1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh đắk lắk

109 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 204,03 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ (18)
    • 1.1. Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài (18)
    • 1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chất thải y tế (32)
    • 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về chất thải y tế (36)
    • 1.4. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về chất thải y tế (44)
    • 1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải y tế ở Việt Nam (48)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK (53)
    • 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (53)
    • 2.2. Thực trạng chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (57)
    • 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (64)
    • 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (75)
  • Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK (83)
    • 3.1. Quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về quản lý chất thải y tế (83)
    • 3.2. Định hướng, mục tiêu quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. .77 3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (86)
    • 3.4. Kiến nghị, đề xuất (99)
  • KẾT LUẬN (102)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (104)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ

Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài

1.1.1 Các khái niệm liên quan

Chất thải là những vật chất được thải bỏ sinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất, ăn uống, sinh hoạt của con người.

Tổ chức y tế thế giới định nghĩa chất thải y tế là tất cả các loại chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, bao gồm cả các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm và các hoạt động y tế tại nhà.

Trong Quy định quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế Việt Nam, chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường.

Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ phòng khám bác sĩ gia đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả; bệnh xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức); cơ sở y tế dự phòng; cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học.

Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm.

Chất thải y tế thông thường là những chất thải có chứa thành phần và tính chất tương tự như chất thải sinh hoạt, không chứa các chất độc hại, các tác nhân gây bệnh đối với con người và môi trường [10], [16].

1.1.1.2 Quản lý chất thải y tế

Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện.

- Phân định chất thải y tế: Chất thải y tế được phân định thành 03 nhóm: chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm và chất thải y tế thông thường Mỗi nhóm này bao gồm nhiều loại khác nhau để tiện cho việc phân loại và xử lý.

- Phân loại chất thải y tế: Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh; từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa; khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế; vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải.

- Thu gom chất thải y tế: là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế; chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế; tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế phải tuân theo quy định và phụ thuộc vào lượng chất thải lây nhiễm phát sinh ít hay nhiều Chất thải nguy hại không lây nhiễm và chất thải y tế thông thường cũng được thu gom riêng theo từng loại.

- Lưu giữ chất thải y tế: Cơ sở y tế bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế đáp ứng các yêu cầu sau: Cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế và bệnh viện phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định Cơ sở y tế không thuộc đối tượng quy định trên phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế thực hiện thống nhất theo quy định và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu giữ chất thải; có biểu tượng loại chất thải lưu giữ; dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống được sự xâm nhập của các loài động vật; dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu không có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất thải có tính ăn mòn Trường hợp lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ chất thải.

Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng trừ trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng.

Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm được quy định như sau: Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 2 ngày trong điều kiện bình thường Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8 0 C, thời gian lưu giữ tối đa là 7 ngày Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 5 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 3 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20 0 C và thời gian lưu giữ tối đa không quá 2 ngày.

- Giảm thiểu chất thải y tế: là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế Cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải y tế theo thứ tự ưu tiên: 1- Lắp đặt, sử dụng các thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên vật liệu phù hợp, bảo đảm hạn chế phát sinh chất thải y tế; 2- Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động y tế nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải y tế; 3- Quản lý và sử dụng vật tư hợp lý và hiệu quả.

- Vận chuyển chất thải y tế: là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại được thực hiện bằng các hình thức khác nhau theo quy định; phương tiện vận chuyển, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định Vận chuyển chất thải y tế thông thường thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý chất thải thông thường.

Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chất thải y tế

Một là, xuất phát từ ảnh hưởng của chất thải y tế đối với con người và môi trường

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì nhu cầu của con người về việc chăm sóc sức khỏe càng được chú trọng hơn Sự gia tăng về số lượng các bệnh viện và cơ sở y tế của Nhà nước và tư nhân, kéo theo khối lượng chất thải y tế ngày càng tăng vì xu thế sử dụng các sản phẩm chỉ dùng một lần Chất thải y tế là một trong những chất thải nguy hại vào bậc nhất, việc xử lý các loại chất thải này rất phức tạp và gặp rất nhiều khó khăn Đây thực sự là mối quan tâm, lo lắng không chỉ với ngành Y tế mà cả với người dân sống quanh khu vực bệnh viện.

Chất thải y tế nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, như lây bệnh qua đường máu, chấn thương do vết cắt, vết đâm và thông qua vết chấn thương để gây bệnh truyền nhiễm nếu trong chất thải có mầm bệnh viêm gan B, viêm gan C và virus HIV Việc quản lý chất thải y tế lây nhiễm không đúng cách có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh cho con người Chất thải y tế không được quản lý tốt có thể tác động xấu tới tất cả các khía cạnh của môi trường, đặc biệt là môi trường đất, nước, không khí Những nguy cơ môi trường này có thể tác động tới hệ sinh thái và sức khoẻ con người trong dài hạn.

Do đó cần phải tăng cường quản lý nhà nước về chất thải y tế để bảo vệ môi trường

Hai là, thực trạng quản lý chất thải y tế hiện nay

Theo Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế, cả nước hiện có hơn 13.640 cơ sở y tế; hằng ngày, các cơ sở này thải ra khoảng 450 tấn rác, trong đó có 47 tấn chất thải rắn nguy hại (chiếm tỷ lệ khoảng 15 - 20% trong tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh) và hơn 125.000m³ nước thải cần được xử lý đặc thù; ước tính đến năm 2020 lượng chất thải rắn y tế phát sinh khoảng 800 tấn/ngày; lượng khí thải hình thành không chủ đích từ hoạt động xử lý chất thải y tế vẫn chưa được kiểm soát Hiện mới có khoảng 60% bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn Nhu cầu đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế cho các bệnh viện công lập là rất lớn trong khi kinh phí đầu tư của nhà nước không đáp ứng được yêu cầu Như vậy, hằng ngày, hằng giờ vẫn còn lượng chất thải rất lớn từ các bệnh viện chưa được xử lý xả thải ra môi trường, là nguồn lây nhiễm bệnh tật nguy hiểm [53].

Thời gian qua, để hạn chế những tác động xấu từ chất thải y tế, nhiều nguồn lực đã được đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường y tế; mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt được một số kết quả nhất định, công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường của các cơ sở y tế vẫn còn những hạn chế, tồn tại: một số cơ sở y tế có hệ thống xử lý chất thải nhưng công tác vận hành, duy tu, bảo trì, bảo dưỡng còn khó khăn do thiếu kinh phí vận hành và thiếu cán bộ có chuyên môn kỹ thuật phù hợp để quản lý, trang thiết bị hỏng thường xuyên dẫn đến xử lý không hết các yếu tố nguy hại trong chất thải trước khi thải ra môi trường; bên cạnh đó công tác quản lý, chỉ đạo của người đứng đầu các cơ sở y tế chưa thực sự sát sao, có chỗ, có nơi còn buông lỏng, không quan tâm đúng mức đến vấn đề này; nhận thức của một bộ phận cán bộ trong ngành y tế về công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường chưa cao; đặc biệt các cơ sở y tế tư nhân còn trốn tránh nghĩa vụ xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động; các cơ sở khám chữa bệnh ở vùng sâu, vùng xa không đảm bảo về công tác bảo vệ môi trường; hệ thống xử lý nước thải của cơ sở y tế chưa đảm bảo; những hạn chế này là nguyên nhân khiến cho thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế còn gặp nhiều khó khăn, gây áp lực không nhỏ đối với môi trường.

Ba là, quan điểm của Đảng về quản lý chất thải y tế Đi kèm với sự phát triển kinh tế là nguy cơ về ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng Ô nhiễm môi trường là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và sức khỏe nhân dân Bảo vệ môi trường để hướng tới phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng hàng đầu mà Đảng đề ra Quan điểm của Đảng ta: Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người; Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, có tính đa ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân [1] Chú trọng quản lý chất thải y tế là một trong những nhiệm vụ phải thực hiện để phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước là phải chỉ đạo thực hiện theo đúng quan điểm cuả Đảng.

Bốn là, chức năng của nhà nước

Nhà nước sinh ra để quản lý xã hội Hai chức năng cơ bản: quản lý xã hội và cung ứng dịch vụ phục vụ cộng đồng.

Chức năng đối nội của nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện ở việc tập trung quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội, chủ yếu bằng pháp luật, chính sách, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến cơ sở Nhà nước xã hội chủ nghĩa quán triệt và thể chế hóa quan điểm, đường lối cách mạng, chủ trương lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thành Hiến pháp, pháp luật, pháp chế, chính sách, kế hoạch, biện pháp của nhà nước để chỉ đạo thực hiện thông qua quá trình hoạt động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trên mọi lĩnh vực.

Hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước mang tính quyền lực, nên các vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý, xử lý chất thải y tế cần thiết phải đề cao vai trò của Nhà nước.

Bản thân các cơ sở y tế không tự giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến chất thải y tế do vậy cần nhà nước tác động vào nhằm định hướng điều chỉnh, giải quyết những ách tắc, trở ngại trong quản lý chất thải y tế như:Kinh phí xử lý chất thải y tế, khung pháp lý để thực hiện quản lý chất thải y tế Với quyền lực của mình, Nhà nước can thiệp để xử lý sai phạm về quản lý chất thải y tế để không gây ảnh hưởng đến đời sống con người và chất lượng môi trường.

Như vậy, quản lý nhà nước về chất thải y tế giữ vai trò rất quan trọng và cần thiết Nhà nước cần có biện pháp tác động để điều chỉnh các quy định quản lý chất thải y tế sao cho phù hợp với quy định của các nước đang phát triển về môi trường trên thế giới, thông qua các quy định buộc mọi chủ thể khi tham gia hoạt động liên quan đến chất thải y tế (như phân loại, thu gom,vận chuyển, tái chế, xử lý, tiêu hủy, kiểm tra, giám sát ) phải theo đúng quy định của Nhà nước.

Nội dung quản lý nhà nước về chất thải y tế

1.3.1 Ban hành và thực thi các văn bản pháp luật, chính sách về quản lý chất thải y tế

Ban hành pháp luật, chính sách về quản lý chất thải y tế tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước về chất thải y tế ở các cấp quản lý các hoạt động liên quan đến chất thải y tế và buộc các cơ quan, tổ chức, các cơ sở y tế và người dân phải chấp hành.

Hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành nhằm chỉ đạo toàn diện, thống nhất hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế trên phạm vi cả nước; kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các hoạt động vi phạm về quản lý chất thải y tế.

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chất thải y tế đã được ban hành:

- Luật bảo vệ môi trường năm 2014, có quy định về bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế tại Điều 72 [27];

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường [11];

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường [12];

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường [13];

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; có quy định quản lý chất thải từ hoạt động y tế tại Điều 49 [14];

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT, ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường [5];

- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc quản lý chất thải y tế [10];

- Thông tư số 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 của Bộ Y tế quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện [6] ;

- Thông tư Liên tịch số 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT ngày 22/12/2014 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về quản lý chất thải y tế đối với cơ sở y tế [7];

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại; có quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại tại Điều 23 [4]…

Trên đây là những cơ sở pháp lý quan trọng nhất để quản lý chất thải y tế trong giai đoạn hiện nay Trong quá trình phát triển của xã hội cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về quản lý chất thải y tế; cần tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn để đưa pháp luật về quản lý chất thải y tế vào cuộc sống.

1.3.2 Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đăng ký và cấp sổ chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại, công tác quan trắc môi trường bệnh viện Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về chất thải y tế có thể nắm bắt toàn bộ quy trình xử lý chất thải y tế của các cơ sở y tế thông qua việc lập hồ sơ, báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền.

Cơ quan quản lý nhà nước về chất thải y tế quản lý hoạt động và các hồ sơ, báo cáo, hợp đồng, chứng từ của các chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại trong phạm vi địa phương mình (kể cả chủ nguồn thải được miễn thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại); cập nhật cơ sở dữ liệu về chất thải y tế nguy hại và triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại trực tuyến tại địa phương; tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử trong quá trình đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

Căn cứ pháp lý liên quan đến việc đăng ký và cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại:

- Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải lập hồ sơ về chất thải nguy hại và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, để được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại); trường hợp chủ nguồn thải có giới hạn về số lượng phát sinh, loại hình và thời gian hoạt động thì không phải thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mà tích hợp trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại.

- Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ;nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ thì thông báo cho chủ nguồn thải chất thải nguy hại để hoàn thiện hồ sơ; nếu nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo thời gian quy định.

Quá trình đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại chỉ thực hiện một lần tại thời điểm bắt đầu phát sinh chất thải nguy hại Sổ đăng ký được cấp chỉ được cấp lại trong trường hợp thay đổi tên chủ nguồn thải, địa chỉ hoặc phương án quản lý chất thải nguy hại Sau khi được cấp sổ đăng ký, thông tin về chất thải nguy hại được cập nhật thông qua các báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ.

Quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về chất thải y tế theo dõi có hệ thống về diễn biến số lượng, thành phần, mức độ nguy hại của chất thải rắn y tế, khí thải lò đốt chất thải rắn y tế, nước thải y tế tại bệnh viện.

Sở Y tế có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác quan trắc môi trường bệnh viện trên địa bàn tỉnh; Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường bệnh viện trên địa bàn tỉnh theo quy định

1.3.3 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch quản lý chất thải y tế

Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về chất thải y tế

1.4.1 Quan điểm, đường lối của Đảng Ở Việt Nam, Điều 4 của Hiến Pháp năm 2013 đã ghi: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội [26].

"Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ" là quy tắc hay công thức chính trị tổng quát của xã hội ta trên con đường xây dựng một xã hội dân chủ, lấy dân chủ làm mục tiêu và động lực của phát triển. Đảng đưa ra các nghị quyết, chỉ thị có liên quan tới các hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế Trong các văn bản này, Đảng luôn coi công tác bảo vệ môi trường là quan trọng hàng đầu, vì vậy hệ thống quản lý nhà nước về chất thải y tế được hỗ trợ từ mọi yếu tố giúp quản lý nhà nước đi theo định hướng, theo kế hoạch.

1.4.2 Chính sách, pháp luật của Nhà nước

Pháp luật, chính sách là những công cụ cơ bản Nhà nước sử dụng để thực hiện chức năng quản lý đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và quản lý nhà nước về chất thải y tế nói riêng Hệ thống pháp luật sẽ đảm bảo cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, kỷ cương, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả Muốn vậy đòi hỏi các quy phạm phải đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ, tránh chồng chéo, mâu thuẫn Vì vậy, hệ thống pháp luật , các chính sách liên quan đến quản lý chất thải y tế sẽ có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chất thải y tế.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện, đồng bộ và thống nhất là bảo đảm về mặt pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý nhà nước về chất thải y tế Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý nhà nước về chất thải y tế Chẳng hạn, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý nhà nước về chất thải y tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý chất thải y tế Chỉ trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa thành văn bản quy phạm pháp luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về chất thải y tế.

Việc hoạch định và thực thi các chính sách phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, phù hợp với thực tiễn khách quan sẽ đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế càng hiệu quả Thực tế đã minh chứng, quốc gia nào có hệ thống chính sách, pháp luật càng rõ ràng, càng minh bạch thì các hoạt động trong nội tại của quốc gia đó càng chính xác Hệ thống chính sách pháp luật nhà nước về quản lý chất thải y tế càng rõ ràng, chi tiết thì việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế mới thực sự có hiệu quả.

1.4.3 Nguồn lực tài chính để thực hiện quản lý chất thải y tế

Tài chính là nguồn lực quan trọng để thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế Tuy nhiên, thực tế hiện nay nguồn tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải y tế nói riêng chưa được Nhà nước quan tâm đúng mức Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý chất thải y tế còn ít; nhiều đơn vị không đủ lực xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý nước thải, khu lưu giữ chất thải rắn Mặt khác, đầu tư cho vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải; mua hóa chất, vật tư làm sạch môi trường, mua sắm trang thiết bị, phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tiêu hủy chất thải rắn y tế cũng cần kinh phí tương đối lớn, tạo áp lực không nhỏ lên các cơ sở y tế.

Nguồn tài chính hạn chế sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về chất thải y tế Do đó, để đáp ứng các yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước về chất thải y tế Nhà nước cần hình thành cơ chế hợp lý để huy động nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và xử lý các chất thải y tế theo hướng kết hợp tăng chi từ ngân sách với đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường bao gồm cả ưu tiên vay vốn ưu đãi, huy động tài trợ không hoàn lại và các nguồn lực trong xã hội.

1.4.4 Năng lực cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế

Nguồn nhân lực là nguồn lực cốt lõi đóng vai trò quyết định đến hiệu quả thực hiện chức năng quản lý nhà nước Đối với lĩnh vực quản lý chất thải y tế, năng lực, đạo đức và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo thực thi hiệu quả các chính sách, quy định liên quan.

Vì vậy, năng lực của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế là một trong những yếu tố quan trọng chi phối quá trình quản lý nhà nước và xử lý những hành vi vi phạm về chất thải y tế Vì vậy, việc tuyển dụng, đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý là khâu hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định, góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế. Đội ngũ cán bộ quản lý phải có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ giỏi, có lòng yêu nghề, nắm vững các văn bản quy định của luật Để nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, cần làm tốt công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ quản lý, gắn với từng chức danh công việc, vị trí việc làm Đội ngũ cán bộ quản lý cần được xây dựng theo phương châm có năng lực, tinh thông nghiệp vụ, không cần nhiều.

1.4.5 Ý thức, trách nhiệm của các cơ sở y tế

Thực hiện quản lý nhà nước về chất thải y tế là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tuy nhiên, ý thức và trách nhiệm của các cơ sở y tế còn hạn chế, khiến cho mục tiêu và hiệu quả quản lý nhà nước khó đạt được.

Theo Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2014, các cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường như: Thu gom, xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn; thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra; chất thải y tế phải được xử lý sơ bộ loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy tập trung; xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường [27]. Ý thức, trách nhiệm của các cơ sở y tế trong việc thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường nêu trên là yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về chất thải y tế;nếu ý thức, trách nhiệm của các cơ sở y tế kém thì hoạt động quản lý nhà nước sẽ không giải quyết được triệt để các vấn đề về môi trường do chất thải y tế gây ra Vì vậy việc tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ sở y tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải y tế.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải y tế ở Việt Nam

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải y tế ở thành phố

Năm 2010, TP.HCM tiên phong triển khai xã hội hóa xử lý nước thải y tế với sự tham gia của các bệnh viện công và đơn vị tư nhân Trạm xử lý đặt tại khuôn viên bệnh viện, phía công chịu phí xử lý theo tháng còn toàn bộ hoạt động vận hành, bảo trì, kiểm định thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân Sau 10 năm khai thác, doanh nghiệp sẽ chuyển giao trạm xử lý với đầy đủ thiết bị và công nghệ cho bệnh viện tiếp tục sử dụng.

Hiện nay, một số cơ sở y tế thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang thực hiện mô hình Đối tác công tư (PPP - Public Private Partnership) trong xử lý chất thải y tế (trên cơ sở Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư) Đối với xử lý nước thải y tế một số bệnh viện triển khai Dự án BOT (đầu tư - vận hành - chuyển giao) Đối với hoạt động xử lý chất thải rắn nguy hại, hầu hết cơ sở y tế kể cả công lẫn tư đều ký hợp đồng thu gom - vận chuyển - xử lý với với Công ty TNHH MTVMôi trường Đô thị thành phố Hồ Chí Minh, vốn là đơn vị cung ứng dịch vụ công Nói cách khác, đối với hoạt động xử lý chất thải rắn trong lĩnh vực y tế tại thành phố Hồ Chí Minh , PPP được áp dụng đa chiều, vừa có công - công vừa có tư - công (bệnh viện tư - dịch vụ công). Áp dụng mô hình hợp tác công tư trong xử lý chất thải y tế mang lại nhiều lợi ích: Một là, hiệu quả, chất lượng xử lý chất thải y tế luôn được tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành, đặc biệt là nước thải luôn đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường Hai là, bệnh viện triển khai theo PPP luôn được đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia, không có xung đột lợi ích Đảm bảo nguyên tắc cùng có lợi Ba là, tiết kiệm nguồn nhân lực cho bệnh viện (dư từ 01-02 biên chế), tạo điều kiện tuyển nhân sự chuyên môn để nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh Bốn là, cơ chế tài chính của dự án đầu tư theo hình thức PPP tại bệnh viện giúp giảm gánh nặng đầu tư ban đầu cho các bệnh viện và chi trả cho nhà đầu tư chi phí vận hành hàng tháng trong giới hạn cho phép của ngân sách Năm là, nhà đầu tư không chỉ cung ứng vốn, mà còn chuyển giao các phát minh, các công nghệ mới, cũng như kỹ năng quản trị tốt Sáu là, có sự gắn kết chặt chẽ giữa thiết kế, thi công với trách nhiệm vận hành quản lý công trình trong suốt vòng đời dự án Do đó, các nhà đầu tư sẽ phải tính toán để tối ưu hóa ngay từ khâu thiết kế, xây dựng để đảm bảo việc vận hành cho hiệu quả cao nhất Bảy là, có sự khai thác tốt hơn các tài sản trực tiếp và thứ cấp của dự án Tám là, việc tính toán chi phí đầu tư trong dự án PPP được tính cho cả vòng đời dự án (bao gồm cả xây dựng và vận hành) Trong các dự án PPP, mọi rủi ro của dự án được xác định trước.Điều này giúp giảm chi phí quản lý rủi ro cũng như làm tăng hiệu quả tổng thể toàn dự án Hợp tác xử lý chất thải y tế giữa bệnh viện công và công ty tư nhân không chỉ giúp hai bên trực tiếp hưởng lợi mà còn giúp cộng đồng, bên thứ ba, gián tiếp hưởng nhiều lợi ích [46], [49].

1.5.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải y tế ở thành phố Đà Nẵng

Thực hiện đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” đến năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã yêu cầu tất cả các cơ sở y tế phải ký hợp đồng với Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng để thu gom, vận chuyển và đốt rác tập trung tại Bãi rác Hiện nay, công ty cổ phần Môi trường Đô thị Đà Nẵng đã ký hợp đồng với tất cả các bệnh viện từ tuyến Trung ương đến các trung tâm y tế quận, huyện, bệnh viện tư nhân, cứ 2 ngày thu gom một lần, sau đó vận chuyển bằng xe đông lạnh lên Bãi rác để đốt.

Việc thu gom, quản lý rác thải y tế được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT của Bộ Tài nguyên - Môi trường và Bộ

Ngành y tế phải có các quy định chặt chẽ về xử lý chất thải Nếu cơ sở y tế không tuân thủ phân loại giữa rác thải nguy hại và rác thải sinh hoạt sẽ bị bên thu gom, xử lý tính mức giá cao hơn Các phòng khám tư nhân cũng bắt buộc ký hợp đồng với đơn vị thu gom, xử lý chất thải nguy hại Mặc dù lượng chất thải tại những đơn vị này không lớn nhưng việc ký hợp đồng này giúp ngăn chặn tình trạng xả thải nguy hại ra môi trường.

Ngành Y tế Đà Nẵng luôn chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về quản lý chất thải y tế cho cán bộ, nhân viên trong và ngoài ngành Từ đó, vấn đề chất thải y tế được quản lý chặt chẽ, góp phần tạo nên môi trường trong sạch, nâng cao chất lượng sống cho người dân Nội dung đào tạo, tập huấn chủ yếu về cách phân loại chất thải tại nguồn, cách vận chuyển, thu gom như thế nào để an toàn, hợp lý; cách xử lý rác thải đúng quy trình.

Sở Y tế đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn thành phố tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế cho các cán bộ y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức, phổ biến thông tin về quản lý, xử lý chất thải y tế, những tác hại do chất thải y tế gây nên bằng áp phích, tờ rơi, hình ảnh theo từng nhóm đối tượng khác nhau.

Bên cạnh đó, Sở Y tế đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường,

Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại khác. Các bệnh viện trên địa bàn đã tổ chức tốt các việc phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn theo quy định của Bộ Y tế Tất các các cơ sở khám chữa bệnh đã hợp đồng với các Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng thực hiện vận chuyển và xử lý chất thải rắn [44], [46], [49], [51].

1.5.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải y tế ở tỉnh Cao Bằng

Từ tháng 3/2015, Dự án Vie27 do Chính phủ Luxemboug tài trợ đã triển khai mô hình mới trong xử lý chất thải y tế cho một số tỉnh miền núi Mô hình công nghệ “xanh” thay vì sử dụng phương pháp đốt trong các lò cao đã thực hiện xử lý chất thải rắn bằng lò vi sóng hoặc máy hấp ướt, không gây ô nhiễm môi trường.

Với dự án này, Cao Bằng là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện áp dụng công nghệ không đốt trong xử lý rác thải y tế ở tuyến huyện và tuyến xã Giá thành của thiết bị này cũng không quá cao, phù hợp với khả năng của địa phương Sở Y tế tỉnh đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét triển khai trang bị thùng chứa đặc chủng cho các trạm y tế tại các xã trong vùng dự án để phục vụ việc thu gom và chở về điểm xử lý rác không đốt cụm xã [50].

1.5.4 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk

Từ thực tiễn quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk như sau:

Sự quyết liệt, quan tâm, chỉ đạo cương quyết của lãnh đạo, sự đồng thuận, vào cuộc của các cấp, ngành là yếu tố quyết định cho sự hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế.

Hai là, vận dụng linh hoạt chủ trương xã hội hóa của Chính phủ, triển khai thực hiện mô hình hợp tác công tư (PPP - Public Private Partnership) trong xử lý chất thải y tế nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề xử lý chất thải y tế.

Ba là, chú trọng nâng cao nhận thức của những đối tượng có liên quan đến quản lý nhà nước về chất thải y tế Phải tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức đến toàn thể cán bộ, công chức, doanh nghiệp và người dân góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất thải y tế.

Bốn là, huy động nguồn vốn đầu tư để triển khai mô hình công nghệ

“xanh” trong xử lý rác thải y tế ở tuyến huyện và tuyến xã.

Chương 1 của Luận văn đã khái quát được các nội dung cơ bản về chất thải y tế, quản lý chất thải y tế để từ đó đưa ra khái niệm quản lý nhà nước về chất thải y tế; đồng thời, tập trung nghiên cứu, phân tích các nội dung và những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về chất thải y tế, kinh nghiệm quản lý nhà nước về chất thải y tế ở Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk, làm cơ sở lý luận trong việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107o28'57" đến 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" đến 13o25'06" độ vĩ Bắc, có độ cao trung bình 400 - 800m so với mặt nước biển, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia, có hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Nam bộ và cả nước.

Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên rộng lớn, vào khoảng 13.125,37 km2 và dân số tính đến năm 2016 là hơn 1,87 triệu người Đắk Lắk có sự đa dạng về dân tộc với 47 dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa số với gần 70%, còn lại là các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng, chiếm hơn 30% Đặc điểm phân bổ dân cư là chủ yếu ở nông thôn (75,6%), chỉ một phần nhỏ sinh sống ở đô thị (24,4%) Mật độ dân số trung bình của Đắk Lắk tương đối thấp.

Dân cư Dak Lak phân bố không đồng đều với mật độ 142 người/km2, tập trung ở thành phố Buôn Ma Thuột (954 người/km2), các thị trấn huyện lỵ, dọc các trục quốc lộ 14, 26, 27 như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Cư Kuin (khoảng 250-300 người/km2).

147 - 367 người/km 2 ) Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M’Drắk, Ea H'leo,… (dưới 100 người/km 2 ) Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái. Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện), với tổng số 184 đơn vị hành chính cấp xã (gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn) Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống,mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai, v.v… với những lễ hội cồng chiêng,đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; Các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; Các bản trường ca TâyNguyên là những sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá, trong đóKhông gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk. Địa hình của tỉnh rất đa dạng: nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc.

Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà Nhìn chung khí hậu khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần theo độ cao: vùng dưới 300 m quanh năm nắng nóng, từ 400

- 800 m khí hậu nóng ẩm và trên 800 m khí hậu mát Khí hậu có 02 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.

Tỉnh Đắk Lắk sở hữu diện tích đất tự nhiên rộng lớn là 13.085 km2, một trong những tài nguyên lớn mà thiên nhiên ưu ái ban tặng Đất ở Đắk Lắk chủ yếu thuộc các nhóm đất xám, đất đỏ bazan, đất phù sa, đất gley và đất đen Khí hậu - thủy văn cùng với ba hệ thống sông ngòi Srepok, Ba và Đồng Nai phân bố đều trên địa bàn, cùng hàng trăm hồ chứa và 833 suối dài hơn 10 km, đã tạo nên cho Đắk Lắk một mạng lưới sông hồ dày đặc.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong 9 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát triển, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu về cơ bản có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm xã hội ước đạt 26.406 tỷ đồng,bằng 55,12% kế hoạch, tăng 6,79% so với cùng kỳ 2016; nông, lâm, thủy sản ước đạt 27,49%; công nghiệp xây dựng ước đạt 22,1%, dịch vụ ước đạt 47,85% Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 16.378 tỷ đồng, bằng 82,76% kế hoạch, tăng 34,99% so với cùng kỳ Kim ngạch xuất khẩu ước đạt

490 triệu USD, bằng 85,96% kế hoạch tăng 27,3% so với cùng kỳ; Kim ngạch nhập khẩu ước 37 triệu USD, đạt 308,3% kế hoạch, tăng 320,35 so với cùng kỳ Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước thực hiện trên 3.541 tỷ đồng, bằng 87,96% dự toán Trung ương giao và bằng 78,69% dự toán Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 27,6% so với cùng kỳ Công tác đối ngoại, thu hút đầu tư có nhiều đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm, đã xúc tiến thu hút được 48 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 3.033 tỷ đồng, tăng 3 dự án và tăng 2,4 lần vốn đầu tư so với cùng kỳ 2016; Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng cơ bản được thực hiện đúng quy định; Công tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh được chú trọng; Các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được quan tâm triển khai; chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao; Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện; Trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng được giữ vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn, đó là: Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp đôi lúc còn chưa thật sự đồng bộ, chặt chẽ; một số cơ quan, đơn vị chưa kịp thời phản ánh, tham mưu đề xuất giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh Công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng ở một số cơ quan, đơn vị còn thực hiện chưa tốt Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn Đối với công tác quản lý đất đai,khai thác tài nguyên và môi trường qua phản ánh của cử tri tình hình khai thác lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương, hoạt động khai thác khoáng sản, cát, sỏi, đá thiếu kiểm soát đang từng ngày phá hủy cảnh quan môi trường, gây sạt lở bờ sông, suối, làm xuống cấp hạ tầng giao thông, gây ô nhiễm môi trường; công tác xử lý rác thải tại một số nơi chưa tốt, kém hiệu quả gây bức xúc trong nhân dân [44]. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội như trên chưa tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi về nguồn lực tài chính cho công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh; dân cư đa dạng, mức độ tập trung đông ở đô thị cũng là những trở ngại cho công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế ở các cơ sở y tế của tỉnh Với đặc thù của miền núi, cũng như đặc thù ngành y tế, nếu áp dụng mô hình xử lý chất thải y tế tập trung cho cả tỉnh sẽ khó khăn bởi những khó khăn về địa điểm, lựa chọn nhà đầu tư, thủ tục cấp và giao đất và đặc biệt vận chuyển chất thải từ các huyện quá xa dẫn tới chi phí vận chuyển cao, giá thành thu gom, vận chuyển xử lý lớn, khó có thể thực hiện,chưa kể đến các nguy cơ phát tán mầm bệnh nguy hiểm ra cộng đồng khi thực hiện vận chuyển quá xa.

Thực trạng chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.2.1 Tổng quan về các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay có 24 bệnh viện, gồm:

- 01 Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh (BVĐK tỉnh Đắk Lắk);

- 04 Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện tâm thần Đắk Lắk, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk và Bệnh viện Mắt Đắk Lắk);

- 01 Bệnh viện đa khoa khu vực (BVĐK khu vực 333);

- 03 Bệnh viện đa khoa tư nhân (BVĐK Thiện Hạnh, Bệnh viện Mắt Tây Nguyên và BVĐK Cao Nguyên);

- 01 Bệnh viện trực thuộc Đại học Tây Nguyên (Bệnh viện Đại học TâyNguyên);

- 14 bệnh viện tuyến huyện/thị xã/thành phố Sau năm 2017 sẽ có thêm

- Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên;

- Tuyến tỉnh: Có 08 Trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh (Trung tâm Kiểm nghiệm Dược - Mỹ phẩm, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Da liễu, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm giám định Y khoa, Trung tâm phòng chống Sốt rét -

Trung tâm Y tế dự phòng, các chi cục liên quan (Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, An toàn vệ sinh thực phẩm) và các đơn vị y tế dự phòng tuyến dưới tăng cường hợp tác, tận dụng mọi nguồn lực có thể để nâng cao chất lượng giám sát, phòng chống dịch bệnh do ký sinh trùng, côn trùng truyền.

- Tuyến huyện có 15 Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố;

- Tuyến xã có 184 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và 294 cơ sở hành nghề y tế tư nhân khác (Phòng khám tư nhân) [41].

Phần lớn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đều có vị trí tương đối gần so với trung tâm tỉnh (≤ 30 km), địa hình bằng phẳng, giao thông tốt, thuận lợi cho việc vận chuyển và xử lý chất thải y tế tập trung hoặc theo cụm bệnh viện Chỉ có một số bệnh viện do nằm khá xa so với trung tâm tỉnh (≥ 50 km), địa hình gập ghềnh đi lại khó khăn, đường xá chưa được cải thiện nên khó khăn trong việc xử lý tập trung.

2.2.2 Hiện trạng phát sinh chất thải y tế và thực trạng thu gom, xử lý chất thải y tế

Lượng chất thải y tế thải ra từ các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng hằng năm, phụ thuộc vào số giường bệnh và thời điểm dịch bệnh Trong giai đoạn 2011-2016, khi số giường bệnh liên tục tăng, lượng chất thải y tế cũng tăng theo Ngoài ra, khi có dịch bệnh bùng phát, lượng chất thải y tế cũng có xu hướng tăng cao đột biến.

Bảng 2.1: Sự gia tăng chất thải y tế theo thời gian trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại

Khối lượng chất thải rắn y tế thông thường (tấn)

"Nguồn: Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk”

Toàn tỉnh hiện nay có khoảng 234 cơ sở y tế (không tính 294 cơ sở hành nghề y tế tư nhân - phòng khám tư nhân) với 4.953 giường bệnh Theo số liệu tổng hợp của Sở Y tế trung bình 1 ngày các cơ sở y tế trên địa bàn thải ra khoảng 1.022 kg chất thải rắn nguy hại (trong đó 896 kg chất thải lây nhiễm, 89 kg chất thải hóa học, 25 kg chất thải phóng xạ, 12 kg bình chứa áp suất) và 5.400 kg chất thải rắn thông thường (rác sinh hoạt) Mức độ phát sinh chất thải y tế trung bình cả tỉnh khoảng 1,3 kg/giường bệnh/ngày Đặc biệt chú trọng tới lượng chất thải lây nhiễm, đây là lượng chất thải chứa nhiều vi khuẩn vi rút gây bệnh, nguy cơ cao trong quá trình lan truyền dịch bệnh ra môi trường xã hội, hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu áp dụng biện pháp xử lý bằng lò đốt 1 buồng, lò đốt 2 buồng, các lò đốt sử dụng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm thứ cấp, tốn nhiên liệu, khó kiểm soát…chất lượng khí thải, đặc biệt các chỉ tiêu Đioxin, Furan là các chất gây quái thai ung thư phát sinh từ các lò đốt chất thải y tế khi tiêu hủy nhựa halogen hữu cơ.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-

2015, công tác phân loại và thu gom rác thải tại các Bệnh viện và Trung tâm

Để nâng cao chất lượng y tế, công tác xử lý chất thải y tế được thực hiện chủ yếu tại các khoa phòng, nơi phát sinh chất thải và phân loại trực tiếp vào các hộp đựng có màu khác nhau ngay từ khi thu gom Việc phân loại này giúp thuận tiện cho quá trình xử lý chất thải, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường y tế.

Hầu hết chất thải rắn y tế đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác với các loại chất thải rắn khác Chất thải rắn y tế phát sinh từ các hoạt động chủ yếu sau:

+ Chất thải sinh hoạt: Các chất thải ra từ nhà bếp, các khu nhà hành chính, các loại bao gói, chất thải rắn sinh hoạt từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

+ Chất thải chứa các vi trùng gây bệnh: Các phế thải từ phẫu thuật, các cơ quan nội tạng của người sau khi mổ, xét nghiệm, các gạc bông lẫn máu của bệnh nhân.

+ Các chất thải đặc biệt: Các chất thải như các chất thải phóng xạ, các chất thải từ các khoa khám, chữa bệnh.

Rác thải được thu gom hàng ngày, bao bì và hộp chứa được thiết kế theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, xây dựng kho chứa lưu chất thải gần lò đốt rác Với chất thải y tế nguy hại được đốt tiêu hủy tại bệnh viện sau không quá 48 giờ lưu trữ, rác thải thông thường được thu gom theo hệ thống thu gom rác thải công cộng. Để quản lý tốt chất thải y tế tất cả các bệnh viện và Trung tâm Y tế trên địa bàn tỉnh đã thành lập khoa phòng chống nhiễm khuẩn, ngoài ra công tác đào tạo kỹ năng quản lý môi trường cho cán bộ, nhân viên y tế được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng.

Việc trang bị và vận hành lò đốt rác thải y tế nguy hại, hấp tiệt trùng bằng hơi nước được thực hiện hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện Các trạm xá tại các xã, phường rác thải y tế vẫn chưa được phân loại, xử lý mà chỉ đốt hoặc chôn lấp chưa hợp vệ sinh [40], [44].

Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số 362/QĐ- UBND ngày 20/02/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk:

Công tác thu gom và phân loại chất thải rắn y tế nguy hại nhìn chung được thực hiện theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, một số cơ sở y tế vẫn còn thiếu hụt hoặc sử dụng không đúng loại túi nilon, hộp an toàn để thu gom chất thải Ngoài ra, tình trạng để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường hoặc các loại chất thải nguy hại khác vẫn còn xảy ra ở một số cơ sở Các vấn đề này cần được khắc phục để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe cộng đồng.

- Năng lực xử lý chất thải rắn y tế nguy hại: 20 bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh áp dụng mô hình xử lý tại chỗ bằng công nghệ hấp tiệt trùng bằng hơi nước, lò đốt 2 buồng, lò đốt 1 buồng; trong đó 05 bệnh viện có hệ thống xử lý bằng lò đốt đã xuống cấp và đang đầu tư hệ thống mới, 12 bệnh viện có hệ thống xử lý bằng lò đốt đang vận hành; 03 bệnh viện xử lý chất thải bằng công nghệ hấp tiệt trùng bằng hơi nước [41].

Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.3.1 Ban hành và triển khai thực hiện theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về quản lý chất thải y tế

Thực hiện các quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý chất thải y tế, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở ngành có liên quan đã xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo thực hiện pháp luật về quản lý chất thải y tế trên địa bàn, cụ thể:

- Chỉ thị số 02/2011/CT-UBND ngày 14/01/2011 về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; chỉ đạo Sở Y tế tăng cường công tác kiểm tra việc đầu tư xây dựng hệ thống nước thải y tế của các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; phối hợp với

Sở Tài nguyên và Môi trường và Công an tỉnh xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm môi trường; tổ chức khảo sát, kiểm tra thực trạng để tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị với các Bộ, ngành liên quan có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải y tế của các cơ sở y tế theo đúng quy định của pháp luật [35];

- Công văn số 8223/UBND - NNMT ngày 06/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1788/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “về phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020”;

- Công văn số 9282/UBND - NNMT ngày 12/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường đối với các bệnh viện trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 1649/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch Quản lý chất thải y tế giai đoạn 2015 - 2020 tỉnh Đắk Lắk [39];

- Công văn số 5019/UBND-VHXH ngày 18/7/2014, Công văn số 2826/UBND-VHXH ngày 27/4/2015 giao Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị, địa phương của tỉnh triển khai thực hiện các nội dung yêu cầu của Bộ Y tế tại Công văn số 4338/BYT-MT ngày 04/7/2014, Công văn số 2206/BYT-MT ngày 08/4/2015 về tăng cường quản lý chất thải y tế trong bệnh viện [37];

- Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 25/6/2016 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó có nội dung chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý chất thải y tế trong các cơ sở y tế và các tổ chức, cá nhân hành nghề y dược tư nhân; chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải y tế của các cơ sở y tế; triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực xử lý nước thải y tế; tăng cường công tác kiểm tra việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế, chất thải y tế của các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường [38];

Quyết định 362/QĐ-UBND ban hành ngày 20/02/2017 nhằm triển khai quản lý chất thải y tế nguy hại theo quy định pháp luật, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ sở y tế Chất thải y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom riêng tại nguồn phát sinh Các cơ sở y tế phải tận dụng tối đa các công trình xử lý có sẵn để thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải Các phương tiện, thiết bị sử dụng trong quá trình này phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

- Kế hoạch số 6434/KH-UBND ngày 16/8/2017 truyền thông về quản lý chất thải y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2017 - 2021 với mục tiêu chung là nâng cao nhận thức và tăng cường thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế và xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp [42].

- Và nhiều văn bản khác về kinh phí đầu tư dự án hệ thống xử lý chất thải y tế; về lưu trữ chất thải y tế…

Trên cơ sở chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế và Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp ban hành các văn bản hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế:

- Công văn số 91/SYT - KHNVY ngày 12/02/2014 của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk về việc xử lý ô nhiễm môi trường tại các bệnh viện;

- Công văn số 969/SYT - KHNVY ngày 19/11/2014 của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk về việc báo cáo công tác xử lý ô nhiễm môi trường tại các bệnh viện;

- Công văn số 1379/STNMT - BVMT ngày 19/02/2013 về việc triển khai Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Công văn số 1380/STNMT - BVMT ngày 19/12/2014 về việc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và triển khai thực hiện Quyết định số 1788/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Định kỳ hằng năm, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Bộ Y tế.

Mỗi năm Sở Y tế đều tổ chức 1-2 lớp tập huấn để phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải y tế cho các bệnh viện và các trung tâm y tế trên địa bàn; chỉ đạo triển khai dán áp phích tại các bệnh viện và các Trung tâm y tế trên địa bàn để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải y tế.

2.3.2 Hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đăng ký và cấp sổ chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại, công tác quan trắc môi trường bệnh viện

Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai hướng dẫn đăng ký và cấp

Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho 26 cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; quản lý hoạt động và các hồ sơ, báo cáo, hợp đồng, chứng từ của các chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại (kể cả chủ nguồn thải miễn thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại); cập nhật cơ sở dữ liệu về chất thải y tế nguy hại, và tổng hợp báo cáo khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Thực hiện Thông tư số 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 của Bộ Y tế quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám, chữa bệnh của bệnh viện; Sở Y tế quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác quan trắc môi trường bệnh viện trên địa bàn tỉnh; hàng năm, đều tổng hợp kết quả quan trắc môi trường bệnh viện (02 lần) báo cáo về Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế Đến nay, về cơ bản các bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc quan trắc môi trường định kỳ theo quy định Tuy nhiên, phần lớn kết quả quan trắc về khí thải không đạt theo quy định do sử dụng công nghệ đốt trong xử lý chất thải y tế; các cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng không thực hiện quan trắc môi trường định kỳ về nước thải do không có hệ thống xử lý nước thải.

2.3.3 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch quản lý chất thải y tế

Triển khai thực hiện Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 -

Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh đã được chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã đạt được những kết quả:

- Đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo thực hiện pháp luật về quản lý chất thải y tế trên địa bàn.

- Hàng năm, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý chất thải tại các bệnh viện và trung tâm y tế đã được tập huấn, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chất thải y tế.

Các bệnh viện và cơ sở y tế lớn đã làm thủ tục đăng ký chủ nguồn thải (chất thải y tế nguy hại) theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại, được ban hành ngày 30/6/2015.

- Về cơ bản, các bệnh viện đã thực hiện phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải y tế theo quy định; đã thực hiện việc giám sát môi trường, quan trắc môi trường định kỳ theo quy định.

- Nguồn lực tài chính và các điều kiện cần thiết cho quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện được bảo đảm ngày càng tốt hơn Hệ thống xử lý chất thải y tế đã và đang được đầu tư cơ bản ở các bệnh viện.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế trong thời gian gần đây đã được tăng cường.

- Cơ bản các cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để; không phát sinh cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới.

Quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế nhất định, cụ thể:

Một là, ban hành và triển khai thực hiện theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về quản lý chất thải y tế

Ban hành các văn bản, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế vẫn còn chậm, chưa kịp thời.

Công tác tập huấn, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý chất thải y tế đối với các trạm y tế xã, phường và các cơ sở y tế tư nhân chưa được quan tâm đúng mức.

Hai là, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đăng ký và cấp sổ chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại, công tác quan trắc môi trường bệnh viện

Việc hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đăng ký và cấp sổ chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại chưa được chặt chẽ; một số cơ sở y tế không kê khai trung thực lượng chất thải nguy hại phát sinh, không đăng ký cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

Công tác quan trắc, giám sát môi trường bệnh viện đã được thực hiện theo quy định nhưng chưa có kiểm chứng mức độ chính xác của kết quả quan trắc Các báo cáo quan trắc, giám sát môi trường có kết quả các thông số về môi trường trong giới hạn cho phép theo quy định, tuy nhiên đến khi có đoàn đến kiểm tra lại phát hiện xử lý chất thải y tế không đạt quy chuẩn.

Ba là, xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch quản lý chất thải y tế

Kết quả triển khai thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch quản lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 không đạt mục tiêu đã đề ra.

Bốn là, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để quản lý chất thải y tế

Chưa đủ nguồn lực để đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế đối với các cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng; hoạt động quản lý chất thải y tế tại các cơ sở này chưa đạt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường.

Công tác xã hội hóa, khuyến khích, huy động mọi nguồn lực tham gia quản lý chất thải y tế chưa được triển khai thực hiện sâu rộng; các doanh nghiệp đã tham gia vào quản lý chất thải y tế nhưng chưa mang lại hiệu quả trong quản lý chất thải y tế nguy hại.

Năm là, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chất thải y tế

Sự phối kết hợp giữa các Sở, ngành trong hoạt động quản lý chất thải y tế chưa thực sự tốt.

Sáu là, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế

Công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế chưa mang lại hiệu quả trong quản lý nhà nước về chất thải y tế; tình trạng thải chất thải y tế chưa được xử lý hoặc xử lý nhưng chưa đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường xung quanh vẫn còn diễn ra.

Công tác quản lý dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại chưa được quan tâm đúng mức; các phòng khám tư nhân có phát sinh chất thải y tế nguy hại đã có hợp đồng với đơn vị chủ xử lý chất thải nguy hại nhưng trên thực tế không thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật Hầu hết các phòng khám tư nhân đều vi phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế, nhưng biện pháp xử lý của các cơ quan chức năng chủ yếu chỉ mang tính chất nhắc nhở; việc xử phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối với các bệnh viện; nhiều bệnh viện không thể chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì số tiền phạt lớn.

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Tình hình kinh tế - xã hội, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ảnh hưởng đến nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý chất thải y tế Hệ quả là nguồn lực đầu tư từ nhà nước và xã hội chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, dẫn đến những khó khăn trong việc xử lý và quản lý hiệu quả loại chất thải này.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về quản lý chất thải y tế

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tuân thủ những quy định quốc tế về vấn đề môi trường và nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Quản lý môi trường là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài Do đó, trong công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải y tế nói riêng, đòi hỏi các cơ quan, ban ngành, tổ chức và cá nhân phải thực hiện nghiêm túc các quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã được nêu rõ trong nhiều văn bản: Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của

Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của

Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 2038-

QĐ/TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường…; cụ thể như sau:

- Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.

- Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự nhiên của cha ông ta.

- Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của nhà nước với đẩy mạnh huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp truyền thống.

Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ của các cấp ủy đảng, sự quản lý thống nhất của nhà nước Bên cạnh đó, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân là yếu tố không thể thiếu.

- Phát triển phải tôn trọng với quy luật tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường; khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng, ít chất thải, các-bon thấp, hướng tới nền kinh tế xanh.

- Tăng cường áp dụng các biện pháp hành chính, từng bước áp dụng các chế tài hình sự, đồng thời vận dụng linh hoạt các cơ chế kinh tế thị trường nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm các quy định của pháp luật, các yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường được thực hiện.

- Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ tài nguyên và các giá trị của môi trường phải trả tiền, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học phải trả chi phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại.

- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn; chú trọng quản lý chất thải, nhất là chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ y tế, nghiên cứu khoa học.

- Ngăn ngừa, kiểm soát và hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.

- Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

- Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên.

- Nâng cao nhận thức về trách nhiệm chỉ đạo của cán bộ lãnh đạo ngành y tế, tài nguyên và môi trường, lãnh đạo địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế, đảm bảo nguồn lực cho các cơ sở y tế thực hiện quản lý chất thải y tế; Tăng cường chỉ đạo và quản lý của cán bộ lãnh đạo tại các cơ sở y tế đối với công tác quản lý chất thải y tế; Cải thiện thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế; Nâng cao nhận thức và tăng cường thực hành giữ gìn vệ sinh môi trường của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các đối tượng đến sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế và cộng đồng sống xung quanh cơ sở y tế; Tăng cường sự tham gia giám sát thực hiện quản lý chất thải y tế của cộng đồng đối với các cơ sở y tế nhằm đẩy mạnh hiệu quả bảo vệ môi trường; Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ, nâng cao năng lực truyền thông và tăng cường thực hiện công tác truyền thông về quản lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường y tế.

Định hướng, mục tiêu quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .77 3.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Dựa trên quan điểm, mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, tỉnh Đắk Lắk đã đưa ra định hướng, mục tiêu quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh trong các văn bản: Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/4/2017 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh [34]; Quyết định số 1649/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt

Kế hoạch Quản lý chất thải y tế giai đoạn 2015 - 2020 tỉnh Đắk Lắk [39];

Quyết định số 362/QĐ-UBND ngày 20/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk [41] , cụ thể như sau:

3.2.1 Định hướng quản lý chất thải y tế tỉnh Đắk Lắk Định hướng chung đối với các cơ sở phát sinh chất thải y tế: 100% các chủ nguồn thải phải có hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn; tất cả nhân viên được tập huấn phù hợp và có đủ phương tiện bảo hộ lao động 100% chủ nguồn thải chính (bệnh viện) phải có cơ cấu tổ chức, cán bộ chuyên trách được đào tạo, có sổ tay quản lý và có chương trình theo dõi giám sát. Định hướng đối với các chủ xử lý chất thải sinh hoạt: Các chủ xử lý chất thải sinh hoạt là Công ty dịch vụ Môi trường đô thị của tỉnh, huyện, thành phố, thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải y tế thông thường theo đúng quy định, không nhận các chất thải lây nhiễm chưa được xử lý khi vận chuyển nếu không được cấp phép. Định hướng mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại: Nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới thuộc Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện sẽ giúp cho tỉnh Đắk Lắk kịp tiến độ thực hiện Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn năm 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, cụ thể đến năm 2020 đảm bảo 100% các cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện xử lý chất thải rắn y tế đạt quy chuẩn môi trường Để tận dụng nguồn lực của Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện vay vốn Ngân hàng thế giới, giúp giải quyết ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh, giai đoạn năm 2015 - 2020 tỉnh Đắk Lắk sẽ áp dụng theo mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại theo cụm và tại chỗ.

Quy hoạch phát triển giường bệnh đến năm 2020 là 6.260 giường

(chưa kể các trạm y tế, trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố) Dựa vào số lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện và căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, dự báo tổng lượng chất thải y tế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 ước tính khoảng 6.836 kg/ngày (trong đó: 1.129 kg chất thải lây nhiễm, 63 kg chất thải hóa học và

5.644 kg chất thải thông thường); chất thải y tế lây nhiễm lên đến 1.129 kg/ngày là mối nguy cơ tiềm ẩn bùng phát bệnh dịch vô cùng lớn, cần phải xử lý triệt để, trong bối cảnh các lò đốt chất thải y tế xuống cấp và tốn nhiên liệu, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường để khử tiệt khuẩn chất thải là rất cần thiết nhằm hạn chế các dịch bệnh lây lan ra xã hội. Để có thể quản lý xử lý đồng bộ cần có giải pháp tổng thể bao gồm từ nhận thức, đào tạo, nâng cao năng lực song song với việc kết hợp đầu tư hỗ trợ từ nhiều nguồn vốn khác nhau cho các hạng mục như thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý để đảm bảo kiểm soát ngăn chặn ô nhiễm môi trường do chất thải y tế gây ra.

3.2.2 Mục tiêu quản lý chất thải y tế tỉnh Đắk Lắk

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong quản lý chất thải y tế; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ cơ sở y tế trong công tác thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm; xử lý triệt để cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tăng cường đầu tư, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh [2], [34], [41].

3.2.2.2 Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn là 100% Kiểm soát chặt chẽ hoạt động xả thải, thu gom, vận chuyển, xử lý, thải bỏ, chôn lấp các loại chất thải Hoàn thành việc xử lý 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- 100% lãnh đạo ngành y tế, ngành tài nguyên và môi trường, chính quyền các cấp thực hiện kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải y tế của các cơ sở y tế.

- 100% lãnh đạo cơ sở y tế thực hiện chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch và bố trí nguồn lực thực hiện công tác quản lý chất thải y tế, xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp.

- 100% lãnh đạo các khoa, phòng của các cơ sở y tế thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định về quản lý chất thải y tế.

100% cơ sở y tế áp dụng hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với lãnh đạo, cán bộ, nhân viên thực hiện đúng quy định quản lý chất thải y tế Các quy định này góp phần đảm bảo an toàn cho người lao động, cộng đồng và môi trường.

- 100% nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh môi trường, nhân viên vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế của các cơ sở y tế thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải y tế đúng quy định.

- 100% bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các đối tượng đến sử dụng dịch vụ được cung cấp thông tin và thực hiện thải bỏ chất thải đúng nơi quy định, thực hiện nội quy và giữ gìn vệ sinh môi trường tại cơ sở y tế.

- 100% cộng đồng xung quanh cơ sở y tế được cung cấp thông tin và phối hợp tham gia bảo vệ môi trường cơ sở y tế.

- 100% cơ sở y tế thực hiện thường xuyên chế độ báo cáo về kết quả quản lý chất thải y tế, xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp với các cơ quan quản lý cấp trên.

- 100% cơ sở y tế tuyến tỉnh và 50% cơ sở y tế tuyến huyện cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan truyền thông đại chúng về việc thực hiện các quy định quản lý chất thải y tế và xây dựng cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp.

- 80% cơ sở y tế cung cấp thông tin tại các hội nghị, hội thảo của các ban ngành và tổ chức xã hội, doanh nghiệp về kiến nghị, đề xuất hỗ trợ và kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và công nghệ xử lý chất thải y tế.

- 100% cơ sở y tế có phân công nhân sự và được tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về quản lý chất thải y tế [34], [42].

Kiến nghị, đề xuất

Một là, rà soát, hệ thống hóa các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế đang được quy định rải rác tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thành một văn bản chung với đầy đủ các nội dung liên quan, để thuận lợi trong việc tiếp cận, tra cứu và tổ chức thực hiện Chỉ nên xây dựng và thống nhất áp dụng các quy định đầy đủ trong một văn bản, hạn chế việc ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện như hiện nay, điều này sẽ thuận lợi hơn rất nhiều trong tổ chức thực hiện; khắc phục tình trạng văn bản luật được ban hành và đã có hiệu lực nhưng không thể thực hiện do phải chờ văn bản hướng dẫn.

Hai là, trên cơ sở Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Bộ Y tế sớm có văn bản hướng dẫn về đối tác công tư trong xử lý chất thải y tế, tạo lập môi trường bình đẳng, minh bạch, hiệu quả và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ hơn trong việc đầu tư vào các dự án xử lý chất thải theo hình thức đối tác công tư.

Ba là, tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) từ các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và tổ chức phi chính phủ như Quỹ môi trường toàn cầu (GEF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP),…Hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ trong quản lý chất thải y tế Hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và thu hút nguồn vốn quản lý chất thải y tế với các quốc gia trong khu vực.

Bốn là, khuyến khích và hỗ trợ đưa nội dung đào tạo về quản lý chất thải y tế vào giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng ngành Y để mọi cán bộ chuyên ngành Y ra trường, dù ở trình độ nào, cũng có kiến thức cơ bản về quản lý chất thải y tế.

Năm là, tiếp tục nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý chất thải y tế, lựa chọn công nghệ xử lý chất thải y tế phù hợp theo định hướng áp dụng công nghệ mới bảo đảm tính thân thiện với môi trường trên cơ sở khối lượng, thành phần của chất thải y tế phát sinh, điều kiện mặt bằng xây dựng, phù hợp với khả năng tài chính của cơ sở y tế và đảm bảo quy chuẩn quốc gia về môi trường.

Từ nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Chương 3 của luận văn đã đưa ra những giải pháp cơ bản để hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dựa trên quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước, định hướng, mục tiêu về quản lý chất thải y tế của tỉnh; đồng thời, kiến nghị đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên phạm vi cả nước.

Ngày đăng: 01/12/2023, 06:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Bản đồ Hành chính tỉnh Đắk Lắk - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh đắk lắk
Hình 2.1 Bản đồ Hành chính tỉnh Đắk Lắk (Trang 53)
Bảng 2.2: Nguồn vốn đầu tư cho dự án “Hỗ trợ xử lý chất  thải bệnh viện” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh đắk lắk
Bảng 2.2 Nguồn vốn đầu tư cho dự án “Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 70)
Bảng 2.3: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các bệnh viện trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 đến 2017 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh đắk lắk
Bảng 2.3 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các bệnh viện trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 đến 2017 (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w