1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn công tác thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách nhà nước tại thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh

96 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thực tiễn công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước

tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107

Họ và tên học viên: Bùi Thị Thúy Hà

Người hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Minh Hằng

Trang 2

tôi Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ hết sức nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả của PGS.TS Nguyễn Minh

Hằng - Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội

Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và xin được gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Luật, tập thể Thay, Cô giáo Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã dày công giúp đỡ, giảng dạy, truyền thụ kiến thức và giúp đỡ tơi trong suốt khố học và thời gian nghiên cứu luận văn

Do trình độ còn hạn chế và khuôn khổ thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn sẽ không thể tránh khỏi có những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự cảm thông và những ý kiến đóng góp từ các Thầy, các Cô đề luận văn được hoàn thiện hơn

Trân trọng cảm ơn

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM KKẾT 2 22°+eeEEEELAEEEEE EEE.LEEEEEE-LEEEEEEL EEEODCkiertrkoerie i LỜI CẢM ƠN 222s<<cHHH.HHHHHHHHH HHHHH TT E111 crrrrrrrrdie ii

MỤC LUỤCC 5 <5 << %1 HH HT H0 00g06 iii DANH MUC CAC CHU VIET TAT .ccccsccssessessssssssssessessssssssssessesscsssssssesseeseess vi DANH MỤC BẢNG BIÊU . 2-2-2222 ©SZ£2Z€Es£EsEzzezsezsersecsscrsee vii TOM TAT KET QUA NGHIEN CUU CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ viii

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài . - << 5s «se 2 sSs£s£s£seseseseseeesez 4

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu i8 0P 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5-5 c 5< <e<< << <s<ses 7 4.1 Đối tượng HghiÌÊH CÚU 22cce<©Ccez©CEECszeEEEEeecEEreecrrrrescrrrresrrrrcee 7 Z8) 18 n6 e 7 5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài . - 8 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dé tai

7 Kêt cầu của luận văn

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VẺ THANH TRA VIỆC CHÁP HÀNH CHÍNH

SÁCH PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ SỬ DỤNG

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2-22 ©©22©©sz£Eez+estrstrserssersserssersee 10 1.1 Khái quát chung về thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật

trong đầu tư xây dựng €0 Đản - G55 s5 5s 5S 910 910 950 6 3 10 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật 10 1.1.1.1 Khai niém thanh tra viéc chấp hành chính sách pháp luật 10

1.1.1.2 Đặc điển thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật 15

1.1.2 Khái quát chung về đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà /;.- 18

1.1.2.1 Khai niém dau tu xdy dung CO bản òe- sec cec sec Tổ 1.1.2.2 Đặc điển đâu tư xây dựng cơ bản 2255siccccErrreererrrirecee 21

1.1.2 3 Khải niệm ngân sách Nhà HƯÓC - 5c 55s ScxesErtesrteerxeesrrrrrk 23 1.1.2.4 Đặc điển vốn đầu tư xây dựng cơ bán từ ngân sách Nhà nước 25

1.1.3 Vai trò của thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư

Trang 5

1.2 Khái quát pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước 30 121 Khái niệm pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong dau tir xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước .- 30 122 Đặc điểm pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong dau tu xy dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước .- 31 1.2.3 Nội dung về pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong dau tu xy dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước .- 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC CHAP

HẠNH CHINH SACH, PHAP LUAT TRONG DAU TU XAY DUNG CO BAN CO SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THI XA QUANG YEN, TINH QUANG NINH

2.1 Khái quát chung về thị xã Quảng Yên và cơ quan Thanh tra thị xã

Quảng Yên, tỉnh Quảng Nỉnhh G5555 9.0000 9 90 39 2.1.1 Khái quát chung về thị xã Quảng Vên, tỉnh Quảng Ninh 39 2.12 Cơ quan Thanh tra thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

2.1.2.1 Vi trí, chức năng Thanh tra thị xã Quảng YÊn . -55 2.1.2.2 Nhiệm vụ, quyên 1E 4I 2.1.2.3 Cơ cầu tổ chức của Thanh tra thị xã Quảng Yên 4I 2.2 Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh o2 G5555 9599 9 42

2.2.1 Tình hình và cơ cấu chỉ đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN 42

2.2.2 Nhu cầu và khả năng cân đỗi vẫn ĐTXDCB từ NSNN 46

2.3 Công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng NNinh 2G << 5 Họ Họ 00m0 48

2.3.1 Thanh tra công tác chuẩn bị đầu t 2-ccs<©ccseeccccesscccccee 51 2.3.2 Thanh tra giai đoạn tiễn hành đầu tư

2.3.2.1 Thanh tra công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán các công DINAN Xây đÏỰHg - 55-7 th kh HH HH TY TH HH Hy TH HH gà HH ri 53 2.3.2.2 Thanh tra cong tac lua chon nha iG ccessssevssvssevessssssssssassssssssssssessesseseeees 55 2.3.2.3 Thanh tra công tác giám sát thi công và nghiệm thu, thanh quyết toán 2/8/0008 56

2.3.3 Thanh tra giai doan két thitc QU t1 esssccsssssssssssssssssssessssssessssssessssssesssease 57

Trang 6

CHƯƠNG 3: KIÊN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THANH TRAVIỆC CHÁP HÀNH CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT TRONG

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TÍNH QUẢNG NINH . °-5< + 65

3.1 Kiến nghị hoàn thiện công tác thanh tra - 5 << << =s<sesesesess 65 3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 2 5s s°sssssssssxsesesesesese 67

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thanh tra -cs- <2 67 3.2.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng

HgÑ SÁCÏI INÏhì HHLƯỚC 5< << 5< << sử Hư H HH chung nh ngu 68

3.3 Một số giải pháp cụ thể 5 5-5-5555 S2 sSs£s£sexexsessrrsrsesesree 69

3.3.1 Giải pháp hoàn thiện về nội dung và hình thức của pháp luật về thanh .0ẮẮ® 69

3.3.2 Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về thanh tra 72

Trang 7

DTXD DTXDCB HDND KBNN NSNN TSCD UBND DANH MUC CAC CHU VIET TAT : Dau tu xây dựng

: Đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 8

DANH MUC BANG BIEU

Trang 9

TOM TAT KET QUA NGHIEN CUU CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài luận văn: “Thực tiễn công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”

1 Kết quả đạt được của luận văn

- Luận văn đã phân tích được khái niệm và đặc điểm của thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật; khái niệm và đặc điểm của đầu tư xây dựng cơ bản và vốn ngân sách Nhà nước Từ đó, xác định nội dung, phương pháp, quy trình tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN, đảm bảo tính hiệu quả trong việc phòng ngừa, phát hiện các vị phạm pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN

- Luận văn đã phân tích và làm rõ được khái niệm và đặc điểm của pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN

- Đã khái quát được thực trạng fTXDCB có sử dụng NSNN và hệ thống hóa thực trạng thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh theo 3 giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng từ năm 2015 đến năm 2017

- Đã phân tích và đánh giá được những những kết quả, thành công và những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân việc thực hiện công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNNgại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Trang 10

2 Khả năng ứng dụng thực tiễn của luận văn

- Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, don vi, tổ chức có thấm quyền và trách nhiệm xã hội trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật về thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN

Trang 11

kỷ cương pháp luật; công tác thanh tra dù được thực hiện dưới bất cứ hình thức nảo, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng quản lý Mặt khác, các giải pháp được đưa ra từ hoạt động thanh tra không chỉ hướng vào việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật Thực tiễn công tác thanh tra thời gian qua cho thấy, địa phương nào, ngành nào chú trọng đến công tác thanh tra thì địa phương đó, ngành đó thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, ít có khiếu nại, tố cáo; ngược lại nơi nào không chú trọng đúng mức đến công tác thanh tra, kiểm tra thì nơi đó không thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình Vì vậy công tác thanh tra ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm; vai trò, vị thế của cơ quan thanh tra ngày càng được nâng cao

Trang 12

kín, đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng và biểu hiện nhiều sai phạm Một phần do ý thức của người dân chưa cao, công tác quy hoạch chưa đồng bộ, hệ thống pháp luật chồng chéo, thiếu tính khả thi; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý, giám sát còn yếu, kém, chưa đáp ứng là một công cụ hữu hiệu dé quan ly Nhà nước trong lĩnh vực ĐTXDCB Nhiều công trình vi phạm nghiêm trọng, trong đó có không ít trường hợp các đơn vị thi công coi thường kỷ cương, pháp luật, cố tình vi phạm Trong lĩnh vực ĐTXDCB, vi phạm chủ yếu là không thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục, thi công sai thiết kế, nghiệm thu, thanh quyết tốn khơng đúng thực tế thi công Điền hình như một số công trình xây dựng có nhiều sai phạm thuộc Dự án Môi trường đảo Hà Nam do Ban Quản lý Dự án công trình thị xã Quảng Yên làm chủ đầu tư trong các năm 2012-2014 (Công trình nạo vét và kè kênh thoát nước tuyến qua xóm 4,5 thôn Quỳnh Biểu, xã Liên Hòa; công trình nạo vét kênh thoát nước xã Liên Vị tuyến 01; công trình nạo vét và kè kênh thốt nước thơn Lưu Khê, xã Liên Hòa; công trình nạo vét và kè kênh thoát nước phường Phong Hải tuyến 01 ); một số công trình do UBND các phường, xã Quảng Yên, Yên Giang, Nam Hòa, Tiền An làm chủ đầu tư giai đoạn từ năm 2014-2016 (Công trình giải phóng mặt bằng quy hoạch khu dân cư khu phố 10, phường Quảng Yên, hạng mục: San nên, thoát nước, cây xanh; công trình hệ thống thoát nước khu dân cư phía Bắc đường Nguyễn Bình, phường Quảng Yên giai đoạn 1+2; công trình nâng cấp, sửa chữa nhà văn hóa khu phố 5, phường Nam Hòa; công trình san nền khu quy hoạch Bắc Cửa Tràng, xã Tiền An ) Chỉ tính riêng trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong các năm qua đã tiễn hành thanh tra hàng trăm công trình ĐTXDCB, phát hiện nhiều sai phạm, kiến nghị xử lý kinh tế, thu hồi và giảm trừ quyết toán hàng tý đồng Đây cũng là biêu hiện của sự yếu kém trong quản lý vốn ngân sách Nhà nước chi trả cho các công trình ĐTXDCB của Việt Nam nói chung và trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tinh Quang Nnh nói riêng

Trang 13

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; chủ trương xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực; Quảng Yên đã và đang có sự phát triển theo

hướng công nghiệp và dịch vụ Đặc biệt, từ khi thực hiện Nghị quyết số 100/NQ-CP

ngày 25 tháng 11 năm 2011 “Ƒ việc thành lập thị xã Quảng Yên và thành lập các phường thuộc thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” đến nay, thị xã Quảng Yên được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị đang tạo ra diện mạo và cơ hội mới cho sự phát triển nhanh, bền vững Tuy nhiên, với đặc thù đi lên từ một huyện nông

nghiệp, hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn nhiều khó khăn, kinh tế có phát triển nhưng

chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương; đời sống của một số bộ phận nhân dân còn gặp khó khăn; tư tưởng phong kiến, hủ tục lạc hậu trong một bộ phận nhân dân vẫn còn tổn tại Mặt khác, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị

trường làm cho tình hình tiêu cực và tệ nạn xã hội phát sinh nhiều vấn đề phức tạp;

kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm; sự yếu kém trong quản lý kinh tế, sự bất cập, thiếu đồng bộ trong hệ thống các quy định của pháp luật, một số các quy định chưa phù hợp với thực tiễn đã làm ảnh hưởng đến tính đồng bộ trong việc quản lý Ngoải ra, công tác thanh tra trong ĐTXDCB còn nhiều hạn chế, yếu kém.Thực trạng đó đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thanh tra ĐTXDCB ở địa phương Song với nhận thức công tác thanh tra ĐTXDCB là một trong những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, nên việc thực hiện thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB trên dia ban thị xã Quảng Yên đã được quan tâm và ngày càng khẳng định được vị thế của cơ quan thanh tra trong quản lý Nhà nước

Trang 14

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu các tài liệu hiện hành cho thấy có rất nhiều đề tài nghiên cứu

riêng lẻ, tập trung chủ yếu vào hai nhóm: (1) Thanh tra và thanh tra chuyên ngành; (2) Đầu tư xây dựng có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước Tuy nhiên đối với thanh tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN thì vẫn là vẫn đề rất mới bởi vì hoạt động của thanh tra đầu tư xây dựng trong thời gian gần đây mới được Nhà nước quan tâm và đánh giá là vấn đề quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển hoạt động ĐTXDCB nói riêng Do vậy các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít Tuy nhiên một số nhà nghiên cứu cũng có đề cập một số khía cạnh của vấn đề này:

Trịnh Quang Bắc, V¡ phạm pháp luật trong đâu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật, Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh, Hà Nội năm 2017 Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách

hệ thống và toàn diện về vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay Qua luận án, tác giả đã đưa ra các giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn Nhà nước mang tính khoa học và ứng dụng trong thực tiễn Việt Nam hiện nay

Nguyễn Huy Chí, Quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước ở Việt Nam, Luận án tiễn sĩ Quản lý công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội năm 2016 Tác giả đã phân tích, đánh giá được thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam Qua đó, đề xuất một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

Trang 15

Lê Ngọc Linh, Pháp luật về thanh tra xây dựng từ thực tiễn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật, năm 2014 Luận văn đã nêu được các vân đề liên quan đến thanh tra xây dựng, một hình thức thanh tra chuyên ngành thực tế tại quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội Qua đó, luận văn đã nêu được mỗi quan hệ phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan với cơ quan thanh tra trong quá trình thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra viên, các quy định quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xây dựng và các giải pháp hoàn thiện về thanh tra xây dựng ở nước ta

Phan Văn Sáu, Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra đáp ứng yêu

câu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Tạp chí Cộng sản, số 888 (10/2016), tr.3-tr.7 Bài viết đã khái quát được đặc điểm tình hình hoạt động thanh tra trong 5 năm từ khi

Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực Tác giả đã đưa ra một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra trong thời gian tới

Trang 16

dựng Tuy nhiên, các công trình đó chưa đề cập sâu và cụ thê đến những quy định của pháp luật về thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách nhà nước hiện nay Do vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực hiện pháp luật về thanh tra đầu tư xây dung co ban tại thị xã Quảng Yên hiện nay để từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và hoàn thiện thanh tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thanh tra nói chung và lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng

Qua tìm hiểu, rà soát thì việc nghiên cứu đề tài “Thực điễn công tác thanh tra

việc chấp hành chính sách, pháp luật trong dau tư xây dựng cơ bản có sử dụng

ngân sách nhà nước tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” cho thấy, chưa có công trình nghiên cứu nào Từ thực tế công tác của bản thân, tôi thấy được sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài này, nhằm góp phần đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và hồn thiện cơng tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước tại thị xã Quảng Yên nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung Qua đó nhằm xây dựng và phát triển thị xã Quảng Yên văn minh, hiện đại, tiến tới thành đô thị loại 3 năm 2020

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu đề tài

Trang 17

sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước như khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản và khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung về đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước

- Hệ thống hóa, làm rõ thêm lý luận pháp luật về thanh tra việc chấp hành chính

sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước;

- Hệ thống hóa thực trạng thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh theo 3 giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng từ năm 2015

đến năm 2017

- Đề xuất một số các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh tra và hồn thiện cơng tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư

xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước tại thị xã Quảng Yên trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước Đối tượng nghiên cứu của luận văn còn là thực tiễn hoạt động thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu của dé tai về không gian: được giới hạn trên địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài về thời gian: 03 năm, được giới hạn từ năm

Trang 18

sách Nhà nước

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật nói chung, về thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước nói riêng Bên cạnh đó, đề tài có tham khảo và kế thừa có chọn lọc một số thành tựu của khoa học quản lý, khoa học chính trị, pháp luật, kinh tế phục vụ cho việc tiếp cận và giải quyết các vân đê thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mac-Lénin, tác giả luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước

- Phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn, phương pháp lôgic dé làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, giữa quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước với thực tiễn thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước Cả ba chương của luận văn được nghiên cứu trong mối quan hệ lôgic xuyên suốt từ cơ sở lý luận đến thực trạng và quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước

6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trang 19

- Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, don vi, tổ chức có thấm quyền và trách nhiệm xã hội trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật về thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước Luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho các cơ quan thanh tra cấp huyện trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra kinh tế - xã hội hàng năm

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương:

- Chương 1: Khái quát về thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước

- Chương 2: Thực trạng công tác thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước tại thị xã Quảng Yên

Trang 20

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VẺ THANH TRA VIỆC CHAP HANH CHiNH

SÁCH PHÁP LUẬT TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CÓ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 Khái quát chung về thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật 1.1.1 T Khải niệm thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp” (Hoàng Phê, 2012, tr 1170) Với nghĩa này, thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm xem xét và phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định Thanh tra là hoạt động của một chủ thể có thẩm quyền: Người làm nhiệm vụ thanh tra, đoàn thanh tra và đặt trong phạm vi quyền hành của một

chủ thể nhất định

Thanh tra theo thuật ngữ Tiếng Anh - inspect - xuất phát từ gốc Latinh (In-

Spectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong” chỉ một sự xem xét từ bên ngoài vào một

đối tượng nhất định Theo Từ điển Anh - Anh - Việt, động từ “inspect” có nghĩa là

“thanh tra” và được giải thích là hoạt động xem xét kỹ, kiểm tra một cách cần thận, chính xác đối với đối tượng bị thanh tra nhằm mục đích xác minh hoạt động đó được thực hiện công khai, chuyên nghiệp Còn ở dạng danh từ “inspectorate” lại được giải thích như một cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ thanh tra

Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích “thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thấm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định - sự tác động có tính trực thuộc”

Theo từng giai đoạn lịch sử, khái niệm về thanh tra cũng được nhận thức khác nhau Đó là sự phản ánh về mô hình tổ chức các cơ quan nhà nước, về sự kiểm soát đối với hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước:

Trang 21

kỷ cương phép nước; chức năng gần giống như cơ quan thanh tra Nhà nước hiện nay Ngự sử đài có nhiệm vụ giúp vua trong việc theo dõi, xem xét các công việc hệ trọng của triều đình Quan ngự sử đời nhà Trần có quyền tiền tram hau tau và là chức quan duy nhất có quyền can gián vua Thời nhà Lê có hàm “Gián nghị đại phu” phong tặng cho bất cứ bề tôi nào đám nói thăng, nói đúng sự thật, Gián nghị đại phu có quyền đề xuất ý kiến về những việc nhà vua nên làm và can gián nhà vua những việc không nên làm

Năm 1945, ngay sau khi Nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập, ngày 23

tháng 11 năm 1945, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc

biệt Sắc lệnh nêu rõ: “Chính phủ sẽ lập ngay một Ban Thanh tra đặc biệt, có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Ủy ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ”, từ đây thuật ngữ “Thanh tra” xuất hiện, để chỉ một cơ quan cụ thé, quyền thanh tra được xác định và chính thức giao cho Chính phủ

Năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta được ban hành Trong đó quy định quyền “kiểm soát” đối với Chính phủ được giao cho Ban Thường vụ của Nghị

viện: “Khi Nghị viện không họp, Ban Thường vụ có quyền kiểm soát, phê bình Chính phủ”, thực chất đây là quyền giám sát của cơ quan dân cử (cũng như quyền giám sát của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với Chính phủ)

Hiến pháp năm 1959 đã đề cập đến một số nội dung về kiểm tra việc thi hành các quyết định quản lý Nhà nước: “Hội đồng Chính phủ ra những Thông tư, Chỉ thị và kiểm tra việc thi hành các Thông tư và Chỉ thị ấy” và “Ủy ban hành chính các cấp quản lý công tác hành chính ra Quyết định, Chỉ thị và kiểm tra việc thi hành Quyết định, Chỉ thị Ấy” Như vậy, thanh tra, kiểm tra ở đây ngoài việc xem xét vi phạm của các cơ quan, nhân viên hành chính hay Chính phủ còn mở rộng ra giám sát, kiểm tra các hoạt động xây dựng, ban hành, thực hiện các văn bản pháp quy

«

Trang 22

đạo công tác của Hội đồng Bộ trưởng, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng” Về Ủy ban nhân dân, Điều 124 quy định: “Ủy ban nhân dân các cấp chiêu theo quyền hạn do luật định, ra những Quyết định, Chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó”

Hiến pháp năm 1992, khái niệm thanh tra, kiểm tra được thể hiện rõ hơn qua các Điều 112, 115, 116 và 124 Khoản 7 Điều 112 quy định Chính phủ có nhiệm vụ “tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng, trong bộ máy Nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân” Điều 115 quy định “ Chính phủ ra

Nghị quyết, Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định, Chỉ thị và kiểm tra

việc thi hành các văn bản đó ” Đối với Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ “ra Quyết định, Chỉ thị, Thông tư và

kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ” (Điều 116) Đối với Ủy ban nhân dân, Điều 124 Hiến pháp 1992 cũng quy định “Ủy ban nhân dân ra Quyết định, Chỉ thị

và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó”

Đến Hiến pháp sửa đổi năm 2013, một lần nữa khái niệm thanh tra được làm rõ trong bộ máy Nhà nước tại Điều 96, khoản 5 có nêu: “ tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước ” Như vậy, Chính phủ thực hiện quyền kiểm sốt quyền lực nhà nước thơng qua việc tổ chức công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham những trong bộ máy Nhà nước, bao gồm cả các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp

Trang 23

Theo Luật Thanh tra năm 2004 và Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010 đã khẳng định và là làm rõ hơn vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn của các cơ quan thanh tra và có giải thích về thanh tra nhà nước, thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành

*1.Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyên đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Thanh tra nhà nước bao gỗm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành 2 Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật nhiệm vụ, quyên hạn được giao

3 Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyên theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn — kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.” (Điều 3, Luật Thanh tra 2010)

Theo Giáo trình Tài liệu bôi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chương trình thanh tra viên năm 2017 của Trường Cán bộ thanh tra: “7hanh tra là thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động thanh tra nhà nước Thanh tra được hiểu là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra, xem xét đánh giá của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được thực hiện bởi cơ quan chuyên trách theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị các biện pháp khắc phục, ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật, phát huy nhân tổ tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu tực quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân”

Trang 24

niệm thanh tra tồn tại từ khi có quản lý Nhà nước, hay nói cách khác thanh tra là một loại hình, công cụ của quyền lực, là một khâu, một giai đoạn trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, ở đâu có quản lý Nhà nước, ở đó có thanh tra, quản ly sẽ không đạt hiệu quả nếu tách khỏi hoạt động thanh tra Hoạt động thanh tra nhằm kiểm soát hữu hiệu việc thực thi quyền lực Nhà nước trong lĩnh vực hành pháp Hoạt động thanh tra cho phép chủ thể quản lý thiết lập chế độ theo dõi, kiêm soát thường xuyên đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân để đảm bảo sự chấp hành các chính sách, pháp luật và các quyết định của chủ thể quản lý hành chính Nhà nước; đồng thời phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật trong quản lý hành chính Nhà nước Các chủ thể quản lý quy định thâm quyền, hình thức, thủ tục hoạt động của các cơ quan thanh tra, sử dụng các thông tin, kết luận của cơ quan thanh tra đề xử lý, giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản lý Những kiến nghị của cơ quan thanh tra là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước xem xét lại và hoàn

thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật Từ yêu cầu cần phải có hoạt động thanh tra dẫn đến hình thành các tổ chức thanh tra là một nhu cầu tất yếu của quá trình

quản lý Nhà nước Tổ chức và hoạt động của thanh tra có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với chủ thể quản lý Nhà nước, nhưng không lệ thuộc vào chủ thể quản lý Nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng thanh tra với hình thức khác nhau, đa phần do cấu trúc Nhà nước hoặc cơ cấu kinh tế hoặc truyền thống pháp lý của mỗi quốc gia khác nhau nên cơ cấu tổ chức, hoạt động thanh tra cũng khác nhau Tùy theo tính chất quản lý, ngành, lĩnh vực khác nhau và điều kiện cụ thể ở mỗi nước mà người ta lựa chọn mô hình thanh tra khác nhau nhưng đa phần đều thành lập ba loại hình cơ quan thanh tra tiêu biểu: (1) Thanh tra Quốc hội giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, hoạt động độc lập với các cơ quan hành pháp, tư pháp', (2) Thanh tra, giám sát hành chính (thanh tra hành pháp)”; (3) Thanh tra chuyên ngành

1 Đây là mô hình tổ chức của một số nước theo chế độ đại nghị triệt để, nhằm đề cao vai trò của Nghị viện, phổ biến ở các quốc gia Bắc Âu, Châu Mỹ chẳng hạn như ở Anh, Thụy Điển, Đan Mạch, Pháp tô chức thanh tra trực thuộc Quốc hội nhưng thực tế là hoạt động giám sát các hoạt động hành chính đối với cơ quan hành pháp và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra là xem xét tính hợp pháp và hợp lý của các hành vi hành chính của hệ thông cơ quan hành pháp từ Chính phủ đến các địa phương

Trang 25

Ngoài ra, có nước chi sử dụng thanh tra như một lực lượng cảnh sát hoặc phân về các ngành quản lý hoặc có một số quốc gia coi thanh tra là một loại hoạt động mang tính chất của hiệp hội thám tử Hoạt động thanh tra do cơ quan Nhà nước thực hiện được tiễn hành bởi các cơ quan chuyên trách Cơ quan thanh tra tiến hành xem xét, đánh giá sự việc một cách khách quan, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của Nhà nước, tổ chức và cá nhân Chính vì vậy để bảo đảm cho cuộc thanh tra đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, khi tiến hành cuộc thanh tra thì chủ thể tham gia hoạt động thanh tra cũng phải đảm bảo nguyên tắc “Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra” (Điều 7, Luật Thanh tra năm 2010)

Từ những phân tích trên cho thấy: Thanh tra là hoạt động của cơ quan thanh

tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị

và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tô chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tô chức, cá nhân

Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật là hoạt động thanh tra hành chính của cơ quan Nhà nước có thâm quyền đối với cơ quan, tô chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao

1.1.1.2 Đặc điểm thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật

* Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật có đầy đủ những đặc điểm cơ bản của thanh tra nói chung sau đây:

Trang 26

Một là, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật gắn liền với quản lý Nhà nước Trong mối quan hệ giữa quản lý và thanh tra thì quản lý Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra (quy định thấm quyền của các cơ quan thanh tra, quy định về tổ chức, quyết định và kết luận thanh tra, sử dụng các kết quả, các thông tin từ phía các cơ quan thanh tra) Mặt khác, hoạt động chấp hành của quản lý Nhà nước thường bao hàm cả sự điều hành, cho nên trong quá trình thực hiện các văn bản pháp luật đòi hỏi phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan có thâm quyên

Quản lý Nhà nước và thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, có điểm

chung là nhân danh quyền lực Nhà nước thực hiện sự tác động lên các đối tượng bị quản lý Song xem xét theo cơ cấu, chức năng của quản lý thì thanh tra chỉ là chức năng, là công cụ, phương tiện để quản lý Nhà nước Các cơ quan thanh tra Nhà nước là bộ phận quan trọng, không thẻ thiếu trong cơ cấu bộ máy Nhà nước, là công cụ đắc lực để giữ gìn, bảo vệ và tăng cường trật tự, kỷ cương quản lý, là chức năng thiết yếu của các cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng có tính độc lập tương đối với cơ quan quản lý

Hai là, thanh tra là hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước Là một chức năng của quản lý Nhà nước, thanh tra phải thể hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý Thanh tra phải được Nhà nước sử dụng như một công cụ có hiệu quả trong quá trình quản lý và chủ thể tiễn hành thanh tra luôn luôn là cơ quan Nhà nước nên thanh tra luôn luôn mang tính quyền lực Nhà nước Thanh tra luôn luôn áp dụng quyền năng của Nhà nước trong quá trình tiến hành hoạt động của mình và nó nhân danh Nhà nước khi áp dụng quyền năng đó

Trang 27

Tinh quyén lực Nhà nước của hoạt động thanh tra thể hiện ở chỗ, các cơ quan thanh tra nhà nước có quyền hạn được xác định và khả năng thực hiện những quyền hạn đó Nó được cụ thể hoá trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra, phương thức tiến hành thanh tra, xử lý kết quả thanh tra, quan hệ giữa cơ quan thanh tra với đối tượng bị thanh tra

Ba là, thanh tra có tính độc lập tương đối

Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra Đặc điểm này phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan chức năng khác của bộ máy quản lý Nhà nước Ngoài những nhiệm vụ như những cơ quan quản lý Nhà nước khác, các cơ quan thanh tra có nhiệm vụ chủ yếu là xem xét, đánh giá một cách khách quan việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân

* Những đặc điểm riêng biệt của thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật: Trước tiên, một lần nữa cần khang dinh rang thanh tra viéc chap hanh chinh sách, pháp luật là thanh tra hành chính

Đây là hoạt động thanh tra do các cơ quan có thầm quyền tiến hành, bao gồm các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan thanh tra Nhà nước, chăng hạn như: Chính phủ; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp; thanh tra các cấp, các ngành tiễn hành

Thứ hai, đỗi tượng của thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật là các cơ quan, tổ chức cá nhân trực thuộc Chẳng hạn như bộ, cơ quan ngang bộ tiến hành hoạt động thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu sự quản lý trực tiếp của bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương tiến hành thanh tra đối với các sở, ngành cấp tỉnh; Thanh tra cấp huyện tiễn hành các hoạt động thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, của Ủy ban nhân dân cấp xã

Trang 28

trên với cấp dưới, giữa cơ quan có thâm quyền với đối tượng trực thuộc chịu sự quản lý Mục đích là nhằm xem xét, đánh giá trong tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức và cá nhân có tuân thủ các quy định của pháp luật không Mặt khác, còn nhằm xem xét, đánh giá về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao mang tính kế hoạch, chỉ đạo, điều hành giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới có thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, đúng đắn hay không

Thứ tư, việc tiễn hành thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật đưới hai

hình thức: thanh tra theo chương trình kế hoạch và thanh tra đột xuất Thanh tra theo chương trình, kế hoạch thanh tra là hoạt động thanh tra được tiến hành thường xuyên, định kỳ, có tính chất chủ động, được xây dựng và phê duyệt căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ công tác của cơ quan quản lý cùng cấp và hướng dẫn của cơ quan cấp trên; dé phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước, tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, các vấn đề trọng tâm nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra và kịp

thời ngăn ngừa những vi phạm có thê xây ra Thanh tra đột xuất được tiến hành khi

xảy ra một trong ba trường hợp sau: Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và do thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có thâm quyền giao Hay nói cách khác, thanh tra đột xuất là thanh tra ngoài chương trình kế hoạch, cuộc thanh tra không được dự liệu trước và có tính chất bị động

1.1.2 Khái quát chung về đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước

1.1.2.1 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản

Dưới góc độ kinh tế, Điều 3, Luật Đầu tư năm 2014 nêu: “Đầu ứ kinh

Trang 29

lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguôn lực

Dưới góc độ luật học, đầu tư được hiểu là “việc nhà đầu t bỏ vốn bằng các

loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiễn hành các hoạt động dau tư” (Khoản I1, Điều 3, Luật Đầu tư năm 2005) Trong đầu tư có đầu tư trực tiếp

và đầu tư gián tiếp Theo Điều 4, Luật Đầu tư công năm 2014: “Đầu ứ công là

hoạt động đâu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây tư vào các chương trình, dự án xây dựng kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội và đẫu tư vào chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ”

Như vậy, hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp, theo cách tiếp cận nào thì đầu tư cũng được hiểu một nghĩa chung là việc bỏ vốn đề tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định

Xây dựng là việc sử dụng vốn để tạo mới các công trình phục vụ cho các hoạt động kinh tế - xã hội như: cầu, đường, nhà máy, xí nghiệp, các công trình thủy lợi, cơ quan, trường học, bệnh viện Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thé bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triên nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác

(Khoản 10, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014) Công trình xây dựng đồng thời

cũng là kết quả sử dụng vốn cho công trình xây dựng

Trang 30

Đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) là quá trình bỏ vốn đề tiến hành các hoạt

động xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và cho các hoạt động khác nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cô định trong nền

kinh tế quốc dân ĐTXDCB là một hoạt động kinh tế có ảnh hướng lớn đến nhịp độ

phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội Do vậy ĐTXDCB là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế nói chung và của các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng ĐTXDCB của Nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Trong những năm qua, Nhà nước đã dành hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm cho ĐTXDCB ĐTXDCB của Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động ĐTXDCB của nền kinh tế ở Việt Nam ĐTXDCB của nhà nước đã tạo ra nhiều công trình, nhà máy, đường giao thông, quan trọng,

đưa lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội thiết thực Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả ĐTXDCB của Nhà nước ở nước ta còn thấp thẻ hiện trên nhiều khía cạnh như: đầu tư sai, đầu tư khép kín, đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng

Đây là lĩnh vực rất phức tạp nên cần phải được quản lý một cách chặt chẽ dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm đảm bảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn, thời kỳ, đảm bảo huy động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với mức chi phí hợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, môt trường

Trang 31

hành theo trình tự thống nhất rất chặt chẽ và có mối liên hệ mật thiết với nhau Nghiên cứu mối quan hệ đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động thanh tra

1.1.2.2 Đặc điểm đầu tư xây dựng cơ bản

Thứ nhất, sản phẩm của ĐTXDCB là những công trình xây dựng như: cầu, đường, nhà máy, xí nghiệp, các công trình thủy lợi, cơ quan, trường học, bệnh viện Công trình xây dựng là sản phâm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Vì vậy, trước khi đầu tư các công trình phải được quy hoạch cụ thể, khi thi công xây lắp thường gặp phải khó khăn trong đền bù giải phóng mặt bằng, khi đã hồn thành cơng trình thì sản phẩm đầu tư khó di chuyền đi nơi khác Mặt khác, công việc kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình cũng rất khó khăn

Trang 32

Thứ ba, sản phẩm cuả ĐTXDCB mang tính đặc biệt và tổng hợp, sản xuất không theo một dây chuyền sản xuất hàng loạt, mà có tính cá biệt và đơn chiếc Là loại sản phẩm được quản lý theo một cơ chế đặc biệt, theo đơn đặt hàng, theo trình tự bắt buộc được chế định bằng pháp luật, các quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật được quy định hết sức ngặt nghèo và chặt chẽ Mỗi hạng mục công trình, công trình đều có đặc điểm riêng Ngay trong một công trình, thiết kế, kiêu cách, kết cầu từng phần cũng không hoàn toàn giống nhau Vật tư, thiết bị dùng cho xây dựng cũng có nhiều chủng loại khác nhau, mẫu mã, giá cả và công năng sử dụng cũng khác nhau Do đó, khối lượng, chất lượng và chỉ phí xây dựng của mỗi công trình là không giống nhau, mặc dù hình thức và quy mô có thê giống nhau Vì vậy, để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra phải quan tâm đến việc quản lý chi NSNN trong ĐTXDCB gắn với từng hạng mục công trình, công trình xây dựng nhằm quản lý chặt chẽ về chất lượng xây dựng và vốn đầu tư

Thứ tư, ĐTXDCB là hoạt động đòi hỏi lượng vốn lớn, nguồn lao động và vật

tư lớn Nguồn vốn nằm đọng lại trong suốt quá trình thực hiện đầu tư Vì vậy trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư phải có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một

cách hợp lý đồng thời có kế hoạch phân bồ nguồn lao động, vật tư thiết bị phù hợp

đảm bảo cho công trình hoàn thành trong thời gian ngắn, chống lãng phí nguồn lực, giảm mức tối đa thiệt hại do ứ đọng vốn ở công trình xây dựng dở dang Đồng thời việc quản lý và cấp vốn ĐTXDCB phải thiết lập các biện pháp phù hợp nhằm đảm bảo tiền vốn được sử dụng đúng mục đích, tránh ứ đọng và thất thoát vốn đầu tư, đảm bảo cho quá trình đầu tư xây dựng các công trình được thực hiện đúng theo kế hoạch và tiến độ đã được xác định

Trang 33

1.1.2.3 Khái niệm ngân sách Nhà nước

Nghị quyết số 49/2010/QH12 của Quốc hội quy định: “Vốn nhà nước bao

gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tin dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tin dung đâu tư phát triển của Nhà nước, vốn dau tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước

và vốn khác do Nhà nước quản lý” Luật Đâu thầu số 43/2013/QH13 Điều 4,

Khoản 44 quy định: “Jốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đâu tư phát triển của Nhà nước; vốn tin dụng do Chính phú bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đát” Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định: “Jốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà

nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý” (Khoản 3, Điều 3)

Như vậy, có thể khái quát chung nhất về vốn Nhà nước là phần thu nhập quốc

dân dưới dạng tài sản vật chất và tài chính được Nhà nước đầu tư Ngân sách Nhà

nước (NSNN) là bộ phận chủ đạo của vốn Nhà nước, là điều kiện vật chất quan trọng dé Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của mình Mặt khác nó còn là công cụ quan trọng dé Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội NSNN bao gồm những nguồn thu và những khoản chỉ cụ thể, được định hướng nộp vào và xuất ra từ một quỹ tiền tệ được gọi là quỹ NSNN Những khoản thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là các quan hệ được xác định trước, được định lượng và Nhà nước sử dụng chúng để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế Trên thực tế, có nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN:

Trang 34

ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ chung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của mình trên cơ sở luật định

Trên phương diện pháp lý, NSNN được định nghĩa khác nhau trong pháp luật thực định và trong khoa học pháp lý

Trong pháp luật thực định, tại Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 có định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyên quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ”

Với định nghĩa này, các nhà làm luật đã bám sát quy định tại Điều 55 của

Hiến pháp năm 2013, đó là: “Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và

Trang 35

quyét định và được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Định nghĩa này, tuy có rõ ràng và cụ thể hơn so với định nghĩa NSNN về phương diện kinh tế nhưng vẫn chưa làm nỗi bật được khía cạnh pháp lý của thuật ngữ “Ngân sách Nhà nước”

Trong khoa học pháp lý, NSNN được định nghĩa là “một đạo luật đặc biệt” - Đạo luật ngân sách thường niên Đạo luật ngân sách thường niên là văn kiện của Nhà nước do Quốc hội quyết định bằng một Nghị quyết có hình thức pháp lý như một văn bản luật dự tính và cho phép thực hiện các khoản thu chi của quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm Khác với các văn bản luật khác là Đạo luật ngân sách thường niên có hiệu lực trong một năm ngân sách và là một đạo luật đặc biệt, chứ không phải là một bản dự toán các khoản thu và chi tiền tệ của Nhà nước; do cơ quan lập pháp làm ra theo một trình tự riêng, khơng hồn tồn giống với trình tự lập pháp thông thường

Qua các khái niệm trên ta có thé thay: NSNN phan ánh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế, xã hội của Nhà nước trên cơ sở luật định và phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

1.1.2.4 Đặc điểm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

“Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chỉ phí đã bỏ ra để đạt được mục đích đầu tư bao gâm chỉ phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chỉ phí chuẩn bị đầu tư, chỉ phí thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chỉ phí khác được ghỉ trong tổng dự toán” (Điều 5, Nghị định số 385-HĐBT ngày 07/11/1990 về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế Điều lệ Quản lý xây dựng cơ bản đã ban hành kèm theo Nghị định số 232-CP ngày 06/6/1981)

Trang 36

các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia Đối với đầu tư từ Ngân sách địa phương được hình thành từ các khoản thu của Ngân sách địa phương nhằm thực hiện đầu tư cho các dự án phục vụ cho lợi ích của từng địa phương đó Đối với nguồn vốn này thông thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương quản lý, sử dụng Vốn ngân sách nha nước dành cho ĐTXDCB là một loại vốn đầu tư nên nó có các điểm giống với nguồn vốn đầu tư thông thường và những đặc điểm khác như sau:

Thứ nhất, chủ thể sở hữu của vốn ĐTXDCB từ NSNN là Nhà nước

Vốn ĐTXDCB của Nhà nước và thuộc sở hữu Nhà nước, không phải của tư nhân nhưng không có chủ đầu tư đích thực nên từ chủ trương đầu tư, số vốn đầu tư, lĩnh vực đầu tư, chủ đầu tư đều do cá nhân quyết định Quyền sở hữu về vốn không trùng hợp với quyền sử dụng và quản lý vì thế trách nhiệm quản lý vốn không cao Động lực cá nhân đối với việc sử dụng hiệu quả đồng vốn không rõ ràng, mạnh mẽ như nguồn vốn tư nhân Do vậy rất khó quản lý và sử dụng; việc quản lý hiệu quả vốn trong ĐTXDCB của Nhà nước phức tạp, dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng

Thứ hai, vôn ĐTXDCB từ NSNN được gắn bó chặt chẽ với NSNN

Vốn ĐTXDCB từ NSNN là một bộ phận của NSNN, là nguồn vốn cấp phát

trực tiếp từ NSNN khơng hồn lại do vậy nó mang đặc điểm của NSNN và việc phân phối, sử dụng nguồn vốn này cũng là một hoạt động chi NSNN Với đặc điểm của NSNN và hoạt động chỉ NSNN, việc quản lý phân phối, sử dụng nguồn vốn này phải tuân thủ các quy định của pháp luật Ngân sách N hà nước từ việc bố trí kế hoạch vốn, lập và điều chỉnh kế hoạch vốn, thanh quyết toán vốn và được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp phê chuẩn hàng năm

Vốn ĐTXDCB từ NSNN gắn với đặc điểm của hoạt động ĐTXDCB của chủ

thể sử dụng NSNN với các quy trình đầu tư, chương trình đầu tư dự án công trình rất chặt chẽ Việc sử dụng nguồn vốn này gắn với quá trình thực hiện và quản lý đầu tư với các khâu liên hoàn với nhau từ quy hoạch, khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư

Thứ ba, vỗn ĐTXDCB từ NSNN tập trung chủ yếu dé phát trién kết cấu hạ

Trang 37

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một phần của vốn đầu tư phát trién cla NSNN

được hình thành từ sự huy động của Nhà nước dùng đề chỉ cho đầu tư XDCB nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nền kinh tế quốc dân, không vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận, không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư

Thứ tr, ĐTXDCB có tính chất lâu dài, thời gian đề tiến hành cho tới khi thành

quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động Xảy ra, thiếu tính ổn định, thể hiện trên các mặt sau: Quá trình xây dựng cơ bản bị

tác động nhiều bởi yếu tô tự nhiên nên nhiều khi không lường trước được tình hình

địa chất thủy văn, ảnh hưởng của khí hậu thời tiết mưa bão, động đất ; nhiều trường hợp thiết kế phải thay đổi trong quá trình thực hiện do yêu cầu của chủ đầu tư; sản xuất dé bị gián đoạn trong quá trình thi công do quá trình sử dụng máy móc

thiết bi hỏng hóc, chỉ phí vận chuyền lớn làm tăng chi phí dự án, công trình Do đó yêu cầu công tác quản lý kinh tế, tài chính phải có kế hoạch, tiến độ thi công, có

biện pháp kỹ thuật thi cơng, có dự tốn chỉ phí đầu tư xây dựng công trình được xác định và phê duyệt trước khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình Mặt khác sản phẩm của ĐTXDCB có giá trị sử dụng lâu dài nên đòi hỏi chất lượng sản phẩm công trình phải tốt; muốn vậy cần chú trọng công tác quản lý kinh tế, quản lý tài chính ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư; nâng cao chất lượng giám sát, nghiệm thu công trình, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả

Trang 38

XDCB! Đây cũng là nguồn vốn dễ bị thất thoát, lãng phi va chiếm đoạt nhất và cần được quản lý chặt chẽ

Trên đây là một số đặc điểm cơ bản có tính chất đặc thù của thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong đầu tư xây đựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước Việc nắm vững những đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nội dung, phương pháp, quy trình tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dung NSNN, đảm bảo tính hiệu quả trong việc phòng ngừa, phát hiện các vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước

1.1.3 Vai trò của thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước

Trong hoạt động Nhà nước, công tác thanh tra nói chung và thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN nói riêng có ý nghĩa

rất quan trọng Với những đặc điểm nêu trên, thanh tra việc chấp hành chính sách,

pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN có một số vai trò quan trọng sau đây: Thứ nhất, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN góp phần đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và chính sách của nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa bằng các hình thức xử lý nghiêm khắc và mạnh mẽ đối với các vi phạm phát hiện trong quá trình thanh tra Thông qua hoạt động thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN, những quy định của pháp luật về ĐTXDCB và quản lý NSNN được cụ thé và trở thành hiện thực Các chủ thể trong hoạt động thanh tra là các cơ quan thanh tra thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình va cac co quan, don vi, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ được quy định Với tư cách là một chức năng của quản lý Nhà nước, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng

* Vốn NSNN chỉ cho đầu tư xây dựng trong khu vực kinh tế Nhà nước phân theo nguồn vốn: Năm

Trang 39

NSNN chinh là hoạt động xem xét việc làm của các co quan, tổ chức, cá nhân có thực hiện đúng chính sách, pháp luật về ĐTXDCB có sử dụng NSNN hay không Nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân làm sai hoặc làm chậm thì hướng dẫn sửa chữa và thực hiện đúng quy định Mục đích của thanh tra là phát hiện, phát huy những nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý những vi phạm, bảo đảm để các cơ quan, tô chức và cá nhân tuân thủ và chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các quy định của pháp luật

Thứ hai, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN góp phần nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân Thông qua công tác thanh tra, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, góp phần tích cực vào việc giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đúng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản Chỉ riêng sự hiện diện của các cơ quan thanh tra đã là một sự nhắc nhở thường xuyên đối với tất cả các đối tượng chịu sự thanh tra phải tuân thủ pháp luật từ đó hạn chế sự vi phạm pháp luật Đồng thời qua công tác thanh tra giúp đỡ, hướng dẫn các đối tượng thực hiện đúng các quy định của pháp luật về ĐTXDCB có sử dụng NSNN Qua quá trình thanh tra, các nguyên nhân, động cơ, mục đích, tính chất, mức độ của một hành vi vi phạm cũng được phân tích một cách sâu sắc, đầy đủ nhất Các kiến nghị, yêu cầu được đưa ra từ hoạt động thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN không chỉ hướng vào việc phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ĐTXD mà còn có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật tương tự xảy ra ở một nơi khác hoặc vào một thời điểm khác

Trang 40

thuộc cá nhân, tô chức nào dé chấn chỉnh hoặc xử lý khi có vi phạm Với ý nghĩa đó thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có sử dụng NSNN thực chất đã góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước

1.2 Khái quát pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước

1.2.1 Khái niệm pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng ngân sách Nhà nước

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, là khuôn

mẫu đề mọi chủ thể tuân thủ và là tiêu chí để đánh giá hành vi của con người, do Nhà

nước ban hành hoặc thừa nhận và được áp dụng nhiều lần nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể đến khi bị thay đổi hoặc hủy bỏ

Pháp luật thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong ĐTXDCB có

sử dụng NSNN được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh

Ngày đăng: 24/12/2023, 18:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN