1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học cho học sinh trung học cơ sở trên thế giới và tại việt nam

53 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 16,04 MB

Nội dung

Trang 1

ee nỶmam“m—m-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BOY TE TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

TRÀN THỊ HOÀN

TỎNG QUAN

CÁC MƠ HÌNH CHĂM SĨC SỨC KHỎE TÂM THÂN DỰA VÀO TRUONG HOC CHO HỌC SINH TRUNG HOC CO SO TREN THE

GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

HOC PHAN TOT NGHIEP CU NHAN Y TE CONG CONG Hướng dẫn khoa học:

Thạc sỹ TRÀN THỊ THU THỦY

Chữ ký

TRƯỜNG DAI HOC Y TE CONG CONG TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Với mục tiêu củng có, nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành y tế công cộng

trong chương trình đào tạo 4 năm học, sinh viên cuối khóa thực hiện viết tiêu luận

tốt nghiệp dựa trên các kiến thức và kỹ năng đã đựơc giảng dạy Quá trình thực hiện tiểu luận tốt nghiệp đã giúp tơi có thêm hiểu về vấn đề sức khỏe tâm thân trẻ em, đồng thờigiúp nâng cao kỹ năng trình bày, tìm tài liệu và phân tích một vấn đề sức khỏe Qua đó, tơi hiểu rõ hơn về vai trò và nhiệm của đội ngũ y tế công cộng đối với công tác chăm sóc sức khỏe cộng dong

Để hoàn thành được bài tiểu luận tốt nghiệp này, tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và có hiệu quả từ phía Ban giám hiệu nhà trường Đại học Y tế Công cộng và

các thầy cô giáo khoa Sức khỏe môi trường - nghề nghiệp Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Y tế Cơng cộng, Phịng Đào tạo Đại

học đã tạo điều kiện giúp cá nhân tơi có cơ hội thực hiện một bài tiêu luận tốt

nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Sức khỏe môi trường _ nghề nghiệp đã tận tình chỉ bảo kiến thức không chỉ về chuyên ngành mà còn về

lĩnh vực Y tế cơng cộng nói chung

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ths Trần Thị Thu Thủy - giảng viên

môn Sức khỏe an toàn nghề nghiệp, cô đã dành nhiều thời gian hướng dan, tan tinh

chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề hoàn thành bài

tiêu luận một cách tốt nhất

Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu và thầy cô giáo trường

Đại học Y tế Công cộng đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài tiểu luận tốt nghiệp này

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015

Trang 3

DANH MỤC VIẾT TẮT

CSSKTT Chăm sóc sức khỏe tâm thần

DALYs Số năm sống khỏe mạnh mắt đi do bệnh tật

và tử vong (Disability-adjusted life years)

RLTT Rối loạn tâm thần

SKTT Sức khỏe tâm thần

THCS _ Trung học cơ sở

WHO Tổ chức Y tế thế giới

(World Health 1

Trang 4

; ; MUC LUC

18 (IỎI si e{ẽsaằ<ằễằ ằễẰễằễŸằễỄễ ỄŸ r2 sao l

"`" - ‹.- ốố.c.ẻẽẽm—=.==.== 3

x TÀIUIÊUVÀZðHUGG( CHAC se SỐ CUNG 0xsugei 4

1 TH Ng,G vi 6A4 l:::.a. —— -5 4

31 Ả :ằẽš@acsaằẽê .‹ 5

Bae Ns UO aie 6 GiH-a .Ỷ ễằ 5

I l0 ẽẶẰẶẰ 22222 eeooaearsysjaasoc coi 6

Wiese tanh GE a Ti liêu.e s sẽ sẰŸẰŸŸŸe.- 6

4.1.1 Một số khái niệm liên quan QTSÀ 6

4.1.2 Phân loại các rỗi loạn tâm thân ở trẻ em ©ccccccccse2 7

4.1.3 Các yếu tơ ảnh hưởng đến rỗi loạn tâm thân của trẻ em . 9

4.1.4 Tác động của rỗi loạn tâm thân BH r————SẰ n1 c2 10

4.2 Tình hình rối loạn tâm thần và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của trẻ

em trên thể giới và tại Việt Nam ,Ằ< 12 4.2.1 Tình hình rối loạn tâm thân trên thế giới . - «+ s+cecxecxsee 12

4.2.2 Tình hình rỗi loạn tâm thân tại ViệtiNam - +555s+e+sese+eses 16 4.3 Mơ hình chăm sóc sức khóe tâm thần dựa vào trường học cho học sinh trung

Mực cử Ở I —> _Ầ`- -. - 20

4.3.1 Nguyên tắc chung của CSSKTT trẻ em và tầm quan trọng/ vai trò của

trường6§oc (rorufNTI cho học sinh 20

4.3.2 Mơ hình chăm sóc sức khỏe tâm thân dựa vào trường học cho học sinh

"¬ - 23

4.3.3 Mơ hình CSSKTT dựa vào trường học cho học sinh trang học cơ sở tại

1¬ 4 — - 29

1111 /10VvÀ600 7Í 92a ieeeer 34

- - s.ê e ẽẽằỶẽeẰẽe- se 34

aN 8820 5c ằïẽ——=—-._= 35

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4 1 Các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em [64]

Bảng 4 2 Tỷ lệ rối loạn tâm thần của trẻ em và vị thành niên ở một số nước

trên thế giới (%) 13

Bang 4 3 Tỷ lệ trẻ em gặp RLTT tại Việt Nam (%) | 17

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIÊU DO

Hình 4 1 Rối loạn tâm thần phố biến theo lứa tuổi [64] - 7 Hình 4 2 DALYSs phân theo nguyên nhân, tuối và giới tính năm 2000 [62] 11 Hình 4 3 Mơ hình CSSKTT học đường của WHO [69] . - 2s 24 Hình 4 4 Mơ hình phố sức khỏe tâm thần [48] - -ss-sssses«e 25 Hình 4 5 Mơ hình hỗ trợ thay đổi hành vi s-sssossessessesseosssoe 2 ƒ

Hình 4 6 Mơ hình CSSKTT hệ thống liên kết - s- ssss=sess2 27

Hình 4 7 Mơ hình phối hợp tham vấn tâm lý học đường (Đặng Hoàng Minh)

I ỶŸH ko TEEkxe.- 30

Hình 4 8 Mơ hình mạng lưới CSSK tâm lý - tâm thần học đường (Nguyễn

Và tá -^.ẶeẮ<ẽeẽ ằe<s<s - : ieee

Hình 4 9 Mơ hinh CSSKTT hoc sinh tai Thai Nguyén (Dam Thi Bao Hoa) 31

Biểu đồ 4 1 So sánh các RLTT vị thành niên và thanh niên qua hai cuộc điều

Trang 7

1 ĐẶT VÁN ĐÈ

Ước tính có khoảng 20% trẻ em (0-18 tuổi) trên toàn thế giới gặp phải các

vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT), chủ yếu là trầm cảm và lo âu [18] Được đánh giá là gánh nặng bệnh tật hàng đầu sau năm 2020 [63], các rối loạn tâm thần (RLTT) nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu không chỉ

đối với cá nhân mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội Tuy nhiên, so với việc

chăm sóc sức khỏe thể chất của trẻ em thì chăm sóc sức khỏe tâm thần (CSSKTT) là một lĩnh vực mới mẻ và chưa thực sự nhận được sự quan tâm cần thiết từ phía xã hội

Trước tình hình trên, trải qua 20 năm kỉ niệm Ngày Sức khỏe tâm thần thế

giới, Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần thế giới (WEMH) đã đưa ra chủ dé hành động

cho từng năm, nhằm kêu gọi chính phủ hơn 150 quốc gia thành viên cam kết tham

gia hành động trong RLTT học đường Trong đó, mơ hình CSSKTT dựa vào trường học đã được hình thành và áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, được coi là một

trong các bước tiếp cận có hiệu quả đối với van dé CSSKTT Đi đầu trong công tác CSSKTT cho trẻ phải kế đến các quốc gia phát triển, nơi mà mạng lưới CSSKTT đã

có chặng đường vài chục năm phát triển Tuy nhiên, hệ thống CSSKTT trẻ em tại các quốc gia dang phát triển vấp phải nhiều hạn chế [62] Dé ap dụng các mơ hình

CSSKTT trong trường học có hiệu quả, đòi hỏi lãnh đạo các quốc gia này cần có hành động thiết thực để thay đổi mãnh mẽ quan điểm “CSSKTT dựa vào điều trị tại

bệnh viện”

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với tỷ lệ trẻ em lứa tuổi học đường

cao, khoảng 30% dân số nằm trong lứa tuổi học trị Việt Nam cũng khơng phải

ngoại lệ đối với vấn đềRLTT học đường Có khoảng 2,7 triệu trẻ em và vị thành

niên trên toàn quốc có những biểu hiện vềRLTT một cách rõ rệt [13] Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở(từ 11 — 15 tuổi), có tuổi đời nằm trong lứa tuổi vị thành niên

(10-19 tuổi) Đây là thời gian xảy ra nhiều biến đổi tâm sinh lý ở các mức độ khác

nhau trong cơ thé trẻ; sự hình thành nhân cách được hoàn thiện Đã conhiéu sé liệu

Trang 8

trung học cơ sở tại Việt Nam, đó là: nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh một số trường THCS của một số thành phố ở Việt Nam

của Lê Thị Kim Dung và cộng sự (2007) [7], nghiên cứu của Bệnh viện tâm thần tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trên 30 trường THCS trên địa bàn tỉnh (2012-2014) của B5

Ngô Thanh Phong [14] Mặc dù kết quả khơng hồn tồn nhất qn, nhưng các nghiên cứu đều cho thấy tỉ lệhọc sinh trung học cơ sở tại Việt Nam gặp các vấn đề

sức khỏe tâm thần là đáng kẻ

Việt Nam đã có những nễ lực đáng kê trong công tác CSSKTT học đường Chính phủ đã đề ra “Chương trình Mục tiêu Quốc giá về sức khỏe tâm thần” từ năm

1999 Năm 2006, Bộ Y tế ban hành “Kế hoạch tổng thê quốc gia về bảo vệ, chăm

sóc và nâng cao sức khỏe của vị thành niên và thanh niên Việt Nam, giai đoạn

2006-2010 và tầm nhìn 2020”, trong đó sức khỏe tâm thần được xếp là một trong 5

vấn đề ưu tiên cần giải quyết Tuy nhiên, các can thiệp nâng cao SKTT cho học sinh

nói riêng và thanh thiếu niên nói chung cịn rất hạn chế Thực tế là hệ thống y tẾ của Việt Nam đang thiếu các chuyên gia về SKTT trẻ em, các cán bộ y tế (CBYT) cấp cơ sở và CBYT trường học chưa được đào tạo chuyên môn về bệnh lý tâm thân trẻ cùng với các Kĩ năng tư vấn tâm lý [5], [11] Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục của

nước ta còn nhiều hạn ché, đã tạo áp lực không hè nhỏ lên bản thân người học trò

Với mong muốn tìm hiểu tình hình SKTT của trẻ em nói chung và lứa tuổi học sinh trung học cơ sở nói riêng, thực trạng công tác CSSKTT trẻ, đặc biệt là các

mơ hình CSSKTT dựa vào trường học đã và đang được triển khai trên thé gIới cũng

như Việt Nam, sinh viên thực hiện đề tài “Tông quan các mô hình chăm sóc sức

Trang 9

2 MỤC TIỂU

2.1

2.2

Trình bày thực trạng rối loạn tâm thần và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của trẻ em trên thế giới và tại Việt Nam

Mô tả, phân tích ưu — nhược điểm và khả năng áp dụng của từng mơ hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học cho học sinh trung học cơ sở

trên thế giới và tại Việt Nam

._ Đưa ra mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học cho học sinh

trung học cơ sở phù hợp với thực tế tại Việt Nam

Trang 10

3 TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Tổng quan tài liệu thu thập và phân tích các tài liệu nghiên cứu về thực trạng

của RLTT trẻ em và nhu cầu được CSSKTT của trẻ Từ đó, nêu bật tầm quan trọng của phương pháp CSSKTT dựa vào trường học Tổng quan tập trung thu thập các

tài liệu về mô hình CSSKTT dựa vào trường học cho học sinh trung học cơ sở - lứa tuổi có nhiều thay đổi về tâm sinh lý; các mơ hình đang áp dụng cho các quốc gia phát triển và đang phát triển có gì giống và khác nhau, phân tích ưu và nhược điểm

của từng mơ hình Từ đó phân tích khả năng áp dụng của mô hình vào thực tế của

Việt Nam

Bài tổng quan sử dụng 69tài liệu tham khảo Trong đó có 20 tài liệu tiếng Việt và 49 tài liệu tiếng Anh: Các vải liệu được xuất bản từ năm 1989 đến nay, trong đó

có 47 tài liệu được xuất bản trong 10 năm gần đây (chiếm 68%) 3.1 Phương pháp thu thập tài liệu

° Tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu: Tài liệu sử dụng trong tổng quan được lựa chọn

từ các bài báo khoa học, cơng trình nghiên cứu khoa học, báo cáo thống kê, luận

văn, sách có nội dung về RLTT, các mơ hình CSSKTT dựa vào trường học cho học sinh trung học cơ sở Ưu tiên lựa chọn cho các bài báo cáo tổng quan dang day đủ.Các tài liệu được công bố từsau năm 1989 với ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng

Anh

e Tiêu chuẩn loại trừ: Tổng quan cũng không sử dụng các tài liệu từ nguồn thông tin không tin cậy hoặc khơng có thơng tin về tác giả

Từ khóa được sử dụng tìm kiếm là:

- Từ khóa Tiếng Anh: mental health of children, child mental disorders,

adolescent mental disorders, school-based mental health, model of middle school-

based mental health

“ Từ khóa Tiếng Việt: sức khỏe tâm thần của trẻ em, rối loạn tâm thần ở trẻ em,

Trang 11

3.2 Nguồn tài liệu tham khảo

Tài liệu sử dụng cho bài tổng quan được tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu trực tuyến PubMed, ScienceDirect; hoặc các trang tin điện tử của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động thương binh và xã hội Các sách, giáo trình, luận văn được bài tổng quan tìm hiểu, thu thập tại thư viện trường Đại học Y tế Công cộng

3.3 Phương pháp tổng hợp tài liệu

Các tài liệu được chọn lọc và phân tích thơng qua các bước như sau:

Bước Công việc Số tài liệu thu thập

- Tông sô tài liệu điện tử

ỏ es tim được ban đầu từ các

- Tìm tât cả cả tài liệu có liên quan đên RLTT| - y Siies:

từ khoá là 105 tài liệu

1 ở trẻ em A ee ;

Re is - Sô tài liệu thu thập tại

- Đọc tiêu đề đê lựa chọn các tài liệu phù hợp i

thư viện: 5

- Tổng số tài liệu: 110 - Đọc các phần tóm tắt tài liệu, nắm bắt ý 4n

- Loại 9 tài liệu khơng có

chính cies

§ ; thong tin vé tac gia

2 - Đánh dâu những phân quan trọng và những ; - TL 5

Fa, : si? - Loại lI tài liệu không

thông tin cân thiệt vê chủ đê của tài liệu và ‘ mi có ngn thơng tin tin cậy

phương pháp nghiên cứu

Lựa chọn những tài liệu phù hợp với tiêu chuân: |- Loại bỏ 15 tài liệu

- Tim các tài liệu tồn văn khơng tìm được các tài |

3 - Tiếp tục chú ý các thông tin về tên tác giả, | liệu toàn văn

tạp chí, cơ quan phát hành - Loại bỏ 6 tài liệu có sự

- So sánh các tài liệu có trùng lặp vẻ thông tin | trùng lặp về thông tin

- Doc chi tiét những tài liệu đã lựa chọn và ghi | - Tông cộng có 69 tài

Trang 12

4 KETQUA

4.1 Tông quan về sức khỏe tâm thần

4.1.1 Một số khái niémlién quan

s% Trẻ em (Children)

Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1989) xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành

niên sớm hơn [16] Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có quy

định trẻ em là người dưới 16 tuổi [15]

kx Vi thanh nién (Adolescence)

Vi thanh nién (ngudi sap dén tudi truéng thanh) la nhimg em dang 6 giai

đoạn chuyển tiếp từ ấu thơ sang trưởng thành, trong độ tuổi từ 10-19 [67] Ở mỗi

nước khác nhau, căn cứ vào điều kiện mỗi nước mà trong luật hôn nhân và gia đình quy định độ tuổi vị thành niên khác nhau Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh

mẽ và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con người Biểu hiện của nó là xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi bao gồm: Sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, sự biến

đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên nảy

sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuôi khác s Trường trung học cơ sở (Middle school)

Đây là một bậc học trong hệ thống giáo dục (hay còn gọi là cấp II), kéo dài 4

năm (từ lớp 6 đến lớp 9) với hệ thống giáo dục Việt Nam [2] hoặc 3 năm với hệ

thống giáo dục Mỹ (từ lớp 6 đến lớp 8), với hệ thống giáo dục Anh (từ lớp 7 đến lớp

9) Độ tuổi trung học cơ sở là 11 (hoặc 12 tuổi) đến 15 tuổi [31] Do đó, học sinh trung học cơ sở có độ tuổi nằm trong lứa tuôi vị thành niên

kx Sức khỏe tam than (Mental health):

Sức khỏe tâm thần không chỉ là không bị mắc các rối loạn về tâm thân Sức

khỏe tâm thần được định nghĩa là một tình trạng sức khỏe mà mỗi cá nhân nhận

Trang 13

A

Thuật ngữ “tâm thần” được Bộ Y tế cho cả hai trạng thái: bệnh tật (tiêu cực) \ A

và sức khỏe (tích cực) Trong khi đó, đại đa số người Việt hiểu từ “tâm thần” là

bệnh, mang trạng thái tiêu cực, còn từ “tinh thần” được mang xu hướng tích cực [20] Do đó, nhiều nhà nghiên cứu thường sử dụng thuật ngữ “tinh thần” hoặc “tâm

trí” để giảm nhẹ sự định kiến của xã hội với sức khỏe tâm thần Trong bài tổng quan tài liệu này, tôi xin sử dụng I1 thuật ngữ là “tâm thần” để thống nhất với các y văn

quốc tế

s* Khái niệm rối loạn tâm thân (Mental Disorders):

Rối loạn tâm thần là sự lệch lạc của sức khỏe tâm thần ra khỏi ngưỡng bình

thường, hay sự bất thường của nhận thức, cảm xúc, hành vỉ và mối quan hệ xã hội Rối loạn tâm thần gồm nhiều triệu chứng với các mức độ khác nhau như trằm cảm,

lo âu, nghiện chất, chậm phát triển tâm thần Đây là trạng thái bệnh và vẫn có thể

điều chỉnh đề trở về mức bình thường nếu được điều trị thích hợp Các rối loạn tâm

thần được phân loại trong hệ thống phân loại bệnh quốc tế 10 (ICD-10) [68], [59], [20]

4.1.2 Phân loại các rồi loạn tâm thân ở trẻ em

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới về SKTT năm 2005, RLTT có thể xuất _

hiện ngay từ nhỏ hoặc gặp phải trong quá trình phát triển của trẻ [65] Các RLTT ở

trẻ em và vị thành niên được trình bày theo từng lứa ti trong hình 4 l

Rôi loạn Tuôi

(RL) Nee 3 | 415/16) 7/8) 9110) 11) 12) 13 | 14) 15 | 16)17 18 RL tach me RL phat trién RL hanh vi RL cảm xúc Nghiện chất Loạn thân ở người trưởng thành

Hình 4 1 Rối loạn tâm thần phô biến theo lứa tuôi [64]

Trang 14

Các trường hợp RLTTT phổ biến nhất gặp phải trong nhóm tuổi trung học cơ sở là: rối loạn cảm xúc (rối loạn lo âu, trầm cảm) và rối loạn hành vi (Rối loạn tăng

động giảm chú ý, rồi loạn ứng xử) Đây được coi là những yếu tố chính gây nên hành vi tự tử [24] Tử tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba ở trẻ từ 10-

14 tuổi tại Mỹ trong năm 2013 (chiếm 13,3% số ca tử vong ở độ tuôi 10-14) [23]

Các rối loạn này có các biểu hiện như sau [9]:

Rối loạn lo âu: ám ảnh, hoảng sợ, rối loan lo âu lan tỏa, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, stress sau sang chấn

- _ Trầm cảm và hành vi liên quan đến tự tử: trẻ buồn râu, khóc lóc, tự ti; có hành

vi như mất quan tâm thích thú trong các hoạt động hoặc giảm sút trong học tập, thay đổi thê chất như ăn kém, sụt cân, mất ngủ, ngủ nhiều, hoặc các phan về các chứng

đau không rõ ràng Đặc biệt một số thay đổi trong suy nghĩ như nghĩ mình là người

xấu xa, có tội, khơng có giá trỊ Tram cam là một vấn đề lâm sàng quan trọng và có

thể dẫn đến hành vi tự tử

- Rối loạn tăng động giảm chú ý: trẻ tăng hoạt động, hấp tấp bốc đồng, khó

khăn khi phải ngồi yên một chỗ hoặc phải chờ đợi Hoặc trẻ phân tán, không tập trung được đề nghe giảng hoặc làm bài, hay quên đồ vật sách vở, luôn thất bại trong học tập

- - Rối loạn ứng xử: Trẻ ít quan tâm đến người khác, xâm phạm thô bạo với bạn

bè người thân hoặc súc vật Không tuân thủ các qui tắc xã hội, hay có các hành

động quá đáng và quá mức, v1 phạm trật tự

Trang 15

4.1.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến rỗi loạn tâm thần của trẻ em

Theo Tổ chức Y tế thế giới, RLTT chịu ảnh hưởng của 3 nhóm yếu tố, bao

gồm: yếu tố sinh học, yếu tố tâm lý và yếu tổ xã hội [61], trong đó phân tích theo 2 nhóm u tơ chính là yêu tô nguy cơ và yêu tô bảo vệ

Bảng 4 1 Các yếu tố ảnh hướng đến SKTT của trẻ em [64]

Nhóm yếu tổ Yếu tố nguy cơ Yêu tô bảo vệ A Ã 12 A

Yéu tố sinh học

- Bà mẹphơi nhiễm với chất độc

hại khi mang thai

- Trẻ bị ngạt hoặc gặp biến chứng khi sinh

- Yếu tố gia đình về rối loạn tâm

thần

- Trẻ mắc HIV, suy đinh dưỡng, chấn thương vào đầu, kém phát

triên hoặc mặc các bệnh khác

- Trẻ phát triển thê chất khỏe

mạnh, phù hợp với lứa tuôi

- Trẻ có trí tuệ tốt

Vếu tố tâm lý - Trế có rơi loan hoc tập

- Trẻ khó thích nghi với điều kiện

xung quanh

- Trẻ bị lạm dụng thân thể, lạm

dục tình dục, bị đánh đập, bị bỏ TƠI

- Trẻ sơng khép kín, hướng nội

- Trẻ có khả năng tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm

- Tự tin, có thê tự giải quyết

vấn đề

- Kỹ năng sống tốt

Yếu tô xã hội

Gia đình

- Gia đình khơng quan tâm, chăm

soc,

-Gia đình q nng chiều, khơng có kỷ luật trong gia đình

- Gia đình có nhiêu mâu thuân - Gia đình hạnh phúc, gắn bó

giữa các thành viên

- Gia đình có trách nhiệm - Cha mẹ chia sẻ, lắng nghe

ý kiên của con em

Trang 16

10

Nhà trường - Trẻ học kém cỏi, thi trượt - Học tập tot

- Mơi trường học khó khăn - Trường học thân thiện

- Thầy cơ ít quan tâm, không | - Trẻ được tham gia các hoạt

giám sát học tập của học sinh động của lớp, trường

Cộng đồng - Mâu thuẫn với hàng xóm - Gắn bó với hàng xóm xung - Cộng đồng có nhiều tội phạm, | quanh, gắn bó cộng đồng,

bạo lực chia sẻ khó khăn

- Trẻ phải di cư, chuyền nhà - Cộng đồng sống lành mạnh

- Mạng lưới hỗ trợ cộng đồng phát triển

Do đặc thù phát triển tâm sinh lý ở thời kỳ vị thành niên, vấn đề SKTT ở lứa

tuổi này chịu tác động lớn từ yếu tố xã hội Gia đình, nhà trường và cộng đồng vừa

có thể là yếu tố bảo vệ trẻ, nhưng cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu

cực cho tinh thần trẻ vị thành niên Xây dựng và cải thiện môi trường xã hội, trong đó có mơi trường trường học là hướng đi cần thiết trong việc CSSKTT trẻ vị thành niên (trình bày chỉ tiết tại phần 4.3.1- Nguyên tac CSSKTT trẻ em và tam quan trọng/ vai trò của nhà trường trong công tác CSSK TT học sinh )

4.1.4 Tac dong cua rỗi loạn tâm than đến trẻ em

Các RLTT của trẻ em nếu không được quan tâm phòng ngừa và can thiệp phù

hợp sẽ để lại hậu quả cho cả bản thân cá nhân, gia đình và tồn xã hội RLTT sẽ làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của cá nhân trẻ với các thành viên trong gia đinh, với bạn bè, ảnh hưởng đến kết quả học tập tại trường, và sự phát triển cá nhân [38],

[39], [40] Sự kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội đối với các trường hợp có RLTT

đang ngăn cản trẻ tiếp cận dịch vụ CSSKTT và nhiều quyền lợi thiết yếu khác Tổ

chức Y thế thế giới (WHO) đã nhận định tình trạng xâm phạm quyên con người,

Trang 17

1]

người bị RLTT, do đó, trẻ em có RLTT gặp rất nhiéu thiét thoi va thực sự khó khăn trong quá trình phát triển như bạn bè cùng trang lứa

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ em không chỉ gặp phải chỉ một loại RLTT, với ước tính trong số trẻ em gặp RLTT tại Mỹ thì có 40% trẻ có 2 loại RLTT trở lên [27] Không những vậy, trẻ có RLTT có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính (hen suyén, dai tháo đường, động kinh ) cao hơn so với trẻ không có RLTT [28], [52], [53] [56]:

Bên cạnh đó, trẻ em gặp RLTTT có thể dẫn đến hành vi nghiện ngập, phạm tội và

nhiều hành vi nguy cơ cho sức khỏe [26] Một trong những hậu quả nghiêm trọng của vấn đề là trẻ có ý định tự tử và tìm cách tự tử [24] Nếu không được phát hiện và điều trị thích hợp, RLTT ở trẻ nhỏ sẽ làm tăng nguy cơ mắc RLTT ở người trưởng thành [50], gây mất khả năng lao động và trẻ chính là gánh nặng cho gia đình và xã hội Nam Vấn đề tâm-thần kinh Nữ Nam Ung thư Nữ Nam Bệnh tim mạch Nữ 0% : 25% 50% 75% 100%

0-4 tuổi 5-9 tudi (10-14 tudi HB 15-19tuổi Trên 20 tuổi Hình 4 2 DALYs phân theo nguyên nhân, tuổi và giới tính năm 2000 [62]

Nhìn vào hình 4.2 ta thấy, trong 3 nguyên nhân làm mất số năm sống khỏe

mạnh là vấn đề tâm-thần kinh, ung thư, bệnh tim mạch mạnh thì vấn đề tâm-thần kinh chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều so với 2 nguyên nhân còn lại Mặt khác, tỷ lệ trẻ vị

thành niên (10-19 tuổi) mất nhiều năm sống khỏe mạnh vì vấn đẻ tâm-thần kinh

Trang 18

12

4.2 Thực trạng rối loạn tâm thần và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần của trẻ em trên thế giới và tại Việt Nam

4.2.I Thực trạng rỗi loạn tâm thân trên thế giới

Nhìn chung các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đều thu được kết quả là tỷ

lệ trẻ gặp phải các RLTT từ 10-20% Theo nghiên cứu của WHO năm 2005 trên nhiều quốc gia cho thấy trung bình khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên đang gặp phải các RLTT [65] Khoảng một nửa các RLTT bắt đầu trước tuổi 14 và đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật ở trẻ em trên thế giới [66] Tỷ lệ rối loạn tâm thần

Trang 21

15

Rối loạn lo âu, rối loạn ứng xử, trầm cảm và nghiện chất là những RLTT thường gặp ở trẻ vị thành niên Theo báo cáo Giám sát sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ

giai đoạn 2005-2011, điều tra trên nhóm tuổi từ 12-17 thu được kết quả: có 4,2% rối loạn ứng xử, 8,1% lo âu, 4,2% rôi loạn sử dụng rượu, 4,7% rồi loạn sử dụng ma túy, 2,8% rối loạn sử dụng thuốc lá Cùng với đó, 7,1% trẻ bị trầm cảm Đây là nguyên

nhân chính dẫn đến tự tử Tại Mỹ, tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 Ở Canada và châu Âu, tự tử là nguyên nhân đứng thứ hai gây tử vong chỉ sau tai nạn đối với cả hai giới [24]

Các nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.2 có sự khác biệt số liệu do nhiều nguyên nhân như tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau, đối tượng khác nhau, công cụ, thời gian, địa điểm nghiên cứu khác nhau và các nền văn hóa cũng rất khác biệt Tuy nhiên, các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ trẻ có các RLTT tương đối cao

Tuy nhiên, RLTT vẫn chưa được nhìn nhận và giải quyết đúng mức, bang

chứng là chỉ có khoảng 10 - 22% tré em trong tong số em gặp RLTT được phát hiện

bởi các nhân viên chăm sóc sức khoẻ ban đầu Đây là những trường hợp đủ tiêu chuẩn chẩn đoán theo hệ thống phân loại bệnh quốc tế ICD-10 [64] Tuy nhiên, một

số lượng lớn hơn cũng gặp vấn đề về SKTT nhưng dấu hiệu không rõ ràng và

không đáp ứng tiêu chuẩn để chân đoán bệnh Ngồi ra, trẻ khơng được phát hiện bệnh sớm và cũng khơng có được sự chăm sóc thích hợp về mặt y tế còn do các nguyên nhân sau [25], [32]:

- Rao can nhận thức: sợ bị xa lánh, không nhận thức được tính nghiêm trọng

của vẫn đề

- Không được phát hiện ngay cả khi các rối loạn đã trở nên khá nghiêm trọng

- Khơng có khả năng tiếp cận dịch vụ: không đủ tiền, khơng có thời gian, cơ sở

y tế xa nơi ở

Trang 22

l6

4.2.2 Thực trạng rồi loạn tâm thân tại Việt Nam

RLTT ở trẻ em và thanh thiếu niên chỉ mới được quan tâm trong 10 năm trở lại đây, với nhiều nghiên cứu cho thấy có 10-21% trẻ em Việt Nam gặp RLTT và tình trạng này được dự báo còn tăng lên qua các năm Các rối loạn thường gặp như: tram cảm, lo âu, rối loạn tăng động, rồi loạn liên quan đến học tập, rỗi loạn ửng xử,

bạo lực học đường, nghiện chất ma túy và trò chơi điện tử [20]

Báo cáo chuyên đề “SKTT vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2010” của

TS Nguyễn Thị Thanh Hương [10] nhận định rằng: “Việt Nam đang có một bức

tranh lạc quan về SKTT (tỷ lệ sự tự tin, lạc quan của trẻ tương đối cao) và tỷ lệ tự gây thương tích, suy nghĩ đến tự tử và tìm cách tự tử cịn khá thấp so với các quốc gia khác” Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu đã chứng minh tình trạng RLTT trẻ

em Việt Nam đang phát triển nghiêm trọng, đặc biệt ở lứa tuôi trẻ vị thành niên

Các báo cáo nghiên cứu cũng cho thấy, RLTT của vị thành niên chủ yếu gặp phải là

rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, rỗi loạn hành vi và nghiện chất Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh một số trường THCS của một số thành phố ở Việt Nam của Lê Thị Kim Dung và cộng sự (2007) báo cáo kết quả có 12,3% học sinh có biểu hiện lo âu và trầm cảm là 8,4% [7] Một nghiên cứu

của TS Ngô Thanh Hỏi, thực hiện trên 21960 thanh thiếu niên thành phố Hà Nội

cho thấy có 15,94% trẻ có RLTT, trong đó có 3,7% trẻ rối loạn hành vi, các hành vi sử dụng chất gây nghiện tăng lên nhanh chóng và có 10% số ca tự tử năm trong lứa

tuổi 10-17 tuổi [1] Dự án “Chăm sóc sức khỏe học sinh trường học tại Hà Nội” tiến hành khảo sát trên 1203 học sinh từ 10-16 tuổi, kết quả thấy được 11,48% trẻ rồi loạn cảm xúc; 9,23% rối loạn ứng xử và 14,1% rồi loạn tăng động giảm chú ý Bên

cạnh đó, quận Hai Bà Trưng có tỷ lệ học sinh gặp khó khăn về ứng xử cao nhất với 44.2%, so với các quận cịn lại là Hồng Mai (28,8%), Từ Liêm (26,9%) Điều này

cho thấy ảnh hưởng của điều kiện sống, môi trường sống tác động đến hành vi ứng

Trang 23

'VIỆN | NG TIN THI

TRUNG TAM THO A

Trang 25

19

Qua hai cuộc điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ nhất năm 2003 và 2008 (SAVY 1 và SAVY 2) [3], [4] nhận thấy rằng, ngồi sự

lạc quan có xu hướng tăng điểm tích cực, các yếu tơ cịn lại như tự gây thương tích,

nghĩ đến và thực hiện hành vi tự tử đều có tỷ lệ tăng lên Mặc dù Việt Nam có trên

90% vị thành niên và thanh niên có suy nghĩ lạc quan “có cuộc sóng tốt hơn so với bế mẹ”, tuy nhiên, vẫn có 1/3 số người vẫn cảm thấy chán nản vào tương lại của

mình [3] Đặc biệt, các yếu tố có sự khác nhau theo nhóm tuổi, trong đó nhóm vị thành niên (14-17 tuổi) có điểm số lạc quan thấp nhất (3,1 điểm theo SAVY1) là nhóm đang phát triển mạnh nên thường có cảm giác bất an và không chắc chắn Hành vi tự gây thương tích ở nhóm đối tượng vị thành niên (14-17 tuổi) có số lượng gấp hai lần ở nhóm đối tượng 22-25 tuôi Đối với hành vi tự tử, ở trước giai đoạn đậy thì, tỷ lệ này là khá thấp; tuy nhiên, đến giai đoạn vị thành niên, tự tử là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới Tại Việt Nam, tỷ lệ vị

thành niên và thanh niên tại Việt Nam từng nghĩ tới tự tử thấp hơn so với nhiều quốc øia trên thế giới như Mỹ, Canada, Châu Âu [24], [30], tuy nhiên, tỷ lệ vẫn

đang tăng lên Cụ thể,có 4,1% trẻ nghĩ đến tử tử (SAVY 2) [4], cao hơn so với SAVY I1 (3,4%), trong đó đối tượng vị thành niên có ý định tự tử vẫn chiếm tỷ lệ

cao nhất Do vậy, đối tượng này đang rất cần sự hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ cũng như

tạo môi trường tâm lý thuận lợi dé phat trién những biều hiện tình cảm tích cực

: : 8.00% + 7.00% +~ : 6.00% + si 55.00% +~ a 2 24.00% + 12 B.00% 1 i | P~2.00% + 0.5 1.00% + al 0 0.00% a

Su lac quan Long tu trong vy , Tu gay Nghĩ đến Tự tử

thương tích tự tử #SAVY I1

#8SAVY 2 mSAVY 2

Biểu đồ 4 1 So sánh các RLTT vị thành niên và thanh niên qua hai cuộc điều tra

Trang 26

20

Như vậy, có thể thấy tỷ lệ trẻ em Việt Nam, đặc biệt là trẻ vị thành niên gặp

các RLTT ngày càng gia tăng rõ rệt Tuy nhiên, hệ thống CSSKTT không đáp ứng được nhu cầu của trẻ Các cán bộ y tế cấp cơ sở và cán bộ y tế học đường không đủ

chuyên mơn về SKTT, do đó, trẻ hồn tồn khơng được tư vấn tâm lý ngay tại cộng

đồng, dẫn tới việc phát hiện sớm các RLTT của trẻ gặp nhiều khó khăn Trẻ em chỉ

được tư vấn và điều trị khi các biểu hiện của bệnh trở nên rõ ràng Có thể nói, cơng tác CSSKTT trẻ em chủ yếu được diễn ra tại bệnh viện [5], [11]

4.3 Mơ hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học cho học sinh trung học cơ sở

4.3.1 Nguyên tắc chung của CSSKTT trẻ em và tam quan trong/ vai trò của

trường học trong CSSKTT cho hoc sinh

“ Nguyên tắc chung của CSSKTT tré em

Để giảm thiểu các tác hại của RLTT đem lại cho trẻ em, việc làm ưu tiên hàng

đầu là việc chú trọng cơng tác dự phịng và can thiệp điều trị sớm các trường hợp gặp RLTT Can thiệp RLTT sớm, chúng ta càng có thể giảm thiểu chỉ phí y tế, chỉ phí giải quyết việc làm, phúc lợi xã hội Công việc này đòi hỏi một hệ thống mạng

lưới tổ chức từ Trung ương tới địa phương, cần có chính sách rõ ràng và có sự tham

gia của cả cộng đồng Tuy nhiên, công tác dự phòng và can thiệp sớm vẫn còn gap rất nhiều khó khăn Chưa tới 50% trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên mắc RLTTtrên

thế ĐIỚI CÓ thê nhận được dịch vụ CSSKTT [37] Tình trạng này đặc biệt diễn ra tại các quốc gia đang phát triển — nơi hệ thống y tế tồn tại nhiều bất cập, nguồn lực cán bộ y tế còn thiếu số lượng và yếu chun mơn Ngồi ra, các rào cản về mặt kinh té,

văn hóa, su ky thi với người mắc RLTT đã góp phần cản trở sự tiếp cận của trẻ em

với dịch vụ CSSK TT

Do đó, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra nguyên tắc chung cho công tác CSSKTT trẻ em ở cả các nước phát triển và đang phát triển bao gồm [62]:

Trang 27

21

- Thiét lap, đào tao hé thong CSSKTT cé kha năng thực hiện công tác phat hiện

sớm và CSSKTT trẻ em tại cộng đồng và cần có các chế tài và chính sách cho hoạt động này

- Truyền thông cho cha mẹ, giáo viên, cộng đồng về hoạt động CSSKTT trẻ em;

truyền thông nâng cao nhận thức về SKTT, giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử của

cộng đồng đối với những trẻ macRLTT

- Thực hiện các hoạt động nhằm cải thiện môi trường sống, học tập, vui choi

của trẻ em và thanh thiếu niên

- Thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của các công tác CSSKTT

s* Tâm quan trọng/vai trò của nhà trường trong công tác CSSKTT cho học sinh Trong công tác CSSKTT trẻ em tại cộng đồng CSSKTT dựa vào trường học được đánh giá là một biện pháp hiệu quả [44], [45] [62]:

Thứ nhất, khoảng một nửa số người lớn bị bệnh tâm thần có gặp các triệu

chứng trước tuôi 14 trong nghiên cứu của Kessler và cộng sự (2005), tức là các dấu

hiệu RLTT đã xuất hiện khi họ là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường [41]

Trường học cùng với gia đình là hai môi trường quan trọng ảnh hưởng đến tâm sinh

lý của trẻ, đặc biệt khi trẻ bước vào giai đoạn vị thành niên RLTT bao gồm những cấp độ khác nhau, đối với các trường hợp RLTT nhẹ, cần phát hiện và can thiệp

sớm tại cộng đồng thông qua trị liệu tâm lý, tham vấn gia đình và nhà trường Như đã trình bày ở phân 4.1.3, trường học và gia đình vừa là yếu tố bảo vệ, nhưng cũng có thể là yếu tố nguy cơ đối với vấn đề SKTT của trẻ Do đó, cơng tác CSSKTT dựa

vào gia đình và trường học đã được sử dụng rộng rãi Trong khi can thiệp vấn đề SKTT của trẻ em tại gia đình gặp nhiều khó khăn (như cha mẹ thiếu kiến thức về

SKTT, sự kỳ thị, hoàn cảnh gia đình ) [45] thì nhà trường lại trở thành vị trí lý

tưởng để triển khai các hoạt động CSSKTT CSSKTT dựa vào trường học có thể

tiếp cận với số lượng trẻ cùng một lúc nên tốn chỉ phí thấp hơn so với tiếp cận trẻ

Trang 28

22

Thứ hai, việc giải quyết nhu cầu CSSKTT có ảnh hưởng đến thành tích học tập tích cực của học sinh Payton và cộng sự (2008) đã báo cáo rằng khi trẻ được

giáo dục về SKTT, điểm số trong bài kiểm tra của trẻ tăng lên [51] Ngược lại,

những trẻ có các vấn đề về SKTT học tập sa sút, dé dàng nản chí và khả năng nghỉ

học cao hơn so với những trẻ có khuyết tật khác [33] Môi trường trường học thân

thiện có đủ 4 yếu tố: an toàn, các mối quan hệ lành mạnh, hoạt động dạy và học tốt, chính sách phù hợp sẽ thúc đây thái độ tích cực, lạc quan của giới trẻ, đồng thời có

thể hình thành kỹ năng sống và giảm bớt những tổn thương mà họ gặp phải Bên

cạnh đó, môi trường thân thiện cũng giảm bớt áp lực công việc cho giáo viên và

nhân viên nhà trường, từ đó tăng thêm sự gắn kết giữa thây và trò

Thứ ba, phương pháp CSSKTT dựa vào trường học huy động sự tham gia

không chỉ nhà trường mà còn cả gia đình của học sinh, tạo mối liên kết chặt chẽ

giữa hai yếu tô xã hội quan trọng Đây là một trong các điểm mạnh của phương pháp CSSKTT dựa vào trường học mà các phương pháp khác không thực hiện

được Mục đích cuối cùng của việc điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ mắc

RLTT là giúp trẻ hòa nhập trở lại với cộng đồng Vì vậy, khơng gì tốt hơn là giúp trẻ phục hồi dựa trên chính nền tảng cộng đồng mà trẻ đang sinh sống và học tập

Thư tư, sự quá tải của các cơ sở điều trị tập trung cũng như những hạn chế của nó buộc chúng ta phải tính đến những giải pháp phù hợp hơn với điều kiện nguôn lực cũng như nhu câu và khả năng chữa trị của trẻ Bên cạnh đó, khơng phải

tất cả những trẻ mắc RLTT đều có thể tiếp cận điều trị tại các cơ sở tập trung, đặc

biệt các bệnh viện lớn Còn rất nhiều trẻ đang sống trong cộng đồng, và họ cần được

điều trị Do đó, mơ hình CSSKTT dựa vào trường học được coi là cách tiếp cận phù hợp

Vì các lý do trên, có tới ba phần tư trẻ em nhận hỗ trợ CSSKTT tại trường học

Trang 29

23

triển khai các mô hình CSSKTT dựa vào cộng đồng cịn mang tính thử nghiệm trên

quy mô nhỏ do tình trạng thiếu nhân lực và kinh phí hoạt động

Lý do lựa chọn cấp học THCS đề triển khai mơ hình CSSKTT dựa vào trường học

Công tác CSSKTTT trẻ em hồn tồn có thể thực hiện ở bắt cứ giai đoạn phát triển nào của trẻ, tuy nhiên, do các đặc điểm đặc thù của lứa tuổi THCS nên đã có

nhiều mơ hình CSSKTT lựa chọn cấp học THCS để triển khai mơ hình thí điểm, cụ thé:

Đối tượng THCS (11-15 tuổi) nằm trong nhóm tuéi vi thanh nién Day 1a thời

kỳ phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ Ở góc độ nội tiết, sự họat hóa của tuyến yên, của các tuyến sinh dục,tuyến thượng thận được tăng cường, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, trọng lượng cơ thể, các dấu hiệu sinh dục phụ xuất hiện Với hiện tượng dậy thì - một hiện tượng sinh lý trong phát triển,

nhưng do liên quan đến biến đỗi nội tiết nên cũng dễ dẫn đến các rối loạn, biến đồi

“ø1ao thời” trong đời sống tâm sinh lý của các em.Ở lứa tuôi này các em dễ bị tác

động làm thay đổi theo chiều hướng xấu hoặc tốt.Do đó, trẻ đễ có các dâu hiệu RLTT từ các trường hợp nhẹ (căng thẳng, buồn bã ) đến trường hợp nặng (trầm cảm, rối loạn hành vi, nghiện chat )

Học sinh THCS đang ở lứa tuổi phát triển về tâm sinh lý với nhiều xáo trộn, thay đổi môi trường mới từ cấp tiểu học lên trung học với áp lực học tập cao hơn Sau khi kết thúc chương trình THCS, các em sẽ cịn tiếp tục chương trình THPT nên hiệu quả phòng ngừa sẽ cao hơn nếu được tác động về mặt tâm lý, tâm than

4.3.2 Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường họccho học sinh

trung học cơ sở trên thế giới

Năm 1994, Tổ chức Y tế thế giới đã giới thiệu mơ hình CSSKTT dựa vào

trường học phù hợp với nhiều điều kiện trường học khác nhau Việc triển khai thực hiện CSSKTT được chia thành 4 cấp độ để tiếp cận với số lượng giáo viên và học sinh khác nhau Đây được coi là mô hình làm cơ sở để mỗi trường học, mỗi quốc

Trang 30

24

thể xem xét việc thực hiện các chương trình can thiệp như thế nào dựa vào sé luong

đôi tượng mà ho muôn can thiệp cũng như nguôn lực mà họ đang có

Tạo môi trường xã hội tích cực

Giáo dục SKTT về kiến thức, thái

độ, hành vi Tất cả trường học

Tât cả giáo viên và học sinh Xây dựng chương trình can thiệp sớm 20 — 30 % hoc sinh 3 - 12 % học sinh

Người tham gia =

Hình 4 3 Mơ hình CSSKTT học đường của WHO [69]

Can thiệp tất cả học sinh Can thiệp nhiều học sinh 1 Can _ thiệp ít học sinh

Ngồi mơ hình CSSKTT học đường của WHO, có nhiều mơ hình CSSKTT

dựa vào trường học được áp dụng trên thế giới Việc xây dựng mơ hình khác nhau

dựa vào các cách can thiệp, đối tượng can thiệp, phương pháp tiếp cận khác nhau và dựa vào hoàn cảnh thực tế tại địa phương đó Bài khóa luận xin được giới thiệu và

phân tích các mơ hình CSSKTT dựa vào trường học cho học sinh trung học cơ so

trên thế giới sau: Mơ hình sức khỏe tâm thần liên tục, mơ hình hệ thống liên kết, mô

Trang 31

Chữa bệnh Phục hôi chức năng

Hình 4 4 Mơ hình phố sức khỏe tâm thân [48]

Xuất phát từ lĩnh vực y tế công cộng, mô hình phổ sức khỏe tâm thân

(Mental health spectrum model) được Mrazek được giới thiệu vào năm 1994, day

được coi là mơ hình chuẩn mực trong công tác CSSKTT dựa vào trường học cho

học sinh Mơ hình kết hợp các dịch vụ sức khỏe tâm thần truyền thống với hoạt

động phòng ngừa, đối tượng hướng tới là những học sinh có vấn đề RLTT lâu đài

và nghiêm trọng Việc CSSKTT cho học sinh được thực hiện liên tục từ công tác theo dõi, phát hiện sớm dấu hiệu RLTT đến điều trị kịp thời và duy trì trạng thái tâm lý ôn định cho học sinh Năm 2005, Weisz điều chỉnh mơ hình vào khn khơ

tồn diện hơn, dé cập chi tiết từng mảng can thiệp nâng cao sức khỏe và xác định rõ

sự tham gia của gia đình, nhà trường, xã hội [60] Do đó, mơ hình khơng chỉ cung cấp dịch vụ và chương trình ởtrường học mà cịn ở ngồi cộng đồng Do tính chất

liên tục, mơ hình u cầu một hệ thống đồng bộ với các mắt xích hoạt động chặt chẽ từ khi theo đõi đến điều trị và chăm sóc trẻ Vì vậy, mơ hình sẽ hoạt động hiệu quả trong điều kiện lý tưởng — nơi có hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu phát triển, xã

hội có hiểu biết tốt về SKTT và điều kiện kinh tế xã hội tốt Tuy nhiên trên thực tế, sự phối hợp hoạt động giữa các bên liên quan còn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt

ra [43]

Trang 32

26

hợp tác của nhà trường và ngành y tế, đó là Mơ hình hệ thống liên kết (Imer-

connected systems model)[21], [22], [49] Day 1a mot giai phap tối ưu nhằm phát hiện và điều trị kịp thời, đồng thời ngăn ngừa các RLTT cho học sinh Với 3 mức độ: Mức độ một là chương trình phịng ngừa (lồng ghép với các môn học, xây dựng

khơng khí học tập lành mạnh, rèn luyện kỹ năng sống ) Mức độ hai là chăm sóc trẻ

có các biêu hiệnRLTT nhưng vẫn được học tập bình thường dưới sự giám sát của

thầy cô và phụ huynh Mức độ cuối cùng là can thiệp điều trị, nhân viên y tế sử dụng các phương pháp trị liệu cho học sinh và nhà trường có thê thay đổi môi

trường học tập mới cho học sinh đó Tuy nhiên, mơ hình địi hỏi cơ sở y tế học đường phải có đầy đủ trang thiết bị, cán bộ y tế học đường có chuyên mơn và phải có chun gia tâm lý của trường.Do đó, mơ hình hệ thống liên kết chỉ được áp dụng

tại một số trường học ở Mỹ mà không được áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế

gidi [57]

Nhiều trường học khơng có đủ điều kiện nguồn lực tốt nhất đã sử dụng mơ hình CSSKTT tập trung mảng phòng ngừa HornerR.H cùng cộng sự đã xây dựng

mô hình hỗ trợ thay đổi hành vi (Positive behaviour support model)[34] hỗ trợ các

học sinh phòng và thay đổi các hành vi tiêu cực Nhà trường sẽ thực hiện các hoạt

động giáo dục để thay đổi hành vi theo từng mức độ hành vi nghiêm trọng khác nhau Nhiều trường học ở Mỹ đã cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hành vi, ước tính đa số

các trường ở Mỹ (khoảng 63%) cung cấp các dịch vụ dự phòng; 59% cung cấp chương trình cho các vấn đề về hành vi; khoảng 75% các trường học có chương

trình hỗ trợ an toàn và trường học khơng có ma túy [43] Tuy nhiên, giáo dục thay đổi hành vi cho học sinh chỉ đạt hiệu quả tốt với các trường hợp trẻ khơng có RLTT hoặc vấn đề không nghiêm trọng Với các trường hợp gặp RLTT nghiêm trọng hoặc mạn tính, cần kết hợp điều trị để đạt hiệu quả tốt

Trong cơng tác phịng ngừa RLTT cho học sinh, nhiều trường kết hợp việc

CSSKTT trong khi triển khai mơ hình chăm sóc sức khỏe tồn diện (Comprehensive sehool health model) [47], tức là chăm lo đến tất cả các vấn đề sức khỏe của học

Trang 33

27

với cả giáo viên lẫn học sinh Với bốn mảng lớn có quan hệ mật thiết, bao gồm: môi

trường xã hội và thể chất, việc giảng dạy và học tập, có quy định trường học phù hợp, tạo sự tương tác và dịch vụ CSSK Khi đó, học sinh là trung tâm của mọi chính

sách, học sinh hồn tồn có thể tham gia xây dựng, đóng góp, ra quyết định với

nhiều vấn đề ở nhà trường Cải tiến giảng dạy, sửa đổi quy định, tăng cường sự

tương tác giữa thầy và trò sẽ tạo ra môi trường giúp học sinh vừa nâng cao thê chất

lan tinh thần, giúp trẻ phòng tránh được các RLTT Mơ hình này đã được áp dụng rộng rãi tại các nước Châu Âu, Australia, Canada Tuy nhiên, cũng giống mơ hình

hỗ trợ thay đôi hành vi, mơ hình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh đang có tập trung vào nhóm đối tượng học sinh bình thường hơn là học sinh có RLTT - những trẻ đang cần sự giúp đỡ và can thiệp hơn cả

Thùng ĐAU TOL Học sinh có vấn đề về Phòng nga loạn tâm thân cho eh hành vi man tinh (1- 7%) chuyên sâu ene"

Can thiệp sớm Học sinh có nguy cơ Phịng ngừa

cho học sinh có gặp các vân đê về hành tuyển chọn

vi (5-15%) van dé SKTT Điều trị cho các học sinh có rối loạn tâm thân

Phịng ngừa

Học sinh khơng có vấn Đề

phô biên đề về hành vi nghiêm

trọng (80-90%) /

Hình 4 6 Mơ hình - Hình 4 5 Mơ hình hỗ trợ thay đổi hành vi

CSSKTT hệ thông liên kêt

Các mơ hình phổ sức khỏe tâm thần, hệ thống liên kết, thay đổi hành vi và CSSK toàn diện đã bao phủ được tất cả hoặc một phần học sinh, các mơ hình đều

địi hỏi việc nhà trường cần xây dựng một chương trình can thiệp rõ ràng, với nhân

Trang 34

28

được áp dụng có tính khả thi và bền vững cao do có hệ thống giáo dục ln có một phần kinh phí lớn cho công tác CSSK học sinh Tuy nhiên, có nhiều trường học vẫn

có giải pháp thích hợp với nguồn lực ít ỏi Họ áp dụng £ vấn học đường, tức là chỉ

cần 1 hoặc một số thành viên trong đội ngũ tư vấn có thê giải quyết vấn đề cho rất

nhiều học sinh Công tác này đã được thực hiện một cách đồng bộ chính thống và nhân viên tư vấn học đường có vị trí chính thức, được nhà nước chi trả kinh phí trong hệ thống giáo dục ở một số nước tiên tiến như Singapore, Pháp Đội ngũ tư

vấn thiết kế các dịch vụ tư vẫn đồng thời là người trực tiếp tư van trị liệu cá nhân,

nhóm và tư vân trị liệu gia đình cho học sinh có khó khăn về tâm lý Họ cũng là

những người đứng ra tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên, học sinh về sự phát triển tâm lý, xã hội, nhân cách và về các RLTT Bên cạnh đó họ cũng thực hiện

nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh Mô hình tư vấn học đường cần chỉ phí thấp, có thể áp dụng vào điều kiện của các nước đang phát triển Tuy nhiên, so với cácznơ hình phổ sức khỏe tâm than, mơ hình hệ thong liên kết, thay đổi hành vi và CSSK

toàn điện có thê huy động sự tham gia của tất cả công nhân viên nhà trường, cán bộ y tế, học sinh, gia đình và tồn xã hội thì / vấn học đường này phụ thuộc quá nhiều

ở đội ngũ cán bộ tư vấn mà ít huy động sự tham gia của các bên liên quan — những

người có ảnh hưởng lớn đến SKTT của học sinh [8]

Tại Trung Quốc, các trung tâm tham vấn SKTT đã được thành lập để chuyên gia tâm lý có thể giúp các học sinh gặp vấn đề khó khăn, lo âu, và nhiều RLTT Giáo dục Trung Quốc đưa môn học Giáo dục SKTT vào giảng dạy vào các trường phổ thông øiống như các mơn học chính khóa khác Tại Việt Nam, môn học Giáo dục công dân được kỳ vọng như một môn học giáo dục SKTT, giúp các em có thêm nhiều kiến thức về SKTT, kỹ năng sống và tinh thần lạc quan, tuy nhiên, với cách

giảng dạy còn nặng về lý thuyết, vơ hình chung đã tạo thêm áp lực học tập với học

sinh

s% Nhận xét

Tại các quốc gia phát triển, việc thiết kế và vận hành một mơ hình CSSKTT

Trang 35

29

đã hình thành hệ thơng chăm sóc sức khỏe lâu đời, tạo điều kiện thuận lợi dé hd tro

công tác CSSKTT dựa vào trường hoc Tuy nhiên, các mô hình được chia thành

nhiều cấp độ với các nhiệm vụ khác nhau, đòi hỏi số lượng đáng kể các nhân viên y

tế học đường và đội ngũ này phải có năng lực chun mơn cao Do đó, nhiều mơ

hình khó áp dụng vào được các nước đang phát triển vì khơng đủ kinh phí và nguồn

lực, cụ thể là để có thể đưa các hoạt động điều trị SKTT toàn diện vào trường học

4.3.3 Mơ hình CSSKTT dựa vào trường học cho học sinh trung học cơ sở tại

Việt Nam

Thực tế tại Việt Nam, công tác CSSKTT trẻ em chỉ tập trung vào mảng điều

trị bệnh tâm thần tại các bệnh viện nhi, bệnh viện tâm thần và một số bệnh viện đa

khoa, tức là khi trẻ đã có các RLUTT rõ ràng và trầm trọng Do đó, có rất ít nghiên

cứu thử nghiệm mô hình CSSKTT cho học sinh Công tác CSSKTT dựa vào trường

học đã được nghiên cứu từ 20 năm trước đây, cho đến nay, các mô hình vẫn chỉ dừng lại ở các dự án nghiên cứu, không được vận hành và áp dụng rộng rãi Do đó, van dé CSSKTT dua vào trường học cho học sinh hiện còn đang bỏ ngỏ

Nhìn chung, các mơ hình CSSKTT áp dụng tại Việt Nam tập trung vào mảng

dự phòng và hỗ trợ tâm lý cho học sinh Trong một vài năm trở lại đây, hệ thống

giáo dục Việt Nam tham khảo và học hỏi từ mô hình CSSK tồn điện trong q trình

thực hiện Mơ hình trường học thân thiện — học sinh tích cực nhằm mục đích tạo ra

một môi trường sư phạm văn minh, lành mạnh, giúp học sinh có kiến thức và kỹ

năng sống tốt Bên cạnh đó, một số trường học đã bước đầu áp dụng mơ hình tư vấn

tâm lý trong trường phô thông, tuy nhiên, công tác tư vấn chưa được hiệu quả Cụ

thể, hoạt động chăm sóc tâm lý, tâm thần cho học sinh của nhà trường do nhà trường tự tổ chức theo hình thức phong trào (buổi sinh hoạt ngoại khóa) và tư vấn tâm lý học đường Số trường tổ chức phòng tư vấn tâm lý khá nhiều, nhưng còn nặng tính hình thức và thiếu tính chun nghiệp Phịng tâm lý vẫn chưa nhận được

sự quan tâm của học sinh do hình thức tư vấn không lôi cuốn trẻ, đội ngũ tư vấn là

Trang 36

30

Một số trường phơ thơng đã có rung tâm tư vấn, hỗ trợ tâm lý nhằm giải

quyết các khó khăn về tâm lý của học sinh và hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng

dạy Phải kể đến như mơ hình nghiên cứu chăm sóc sức khỏe tâm lý và tâm thần cho học sinh phổ thông Đồng Nai [19], mơ hình tham vấn SKTT học đường ở học

sinh THCS Hà Nội [12] Các mơ hình này đều có điểm chung là là có chuyên gia

tâm lý học đường làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian tại trường Các chuyên gia tâm lý học đường thực hiện việc theo dõi, phát hiện sớm, tư vấn, hỗ trợ tâm lý, giới thiệu các học sinh có bệnh đi khám và điều trị chuyên khoa, tư vấn hỗ trợ cho cha mẹ học sinh, thực hiện các cơng tác dự phịng, CSSKTT cho học sinh, có mạng

lưới liên kết chặt chẽ giữa các nhà trường và trung tâm CSSKTT Đây là những điều kiện lý tưởng cho công tác CSSKTT trẻ em và thanh thiêu niên nói chung và

CSSKTT hoc sinh nói riêng tại Việt Nam Tuy nhiên, khó có khả năng mở rộng mơ hình trên phạm vi toàn quốc do hệ thống y tế trường học Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các điêu kiện trên

Đoàn đội Giáo viên Gia đình

Trung tâm »

tham vân Nhà

trường

Phát hiện

{ Hoc sinh

Phòng tham van tâm lý họcđường †

! Tu van & Hỗ trợ - Gia dinh - Cac tô chic XH

Doan d6i Chuyêngia Gidovién Gia đình

Hình 4 7 Mơ hình phối hợp tham vấn Hình 4 8 Mơ hình mạng lưới CSSK tâm lý —

Trang 37

31

Có một hướng đi mới trong |YTÉHỌCĐƯỜNG | spo;:s ( HỌCSINH Ì spo: CHA ME

; 6-15 TITPTN GIÁO VIÊN

cơng tác CSSKTT dựa vào trường (1- SANG LOO) ro

: A y Ỉ HUAN

học cho học sinh trong nghiên cứu HỌCSIRH ˆÌ pin, (VIED

: Ose CHUYEN KHOA

của TS.Đàm Thị Bảo Hoa Đó là ee 2

2 oe eee GDSK ˆ CHỦ PỐN sử dụng ngn lực chủ chốt là cán mm bộ y tế học đường, kết hợp với cán a CÓ RỒI LOẠN | _Ø- GIẢI QUYẾT) "BÌNH THƯỜNG ˆ

bộ y tê chuyên khoa của huyện, sự tham gia của giáo viên và cha mẹ (DU PHONG) -

Y TẾ HỌC ĐƯỜNG

học sinh Hiện nay, lực lượng cắn bộ y tế học đường đã được bao phủ

và Hình 4.9 Mơ hình CSSKTT học sinh tại Thái

hâu hêt ở các trường học, do đó, Nguyên (Đàm Thị Bảo Hoa)

sử dụng nguôn lực này sẽ giải quyết vấn đề thiếu nhân lực trong công tác CSSKTT Hoạt động can thiệp sử dụng lý thuyết của mơ hình CSSKTT học sinh theo hệ thống liên kết, cụ thể:

- Sàng lọc, phát hiện sớm các RLTT ở học sinh, từ đó thực hiện việc chân đoán

các học sinh có rối loạn

- Giải quyết các trường hợp có RLTT bằng hóa dược, tâm lý liệu pháp và cải thiện môi trường

- _ Dự phòng các RLTT cho tất cả các học sinh

Nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm (2009-2011), qua đánh giá sau can thiệp đã thu được kết quả: thay đổi thái độ của giáo viên và học sinh, cải thiện tích

cực cho học sinh và đánh giá được mơ hình có tính bền vững Do mơ hình đòi hỏi sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng đề tối ưu hóa sự can thiệp Tuy

nhiên, thực tế sự liên kết giữa nhà trường và các ban ngành ngoài trường rất rời rạc,

non yếu Cán bộ y tế học đường hiện nay chỉ được đào tạo về chuyên môn khám chữa bệnh, do đó, nếu cán bộ y tế học đường có kĩ năng chuyên môn về điều trị kết hợp tư vấn tâm lý cho học sinh thì tính hiệu quả và khả thi của các mơ hình sẽ được

nâng cao Bên cạnh đó, nhiều cán bộ y tế học đường chỉ là giáo viên kiêm nhiệm

Trang 38

32

4.3.4 Đưa ra mơ hình chăm sóc sức khỏe tâm thân dựa vào trường học cho học

sinh trung học cơ sở phù hợp với thực tế tại Việt Nam

s%% Nhận xét các mơ hình CSSKTT dựa vào trường học cho học sinh THCS tại

Việt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng của trường học trong việc CSSKTT của học

sinh, trong 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã nghiên cứu và thử nghiệm một số mô hình Các mơ hình tập trung mảng dự phòng và hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh

Đây được coi là hướng đi đúng, phù hợp với điều kiện kinh tẾ, y té, giáo dục tại một quốc đang phát triển Các mơ hình được đi vào hoạt động đã một phần giải quyết

nhu cầu chăm sóc, tư vấn tâm lý cho học sinh, đặc biệt là học sinh lứa tuổi vị thành

niên Tuy nhiên, còn một số mặt hạn chế trong quá trình triển khai các mơ hình như

sau:

- Mơ hình tư vấn tâm lý học đường với cán bộ giáo viên trong trường: Số

trường tổ chức phòng tư vấn tâm lý khá nhiều, nhưng còn nặng tính hình thức và

thiếu tính chun nghiệp nên khơng thu hút học sinh tham gia Bên cạnh đó, đội ngũ tư vấn là chính giáo viên kiêm nhiệm nên chưa được đào tạo bài bản và chuyên sâu về công tác tư vấn tâm lý

- Mơ hình trung tâm tham vấn tâm lý kết hợp với nhà trường: Thực tế là khơng

có nhiều phịng thám vấn tâm lý cũng như cán bộ tư vấn tâm lý tại Việt Nam Bên

cạnh đó, sự liên kết giữa trung tâm tham vấn, nhà trường và gia đình là không chặt

chẽ nên thơng tin về tình hình vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ không được phát

hiện và xử trí kịp thời Ngồi ra, chỉ có một số ít nhà trường có đủ nguồn tài chính

đề chi trả cho hoạt động của trung tâm tham vấn

- Mơ hình tư vấn tâm lý học đường với lực lượng chủ chốt là cán bộ y tế học đường:

Tong két lại, các công tác CSSKTT dựa vào trường học cho học sinh THCS tại Việt Nam còn chưa phát triển là do:

- — Vấn đề SKTT không nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía các cơ quan,

Trang 39

33

chỉ được chữa trỊ tại các co so y tế tập trung Thậm chí có tình trạng dấu bệnh, sự kỳ

thị, không quan tâm tới vấn đề SKTT của trẻ em Do đó, céng tac CSSKTT cho hoc

sinh thiếu sự phối hợp liên ngành Giáo dục — Y tế, phối hợp giữa nhà trường - gia đình

- Thiếu chính sách rõ ràng về mặt nhân lực, tài chính, phối hợp liên ngành nhằm định hướng phát triển cho công tác CSSKTT dựa vào trường học

- — Hệ thống y tế cấp cơ sở của Việt Nam còn nhiều bất cập, cán bộ y tế học đường còn thiếu số lượng và yếu chuyên môn

- — Hệ thống giáo dục của Việt Nam cịn nặng tính lý thuyết, thiếu thực hành, chạy theo thành tích, ít chăm lo tới đời sống tỉnh thần của học sinh

4% Đưa ra mơ hình CSSKTT dựa vào trường học:

Mơ hình CSSKTT dựa vào trường học cho học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng có sự tham gia chính của lực lượng y tế học đường là hướng đi khả

thi trong tình hình hiện tại Mơ hình này đã được tiến sĩ Đàm Thị Bảo Hoa nghiên cứu và thử nghiệm trong vòng 2 năm tại tỉnh Thái Nguyên, bước đầu cho thấy tính hiệu quả và khả thi của nó Đội ngũ cán bộ y tế học đường đảm nhiệm vai trị chăm

sóc sức khỏe cho học sinh tại trường học, có sự gắn bó và thân thuộc với các em

học sinh nên dễ tiếp cận và phát hiện sớm các trường hợp học sinh có RLTT Do đó, việc áp dụng một mơ hình CSSKTT cho học sinh như mơ hình tư vấn học đường,

mơ hình thay đổi hành vi đều có thể sử dụng đội ngũ này làm nhân lực Mặt khác,

số lượng nhân viên y tế tuyến cơ sở của Việt Nam vẫn cịn thiếu, khó có thê đáp 'ứng kịp thời nhu cầu CSSKTT cho học sinh, nên việc sử dụng nhân lực có san tai

trường học sẽ giúp giảm bớt áp lực về nguồn lực cho công tác CSSKTT :

Tuy nhiên, mơ hình này còn gặp phải một số hạn chế, thực tê cán bộ y tế học

đường hiện nay chỉ được đào tạo về chuyên môn khám chữa bệnh, do đó, nếu cán bộ y tế học đường có kĩ năng chuyên môn về điều trị kết hợp tư vấn tâm lý cho học

Trang 40

34

tác y tế trường học”, Thông tư liên tịch 18/2011/TTLT-BGDĐT-BYT về “Quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung

học phổ thông và trường phơ thơng có nhiều cấp học” Các văn bản pháp quy đề cập

đến nội dung tổ chức sơ cấp cứu một số bệnh đơn giản và quy định nhiệm vụ, chức

năng của cán bộ y tế học đường cần có kĩ năng khám chữa bệnh ban đầu Tuy

nhiên, văn bản chưa dé cập nội dung về việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trong trường học và vấn đề đánh gia năng lực chuyên môn của cán bộ y tế học đường Đây là mặt hạn chế của hệ thống y té hién nay chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc

sức khỏe trường học nói chung và cơng tác CSSKTT học đường nói riêng 5 _ KÉT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ

5.1 Kết luận

Rối loạn tâm thần của trẻ em hiện nay là một trong những mối quan tâm hàng

đầu của thế giới cũng như tại Việt Nam Các con số đáng báo động của thế giới (10-

20% trẻ em có các RLTT) đã, đang và sẽ là mối nguy hại cho chủ nhân tương lai

của đất nước Trước tình hình đó, thế giới đánh giá cao những cố gắng không ngừng

nghỉ của Tổ chức Y tế thế giới cũng như chính phủ các quốc gia Cung cấp dịch vụ

CSSKTT dựa vào trường học, có thể giải quyết được các rào cản kinh tế và dịch vụ

y tế thường ngăn cản trẻ em nhận được các dịch vụ cần thiết cho RLTT Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ có các vấn đề về SKTT vẫn đang gia tăng cho thấy công tác CSSKTT hiện

nay còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ Điều này đòi hỏi cần hành động mạnh mẽ

hơn nữa từ phía các nhà làm chính sách, từ ngành y tế, ngành giáo dục và toàn thể

cộng đồng

Về phía Việt Nam, do các điều kiện kinh tế, xã hội cịn nhiều khó khăn và chưa có chính sách phù hợp với công tác CSSKTT trẻ em Do đó, mặc dù đã triển khai khá nhiều mơ hình với các ý tưởng đa dạng, nhưng tất cả các mơ hình vẫn cịn

ở quy mơ nhỏ, khó nhân rộng, thiếu tính bền vững, chưa tận dụng được nguồn lực

Ngày đăng: 02/12/2023, 11:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w