THIÊNNIÊNKIỆN Tên thuốc: Rhizoma Homalomenae. Tên khoa học: Homalomena affaromatica Roxb Họ Ráy (Araceae) Bộ phận dùng: thân, rễ. Rễ to, khô, có nhiều xơ cứng sù sì, sắc nâu hồng, mùi thơm hắc, chắc cứng, ngoài xơ mà giữa nhiều thịt không mốc là tốt. Thành phần hoá học: rễ khô kiệt còn 0,8 - 1% tinh dầu (chủ yếu là Linalola, Tecpineola ) Tính vị: vị đắng cay hơi ngọt, tính ôn. Quy kinh: Vào kinh Can và Thận. Tác dụng: tán phong, trừ thấp, mạnh gân cốt, giảm đau tiêu hoá. Chủ trị: trị phong thấp tê đau, trị nhức mỏi gân xương, đau dạ dày, người già yếu dùng càng tốt. - Phong, thấp ngưng trệ biểu hiện như cảm giác lạnh và đau ở lưng dưới và đầu gối và co thắt hoặc tê cứng chân: Dùng Thiênniênkiện ngâm rượu với Hổ cốt, Ngưu tất và Câu kỷ tử. Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Lấy rễ đã chế khô mài với rượu mà uống, hoặc mài với nước thuốc chứ không nên sắc, bay mất mùi thơm. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ kín cho mềm, thái lát phơi râm hoặc sấy nhẹ lửa cho khô. Khi dùng thì lấy thứ lát khô ngâm rượu uống hoặc xoa bóp, hoặc phối hợp với thuốc khác tán bột làm hoàn. Cũng có thể dùng tươi giã nát, sao nóng bóp vào chỗ đau nhức. Bảo quản: dễ mốc nên phải để nơi khô ráo, mát, tránh ẩm nóng, để giữ tinh dầu. Kiêng kỵ: âm hư nội nhiệt kiêng dùng và kiêng ăn rau Cải củ. . THIÊN NIÊN KIỆN Tên thuốc: Rhizoma Homalomenae. Tên khoa học: Homalomena affaromatica Roxb Họ Ráy. biểu hiện như cảm giác lạnh và đau ở lưng dưới và đầu gối và co thắt hoặc tê cứng chân: Dùng Thiên niên kiện ngâm rượu với Hổ cốt, Ngưu tất và Câu kỷ tử. Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g. Cách Bào