học cũng phải có sự động viên các em Cử những bạn học tốt, có trách nhiệm, có năng lực quản lý để làm nhóm trưởng và động viên các em kèm cặp những bạn yêu hơn, giáo viên cũng

theo sát để uốn nắn kịp thời

(Ảnh minh họa ) những hành vi sai phạm của

học sinh hư Đối với biện pháp này giáo viên chủ nhiệm phải xử lý khéo léo những thông tin mà học sinh trong nhóm phản ánh cho minh, khéo léo điều chỉnh hành vi của từng thành viên theo biện pháp xử lý thích hợp, giúp học sinh có biểu hiện sai trái tiếp nhận ý kiễn của tập thể, tránh sự áp đặt gây nên mặc cảm, tự t¡ hoặc chống đối ở các em

Phát hiện, động viên kịp thời dù những tiến bộ nhỏ để xây dựng niềm tin

op een ve cho các em như cử các em luân

rat TP” on x ry 2 »

phiên làm nhóm trưởng, hoặc tuyên dương trước lớp khi em đó trả lời được câu hỏi nhỏ hay làm

được một bài toán, vẽ bức tranh

đẹp Phần lớn học sinh hư đều lười học tập, việc thu hút các em

vào hoạt động học tập sẽ dan

tach

(Anh minh hoa) các em khỏi những quan hệ xấu

Học sinh bây giờ đa số thích được hưởng thụ, yếu về kỹ năng tự chăm sóc mình, ít quan tâm đến người khác Bởi mỗi gia đình chỉ có 1 - 2 con nên bố mẹ đều làm thay, các em chỉ việc đi học, kỹ năng sống hạn chế vì chưa từng trải Năm học 2013 - 2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tài liệu

Trang 8

"Giáo dục kỹ năng sống" Cuốn sách được viết khá công phu giới thiệu từng hoạt động, từng tình huống phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi các em Day là một tài liệu hết sức thiết thực để giáo dục cho các em kỹ năng cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em biết yêu thương mọi người; biết tích cực học tập: biết chăm sóc, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình; biết làm những việc nào là việc tốt; cách giữ gìn tình bạn Song chúng ta phải biết cách hướng dẫn tổ chức cho các em khai thác và xử lý tình huỗng một cách đúng đắn phù hợp để các em làm hành trang trang bị kỹ năng sống cho bản thân

Tóm lại, bất kỳ môn học nào, người giáo viên đều làm nhiệm vụ giáo duc gia tri đạo đức trực tiếp Cần làm cho học sinh hiểu môn học trong tổng thể: nội dung thông tin, phương pháp, những giá trị có trong đó

b Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

- Tổ chức các buổi sinh hoạt dưới cờ vào mỗi thứ hai hàng tuần, biểu dương các tập thể, cá nhân đã có những thành tích nổi bật, những việc làm tốt trong tuần, uỗn năn những thiếu sót và giới thiệu định hướng những nội dung cần giáo dục cho học sinh

- Tổ chức tốt các ngày chủ điểm trong năm học gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc; thông qua đó giáo dục truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, ý chí quật cường và tình yêu quê hương đất nước cho học sinh

Chúng ta thấy rõ học sinh bây giờ ít quan tâm đến lịch sử, văn hóa bởi lịch sử hào hùng của cha ông ta đã đi qua rồi, các em là người chỉ được nghe nói chứ không được chứng kiến, mà chỉ nghe nói thì khó hình dung lắm Ngày xưa chưa có tivi, phần lớn singe VES | Í các em đều yêu thích đọc sách vì t vậy nhiêu em thuộc lòng vê lịch sử

của dân tộc Bây giờ ti vi có nhiêu

chương trình, ngoài giờ học thì phân lớn các em xem phim, chơi điện tử nên không còn cơ hội đề a | vẽ on

FE l 3 tìm hiêu vệ lịch sử nữa Vì vậy,

| l => chính những ngày lễ lớn của năm

Trang 9

Thông thường mỗi tháng trong năm học đều có ngày lễ lớn chăng hạn: Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 Ngày 15/10 là ngày Bác Hồ gửi lá thư cuối cùng cho ngành Giáo dục - Đào tạo, đồng thời cũng là ngày anh Nguyễn Văn Trỗi hy sinh Ngày 20/10: Thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; ngày 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam 22/12: Ngày thành Quân đội Nhân dân Việt Nam, ngày Quốc phòng toàn dân 03/02: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 08/3: ngày Quốc tế Phụ nữ và khởi nghĩa Hai Bà Trưng 26/3: Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 10/3 âm lịch (/hường vào tháng 4 đương lịch): Ngày giỗ Tô Hùng Vương 30/4: Ngày giải phóng Miền Nam thông nhất đất nước 19/5: Kỷ niệm ngày sinh của Hồ Chủ Tịch 01/6: Ngày Quốc tế Thiếu nhi 27/7: Ngày Thương binh Liệt sĩ Ngoài ra còn nhiều ngày ký niệm khác nữa Dựa vào các ngày lễ vừa nêu trên, có thể tổ chức cho các em sinh hoạt theo chủ đề với nhiều nội dung phong phú

Với những chủ đề trên, các em trao đổi, thảo luận sôi nổi, được phép trình bày quan điểm riêng của mình về chủ đề đó Giờ sinh hoạt trở nên hấp dẫn, hứng thú và qua đó, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được suy nghĩ và hành động của học sinh trên cơ sở đó có biện pháp giáo dục đạo đức cho phù hợp

- Tổ chức cho học sinh tiếp xúc, giao lưu, trò chuyện với người thật việc thật Nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn tùy nội dung cần giáo dục thông qua các ngày lễ, tham mưu với nhà trường mời các vị lão thành cách mang, các anh hùng lực lượng vũ trang, những người đạt thành tích cao trong lao động sản xuất .về trường gặp gỡ trò chuyện, giao lưu với học sinh để hình thành trong các em sự tôn vinh, lòng quý trong các bậc tiền bối, các anh hùng lao động

- Đây mạnh các hoạt động thiết thực phù hợp với lứa tuổi mang tính giáo dục như:

+ Hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao (yêu quê hương đất nước, mừng Đảng mừng xuân, nhớ ơn Bác Hồ hướng về ngày 20/11 ) Đây là loại hình hoạt động khá hấp dẫn đối với học sinh tiểu học nên thu hút được nhiều em tham gia

Trang 10

+ Hoạt động mang tính giáo dục lòng nhân ái như tham gia các đợt ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, tham gia các chương trình vì người nghèo, phong trào Giúp bạn vượt khó

Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Tổng phụ trách đề tổ chức các đợt kiểm tra chuyên hiệu như "Nhà sử học nhỏ tuổi", "Chăm học", "Vận động viên nhỏ tuổi" vừa giúp các em tìm hiểu lịch sử vừa thông qua đó phát triển toàn diện nhân cách cho các em

c Giáo dục học sinh thông qua tiết sinh hoạt

Tiết sinh hoạt chính là cơ hội để cho giáo viên chủ nhiệm trò chuyện, tìm hiểu và điều chỉnh các hành vi đạo đức của các em

Thông thường trong tiết sinh hoạt, sau phần nhận xét chúng ta tuyên dương những học sinh xuất sắc trong tuần qua Việc tuyên dương này chúng ta đừng áp đặt mà cho học sinh tự bình bau dua theo các mặt : như học gIỎI, biết giúp đỡ bạn bè, chăm tập thê thao, tích cực vệ sinh trường lớp, lễ phép với người lớn, yêu quý ông bà, cha mẹ, nhường nhịn bạn bè, em nhỏ, giúp đỡ các cụ già rồi giáo viên chủ nhiệm tổng kết và nhắc nhở các em rằng đến trường không chỉ để học kiến thức, hoàn thành các bài học mà còn làm tốt các mặt trên Có như vậy mới trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ Những em chưa có mặt nào tốt chúng ta nên tìm một thành tích nhỏ để động viên các em và cô gắng tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em đó chưa làm tốt để gặp riêng, trao đối Tôi tin chắc răng lần sau các em đó sẽ vươn lên và làm được nhiều việc tốt

ä Vận động mọi lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh:

Việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một công việc khó khăn, phức tạp Bởi lẽ, trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh tiếp nhận những tác động từ nhiều phía: Nhà trường - Gia đình - Xã hội Đạo đức nhân cách của các em có ảnh hưởng rất lớn từ các thành phần khác ở địa phương Vì vậy, công tác giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi phối hợp thống nhất được tác động theo hướng tích cực Đối với học sinh Tiểu học thì tác động giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội có vai trò quan trọng Vì vậy sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong lĩnh vực này có tác dụng to lớn về nhiều mặt đó là: Làm cho các tác động giáo dục đến với học sinh được thực hiện theo những yêu cầu thống nhất; giúp cho cha mẹ học sinh và giáo viên hiểu đầy đủ hơn về đối tượng giáo dục của mình, nhờ đó đề ra được những biện pháp giáo dục phù hợp; Tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục

Trang 11

Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở trường, thông báo chủ trương, kế hoạch công tác của nhà trường cho cha mẹ học sinh Chủ động thu hút cha mẹ học sinh tích cực tham gia công tác giáo dục, cùng nhau phối hợp để theo dõi, nhận xét, đánh giá các em Giáo viên chủ nhiệm phải chú ý đúng mức đến một số nội dung liên quan đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh như trao đổi về ưu điểm nổi trội và những mặt hạn chế của học sinh ở lớp cùng trao đổi với gia đình để đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp

- Xây dựng quy định nếp sống hăng ngày ở nhà, ở trường, ở địa phương của học sinh làm cơ sở cho việc thống nhất yêu cầu, nội dung giáo dục cũng như việc đánh giá kết quả giáo dục Nội dung của bản quy định bao gồm các việc làm và các quan hệ hăng ngày của học sinh ở nhà, ở trường, ở địa phương: Nội dung của từng việc làm, yêu cầu cần đạt được khi thực hiện Các việc làm đó được sắp xếp theo một trật tự nhất định tùy điều kiện cụ thể của gia đình, nhà trường, địa phương và trình độ phát triển của học sinh từng lớp Quy định này là do giáo viên chủ nhiệm cùng cha mẹ học sinh xây dựng trong phiên họp cha mẹ học sinh đầu năm Những điều chỉnh cần thiết sẽ được hai bên thông báo kịp thời cho nhau trong suốt năm học

- Xác định những hình thức phối hợp nhăm đảm bảo mối quan hệ thường xuyên giữa gia đình, nhà trường, xã hội, đặc biệt là gia đình Hầu như những học sinh hư dù ở mức độ nào cũng đều có nguyên nhân từ phía gia đình Gia đình là một môi trường, lực lượng giáo dục đầu tiên, trực tiếp, gần gũI, thường xuyên và lâu dài nhất đối với mọi trẻ em, Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với gia đình, nhất là với những học sinh chưa ngoan Hình thức trao đổi trực tiếp được thực hiện qua việc giáo viên đến thăm gia đình học sinh, qua các cuộc họp cha mẹ học sinh, qua điện thoại Những cuộc gặp gỡ trao đối trực tiếp nêu trên cho phép được dé cập nhiều vẫn đề và đi sâu vào từng trường hợp cụ thể, tạo được mối quan hệ thân mật hiểu biết lẫn nhau giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, giúp giáo viên hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh, nhờ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp cho gia đình Hình thức trao đổi gián tiếp như thông qua số liên lạc, qua đại diện hội cha mẹ học sinh hoặc đại diện cộng đồng dân cư nơi gia đình học sinh cư trú Trong các hình thức này, việc trao đổi qua số liên lạc có tính khả thi hơn ca Song, s6 lién lac phải được sử dụng một cách thường xuyên khi cần chứ không phải theo định kỳ hàng tháng Đồng thời hoạt động của hội cha mẹ học

Trang 12

sinh phải thực sự trở thành lực lượng hỗ trợ đắc lực cho việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hộ.1

Nếu nhà trường, gia đình, xã hội tác động đến học sinh theo cùng hướng trên những quan điểm, nguyên tắc đúng đắn và thông nhất thì việc hình thành chuẩn mực đạo đức cho học sinh sẽ có hiệu quả Nếu các yếu tố đó tác động lệch hướng đến từng học sinh thì sẽ vô hiệu hóa lẫn nhau gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức của trẻ Để có được sự thống nhất, tạo ra sự cộng hưởng giữa nhà trường, gia đình, xã hội thì giáo viên chủ nhiệm trở thành trung tâm văn hóa giáo dục, trở thành nơi chỉ đạo thống nhất tác động của các lực lượng giáo dục

Muốn có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thì phải năm chắc và đánh giá đúng tình hình đạo đức của học sinh lớp mình Tôi đã dùng nhiều hình thức điều tra như nghiên cứu hồ sơ, học bạ, nghiên cứu dư luận của giáo viên, của cha mẹ học sinh và nhân dân địa phương, theo dõi các hoạt động của học sinh trên lớp cũng như các buổi sinh hoạt tập thể ngoài trời, dịp tham quan, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ

ä Giáo dục đạo đức học sinh thông qua học tập tam gương đạo đức Hà

Chi Minh

Bác Hồ chúng ta là một tắm gương trong sáng về đạo đức Vì vậy thông qua các hội thi "Kê chuyện về Bác Hồ" dé giáo dục đạo đức nhân cách cho các em Có thể quy mô hội thi tổ chức theo cấp trường hay lớp học cũng được Các em sẽ sưu tầm những câu chuyện về Bác Hồ rồi kế cho các bạn cùng nghe Phần tổng kết phải rút ra được ý nghĩa từ các câu chuyện kế và liên hệ đến từng cá nhân trong lớp

Phải giúp các em hiểu và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy Đó chính là

nên tảng cơ bản hình thành đạo đức cho các em

e Giáo dục học sinh thông qua việc đọc sách

Một người đọc sách nhiều thì không bao giờ là người xấu Tôi cũng nhận thấy học sinh chúng ta đọc sách quá ít, thậm chí có em không đọc sách Mà không đọc sách thì làm sao có cách ứng xử có văn hóa, sử dụng ngôn ngữ phong phú, đa dạng được Có đọc sách các em mới hiểu về lịch sử, quý trọng và biết ơn các anh hùng liệt sỹ, những tấm gương người tốt việc tốt của các bạn nhỏ hay trong cuộc sống, ở hiền gặp lành như các nhân vật trong truyện cô tích để các em nhận ra phải sống lương thiện, không làm điều ác

Để học sinh có thói quen đọc sách thì người giáo viên chủ nhiệm cũng phải là cầu nối giúp các em đến với thư viện, tạo thời gian thích hợp để tổ

Trang 13

chức cho cả lớp đọc sách, lựa chọn những cuốn sách hay, đúng chủ đề, phù hợp với lứa tuổi để giới thiệu cho các em, lâu dan các em sẽ thích và có ham mê đọc sách

Hơn nữa đạo đức nhân cách của các em được hình thành từ gia đình và xây dựng, phát triển thêm từ khi đến trường học Ở trường học, trẻ em tiếp nhận tất cả kiến thức từ người giáo viên mà ở Tiểu học thì người gần gũi, tiếp xúc với các em nhiều nhất là giáo viên chủ nhiệm Vì vậy người giáo viên chủ nhiệm phải là một tắm gương thật sáng Bởi vì "7m gương bao giờ cũng có giá trị hơn ngàn lời giáo huấn", điều này nhac nhở mỗi giáo viên chúng ta cần tu dưỡng đạo đức và phải trung thực, thăng thăn trong cách đối xử với học sinh

Và chúng ta cũng biết rằng giáo dục đạo đức không chỉ dừng ở việc hình thành thói quen, mà chủ yếu là từ việc luyện thói quen hành vi đạo đức mà xây dựng niềm tin đạo đức, làm cơ sở ứng xử thường xuyên của các em Vì vậy khi đã hình thành được hành vi đạo đức ở học sinh thì người giáo viên chủ nhiệm cũng giúp các em luyện tập để trở thành thói quen và cần theo dõi, điều chỉnh những hành vi lệch lạc để các em có định hướng đúng

Ngày đăng: 29/12/2023, 04:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w