Đại cương về HIV/AIDS
HIV (Human Immunodeficiency Virus) là nguyên nhân gây bệnh AIDS thuộc họ Retrovirus HIV có đặc điểm chung của họ Retrovirus Chúng có dạng hình cầu, kích thước khoảng 80- 120 nm Genom là ARN một sợi và có enzym sao chép ngược.
Có 5 nhóm lớn trong họ Retrovirus Một trong 5 nhóm đó có khả năng gây nhiễm trùng chậm là Lentivius HIV-1 và HIV-2 của nhóm Lentivirus có khả năng gây AIDS ở người.
Thời gian tồn tại của tế bào chủ nhiễm HIV bị rút ngắn do vi rút sử dụng tế bào chủ làm nơi nhân lên của vi rút Sau 5-7 ngày bị phơi nhiễm, những tế bào nhiễm vi rút di chuyển đến cơ quan lympho ngoại vi Tại đây, HIV nhân lên hàng ngày trong cơ thể người nhiễm Song song với hàng chục triệu virút nhân lên trong mỗi ngày thì có 1/5 số tế bào lympho TCD4 tương đương bị tiêu diệt Một số ít trường hợp vi rút tích hợp trong tế bào lympho TCD4 không hoạt hóa quá trình sao chép và dịch mã để tổng họp ra các protein cần thiết của vi rút thì tạo nên nhiễm trùng tiềm tàng HIV tồn tại trong cơ thể vĩnh viễn mặc dù dùng thuốc kháng Retrovirus kéo dài HIV sẽ nhân lên và phục hồi sau khi ngừng thuốc [4].
Nhiễm HIV được chia làm 4 giai đoạn, phụ thuộc vào các bệnh lý liên quan đếnHIV như trình trạng sụt cân, các nhiễm trùng cơ hội, các bệnh ác tính, mức độ hoạt động về thể lực Người nhiễm HIV có các bệnh lý lâm sàng giai đoạn IV được coi là AIDS
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immuno Deficiency
Syndrome” là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong [16].
Các đường lây truyền HIV
Bệnh nhân AIDS và người nhiễm HIV là người truyền nhiễm duy nhất của nhiễm HIV Không có ổ chứa nhiễm trùng tự nhiên ở động vật, tất cả mọi người nam hay nữ, người lớn hay trẻ em đều có khả năng cảm nhiễm với HIV.
Người ta đã phân lập được HIV từ máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt, sữa mẹ, nước tiểu và các dịch khác của cơ thể Mặc dù có sự phân bố rộng lớn như vậy của HIV trong cơ thể, nhiều nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo đóng vai trò quan trọng việc làm lây truyền HIV.
Do đó, chỉ có 3 phương thức làm lây truyền HIV là: Lây truyền theo đường tình dục, lây truyền theo đường máu và truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ chu sinh [6].
Các đường không lây truyền HIV
Ngoài máu, dịch sinh dục, sửa của mẹ, HIV còn có trong các dịch cơ thể khác như nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi của người nhiễm HIV nhưng với nồng độ rất thấp, không đủ ngưỡng để gây lây nhiễm khi tiếp xúc với các loại dịch này Do đó,HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, như: các hành vi giao tiếp thông thường; ho, hắt hơi, nước bọt, nước mắt, mồ hôi; cùng làm việc, cùng học, ở cùng nhà,cùng ngồi trên phương tiện giao thông, cùng đi chợ, ngồi trong rạp hát, rạp chiếu bóng ; dùng chung nhà vệ sinh, buồng tắm, bể bơi công cộng Muỗi và các côn trùng khác đốt không làm lây nhiễm HIV Như vậy chúng ta có thể sống, làm việc, học tập chung với người nhiễm HIV mà không sợ bị lây nhiễm HIV nếu ta không có sự tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục và các dịch sinh học khác của họ [10].
Tình hình dịch HIV/AIDS trên Thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về phòng, chống HIV/AIDS (UNAIDS), tính đến tháng 12/2008 toàn trên thế giới đã có khoảng 33,4 triệu người bị nhiễm HIV Trong đó có 31,3 triệu người lớn (từ
15 - 49 tuổi), 15,7 triệu người là phụ nữ và 2,1 triệu trẻ em dưới 15 tuổi) [33].
Trong một phần tư thế kỷ kể từ khi những trường hợp nhiễm bệnh AIDS đầu tiên được biết đến tại Hoa Kỳ, 25 triệu người đã chết vì căn bệnh này và một nửa trong số này là phụ nữ [6] Trong năm 2008 trên thế giới ước tính có khoảng 2,7 triệu người nhiễm mới và 2,0 triệu người đã chết do HIV/AIDS [33].
Các số liệu mới nhất của dịch tể học cho thấy sự lây lan HIV/AIDS trên toàn cầu dường như đã đạt đỉnh điểm vào năm 1996 khi có 3,5 triệu người nhiễm mới Sổ nhiễm mới của năm 2008 thấp hơn khoảng 30% so với đỉnh điểm này số trẻ em bị nhiễm mới trong năm 2008 khoảng 430 ngàn, thấp hơn khoảng 18% so với năm 2001 [33],
Tình hình đại dịch HIV/AIDS dường như đã ổn định trong hầu hết các khu vực,tuy nhiên ở Châu Phi, Đông Âu và một vài khu vực khác của Châu Á, tỷ lệ hiện nhiễm vẫn tiếp tục tăng do tốc độ nhiễm mới tăng cao Khu vực cận Sahara vẫn là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm tới 71% các trường hợp nhiễm mới trong năm 2008 [33].
Tình hình dịch và hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
Tính đến ngày 31/03/2010 trên toàn quốc tổng số trường họp nhiễm HIV tích lũy đến cuối kỳ báo cáo là 209.424, trong đó có 164.197 người đang còn sống; có tổng số bệnh nhân AIDS tích lũy đến cuối kỳ báo cáo là 82.416, trong đó có 37.189 bệnh nhân đang còn sống và có 45.277 người đã tử vong do HIV/AIDS Mười tỉnh có báo cáo số trường hợp nhiễm HIV cao nhất toàn quốc là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn la, Nghệ An, An Giang, Thanh Hóa, Quảng Ninh và Bà Ria - Vũng Tàu về địa bàn phân bố dịch, toàn quốc đã phát hiện người nhiễm HIV/AIDS tại 73,1% xã/phường, 98,7% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố [9].
Tính chung cả nước, tỷ suất hiện nhiễm trên 100.000 dân là 191/100.000 Tỷ suất hiện nhiễm có sự chênh lệch rất cao ở các địa phương Cao nhất là Điện Biên với
599 người nhiễm/100.000 dân Thứ hai là Thành phố Hồ Chí Minh với 578 người nhiễm/100.000 dân Tiếp theo là các tỉnh như (3) Thái Nguyên (566 người nhiễm/100.000 dân), (4) Sơn La (481 người nhiễm/100.000 dân), (5) Yên Bái (385 người nhiễm/100.000 dân), (6) Bắc Kạn (359 người nhiễm/100.000 dân), Hải Phòng
(358 người nhiễm/100.000 dân), (8) Bà Rịa - Vũng Tàu (343 người nhiễm/100.000 dân), (9) Cao Bằng (335 người nhiễm/100.000 dân), (10) Quảng Ninh (304 người nhiễm/100.000 dân) Các tỉnh khu vực Miền Trung và Tây Nguyên là những tỉnh có tỷ suất hiện nhiễm HIV/100.000 dân thấp so với mặt bằng chung của cả nước và các tỉnh này hầu hết có tỷ suất hiện nhiễm dưới 100 người nhiễm HIV/100.000 dân Phú Yên là tỉnh có tỷ suất hiện nhiễm thấp nhất cả nước với chỉ 13 người nhiễm/100.000 dân [9].
Phân tích đặc điểm của đối tượng nhiễm HIV/AIDS, theo số liệu thống kê cho thấy, số trường hợp nhiễm HIV là nam giới cao gấp 3 lần so với nữ giới và chiếm 73,16% số trường hợp nhiễm HIV về đường lây, tỷ lệ nhiễm HIV do lây nhiễm qua đường máu được báo cáo trong năm 2009 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (55%) Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ người nhiễm HIV do lây nhiễm qua QHTD không an toàn tăng dần từ 12% (năm 2004) lên 27% (năm 2008) và đến năm 2009 là 29% về đối tượng, người NCMT chiếm 50,6%, tiếp theo là nhóm bệnh nhân nghi AIDS, bệnh nhân lao Tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mại dâm, bệnh nhân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục đều chiếm tỷ lệ thấp, về tuổi, các trường hợp nhiễm HIV vẫn tập trung ở nhóm tuổi từ 20-39 (chiếm 85,1%) và tỷ lệ này hầu như không thay đổi nhiều trong
Uởc tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam
Số lượng người nhiễm HIV ở Việt Nam được ước tính sẽ tăng lên 254.000 người vào năm 2010 và 280.000 người vào năm 2012 Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong quần thể người Việt Nam vào năm 2010 là 0,29% và sẽ đạt tới 0,3% vào năm 2012.
Tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm có độ tuổi từ 15-49 được ước tính vào khoảng 0,44% vào năm 2010 và 0,47% vào năm 2012 Sẽ có khoảng 65.000 người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc và điều trị toàn diện vào năm 2010 Có khoảng 4.800 phụ nữ mang thai nhiễm HIV vào năm 2012, trong đó có 4.100 phụ nữ cần được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm TCMT vẫn cao nhất trong các nhóm quần thể có hành vi nguy cơ cao, duy trì ở mức cao khoảng 30% người TCMT nhiễm HIV Có khoảng từ 9,0% đến 9,3% phụ nữ mại dâm nhiễm HIV từ năm
Hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
Hoạt động PC HIV/AIDS tại Việt Nam đã được triển khai từ năm 1990, chủ yếu tập trung vào các địa bàn trọng điểm như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải
Phòng Từ năm 1997, chương trình PC HIV/AIDS quốc gia đã trở thành một chương trình liên ngành với hệ thống chính thức của Chính phủ tại tất cả các cấp trên toàn quốc Tư năm 2006, Việt Nam đã triển khai Chiến lược quốc gia PC HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 theo Quyết định số 36/2004/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu chung là: “Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2010 và không tăng sau năm 2020; giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế, xã hội” [19] Một trong những nguyên tắc hoạt động PC HIV/AIDS hiện nay là kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đó TT-GD-TT nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu [16].
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 với những mục tiêu chung là: Nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi của mọi người về phòng, chống HIV/AIDS, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm
Ket quả báo cáo xét nghiệm phát hiện qua các năm cho thấy, mặc dù số mẫu xét nghiệm hàng năm tăng nhưng số trường họp nhiễm HIV có xu hướng giảm dần hàng năm số mẫu xét nghiệm năm 2009 (866.065 mẫu) tăng cao hơn so với số mẫu xét nghiệm trong năm 2006 (565.422 mẫu) là 53,2%, trong khi đó số trường hợp phát hiện nhiễm HIV trong năm 2009 (15.713 trường hợp) lại giảm so với sổ trường họp phát hiện HIV trong năm 2006 (29.133 trường họp) là 46,1% Kết quả này đã phần nào cho thấy hiệu quả của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đối với việc làm hạn chế gia tăng khả năng lây nhiễm HIV trong cộng đồng [8],
1.4 Tình hình dịch và hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Quảng Trị
Quảng Trị là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, phía bắc giáp tỉnh QuảngBình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía đông giáp biển Đông và phía tây giáp với nước bạn Lào Tỉnh Quảng Trị có diện tích 4.746,99 km 2 , dân số khoảng 630 ngàn người Tỉnh Quảng Trị có đường Quốc lộ 1A, đường xuyên Á, đường sắt thống nhất Bắc - Nam và đường Hồ Chí Minh đi qua Quá trình hội nhập, Quảng Trị có lợi thế nằm ở vị trí đầu cầu về phía Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối với các nước Lào, Thái Lan, Myanma qua cửa khấu Lao Bảo; là điểm giữa của “Con đường di sản miền Trung” và “Con đường huyền thoại” [20] Với những đặc điểm đó, Quảng Trị là nơi thông thương lớn, một điểm đến của ngành du lịch Trên địa bàn tỉnh ước tính có 350 đối tượng sử dụng ma túy và khoảng 250-300 phụ nữ mại dâm [24] Trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên ở Quảng Trị được ghi nhận vào năm 1997 Tính đến tháng 12/2009 trên địa bàn tỉnh có
165 người nhiễm HIV/AIDS và 43 người đã chết vì AIDS Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS của Quảng Trị thấp so với trung bình toàn quốc nhưng dịch đã lan rộng với 9/10 huyện thị và 45/141 xã, phường có người nhiễm Đối tượng lây nhiễm HIV/AIDS có cả ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào thiểu số với nhiều thành phần, nghề nghiệp khác nhau Khác với đa số các tỉnh, đường lây truyền HIV qua quan hệ tình dục khác giới ở Quảng Trị chiếm tỷ lệ lớn (43%) [24], Kết quả Giám sát trọng điểm HIV năm 2009 cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV thấp, chỉ có 4 trường hợp dương tính (01 đối tượng NCMT, 01 phụ nữ mại dâm và 02 bệnh nhân hoa liễu nam) trong tổng số
Hoạt động PC HIV/AIDS tại Quảng Trị được triển khai từ năm 1993 với các hoạt động chủ yếu là TT-GD-TT Hiện nay, Ban chỉ đạo phòng chống các tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/AIDS đã được thành lập và đi vào hoạt động với sự tham gia tích cực của các ban ngành đoàn thể thành viên Ở tất cả các huyện thị của tỉnh và 40 xã phường trọng điểm Ban PC HIV/AIDS đều đã được thành lập TTPC HIV/AIDS tỉnh đã được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 6/2007 Mỗi huyện thị đều có các cán bộ chuyên trách phòng chống HIV/AIDS thuộc khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và
PC HIV/AIDS Từ những hoạt động TT-GD-TT ban đầu, đến nay tại Quảng Trị đã triển khai đầy đủ các chương trình hoạt động của chương trình PC HIV/AIDS quốc gia[24].
1.5 Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động chăm sóc và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong các trại giam
Dự án “Chăm sóc và dự phòng lây nhiễm HIV trong trại giam” do tổ chức Bắc Âu giúp đỡ Việt Nam (NAV) tài trợ
Năm 2000, một dự án tài trợ quốc tế cho phòng chống AIDS dành cho trại viên trong một số trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng lần đàu tiên được thực hiện với sự trợ giúp của Tổ chức Bắc Âu giúp đỡ Việt Nam (NAV) và Sở Y tế Hải Phòng, với tên gọi là dự án “Chăm sóc và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong trại giam” Năm 2001, các hoạt động của dự án này đã được triển khai tại trại giam Xuân Nguyên (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) Đến nay, Tổ chức NAV đã hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính để các đối tác có liên quan tiến hành chương trình
PC AIDS trong 9 trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng tại 5 tỉnh/thành phố như sau:
Bảng 1 Danh sách 9 trại giam/tạm giam/cơ sở giáo dục/trường giáo dưỡng tại 5 tỉnh/thành phố tham gia dự án
TT Thòi gian Tên trại Tỉnh/thành phố Loại trại
1 2001-nay Xuân Nguyên Hải Phòng Trại giam 3.100
2 2003- nay Bình Điền Thừa Thiên Huế Trại giam 3.000
3 2003-nay Hoàn Cát Quảng Trị Cơ sở giáo dục 950
4 2004- nay Trần Phú Hải Phòng Trại tạm giam 1.300
5 2005-nay Hang Son Quảng Ninh Trại giam 1.200
6 2005-nay Lán 14 Quảng Ninh Trại tạm giam 1.300
7 2005- nay Hoàng Tiến Hải Dương Trại giam 2.100
8 2005- nay Kim Chi Hải Dương Trại tạm giam 650
9 2006-nay Thừa Phủ Thừa Thiên Huế Trại tạm giam 500
Cơ sở giáo dục Hoàn Cát là một Cơ sở giáo dục của Cục quản lý trại giam, Bộ Công An đặt trên địa bàn xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị Từ năm
2003 đến nay, CSGD Hoàn Cát đã tham gia đầy đủ các hoạt động của dự án.
Mục tiêu chung của dự án “Chăm sóc và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong trại giam” là làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiêm HIV/AIDS, và cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân AIDS trong trại giam Với mục tiêu chung này, dự án có 4 mục tiêu cụ thể như sau :
(1) Thiết lập mạng lưới các nhóm công tác PC AIDS trong trại giam',
(2) Nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cho trại viên và cán bộ trại;
(3) Chăm sóc cho bệnh nhăn AIDS;
(4) Vận động tạo sự đồng thuận và ủng hộ [30]
Các lĩnh vực được tập trung triển khai trong dự án là: (1) Phát triển tổ chức; (2) Xây dựng năng lực cho các nhóm kỹ thuật; (3) Truyền thông thay đổi hành vi; và (4) Phát triển công tác chăm sóc về thể chất và tinh thần cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS.
Cơ sở giáo dục Hoàn Cát là nơi tập trung học tập cải tạo bắt buộc đối với những người bị xử phạt vi phạm hành chính (phạm tội những chưa đến mức bị xử lý hình) Các trại viên vẫn là những người có quyền công dân Ngoài thời gian học tập trong trại, một số trại viên vẫn được đưa ra bên ngoài lao động sản xuất Các trại viên thường bị xử phạt tập trung học tập ở các mức thời gian 6, 9, 12, 14, 18 và 24 tháng. Một số trường họp cá biệt có thể bị kéo dài đến 36 tháng Hiện CSGD Hoàn Cát có khoảng 600 trại viên đến từ các tỉnh thuộc miền Trung và miền Bắc Ở CSGD Hoàn Cát các trại viên hàu hết là nam giới, chỉ có 4 nữ [24] Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cơ sở vật chất của CSGD Hoàn Cát như buồng giam, bệnh xá y tế vẫn là các công trình xây dựng cấp 4, chật chội, khó khăn trong sinh hoạt và việc chăm sóc bệnh nhân.
BQLDA tại CSGD Hoàn Cát được thành lập vào năm 2003 Ban này bao gồm đại diện lãnh đạo, cán bộ y tế, cán bộ quản giáo của CSGD Hoàn Cát Mạng lưới TTV,CSV và GDVĐĐ cũng được thành lập để tiến hành các hoạt động chăm sóc và truyền thông cho các trại viên Hàng tháng các TTV, CSV và GDVĐĐ sẽ gửi báo cáo hoạt động cho BQLDA Mỗi quý một làn, phía nhà tài trợ, BQLDA và cơ quan y tế địa phương sẽ họp một lần để nắm tình hình các hoạt động cũng như bàn bạc giải quyết các vướng mắc nếu có xãy ra [30].
(1) Thiết lập mạng lưới các nhóm công tác PC AIDS trong trại giam
- Thành lập BQLDA và đi vào hoạt động.
- Thành lập mạng lưới GDVĐĐ và đi vào hoạt động.
- Mạng lưới các nhóm TTV trong CSGD Hoàn Cát được thành lập và đi vào hoạt động.
- Mạng lưới các nhóm tự giúp đỡ trong CSGD Hoàn Cát được thành lập và đi vào hoạt động.
- Tổ chức hội thảo định hướng cho BQLDA và các nhóm truyền thông.
- Tổ chức các khóa đào tạo về HIV/AIDS và kỹ năng giáo dục đồng đẳng cho các nhóm giáo dục đồng đẳng.
- Tổ chức các khóa đào tạo về chăm sóc và tư vấn cho người chăm sóc trong các nhóm tự giúp đỡ.
- Tổ chức các khóa học về HIV/AIDS và kỹ năng truyền thông cho TTV.
(2) Nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cho trại viên và cán bộ trại
- Các TTV có các cuộc họp định kỳ hàng tháng để xác định chủ đề tuyên truyền của tháng và xây dựng câu hỏi thảo luận.
- Các TTV hướng dẫn GDVĐĐ về chủ đề PC HIV/AIDS hàng tháng để họ có thể tổ chức tuyên truyền cho trại viên.
- Các GDVĐĐ sẽ cung cấp thông tin về HIV/AIDS và STDs cho trại viên thông qua các hoạt động giáo dục đồng đẳng.
- Tổ chức các cuộc thi về các chủ đề liên quan đển PC HIV/AIDS và STDs cho các trại viên.
- Hàng tháng, cung cấp bản tin, tạp chí về PC HIV/AIDS cho các trại viên.
(3) Chãm sóc cho bệnh nhân AIDS
- Những CSV trong các nhóm tự giúp đỡ sẽ chăm sóc, cung cấp hàng ngày cho bệnh nhân AIDS tránh các xây xát có thể xãy ra.
- Hàng tháng hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân AIDS.
- Cung cấp thuốc, thảo dược cho bệnh nhân HIV/AIDS.
- Trang bị các dụng cụ bảo hộ cho người chăm sóc.
- Nâng cấp Trạm Y tế trong của đơn vị.
(4) Vận động tạo sự đồng thuận và ủng hộ
- Tham gia hội thảo cho các nhà quản lý nhà tù (ở Huế).
- Tổ chức cuộc họp hàng quý với các cán bộ quản lý CSGD Hoàn Cát và các đối tác khác.
- Tham gia cuộc thi về kỹ năng truyền thông PC HIV/AIDS trong các nhà tù cho 8 nhà tù [30].
1.6.5 Các giai đoạn hoạt động của Dự án
Giai đoạn 1: Từ năm 2003 đến 2007. Đánh giá dự án giai đoạn 1: tháng 3 năm 2008.
Giai đoạn 2: Từ tháng 5/2008 đến nay.
(Các hoạt động của Dự án được tính theo “năm tài chính”.Năm tài chính của
Dự án được tính từ tháng 5 năm trước đến hết tháng 4 năm sau).
Một số nghiên cứu liên quan đến phạm nhân, trại viên tại các trại giam/tạm giam, cơ sở giáo dục
1.7.1 Các nghiên cứu trên Thế giói
Theo báo cáo: “Asia Home to Some of Fastest-Growing AIDS Epidemics”, của
US Department of State, vào năm 2003, có 25% phạm nhân ở nhà tù Cipinang- Jakarta của Indonesia nhiễm HIV [32].
Nghiên cứu của tổ chức phi chính phủ Human Rights Watch (HRW) năm 2010:
“Bất công và không lành mạnh: HIV, lao và lạm dụng tình dục trong trại giam ởZambia” cho thấy hiện có khoảng 27% trong tổng số tù nhân của Zambia nhiễm HIV/AIDS Các điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn và việc chăm sóc y tế yếu kém trong nhà tù đang làm lây lan HIV và lao một cách nhanh chóng Trong các nhà tù, thực phẩm được cung cấp không đầy đủ và thực phẩm đã trở thành một thử hàng hóa được giao dịch cho quan hệ tình dục Lạm dụng tình dục là phổ biến và trẻ em dễ bị hãm hiếp bởi các tù nhân người lớn Báo cáo cũng kêu gọi chính phủ Zambia tăng cường quan hệ đối tác với các cơ quan quốc tế và các nhà tài trợ, để gia tăng dịch vụ y tế trong nhà tù và xét nghiệm HIV và điều trị bệnh lao để cải thiện điều kiện chung trong các nhà tù của mình [29],
Báo cáo của UNAIDS năm 2009 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong phạm nhân ở châu Á cao hơn đáng kể so với tỷ lệ chung của tổng dân số Có ít nhất ba quốc gia là Indonesia, Malaysia và Việt Nam có báo cáo tỷ lệ nhiễm HIV của các phạm nhân trong nhà tù vượt quá 10% Việc tiếp cận điều trị bằng thuốc kháng vi rút hoặc các dịch vụ can thiệp giảm tác hại trong các nhà tù cũng đang còn hạn chế [33].
1.7.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu do Trần Quốc Hùng, Hồ Bá Do thực hiện ở một trại tam giam ở Hà Nội (1996-2000) cho thấy: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV/AIDS của phạm nhân là 41,5% và có tốc độ phát triển nhanh (1996: 1,0%; 1998: 8,6% và 2000: 41,5%); tỷ lệ nghiện ma túy là 65% trong đó có 77,7% đối tượng TCMT; có 77,3 đối tượng TCMT tập thể, 82,2% thường xuyên dùng BKT chung; trong trại, 67,4% phạm nhân còn sử dụng ma túy [12].
Nghiên cứu của Hoàng Anh Vường, Phạm thị Minh Hằng và cộng sự về
’’Nhiễm HIV/AIDS tại Tây Nguyên năm 2002-2003” cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm phạm nhân là 4,29% [28].
Nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, lòng tin, thực hành về HIV/AIDS của quản giáo và phạm nhân trại giam Bình Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế” (2004) của Trần ThịNgọc và cộng sự cho thấy tỷ lệ nghe nói về HIV là 95%; tỷ lệ hiểu đúng 3 đường lây chính của HIV là 90% về nhận thức mức độ lây nhiễm của phạm nhân, có 93,7% cho rằng dùng chung dụng cụ tiêm chích và 88,9% cho rằng QHTD với nhiều người có thể lây nhiễm HIV; có 90,5% cho rằng mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con; có20,4% cho rằng muỗi đốt và 14,9% cho rằng tắm chung có thể lây nhiễm HIV về hiểu biết cách phòng tránh lây nhiễm HIV, có 73,6% biết rằng sử dụng BCS có thể phòng tránh HIV và niềm tin vào BCS phòng được HIV là 95%; có 62,5% hiểu biết dùng BKT riêng có thể phòng lây truyền HIV và có 13% không biết cách phòng tránh HIV qua đường tiêm chích, về thái độ, có 85% cho rằng cần động viên an ủi người bị nhiễm HIV, có 5,04% không muốn giao tiếp và có 4,03% cho rằng cần cách ly người nhiễm HIV [13].
Nghiên cứu của Nguyễn Lê Tâm tại trại giam Bình Điền tỉnh Thừa Thiên - Huế
(2005) cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV của phạm nhân là 21,74% và việc xăm mình, cấy bi dương vật và phẩu thuật lấy bi làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho các phạm nhân trong trại [17].
1.7.3 Kết quả đánh giá dự án “Chăm sóc và dự phòng lây nhiễm HIV trong trại giam” giai đoạn năm 2001 - 2007
Vào tháng 3/2008, Trung tâm Hành động vì sự Phát triển (AforD) và NAV đã tiến hành đánh giá dự án “Chăm sóc và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong trại giam” sau một thời gian thực hiện (giai đoạn 2001 - 2007) Đánh giá được tiến hành ở
6 trại giam/tạm giam/cơ sở giáo dục/trường giáo dưỡng Mục đích của đánh giá là xem xét chiến lược của dự án có phù hợp không hay việc tiếp cận đã thích hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể chưa [21].
Hoạt động thiết lập mạng lưới các nhóm công tác PC HIV/AIDS trong trại giam', về tuyên truyền viên: 8 nhóm cán bộ quản giáo tại 8 trại gồm 222 người được lựa chọn và đào tạo, tập huấn, về giáo dục viên đồng đẳng: 8 nhóm gồm 405 người
(303 nam và 102 nữ) và có 82 người nhiễm HIV (66 nam và 16 nữ) được lựa chọn và đào tạo về Chăm sóc viên, có 159 người (có cả 77 người nhiễm HIV) được lựa chọn và đào tạo.
Nâng cao nhộn thức về HIV/AIDS cho trại viên: Kết quả hầu hết trại viên được hỏi đều đã từng nghe nói đến HIV/AIDS Chỉ có 5 người trong tổng số 556 trại viên là chưa từng nghe nói Khoảng 2/3 trong số trại viên tham gia đánh giá cho rằng mình không có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS Lý do không có nguy cơ là: 54.7% không tiêm chích ma tuý, 32.7% không nhận truyền máu, 29.5% dùng BCS khiQHTD Trong khi đó 1/3 số trại viên tham gia đánh giá cho rằng mình có nguy cơ lây nhiễm HIV và lý do có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS nhiều nhất là: 19.2% tiêm chích ma tuý, 8.8% QHTD không dùng BCS, 4.5% có nhiều bạn tình.
Kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS của trại viên khá tốt Có 78.8% trại viên cho ràng có thể tự bảo vệ mình khỏi bị lây nhiễm HIV bằng cách dùng bao cao khi quan hệ tình dục và chỉ có 20% cho rằng cần có ít bạn tình hơn Các ý kiến về chung thuỷ với một bạn tình (không quan hệ bừa bãi) chỉ chiếm hơn 50% Tuy nhiên có tới 91.5% biết rằng muốn tự bảo vệ mình khỏi lây nhiễm HIV thì phải không dùng chung bơm kim tiêm [21].
Thái độ của các trại viên đối với người nhiễm HIV cũng không còn sợ hãi, không sợ phải ở chung phòng hay phải dùng chung nhà vệ sinh với người nhiễm HIV. Chỉ còn 5.7% vẫn còn sợ phải ở chung phòng và 4.2 % còn sợ phải dùng chung nhà vệ sinh với người nhiễm HIV [21].
Chăm sóc cho bệnh nhân AIDS: Kết quả có 480 bệnh nhân AIDS được chăm sóc sức khoẻ, 706 bệnh nhân AIDS đã nhận được hỗ trợ dinh dưỡng, 360 bệnh nhân AIDS được điều trị thuốc nam, Hai trung tâm y tế được nâng cấp, một nơi tập thiền được xây dựng.
Kết quả đánh giá định lượng cho thấy các công việc mà người chăm sóc đã làm: 45/45 người được hỏi nói rằng họ thường xuyên chăm sóc về tinh thần cho bệnh nhân AIDS, 40/45 người chăm sóc vệ sinh, 36/45 người giúp bệnh nhân ăn uống và 30/45 người hỗ trợ bệnh nhân AIDS tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
Vận động tạo sự đồng thuận và ủng hộ: Các hoạt động “vận động” trên thực tế đã được tiến hành từ khi bắt đầu dự án Trong quá trình thực hiện dự án, các hoạt động tạo sự đồng thuận và ủng hộ cũng đã được tiếp tục tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau Đã có sự thay đổi về nhận thức của cán bộ lãnh đạo đối với công tác
Thảo luận với các bên liên quan (phụ lục 1)
Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã gặp gỡ các bên liên quan như đại diện
Sở Y tế Quảng Trị, TTPC HIV/AIDS Quảng Trị, CSGD Hoàn Cát, NAV và một số trại viên tại CSGD Hoàn cát để tìm hiểu và trao đổi một số vấn đề Đại diện của NAV quan tâm đến việc sử dụng các nguồn vốn dự án có hiệu quả; Các hoạt động bám sát các mục tiêu đề ra Đại diện Sở Y tế và TTPC HIV/AIDS Quảng Trị quan tâm đến việc thức hiện các hoạt động của CSGD Hoàn Cát cần đúng các nội dung của chương trình PC HIV/AIDS Quốc gia Các cán bộ CSGD Hoàn Cát cho rằng các hoạt động PCHIV/AIDS vừa cần đạt được mục tiêu đề ra vừa phù họp với đặc thù của một CSGD của Bộ Công an Các trại viên được trao đổi đều rất mong muốn được có thông tin vềHIV/AIDS và được tham gia các hoạt động PC HIV/AIDS.
Các bên đều nhất trí cho rằng việc truyền thông, thông tin về HIV/AIDS cho các trại viên là rất cần thiết, cần tiếp tục sử dụng các nguồn lực sẵn có là các tuyên truyền viên, giáo dục viên đồng đẳng và người chăm sóc đã được đào tạo để tiếp tục các hoạt động của dự án cần tiến hành đánh giá kết quả các hoạt động dự án hiện nay và nhu cầu thực tế của CSGD trước khi tiến hành xây dựng kế hoạch tiếp theo Cuối cùng các bên đều nhất trí ủng hộ và tạo điều kiện để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá này Đặc biệt lãnh đạo và cán bộ y tể CSGD Hoàn Cát đã cung cấp cho chúng tôi một số thông tin cơ bản để tiến hành nghiên cứu đánh giá này.
Với những đặc thù riêng của mình, hiện nay có rất ít các hoạt động nghiên cứu về các đối tượng phạm nhân, trại viên, học viên trong các trại giam và các cơ sở tập trung giáo dục của nhà nước Hơn nữa, các nghiên cứu này cũng thường tập trung vào các đối tượng NCMT bị tập trung, giam giữ; các nghiên cứu về các phạm nhân, học viên nói chung còn rất hiếm Dự án "‘'Chăm sóc và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong trại giam” lại không có nghiên cứu đầu vào nên việc đánh giá sẽ gặp khó khăn.
Báo cáo đánh giá hoạt động dự án năm 2008 của AforD chú trọng đến đặc điểm chung của các cơ sở trại giam, trong đó có những mặt chưa phù họp với CSGD Hoàn Cát Do những đặc điểm trên cũng như điều kiện về thời gian và kinh phí, chúng tôi sẽ chỉ chú trọng đánh giá một số hoạt động đặc thù riêng của CSGD Hoàn Cát và chỉ tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là các trại viên.
Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu đánh giá
2.1 Thiết kế nghiên cứu đánh giá
Thiết kế nghiên cứu giả thực nghiệm, đánh giá sau can thiệp (Post test) trên một nhóm [27].
Kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính và thu thập số liệu thứ cấp.
2.2 Đối tượng, thòi gian và địa điểm nghiên cứu đánh giá
Nghiên cứu định lượng- Trại viên đang tập trung tại CSGD Hoàn Cát, tỉnh
Nghiên cứu định tỉnh- Đại diện TTPC HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị, Đại diện
BQLDA tại CSGD Hoàn Cát, Cán bộ quản giáo CSGD Hoàn Cát là TTV, Cán bộ Y tế CSGD Hoàn Cát, Cán bộ quản lý chương trình của NAV, Trại viên CSGD Hoàn Cát là GDVĐĐ, Trại viên CSGD Hoàn Cát là CSV, Trại viên CSGD Hoàn Cát là người được chăm sóc.
Nghiên cứu số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các văn bản, báo cáo
2.2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 3/2010 đến tháng 8/2010, tại CSGD Hoàn Cát, tỉnh Quảng Trị.
Xác định cỡ mẫu, cách chọn mẫu
Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho tỷ lệ:
/ 7 (1 p) n là cỡ mẫu nghiên cứu của đối tượng trại viên a Mức ý nghĩa thống kê; với a = 0,05 thì hệ sổ giới hạn tin cậy
Zl-a/2-1,96 p Tỷ lệ đối tượng có kiến thức, thái độ không đạt, chọn p = 0,5 d Sai số ước lượng, chọn d = 0,07
Từ công thức trên tính được số đối tượng nghiên cứu là 196 Cộng thêm 10% để loại trừ các phiếu không hợp lệ và làm tròn số, Từ đó ta chọn cỡ mẫu nghiên cứu là
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn [26], theo danh sách quản lý của
Cơ sở giáo dục Hoàn Cát.
Phỏng vẩn sâu: Tiến hành 10 cuộc phỏng vấn sâu với các cán bộ có tham gia chỉ đạo, điều hành dự án, thành viên BQLDA, các TTV và các GDVĐĐ: 01 Lãnh đạo TTPC HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị;
01 Đại diện BQLDA tại CSGD Hoàn Cát;
01 Cán bộ quản lý chương trình của NAV;
01 Cán bộ dự án của TTPC HIV/AIDS tỉnh Quảng Trị;
01 Cán bộ Y tế CSGD Hoàn Cát;
01 Cán bộ quản giáo CSGD Hoàn Cát là TTV;
01 Trại viên CSGD Hoàn Cát là GDVĐĐ;
01 Trại viên CSGD Hoàn Cát là CSV;
02 Trại viên CSGD Hoàn Cát là người được chăm sóc.
2.3.3 Nghiên cứu số liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu thứ cấp từ các văn bản và các báo cáo.
Xác định chỉ số, biến số cần đánh giá (Phụ lục 2a, 2b)
2.4.1 Các chỉ số, biến số cần đánh giá a Các chỉ số, biến số đánh giá về kiến thức và thái độ của trại viên
Các chỉ số đánh giá:
- Chỉ số về kiến thức:
Tỷ lệ phàn trăm những trại viên xác định đúng cách phòng ngừa lây nhiễm HIV và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV.
- Chỉ số về thái độ:
Tỷ lệ phần trăm ĐTNC có thái độ tích cực đối với trại viên nhiễm HIV.
Xác định kiến thức, thái độ trong PCAIDS của trại viên bao gồm các nhóm biến sổ sau:
- Thông tin chung: Tuổi, giới, nơi cư trú, trình độ học vấn, người sống cùng.
- Hôn nhân và gia đình: Trình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, thu nhập.
- Kiến thức bao gồm: Kiến thức của trại viên về đường lây truyền, đường không lây truyền, biện pháp phòng lây truyền HIV/AIDS, tự đánh giá nguy cơ nhiễm HIV của bản thân.
- Thái độ: Thái độ của ĐTNC đối với trại viên nhiễm HIV/AIDS. b Các chỉ số, biến số đánh giá về các hoạt động dự án
Bao gồm các biến số sau: số người tham gia BQLDA, TTV, GDVĐĐ mỗi loại là bao nhiêu; số lần họp, giao ban của BQLDA; số lớp, số người tham gia tập huấn trong năm số buổi, tổng số người tham gia của mỗi loại hình truyền thông; số loại, số lượng mỗi loại tài liệu truyền thông được cung cấp; nhu cầu cung cấp thông tin như thế nào Tinh hình xét nghiệm HIV cho trại viên; số loại, số lượng mỗi loại trang thiết bị bảo hộ lao động được cung cấp; số loại, số lượng mỗi loại chất dinh dưỡng được cung cấp; nhu cầu về hỗ trợ vật chất và tinh thần của người nhiễm HIV số lần, số người tham gia các hội nghị định hướng, các đợt tham quan học tập.
2.4.2 Các tiêu chuẩn, thước đo để đánh giá. a, Đánh giá hiểu biết về các đường lây truyền HIV/AIDS chính: Dựa vào tỷ lệ phần trăm trại viên xác định được đúng 3 đường lây truyền HIV/AIDS chính (đường máu, đường tình dục và đường mẹ-con) và được tính bằng:
Số người được phỏng vấn trả lời đủng 3 cầu hỏi liên quan đến đường lây nhiễmHIV/AIDS chỉnh.
Tỗng sổ người được phỏng vấn 3 câu hỏi và trả lời (kế cả cầu trả lời "tôi không biết ”)
Tiêu chuẩn đánh giá hiểu biết về 3 đường lây truyền HIV/AIDS chính đạt là những người trả đúng cả 3 câu hỏi được nêu. b, Đảnh giá kiến thức chung của trại viên về HIV/AIDS' Dựa vào tỷ lệ phần trăm trại viên xác định được đúng cách phòng ngừa lây nhiễm HIV và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV và được tính bằng:
Sổ người được phỏng vẩn trả lời đúng 5 câu hỏi liên quan đến lây nhiễm HIV và phản đổi những quan niệm sai lầm phổ biến về lây nhiễm HIV.
Tổng số người được phỏng vẩn 5 câu hỏi và trả lời (kể cả câu trả lời "tôi không biết”)
Chỉ số này được đánh giá bởi các câu ở bộ câu hỏi liên quan đến những câu hỏi dưới đây của Chương trình TT-GD-TT quốc gia:
- Chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình chung thuỷ và không nhiễm HIV có làm giảm lây nhiễm HIV hay không?
- Dùng bao cao su có giảm được lây nhiễm HIV hay không?
- Một người nhìn khoẻ mạnh có thể bị nhiễm HIV không?
- Muỗi cắn có thể lây truyền HIV hay không?
- Ăn chung với người bị nhiễm HIV có bị lây HIV được không? [5]
Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức về PC HIV/AIDS đạt là những người trả đúng cả
5 câu hỏi trên. c Đánh giả thái độ chung của ĐTNC đối với trại viên nhiễm HIV/AIDS'
Dựa vào tỷ lệ phần trăm ĐTNC có thái độ tích cực đối với các trại viên bị nhiễm HIV và được tính bằng:
Số người được phỏng vấn trả lời đủng 3 câu hỏi liên quan đến thái độ đối với trại viên nhiễm HIV/AIDS.
Tổng sổ người được phỏng vấn 3 câu hỏi và trả lời (kể cả câu trả lời “tôi không biết ”)
Tiêu chuẩn đánh giá có thái độ tích cực đối với các trại viên bị nhiễm HIV/AIDS đạt là những người trả đúng cả 3 câu hỏi liên quan đến thái độ (Không sợ nếu ở chung phòng, dùng chung nhà vệ sinh với trại viên bị nhiễm HIV/AIDS và cho rằng không nên để trại viên nhiễm HIV/AIDS ở riêng). d Đánh giá việc thực hiện các hoạt động dự án: Bằng cách so sánh kết quả đạt được với kế hoạch đề ra, với kết quả đánh giá dự án năm 2008 và với số liệu các y văn khác.
Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
Trong nghiên cứu này các phương pháp thu thập số liệu sau được sử dụng:
- Phương pháp thu thập số liệu qua nghiên cứu định lượng bằng phỏng vấn theo bộ câu hỏi.
- Phương pháp thu thập số liệu qua nghiên cứu định tính bằng phỏng vấn sâu theo bảng hướng dẫn PVS.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp qua các vãn bản, báo cáo hoạt động.
2.5.2 Quy trình và các bước thu thập thông tin
- Làm việc cụ thể với các bên liên quan, lập kế hoạch nghiên cứu cụ thể tại địa điểm nghiên cứu.
- Thu thập số liệu thứ cấp.
- Tuyển chọn điều tra viên.
- Tiến hành tập huấn cho điều tra viên về cách chọn mẫu và thu thập số liệu.
- Điều tra thử, chỉnh sửa bộ câu hỏi cho phù hợp.
- Sau khi được tập huấn các điều tra viên sẽ tiến hành phỏng vấn các đối tượng tham gia nghiên.
- Nhập và phân tích số liệu.
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
2.5.3 Điều tra viên và giám sát viên
- Điều tra viên bao gồm bản thân người nghiên cứu (học viên) và cán bộ của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Quảng Trị đã được tập huấn kỹ về nội dung và yêu cầu của cuộc điều tra, nhằm đảm bảo chính xác thông tin thu thập.
- Giám sát viên: là giảng viên của Trường Đại học Y tế công cộng và nghiên cứu viên (học viên).
Xây dựng bộ công cụ đánh giá
2.6.1 Bộ câu hỏi đánh giá (Phụ lục 4: Bộ câu hỏi đánh giá)
Sử dụng bộ câu hỏi đã được dự án dùng để đánh giá vào tháng 3/2008 Trong quá trình tập huấn và điều tra thử, bộ câu hỏi đã được hiệu chỉnh về mặt ngôn từ cho phù hợp và dễ hiểu đối với địa phương Bộ câu hỏi bao gồm có 41 câu và cần 20 - 30 phút để hoàn thành phỏng vấn Bố cục của bộ câu hỏi gồm các phần:
A Đặc điểm chung về trại viên: Gồm có 5 câu hỏi từ A1-A5.
B Hôn nhân và công việc: Gồm có 3 câu hỏi từ Bl- B3 c Kiến thức, thái độ của trại viên về HIV: Gồm có 20 câu hỏi từ C1-C20
D Chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV: Gồm có 7 câu hỏi từ D1-D7.
E Hỗ trợ phát triển chiến lược PC HIV/AIDS Gồm có 6 câu hỏi từ E1-E6
2.6.2 Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu (Phụ lục 5: Bản hướng dẫn PVS)
Sử dụng bản hướng dẫn PVS đã được dự án dùng để đánh giá vào tháng 3/2008. Trong quá trình tập huấn và điều tra thử, bản hướng dẫn PVS đã được hiệu chỉnh về mặt ngôn từ cho phù họp và dễ hiểu đối với địa phương Người phỏng vấn tốt nhất là nghiên cứu viên Địa điểm phỏng vần cần yên tỉnh, cách âm Thời gian cần từ 1-2 giờ cho một cuộc PVS.
Các bước cần tiến hành khi PVS: Tự giới thiệu và giả thích mục đích phỏng vấn;Tìm hiểu các thông tin cơ bản về người được PVS; Thảo luận các vấn đề theo bản hướng dẫn; Tóm tắt, kết luận các nội dung vừa trao đổi;Cám ơn người được phỏng vấn [15].
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu định lượng: số liệu được làm sạch và mã hóa bộ số liệu Sử dụng phần mềm EPI DATA 3.1 để nhập và quản lý số liệu Phần mềm SPSS 16.0 được sử dụng cho phân tích thống kê mô tả, suy luận và kiểm định bằng một so test phù hợp.
Số liệu định tính: Ghi chép (Không được ghi âm trong trại giam), phân tích bằng cách mã hóa các nhóm thông tin và phiên giải thông tin theo các chủ đề đế phục vụ mục tiêu nghiên cứu.
Số liệu thứ cấp: Tổng hợp số liệu theo các bảng kiểm Nhập và xử lý số liệu bàng phần mềm Excel.
Đạo đức nghiên cứu
- Tuân thủ quy trình xét duyệt của Hội đồng đạo đức trường Đại học y tế Công cộng, chỉ tiến hành nghiên cứu khi được Hội đồng đạo đức chấp thuận.
- Nghiên cứu được sự chấp thuận của Sở Y tế Quảng Trị, CSGD Hoàn Cát và được sự ủng hộ của các bên liên quan khác.
- Tôn trọng đối tượng nghiên cứu, mọi thông tin liên quan đển danh tính cá nhân được ĐTV, NCV hoàn toàn bảo mật.
- Ket quả nghiên cứu và khuyển nghị sẽ được đề xuất với các cơ quan chức năng của địa phương, góp phần trong việc lập kế hoạch can thiệp phòng chốngHIV/AIDS tại địa phương hiệu quả hơn.
Hạn chế của nghiên cứu đánh giá
Nghiên cứu chỉ tiến hành trên phạm vi một CSGD tại tỉnh Quảng Trị nên chưa thể khái quát và đại diện một cách chính xác cho các đơn vị khác.
Nghiên cứu được thực hiện tại một CSGD của Bộ Công An và ĐTNC chủ yếu là các trại viên bị xử phạt vi phạm hành chính nên có những vẩn đề nhạy cảm Các cuộc PVS không được ghi âm Phạm vi đánh giá cũng bị hạn chế một phần.
Ngoài ra, còn có thể gặp sai số nhớ lại từ phía ĐTNC.
Sai số trong quá trình phỏng vấn với các thông tin cần thu thập có thể do câu hỏi chưa thoát nghĩa, kỹ năng hỏi của điều tra viên do đó cần thử nghiệm kỹ bộ câu hỏi, sửa chữa bổ sung phù hợp.
- Có bộ câu hỏi sàng lọc, mã hoá chi tiết các thông tin về đối tượng trong bộ câu hỏi sàng lọc.
- Nhiều nghiên cứu viên thu thập số liệu đồng thời có thể nhận dạng đối tượng phỏng vấn đã được phỏng vấn bởi nghiên cứu viên nào hay chưa.
- Tập trung hoàn thành thu thập số liệu trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể khoảng 1-3 ngày.
- Tập huấn kỹ cho điều tra viên Giám sát chặt chẽ quá trình thu thập số liệu.
Kết quả về kiến thức, thái độ của trại viên trong PC HIV/AIDS
3.1.1 Đặc điếm chung của ĐTNC
Biểu đồ 1 Tuổi của ĐTNC (N!5)
Kết quả cho thấy tuổi của các trại viên đa số rất trẻ, tuổi trung bình là 26,8; độ tuổi từ 20-29 chiếm 65,6%; số trại viên có tuổi dưới 30 chiếm đến 71,2%.
Bảng 2 Noi sinh sống của ĐTNC trước khi vào trại (N!5)
TT Tỉnh Tần số Tỷ lệ %
Kết quả bảng 2 cho thấy tỉnh có số trại viên ít nhất là Quảng Bình, tỉnh có số trại viên chiếm tỷ lệ rất cao so với các tỉnh khác là Thanh Hóa (41,9%), các tỉnh còn lại có số trại viên tương đối như nhau so với dân số.
Biểu đồ 2 Nghề nghiệp trước khi vào trại của ĐTNC (N!5)
Biểu đồ 2 cho thấy số trại viên không có việc làm và nghề tự do chiếm một tỷ lệ rất lớn (25,6% và 30,2%) số trại viên có nghề nghiệp trước khi vào trại là buôn bán, học sinh sinh viên, công nhân, nông dân chiếm tỷ lệ thấp (từ 4,2% đến 13%) Số trại viên là cán bộ viên chức chỉ chiếm 1,4%.
Bảng 3 Đặc điểm về giới, học vấn, kinh tế và hôn nhân của ĐTNC (N!5)
Trung học chuyên nghiệp/cao đẳng 3 1,4 Đại học/ trên đại học 0 0
Cùng gia đình /họ hàng 197 91,6
Không cố định (lang thang) 0 0
Chưa lập gia đình 137 63,7 Đang có vợ 65 30,2 Đã ly dị 7 3,3 Đã ly thân 6 2,8
5 Kinh tế Đủ ăn, bình thường 183 85,1
Thừa ăn, khá giả, giầu có 5 2,3
Kết quả bảng 3 cho thấy: Trại viên chủ yếu là nam giới (98,1%) Trình độ học vấn khá, đa số là trung học cơ sở (40,5%) và trung học phổ thông (45,3%), tuy nhiên vẫn còn đến 7% trại viên mù chữ Đa số các trại viên trước khi vào đều sống cùng gia đình, họ hàng (911,6%) Đa số là chưa lập gia đình (63,7%) hoặc đang có vợ (30,2%). Kinh tế chủ yếu là đủ ăn, bình thường (85,1%).
Bảng 4 Tiếp cận của ĐTNC với HIV/AIDS (N!5)
TT Phân loại Tần số Tỷ lệ %
1 Bạn đã bao giờ nghe nói về HIV hoặc bệnh AIDS chưa?
2 Bạn có biết ai đã bị nhiễm HIV hay đã chết vì AIDS chưa?
3 Bạn có người nhà hay bạn thân bị nhiễm HIV hoặc đã chết vì
Ket quả bảng 4 cho thấy 100% các trại viên đều đã nghe nói về HIV/AIDS, trong đó có 39,1% có biết và 21,4% có người nhà hoặc bạn thân bị nhiễm HIV hay đã chết vì AIDS.
Bảng 5 Hiểu biết về các đường lây truyền HIV/AIDS (N!5)
TT Phân loại Tần số Tỷ lệ %
1 Người ta có thế bị nhiễm HIV khi QHTD không sử dụng
2 Người ta có thế bị nhiễm HIV nếu tiêm chích bằng BKT mà người khác đã sử dụng rồi?
3 Một phụ nữ mang thai có thể truyền virut HIV sang con không?
4 Hiếu đúng 3 đường lây truyền HIV chính
Hiểu đúng đường lây 171 79,5 Hiêu không đúng 44 20,5 về các đường lây truyền HIV, bảng 5 cho thấy có 87% số ĐTNC trả lời rằng người ta có thể bị nhiễm HIV nếu QHTD không dùng BCS đúng cách, 94,4% cho rằng nếu dùng chung BKT và có 91,6% cho rằng phụ nữ có thai có HIV có thể truyền HIV sang con mình Tỷ lệ hiểu đúng 3 đường lây nhiễm HIV chính là 79,5%.
Bảng 6 Hiểu biết về các đường không lây truyền HIV và các ý kiến khác về HIV/ AIDS (N!5)
TT Phân loại Tân sô r-fi Ầ A Tỷ lệ %
1 Người ta có bị nhiễm HIV nếu ăn chung với người nhiễm
2 Người ta có thế bị nhiễm HIV do muỗi đốt không?
3 Nhìn bề ngoài, người ta có thế chọn được bạn tình không bị nhiễm HIV không?
4 Bạn có nghĩ rằng người trông khoẻ mạnh vẫn có thể bị mắc
Bảng 6 cho thấy có 7% ĐTNC cho rằng ăn chung và 14,9% cho rằng muỗi đốt có thể làm lây nhiễm HIV Có đến 11,2 % cho rằng nhìn bề ngoài có thể tìm được bạn tình không bị nhiễm HIV và có đến 38,1% không biết rằng một người trông khỏe mạnh cũng có thể đã nhiễm HIV.
Bảng 7 Nêu các biện pháp tự bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV (N!5)
1 Dùng bao cao su mỗi khi QHTD
2 Có ít bạn tình hon
3 Chung thuỷ một bạn tình
Kết quả Bảng 7 cho thấy: Trả lời cho câu hỏi hãy nêu được biện pháp để tự bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV trong nghiên cứu này, có 83,7% nêu được cách dùng BCS , 24,7% cho rằng cần có ít bạn tình hơn, 57,2% cho rằng cần chung thủy một bạn tình, 64,7% cho rằng không QHTD bừa bãi, 20,9% cho rằng kiêng không QHTD và 89,8% cho rằng không dùng chung BKT để tự bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV.
Biểu đồ 3 Đánh giá kiến thức chung về PC HIV/AIDS của ĐTNC (N!5).
Biểu đồ 3 cho thấy tỷ lệ ĐTNC có kiến thức chung về PC HIV/AIDS đạt là 39,5% (Trả lời đúng cả 5 câu hỏi).
Bảng 8 Tự đánh giá về nguy cơ nhiễm HIV/AIDS của bản thân (N!5) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %
Xem xét hành vi hiện tại, bạn nghĩ mình có nguy cơ bị nhiễm HIV hay không?
Biểu đồ 4 Lý do không có nguy cơ nhiễm HIV (N2)
Biểu đồ 5 Lý do có nguy cơ nhiễm HIV (Nd)
Bảng 8, biểu đồ 4 và biểu đồ 5 cho thấy: Có 61,4% ĐTNC tự đánh giá mình không có nguy cơ, 29,8% tự đánh giá mình có nguy cơ bị lây nhiễm HIV Trong 132 người tự đánh giá không có nguy cơ, lý do nhiều nhất là không TCMT (78%) và luôn sử dụng BCS (49,2%) Trong 64 người tự đánh giá là có nguy cơ, lý do nhiều nhất làTCMT (59,4%) và không sử dụng BCS khi QHTD (51,6%).
3.1.3 Thái độ của ĐTNC đối vói trại viên bị nhiễm HIV/AIDS
Bảng 9 Thái độ đối với trại viên bị nhiễm HIV/AIDS (N= 215)
TT Phân loại Tần số Tỷ lệ %
Có sợ khi phải ở chung phòng với người nhiễm HIV không?
2 Có sợ khi phải dùng chung nhà vệ sinh với người nhiễm HIV không?
3 Theo bạn, có nên để những trại viên bị nhiễm HIV ở riêng phòng không?
Kết quả Bảng 9 cho thấy: Có 23,7% ĐTNC sợ nếu phải ở chung phòng với trại viên nhiễm HIV, có 16,7% sợ nếu phải dùng chung nhà vệ sinh và vẫn còn có 13,5% ĐTNC cho rằng cần phải để trại viên nhiễm HIV ở riêng phòng.
Biểu đồ 6 Thái độ chung đối vói trại viên nhiễm HIV/AIDS (N= 215)
Biểu đồ 6 cho thấy có 68,4% số ĐTNC có thái độ tích cực đối với trại viên nhiễm HIV/AIDS (Không sợ nếu ở chung phòng, dùng chung nhà vệ sinh với trại viên bị nhiễm HIV/AIDS và cho rằng không nên để trại viên nhiễm HIV/AIDS ở riêng).
Ket quả các hoạt động dự án
Biểu đồ 5 cho thấy trong số các ĐTNC cho rằng cần phải để người nhiễm HIV ở riêng phòng có đến 93,1% đưa ra lý do là để không làm lây lan ra người khác.
3.2 Kết quả các hoạt động dự án
3.2.1 Thiết lập mạng lưới các nhóm công tác PC AIDS trong trại giam Bảng 10 Các nhóm công tác PC AIDS được thiết lập trong trại giam.
Nội dung Kế hoạch Thực hiện Ghi chú
Giáo dục viên đồng đẳng 15 15
Bảng 10 cho thấy năm 2009 BQLDA và các nhóm công tác như vẫn được tổ chức và duy trì đủ số lượng theo đúng kế hoạch đề ra với 15 TTV, 15 GDVĐĐ và 10 CSV.
Bảng 11 Các hoạt động giao ban, hội họp, giám sát.
Hoạt động Kế hoạch Thực hiện
Sô lân Tổng số người tham gia
Số lần Tổng số người tham gia
Họp 15 cán bộ quản giáo là TTV (2 tháng/lần).
Họp 15 trại viên là GDVĐ (2 tháng/ lần).
Họp hàng quý của 10 Chăm sóc viên.
Họp thường kỳ giữa BQLDA và các nhóm hoạt động.
Hoạt động giám sát của TTPC
Bảng 11 cho thấy hoạt động giao ban, họp các TTV, GDVĐĐ chỉ đạt 50% kế hoạch Các hoạt động giao ban, hội họp của CSV, giữa BQLDA và các nhóm, hoạt động giám sát của NAV và của TTPCAIDS tỉnh đều theo đúng kế hoạch đề ra.
Bảng 12 Tập huấn nâng cao năng lực
Tên lóp Kế hoạch Thực hiện
Số lớp Tống số người tham gia
Số lần Tổng số người tham gia Tập huấn kỹ năng truyền thông choi
5 cán bộ quản giáo là TTV.
Tập huấn về HIV/AIDS cho 15 trại viên là GDVĐ
Tập huấn về kỷ năng chăm sóc cho y tế trại và 10 Chăm sóc viên
Bảng 12 cho thấy năm 2009 có 6 lớp tập huấn được tổ chức cho các TTV, GDVĐĐ và CSV Mỗi đối tượng được tập huấn 2 lần theo đúng kế hoạch đề ra.
Qua quan sát và PVS cũng cho thấy, từ các cán bộ quản giáo tham gia làm TTV cho đến các trại viên tham gia làm GDVĐĐ và CSV rất nhiệt tình, chu đáo với công việc được giao Có nhiều ý kiến cho rằng cần tập huấn nhiều hơn để giúp đỡ họ hoàn thành công việc tốt hơn.
“Cần tập huấn cho quản giáo nhiều hơn do quản giáo hay thay đổi (năm 2009 có 2 lần) Các trại viên là TTV cũng cần được tập huấn nhiều hơn để có những kỹ năng truyền thông để tuyên truyền cho phạm nhân khác”
Cán bô quản giảo là TTV
3.2.2 Nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cho trại viên
Bảng 13 Các hoạt động truyền thông
Hoạt động Kế hoạch Thực hiện
Số lần Tổng số người tham gia
Số lần Tổng số người tham gia Truyền thông nhóm do cán bộ
TTPC AIDS thực hiện (25 người/lần)
Truyền thông nhóm do cán bộ quản giáo là TTV thực hiện (20 người/lần)
Truyền thông nhóm qua GDVĐĐ là trại viên thực hiện trong buồng giam (20 người/lần)
Truyền thông về bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản (200 người/lần)
Hội thi phòng chống HIV/AIDS 1 400 1 400
Kết quả bảng 13 cho thấy các hoạt động truyền thông cơ bản đã được thực hiện theo đúng kế hoạch Có 200 trại viên được cán bộ TTPC HIV/AIDS truyền thông về PC HIV/AIDS và 400 trại viên được truyền thông về bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản Có 400 trại viên được TTV truyền thông về PC HIV/AIDS, 1500 lượt trại viên được GDVĐĐ truyền thông trong buồng giam và 400 trại viên tham gia hội thi Tuy nhiên hoạt động truyền thông của GDVĐĐ trong buồng giam và truyền thông về bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản có sự thay đổi về số lượng người của mỗi nhóm tham gia.
PVS cho thấy các đối tượng tham gia đều đánh giá hoạt động truyền thông là rất phong phú Từ truyền thông do cán bộ TTPC HIV/AIDS tỉnh thực hiện cho đến các hoạt động truyền thông do các quản giáo là TTV, các trại viên là GDVĐĐ thực hiện Hình thức truyền thông cũng rất phong phú: truyền thông tại hội trường, truyền thông tại các buồng giam Hình thức truyền thông có thể là trực tiếp, có thể là hội thi
“Những việc thường làm của GDVĐĐ là gặp gỡ các trại viên trong buồng, trong đội, trao đoi cụ thế, thường làm vào các ngày nghỉ Bảo các trại viên tuyên truyền lại cho người khác
Bảng 14 Tình hình cung cấp tài liệu truyền thông
Bảng 14 cho thấy có 2.000 tờ rơi và 20 tờ áp phích được cung cấp đầy đủ theo kế hoạch Tuy nhiên số lượng và số loại còn ít và chưa phong phú Hiện chưa có loại sách nhỏ nào được cung cấp hay tấm Pano nào được xây dựng để truyền thông cho trại viên Qua PVS chúng tôi thấy nhu cầu này cũng rất lớn.
“Cần làm thêm Pano, cung cấp thêm áp phích trong trại Đề nghị cung cấp thêm các phương tiện nghe nhìn (đầu đìa, tivi) để tuyên truyền cho phạm nhân ”
Cán bộ quản giáo là TTV
Biểu đồ 8 Những thông tin ĐTNC cần biết thêm (N!5)
Biểu đồ 8 cho thấy có 71,2% số người được hỏi cho biết cần biết thêm thông tin về sức khỏe, 66% cần biết thêm về các biện pháp phòng lây nhiễm HIV, 46% cần biết thêm về chăm sóc, điều trị AIDS Như vậy quan tâm nhiều nhất của các ĐTNC vẫn là sức khỏe nói chung và phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
Biểu đồ 9 Nhũng nguồn cung cấp thông tin ĐTNC mong muốn (N!5)
Biểu đồ 9 cho thấy nguồn thông tin cung cấp thông tin mà ĐTNC mong muốn được cung cấp từ cao đến thấp là cán bộ y tế (68,8%), cán bộ quản giáo là TTV (62,8%), vô tuyến truyền hình và radio (53,3%), sách báo, tờ rơi (48,8%) và GDVĐĐ (42,8%).
3.2.3 Chăm sóc cho bệnh nhân AIDS.
3.2.4 Tình hình xét nghiệm, tư vấn và nhu cầu hỗ trự về HIV/AIDS
Bảng 15 Xét nghiệm HIV/AIDS
SỐTT Đặc điểm Tân sô Tỷ lệ %
1 Bạn đã bao giờ làm xét nghiệm HIV chưa? Đã làm 164 76,3
Không biết, không trả lời 2 0,9 n = 215 215 100,0
2 Nểu có, bạn tự nguyện hay được yêu cầu xét nghiệm?
Tự nguyện 130 79,3 Được yêu cầu 34 20,7
3 Bạn có biết kểt quả xét nghiệm của mình không?
Bảng 15 cho thấy trong 215 ĐTNC được phỏng vấn, có 164 người đã làm xét nghiệm HIV, 49 người chưa làm xét nghiệm và 2 người không biết, không trả lời. Trong 164 người đã làm xét nghiệm HIV có 130 người là tự nguyện, 34 người được yêu cầu và chỉ có 34 trên tổng số 164 người làm xét nghiệm HIV là biết kết quả xét nghiệm của mình.
Biểu đồ 10 Những người mong được hỗ trọ’ khi gặp khó khăn (N!5)
Biểu đồ 10 cho thấy người mà ĐTNC mong muốn được hỗ trợ khi gặp khó khăn là cán bộ quản giáo (67,4%), cán bộ y tể (65,6%), trại viên cùng phòng (65,6%),CSV (21,9%) và cuối cùng là GDVĐĐ (20,5%).
Biểu đồ 11 Những nội dung mong muốn được hỗ trự (N!5)
49
về kiến thức, thái độ của trại viên trong PC HIV/AIDS
4.1.1 Đặc điểm chung của ĐTNC
Tuổi của các trại viên đa số còn rất trẻ, tuổi trung bình là 26,8 tuổi, từ 20-29 tuổi chiếm đến 65,6%, có đến 71,2% số trại viên dưới 30 tuổi Tỉnh có sổ trại viên chiếm tỷ lệ rất cao so với các tỉnh khác là Thanh Hóa (41,9%) số trại viên đến từ Thanh Hóa và Nghệ An là 2 trong số 10 tỉnh có số nhiễm HIV/AIDS cao nhất toàn quốc hiện nay chiếm đến 54% [9], điều này cũng giải thích được vì sao theo báo cáo tỷ lệ các trại viên có liên quan đến ma túy là 40% và có đến 10% (35/350) số trường hợp được xét nghiệm HIV trong năm 2009 dương tính [22].
Ket quả cho thấy số trại viên thất nghiệp và nghề tự do chiếm một tỷ lệ rất lớn (25,6% và 30,2%) Như vậy số trại viên không có việc làm ổn định lên đến 55,8%. Theo Trần Quốc Hùng, thất nghiệp cũng là một yếu tố liên quan đến ma túy [12] và ma túy sẽ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.
Trại viên chủ yếu là nam giới (98,1%) Trình độ học vấn khá, đa số là trung học cơ sở (40,5%) và trung học phổ thông (45,3%), tuy nhiên vẫn còn đến 7% trại viên mù chữ Đa số các trại viên trước khi vào đều sống cùng gia đình, họ hàng (911,6%) và đa số là chưa lập gia đình (63,7%) hoặc đang có vợ (30,2%) Điều này cũng phù hợp vì hầu hết trại viên đều còn rất trẻ (71,2% số trại viên dưới 30 tuổi).
Kết quả nghiên cứu cho thấy các ĐTNC có sự tiếp cận với HIV/AIDS tương đối cao: Toàn bộ 100% ĐTNC đều đã nghe nói về HIV/AIDS, trong đó 39,1% có biết một người nào đó bị nhiễm HIV hay đã chết vì AIDS và 21,4% có người nhà hoặc bạn thân bị nhiễm HIV hay đã chết vì AIDS Sự tiếp cận này là rất gần và trực tiếp với hơn 1/5 số ĐTNC có người nhà hay bạn thân nhiễm HIV/AIDS. về hiểu biết các đường lây truyền HIV: Có 87% số ĐTNC trả lời rằng người ta có thể bị nhiễm HIV nếu QHTD không an toàn Có 94,4% cho rằng dùng chungBKT có thể bị nhiễm HIV, tỷ lệ này cũng tương đương với tỷ lệ nghiên cứu
50 của tác giả Trần Thị Ngọc (93,7%), (ỵ 2 =0,188; df=l ; P>0,05) Có 91,6% cho rằng phụ nữ có thai có HIV có thể truyền HIV sang con mình, tỷ lệ này cũng tương đương với tỷ lệ của tác giả Trần Thị Ngọc (90,5%), (% 2 =3,18; df=l; P>0,05) Tỷ lệ hiểu đúng 3 đường lây nhiễm HIV chính của ĐTNC là 79,5%, tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ của tác giả Trần Thị Ngọc (90,0%), (% &,163; df=l; P0,05) Tỷ lệ nêu được biện pháp cần chung thủy một bạn tình để tự bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV trong nghiên cứu này là 57,2%, tỷ lệ này tương đương với báo cáo của AforD năm 2008 (56,1%), (% 2 =0,107; df=l ; P>0,05) Tỷ lệ nêu được biện pháp không QHTD bừa bãi để tự bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV trong nghiên cứu này là 64,7%, tỷ lệ này tương đương với báo cáo của AforD năm 2008(60,1%), (% =1,857; df=l ; P>0,05) Tỷ lệ nêu được biện pháp
51 kiêng không QHTD để tự bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV trong nghiên cửu này là 20,9%, tỷ lệ này cao hơn so với báo cáo của AforD năm 2008 (13,1%), (% 2 ,58; df=l ; P0,05) [21], về kiến thức chung PC HIV/AIDS- Tỷ lệ ĐTNC có kiến thức chung về PC
HIV/AIDS đạt (Trả lời đúng cả 5 câu hỏi liên quan đến lây nhiễm HIV và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biển về lây nhiễm HIV) là 39,5% Ở đây chung ta thấy các tỷ lệ kiến thức riêng lẽ như trên đều cho kết quả khá cao nhưng tỷ lệ kiến thức chung chỉ đạt 39,5% Có sự khác biệt như vậy vì đây là một tỷ lệ yêu cầu ĐTNC phải đồng thời trả lời đúng cả 5 câu hỏi thì mới được cho là đạt Kiến thức chung của trại viên còn thấp cho thấy việc TT-GD-TT về PC HIV/AIDS cho các trại viên rất khó khăn và còn phải tiếp tục tiến hành lâu dài.
Tự đảnh giá về nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS của bản thãn: Có 61,4% ĐTNC tự đánh giá mình không có nguy cơ, 29,8% tự đánh giá mình có nguy cơ bị lây nhiễm HIV Trong 132 người tự đánh giá không có nguy cơ, lý do nhiều nhất là không TCMT (78%) và luôn sử dụng BCS (49,2%) Trong 64 người tự đánh giá là có nguy cơ, lý do nhiều nhất là TCMT (59,4%) và không sử dụng BCS khi QHTD (49,2%) Như vậy, lý do nhiều nhất để lý giải vì sao mình có nguy cơ nhiễm hay không nhiễm HIV đều liên quan đến TCMT và sử dụng BCS khi QHTD.
4.1.3 Thái độ của ĐTNC đối vói trại viên bị nhiễm HIV/AIDS
Tỷ lệ ĐTNC sợ nếu phải ở chung phòng với trại viên nhiễm HIV trong nghiên cứu này là 23,7% Tỷ lệ này cao hơn báo cáo của AforD năm 2008, trong đó có 5,7% ĐTNC sợ nếu phải ở chung phòng với người nhiễm HIV ( )^9,89; df=l;
P