1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017

113 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 298,92 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (0)
    • 1.1 Một số khái niệm, định nghĩa và phân loại tăng huyết áp (12)
      • 1.1.1 Khái niệm về huyết áp (12)
      • 1.1.2 Định nghĩa và phân loại tăng huyết áp (12)
    • 1.2 Biến chứng của tăng huyết áp (15)
    • 1.3 Chẩn đoán tăng huyết áp (16)
      • 1.3.1 Phương pháp đo HA: Theo hướng dẫn của JNC VII - 2003 (16)
      • 1.3.2 Phương pháp đo Holter HA 24 giờ khi (17)
      • 1.3.3 Tự đo HA tại nhà (18)
    • 1.4 Điều trị tăng huyết áp (0)
      • 1.4.1 Nguyên tắc chung (18)
      • 1.4.2 Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống (19)
      • 1.4.3 Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc tại tuyến cơ sở (19)
      • 1.4.4 Các lý do để chuyển tuyến trên hoặc chuyên khoa tim mạch (0)
      • 1.4.5 Điều trị tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch (0)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU (0)
    • 2.1 Đối tượng nghiên cứu (40)
    • 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu (40)
    • 2.3 Thiết kế nghiên cứu (40)
    • 2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (40)
    • 2.5 Phương pháp thu thập số liệu (42)
      • 2.5.1. Thu thập số liệu thứ cấp (42)
      • 2.5.2. Thu thập số liệu sơ cấp (42)
    • 2.6 Các biến số nghiên cứu (43)
    • 2.7 Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá (44)
    • 2.8 Xử lý và phân tích số liệu (46)
    • 2.9 Sai số và cách khắc phục (47)
    • 2.10 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (0)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1 Thực trạng quản lý tăng huyết áp tại các trạm y tế (0)
      • 3.1.1 Hoạt động truyền thông về THA (49)
      • 3.1.2 Hoạt động khám sàng lọc THA tại cộng đồng (0)
      • 3.1.4 Hoạt động chuyển tuyến (66)
    • 3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện quản lý THA (0)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (0)
    • 4.1 Thực trạng quản lý THA tại 13 TYT của huyện Lạng Giang (0)
    • 4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác triển khai, quản lý THA (0)
    • 4.3 Một số hạn chếcủa nghiên cứu (82)
  • KẾT LUẬN (111)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Những người bệnh tăng huyết áp đang được quản lý tại 13 xã tham gia trong nghiên cứu của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

- 13 trạm trưởng trạm y tế của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

- Một số tài liệu, sổ sách, báo cáo tại các trạm y tế tham gia nghiên cứu.

- Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ Y của Sở Y tế Bắc Giang

- Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa huyện Lạng Giang

- Lãnh đạo TTYT huyện Lạng Giang

- Cán bộ phụ trách bệnh không lây nhiễm TTYT huyện Lạng Giang.

- Trạm trưởng Trạm Y tế xã tham gia trong nghiên cứu

- Những người bệnh trên 85 tuổi

- Người từ chối tham gia nghiên cứu

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 11/2016 đến tháng 7/2017

- Địa điểm: các trạm y tế trên địa bàn huyện Lạng Giang.

Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp định tính và định lượng.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho mô tả cắt ngang 1 tỷ lệ:

Trong đó n = cỡ mẫu tối thiểu.

P = 0,5 là tỷ lệ người bệnh THA tiếp cận thông tin về THA, chọn P = 0,5 đạt cỡ mẫu tối đa cho nghiên cứu. d = 0,06 sai số tuyệt đối mong muốn.

Tính được n = 267 ĐTNC làm tròn thành 270 ĐTNC.

Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định lượng

Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống

- Bước 1: Lập khung mẫu bằng cách thu thập số liệu thứ cấp là danh sách người bị tăng huyết áp đang được quản lý của 13 trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạng Giang ta được khung mẫu là toàn bộ số lượng người bị tăng huyết áp đánh số thứ tự từ 1 đến 1115.

- Bước 2: tính khoảng cách mẫu: k = N/n (trong đó k là khoảng cách mẫu, N là toàn bộ số người bị tăng huyết áp đang được quản lý tại 13 xã, thị trấn, n là cỡ mẫu nghiên cứu) ta tính được k 15/295 = 3.7 lấy tròn là 4.

- Bước 3: Chọn đối tượng nghiên cứu: chọn ngẫu nhiên một số từ 1 đến 4 là i, số được chọn sẽ là số thứ tự của người tăng huyết áp đầu tiên, những người tiếp theo sẽ là i + k, i +2k và người thứ n sẽ có số thứ tự là i + (n-1)k.

- Chọn mẫu cho nghiên cứu định tính: chọn mẫu có chủ đích những người trực tiếp liên quan đến công tác quản lý tăng huyết áp tuyến xã, những đối tượng có nhiều thông tin để có thể cung cấp cho đề tài này, cụ thể: Phòng nghiệp vụ Y thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác chuyên môn nghiệp vụ y, trực tiếp tham mưu Giám đốc Sở Y tế xây dựng mô hình quản lý THA tại tuyến xã trên địa bàn tỉnh; Bệnh viện đa khoa huyện Lạng Giang là đơn vị trực tiếp quản lý, điều trị ngoại trú THA cho người dân trên địa bàn huyện và là đơn vị trực tiếp xem xét, quyết định chuyển người bệnh THA về TYT xã quản lý khi đủ điều kiện; Trung tâm

Y tế huyện là đơn vị quản lý, chỉ đạo toàn diện trạm y tế, thường xuyên kiểm tra, n = Z 2 n ^1—ô /2 d * gồm trạm y tế đang quản lý nhiều bệnh nhân THA nhất, trạm y tế đang quản lý ít bệnh nhân nhất, trạm y tế cách xa trung tâm huyện và trạm y tế gần trung tâm huyện, gồm:

- 01 Lãnh đạo phòng Nghiệp vụ Y.

- 01 Lãnh đạo bệnh viện đa khoa huyện Lạng Giang.

- 01 Lãnh đạo TTTYT huyện Lạng Giang.

- 01 Cán bộ phụ trách bệnh không lây nhiễm TTYT huyện Lạng Giang.

- 05 Trạm trưởng trạm y tế được chọn.

Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1 Thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu thứ cấp được thu thập qua các sổ sách, báo cáo về thực trạng triển khai quản lý ngoại trú tăng huyết áp tại trạm y tế với công cụ thu thập là bộ câu hỏi phát vấn tự điền (Phụ lục 7) Điều tra viên trực tiếp thu thập thông tin tại TYT do trạm trưởng trạm y tế cung cấp sổ sách, báo cáo để thu được thông tin đạt yêu cầu.

2.5.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu định lượng: Dùng bộ câu hỏi phỏng vấn thiết kế sẵn theo

Xây dựng bộ câu hỏi: Các câu hỏi được xây dựng dựa vào mục tiêu của nghiên cứu bao gồm thực trạng việc triển khai quản lý ngoại trú THA, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác triển khai.

Thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu: Bộ câu hỏi sau khi xây dựng xong được điều tra thử trên 05 bệnh nhân THA đối với nghiên cứu định lượng, sau đó chỉnh sửa nội dung của bộ câu hỏi cho phù hợp, in phục vụ điều tra và tập huấn. Đối với Bảng tự điền thông tin của TYT điều tra viên phát trực tiếp cho Trưởng trạm y tế điền thông tin.

Tập huấn điều tra viên: Đối tượng tập huấn: 01 cán bộ phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế Bắc Giang.

Nội dung tập huấn: Mục đích, kế hoạch cuộc điều tra, kỹ năng phỏng vấn thu

Giám sát viên (GSV) quan sát trực tiếp ĐTV phỏng vấn 05 ĐTNC buổi đầu tiên tại trạm y tế để hỗ trợ kịp thời những thiếu sót trong quá trình điều tra.

Các bước tiến hành thu thập số liệu:

Bước 1: Tiếp cận đối tượng cần thu thập số liệu: ĐTV giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, giải thích cho ĐTNC về tính bảo mật của thông tin mà đối tượng cung cấp.

Bước 2: ĐTV hỏi ĐTNC đồng ý tham gia nghiên cứu và đưa giấy đồng ý tham gia nghiên cứu cho ĐTNC ký.

Bước 3: ĐTV đọc từng câu hỏi trong bảng hỏi cho ĐTNC nghe và trả lời. Bước 4: ĐTV phối hợp với cán bộ trạm y tế đo huyết áp, đo chiều cao, cân nặng của ĐTNC.

Thu thập phiếu điều tra

GSV tổng hợp và kiểm tra lại các phiếu phỏng vấn, nếu phiếu nào không đạt yêu cầu thì điều tra lại.

Thu thập số liệu định tính:

- Công cụ thu thập số liệu: là Phiếu phỏng vấn sâu Lãnh đạo phòng Nghiệp vụ Y, Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa huyện Lạng Giang, Lãnh đạo TTYT huyện, cán bộ phụ trách bệnh KLN của TTYT, trạm trưởng trạm y tế được chọn; máy ghi âm.

- Phương pháp thu thập: Học viên đặt lịch hẹn với các ĐTNC cần phỏng vấn sâu để thu thập thông tin về thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai quản lý ngoại trú THA, tiến hành phỏng vấn ĐTNC với phiếu câu hỏi đã xây dựng dùng máy ghi âm để lưu lại nội dung và ghi biên bản sau khi kết thúc.

Các biến số nghiên cứu

Biến số nghiên cứu được xây dựng theo mục tiêu nghiên cứu, gồm những biến số chính sau:

- Giáo dục truyền thông về THA: Số tài liệu truyền thông cấp phát cho TYT,

Số lượt truyền thông, thông tin tư vấn của CBYT đối với người bệnh, sự tiếp cận thông tin về THA.

- Khám sàng lọc THA: Số TYT thực hiện khám sàng lọc THA, sô người

- Điều trị thuốc hạ áp, theo dõi và quản lý người bệnh THA:

+ Thông tin đặc điểm cá nhân: tuổi, giới, trình độ văn hóa, tham gia BHYT, tiền sử THA, phân độ THA.

+ Số lượng CBYT, hoạt động đào tạo

+ Số lượng trang thiết bị, thuốc

+ Số lượng người bệnh được quản lý

+ Người bệnh được theo dõi đều, tái khám đúng hẹn.

+ Hoạt động chuyển tuyến: Số lượng người bệnh truyển tuyến.

+ Những khó khăn trong việc triển khai quản lý THA: Sự phối hợp chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên, kinh phí thực hiện, cơ chế chính sách.

Các biến số được định nghĩa, phân loại chi tiết và rõ ràng (Phụ lục 8)

Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

Bệnh nhân THA : Các bệnh nhân được chẩn đoán THA nguyên phát (HATT

> 140 mmHg và/hoặc HATTr > 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ huyết áp) có bệnh án ngoại trú tại trạm y tế của huyện Lạng Giang.

Bảng 2.1: Phân độ tăng huyết áp của Bộ Y tế

Phân độ huyết áp Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm t rương

HA bình thường 120 - 129 Và/hoặc 80 - 84

THA tâm thu đơn độc > 140 Và < 90

Nếu HATT và HATTr ở hai phân độ khác nhau thì tính theo trị số HA lớn hơn để xếp loại.

Theo dõi HA định kỳ [28].

Huyết áp tối ưu hoặc huyết áp bình thường: Theo dõi huyết áp hàng năm.Tiền THA: Theo dõi huyết áp hàng tháng.

THA độ 2: Theo dõi huyết áp hàng ngày.

THA độ 3: Theo dõi huyết áp hàng ngày.

Các biến chứng về tim: Cơn đau thắt ngực, dày thất trái, nhồi máu cơ tim, suy tim

Các biến chứng về não: Xuất huyết não, nhũn não, cơn đột qụy thoáng qua, bệnh não do THA.

Các biến chứng về thận: Đái ra protein, suy thận.

Các biến chứng về mắt: Mờ mắt, xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị.

Các biến chứng về mạch máu: Phình hoặc phình tách thành động mạch, các bệnh động mạch ngoại vi.

Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống cho người THA [28].

- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:

- Giảm ăn mặn: < 6 gram muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày.

- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.

- Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axit béo no như mỡ động vật, phủ tạng động vật.

- Tích cực giảm cân (nếu thừa cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI: Từ 18,5 - 22,9 kg/m2).

- Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.

- Hạn chế uống rượu/bia:

+ Nam: Dưới 990 ml bia hoặc 360 ml rượu vang hoặc 90 ml rượu mạnh/ngày. + Nữ: Dưới 660 ml bia hoặc 240 ml rượu vang hoặc 60 ml rượu mạnh/ngày.

- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá/thuốc lào.

- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức độ thích hợp: Tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30 - 60 phút mỗi ngày.

- Tránh lo âu căng thẳng thần kinh, chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

- Tránh bị lạnh đột ngột. Để đánh giá người bệnh được theo dõi đều Chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng, chống tăng huyết áp đưa ra 03 mức để đánh giá mức độ người bệnh được theo dõi đều trong quá trình quản lý:

- Bệnh nhân được theo dõi đều khi trong vòng 1 năm: 1 đến 2 tháng người bệnh đến kiểm tra, tái khám 1 lần

- Bệnh nhân được theo dõi không đều khi trong vòng 1 năm: 3 đến 6 tháng người bệnh đến kiểm tra, tái khám 1 lần.

- Không có theo dõi: khi trên 6 tháng người bệnh mới đến tái khám 1 lần.

Ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 -

1 Hộ nghèo a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

2 Hộ cận nghèo a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Xử lý và phân tích số liệu

- Các số liệu sau khi thu thập được kiểm tra, làm sạch, mã hoá và nhập bằng phần mềm Epidata 3.1.sau đó xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 18.0 Các giá trị bị mất hoặc giá trị ngoài khoảng và lỗi do mã hóa sẽ được kiểm tra, phát hiện và xử lý trong quá trình phân tích.

- Phân tích số liệu: sử dụng thống kê mô tả và phân tích

Thống kê mô tả: Sử dụng kỹ thuật thống kê để tính toán các thông số như tần số, tỷ số, tỷ lệ % để mô tả tần số với các biến định tính Đối với biến định lượng, sử dụng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn hoặc trung vị, max, min để mô tả. Đối với các số liệu thứ cấp (thông tin có sẵn)

Tổng hợp số liệu theo các bảng kiểm và các mẫu thu thập số liệu tổng hợp

2.8.2 Phân tích số liệu định tính

Tiến hành gỡ băng, kiểm tra lại biên bản phỏng vấn, liệt kê theo chủ đề câu hỏi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu Trích dẫn nội dung phỏng vấn theo từng chủ đề để phân tích.

Sai số và cách khắc phục

- Sai số do: Quan sát, ghi chép, do điều tra viên không hiểu rõ bộ câu hỏi hoặc hỏi dưới dạng gợi ý,do thu thập thông tin không đúng thời điểm,do người được phỏng vấn trả lời không chính xác vì chưa hiểu rõ câu hỏi hoặc trả lời không trung thực.

+ Phiếu điều tra được soạn thảo và cho điều tra thử, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp trước khi triển khai điều tra hàng loạt.

+ Đối với điều tra viên: điều tra viên là Trạm trưởng trạm y tế trực tiếp quản lý điều trị ngoại trú tăng huyết áp, kỹ năng phỏng vấn tốt để thu thập thông tin một cách tối đa (điều tra viên là học viên cao học Y tế công cộng 19) Được tập huấn chi tiết cách điều tra, thu thập số liệu Sau mỗi buổi điều tra, các phiếu được làm sạch ngay tại cộng đồng và chỉnh sửa lại câu hỏi cho phù hợp với văn hóa địa phương.

+ Đối với đối tượng được phỏng vấn: được giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra, phỏng vấn để đối tượng hiểu rõ và chấp nhận hợp tác. tra thu thập số liệu.

+ Thực hiện xử lý và phân tích số liệu thống kê đúng quy định.

2.10 Vấn đề đạo đức t ong nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ được thực hiện sau khi có quyết định chính thức của Chủ tịch Hội đồng đạo đức - Trường Đại học Y tế công cộng cho phép thực hiện.

- Có sự đồng tình tự nguyện: Nghiên cứu được sự đồng ý của lãnh đạo địa phương, TTYT huyện Lạng Giang, BHXH huyện Lạng Giang, cán bộ y tế tại các trạm y tế tham gia nghiên cứu và người bệnh đang điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại

1 số trạm y tế trên địa bàn huyện Lạng Giang.

- Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học, không vì bất kỳ mục đích nào khác.

- Kết quả nghiên cứu được thông báo cho các bên liên quan để tìm biện pháp khắc phục những vấn đề tồn tại và làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.

Nghiên cứu tiến hành trên 270 bệnh nhân đang điều trị ngoại trú tại 13 trạm y tế của huyện Lạng Giang, phỏng vấn sâu 09 cán bộ y tế của: Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa huyện Lạng Giang, TTYT huyện Lạng Giang, Trạm trưởng trạm y tế.

3.1 Thực t ạng quản lý tăng huyết áp tại các t ạm y tế

3.1.1 Hoạt động truyền thông về THA

Tất cả 13 TYT đều đã có hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người dân tại cộng đồng bằng các hình thức truyền thông trực tiếp và gián tiếp Tuy nhiên hoạt động truyền thông gián tiếp bằng hình thức phát các bài truyền thông trên loa đài của xã còn ít TYT thực hiện, tài liệu truyền thông phát cho các TYT còn ít, 13 trạm y tế chỉ được phát các tài liệu truyền thông 1 lần duy nhất từ Chương trình phòng, chống THA của tỉnh từ khi thực hiện quản lý THA đến nay.

Bảng 3.1: Số lượng tài liệu t uyền thông được phát cho các t ạm y tế t ong chương t ình phòng, chống THA của tỉnh

TT Loại tài liệu về THA Số lượng Số trạm được cấp tài liệu

1 Áp phích (poster) khổ 60cm x 90cm 10 13/13

Thực hiện Quyết định số 668/QĐ-UBND ngày 31/5/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc Phê duyệt Đề án quản lý, điều trị ngoại trú bệnh không lây nhiễm và một số bệnh mạn tính ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020, hàng năm Sở Y tế xây dựng kế hoạch để thực hiện Đề án, trong đó mỗi năm chọn 35 TYT xã, phường, thị trấn trong tỉnh thực hiện quản lý THA và dành một phần kinh phí cho in ấn tài liệu truyền thông Mỗi trạm y tế bắt đầu tham gia quản lý THA đều được phát tờ rơi, áp phích truyền thông về phòng chống THA, đối với pa nô truyền thông THA do chi phí cao nên chỉ chọn một số TYT để cấp phát. chống THA Quốc gia, một cán bộ TYT xã Dương đức cho hay:

“Hiện giờ tại trạm chỉ có áp phích nội dung về THA dán trên tường đó, được cung cấp từ Sở Y tế Từ trước tới nay chỉ duy nhất được cấp một lần đó là năm đầu tiên TYT bắt đầu quản lý người bệnh THA, tờ rơi về THA có được một ít thì lĩnh về phát hết cho người dân từ năm 2015” (PVS chị N, TYT Dương Đức).

Bảng 3.2: Số lượt t uyền thông t ong năm của TYT về THA được phát trên loa đài của xã

TT TYT T rước khi bắt đầu quản lý THA

Trước khi triển khai hoạt động quản lý người bệnh tăng huyết áp thì không có TYT nào thực hiện truyền thông về THA trên loa đài của xã Theo kết quả Bảng 3.2, sau khi có

Lạc và Đào Mỹ thực hiện truyền thông về THA, tuy nhiên trong vòng một năm các TYT này chỉ thực hiện 3-5 lượt truyền thông Trạm y tế không được cấp kinh phí cho truyền thông THA, mặt khác trạm y tế đang phải thực hiện nhiều chương trình y tế khác nhau do vậy việc truyền thông chỉ có thể lồng ghép nhiều chương trình và cần có ưu tiên.

“Như em biết đấy, trạm y tế không có kinh phí và không được cấp kinh phí để thực hiện truyền thông, tăng huyết áp cũng vậy em ạ Các chị cũng chỉ thực hiện truyền thông một số mảng như an toàn thực phẩm, dân số KHHGĐ những mảng này nó liên quan đến chẩm điểm tiêu chí quốc gia về y tế thôi” (PVS Chị T, TYT Tân Hưng).

Sự chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên chưa sát sao, mặt khác mô hình y tế tuyến huyện đang gồm TTYT huyện và BVĐK huyện cùng chỉ đạo TYT do vậy có nhiều nội dung còn chưa có sự thống nhất:

“em cũng biết đấy, Bệnh viện thì chỉ đạo và hỗ trợ các trạm y tế về chuyên môn khám, chữa bệnh còn các nội dung về nhân lực, tài chính lương TTYT lại quản lý nên đối với quản lý bệnh THA bệnh viện phải có trách nhiệm nhưng thực tế thì bệnh viện lo việc khám chữa bệnh tại đơn vị đã còn không đủ về nhân lực rồi nên ít có sự chỉ đạo lắm em ạ” (PVS anh N, TYT Nghĩa Hưng);

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

BÀN LUẬN

Một số hạn chếcủa nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ tiếp cận được những đối tượng người bệnh bị THA đang có hồ sơ bệnh án tại các TYT Vì vậy, cần có những nghiên cứu dịch tễ dựa trên cộng đồng để cho kết quả đại diện cho người dân ở huyện.

Một số số liệu được lấy từ sổ sách báo cáo của trạm y tế do vậy có thể gặp phải sai số trong ghi chép, tổng hợp. Đây là nghiên cứu trường hợp tại huyện Lạng Giang, Bắc Giang bởi vậy sẽ hạn chế tính đại diện về công tác quản lý tăng huyết áp tại tuyến xã tại nghiên cứu ngày.Ngoài ra nghiên cứu này mới giới hạn trong hệ thống quản lý THA các cơ sở y tế công lập, chưa nghiên cứu đến các cơ sở y tế tư nhân.

1 Công tác quản lý THA tại 13 trạm y tế của huyện Lạng Giang

- Quản lý THA tại 13 TYT của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong thời gian từ tháng 11/2016 đến 07/ 2017 đã triển khai đầy đủ các nội dung theo khuyến cáo của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống THA như: 1/ truyền thông giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng về phòng chống THA; 2/ khám sàng lọc phát hiện sớm THA tại cộng đồng; 3/ tổ chức điều trị, quản lý, theo dõi người bệnh THA tại TYT; 4/ chuyển lên tuyến trên các trường hợp có chỉ định về chuyên môn.

- 100% các TYT có bác sĩ và phân công nhân viên y tế phụ trách việc quản lý THA, đáp ứng đầy đủ về mặt nhân sự cho công tác quản lý THA tại TYT xã 100% TYT có NVYT tham gia các lớp tập huấn, đào tạo lại về nâng cao năng lực phòng chống THA tại cộng đồng.

- Hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ về THA chủ yếu tập trung vào người bệnh đang điều trị THA tại TYT (98,5%) Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như loa, đài phát thanh của xã còn hạn chế với 4/13 (30,8%) TYT thực hiện.

- Có 15,2% (2/13 xã) TYT thực hiện khám sàng lọc phát hiện sớm THA tại cộng đồng (do khó khăn về mặt kinh phí).

- Công tác tổ chức khám, điều trị, cấp phát thuốc theo BHYT, quản lý và theo dõi người bệnh THA tại 13 TYT tăng dần trong 03 năm gần đây với tổng số của năm 2014: 464 người; năm 2015: 877 người; năm 2016: 1026 người; và đến thời điểm của nghiên cứu 7/2017: 1039 người Tỷ lệ người bệnh THA điều trị đạt được huyết áp mục tiêu là 92% Nhóm thuốc hạ huyết áp được dùng phổ biến ở các TYT là thuốc ức chế men chuyển: 84,6% và thuốc chẹn kênh can-xi: 92,3% 100% TYT có các trang thiết bị thiết yếu cho quản lý THA như máy đo HA thuỷ ngân, ống nghe, cân nặng, thước đo chiều cao, thước đo vòng bụng, tuy nhiên chỉ có 2/13 (15,2%) TYT có máy đo HA điện tử.

- Có 23/270 (8,5%) người bệnh THA được chuyển lên tuyến trên.

- Mô hình tổ chức y tế tuyến huyện gồm 2 đơn vị: Bệnh viện đa khoa huyện và TTYT huyện cùng quản lý, chỉ đạo TYT nên ít nhiều có sự chồng chéo trong điều hành, quản lý.

- Thiếu kinh phí cho hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ cộng đồng, khám sàng lọc phát hiện sớm THA; bảo dưỡng, sửa chữa TTB, máy móc phục vụ khám chữa bệnh tại TYT.

- Một số cơ chế chính sách và quy định về thuốc điều trị giữa các tuyến, quy định về chứng chỉ hành nghề, quy định về quỹ định suất BHYT đối với TYT tuyến xã/ phường.

Công tác quản lý THA tại trạm y tế trên địa bàn huyện Lạng Giang đã tổ chức thực hiện theo 4 nội dung hoạt động quản lý THA Tuy nhiên còn gặp một số khó khăn vướng mắc trong triển khai các hoạt động trong mô hình quản lý THA, để thực hiện tốt công tác quản lý THA tại tuyến xã chúng tôi có một số khuyến nghị như sau:

Khuyến nghị với Bộ Y tế:

Nên có quy định về riêng về cách tính tổng kinh phí khám, chữa bệnh tại TYT theo định suất (hiện nay tối đa không quá 20% quỹ khám, chữa bệnh ngoại trú tính trên đầu thẻ đăng ký tại TYT) hoặc tính riêng chi phí khám chữa bệnh điều trị ngoại trú THA vào tổng quỹ không quá 20% quỹ khám, chữa bệnh ngoại trú tính trên đầu thẻ đăng ký tại TYT như quy định hiện hành nhằm hướng tới mục tiêu đưa dịch vụ y tế đến gần với người dân phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Khuyến nghị với Sở Y tế:

- Chỉ đạo TYT xã thực hiện tốt công tác truyền thông về THA tới cộng đồng.

- Đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị mới, sửa chữa bảo dưỡng những trang thiết bị đang hỏng nhất là máy Siêu âm và Điện tim.

- Phối hợp với cơ quan BHXH tỉnh giải quyết những vướng mắc trong việc thanh quyết toán khám chữa bệnh BHYT, tình trạng vượt quỹ tại TYT trong quản lý và điều trị ngoại trú THA tại TYT xã.

Khuyến nghị với TTYT huyện:

Thường xuyên rà soát tình trạng sử dụng TTB, máy móc để có kế hoạch bổ sung, sửa chữa kịp thời cho các TYT thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

- Tăng cường hoạt động truyền thông sâu rộng trong cộng đồng

- Chủ động sàng lọc THA theo hướng sàng lọc chủ động (sàng lọc cơ hội).

1 Bộ Y tế và Bộ Tài chính (2014), Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế, Hà Nội.

2 Bộ Y tế và Bộ Nội vụ (2005), Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về y tế tại địa phương, Hà Nội.

3 Bộ Y tế và Bộ Nội vụ (2008), Hướng dẫn chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, phòng Y tế thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh huyện, Hà Nội.

4 Bệnh viện đa khoa huyện Lạng Giang (2016), Báo cáo công tác khám, chữa bệnh 9 tháng đầu năm 2016, Bắc Giang.

5 Bệnh viện đa khoa huyện Lạng Giang (2017), Báo cáo thời gian chờ khám bệnh quý I năm 2017, Bắc Giang.

Ngày đăng: 01/12/2023, 08:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII (2003) - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
Bảng 1.2 Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII (2003) (Trang 13)
Bảng 1.3: Phân độ tăng huyết áp của Bộ Y tế - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
Bảng 1.3 Phân độ tăng huyết áp của Bộ Y tế (Trang 14)
Bảng 1.4: Quy t ình 4 bước điều t ị tăng huyết áp tại tuyến cơ sở - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
Bảng 1.4 Quy t ình 4 bước điều t ị tăng huyết áp tại tuyến cơ sở (Trang 21)
Bảng 1.5: Quy t ình điều t ị tăng huyết áp - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
Bảng 1.5 Quy t ình điều t ị tăng huyết áp (Trang 24)
Bảng  3.1:  Số lượng tài liệu  t  uyền thông được phát  cho  các  t  ạm  y  tế  t ong chương t ình phòng, chống THA của tỉnh - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
ng 3.1: Số lượng tài liệu t uyền thông được phát cho các t ạm y tế t ong chương t ình phòng, chống THA của tỉnh (Trang 49)
Bảng 3.2: Số lượt t uyền thông t ong năm của TYT về THA được phát trên loa đài của xã - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
Bảng 3.2 Số lượt t uyền thông t ong năm của TYT về THA được phát trên loa đài của xã (Trang 50)
Bảng 3.4: Tiếp cận thông tin về THA của ĐTNC - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
Bảng 3.4 Tiếp cận thông tin về THA của ĐTNC (Trang 53)
Bảng 3.4: Trạm y tế thực hiện khám sàng lọc THA và số lượng người dân  được khám sàng lọc - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
Bảng 3.4 Trạm y tế thực hiện khám sàng lọc THA và số lượng người dân được khám sàng lọc (Trang 54)
Bảng 3.5: Thông tin chung của người bệnh THA đang điều t ị ngoại t ú tại 13 TYT tham gia nghiên cứu - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
Bảng 3.5 Thông tin chung của người bệnh THA đang điều t ị ngoại t ú tại 13 TYT tham gia nghiên cứu (Trang 56)
Bảng 3.7: Thông tin về tham gia BHYT của ĐTNC - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
Bảng 3.7 Thông tin về tham gia BHYT của ĐTNC (Trang 58)
Bảng 3.9: Hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực của CBYT tại TYT - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
Bảng 3.9 Hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực của CBYT tại TYT (Trang 60)
Bảng 3.11: Thông tin về thuốc điều t ị THA hiện có tại 13 TYT - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
Bảng 3.11 Thông tin về thuốc điều t ị THA hiện có tại 13 TYT (Trang 61)
Bảng 3.12: Thụng tin về sổ sỏch, HSBA theo dừi người bệnh của TYT Nội dung - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
Bảng 3.12 Thụng tin về sổ sỏch, HSBA theo dừi người bệnh của TYT Nội dung (Trang 62)
Bảng 3.13: Thụng tin về hoạt động quản lý, theo dừi người bệnh THA Nội dung - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
Bảng 3.13 Thụng tin về hoạt động quản lý, theo dừi người bệnh THA Nội dung (Trang 62)
Bảng 3.15: Số liệu quản lý bệnh nhân qua các năm của TYT T - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
Bảng 3.15 Số liệu quản lý bệnh nhân qua các năm của TYT T (Trang 65)
Bảng 3.17: Thông tin về thời gian chờ khám bệnh - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
Bảng 3.17 Thông tin về thời gian chờ khám bệnh (Trang 66)
BẢNG TỰ ĐIỀN TỔNG HỢP THÔNG TIN CỦA TRẠM Y TẾ Trạm y tế xã: ...................................................................................... - Luận văn đánh giá kết quả công tác quản lý người bệnh tăng huyết áp ở một số trạm y tế của huyện lạng giang tỉnh bắc giang năm 2017
r ạm y tế xã: (Trang 102)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w