1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Bội chi NSNN - Nhóm 2 doc

39 180 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 730 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường,vai trò của NSNN có thể xem xét trên một số mặt sau đây: chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước Sự hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

GVHD: Ths Lê Văn Hải

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 09 năm 2011

Trang 2

MỤC LỤC

BẢNG VIẾT TẮT 4

4

LỜI MỞ ĐẦU 5

1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6

1.1 Khái niệm Ngân sách nhà nước 6

1.2 Đặc điểm của Ngân sách nhà nước 6

1.3 Vai trò của NSNN 7

1.3.1NSNN là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước 7

1.3.2NSNN là công cụ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững 7

1.3.3NSNN là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát 8

1.4 Quan điểm về bội chi ngân sách Nhà nước 9

1.4.1Những nhân tố ảnh hưởng đến bội chi ngân sách nhà nước 9

1.1.1.1Bản chất, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Nhà nước 9

1.4.1.1Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 10

1.4.1.2Mục tiêu, quan điểm chiến lược tài chính tiền tệ 11

1.4.1.3Xu hướng diễn biến tình hình kinh tế 12

1.4.1.4Những nhân tố kĩ thuật, chuyên môn ảnh hưởng đến cách xác định mức bội chi ngân sách Nhà nước 12

1.5Ảnh hưởng của bội chi ngân sách Nhà nước 13

2.NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG GÂY THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 15

2.1 Thất thu thuế nhà nước 15

2.2 Đầu tư công kém hiệu quả 15

Trang 3

2.3 Nhà nước huy động vốn để kích cầu 15

2.4 Chưa chú trọng quan hệ chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên 16

2.5 Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn 16

2.6 Bên cạnh đó, sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua còn được sử dụng như một công cụ trong chính sách tài khóa để kích thích sự tăng trưởng kinh tế 16

2.7Vài nét về tình hình bội chi ngân sách của Việt Nam 17

2.7.1Bội chi NSNN so với GDP (2001-2007) 20

2.7.2Vay của Chính phủ để bù đắp bội chi NSNN 21

3.GIẢI PHÁP TÍCH CỰC NHẰM BÙ ĐẮP BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 25 3.1Cắt giảm chi tiêu 25

3.2Tài trợ thâm hụt ngân sách bằng biện pháp tăng thuế hợp lý 26

3.3Phát hành tiền 27

3.3.1Giới thiệu phương pháp 27

3.3.2Thực trạng phát hành tiền bù đắp thâm hụt ở nước ta 27

3.3.3Ưu nhược điểm 28

3.4Vay nợ 29

3.4.1Vay nợ trong nước 29

3.4.2Vay nợ nước ngoài 32

3.5 Dự trữ ngoại hối 34

3.6Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước 35

3.7Nên thay đổi cách cân đối ngân sách nhà nước theo thông lệ quốc tế 37

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 4

BẢNG VIẾT TẮT

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển vươn lên mạnh mẽ kể từ khi gianhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, tăng trưởng mỗi năm bình quân đạt khoảng từ5-8% trên GDP Trong quá trình đi lên Việt Nam đã gặp không ít khó khăn, thử thách đểđạt được mục tiêu tăng trưởng hằng năm do Chính phủ đề ra Trong đó, có việc bội chingân sách nhà nước quá mức dẫn đến ngân sách nhà nước rơi vào tình trạng thâm hụt, chinhiều hơn so với thu Phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế hằng năm kèm theo đó là tìnhtrạng kinh tế Việt Nam vẫn còn đang chứa đựng nhiều lỗ hổng và bất cập trong quá trìnhphát triển đi lên từ sau hội nhập Bên cạnh đó, đất nước vẫn còn đang chịu ảnh hưởng suythoái sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra vào cuối năm 2007 mà dư âm của nóvẫn còn đó và nợ công các nước Châu Âu vẫn đang tiếp tục diễn ra ảnh hưởng ít nhiềuđến nền kinh tế Việt Nam

Nhận thức được thực trạng vấn đề này của Việt Nam trong bối cảnh đất nước vẫncòn đang chịu ảnh hưởng từ lạm phát, nhập siêu cao, giá cả ngày càng tăng,…, bội chingân sách nhà nước là vấn đề quan tâm đặc biệt nên nhóm chúng em đã quyết định chọn

đề tài này làm đề tài nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu sâu kĩ vềthực trạng vẫn còn đang tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế Việt Nam Xem xét các nguyênnhân nào đã dẫn đến bội chi ngân sách nhà nước quá mức so với tiềm lực kinh tế mà đấtnước đang có Và đưa ra các giải pháp tích cực có lợi đối với kinh tế Việt Nam trong thờiđiểm hiện tại khi mà lạm phát vẫn còn làm xói mòn và ảnh hưởng không nhỏ đến chấtlượng đời sống của người dân

Để hoàn thành được bài tiểu luận này, nhóm chúng em đã nghiên cứu, tìm hiểu vàtham khảo các tài liệu trên sách báo, Internet và các bảng thống kê về tình hình kinh tếViệt Nam

Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này nhóm chúng em đã cố gắng làm hếtsức mình nhưng cũng khó tránh khỏi các sai sót mong thầy góp ý và đánh giá để bài tiểuluận này hoàn chỉnh và đầy đủ hơn

Trang 6

1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái niệm Ngân sách nhà nước

Cho đến nay, thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đờisống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia Thế nhưng người ta vẫn chưa có sự nhất trí vềNSNN là gì Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm NSNN, tuỳ theo quan điểm củangười định nghĩa thuộc các trường phái kinh tế khác nhau, hoặc tuỳ theo mục đích nghiêncứu khác nhau

- Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển, thì: Ngân sách nhà nước

là một văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu, chi của Chính phủ, được thiết lập hàngnăm

- Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN.Chẳng hạn:

+ Theo các nhà kinh tế phương Tây, NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhànước, là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước

+ Các nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng, NSNN là kế hoạch thu, chi tài chínhhàng năm của Nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp luật quy định

+ Các nhà kinh tế Nga cũng cho rằng, NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chibằng tiền trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước Chúng ta có thể thấy, quanđiểm của các nhà kinh tế Nga và Trung Quốc khá gần gũi với quan điểm của cácnhà kinh tế cổ điển

- Luật Ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt NamKhoá IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996 cũng có ghi: Ngân sách nhà nước làtoàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chứcnăng và nhiệm vụ của Nhà nước

1.2 Đặc điểm của Ngân sách nhà nước

Từ việc phân tích nguồn gốc ra đời và khái niệm của NSNN, chúng ta rút ra một

số đặc điểm cơ bản của NSNN:

Thứ nhất, việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn với quyền lực của Nhànước và được Nhà nước tiến hành trên cơ sở luật định

Đặc điểm này thể hiện tính pháp lý tối cao của NSNN Việc ban hành, sửa đổi, bổsung hay bãi bỏ một khoản thu, chi nào của NSNN cũng chỉ có một cơ quan quyền lựccao nhất của Nhà nước - Quốc hội quyết định Mặt khác tính quyền lực của Nhà nước đốivới NSNN còn thể hiện ở chỗ Chính phủ không thể thực hiện thu, chi NS một cách tuỳ

Trang 7

tiện mà phải dựa trên cơ sở pháp lý đã được xác định trong các văn bản pháp luật do cơquan quyền lực của Nhà nước ban hành.

Thứ hai, NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, nhằm thực hiện các chứcnăng của Nhà nước, luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng

Như phần trên đã phân tích, hoạt động NSNN được biểu hiện cụ thể bằng các hoạtđộng thu và chi, trong đó:

- Thu NSNN chính là quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ đặc biệt- quỹ nàythuộc sở hữu của Nhà nước

- Chi NSNN, chính là việc sử dụng quỹ này chi tiêu cho những hoạt động của bộmáy quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh, chi cho xây dựng và phát triển

cơ sở hạ tầng, các vấn đề về phúc lợi công cộng, về sự nghiệp xã hội trước mắt

và lâu dài Tất cả những khoản chi nói trên nhằm thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của nhà nước

Kết quả của các khoản chi nói trên không ngoài mục đích đảm bảo cho một xã hội

ổn định, nền kinh tế tăng trưởng bền vững và phúc lợi công cộng được nâng cao Do vậyhoạt động của NSNN luôn chứa đựng lợi ích công cộng, lợi ích chung toàn xã hội

1.3 Vai trò của NSNN

NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội, an ninhquốc phòng và đối ngoại của đất nước Tuy nhiên, vai trò của NSNN bao giờ cũng gắnliền với vai trò của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định Trong nền kinh tế thị trường,vai trò của NSNN có thể xem xét trên một số mặt sau đây:

chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước

Sự hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòihỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định Các nhu cầu chitiêu của nhà nước được thỏa mãn từ các nguồn thu bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế.Đây là vai trò lịch sử của NSNN, được xuất phát từ tính nội tại của phạm trù tài chính màtrong bất kỳ chế độ xã hội và cơ chế kinh tế nào, NSNN đều phải thực hiện và phát huy

nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững

Thông qua các khoản chi kinh tế và chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạtầng kinh tế, phát triển những ngành mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị trường;đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu , Chính phủ có thể tạo điềukiện và hướng nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào những lĩnh vực, những vùng

Trang 8

cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế mới cũng như tạo ra môi trường thuận lợi cho sảnxuất kinh doanh Các khoản chi này của NSNN không thu hồi trực tiếp, nhưng hiệu quảcủa nó lại được tính bằng sự tăng trưởng của GDP, sự phân bố chung hợp lý của nền kinh

tế hoặc bằng các chỉ tiêu khác như tạo ra khả năng tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá vàdịch vụ

Thông qua thu ngân sách mà chủ yếu là thuế cũng góp phần định hướng phát triểnsản xuất Việc đặt ra các loại thuế với thuế suất ưu đãi, các quy định miễn, giảm thuế cótác dụng kích thích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp Một chính sách thuế có lợi sẽ thuhút được doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nơi cần thiết, ngược lại, một chính sách thuếkhắt khe sẽ giảm bớt luồng di chuyển vốn vào nơi cần hạn chế sản xuất kinh doanh

Rõ ràng là chính sách thu, chính sách chi ngân sách gắn liền với chính sách pháttriển kinh tế - xã hội và phục vụ trực tiếp cho chính sách này của Nhà nước

phát

Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cung cầu chi phối đến giá cả thị trường rấtmạnh mẽ Mọi sự biến động của giá cả trên thị trường đều có nguyên nhân từ sự mất cânđối giữa cung và cầu Để ổn định giá cả, chính phủ có thể thông qua công cụ NSNN đểtác động vào cung hoặc cầu hàng hoá trên thị trường Sự tác động này có thể được thựchiện theo hai hướng: thu và chi NSNN Cụ thể:

- Thông qua điều chỉnh chính sách thu NSNN:

Bằng việc điều chỉnh cơ cấu hệ thống thuế, thuế suất, chính sách miễn giảm thuế hợplý.v.v Chính phủ cũng có thể tác động vào tổng cung hoặc tổng cầu để góp phần ổn địnhgiá cả trên thị trường

Ví dụ: khi giá cả hàng hoá lên cao, có nguy cơ trở thành lạm phát, nhà nước có thểđiều chỉnh tăng thuế thu nhập cá nhân để giảm cầu, miễn, giảm thuế cho các doanhnghiệp sản xuất.v.v để nâng đỡ cung từ đó thúc đẩy cân bằng cung cầu, ổn định giá cả,hạn chế lạm phát xảy ra

- Thông qua chính sách chi tiêu của Nhà nước (chi NSNN).Bằng nguồn cấp phátcủa chi tiêu NS hàng năm các quỹ dự trữ của Nhà nước (bằng tiền, bằng ngoại tệ, các loạihàng hoá, vật tư chiến lược ) được hình thành Thông qua các quỹ này, Chính phủ thựchiện điều tiết thị trường bình ổn giá cả Một cách tổng quát, cơ chế điều tiết là:

+ Khi giá cả của một loại hàng hoá nào đó lên cao, để kìm hãm và chống đầu

cơ, Chính phủ đưa dự trữ hàng hoá đó ra thị trường để tăng cung, trên cơ sở đó sẽ

Trang 9

bình ổn được giá cả và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt, gây nguy cơ lạm phátchung cho nền kinh tế.

+ Còn khi giá cả một loại hàng hoá nào đó bị giảm mạnh, có khả năng gâythiệt hại cho người sản xuất và tạo ra xu hướng di chuyển vốn sang lĩnh vực khác,Chính phủ sẽ bỏ tiền để mua các hàng hoá đó theo một giá nhất định đảm bảoquyền lợi cho người sản xuất

- Trong trường hợp xảy ra lạm phát, Chính phủ cũng có thể sử dụng NSNN đểkhống chế và đẩy lùi lạm phát một cách hiệu quả bằng các biện pháp nhằm nâng đỡ cung

và giảm bớt cầu, đó là:

+ Thắt chặt chi tiêu của NSNN, nhất là các khoản chi cho tiêu dùng

+ Tăng thuế tiêu dùng, giảm thuế thu nhập

1.4 Quan điểm về bội chi ngân sách Nhà nước.

Bội chi và thâm hụt là hai cách gọi khác nhau của cùng một hiện tượng khi tổngnguồn thu không đủ trang trải tổng các nhiệm chi của một Chính phủ, một địa phương,một đơn vị trong một thời kì nhất định (thường là một năm) Khi nói đến bội chi ngânsách Nhà nước tức là các khoản chênh lệch thiếu giữa tổng các nguồn thu so với tổng cáckhoản chi của ngân sách Nhà nước trong một năm Tuy nhiên vấn đề quy định các khoảnthu, chi ngân sách Nhà nước để xác định bội chi ở mỗi quốc gia thường không hoàn toàngiống nhau

Cách tính chi ở Việt Nam bao gồm cả chi nợ gốc và lãi, không bao gồm các khoảnvay về cho vay lại Còn theo thông lệ quốc tế thì chi chỉ bao gồm các khoản trả nợ lãi chứkhông bao gồm trả nợ gốc Do đó điều quan trọng trong quản lí bội chi không phải là sựtính toán đơn thuần là lấy tổng thu trừ đi tổng chi mà phải xác định hợp lí và quy địnhhợp pháp những khoản tiền nào được tính vào tổng thu, những khoản nào được tính vàotổng chi của ngân sách Nhà nước trong từng năm

1.4.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến bội chi ngân sách nhà nước

Trong lịch sử phát triển nền tài chính thì bội chi ngân sách đã và đang trở thànhmột hiện tượng khá phổ biến ở các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển.Nếu như chúng ta không tìm ra được những nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượngtrên thì khó có thể có được những biện pháp hữu hiệu để mà kịp thời dự báo và hạn chếtác động của nó tới nền kinh tế Người ta đã tổng hợp lại và đưa ra năm nhóm nhân tốchính ảnh hưởng đến bội chi ngân sách Nhà nước

1.1.1.1 Bản chất, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Nhà nước

Trang 10

Ngay từ khi ra đời thì Nhà nước đã mang trong mình những trọng trách nhất định.Mỗi một Nhà nước có thể chế, đường lối, chính sách khác nhau nhằm phục vụ cho nhữngđối tượng khác nhau Nhưng mục tiêu quan trọng của Nhà nước là làm cho kinh tế củađất nước ngày càng phát triển, nâng cao vị thế của đất nước mình trên trường quốc tế Đểthực hiện được điều đó thì Nhà nước đã đề ra hàng loạt những biện pháp, chính sách quantrọng Đất nước tiến hành công cuộc cải cách kinh tế từ một nước lạc hậu với một xuấtphát điểm rất thấp, nền kinh tế còn mang nặng tính bao cấp, trì trệ, người dân chủ yếusống bằng nghề nông, thu nhập còn rất thấp Bên cạnh đó cơ sở vật chất, trình độ khoahọc kĩ thuật, công nghệ của ta còn rất lạc hậu so với thế giới Chính vì lẽ đó mà Nhà nước

ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế-xã hội.Nhưng quá trình đó không phải hoàn thành trong thời gian ngắn mà nó đòi hỏi chúng tacần có lượng vốn rất lớn, đây là một trong những điều kiện tiên quyết và rất quan trọng

mà chúng ta cần phải có để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra Trong quá trình tiếnhành việc thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước chúng ta đã đạt được một số thành tựuquan trọng Ngân sách Nhà nước không ngừng được mở rộng cả về chất lượng và sốlượng góp phần quan trọng để chúng ta tiến hành xây dựng và phát triển đất nước Tuynhiên bên cạnh những mặt đã đạt được thì chúng ta cũng mắc phải không ít sai lầm trongquản lí thu chi ngân sách gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách khá nghiêm trọng trongnhững năm qua Việc bao cấp tràn lan, đầu tư dàn trải không có hiệu quả, thêm vào đó lànăng lực quản lí ngân sách còn nhiều bất cập, chưa thực sự minh bạch và khoa học lànhững nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thu không đủ chi, rất nhiều công trình xâydựng xong không thể sử dụng được gây lãng phí rất nhiều tiền của Nhà nước và nhândân Chính vì vậy mà đòi hỏi Nhà nước ta cần phải có những biện pháp thực sự hiệu quảtrong quản lí thu chi ngân sách để từ đó hạn chế rồi dần dần tiến tới xoá bỏ tình trạng bộichi ngân sách Nhà nước

1.4.1.1 Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội

Mục tiêu chủ yếu trong đường lối phát triển kinh tế ở nước ta là làm cho dân giàunước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh Và để đạt được mục tiêu tốt đẹp ấy thìNhà nước ta đã thực thi rất nhiều biện pháp quan trọng Một trong những chính sách ấy làtiến hành xây dựng rất nhiều công trình công cộng phục vụ nhu cầu đời sống của nhândân như: điện, đường, trường, trạm… đây là những công trình hết sức thiết thực và cầnthiết nhưng để xây dựng được thì chúng ta cần phải có một lượng vốn lớn Trong nhữngnăm đầu của quá trình cải cách mở cửa thì việc huy động vốn của nước ta gặp rất nhiềukhó khăn, trở ngại, chính vì lẽ đó mà ta luôn lâm vào tình trạng thu không đủ chi Ngânsách Nhà nước bị thiếu hụt thường xuyên, điều này về lâu về dài sẽ gây ra những ảnhhưởng tiêu cực đến nền kinh tế đất nước Nếu như chúng ta có những biện pháp thu hútthêm nhiều nguồn vốn hơn nữa cả ở trong và ngoài nước, tiến hành việc xây dựng một

Trang 11

cách có trọng điểm, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả đồng thời quản lí nguồn ngân quỹ mộtcách chặt chẽ, khoa học.điều đó sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mở rộng khảnăng thu, chi cho ngân sách, giảm thiểu một cách tối đa tình trạng thâm hụt ngân sách.

1.4.1.2 Mục tiêu, quan điểm chiến lược tài chính tiền tệ

Có thể nói chính sách tài chính quốc gia là một trong những chính sách quan trọngnhất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung

và bội chi ngân sách Nhà nước nói riêng Bằng việc cải tổ cơ bản chính sách tài chính, cơcấu thu chi ngân sách, chính sách thuế để tiến tới kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, sứcmua của đồng tiền, ổn định tình hình kinh tế xã hội Ngoài ra chính sách tài chính còngóp phần tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vậtchất của nhân dân Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn,nguồn tài chính còn hạn hẹp do đó mà chúng ta cần phải thận trong việc lựa chọn cáchình thức tài chính thích hợp, quản lí chặt chẽ nguồn tài chính quý giá, kiên quyết chốngmọi chủ trương bảo thủ trì trệ, vô chính phủ, buông trôi quản lí tài chính, gây thất thoáttiền của đất nước

Trên cơ sở những mục tiêu đó thì chúng ta cần phải xây dựng chính sách tài chínhdựa trên những quan điểm sau:

- Tập trung chuyển hướng từ nền tài chính “động viên, tập trung” sang nền tài chính

tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinhtế

- Thực hiện cơ chế tài chính lành mạnh, không đơn thuần coi cân bằng ngân sách làmục tiêu của chính sách tài chính Một ngân sách thiếu hụt hay dư thừa không phải làkém quan trọng so với một ngân sách cân bằng và đều là những công cụ tài chính thíchứng với từng hoàn cảnh cụ thể mà Nhà nước có thể sử dụng để tác động đến quy mô vàphương pháp phát triển kinh tế-xã hội (kích thích hay hạn chế tăng trưởng…) Chẳng hạnnhư việc duy trì một ngân sách thiếu hụt “vừa phải” có thể là nguy cơ lạm phát, nhưng lạitạo điều kiện tăng tích tụ cho các cơ cở kinh tế, tăng cầu cho người tiêu dùng trên cơ sở

đó kích thích đầu tư phát triển, tạo công ăn việc làm, mở rộng thị trường tiêu thụ và thúcđẩy tăng trưởng kinh tế

- Để phân phối và sử dụng các nguồn tài chính có hiệu quả thì chính sách tài chínhcần xác định rõ các mục tiêu ưu tiên phát triển, đảm bảo khả năng trả nợ, thu hút thêmvốn mới hơn nữa

- Việc xây dựng và thực hiện chính sách tài chính cần đứng trên quan điểm hệthống, đặt trong mối quan hệ và đổi mới các chính sách, công cụ khác như: chính sách

Trang 12

ngoại hối, chính sách lãi suất…nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, tránh tình trạng chồng chéo,triệt tiêu lẫn nhau.

- Quá trình xây dựng và phát triển chính sách tài chính ở nước ta còn đang trongtình trạng thiếu kiến thức đầy đủ và kinh nghiệm quản lí tài chính còn yếu Do đó chúng

ta cần phải ra sức học tập, đúc rút kinh nghiệm của những nước khác và cả trong quátrình tiến hành thực hiện Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính, đảm bảo cân đốigiữa thu và chi, tiến tới một nền tài chính vững mạnh

1.4.1.3 Xu hướng diễn biến tình hình kinh tế

Tình hình kinh tế cũng có những ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến quá trinh thu chingân sách Nhà nước Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã và đang có nhữngchuyển biến hết sức to lớn và tích cực Kinh tế tăng trưởng hàng năm thuộc vào hàng caotrên thế giới, thu ngân sách đạt khá, chúng ta đã thu hút được khá lớn nguồn vốn trongdân chúng thông qua việc thu thuế, phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng tổquốc…đồng thời một lượng vốn đầu tư nước ngoài đang ngày tăng trong những năm gầnđây, bên cạnh đó thì ta cũng đã tranh thủ được những sự trợ giúp quý báu của các tổ chứctài chính quốc tế thông qua viện trợ ODA Chính những yếu tố đó đã góp một phần đáng

kể trong việc cân đối cán cân thu chi ngân sách Nhà nước, giảm thiểu tình trạng thâm hụtngân sách

Hiện nay trên thế giới đang diễn ra quá trình hội nhập kinh tế hết sức nhanhchóng, quá trình toàn cầu hoá đang phát triển mạnh mẽ, khoa học công nghệ, các kỹ thuậthiện đại không ngừng được phát minh sáng chế, sự hợp tác cũng như sự cạnh tranh đangdiễn ra hết sức mạnh mẽ, điều đó đòi hỏi chúng ta cần phải có những chính sách tranh thủđược sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, thu hút thêm nữa những nguồn vốn đầu tư, viện trợ

từ nước ngoài để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, đồng thời bên cạnh đó thìchúng ta cũng cần phải phát huy nội lực của bản thân mình, không để đối tác họ có cơ hộichèn ép, gây khó khăn cho ta.Có như vậy thì chúng ta mới có thể làm chủ được nguồn tàichính của mình, phát huy hiệu quả tối đa của hệ thống tài chính nước nhà

1.4.1.4 Những nhân tố kĩ thuật, chuyên môn ảnh hưởng đến cách xác định mức bội chi ngân sách Nhà nước

Những tác động của bội chi ngân sách đến nền kinh tế là rất to lớn, nhưng để xácđịnh được một mức bội chi chính xác không phải là một điều dễ dàng Sau khi tham khảocác tiêu thức quốc tế, căn cứ vào quan hệ biện chứng giữa thâm hụt ngân sách Nhà nướcvới nợ Nhà nước và quan niệm về ổn định tỷ suất nợ, đề tài đã đưa ra một số nhân tố cóảnh hưởng trực tiếp đến cách xác định bội chi ngân sách Nhà nước

Trang 13

Ta thấy khi lãi suất càng cao và tăng trưởng càng thấp thì làm cho mức chênh lệchgiữa lãi suất và tăng trưởng càng cao, hoặc khi tổng dư nợ càng nhiều thì giá trị của thâmhụt ngân sách bậc một càng nhỏ dần lại thậm chí phải có thặng dư và số thặng dư nàyphải cao dần mới đảm bảo duy trì được sự ổn định của tỷ suất nợ trên GDP.

Trong điều kiện có lạm phát thì nhìn chung lạm phát càng cao thì gánh nặng nợcàng nhẹ Tuy nhiên cái giá của việc sử dụng lạm phát không phải là nhỏ Bởi vì khi mànền kinh tế có một mức lạm phát cao trong nhiều năm thì sẽ dẫn đến tăng lãi suất từ đó sẽgây ra tình trạng suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng Theo thời gian thì lạm phát sẽlàm tăng những khoản nợ nước ngoài, suy giảm sức cạnh tranh quốc tế của những hànghoá sản xuất trong nước, gây ra sự dịch chuyển thu nhập từ người cho vay sang người đivay một cách không bình thường và sẽ làm giảm lòng tin của người dân vào chính phủ

Như vậy dù muốn hay không muốn thì những nhân tố ảnh hưởng đến cách xácđịnh bội chi ngân sách vẫn luôn tồn tại và gây ra những tác hại không nhỏ, chúng ta cầnphải có những biện pháp làm hạn chế một cách tối đa những tác hại mà chúng gây ra

1.5 Ảnh hưởng của bội chi ngân sách Nhà nước

Tình trạng bội chi ngân sách Nhà nước có những ảnh hưởng hết sức rộng lớn trêntất cả các lĩnh vực, các hoạt động kinh tế xã hội Thâm hụt ngân sách Nhà nước với mộtmức cao và triền miên sẽ làm cho Nhà nước phải tìm cách tăng các khoản thu, điều nàyảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, hơn nữa khi đó các nguồn vốn trongcác ngân hàng sẽ trở nên khan hiếm hơn điều đó sẽ dẫn đến tình trạng lãi suất tăng cao,điều này gây ra những trở ngại trong việc vay vốn của các nhà đầu tư Về lâu về dài thì sẽdẫn đến tình trạng đầu tư sẽ giảm sút nghiêm trọng, sẽ có nhiều doanh nghiệp bị phá sản

do không tìm được những khoản vay thích hợp, sản xuất trong nước bị thu nhỏ lại từ đó

sẽ tạo điều kiện thúc đẩy quá trình nhập siêu, cán cân thương mại quốc tế mất cân bằng.Những điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng, thu nhập thực tế củangười dân giảm sút và ngày càng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống

Mặt khác khi xảy ra tình trạng bội chi ngân sách Nhà nước cũng là nguyên nhânchủ yếu dẫn đến lạm phát cao Bởi lẽ khi có thâm hụt ngân sách thì một biện pháp màchính phủ hay dùng là phát hành tiền để bù đắp ngân sách, mà khi tiền được tạo ra mộtcách quá mức như thế thì sẽ dẫn đến lạm phát tăng cao, mà nếu như Chính phủ phát hànhtrái phiếu ra công chúng để thu hút vốn, bù đắp cho phần thiếu hụt thì trong một thời giandài sẽ làm cho cầu về vốn tăng, do đó lãi suất tăng và cung tiền tệ sẽ tăng

Hơn nữa khi mà hiện nay nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển, rấtcần sự ủng hộ, giúp đỡ của người dân trong nước cũng như bạn bè thế giới Nếu như màchúng ta không biết cách quản lí nguồn vốn, nền tài chính cũng như ngân sách quốc gia

Trang 14

cho tốt thì dần dần sẽ gây mất lòng tin của người dân cũng như của các nhà đầu tư trong

và ngoài nước Họ đầu tư càng ngày càng ít hơn, dẫn đến nước ta đã thiếu vốn để xâydựng đất nước nay lại càng thiếu hơn, những mục tiêu tốt đẹp mà chúng ta đã đề ra sẽkhó mà có thể trở thành hiện thực được

Trang 15

2 NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG GÂY THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Thâm hụt ngân sách do rất nhiều nguyên nhân, và có sự ảnh hưởng khác nhau đến

sự cân đối vĩ mô của nền kinh tế Về cơ bản, tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước gồmcác nguyên nhân chính sau:

2.1 Thất thu thuế nhà nước

Thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước bên cạnh cácnguồn thu khác như tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước, vay, nhận viện trợ… Tuy nhiên,

do hệ thống pháp luật ta còn nhiều bất cập, sự quản lí chưa chặt chẽ đã tạo kẽ hở cho các

cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu một lượng đáng kể cho ngân sách nhànước… Điển hình trong năm 2008 lượng thuốc lá nhập lậu vào nước ta đã làm thất thuthuế, lấy đi của ngân sách nhà nước 2.500- 3000 tỉ đồng Ngoài ra, lượng thuốc lá nhậplậu còn làm chảy máu ngoại tệ của đất nước khoảng 200 triệu USD/năm, làm gia tăngthất nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế

Bên cạnh đó, việc giãn thuế, giảm thuế và miễn thuế một mặt giúp các doanhnghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất Tuy nhiên, việc miễnthuế, giảm thuế hoặc chậm thu làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách khác gây thâmhụt ngân sách nhà nước

2.2 Đầu tư công kém hiệu quả

Trong hai năm 2007 và 2008, nước ta đã tiếp nhận một lượng vốn rất lớn từ bênngoài Nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểmquốc gia phục vụ lợi ích phát triển của đất nước Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đầu tưdàn trải gây lãng phí ở các địa phương vẫn chưa được khắc phục triệt để, tiến độ thi côngnhững dự án trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu hiệu quả, đã gây lãng phí nguồnngân sách nhà nước và kiềm hãm sự phát triển của các vùng miền là nguyên nhân chínhgây nên thâm hụt ngân sách nhà nước

Bên cạnh đó, nền hành chính công - dịch vụ công của chúng ta quá kém hiệu quả.Chính sự kém hiệu quả này làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách càng trở nên trầmtrọng

2.3 Nhà nước huy động vốn để kích cầu

Chính phủ kích cầu qua 3 nguồn tài trợ chính là: Phát hành trái phiếu Chính phủ,

miễn giảm thuế và sử dụng Quỹ dự trữ nhà nước Sử dụng gói giải pháp kích cầu một mặt

làm kích thích tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, sẽ làm mức thâm hụt ngân sáchrất cao khoảng 8-12% GDP

Trang 16

2.4 Chưa chú trọng quan hệ chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên

Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực bội chingân sách (nhất là ngân sách các địa phương) Chúng ta có thể thấy, thông qua cơ chếphân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung từ ngânsách cấp trên cho ngân sách cấp dưới Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thuứng với các nhiệm vụ chi cụ thể và được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách hằngnăm Vì vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi thườngxuyên để bố trí cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũngnhư chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư Chính điều đóluôn tạo sự căng thẳng về ngân sách Để có nguồn kinh phí hoặc phải đi vay để duy trìhoạt động hoặc yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách Cả hai trường hơn trên đều tạo áp lựcđối với NSNN

2.5 Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn

Tăng chi tiêu của chính phủ một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời trongngắn hạn, nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và rủi ro tài chính

do sự thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế giám sát đảm bảo sựhoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính Lý thuyết kinh tế không chỉ ra một cách rõràng về hướng tác động chi tiêu của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên đa

số các nhà kinh tế thường thống nhất rằng chi tiêu của chính phủ một khi vượt quá mộtngưỡng nào đó sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế do gây ra phân bổ nguồn lực một cáchkhông hiệu quả dẫn tới thâm hụt ngân sách nhà nước và cuối cùng là gây ra lạm phát

2.6 Bên cạnh đó, sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua còn được sử dụng như một công cụ trong chính sách tài khóa để kích thích sự tăng trưởng kinh tế

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này thông qua cân đối NSNN hằng năm Vềnguyên tắc, sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi trong năm sẽ xác định được số thặng dưhoặc thiếu hụt ngân sách trong năm Tuy nhiên, khi cân đối ngân sách chúng ta thườngxác định số bội chi trước (thông thường tương đương với mức Quốc hội cho phép) vànguồn còn lại được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm sau Đây là chính sáchngân sách thận trọng khi áp dụng lý thuyết bội chi một cách chủ động và điều đó khônggây xáo trộn trong chính sách kinh tế vĩ mô, nhưng phải cân nhắc và kiểm tra xem toàn

bộ số bội chi có được sử dụng để chi đầu tư phát triển cho các dự án trọng điểm và hiệuquả qua đó tạo thêm công ăn việc làm, tạo đà cho nền kinh tế phát triển, tăng khả năngthu NSNN trong tương lai hay không

Trang 17

Tóm lại có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản gây ra bội chi NSNN

Nhóm nguyên nhân thứ nhất: là tác động của chu kỳ kinh doanh Khủng hoảnglàm cho thu nhập của Nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyếtnhững khó khăn mới về kinh tế và xã hội Điều đó làm cho mức bội chi NSNN tăng lên

Ở giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của Nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phảităng tương ứng Điều đó làm giảm mức bội chi NSNN Mức bội chi do tác động của chu

kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ

Nhóm nguyên nhân thứ hai: là tác động của chính sách cơ cấu thu chi của Nhànước Khi Nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làmtăng mức bội chi NSNN Ngược lại, thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dùng củaNhà nước thì mức bội chi NSNN sẽ giảm bớt Mức bội chi do tác động của chính sách cơcấu thu chi gây ra được gọi là bội chi cơ cấu

Trong điều kiện bình thường (không có chiến tranh, không có thiên tai lớn, ),tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi NSNN

Dù ở những mức độ khác nhau nhưng bội chi ngân sách nhà nước là tình trạngđang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới do số thu ngân sách có hạn trong khi nhucầu chi tiêu của Nhà nước lại không ngừng tăng lên, dẫn đến mất cân đối chi và thu, bộichi ngân sách xảy ra Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng,thì Chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận bội chi để thúc đẩy hoạt độngkinh tế Vì vậy, bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo,kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế pháttriển nhất (nhóm OECD) Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường đểđáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũngvẫn bội chi ngân sách Bội chi xảy ra trong thời gian dài, quy mô lớn và tốc độ cao đượccoi là nguyên nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát, đe dọa sự ổn định vĩ mô, dovậy khó duy trì tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế gây ảnh hưởng tới đời sốngcủa dân cư, làm tăng thêm gánh nặng nợ nần cho quốc gia Thêm vào đó, bội chi ngânsách trong thời gian còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chính sách điều hànhkinh tế vĩ mô của Chính phủ Xử lý bội chi ngân sách nhà nước đang là bài toán nan giải

2.7 Vài nét về tình hình bội chi ngân sách của Việt Nam

Từ năm 2001 trở lại đây, bội chi ngân sách vẫn diễn ra thường xuyên nhưng mứcbội chi đã có những thành tựu đáng mừng so với những năm 80 của thế kỷ trước Thời kỳ

từ năm 1986- 1995, đây là giai đoạn có mức bội chi ngân sách cao do tình hình ngân sáchcòn yếu kém, mức chi tiêu nhiều hơn so với mức thu vào, lại thêm việc các nước Đông

Trang 18

Âu và Liên Xô cắt giảm các nguồn viện trợ làm tình hình bội chi càng trầm trọng Chínhphủ đã phải giải quyết bội chi không chỉ bằng nguồn tiền đi vay nợ của nước ngoài màcòn bằng cả cách phát hành tiền dẫn đến tình trạng lạm phát cao Trong thời gian 5 năm

1986 - 1990, 59,7% mức thâm hụt này được hệ thống Ngân hàng thanh toán bằng cáchphát hành tiền

Từ năm 1991- 1995, mức bội chi ngân sách đã giảm xuống do những điều chỉnhtích cực theo hướng thắt chặt chi tiêu của chính phủ Trong những năm này, số thâm hụtNSNN đã giảm dần qua từng năm và được bù đắp bằng vay của dân và vay nước ngoài,

tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP chỉ ở mức 1,4% đến 4,17% (1991: 1,4%, 1992:1,5%,1993: 3,9%, 1994: 2,2% và năm 1995 là 4,17%)

Giai đoạn từ năm 1996-2000, tình hình thu chi NSNN đã có nhiều chuyển biếntích cực: nguồn thu đã đáp ứng được nhu cầu chi tiêu thường xuyên của chính phủ và chiđầu tư cho phát triển, thâm hụt NSNN được khống chế ở mức thấp Tuy nhiên, do tácđộng của khủng hoảng tài chính ở các nước Đông Nam Á nên nền kinh tế có gặp không ítkhó khăn Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dần từ năm 1996 đến năm 1999 và đến năm

2000, tốc độ này mới tăng lên chút ít Tỉ lệ động viên GDP vào NSNN nếu năm 1992 mớiđạt 17%, thì bình quân thời kỳ 1996-2000 đã đạt 19,6 Tỷ lệ bội chi NSNN ở mức từ3,0% GDP năm 1996 lên 4,95% GDP năm 2000

Tỉ lệ đóng góp GDP vào ngân

sách nhà nước (%)

Trang 19

Bội chi NSNN so với GDP

(%)

Tỷ lệ bội chi bình quân 5 năm là 3,87% GDP, cao hơn mức bình quân năm

1991-1995 (2,63%) Năm 2000 có mức bội chi cao nhất là 4,95% GDP và năm 1998 có mứcbội chi thấp nhất là 2,49% Đây là thời kỳ suy thoái và thiểu phát, nên mức bội chi NSNNnhư trên không tác động gây ra lạm phát mà có tác động làm cho nền kinh tế chuyển sanggiai đoạn đi lên

Từ năm 2001 trở lại đây, mức bội chi ngân sách nhà nước đã có những biếnchuyển tích cực do sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và công tác thu có những thành tựuđáng kể Tốc độ tăng thu hằng năm bình quân là 18,8% Trong đó, thu từ dầu thô tăngbình quân hàng năm 18,7% và chiếm tỷ trọng gần một phần tư tổng thu ngân sách Nhànước, chủ yếu do những năm vừa qua giá dầu thô tăng mạnh, nhất là trong năm 2005.Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đưa vào cân đối ngân sách tăng bình quân 14,7%/năm

và chiếm tỷ trọng 20,9% Thuế đã được xem xét đúng với vai trò cơ bản của nó trong cơchế thị trường là tạo nguồn thu cho ngân sách, kích thích tăng trưởng, điều chỉnh và phânphối lại thu nhập Hệ thống thuế đã và đang được cải cách theo hướng mở rộng cơ sở thuthuế, tăng tỉ lệ động viên từ thuế so với GDP, đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa cácthành phần kinh tế, các sắc thuế có nội dung rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểmtra và không trùng lắp, nhiều sắc lệnh thuế mới ban hành phù hợp với điều kiện nước ta

và thông lệ quốc tế (thuế thu nhập, thuế đất đai, thuế tài nguyên) Chi tiêu ngân sách hàngnăm đã được Quốc hội thảo luận và thông qua trong các phiên họp của mình, thể hiện rõđịnh hướng của nhà nước trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Chi ngân sách đã đượcthực hiên theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả nhằm nâng dần phần tích lũy của ngân sáchcho đầu tư phát triển Khoản chi thường xuyên của ngân sách thường được khống chế tối

đa trong khuôn khổ khả năng thu ngân sách Mỗi khoản chi được xác định trên cơ sởphân định rõ đối tượng và mục đích cụ thể Tốc độ tăng chi thường xuyên được khốngchế thấp hơn tốc độ tăng chi cho phát triển Tổng chi NSNN trong 5 năm 2001 - 2005tăng 18,6% so với mục tiêu Trong đó, tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển là khoảng 29,2%(đạt 8,2% GDP); chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo tăng từ 15% (năm 2000) lên 19%(năm 2005); chi khoa học - công nghệ đạt 2% (chi cho 2 lĩnh vực này tăng gần 5 lần sovới giai đoạn 1996 - 2000); chi cho y tế và kinh phí thực hiện chính sách đối với người cócông, gia đình chính sách, thực hiện nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo tăng trên 2,5 lần… Do

đó bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản đuợc cân đối ở mức 5% GDP và thựchiện ở mức 4,9%-5% GDP Tuy nhiên, nếu xét về tỉ lệ bội chi ngân sách so với GDP giai

Ngày đăng: 22/06/2014, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Diễn đàn kinh tế Việt Nam: http://vef.vn/2011-04-16-cat-giam-3-400-ty-chua-du Link
6. TS. Trần Văn Giao, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2008/10/08/1794/ Link
1. Giáo trình Nhập môn tài chính - tiền tệ, tập thể tác giả trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, NXB. Thống Kê – 2011 Khác
2. Giáo trình Nhập môn Tài chính –Tiền tệ, PGS. TS Sử Đình Thành, PGS. TS Vũ Thị Minh Hằng, NXB Lao động – Xã hội 2008 Khác
3. Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 ngày 10 tháng 11 năm 2010 Khác
7. Đề tài: Phân tích ưu, nhược điểm của các biện pháp xử lý thâm hụt ngân sách trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay, Trần Ngọc Diệp, Nguyễn Thu Hương, Phạm Thị Thùy Dung8. Ngân sách nhà nước Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w