chương 4 dấu câu

7 382 0
chương 4 dấu câu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 CHƯƠNG 4 DẤU CÂU Dấu câu của tiếng Việt rất phong phú. Nó được sử dụng uyển chuyển, linh hoạt trong khi viết. Dấu câu không những là hình thức ngắt đoạn của lời nói, làm cho lời nói mạch lạc, rõ ràng mà còn là hình thức biểu thị những trạng thái tình cảm khác nhau : sự bình phẩm chê bai, cổ vũ, khuyến khích, nghi hoặc, đồng tình, phản đối v.v… Như vậy dấu câu, về mặt biểu hiện chỉ là hình thức c ủa ngôn ngữ viết, hay nói cách khác, là hình thức của văn tự. Nhưng về mặt nội dung, nó có liên quan đến ngữ điệu, nhịp điệu của lời nói, đến ý nghĩa của thông báo. I. CÁC LOẠI DẤU CÂU VÀ KÝ HIỆU DÙNG CHO DẤU CÂU. Viết ngữ có 10 dấu câu : 1. Dấu chấm ký hiệu . 2. Dấu phẩy , 3. Dấu chấm phẩy ; 4. Dấu chấm than ! 5. Dấu chấm hỏi ? 6. Dầu chấm lửng … 7. Dấu hai chấm : 8. Dấu gạch ngang và dấu gạch nối - 9. Dấu ngoặc đơn ( ) 10. Dấu ngoặc kép “ ” 11. Dấu ngoặc vuông [ ] II. CHỨC NĂNG CHUNG CỦA 2 NHÓM DẤU CÂU. 11 dấu câu trên chia thành 2 nhóm : là nhóm dấu dùng để phân cách (phẩy, chấm phẩy, chấm, hai chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm lửng) và nhóm dấu dùng để tách biệt (phẩy, ngang, ngoặc đơn, ngoặc kép, ngoặc vuông). 1. Dùng các dấu chấm câu thuộc nhóm dấu phân cách một lần để phân cách các đơn vị ngữ pháp có quan hệ đẳng cấp. VD : Ngũ thường là : nhân, kễ, nghĩa, trí, tín. Nguyễn Trải, Nguyễn Du là hai nhà thơ lớn Cô giáo đọc sách, viết văn. Chúng ta biết cách đánh. Chúng ta biết cách thắng. Ai chết vinh buồn chăng ? Ai sống nhục thẹn chăng ? 2 2. Dùng dấu câu thuộc nhóm dấu tách biệt hai lần để tách trạng ngữ, phần biệt lập hoặc phần chú thích một cụm chủ vị. C, T, V : Nguyễn Trãi, qua Bình Ngô Đại cáo, đã làm sáng tỏ lý tưởng chiến đấu vì nhân nghĩa và hòa bình của dân tộc Việt. C - BL - V : Mới hai mươi sáu tuổi mà chồng của chị Dậu - anh Nguyễn Văn Dậu - đã học nghề làm ruộng đến 17 năm. C (CT) V : Rèn luyện đạo đức tr ước, tiếp thu ý thức sau (Tiên học lễ, hậu học văn) là một truyền thống cần kế thừa và phát huy của giáo dục Việt Nam. III. CÁCH SỬ DỤNG TỪNG DẤU CÂU CỤ THỂ. 1. Các dấu chấm câu. 1.1. Dấu chấm . Dấu chấm dùng để kết thúc một câu. Nó được dùng ở cuối câu tả hay câu tường thuật. + Khi đọc, đến dấu chấm phải ngừng nghỉ lâu hơn dầu , ; (có độ ngắt quảng dài hơn). VD : Gió chạy loạt xoạt trong cỏ. Trăng đã lên cao. (N.Đ.Thi) 1.2. Dấu chấm hỏi (còn gọi là dấu hỏi). Thường đặt ở cuối câu biểu thị sắc thái nghi vấn hoặc các ý cần hỏi. Vì thế dấu chấm hỏi còn được dùng trong các đối thoại : hỏi - đáp. Theo ý nghĩa của câu, dấu chấm hỏi có thể được đặt sau các câu hỏi chính danh, câu nghi vấn, nghi vấn tu từ, nghi vấn phủ định. VD : + Ngày mai anh có đi xem không ? + Chắc là cô ấy đang ở trong lớp ? + Gió mày thổi về đ âu ? - Về phương mặt trời mọc + Đưa người, ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng ? Bóng chiều không thắm, không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ? (Thâm Tâm) Dùng trong dấu ngoặc đơn (?) tỏ ý hoài nghi sự kiện vừa được nêu. VD : Ông Giám đốc trả lời : “Tôi không hề biết chuyện này (?)” * Ngữ điệu của giọng nói có thể lên hay xuống tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể . 1.3. Dấu chấm cảm (dấu chấm than). 3 - Dùng để kết thúc câu cảm hay câu mệnh lệnh. - Dùng để kết thúc câu gọi hay câu đáp. - Tỏ thái độ mỉa mai hay ngạc nhiên đối với sự kiện vừa được thuật lại (có khi dùng kèm dấu chấm) hỏi tỏ ý vừa ngờ vực, vừa ngạc nhiên. VD : 1. Có mà điên ! - ông Khiên nói - Mày quên bổn phận của mày sau này cũng là trưởng tộc sao ? 2. Dạ đúng ! La Hồng Phượng mừng khấp khởi trả lời. 3. Hãy đứng dậy ! Ta có quyền vui sống ! (Phạm Xuân Phụng). 4. Hạnh ! Đứng lại Bác nói đã ! (Tố Hữu) 5. Mỹ còn đòi các nước xuất khẩu dầu mỏ “hợp tác với Mỹ đề giải quyết cả vấn đề dầu mỏ lẫn vấn đề lương thực (!). * Khi đọc đến dấu chấm than phải thay đổi ngữ điệu. 2. Các dấu giữa câu. 2.1. Dấu ph ẩy. Được dùng làm ranh giới ngăn cách giữa các bộ phận của câu. - Giữa bộ phận chính và bộ phận phụ. - Giữa bộ phận nòng cốt và ngoài nòng cốt. - Giữa các mệnh đề trong câu ghép. - Dùng trong trường hợp liệt kê các sự việc, hiện tượng để nhấn mạnh ý hoặc ngăn cách giữa hai dòng thơ. VD : Trong những công việc có thể thực hiện cấp tốc lúc này là nâng cao dân trí. - Ngăn cách các bộ phận đồng ch ức. VD : Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. VD : Tre hy sinh bảo vệ con người Tre, anh hùng lao động Tre, anh hùng chiến đấu. (Thép mới) * Khi đọc đến dấu phẩy phải ngừng nghỉ một lát. Thời gian nghỉ ngắn hơn dấu chấm và các dấu khác. 2.2. Dấu chấm phẩy . - Phân cách các vế câu đã trọn vẹn về mặt cú pháp nhưng có quan hệ khắng khít với nhau khiến người viết không muốn tách thành các câu độc lập. 4 VD : Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống; quyền sung sướng và tự do. - Phân cách các yếu tố cùng giữ một chức vụ cú pháp như nhau và có tính cách liệt kê. - Ta chỉ nên dùng dấu chấm phẩy trong trường hợp dấu phẩy đã mất tác dụng : MH : A, B, C A 1 , A 2 , B 1 , B 2 , C 1 , C 2 Ví dụ 1 : Đối với người chưa thành viên phạm tội, tòa án áp dụng chủ yếu biện pháp giáo dục, gia đình có trách nhiệm tham gia tích cực vào việc thực hiện biện pháp ấy. Đối với người chưa thành niên phạm tội, Viện kiểm sát và Tòa án áp dụng chủ yếu những biện pháp giáo dục, phòng ngừa; gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm tham gia tích cực vào việc thực hiện biện pháp ấy. Ví dụ 2 : trong phần n ội dung, cần nêu rõ các yêu cầu và mệnh lệnh mà cơ quan ra quyết định xác lập cho chủ thể tác động; các phương tiện và biện pháp cần có; thời điểm để hoàn thành, trách nhiệm của các chủ thể phải thi hành quyết định. 2.3. Dấu hai chấm . - Báo hiệu sự liệt kê, hoặc báo hiệu sự trích dẫn nguyên văn. VD : Dây đàn bầu có thể gợi dậy trong lòng ta : yêu, ghét, buồn, vui, giận hờn và hy vọng. - Chỉ phần sau thuyết minh, chú giải cho phần trước. VD : Hoa bưởi thơm rồi : đêm đã khuya (XD) VD : Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa (HC) 2.4. Dấu ngoặc đơn . - Dùng để phân cách phần chú thích với các phần khác. VD : Cô bé nhà bên (ai có ngờ) cũng vào du kích (Giang Nam) - Dùng để chọn một sự chọn lựa khác. VD : Anh (chị) hãy phân tích nhận định trên . Hãy tìm (những) từ dùng sai trong đoạn văn. 2.5. Dấu ngoặc vuông . [ ] - Chỉ chú thích của tác giả khi nằm giữa một câu trích dẫn. VD : Chế Lan Viên viết : Anh đã bỏ kháng chiến mà về thành giữa lúc [cuộc kháng chiến] đang cần sức lực, tài năng của từng người một. 5 2.6. Dấu ngoặc kép . - Trích dẫn hay thuật lại những lời nói trực tiếp của người khác hay báo hiệu từ đó phải được hiểu theo nghĩa khác. - Dẫn lại thái độ mỉa mai, một từ một ngữ của người khác hay báo hiệu từ đó phải được hiểu theo nghĩa khác. 2.7. Dấu chéo (dấu gạch xiên): - Chỉ một sự lựa chọn. Thường được dùng để thay cho từ hay (hoặc) VD : Anh / chị - Dùng để ngăn cách ngày tháng năm. VD : 30/4/1975. Hoặc các dòng thơ được trích dẫn khi không xuống dòng VD : Trăm năm trong cõi người ta / chữ tài thét nhau 3. Các dấu có nhiều vị trí . 3.1. Dấu nối (ngắn) - Ngăn cách ngày tháng năm : 1 - 12 - 2004. - Chỉ sự liên doanh : (Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) - Liên kết các từ trong một ngữ để chỉ một khái niệm riêng biệt, hoặc dùng khi biểu thị lời nói dằn giọng. VD : Tôi không thích dính - với - ai cả! Nghe rõ chưa. VD : Vạn năm sau có ai tìm lại hồng - hoang - mới. VD : Người ta gọi gió ấy là giải hồng - gió quạt mát cho người cày ở dưới ruộng (Tô Hoài). 3.2. Dầu ngang . - - Dùng để báo hiệu bắt đầu câu nói trong đối thoại trong một điều liệt kê. - Phân cách thành phần, giải thích, chú thích với nóng cốt câu (dùng hai dấu gạch ngang nếu ở giữa câu / cuối câu dùng một dấu). TP chú thích có thể được phân cách bằng : . 1 dấu phẩy . 2 dấu ngoặc đơn . 2 dấu gạch ngang - Dùng để biểu thị các nội dung tương đương nhau khi trình bày - Dùng để báo hiệu lượt lời trong văn đối thoại. - Dùng để ngăn cách 2 nhóm chữ số biểu thị 2 mốc thời gian . VD : 18 tuổi - lứa tuổi các bạn bây giờ Tế Hanh đã được giải thưởng Tự lực Văn đoàn. 3.3. Dấu lửng 6 - Biểu thị người viết chưa nói hết hay chưa muốn nói hết. - Dùng để chỉ phần lược bỏ trong một câu trích. - Biểu thị lời nói bị ngắt quảng, ngập ngừng hay mỉa mai. VD : Khà … khà … khà … đấy nhé có chú chứng thực. Dấu chấm lửng không thích hợp với các văn bản hành chính, pháp lý. Nói chung, khi làm văn nghị luận, SV không nên lạm dụng 3 dấu chấm nầy. Các lỗi về dấu câu : 1. Dùng sai chức nă ng. 2. Dùng sai vị trí. 3. Dùng thiếu dấu câu. 4. Dùng dấu ngắt không đúng. BÀI TẬP : SV hãy thực hiện dấu câu trong hai đoạn văn sau : 1. Anh có cho tôi hoa sen không, tôi trong lý lịch có bùn. Thân phận người mà ai chẳng có bùn đen. Giết chết một mùi hương, dễ thôi, cứ quậy bùn lên để giết Nhưng vượt lên bùn, vẫn cứ ngát hương sen. 2. Xong đâu đấy, cô dậm đôi giày mang cá, ôm chiếc ví đầm ra đứng dưới gương mà ngắm. Cô đi đ i, lại lại, cô tán, cô bình phẩm, cô khoái lắm. 7 . LOẠI DẤU CÂU VÀ KÝ HIỆU DÙNG CHO DẤU CÂU. Viết ngữ có 10 dấu câu : 1. Dấu chấm ký hiệu . 2. Dấu phẩy , 3. Dấu chấm phẩy ; 4. Dấu chấm than ! 5. Dấu chấm hỏi ? 6. Dầu chấm lửng … 7. Dấu. 8. Dấu gạch ngang và dấu gạch nối - 9. Dấu ngoặc đơn ( ) 10. Dấu ngoặc kép “ ” 11. Dấu ngoặc vuông [ ] II. CHỨC NĂNG CHUNG CỦA 2 NHÓM DẤU CÂU. 11 dấu câu trên chia thành 2 nhóm : là nhóm dấu. CÁCH SỬ DỤNG TỪNG DẤU CÂU CỤ THỂ. 1. Các dấu chấm câu. 1.1. Dấu chấm . Dấu chấm dùng để kết thúc một câu. Nó được dùng ở cuối câu tả hay câu tường thuật. + Khi đọc, đến dấu chấm phải ngừng

Ngày đăng: 21/06/2014, 16:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan