1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận Văn Thạc Sĩ) Quản Lý Nhà Nước Về Trật Tự Đô Thị Trên Địa Bàn Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.docx

134 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 286,79 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ (15)
    • 1.1. Khái niệm, nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự đô thị (15)
      • 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự đô thị (15)
      • 1.1.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự đô thị (18)
    • 1.2. Cấu thành quản lý nhà nước về trật tự đô thị (21)
      • 1.2.1. Chủ thể quản lý nhà nước về trật tự đô thị (21)
      • 1.2.2. Đối tượng quản lý nhà nước về trật tự đô thị (23)
      • 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự đô thị (25)
    • 1.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về trật tự đô thị (31)
      • 1.3.1. Sự phát triển của đô thị (31)
      • 1.3.2. Năng lực quản lý trật tự đô thị của các chủ thể có thẩm quyền (33)
      • 1.3.3. Sự đồng bộ, phù hợp thực tiễn của thể chế QLNN về TTĐT (36)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG (39)
    • 2.1. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An (39)
      • 2.1.1. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Thuận An (39)
      • 2.1.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về trật tự giao thông đường bộ trên địa bàn thị xã Thuận An (54)
      • 2.1.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về trật tự quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thị xã Thuận An (63)
    • 2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An (69)
      • 2.2.1. Sự phát triển của thị xã Thuận An (69)
      • 2.2.2. Năng lực quản lý nhà nước về trật tự đô thị của các chủ thể quản lý nhà nước trên địa bàn thị xã Thuận An........................................................................... 61 2.2.3. Sự đồng bộ, phù hợp thực tiễn của thể chế quản lý nhà nước về trật tự đô (72)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An (87)
      • 2.3.1. Kết quả và nguyên nhân (87)
      • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (88)
  • CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG (94)
    • 3.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (94)
      • 3.1.1. Kiến tạo, phục vụ sự phát triển bền vững của đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (94)
      • 3.1.2. Bảo đảm quyền được sống của người dân trong một môi trường đô thị có trật tự ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (96)
      • 3.1.3. Phân công, phân cấp rành mạch trong quản lý nhà nước về đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (97)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (99)
      • 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về trật tự đô thị (99)
      • 3.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (108)
      • 3.2.3. Nâng cao đạo đức và năng lực thực thi công vụ trong quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (112)
      • 3.2.4. Thu hút sự tham gia của các bên vào quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (120)
      • 3.2.5. Kiểm soát quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (122)
  • KẾT LUẬN......................................................................................................114 (125)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................115 (126)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ

Khái niệm, nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự đô thị

1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự đô thị Để làm rõ được nội hàm của khái niệm “QLNN về TTĐT”, trước hết phải làm rõ nội hàm của khái niệm “quản lý nhà nước” và khái niệm “trật tự đô thị.

Thứ nhất, về khái niệm QLNN.

Thuật ngữ “quản lý” có nhiều cách diễn đạt khác nhau Với cách hiểu thông thường thì quản lý có nghĩa là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và có định hướng của chủ thể quản lý vào đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định [59, tr.06] Quản lý cũng được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân nhằm hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan [78].

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và s dụng pháp luật làm công cụ để điều chỉnh hành vi của con người trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội Hiện nay, trong khoa học pháp lý, thuật ngữ QLNN được hiểu theo hai phạm vi: nghĩa rộng và nghĩa hẹp [72, tr.51].

Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước Chủ thể của QLNN theo nghĩa rộng là tất cả các cơ quan nhà nước của bộ máy nhà nước, tức là cả ba hệ thống cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp.QLNN theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do một loại cơ quan đặc biệt thực hiện mà chúng được gọi là cơ quan hành chính nhà nước và một số chủ thể khác được Nhà nước trao quyền Đó là hoạt động chấp hành hiến pháp, luật và điều hành trên cơ sở hiến pháp và luật đó, vì thế còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành Do đó, QLNN theo nghĩa rộng bao hàm QLNN theo nghĩa hẹp Hiện nay trong khoa học Quản lý và khoa học Luật Hành chính, cách hiểu QLNN theo nghĩa hẹp là cách hiểu phổ biến.

Như vậy, có thể hiểu: QLNN là hoạt động mang tính chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính chính nước và các chủ thể khác được Nhà nước trao quyền, trên cơ sở và để thi hành hiến pháp, luật, văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên nhằm đáp ứng các nhu cầu hợp pháp của công dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

Thứ hai, về khái niệm TTĐT.

“Trật tự đô thị” là một cụm từ được s dụng mang tính ước lệ hơn là một khái niệm có nội hàm và ngoại diện được xác định rõ ràng Điều này được chứng minh thông qua việc cụm từ “trật tự đô thị” không xuất hiện độc lập trong các từ điển, kể cả các từ điển online như: https://vi.wikipedia.org/ , http://tratu.coviet.vn/ , http://tratu.soha.vn/ Cụm từ “trật tự đô thị” hầu như cũng không xuất hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở Trung ương Tuy nhiên, cụm từ này lại xuất hiện trong nhiều văn bản pháp luật của một số chính quyền địa phương. Nhưng đáng tiếc là hầu như các văn bản này đều không định nghĩa khái niệm “trật tự đô thị” Tìm hiểu một số văn bản pháp luật có liên quan của một số địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nam, Nghệ An, Lào Cai [79] … cho thấy cụm từ “trật tự đô thị” thường được hiểu đồng nhất với các vấn đề về trật tự lòng lề đường ở các đô thị, đặc biệt là trật tự vỉa hè, về quản lý người bán hàng rong, các chợ cóc, chợ tạm, các hàng quán… Thời gian qua, đặc biệt từ sau lần ra quân lập lại trật tự vỉa hè của chính quyền Quận 1 (Thành phố Hồ Chí Minh) vào cuối năm 2017 thì các thông tin có liên quan đến “trật tự đô thị” được các cơ quan báo chí đưa tin rất nhiều Tuy vậy, vấn đề cũng chỉ xoay quanh hoạt động lập lại trật tự vỉa hè và các vấn đề có liên quan đến trật tự vỉa hè tại các đô thị. Để xác định nội hàm của cụm từ “trật tự đô thị”, thiết nghĩ cần làm rõ khái niệm trật tự và khái niệm đô thị, vì hai khái niệm này là hai khái niệm độc lập, được ghép chung để hình thành cụm từ “trật tự đô thị” “Trật tự” theo từ điển tiếng Việt được hiểu theo hai nghĩa [71, tr.1030]: (i) Sự sắp xếp theo một thứ tự, một quy tắc nhất định Ví dụ: Bàn ghế kê có trật tự; trật tự các từ trong câu; rút lui có trật tự; (ii) Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật Ví dụ: Giữ gìn trật tự an ninh; thiết lập trật tự xã hội mới.

Về khái niệm “đô thị”, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị năm

2009, đô thị được hiểu là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

Dựa vào các định nghĩa nêu trên có thể hiểu “trật tự đô thị” theo hai nghĩa sau: (i) TTĐT là việc sắp xếp hoạt động của các cá nhân, tổ chức và các vấn đề về quy hoạch, hạ tầng, môi trường… tại đô thị theo một thứ tự, một quy tắc nhất định; (ii) TTĐT là tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật trong các hoạt động của các cá nhân, tổ chức và các vấn đề về quy hoạch, hạ tầng, môi trường… tại đô thị Như vậy, với cách hiểu (i), TTĐT là hành động của một số chủ thể, thường là những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tiến hành sắp xếp lại các hoạt động của các cá nhân, tổ chúc và các vấn đề về quy hoạch, hạ tầng, môi trường… tại các đô thị; với cách hiểu (ii), TTĐT là một trạng thái ổn định, có tổ chức, có kỷ luật trong các hoạt động của các cá nhân, tổ chức và các vấn đề về quy hoạch, hạ tầng, môi trường… tại các đô thị.

Dựa vào cách hiểu khái niệm QLNN và khái niệm TTĐT đã trình bày ở trên, có thể hiểu: QLNN về TTĐT là các hoạt động mang tính chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước và các chủ thể khác được Nhà nước trao quyền, trên cơ sở và để thi hành hiến pháp, luật, văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên nhằm sắp xếp lại và đảm bảo sự ổn định, có tổ chức, có kỷ luật trong các hoạt động của các cá nhân, tổ chức và các vấn đề quan trọng như quy hoạch, hạ tầng, môi trường… tại đô thị, qua đó góp phần góp phần bảo vệ quyền và lợi ích pháp của cá nhân, tổ chức, đảm bảo sư ổn định và phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, vì QLNN về TTĐT là một khái niệm rộng và phức tạp, bao hàm nhiều lĩnh vực QLNN như: Quy hoạch, hạ tầng, môi trường, giao thông, đất đai, nhà ở, xây dựng, quảng cáo, an ninh…, đồng thời phù hợp với phạm vi đối tượng nghiên cứu đã được xác định, dưới đây luận văn chỉ đề cập và nghiên cứu 03 trong rất nhiều vấn đề thuộc nội hàm của công tác QLNN về TTĐT, gồm: (i) QLNN về TTXD đô thị; (ii) QLNN về trật tự ATGT đường bộ đô thị; (iii) QLNN về trật tự quảng cáo ngoài trời.

1.1.2 Nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự đô thị

Quản lý nhà nước về TTĐT là một trong các lĩnh vực của QLNN Vì vậy, QLNN về TTĐT cũng phải tuân thủ các nguyên tắc chung trong hoạt động Tuy nhiên, QLNN về TTĐT cũng có các đặc thù riêng Do đó, QLNN về TTĐT còn phải tuân thủ thêm các nguyên tắc riêng mang tính đặc thù trong lĩnh vực TTĐT.

Thứ nhất, các nguyên tắc chung trong QLNN mà QLNN về TTĐT phải tuân thủ: Một là, nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong QLNN Cơ sở pháp lý của nguyên tắc này được quy định tại Điều 4 Hiến pháp 2013 Theo đó, khoản 1 Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Hai là, nguyên tắc Nhân dân tham gia vào hoạt động QLNN Cơ sở pháp lý của nguyên tắc này là Điều 2 và Điều 6 Hiến pháp 2013 Theo đó, khoản 2 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ,tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước khác Như vậy, trong hoạt động QLNN nói chung, Nhân dân phải được biết, được bàn, được quyết định, được làm và được hưởng thành quả từ hoạt động QLNN.

Ba là, nguyên tắc QLNN bằng Hiến pháp và pháp luật Cơ sở pháp lý của nguyên tắc này là Điều 8 Hiến pháp 2013 Theo đó, khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013 quy định Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật Vì vậy, trong hoạt động QLNN các chủ thể buộc phải tuân thủ nghiêm minh các quy định có liên quan của Hiến pháp và pháp luật, s dụng Hiến pháp và pháp luật làm công cụ cơ bản nhất trong hoạt động quản lý.

Bốn là, nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động QLNN Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện trên hai khía cạnh: (i) Bình đẳng giữa các dân tộc; (ii) Bình đẳng giữa các cá nhân Về bình đẳng giữa các dân tộc, cơ sở pháp lý là khoản 2 Điều 5 Hiến pháp 2013. Theo đó, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Bình đẳng giữa các cá nhân, cơ sở pháp lý là Điều 16 Hiến pháp 2013 Theo đó, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối x trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Cấu thành quản lý nhà nước về trật tự đô thị

1.2.1 Chủ thể quản lý nhà nước về trật tự đô thị

Có nhiều chủ thể từ trung ương cho đến các cấp chính quyền địa phương tham gia vào hoạt động QLNN về TTĐT Dưới đây trình bày khái quát các chủ thể tham gia vào hoạt đông QLNN về TTĐT:

Thứ nhất , đối với chính quyền cấp trung ương có các cơ quan nhà nước sau: (i)

Chính phủ, theo quy định tại Điều 94 Hiến pháp 2013 và Điều 1 Luật Tổ chức chính phủ 2015 là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện QLNN trên tất cả các lĩnh vực Do đó, theo thẩm quyền của mình, Chính phủ là chủ thể QLNN cao nhất về TTĐT; (ii) Một số Bộ cũng tham gia vào hoạt động QLNN về TTĐT, cụ thể đó là Bộ Xây dựng; Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Tổ chức chính phủ 2015 và Điều 2 Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ thì bộ được xác định là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng QLNN về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc Căn cứ vào các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cũng như các văn bản pháp luật chuyên ngành cho thấy 05 bộ nêu trên là các cơ quan tuy quản lý ở tầm vĩ mô, nhưng tham gia một cách trực tiếp vào nhiều nội dung cơ bản trong công tác QLNN về đô thị Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ còn lại tuy không tham gia trực tiếp, nhưng tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình để tham mưu hoặc phối hợp với các cơ quan nhà nước khác trong công tác QLNN về TTĐT đối với lĩnh vực, ngành mà mình phụ trách.

Thứ hai , đối với chính quyền cấp tỉnh có các cơ quan nhà nước sau: (i) UBND cấp tỉnh, theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương

2015 thì UBND cấp tỉnh là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện chức năng QLNN trên hầu hết các ngành, lĩnh vực trên địa bàn quản lý của mình Do đó, UBND cấp tỉnh được xác định là một trong các chủ thể cơ bản tham gia vào hoạt động QLNN về TTĐT; (ii) Một số sở với tư cách là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nhà nước trên các lĩnh vực ở địa phương cũng tham gia trực tiếp vào hoạt động QLNN về TTĐT Căn cứ vào các quy định của pháp luật, trong đó có Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có thể chỉ ra các sở sau đây tham gia trực tiếp vào hoạt động QLNN về TTĐT trên địa bàn: Sở Xây dựng; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giao thông vận tải; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ngoài ra, công an cấp tỉnh tuy không phải là cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, nhưng cũng là chủ thể tham gia vào hoạt động QLNN về TTĐT trên địa bàn phụ trách.

Thứ ba , đối với chính quyền cấp huyện có các cơ quan nhà nước sau: (i) UBND cấp huyện, theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, UBND cấp huyện là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện QLNN trên hầu hết các lĩnh vực ở địa phương theo quy đinh của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền từ cơ quan hành chính nhà nước cấp trên Do đó, UBND cấp huyện đương nhiên cũng là chủ thể cơ bản trong công tác QLNN về TTĐT; (ii) Một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện cũng tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào công tác QLNN về TTĐT Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện QLNN về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật Do đó, căn cứ vào quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có thể chỉ ra những cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện sau đây trực tiếp tham gia vào hoạt động QLNN về TTĐT: Phòng Tài chính – Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng QLĐT (ở các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh); Phòng Kinh tế và Hạ tầng (ở các huyện) Ngoài ra, tuy không phải là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, nhưng Công an cấp huyện cũng là chủ thể tham gia vào hoạt động QLNN về TTĐT.

Thứ tư , đối với chính quyền cấp xã có UBND phường, thị trấn là cơ quan nhà nước tham gia vào hoạt động QLNN về TTĐT theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, ủy quyền từ cơ quan hành chính nhà nước cấp trên UBND phường, thị trấn tham gia vào hoạt động QLNN về TTĐT xuất phát từ vị trí pháp của cơ quan này theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện chức năng QLNN trên các lĩnh vực theo quy định của pháp luật hoặc theo phân cấp, ủy quyền Giúp UBND phường, thị trấn QLNN về đô thị có công chức địa chính, xây dựng; công an phường, thị trấn và lực lượng dân quân tự vệ.

1.2.2 Đối tượng quản lý nhà nước về trật tự đô thị

Quản lý nhà nước về TTĐT là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, nên đối tượng QLNN về TTĐT cũng đa dạng và phong phú Dưới đây trình bày về một số đối tượng cơ bản của hoạt động QLNN về TTĐT:

Thứ nhất , hoạt động giao thông đường bộ đô thị và đảm bảo trật tự giao thông đường bộ đô thị Đây là một trong các đối tượng cơ bản mà công tác QLNN về TTĐT nhắm đến Đặc điểm của đô thị là diện tích tự nhiên nhỏ, nhưng dân cư lại tập trung đông đúc nên có mật độ dân số rất cao, đô thị còn là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành của một vùng hoặc cả nước nên lượng người và lượng phương tiện giao thông rất nhiều Do đó, hoạt động giao thông đô thị trở thành đối tượng quản lý quan trọng của công tác QLNN về TTĐT nhằm đảm bảo giao thông được thông suốt, không xảy ra hiện tượng ùn tắc hoặc tai nạn giao thông Vì vậy, QLNN về trật tự lòng đường, lề đường, vỉa hè là một trong các nội dung QLNN về TTĐT.

Thứ hai , hoạt động xây dựng tại đô thị Như đã đề cập, đặc điểm của đô thị là dân cư đông đúc, là nơi diễn ra các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sôi động.

Do đó, nhu cầu về chỗ ở, cũng như nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế là rất lớn Điều này dẫn đến nhu cầu cấp bách và mang tính thường trực trong việc quản lý hoạt động xây dựng Hoạt động này trước hết nhằm đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, đồng thời đảm bảo việc xây dựng và các công trình xây dựng không ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự giao thông, cấp thoát nước, mỹ quan đô thị Vì vậy, hoạt động xây dựng tại đô thị trở thành một trong các đối tượng của hoạt động QLNN về TTĐT và QLNN về xây dựng cũng đương nhiên trở thành một nội dung của công tác QLNN về TTĐT.

Thứ ba , hoạt động thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị Với dân cư đông đúc, các hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế diễn ra thường xuyên và sôi động đã khiến cho lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày trên địa bàn đô thị là rất lớn Rác thải sinh hoạt, mà chủ yếu là rác hữu cơ có đặc tính dễ lên men, dễ phân hủy, do đó tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật gây bệnh phát triển, trong khi đó nguồn phát sinh rác hữu cơ chủ yếu từ các nơi tập trung đông dân cư, vì vậy nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ rác hữu cơ là rất cao Do đó, hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trở thành một trong các đối tượng của hoạt động QLNN về TTĐT xuất phát từ tính chất và tầm quan trọng của hoạt động này.

Thứ tư , hoạt động quảng cáo ngoài trời Tại các đô thị vì dân cư đông đúc, các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động, do đó nhu cầu quảng cáo xuất phát từ hoạt động kinh tế là rất lớn Bên cạnh việc quảng cáo trên các loại hình báo chí như báo in, báo nói, báo hình, báo điện t , hoặc quảng cáo tại các chương trình, sự kiện văn hóa, giải trí, thể thao, thì việc quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo ngoài trời như bảng quảng cáo (tấm lớn, tấm nhỏ), biển hiệu, băng-rôn, phương tiện giao thông, đoàn người quảng cáo, quảng cáo trên tờ rơi rất phổ biến tại các đô thị Hoạt động này nếu không được quản lý sẽ dễ dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực cho mỹ quan đô thị, trật tự giao thông, xã hội tại các đô thị Với lý do như vậy, hoạt động quảng cáo ngoài trời cũng trở thành một trong các đối tượng của hoạt động QLNN về TTĐT.

Ngoài bốn đối tượng nêu trên, còn một số đối tượng khác cấp thoát nước đô thị, công viên cây xanh, chiếu sáng đô thị cũng trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt động QLNN về TTĐT Tuy nhiên, phù hợp với nội hàm của khái niệm TTĐT đã trình bày ở mục 1.1.1 của luận văn, trong mục 1.2.2 chỉ nêu và trình bày bốn vấn đề cơ bản nhất trong hoạt động QLNN về TTĐT.

1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về trật tự đô thị

Căn cứ vào quy định của pháp luật về từng ngành, lĩnh vực tương ứng để có thể rút ra nội dung QLNN về TTĐT.

1.2.3.1 Nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị

Nội dung QLNN về hoạt động xây dựng nói chung được quy định tại Điều 160Luật Xây dựng 2014 Theo đó, có 12 nội dung sau đây: (i) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển thị trường xây dựng và năng lực ngành xây dựng; (ii) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng; (iii) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng; (iv) Tổ chức, quản lý thống nhất quy hoạch xây dựng, hoạt động quản lý dự án, thẩm định dự án, thiết kế xây dựng; ban hành, công bố các định mức và giá xây dựng; (v) Hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng, thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng; quản lý an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình; (vi) Cấp, thu hồi giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận trong hoạt động đầu tư xây dựng; (vii) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và x lý vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng; (viii) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức, pháp luật về xây dựng; (ix) Đào tạo nguồn nhân lực tham gia hoạt động đầu tư xây dựng; (x) Quản lý, cung cấp thông tin phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng; (xi) Quản lý, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng; (xii) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.

Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về trật tự đô thị

1.3.1 Sự phát triển của đô thị

Sự phát triển của đô thị có tác động mạnh đến công tác QLNN về TTĐT, điều đó được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất , nếu đô thị phát triển quá “nóng” sẽ dẫn đến những áp lực lớn cho hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và vấn đề sinh kế tại đô thị, qua đó đặt ra nhiều vấn đề và thách thức cho công tác QLNN về TTĐT Chẳng hạn, nếu tốc độ phát triển của đô thị quá nhanh, kéo theo nhu cầu di dân cao từ các khu vực khác đến đô thị để sinh sống và làm việc, nhưng hệ thống nhà ở không đủ đáp ứng nhu cầu về chỗ ở của những người nhập cư sẽ dẫn đến các khả năng sau: (i) Tình trạng xây dựng nhà ở không phép, trái phép, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất, nội dung, làm phá vỡ quy hoạch xây dựng của đô thị, các trường hợp xây dựng nhà trái phép, xây dựng nhà trên đất nông nghiệp diễn ra phổ biến tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ chứng minh cho thực trạng vừa nêu [63]; (ii) Nhà ổ chuột, nhà tạm bợ trên kênh, rạch gia tăng về số lượng, chẳng hạn theo thống kê, tính đến tháng 01/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh đang tồn tại ít nhất khoảng 20.000 căn nhà ổ chuột, nhà lụp xụp ven kênh, rạch [60] Thực trạng vừa nêu sẽ đặt áp lực rất lớn lên hoạt động QLNN về TTXD đô thị, nếu hoạt động này không được thực hiện tốt không chỉ dẫn đến phá vỡ quy hoạch xây dựng của đô thị mà còn làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng tiêu cực đến việc xây dựng một đô thị văn minh, lịch sự.

Ngoài vấn đề nêu trên, khu đô thị phát triển quá nóng, thu hút quá nhiều người nhập cư còn có thể dẫn đến ba vấn đề sau:

Một là, lượng người nhập cư gia tăng cũng đồng nghĩa với sự gia tăng về số lượng của phương tiện giao thông đường bộ, trong khi hệ thống giao thông công cộng của đô thị chưa phát triển đồng bộ, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ không được đầu tư kịp thời sẽ tất yếu dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông, ùn tắc giao thông, trường hợp của Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là ví dụ cho vấn đề này, khi mà vấn nạn kẹt xe trở thành một vấn đề nhức nhối, gây nhiều bức xúc nhưng chưa tìm được giải pháp giải quyết triệt để;

Hai là, lượng người nhập cư đông cũng dẫn đến gia tăng áp lực về vấn đề sinh kế, để có thể sinh sống được tại đô thị, buộc người lao động phải có việc làm, trong khi đó lực lượng lao động từ các vùng nông thôn di cư vào đô thị không phải ai cũng đủ độ tuổi, sức khỏe, tay nghề hoặc bằng cấp, trình độ để được tuyển dụng vào các vị trí làm việc cụ thể Đồng thời cũng xuất phát từ một số nguyên nhân khác, như không đủ kinh phí để thuê mướn mặt bằng kinh doanh đắt đỏ tại các đô thị, mà nhiều người để mưu sinh đã thực hiện việc kinh doanh, buôn bán ngay trên vỉa hẻ với những xe đẩy hoặc gánh hàng rong Nhu cầu tiêu dùng tại các đô thị là rất cao, do đó hoạt động kinh doanh, buôn bán trên vỉa hè lại càng có cơ sở để tồn tại và phát triển Điều này dẫn đến tình trạng lấn, chiếm vỉa hè để thực hiện hoạt động kinh doanh, khiến cho vỉa hè mất đi chức năng giao thông của nó Trong bối cảnh lòng đường đô thị không lớn, ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên, thì việc lấm chiếm vỉa hè lại càng khiến cho tình trạng tắc nghẽn giao thông trở nên tồi tệ hơn tại các đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng là hai ví dụ điển hình chưa vấn đề vừa nêu;

Ba là, dân cư tập trung đông đúc cũng tất yếu dẫn đến số lượng chất thải sinh hoạt sẽ gia tăng, nếu lực lượng và phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt không đáp ứng được nhu cầu, hoặc hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt không diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến một lượng lớn chất thải sinh hoạt sẽ ứ động trong các khu dân cư hoặc trên các con đường, vỉa hè, từ đó gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân đô thị Đây là một thực tế đã và đang diễn ra tại nhiều đô thị của Việt Nam, chẳng hạn như trường hợp ứ động rác trên địa bàn thị xã Sơn Tây [3] (Hà Nội) trong năm 2017 là một ví dụ cho vấn đề vừa nêu.

Thứ hai , xu hướng phát triển của đô thị sẽ có tác động mạnh đến hoạt động

QLNN về TTĐT Theo đó, nếu đô thị được phát triển theo xu hướng của một đô thị

“n n”, tức là một đô thị có hoạt động tăng trưởng gắn với việc gia tăng mật độ dân cư trên diện tích hiện có, trong khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (đặc biệt là hệ thống giao thông đô thị và nhà ở đô thị) không theo kịp tốc độ phát triển sẽ làm gia tăng áp lực công tác QLNN về TTXD đô thị và trật tự giao thông đường bộ đô thị Trái lại, nếu đô thị phát triển theo xu hướng “giãn”, tức là phát triển theo xu hướng đô thị lõi và đô thị vệ tinh nhằm giảm tải áp lực gia tăng mật đô dân số lên các khu vực trung tâm của đô thị, hình hành các phân khu chức năng trong đô thị Điều này sẽ làm giảm tải áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của đô thị, từ đó giúp cho công tác QLNN về TTĐT trở nên đơn giản hơn.

Tác động của xu hướng phát triển của đô thị đến công tác QLNN về TTĐT còn được thể hiện ở chỗ, nếu hướng ưu tiên phát triển của đô thị là công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều nhân công, trong khi công nghệ tự động hóa chưa được áp dụng hoặc chỉ áp dụng ở mức độ hạn chế sẽ dẫn đến gia tăng áp lực về nhà ở và hệ thống hạ tầng giao thông cho đô thị Tuy nhiên, hướng ưu tiên phát triển của đô thị là các ngành công nghiệp công nghệ cao, thương mại, du lịch, giáo dục sẽ làm giảm tải áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật, qua đó giảm bớt phần nào áp lực cho công tác QLNN về TTĐT.

1.3.2 Năng lực quản lý trật tự đô thị của các chủ thể có thẩm quyền

Năng lực tức là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thiện một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao [71, tr.660] Như vậy, có thể hiểu năng lực QLNN về TTĐT của các chủ thể có thẩm quyền là khả năng, điều kiện chủ quan, là phẩm chất tâm lý và sinh lý của các cán bộ, công chức mà theo quy định của pháp luật có trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động QLNN vềTTĐT Cũng giống như các hoạt động QLNN khác, hoạt động QLNN về TTĐT được hiện thực hóa bằng các hành vi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức có trách nhiệm theo quy định của pháp luật Với đặc điểm này cho thấy năng lực QLNN về TTĐT của các chủ thể có thẩm quyền là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực và hiệu quả của hoạt động QLNN về TTĐT.

Thời gian qua cho thấy ở những đô thị nào có mà cán bộ, công chức tham gia vào công tác QLNN về TTĐT có tâm, có năng lực và quyết liệt trong công việc thì tại đó TTĐT tuy không được giải quyết và đảm bảo một cách triệt để, nhưng phần nào cũng đi vào nề nếp, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật Ngược lại, tại những nơi mà hoạt động công vụ của cán bộ, công chức QLNN về trật tự đo thị chỉ mang tính hình thức, người thi hành công vụ không quyết liệt thì không chỉ trật tự vỉa hè không được đảm bảo, kỷ luật không được thể hiện, mà còn gây nên sự bất bình trong một bộ phận Nhân dân tại đô thị Trường hợp “đòi lại” vỉa hè thời gian qua (trong năm 2017, đầu năm 2018) tại một số đô thị có thể được s dụng để làm ví dụ cho vấn đề nêu trên.

Trường hợp lập lại trật tự vỉa hè tại Quận 1 (Thành phố Hồ Chí Minh): Kế hoạch lập lại TTĐT là kỳ vọng của lãnh đạo Quận 1, khi muốn biến khu trung tâm Sài Gòn

"thành Singapore thu nhỏ" Ngày 16/1/2017, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 1 (TPHCM) dẫn đầu đoàn công tác gồm Quản lý TTĐT, Công an quận 1 ra quân, chỉ đạo x lý nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn [61] Ngày 20/2/2017, ông Hải lại đích thân trực tiếp xuống đường chỉ đạo, dẫn đầu đoàn công tác x lý vi phạm TTĐT, địa bàn kiểm tra là phường Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Cư Trinh Sau nhiều tiếng làm việc, ông Hải đã chỉ đạo đập 2 bồn hoa của Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận 1 xây lấn ra vỉa hè; bậc thềm của trụ ATM trước cổng trung tâm; lập biên bản, cẩu 2 ôtô đậu trên vỉa hè trước cao ốc ở giao lộ Nguyễn Trãi - Nam Quốc Cang; phá dỡ các cầu phao bằng sắt để xe chạy lên vỉa hè [26] Trong chiến dịch "đòi vỉa hè" cho người đi bộ kéo dài 40 ngày qua, Quận 1 đã x phạt gần 1.000 trường hợp Trong đó có hàng loạt ôtô biển xanh bị cẩu về trụ sở; nhiều công trình của cơ quan công quyền, cơ sở kinh doanh bị đập bỏ Tổng số tiền thu được khoảng 500 triệu đồng Chủ tịchUBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cảm ơn và đánh giá cao những động thái củaUBND quận 1 Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện khác phải "học" cách làm quyết liệt của quận 1, chứ "không ngồi bàn giấy chỉ đạo" [37] Trong đợt ra quân đòi lại vỉa hè, ông Đoàn Ngọc Hải tuyên bố, "Nếu không làm được tôi sẽ cởi áo về vườn không làm nữa, chứ không làm theo phong trào, đánh trống bỏ dùi, để nổi tiếng" [26] Trên thực tế, sau một thời gian quyết liệt ra quân, tình trạng lấn chiếm vỉa hè tại Quận 1 lại tái diễn, nên ngày 08/01/2018 ông Đoàn Ngọc Hải đã nộp đơn xin từ chức, trong đơn ông Hải viết "việc x lý hành vi lấn chiếm lòng, lề đường đã động chạm đến lợi ích rất to lớn hàng ngàn tỉ của các bãi ôtô, xe gắn máy, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh mặt tiền và một bộ phận không nhỏ cán bộ cộng sinh trong đó Nhìn lại, tôi thấy mình không thực hiện được lời hứa trước nhân dân và kỳ vọng của đồng chí lão thành cách mạng sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề này Vì vậy, tôi xin từ chức" [62] Tuy vỉa hè lại bị lấn chiếm, những rõ ràng những hành động của tập thể chính quyền Quận 1 (TP.HCM) và cá nhân ông Đoàn Ngọc Hải đã biến sự quyết tâm thành những hành động cụ thể, qua đó tạo được sự đồng thuận và ủng hộ của xã hội đối với chính quyền Quận 1.

Trường hợp lập lại trật tự vỉa hè tại Hà Nội: Tại hội nghị quán triệt kế hoạch của thành phố về tăng cường kiểm tra, đôn đốc, x lý vi phạm trật tự giao thông, đô thị sáng 04/3/2017, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao trách nhiệm trong quản lý vỉa hè cho chủ tịch, trưởng công an các phường và tuyên bố, “Trưởng công an phường tham gia cấp ủy, về mặt đảng là hoàn toàn có thể cách chức nếu không x lý được vi phạm trật tự vỉa hè” [33] Về lực lượng thực thi, chủ tịch UBND TP HàNội yêu cầu giám đốc Công an TP giao trách nhiệm cho trưởng công an phường, cả cảnh sát trật tự, cảnh sát khu vực phải cũng vào cuộc: “Hà Nội có 1.700 cảnh sát khu vực, mỗi đồng chí phụ trách 250 hộ, nhưng có phải hộ nào cũng có nhà mặt đường để kinh doanh đâu Vì vậy, chỉ 10-15 ngày là các đồng chí đã đi hết các hộ mặt đường để chuyển thông điệp và thư ngỏ rồi” [34] Sau 1 tuần ra quân, ngày 19-3 phương tiện truyền thông lại cho hay tình trạng lấn chiếm vỉa hè tại Hà Nội đang có dấu hiệu tái diễn ở một số tuyến phố Hàng Bạc, Hàng Mắm, Đinh Liệt, Tạ Hiện,Tôn Đản vỉa hè lại bị lấn chiếm để kinh doanh Điều đáng nói, những điểm lấn chiếm lại chỉ cách trụ sở Công an phường vài chục mét Nhiều tuyến phố thuộc quận Hoàn Kiếm chưa cải thiện được nhiều Không chỉ là vỉa hè, mà ngay cả lòng đường, người đi bộ cũng khó khăn khi đi qua những tuyến phố này [74] Nhiều bài báo cho rằng cuộc chiến giành lại vỉa hè đã thất bại và vỉa hè lại thất thủ [31] Như vậy, việc ra quân lập lại trật tự vỉa hè ở Hà Nội có quy mô lớn với sự tham gia của nhiều lực lượng, nhưng lại nhanh chóng thất bại ngay sau đó, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do không tạo được hiệu ứng và sự đồng thuận của người dân Thủ đô, mà nguyên nhân dẫn đến sự không đồng thuận này chính là do thiếu sự quyết liệt và sâu sát trong khâu thực hiện, thiếu những hành động cụ thể của các cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý trong việc lập lại trật tự vỉa hè.

1.3.3 Sự đồng bộ, phù hợp thực tiễn của thể chế QLNN về TTĐT

Quy định của pháp luật đối với hoạt động QLNN về TTĐT là thành tố cơ bản và quan trọng nhất của thể chế QLNN về TTĐT.s Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013 thì Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật Như vậy, thể chế QLNN về TTĐT sẽ: (i) Tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động tại đô thị; (ii) Tạo ra công cụ quản lý chính đáng và hợp pháp để Nhà nước quản lý các hoạt động tại đô thị Thể chế QLNN về TTĐT có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực và hiệu quả của hoạt động QLNN về về TTĐT Trong đó, sự đồng bộ, phù hợp thực tiễn của thể chế QLNN về TTĐT là một trong các yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của công tác QLNN về TTĐT.

Sự đồng bộ của thể chế QLNN về TTĐT thể hiện ở sự thống nhất của nó Vì vậy,tính đồng bộ của thể chế QLNN về TTĐT đòi hỏi phải loại bỏ những mâu thuẫn, trùng lặp hay chồng chéo trong bản thân thể chế QLNN về TTĐT Nếu giữa các quy định của pháp luật là cơ sở của công tác QLNN về trật tự có sự chồng chéo, mâu thuẫn thì thể chế đô không thể tạo ra sự điều chỉnh pháp luật có hiệu quả Thể chế QLNN vềTTĐT hình thành xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực TTĐT và nhờ có pháp luật mà các quan hệ xã hội trong lĩnh vựcTTĐT phát triển theo một trật tự tích cực Sự điều chỉnh của thể chế QLNN về TTĐT chỉ có hiệu quả chỉ khi thể chế đó được xây dựng phù hợp với những điều kiện cụ thể của đô thị trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định Thể chế QLNN về TTĐT phải phù hợp với trình độ phát triển của đô thị Sự phù hợp của thể chế QLNN về TTĐT được xem xét nhiều mặt, phải xem xét quan hệ của thể chế đối với kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyền thống tại các đô thị.

Trong Chương 1 luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của QLNN về TTĐT trên cơ sở phân tích khái niệm, nguyên tắc QLNN về TTĐT Phân tích cấu thành QLNN về TTĐT, gồm: Chủ thể QLNN về TTĐT; đối tượng QLNN về TTĐT; nội dung QLNN về TTĐT Phân tích các yếu tố tác động đến QLNN về TTĐT, gồm: Sự phát triển của đô thị; năng lực quản lý TTĐT của các chủ thể có thẩm quyền; sự đồng bộ, phù hợp thực tiễn của thể chế QLNN về TTĐT; sự tham gia của xã hội vào QLNN về TTĐT.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An

2.1.1 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Thuận An

2.1.1.1 Tình hình trật tự xây dựng

Với quy mô dân số gần 500.000 người, nên số lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Thuận An rất lớn để đáp ứng các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, vui chơi, giải trí và đặc biệt là nhu cầu về nhà ở Theo số liệu thống kê năm 2015, chỉ tính riêng số lượng nhà ở trên địa bàn Thị xã đã đạt gần 200.000 căn Cụ thể:

 Bảng 2.1 Hiện trạng nhà ở trên địa bàn thị xã Thuận An tính đến năm 2015

Diện tích sàn Số lƣợng Chỉ tiêu Phân loại

Khu vực Kiên cố, Bán kiên

(m 2 ) (căn) (m 2 /người) Nhà tạm cố Khu vực

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo có liên quan được nêu trong DMTLTK) Nhà ở tại thị xã Thuận An được xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau nên có nhiều loại

35 đời nhất tại Thuận An Khu vực này chủ yếu là nhà chia lô từ 03-10m mật độ xây dựng cao, nhà có sân vườn; (ii) Nhà ở xây dựng trong các khu dân cư mới (kết hợp với bố trí tái định cư) do phát triển công nghiệp, khu đô thị mới, khu tái định cư Các dự án tái định cư có quy mô khác nhau: nhỏ khoảng 3-4 ha, lớn khoảng 15-20 ha hoặc hơn 100 ha Hầu hết các dự án đều cùng giải pháp chia lô 5x20, 10x30 cho các nhà liên kế - tự xây trong hệ thống đường ô cờ Một vài dự án phát triển chung cư cao tầng kết hợp với nhà ở đơn lẻ như khu Gouco Land (15,7ha) có tòa cao ốc Guocoland trên 10 tầng, khu nhà ở làng chuyên gia Việt-Sing, nhà phố thương mại khu dân cư An Thạnh, khu nhà ở công ty Trường An, khu biệt thự cao cấp Kinh Đô, khu dân cư Vĩnh Phú 1, khu dân cư Vĩnh Phú 2 Có dự án theo hướng xây dựng căn hộ riêng lẻ để bán như dự án khu Làng chuyên gia Việt- ing(10ha) là dự án thành phần của khu đô thị Việt Sing (189ha); (iii) Nhà ở xây dựng tự phát Đây là dạng nhà ở phổ biến tại nhiều khu vực khác nhau trong thị xã như khu dân cư Thuận Giao, khu dân cư An Thạnh, An Phú, Bình Đáng, khu

550, khu 434, Đồng An 4, Hưng Thịnh, Nguyễn Văn Tiết, chợ Phú An, Khu dân cư Bình Hòa, nhà ở công nhân An Phú và tập trung nhất là tại khu vực xung quanh khu công nghiệp, các phòng trọ cho công nhân thuê được xây dựng theo cấu trúc nhà bán kiên cố đến kiên cố Các khu tự xây có mật độ xây dựng và mật độ ở rất cao, trong khu vực này nhà ở được xây dựng san sát nhau diện tích xây dựng chiếm hơn 90% Mặt tiền của các đường chính được xây dựng tương đối tốt cho các mục đích dịch vụ và kinh doanh; (iv) Nhà cho công nhân thuê do doanh nghiệp xây dựng có khu nhà ở công nhân công ty Hưng Thịnh, công ty Areco, công ty Hồng Sanh xây dựng…

Ngoài nhà ở, hiện trên địa bàn thị xã Thuận An cũng tồn tại hàng ngàn công trình xây dựng khác, bao gồm: Cơ quan, công sở nhà nước; Công trình y tế; Công trình giáo dục - đào tạo; Công trình văn hóa; Công trình thể dục thể thao; Công trình thương mại,dịch vụ, du lịch; Công trình giao thông; Công trình cấp điện và cấp, thoát nước; Công trình viễn thông; Nghĩa trang, nhà tang lễ Các công trình xây dựng trên địa bàn đã và đang góp phần hình thành diện mạo một đô thị khang trang, sạch sẽ, văn minh cho thị xã Thuận An Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về xây dựng trên địa bàn Thị xã đang có nhiều diễn biến phức tạp, có nguy cơ phá vỡ quy hoạch xây dựng và mỹ quan đô thị của Thị xã Theo đó, tuy chưa có thống kê chính thức, nhưng thực tế cho thấy tình trạng xây dựng không phép (chủ yếu là xây dựng nhà trọ trên đất nông nghiệp cho công nhân thuê), xây dựng sai với nội dung giấy phép (chủ yếu là xây dựng lấn, chiếm vỉa hè đối với nhà ở xây dựng trong các khu dân cứ) xảy ra tương đối phổ biến.

2.1.1.2 Chủ thể quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

Phù hợp với phạm vi đối tượng nghiên cứu, mục này chỉ đề cập các chủ thể thực hiện chức năng QLNN về TTĐT trên địa bàn thị xã Thuận An là các cơ quan nhà nước thuộc chính quyền cấp thị xã, cụ thể gồm: UBND thị xã Thuận An và Phòng QLĐT thị xã Thuận An Cụ thể:

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, UBND thị xã được xác định là một trong các cơ quan QLNN về xây dựng Trách nhiệm của UBND thị xã trong hoạt động QLNN về xây dựng được quy định chung tại khoản 2 Điều 164 Luật Xây dựng 2014 Các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của UBND thị xã trong lĩnh vực xây dựng được quy định trong nhiều điều khoản của Luật Xây dựng và một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan Trong đó, liên quan đến lĩnh vực TTXD, đáng chú ý là 03 thẩm quyền sau: (i) Khoản 3 Điều 103 Luật Xây dựng 2014 quy định UBND cấp huyện cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch s - văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các công trình thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Xây dựng và UBND cấp tỉnh; (ii) Khoản 3 Điều 34 Luật Xây dựng 2014 quy định UBND cấp huyện có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu; quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý; (iii) Điều 77 Nghị định số139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định x phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý s dụng nhà ở và công sở (sau đây gọi tắt là Nghị định số 139/2017/NĐ-CP) quy định Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền x phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, cụ thể: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 100 triệu đồng (tuy nhiên Luật X lý vi phạm hành chính 2012 tại điểm b khoản 2 Điều

38 chỉ cho phép Chủ tịch UBND cấp huyện phạt tiến tối đa đến

50 triệu đồng); tước quyền s dụng giấy phép; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì UBND thị xã Thuận An là một trong các chủ thể cơ bản thực hiện chức năng QLNN về TTXD trên địa bàn thị xã Thuận An. Theo quy định của pháp luật, thị xã Thuận An được xác định là đơn vị hành chính cấp huyện loại I, do đó căn cứ vào Điều 55 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, UBND thị xã Thuận An hiện có 18 thành viên, gồm 01 đồng chí Chủ tịch, 03 đồng chí Phó Chủ tịch và 14 đồng chí Ủy viên.

Thứ hai, đối với lĩnh vực TTXD, Phòng QLĐT được xác định là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu, giúp UBND thị xã thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực này Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 37/2014/NĐ-CP) thìPhòng QLĐT được xác định là cơ quan tham mưu, giúp UBND thị xã thực hiện chức năngQLNN về quy hoạch xây dựng, kiến trúc, hoạt động đầu tư xây dựng Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Phòng QLĐT trong lĩnh vực xây dựng được hướng dẫn cụ thể tại Điều 6Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV ngày 16/11/2015 của Bộ Xây dựng và BộNội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBND huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh về các lĩnh vực QLNN thuộc ngành xây dựng (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD- BNV) Điều 7 Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV quy định Phòng QLĐT có không quá 03 Phó trưởng phòng và các công chức khác Biên chế công chức của Phòng QLĐT do Chủ tịch UBND thị xã quyết định trong tổng biên chế công chức của thị xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV không quy định, nhưng căn cứ vào tình hình TTĐT nói chung, TTXD nói riêng trên địa bàn thị xã, vào tháng 04 năm 2016, UBND thị xã Thuận An đã ban hành Quyết định số 1735/QĐ-UBND ngày 05/4/2016 thành lập Đội quản lý TTĐT trực thuộc Phòng QLĐT thị xã Thuận An Một trong các nhiệm vụ của Đội quản lý TTĐT là phối hợp với UBND các phường, xã và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về xây dựng trên địa bàn và thông báo kịp thời đến các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền những sai phạm phát hiện được thông qua hoạt động kiểm tra của mình để cơ quan, người có thẩm quyền x lý.

2.1.1.3 Kết quả quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

Thống kê số liệu thu thập được từ các tài liệu, báo cáo có liên quan cho thấy UBND thị xã Thuận An và Phòng QLĐT đã triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong lĩnh vực TTXD trên địa bàn thị xã Cụ thể:

Thứ nhất, đối với hoạt động cấp phép xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND thị xã, kết quả hoạt động được thể hiện ở bảng dưới:

 Bảng 2.2 Tình hình cấp giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND thị xã Thuận An giai đoạn 2013 - 2017

Tiêu chí thống kê/Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Số lượng hồ sơ nhận được (bao gồm hồ

3.500 3.438 3.576 3.574 3.827 sơ năm trước chuyển sang)

Hồ sơ đã được giải quyết Số lượng 3.400 2.959 3.212 3.138 3.635 (số giấy ph p đã cấp) Tỷ lệ (%) 97,1 86,1 89,8 87,8 95

Hồ sơ trả lại do không đủ Số lượng 21 425 215 315 101 điều kiện giải quyết Tỷ lệ (%) 0,6 12,4 6 8,8 2,6

Hồ sơ chưa được giải quyết Số lượng 79 54 149 121 91

(chuyển qua năm sau) Tỷ lệ (%) 2,3 1,5 4,2 3,4 2,4

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo có liên quan được nêu trong DMTLTK) Dựa vào bảng 2.2 cho thấy số lượng hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhận được và số lượng giấy phép xây dựng được cấp hàng năm thuộc thẩm quyền của UBND thị xã Thuận An là tương đối lớn Theo đó, trong giai đoạn 2013 - 2017 trung mỗi năm

UBND thị xã nhận được 3.583 hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng và cũng trong giai đoạn này trung bình mỗi năm UBND thị xã cấp 3.268 giấy phép xây dựng Điều đó cho thấy tỷ lệ hồ sơ xây dựng được giải quyết trong năm tương đối cao, trung bình đạt

91,2% Tỷ lệ hồ sơ xây dựng giải quyết qua các năm cụ thể được thể hiện ở biểu đồ dưới:

 Biểu đồ 2.1 Tình hình giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND thị xã Thuận An giai đoạn 2013 - 2017

Thứ hai, thực hiện quy định của Luật Xây dựng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, trong giai đoạn 2013 - 2017 UBND thị xã Thuận An trên cơ sở kết quả thẩm định của Phòng QLĐT và ý kiến thống nhất của Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, đã phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (đây là bước triển khai quy hoạch chung xây dựng đô thị) tại tất cả các phường thuộc thị xã, gồm: An Phú, An Thạnh, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Bình Nhâm, Hưng Định, Lái Thiêu, Thuận Giao, Vĩnh Phú Quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 tại các phương giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý xây dựng theo quy hoạch, bao gồm quản lý chỉ giới xây dựng, s dụng đất, mật độ xây dựng Bên cạnh việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000, UBND thị xã Thuận An cũng triển khai phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị cụ thể Chẳng hạn, trong năm 2014, UBND thị xã Thuận An đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với: Khu nhà ở công nhân, phường Thuận Giao; Khu nhà ở thương mại, phường Thuận Giao; Khu biệt thự Bình Đức Tiến; Khu dân cư Vĩnh Phú 2; Khu nhà phố liên kế trong khu dân cư Đồng An 4, phường Bình Hòa Quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500 là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý đến từng công trình xây dựng cụ thể, như hình dáng, mặt bằng công trình với đầy đủ kích thước công trình, nội dung các phòng, các bộ phận của công trình, vị trí ra vào lối của công trình, từ đó xác định được mối quan hệ giữa công trình với các yếu tố bên ngoài như sân vườn, đường đi Trên cơ sở đó cơ quan nhà nước có thể quản lý được cảnh quan và kiến trúc đô thị.

Thứ ba, thực hiện thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật, Chủ tịch

UBND thị xã Thuận An trên cơ sở hoạt động tham mưu của Phòng QLĐT thị xã và các chủ thể khác có liên quan đã tiến hành x phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTXD trên địa bàn nhằm khôi phục phục TTXD trên địa bàn thị xã, buộc các chủ thể vi phạm phải gánh chịu các hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi trái pháp luật của họ, đồng thời răn đe, phòng ngừa những chủ thể khác có ý định thực hiện các hành vi trái pháp luật trong hoạt động xây dựng Kết quả cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây:

 Bảng 2.3 Tình hình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTXD thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã Thuận An giai đoạn 2013 - 2017

Tiêu chí thống kê/Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Số lƣợt kiểm tra xây dựng 401 799 315 398 1.112

Trường hợp Không có Số lượng 0 80 12 9 96

GPXD Tỷ lệ (%) 0 40,6 18,5 11,1 35,8 bị xử phạt

Tổng số tiền phạt (tỷ đồng) - - - - 1,935

Trường hợp Tổng - 30 - 27 182 buộc tháo dỡ Đã thi Số lượng - 23 - 19 159 công trình, hành Tỷ lệ (%) - 76,7 - 70,4 87,4 một phần

Chưa thi Số lượng - 7 - 8 23 công trình hành Tỷ lệ (%) - 23,3 - 29,6 12,6

Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An

tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An

2.2.1 Sự phát triển của thị xã Thuận An

Thị xã Thuận An [70, tr.09-10] nằm ở phía Nam tỉnh Bình Dương, là đô thị loại III, có 10 đơn vị hành chính cấp xã gồm 9 phường và 1 xã với tổng diện tích tự nhiên 8.371,2 ha, chiếm 3,11% diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Dương Thị xã Thuận An phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên; phía Nam giáp quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh; phía Đông giáp thị xã Dĩ An; phía Tây giáp sông Sài Gòn và bên kia sông là Quận 12 - Thành phố Hồ Chí Minh Thị xã Thuận An là đô thị đông dân nhất của tỉnh Bình Dương, đồng thời là thị xã có quy mô dân số lớn nhất Việt Nam Dân số thị xã Thuận An theo niên giám thống kê tính đến ngày 01/10/2015 là 480.320 người, gồm dân số thường trú 150.127 người, tạm trú từ 6 tháng trở lên 31.392 người và tạm trú dưới 6 tháng là 298.261 người Dân số khu vực nội thị có tốc độ tăng trưởng khá lớn, mức tăng dân số bình quân giai đoạn 2013-2016 là 3,02% Bình Dương hàng năm thu hút lao động cho các khu công nghiệp, chủ yếu tập trung tại thị xã Thuận

An, nên theo tính toán sơ bộ tỷ lệ tăng dân số cơ học trung bình trong những năm qua của thị xã khoảng 3-4%/năm, tức là mỗi năm dân số của thị xã tăng trung bình khoảng 1-2 vạn người do nhập cư Mật độ dân số trên diện tích tự nhiên là 4.516 người/km 2 Trong những năm qua, quy mô nền kinh tế thị xã liên tục tăng trưởng nhanh Quy mô nền kinh tế của Thị xã năm 2016 đạt gần 40.000 tỷ đồng [66, tr.01] Năm 2016, cơ cấu kinh tế của thị xã về ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất (70,54%), đến các ngành dịch vụ (29,19%) và nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất (0,27%) Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hàng năm đều tăng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian qua, là một trong những địa phương có số thu ngân sách đạt mức cao của tỉnh Bình Dương Tổng thu năm 2015 đạt khoảng

5.328,767 tỷ đồng, năm 2016 đạt khoảng 5.923 tỷ đồng Tổng chi ngân sách trên địa bàn thị xã Thuận An năm 2015 là 1.043,277 tỷ đồng, năm 2016 là 1.286 tỷ đồng [70, tr.12-13] Toàn thị xã hiện có 03 khu công nghiệp (VSIP 1 (Việt Nam - Singapore 1), Việt Hương, Đồng An) và 02 cụm công nghiệp tập trung (An Phú, An Thạnh), thu hút gần 3.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước Trong đó, số doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 500 doanh nghiệp [70, tr.09-10]. Thực trạng các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Thuận An đã có tác động mạnh đến công tác QLNN về TTĐT trên địa bàn thị xã Cụ thể:

Thứ nhất , đối với công tác QLNN về TTXD: Thuận An là đô thị có tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao, trung bình trên 18%/năm, tổng thu ngân sách trong những năm gần đây đạt trên 5.000 tỷ đồng/năm, trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm trên 70%, ngành nông nghiệp chiếm chưa đến 0,3% Diện tích tự nhiên của Thị xã chỉ đạt 8.371,2 ha, nhưng tập trung tới 03 khu công nghiệp và 02 cụm công nghiệp lớn với trên 3.000 doanh nghiệp hoạt động Do đó, tuy diện tích nhỏ, nhưng dân số của Thị xã đã đạt trên 500.000 người, trong đó chủ yếu là người nhập cư từ các tỉnh đến để tìm kiếm việc làm, mật độ dân số đạt khoảng 5.000 người/1 km 2 Tình hình nêu trên đã làm phát sinh nhu cầu rất lớn về nhà ở và các các công trình phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân sinh sống hoặc hoạt động kinh tế trên địa bàn Thị xã Nhu cầu nhà ở quá lớn dẫn đến phát sinh hiện tượng tách th a, phân lô bán nền, xây dựng nhà ở để mua đi bán lại không theo quy hoạch, xây dựng nhà (bao gồm nhà trọ cho công nhân thuê) trái ph p trên đất nông nghiệp hoặc lấn chiếm vỉa hè, lấn chiếm đất công, cơi nới công trình, xây sai diện tích, sai số tầng cho phép diễn ra thường xuyên với số lượng lớn bất chấp quy định của pháp luật và quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt Do đó, sự phát triển của thị xã Thuận An theo hướng phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nhẹ đòi hỏi số lượng lớn nhân công đã tạo ra áp lức rất lớn lên hệ thống hạ tầng xã hội của Thị xã, đặc biệt là nhà ở đã khiến cho giá nhà đất tăng liên tục và ở mức cao dẫn đến tình trạng xây dựng không phép, sai phép nhiều về số lượng và phức tạp về nội dung vụ việc, đặt ra gánh nặng quản lý rất lớn cho UBND thị xã và Phòng QLĐT thị xã Thuận An Tất nhiên, kinh tế phát triển, thu ngân sách hàng năm lớn cũng giúp cho Thị xã có được nguồn lực phục cho cho công tác xây dựng quy hoạch chi tiết xây dựng, đặc biệt là quy hoạch chi tiết 1/2000 và 1/500, cũng như đầu tư cho hệ thống hạ tầng xã hội của Thị xã, chẳng hạn như nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội

Thứ hai, đối với công tác QLNN về trật tự ATGT đường bộ: Là địa bàn của nhiều khu, cụm công nghiệp, giáp ranh với nhiều khu công nghiệp của các địa phương khác (chẳng hạn khu công nghiệp Sóng Thần của thị xã Dĩ An), lại có quy mô dân số lớn và nằm trên nhiều tuyến giao thông huyết mạch của khu vực Đông Nam Bộ, nên số lượng phương tiện giao thông tham gia lưu thông trên các tuyến đường của Thị xã rất lớn, đặc biệt là các phương tiện vận tải hàng hóa cho các khu công nghiệp Theo thống kê đến hết năm 2017 riêng số lượng xe mô tô 02 bánh trên địa bàn Thị xã đã đạt trên 126.000 phương tiện [8, tr.07] Với lưu lượng và mật độ phương tiện giao thông tham giao lưu thông quá lớn, đặc biệt là các ô tô tải, đầu k o, container đã vượt quá năng lực đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông đường bộ trên địa bàn Thị xã, cũng như vượt quá năng lực quản lý của chủ thể QLNN về trật tự giao thông đường bộ trên địa bàn, đặc biệt là lực lượng công an giao thông khi tạo ra một áp lực công việc quá lớn.

Là địa bàn có quy mô dân số lớn, thu hút nhiều lao động nhập cư từ các tỉnh, nên nhu cầu tiêu dùng đối với các loại hàng hóa, dịch vụ là rất lớn, đặc biệt là lương thực,thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày Trước thực tế đó Thi xã Thuận An đã quy hoạch và xây dựng nhiều điểm chợ, siêu thị trên địa bàn để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều lý do, trong đó do tâm lý, sự tiện lợi, giá cả phù hợp với thu nhập của công nhân và vì lý do mưu sinh của nhiều người dân, đặc biệt là những người nhập cư mà trên địa bàn Thị xã thường xuyên xả ra tình trạng lấn, chiếm vỉa hè, thậm chí là lòng đường để hình thành các chợ cóc, chợ tạm và buôn bán rau, củ quả, trái cây trên các xe đẩy dọc các tuyến đường có đông công nhân qua lại hoặc sinh sống Thực trạng nêu trên dẫn đến tình trạng kẹt xe cục bộ tại nhiều tuyến đường vào các giờ cao điểm do vỉa hè và một phần lòng đường bị lấn chiếm phục vụ cho hoạt động của buôn bán.

Thứ ba, đối với công tác QLNN về trật tự quảng cáo ngoài trời: Kinh tế của thị xã Thuận An phát triển nhanh, quy mô dân số lớn, do đó các hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán trên địa bàn thị xã Thuận An diễn ra tấp nập Điều đó tất yếu dẫn đến phát sinh nhu cầu quảng cáo từ những người thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, vì đa số là các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, hoặc các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với số vốn ít nên không thể đủ chi phí để quảng cáo trên tivi, radio hoặc trên báo mạng, báo in Thay vào đó, việc quảng cáo thông qua các phương tiện quảng cáo ngoài trời như bảng quảng cáo, biển hiệu, băng rôn hoặc thậm chí là thông qua tờ rơi, áp phích quảng cáo với chi phí ít, khả năng tác động đến khách hàng cũng rất cao đã trở thành sự lựa chọn của đa số những người sản xuất, kinh doanh, buôn bán trên địa bàn Thị xã Từ đó tất yếu dẫn đến sự phát triển mạnh của hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn Thị xã Thực trạng này đã dẫn đến áp lực lớn cho công tác QLNN về trật tự quảng cáo ngoài trời đối với các chủ thể QLNN trên địa bàn Chỉ tính riêng hoạt động quảng cáo rao vặt, nếu quan sát cũng có thể thấy các chủ thể QLNN đã “bất lực” trước hoạt động này vì số lượng và tần suất quảng cáo quá lớn Đối với các bảng quảng cáo, biển hiệu vì quá nhiều và quy định của pháp luật cũng không rõ ràng dẫn đến hầu như không thể x lý hết được các sai phạm.

2.2.2 Năng lực quản lý nhà nước về trật tự đô thị của các chủ thể quản lý nhà nước trên địa bàn thị xã Thuận An

Dưới đây trình bày và phân tích năng lực QLNN về TTĐT của các chủ thể QLNN trên địa bàn thị xã Thuận An theo ba nhóm lĩnh vực quản lý TTĐT như đã trình bày trong mục 2.1 của luận văn:

Thứ nhất, năng lực QLNN về TTXD: UBND thị xã và Phòng QLĐT thị xã đã có nhiều nỗ lực trong công tác QLNN về TTXD trên địa bàn, và những nỗ lực này đã mang lại nhiều kết quả Tuy nhiên, thực tế cho thấy năng lực QLNN về TTXD của UBND thị xã và Phòng QLĐT còn tồn tại một số vấn đề ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả hoạt động QLNN về TTXD trên địa bàn Thị xã Cụ thể: (i) Nhân sự thực hiện nhiệm vụ QLNN về TTXD trên địa bàn quá ít Theo đó, Phòng QLĐT thực hiện trên

20 nhiệm vụ, trong đó tham mưu, giúp UBND QLNN về hoạt động xây dựng chỉ là một trong các nhiệm vụ đó, nhưng tổng nhân sự của Phòng chỉ có 15 người Với số lượng quá ít như vậy, còn phải phân bổ cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhưng khối lượng công việc quá lớn, chỉ riêng việc thẩm định trung bình mỗi năm khoảng 3.500 hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đã cho thấy khối lượng và quy mô công việc quá lớn so với số lượng nhân sự của Phòng QLĐT Đối với các phường chỉ có 01 công chức đảm nhận nhiệm vụ tham mưu công tác quản lý TTXD trên địa bàn phường, nên nhân sự để phối hợp với Phòng QLĐT cũng rất thiếu Hiện tại vấn đề biên chế công chức đang bị siết chặt, nhiều đơn vị của Thuận An, trong đó có Phòng QLĐT buộc phải tiếp tục cắt giảm biên chế theo chỉ tiêu mà Trung ương và tỉnh Bình Dương giao Do đó, trong thời gian tới nhân sự của Phòng sẽ còn tiếp tục giảm xuống Điều này cho thấy sự bất cập trong để án cắt giảm biên chế của Trung ương khi không quan tâm đến sự khác biệt giữa tính chất và khối lượng công việc của các cơ quan nhà nước tại các địa bàn khác nhau; (ii) Trình độ chuyên môn của các công chức thuộc Phòng QLĐT thời gian qua về cơ bản đã được nâng cao, đa số có trình độ c nhân Tuy nhiên, nội dung và tính chất công việc tương đối phức tạp, đặc biệt là vấn đề thẩm định các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đòi hỏi trình độ chuyên môn rất cao của người thẩm định Do đó, tuy đa số có trình độ đại học nhưng một số có chuyên ngành chưa phù hợp, hoặc lại chưa đủ chuyên môn sâu để đảm bảo giải quyết hiệu quả các vấn đề Dẫn đến nhiều đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 trên địa bàn thị xã phải điều chỉnh thường xuyên.

Thứ hai, năng lực QLNN về trật tự ATGT: Trên thực tế hoạt động QLNN về trật tự ATGT đường bộ trên địa bàn chủ yếu được thực hiện bởi Phòng QLĐT và Công an thị xã Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy xuất phát từ sự bất cập trong việc phân bổ nhân sự và vấn đề tình giản biên chế mà hiện nay áp lực, cũng như các vấn đề nảy sinh trong công tác QLNN về trật tự ATGT trên địa bàn thị xã Thuận An vượt quá năng lực quản lý của Phòng QLĐT và Công an thị xã Theo đó, đối với Phòng QLĐT với trên 15 đầu mối nhiệm vụ phải đảm nhận, trong khi nhân sự chưa đến 20 người đã khiến cho Phòng QLĐT không đủ nhân sự thực hiện công tác tham mưu QLNN về giao thông trên địa bàn Đối với hoạt động lập lại trật tự vỉa hè trên các tuyến đường của Thị xã chỉ được Phòng QLĐT bố trí nhân sự thực hiện trong đợt ra quân năm 2016, những năm trước đó và từ năm 2017 trở lại đây hoạt động này lại bị bỏ ngỏ cho các phường trên địa bàn, dẫn đến tình trạng lấn, chiếm vỉa hè trên địa bàn Thị xã không có chuyển biến tích cực đáng kể nào, thay vào đó tình hình lấn, chiếm vỉa hè tại nhiều địa điểm đang trở nên nghiêm trọng hơn Đối với Công an thị xã hiện chỉ có khả năng bố trí được 13 chiến sĩ cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và phân luồng giao thông trên địa bàn Với qua nhiều tuyến đường và quá nhiều phương tiện lưu thông như thế thì 13 cảnh sát giao thông khó có thể đảm đương hết các công việc và giải quyết được các vấn đề giao thông phát sinh trên địa bàn Do đó, quan sát cho thấy tuy lực lượng này rất tích cực trong hoạt động tuần tra, kiểm soát (bằng chứng là có rất nhiều biên bản vi phạm hành chính được lực lượng này lập, trên cơ sở có rất nhiều trường hợp vi phạm pháp luật giao thông bị x phạt), nhưng tại nhiều điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn ít khi thấy sự xuất hiện của lực lượng cảnh sát giao thông.

Thứ ba, năng lực QLNN về trật tự quảng cáo ngoài trời: Vì thẩm quyền của

UBND thị xã và Phòng Văn hóa và Thông tin thị xã trong hoạt động quảng cáo nói chung, quảng cáo ngoài trời nói riêng rất ít, nên hầu như khả năng tác động bằng các giải pháp mang tính căn cơ, lâu dài đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn Thị xã là không đáng kể Đối với hoạt động kiểm tra, x lý các sai phạm xảy ra trong hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn Thị xã, vì Phòng Văn hóa và Thông tin chỉ có 10 nhân sự, trong khi Phòng có nhiều đầu mối nhiệm vụ phải đảm nhận, do đó nhân sự bố trí cho hoạt động quảng cáo chỉ có 02 người, nhưng phải kiêm thêm nhiều nhiệm vụ khác Với hai nhân sự như vậy, nên thực tế như đã nêu tại mục 2.4.3 cho thấy Phòng Văn hóa và Thông tin chỉ thực hiện được các đợt ra quân trên cơ sở phối hợp với các phường trong việc bóc, gỡ các quảng cáo rao vặt trái phép trên một số tuyến đường nhân các sự kiện lớn như kỷ niệm các ngày lễ lớn hoặc đại hội Đảng, bầu c Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

2.2.3 Sự đồng bộ, phù hợp thực tiễn của thể chế quản lý nhà nước về trật tự đô thị

Thể chế QLNN về TTĐT là cơ sở pháp lý cho các hoạt động QLNN về TTĐT. Dưới đây trình bày và phân tích sự đồng bộ, phù hợp thực tiễn của thể chế QLNN về TTĐT trên ba nhóm lĩnh vực đã nêu:

2.2.3.1 Thể chế quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

Thể chế QLNN về TTXD thời gian qua thường xuyên được rà soát, ban hành mới hoặc s a đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, do đó đã góp phần quan trọng vào công tác QLNN về TTXD trên địa bàn thị xã Thuận An Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, UBND tỉnh Bình Dương còn ban hành Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 ban hành Quy chế phối hợp quản lý TTXD trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác QLNN về TTXD trên địa bàn Thị xã Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy một số quy định của pháp luật đã tỏ ra không phù hợp với thực tiễn, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác QLNN về TTXD, đáng chú ý là một số quy định sau:

Thứ nhất, Luật Xây dựng 2014 tại Điều 90 quy định tương đối chi tiết nội dung của giấy phép xây dựng, chẳng hạn như thông tin về địa điểm, vị trí xây dựng công trình; loại, cấp công trình xây dựng; cốt xây dựng công trình; chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; mật độ xây dựng; hệ số s dụng đất; tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật,tum), chiều cao tối đa toàn công trình Trên thực tế, ở những nơi đã có quy hoạch chi tiết được duyệt, đặc biệt là quy hoạch tỷ lệ 1/500, việc quy định giấy phép xây dựng phải có các chi tiết như diện tích xây dựng, chiều cao từng tầng, điều này có thể dẫn đến tình trạng xin cho để đạt được số tầng mong muốn hoặc hệ số s dụng đất cao hơn, gây ra sự không đồng nhất giữa công trình mới với các công trình hiện hữu về mặt tiền đường phố hoặc mặt ngõ hoặc cùng một khu vực nhưng chiều cao tầng và số tầng của các công trình rất khác nhau như thực tế hiện nay trên nhiều tuyến đường của Thị xã.

Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An

2.3.1 Kết quả và nguyên nhân

Thứ nhất, đối với công tác QLNN về TTXD: Trong chừng mực nhất định thì tỷ lệ hồ sơ xây dựng được giải quyết đạt ở mức tương đối cao (trung bình trên 91%), số lượt kiểm tra xây dựng tương đối lớn (trung bình 605 lượt/năm), đã thẩm định và phê duyệt hết các quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 của các phường, cũng như thẩm định và phê duyệt một số quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đối với một số dự án có thể được xem là các thành tựu của công tác QLNN về TTXD trên địa bàn thị xã Thuận

An Những thành tựu này góp phần đảm bảo trật tự trong hoạt động xây dựng, tạo nên không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị văn minh cho Thị xã Các thành tựu đạt được chủ yếu bắt nguồn từ sự quan tâm, chỉ đạo của UBND thị xã và sự nỗ lực của Phòng QLĐT thị xã trong việc thực hiện nhiệm vụ của Phòng Bên cạnh đó là nhờ sự tương đối đầy đủ, đồng bộ và phù hợp thực tiễn của pháp luật về xây dựng đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động QLNN về TTXD trên địa bàn Thị xã.

Thứ hai, đối với công tác QLNN về trật tự ATGT đường bộ: Công tác QLNN về trật tự giao thông trên địa bàn Thị xã Thuận An phải chịu nhiều áp lực, trong khi số lượng nhân sự thực hiện công tác này như đã đề cập là rất ít, thì việc số lượng các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn Thị xã có chiều hướng giảm liên tục trong giai đoạn

2013 - 2017 có thể xem là thành tựu đáng kể nhất trong công tác QLNN về trật tự ATGT trên địa bàn Thị xã Ngoài ra, việc đảm bảo cho giao thông trên địa bàn Thị xã về cơ bản được thông suốt, không xảy ra sự cố giao thông đặc biệt nghiêm trọng nào cũng có thể xem là một thành tựu Hai thành tựu đạt được nêu trên xuất phát từ việc hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông trên địa bàn cơ bản được các cấp chính quyền, trong đó có chính quyền thị xã quan tâm đầu tư tương đối đồng bộ Đồng thời, các lực lượng chức năng, đặc biệt là Công an thị xã đã có rất nhiều nỗ lực trong hoạt động tuần tra, kiểm soát, phân luồng nhằm đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn Điều đó được biểu hiện thông qua số lượt tuần tra, số biên bản vi phạm hành chính được lập và số quyết định x phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn được ban hành Trong bối cảnh lưu lượng phương tiện tham gia giao thông rất lớn, cộng với ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người tham gia giao thông chưa cao thì những hoạt động của lực lượng cảnh sát giao thông có ý nghĩa và vai trò rất lớn đối với việc đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn thị xã Thuận An.

Thứ ba, đối với công tác QLNN về trật tự quảng cáo ngoài trời: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy công tác QLNN về trật tự quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thị xã Thuận An trong thời gian qua của các cơ quan nhà nước chưa đạt được thành tự đáng kể nào.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

Bên cạnh một số thành tựu đã nêu, công tác QLNN về TTXD trên địa bàn thị xã Thuận An còn tồn tại nhiều hạn chế, mà nguyên nhân của các hạn chế này chủ yếu đến từ các yếu tố tác động đến QLNN về TTXD trên địa bàn Thị xã đã trình bày tại mục 2.2 của luận văn Dưới đây chỉ ra một số hạn chế cơ bản trong công tác QLNN về TTXD trên địa bàn Thị xã:

Thứ nhất, công tác quản lý mới chỉ chú trong khâu tiềm kiểm mà chưa chú trọng đến khâu hậu kiểm, tức là kiểm tra việc chấp hành pháp luật về xây dựng của các công trình xây dựng trên địa bàn Thực trạng này dẫn đến tình trạng sai phạm trong hoạt động xây dựng diễn ra thường xuyên và phổ biến trên địa bàn Thị xã, kiến trúc và cảnh quan của một đô thị văn minh theo quy hoạch bị phá vỡ ở nhiều nơi do tình trạng vi phạm của người dân Nguyên nhân của hạn chế vừa nêu ngoài các nguyên nhân đã trình bày, còn bắt nguồn từ nhận thức của lãnh đạo UBND thị xã và lãnh đạo Phòng QLĐT thị xã khi chưa xem công tác hậu kiểm là công tác quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với hiệu lực và hiệu quả QLNN về TTXD.

Thứ hai, các đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000 có chất lượng chưa cao, phải thường xuyên điều chỉnh Trong khi đó, các đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 chỉ mới được lập tại một số khu vực trên địa bàn Thị xã Nói cách khác, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 chưa được lập cho tất cả các khu vực trên địa bàn Thị xã, tỷ lệ phủ của quy hoạch 1/500 còn rất thấp Thực trạng vừa nêu dẫn đến hoạt động quản lý TTXD chưa đảm bảo tính đồng bộ, tính thống nhất và tính cụ thể. Hoạt động quản lý chưa thể vươn tới các công trình cụ thể trong từng khu vực riêng biệt để đảm bảo kiến trúc và cảnh quan văn minh, hiện đại cho Thị xã Dẫn đến một tình trạng một đô thị có nhiều khu vực nhếch nhác, các công trình xây dựng được sắp xếp lộn xộn Thực trạng này xuất phát các nguyên nhân đã nêu, trong đó đáng kể nhất là năng lực lập, thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng của Phòng QLĐT còn chưa cao, chưa theo kịp đà phát triển của thị xã.

Thứ ba, đối với những công trình xây dựng sai phạm đã bị phát hiện, tình trạng x lý vẫn chưa nghiêm, chưa đảm bảo tính răn đe khi hàng loạt công trình sai phạm được tồn tại sau x phạt, đặc biệt đối với các công trình xây dựng không ph p Đối với những công trình đã buộc tháo dỡ vẫn xảy ra tình trạng không chấp hành quyết định của chủ thể vi phạm Tuy nhiên, thị xã chưa có biện pháp mạnh và quyết liệt để x lý các trường hợp này Tình trạng vừa nêu dẫn đến hoạt động x phạt chưa đảm bảo tính răn đe cao đối với xã hội, xuất hiện tình trạng chấp nhận nộp tiền phạt nếu bị phát hiện và x lý để công trình được tồn tại Điều này làm giảm hiệu lực QLNN về TTXD.Nguyên nhân của hạn chế vừa nêu chủ yếu xuất phát từ sự thiếu quyết liệt của các chủ thể có thẩm quyền, đồng thời lực lượng đảm bảo chấp hành các quyết định chưa được đảm bảo và cũng chưa được quan tâm.

2.3.2.2 Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông

Qua tìm hiểu cho thấy công tác QLNN về trật tự giao thông trên địa bàn thị xã Thuận An có một số hạn chế cơ bản sau:

Thứ nhất, công tác lập lại trật tự vỉa hẻ, x lý các trường hợp lấn, chiếm vỉa hè không được thực hiện thường xuyên, chưa được quan tâm đúng mức, việc thực hiện thiếu quyết liệt và không có những giải pháp mang tính căn cơ, lâu dài Thực trạng vừa nêu dẫn đến trong nhiều năm qua vỉa hè trên địa bàn thị xã Thuận An bị lấn chiếm để s dụng vào nhiều mục đích khác nhau, ảnh hưởng đến ATGT khi người đi bộ phải đi xuống lòng đường chung với xe cơ giới, cản trở dòng xe lưu thông gây ra tình trạng ùn tắc trên nhiều tuyến đường Tình trạng lộn xộn, bất quy tắc khi s dụng vỉa hè với nhiều mục đích khác nhau, tình trạng xả rác bừa bãi gây mất mỹ quan đô thị, tác động không nhỏ đến cảnh quan chung và hình ảnh của Thị xã Nguyên nhân của tình trạng vừa nêu xuất phát từ việc chính quyền thị xã Thuận An thiếu nhân sự thường xuyên cho hoạt động lập lại trật tự vỉa hè Đồng thời, việc UBND tỉnh Bình Dương chưa ban hành văn bản quy định về việc quản lý, s dụng vỉa hè, lòng đường, bảo vệ mỹ quan và TTĐT trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cộng với ý thức của người dân thị xã trong vấn đề đảm bảo trật tự vỉa hè, lòng đường còn thấp cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý trật tự vỉa hè trên địa bàn Thị xã còn nhiều hạn chế Ngoài ra, việc x lý những người lấn, chiếm vỉa hè rất khó khăn, vì những người lấn, chiếm vỉa hè thường là người có điều kiện kinh tế thấp, nên công tác kiểm tra, x lý nếu có cũng chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, mà rất ít khi x phạt, nên tình trạng lấn, chiếm vỉa hè vì thế càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Thứ hai, công tác duy tu, s a chữa, bảo dưỡng hệ thống đường trên địa bàn Thị xã tuy đã được chính quyền thị xã quan tâm thực hiện, nhưng chưa đủ bao quát, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của tình hình giao thông Các cung đường có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn, đặc biệt là xe tải, container không được quan tâm bảo dưỡng thường xuyên dẫn đến tình trạng hư hỏng, nứt vỡ, sụt lún đường trong thời gian dài nhưng chậm được khắc phục, gây nên tình trạng nguy hiểm cho người tham gia giao thông Hệ thống dải phân cách cố định phân cách các làn xe cơ giới tại các tuyến đường xung quanh các khu công nghiệp chưa được quan tâm đầu tư, hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống sơn, vạch, biển báo giao thông hư hỏng, mất mát nhưng chưa chậm được thay mới, s a chữa Ngoài ra, hệ thống vỉa hè trên rất nhiều tuyến đường đông dân cư chưa được quan tâm đầu tư lát gạch, sơn vạch, lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trồng cây xanh Nguyên nhân dẫn đến thực trạng vừa nêu chủ yếu xuất phát từ việc thiếu nhân sự và thiếu kinh phí cho hoạt động duy tu, bảo dưỡng, s a chữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông trên địa bàn Thị xã.

Thứ ba, việc huy động người dân tham gia vào công tác quản lý trật tự ATGT trên địa bàn thị xã Thuận An chưa được quan tâm Như đã đề cập, công tác đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn Thị xã dường như chỉ là hành động đơn phương từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Người dân không quan tâm, thờ ơ, thậm chí cản trở, chống đối hoạt động thi hành công vụ của người có thẩm quyền Đây thật sự là một vấn đề lớn, phức tạp, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân vượt quá khả năng giải quyết của chính quyền thị xã Nhưng có thể thấy một nguyên nhân bắt nguồn từ hoạt động của chính quyền thị xã, đó là công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT cho người dân trên địa bàn Thị xã còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp, chưa sâu rộng và chưa tác động được vào lợi ích và ý thức của người dân.

2.3.2.3 Quản lý nhà nước về trật tự quảng cáo ngoài trời

Thực tiễn cho thấy hoạt động QLNN về quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thị xã Thuận An có những hạn chế cơ bản sau:

Thứ nhất, các chủ thể QLNN gần như “bất lực” trước tình hình sai phạm trong hoạt động quảng cáo rao vặt Nguyên nhân của hạn chế này bắt nguồn từ sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đã nêu Ngoài ra còn thiếu phương án và sự quyết liệt từ phíaPhòng Văn hóa và Thông tin thị xã Thuận An.

Thứ hai, các chủ thể QLNN gần như “buông lỏng” sự quản lý đối với các bảng quảng cáo, băng rôn và biểu hiệu trên địa bàn Tình trạng phổ biến là bảng, biển quảng cáo vi phạm lấn, chiếm vỉa hè trở thành phổ biến, tác động tiêu cực đến tình hình trật tựATGT và mỹ quan đô thị trên địa bàn Thị xã Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ các yếu tố tác động đã nêu tại mục 2.4.4 của luận văn và sự thiếu quyết liệt từ phía PhòngVăn hóa và Thông tin thị xã.

Trong Chương 2 luận văn đã trình bày khái quát các thông tin cơ bản về thị xã Thuận An Đồng thời, luận văn tập trung trình bày và phân tích thực trạng QLNN về TTĐT trên địa bàn thị xã Thuận An trên 03 lĩnh vực, gồm: (i) QLNN về TTXD; (ii) QLNN về trật tự ATGT đường bộ; (iii) QLNN về trật tự quảng cáo ngoài trời Việc phân tích 03 lĩnh vực quản lý nêu trên tập trung vào 05 vấn đề, gồm: Tình hình chấp hành pháp luật của các đối tượng quản lý; chủ thể QLNN; kết quả hoạt động QLNN; tình hình các yếu tố tác động đến QLNN; nhận x t, đánh giá hoạt động QLNN Kết quả phân tích cho thấy tình trạng vi phạm pháp luật trong 03 lĩnh vực quản lý TTĐT trên địa bàn thị xã Thuận An diễn ra tương đối phổ biến, cho thấy hoạt động QLNN về TTĐT trên địa bàn Thị xã chưa đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra phổ biến trong 03 lĩnh vực nghiên cứu gồm: (i) Sự phát triển quá nhanh của các đối tượng quản lý đã vượt quá năng lực quản lý của các chủ thể quản lý trên địa bàn; (ii) Thái độ thờ ơ, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao của người dân trên địa bàn.

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

3.1.1 Kiến tạo, phục vụ sự phát triển bền vững của đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

Trong một đô thị, có ba loại hình môi trường khác nhau cùng tồn tại: Môi trường vật chất (tự nhiên và xây dựng), môi trường kinh tế và môi trường xã hội Cả ba loại hình này cần phải cùng được xem xét, bởi vì chúng quan hệ rất chặt chẽ với nhau và có thể gây khó khăn tới các hoạt động của con người trong đô thị Một đô thị được coi là bền vững khi tổng hiệu quả tốt của ba hình thái môi trường lớn hơn tổng của các hậu quả xấu Các ảnh hưởng xấu sinh ra từ các hoạt động kinh tế trong đô thị lên môi trường vật chất rất rõ ràng, có thể xác định là các vấn đề về môi trường sinh ra từ đô thị, tiếng ồn, ô nhiễm nước và không khí, sự thu hẹp của các không gian xanh, tắc nghẽn giao thông

Thực tiễn cho thấy để một đô thị phát triển bền vững thì vấn đề đầu tiên cần phải tính đến là khả năng tồn tại lâu dài của đô thị Có bốn yếu tố cơ bản tác động đến sự tồn tại lâu dài của đô thị, cụ thể: (i) Phương tiện sinh sống (sự đầy đủ về nước sạch, thực phẩm, không khí, không gian trống, năng lượng và x lý chất thải); (ii) An toàn (không có chất độc, bệnh tật, tiếng ồn và các mối nguy hiểm trong môi trường); (iii) Hài hoà (mức độ của mỗi cá nhân cảm nhận sự tiện lợi đối với môi trường xung quanh); (iv) Sự tham gia của dân cư trong việc quyết định chính sách và phát triển cộng đồng.

Như vậy, có thể thấy một đô thị phát triển bền vững là một đô thị được phát triển dựa trên cơ sở bền vững của các yếu tố chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường và kinh tế Dân cư hiện tại và những thế hệ tương lai đều có được cuộc sống hạnh phúc, có đầy đủ phúc lợi và các dịch vụ công cộng cơ bản, có sức khoẻ, được đảm bảo an toàn, giáo dục và đối x công bằng Được tận hưởng bản sắc văn hoá dân tộc, lịch s , tôn giáo, tín ngưỡng, có quyền chăm lo, bảo vệ cảnh quan và môi trường.

Hiện nay, thị xã Thuận An đang là đô thị có tốc độ phát triển kinh tế cao, quy mô dân số lớn, có nhiều tố thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội cả trong hiện tại và tương lai Tuy nhiên, như đã trình bày trong Chương 2 của luận văn, trên con đường phát triển của mình, thị xã Thuận An đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, áp lực và nếu Thị xã không thể vượt qua những thách thức và áp lực này thì khó có thể nói Thuận An là một đô thị phát triển bền vững và đáng sống đối với mọi người Những thách thức trong QLĐT mà Thị xã đang phải đối mặt là rất nhiều, trong đó có thể nêu ra ít nhất năm vấn đề sau: (i) Quy hoạch xây dựng thiếu cụ thể, tính khả thi thấp Tình trạng vi phạm trong lĩnh vực xây dựng xảy ra thường xuyên, với số lượng lớn và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mỹ quan và kiến trúc đô thị của Thị xã; (ii) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải trên địa bàn.Tình trạng vi phạm pháp luật giao thông xảy ra phổ biến, vỉa hè bị lấn chấm làm mất không gian cho người đi bộ, ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên, tai nạn giao thông xảy ra với số lượng lớn và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; (iii)Các phương tiện quảng cáo ngoài trời lộn xộn, nhếch nhác làm mất mỹ quan đô thị,tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quảng cáo ngoài trời diễn ra một cách công khai và phổ biến; (iv) Rác thải sinh hoạt phát sinh với số lượng lớn, nhưng hệ thống thiết bị lưu chứa, công tác thu gom, vận chuyển và x lý chưa đáp ứng được khối lượng rác phát sinh trong thực tế, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn càng trở nên nghiêm trọng; (v) Sự thờ ơ, thái độ vô trách nhiệm, cố tình vi phạm hoặc chống đối của nhiều người dân trên địa bàn thị xã Thuận An đối với công cuộc đảm bảo TTĐT của Thị xã là một vấn đề nghiêm trọng, là nguyên nhân sâu xa của những vấn đề nêu trên.

Trong bối cảnh như vậy, các cơ quan nhà nước có liên quan và chính quyền thị xã Thuận An cần có những nhận thức đúng đắn trước những thách thức đang đặt ra trong sự phát triển về vững của Thị xã Từ đó trong thẩm quyền cho phép của mình, các cơ quan nhà nước trên tinh thần kiến tạo và phục vụ cho sự phát triển bền vũng của Thị xã, có những chính sách, biện pháp, cách làm phù hợp và hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề đã nêu, đồng thời có thể định hướng cho sự phát triển ổn định và bền vững của Thị xã Tinh thần kiến tạo và phục vụ của các chủ thể có thẩm quyền bắt nguồn từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân Sự kiến tạo và phục vụ thể hiện ở tinh thần chủ động giải quyết các vấn đề trong hoạt động quản lý vì lợi ích của Nhân dân Các hành vi quản lý được thực hiện trên cơ sở thẩm quyền cho phép và tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lý.

3.1.2 Bảo đảm quyền được sống của người dân trong một môi trường đô thị có trật tự ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

Sự phát triển “nóng” của đô thị và những hệ quả tiêu cực của nó đôi khi nằm ngoài khả năng tiên liệu và kiểm soát của các chủ thể có thẩm quyền Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, với thẩm quyền được pháp luật trao, cùng với các phương tiện và nguồn lực được giao nắm giữ các chủ thể có thẩm quyền có thể tiên liệu và kiểm soát được sự phát triển, cũng như những hệ quả tiêu cực của sự phát triển kinh tế Trong những trường hợp như thế, các chủ thể có thẩm quyền cần có sự cân nhắc và tính toán cụ thể đối với những hệ quả tiêu cực có thể phát sinh từ sự phát triển của đô thị Theo đó, không được chấp nhận đánh mất môi trường sống trong lành và thuận lợi của người dân đô thị để đổi lấy sự phát triển của kinh tế Phải đảm bảo rằng, người dân đô thị được sống trong một môi trường đô thị có trật tự, nói cách khác đô thị đó phải là một nơi có thể sống tốt và thật sự đáng sống, thay vì nơi là “ráng sống” Có điều này, bởi lẽ sự phát triển kinh tế cũng không nằm ngoài mục đích phục vụ cho đời sống của người dân Tuy nhiên, đời sống của người dân bên cạnh các nhu cầu về vật chất cần phải đáp ứng, còn có các nhu cầu khác cũng rất quan trọng, như cầu về vui chơi, giải trí, được tôn trọng, được yêu thương, được sống trong một môi trường trong lành, sống trong một môi trường có trật tự Do đó, việc nâng cao mức sống của người dân không chỉ đơn giản dừng lại ở việc nâng cao thu nhập, mà còn là việc tạo ra một môi trường với các điều kiện thuận lợi để người dân có thể thỏa mãn các nhu cầu khác của bản thân họ. Để có thể đảm bảo cho người dân sống trong một môi trường đô thị có trật tự, chính quyền thị xã Thuận An cần: (i) Đảm bảo giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người dân trên địa bàn Thị xã, nhưng phải đảm bảo sự an toàn của các công trình và kiến trúc, cảnh quan của một đô thị khang trang, văn minh; (ii) Trả lại vỉa hè cho người đi bộ, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên trong việc khai thác chức năng của vỉa hè Đảm bảo cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông trên địa bàn đáp ứng được nhu cầu vận tải và sự an toàn cho người dân, giảm thiểu đến mức thấp nhất các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn Thị xã; (iii) Thiết lập kỷ luật đối với hoạt động quảng cáo ngoài trời, đưa hoạt động quảng cáo này vào khuôn khổ cho phép của pháp luật, trả lại mỹ quan đô thị cho Thị xã; (iv) Đảm bảo thu gom, vận chuyển và x lý kịp thời tất cả lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày trên địa bàn Thị xã Đảm bảo một môi trường trong lành, không bị ô nhiễm cho người dân; (v) Tạo ra được sự đồng thuận, ủng hộ và tham gia từ phần lớn người dân Thị xã trong công cuộc thiết lập TTĐT trên địa bàn.

3.1.3 Phân công, phân cấp rành mạch trong quản lý nhà nước về đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

Vai trò rất quan trọng, mang tính quyết định của các chủ thể QLNN đối với hiệu lực và hiệu quả của công tác QLNN về TTĐT là điều không phải bàn cãi Tuy nhiên, để vai trò đó được thể hiện cần rất nhiều yếu tố Một trong các yếu tố đó là sự phân công, phân cấp rõ ràng và rành mạch trong QLNN về TTĐT Thực tiễn cho thấy, thời gian qua việc phân công nhiệm vụ trong việc đảm bảo TTĐT trên một số lĩnh vực

QLNN giữa các chủ thể quản lý đã được quan tâm thực hiện thông qua một số quy định của pháp luật Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ khi các quy định của pháp luật chưa đủ bao quát đối với các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, nhiều quy định mang tính phân định thẩm quyền nhưng không rõ ràng, thiếu tính cụ thể Chẳng hạn khoản 4 Điều

5 Luật Quảng cáo 2012 quy định UBND các cấp thực hiện QLNN về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền, nhưng Luật lại không cho biết đó là những thẩm quyền nào Điều luật này được hướng dẫn bởi Nghị định số 181/2013/NĐ-

CP Tuy nhiên, văn bản này chỉ hướng dẫn thẩm quyền của UBND dân tỉnh trong lĩnh vực quảng cáo, mà không có bất kỳ điều khoản nào hướng dẫn thẩm quyền của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quảng cáo Do đó, nhiệm vụ, thẩm quyền của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quảng cáo nói chung, quảng cáo nói riêng không rõ ràng Đối với vấn đề phân cấp nhiệm vụ QLNN, các vấn đề cơ bản đã được quy định tại Điều 13 Luật

Tổ chức chính quyền địa phương 2015 Nhưng thực tiễn cho thấy hoạt động này chưa thật sự được quan tâm, kể cả trong lĩnh vực quản lý TTĐT Nếu sự phân cấp có diễn ra thì cũng không đi kèm với việc bảo đảm các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để chủ thể được phân cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp Đối với công tác QLNN về TTĐT trên địa bàn thị xã Thuận An, các chủ thể có thẩm quyền cần nhận thức đúng đắn vai trò của sự phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch giữa các chủ thể về những nhiệm vụ phải làm và quyền hạn được s dụng Theo đó, trong thời gian tới việc phân công, phân cấp nhiệm vụ QLNN về TTĐT trên địa bàn Thị xã cần tập trung vào các vấn đề sau: (i) Chủ thể nào chịu trách nhiệm chính, những chủ thể nào có trách nhiệm phối hợp trong việc lập lại trật tự vỉa hè, phát hiện, ngăn chặn, x lý hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền x lý các trường hợp lấn, chiếm vỉa hè trên địa bàn Thị xã; (ii) Chủ thể nào chịu trách nhiệm chính, những chủ thể nào có trách nhiệm phối hợp trong việc giải quyết các điểm ùn tắc giao thông trên địa bànThị xã; (iii) Chủ thể nào chịu trách nhiệm chính, những chủ thể nào có trách nhiệm phối hợp trong việc kiểm tra, x lý các sai phạm đối với các phương tiện quảng cáo ngoài trời và hoạt động quảng cáo rao vặt trên địa bàn Thị xã; (iv) Chủ thể nào chịu trách nhiệm chính, những chủ thể nào có trách nhiệm phối hợp trong khâu kiểm tra, x lý các trường hợp xả rác không đúng nơi quy định và tình hình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của các chủ thể kinh doanh dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thị xã Thuận An.

Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về trật tự đô thị

Dựa trên những hạn chế trong một số quy định của pháp luật liên quan đến QLNN về TTĐT đã nêu trong Chương 2, mục này kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN về TTĐT:

3.2.1.1 Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về trật tự xây dựng

Thứ nhất, cần bổ sung thêm quy định về nội dung giấy phép xây dựng nhà ở đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 vào Điều 90 Luật Xây dựng

2014 Theo đó, đối với các nhà ở thuộc khu vực có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng quy định tại điểm e khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng thì trong nội dung giấy phép xây dựng không bắt buộc phải có thông tin về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng.

Thứ hai, bổ sung vào khoản 1 Điều 30 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định x phạt chủ đầu tư hoặc bên thi công (nếu bên thi công thực hiện thi công xây dựng toàn bộ công trình, hoặc tuy không thi công xây dựng toàn bộ công trình nhưng có trách nhiệm che chắn, không để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh, để vật liệu xây dựng đúng nơi quy định) khi có hành vi thi công xây dựng không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không đúng nơi quy định.

Thứ ba, Luật Xây dựng 2014 cần bổ sung thêm quy định làm rõ sự khác biệt giữa quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Đồng thời, cũng cần bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 cho tất cả các khu vực được xác định là đất phi nông nghiệp tại các đô thị Theo đó, cần thống nhất quan điểm khi xây dựng quy định làm rõ nội dung của hai loại quy hoạch nêu trên như sau: (i) Nội dung quan trọng trong đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 là xác định mạng lưới đường và quy hoạch s dụng đất Quy hoạch s dụng đất phải chỉ ra được các ô phố với các chức năng s dụng khác nhau, trong đó thể hiện rất rõ các chỉ tiêu của ô phố như diện tích ô đất, mật độ xây dựng, hệ số s dụng đất, tầng cao tối đa, tầng cao tối thiểu, chỉ giới đường đỏ, sơ bộ xác định chỉ giới xây dựng (khoảng lùi) của công trình. Tức là tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan của đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 chỉ mang tính định hướng, gợi ý bởi vì ở giai đoạn này chưa có thiết kế cơ sở cho các công trình kiến trúc, cho nên chưa xác định thật cụ thểvà chính xác thiết kế của các công trình kiến trúc; (ii) Nội dung quan trọng trong đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 là những công trình có thiết kế cơ sở, có nghĩa là có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho một thiết kế công trình như hình dáng, mặt bẳng công trình với đầy đủ kích thước công trình, nội dung các phòng, các bộ phận của công trình, vị trí ra vào lối của công trình, từ đó xác định được mối quan hệ giữa công trình với các yếu tố bên ngoài như sân vườn, đường đi.

Thứ tư, Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BXD-BNV nên xây dựng một số tiêu chí liên quan đến diện tích, quy mô dân số, mật đô xây dựng tại các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để cho phép UBND quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập Đội quản lý TTXD (hoặc Đội quản lý TTĐT) trực thuộc Phòng QLĐT để thực hiện chức năng kiểm tra, phát hiện, ngặn chặn và x lý hoặc tham mưu cho người có thẩm quyền x lý kịp thời các sai phạm xảy ra trong hoạt động xây dựng trên địa bàn Nhân sự của Đội quản lý trật tự có thể được hình thành bằng việc giao kết hợp đồng lao động giữa UBND quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh với người lao động, lượng thỏa thuận, quỹ lương nằm trong dự toán ngân sách hàng năm của Phòng QLĐT, và có thể được đảm bảo một phần hoặc toàn bộ từ số tiền phạt trong lĩnh vực TTXD thu được hàng năm.

Thứ năm, nên s a đổi khoản 2 Điều 77 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP cho phù hợp với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 38 Luật X lý vi phạm hành chính 2012 Theo đó, Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ có thẩm quyền phạt tiền tối đa đến 50 triệu đồng trong lĩnh vực xây dựng.

3.2.1.2 Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ Thứ nhất, cần s a khoản 6 Điều 125 Luật x lý vi phạm hành chính 2012 theo hướng quy định đối với một số hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao, được phép tạm giữ hai loại giấy tờ là Giấy phép lái xe và giấy tờ của phương tiện vi phạm để hạn chế tình trạng người vi phạm bỏ giấy tờ, không đến thi hành quyết định x phạt Đồng thời cẩn s a khoản 9 Điều 125 Luật x lý vi phạm hành chính theo hướng khi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm cho việc x phạt trong lĩnh vực trật tự ATGT thì không phải lập biên bản riêng, thay vào đó chỉ cần ghi trong biên bản vi phạm hành chính Ngoài ra, Luật x lý vi phạm hành chính cũng cần bổ sung thêm quy định về tài liệu, trình tự, thủ tục chứng minh vi phạm hành chính.

Thứ hai, cần nghiên cứu để tăng mức x phạt tiền đối với hành vi chở hàng vượt trọng tải cho phép của các phương tiện vận tải đường bộ được quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP Theo đó, hiện nay mức phạt tối đa cho hành vi này bất kể khối lượng vượt trong tải cho phép là bao nhiêu chỉ là 12 triệu đồng Mức phạt này không đủ sức răn đe đối với người chủ và người điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà việc phát hiện các hành vi sai phạm là rất thấp do lực lượng chức năng quá mỏng về số lượng Cụ thể mức phạt nên được xác định dựa trên khối lượng hàng hóa vận chuyển vượt tải trọng cho phép, không khống chế mức tối đa như hiện nay.

3.2.1.3 Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về trật tự vỉa hè

Căn cứ vào thẩm quyền của mình, đồng thời căn cứ vào Luật Xây dựng 2014, Luật Giao thông đường bộ 2008, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/09/2013 của Chính phủ s a đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP UBND tỉnh Bình Dương cần ban hành một văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc quản lý và s dụng vỉa hè trên địa bàn tỉnh Bình Dường để làm cơ sở pháp lý cụ thể cho hoạt động quản lý trật tự vỉa hè tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Theo đó, nội dung của văn bản này cần có quan điểm thống nhất ở việc xác định các chức năng của vỉa hè Theo đó, vỉa hè nên có ít nhất 04 chức năng sau: (i) Chức năng đảm bảo ATGT cho người đi bộ; (ii) Không gian bố trí hệ thống cây xanh, hạ tầng kỹ thuật đô thị; (iii) Không gian sinh hoạt cộng đồng; (iv) Không gian diễn ra các hoạt động kinh tế Nếu chỉ hiểu đơn giản vỉa hè là không gian dành cho người đi bộ và lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật có thể sẽ tạo ra sự xung đột không đáng có trong xã hội Vì đặc thù vỉa hè ở các đô thị Việt Nam nói chung là hẹp và đô thị trên địa bàn Bình Dương cũng không phải là ngoại lệ, do đó cần xác thứ tự ưu tiên của các hoạt động trên vỉa hè, cụ thể thứ tự ưu tiên nên giảm dần như sau: (i) Người đi bộ; (ii) Lắp đặt hệ thống cây xanh và hạ tầng kỹ thuật; (iii) Để xe tự quản trước nhà; (iv) Trưng bày hàng hóa, bàn ghế phục vụ nhu cầu ăn, uống; (v) Hàng rong.

Các nội dung cụ thể của vấn đề quản lý và s dụng vỉa hè cần giải quyết bao gồm: Thứ nhất, xác định các đoạn đường được phép s dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông.

Theo đó, có nhiều tuyến đường có vỉa hè rộng nên có thể cho phép s dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông Làm như vậy sẽ đảm bảo sự hài hòa nhu cầu của nhiều đối tượng có nhu cầu s dụng vỉa hè UBND cấp huyện căn cứ vào hiện trạng s dụng, đặc thù, tính chất của đoạn đường và của khu vực, lưu lượng giao thông để xác định các tuyến đường cho phép, hạn chế theo giờ và cấm các hoạt động tạm thời trên vỉa hè Phân định rõ ràng khu vực s dụng tạm thời qua thiết kế, kẻ vạch.

Thứ hai, xác định không gian cho các hoạt động hàng rong Hàng rong hiện hoạt động tại nhiều tuyến đường và rõ ràng là đối tượng không thể loại bỏ Do đó, việc sắp xếp lại các hoạt động hàng rong để đảm bảo trật tự vỉa hè, lòng đường nhằm đảm bảo ATGT và cảnh quan đô thị là điều cần thiết Theo đó, UBND cấp huyện xác định những tuyến đường được kinh doanh hàng rong Những khu vực vỉa hè không đủ điều kiện bố trí hàng rong, có thể xem xét bố trí tại các không gian công cộng khác, cụ thể: (i) Đường giao thông có lưu lượng trung bình trong giờ cao điểm, có thể cấm xe cơ giới vào thời điểm nhất định và phân luồng giao thông qua tuyến khác; (ii) Chợ hiện hữu không vào giờ cao điểm có thể s dụng cho hàng rong theo điều kiện về thời gian; (iii) Không gian công cộng khác như sân chơi, công viên, vườn hoa, khu vực đất công còn trống quanh các khu công nghiệp hoặc các công ty có nhiều công nhân có thể chuyển thành khu vực hàng rong vào thời điểm cố định trong ngày.

Thứ ba, quy định việc trưng bày hàng hóa, bàn ăn trên vỉa hè Thực trạng hiện nay cho thấy việc trưng bày hàng hóa, bàn ăn trên vỉa hè là nhu cầu của các của hàng mặt tiền Việc trưng bày hàng hóa, biển quảng cáo trên vỉa hè trong trường hợp không cản trở người đi bộ sẽ giúp c a hàng tiếp cận khách hàng tốt hơn, giúp tăng doanh thu Bên cạnh đó còn làm sinh động cảnh quan đường phố Tuy nhiên, việc trưng bày hàng hóa, bàn ăn trên vỉa hè hiện rất lộn xộn, mất mỹ quan đường phố Do đó, cần có quy định cho việc trưng bày hàng hóa và bàn ăn trên vỉa hè để tạo cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát trật tự vỉa hè.

3.2.1.4 Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về trật tự quảng cáo ngoài trời Thứ nhất, cẩn s a đổi, bổ sung một số quy định hiện hành của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời Cụ thể:

Ngày đăng: 01/12/2023, 06:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w