Niem yet chung khoan tai SGDCK Ha Noi pot

17 300 3
Niem yet chung khoan tai SGDCK Ha Noi pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP NỘI KHOA KE&QTKD TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Tên tiểu luận: “Niêm yết chứng khoán ở sở giao dịch chứng khoán Nội” Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS KIM THỊ DUNG Họ và tên: TRỊNH NGỌC THẮNG NỘI-22/11/2011 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu: Sở Giao dịch Chứng khoán Nội (SGDCKHN) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại TTGDCKHN. Trước đó, TTGDCKHN, được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Cho tới thời điểm chuyển đổi thành SGDCK, TTGDCKHN có 4 năm hoạt động với những bước trưởng thành nhanh và mạnh, thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp và công chúng đầu tư. TTGDCKHN đã được Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động Hạng ba vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của thị trường chứng khoán, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. SGDCKHN chính thức ra mắt vào ngày 24/6/2009, kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của TTGDCKHN và thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của SGDCKHN và các quy định pháp luật khác có liên quan. SGDCKHN có mức vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Sở giao dịch chứng khoán Nội đã thiết lập và duy trì thường xuyên một thị trường giao dịch liên tục, công bằng về giá và công khai. Trở thành kênh thu hút vốn đầu tư hiệu quả, tin cậy của các doanh nghiệp. Các công ty hay doanh nghiệp khi niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán Nội sẽ có những thuận lợi và chịu những điều kiện ràng buộc nhất định khi muốn đưa chứng khoán của mình lên sàn. Niêm yết chính là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung hay nói cách khác là đưa chứng khoán có đủ tiêu chuẩn đến tay các nhà đầu tư. Vì vậy tiểu luận sẽ nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến niêm yết chứng khoán như điều kiện, quy mô và thực trạng niêm yết chứng khoán trong những năm gần đây ở sở giao dịch chứng khoán Nội. Từ đó đưa ra những đánh giá và đề xuất đối với hoạt động niêm yết chứng khoán ở sở giao dịch chứng khoán Nội. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Bằng các phương pháp nghiên cứu bảng biểu, thu thập số liệu, phân tích đồ thì bảng biểu. Tiểu luận hướng đến phân tích, nghiên cứu mối quan hệ giữa các công ty niêm yết với sở giao dịch chứng khoán Nội, điều kiện niêm yết, quy mô và thực trạng niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Nội. PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận: 2.1.1. Khái niệm: Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) là thị trường giao dịch chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch(trading floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính. Các chứng khoán được niêm yết được các thành viên giao dịch theo những quy định nhất định về phương thức giao dịch, thời gian và địa điểm cụ thể. Các chứng khoán niêm yết giao dịch tại SGDCK thông thường là chứng khoán của các công ty lớn ,có danh tiếng và đã trải qua thử thách trên thị trường và đáp ứng nhu được các tiêu chuẩn niêm yết(gồm tiêu chuẩn định tính và tiêu chuẩn định lượng) do SGDCK đề ra. Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung. Tổ chức niêm yết là tổ chức phát hành được phép niêm yết chứng khoán tại thị trường giao dịch tập trung. 2.1.2. Mục đích của việc niêm yết: Thiết lập quan hệ hợp đồng giữa SGDCK với tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết, từ đó quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức phát hành trong việc công bố thong tin, đảm bảo tính trung thực, công khai và công bằng. Nhằm mục đích hỗ trợ thị trường hoạt động ổn định, xây dựng lòng tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán bằng cách lựa chọn các chứng khoán có chất lượng cao để giao dịch. Cung cấp cho các nhà đầu tư các thông tin về các tổ chức niêm yết. Giúp cho việc xác định giá chứng khoán được công bằng trên thị trường đấu giá vì thông qua việc niêm yết công khai, giá chứng khoán được hình thành dựa trên sự tiếp xúc hiệu quả giữa cung và cầu chứng khoán. 2.1.3. Những thuận lợi và bất lợi của việc niêm yết đối với tổ chức niêm yết: a) Thuận lợi: Khả năng huy động vốn cao, chi phí huy động vốn thấp. Thông thường, công ty niêm yết được công chúng tín nhiệm hơn công ty không niêm yết. Bởi vậy khi trở thành công ty niêm yết thì họ có thể dễ dàng trong việc huy động vốn và với chi phí huy dộng vốn thấp hơn. Tác động đến công chúng: Niêm yết góp phần tô đẹp thê hình ảnh của công ty trong các nhà đàu tư, các chủ nợ, người cung ứng, các khách hàng và những người làm công, nhờ vậy công ty được niêm yết có sức hút đầu tư hơn đối với nhà đầu tư. Nâng cao tính thanh khoản cho các chứng khoán. Khi các chứng khoán được niêm yết, chúng có thể được nâng cao tính thanh khoản, mở rộng phạm vi chấp nhận làm vật thế chấp và dễ dàng được sử dụng cho các mục đích tài chính, thừa kế và các mục đích khác. Hơn nữa các chứng khoán được niêm yết có thể được mua với số lượng rất nhỏ, do đó các nhà đầu tư có vốn nhỏ vẫn có thể dễ dàng trở thành cổ đông của công ty. Ưu đãi về thuế thông thường ở các thị trường chứng khoán mới nổi, công ty tham gia niêm yết được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế trong hoạt động kinh doanh như: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số năm nhất định. Đối với nhà đầu tư mua chứng khoán niêm yết sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập đối với cổ tức, lãi hoặc chênh lệch mua bán chứng khoán từ các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán. b) Hạn chế: Tổ chức niêm yết phải công khai thông tin về bản than mình. Công ty niêm yết phải có nghĩa vụ công bố thông tin một cách đầy đủ, chính xác kịp thời liên quan đến các hoạt động của công ty cũng như các biến động có ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán niêm yết. Nghĩa vụ công bố thông tin đại chúng trong một số trường hợp làm ảnh hưởng đến bí quyết, bí mật kinh doanh và gây phiền cho công ty. Những cản trở trong việc thâu tóm và sáp nhập. Niêm yết bộc lộ nguồn vốn và phân chia quyền biểu quyết của công ty cho những người mua là những người có thể gây bất tiện cho những cổ đông chủ chốt và công việc quản lý điều hành hiện tại của công ty. 2.1.4. Phân loại niêm yết: a) Niêm yết lần đầu: Niêm yết lần đầu là việc cho phép chứng khoán của tổ chức phát hành được đăng ký niêm yết giao dịch chứng khoán lần đầu tiên sau khai phát hành ra công chúng khi tổ chức phát hành đó đáp ứng được các tiêu chuẩn về niêm yết. b) Niêm yết bổ sung: Niêm yết bổ sung là quá trình chấp thuận của sở giao dịch chứng khoán cho một công ty niêm yết được niêm yết các cổ phiếu mới phát hành với mục đích tăng vốn hay vì mục đích khác như sáp nhập, chi trả cổ tức, thực hiện các trái quyền hoặc thực hiện các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu. c) Thay đổi niêm yết: Thay đổi niêm yết phát sinh khi công ty niêm yết thay đổi tên chứng khoán giao dịch, khói lượng, mệnh giá hoặc tổng giá trị chứng khoán được niêm yết của mình. d) Niêm yết lại: Là việc cho phép một công ty phát hành được tiếp tục niêm yết trở lại các chứng khoán trước đây đã bị hủy bỏ niêm yết vì các lý do không đáp ứng được các tiêu chuẩn duy trì niêm yết. e) Niêm yết của sau: Là trường hợp một tổ chức niêm yết chính thức sáp nhập, liên kết hoặc tham gia vào hiệp hội với một tổ chức, nhóm không niêm yết và kết quả là các tổ chức không niêm yết đó lấy được quyền kiểm soát tổ chức niêm yết. f) Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần : Niêm yết toàn phần là việc niêm yết tất cả các cổ phiếu sau khi đã phát hành ra công chúng trên một sở giao dịch chứng khoán trong nước và ngoài nước. Niêm yết từng phần là việc niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán đã phát hành ra công chúng của lần phát hành đó, phần còn lại không hoặc chưa được niêm yết. Niêm yết từng phần diễn ra ở các công ty lớn do chính phủ kiểm soát, phần chứng khoán phát hành ra thị trường do các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ được niêm yết, còn phần nắm giữ của chính phủ hoặc tổ chức đại diện cho chính phủ nắm giữ không niêm yết. 2.1.5. Nhiệm vụ và quyền hạn của sở giao dịch chứng khoán Nội: a) Nhiệm vụ: 1. Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai, công bằng, minh bạch và hiệu quả. 2. Thực hiện chế độ tài chính, báo cáo thông kê, kế toán và kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Bộ Tài chính. 3. Thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn; 4. Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 5. Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổn thất các nguồn vốn và tài sản của Sở Giao dịch; 6. Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư. 7. Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp Sở Giao dịch gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng. 8. Xử lý và trả lời những thắc mắc, khiếu nại, khiếu kiện của các nhà đầu tư, các tổ chức niêm yết 9. Sở Giao dịch được Nhà nước giao vốn điều lệ và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Sở Giao dịch trong phạm vi vốn Điều lệ của mình. 10. Sở Giao dịch chịu trách nhiệm kế thừa quyền và nghĩa vụ pháp lý của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Nội theo quy định của pháp luật; 11. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. b) Quyền hạn: 1. Ban hành các Quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, giám sát giao dịch, công bố thông tin, thành viên giao dịch và các quy chế khác sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. 2. Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch. 3. Tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư. 4. Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở Giao dịch. 5. Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch. 6. Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch tại Sở giao dịch. 7. Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết. 8. Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán. 9. Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính. 10. Đầu tư, góp vốn với các tổ chức kinh tế khác để cung cấp các dịch vụ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ cung cấp thông tin trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch nhằm mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán. 11. Lập quỹ bồi thường thiệt hại cho các thành viên giao dịch; 12. Yêu cầu các tổ chức tư vấn, tổ chức niêm yết làm rõ các vấn đề được nhà đầu tư khiếu nại 13. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật để thực hiện mục tiêu hoạt động của Sở giao dịch. 2.2. Thực tiễn : 2.2.1. Thực trạng: a) Quy định của Việt Nam về niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung : Theo thông tư số 59/2004/TT-BTC ngày 18/6/2004 hướng dẫn về niêm yết cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung: - Điều kiện niêm yết cổ phiếu: + Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm xin phép niêm yết tối thiểu từ 5 tỷ đồng trở lên tính theo giá sổ sách. + Có tình hình tài chính lành mạnh trong đó không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với nhà nước và người lao động trong công ty. Đối với tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng, tình hình tài chính được đánh giá theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành. + Có lợi nhuận sau thuế trong 2 năm liên tục liền trước năm xin phép niêm yết là số dương đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm xin niêm yết. + Đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, thời gian 2 năm liên tục có lãi liền trước năm xin phép niêm yết là bao gồm cả thời gian trước khi chuyển đổi + Đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và niêm yết ngay trên thị trường chứng khoán trong vòng 1 năm sau khi thực hiện chuyển đổi, hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm xin phép phải có lãi. + Các cổ đông là thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát của công ty phải cam kết giữ ít nhất 50% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 3 năm, kể từ ngày niêm yết, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ. Quy định này không áp dụng đối với các công ty đã niêm yết theo quy định trước đây. + Tối thiểu 20% vốn cổ phần của công ty do ít nhất 50 cổ đông ngoài tổ chức phát hành nắm giữ. Đối với công ty có vốn cổ phần từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ này tối thiểu là 15% vốn cổ phần. - Điều kiện niêm yết trái phiếu : + Là công ty cổ phần, công ty trách nhiềm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm xin cấp phép niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nem trở lên, tính theo giá trị sổ sách. + Hoạt động kinh doanh có lãi 2 năm liên tục liền trước năm xin cấp phép niêm yết. Đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, thời gian trên bao gồm cả thời gian trước khi chuyển đổi. + Có tình hình tài chính lành mạnh, trong đó không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với nhà nước và người lao động trong công ty. Đối với tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính phi ngân hàng, tình hình tài chính được đánh giá theo các quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành. + Có ít nhất 50 người sở hữu trái phiếu. b) Thủ tục niêm yết của các công ty, doanh nghiệp, tổ chức tài chính tại sở giao dịch chứng khoán Nội : Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho Sở GDCKHN bao gồm: 1. Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu; 2. Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu; 3. Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn một tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết; 4. Bản cáo bạch với các nội dung theo Mẫu bản Cáo Bạch niêm yết cổ phiếu ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007; và các quy định khác về Bản cáo bạch quy định tại Quy chế Niêm yết chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khoán Nội 5. Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo; 6. Báo cáo tài chính có kiểm toán của năm liền trước năm niêm yết và báo cáo tài chính (tính từ đầu năm đến thời điểm niêm yết) của năm niêm yết do tổ chức niêm yết tự lập. Báo cáo tài chính có kiểm toán phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Quy chế Niêm yết chứng khoán của Sở Giao dịch chứng khoán Nội; 7. Điều lệ của tổ chức niêm yết với các nội dung theo Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007; 8. Quy chế quản trị công ty của tổ chức niêm yết; 9. Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có); 10. Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc cổ phiếu của tổ chức đó đã đăng ký lưu ký tập trung; 11. Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Sở giao dịch Chứng khoán Nội. Bước 2: Sở GDCKHN kiểm tra sơ bộ hồ sơ và Công bố thông tin về việc nhận hồ sơ. Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết, SGDCKHN có công văn trả lời tổ chức đăng ký niêm yết, hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Bước 4: Sau khi nhận được bộ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng thẩm định niêm yết của SGDCKHN tiến hành thẩm định hồ sơ Bước 5: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, SGDCKHN quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận niêm yết - Trường hợp từ chối, Sở sẽ nêu lý do - Trường hợp chấp thuận, Sở cấp Quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết và công bố thông tin trên phương tiên CBTT của Sở Bước 6: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi cấp quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết: - Tổ chức ĐKNY thực hiện CBTT về việc niêm yết trên 03 kỳ liên tiếp của 1 tờ báo dịa phương nơi tổ chức ĐKNY có trụ sở chính hoặc Bản tin thị trường chứng khoán của Sở - Sở thực hiện báo cáo UBCKNN Bước 7: Trong vòng 90 ngày kể từ khi cấp Quyết định chấp thuận niêm yết, tổ chức đăng ký niêm yết hoàn tất thủ tục để đưa chứng khoán lên giao dịch tại Sở, gồm: - Nộp phí quản lý niêm yết cho Sở trong vòng 5 ngày sau khi được cấp Quyết định - Hoàn thiện các thủ tục để chính thức giao dịch trên Sở gồm: + Chốt và lập danh sách cổ đông/ trái chủ + Nộp sổ theo dõi cổ đông/trái chủ theo ngày chốt gần nhất cho Sở + Gửi công văn đăng ký ngày chính thức giao dịch tại Sở + Phối hợp với Sở tổ chức lễ trao Quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết và khai trương giao dịch. c) Thực trạng niêm yết chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán Nội trong những năm gần đây: • Quy mô niêm yết năm 2005: Chỉ tiêu Toàn thị trường Cổ phiếu Trái phiếu UPCoM Số lượng 12 5 7 0 Khối lượng 25573012 13573012 12000000 0 Giá trị 133573012000 0 135730120000 1200000000000 0 • Quy mô niêm yết năm 2006: Chỉ tiêu Toàn thị trường Cổ phiếu Trái phiếu UPCoM Số lượng 143 71 72 0 Khối lượng 2035607668 1882207668 153400000 0 Giá trị 3416207668000 0 1882207668000 0 1534000000000 0 0 • Quy mô niêm yết năm 2007: Chỉ tiêu Toàn thị trường Cổ phiếu Trái phiếu UPCoM Số lượng 102 26 76 0 Khối lượng 1183733284 719823284 463910000 0 Giá trị 53589232840000 7198232840000 46391000000000 0 • Quy mô niêm yết năm 2008: Chỉ tiêu Toàn thị trường Cổ Cổ phiếu Trái phiếu UPCoM Số lượng 385 57 328 0 Khối lượng 1917121492 986291492 930830000 0 Giá trị 102945914920000 9862914920000 9308300000000 0 0 * Quy mô niêm yết năm 2009: Chỉ tiêu Toàn thị trường Cổ Cổ phiếu Trái phiếu UPCoM Số lượng 144 95 25 24 Khối lượng 2131143957 1834580665 103000000 193563292 Giá trị 30581439570000 18345806650000 10300000000000 1935632920000 • Quy mô niêm yết năm 2010: Chỉ tiêu Toàn thị trường Cổ Cổ phiếu Trái phiếu UPCoM Số lượng 194 113 2 79 Khối lượng 3019624415 2055916147 28596620 935111648 Giá trị 32769939950000 20559161470000 2859662000000 9351116480000 [...]... Quốc Dân 3, Quyết định 326/2010 sở giao dịch chứng khoán Nội 4, Trang web http://www tuoitre.vn/Kinh-te/ /Phat-hanh-va -niem- yetchung -khoan. html 5, Trang web http://www.ssc.gov.vn/portal/page/portal/ubck/gthieu/ttgdck 6, Trang web http://www ngoisao.net/tin /fiditour -niem- yet- co-phieutai-san -ha- noi- 177233/ Muc luc ... tài chính, lạm phát, giá cả leo thang… những thị trường chứng khoán đang phục hồi một cách nhanh chóng, quy mô niêm yết tăng cao Chính phủ đề ra các biện pháp, đề án dài hạn nhằm phát triển thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam mở ra một tương lai tốt đẹp, tươi sáng hơn cho thị trường chứng khoán Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Trang web http://www.hnx.vn/Quymo_niemyet.asp?stocktype=2 2, Giáo trình... đông sẽ bán tháo, bán và bán cổ phiếu mình có trong tay nhằm tránh rủi roc ho bản than mình Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn chồng chất khó khăn Sự phá sản diễn ra nhanh chóng hơn Theo nhận định của các chuyên gia thì thị trường chứng khoán là một thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro Nhưng cái gì cũng có tính hai mặt của nó, đã có rất nhiều công ty và doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư thành công... yết Nhiều công ty dù báo cáo lỗ liên tục vẫn tiếp tục giao dịch, dẫn đến việc cổ phiếu chỉ còn vài trăm đồng Điều này ảnh hưởng đến tâm lý chung của toàn thị trường, vì thực chất vẫn có rất nhiều công ty làm ăn có lãi, hoạt động minh bạch đã bị rớt giá theo xu hướng chung và theo sự mất lòng tin của nhà đầu tư Đây là một trong những lý do khiến thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng trong hiện tại và trong... các chuyên gia dự báo sớm các rủi ro có thể xảy ra cho nhà đầu từ và các công ty, doanh nghiệp niêm yết chứng khoán Đóng vai trò là trung gian, cầu nối giữa người mua và người bán, hướng tới mục tiêu chung của thị trường chứng khoán Việt Nam PHẦN III: KẾT LUẬN Bằng những phương pháp nghiên cứu đồ thị, bảng biểu, thu thập số liệu thực tế chúng ta có thể phần nào hiểu rõ hơn thực trạng, quy mô, điều... cũng sụt giảm mạnh - Trong lịch sử hoạt động của TTCK, chưa có năm nào UBCKNN phải can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp mạnh tay nhiều như năm 2008 Tổng cộng trong năm 2008, UBCKNN đ ã có 04 lần thay đổi biên độ dao động giá trên cả 2 sàn chứng khoán Nhằm hỗ trợ thêm cho sức cầu trên thị trường, ngăn đà suy giảm mạnh của các chỉ số chứng khoán, ngày 04/03/2008, Chính phủ đã đưa ra nhóm 19 giải... ảnh hưởng trong hiện tại và trong thời gian tới Để tăng quy mô niêm yết thì chúng ta cần cần một số giải pháp đó là: hoàn thiện khung pháp lý, rà soát và chỉnh sửa các chế độ chính sách nhằm phát triển nhanh TTCK, xây dựng các giải pháp phát triển hàng hóa cho TTCK, phát triển thị trường giao dịch chứng khoán và thành lập trung tâm lưu ký chứng khoán, phát triển hệ thống các nhà đầu tư (hình thành các . tuoitre.vn/Kinh-te/ /Phat-hanh-va -niem- yet- chung- khoan. html 5, Trang web http://www.ssc.gov.vn/portal/page/portal/ubck/gthieu/ttgdck 6, Trang web http://www. ngoisao.net/tin /fiditour -niem- yet- co-phieu- tai- san -ha- noi- 177233/ Muc. đẹp, tươi sáng hơn cho thị trường chứng khoán Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Trang web http://www.hnx.vn/Quymo_niemyet.asp?stocktype=2 2, Giáo trình thị trường chứng khoán Đại Học Kinh Tế. mục đích tăng vốn hay vì mục đích khác như sáp nhập, chi trả cổ tức, thực hiện các trái quyền hoặc thực hiện các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu. c) Thay đổi niêm yết: Thay đổi niêm yết

Ngày đăng: 22/06/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan