1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo cứu cách dịch tính từ chỉ cảm xúc tiếng anh trong tiểu thuyết david copperfield và bản dịch tiếng việt cùng tên

289 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Cứu Cách Dịch Tính Từ Chỉ Cảm Xúc Tiếng Anh Sang Tiếng Việt Trong Tiểu Thuyết “David Copperfield” Và Bản Dịch Tiếng Việt Cùng Tên
Tác giả Bùi Thị Thu Vân
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Kim Tuyến
Trường học Trường Đại Học Sài Gòn
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Học
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 289
Dung lượng 3,28 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (13)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (15)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (18)
  • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu (19)
  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (19)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (20)
  • 7. Đóng góp đề tài (20)
    • 7.1. Ý nghĩa khoa học (20)
    • 7.2. Ý nghĩa thực tiễn (21)
  • 8. Cấu trúc của luận văn (0)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI (23)
    • 1.1. Giới thiệu chương 1 (23)
    • 1.2. Tổng quan về ngôn ngữ học đối chiếu (23)
      • 1.2.1. Thiết lập các cơ sở tương đương TC (tertium comparationis) (0)
      • 1.2.2. Nguyên tắc đối chiếu ngôn ngữ (24)
      • 1.2.3. Một vài ứng dụng nổi bật của ngôn ngữ học đối chiếu (0)
      • 1.2.4. Phương pháp đối chiếu (25)
      • 1.2.5. Các bước phân tích (25)
    • 1.3. Khái niệm về tính từ và phân loại tính từ (25)
      • 1.3.1. Định nghĩa tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt (25)
        • 1.3.1.1. Định nghĩa của tính từ trong tiếng Anh (25)
        • 1.3.1.2. Định nghĩa của tính từ trong tiếng Việt (26)
      • 1.3.2. Phân loại tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt (27)
        • 1.3.2.1. Phân loại tính từ trong tiếng Anh (27)
        • 1.3.2.2. Phân loại tính từ trong tiếng Việt (29)
    • 1.4. Chức năng cú pháp của tính từ tiếng Anh và tiếng Việt (35)
      • 1.4.1. Định nghĩa của chức năng cú pháp (35)
      • 1.4.2. Chức năng cú pháp của tính từ tiếng Anh (36)
      • 1.4.3. Chức năng cú pháp của tính từ tiếng Việt (40)
    • 1.5. Khái niệm về nét nghĩa của từ (41)
      • 1.5.1. Nét nghĩa (42)
      • 1.5.2. Trường nghĩa (42)
      • 1.5.3. Biến đổi ý nghĩa của từ (43)
      • 1.5.4. Đặc điểm của nhóm tính từ chỉ cảm xúc trong tiếng Việt (43)
        • 1.5.4.1. Đặc điểm ngữ pháp (43)
        • 1.5.4.2. Đặc điểm ngữ nghĩa (43)
        • 1.5.4.3. Phân loại tính từ chỉ cảm xúc trong tiếng Việt theo ngữ nghĩa (44)
    • 1.6. Lý thuyết về dịch thuật (46)
      • 1.6.1. Tổng quan về lí thuyết dịch (46)
        • 1.6.1.1. Khái niệm về chuyển dịch (46)
        • 1.6.1.2. Dịch thuật và sự tương đương (0)
      • 1.6.2. Lý thuyết dịch của Eugene Nida (1914 – 2011) (49)
      • 1.6.3. Lý thuyết dịch của Peter Newmark (1916 - 2011) (51)
        • 1.6.3.1. Dịch từng từ (51)
        • 1.6.3.2. Dịch theo nghĩa đen (51)
        • 1.6.3.3. Dịch trung thực (51)
        • 1.6.3.4. Dịch ngữ nghĩa (51)
        • 1.6.3.5. Dịch thích ứng (52)
        • 1.6.3.6. Dịch tự do (52)
        • 1.6.3.7. Dịch thành ngữ (52)
        • 1.6.3.8. Dịch giao tiếp (52)
      • 1.6.4. Lý thuyết dịch của John Cunnison "Ian" Catford (1917 – 2009) (53)
      • 1.6.5. Lý thuyết dịch của Vinay, J-P. & Darbelnet, J. (1958 - 2000) (54)
      • 1.6.6. Quy trình dịch thuật chung (0)
    • 1.7. Giới thiệu tiểu thuyết David Copperfield (60)
    • 1.8. Tiểu kết chương 1 (61)
  • CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU VỀ TÍNH TỪ CHỈ CẢM XÚC TRONG TÁC PHẨM ‘DAVID COPPERFIELD’ VÀ BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT CÙNG TÊN (63)
    • 2.1. Giới thiệu chương 2 (63)
    • 2.2. Khảo sát về sự thay đổi vị trí và từ loại qua cách chuyển dịch tính từ chỉ cảm xúc (64)
      • 2.2.1. Khảo sát về sự thay đổi vị trí (64)
      • 2.2.2. Khảo sát về sự thay đổi từ loại (80)
    • 2.3. Khảo sát về phương pháp dịch tính từ chỉ cảm xúc trong tác phẩm tiếng Anh ‘Da (85)
      • 2.3.1. Phương pháp dịch tương đương nghĩa và dịch tương đương năng động (theo lý thuyết dịch diễn giải của Nida) (85)
      • 2.3.2. Phương thức dịch tương đương (equivalence), điều biến (modulation) và dịch thoát (adaption) (theo lý thuyết dịch Vinay & Darbelnet) (91)
    • 2.4. Khảo sát cách chuyển nghĩa tính từ chỉ cảm xúc trong tác phẩm ‘David Copperfield’ và bản dịch tiếng Việt cùng tên (95)
      • 2.4.1. Nét nghĩa trực tiếp và nét nghĩa chuyển tiếp của tính từ chỉ cảm xúc vui, hài lòn g, thái độ tích cực trong tác phẩm “David Copperfield” và bản dịch tiếng Việt cùng tên (95)
      • 2.4.2. Nét nghĩa trực tiếp và nét nghĩa chuyển tiếp của tính từ chỉ cảm xúc không vui, không hài lòng, thái độ tiêu cực trong tác phẩm “David Copperfield” và bản dịch tiếng Việt cùng tên (0)
    • 2.5. Tiểu kết chương 2 (102)
  • CHƯƠNG 3. NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG CHUYỂN DỊCH, GIẢNG DẠY VÀ QUẢNG CÁO CỦA TÍNH TỪ CHỈ CẢM XÚC TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT (0)
    • 3.1. Giới thiệu chương 3 (104)
    • 3.2. Những khó khăn và giải pháp khi dịch thuật tính từ chỉ cảm xúc tiếng Anh qua tiếng Việt (0)
    • 3.3. Những ứng dụng trong chuyển dịch tính từ chỉ cảm xúc tiếng Anh sang tiếng Vi ệt (107)
      • 3.3.1. Những ứng dụng trong giảng dạy tính từ chỉ cảm xúc tiếng Anh và tiếng Vi ệt (107)
      • 3.3.2. Những đề xuất trong dịch thuật tính từ chỉ cảm xúc trong tiếng Anh và tiếng Vi ệt (0)
      • 3.3.3. Những ứng dụng tính từ chỉ cảm xúc tiếng Anh và tiếng Việt trong quảng cáo truyền thông (116)
    • 3.4. Tiểu kết chương 3 (121)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (127)

Nội dung

khảo cứu cách dịch tính từ chỉ cảm xúc từ tiếng Anh sang tiếng Việt trong một tác phẩm cụ thể David Copperfield. Tác giả đưa ra các phương pháp dịch cụ thể của các nhà ngôn ngữ học đi trước và áp dụng nó vào việc phân tích việc dịch các tính từ chỉ cảm xúc của tác phẩm bản gốc sang bản dịch tiếng Việt cùng tên.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề về cách sử dụng từ trong ngôn ngữ học luôn thu hút sự chú ý của các nhà ngôn ngữ học, tuy nhiên tính từ chỉ cảm xúc vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Xem xét các tài liệu hiện có cho thấy rằng nghiên cứu về từ ngữ chỉ cảm xúc theo từ ng trường hợp cụ thể vẫn còn ít cho đến nay.

Về phương diện cú pháp, R Quirk và S Greenbaum, tác giả của A Universit y Grammar of English (1973) đưa ra một khái niệm tổng quát về chức năng cú pháp của tính từ trong Tiếng Anh Nhóm tác giả tập trung vào 5 khía cạnh là: tính từ thuộ c ngữ, tính từ vị ngữ, đứng trước danh từ, mệnh đề không có động từ và tính từ cảm thán Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng mô tả đặc điểm của các tính từ như bổ ngữ ch o danh từ, các dạng so sánh hơn và so sánh nhất Căn cứ vào chức năng của tính từ, các tác giả chỉ chia các tính từ thành tính từ thuộc ngữ và tính từ vị ngữ Tiếp theo, căn cứ vào ý nghĩa của chúng, các nhà ngữ pháp phân loại chúng thành ba cặp như stative and dynamic, gradable and non- gradable, inherent and non-inherent (tạm d ịch là biểu hiện trạng thái và biểu hiệu hành động, có thể chia thành cấp độ và khôn g thể chia thành cấp độ, thuộc tính cố hữu và không cố hữu) Cuối cùng, R Quirk v à S Greenbaum đề cập đến thứ tự của các tính từ Nhóm tác giả cung cấp đầy đủ cá c khái niệm về tính từ tiếng anh, đặc biệt là chức năng cú pháp của chúng.

A Communicative Grammar of English (1989) được viết bởi G Leech và J S vartvik đưa ra các chức năng cú pháp của tính từ thuộc ngữ, tính từ vị ngữ, và tính t ừ làm chức năng đứng đầu cụm danh từ Ngoài ra, các hai tác giả cũng giải thích và cho ví dụ so sánh hơn và so sánh nhất của tính từ.

Trong quyển Collin Cobuild English Grammar, William Collin Sons (1990) p hân loại tính từ bao gồm qualitative, classifying, color, emphasizing, and determine rs (tạm dịch là định tính, phân loại, màu sắc, nhấn mạnh và tính từ dùng với chỉ địn h từ) Hơn nữa, ông cũng đưa ra nhiều mô tả hơn về dạng so sánh hơn, “ing”, “- ed” và các tính từ ghép

Trong quyển Grammar Practice for Upper Intermediate Students, E Walker và S Ellsworth (1999) cung cấp khái niệm của tính từ trong tiếng Anh Nhóm tác giả tập trung vào vị trí, chức năng, thứ tự và sự hình thành của tính từ Đối với vị trí của tính từ, nhóm tác giả cho rằng, khi tính từ đứng trước danh từ thì tính từ này đư ợc gọi là tính từ thuộc ngữ còn tính từ đứng sau một động từ phổ biến thì tính từ này là tính từ vị ngữ Tuy nhiên, đối với việc hình thành tính từ trong tiếng Anh, nhóm tác giả chỉ chú ý đến tiểu từ (mạo từ, phó từ, giới từ), tiền tố và hậu tố của tính từ

Còn trong quyển The Good Grammar Book, M Swan và C Walter (2002) đã chỉ ra một số đặc điểm của tính từ tiếng Anh bị thay đổi vị trí khi so sánh và vị trí. Nhưng các tác giả không giải thích thêm về các chức năng cú pháp của tính từ Căn cứ vào vị trí với danh từ và động từ, họ cũng phân loại thành tính từ thuộc ngữ và tí nh từ vị ngữ.

Không giống như các nhà ngữ pháp nước ngoài chỉ tiến hành nghiên cứu về t ính từ tiếng Anh, một số nhà ngôn ngữ học người Việt đã so sánh tính từ tiếng Việt với tính từ bằng các ngôn ngữ châu Âu để nhấn mạnh chúng Ngữ pháp Tiếng Việt

Từ loại (2001) được viết bởi Đinh Văn Đức giải thích các tính từ theo cách này Ôn g chỉ ra rằng vị trí của tính từ tiếng Việt khác với tiếng Anh và tiếng Nga Các tính t ừ trong tiếng Việt đứng sau danh từ nhưng trong ngôn ngữ châu Âu được đặt trước danh từ Trong cuốn sách đó, ông chủ yếu so sánh giữa cú pháp chức năng của tính t ừ tiếng Việt với tính từ trong ngôn ngữ châu Âu.

Khi miêu tả các tính từ tiếng Việt, Nguyễn Văn Thành (2003) đã phân loại cá c tính từ thành 9 loại trong quyển Tiếng Việt Hiện Đại như sau: chất lượng, màu sắc, đặc tính, nhiệt độ, trạng thái, giới tính, mối quan hệ Ngoài ra, ông so sánh tính từ ti ếng Việt với ba cấp độ giống như tiếng Anh Và điều quan trọng nhất là ông chỉ ra r ằng tính từ có 3 chức năng của tính từ thuộc ngữ, tính từ vị ngữ, và tính từ đứng đầu cụm danh từ.

Còn tác giả Nguyễn Thị Ly Kha (2009) đã mô tả chi tiết những đặc tính của tín h từ trong quyển Ngữ Pháp Tiếng Việt như sau: Đầu tiên, tác giả định nghĩa tính từ tiếng Việt là một phần chính để biểu thị b ổ ngữ cho danh từ Sau đó, tác giả cho thấy chức năng của tính từ có thể kết hợp các tính từ thành hai loại: có thể chia cấp độ và không thể chia theo cấp độ Theo tác gi ả, tính từ tiếng Việt được dùng như tính từ thuộc ngữ, tính từ vị ngữ, chủ ngữ và mệ nh đề không có động từ.

Giáo trình gần đây có đề cập về tính từ trong tiếng Việt là quyển Cẩm Nang

Ngữ Pháp Tiếng Việt do Trần Ngọc Dụng biên soạn năm 2010 Trong quyển này, tác giả đưa ra một định nghĩa đơn giản về tính từ Ông đưa ra các loại tính từ trong tiến g Việt bao gồm tính từ tự do, tính từ phụ thuộc, tính từ phụ thuộc một phần và tính t ừ đặc biệt Cách phân loại của ông không giống như của các tác giả khác Sau đó, ô ng chỉ ra một điểm mới so với các nhà ngữ pháp tiếng Việt khác đó là các hình thức của tính từ bao gồm tính từ đơn, tính từ ghép và tính từ phức Ngoài ra, ông mô tả vị trí của tính từ trước và sau một danh từ.

Về phương diện từ vựng – ngữ nghĩa, loại từ vốn đi đôi với khái niệm về nhữ ng ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ có loại từ (classifier languages) Trong cuốn An Introd uction to Functional Grammar (London 1985), M A K Halliday định nghĩa chữ cl assifier cho một chức năng thích hợp với thuật ngữ này hơn nhiều: đó là chức năng chỉ chủng loại và tiểu loại của những định ngữ của danh từ như race trong race hors e (ngựa đua) hay horse trong horse race (cuộc đua ngựa), còn cái mà đa số các nhà n gữ học quen gọi là classifier thì ông lại gọi là measure (từ đo lường’) hay “đạc ngữ”, có phần thích hợp hơn với chức năng của danh từ đơn vị khi đứng trước danh từ ch ất liệu (mass nouns) Một số loại từ trong tiếng Việt thường gặp là danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ và chỉ từ, quan hệ từ, tình thái từ, thán từ, giới từ, trạng từ,… V à trong tiếng Anh cũng có sự chia ra các từ loại tương ứng như trong tiếng Việt.

Lý thuyết về trường từ vựng – ngữ nghĩa từng được nhà ngôn ngữ học người Đức J.Trier và L.Weisgerber nghiên cứu Ở Việt Nam, năm 1975, giáo sư Đỗ Hữu Châu là người đi tiên phong trong những nghiên cứu về lý thuyết trường Ông cho rằng: “Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng n hất nào đó về ngữ nghĩa.”

Vào năm 2004 đề cập đến vấn đề phân loại các từ ngữ chỉ cảm xúc trong tiếng Anh, Kửvecses chia thành 3 nhúm từ ngữ cảm xỳc gồm: (1) nhúm từ ngữ biểu cảm, (2) nhóm từ ngữ có nghĩa gốc hoặc nghĩa đen dùng biểu thị các loại cảm xúc, và (3) nhóm từ ngữ có nghĩa biểu trưng dùng miêu tả đặc tính các loại cảm xúc. Vào năm 2008, Monika Bednarek trong quyển Emotional Talk Across Corpora đã tìm ra 18 tiểu loại ngữ nghĩa và 1060 đơn vị từ vựng về cảm xúc.

Trong tiếng Việt, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về từ chỉ cảm xúc như năm 2000, Lâm Thị Hòa Bình hoàn thành luận văn “Đối chiếu thành ngữ chỉ trạng t hái tâm lý trong tiếng Anh và tiếng Việt” Năm 2005, Vi Trường Phúc đã hoàn thàn h luận văn “Đặc điểm của các thành ngữ chỉ tâm lý tình cảm trong tiếng Hán, có đối chiếu với tiếng Việt” và cũng trong năm 2005, Nguyễn Văn Trào công bố thành côn g bài báo “Thành ngữ biểu thị tình cảm trong tiếng Anh, có đối chiếu với tiếng Việt (trên ngữ liệu các thành ngữ có chứa bộ phận cơ thể người)” Ngoài ra, trong tạp chí khoa học ĐHSP, số 38 năm 2012 về “Cấu trúc tham tố của tính từ” cũng đã được tá c giả Lê Kính Thắng và Phạm Hồng Hải nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu tính từ chỉ cảm xúc qua khảo sát tiểu thuyết D avid Copperfield bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt cùng tên do Mai Loan dịch x uất bản năm 2021 là tìm hiểu thêm các lý thuyết về tính từ, so sánh tính từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt, làm sáng tỏ hơn cách chuyển dịch tính từ chỉ cảm xúc từ tiếng A nh sang tiếng Việt, làm nổi bật hơn những nét đặc trưng về ngữ nghĩa, ngữ dụng của từ dựa trên các tình huống giao tiếp cụ thể, cũng như những tư duy văn hóa dân tộc được biểu hiện trong cách sử dụng tính từ chỉ cảm xúc ở tác phẩm gốc và bản dịch t iếng Việt.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục đích bên trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau:

Hệ thống hóa các khái niệm và tiêu chí nhận diện tính từ chỉ cảm xúc của tiế ng Việt và tiếng Anh, đồng thời đưa ra danh sách một số tính từ chỉ cảm xúc có xuấ t hiện trong tác phẩm;

Xác định đặc điểm, cách phân loại, vị trí, chức năng cú pháp của các tính từ t heo quan điểm của các nhà nghiên cứu trước;

So sánh chức năng cú pháp của tính từ trong tiếng Anh khi chuyển dịch sang tiếng Việt;

Tìm ra nét chung và điểm khác biệt ngôn ngữ khi chuyển dịch từ bản gốc ti ếng Anh sang bản dịch tiếng Việt;

Khảo sát phương pháp dịch nào hiệu quả để dịch tính từ chỉ cảm xúc từ bản gốc tiếng Anh sang tiếng Việt;

Trong quá trình so sánh một số tính từ chỉ cảm xúc trong tác phẩm, luận văn đưa ra một số quy luật trong việc dịch nghĩa các ngữ liệu tiếng Anh sang tiếng Việt.Chúng ta có thể áp dụng sự tương đồng này trong việc dịch thuật, học tập và giảng dạy thông qua các hình thức cụ thể;

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về các lí thuyết của tính từ chỉ cảm xúc, luận văn thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp khảo sát, thống kê những tính từ chỉ cảm xúc được sử dụng tro ng bản gốc và bản dịch.

Phương pháp miêu tả: từ kết quả khảo sát, thống kê, chúng tôi tiến hành miê u tả những đặc trưng của tính từ chỉ cảm xúc trong tiếng Anh và tiếng Việt.

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu của luận văn, được chúng tôi d ùng để tìm ra nét tương đồng và khác biệt trong cách chuyển dịch giữa tiếng Anh và ti ếng Việt của các tính từ chỉ cảm xúc gắn với tâm lý con người được biểu hiện như t hế nào Sau khi lựa chọn liệt kê các tính từ chỉ cảm xúc trong tác phẩm David Copperfield, chúng tôi tiến hành khảo sát về sự thay đổi trong cách chuyển dịch của chúng về vị trí và từ loại dựa theo lý thuyết về đặc điểm cú pháp của tính từ, các trường hợp dịch thay đổi từ loại dựa theo lý thuyết phân loại loại từ của tính từ khi được dịch sang tiếng Việt dựa trên lý thuyết của Nida & Taber (1969) và Vinay & Darbelnet (1958) Cuối cùng, chúng tôi thực hiện khảo sát về nét nghĩa của tính từ chỉ cảm xúc được giữ nguyên nét nghĩa trực tiếp hay có sự chuyển nghĩa trong quá trình chuyển dịch sao cho phù hợp với cách dùng từ của người Việt, để làm nổi bật ý nghĩa ngữ dụng của tính từ trong từng ngữ cảnh cụ thể.

Đóng góp đề tài

Ý nghĩa khoa học

Luận văn là công trình đầu tiên khảo cứu về tính từ chỉ cảm xúc được khảo s át trên cứ liệu tác phẩm tiếng Anh David Copperfield của nhà văn Charles Dickens và bản dịch tiếng Việt cùng tên được Mai Loan dịch năm 2021 Về mặt lí thuyết, lu ận văn đưa ra một số quan điểm của cú pháp học, ngữ nghĩa học và dịch thuật Trên cơ sở đó luận văn phân tích và tổng hợp đặc điểm của các tính từ chỉ cảm xúc mà ng ười Anh hay sử dụng và khi chuyển dịch sang tiếng Việt thì nó sử dụng từ nào để d ịch trong ngôn cảnh Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú hơn về những vấn đề có liên quan đến nhóm tính từ chỉ cảm xúc tiếng Anh và tiếng Việt.

Ý nghĩa thực tiễn

Từ việc so sánh đối chiếu cách chuyển dịch các tính từ chỉ cảm xúc được khả o sát trên cứ liệu tác phẩm tiếng Anh ‘David Copperfield’ của nhà văn Charles Dick ens và bản dịch tiếng Việt cùng tên được Mai Loan dịch năm 2021, chúng tôi hi vọn g luận văn sẽ là một đóng góp nhỏ vào việc hiểu và sử dụng đúng tính từ chỉ cảm xú c của người Việt học tiếng Anh và cả người nước ngoài học tiếng Việt Ngoài ra, lu ận văn cũng đưa ra những ứng dụng cụ thể trong hoạt động chuyển dịch, hoạt động dạy và học tính từ chỉ cảm xúc tiếng Anh và tiếng Việt, giúp cho người dịch, người dạy và người học được rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn về cách dùng các tính từ chỉ cảm x úc trong tiếng Anh và tiếng Việt Các kết quả nghiên cứu góp phần tìm ra các phươ ng thức dịch thích hợp cho tính từ chỉ cảm xúc, nâng cao hiệu quả dịch thuật Anh – Việt.

8 Cấu trúc của luận văn

Bên cạnh phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn của chúng tôi gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài

Chương 1 của luận văn chúng tôi tổng hợp ngắn gọn các nét chính về khái niệm tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt Để xây dựng nền tảng lý thuyết cho nghi ên cứu của chúng tôi, chúng tôi sẽ đề cập tổng quan về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, định nghĩa cũng như cách phân loại tính từ, đặc biệt chúng tôi sẽ đề cập đến lí thuyết chuyển dịch tính từ, đây sẽ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt luận văn của chúng tôi. Ngoài ra, chúng tôi cũng liệt kê những phương pháp chính được sử dụng để so sánh và khảo cứu cách dịch tính từ trong tiếng Anh sang tiếng Việt

Chương 2 Những điểm giống nhau và khác nhau trong chuyển dịch tính từ chỉ cảm xúc trong tác phẩm tiếng Anh ‘David Copperfield’ của nhà văn Cha rles Dickens và bản dịch tiếng Việt cùng tên.

Trong chương 2, sau khi lựa chọn liệt kê các tính từ chỉ cảm xúc trong tác phẩm David Copperfield, chúng tôi tiến hành khảo sát các trường hợp dịch thay đổi vị trí dựa theo lí thuyết về đặc điểm cú pháp của tính từ, các trường hợp dịch thay đổi từ loại dựa theo lý thuyết phân loại loại từ của tính từ khi được dịch sang tiếng Việt Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục khảo sát về phương pháp chuyển dịch của Mai Loan lựa chọn khi chuyển dịch tính từ chỉ cảm xúc theo lý thuyết của nhà ngôn ngữ dịch thuật lớn: Nida và Vinay & Darbelnet

Cuối cùng, chúng tôi thực hiện khảo sát về nét nghĩa của tính từ chỉ cảm xúc tác giả có dịch giữ nguyên nét nghĩa trực tiếp hay có sự chuyển nghĩa trong quá trình dịch để phù hợp với cách dùng từ của người Việt Từ đó, chúng tôi đưa ra phương pháp dịch hiệu quả đối với tính từ chỉ cảm xúc

Chương 3 Những ứng dụng trong chuyển dịch, dạy và học tính từ chỉ cả m xúc trong tiếng Anh và tiếng Việt

Trong chương 3, chúng tôi đưa ra những phương pháp ứng dụng trong hoạt đ ộng chuyển dịch, giảng dạy tính từ chỉ cảm xúc cho người nước ngoài học tiếng Việ t cũng như đề xuất một số bước cần thực hiện để việc chuyển dịch văn bản có tính t ừ chỉ cảm xúc hiệu quả hơn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Chương đầu tiên của luận văn được chúng tôi tổng hợp ngắn gọn những nét chính về khái niệm tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt Để xây dựng nền tảng lý t huyết cho nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi sẽ đề cập tổng quan ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, định nghĩa cũng như cách phân loại tính từ, đặc biệt chúng tôi sẽ đề cập đến lí thuyết chuyển dịch tính từ, đây sẽ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt luận văn của c húng tôi

1.2 Tổng quan về ngôn ngữ học đối chiếu

Ngôn ngữ học đối chiếu (contrastive linguistics) là ngành học nghiên cứu so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ để xác định những điểm giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ.

1.2.1 Thiết lập các cơ sở tương đương TC (tertium comparationis)

Việc thiết lập các cơ sở tương đương cần dựa trên sự giống nhau tối đa (maximum similarity) và các đặc điểm mang tính điển mẫu (prototypical features). Theo tác giả Bùi Mạnh Hùng trong quyển Ngôn ngữ học đối chiếu, cơ sở tương đương được xác lập trên một thuộc tính nào đó có tính phổ quát của ngôn ngữ hoặc là một thuộc tính của hai hay một nhóm ngôn ngữ

Ví dụ: Please list all the members in the field of “drink” in English and

“uống” in Vietnamese (at least four members)

Makes a lot of noise (có tiếng ồn)

Small amou nts of water (uống lượng nhỏ)

Not polite manner (không có thái độ lịch sự)

Very thristy and very hot (rất khát và rất nóng)

Swallowing it in some seconds (nuốt trong vài giây)

Uống ngụm lớn từ chai + + +

Bảng 1 Bảng đối chiếu tương đương các nét nghĩa của từ drin k trong tiếng

Makes a lot of noise (có tiếng ồn)

Small amounts of water (uống lượng nhỏ)

Very slo wly (rất chậm)

Not polite manner (không có thái độ lịch sự)

Very thristy and very hot (rất khát và rất nóng)

Swallowing it in some seconds (nuốt trong vài giây)

1.2.2 Nguyên tắc đối chiếu ngôn ngữ

Nguyên tắc thứ nhất: Các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu phải đư ợc miêu tả đầy đủ, chính xác trước khi tiến hành đối chiếu để tìm ra điểm giống nha u và khác nhau.

Nguyên tắc thứ hai: Khi nghiên cứu đối chiếu các phương tiện ngôn ngữ không phân tích một cách riêng biệt mà phải đặt chúng trong hệ thống ngôn ngữ.

Nguyên tắc thứ ba: Việc xem xét các phương tiện đối chiếu cần chú ý trong h ệ thống ngôn ngữ và cả trong ngữ cảnh giao tiếp

Nguyên tắc thứ tư: Tính nhất quán trong việc xác định các khái niệm để miêu tả ngôn ngữ được đối chiếu cũng rất quan trọng

1.2.3 Một vài ứng dụng nổi bật của ngôn ngữ học đối chiếu

- Ứng dụng về phương diện lí thuyết cho các ngành học như ngôn ngữ học đạ i cương, các loại hình ngôn ngữ, cú pháp học, hình thái học, ngữ âm học và một số ngành học nghiên cứu lí thuyết khác.

- Ứng dụng về phương diện thực tiễn cho các lĩnh vực như dạy ngoại ngữ, thiết kế chương trình đào tạo song ngữ, biên phiên dịch,…

Phương pháp đối chiếu một chiều xác lập một phương tiện cụ thể trong ngôn ngữ nguồn và so sánh đối chiếu với những phương tiện biểu hiện tương ứng trong n gôn ngữ đích.

Phương pháp đối chiếu hai chiều xác lập các hiện tượng của hai hay nhiều ng ôn ngữ trong mối quan hệ trên một cơ sở đối chiếu, dựa trên một cơ sở tương đương được xác định ban đầu.

Bước 1: Miêu tả: Đặt các phạm trù đối chiếu vào câu và ngữ cảnh cụ thể.

Ví dụ: Mr Minh will return to Sai Gon in two weeks (Ông Minh sẽ trở về Sà i Gòn trong hai tuần)

Cách dịch như vậy thì ta sẽ không thấy được sự khác biệt giữa cấu trúc ngữ p háp tiếng Việt và cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh Cách dịch khác là (Hai tuần nữa ông Minh trở về Sài Gòn.)

Bước 2: Xác định những cái có thể được đối chiếu với nhau

CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Giới thiệu chương 1

Chương đầu tiên của luận văn được chúng tôi tổng hợp ngắn gọn những nét chính về khái niệm tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt Để xây dựng nền tảng lý t huyết cho nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi sẽ đề cập tổng quan ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, định nghĩa cũng như cách phân loại tính từ, đặc biệt chúng tôi sẽ đề cập đến lí thuyết chuyển dịch tính từ, đây sẽ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt luận văn của c húng tôi.

Tổng quan về ngôn ngữ học đối chiếu

Ngôn ngữ học đối chiếu (contrastive linguistics) là ngành học nghiên cứu so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ để xác định những điểm giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ.

1.2.1 Thiết lập các cơ sở tương đương TC (tertium comparationis)

Việc thiết lập các cơ sở tương đương cần dựa trên sự giống nhau tối đa (maximum similarity) và các đặc điểm mang tính điển mẫu (prototypical features). Theo tác giả Bùi Mạnh Hùng trong quyển Ngôn ngữ học đối chiếu, cơ sở tương đương được xác lập trên một thuộc tính nào đó có tính phổ quát của ngôn ngữ hoặc là một thuộc tính của hai hay một nhóm ngôn ngữ

Ví dụ: Please list all the members in the field of “drink” in English and

“uống” in Vietnamese (at least four members)

Makes a lot of noise (có tiếng ồn)

Small amou nts of water (uống lượng nhỏ)

Not polite manner (không có thái độ lịch sự)

Very thristy and very hot (rất khát và rất nóng)

Swallowing it in some seconds (nuốt trong vài giây)

Uống ngụm lớn từ chai + + +

Bảng 1 Bảng đối chiếu tương đương các nét nghĩa của từ drin k trong tiếng

Makes a lot of noise (có tiếng ồn)

Small amounts of water (uống lượng nhỏ)

Very slo wly (rất chậm)

Not polite manner (không có thái độ lịch sự)

Very thristy and very hot (rất khát và rất nóng)

Swallowing it in some seconds (nuốt trong vài giây)

1.2.2 Nguyên tắc đối chiếu ngôn ngữ

Nguyên tắc thứ nhất: Các phương tiện trong hai ngôn ngữ đối chiếu phải đư ợc miêu tả đầy đủ, chính xác trước khi tiến hành đối chiếu để tìm ra điểm giống nha u và khác nhau.

Nguyên tắc thứ hai: Khi nghiên cứu đối chiếu các phương tiện ngôn ngữ không phân tích một cách riêng biệt mà phải đặt chúng trong hệ thống ngôn ngữ.

Nguyên tắc thứ ba: Việc xem xét các phương tiện đối chiếu cần chú ý trong h ệ thống ngôn ngữ và cả trong ngữ cảnh giao tiếp

Nguyên tắc thứ tư: Tính nhất quán trong việc xác định các khái niệm để miêu tả ngôn ngữ được đối chiếu cũng rất quan trọng

1.2.3 Một vài ứng dụng nổi bật của ngôn ngữ học đối chiếu

- Ứng dụng về phương diện lí thuyết cho các ngành học như ngôn ngữ học đạ i cương, các loại hình ngôn ngữ, cú pháp học, hình thái học, ngữ âm học và một số ngành học nghiên cứu lí thuyết khác.

- Ứng dụng về phương diện thực tiễn cho các lĩnh vực như dạy ngoại ngữ, thiết kế chương trình đào tạo song ngữ, biên phiên dịch,…

Phương pháp đối chiếu một chiều xác lập một phương tiện cụ thể trong ngôn ngữ nguồn và so sánh đối chiếu với những phương tiện biểu hiện tương ứng trong n gôn ngữ đích.

Phương pháp đối chiếu hai chiều xác lập các hiện tượng của hai hay nhiều ng ôn ngữ trong mối quan hệ trên một cơ sở đối chiếu, dựa trên một cơ sở tương đương được xác định ban đầu.

Bước 1: Miêu tả: Đặt các phạm trù đối chiếu vào câu và ngữ cảnh cụ thể.

Ví dụ: Mr Minh will return to Sai Gon in two weeks (Ông Minh sẽ trở về Sà i Gòn trong hai tuần)

Cách dịch như vậy thì ta sẽ không thấy được sự khác biệt giữa cấu trúc ngữ p háp tiếng Việt và cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh Cách dịch khác là (Hai tuần nữa ông Minh trở về Sài Gòn.)

Bước 2: Xác định những cái có thể được đối chiếu với nhau

Ví dụ: Tiếng Pháp và tiếng Nga đều có điểm giống nhau là danh từ có phạm t rù giống Tuy nhiên, phạm trù giống của danh từ tiếng Nga được hình thành trên cơ sở ba vế đối lập: đực/ cái/ trung, trong khi đó phạm trù giống của danh từ tiếng Phá p được hình thành chỉ trên hai cơ sở đối lập: đực/ cái.

Khái niệm về tính từ và phân loại tính từ

1.3.1 Định nghĩa tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt

1.3.1.1 Định nghĩa của tính từ trong tiếng Anh

Chúng ta sử dụng tính từ trong lời nói hằng ngày của chúng ta, đề biểu thị về người, về vật hoặc về hiện tượng Tính từ trong tiếng Anh (Adjective - viết tắt: Adj) là từ được sử dụng để mô tả hoặc bổ nghĩa cho một danh từ, cụm danh từ hoặc các cụm từ giữ chức năng giống danh từ, tính từ giúp cung cấp thông tin chi tiết cho một danh từ, làm rõ những đặc điểm như kích thước, hình dáng, màu mắc,… của một sự vật, hiện tượng, khái niệm Nếu không có tính từ, chúng ta sẽ khó có thể biết được một sự vật, hiện tượng có những đặc điểm như thế nào.

Ví dụ: I am tall (Tôi cao.) / It’s so hot today (Trời nóng hôm nay.) / This pi cture is so nice ( Bức tranh này quá đẹp.)

Tất cả những từ tall, hot, nice đều là tính từ Có rất nhiều định nghĩa về tính t ừ được đưa ra bởi nhiều nhà ngữ pháp Đề cập đến tính từ, Michael Swan và Cather ine Walter trong The Good Grammar Book (p.199) “Adjectives are words like easy, slow, sorry, important, etc They usually tell you more about people and things.” nêu rõ: Tính từ là từ như dễ dàng, chậm rãi, xin lỗi, quan trọng,… Chúng thường đưa ra nhiều đặc điểm hơn để miêu tả về con người và mọi vật.

Tương tự, trong Academic Studies English Grammar (Part I: Part of Sp eech, 1998, p.7) “[…] that give the reader a clearer picture of what you mean, [ ] Words that tell more about pronouns and nouns are called adjectives.”, tác giả Angela Acott-Smith và Kay Curtis định nghĩa tính từ là mô tả của danh từ t heo cách khác, cách này khá chung chung để giúp người đọc hình dung rõ ràng hơn về điều mà ai đó đang nói Các từ này dùng để cung cấp nhiều thông tin cho đại từ và danh từ trong câu, các từ này được gọi là tính từ.

Nếu cả hai tác giả trên định nghĩa các tính từ liên quan đến các thuật ngữ về ý nghĩa, S Chalkier and E Weiner, tác giả của The Oxford Dictionary of English G rammar (1993, p.18) “A major part of speech, traditionally defined as a describing word or a word that tells us something about a noun.” đưa ra định nghĩa của tính từ trong thuật ngữ về cú pháp và chức năng ngữ nghĩa như tính từ là một phần của lời nói, tính từ được xác định như một từ dùng để miêu tả hoặc một từ để chúng ta nhận biết một danh từ

Như vậy, tính từ được định nghĩa trong tiếng Anh là những từ ngữ dùng để m iêu tả và làm rõ ngữ nghĩa của danh từ đi kèm Sử dụng tính từ trong câu sẽ giúp ng ười đọc hình dung được chi tiết hơn về nội dung mà bạn đang muốn truyền tải.

1.3.1.2 Định nghĩa của tính từ trong tiếng Việt

Tác giả Nguyễn Văn Thành trong Tiếng Việt Hiện Đại (2003, p.213) khẳng định: “Tính từ là những từ diễn đạt những đặc điểm về chất lượng, về tính chất, màu sắc, mùi vị, trạng thái, quan hệ của các danh từ hay đại từ (Đại từ xưng hô, đại từ xác định).” Nó bao gồm tất cả các sự vật và hiện tượng trong thuật ngữ “danh t ừ”, điều này làm cho định nghĩa của tính từ tiếng Việt ngắn hơn và dễ nhớ hơn

Tuy nhiên, để cụ thể hóa ý nghĩa của tính từ trong quyển “Ngữ Pháp Tiếng V iệt” (tr.17) tác giả Nguyễn Thị Ly Kha nêu rằng: “Tính từ là lớp từ loại có ý nghĩa chỉ đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng, hành động, trạng thái và quá trình.”

V í dụ: xanh, lam, tím, vàng, tốt, xấu, cao, thấp, ít, nhiều, thông minh, nh anh, chậm…

Giống như các nhà ngữ pháp nước ngoài khác, các nhà Việt ngữ học đã đưa r a định nghĩa về tính từ trong Tiếng Việt từ góc độ ngữ nghĩa Do đó, ta có thể nhận thấy rằng tính từ trong cả tiếng Anh và tiếng Việt là một phần chính trong lời nói hằng ngày dùng để mô tả phẩm chất, đặc trưng, trạng thái đồng thời nó cũng thể hiện mối quan hệ của chính nó với danh từ hoặc đại từ trong câu

1.3.2 Phân loại tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt

1.3.2.1 Phân loại tính từ trong tiếng Anh

Tương tự như các phần khác của lời nói, tính từ được phân loại thành một số loại dựa vào ý nghĩa của chúng hoặc dựa vào các thành phần cấu tạo nên cấu trúc câu. a Dựa trên trên ý nghĩa:

Căn cứ vào ý nghĩa, chúng ta có thể chia tính từ thành nhiều loại như sau: Theo Advanced English grammar and Communication (2008) – Vipul, có bốn loại tính từ chính như tính từ chỉ tính chất (adjectives of quality), tính từ chỉ số lượng (adjectives of quantity), tính từ liên quan đến các khoáng sản (mineral a djectives) và tính từ chỉ định (demonstrative adjectives) Trong quyển Collin

Cobuild English Grammar (1990), William Collins Sons đã phân loại các tính từ như: tính từ chỉ tính chất (qualitative adjectives: big, small, long, short, hot, cold…), tính từ phân loại (classifying adjectives: an electronic window - cửa điện tử, organic foof - thực phẩm hữu cơ), tính từ chỉ màu sắc (color adjectives: red,yellow, green, brown,…), tính từ dùng nhấn mạnh (emphasizing adjectives: real, satisfactory, suitable,…) , từ hạn định: determiners) Tuy nhiên, hai cách phân loại này không bao gồm tất cả các đặc trưng về mặt ý nghĩa của tính từ b Dựa trên đặc điểm cấu tạo từ:

Klein, E (1980) trong bài viết A semantics for positive and comparative adjectives có đề cập về cấu tạo của tính từ cũng là cơ sở để phân loại tính từ Chúng bao gồm: tính từ ngắn, tính từ dài hoặc tính từ đặc biệt

+ Short adjectives (Tính từ ngắn): Tính từ ngắn là tính từ có một âm tiết như tall, small, short… Trong câu so sánh hơn, chúng ta thêm -er hoặc so sánh nhất thì thêm -est sau đuôi của tính từ.

Ví dụ: Ho Chi Minh city is bigger than Ha Noi capital (Thành phố Hồ Chí Minh lớn hơn thủ đô Hà Nội.)

Trong trường hợp này, bigger là tính từ ngắn nó có một âm tiết là big mà tận cùng của tính từ là một phụ âm g và trước phụ âm là một nguyên âm thì chúng ta phải gấp đôi phụ âm khi sử dụng dạng câu so sánh là bigger

+ Long adjectives (tính từ dài): Tính từ dài là từ hai âm tiết trở lên, trong câu so sánh nó được hình thành bằng cách thêm từ more khi so sánh hơn hoặc the most khi so sánh nhất trước tính từ dài như ví dụ sau:

Ví dụ: Linh is the most beautiful girl in my class (Linh là cô gái xinh đẹp nhất trong lớp của tôi.)

Tuy nhiên, các tính từ đặc biệt có chữ cái kết thúc bằng y thì chúng ta đổi y t hành i rồi thêm -er.

Ví dụ: Linh’s test is easier Hung’s test (Bài kiểm tra của cô Linh thì dễ hơn bài kiểm tra của thầy Hùng.)

Chức năng cú pháp của tính từ tiếng Anh và tiếng Việt

1.4.1 Định nghĩa của chức năng cú pháp

Trong các tài liệu tham khảo điện tử LinguaLinks Library 5.0 Plus (2003) d o nhiều tác giả biên soạn đã trình bày định nghĩa về chức năng cú pháp là mối quan hệ ngữ pháp của một thành phần từ loại với những thành phần khác trong một cấu tr úc ngữ pháp.

Tác giả Đinh Văn Đức trong quyển Ngữ Pháp Tiếng Việt: Từ Loại (2002) cho rằng “Chức năng cú pháp của tính từ chỉ khả năng là thành phần ngữ pháp của t ính từ trong một câu” Nhìn chung, chức năng cú pháp là một cách thể hiện ngữ phá p trong mối quan hệ của một lời nói hoặc một vài phần khác khi nó được đặt tại một vị trí cụ thể trong câu

1.4.2 Chức năng cú pháp của tính từ tiếng Anh

Trong A University Grammar of English (1973), tác giả cho chúng ta thấy một bức tranh tổng quát về chức năng cú pháp của tính từ Tiếng Anh được chia thành 5 loại như sau: tính từ thuộc ngữ, tính từ vị ngữ, tính từ ở vị trí hậu tố, tính từ đứng đầu cụm danh từ và tính từ không có động từ a Tính từ thuộc ngữ (attributive adjectives):

Thuộc ngữ là một trong những chức năng chính của tính từ tiếng Anh Với c hức năng này, tính từ thuộc ngữ bổ ngữ cho danh từ bằng cách xuất hiện giữa từ hạn định và từ đứng đầu cụm danh từ

Ví dụ: It’s a sunny day (Ngày có nắng.)

Một vài tính từ được dùng với chức năng cú pháp của tính từ thuộc ngữ: ato mic, eastern, indoor, institutional, introductory, investigative, bridal, eventual, lon e, maximum, nationwide, northern, countless, existing, occasional, chemical, orche stra, outdoor, digital, federal, phonetic, reproductive, smokeless, western ,

Theo khảo sát của một số nhà ngôn ngữ trước, tính từ chỉ cảm xúc giúp thể hiện cảm xúc về người và vật của người nói và chúng thường được sử dụng với chức năng tính từ thuộc ngữ Các tính từ chỉ cảm xúc hoặc tính chất được dùng với chức năng tính từ thuộc ngữ: stinking, utter, complete, perfect, positive, sheer, total, pure, outright, real, entire, absolute, true, blooming, freezing, … b Tính từ vị ngữ (predicative adjectives):

Nó cũng là một chức năng cú pháp thiết yếu của tính từ khi tính từ được đượ c sử dụng sau động từ tobe và các động từ liên kết copular verbs (dường như (seem), nghe (sound), cảm nhận (feel), tìm thấy (find), v.v.) để mô tả đối tượng hoặc vật thể Tính từ vị ngữ có thể làm bổ ngữ cho chủ ngữ và tân ngữ

+ Chức năng 1: Bổ ngữ chủ ngữ: Tính từ vị ngữ có chức năng bổ ngữ cho chủ ngữ khi chúng đứng sau động từ tobe và các động từ liên kết copular verbs theo cấu trúc S-V-C

Ví dụ: This soup is so delicious (Súp này rất ngon.) (S -V - C.)

Ngay cả khi chủ ngữ là một cụm danh từ hạn định hoặc không hạn định thì c ác tính từ này vẫn có thể bổ ngữ trực tiếp cho chủ ngữ.

Ví dụ: Stories written by Nguyen Nhat Anh // are // great and significant

(Những câu chuyện được viết bởi nhà văn Nguyễn Nhật Ánh thì rất hay và ý nghĩa.)

Ví dụ: Eating vegetables // is // healthy (Ăn nhiều rau củ thì tốt cho sức k hỏe.) S = Non-FC V Cs

+ Chức năng 2: Bổ ngữ cho tân ngữ: Các tính từ vị ngữ thường được đặt sau động từ liên kết trong cấu trúc câu (S-V-O-C) khi đó nó có chức năng bổ ngữ cho tân ngữ của câu.

Ví dụ: I find Linda kind (S-V-O-C.) (Tôi thấy Linda rất tốt bụng.)

Gần giống với chức năng bổ ngữ cho chủ ngữ, tính từ có thể bổ ngữ cho tân ngữ ngay cả khi tân ngữ đó là một cụm danh từ hạn định hoặc không hạn định.

Ví dụ: I got my hair dry (Tóc của tôi đã khô.)

We find learning English important in our life.

(Chúng ta nhận ra rằng học tiếng Anh thì quan trọng cho cuộc đời của chúng ta.)

Ngoài ra, các tính từ có chức năng bổ ngữ cho tân ngữ thường bày tỏ kết quả của quá trình được thể hiện qua động từ

Ví dụ: My mother boiled the shrime done (Mẹ của tôi đã luộc tôm xong.) (The result of boiling shrime is done.)

Tóm lại, các tính từ vị ngữ có thể có chức năng bổ ngữ cho chủ ngữ hoặc cho tân ngữ.

Một số tính từ vị ngữ bị hạn chế trong vị trí đứng, nó đứng sau động từ liên kết để bổ ngữ cho chủ ngữ hoặc tân ngữ Phần lớn của các tính từ này bắt đầu với ti ếp đầu ngữ (mạo từ a) luôn luôn đã sử dụng sau động từ như asleep, afloat, ablaze, afraid, alike, alight, alive, alone, aloof, ashamed, askew, awake, aware,…

Ngoài ra, một số tính từ được sử dụng để miêu tả sức khoẻ và cảm xúc thường xuyên đứng sau động từ liên kết be, feel, found, sound, seem như content, find, glad, ill, pleased, poorly, ready, sorry, sure, upset, unwell, fine,…

Tuy nhiên vẫn có một vài tính từ vị ngữ được đặt giống như tính từ thuộc ngữ như alive, afraid, alike, asleep, ill, alone, live, frightened, similar, sick, lone,…

Ví dụ: Playing games for hours makes me feel asleep (Chơi game trong nhiều giờ làm tôi cảm thấy buồn ngủ.) (Tính từ vị ngữ)

There is a sleeping monkey in the jungle (Có một chú khỉ buồn ngủ ở trong rừng.) (Tính từ thuộc ngữ) c Tính từ ở vị trí hậu tố (postposition):

Tính từ ở vị trí hậu tố thường đứng sau danh từ mà nó bổ ngữ như G.Leech và J Svartvik đã nêu trong A Communicative Grammar of English, tính từ có thể được sử dụng trong mệnh đề quan hệ rút gọn.

Ví dụ: Doraemon is a cartoon (which is) suitable for kids (Doraemon là phim hoạt hình thích hợp cho trẻ con.)

Khái niệm về nét nghĩa của từ

Sau đây, chúng tôi trình bày một số khái niệm về nghĩa của từ để làm căn cứ cho việc khảo sát các tính từ chỉ cảm xúc trong bản gốc được chuyển dịch biến đổi từ nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong bản dịch như thế nào thông qua các phương thức dịch

Tác giả Đỗ Hữu Châu trong quyển Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt (1999), đề cập đến việc xác định nét nghĩa của từ vựng là phải tìm ra những nét nghĩa chung đ ồng nhất trong nhiều từ, sau đó đối lập những từ có nét nghĩa chung đó với nhau để tìm ra những nét nghĩa riêng biệt Như vậy, nét nghĩa chính là cách thể hiện thuộc tí nh sự vật mà từ biểu thị Nét nghĩa sẽ có hai đặc trưng chính là: bản chất và vị trí.

Chúng ta có thể hiểu trường nghĩa là các nét ngữ nghĩa trong từ vựng không được xác định một cách trực tiếp, mà chúng sẽ được xác định khi đặt vào hệ thống con thích hợp Từ đó, chúng ta xác định được các nét nghĩa trong trường từ vựng của nó và mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong các tiểu hệ thống ngữ nghĩa. Một tiểu hệ thống ngữ nghĩa có chung một nét nghĩa chính là một trường nghĩa

Ví dụ: Các từ cùng nét nghĩa chỉ cảm xúc con người: buồn, vui, giận, dữ, rung động, xao xuyến, kích động, nao nức,…

Ví dụ: Với từ mắt chúng ta có trường:

Bộ phận của mắt: lông mày, lông mi, mí, mi, lòng trắng, lòng đen, con ngươi, khéo, nước mắt, lệ, lụy… Đặc điểm của mắt: Đặc điểm ngoại hình: bồ câu, ốc nhồi, lợn luộc, dao cau, phượng (mày) ngài, lươn, lá răm, him (mày) lưỡi mác, chổi xề, nhung, huyền, xanh, đen, trắng dã, tròn Đặc điểm về năng lực của mắt : đờ đẫn, sắc, lờ đơ, tinh anh, tốt, kém, toét, mù, lòa

Cảm giác về mắt: chói, quáng, hoa, cộm, xót

Bệnh của mắt: quáng gà, mắt hột, thong manh, cận thị, viễn thị vảy cá, hạt gạo

Hoạt động của mắt: nhìn, trông thấy, ngó, liếc, nghé, nom, dòm, lúng, liếng,đong đưa, nhìn trộm, cụp mắt, trợn, trừng, quắc

1.5.3 Biến đổi ý nghĩa của từ

Sự biến đổi ý nghĩa của từ được đề cập trong quyển Nhập môn ngôn ngữ học của tác giả Lê Đình Tư & Vũ Ngọc Cân (2009) Tác giả cho rằng trong quá trình giao tiếp của người sử dụng ngôn ngữ, sẽ phát sinh nhu cầu về từ vựng và cách diễn đạt để miêu tả các sự vật, hiện tượng hoặc các khái niệm mới, cũng như nhằm mục đích tạo ra hiệu quả giao tiếp cao hơn Vì thế, ngôn ngữ cần phát triển nhanh để đáp ứng các nhu cầu trên, con người đã liên tục tạo ra nhiều từ mới dẫn đến kết quả là hệ thống ngôn ngữ xuất hiện số lượng rất lớn các đơn vị từ vựng Tuy nhiên, khi xuất hiện nhiều đơn vị từ vựng mới có thể làm cản trở quá trình giao tiếp Bên cạnh việc xuất hiện từ vựng mới, cũng có một số khái niệm bị mất đi hoặc thay đổi ý nghĩa do quá trình phát triển của xã hội Tóm lại, hiện tượng biến đổi ý nghĩa của từ trong các ngôn ngữ làm một số từ trở thành từ nhiều nghĩa

1.5.4 Đặc điểm của nhóm tính từ chỉ cảm xúc trong tiếng Việt

Tính từ chỉ tình cảm, cảm xúc là một trong những biểu hiện của con người trong đời sống tinh thần Không chỉ trong tiếng Việt mà trong các ngôn ngữ khác đều tồn tại nhóm tính từ chỉ tình cảm cảm xúc để giúp người sử dụng ngôn ngữ bày tỏ được tâm trạng tình cảm của mình Chúng có những đặc điểm sau:

Nhóm tính từ chỉ tình cảm, cảm xúc có đặc điểm từ loại, quan hệ kết hợp cú pháp và vai trò ngữ pháp (chức năng ngữ pháp) của từ trong câu

Tính từ chỉ cảm xúc trong tiếng Việt có vị trí không cố định, thay đổi theo ngữ cảnh Chúng ta thường thấy tính từ đứng sau danh từ và động từ Cũng có khi tính từ lại đóng vai trò làm chủ ngữ và đứng ở đầu câu Đối với trường hợp này, sau tính từ sẽ là vị ngữ.

Ví dụ: Cô ấy buồn Tính từ buồn bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ cô ấy.

Ngoài ra, tính từ chỉ cảm xúc trong tiếng Việt sẽ không thể kết hợp được với các phó từ mệnh lệnh như: hãy, đừng,… Nó chỉ có thể kết hợp được với các phó từ như: không, sẽ, đã, đang, chưa, chẳng, còn…

Ví dụ: đã từng xinh đẹp, không xấu,…

1.5.4.2 Đặc điểm ngữ nghĩa Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm tính từ chỉ tình cảm, cảm xúc là cấu trúc ngữ nghĩa, các quan hệ ngữ nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của chúng trong ngôn cảnh. Trong nhóm tính từ chỉ tình cảm, đa nghĩa là hiện tượng khá phổ biến Đó là hiện tư ợng một từ gồm nhiều ý nghĩa từ vựng khác nhau trên cơ sở cùng chung một ý nghĩ a phạm trù - ý nghĩa từ loại, và giữa những ý nghĩa từ vựng này chúng có quan hệ c huyển nghĩa chặt chẽ

Ví dụ: Những tính từ chỉ cảm xúc trong tiếng Việt sẽ có quan hệ ngữ nghĩa cùng thể hiện cảm xúc của con người như:

Vui vẻ nghĩa là hạnh phúc, lạc quan.

Tức giận nghĩa là phẫn nộ, bực tức.

Lo lắng nghĩa là sợ hãi về điều gì đó sắp xảy ra.

Kiêu ngạo nghĩa là tự mãn, kiêu hãnh.

Xấu hổ nghĩa là cảm thấy xấu hổ về một hành động hoặc lời nói.

Bối rối nghĩa là trạng thái lúng túng và không thoải mái.

Chán nản nghĩa là mất hứng, cảm thấy mệt mỏi về một tình huống.

Tự tin nghĩa là tin tưởng vào khả năng của bản thân.

1.5.4.3 Phân loại tính từ chỉ cảm xúc trong tiếng Việt theo ngữ nghĩa

Khi tiến hành phân loại tính từ chỉ cảm xúc theo ngữ nghĩa dựa theo lý thuyết của Đỗ Hữu Châu, chúng tôi tiến hành phân chia dựa vào tính tích cực và tiêu cực c ủa từ chỉ cảm xúc Những từ ngữ tích cực là những từ ngữ mang đến cho con người cảm giác hài lòng, vui vẻ, hạnh phúc, thích thú và mãn nguyện Và ngược lại, nhữn g tính từ chỉ cảm xúc tiêu cực là những tính từ mang đến cho con người cảm giác th ất vọng, buồn đau, khổ sở, ám ảnh Nhóm tính từ chỉ cảm xúc trung hòa được hiểu rằng đó là những từ ngữ không ảnh hưởng quá lớn đến cảm xúc, thái độ của con ng ười không thuộc phạm trù khảo sát của chúng tôi

Tác giả Diệp Quang Ban trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt, năm 2004 đề cập đến từ loại tiếng Việt, ông đưa ra ba tiêu chí để phân định từ loại trong tiếng Việt: dựa trên ý nghĩa tổng quát, khả năng và mức độ kết hợp, xác định các đặc điểm cú pháp Bên cạnh đó, dựa theo lý thuyết về từ loại trong Ngữ Pháp Tiếng Việt (2001, tr 146), Nguyễn Hữu Quỳnh chỉ ra hai loại tính từ tiếng Việt là tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài của sự vật và tính từ chỉ đặc điểm, trạng thái bên trong của sự vật Trong luận văn này chúng tôi sẽ lựa chọn hướng khảo cứu tính từ chỉ đặc điểm trạng thái bên trong của sự vật gồm những tính từ miêu tả phẩm chất, tâm trạng cảm xúc của một người, một vật hoặc một đối tượng làm bổ ngữ cho danh từ và làm vị ngữ trong câu.

Tính từ chỉ đặc điểm trạng thái bên trong của sự vật gồm những tính từ miêu tả phẩm chất, tâm trạng cảm xúc của một người, một vật hoặc một đối tượng làm bổ ngữ cho danh từ và làm vị ngữ trong câu là các tính từ miêu tả phẩm chất của người như: kind (tốt), bad (xấu), gentle (hiền), brave (dũng cảm)… và các tính từ miêu tả cảm xúc của người như: happy (vui), surprised (ngạc nhiên), angry (giận), bored

Các tính từ chỉ cảm xúc tự thân nó đã mang nét nghĩa thể hiện thái độ của người đối với sự việc, sự vật nào đó được chúng tôi lựa chọn ví dụ: angry, anxious, apprehensive, arrogant, envious, happy, ecstatic, terrific,… bên cạnh đó chúng tôi nhận thấy số lượng rất lớn các tính từ chỉ cảm xúc không tự thân xuất hiện trong bản gốc được hình thành từ các động từ của tiếng Anh Ví dụ: annoyed, ashamed, di sappointed, embarrassed, overwhelmed,.…Các tính từ chỉ thái độ (adjective of attitude) dành riêng cho việc miêu tả cảm xúc của một người đối với sự vật, sự việc, hiện tượng và chúng được thành lập bằng cách lấy verb (động từ) + ed hoặc verb (đ ộng từ) + ing Cụ thể:

Tính từ ở dạng phân từ hiện tại (Present participle) (verb + ing): dùng để diễn đạt một ý nghĩa chủ động, thường đi với danh từ chỉ vật:

Ví dụ: This is an interesting book (Đây là một quyển sách hấp dẫn.)

Trong ví dụ trên, tính từ interesting thể hiện cảm xúc hấp dẫn thu hút của người đọc dành cho quyển sách.

Tính từ ở dạng phân từ quá khứ (Past participle) (verb + ed): dùng để diễn đạt một ý nghĩa bị động, thường đi với danh từ chỉ người:

Ví dụ: Mary is bored with her job (Mary không còn hứng thú với công việc của cô ấy), tính từ bored thể hiện cảm xúc nhàm chán của Mary đối với công việc của cô ấy.

Lý thuyết về dịch thuật

1.6.1 Tổng quan về lí thuyết dịch

1.6.1.1 Khái niệm về chuyển dịch

Cho đến nay, hoạt động chuyển dịch đã được định nghĩa theo nhiều cách khá c nhau Tác giả Đỗ Hữu Châu trong quyển Dụng học và Dịch thuật Những vấn đề ngôn ngữ và dịch thuật (1993) đưa ra định nghĩa “dịch thuật là chuyển một ngôn bả n nguồn bằng một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác” Ở đây, ông đặc biệt quan tâ m đến vai trò của dụng học trong dịch thuật Ông cho rằng: “Ngữ dụng học với nhữ ng lĩnh vực, những phát kiến mới sẽ giúp cho dịch thuật phát hiện ra những điều cần lưu ý, giúp cho người dịch: cảnh giác hơn, tinh tế hơn khi xử lí ngôn bản nguồn để dịch”.

Nhà nghiên cứu Phan Ngọc trong quyển Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới (1994) cho rằng, “nghề dịch chỉ tóm lại trong một câu: Nhập gia tùy tục Khi dị ch sang tiếng Pháp, tiếng Anh thì ta phải theo tục Pháp, tục Anh Còn khi dịch sang tiếng Việt lại phải theo tục Việt”

Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thượng Hùng (2005) trong quyển Dịch thuật từ lý thuyết đến thực hành đã đề cập đến mối quan hệ giữa dịch thuật và ngữ nghĩa “Đối với người dịch thì từ là một vấn đề lớn Trong một văn bản có thể có những từ mới đối với người dịch và họ không biết nghĩa của chúng Tuy nhiên, trong quá trình dịch, mặc dù còn nhiều vấn đề cần phải bàn đối với bản thân nghĩa của từ, có một vấn đề lớn hơn là nghĩa rút ra từ quan hệ của từ đối với từ chứ không phải nghĩa liên quan đến từ riêng lẻ.”

Do văn hóa và ngôn ngữ gắn chặt với nhau và giữa các nền văn hóa luôn luô n có những khác biệt, nên những nét nghĩa với văn hóa và những nét nghĩa biểu cả m - lại không giống nhau Nói chung, ngoài kiến thức về ngôn ngữ thì văn hóa là m ột trong những thử thách lớn đối với hoạt động chuyển dịch.

Quá trình chuyển dịch giữa hai ngôn ngữ khác nhau liên quan đến việc thay đ ổi văn bản gốc bằng văn bản (văn bản nguồn) thành văn bản thứ hai (văn bản đích) hoặc bằng lời nói ban đầu (ngôn ngữ nguồn) thành lời nói ở ngôn ngữ khác (ngôn n gữ đích)

Ví dụ: Trong tiếng Anh: He is a teacher được chuyển dịch sang tiếng Việt: A nh ấy là một giáo viên

Theo Jakobson (1959) trong quyển On linguistic aspects of translation, tác giả đã phân biệt ba phong cách dịch như sau:

Thứ nhất, bản dịch theo dấu hiệu ngôn ngữ - hai ngôn ngữ có một vài miêu tả đặc trưng giống nhau

Ví dụ: Trong tiếng Anh: head rest-pillow (tựa đầu - gối) được chuyển dịch sa ng tiếng Việt: gối nằm ngủ

Thứ hai, bản dịch liên ngôn ngữ - bản dịch dựa vào dấu hiệu lời nói của hai n gôn ngữ

Ví dụ: Trong tiếng Anh: a rubber được chuyển dịch sang tiếng Việt: một cục tẩy/ một cục gôm.

Thứ ba, bản dịch dựa vào dấu hiệu phi ngôn ngữ, đây là cách dịch thoát nghĩ a từ vựng

Ví dụ: Trong tiếng Anh: Call of the wild được chuyển dịch sang tiếng Việt: T iếng gọi nơi hoang dã.

Vậy, hoạt động chuyển dịch là hoạt động phân tích, lí giải ý nghĩa câu từ của một đoạn văn, văn bản nào đó từ ngôn ngữ nguồn và đưa chúng sang ngôn ngữ đích với đoạn văn mới, văn bản mới tương đương

1.6.1.2 Dịch thuật và sự tương đương

Dịch theo hướng tương đương như một thủ tục “tái tạo tình huống giống như trong bản gốc, trong khi sử dụng từ ngữ hoàn toàn khác” Theo nhà ngôn ngữ học n ổi tiếng Saussure (1973) đã có sự phân biệt rõ giữa hệ thống ngôn ngữ và cách nói c ụ thể của cá nhân Trọng tâm của lý thuyết về ngôn ngữ của ông là phân biệt giữa

“ký hiệu” (tín hiệu nói và viết) và “được ký hiệu” (khái niệm), chúng cùng nhau tạo ra “sign” ngôn ngữ

Sau đó, Roman Osipovich Jakobson (1959) – nhà ngôn ngữ học và nhà lí luậ n văn học người Mỹ gốc Nga chỉ ra rằng “thông thường không có sự tương đương đ ầy đủ giữa các đơn vị mã hóa (code-units)” Đối với Jakobson, sự khác biệt giữa các ngôn ngữ, nền tảng của khái niệm tương đương, tập trung vào các hình thức ngữ ph áp và từ vựng bắt buộc Tác giả cũng đưa ra hai thuyết tương đương:

Tương đương tuyệt đối: Đề cập đến các yếu tố phổ quát theo kiểu 1;1

Ví dụ: window = cửa sổ, table = cái bàn, chair = cái ghế

Tương đương một phần: Đề cập đến các yếu tố đặc trưng văn hóa

Ví dụ: cheese = phô mai, sister = chị gái hoặc em gái.

Khi nói đến chuyển dịch các từ riêng lẻ, Eugene Nida Toward a Science of

Translating (1964) mô tả phương pháp tiếp cận đối với ý nghĩa khác nhau liên quan đến việc chuyển dịch bao gồm hai yếu tố: ngữ nghĩa và ngữ dụng Ông loại bỏ ý tưởng cũ rằng một từ có nghĩa cố định và hướng tới định nghĩa mới liên quan đến chức năng nghĩa, trong đó một từ “thu nhận” ý nghĩa thông qua ngôn cảnh sử dụng và có thể tạo ra các hiệu quả giao tiếp khác nhau tùy theo văn hóa

Ví dụ: Trong tiếng Anh: tính từ sở hữu his với nhiều ngữ nghĩa khác khác tro ng những ngữ cảnh khác nhau như his + danh từ:

+ His house mang ngữ nghĩa anh ấy sở hữu ngôi nhà này và được chuyển dị ch sang tiếng Việt: ngôi nhà của anh ấy.

+ His journey lại mang chức năng ngữ nghĩa anh ấy thực hiện một cuộc hàn h trình và được chuyển dịch sang tiếng Việt: chuyến đi của anh ấy

+ His kindness mang ngữ nghĩa lòng tốt là một phẩm chất của anh ấy và đượ c chuyển dịch sang tiếng Việt: lòng tốt của anh ấy

Ngoài ra, trong ngữ cảnh khác his chỉ đứng 1 mình với chức năng đại từ sở hữu mang ngữ nghĩa của anh ấy dùng để thay thế cho những điều gì của anh ấy đã được nhắc đến trong các câu trước

Bên cạnh đó, Eugene Nida (1964) đã nêu rõ là có hai loại tương đương trong chuyển dịch như sau:

+Tương đương về hình thức: Sự tương đương về hình thức tập trung vào hìn h thức và nội dung từ ngữ thể hiện Khi dịch sang ngôn ngữ đích phải khớp hoàn to àn, càng sát chặt càng tốt với các yếu tố trong ngôn ngữ nguồn

+Tương đương chuyển động: Sự tương đương giữa bản dịch và bản gốc khô ng hoàn toàn giống nhau, mối quan hệ giữa bản dịch và ý nghĩa bản dịch chỉ cơ bản gần giống với bản gốc

1.6.2 Lý thuyết dịch của Eugene Nida (1914 – 2011)

Eugene Nida là nhà ngôn ngữ học Hoa Kỳ được xem là cây đại thụ về lý thu yết dịch của thế kỷ 20 Những quan niệm về dịch của ông được đón nhận trong giới văn học dịch, và ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng những nhà dịch thuật khác Ông đưa ra lý thuyết về chức năng tương đương (functional Equivalence) trong Toward a Sci ence of Translating (1964) và The Theory and Practice of Translation (1969)

Trong lý thuyết này ông đưa ra hai loại tương đương dịch bao gồm tương đương chính thức (formal equivalence) và tương đương đa năng (dynamic equivale nce, còn gọi là tương đương năng động) Theo Nida việc dịch thuật là dựa vào sự tương đương của ý nghĩa chứ không cố gắng giải thích ý nghĩa

Dịch từ vựng theo hướng giải thích ý nghĩa sẽ có nhiều trở ngại ngôn ngữ như trong tiếng Anh (at home, in house) thì trong tiếng Việt không phân biệt cụ thể ý nghĩa khác nhau của hai từ này mà chỉ dịch là (trong nhà)

Giới thiệu tiểu thuyết David Copperfield

Tiểu thuyết David Copperfield được xuất bản lần đầu năm 1850 của đại văn hào người Anh, Charles Dickens David Copperfield là sự kết hợp hài hòa trong việc khắc họa chân dung với phân tích tâm lý nhân vật đa dạng, đầy mâu thuẫn, trở thành những hình ảnh đại diện cho xã hội trong thế kỉ 19 Câu chuyện xoay quanh c uộc đời của nhân vật David Copperfield Cuộc sống êm đềm của David thay đổi khi mẹ kết hôn với một người độc ác Tuổi thơ của cậu là những chuỗi ngày đầy ác mộn g bị đánh đập hành hạ bởi người đàn ông xa lạ bước chân vào ngôi nhà thân yêu của cậu Người cha dượng thì tàn nhẫn, còn mẹ cậu vốn dịu dàng lại trở nên lạnh lùng làm David trở nên đau khổ Nhiều biến cố xảy ra, cậu bé David trở thành đứa trẻ cô độc, bơ vơ giữa cuộc đời, một mình bước ra ngoài thế giới Sau rất nhiều thăng trầm, David Copperfield dần trưởng thành, kết hôn và có một cuộc sống mới, nhưng n hững bất hạnh lại dồn dập ập đến Nhưng cuối cùng chính tình yêu thầm lặng đã vự c dậy David và giúp anh trở lại cuộc sống hạnh phúc bên người mình thương yêu th ật sự.

Tác phẩm David Copperfield được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, trong đó, có hai dịch giả đã có nhiều tâm huyết dịch thành công tác phẩm n ày sang tiếng Việt là dịch giả Phan Ngọc năm 1977 và dịch giả Mai Loan năm 2021 Trong bài viết này, chúng tôi chọn bản dịch của dịch giả Mai Loan vì bản dịch có tí nh “cận hiện đại” hơn

Bản dịch mới của Mai Loan đang tạo được tiếng vang lớn trong giới văn học và trên thị trường sách mới Việt Nam Bởi lẽ, sự trở lại của David Copperfield trong trào lưu tái bản những tác phẩm văn học kinh điển như một liều thuốc tinh thần Nó giúp người đọc vượt qua khó khăn trong những ngày phong toả dịch bệnh Covid tại Việt Nam Các tác phẩm của đại văn hào Charles Dickens rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam, việc làm mới lại những tác phẩm cũ đang thu hút bạn đọc trẻ Hơn thế nữa, việc lựa chọn khảo sát bản dịch mới này giúp chúng tôi tìm ra sự khác biệt so với các bản dịch cũ Thành công của bản dịch là vẫn giữ được tinh thần bản gốc và truyền tải tốt văn phong tác giả Mai Loan cũng chuyển ngữ đầy đủ, không cắt bớt chi tiết đồng thời thông qua các tính từ chỉ cảm xúc tình cảm và thái độ nhân vật được thể hiện rõ nét.

Tiểu kết chương 1

Trong chương I, chúng tôi đề cập đến các lý thuyết liên quan đến chức năng cú pháp của tính từ, đặc điểm ngữ nghĩa của tính từ chỉ cảm xúc và các vấn đề liên quan đến dịch thuật

Theo chức năng cú pháp chúng tôi tổng kết như sau:

+ Chức năng cú pháp tính từ tiếng Anh gồm: tính từ thuộc ngữ, tính từ vị ngữ, tính từ vị ngữ hạn định, tính từ hậu tố, đứng đầu ngữ danh từ, mệnh đề tính từ không có động từ

+ Chức năng cú pháp tính từ tiếng Việt gồm: tính từ vị ngữ, bổ ngữ cho các danh từ và động từ, cụm trạng từ, chủ ngữ của một câu, giới từ đứng trước

Theo ngữ nghĩa trong tiếng Việt, dựa theo nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu về trường từ vựng, một số nghiên cứu trước đây có xuất hiện nhóm từ chỉ cảm xúc tích cực, tiêu cực và trung hòa

Trong cả hai ngôn ngữ, tính từ đảm nhận rất nhiều chức năng cú pháp giống và khác nhau trên cơ sở lí thuyết ngôn ngữ học đối chiếu chúng tôi lựa chọn khảo cứu bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt của các tính từ chỉ cảm xúc để so sánh về cách chuyển dịch thay đổi về vị trí, thay đổi về từ loại, thay đổi về các nét nghĩa của tính từ như thế nào, phương pháp dịch thuật nào hiệu quả đối với việc dịch tính từ chỉ cảm xúc.

NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU VỀ TÍNH TỪ CHỈ CẢM XÚC TRONG TÁC PHẨM ‘DAVID COPPERFIELD’ VÀ BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT CÙNG TÊN

Giới thiệu chương 2

Dựa theo lý thuyết phân chia tính từ chỉ cảm xúc của Hữu Quỳnh đã trình bày ở chương 1, chúng tôi chia thành hai nhóm chính các tính từ chỉ cảm xúc (emotional adjectives) trong bản gốc là: tính từ chỉ cảm xúc vui, hài lòng, thái độ tích cực và tính từ chỉ cảm xúc không vui, không hài lòng, thái độ tiêu cực như:

+ Các tính từ chỉ cảm xúc vui, hài lòng, thái độ tích cực xuất hiện trong bản gốc: amused, confident, confidential, conscientious, delighted, ecstatic, overwhelmi ng, excited, happy, intoxicate, keen, overjoyed, positive, relaxed, surprised, wonderf ul, pleasant, pleased, satisfied, astonished, comfortable, amazed, blissful, unfathom able, complacent, privileged, resigned, blessed, embarrassed, merry, sprightly, hop eful, cheery, brave, insubstantial, unconscious, convinced, proud, headlong, fresh

+ Các tính từ chỉ cảm xúc không vui, không hài lòng, thái độ tiêu cực xuất hiện trong bản gốc: angry, anxious, annoyed, appalled, apprehensive, arrogant, ash amed, bewildered, confused, depressed, disappointed, envious, embarrassed, frighte ned, furious, horrified, terrific, wretched, stricken, sorrowful, uncertain, dismayed, hysterical, unfortunate, complacent, downcast, shadowy, proud, stern, exasperated, afraid, uncomfortable, dull, doubtful, nervous, jaded, compassionate, curious, abas hed, shocked, paintful, sorry, jealous, tiresome, unsettled, sad, miserable, restless, u nhappy, desolate, avaricious, unseasonable, solicitous, rough, agitated, melancholy , perplexed, ridiculous, subdued, bored, brilliant, forbidden, trembling, hpocritical, t houghful, uneasy, weaker

Sau khi lựa chọn liệt kê các tính từ chỉ cảm xúc trong tác phẩm David

Copperfield, chúng tôi tiến hành khảo sát các trường hợp dịch thay đổi vị trí dựa theo lí thuyết về đặc điểm cú pháp của tính từ, các trường hợp dịch thay đổi từ loại dựa theo lý thuyết phân loại loại từ của tính từ khi được dịch sang tiếng Việt Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục khảo sát về phương pháp chuyển dịch của Mai Loan lựa chọn khi chuyển dịch tính từ chỉ cảm xúc theo lý thuyết dịch của: Nida và Vinay & Darbelnet như đã trình bày ở chương 1 của luận văn

Cuối cùng, chúng tôi thực hiện khảo sát về nét nghĩa của tính từ chỉ cảm xúc tác giả có dịch giữ nguyên nét nghĩa trực tiếp hay có sự chuyển nghĩa trong quá trình dịch để phù hợp với cách dùng từ của người Việt Từ đó chúng tôi đưa ra phương pháp dịch hiệu quả đối với tính từ chỉ cảm xúc.

Khảo sát về sự thay đổi vị trí và từ loại qua cách chuyển dịch tính từ chỉ cảm xúc

từ chỉ cảm xúc trong tác phẩm “David Copperfield” và bản dịch tiếng Việt cùng tên.

Trong bài viết này, chúng tôi khảo sát sự thay đổi về vị trí trong cách chuyển dịch tính từ chỉ cảm xúc trong tiểu thuyết David Copperfield (thông qua các ví dụ minh họa được trích theo thứ tự tăng dần từ 1-n) và bản dịch tiếng Việt cùng tên (1’-n’).

2.2.1 Khảo sát về sự thay đổi vị trí

Theo lý thuyết dịch của Vinay và Darbelnet, dịch trực tiếp (direct) gồm 3 phương thức: vay mượn (borrowing), sao phỏng/ mượn dịch (calque), dịch nguyên văn (literal) Trong quá trình khảo sát cách dịch tính từ chỉ cảm xúc, chúng tôi nhận thấy phương thức vay mượn và sao phỏng không xuất hiện nên chúng tôi dựa vào phương thức dịch nguyên văn và chức năng cú pháp tính từ để khảo sát về sự thay đổi vị trí của các tính từ chỉ cảm xúc trong bản dịch a Tính từ chỉ cảm xúc vẫn còn giữ nguyên vị trí trong câu khi chuyển dịch

Ví dụ 1: David và Traddles là bạn rất thân nên khi gặp lại nhau họ vui mừng khôn xiết

(1) ‘My dear Traddles,’ said I, ‘I am delighted to see you at last, and very so rry I have not been at home before But I have been so much engaged (chapter 34.

→ (1’) “Traddles yêu quý của tôi.” Tôi nói “Mình thật mừng khi cuối cùng đã được gặp cậu, và rất lấy làm tiếc là đã vắng nhà vào lần trước (quyển 2, tr 51)

Trong ví dụ 1, tính từ chỉ cảm xúc delighted với mức độ cảm xúc trung hòa, đứng sau động từ to be am được chuyển dịch theo thứ tự ở tiếng Việt (1’) là thật mừ ng thể hiện mức độ cảm xúc cao hơn.

Ví dụ 2: Sau khi bị ông Micawber mượn tên của Traddles để đi vay nợ, David nhắn nhủ rằng vú nuôi Peggotty sẽ vui lòng giúp đỡ nếu mọi chuyện không liên quan đến ông Micawber nữa.

(2) I told him that my old nurse would be delighted to assist him,… (chapter

→ (2’) Tôi bảo cậu ta rằng chị vú nuôi của tôi sẽ rất vui được giúp đỡ cậu ta,

Trong ví dụ 2, tính từ chỉ cảm xúc delighted với mức độ cảm xúc trung hòa, đứng sau động từ to be would be được chuyển dịch theo thứ tự ở tiếng Việt (2’) là rất vui thể hiện mức độ cảm xúc cao hơn.

Ví dụ 3: David dần thấu hiểu tình cảm của Agnes, theo Agnes thì David nên viết thư cho ông Tiến Sĩ để xin làm việc thư kí của ông David cũng đồng ý bởi anh không thấy vui khi tự kiếm ăn bằng việc khác thay vì xin việc từ người thầy cũ

(3): I was scarcely more delighted with the prospect of earning my own brea d, than with the hope of earning it under my old master; (chapter 35 Depression, p. 424)

→ (3’): Tôi không thấy vui mừng với viễn cảnh tự mình kiếm miếng ăn hơn niềm hy vọng kiếm được nó từ người thầy cũ của mình; (quyển 2, tr 79)

Trong ví dụ 3, tính từ chỉ cảm xúc delighted với mức độ cảm xúc trung hòa, đứng sau động từ to be was được chuyển dịch theo thứ tự ở tiếng Việt (3’) là vui mừng thể hiện mức độ cảm xúc cao hơn vừa vui vừa mừng.

Các tính từ chỉ cảm xúc từ bản gốc tiếng Anh sang bản dịch tiếng Việt có cù ng vị trí trong câu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2 Thống kê các trường hợp tính từ chỉ cảm xúc được dịch giữ nguyên vị trí so với bản gốc theo các chức năng cú pháp của tính từ trong tiếng Anh

STT Vị trí của tính từ trong bản gốc theo Số trường hợp được nhà văn chức năng cú pháp tính từ trong tiếng

Charles Dicken sử dụng trong bản gốc và được dịch giữ nguyên vị trí

1 Động từ (Verb tobe) + Tính từ (adj) 613

2 Động từ liên kết (Copular verbs) feel, felt, become, became, look, seem, get, think,left, rise, see, find, come, appear…

3 Trạng từ (Adv) scarcely, extremely, very, so, rather, particularly, quite, unusually, certainly, too, so, simply, dreadfully, deeply, excessively, almost, evidently, completely, absolutely, easily, horribly, infinitely,…+ adj

Trong 1252 trường hợp khảo sát có

167 trường hợp tác giả thêm các trạng từ đứng trước tính từ để tăng mức độ cảm xúc Và các trạng từ này sẽ dịch trước sau đó mới đến tính từ phía sau.

4 Trường hợp khác (bao gồm các trường hợp bị thay đổi vị trí khi chuyển dịch sẽ được khảo sát ở phần sau.)

Từ bảng 2 cho thấy, các tính từ không thay đổi vị trí trong bản dịch so với bả n gốc khi chúng không đi kèm với danh từ và theo cấu trúc: Chủ ngữ + động từ to b e/ động từ liên kết + trạng từ + tính từ; hoặc các trạng từ scarcely, extremely, very, so, rather, particularly, quite, unusually, certainly, too, so, simply, dreadfully, deeply, excessively, almost, evidently, completely, absolutely, easily, horribly, infinitely,… Cách dùng tính từ chỉ cảm xúc trong tiểu thuyết bản gốc được dịch giữ nguyên vị trí chiếm số lượng lớn nhất là Verb (tobe) + adj là 613/1252 trường hợp (48,96%)

Tuy nhiên, sau khảo sát 1252 tính từ chỉ cảm xúc, chúng tôi chỉ thấy 1 trường hợp tính từ chỉ cảm xúc được dịch trước trạng từ mặc dù trong bản gốc thì trạng từ đứng trước tính từ chỉ cảm xúc

Ví dụ 4: David đón Agnes, Agnes được cả Traddles yêu quý, họ đã có buổi tối gặp nhau vui vẻ trước khi David dẫn mọi người đến nhà của anh và hôn thê Dora

(4): We have a delightful evening, and are supremely happy; but I don’t bel ieve it yet (chapter 43 Another retrospect, p 516)

→ (4’): Chúng tôi đã có một buổi tối thật tuyệt vời, và hạnh phúc tột bậc, n hưng mà tôi vẫn không tin (quyển 2, tr 224)

Trong ví dụ 4, trạng từ supremely đứng trước tính từ happy, đây là trường hợp duy nhất được chuyển dịch ngược thứ tự ở bản dịch tiếng Việt (4’) là tính từ chỉ cảm xúc + trạng từ chỉ mức độ hạnh phúc tột bậc Như vậy, việc dịch thuật sẽ có những trường hợp ngoại lệ, miễn sao vẫn giữ ý nghĩa bản gốc và diễn đạt trôi chảy

Ngoài ra, đối với từ chỉ mức độ much, so much, very much trong tiếng Anh k hi dịch sang tiếng Việt thì không đổi vị trí so với tính từ chỉ cảm xúc ở bản gốc tiến g Anh Các từ chỉ mức độ có thể được dịch thành quá, rất,… hoặc có những trường hợp tác giả lượt bỏ không dịch các từ này cho phù hợp với văn phong, văn hóa người Việt

Khảo sát về phương pháp dịch tính từ chỉ cảm xúc trong tác phẩm tiếng Anh ‘Da

2.3.1 Phương pháp dịch tương đương nghĩa và dịch tương đương năng động (theo lý thuyết dịch diễn giải của Nida)

Theo lý thuyết dịch của Nida trong quá trình chuyển dịch các tính từ chỉ cả m xúc thái độ được tác giả sử dụng lý thuyết dịch diễn giải gồm ba giai đoạn: Ngôn ngữ A > phân tích > chuyển hóa > tái cơ cấu > ngôn ngữ B Ông đưa ra ba phương thức dịch cụ thể là: dịch cải thiện, dịch lượt bớt từ, dịch thêm từ

Ví dụ 40: Thời gian David bị gửi đến trường học Salem, tất cả mọi người trong lớp đều sợ ông Creakle bởi khi chưa hoàn thành những bài tập được giao ông sẽ quất roi vào người.

(40): An unhappy culprit, found guilty of imperfect exercise, approaches a t his command (chapter 7 my first half at salen house, p 77)

→ (40’): Một kẻ bất hạnh đã phạm tội không hoàn thành những bài tập đư ợc giao, cậu ta đang tiến đến khi nghe thấy ông ta ra lệnh (quyển 1, tr 121)

Trong ví dụ 40, tính từ chỉ cảm xúc unhappy thay vì dịch theo nghĩa trong từ điển là không vui, ở đây dịch giả chuyển dịch sang tiếng Việt bằng cách dùng một từ đồng nghĩa để diễn tả cảm xúc đau buồn và không chống cự được (40’) bất hạnh

Ví dụ 41: Thời gian David ở nhà ông Micawber, anh cảm thấy bơ vơ, trơ trọi, trong đầu anh luôn bận rộn suy nghĩ về chi tiêu của bà Micawber và khoản nợ của ông Micawber

(41): I am solemnly convinced that I never for one hour was reconciled to i t, or was otherwise than miserably unhappy; but I bore it; ….(chapter 11 I begin lif e on my own account, and don’t like it, p.138)

→ (41’): Tôi tin mình chẳng bao giờ hòa hợp được với cuộc sống ở đây dù chỉ một tiếng đồng hồ, mà đúng hơn là phải chịu khổ sở, chán chường mà thôi (qu yển 1, tr 211)

Trong ví dụ 41, tính từ chỉ cảm xúc unhappy thay vì dịch theo nghĩa trong từ điển là không vui, ở đây dịch giả chuyển dịch sang tiếng Việt bằng cách dùng một từ khác để diễn tả cảm xúc đau buồn và buồn chán với mọi thứ xung quanh (41’) chán chường

Ví dụ 42: Ông Spenlow mong muốn David ở lại nhà ông ở Norwood để chúc mừng mối quan hệ trở nên thân thuộc

(42): …, he would be extremely happy (chapter 26 I fall into captivity, p. 320)

→ (42’): …, ông sẽ cực kỳ sung sướng (quyển 1, tr 489)

Trong ví dụ 42, tính từ chỉ cảm xúc happy thay vì dịch theo nghĩa trong từ điển là vui, ở đây dịch giả chuyển dịch sang tiếng Việt bằng cách dùng từ đồng nghĩa để diễn tả cảm xúc cực kì vui mừng (42’) sung sướng

Ví dụ 43: Dora tỏ vẻ không thích quý cô Murdstone, cô nói với chú chó Jip

(43): We won’t be confidential, and we’ll make ourselves as happy as we c an in spite of her, and we’ll tease her, and not please her—won’t we, Jip?’ (chapter

→ (43’): Chúng ta sẽ không thân thiết với bà ta, chúng ta sẽ vẫn vui vẻ và mặc kệ cái bà ấy, và chúng ta sẽ trêu cho bà ấy tức điên lên, phải không Jip? (quyển

Trong ví dụ 43, tính từ chỉ cảm xúc happy được chuyển dịch sang tiếng Việt không cải thiện là (43’) vui vẻ, để diễn tả cảm xúc vui của nhân vật

Ví dụ 44: Cuộc hội thoại giữa David và người cô yêu quý của David Cô David đã cho anh những lời khuyên chân thành trước khi bước vào hôn nhân với Dora Tương lai của David và Dora phụ thuộc vào chính họ

(44): As she stood in her garden, holding up her little lantern to light me ba ck, I thought her observation of me had an anxious air again (chapter 44 our house keeping, p 525)

→ (44’): Khi cô đang đứng giữa khu vườn của mình, tay giơ cao chiếc đèn nhỏ để chiếu sáng cho tôi trở về nhà, tôi có cảm giác cái nhìn của cô dành cho tôi lại mang vẻ gì đó lo lắng (quyển 2, tr 238)

Khảo sát cách chuyển nghĩa tính từ chỉ cảm xúc trong tác phẩm ‘David Copperfield’ và bản dịch tiếng Việt cùng tên

d Copperfield’ và bản dịch tiếng Việt cùng tên

Trong phần khảo sát này, chúng tôi dựa vào lí thuyết đã đề cập ở chương 1,

8 phương pháp dịch của Newmark (1988): dịch từng từ, dịch nguyên văn, dịch trung thành, dịch ngữ nghĩa, dịch thông báo, dịch thành ngữ, dịch tự do, phỏng dịch Đối với các tính từ chỉ cảm xúc trong phần này chúng tôi chỉ đi sâu vào khảo sát phương pháp dịch trung thành (faithful translation) là các tính từ chỉ cảm xúc vẫn giữ cấu tr úc ngữ pháp nét nghĩa của bản gốc và phương pháp dịch ngữ nghĩa (semantic transl ation) là phương pháp dịch mà người dịch diễn đạt lại các nét nghĩa của bản gốc và nét nghĩa tạo nên giá trị thẫm mĩ (aesthetic value) của bản gốc

2.4.1 Nét nghĩa trực tiếp và nét nghĩa chuyển tiếp của tính từ chỉ cảm xúc vui, hài lòng, thái độ tích cực trong tác phẩm “David Copperfield” và bản dịch tiếng Việt cùng tên

Khảo sát bảng phụ lục 3 – tính từ chỉ cảm xúc vui, hài lòng, thái độ tích cực t rong tác phẩm bản gốc, chúng tôi thấy tác giả chuyển nghĩa trực tiếp các từ trên, theo như nét nghĩa gốc được tra cứu trong từ điển Cambridge dictionary

Ví dụ 57: Tính từ chỉ cảm xúc amused theo nghĩa gốc trong từ điển là showing that you think something is funny và trong bản dịch tác giả cũng dịch nét nghĩa trực tiếp này tại 10 vị trí như sau: Một cách thích thú (1 lần), vui vẻ (2 lần), lấy làm khoái chí (1 lần), rất vui vẻ và buồn cười (1 lần), thích thú (3 lần), vui chơi (1 lần), khoái trá (1 lần).

Trong phụ lục 3 chúng tôi liệt kê số lượng các tính từ chỉ cảm xúc vui hài lòn g thái độ tích cực được Mai Loan dịch sát với nét nghĩa trong từ điển tiếng Anh Tu y nhiên có một số vị trí dịch giả đã dựa vào ngôn cảnh, dựa vào nghĩa gốc cụ thể tro ng từ điển hoặc một tính chất thích hợp trong nét nghĩa gốc để gợi ra, liên tưởng đến một nét nghĩa khác phù hợp với ngôn cảnh trong bản gốc

Ví dụ 58: Tính từ chỉ cảm xúc confident ngoài các nét nghĩa gốc being certai n of your abilities or having trust in people, plan, or the future được dịch thì có một số vị trí dịch giả chuyển nghĩa của từ này dựa vào ngôn cảnh và văn hóa sử dụng từ của tiếng Việt: hừng hực (1 lần) Dựa vào phụ lục 3, chúng tôi khảo sát được kết quả như sau:

Bảng 8 Kết quả đối chiếu nét nghĩa trực tiếp và nét nghĩa chuyển tiếp củ a tính từ chỉ cảm xúc vui, hài lòng, thái độ tích cực trong bản dịch tiếng Việt

STT Tính từ chỉ cảm xúc vui hài lòng, thái độ tích cực

Tổng số từ tr ong bản gốc

Số trường h ợp được dịch v ới nét nghĩa tr ực tiếp

Số trường hợp đượ c dịch với nét nghĩa c huyển tiếp

Tổng số tính từ được k hảo sát 640 560 (87,50 %) 80 (12,50 %)

Xét về việc thay đổi nghĩa biểu thị, các tính từ chỉ cảm xúc vui, hài lòng, thái độ tích cực hầu như được Mai Loan dùng cách chuyển nghĩa trực tiếp chiếm số lượn g rất lớn 87,50 %, số phần trăm còn lại là các trường hợp dịch chuyển nghĩa, vẫn ma ng một phần nét nghĩa gốc trong từ điển nhưng với sự phong phú của từ vựng tiếng Việt, dịch giả Mai Loan đã dịch bản dịch không thoát ly khỏi ý nghĩa của bản gốc n hưng vẫn mượt mà không khô khan, không lặp từ quá nhiều lần và đặc biệt dễ dàng được độc giả Việt tiếp nhận

Chỉ với một tính từ chỉ cảm xúc trong bản gốc mà dịch giả đã dùng rất nhiều từ trong trường từ vựng chỉ cảm xúc tiếng Việt để diễn đạt sao cho bản dịch phong phú và chạm đến trái tim của người đọc

Ví dụ 59: một tính từ chỉ cảm xúc happy nhưng khi dịch sang tiếng Việt dịch giả dùng rất nhiều từ để dịch tính từ chỉ cảm xúc này: hạnh phúc (92 lần), rất vui(11 lần), vui vẻ (6 lần), vui mừng phải biết ( 1 lần), vui (12 lần), vui sướng (2 lần),phải vui (1 lần), quá đỗi hạnh phúc (1 lần), hài lòng (2 lần), hạnh phúc hân hoan (1 lần), đáng mừng (2 lần), vui vẻ và hồ hởi (1 lần), sung sướng (3 lần), đúng là vui (1 lần), tuyệt vời (1 lần), hạnh phúc ngất ngây (2 lần), hạnh phúc vô bờ ( 1 lần), thật h ạnh phúc (3 lần), rất vui lòng (2 lần), thích hợp (1 lần), niềm hạnh phúc (1 lần), cả m thấy hạnh phúc (1 lần), rất mừng (1 lần), biết bao thân thương hạnh phúc (1 lần), hạnh phúc biết bao (1 lần), vui mừng sung sướng (1 lần), không dịch (7 lần)

Nét nghĩa trực tiếp và nét nghĩa chuyển tiếp của tính từ chỉ cảm xúc không vui, không hài lòng, thái độ tiêu cực trong tác phẩm “David Copperfield” v à bản dịch tiếng Việt cùng tên

Tương tự như tính từ chỉ cảm xúc vui thì tính từ chỉ cảm xúc không vui, khôn g hài lòng, thái độ tiêu cực trong tác phẩm bản gốc dịch giả cũng có dịch chuyển nghĩa trực tiếp một vài tính từ chỉ cảm xúc.

Ví dụ 60: Tính từ chỉ cảm xúc angry được dịch giả chuyển nghĩa trực tiếp trong bản dịch như nét nghĩa gốc trong từ điển là having a strong feeling against so meone who has behaved badly, making you want to shout at them or hurt them tại

20 vị trí sau: tức giận (5 lần), giận (4 lần), dữ tợn (1 lần), đáng sợ (1 lần), giận dữ

(7 lần), nổi cáu (1 lần), nổi giận (1 lần).

Trong phần phụ lục, chúng tôi liệt kê tất cả các số lượng các tính từ chỉ cảm xúc không vui, không hài lòng, thái độ tiêu cực được Mai Loan dịch sát với nét nghĩ a trong từ điển tiếng Anh Tuy nhiên có một số vị trí dịch giả đã dựa vào ngôn cảnh, dựa vào nghĩa gốc cụ thể trong từ điển hoặc một tính chất thích hợp trong nét nghĩa gốc để gợi ra, liên tưởng đến một nét nghĩa khác trừu tượng phù hợp với ngôn cảnh trong bản gốc hơn là dịch trực tiếp như từ điển Những cách dùng từ mang nét nghĩa phái sinh này cũng dựa trên nghĩa gốc nhưng được dịch giả tạo ra phù hợp nhất với hoàn cảnh của nhân vật trong bản gốc

Ví dụ 61: Tính từ chỉ cảm xúc angry được dịch thành tiếng Việt bằng một từ khác phù hợp với ngôn cảnh và cách sử dụng từ để miêu tả cảm xúc con người, có 4 vị trí dịch giả dịch chuyển khác với nét nghĩa gốc trong từ điển, hoặc thêm vào các từ tượng hình trong tiếng Việt để thể hiện sự tức giận của nhân vật: lồng lộn (1 lần), đỏ bừng lên giận dữ (1 lần), cơn giận dữ đang bập bồng (1 lần), mạnh nhất (1 lần).

Dựa vào phụ lục 4, chúng tôi khảo sát được kết quả như sau:

Tiểu kết chương 2

Tóm lại, sau khi khảo sát về sự thay đổi vị trí trong quá trình chuyển dịch tính từ chỉ cảm xúc, hầu như các tính từ chỉ cảm xúc không thay đổi vị trí trong bản dịch so với bản gốc khi chúng không đi kèm với danh từ và đứng sau động từ to be (48,96%) và động từ liên kết copular verbs (7,03%) Trong tiếng Anh, tính từ chỉ cảm xúc đứng trước danh từ còn trong tiếng Việt tính từ được dịch đứng sau danh từ chiếm (19,65%) Tuy nhiên các tính từ chỉ cảm xúc được dịch theo đúng thứ tự của bản gốc trong khuôn khổ của một ngữ danh từ Mặc dù có sự thay đổi về vị trí khi chuyển dịch tính từ chỉ cảm xúc nhưng không làm sai lệch nội dung và ý nghĩa của t ác phẩm vẫn truyền tải đầy đủ thông tin về nội dung về cảm xúc nhân vật của tác ph ẩm ở bản dịch tiếng Việt so với bản gốc tiếng Anh.

Về phương pháp dịch, sau khảo sát chúng tôi thấy những phương pháp không phù hợp trong việc dịch văn bản nghệ thuật như dịch từng từ, có những phương phá p khó phân biệt được ranh giới như là dịch nguyên văn hay dịch trung thành Mai L oan cũng đã áp dụng các phương pháp dịch tương đương và dịch điều biến, nét nghĩ a trực tiếp và nét nghĩa chuyển của các tính từ chỉ cảm xúc để bản dịch mượt mà hơ n nhưng người đọc vẫn cảm nhận chính xác ý nghĩa của tác phẩm Tuy nhiên, cách dịch mang lại hiệu quả vẫn được Mai Loan chú trọng đó là phương pháp dịch thẳng nét nghĩa trực tiếp Không giống như các loại tính từ khác tính từ chỉ cảm xúc thái độ cần diễn đạt nét nghĩa trực tiếp để vẫn giữ nguyên cảm xúc của nhân vật

Về nội dung, các tính từ chỉ cảm xúc, tình cảm trong hai ngôn ngữ sử dụng những hình ảnh phổ biến của hai dân tộc để mô tả rất phong phú những cảm xúc Kế t quả so sánh phân tích đã chỉ ra rằng hai dân tộc tuy cách xa về mặt địa lý, nhưng v ẫn có những điểm tương đồng về cách thức kiến tạo ngôn ngữ do chịu sự chi phối c ủa thế giới khách quan Có thể nhận thấy một số cụm từ chỉ cảm xúc tương đồng tro ng tiếng Anh và tiếng Việt đều sử dụng kinh nghiệm hiện thân của dân tộc tích lũy đ ể tạo nên và sử dụng

Bên cạnh đó, sự khác biệt về văn hóa cũng để lại những nét riêng biệt, đặc tr ưng khác nhau trong cách sử dụng hai ngôn ngữ Chúng ta có thể tìm thấy nhiều dữ liệu ngôn ngữ mà các tính từ chỉ cảm xúc minh họa cho sự khác biệt về mô hình văn hóa Anh và Việt

Sau khi khảo sát cách chuyển dịch tính từ chỉ cảm xúc, chúng tôi nhận thấy ưu điểm của bản dịch tiếng Việt là các tính từ chỉ cảm xúc được dịch rất linh hoạt theo ngôn ngữ và văn hoá của tiếng Việt Mai Loan lựa chọn nhiều từ trong tiếng Việt để diễn đạt cảm xúc của nhân vật cho phù hợp với tình huống của câu chuyện dù trong bản gốc tác giả chỉ dùng một từ vựng chỉ cảm xúc cho tất cả các tình huống Điều này giúp bản dịch trở nên gần gũi và chạm đến cảm xúc của người Việt dễ dàng hơn Tuy nhiên, một vài vị trí tính từ được chuyển thành trạng từ vẫn có thể được dịch để thể hiện cảm xúc nhân vật rõ nét hơn thì Mai Loan lại lược bỏ việc dịch các tính từ chỉ cảm xúc khi chúng đã chuyển thành trạng từ

Ngoài ra, do sự khác biệt về yếu tố văn hóa, xã hội…của hai cộng đồng dân t ộc khác nhau, nên có nhiều biểu hiện khác biệt về các phương thức tư duy và cách s ử dụng tính từ chỉ cảm xúc Từ sự không đồng nhất về kiến thức về thế giới gồm thế giới khách quan và thế giới nội tâm con người, những hiểu biết về quy ước xã hội, c ũng dẫn đến sự khác nhau về kinh nghiệm sống, về khả năng cảm nhận nên dẫn đến sự khác nhau trong quá trình sử dụng và lí giải từ chỉ cảm xúc là điều không tránh khỏi.

NHỮNG ỨNG DỤNG TRONG CHUYỂN DỊCH, GIẢNG DẠY VÀ QUẢNG CÁO CỦA TÍNH TỪ CHỈ CẢM XÚC TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Giới thiệu chương 3

Mỗi ngôn ngữ đều có thể hiện những đặc điểm từ vựng, ngữ nghĩa, văn hóa d ân tộc khác nhau Điều này đã có ảnh hưởng nhiều trong hoạt động dịch thuật, giảng dạy Vì thế, trong hoạt động chuyển dịch nguồn sang ngôn ngữ đích và trong hoạt đ ộng dạy-học về một ngôn ngữ nào đó, chúng ta cần lưu ý về những phương pháp dịc h phù hợp, hữu hiệu và cách sử dụng riêng biệt để áp dụng tùy thuộc vào thể loại và đa ngôn ngữ của văn bản Trong chương 3, chúng tôi đưa ra những phương pháp ứn g dụng trong hoạt động chuyển dịch, giảng dạy tính từ chỉ cảm xúc cho người nước ngoài học tiếng Việt cũng như đề xuất một số bước cần thực hiện để việc chuyển dị ch văn bản có tính từ chỉ cảm xúc hiệu quả hơn

Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển của ngôn ngữ câu hỏi để phân biệt trọng tâm giữa dịch cũ và mới cũng thay đổi tùy vào mục đích văn bản dịch Nghĩa là, thay vì hỏi bản dịch này có đúng không? Người ta sẽ hỏi: Đúng cho ai? Nói một cách khác, sự thay đổi từ phê bình tác phẩm bản dịch sang thưởng ngoạn bản dịch, từ kết quả sang hiệu quả Các học giả đồng ý rằng, nếu quá nhiều người không hiểu hoặc hiểu sai bản dịch, nghĩa là bản dịch đó không có giá trị, cho dù là dịch đúng từng câu từng chữ Tác phẩm David Copperfield đã từng được tác giả Phan Ngọc bút danh Nhữ Thành dịch và được nhà xuất bản văn học công bố tập 1 (1976) và tập

2 (1977), mãi đến năm 2021 Mai Loan mới công bố bản dịch của tác phẩm này và được nhà xuất bản Thanh Niên in thành 2 tập Giữa hai thế kỉ khác nhau ngôn ngữ trong hai bản dịch này cũng khác nhau, chúng ta không thể nhận xét bản dịch nào đúng, bản dịch nào hay mà điều chúng ta có thể rút ra được sau khảo sát là chúng ta ứng dụng gì trong quá trình dịch thuật của tác giả Vì thế, trong chương 3, chúng tôi cũng đưa ra những giải pháp nên cân nhắc khi dịch các tính từ chỉ cảm xúc

3.2 Những khó khăn và giải pháp khi dịch thuật tính từ chỉ cảm xúc tiếngAnh qua tiếng Việt

Sau quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy, có rất nhiều khó khăn mà các dịc h giả có thể gặp phải khi chuyển dịch tính từ chỉ cảm xúc từ tiếng Anh sang tiếng Vi ệt, chúng tôi cũng liệt kê thêm các giải pháp đối với từng khó khăn cụ thể như sau:

Thứ nhất, số lượng từ vựng diễn đạt cảm xúc trong tiếng Việt quá lớn: Từ vự ng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình dịch thuật, nếu chúng ta không c ó vốn từ vựng phong phú của cả hai ngôn ngữ thì quá trình dịch thuật có thể gặp kh ó khăn và tốn thời gian Để hạn chế được khó khăn này, khi chuyển dịch, dịch giả cần đọc nhiều tài li ệu, nhiều loại sách báo khác nhau, tham khảo các từ điển, các website có liên quan đ ến nội dung cần dịch để tích lũy nhiều vốn từ vựng, sử dụng phong phú từ vựng để hoạt động chuyển dịch được thuận lợi hơn

Thứ hai, không nắm vững các thuật ngữ chuyên môn nên người dịch bị nghè o nàn trong việc lựa chọn từ ngữ phù hợp Kĩ năng ngôn ngữ và kiến thức chuyên m ôn là điều quan trọng cần có đối với các dịch giả Nếu chúng ta chỉ nắm kiến thức v ề tiếng thì có thể khi dịch tính từ chỉ cảm xúc trong lĩnh vực văn học chúng ta mất n hiều thời gian để lựa chọn đúng các từ được dùng để viết các tiểu thuyết trong văn h ọc tiếng Việt Để khắc phục khó khăn này, khi thực hiện hoạt động chuyển dịch, dịch giả n ên đọc nhiều tài liệu về văn học tiếng Việt, về cách dùng từ chỉ cảm xúc của người Việt để dịch thật đa dạng và chính xác cảm xúc của nhân vật

Thứ ba, từ đa nghĩa đôi khi cũng là trở ngại khi dịch, do tiếng Việt, có rất nhi ều từ đồng âm khác nghĩa trong từng hoàn cảnh lại khác nhau lại mang nghĩa khác nhau Đối với trường hợp này, dịch giả cần phải nắm chắc nội dung, ý nghĩa bản gốc rồi linh hoạt dùng từ chuyển thể các tính từ chỉ cảm xúc cho phù hợp với văn hóa Việt.

Thứ tư, cấu trúc ngôn ngữ khác nhau, vị trí các tính từ chỉ cảm xúc cũng làm quá trình dịch cần chuyển biến linh hoạt Việc nắm kiến thức ngôn ngữ là rất cần thi ết trong chuyển dịch

Cho nên, khi chuyển dịch tính từ chỉ cảm xúc từ tiếng Anh sang tiếng Việt, c ác dịch giả dù có thay đổi vị trí hay thay đổi từ loại thì dịch giả vẫn phải đúng ngữ p háp tiếng Việt, để độc giả tiếng Việt có thể tiếp cận tác phẩm dễ dàng hơn

Thứ năm, sự khác biệt văn hóa vùng miền, quốc gia chi phối cách sử dụng từ ngữ Văn hóa chưa bao giờ được các dịch giả bỏ qua khi dịch Văn hóa thậm chí là một rào cản và thử thách đối với dịch giả Nếu chuyển ngữ không hợp lí có thể gây khó chịu cho độc giả ở những nền văn hóa khác

Vì vậy, khi chuyển dịch chúng ta nên tìm hiểu các từ phổ biến, các từ thông d ụng hoặc các từ phương ngữ thường được sử dụng Xem phim, chương trình truyền hình, tạp chí, sách báo là cách để chúng ta trau dồi phương ngữ địa phương, để khi d ịch tránh trùng lắp chỉ dùng một từ chỉ cảm xúc tiếng Việt để dịch tính từ chỉ cảm x úc tiếng Anh

Thứ sáu, đảm bảo tình huống ngữ cảnh hay ngôn cảnh: mỗi ngôn ngữ khác n hau sẽ có cách dùng mỗi tiếng khác nhau, có cách hiểu khác nhau, cấu trúc câu, các h diễn đạt khác nhau Ví dụ từ láy và tiếng lóng của tiếng Việt sẽ là thử thách lớn đố i với rất nhiều dịch giả khi chuyển từ tiếng Việt sang tiếng Anh Dịch giả cần cân nh ắc văn cảnh để lựa chọn từ loại phù hợp khi dịch tính từ chỉ cảm xúc, tránh dùng mộ t từ tiếng Việt lặp đi lặp lại

Ví dụ 63: Trên đường David đến Yarmouth để gửi thư từ Emily cho Ham, n hưng một cơn bão nguy hiểm đã xuất hiện Một số tàu bị mất,và một vụ đắm tàu x ảy ra đủ gần bờ để Ham cố gắng bơi ra và cứu hai người sống sót cuối cùng.

(63): afraid of falling slates and tiles; and holding by people I met, at angry c orners (chapter 55 Tempest, p 646)

→ (63’): sợ hãi những mảng ngói có thể rơi xuống từ các mái nhà, nên tôi bá m vào những người mình bắt gặp, tại những đoạn gió thổi mạnh nhất (quyển 2, tr. 425)

Trong ví dụ 63, nếu tách khỏi ngôn cảnh có thể sẽ dịch cụm từ angry corners là những góc tức giận, nhưng do bám sát ngôn cảnh nên bản dịch được dịch thành nghĩa chuyển là những đoạn gió thổi mạnh nhất

Những ứng dụng trong chuyển dịch tính từ chỉ cảm xúc tiếng Anh sang tiếng Vi ệt

3.3.1 Những ứng dụng trong giảng dạy tính từ chỉ cảm xúc tiếng Anh và ti ếng Việt

Qua khảo sát tính từ chỉ cảm xúc tiếng Anh được dịch qua tiếng Việt chúng tôi nhận thấy chỉ với một từ chỉ cảm xúc angry, annoyed, happy, delighted, frighten ed, furious,… khi được chuyển dịch sang tiếng Việt lại được chuyển thành rất nhiều từ vựng khác, rất nhiều từ loại và cách dịch khác Dịch giả Mai Loan thật sự đã giúp người đọc trải nghiệm các cung bậc cảm xúc khác nhau, vẫn giữ được ý nghĩa chun g của tiểu thuyết bản gốc những vẫn không gây nhàm chán cho độc giả Việt, bởi vì nó được dịch dựa vào văn hóa và cách dùng từ trong tiếng Việt

Sự đa dạng và phong phú của từ vựng tiếng Việt cũng gây nhiều khó khăn kh i giảng dạy các từ vựng này cho ngành dạy và học Như vậy bản thân người dạy cần nắm rõ mặt ngữ pháp của tính từ chỉ cảm xúc về định nghĩa, vị trí, cấu tạo, chức năn g, phân loại Người học cần củng cố kiến thức bằng cách học và làm bài tập, luyện v iết để nâng cao vốn từ vựng của bản thân và hiểu cách dùng của các tính từ trong câu

Ngoài ra, người dạy và người học nên tham khảo thêm nhiều nguồn tài liệu k hác nhau, thực hiện so sánh đối chiếu giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt để dễ phân biệt và dễ hình dung hơn

Chúng tôi cũng xin giới thiệu một số thủ thuật giảng dạy riêng đối với các lo ại tính từ chỉ cảm xúc này: a Giảng dạy theo phương pháp trực quan Đối với tính từ chỉ cảm xúc việc dạy bằng vật thật, biểu đồ hay đồ thị là hầu như rất khó tuy nhiên chúng ta có thể dùng tranh minh họa các cảm xúc khác nhau đ ể giúp người học dễ hiểu ý nghĩa của các từ này

Ví dụ: Một trong những hình ảnh minh họa cụ thể cho việc dạy tính từ chỉ cảm xúc là các thiết kế của emoticons hay emojis: b Giảng dạy theo phương pháp tạo tình huống

Giáo viên có thể dùng tình huống thật hoặc ngữ cảnh thực tế trong và ngoài l ớp học để giới thiệu nghĩa của từ, từ đó giúp người học quan sát và đoán nghĩa tính t ừ chỉ cảm xúc nhanh và chuẩn xác hơn

Ví dụ 64: từ happy và unhappy (hạnh phúc và không hạnh phúc) người dạy c ó thể tạo ra hai tình huống cụ thể hoặc tranh biểu cảm trái ngược nhau để minh họa. c Giảng dạy theo phương thức ngôn ngữ

Dạy từ bằng định nghĩa: khi người học đã có kiến thức căn bản của ngôn ngữ thì người dạy có thể sử dụng mẫu câu đơn giản, các từ đã học rồi để định nghĩa của t ừ mới

Dạy từ trong ngữ cảnh ngôn ngữ: Người dạy đưa ra một số thông tin liên qua n đến tính từ chỉ cảm xúc Vì một từ có thể có nhiều nghĩa nên nếu người học đoán được nghĩa của từ trong ngữ cảnh sẽ giúp học nâng cao trình độ của bản thân.

Ví dụ 65: Trong một giấc mơ về những khát khao của mình, David đã mơ thấy cô của David viết một bài diễn văn rất hay và cô rất tự hào về bài diễn văn này.

(65): …being mightily amused with herself, but a little proud of it too (chap ter 43 another retrospect, p 520)

→ (65’): Cô cảm thấy cực kỳ vui thích, thậm chí còn có chút tự hào về bài di ễn văn ấy nữa (quyển 2 , tr 229)

Ví dụ 66: Cô David đến rước David, cho rằng ông Dick không bình thường vì bị anh trai gửi đến một nơi như nhà thương điên, đây là câu nói khi cô David tức giận chửi rủa anh trai ông Dick.

(66): A proud fool! (chapter 14 My aunt makes up her mind about me, p 17 1)

→ (66’): Một lão ngu ngạo mạn! (quyển 1, tr 261)

Trong ví dụ 66, dịch giả dịch thoát hoàn toàn khỏi nét nghĩa gốc tự hào mang cảm xúc tích cực như trong ví dụ 65, mà dùng từ ngạo mạn để dịch cảm xúc không hài lòng, và giận dữ của nhân vật.

Dạy từ bằng từ đồng nghĩa và trái nghĩa: đối với tính từ chỉ cảm xúc thì cách dạy này tương đối dễ hiểu Người học có thể so sánh từ này với từ khác để tăng vốn từ vựng và dùng nó để tạo thành câu

Dạy từ bằng hành động không lời: Người dạy có thể dùng hành động, cử chỉ nét mắt để diễn tả nghĩa của từ Từ đó người học quan sát và đoán nghĩa của từ mới. Phương pháp này phù hợp với tính từ chỉ cảm xúc như mệt mỏi, ngạc nhiên, vui, bu ồn, đau khổ,…

Dạy từ bằng phương pháp dịch: Một số từ khó, tần suất sử dụng ít, từ đặc biệ t, từ chuyên ngành,… thì người dạy chỉ dùng tiếng mẹ đẻ để giải thích

Tiểu kết chương 3

Sau khảo sát chúng tôi đề xuất một số phương pháp hiệu quả trong giảng dạy và các bước quan trọng ứng dụng trong dịch thuật đối với các tính từ chỉ cảm xúc Chúng tôi cũng đưa ra các tình huống sử dụng tính từ chỉ cảm xúc trong quảng cáo đã tạo được hiệu quả cụ thể thu hút người xem Trường từ vựng chỉ cảm xúc trong tiếng Việt là vô cùng lớn, để bản dịch lột tả được tâm trạng nhân vật thì việc nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh và tiếng Việt là vô cùng quan trọng Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy và dịch thuật, chúng ta không nên chỉ sử dụng một nét nghĩa của tính từ chỉ cảm xúc mà cần có sự linh hoạt dùng từ trong trường từ vựng chỉ cảm xúc của tiếng Việt

Tính từ chỉ cảm xúc trong tiếng Việt là những từ có khả năng biểu đạt tuyệt vời, vì một tính từ chỉ cảm xúc bằng tiếng Anh chuyển dịch sang tiếng Việt có thể thành rất nhiều từ ở cấp độ khác nhau Tất cả các tính từ chỉ cảm xúc đều có khả năng gợi hình ảnh và cảm xúc ở nhiều mức độ khác nhau Chỉ cần thay đổi, thêm vào các phụ từ trong tiếng Việt thì sắc thái biểu đạt của tính từ chỉ cảm xúc trong tác phẩm bản gốc cũng đã khác đi rất nhiều Vì thế, trong quá trình giảng dạy và dịch thuật, chúng ta không nên chỉ sử dụng một nét nghĩa của tính từ chỉ cảm xúc mà cần có sự linh hoạt dùng từ trong trường từ vựng chỉ cảm xúc của tiếng Việt

Theo tác giả Trần Thị Kim Tuyến từng đề cập trong “Some Issues of Researc h and Intercultural Communication Curriculum Development at Sai Gon University in the Integration Period” chương trình học của thạc sĩ ngành ngôn ngữ học với các tiết học về giao tiếp liên văn hóa sẽ giúp người học hiểu rõ hơn về các vấn đề giao tiếp, về các lỗi giao tiếp thường gặp do sự khác biệt văn hóa và ngôn ngữ Điều này chứng tỏ việc chúng ta hiểu biết những yếu tố văn hóa giúp chúng ta tiếp thu được ngoại ngữ một cách hiệu quả hơn, bởi vì nghĩa của một từ, nội dung lời nói của bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có thể thay đổi theo ngữ cảnh, theo tình huống giao tiếp

Việc chúng ta thấu hiểu ngôn ngữ không chỉ dừng lại ở chỗ chúng ta biết ngh ĩa, biết nội dung chứa đựng trong các từ ngữ mà trên hết là chúng ta hiểu được ý ng hĩa chiều sâu của câu nói câu viết ấy Chúng ta dù có nắm vững ngữ pháp và biết nh iều từ vựng, nhưng không hiểu biết về văn hóa bản ngữ thì khi giao tiếp chúng ta ch ỉ dừng lại ở mức độ là biết cách diễn đạt ý nghĩa của mình một cách thiếu mạch lạc bằng ngôn ngữ của họ và đôi khi có chút gượng gạo văn hóa Việt vào cách sử dụng ngôn ngữ đó

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Qua sự tìm hiểu một số tính từ chỉ cảm xúc tình cảm về vị trí, chức năng, phâ n loại và nghiên cứu khảo sát cách dịch tính từ chỉ cảm xúc từ tiếng Anh sang tiếng Việt trong bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt cùng tên của tác phẩm David Copperfield dựa trên lý thuyết dịch và lý thuyết văn phạm của tính từ, cùng sự đối c hiếu về vị trí, về thể loại giữa tính từ tiếng Anh và tính từ tiếng Việt, nghiên cứu ph ương pháp dịch của tính từ chỉ cảm xúc trong bản gốc tiếng Anh sang tiếng Việt đã t hu được những kết quả sau:

Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy được tính từ chỉ cảm xúc tiếng Anh và tính t ừ tiếng Việt khác nhau vì tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình, tiếng Việt là ngôn ngữ đ ơn lập (dựa theo chương I Ngôn ngữ học đối chiếu: Những nét tổng quát của tác giả Bùi Mạnh Hùng) Sự khác nhau được thấy rõ ở cấu tạo, vị trí của tính từ trong tiếng Anh khác với tiếng Việt: tính từ nói chung cũng như tính từ chỉ cảm xúc nói riêng tr ong tiếng Anh đứng trước danh từ, còn khi dịch sang tiếng Việt sẽ đứng sau danh từ.

Tính từ chỉ cảm xúc trong tiếng Anh đứng sau các động từ, khi dịch sang tiến g Việt thì tính từ có thể đứng trước động từ Khác với tính từ tiếng Việt, tính từ tiến g Anh không có chức năng làm chủ ngữ của câu Nhìn chung, tính từ chỉ cảm xúc c ủa của hai ngôn ngữ này đều có chức năng bổ ngữ, bổ sung ý nghĩa, làm rõ thông ti n cho danh từ, đóng vai trò quan trọng của câu Ngoài ra chúng ta cần chú trọng đến các phụ từ được dịch giả Mai Loan sử dụng trong bản dịch để thể hiện cảm xúc nhân vật theo các cấp độ khác nhau Các phụ từ không chỉ bổ sung ý nghĩa cho các t hực từ để hoàn chỉnh nghĩa tường minh của câu, mà còn là phương tiện hữu hiệu tro ng việc thể hiện nghĩa hàm ẩn

Sau khi thực hiện khảo sát về cách chuyển dịch và so sánh cách chuyển dịch của tính từ chỉ cảm xúc trong bản gốc tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt, tính từ chỉ c ảm xúc trong bản gốc tiếng Anh khi dịch sang tiếng Việt có thể bị thay đổi về vị trí, từ loại và ý nghĩa Tuy nhiên, các dịch chuyển về tính từ này không đáng kể, không làm sai lệch nội dung và ý nghĩa của cả tác phẩm về mặt tổng thể, vẫn đảm bảo truy ền tải đầy đủ thông tin về nội dung, về cảm xúc nhân vật của tác phẩm ở bản dịch ti ếng Việt so với bản gốc tiếng Anh

Bên cạnh đó, sau khảo sát chúng ta nhận thấy từ vựng chỉ cảm xúc trong tiến g Việt là rất lớn Vai trò của trường từ vựng trong mỗi ngôn ngữ là huy động vốn từ phục vụ cho hoạt động giao tiếp và cách thức nghệ thuật khác Nhờ hệ thống trường từ vựng của mỗi ngôn ngữ mà ta có thể lựa chọn ngôn ngữ thích hợp đáp ứng mục đ ích và yêu cầu của nội dung cần chuyển tải Mai Loan đã sử dụng một cách tài tình t rường từ vựng chỉ cảm xúc trong tiếng Việt để dịch tác phẩm sau cho truyền tải cảm xúc đúng nhất với bản gốc Cũng với một tính từ chỉ cảm xúc nhưng khi dịch Mai L oan đã dịch bằng nhiều cụm từ khác nhau trong tiếng Việt để đưa độc giả đến với nh ững cung bậc cảm xúc khác nhau, lột tả được tính cách và tâm trạng nhân vật Có th ể nói Mai Loan đã đóng góp thêm một bản dịch mới hiện đại hơn vào nền văn học n ước nhà so với bản dịch cũ vào năm 1977 của dịch giả Nhữ Thành

Về phương pháp dịch của bản dịch thì dịch giả áp dụng các phương pháp dịc h sau: tương tương nghĩa; tương đương năng động và lối dịch thẳng – nghiêng Tuy nhiêu phương pháp dịch thẳng giữ nét nghĩa gốc là được sử dụng nhiều hơn để giữ đúng mạch cảm xúc của nhân vật Sau khi đọc bản dịch người đọc vẫn nắm rõ cảm xúc nhân vật qua các tính từ chỉ cảm xúc được dịch cụ thể từ bản gốc, việc sử dụng phương pháp dịch linh hoạt là để biểu thị nội dung đảm bảo phù hợp với văn phong và ngữ nghĩa trong từng loại ngôn ngữ.

Trong quá trình thực hiện đề tài đã nảy sinh nhiều vấn đề mà với phạm vi nghiên cứu và thời gian của đề tài những vấn đề đó chưa được đề cập đến trọn vẹn trong luận văn, cả về khía cạnh ứng dụng cũng như nội dung khoa học Để tránh lãnh phí và nghiên cứu trùng lặp, chúng tôi đề nghị trong tương lai sẽ có những công trình giải quyết những nội dung sau đây:

1) Nghiên cứu sự thay đổi ngôn ngữ tiếng Việt theo lịch đại khi so sánh hai bản dịch tiểu thuyết David Copperfield của dịch giả Mai Loan vào năm 2021 ở một đối tượng nghiên cứu cụ thể

2) Đưa ra các giải pháp, phương pháp giảng dạy tính từ dựa vào chức năng cú pháp của tính từ trong câu Mở rộng các trường từ vựng tiếng Việt để nâng cao năng lực dịch thuật của người học

3) Những phương pháp hiệu quả trong việc nâng cao vốn từ vựng tính từ chỉ cảm xúc cho người nước ngoài học tiếng Việt

4) Biên soạn giáo trình riêng về cách học và bài tập thực hành về phạm trù tính từ chỉ cảm xúc tiếng Anh và những trường từ vựng cảm xúc được diễn đạt qua tiếng Việt.

5) Biên soạn giáo trình dịch thuật tính từ chỉ cảm xúc tiếng Anh sang tiếng Việt với các danh sách tính từ chỉ cảm xúc được tìm hiểu trong hai ngôn ngữ này

BÀI BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

Ngày đăng: 03/12/2023, 14:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1 Bảng 1. Bảng đối chiếu tương đương các nét nghĩa của từ - Khảo cứu cách dịch tính từ chỉ cảm xúc tiếng anh trong tiểu thuyết david copperfield và bản dịch tiếng việt cùng tên
1 Bảng 1. Bảng đối chiếu tương đương các nét nghĩa của từ (Trang 7)
Bảng 1.  Bảng đối chiếu tương đương các nét nghĩa của từ   drink trong tiếng - Khảo cứu cách dịch tính từ chỉ cảm xúc tiếng anh trong tiểu thuyết david copperfield và bản dịch tiếng việt cùng tên
Bảng 1. Bảng đối chiếu tương đương các nét nghĩa của từ drink trong tiếng (Trang 24)
Bảng 5. Số lần chuyển dịch tính từ chỉ cảm xúc từ bản gốc sang bản dịch tiếng Việt bị thay đổi từ loại - Khảo cứu cách dịch tính từ chỉ cảm xúc tiếng anh trong tiểu thuyết david copperfield và bản dịch tiếng việt cùng tên
Bảng 5. Số lần chuyển dịch tính từ chỉ cảm xúc từ bản gốc sang bản dịch tiếng Việt bị thay đổi từ loại (Trang 83)
Bảng 6. Kết quả đối chiếu tính từ chỉ cảm xúc được dịch theo tương đươ ng nghĩa (dịch thêm từ và dịch cải thiện) và tương đương linh hoạt (dịch lượt bớt từ) - Khảo cứu cách dịch tính từ chỉ cảm xúc tiếng anh trong tiểu thuyết david copperfield và bản dịch tiếng việt cùng tên
Bảng 6. Kết quả đối chiếu tính từ chỉ cảm xúc được dịch theo tương đươ ng nghĩa (dịch thêm từ và dịch cải thiện) và tương đương linh hoạt (dịch lượt bớt từ) (Trang 90)
Bảng  7.  Kết quả đối chiếu phương  thức  dịch  tương đương, dịch điều biến và dịch thoát ( không dịch cụ thể) trong bản gốc và bản dịch - Khảo cứu cách dịch tính từ chỉ cảm xúc tiếng anh trong tiểu thuyết david copperfield và bản dịch tiếng việt cùng tên
ng 7. Kết quả đối chiếu phương thức dịch tương đương, dịch điều biến và dịch thoát ( không dịch cụ thể) trong bản gốc và bản dịch (Trang 94)
Bảng 8. Kết quả đối chiếu nét nghĩa trực tiếp và nét nghĩa chuyển tiếp củ a tính từ chỉ cảm xúc vui, hài lòng, thái độ tích cực trong bản dịch tiếng Việt - Khảo cứu cách dịch tính từ chỉ cảm xúc tiếng anh trong tiểu thuyết david copperfield và bản dịch tiếng việt cùng tên
Bảng 8. Kết quả đối chiếu nét nghĩa trực tiếp và nét nghĩa chuyển tiếp củ a tính từ chỉ cảm xúc vui, hài lòng, thái độ tích cực trong bản dịch tiếng Việt (Trang 96)
Bảng 9. Kết quả đối chiếu nét nghĩa trực tiếp và nét nghĩa chuyển tiếp củ a tính từ chỉ cảm xúc không vui, không hài lòng, thái độ tiêu cực trong bản dịc h tiếng Việt - Khảo cứu cách dịch tính từ chỉ cảm xúc tiếng anh trong tiểu thuyết david copperfield và bản dịch tiếng việt cùng tên
Bảng 9. Kết quả đối chiếu nét nghĩa trực tiếp và nét nghĩa chuyển tiếp củ a tính từ chỉ cảm xúc không vui, không hài lòng, thái độ tiêu cực trong bản dịc h tiếng Việt (Trang 99)
Hình như có gì đó rất tức cười liên   quan   đến   thanh   danh   của cái ông Brooks ở Sheffield ấy, vì hai gã kia cười phá lên vui vẻ khi   nghe   nhắc   đến   ông   ta,   cả ông Murdstone cũng cười  một - Khảo cứu cách dịch tính từ chỉ cảm xúc tiếng anh trong tiểu thuyết david copperfield và bản dịch tiếng việt cùng tên
Hình nh ư có gì đó rất tức cười liên quan đến thanh danh của cái ông Brooks ở Sheffield ấy, vì hai gã kia cười phá lên vui vẻ khi nghe nhắc đến ông ta, cả ông Murdstone cũng cười một (Trang 133)
Hình ảnh dự đoán mà Steerforth vẽ lên với muôn vẻ kỳ quái và hài hước, khiến cả hai chúng tôi đều vui vẻ, (quyển 1, tr - Khảo cứu cách dịch tính từ chỉ cảm xúc tiếng anh trong tiểu thuyết david copperfield và bản dịch tiếng việt cùng tên
nh ảnh dự đoán mà Steerforth vẽ lên với muôn vẻ kỳ quái và hài hước, khiến cả hai chúng tôi đều vui vẻ, (quyển 1, tr (Trang 194)
w