1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TẠI nơi SINH SỐNG, học tập ĐANG tồn tại NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT về môi TRƯỜNG nào và hãy đề XUẤT GIÁI PHÁP góp PHẦN hạn CHẾ, NGĂN CHẶN HÀNH VI đó

41 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tại Nơi Sinh Sống, Học Tập Đang Tồn Tại Những Hành Vi Vi Phạm Pháp Luật Về Môi Trường Nào Và Hãy Đề Xuất Giải Pháp Góp Phần Hạn Chế, Ngăn Chặn Hành Vi Đó
Tác giả Tống Linh Chi, Phạm Nguyễn Thanh Chung, Ngụ Minh Cường, Nguyễn Thị Diệu, Vừ Trọng Duy, Lương Tiến Dũng, Trần Lệnh Dũng, Trần Bỡnh Dương, Chu Tấn Đạt, Nguyễn Lờ Thành Đạt
Người hướng dẫn Trung tỏ Nguyễn Thanh Tựng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hcm
Chuyên ngành Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 345,76 KB

Cấu trúc

  • 2. Mục đích nghiên cứu (6)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (6)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (6)
  • 5. Cơ cấu bài tiểu luận (7)
  • B. PHẦN NỘI DUNG (9)
  • Chương 1: Thực trạng ô nhiễm môi trường (7)
    • 1. Khái niệm ô nhiễm môi trường (7)
    • 2. Vai trò của môi trường (7)
      • 2.1 Đối với con người (7)
      • 2.2 Đối với các sinh vật sống khác (7)
    • 3. Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay (7)
      • 3.1 Ô nhiễm môi trường đất (7)
      • 3.2 Ô nhiễm môi trường nước (7)
      • 3.3 Ô nhiễm môi trường không khí (7)
      • 3.4 Các loại ô nhiễm khác (7)
        • 3.4.1 Ô nhiễm phóng xạ (13)
        • 3.4.2 Ô nhiễm tiếng ồn (14)
        • 3.4.3 Ô nhiễm ánh sáng (14)
    • 4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường (7)
      • 4.1 Khí hậu biến đổi (7)
      • 4.2 Biến đổi hệ sinh thái (7)
      • 4.3 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người (16)
  • Chương 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (7)
    • 1. Ý thức của người dân (7)
    • 2. Các doanh nghiệp, công ty thiếu trách nhiệm (7)
    • 3. Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường (7)
  • Chương 3: Hành vi vi phạm pháp luật về môi trường (7)
    • 1. Khái niệm về hành vi vi phạm pháp luật (7)
    • 2. Những hành vi được coi là vi phạm pháp luật về môi trường (7)
  • Chương 4: Giải pháp cho vấn đề ôn nhiễm môi trường (8)
    • 1. Nâng cao ý thức người dân (8)
    • 2. Phát triển nền kinh tế xanh kết hợp bảo vệ môi trường (8)
    • 3. Ứng phó với biến đổi khí hậu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để hạn chế gây ô nhiễm môi trường (8)
    • C. KẾT LUẬN (39)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (40)

Nội dung

Mục đích nghiên cứu

Bài tiểu luận này sẽ cung cấp cái nhìn toàn diện về ô nhiễm môi trường như một vấn đề toàn cầu đang được nhân loại quan tâm Chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân gây ra ô nhiễm và tàn phá môi trường sinh thái, đồng thời phân tích thực trạng ô nhiễm trên toàn cầu Hậu quả nghiêm trọng của vấn đề này và ý thức của con người sẽ được xem xét, nhấn mạnh rằng sự thiếu ý thức đã dẫn đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật về môi trường Cuối cùng, bài viết sẽ đề xuất các giải pháp khả thi nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu.

Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu tài liệu và tổng hợp thông tin là những bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu Việc phân tích và đưa ra nhận xét, đánh giá dựa trên các phương pháp như phân tích, so sánh và tổng hợp giúp tạo ra cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu.

Áp dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp giữa khái quát và mô tả, cùng với phân tích và tổng hợp, bài viết sẽ nghiên cứu các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực quốc phòng an ninh Đồng thời, bài viết cũng đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn những hành vi vi phạm này, góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc gia.

Cơ cấu bài tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết thúc và danh mục tài liệu tham khảo thì tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 4 nội dung chính:

Chương 1: Thực trạng ô nhiễm môi trường

1 Khái niệm ô nhiễm môi trường

2 Vai trò của môi trường 2.1 Đối với con người 2.2 Đối với các sinh vật khác

3 Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 3.1 Ô nhiễm môi trường đất

3.2 Ô nhiễm môi trường nước 3.3 Ô nhiễm môi trường đất 3.4 Các loại ô nhiễm khác

4 Hậu quả của ô nhiễm môi trường 4.1 Khí hậu biến đổi

4.2 Biến đổi hệ sinh thái 4.3 Ảnh hưởng sức khỏe con người

Chương 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

2 Các doanh nghiệp, công ty thiếu trách nhiệm

3 Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường

Chương 3: Hành vi vi phạm pháp luật về môi trường

1 Khái niệm về hành vi vi phạm pháp luật

2 Những hành vi được coi là vi phạm pháp luật về môi trường

Chương 4: Giải pháp cho vấn đề ôn nhiễm môi trường

1 Nâng cao ý thức người dân

2 Phát triển nền kinh tế xanh kết hợp bảo vệ môi trường

3 Ứng phó với biến đổi khí hậu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

3.1 Ứng phó với biến đổi khí hậu3.2 Ứng dụng các công nghệ tiên tiến

Thực trạng ô nhiễm môi trường

Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

3.2 Ô nhiễm môi trường nước3.3 Ô nhiễm môi trường đất3.4 Các loại ô nhiễm khác

Hậu quả của ô nhiễm môi trường

4.2 Biến đổi hệ sinh thái4.3 Ảnh hưởng sức khỏe con người

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Hành vi vi phạm pháp luật về môi trường

Giải pháp cho vấn đề ôn nhiễm môi trường

Ứng phó với biến đổi khí hậu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để hạn chế gây ô nhiễm môi trường

3.1 Ứng phó với biến đổi khí hậu3.2 Ứng dụng các công nghệ tiên tiến

B PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Thực trạng ô nhiễm môi trường

1 Khái niệm ô nhiễm môi trường

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội xung quanh một hệ thống hoặc cá thể, ảnh hưởng đến sự tồn tại và xu hướng phát triển của chúng Nó có thể được xem như một tập hợp, trong đó hệ thống đang được phân tích là một phần của tập hợp lớn hơn.

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo có mối quan hệ chặt chẽ với con người, ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển của cả con người lẫn thiên nhiên Ô nhiễm môi trường xảy ra khi có sự xuất hiện của các chất độc hại, gây ra biến đổi nghiêm trọng về chất lượng đất, nước và không khí, vượt quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật và con người, dẫn đến các vấn đề sức khỏe và thậm chí tử vong Nguyên nhân chính của ô nhiễm là do hoạt động của con người, bên cạnh một số yếu tố tự nhiên khác Mỗi loài sinh vật có ngưỡng chịu đựng khác nhau, trong khi đối với con người, ngưỡng này được xác định bởi các tiêu chuẩn môi trường, nhằm quản lý và bảo vệ sức khỏe, sự sống và khả năng lao động của con người.

2 Vai trò của môi trường 2.1 Đối với con người Để đảm bảo sự sống của con người thì môi trường là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất, bởi lẽ:

Môi trường cung cấp các nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống và sản xuất của con người, từ đất nông nghiệp cho việc trồng lúa đến vật liệu xây dựng như đất, đá, xi măng, sắt, thép trong ngành xây dựng Rừng tự nhiên không chỉ cung cấp nước và gỗ mà còn bảo vệ đa dạng sinh học, cải thiện môi trường hệ sinh thái Biển cung cấp hải sản và nước, đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người Động vật và thực vật là nguồn lương thực phong phú, trong khi không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời và gió là nguồn cung cấp điện năng và sự sống cho nhân loại.

Môi trường trái đất không chỉ là nơi lưu trữ thông tin mà còn là kho tàng ghi chép lịch sử của hành tinh, tiến hoá của vật chất và sinh vật, cùng với sự phát triển văn hoá của nhân loại Nó cung cấp các chỉ thị không gian và thời gian, giúp cảnh báo sớm các hiểm hoạ tự nhiên như bão, động đất và núi lửa, cũng như phản ứng sinh lý của các cơ thể sống trước những tai biến này Hơn nữa, môi trường còn bảo tồn nguồn gen, các loài động thực vật, và hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, mang đến vẻ đẹp và giá trị thẩm mỹ cho con người thưởng ngoạn, tôn thờ và gìn giữ.

Các thành phần trong môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người và sinh vật khỏi các tác động bên ngoài Chẳng hạn, tầng Ozon trong khí quyển có chức năng hấp thụ và phản xạ các tia cực tím từ năng lượng mặt trời, giúp duy trì sự sống trên trái đất.

2.2 Đối với các sinh vật sống khác

Môi trường là nơi cung cấp nguồn sống cho tất cả sinh vật trên Trái Đất, bao gồm thực phẩm, nước và dưỡng chất cần thiết Nó không chỉ hỗ trợ sự phát triển và sinh sản của các loài mà còn đóng vai trò là tấm lá chắn bảo vệ chúng khỏi những tác nhân gây hại Đặc biệt, một số sinh vật còn sử dụng môi trường để ngụy trang và trốn tránh kẻ thù.

3 Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới chất lượng cuộc sống, để lại rất nặng nề, rất nhiều hệ lụy Hiện nay vấn đề ô nhiễm ở nước ta đang ở tình trang báo động Dường như nó xảy ra ở hầu hết các tỉnh thành nhất là thành phố Hồ Chí Minh Mới đây thôi, chỉ số đo được từ AQI (chỉ số chất lượng không khí) cho thấy nước ta đang ở mức độ trung bình đến có hại và có khi lại báo rất hại (từ màu cam đến màu đỏ đậm) Nguy hiểm nhất là khi có báo hiệu màu tím (rất có hại) hay là màu nâu (nguy hiểm) Điều đó cho thấy, các nhà máy xí nghiệm mọc lên ngày càng nhiều mà chưa giám sát chặt chẽ trong khâu xử lý rác thải thải ra và lượng khói bụi thải ra ngoài môi trường chưa được xử lý. Bên cạnh đó thì phần lớn cũng là do ý thức của chúng ta: Vứt rác chưa đúng nơi quy định, chưa biết cách phân loại rác thải, chưa tận dụng được các loại phế liệu bỏ đi Thải rác sinh hoạt trôi theo nguồn nước hay có những hộ dân khi có “cơ hội” mưa lớn sẽ đem rác thả trôi theo dòng nước, đổ thẳng xuống mà không một chút nghĩ ngợi Điều này đang là được nhiều người lên án gay gắt.

Ô nhiễm môi trường đang làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày, khiến người dân phải thường xuyên sử dụng khẩu trang Thời tiết ngày càng khó lường với mưa, nắng, gió bão thất thường Nông sản như hoa màu và rau xanh bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải từ các nhà máy Nhiều khu vực không còn đất canh tác hoặc bị ngập mặn, trong khi những nơi khác lại thiếu nước do nắng nóng Động vật cũng dễ mắc dịch bệnh, với gia cầm như gà và vịt bị ảnh hưởng bởi cúm gia cầm A/H5N2, AH5N5, AH5N1; heo mắc cúm A H1N1, H1N2, H3N1, H3N2 và H2N3 Đặc biệt, dịch bệnh SARS-CoV đã lây lan toàn cầu, do một loại virus có khả năng truyền từ người sang người.

Hiện tượng cháy rừng ngày càng gia tăng, gây ra ô nhiễm không khí và làm thay đổi tính chất đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và động thực vật Nguồn nước ngầm trong các khe hang động cũng giảm sút, với nhiều nơi khô cạn và một số dòng chảy có màu sắc lạ.

3.1 Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất chính là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái khi vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong mặt đất Môi trường đất là nơi sinh sống của con người và hầu hết các sinh vật trên cạn, là nền móng của tất cả các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người Đất là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực và thực phẩm cho con người Nhưng với nhịp độ phát triển kinh tế, gia tăng dân số và tốc độ phát triển của nền công nghiệp và hoạt động đô thị hoá theo như hiện nay thì diện tích đất dùng để canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng nguồn đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người đã giảm Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.

3.2 Ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm môi trường nước được hiểu là với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật thì sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hóa học và sinh học của nước Nguồn nước có thể bị phú dưỡng do ô nhiễm và làm giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước Xét về tốc độ lan truyền của chúng và quy mô ảnh hưởng nhanh chóng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn cả ô nhiễm ô nhiễm đất Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng đã xảy ra chủ yếu ở các khu vực vùng ven biển và nước ngọt hoặc vùng biển khép kín Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ trong đó quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể nào đồng hóa được Kết quả làm cho hàm lượng oxy ở trong nước giảm đột ngột, tăng cao độ đục của nước, các loại khí độc tăng lên, gây suy thoái thủy vực Sự cố tràn dầu là ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm.

Ô nhiễm môi trường nước hiện nay đang ở mức nghiêm trọng, chủ yếu do hóa chất và chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra mà chưa qua xử lý Phân bón hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và ao hồ, trong khi nước thải sinh hoạt từ khu dân cư ven sông cũng góp phần gây ô nhiễm Những chất độc hại này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật trong khu vực mà còn dẫn đến hiện tượng "thủy triều đỏ", gây ô nhiễm nặng nề và đe dọa sự sống của các sinh vật trong môi trường nước.

3.3 Ô nhiễm môi trường không khí Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi do sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch Hiện nay, ô nhiễm không khí đang là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào Hàng năm trên thế giới, con người khai thác và sử dụng hàng ngàn, hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt Đồng thời cũng hàng ngày thải vào môi trường một khối lượng lớn các loại chất thải khác nhau như: các loại chất thải công nghiệp từ các nhà máy và xí nghiệp, chất thải sinh hoạt hộ dân làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi xấu đi rất rõ rệt và gây ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật trên trái đất xanh của chúng ta Phương tiện đi lại chủ yếu vẫn là xe gắn máy nên sự ô nhiễm từ khói xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại.

3.4.1 Ô nhiễm phóng xạ Ô nhiễm phóng xạ chính là việc chất phóng xạ nằm trên các bề mặt, chất lỏng hoặc chất khí (kể cả cơ thể con người), hoặc trong chất rắn, nơi mà sự hiện diện của chúng là ngoài ý muốn hoặc không mong muốn, hoặc quá trình gia tăng sự hiện diện của các chất phóng xạ ở những nơi như vậy.

KẾT LUẬN

Ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp bách, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho con người và hệ sinh thái, chủ yếu do sự thiếu ý thức của chúng ta Từ một môi trường xanh, sạch, đẹp, chúng ta đã biến nó thành ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống xã hội Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của chính chúng ta Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm xử lý các hành vi gây hại đến môi trường, đồng thời phát triển công nghệ xử lý rác thải để giảm thiểu tác động Hãy tự hỏi bản thân đã làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu Đối xử tốt với thiên nhiên sẽ mang lại những giây phút thư giãn trong không khí trong lành và cảnh đẹp thiên nhiên Môi trường được bảo vệ sẽ nâng cao sức sống của mỗi người, vì vậy bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả chúng ta Hãy chung tay hành động để không làm môi trường ô nhiễm thêm nữa.

Ngày đăng: 24/12/2023, 14:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w