Văn hóa cội nguồn dân tộc doc

5 139 0
Văn hóa cội nguồn dân tộc doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Văn hóa cội nguồn dân tộc Một dân tộc được coivăn hiến, nếu dân tộc ấy có một nền văn hóa phong phú được lưu truyền từ nghìn đời và được lớp lớp thế hệ tiếp theo nhau gìn giữ, bất chấp những ảnh hưởng ngoại lai xâm nhập như thế nào. Việt Nam là một dân tộc như thế. Lịch sử đã chứng minh điều đó, qua nghìn năm bị ngoại xâm đô hộ, Việt Nam vẫn là Việt Nam từ ngôn ngữ, tín ngưỡng đến kiến trúc, trang phục, văn học nghệ thuật Một dân tộc được coivăn hiến, nếu dân tộc ấy có một nền văn hóa phong phú được lưu truyền từ nghìn đời và được lớp lớp thế hệ tiếp theo nhau gìn giữ, bất chấp những ảnh hưởng ngoại lai xâm nhập như thế nào. Việt Nam là một dân tộc như thế. Lịch sử đã chứng minh điều đó, qua nghìn năm bị ngoại xâm đô hộ, Việt Nam vẫn là Việt Nam từ ngôn ngữ, tín ngưỡng đến kiến trúc, trang phục, văn học nghệ thuật Đã qua một thời kỳ dài bị cấm vận và tự cấm vận (bế quan tỏa cảng), ngày nay chúng ta đã hội nhập cùng thế giới. Đó là thuận lợi để chúng ra vươn ra cùng toàn thể nhân loại, với nhiều thời cơ về kinh tế, chính trị… nhưng cũng là những thách thức không nhỏ về bảo tồn nền văn cổ truyền, gìn giữ lấy bản sắc của riêng mình. Bảo tồn văn hóa có thể tạm chia làm hai phần. Phần văn hóa vật thể và phần văn hóa phi vật thể (mặc dù phân chia như thế chỉ là tương đối). Văn hóa vật thể là cái có thể sờ thấy, nhìn rõ, nó có hình dáng, cấu trúc rõ ràng, tồn tại ít biến động, ví dụ một ngọn tháp, một ngôi đình làng, một ngôi chùa cổ, một khu phố cổ, một khu bảo tồn thiên nhiên… Phần này tương đối dễ bảo tồn. Chẳng hạn không ai dại gì phá đi một ngôi đình Tây Đằng hay Đình Bảng, để thay vào đó là ngôi nhà mái bằng như trường cấp ba hay trụ sở công an huyện, với cửa sổ, cửa đi vuông vức, tường xây và mái thẳng băng, cột là đường thẳng đứng, trông không khác nào những cái hộp dựng đứng, từa tựa mấy tầng của các ngôi nhà cao tầng làm siêu thị hay văn phòng cho thuê. Cũng không ai dại gì phá ngôi chùa Cổ Lễ hay nhà thờ Phát Diệm để xây thay vào đó là nhà cao tầng quét vôi xanh đỏ… Chúng ta đang bảo tồn khá tốt khu phố cổ Hội An và đang đau đầu làm sao gìn giữ được khu phố cổ Hà Nội mà nếu không vội vàng lên thì chỉ vài mươi năm nữa, khu phố cổ này sẽ biến mất và vài thế hệ nữa, con cháu chúng ta sẽ trách chúng ta là nói dối vì làm gì có khu phố cổ Hà Nội. Ngay xung quanh Hồ Hoàn Kiếm là nơi đất thiêng, nhạy cảm với mọi trái tim người Việt Nam mà người ta đã xây bao nhiêu nhà cao tầng, biến hồ Gươm thành chiếc ao nhỏ bé và người ta lại đang có âm mưu phá hết một phần bờ hồ để xây nhà cao tầng gồm khách sạn, nhà hàng nhằm thu lợi nhuận tối đa. Nếu không nghiêm khắc ngăn chặn thì sẽ có ngày người ta có gan lấp luôn hồ Gươm để xây sân golf hoặc nhà nhảy đầm cho người ngoại quốc đến đây du hí. Cũng may, nhà nước ta đang nhìn nhận và xem xét những chuyện tày đình này, không như chuyện định xây nhà làm buồng ngủ cho thuê trên đồi Vọng Cảnh (Huế) hay vịnh biển Nha Trang đang bị san lấp không thương tiếc. Dù sao thì gìn giữ văn hóa vật thể cũng dễ hơn là giữ gìn văn hóa phi vật thể. Vì văn hóa vật thể sờ sờ ra đó, chềnh ềnh ra đó, không thể biện bạch để che cái ngu dốt hoặc thói tham tiền của đôi ba kẻ nào đó nhân danh hội nhập để thu lợi cho mình. Chúng ta vui mừng vì nay là thời đại hội nhập. Thế giới đã biết đến một Việt Nam năng động, tiến nhanh như vũ bão về nhiều mặt, nhất là kinh tế – xã hội. Không ai phản đối hội nhập. Chúng ta đang là con thuyền nhỏ mà thế giới là biển lớn, là đại dương cho chúng ta thỏa sức vẫy vùng. Nhưng xin cẩn thận, người xưa nói “cái mề đay nào cũng có hai mặt”. Biển khơi cho ta cơ hội để làm ăn, nhưng cũng nhiều sóng to bão lớn, nếu không cẩn thận, thuyền ta dễ chết chìm trong đó khi chưa vững bản lĩnh của mình. Nhỡn tiền mới vài ba chục năm, chúng ta đã gặp bao nhiêu hậu quả của nền kinh tế thị trường đổ xô vào lấn át nền văn hóa cổ truyền đã có từ nghìn năm. Đã nhiều nơi trẻ em không còn nói “thưa mẹ, con đi học về” hoặc “thưa bố, con đến nhà bạn” mà thay vào đó là hê -lô, ôkê, bai-bai… Lớp trẻ thích nhạc loạn xạ, với men rượu và áo váy cũn cỡn, tóc tai bù xù. Theo tin từ Đài truyền hình Việt Nam ngày 6/01/2008, thì chỉ một khu công nghiệp Đồng Nai, một năm đã có 500 trường hợp nạo phá thai, trong đó 56% là con gái chưa lập gia đình. Thế nhưng, khi có người viết trên báo là cần giữ gìn thuần phong công – dung - ngôn - hạnh cho lớp trẻ thì bị coi là lạc hậu, bảo thủ. Chúng ta mừng vì các nhà đầu tư khắp thế giới đã đem vốn, máy móc, chất xám đầu tư vào Việt Nam, mở ra triển vọng về công nghiệp và thương mại cho chúng ta trong tương lai. Nhưng cũng xin thưa rằng, kinh tế không bao giờ đi một mình một cách đơn thương độc mã. Đằng sau nó là văn hóa, là lối sống, là đạo đức, là tính cách các nền văn hóa của nhiều nước, với nhiều điều phù hợp và cả những điều không phù hợp với bản sắc chúng ta. Nhà nước ta đã từng nhiều lần bỏ ra hàng nghìn triệu đồng đề làm phim, nhưng phim chiếu ra mắt một buổi rồi cất vào kho, trong khi đó Đài truyền hình liên tiếp chiếu bộ phim của một nước Bắc Á có nhân vật là cô con dâu nói với mẹ chồng rằng: “Mẹ không đủ trình độ để nói chuyện với con” (ý nói mẹ là người ngu dốt quá). Cũng từ loại phim nước này, nổi lên phong trào tô môi nâu, thậm chí màu đen mà với phong tục nước ta, kẻ nào “mắt trắng dã, môi thâm xì” thì là kẻ vong ân bội nghĩa, kẻ đáng khinh. Như vậy, những phim ấy đâu chỉ có kinh tế mà còn là vấn đề văn hóa đi kèm. Giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn những giá trị văn hóavấn đề đã được đặt ra, nhưng rất khó thực hiện. Nói không khéo, có người sẵn sàng chụp mũ cho là có ý bài ngoại, nói xấu hội nhập, chống lại chủ trương “hòa mình vào biển lớn”. Sự thực thì thanh niên ngày nay, ít người đi đến nhà hát để xem trọn một vở chèo, một vở cải lương, nhất là một vở tuồng. Đành rằng, lỗi trước hết là những người làm ra các tác phẩm thuộc loại hình văn nghệ này không đủ tâm và tài để có những vở diễn hay như cha ông ngày xưa, nhưng cũng phải nhận thấy rằng, khán giả ngày nay thích các chương trình biểu diễn “bốc lửa”, với những lớp hò hét, múa may, bất chấp nội dung, chỉ cần thỏa mãn đôi mắt và nhịp chân ngay lúc đó. Nghệ thuật múa rối được ca ngợi, nhất là các nhà làm nghệ thuật này luôn tự khen mình, nhưng hình như chỉ có khách nước ngoài thích vì thấy nó lạ mà đi xem, còn khán giả Việt Nam rất ít xem, phần lớn là quay lưng lại với nó. Vậy làm thế nào để bảo tồn văn hóa cổ truyền? Thật thiên nan vạn nan. Có hội thảo, có tạp chí, có chính sách, có tài trợ, có chuyên đề, có trường lớp nhưng xem ra, đây vẫn là con đường gập ghềnh, chưa sáng sủa. Nhà hát chèo không có đêm diễn, phải cho diễn viên đi hát trong các đám lên đồng, hầu bóng để kiếm sống qua ngày. Đổ bao nhiêu tiền vào đây để phục dựng vở cũ vốn là tinh hoa của dân tộc, hoặc những miếng trò đặc sắc đã qua hàng trăm năm diễn trên nhiều loại hình sân khấu, nhưng tiền đổ vào như cái giỏ thủng trôn, vở cứ thoi thóp, không có khán giả và diễn viên phải đi làm nhiều nghề khác để tự lo cho bản thân mình, nói như lời một diễn viên gạo cội “đành phụ tổ nghề vậy”. Rất may chúng ta đã được ủy ban UNESCO công nhận Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là văn hóa di sản truyền khẩu của nhân loại, và Nhã nhạc cung đình Huế cũng vậy. Không phải ai, lúc nào cũng đi vào tận vùng đất Tây Nguyên để dự một lễ hội cồng chiêng, hoặc đi vào Huế để nghe một đêm nhã nhạc. Mà có vào thì có khi lại không đúng dịp lễ hội được tổ chức. Chương trình giới thiệu trên Đài truyền hình thì có gì đó sơ lược, đơn điệu, lặp đi lặp lại, xem một lần là chán. Vẫn mấy người đàn ông đóng khố và mấy cô gái giơ tay nhún chân, nên chưa phải là món ăn thích thú của quảng đại người dân Việt. Chúng ta đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nghệ thuật ca trù và hát quan họ, nhưng chưa biết kết quả sẽ ra sao, cũng như lời đề nghị công nhận khu di tích Hoàng Thành Thăng Long có gì đó có vẻ hơi vội vàng chăng? Trong năm 2007, Hà Nội phục hồi Hát xẩm tàu điện, mỗi tuần tổ chức một đêm hát ngay tại cửa chợ Đồng Xuân vào tối thứ bảy, hoàn toàn miễn phí, được nhiều người hoan nghênh. Tuy nhiên, có người cho rằng, nó không thuần chất, còn có nhiều điều không đúng vốn cũ theo nguyên bản. Dù sao đây cũng là tâm huyết của nhiều nhạc sĩ và nghệ sĩ biểu diễn, vì nghệ nhân Hà Thị Cầu - nghệ nhân hát xẩm tại Nam Định chưa biết còn có mặt được bao lâu. Ngay một lĩnh vực văn hóa có từ lâu đời là ẩm thực, lâu nay cũng đã bị pha tạp đi nhiều. Người ta ăn phở với giá đỗ sống, ăn bún riêu cua với trứng vịt lộn, ăn bánh quẩy với bún thang mà không thấy đó không phải là cách ăn tinh sành, hợp lý từ xa xưa mà cha ông ta đã phải đúc kết nhiều thế kỷ mới tìm ra. Người ta đã thấy các nhà thiết kế thời trang cho người mẫu mặc áo dài, nhưng lại mặc quần bò và giày “khủng bố” khiến nhà văn hóa dân gian phải kêu trời, xin cấp cứu cái áo dài. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là vô cùng cần thiết nhưng cũng vô cùng khó khăn. Nó không phải là cây đào hoang mọc ngoài cánh đồng. Muốn có cành hoa đào đẹp phải ươm mầm, chăm bón, tỉa tót, giúp nó chống sương muối, gió rét đêm đông, bắt con sâu đục thân và ngăn những bàn tay thô bạo Tết, ai cũng mong một cành hoa đào đẹp, nhưng không phải hoa gì cũng thành hoa đào. Bản sắc Việt Nam đang đứng trước nhiều thử thách. Trước hết, cần tuân theo Luật di sản, nó không phải là thứ cho lợi nhuận tức thì ngay trước mắt. Nó là giá trị dài lâu, là tinh thần tự tôn dân tộc, là ý thức lịch sử, là nguồn cội dân tộc. Ai khinh khi nó là kẻ mất gốc. Ai tôn trọng nó mới thực sự là người yêu nước. /. . Văn hóa cội nguồn dân tộc Một dân tộc được coi là văn hiến, nếu dân tộc ấy có một nền văn hóa phong phú được lưu truyền từ nghìn đời và được. thức không nhỏ về bảo tồn nền văn cổ truyền, gìn giữ lấy bản sắc của riêng mình. Bảo tồn văn hóa có thể tạm chia làm hai phần. Phần văn hóa vật thể và phần văn hóa phi vật thể (mặc dù phân chia. dài, nhưng lại mặc quần bò và giày “khủng bố” khiến nhà văn hóa dân gian phải kêu trời, xin cấp cứu cái áo dài. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là vô cùng cần thiết nhưng cũng vô cùng khó khăn.

Ngày đăng: 22/06/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan