ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ, bướu giáp nhân là tình trạng phì đại tế bào tuyến giáp, hình thành khối bất thường trong nhu mô tuyến giáp1. Bướu giáp nhân có thể đơn nhân hoặc đa nhân, trong đó, bướu giáp đơn nhân là biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất. Tại Việt Nam, theo thống kê tình hình bệnh tật của Bộ Y tế (1980-1985), số người mắc bệnh bướu giáp nhân ở miền núi phía Bắc chiếm tỉ lệ 30 - 40% trong cộng đồng, có nơi lên tới 80%. Ở đồng bằng phía Bắc khoảng 6 - 10% người mắc bệnh bướu giáp nhân. Ở đồng bằng sông Cửu Long tỉ lệ người mắc bệnh bướu giáp nhân là 20 - 30%. Trung bình hằng năm có khoảng 115.000 người được khám và chữa bệnh bướu giáp nhân. Đa phần bướu giáp nhân là lành tính, những bướu giáp nhân cần phải điều trị khi có triệu chứng hoặc do nhu cầu thẩm mỹ2. Phẫu thuật mổ hở kinh điển cắt bướu giáp nhân được thực hiện từ những năm 1800, đến nay, phương pháp phẫu thuật đã khẳng định vai trò rất quan trọng trong điều trị các loại bướu giáp nhân, bướu giáp Basedow…, đặc biệt là trong phẫu thuật điều trị ung thư giáp. Cùng với phẫu thuật hở kinh điển, phẫu thuật nội soi cắt bướu giáp được Gagner và cộng sự thực hiện lần đầu tiên năm 1996 và được xem là phương pháp điều trị ít xâm lấn, thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, điều trị phẫu thuật bướu giáp nhân có những hạn chế nhất định3. Trong khi đó, liệu pháp hormon vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn4. Theo xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu ngày càng được quan tâm, chẳng hạn như điều trị bằng tiêm dung dịch ethanol tuyệt đối, cắt đốt bằng laser hoặc sóng cao tần (RFA)…, cho thấy có hiệu quả tốt trong điều trị nhân giáp. Điều trị bướu giáp nhân bằng sóng cao tần được ứng dụng đầu tiên từ năm 2002 tại Hàn Quốc, đến nay, phương pháp này được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia và là lựa chọn thay thế hơn 50% các trường hợp mổ hở kinh điển hoặc mổ nội soi5. Nhiều nghiên cứu ứng dụng điều trị nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần đã chứng minh RFA là phương pháp điều trị ít xâm lấn, an toàn và hiệu quả6,7. Tại Việt Nam, từ tháng 11 năm 2016, bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM đã triển khai ứng dụng điều trị nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần và đã có những kết quả bước đầu khả quan8. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với câu hỏi nghiên cứu là: - Điều trị nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần có thực sự hiệu quả và an toàn? - Cần can thiệp RFA bao nhiêu lần để điều trị nhân giáp lành tính? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu sử dụng sóng cao tần trong điều trị nhân giáp lành tính”.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả dọc, tiến cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân được chẩn đoán nhân giáp có các đặc điểm sau:
- Siêu âm tuyến giáp không có đặc điểm nhân giáp nghi ngờ ung thư, phân loại TI-RADS 2 hoặc TI-RADS 3
- Kết quả 2 lần chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) dưới hướng dẫn siêu âm theo hệ thống Bethesda: nhóm II (lành tính)
- Đường kính lớn nhất của nhân giáp từ 20mm đến 60mm
- Nhân giáp có triệu chứng kích thích, chèn ép và/hoặc gây mất thẩm mỹ
- Nhân giáp có đường kính lớn nhất 60mm
- Đang có rối loạn chức năng tuyến giáp
- Có tiền sử xạ trị vùng cổ
- Liệt dây thanh đối bên
- Bướu giáp thòng trung thất
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Người bệnh có nhân giáp lành tính được điều trị cắt đốt bằng sóng cao tần tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 03/2017 đến tháng 09/2019
Tiếp tục thu thập số liệu sau can thiệp qua thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng đến tháng 9/2021.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu có 2 biến số chính: xác định tỉ lệ biến chứng can thiệp và hiệu quả giảm thể tích (%) sau can thiệp 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng
• Với mục tiêu xác định tỉ lệ biến chứng, áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỉ lệ:
Trong nghiên cứu đa trung tâm của Baek và cộng sự (2012), tỉ lệ biến chứng của phương pháp can thiệp được xác định là 3,3%, với p = 0,033 Sử dụng xác suất sai lầm α = 0,05, giá trị Z1-α/2 là 1,96 Sai số biên được chọn là d = 0,025 Do đó, cỡ mẫu tối thiểu cần thiết để xác định tỉ lệ biến chứng là 196 bệnh nhân.
• Với mục tiêu xác định % giảm thể tích sau 3 tháng can thiệp, áp dụng công tính cỡ mẫu ước lượng một trung bình:
Theo nghiên cứu của Che và cs (2015), trung bình % giảm thể tích nhân giáp sau can thiệp RFA sau 3 tháng là 74,6 ± 23,3 Với độ lệch chuẩn σ = 23,3, xác suất sai lầm α = 0,05 tương ứng với Z1-α/2 = 1,96, và sai số biên d = 4, cỡ mẫu tối thiểu cần thiết để xác định % giảm thể tích nhân giáp sau 6 tháng là 131 bệnh nhân.
• Như vậy, cỡ mẫu 196 bệnh nhân đáp ứng được cả 2 mục tiêu Chúng tôi dự kiến sẽ chọn 200 bệnh nhân vào nghiên cứu.
Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc
Tên biến số Loại biến Thống kê Định nghĩa, đo lường
Các đặc điểm chung, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Giới tính Nhị giá Tần số,
Tuổi Liên tục Trung bình
Nơi cư trú Danh định Tần số,
TPHCM Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Vùng khác
Tiền căn phẫu thuật tuyến giáp Nhị giá Tần số,
Thời gian phát hiện nhân giáp
Tháng, làm tròn đến tháng
Triệu chứng cơ năng Danh định Tần số,
Triệu chứng chủ quan của người bệnh:
Tự thấy khối ở cổ Khó nuốt, khó thở Mệt, hồi hộp Thay đổi giọng nói Khó chịu vùng cổ Triệu chứng khác
Tên biến số Loại biến Thống kê Định nghĩa, đo lường
Giới hạn nhân giáp rõ
Tỉ lệ % Đánh giá qua thăm khám lâm sàng Có/không
Mật độ nhân giáp Danh định
Tỉ lệ % Đánh giá qua thăm khám lâm sàng: mềm – chắc – cứng
Di động theo nhịp nuốt
Có/không Điểm triệu chứng Danh định
Người bệnh tự đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 10 (10-cm visual analog scale) 42 Điểm thẩm mỹ Danh định
Thang điểm thẩm mỹ được đánh giá bởi bác sĩ, thang điểm từ 1 đến 4 21 : 1: không sờ thấy bướu
2: sờ thấy bướu nhưng không ảnh hưởng đến thẩm mỹ
3: ảnh hưởng thẩm mỹ chỉ khi nuốt 4: ảnh hưởng thẩm mỹ rõ ràng Đặc điểm cận lâm sàng
Thể tích tuyến giáp Liên tục Tần số,
Thể tích của tuyến giáp: được tính theo thể tích từng thùy giáp phải và trái, dựa trên siêu âm đo kích thước ba chiều với công thức V = πabc/6
Trong đó, V: Thể tích, a: đường kính lớn nhất, b và c: 2 đường kính còn lại được đo vuông góc với nhau
Số lượng nhân giáp Liên tục Tần số,
Ghi nhận trên kết quả siêu âm: 1 nhân,
Tên biến số Loại biến Thống kê Định nghĩa, đo lường
Vị trí nhân giáp Danh định
Ghi nhận trên kết quả siêu âm: thùy phải, thùy trái, eo giáp
Thể tích nhân giáp Liên tục Tần số,
Thể tích của nhân giáp: được tính dựa trên siêu âm đo kích thước ba chiều với công thức V = πabc/6
Trong công thức, V đại diện cho thể tích nhân, a là đường kính lớn nhất, trong khi b và c là hai đường kính còn lại được đo vuông góc với nhau Đường kính lớn nhất được tính bằng cách sử dụng phương pháp Liên tục Trung bình, cùng với độ lệch chuẩn để đảm bảo độ chính xác trong các phép đo.
Ghi nhận đường kính lớn nhất trên kết quả siêu âm
Trung bình, độ lệch chuẩn
Phân loại kích thước theo thể tích nhân giáp (nhỏ - trung bình - lớn)
Theo Roerto Cesareo 31 phân 3 nhóm:
• Nhân nhỏ thể tích 30ml
Tỉ lệ mô đặc trong nhân giáp
Tỉ lệ % Ước lượng dựa trên hình ảnh siêu âm trong lúc can thiệp
Tỉ lệ mô đặc, phân 5 nhóm:
Tên biến số Loại biến Thống kê Định nghĩa, đo lường Độ phản âm nhân giáp
Dựa trên kết quả siêu âm,
• Đồng phản âm Phân độ TI-RADS Danh định
Dựa trên kết quả siêu âm, đánh giá theo phân độ AI TI-RADS 2019 15
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp:
Liên tục Trung bình, độ lệch chuẩn
Dựa trên kết quả xét nghiệm máu Đặc điểm can thiệp
Số lần can thiệp Danh định
Số lần can thiệp RFA
Thời gian can thiệp Liên tục Trung bình, độ lệch chuẩn
Tính từ lúc gây tê tại chỗ đến lúc hoàn tất cắt đốt sóng cao tần
Thời gian cắt đốt nhân giáp
Liên tục Trung bình, độ lệch chuẩn
Thời gian cắt đốt hoàn toàn 1 nhân giáp
Tổng thời gian phát xung RF (ghi nhận theo thời gian trên máy RF)
Tên biến số Loại biến Thống kê Định nghĩa, đo lường độ lệch chuẩn
Công suất can thiệp tối đa
Liên tục Trung bình, độ lệch chuẩn
Công suất (Watt) tối đa khi can thiệp RFA Đánh giá hiệu quả điều trị
Tỉ lệ giảm thể tích nhân giáp
Liên tục Trung bình, độ lệch chuẩn Được tính dựa vào thể tích nhân trước và sau cắt đốt nhân giáp Công thức:
VRR(%) = V ban đầu – V sau cùng x 100%
Các biến chứng liên quan đến quá trình can thiệp và theo dõi sau can thiệp
- Tổn thương bó mạch cảnh
- Biến chứng khác (ghi rõ)
Một số khái niệm, định nghĩa:
❖ Chỉ định can thiệp bổ sung: 27,59, 87, 89
Nếu trong các lần tái khám, tỷ lệ giảm thể tích nhân giáp không đạt yêu cầu, cần tiếp tục tư vấn bệnh nhân về các biện pháp can thiệp bổ sung.
1 VRR thấp sau can thiệp RFA (VRR 50% so với thể tích nhỏ nhất được ghi nhận ở lần đánh giá trước đó 89 Cần làm lại FNA để loại trừ nguy cơ ung thư trước khi thực hiện RFA bổ sung
Nghiên cứu của tác giả Lim 59 cho thấy, sau can thiệp RFA, nhóm nhân giáp kích thước nhỏ (50% sau thời gian theo dõi Cần thực hiện FNA để đánh giá tế bào học nhân giáp tái phát, tránh bỏ sót ung thư.
Phương pháp, công cụ đo lường, thu thập số liệu
Phiếu thu thập số liệu được thiết kế và phê duyệt bởi Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, nhằm mục đích thu thập dữ liệu nghiên cứu một cách thống nhất và hiệu quả.
Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng được thu thập từ hồ sơ bệnh án tại bệnh viện và sau đó được ghi chép vào phiếu thu thập dữ liệu nghiên cứu.
Quy trình nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu, bước đầu tiên là lựa chọn đối tượng tham gia theo tiêu chuẩn bệnh lý đã xác định Tiếp theo, cần cung cấp đầy đủ thông tin cho người tham gia về nội dung nghiên cứu, cũng như các lợi ích và bất lợi có thể xảy ra, giúp họ đưa ra quyết định tham gia và ký kết bảng đồng thuận.
Bước 3: Thu thập dữ liệu lâm sàng và cận lâm sàng dựa vào các biến số nghiên cứu trước khi can thiệp
Bước 4: Tiến hành can thiệp điều trị nhân giáp bằng sóng cao tần
Khi bệnh nhân tái khám, cần thực hiện thăm khám để thu thập dữ liệu lâm sàng và cận lâm sàng sau mỗi 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng Đồng thời, thực hiện can thiệp bổ sung khi có chỉ định.
Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu
2.7.1 Các bước tiến hành điều trị nhân giáp bằng sóng cao tần tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
- Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu được đào tạo điều trị RFA nhân giáp: 1 phẫu thuật viên chính, 1 phẫu thuật viên phụ
- 01 kỹ thuật viên gây mê
- Phòng thủ thuật hoặc phòng mổ được trang bị hệ thống oxy
- Máu siêu âm Doppler màu, đầu dò liner tần số 10,5 MHz
- Monitor theo dõi mạch, huyết áp, bão hòa ôxy, nhịp thở, điện tim
- Bàn mổ, hệ thống đèn chiếu sáng đủ tiêu chuẩn
- Máy điều trị nhân giáp bằng sóng cao tần CoATherm AK-F200, bơm giải nhiệt, kim đốt điện cực
* Máy phát sóng cao tần CoATherm:
Hình 2.1 Máy phát sóng cao tần CoATherm
(Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM)
Bơm giải nhiệt là thiết bị quan trọng trong quá trình phát sóng của đầu đốt, giúp kiểm soát nhiệt lượng lan tỏa dọc theo kim đốt Nếu không có bơm, nhiệt có thể gây bỏng cho da hoặc mô giáp xung quanh Bằng cách tạo dòng nước liên tục đi qua đầu đốt, bơm giải nhiệt đảm bảo rằng chỉ phần đầu tận của kim đốt đạt nhiệt độ cao, từ đó bảo vệ an toàn cho các mô xung quanh.
(Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM)
Kim đốt điện cực có nhiều kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước của bướu Việc lựa chọn kích cỡ kim đốt và công suất đốt cần dựa vào kích thước cụ thể của bướu (Bảng 1).
Bảng 2.1 Lựa chọn đầu đốt điện cực
Chiều dài phần đốt Công suất Đường kính bướu
Hình 2.3 Kim đốt điện cực (Electrode)
Hình 2.4 Lắp đặt toàn bộ hệ thống
(Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) 2.7.1.3 Thuốc và dịch truyền:
- Người bệnh được giải thích mục đích thủ thuật, các nguy cơ, biến chứng
Xét nghiệm máu bao gồm các chỉ số như công thức máu, đông máu, chức năng gan-thận, FT3, FT4 và TSH Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bất thường, cần điều chỉnh các rối loạn này trước khi tiến hành thủ thuật RFA.
- Siêu âm tuyến giáp, XQ ngực thẳng quy ước, điện tâm đồ, kết quả FNA
- Hồ sơ bệnh án đầy đủ theo qui định chung
* Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa, cổ hơi ngửa, độn gối dưới vai Dán miếng điện cực vùng mặt sau đùi
Hình 2.5 Tư thế bệnh nhân lúc thực hiện can thiệp
(BN Nguyễn Thị Bích V Số hồ sơ: N18-0080360)
* Siêu âm đánh giá nhân giáp trước can thiệp
Thực hiện siêu âm trước can thiệp để đánh giá các đặc điểm nhân giáp
(theo phiếu thu thập số liệu nghiên cứu – phần phụ lục) Xác nhận lại hình ảnh nhân giáp không có đặc điểm nghi ngờ ung thư
Trong trường hợp đa nhân giáp:
- Đa nhân giáp cùng thùy: mô tả vị trí các nhân giáp, ghi chú nhân giáp liền kề, thực hiện cắt đốt các nhân cùng thùy
Đối với đa nhân giáp 2 thùy, quy trình cắt đốt các nhân giáp sẽ được thực hiện, ưu tiên cắt đốt những nhân có kích thước lớn ở thùy giáp lớn hơn Nếu quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi, có thể tiến hành cắt đốt các nhân ở thùy còn lại.
Khi đã sử dụng liều tối đa thuốc tê lidocain (4,5mg/kg và không quá 300mg, tương đương 15ml lidocain 2%), cần thông báo cho người bệnh về việc thực hiện cắt đốt các nhân giáp ở thùy còn lại trong lần can thiệp tiếp theo để tránh nguy cơ ngộ độc thuốc tê Việc này rất quan trọng trong quá trình can thiệp bổ sung.
- Siêu âm đánh giá đặc điểm các nhân giáp Trong trường hợp có
Hai nhân giáp liền kề đã được cắt đốt trong lần can thiệp trước Nếu hai tổn thương này được gộp chung, cần ghi chú và tính thể tích của chúng như một nhân giáp ban đầu.
- Tiến hành cắt đốt các nhân giáp ở cả 2 thùy giáp
Đối với những nhân giáp có thành phần dịch ưu thế (tỉ lệ mô đặc 75% sau 12 tháng
Một trường hợp bướu lớn trở lại phát hiện ở tháng thứ 20 sau lần can thiệp đầu tiên, được quyết định phẫu thuật cắt trọn thùy giáp
Bệnh nhân Nguyễn Thị G., 31 tuổi, đã mắc bệnh nhân giáp thùy phải trong 5 năm mà không được điều trị Kích thước bướu ngày càng lớn, gây khó chịu ở vùng cổ và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Thời điểm điều trị: Bướu giáp đơn nhân thùy phải 32x25x40mm (V,7ml), nhân đặc đồng nhất, mật độ mô 100%, bờ đều, phản âm hỗn hợp (TI-RADS 3)
Kết quả FNA trước can thiệp RFA (3/2016 – 8/2018 – 7/2019): Phình giáp lành tính (Bethesda nhóm II)
RFA lần 1 (8/2019): 32x25x40mm (V,7ml), gần trọn thùy phải RFA lần 2 (2/2020): 31x23x36mm (V,4ml)
Kết quả FNA đánh giá tế bào học sau can thiệp RFA 3 lần (4/2022, tháng thứ 20): U túi tuyến (Bethesda nhóm IV – Follicular Neoplasm)
Bệnh nhân được phẫu thuật cắt thùy (P) và eo giáp Sinh thiết lạnh : U túi tuyến (Follicular Adenoma)
Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ cắt thùy phải tuyến giáp và eo: Phình giáp tăng sản lành tính (Hyperplasia Goiter)
3.2.2 Tính hiệu quả của phương pháp cắt đốt bằng sóng cao tần
3.2.2.1 Tỉ lệ giảm thể tích nhân giáp (N23)
Biểu đồ 3.11 cho thấy tỉ lệ giảm thể tích của nhân giáp sau khi điều trị bằng RFA Hiệu quả điều trị của toàn bộ nhân giáp (N23) cho thấy tỉ lệ giảm thể tích trung bình có xu hướng tăng dần theo thời gian Sự giảm thể tích nhiều nhất xảy ra trong tháng đầu sau can thiệp, tiếp theo là sự gia tăng đáng kể trong 6 tháng tiếp theo, và sau đó tăng chậm dần ở các tháng sau.
Theo đường biểu diễn tỉ lệ giảm thể tích trung bình: Thời gian theo dõi (tháng) càng dài,
- Thể tích nhân giáp trung bình càng giảm
- Tỉ lệ giảm thể tích (VRR) trung bình càng lớn VRR sau tháng đầu tiên đạt 41%
3.2.2.2 Tỉ lệ giảm thể tích nhân giáp của nhóm bệnh nhân can thiệp RFA 1 lần duy nhất (n6)
Biểu đồ 3.12 Tỉ lệ giảm thể tích nhân giáp của nhóm bệnh nhân được can thiệp RFA 1 lần
Nhóm nhân giáp chỉ can thiệp 1 lần trong nghiên cứu (n6) cho thấy tỉ lệ giảm thể tích nhân giáp có xu hướng đáp ứng tích cực, đặc biệt là trong 6 tháng đầu, sau đó tốc độ giảm chậm lại cho đến tháng thứ 18.
Tỉ lệ giảm thể tích có xu hướng ngưng hoặc giảm khi tiếp tục theo dõi sau 18 tháng can thiệp
3.2.2.3 Thể tích nhân giáp trung bình qua thời gian
Biểu đồ 3.13 Thể tích nhân giáp trung bình qua thời gian
Thể tích nhân giáp trung bình có xu hướng giảm theo thời gian theo dõi, với mức giảm đáng kể sau can thiệp Cụ thể, sau một tháng, thể tích giảm từ 11,31ml xuống còn 7,14ml, tương ứng với mức giảm 4,17ml Đến 12 tháng, thể tích tiếp tục giảm xuống còn 2,69ml, tổng mức giảm đạt 8,62ml.
Qua 24 tháng theo dõi, thể tích nhân giáp trung bình giảm 8,91ml Tương đương, thời gian theo dõi càng kéo dài thì thể tích nhân giáp còn lại càng teo nhỏ
3.2.2.4 Đường kính lớn nhất nhân giáp trung bình qua thời gian
Biểu đồ 3.14 Đường kính lớn nhất nhân giáp trung bình qua thời gian
Sau khi thực hiện RFA nhân giáp, đường kính lớn nhất của nhân giáp có xu hướng nhỏ dần theo thời gian
Sau một tháng đầu, đường kính lớn nhất nhân giáp giảm 5,41mm, tiếp tục giảm 14,52mm ở thời điểm 12 tháng
Sau 24 tháng, đường kính lớn nhất của nhân giáp giảm xấp xỉ 16mm
3.2.2.5 Thể tích tuyến giáp trung bình thay đổi sau can thiệp
Biểu đồ 3.15: Tỉ số giảm thể tích trung bình của tuyến giáp qua thời gian
Sau can thiệp, thể tích chung của tuyến giáp giảm đáng kể, với mức giảm mạnh nhất xảy ra sau 1 tháng Trong 12 tháng đầu tiên, thể tích tiếp tục giảm nhiều, sau đó quá trình giảm diễn ra chậm hơn.
Sau 24 tháng, thể tích chung giảm 40% so với lúc ban đầu
3.2.2.6 Điểm triệu chứng trung bình qua thời gian
Biểu đồ 3.16 cho thấy điểm triệu chứng trung bình giảm dần theo thời gian, với sự giảm hơn 5 điểm sau hai năm theo dõi, từ 7,02 xuống 1,98 điểm.
3.2.2.7 Điểm thẩm mỹ trung bình qua thời gian
Biểu đồ 3.17 cho thấy điểm thẩm mỹ trung bình giảm dần theo thời gian, với xu hướng này được ghi nhận qua các thời điểm đánh giá khác nhau.
Sau can thiệp RFA từ 1 tháng đến 3 tháng, điểm thẩm mỹ giảm xuống xấp xỉ 1 – 2 điểm Ở thời điểm 24 tháng, điểm đánh giá thẩm mỹ gần tiệm cận
1 điểm, là mức đánh giá không sờ thấy bướu và hoàn toàn hài lòng
Như vậy, thời gian theo dõi càng dài, điểm thẩm mỹ sẽ đạt tuyệt đối
3.2.3 Tính an toàn của phương pháp cắt đốt bằng sóng cao tần
3.2.3.1 Tỉ lệ các biến chứng
Bảng 3.14 Biến chứng can thiệp
Tổn thương bó mạch cảnh, n (%) 0 (0,0)
Trong một nghiên cứu với 242 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp cắt đốt sóng cao tần, chỉ có 4 trường hợp (1,7%) gặp phải tụ máu nhẹ ở vùng da cổ, và 2 trường hợp (0,8%) có thay đổi giọng nói, nhưng đã hồi phục hoàn toàn sau một tuần điều trị kháng viêm Hầu hết các bệnh nhân đều không gặp biến chứng sau can thiệp và không có trường hợp nào bị biến chứng nặng.
3.2.3.2 Sự thay đổi chức năng tuyến giáp sau can thiệp
Bảng 3.15 Sự thay đổi chức năng tuyến giáp
Sau 1 tháng Sau 12 tháng Giới hạn bình thường
Chức năng tuyến giáp trong giới hạn bình thường ở thời điểm trước và sau can thiệp 1 tháng và 12 tháng.
Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị
3.3.1.1 Tỉ lệ giảm thể tích và phân loại thể tích (kích thước) nhân giáp
Bảng 3.16 Tỉ lệ giảm thể tích và phân loại thể tích nhân giáp
Sau can thiệp RFA nhân giáp, tỉ lệ giảm thể tích theo thời gian trong các nhóm kích thước nhân giáp khác nhau là tương đương (p>0,05)
Biểu đồ 3.18 Tỉ lệ giảm thể tích nhân giáp và phân loại thể tích nhân giáp
Tỉ lệ giảm thể tích nhân giáp ở các nhóm nhân giáp nhỏ – trung bình – lớn có sự tương đồng nhau sau quá trình theo dõi
3.3.1.2 Sự thay đổi điểm triệu chứng và kích thước nhân giáp
Bảng 3.17 Sự thay đổi điểm triệu chứng và phân loại thể tích nhân giáp
Sau RFA nhân giáp, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự thay đổi triệu chứng theo thời gian ở các nhóm kích thước nhân giáp khác nhau (p