1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

61 13 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Tình Hình Mắc Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Theo Mẹ Và Đánh Giá Hiệu Quả Của Phác Đồ Điều Trị Tại Trại Lợn Công Nghệ Cao Minh Đức, Tổ 2, Ấp Đồng Dầu, Xã Minh Đức, Huyện Hớn Quản, Tỉnh Bình Phước
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Chăn Nuôi
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Thành phố Bình Phước
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 PHẦN 1. PHỤC VỤ SẢN XUẤT 2 1.1. TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP 2 1.1.1. Giới thiệu chung về cơ sở thực tập 2 1.1.1.1. Thông tin cơ bản về trại 2 1.1.1.2. Vị trí địa lý của trại 2 1.1.1.3. Diện tích của trại 2 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của trại 3 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động 3 1.1.4. Cơ sở vật chất, chuồng trại và hệ thống xử lý chất thải 4 1.1.5. Cơ cấu đàn và sản phẩm 6 1.1.6. Đánh giá chung 6 1.2. MỘT SỐ QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI TRẠI 7 1.2.1. Quy trình chăn nuôi lợn nái mang thai 7 1.2.2. Quy trình chăn nuôi lợn nái nuôi con 8 1.2.3. Quy trình chăn nuôi lợn con theo mẹ và cai sữa cho lợn con 11 1.2.3.1. Chăm sóc lợn con theo mẹ 11 1.2.3.2. Chăm sóc lợn con sau cai sữa 13 1.2.4. Công tác thú y 15 1.2.5. So sánh sự khác nhau giữa thực tế và lý thuyết đã học 16 1.3. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN 17 1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 19 PHẦN 2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 20 2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 20 2.1.1. Tính cấp thiết 20 2.1.2. Mục tiêu đề tài nghiên cứu 20 2.1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 21 2.1.3.1. Ý nghĩa khoa học 21 2.1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 21 2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 21 2.2.1. Đặc điểm sinh lý và tăng trưởng của lợn con 21 2.2.1.1. Lợn con có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh 21 2.2.1.2. Khả năng điều hòa thân nhiệt kém 21 2.2.1.3. Khả năng đáp ứng miễn dịch 22 2.2.1.4. Sự phát triển của hệ tiêu hóa của lợn con 22 2.2.1.5. Hệ vi sinh vật 23 2.2.2. Hội chứng tiêu chảy 23 2.2.3. Nguyên nhân 23 2.2.3.1. Do đặc điểm sinh lý của lợn con 24 2.2.3.2. Do lợn mẹ 24 2.2.3.3. Do yếu tố ngoại cảnh 25 2.2.4. Triệu chứng 28 2.2.5. Bệnh tích 28 2.2.6. Phương pháp chẩn đoán 29 2.2.6.1. Chẩn đoán lâm sàng 29 2.2.6.2. Chẩn đoán phi lâm sàng 29 2.2.7. Phòng và điều trị tiêu chảy 29 2.2.7.1. Phòng bệnh 29 2.2.7.2. Điều trị 30 2.2.8. Tình hình nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy 31 2.2.8.1. Những nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở Việt Nam 31 2.2.8.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 32 2.3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 33 2.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 33 2.3.3. Vật liệu nghiên cứu 33 2.3.4. Nội dung nghiên cứu 34 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu 34 2.3.5.1. Phương pháp khảo sát lợn mắc hội chứng tiêu chảy 34 2.3.5.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị 35 2.3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi 36 2.3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu 36 2.4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36 2.4.1. Kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ 36 2.4.1.1. Tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại trại 36 2.4.1.2. Kết quả khảo sát tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo lứa đẻ 37 2.4.1.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo độ tuổi 39 2.4.2. Đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị 41 2.4.2.1. Hiệu quả của phác đồ điều trị 41 2.4.2.2. Tỷ lệ khỏi theo thời gian điều trị 42 2.5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43 2.5.1. Kết luận 43 2.5.2. Đề nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC 48 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Hệ thống cơ sở vật chất, chuồng trại và hệ thống xử lý chất thải 4 Bảng 1.2. Hệ thống chuồng trại 5 Bảng 1.3. Kích thước của hệ thống xử lý chất thải 5 Bảng 1.4. Tiêu chí khi quản lý chuồng lợn nái mang thai 7 Bảng 1.5. Thức ăn dành cho lợn nái mang thai 7 Bảng 1.6. Tiêu chuẩn chuồng đẻ 8 Bảng 1.7. Khẩu phần ăn của lợn nái GGPGP (lợn nái thuần Yorkshire) 9 Bảng 1.8. Khẩu phần ăn của lợn nái PS (lợn nái lai F1 (L x Y)) 9 Bảng 1.9. Dụng cụ đỡ đẻ 10 Bảng 1.10. Yêu cầu khi chăm sóc lợn con theo mẹ 11 Bảng 1.11. Khẩu phần ăn cho lợn con (1 – 28 ngày tuổi) (g thức ănconngày) 13 Bảng 1.12. Yêu cầu khi quản lý chuồng lợn con sau cai sữa 13 Bảng 1.13. Lượng ăn tiêu chuẩn cho lợn con sau cai sữa 14 Bảng 1.14. Nhiệt độ tiêu chuẩn cho lợn con cai sữa theo ngày tuổi 14 Bảng 1.15. Quy trình vaccine cho lợn nái mang thai và nuôi con 15 Bảng 1.16. Quy trình vaccine cho lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa 15 Bảng 1.17. So sánh sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế 16 Bảng 1.18. Lượng công việc đã thực hiện tại khu nái đẻ 17 Bảng 1.19. Công việc đã thực hiện tại khu cai sữa 18 Bảng 2.1. Thuốc của phác đồ điều trị 35 Bảng 2.2. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại trại 36 Bảng 2.3. Kết quả theo dõi lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo lứa đẻ 37 Bảng 2.4. Kết quả theo dõi hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo độ tuổi 39 Bảng 2.5. Hiệu quả của phác đồ điều trị 41 Bảng 2.6. Thời gian khỏi bệnh của phác đồ điều trị 42 DANH MỤC SƠ ĐỒ Hình 1.1. Vị trí trại 2 Hình 2.1. Thuốc để điều trị bệnh tiêu chảy cho lợn con theo mẹ 34 Hình 2.2. Dung dịch bổ trợ trong điều trị bệnh tiêu chảy lợn con 34 Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy và tỷ lệ lợn con chết theo lứa đẻ 37 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy và tỷ lệ lợn con chết theo độ tuổi 40 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ lợn con khỏi bệnh qua từng ngày điều trị 43 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ ADG Average Daily Gain (Tốc độ tăng khối lượng hàng ngày) Circo Circovirus Clos – Coli Clostridium perfringens – Escherichia coli CN Chăn nuôi cs. Cộng sự E. coli Escherichia coli FCR Feed Conversion Rate (Hệ số chuyển đổi thức ăn) g Gam ha Hecta HCTC Hội chứng tiêu chảy kg Kilogram LT Độc tố ruột không chịu nhiệt (heat labile enterotoxin) m Mét m2 Mét vuông mL Mililít mm Milimét MMA Metritis (viêm tử cung) – Mastitis (viêm vú) – Agalactia (mất sữa) Myco Mycoplasma NXB Nhà xuất bản Parvo Parvovirus PCR Polymerase Chain Reaction PED Porcine Epidemic Diarrhea PRRS Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome (Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn) ST Độc tố ruột chịu nhiệt (heat stable enterotoxin) TNHH Trách nhiệm hữu hạn MỞ ĐẦU Chương trình đào tạo Bác sĩ Thú y của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế kéo dài 5 năm. Để hoàn thành chương trình đào tạo này, các sinh viên theo học cần phải hoàn thành các học phần nằm trong chương trình đào tạo của ngành và thực tập tốt nghiệp là một học phần không thể thiếu trước khi sinh viên ra trường. Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư đại học, phần lớn thời lượng học trên giảng đường là thời gian sinh viên tiếp nhận, trau dồi kiến thức chuyên ngành. Thực tập là học phần trong chương trình đào tạo mà sinh viên phải hoàn thành. Thời gian thực tập là cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào môi trường thực tiễn. Ở trường, sinh viên được học lý thuyết một cách đầy đủ nhưng việc thực hành thì còn hạn chế. Vì vậy, thực tập tốt nghiệp là một cơ hội tốt để sinh viên được thực hành tay nghề, vận dụng kiến thức được học trên lớp vào thực tế để sinh viên học hỏi kinh nghiệm của công nhân, kỹ thuật trong trại cũng như cách quản lý, điều hành trong trang trại. Để nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên khi ra trường, nhà trường đã hợp tác với công ty TNHH chăn nuôi Hòa Phước đưa sinh viên về thực tập tại trang trại Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Đây là trại chăn nuôi lợn công nghiệp với chuỗi mô hình khép kín. Qua quá trình theo dõi, tìm hiểu quá trình sản xuất và hoạt động của trại lợn công nghệ cao Minh Đức thuộc công ty TNHH Chăn Nuôi Hòa Phước, nhận thấy rằng, bệnh tiêu chảy trên lợn con theo mẹ là bệnh phổ biến trên đàn lợn nuôi, ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn cũng như gây thiệt hại lớn về kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu sẽ góp phần tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn sơ sinh. Dựa vào điều kiện thực tế trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước”. PHẦN 1. PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP 1.1.1. Giới thiệu chung về cơ sở thực tập 1.1.1.1. Thông tin cơ bản về trại Họ tên chủ trại: Nguyễn Văn Hải Địa chỉ trại: Tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước Điện thoại liên hệ: 0375338432 1.1.1.2. Vị trí địa lý của trại Minh Đức là một xã nằm ở phía Bắc của huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước. Xã có địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc vận chuyển vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và vật dụng chăn nuôi đối với trang trại chăn nuôi. Trang trại chăn nuôi Hòa Phước được xây dựng và đưa vào hoạt động ngày 8 tháng 8 năm 2015, trại được xây dựng trên vùng rừng cao su tại tổ 2 ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Khu đất này với tổng diện tích là 86 ha, trại được xây dựng theo trại công nghiệp và quy trình khép kín, trại nằm xa khu dân cư, ít người sinh sống, xung quanh là đất trồng cây công nghiệp chủ yếu là cây cao su. Các hướng giáp với trại: Hướng Đông giáp với khu công nghiệp. Hướng Tây giáp với rừng cao su. Hướng Nam giáp với đường dân sinh. Hướng Bắc giáp với rừng cao su. Hình 1.1. Vị trí trại 1.1.1.3. Diện tích của trại Diện tích khu đất: 877.413,6 m2 Diện tích hành lang lộ giới: 15.610,8 m2 Diện tích đất sử dụng: 861.802,8 m2 + Diện tích mặt nước: 65.479 m2 + Diện tích đường: 41.966,8 m2 + Diện tích xây dựng: 108.184,8 m2 + Diện tích xử lý biogas: 39.942,9 m2 + Diện tích cây xanh: 606.229,3 m2 1.1.2. Sự hình thành và phát triển của trại Cuối năm 2015 được sự chỉ đạo của công ty mẹ là tập đoàn Hòa Phát đã thành lập ra công ty con TNHH chăn nuôi Hòa Phước. Sau khi thành lập công ty TNHH chăn nuôi Hòa Phước đã đầu tư xây dựng trại ở Bình Phước và tiến hành ký kết mua giống từ nước ngoài, cụ thể là từ Đan Mạch về Việt Nam và chia làm hai đợt: Đợt 1: Ngày 17072016 nhập về 919 con. Đợt 2: Ngày 10102019 nhập về 949 con. Công ty phát triển từ 2016 đến nay. Quy mô trại đã có khoảng 6000 lợn nái, 22.000 lợn con cai sữa và 35.000 lợn thịt. Mỗi tháng xuất ra thị trường khoảng 14.000 lợn thịt thương phẩm với chất lượng đạt chuẩn. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động Trại có tổng thành viên là 221 người và được chia làm 2 bộ phận. Bộ phận hành chính và bộ phận sản xuất. Bộ phận hành chính: 15 người. Bộ phận sản xuất được chia làm 4 khu sản xuất chính: Khu lợn nái chờ phối – mang thai: 30 nhân viên công nhân và kỹ thuật. Khu lợn nái đẻ: 61 nhân viên công nhân và kỹ thuật. Khu lợn con cai sữa: 26 nhân viên công nhân và kỹ thuật. Khu thịt: 48 nhân viên công nhân và kỹ thuật. + Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm tham gia và hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân, theo dõi tình hình sức khỏe đàn vật nuôi, thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ thuật như: phối giống, tiêm vaccine, điều trị, đỡ đẻ, ghép heo,… và báo cáo tình hình đàn vật nuôi cho quản lý. + Công nhân: Thực hiện các công việc chăm sóc nuôi dưỡng dưới sự chỉ dẫn và phân công của kỹ thuật. + Quản lý: Mỗi khu được giám sát và quản lý bởi trưởng khu và phó khu, riêng khu thịt có thêm 4 tổ trưởng. Chịu trách nhiệm quản lý, sắp xếp công việc, theo dõi tình hình và báo cáo công việc. Trại được quản lý và điều hành bởi trưởng trại và phó trại dưới sự quản lý trực tiếp của giám đốc trại. Khu phục vụ sản xuất: Gồm 30 nhân viên. Thực hiện các công việc ngoài khu vực sản xuất. An ninh: Gồm 7 bảo vệ. Giám sát hoạt động ra vào của trại ngăn chặn nguy cơ mất an toàn sinh học. 1.1.4. Cơ sở vật chất, chuồng trại và hệ thống xử lý chất thải Hệ thống cơ sở vật chất, chuồng trại và hệ thống xử lý chất thải của trại Minh Đức được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 1.1. Hệ thống cơ sở vật chất, chuồng trại và hệ thống xử lý chất thải Hạng mục Số lượng nhà Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Diện tích (m2) Đài xuất, nhập lợn 8 11,7 5 58,5 Nhà dịch vụ khu chuồng trại (vật tư, thuốc) 1 30 10,2 306 Nhà điều hành trung tâm 2 23,5 20,5 963,5 Nhà lợn thịt 32 83 20 53.120 Nhà phát triển hậu bị 1 62 16 992 Nhà phối giống 3 101 24,8 7.514,4 Nhà lợn mang thai 4 83 24,8 8.233,6 Nhà nái đẻ 11 68 16 10.880 Nhà lợn cai sữa 8 82 18 11.808 Nhà sát trùng CN khu thịt 1 25 16 400 Nhà sát trùng CN khu nái 1 25 16 400 Nhà cách ly 1 37 16 592 Khu điều hành 1 10.000 Khu sinh hoạt ăn uống 2 10.000 Hệ thống xử lý chất thải 9 39.942,9 Chuồng trại: Hướng chuồng: Chuồng được xây dựng theo hướng Đông Nam. Kiểu chuồng: Trại xây dựng theo mô hình khép kín, nền chuồng đổ bê tông cao không trơn cùng với đan nhựa (đối với chuồng đẻ), gầm chuồng được xây dựng theo kiểu hầm kín, mái chuồng được lợp bằng tôn phía trên có la phông cách nhiệt. Trại có hệ thống dàn lạnh làm mát và hệ thống quạt giúp điều hòa nhiệt độ chuồng nuôi. Căn cứ diện tích khu đất, yêu cầu công nghệ sản xuất và diện tích xây dựng các hạng mục của dự án bao gồm như sau: Bảng 1.2. Hệ thống chuồng trại Hạng mục Số lượng nhà Tổng diện tích (m2) Nhà lợn thịt 32 53.120 Nhà phát triển hậu bị 1 992 Nhà phối giống 3 7.514,4 Nhà lợn mang thai 4 8.233,6 Nhà nái đẻ 11 11.880 Nhà lợn cai sữa 8 11.808 Nhà lợn xuất bán 1 225,32 Nhà lợn cách ly 1 592 Hệ thống xử lý chất thải: Trại có hệ thống hầm biogas với diện tích lớn, tất cả các chất thải, phân của lợn từ các hầm kín được rút theo quy định sẽ được chảy xuống hầm biogas. Phân từ các khu bầu và đẻ sẽ được thu gom và tập kết lại một chỗ để đem đi sử dụng cho việc trồng rau hoặc bán cho các chủ cao su xung quanh. Có khu tiêu hủy lợn để xử lý lợn chết một cách an toàn tránh gây nên bệnh dịch phát sinh ở trong trại. Kích thước của hệ thống xử lý chất thải của trại Minh Đức được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.3. Kích thước của hệ thống xử lý chất thải Hạng mục Kích thước dài x rộng x cao (m) Bể BIOGAS 1 110 x 42 x 6,5 Bể BIOGAS 2 110 x 42 x 6,5 Bể điều hoà và sinh học tuỳ nghi 1 115 x 40 x 5 Bể Aerotank 35 x 20 x 4,5 Bể lắng sinh học 5,5 x 5,5 x 5 x 2 Hồ sinh học tuỳ nghi 2 140 x 73 x 5 Bể khử trùng 6 x 2 x 4 Sân phơi bùn 1 25 x 4 x 0,8 Sân phơi bùn 2 25 x 4 x 0,8 1.1.5. Cơ cấu đàn và sản phẩm Đối tượng chăn nuôi: Lợn nái sinh sản và lợn thịt. Hướng sản xuất: Chăn nuôi theo quy trình khép kín, sản xuất từ con giống đến khi xuất lợn thịt thương phẩm ra thị trường tiêu thụ. Giống: + Các giống lợn đực: Landrace (L), Yorkshire (Y), Duroc (D). + Các giống lợn nái: Y x L, L x Y. + Các giống lợn thịt: L x Y x D. Quy mô: + Nái khoảng 6.000 con. + Cai sữa khoảng 21.000 con. + Thịt khoảng 45.000 con. Sản phẩm (2020 – 2022): Ước tính cứ mỗi tháng khoảng 14.000 lợn thịt thương phẩm với chất lượng tốt được bán ra. Lợn thịt thương phẩm đã được đưa vào tiêu thụ tại chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn và một chuỗi siêu thị mini. 1.1.6. Đánh giá chung Điểm mạnh: Trang trại Minh Đức có những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường như: Điều kiện tự nhiên: Trại lợn Minh Đức được xây dựng trên địa bàn xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước nơi có địa hình cao ráo, không có hiện tượng ngập úng, thời tiết thích hợp cho chăn nuôi, quanh năm hiếm khi xảy ra hiện tượng lụt bão. Vị trí xây dựng trại thuận lợi cho việc vận chuyển (phía Nam giáp với đường dân sinh), không bất lợi về thú y. Về điều kiện kinh tế xã hội: Có thị trường tiềm năng, nguồn lao động phổ thông dồi dào, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Về môi trường: Địa điểm xây dựng nằm cách xa nguồn nước, khu dân cư giúp đảm bảo an toàn sinh học, hạn chế lây lan dịch bệnh. Trại có 1 trạm biến áp riêng, hệ thống điện chắc chắn, an toàn đảm bảo cung cấp đầy đủ điện năng cho trại hoạt động. Bên cạnh đó, trại còn trang bị hệ thống máy phát điện phòng khi điện có vấn đề trục trặc. Trại có cơ sở vật chất tiên tiến, thiết kế theo quy mô công nghiệp hiện đại. Điểm yếu: Vào mùa khô tình trạng thiếu nước là hạn chế lớn nhất của trại làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn. Xung quanh là những vườn cao su nên có rất nhiều côn trùng trong khu chăn nuôi và sinh hoạt, có thể mang mầm bệnh bên ngoài vào trại. Trại vẫn chưa đảm bảo quyền động vật (những con lợn không đủ khối lượng để xuất sẽ bị loại thải ngay từ lúc sinh ra, loại thải bằng cách đập chết). Lực lượng công nhân chưa ổn định, số công nhân cũ có kinh nghiệm lần lượt xin nghỉ, công nhân mới vào nghề có ít kinh nghiệm nên tốn thời gian đào tạo, nhiều khi thiếu công nhân, công nhân nghỉ đột xuất làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của trại. 1.2. MỘT SỐ QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI TRẠI 1.2.1. Quy trình chăn nuôi lợn nái mang thai Yêu cầu: Các tiêu chí chuồng lợn nái mang thai được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.4. Tiêu chí khi quản lý chuồng lợn nái mang thai Tiêu chí Yêu cầu Tỷ lệ đẻ (%) ≥ 90 Số con đẻ raổ (con) ≥ 14 Tỷ lệ thai khô và chết lưu (%) ≤ 2 Trọng lượng sơ sinh (kgcon) 1,0 – 1,5 Điểm thể trạng của nái (điểm) 3,0 – 3,5 Độ dày mở lưng (mm) 18 – 20 Thức ăn: Bảng 1.5. Thức ăn dành cho lợn nái mang thai Ngày mang thai Loại thức ăn Lượng ăn (kgngày) 1 – 7 06G 1,8 – 2,2 8 – 30 06G 2,2 – 2,6 31 – 90 06G 1,8 – 2,2 91 – 106 06G 3,0 – 3,5 107 – 115 07G 3,0 – 3,5 + Điều chỉnh thức ăn giảm dần trước đẻ 4 ngày, mỗi ngày giảm 0,5 kg thức ăn, ngày đẻ cho ăn 1 kg. + Cho ăn 2 lầnngày vào 7 giờ và 14 giờ (riêng mùa hè, thời gian cho ăn sẽ điều chỉnh là 6 giờ 30 phút và 13 giờ 45 phút). Chăm sóc và quản lý + Quét dọn chuồng trại hằng ngày, đảm bảo chuồng luôn sạch. + Kiểm tra máng ăn, núm uống, quạt, dàn mát đảm bảo mọi thiết bị luôn hoạt động tốt. + Rửa, lau máng hằng ngày, không để cám rơi vãi, ẩm mốc. + Kiểm tra nái sau phối 3 tuần – 6 tuần – 9 tuần, bằng cách quan sát bằng mắt thường kết hợp với lùa lợn đực đi kiểm tra và kiểm tra bằng máy siêu âm. + Đo độ dày mỡ lưng vào ngày mang thai thứ 60 và 90, kết hợp với đánh giá điểm thể trạng. Điểm thể trạng khi lợn vào đẻ đạt 3,5 – 4,0 điểm. + Điều chỉnh thức ăn theo giai đoạn mang thai. Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy trình tiêm phòng. + Trước ngày dự kiến đẻ 1 tuần tắm sạch nái bằng nước pha thuốc sát trùng loãng, tẩy nội ngoại ký sinh trùng, sau đó chuyển sang chuồng đẻ. + Giai đoạn mang thai rất cần môi trường sống yên tĩnh, tránh stress, hạn chế sự di chuyển trong thời gian một tháng đầu tiên và 30 ngày cuối cùng của thai kỳ, khi di chuyển phải nhẹ nhàng cẩn trọng. 1.2.2. Quy trình chăn nuôi lợn nái nuôi con Yêu cầu: Bảng 1.6. Tiêu chuẩn chuồng đẻ Nội dung Yêu cầu Số con sinh ra còn sốngổ (con) 13,0 Số con cai sữaổ (con) 12,4 Trọng lượng cai sữa trung bình ở 28 ngày (kgcon) 6,5 Thời gian lên giống trở lại sau cai sữa (ngày) 7,0 Nhập đàn Chuồng trại được vệ sinh, sát trùng, kiểm tra, sửa chữa, thay thế, bổ sung các thiết bị dụng cụ cần thiết, bơm nước vào hầm khoảng 5 cm. Thời gian nhập đàn vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, hai khu chủ động thống nhất giờ (khu phối mang thai và khu đẻ). Lợn chuyển lên khu đẻ trước đẻ 1 tuần (trước ngày chuyển, lợn được tắm sạch sẽ). Di chuyển từng nhóm nhỏ, số lượng không quá 5 con, di chuyển nhẹ nhàng theo tốc độ của lợn. Sắp xếp theo thứ tự từ dưới đầu quạt lên phía dàn mát (lợn sắp đẻ xếp dưới, lợn đẻ sau xếp trên). Pha vitamin C cho lợn uống thời gian 2 giờ, điều chỉnh hộp định lượng cám theo thể trạng từng con. Chăm sóc lợn nái Kiểm tra núm uống tất cả các ô nái đẻ đảm bảo đủ áp lực, lượng nước uống lợn nái trong giai đoạn nuôi con 35 – 50 Lngày. Điều chỉnh tăng độ rộng chuồng cho nái nuôi con, giúp lợn nái thoải mái mỗi khi đứng lên nằm xuống. Lợn nái lứa 1 chỉ nên nuôi 11 lợn con, tối đa số con với số vú lợn mẹ. Hàng ngày vệ sinh sàn chuồng, máng ăn, lau bầu vú nhằm làm sạch và kiểm tra viêm nhiễm đồng thời có tác dụng massage. Thức ăn: Lợn mẹ sử dụng thức ăn mã 07G, giảm dần thức ăn trước đẻ 3 ngày mỗi ngày giảm 0,5 kg, đến ngày đẻ ăn 1 – 2 kg. Hàng ngày kiểm tra điều chỉnh hộp định lượng theo ngày dự kiến đẻ. Sau đẻ ăn tăng dần mỗi ngày thêm 0,5 kg, đến ngày thứ 7 sau đẻ lượng ăn đạt khoảng 5 – 6 kgconngày và duy trì lượng ăn này đến 10 ngày. Số lần ăn 2 lầnngày, thời điểm ăn trong ngày phụ thuộc vào mùa. Thời gian ăn của lợn nái khoảng 25 phút. Khẩu phần ăn thực hiện như sau: Bảng 1.7. Khẩu phần ăn của lợn nái GGPGP (lợn nái thuần Yorkshire) Ngày Lứa 1 Lứa 2 và 3 Lứa 4 trở lên 4 2,8 2,9 3,0 3 2,5 2,7 2,8 2 2,0 2,5 2,5 1 1,5 2,0 2,0 Ngày đẻ 1,0 1,5 1,5 1 2,0 2,5 3,0 2 2,5 3,0 3,5 3 3,0 3,5 4,0 4 3,5 4,0 4,5 5 4,0 4,5 5,0 6 4,5 5,0 5,5 7 17 5,0 5,5 6,0 18 – cai sữa 1,5 + 0,45 Số lợn con mẹ nuôi 2,0 + 0,5 Số lợn con mẹ nuôi 2,0 + 0,5 Số lợn con mẹ nuôi Ghi chú: GGP (Great Grand Parenst), GP (Grand Parenst) Bảng 1.8. Khẩu phần ăn của lợn nái PS (lợn nái lai F1 (L x Y)) Ngày Lứa 1 Lứa 2 và 3 Lứa 4 trở lên 4 2,9 3,0 3,1 3 2,5 2,8 2,8 2 2,0 2,5 2,5 1 1,5 2,0 2,0 Ngày đẻ 1,0 1,5 1,5 1 2,5 3,0 3,5 2 3,0 3,5 4,0 3 3,5 4,0 4,5 4 4,0 4,5 5,0 5 4,5 5,0 5,5 6 5,0 5,5 6,0 7 17 5,5 6,0 6,5 18 – cai sữa 1,5 + 0,45 Số lợn con mẹ nuôi 2,0 + 0,5 Số lợn con mẹ nuôi 2,0 + 0,5 Số lợn con mẹ nuôi Ghi chú: PS (Parent Stock) Công tác chuẩn bị trước khi đẻ và biểu hiện của lợn nái sắp đẻ Trước khi đẻ 3 ngày: Kiểm tra thân nhiệt lợn nái, ghi chép vào bảng theo dõi. Chuẩn bị lồng úm, lắp bóng úm. Biểu hiện của lợn nái sắp đẻ: + Lợn đứng lên nằm xuống, dùng 2 chân cào nền chuồng, cắn phá chuồng. + Âm hộ sưng to lên, sau đó sợp lại. + Nặn vú thấy có sữa, lúc đầu sữa trong sau sữa có màu vàng đục. + Nếu thấy âm hộ chảy dịch nhầy thì lợn đẻ sau khoảng 1 giờ. + Lợn gần đẻ có biểu hiện rặn đẻ liên tục cong đuôi. Trước khi đẻ: Lau sạch vùng mông lợn, sàn chuồng trước đẻ 30 phút bằng nước, sau đó lau lại bằng nước Omnicide với tỷ lệ 1 mL1 L nước. Người đỡ đẻ cắt móng tay, rửa tay sạch với nước và rửa lại bằng cồn iodine, sau đó đeo găng tay. Quy trình đỡ đẻ Quy trình đỡ đẻ được thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ Bảng 1.9. Dụng cụ đỡ đẻ Tên vật tư Số lượng Xilanh 1 cái Lọ đựng cồn iodine 2 cái Dây buộc rốn 2 túi Que phối thụt rửa tử cung 10 cái Gel bôi trơn 1 chai Găng tay 1 cái Bột lăn Mistral 1 bao Chậu chứa bột lăn 1 cái Khăn lau lợn sơ sinh 15 cái Khăn lau lợn mẹ 15 cái Kháng sinh Pendistrep 10 chai Oxytocin 10 chai Canxi B12 10 chai Bước 2: Đỡ đẻ + Khi lợn con ra: 2 tay nhẹ nhàng kéo rốn từ lợn mẹ ra, dùng khăn lau miệng, mũi rồi lau xuống toàn thân, lau sạch lớp màng nhầy bám trên thân lợn. + Thắt dây rốn: Một tay cầm hai chân sau dốc ngược lên và cầm dây rốn, một tay lấy dây cột rốn cách cuống rốn 3 cm, cắt rốn, nhúng cả cuống rốn vào cồn iodine. + Xoa bột Mistral lên khắp cơ thể lợn con, xoa phủ kín trừ phần đầu. Thả lợn con vào úm, để sau 5 7 phút cho ấm rồi đưa ra cho bú. + Ghi thời gian lợn đẻ vào bảng theo dõi, ghi tình trạng thai như còi, chết, khô,… + Thời gian đẻ trung bình các con kế tiếp nhau là 20 phút, trường hợp quá 30 phút mà không thấy lợn con ra thì phải thăm khám bằng que phối, trường hợp quá 40 phút không thấy ra thì thăm khám lại bằng que mà vẫn chưa thấy thì kiểm tra bằng tay. Đeo găng tay, bôi gel bôi trơn, đưa tay nhẹ nhàng vào để kiểm tra. + Tiêm kháng sinh kéo dài (Pendistrep) phòng viêm tử cung cho lợn nái khi can thiệp trong quá trình đẻ, hoặc những trường hợp viêm nhiễm MMA, hoặc nhiệt độ lợn nái trên 39,3 oC sau ngày đẻ, hoặc trường hợp bỏ ăn. + Tiêm Oxytocin cho lợn nái đã đẻ được khoảng 8 9 con nhằm kích thích đẻ nhanh hơn đồng thời giúp kích thích tiết sữa và đẩy sản dịch, tiêm thêm lúc đẻ xong nhưng cách mũi 1 ít nhất 2 giờ. + Tiêm canxi B12 sau khi tiêm Oxytocin lúc đẻ được 8 con, phòng bệnh sốt sữa. + Sau khi kết thúc đẻ, lau sạch vùng mông, âm hộ lợn nái bằng nước pha thuốc sát trùng loãng, thu gom nhau và dịch. Bước 3: Ghi chép thông tin Cân toàn bộ ổ lợn con, ghi lại trọng lượng sinh trên thẻ. 1.2.3. Quy trình chăn nuôi lợn con theo mẹ và cai sữa cho lợn con 1.2.3.1. Chăm sóc lợn con theo mẹ Yêu cầu: Bảng 1.10. Yêu cầu khi chăm sóc lợn con theo mẹ Tiêu chí Yêu cầu Thời gian nuôi 28 ngày Tỷ lệ chết ≤ 4 % Trọng lượng trung bìnhcon 6,5 – 7,0 kg FCR ≤ 1,3 ADG 170 – 190 g Chăm sóc và quản lý: Lợn con sau khi sinh phải được bú sữa đầu của chính mẹ nó càng sớm càng tốt. Sữa đầu vô cùng quan trọng, nó cung cấp nguồn năng lượng tức thời cho lợn con và lượng kháng thể thụ động nhằm phòng chống các bệnh trong giai đoạn đầu đời. Chia nhóm bú với trường hợp ổ ưu tiên, nhóm lợn nhỏ bú trước, sau 30 phút sẽ luân chuyển nhóm còn lại. Những lợn quá nhỏ, yếu cần sự chăm sóc đặc biệt, cần trợ giúp đến bầu vú mẹ. Có thể thu vắt sữa đầu vào chai để sử dụng thêm cho những lợn nhỏ. Trường hợp lợn mẹ sau đẻ bị kiệt sức hoặc bị hội chứng MMA thì chuyển đàn lợn con cho bú sữa đầu của mẹ khác. Tập phản xạ có điều kiện cho lợn con tránh bị mẹ đè bằng cách bắt lợn vào quây úm trong thời gian khoảng 3 ngày đầu tiên. Cân toàn ổ lợn con sau khi đã đẻ xong. Mài nanh, cắt đuôi, xăm tai thực hiện vào 2 ngày tuổi. Thiến, tiêm sắt, uống thuốc cầu trùng được thực hiện vào 5 ngày tuổi. Được thực hiện như sau: + Mài nanh bằng máy mài, đảm bảo 8 răng ở 4 hàm được mài bằng phẳng, không làm tổn thương lợi hoặc răng khác. + Cắt đuôi bằng kìm điện, vị trí cắt cách gốc đuôi 3 cm, không để chảy máu. + Xăm tai bằng kìm xăm, xăm với từng đối tượng sẽ theo quy định của công ty, số xăm phải rõ nét. + Thiến bằng dao thiến, yêu cầu vết thiến nhỏ và lấy hết 2 dịch hoàn và thừng dịch hoàn, ít chảy máu. Lưu ý trường hợp ruột chui ra khi thiến (hecni bẹn) cần được phẫu thuật. + Tiêm sắt có thể tiêm ở 2 vị trí hoặc bắp cổ hoặc dưới da bẹn, tiêm đủ liều, không để chảy sắt ra ngoài. + Uống thuốc phòng bệnh cầu trùng bằng cách bấm xịt một lần vào miệng lợn. Nhiệt độ thích hợp cho lợn con: Tuần tuổi 1 là 34 ºC, tuần tuổi 2 là 32 ºC, tuần tuổi 3 là 31ºC và tuần tuổi 4 là 30 ºC. Nhiệt độ úm thấp không kích thích phát triển mà còn làm hủy hoại hệ thống lông nhung đường ruột, làm tăng nguy cơ tiêu chảy lợn con. Nền chuồng ướt làm nhiệt độ giảm 5 – 10 ºC. Nhiệt độ úm quá cao làm lợn con mất nước, tiêu chảy. Đảm bảo úm lợn luôn khô ráo, kín gió, đủ chỗ cho lợn con, đủ nhiệt. Kiểm tra nhiệt độ úm vào những thời điểm quan trọng “sáng trưa tối”. Tập ăn cho lợn con từ ngày tuổi thứ 5, cho ăn nhiều lầnngày (6 7 lầnngày) mỗi lần cho 1 ít, thức ăn luôn tươi mới, máng ăn sạch sẽ. Để cho lợn con làm quen với máng và thức ăn nên sử dụng máng có màu sắc gây được sự chú ý. Từ 7 14 ngày tuổi lợn con đã bắt đầu biết ăn, bộ máy tiêu hóa phát triển nên cho ăn lượng thức ăn nhiều hơn. Giai đoạn trên 14 ngày tuổi thì cho ăn tự do. Cụ thể như sau: Bảng 1.11. Khẩu phần ăn cho lợn con (1 – 28 ngày tuổi) (g thức ănconngày) Giai đoạn Thời gian Số lượng TA (g thức ănconngày) Loại cám 1 5 – 10 ngày 40 01G 2 11 – 20 ngày 120 01G 3 21 – 28 ngày 230 01G Kiểm tra sức khỏe lợn con hàng ngày, phát hiện trường hợp lợn bệnh, có biện pháp can thiệp sớm. Thứ tự kiểm tra đi từ đàn mới đẻ trước rồi đến đàn cai sữa. Lùa lợn đi lại, kiểm tra lượng thức ăn, nước uống, chân khớp, độ linh hoạt, ngoại hình, lông, da, phân, khả năng tìm vú bú. Kiểm tra độ ẩm sàn chuồng, úm, gió lùa. Lợn khỏe sẽ đi lại bình thường, lông da hồng hào bóng mượt, khuôn phân bình thường, nhịp thở đều, đầu và tai bình thường, tìm được bầu vú mẹ, nằm đều trong úm. Ngược lại lợn con bị bệnh thì lông xù, bỏ bú, đi lại khó khăn, đầu nghiêng, hay đứng một góc, tai rủ, tiêu chảy. Không chuyển lợn con bị bệnh sang đàn khác nhằm hạn chế lây bệnh. 1.2.3.2. Chăm sóc lợn con sau cai sữa Yêu cầu: Các tiêu chí chuồng lợn con sau cai sữa được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.12. Yêu cầu khi quản lý chuồng lợn con sau cai sữa Tiêu chí Yêu cầu Thời gian nuôi 7 tuần Tỷ lệ chết ≤ 2 % Trọng lượng trung bìnhcon 26 – 30 kg FCR ≤ 1,5 ADG 400 – 470 g Chuẩn bị chuồng và nhập heo: Chuồng trại được vệ sinh sát trùng sạch, thời gian trống chuồng 7 ngày, phun sát trùng trước khi nhập lợn 1 ngày. Kiểm tra, sửa chữa, thay thế, bổ sung thiết bị dụng cụ của chuồng, bật bóng úm 2 giờ trước khi nhập lợn. Chuyển lợn con đến trong cùng 1 ngày, chuyển tối thiểu 3 ô trong 1 lần chuyển. Cân khối lượng lợn mỗi lần chuyển lên. Tách lọc lợn theo thể trạng, trọng lượng, đực cái trong các ô, cho uống nước pha điện giải 4 giờ và cho ăn 4 giờ sau khi nhập. Chăm sóc và quản lý: Cho ăn cám 01G trong 2 tuần đầu, sau đó chuyển sang 02G. Cho ăn khẩu phần hạn chế 3 ngày đầu tiên, lượng ăn tăng dần tiêu chuẩn bằng 25% 50% 70% 100%. Khi chuyển từ cám 01G sang 02G cần chuyển theo tỷ lệ tăng dần 25% 50% 75% 100%. Lượng ăn tiêu chuẩn của lợn cai sữa được thể hiện ở bảng 1.13: Bảng 1.13. Lượng ăn tiêu chuẩn cho lợn con sau cai sữa Tuần ăn Lượng ăn (gconngày) 1 230 2 450 3 600 4 700 5 970 6 1.150 7 1.350 Lưu ý: Chăm sóc đặc biệt với những lợn còi yếu, ưu tiên ăn thêm cám 01G. Hòa nước với cám dạng sệt cho ăn 1 tuần đầu tiên. Thời gian sau cho ăn cám cháo nhưng chỉ ô lợn còi yếu và bệnh. Lịch trộn kháng sinh: Tuần 4: Trộn Octamix với cám cho ăn trong vòng 5 ngày đầu. Tuần 6: Trộn Flordox với cám cho ăn trong vòng 10 ngày. Tuần 8: Trộn Aquacil với cám cho ăn trong vòng 7 ngày. Sau khi xong lịch trộn kháng sinh thì cho uống giải độc gan Sorbitol trong vòng 3 ngày. Vệ sinh quét dọn chuồng, kiểm tra lợn hàng ngày, phát hiện con bệnh tách ra ô riêng ở cuối chuồng để tiến hành chăm sóc điều trị. Hàng tuần tách lọc lợn tạo sự đồng đều trong ô, phun sát trùng vào lúc 10 giờ. Yêu cầu nhiệt độ chuồng cai sữa được thể hiện ở bảng 1.14: Bảng 1.14. Nhiệt độ tiêu chuẩn cho lợn con cai sữa theo ngày tuổi Ngày nuôi Nhiệt độ (oC) 1 – 3 29 – 30 4 – 6 27 – 28 7 – 10 26 – 27 11 – 14 25 – 26 15 – 20 24 – 25 21 – 26 22 – 23 27 – xuất chuồng 21 1.2.4. Công tác thú y Quy trình vaccine và phòng bệnh cho từng loại lợn của trại được thể hiện qua các bảng sau: Bảng 1.15. Quy trình vaccine cho lợn nái mang thai và nuôi con Tuần mang thai Tên vaccine Phòng bệnh Liều lượng Ghi chú 10 Pestiffa Dịch tả 2 mLcon Nước pha sodium chloride 0,8% và potassium chloride 0,02%. 11 Porcilis Glasser, Litterguard Viêm đa xoang, tiêu chảy lợn con 2 mLcon Chỉ áp dụng với nái lứa một hoặc nái chưa được tiêm. 12 Aftopor Lở mồm long móng 2 mLcon 13 Porcilis Begonia Giả dại 2 mLcon 14 Porcilis Glasser, Litterguard Viêm đa xoang, tiêu chảy lợn con 2 mLcon 14 ngày sau đẻ Porcilis PRRS Tai xanh 2 mLcon Nước pha diluvac forte. Không tiêm 4 tuần khi phối và sau phối, tiêm bổ sung sau đó. 21 ngày sau đẻ Parvo Tránh khô thai 5 mLcon Bảng 1.16. Quy trình vaccine cho lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa Giai đoạn Tuần tuổi Tên vaccine Phòng bệnh Liều lượng Ghi chú Lợn con theo mẹ 2 PRRS Tai xanh 2 mLcon Nước pha diluvac forte. 3 Myco và Circo Chống còi và rối loạn hô hấp 1 mLcon Lợn con sau cai sữa 5 Pestiffa lần 1 Dịch tả 2 mLcon Nước pha sodium chloride 0,8% và potassium chloride 0,02%. 6 Aftopor lần 1 Lở mồm long móng 1 mLcon 9 Pestiffa lần 2 Dịch tả 2 mLcon Nước pha sodium chloride 0,8% và potassium chloride 0,02%. 10 Aftopor lần 2 Lở mồm long móng 2 mLcon 1.2.5. So sánh sự khác nhau giữa thực tế và lý thuyết đã học Trong quá trình thực tập tại trại, tôi đã thấy những điểm khác nhau giữa lý thuyết đã học ở trường với thực tế làm việc ở trại được thể hiện bảng sau: Bảng 1.17. So sánh sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế Nội dung Lý thuyết Thực tế Nhận xét Quy trình chăm sóc nái đẻ và nái nuôi con Không tiến hành cắt lông đuôi trước ngày đẻ dự kiến của nái. Tiến hành thao tác cắt lông đuôi trước ngày đẻ dự kiến của nái. Cắt lông đuôi tránh được tình trạng nhiễm bẩn lúc nái quẩy đuôi rặn đẻ làm văng và phát tán sản dịch, dịch hậu sản, hoặc mủ (khi bị viêm đường sinh dục). Không tiến hành vệ sinh mông và vú trước, trong và sau khi đẻ. Tiến hành vệ sinh mông và vú trước, trong và sau khi đẻ. Vệ sinh mông và vú cho từng nái giúp đảm bảo cơ thể nái luôn sạch sẽ, tránh tình trạng lợn con bú phải chất bẩn gây một số bệnh về đường tiêu hóa. Không tiến hành thụt rửa lợn nái sau đẻ. Tiến hành thao tác thụt rửa lợn nái sau đẻ. Thụt rửa lợn nái sau đẻ hạn chế được tình trạng nhiễm bẩn đường sinh dục gây viêm tử cung. Không có quy trình xăm tai cho lợn con khi được 1 ngày tuổi. Có quy trình xăm tai cho lợn con khi được 1 ngày tuổi. Xăm tai cho lợn giúp dễ quản lý, phân biệt được lợn làm giống và nuôi thịt. Không tiến hành luân phiên bú cho lợn con trong 24 giờ đầu. Tiến hành luân phiên bú cho lợn con trong 24 giờ đầu. Luân phiên bú cho lợn con ở những ổ đẻ có nhiều con hơn số vú chức năng nên việc luân phiên bú đảm bảo cho lợn con bú sữa đầu đầy đủ. Không bổ sung sữa thay thế cho lợn con sau khi sinh 5 ngày. Bổ sung sữa thay thế cho lợn con sau khi sinh 5 ngày. Bổ sung sữa thay thế cho lợn con giúp cho lợn con mau lớn, đồng đều, giảm tỷ lệ còi cọc. 1.3. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN Nội dung công việc thực hiện trong suốt quá trình thực tập tại trại Minh Đức được thể hiện ở các bảng sau: Bảng 1.18. Lượng công việc đã thực hiện tại khu nái đẻ STT Nội dung công việc đã thực hiện Định lượng công việc Bài học 1 Nuôi dưỡng lợn nái sinh sản 2 nhà (288 nái) Cho ăn đúng khẩu phần theo từng giai đoạn. Không quá béo, không quá gầy. Chú ý chăm sóc nái sau đẻ, thường kém ăn, bỏ ăn. 2 Chăm sóc lợn con theo mẹ 3 nhà (4885 con) Lợn mới sinh cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt, điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Lợn mới sinh khi ngủ bắt vào úm không nên cho ngủ ở ngoài gió lạnh dễ tiêu chảy, viêm phổi. 3 Đỡ đẻ cho lợn nái 38 nái Nhận biết dấu hiệu lợn sắp đẻ để chuẩn bị dụng cụ, thuốc men. Chỉ can thiệp khi lợn đẻ khó (rặn yếu, thai quá to,…). Vệ sinh sát trùng nái sạch sẽ trước và sau khi đẻ, quan sát dịch âm hộ khi lợn đẻ xong để nhận biết tình trạng nái có viêm tử cung, sót nhau, sót con không. Khi nái đẻ xong nhau bắt đầu ra tiêm oxytocin phòng sót nhau. 4 Điều trị nái có vấn đề (viêm dạ dày, sốt,...) 45 nái Biết cách sử dụng thuốc và liều lượng phù hợp với từng loại bệnh. Biết cách tiêm đúng vị trị. 5 Điều trị heo con có vấn đề (tiêu chảy, viêm khớp, viêm rốn,...) 1026 con Nhận biết được các dấu hiệu bệnh trên lợn con để điều trị kịp thời. Biết được vị trí và cách tiêm trên lợn con. 6 Tiêm sắt, thiến, nhỏ cầu trùng 105 con Nắm bắt được thành thạo kỹ thuật thiến lợn con. Khi bắt, cầm lợn giảm stress mức thấp nhất, thao tác nhanh gọn. Khi nhỏ cầu trùng có thể dùng tay bịt mũi cho lợn nuốt hết không bị trào ra khi thực hiện thao tác khác. Để ý lợn sau tiêm Fe, phòng khi lợn bị sốc Fe kịp thời xử lý. 7 Mài răng, bấm đuôi, nhỏ thuốc phòng tiêu chảy 105 con Lúc 8 12 giờ sau đẻ. Sát trùng rốn lúc mới sinh và liên tục 3 ngày sau sinh phòng viêm rốn. Không mài răng quá sát dễ gây viêm, hở nướu, chảy máu dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn. 8 Chuyền dịch nái bỏ ăn, sốt, yếu 15 nái Biết được cách truyền dịch và dung dịch cần truyền khi nái gặp vấn đề. 9 Tiêm vaccine lợn con (PRRS, Myco + Circo) 6000 con Hiểu được quy trình làm vaccine cho lợn con. Biết được vị trí và cách tiêm trên lợn con. Bảng 1.19. Công việc đã thực hiện tại khu cai sữa STT Nội dung công việc đã thực hiện Định lượng công việc Bài học 1 Nhập lợn cai sữa từ khu đẻ 2 chuồng Lùa lợn con theo từng nhóm nhỏ, tránh chen lấn nhau làm ảnh hưởng đến sức khỏe heo con. Nên lùa lợn theo từng nhóm lợn to nhỏ riêng giúp việc lọc ghép dễ dàng hơn. 2 Lọc ghép lợn Hàng ngày Biết cách ghép lợn cho đồng đều đàn giúp thuận tiện cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng. 3 Chăm sóc lợn Hàng ngày Cho lợn ăn đúng mã cám. Tạo thói quen ăn ỉa đúng chỗ khi chuyển lợn. Phát hiện điều trị bệnh sớm. 4 Điều trị lợn 1326 con Biết cách sử dụng thuốc và liều lượng phù hợp với từng loại bệnh. Biết cách tiêm đúng vị trí. 5 Tiêm amox tổng đàn 3 chuồng Biết được quy trình tiêm amox tổng đàn, trước tiêm cần cho lợn uống vitamin C và sau tiêm cần cho ăn uống đầy đủ. Thành thạo được kỹ thuật tiêm. 1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua thực tập tốt nghiệp bản thân tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức, tích lũy các kinh nghiệm cho mình và có những bài học rút ra như sau: Về kiến thức: Nắm bắt được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn, tiêm vaccine, vệ sinh chuồng trại, quy trình an toàn sinh học,... Tìm hiểu kĩ hơn một số bệnh thường gặp, quan sát nhận biết và chẩn đoán được một số bệnh ở lợn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Vận dụng các kiến thức ở giảng đường vào thực tế, so sánh được sự khác nhau giữa thực tế với lý thuyết. Nắm bắt được các kiến thức mới từ các kinh nghiệm của anh chị kỹ thuật lâu năm. Về kỹ năng: Rèn luyện và nâng cao tay nghề từ quá trình làm việc như đỡ đẻ, thiến, tách lọc lợn, chăm sóc – nuôi dưỡng, điều trị bệnh và tiêm phòng vaccine,... Biết cách sắp xếp, phân bố thời gian hợp lý để hoàn thành công việc đã giao. Trau dồi thêm kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình từ quá trình làm việc, các buổi sinh hoạt tập thể và các buổi học quy trình ở trại. Về thái độ: Thay đổi được thái độ của bản thân trong công việc, nêu cao tinh thần học hỏi, không ngừng tìm hiểu và thực hiện các công việc sao cho nhuần nhuyễn và chính xác, linh hoạt trong các công việc, hòa hợp với mọi người để hoàn thành tốt công việc đã giao, tạo được năng lượng tích cực và tinh thần làm việc lạc quan, vui vẻ. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2.1.1. Tính cấp thiết Ở Việt Nam trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Trong đó ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng đang trên đà phát triển. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta không ngừng phát triển từ các hộ chăn nuôi gia đình đến hình thức chăn nuôi công nghiệp với quy mô ngày càng lớn và mật độ lợn tập trung khá cao. Cùng với việc chăn nuôi phát triển, thì dịch bệnh cũng có xu hướng tăng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi. Mặc dù có sự đầu tư khá lớn về con giống, kỹ thuật, vốn, xây dựng chuồng trại nhưng hiện nay vẫn tồn tại nhiều dịch bệnh ở đàn lợn gây ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi trong đó có hội chứng tiêu chảy (HCTC) ở lợn con theo mẹ. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con là một vấn đề toàn cầu, có đặc điểm dịch tễ hết sức phức tạp, đã và đang gây nên những thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Hội chứng tiêu chảy gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nghiêm trọng nhất là giai đoạn lợn con theo mẹ. Theo Lê Minh Chí (1995), hội chứng tiêu chảy rất hay gặp ở gia súc gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, ở lợn con 70 80% sự tổn thất trong thời kỳ nuôi bằng sữa và 80 90% tổn thất đó là hậu quả của tiêu chảy. Tuy nhiên, ở lợn trưởng thành không phải bệnh tiêu chảy không xảy ra và không gây thiệt hại. Nguyên nhân gây tiêu chảy cũng rất đa dạng và phức tạp như do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… Hồ Soái và Đinh Thị Bích Lân (2006) đã nghiên cứu nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tiêu chảy ở lợn con. Tác giả khẳng định vi khuẩn E. coli và Salmonella là nguyên nhân quan trọng gây ra tiêu chảy ở lợn con. Ngoài ra, tác giả cho rằng bệnh tiêu chảy làm cho lợn con mất nước và chất điện giải, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và cả nhiễm trùng huyết gây ra do E. coli và Salmonella. Bên cạnh đó một số nguyên nhân như thiếu sữa đầu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém, vệ sinh chuồng trại chưa đảm bảo, thời tiết bất lợi gây stress làm giảm sức đề kháng của con vật, thức ăn nhiễm khuẩn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển gây bệnh đường tiêu hóa dẫn tới nhiễm khuẩn và dễ xảy ra rối loạn khuẩn đường ruột. Chính vì vậy việc nghiên cứu HCTC ở lợn con để tìm ra biện pháp điều trị hiệu quả là hết sức cần thiết, việc hiểu và đánh giá đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta dễ dàng xử lý và đưa ra những giải pháp để kiểm soát bệnh. Xuất phát từ vấn đề thực tế trên, tôi đã tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước”. 2.1.2. Mục tiêu đề tài nghiên cứu Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị hội chứng tiêu chảy tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức. 2.1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2.1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để góp phần xác định các yếu tố dịch tễ và các biện pháp phòng bệnh HCTC ở lợn con theo mẹ phù hợp cho các cơ sở chăn nuôi. 2.1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để trại lợn công nghệ cao Minh Đức thuộc công ty chăn nuôi Hòa Phước đưa ra các biện pháp phòng và trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con một cách có hiệu quả. 2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.2.1. Đặc điểm sinh lý và tăng trưởng của lợn con 2.2.1.1. Lợn con có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh Lợn con có đặc điểm sinh trưởng, phát triển rất nhanh, tầm vóc và thể trọng tăng dần theo tuổi. Từ lúc sơ sinh đến cai sữa khối lượng lợn con tăng nhanh: + Khối lượng lúc 2 tuần tuổi gấp 2 lần lúc sơ sinh. + Khối lượng lúc 3 tuần tuổi gấp 4 lần lúc sơ sinh. + Khối lượng lúc 8 tuần tuổi gấp 10 15 lần lúc sơ sinh. Theo Nguyễn Quang Linh và Phùng Thăng Long (2020), từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa, trọng lượng của lợn con tăng từ 10 đến 12 lần. Các cơ quan trong cơ thể lợn con cũng thay đổi và tăng lên nhanh chóng. Hàm lượng nước giảm dần theo tuổi, vật chất khô tăng dần, các thành phần hóa học trong cơ thể của lợn thay đổi nhanh chóng. 2.2.1.2. Khả năng điều hòa thân nhiệt kém Khi còn ở trong cơ thể mẹ, thân nhiệt của bào thai được giữ ổn định. Sau khi sinh ra, cơ thể bị mất một lượng nhiệt lớn do tác động của môi trường làm con vật sơ sinh bị giảm thân nhiệt trong những giờ đầu tiên. Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con còn kém do: Não bộ của lợn con phát triển chậm nhất. Do đó, chức năng điều nhiệt do thần kinh chi phối cũng hoàn chỉnh chậm (Lê Thị Mến, 2010). Lợn con dưới ba tuần tuổi, các chức năng điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh nên thân nhiệt lợn con chưa ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa cân bằng (Phùng Thị Vân, 2004). Ở lợn con sơ sinh, lớp mỡ dưới da rất ít nên khả năng sản sinh nhiệt kém. Mặt khác, diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng cơ thể cao hơn lợn trưởng thành nên lợn con dễ bị mất nhiệt và rất nhạy cảm với lạnh (Nguyễn Quang Linh và Phùng Thăng Long, 2020). Nói chung khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con dưới ba tuần tuổi còn kém, nhất là trong tuần đầu mới đẻ ra, cho nên nếu nuôi lợn con trong chuồng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao thì thân nhiệt của lợn con hạ xuống nhanh, sức đề kháng giảm và dễ bị bệnh. Sau 3 tuần tuổi khả năng điều tiết nhiệt ở lợn con mới tương đối hoàn chỉnh và thân nhiệt lợn con được ổn định hơn (39 39,5 °C). 2.2.1.3. Khả năng đáp ứng miễn dịch Lợn con khác với người và các loài động vật khác là chúng không nhận được kháng thể từ mẹ truyền sang trong quá trình mang thai của con mẹ. Lợn con sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể song lượng kháng thể có trong máu lợn con được tăng rất nhanh sau khi lợn được bú sữa đầu cho nên nói rằng ở lợn con khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động, nó phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu nhiều hay ít từ sữa mẹ. Trong sữa đầu lợn mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ trong sữa có tới 18 – 19% protein (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005). Theo Thomson (2006) (trích theo Huỳnh Thanh Phong, 2014), trong 24 48 giờ đầu tiên sau khi sinh ruột non lợn con có khả năng hấp thu các đại phân tử miễn dịch globulin từ sữa đầu bằng hiện tượng ẩm bào tạo miễn dịch thụ động cho lợn con. Hệ thống miễn dịch ở ruột của lợn chưa hoàn chỉnh và phát triển chậm nên rất mẫn cảm với mầm bệnh. Sự phát triển đầy đủ của mô miễn dịch mất 7 9 tuần và có thể trễ hơn do cai sữa sớm vào 3 4 tuần tuổi. Theo Trần Thị Dân (2008), lợn con mới đẻ trong máu không có globulin nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ sang qua sữa đầu. Lượng globulin sẽ giảm sau 3 – 4 tuần, rồi đến tuần thứ 5 – 6 lại tăng lên và đạt giá trị bình thường 65 mg100 mL máu. Các yếu tố miễn dịch như bổ thể, lysozyme, bạch cầu,… được tổng hợp còn ít, khả năng miễn dịch đặc hiệu của lợn con kém. Vì vậy, cho lợn con bú sữa đầu rất cần thiết để tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh. 2.2.1.4. Sự phát triển của hệ tiêu hóa của lợn con Thời kỳ này đặc điểm nổi bật của cơ quan tiêu hóa lợn con đó chính là sự phát triển rất nhanh của bộ máy tiêu hóa song chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa. Còn chưa hoàn thiện thể hiện ở số lượng cũng như hoạt lực của một số men trong đường tiêu hóa lợn con bị hạn chế. Men tiêu hóa tinh bột amylase tụy có ngay ở thời kỳ sơ sinh song hoạt lực thấp và tăng cao dần ở 4 – 6 tuần tuổi. Đây là loại men có vai trò rất quan trọng trong tiêu hóa tinh bột do lượng men lớn và thời gian tiếp cận với cơ chất dài. Mantaza và saccaraza thì những tuần đầu sau khi sinh hàm lượng thấp và sau đó tăng dần đạt mức cao ở 5 – 6 tuần tuổi. Khả năng tiêu hóa tinh bột của lợn con trong 4 tuần tuổi đầu còn kém chỉ đạt 50% lượng tinh bột ăn vào, khoảng tuần 5 6 khả năng tiêu hóa tinh bột tương đối hoàn thiện. Men tiêu hóa mỡ (lipaza): men này hoạt động mạnh ngay từ khi mới sinh ra và tương đối ổn định trong suốt thời kỳ bú sữa. Men tiêu hóa protein: men pepsin có ngay từ khi sơ sinh và tăng dần tới 5 – 6 tuần tuổi. Men trypsin ở thời kỳ bào thai lúc 2 tháng tuổi đã có trypsin, thai càng lớn hoạt tính của trypsin càng cao. Khi lợn mới đẻ hoạt tính của trypsin rất cao để bù lại khả năng tiêu hóa kém của pepsin dạ dày (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005). 2.2.1.5. Hệ vi sinh vật Vi sinh vật xuất hiện trong đường ruột lợn con ngay từ những giờ đầu tiên sau khi chúng sinh, chúng bao gồm vi sinh vật có trong sữa đầu và môi trường xung quanh. Các hoạt động tiêu hóa của lợn con phụ thuộc rất nhiều vào hệ sinh vật cư trú trong đường tiêu hóa từ lúc sinh ra tạo thành vi sinh vật cộng sinh. Thành phần vi sinh vật trong hệ tiêu hóa của lợn thay đổi tùy điều kiện chuồng trại, dinh dưỡng và lứa tuổi của lợn. Hệ sinh vật ở đường ruột chủ yếu gồm: trực khuẩn E. coli, Enterococcus, trực khuẩn nha bào, Salmonella, Brucella,... những vi khuẩn này theo phân ra ngoài và là yếu tố làm lây lan mầm bệnh. Trong điều kiện bình thường, vi sinh vật sống cộng sinh trong đường tiêu hóa của lợn con không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng. Nhưng trong điều kiện sống thay đổi như thiếu dinh dưỡng, thời tiết thay đổi, vệ sinh nuôi dưỡng kém,... thì một số vi khuẩn trở thành các tác nhân gây bệnh như E. coli, Clostridium perfringens (Trần Cừ, 1972). 2.2.2. Hội chứng tiêu chảy Hội chứng tiêu chảy ở lợn con là một loại hội chứng phổ biến mà người chăn nuôi thường gặp và được quan tâm nhiều nhất. Hội chứng gây thiệt hại kinh tế rất nặng nề do ảnh hưởng tới cả quá trình chăn nuôi vì khi mắc bệnh sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa, thay vì nhu động ruột diễn ra bình thường thì trở nên co thắt quá độ làm cho những chất chứa trong ruột non, ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không kịp tiêu hóa và ruột già chưa hấp thu được nước,... tất cả điều tống ra hậu môn với thể lỏng hoặc sền sệt. Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể bị mất nước, mất nhiều điện giải và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy sản sinh ra, con vật suy nhược rất nhanh và có thể chết rất nhanh (Võ Văn Ninh, 2001). 2.2.3. Nguyên nhân Hội chứng tiêu chảy đã và đang được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu và đưa ra những nhận định khác nhau về nguyên nhân gây bệnh. Song, nguyên nhân tập trung theo ba hướng chính như sau: Do đặc điểm sinh lý của lợn con Do lợn mẹ Do yếu tố ngoại cảnh 2.2.3.1. Do đặc điểm sinh lý của lợn con Do đặc điểm sinh lý lợn con, tất cả cơ quan bộ phận đều phát triển chưa hoàn thiện. Hơn nữa, lợn con lại có nhu cầu dinh dưỡng và khoáng chất rất lớn, nếu không được bổ sung đầy đủ thì chúng sẽ bị suy dinh dưỡng, ăn bẩn gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Khi mới sinh cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh về hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, trong dạ dày lợn con thiếu acid HCl nên pepsinogen tiết ra không trở thành men pepsin hoạt động được. Khi thiếu men pepsin, sữa mẹ không được tiêu hóa và bị kết tủa dưới dạng casein gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy phân trắng là màu của casein chưa được tiêu hóa (Hồ Văn Nam và cs., 2001). Theo Nguyễn Quang Linh và Phùng Thăng Long (2020), mỡ dự trữ và lớp mỡ dưới da của lợn con rất mỏng, chỉ chiếm khoảng 1% khối lượng cơ thể, cũng làm khả năng giữ nhiệt cho cơ thể lợn bị hạn chế, lợn con dễ nhiễm lạnh và dễ phát sinh bệnh tiêu chảy. Đây là đặc điểm giải thích tại sao bệnh tiêu chảy lợn con lại xảy ra hàng loạt khi thời tiết thay đổi bất thường. Theo Đào Trọng Đạt và cs. (1996), một trong các yếu tố làm cho lợn con dễ mắc bệnh đường tiêu hóa là do thiếu sắt. Nhiều thực nghiệm đã chứng minh, trong cơ thể sơ sinh phải cần 40 – 50 mg sắt nhưng lợn con chỉ nhận được sắt qua sữa mẹ là 1 mg. Vì vậy, phải bổ sung một lượng sắt tối thiểu 200 – 250 mgconngày. Khi thiếu sắt, lợn con dễ bị bần huyết, cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm nên dễ mắc bệnh tiêu chảy. 2.2.3.2. Do lợn mẹ Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính và quan trọng nhất đối với lợn con theo mẹ. Vì sữa mẹ là nguồn thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng không có loại thức ăn nào có thể thay thế được. Do đó, sự chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ trong giai đoạn mang thai và nuôi con giữ vai trò quan trọng trong sinh trưởng, phát triển và sức đề kháng của lợn con. Theo Lê Đức Ngoan và Dư Thanh Hằng (2014), lúc mang thai nếu cho lợn mẹ ăn thiếu vitamin A thì lợn con sinh ra cũng thiếu vitamin A làm cho niêm mạc ruột không được bảo vệ nên dễ bị nhiễm các loại vi trùng Colibacillus và Salmonella gây ra tiêu chảy. Theo Đào Trọng Đạt (1996), nếu chế độ chăm sóc nái mang thai nhất là 2 tháng cuối không hợp lý, làm bào thai và lợn con sau khi sinh yếu sức sống và sức đề kháng là nhân tố làm bệnh dễ phát sinh, nhất là bệnh trên đường tiêu hóa. Lượng sữa mẹ từ khi đẻ ra thường tăng dần đến cuối tuần thứ 3 rồi giảm thấp. Trong khi đó nhu cầu sữa của lợn con tăng. Vì vậy, nếu không cung cấp thêm đủ chất dinh dưỡng thì lợn con sẽ bị stress và dễ bị nhiễm bệnh. Do thành phần sữa mẹ có nhiều chất khô, mỡ khó tiêu nên lợn con bị tích thực. Từ đó E. coli tác động phân hủy sữa thành acid gây viêm dạ dày ruột dẫn đến tiêu chảy. Lợn mẹ không đủ chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng như thiếu protein, vitamin A, Cu, Zn, Fe,… làm rối loạn quá trình trao đổi chất ở bào thai nên lợn con sinh ra yếu ớt, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh ở đường tiêu hóa. Theo Võ Văn Ninh (2007), nái đẻ lứa đầu có thể có nhiều con không có sữa (vú lép, tuyến sữa không phát triển hoặc kém phát triển, không có vú hoặc núm vú không có lỗ tia). Lợn mẹ bị nhiễm trước khi sinh mặc dù đã điều trị và khỏi triệu chứng nhưng vẫn còn mang mầm bệnh như thương hàn, xoắn khuẩn,… khi mang thai vi trùng xâm nhập qua màng nhau, gây sẩy thai hoặc lợn con đẻ ra có thể bị nhiễm các vi trùng này. 2.2.3.3. Do yếu tố ngoại cảnh Do vi khuẩn Một số vi khuẩn là nguyên nhân gây ra tiêu chảy, thủ phạm chính là E. Coli, Clostridium và Salmonella, khi rối loạn tiêu hóa tạo điều kiện cho những vi khuẩn thường gặp trong đường tiêu hóa sinh sôi phát triển, tăng cường độc lực sản sinh độc tố tác động vào niêm mạc ruột gây trạng thái bệnh lý trầm trọng.  Do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) Đây là một nguyên nhân quan trọng được n

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy lợn theo mẹ đánh giá hiệu phác đồ điều trị trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước MỤC LỤC MỞ ĐẦU PHẦN PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1 TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP 1.1.1 Giới thiệu chung sở thực tập 1.1.1.1 Thông tin trại .2 1.1.1.2 Vị trí địa lý trại 1.1.1.3 Diện tích trại 1.1.2 Sự hình thành phát triển trại 1.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động 1.1.4 Cơ sở vật chất, chuồng trại hệ thống xử lý chất thải 1.1.5 Cơ cấu đàn sản phẩm 1.1.6 Đánh giá chung .6 1.2 MỘT SỐ QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI TRẠI .7 1.2.1 Quy trình chăn ni lợn nái mang thai 1.2.2 Quy trình chăn ni lợn nái ni 1.2.3 Quy trình chăn nuôi lợn theo mẹ cai sữa cho lợn 11 1.2.3.1 Chăm sóc lợn theo mẹ 11 1.2.3.2 Chăm sóc lợn sau cai sữa 13 1.2.4 Công tác thú y .15 1.2.5 So sánh khác thực tế lý thuyết học 16 1.3 NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN 17 1.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM .19 PHẦN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .20 2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 20 2.1.1 Tính cấp thiết 20 2.1.2 Mục tiêu đề tài nghiên cứu 20 2.1.3 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu .21 2.1.3.1 Ý nghĩa khoa học .21 2.1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 21 2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .21 2.2.1 Đặc điểm sinh lý tăng trưởng lợn 21 2.2.1.1 Lợn có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh 21 2.2.1.2 Khả điều hòa thân nhiệt .21 2.2.1.3 Khả đáp ứng miễn dịch 22 2.2.1.4 Sự phát triển hệ tiêu hóa lợn 22 2.2.1.5 Hệ vi sinh vật .23 2.2.2 Hội chứng tiêu chảy 23 2.2.3 Nguyên nhân 23 2.2.3.1 Do đặc điểm sinh lý lợn 24 2.2.3.2 Do lợn mẹ 24 2.2.3.3 Do yếu tố ngoại cảnh 25 2.2.4 Triệu chứng 28 2.2.5 Bệnh tích .28 2.2.6 Phương pháp chẩn đoán 29 2.2.6.1 Chẩn đoán lâm sàng 29 2.2.6.2 Chẩn đoán phi lâm sàng .29 2.2.7 Phòng điều trị tiêu chảy 29 2.2.7.1 Phòng bệnh 29 2.2.7.2 Điều trị .30 2.2.8 Tình hình nghiên cứu hội chứng tiêu chảy .31 2.2.8.1 Những nghiên cứu hội chứng tiêu chảy Việt Nam .31 2.2.8.2 Tình hình nghiên cứu nước ngồi 32 2.3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33 2.3.1 Đối tượng nghiên cứu 33 2.3.2 Thời gian địa điểm nghiên cứu 33 2.3.3 Vật liệu nghiên cứu .33 2.3.4 Nội dung nghiên cứu .34 2.3.5 Phương pháp nghiên cứu xử lý số liệu .34 2.3.5.1 Phương pháp khảo sát lợn mắc hội chứng tiêu chảy 34 2.3.5.2 Phương pháp đánh giá hiệu phác đồ điều trị 35 2.3.5.3 Các tiêu theo dõi 36 2.3.5.4 Phương pháp xử lý số liệu 36 2.4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36 2.4.1 Kết khảo sát tình hình mắc bệnh lợn theo mẹ .36 2.4.1.1 Tình hình bệnh tiêu chảy lợn theo mẹ trại 36 2.4.1.2 Kết khảo sát tỷ lệ lợn mắc hội chứng tiêu chảy theo lứa đẻ 37 2.4.1.3 Kết khảo sát tỷ lệ lợn mắc hội chứng tiêu chảy theo độ tuổi 39 2.4.2 Đánh giá hiệu phác đồ điều trị 41 2.4.2.1 Hiệu phác đồ điều trị .41 2.4.2.2 Tỷ lệ khỏi theo thời gian điều trị 42 2.5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43 2.5.1 Kết luận 43 2.5.2 Đề nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC 48 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Hệ thống sở vật chất, chuồng trại hệ thống xử lý chất thải .4 Bảng 1.2 Hệ thống chuồng trại Bảng 1.3 Kích thước hệ thống xử lý chất thải Bảng 1.4 Tiêu chí quản lý chuồng lợn nái mang thai Bảng 1.5 Thức ăn dành cho lợn nái mang thai Bảng 1.6 Tiêu chuẩn chuồng đẻ Bảng 1.7 Khẩu phần ăn lợn nái GGP/GP (lợn nái Yorkshire) Bảng 1.8 Khẩu phần ăn lợn nái PS (lợn nái lai F1 (L x Y)) Bảng 1.9 Dụng cụ đỡ đẻ 10 Bảng 1.10 Yêu cầu chăm sóc lợn theo mẹ 11 Bảng 1.11 Khẩu phần ăn cho lợn (1 – 28 ngày tuổi) (g thức ăn/con/ngày) .13 Bảng 1.12 Yêu cầu quản lý chuồng lợn sau cai sữa 13 Bảng 1.13 Lượng ăn tiêu chuẩn cho lợn sau cai sữa .14 Bảng 1.14 Nhiệt độ tiêu chuẩn cho lợn cai sữa theo ngày tuổi .14 Bảng 1.15 Quy trình vaccine cho lợn nái mang thai nuôi 15 Bảng 1.16 Quy trình vaccine cho lợn theo mẹ lợn sau cai sữa 15 Bảng 1.17 So sánh khác lý thuyết thực tế 16 Bảng 1.18 Lượng công việc thực khu nái đẻ 17 Bảng 1.19 Công việc thực khu cai sữa 18 Bảng 2.1 Thuốc phác đồ điều trị .35 Bảng 2.2 Tỷ lệ tiêu chảy lợn theo mẹ trại .36 Bảng 2.3 Kết theo dõi lợn mắc hội chứng tiêu chảy theo lứa đẻ 37 Bảng 2.4 Kết theo dõi hội chứng tiêu chảy lợn theo độ tuổi 39 Bảng 2.5 Hiệu phác đồ điều trị 41 Bảng 2.6 Thời gian khỏi bệnh phác đồ điều trị .42 DANH MỤC S Hình 1.1 Vị trí trại YHình 2.1 Thuốc để điều trị bệnh tiêu chảy cho lợn theo mẹ 34 Hình 2.2 Dung dịch bổ trợ điều trị bệnh tiêu chảy lợn 34 YBiểu đồ 2.1 Tỷ lệ lợn mắc hội chứng tiêu chảy tỷ lệ lợn chết theo lứa đẻ 37 Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ lợn mắc hội chứng tiêu chảy tỷ lệ lợn chết theo độ tuổi 40 Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ lợn khỏi bệnh qua ngày điều trị 43 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt ADG Circo Clos – Coli CN cs E coli FCR g HCTC kg LT m m2 mL mm MMA Myco NXB Parvo PCR PED PRRS ST TNHH Tên đầy đủ Average Daily Gain (Tốc độ tăng khối lượng hàng ngày) Circovirus Clostridium perfringens – Escherichia coli Chăn nuôi Cộng Escherichia coli Feed Conversion Rate (Hệ số chuyển đổi thức ăn) Gam Hecta Hội chứng tiêu chảy Kilogram Độc tố ruột không chịu nhiệt (heat labile enterotoxin) Mét Mét vng Mililít Milimét Metritis (viêm tử cung) – Mastitis (viêm vú) – Agalactia (mất sữa) Mycoplasma Nhà xuất Parvovirus Polymerase Chain Reaction Porcine Epidemic Diarrhea Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome (Hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản lợn) Độc tố ruột chịu nhiệt (heat stable enterotoxin) Trách nhiệm hữu hạn MỞ ĐẦU Chương trình đào tạo Bác sĩ Thú y Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế kéo dài năm Để hồn thành chương trình đào tạo này, sinh viên theo học cần phải hoàn thành học phần nằm chương trình đào tạo ngành thực tập tốt nghiệp học phần thiếu trước sinh viên trường Từ năm thứ đến năm thứ tư đại học, phần lớn thời lượng học giảng đường thời gian sinh viên tiếp nhận, trau dồi kiến thức chuyên ngành Thực tập học phần chương trình đào tạo mà sinh viên phải hoàn thành Thời gian thực tập hội để sinh viên áp dụng kiến thức học vào môi trường thực tiễn Ở trường, sinh viên học lý thuyết cách đầy đủ việc thực hành cịn hạn chế Vì vậy, thực tập tốt nghiệp hội tốt để sinh viên thực hành tay nghề, vận dụng kiến thức học lớp vào thực tế để sinh viên học hỏi kinh nghiệm công nhân, kỹ thuật trại cách quản lý, điều hành trang trại Để nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên trường, nhà trường hợp tác với công ty TNHH chăn ni Hịa Phước đưa sinh viên thực tập trang trại Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước Đây trại chăn nuôi lợn công nghiệp với chuỗi mô hình khép kín Qua q trình theo dõi, tìm hiểu trình sản xuất hoạt động trại lợn công nghệ cao Minh Đức thuộc công ty TNHH Chăn Ni Hịa Phước, nhận thấy rằng, bệnh tiêu chảy lợn theo mẹ bệnh phổ biến đàn lợn nuôi, ảnh hưởng đến chất lượng đàn lợn gây thiệt hại lớn kinh tế Vì vậy, việc nghiên cứu góp phần tìm ngun nhân giải pháp khắc phục, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh đàn lợn sơ sinh Dựa vào điều kiện thực tế tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy lợn theo mẹ đánh giá hiệu phác đồ điều trị trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước” PHẦN PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1 TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP 1.1.1 Giới thiệu chung sở thực tập 1.1.1.1 Thông tin trại Họ tên chủ trại: Nguyễn Văn Hải Địa trại: Tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước Điện thoại liên hệ: 0375338432 1.1.1.2 Vị trí địa lý trại Minh Đức xã nằm phía Bắc huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước Xã có địa hình phẳng thuận lợi cho việc vận chuyển vật nuôi, thức ăn chăn nuôi vật dụng chăn nuôi trang trại chăn nuôi Trang trại chăn ni Hịa Phước xây dựng đưa vào hoạt động ngày tháng năm 2015, trại xây dựng vùng rừng cao su tổ ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước Khu đất với tổng diện tích 86 ha, trại xây dựng theo trại công nghiệp quy trình khép kín, trại nằm xa khu dân cư, người sinh sống, xung quanh đất trồng công nghiệp chủ yếu cao su Các hướng giáp với trại: Hướng Đông giáp với khu công nghiệp Hướng Tây giáp với rừng cao su Hướng Nam giáp với đường dân sinh Hướng Bắc giáp với rừng cao su Hình 1.1 Vị trí trại

Ngày đăng: 06/12/2023, 18:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình và báo cáo công việc. Trại được quản lý và điều hành bởi trưởng trại và phó trại dưới sự quản lý trực tiếp của giám đốc trại. - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Hình v à báo cáo công việc. Trại được quản lý và điều hành bởi trưởng trại và phó trại dưới sự quản lý trực tiếp của giám đốc trại (Trang 12)
Bảng 1.3. Kích thước của hệ thống xử lý chất thải - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Bảng 1.3. Kích thước của hệ thống xử lý chất thải (Trang 13)
Bảng 1.5. Thức ăn dành cho lợn nái mang thai - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Bảng 1.5. Thức ăn dành cho lợn nái mang thai (Trang 15)
Bảng 1.4. Tiêu chí khi quản lý chuồng lợn nái mang thai - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Bảng 1.4. Tiêu chí khi quản lý chuồng lợn nái mang thai (Trang 15)
Bảng 1.6. Tiêu chuẩn chuồng đẻ - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Bảng 1.6. Tiêu chuẩn chuồng đẻ (Trang 16)
Bảng 1.7. Khẩu phần ăn của lợn nái GGP/GP (lợn nái thuần Yorkshire) - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Bảng 1.7. Khẩu phần ăn của lợn nái GGP/GP (lợn nái thuần Yorkshire) (Trang 17)
Bảng 1.8. Khẩu phần ăn của lợn nái PS (lợn nái lai F1 (L x Y)) - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Bảng 1.8. Khẩu phần ăn của lợn nái PS (lợn nái lai F1 (L x Y)) (Trang 18)
Bảng 1.9. Dụng cụ đỡ đẻ - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Bảng 1.9. Dụng cụ đỡ đẻ (Trang 19)
Bảng 1.13. Lượng ăn tiêu chuẩn cho lợn con sau cai sữa - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Bảng 1.13. Lượng ăn tiêu chuẩn cho lợn con sau cai sữa (Trang 22)
Bảng 1.14. Nhiệt độ tiêu chuẩn cho lợn con cai sữa theo ngày tuổi - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Bảng 1.14. Nhiệt độ tiêu chuẩn cho lợn con cai sữa theo ngày tuổi (Trang 23)
Bảng 1.17. So sánh sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Bảng 1.17. So sánh sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế (Trang 24)
Bảng 1.19. Công việc đã thực hiện tại khu cai sữa - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Bảng 1.19. Công việc đã thực hiện tại khu cai sữa (Trang 27)
Hình 2.1.  Thuốc để điều trị bệnh tiêu chảy cho lợn con theo mẹ - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Hình 2.1. Thuốc để điều trị bệnh tiêu chảy cho lợn con theo mẹ (Trang 44)
Hình 2.2.  Dung dịch bổ trợ trong điều trị bệnh tiêu chảy lợn con - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Hình 2.2. Dung dịch bổ trợ trong điều trị bệnh tiêu chảy lợn con (Trang 44)
Bảng 2.1. Thuốc của phác đồ điều trị - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Bảng 2.1. Thuốc của phác đồ điều trị (Trang 45)
Bảng 2.3. Kết quả theo dừi lợn con mắc hội chứng tiờu chảy theo lứa đẻ - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Bảng 2.3. Kết quả theo dừi lợn con mắc hội chứng tiờu chảy theo lứa đẻ (Trang 47)
Bảng 2.2. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại trại - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Bảng 2.2. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại trại (Trang 47)
Bảng 2.5. Hiệu quả của phác đồ điều trị - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Bảng 2.5. Hiệu quả của phác đồ điều trị (Trang 52)
Bảng 2.6. Thời gian khỏi bệnh của phác đồ điều trị - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Bảng 2.6. Thời gian khỏi bệnh của phác đồ điều trị (Trang 53)
Hình 1.  Lợn con tiêu chảy - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Hình 1. Lợn con tiêu chảy (Trang 59)
Hình 2 . Điều trị lợn con tiêu chảy - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Hình 2 Điều trị lợn con tiêu chảy (Trang 59)
Hình 4.  Chuồng khu cai sữa Hình 5. Chuồng khu đẻ - [LUẬN VĂN] Khảo sát tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị tại trại lợn công nghệ cao Minh Đức, tổ 2, ấp Đồng Dầu, xã Minh Đức, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước
Hình 4. Chuồng khu cai sữa Hình 5. Chuồng khu đẻ (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w