1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG THEO HƯỚNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI TẠI TRƯỜNG MẦM A, HUYỆN B, TỈNH C

120 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Văn hoá là tài sản vô giá liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của một tổ chức; là sức mạnh nội sinh quyết định sự trường tồn và phát triển của tổ chức đó. Đối với trường học, văn hóa có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhà trường. Xây dựng văn hóa nhà trường tích cực là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục. Văn hóa nhà trường (VHNT) là tổng hợp các giá trị, các chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường tạo nên sự khác biệt giữa trường này với trường khác. Có thể nói văn hóa nhà trường là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt, có nhân cách tốt, có đủ tri thức để trở thành những công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì vậy, vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường phải được coi là tính sống còn, tính cấp bách và tính thiết thực đối với từng nhà trường. Đối với trường mầm non, xây dựng môi trường văn hoá chính là cơ sở để tạo nên môi trường học tập thân thiện, tích cực. Từ nghị quyết trung ương Đảng lần thứ V đảng ta đã khẳng định quyết tâm “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tiếp theo, văn kiện Đại hội X đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội”. Đặc biệt đối với ngành giáo dục phải chú trọng về vấn đề văn hóa, đạo đức, xây dựng hệ thống các giá trị của nhà trường. ` Văn hoá nhà trường lành mạnh là một thứ tài sản lớn của nhà trường, góp phần tạo động lực làm việc cho các thành viên trong tổ chức, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, khuyến khích giáo viên cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học, khuyến khích đối thoại và hợp tác, chia sẻ quyền lực và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của các thành viên. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ điều phối và kiểm soát, hạn chế tiêu cực và xung đột, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. Văn hoá nhà trường lành mạnh nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, mỗi cán bộ giáo viên đều hiểu rõ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra các quyết định tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Ở đó, con người được coi trọng, được cổ vũ hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi người. Đó là điều mà bất kỳ nhà trường nào cũng mong muốn phấn đấu đạt được. Tuy nhiên, trong thực trạng xã hội hiện nay, gia đình nào cũng chỉ có 12 con, yêu quý, chiều chuộng con hết mực lại thiếu sự chia sẻ, cảm thông với giáo viên mầm non, tạo nên bầu không khí căng thẳng mỗi khi có sự việc xảy ra mặc dù là rất nhỏ. Trong khi đó, chế độ đãi ngộ của giáo viên mầm non quá thấp, một số giáo viên thiếu tâm huyết... Việc xây dựng giá trị, chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường chưa được quan tâm thích đáng và chưa thể hiện được nét riêng trong bản sắc văn hóa nhà trường so với các trường khác. Điều này đã ảnh hưởng đến văn hóa nhà trường. Bản thân tôi quan tâm đến vấn đề xây dựng môi trường văn hoá trong trường mầm non theo hướng tổ chức biết học hỏi bởi tôi ý thức được tầm quan trọng của việc vun trồng, nuôi dưỡng văn hoá nhà trường lành mạnh mà lãnh đạo thời kỳ trước của đơn vị tôi đã dày công vun đắp. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của thời đại, môi trường văn hoá của nhà trường chúng tôi cũng đang không ngừng thay đổi. Tôi nhận thấy cần phải có sự nhìn nhận cũng như đánh giá thường xuyên, để kịp thời điều chỉnh những biểu hiện phản văn hoá, tiếp tục vun trồng văn hoá tích cực, lành mạnh theo hướng tổ chức biết học hỏi góp phần nâng cao uy tín và “thương hiệu” của nhà trường, xây dựng nhà trường phát triển ổn định, bền vững. Ở trường mầm non, văn hóa nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏi tác động đến đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên nhằm tạo sự gắn kết, khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau. Tạo động lực làm việc tích cực cho mọi cá nhân tập thể trong nhà trường. đồng thời tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh; mặt khác, còn tạo ra bầu không khí học tập tích cực cho trẻ, tấc cả là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo. Điều vô cùng quan trọng đối với hoạt động sư phạm mà đối tượng là tri thức và con người. Do đó, xây dựng văn hóa nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏi ở trường mầm non là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN ƠNG THỌ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HĨA NHÀ TRƯỜNG THEO HƯỚNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI TẠI TRƯỜNG MẦM A, HUYỆN B, TỈNH C LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2022 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN THỊ XUÂN HỒNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG THEO HƯỚNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI TẠI TRƯỜNG MẦM NON A, HUYỆN B, TỈNH C Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 814011401 Cán hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ NỘI – 2022 LỜI CẢM ƠN Hồn thành luận văn, tơi nhận nhiều quan tâm, giúp đỡ quý thầy, cô, bạn bè gia đình Với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Khoa học Đào tạo sau đại học Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội toàn thể quý thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy giúp đỡ tơi suốt q trình học tập, nghiên cứu, hồn thành luận văn Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS người ln quan tâm tận tình bảo, hướng dẫn tơi thời gian nghiên cứu hồn thành luận văn Mặc dù có nhiều cố gắng trình nghiên cứu thực đề tài, song thiếu sót luận văn khơng thể tránh khỏi Tác giả mong nhận ý kiến đóng góp dẫn quý thầy, cô giáo bạn đồng nghiệp Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng năm 2022 Tác giả luận văn Trần Ông Thọ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn cơng trình nghiên cứu khoa học riêng tơi Các số liệu luận văn có xuất xứ rõ ràng Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có nguồn gốc xác thực xuất phát từ nghiên cứu trình bày luận văn Kết nghiên cứu luận văn hoàn toàn trung thực chưa sử dụng công bố cơng trình khác Hà Nội, ngày 15 tháng năm 2022 Tác giả luận văn Trần Ông Thọ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBQL: Cán quản lý GD: Giáo dục GDĐT: Giáo dục đào tạo GDMN: Giáo dục mầm non GV: Giáo viên HS: Học sinh MN Mầm non NV: Nhân viên QLGD: Quản lý giáo dục TCBHH: Tổ chức biết học hỏi VHNT: Văn hóa nhà trường MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv DANH MỤC CÁC BẢNG viii MỞ ĐẦU CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG THEO HƯỚNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Những nghiên cứu xây dựng văn hóa nhà trường 1.1.2 Những nghiên cứu tổ chức biết học hỏi 1.1.3 Những nghiên cứu quản lý xây dựng văn hoá nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏỉ 1.2 Các khái niệm đề tài 1.2.1 Văn hoá tổ chức 1.2.2 Văn hoá nhà trường 11 1.2.3 Xây dựng văn hoá nhà trường 13 1.2.4 Xây dựng văn hoá nhà trường mầm non .14 1.2.5 Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường mầm non theo hướng tổ chức biết học hỏỉ 14 1.3 Xây dựng văn hóa nhà trường mầm non theo hướng tổ chức biết học hỏi 17 1.3.1 Nhiệm vụ nhà trường mầm non theo hướng tổ chức biết học hỏi .17 1.3.2 Các giá trị văn hoá cốt lõi nhà trường mầm non theo hướng tổ chức biết học hỏi 18 1.3.3 Các cấp độ biểu văn hoá nhà trường mầm non theo hướng tổ chức biết học hỏi 19 1.3.4 Các đường xây dựng văn hoá nhà trường mầm non theo hướng tổ chức biết học hỏi 21 1.4 Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trường mầm non theo hướng tổ chức biết học hỏi 22 1.4.1 Mục tiêu vai trò quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trường mầm non theo hướng tổ chức biết học hỏi .22 1.4.2 Vai trò Hiệu trưởng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trường mầm non theo hướng tổ chức biết học hỏi 23 1.4.3 Nội dung quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trường mầm non theo hướng tổ chức biết học hỏi .24 1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trường mầm non theo hướng tổ chức biết học hỏi 27 1.5.1 Các yếu tố chủ quan .27 1.5.2 Các yếu tố khách quan 28 CHƯƠNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG THEO HƯỚNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI TẠI TRƯỜNG MẦM NON A, HUYỆN B, TỈNH C 31 2.1 Khái quát Trường Mầm non A, huyện B, tỉnh C 31 2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội huyện B, tỉnh C 31 2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội xã A, huyện B, tỉnh C 33 2.1.3 Lịch sử phát triển hoạt động giáo dục Trường Mầm non A, huyện B, tỉnh C 33 2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 36 2.2.1 Mục đích khảo sát 36 2.2.2 Đối tượng khảo sát .36 2.2.3 Nội dung khảo sát 36 2.2.4 Thời điểm khảo sát .37 2.2.5 Phương pháp khảo sát xử lý kết .37 2.3 Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏi Trường Mầm non A, huyện B, tỉnh C 38 2.3.1 Thực trạng nhận thức cán quản lý, giáo viên, nhân viên xây dựng văn hoá nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏi Trường Mầm non A 38 2.3.2 Thực trạng biểu văn hoá nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏi Trường Mầm non A 42 2.4 Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏi Trường Mầm non A, huyện B, tỉnh C 47 2.4.1 Thực trạng xây dựng, công khai kế hoạch chiến lược phát triển, mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn theo hướng tổ chức biết học hỏi Trường MN Vạn Lương 47 2.4.2 Thực trạng xây dựng giá trị cốt lõi văn hóa nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏi Trường Mầm non Vạn Lương 50 2.4.3 Thực trạng tổ chức môi trường học tập, nghiên cứu Trường Mầm non A 52 2.4.4 Thực trạng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp Trường Mầm non A 55 2.4.5 Thực trạng lãnh đạo chuyên nghiệp, biết học hỏi Trường Mầm non A 58 2.5 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏi Trường Mầm non A, huyện B, tỉnh C 62 2.5.1 Thực trạng yếu tố chủ quan 62 Các yếu tố chủ quan .62 2.5.2 Thực trạng yếu tố khách quan .63 Các yếu tố khách quan 63 2.6 Đánh giá chung thực trạng 64 2.6.1 Ưu điểm 64 2.6.2 Tồn 65 2.6.3 Nguyên nhân .65 CHƯƠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG THEO HƯỚNG TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI TẠI TRƯỜNG MẦM NON A, HUYỆN B, TỈNH C .68 3.1 Những nguyên tắc đề xuất biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏi 68 3.1.1 Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu 68 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 68 3.1.3 Nguyên tắc bảo đảm tính kế thừa phát triển 69 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi hiệu .69 3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể giáo viên, nhân viên xây dựng văn hoá nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏi 70 3.2 Đề xuất biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏi Trường Mầm non A, huyện B, tỉnh C 71 3.2.1 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho thành viên trường phụ huynh văn hóa nhà trường, tổ chức biết học hỏi xây dựng văn hóa nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏi 71 3.2.2 Chỉ đạo xây dựng văn hoá nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏi gắn với kế hoạch chiến lược phát triển Trường Mầm non A, huyện B, tỉnh C 73 3.2.3 Tổ chức truyền thông chia sẻ giá trị cốt lõi Trường Mầm non A, huyện B, tỉnh C .76 3.2.4 Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh Trường Mầm non A, huyện B, tỉnh C 78 3.2.5 Đánh giá, điều chỉnh giá trị cốt lõi, quy tắc, chuẩn mực văn hóa nhà trường theo hướng tổ chức biết học hỏi Trường Mầm non A, huyện B, tỉnh C 79 3.2.6 Mối quan hệ biện pháp 82 3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết tính khả thi biện pháp 83 3.3.1 Mục đích khảo nghiệm 83 3.3.2 Nội dung khảo nghiệm 83 3.3.3 Phương pháp khảo nghiệm 84 3.3.4 Tiêu chí thang đánh giá kết 84 3.3.5 Kết khảo nghiệm 85 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC PL1

Ngày đăng: 19/12/2023, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w