1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Nuôi cá - lúa vụ 3: Hướng phát triển bền vững trong nông nghiệp ở Nghệ An potx

5 390 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 155,69 KB

Nội dung

Nuôi - lúa vụ 3: Hướng phát triển bền vững trong nông nghiệpNghệ An Phong trào nuôi - lúa vụ 3 trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện đã và đang đem lại kết quả rất khả quan, không chỉ tận dụng diện tích ruộng ngập nước để tạo ra nguồn lợi là sản phẩm thủy sản hàng hóa, làm tăng thêm thu nhập góp phần cải thiện đời sống nông dân, mà còn làm tăng độ phì nhiêu của đất, giảm chi phí cải tạo đất và phân bón cho vụ đông xuân tiếp theo. Từ những lợi ích đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào để nuôi - lúa vụ 3 trở thành một phong trào phát triển rộng rãi và bền vững những địa phương có diện tích ruộng có thể canh tác và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân ngoài trồng lúa. 1. Kết quả nuôi - lúa vụ 3 trong những năm qua Trong những năm gần đây, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, sau khi thâm canh 2 vụ lúa xuân và hè thu, người dân đã tiếp tục gia cố bờ ruộng đảm bảo đủ nước để thả nuôi vụ 3. Diện tích và sản lượng nuôi - lúa vụ 3 toàn tỉnh hàng năm đều tăng: năm 2009, diện tích nuôi là 4.200ha, sản lượng đạt 3.360 tấn; năm 2010, diện tích nuôi là 4.500ha, sản lượng đạt 3.600 tấn. Phong trào đã phát triển mạnh mẽ tại nhiều huyện như Thanh Chương (700ha), Đô Lương (447 ha), Diễn Châu (849ha), Nam Đàn (308ha), Yên Thành (192ha)… Năm 2011, do tình hình thời tiết đầu năm rét đậm kéo dài nên công tác thu hoạch lúa hè thu muộn hơn khoảng 15-20 ngày, vì vậy việc triển khai nuôi - lúa vụ 3 chậm hơn so với lịch mùa vụ đã được ban hành, đến nay diện tích thả nuôi trên toàn tỉnh ước đạt 5.000ha, sản lượng dự kiến đạt 4.000 tấn. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi - lúa vụ 3 chưa tương xứng với tiềm năng diện tích mặt nước sẵn có do việc quy hoạch ruộng đồng còn nhỏ lẻ, manh mún; cơ sở hạ tầng (bờ bao, cống, mương cấp, thoát nước…) chưa được đầu tư; vấn đề chăm sóc, quản lý trong quá trình nuôi của bà con chưa thực sự được chú trọng. Do đó, việc mở rộng và phát triển diện tích nuôi - lúa vụ 3 tại một số địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 2. Định hướng và kế hoạch phát triển 2.1. Diện tích, sản lượng Nằm trong kế hoạch phát triển và mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản nói chung và diện tích nuôi - lúa nói riêng, trong những năm tới, tỉnh ta tiếp tục đẩy mạnh phát triển phong trào nuôi - lúa vụ 3 nhằm khai thác hết tiềm năng diện tích mặt nước có thể canh tác, đồng thời nâng cao năng suất, sản lượng trên đơn vị diện tích thả nuôi. Diện tích nuôi - lúa vụ 3 hàng năm chiếm từ 60-65% tổng diện tích - lúa toàn tỉnh, năng suất đạt từ 0,8-1 tấn/ha. Bảng 1: Kế hoạch phát triển nuôi - lúa vụ 3 từ năm 2011-2020 TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2015 Năm 2020 1 Diện tích nuôi - lúa (ha) Trong đó: - Diện tích - lúa vụ 3 (ha) 8.000 5.000 12.000 7.500 14.000 8.500 2 Sản lượng - lúa vụ 3 (tấn) 4.000 7.500 8.500 2.2. Mùa vụ nuôi Căn cứ và bám sát công tác sản xuất lúa hè thu và tình hình thời tiết hàng năm, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tham mưu cho Sở Nông nghiệpPhát triển nông thôn xây dựng lịch mùa vụ xuống giống phù hợp với từng vùng nuôi, đồng thời đẩy mạnh công tác hướng dẫn bà con nông dân cải tạo ruộng, quản lý đối tượng nuôi đúng quy trình kỹ thuật. Mùa vụ thả giống thường triển khai sau thời điểm thu hoạch lúa hè thu nên cần chú ý đảm bảo an toàn né tránh lũ vì đây là mùa mưa. 2.3. Kích cỡ và cơ cấu giống thả Nuôi trên ruộng lúa chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có trong ruộng lúa. Do đó cần chọn loài nuôi là những loài ăn tạp nghiêng về thực vật và mùn bã hữu cơ, phải lớn nhanh và phù hợp với thị trường tiêu thụ như: rô phi, chép, trắm cỏ, mè, trôi… Mật độ thả từ 40-60 con/sào (500m 2 ), kích cỡ giống thả nên lớn từ 100-150g/con. Khi nuôi nên kết hợp nhiều loài khác nhau và cũng cần phải có tỷ lệ phù hợp. Bảng 2: Kích cỡ và cơ cấu đàn thả nuôi TT Loài Tỷ lệ ghép (%) Cỡ (con/kg) 1 Chép 45 - 50 10 - 15 2 Trắm cỏ 10 - 20 5 - 10 3 Trôi 8 - 10 10 - 15 4 Mè trắng 10 - 15 10 - 15 5 Mè hoa 3 - 5 5 - 10 3. Một số giải pháp cụ thể Nuôi - lúa vụ 3 là một hướng phát triển góp phần đổi mới cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp nhằm tăng thu nhập cho bà con nông dân, vì vậy để tạo điều kiện cho phong trào nuôi - lúa vụ 3 phát triển cần thực hiện một số giải pháp sau: 3.1. Về công tác thủy lợi - Tiếp tục dồn điền đổi thửa để tạo thành những thửa ruộng lớn, thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng công trình nuôi cũng như trong công tác quản lý và chăm sóc. - Các hộ trong vùng nuôi phải thống nhất và hợp tác với nhau trong việc quản lý bờ vùng, mương cống, đăng chắn để công tác cấp thoát nước được thuận lợi phòng tránh mưa lũ và thất thoát nước. 3.2. Về con giống - Tăng cường công tác quản lý, giám sát con giống để nguồn giống cung cấp đến người dân đảm bảo chất lượng. - Nên thả kích cỡ lớn, đều, khỏe mạnh, không sây sát để mau lớn đến cỡ thu hoạch mà ít bị hao hụt trong quá trình nuôi. - Ngoài các đối tượng nuôi là các loài truyền thống, cần mạnh dạn đầu tư đưa các đối tượng có giá trị kinh tế như: rô đồng, rô đầu vuông, tôm càng xanh… vào nuôi để nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. 3.3. Công tác quản lý, chăm sóc - Thường xuyên có người quản lý kiểm tra bờ vùng, mương cống khi mưa lũ đến. - Trong quá trình nuôi, ngoài nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có cần bổ sung thêm thức ăn tinh như: cám gạo, bột sắn, bột ngô…, thức ăn xanh: bèo, cỏ, lá khoai, lá sắn… để lớn nhanh và cho năng suất cao. - Vào thời điểm giao mùa hay mùa mưa bão là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh phát triển, khả năng chống bệnh của yếu nên dễ bị nhiễm bệnh, do đó cần bón vôi quanh bờ vào đầu mùa mưa và dọn cỏ quanh bờ. - Quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp kích điện trong vùng nuôi. 3.4. Về thị trường tiêu thụ - Thiết lập các đầu mối tiêu thụ sản phẩm, tạo thị trường ổn định cho người nuôi là một vấn đề quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế vụ sản xuất. Nuôi vụ 3 sau 2 vụ lúa là một tiềm năng cần được khai thác. Lợi ích về kinh tế, về môi trường của nuôi vụ 3 đã được khẳng định, vì vậy việc phát triển nuôi vụ 3 cần được đầu tư quan tâm nhiều hơn nữa, chính quyền các cấp phải coi trọng việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo sản xuất vụ 3 như là 1 vụ nuôi thả chính và cần có chính sách hỗ trợ nông dân, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến khoa học kỹ thuật để việc nuôi vụ 3 sẽ phát triển thành một nghề có thu nhập cao và ổn định./. . Nuôi cá - lúa vụ 3: Hướng phát triển bền vững trong nông nghiệp ở Nghệ An Phong trào nuôi cá - lúa vụ 3 trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện đã và đang đem lại kết quả rất khả quan, không. Diện tích nuôi cá - lúa vụ 3 hàng năm chiếm từ 6 0-6 5% tổng diện tích cá - lúa toàn tỉnh, năng suất đạt từ 0, 8-1 tấn/ha. Bảng 1: Kế hoạch phát triển nuôi cá - lúa vụ 3 từ năm 201 1-2 020 TT. Trôi 8 - 10 10 - 15 4 Mè trắng 10 - 15 10 - 15 5 Mè hoa 3 - 5 5 - 10 3. Một số giải pháp cụ thể Nuôi cá - lúa vụ 3 là một hướng phát triển góp phần đổi mới cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp

Ngày đăng: 22/06/2014, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w