MỤC LỤC
Tác giả đã dựa trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường, các văn bản, quy trình hướng dẫn thực hiện Luật có liên quan để khái quát một số vấn đề lý luận về chất thải y tế, ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe và môi trường, những chính sách và văn bản liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế, đưa ra các hướng dẫn cụ thể về quản lý chất thải y tế trong bệnh viện [16]. Tài liệu này được biên soạn nhằm mục đích bổ sung, cập nhật và phổ cập các kiến thức, kỹ năng về quản lý chất thải y tế cho các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách quản lý chất thải y tế, nhân viên vận hành hệ thống xử lý chất thải y tế, cán bộ quan trắc môi trường y tế, nhân viên thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế,.
Nguồn tài liệu cho nghiên cứu rất đa dạng: tạp chí, báo cáo khoa học, sách giáo khoa, tài liệu lưu trữ thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nước (Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường..), số liệu thống kê từ Niên giám thống kê, thông tin đại chúng, mạng internet. Căn cứ khối lượng chất thải y tế phát sinh hiện tại, chiến lược phát triển ngành y tế tại tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 để dự báo công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế đến năm 2020.
Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, cho các sinh viên, các học viên cao học và các nhà quản lý cũng như các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực y tế.
Thời gian qua, để hạn chế những tác động xấu từ chất thải y tế, nhiều nguồn lực đã được đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường y tế; mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt được một số kết quả nhất định, công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường của các cơ sở y tế vẫn còn những hạn chế, tồn tại: một số cơ sở y tế có hệ thống xử lý chất thải nhưng công tác vận hành, duy tu, bảo trì, bảo dưỡng còn khó khăn do thiếu kinh phí vận hành và thiếu cán bộ có chuyên môn kỹ thuật phù hợp để quản lý, trang thiết bị hỏng thường xuyên dẫn đến xử lý không hết các yếu tố nguy hại trong chất thải trước khi thải ra môi trường; bên cạnh đó công tác quản lý, chỉ đạo của người đứng đầu các cơ sở y tế chưa thực sự sát sao, có chỗ, có nơi còn buông lỏng, không quan tâm đúng mức đến vấn đề này; nhận thức của một bộ phận cán bộ trong ngành y tế về công tác quản lý chất thải, bảo vệ môi trường chưa cao; đặc biệt các cơ sở y tế tư nhân còn trốn tránh nghĩa vụ xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động; các cơ sở khám chữa bệnh ở vùng sâu, vùng xa không đảm bảo về công tác bảo vệ môi trường; hệ thống xử lý nước thải của cơ sở y tế chưa đảm bảo; những hạn chế này là nguyên nhân khiến cho thực trạng quản lý nhà nước về chất thải y tế còn gặp nhiều khó khăn, gây áp lực không nhỏ đối với môi trường. Nhà nước cần có biện pháp tác động để điều chỉnh các quy định quản lý chất thải y tế sao cho phù hợp với quy định của các nước đang phát triển về môi trường trên thế giới, thông qua các quy định buộc mọi chủ thể khi tham gia hoạt động liên quan đến chất thải y tế (như phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý, tiêu hủy, kiểm tra, giám sát..) phải theo đúng quy định của Nhà nước.
Cơ quan quản lý nhà nước về chất thải y tế quản lý hoạt động và các hồ sơ, báo cáo, hợp đồng, chứng từ của các chủ nguồn thải chất thải y tế nguy hại trong phạm vi địa phương mình (kể cả chủ nguồn thải được miễn thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại); cập nhật cơ sở dữ liệu về chất thải y tế nguy hại và triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại trực tuyến tại địa phương; tăng cường sử dụng hệ thống thông tin hoặc thư điện tử trong quá trình đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Trên cơ sở sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực đã có, quản lý các nguồn lực công khai, minh bạch, Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho quản lý chất thải y tế nhằm tạo điều kiện nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế, đồng thời đẩy mạnh các biện pháp khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia tăng cường các nguồn lực đầu tư cho quản lý chất thải y tế, xây dựng các chính sách, mở rộng quan hệ quốc tế, khuyến khích và tạo điều kiện để mọi tổ chức, cá nhân có nguyện vọng đều có thể tham gia đóng góp vào quản lý chất thải y tế, kịp thời tuyên dương, khen thưởng xứng đáng các tổ chức, cá nhân có đóng góp vào công tác quản lý chất thải y tế.
Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa thành văn bản quy phạm pháp luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó cụng việc được tiến hành trụi chảy, dựa trờn nguyờn tắc rừ ràng, minh bạch khụng đựn đẩy trỏch nhiệm, và trỏch nhiệm giải trỡnh rừ ràng sẽ gúp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về chất thải y tế. Do đó, để đáp ứng các yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước về chất thải y tế Nhà nước cần hình thành cơ chế hợp lý để huy động nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và xử lý các chất thải y tế theo hướng kết hợp tăng chi từ ngân sách với đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường bao gồm cả ưu tiên vay vốn ưu đãi, huy động tài trợ không hoàn lại và các nguồn lực trong xã hội.
Công tác đối ngoại, thu hút đầu tư có nhiều đổi mới, có trọng tâm, trọng điểm, đã xúc tiến thu hút được 48 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 3.033 tỷ đồng, tăng 3 dự án và tăng 2,4 lần vốn đầu tư so với cùng kỳ 2016; Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng cơ bản được thực hiện đúng quy định; Công tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh được chú trọng; Các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được quan tâm triển khai; chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao; Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện; Trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc phòng được giữ vững. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội như trên chưa tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi về nguồn lực tài chính cho công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh; dân cư đa dạng, mức độ tập trung đông ở đô thị cũng là những trở ngại cho công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế ở các cơ sở y tế của tỉnh.
Hầu hết các bệnh viện do nhà nước quản lý đều hoạt động theo cơ chế sự nghiệp, kinh phí hoạt động được cấp theo định mức tính trên đầu giường bệnh không đủ chi trả cho chi phí xử lý chất thải y tế (chi phí duy trì, vận hành hệ thống xử lý nước thải, lò đốt chất thải rắn y. tế), đặc biệt đối với các bệnh viện tuyến huyện, vùng sâu, vùng xa; Bên cạnh đó, phần lớn các bệnh viện này thường có nguồn thu không đủ chi, kinh phí đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải thường do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định nên gặp khó khăn trong việc duy trì hệ thống xử lý chất thải. Cải thiện thực hành phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế; Nâng cao nhận thức và tăng cường thực hành giữ gìn vệ sinh môi trường của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các đối tượng đến sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế và cộng đồng sống xung quanh cơ sở y tế; Tăng cường sự tham gia giám sát thực hiện quản lý chất thải y tế của cộng đồng đối với các cơ sở y tế nhằm đẩy mạnh hiệu quả bảo vệ môi trường; Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ, nâng cao năng lực truyền thông và tăng cường thực hiện công tác truyền thông về quản lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường y tế.
Định hướng đối với các chủ xử lý chất thải sinh hoạt: Các chủ xử lý chất thải sinh hoạt là Công ty dịch vụ Môi trường đô thị của tỉnh, huyện, thành phố, thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải y tế thông thường theo đúng quy định, không nhận các chất thải lây nhiễm chưa được xử lý khi vận chuyển nếu không được cấp phép. Định hướng mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại: Nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới thuộc Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện sẽ giúp cho tỉnh Đắk Lắk kịp tiến độ thực hiện Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn năm 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020, cụ thể đến năm 2020 đảm bảo 100% các cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện xử lý chất thải rắn y tế đạt quy chuẩn môi trường.
Trong thời gian chờ Bộ Y tế xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện đối tác công tư trong xử lý chất thải y tế; căn cứ Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, tỉnh cần chủ động triển khai thực hiện xã hội hóa quản lý chất thải y tế theo hình thức đối tác công tư (PPP) được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trong quản lý chất thải y tế để tiếp tục huy động thêm nhiều nguồn lực, bao gồm cả kinh phí, kinh nghiệm và chuyên môn kỹ thuật từ khối tư nhân để họ tham gia ngày càng mạnh mẽ và có hiệu quả trong hoạt động xử lý chất thải y tế; chất lượng xử lý chất thải y tế được tuân thủ nghiêm ngặt tại các bệnh viện triển khai đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo hình thức đối tác công tư; các bệnh viện triển khai theo hình thức công tư luôn được đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bệnh viện tham gia, không có xung đột về lợi ích, đảm bảo nguyên tắc cùng có lợi; các bệnh viện triển khai theo hình thức công tư dư từ 1 - 2 biên chế, tạo điều kiện cho các khoa, phòng khác tuyển thêm biên chế hoặc hợp đồng có trình độ chuyên môn y, dược để bệnh viện nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh; cơ chế tài chính của dự án đầu tư theo hình thức công tư tại các bệnh viện rất khả thi, giảm gánh nặng đầu tư cho các bệnh viện; các bệnh viện triển khai dự án đầu tư theo hình thức công tư vẫn nắm quyền sở hữu, quản lý dự án, về phía các công ty thực hiện các dự án công tư về xử lý chất thải y tế với các bệnh viện có khả năng cung cấp dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của bệnh viện. Ý thức và sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý chất thải y tế ở địa phương cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế; vì vậy cần công khai thông tin minh bạch và huy động sự tham gia của cộng đồng và các cơ quan truyền thông trong giám sát thực hiện quản lý chất thải y tế; việc công khai thông tin trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách pháp luật về quản lý chất thải y tế là yêu cầu cần thiết để duy trì sự ổn định của pháp luật và tạo niềm tin người dân vào cơ quan quản lý nhà nước.
Đối với việc thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo mô hình cụm, cần xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động một cách đồng bộ giữa các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế và các cơ sở y tế tư nhân để tận dụng hiệu quả công suất của các lò xử lý rác y tế đang hoạt động, tránh tình trạng có lò hoạt động quá công suất, nhưng có lò xử lý rác y tế không hoạt động hết công suất gây lãng phí. Từ nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Chương 3 của luận văn đã đưa ra những giải pháp cơ bản để hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dựa trên quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước, định hướng, mục tiêu về quản lý chất thải y tế của tỉnh; đồng thời, kiến nghị đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước cấp trên một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về chất thải y tế trên phạm vi cả nước.