1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện sông mã, tỉnh sơn la

129 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 310,13 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
  • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài (12)
  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (16)
  • 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (16)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu dữ liệu (17)
  • 6. Kết cấu của luận văn (19)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN (20)
    • 1.1. Những vấn đề chung về ngân sách và quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 10 1. Ngân sách nhà nước cấp huyện (20)
      • 1.1.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (22)
      • 1.1.3. Sự cần thiết và vai trò của công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn cấp huyện (27)
      • 1.1.4. Các nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (28)
    • 1.2. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (30)
      • 1.2.1. Hệ thống quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (30)
      • 1.2.2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước cấp huyện (31)
      • 1.2.3. Chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước cấp huyện (35)
      • 1.2.4. Quyết toán thu ngân sách nhà nước cấp huyện (36)
      • 1.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra thu ngân sách cấp huyện (39)
    • 1.3. Công cụ và tiêu chí đánh giá quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 29 1. Công cụ quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (40)
      • 1.3.2. Tiêu chí đánh giá quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (41)
    • 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (42)
      • 1.4.1. Nhân tố chủ quan (42)
      • 1.4.2. Nhân tố khách quan (45)
    • 1.5. Kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước của một số địa phương và bài học cho huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La (46)
      • 1.5.1. Kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước của một số địa phương 35 1.5.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước đối với huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La (46)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA (52)
    • 2.1. Thực trạng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Mã (52)
      • 2.1.1. Vài nét khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Sông Mã (52)
      • 2.1.2. Kết quả thu NSNN trên địa bàn huyện giai đoạn 2018-2020 (53)
    • 2.2. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Mã (58)
      • 2.2.1. Thực trạng phân cấp thu ngân sách trên địa bàn huyện (58)
      • 2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thu ngân sách huyện (60)
      • 2.2.3. Thực trạng triển khai các nghiệp vụ quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện (67)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Mã (100)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được (100)
      • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân (102)
    • 3.1. Quan điểm và nhiệm vụ trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của huyện Sông Mã tới năm 2025 (108)
      • 3.1.1. Quan điểm quản lý thu ngân sách của Huyện (108)
      • 3.1.2. Nhiệm vụ và một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 (109)
    • 3.2. Những giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Mã (110)
      • 3.2.1. Hoàn thiện chất lượng công tác lập dự toán thu NSNN (110)
      • 3.2.2. Hoàn thiện chất lượng công tác chấp hành dự toán thu NSNN (112)
      • 3.2.3. Hoàn thiện chất lượng công tác quyết toán thu NSNN (114)
      • 3.2.4. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính thu NSNN tại huyện (114)
      • 3.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý thu ngân sách nhà nước (116)
      • 3.2.6. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn (117)
      • 3.2.7. Tăng cường tuyên truyền việc chấp hành pháp luật thuế (119)
    • 3.3. Kiến nghị (121)
      • 3.3.1. ối với Tỉnh ủy, H ND, UBND tỉnh Sơn La (121)
      • 3.3.2. ối với Chính phủ, Bộ Tài chính (121)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia, là công cụ quan trọng trong điều tiết vĩ ô và nguồn tài chính để duy trì hoạt động bộ máy nhà nước Đây còn là nguồn tài chính cho nền kinh tế thị trường định hướng phát triển sản xuất điều tiết thị trường, bình ổn giá cả điều chỉnh đời sống kinh tế - xã hội, là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền Bằng cách sử dụng hợp lý cân đối ngân sách nhà nước, Chính phủ sẽ hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế vận động theo hướng đã đề ra, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò to lớn không chỉ về phương diện cung cấp tài chính cho hoạt động của bộ áy nhà nước mà còn là công cụ điều tiết vĩ ô. Chính vì thế quy mô NSNN không ngừng mở rộng Do chiếm tỷ trọng lớn như vậy trong khối lượng của cải được sản xuất ra của một quốc gia, nên thu NSNN có hiệu quả hay không ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến hoạt động của nhà nước à còn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) của quốc gia Vì thế xu hướng chung của nhiều nước là cần nghiên cứu, cải cách tổ chức, quản lý thu NSNN hiệu quả Việt Nam nói chung, huyện Sông Mã nói riêng không nằ ngoài xu hướng chung đó.

Hơn nữa, ở nước ta thu NSNN còn đảm nhiệm vai trò cung cấp nguồn lực cho tăng trưởng, nhất là cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chính vì thế vai trò của của thu NSNN càng lớn hơn Ngân sách của huyện là một bộ phận cấu thành ngân sách nhà nước của tỉnh, là công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện các chức năng nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý KT – XH, an ninh quốc phòng. Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách là đòi hỏi tất yếu, nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của công cụ này trong quản trị sự phát triển trên phạm vi quốc gia và địa phương Trong những nă tới đây hi tài chính công nói chung NSNN nói riêng đứng trước những nhiệm vụ cân đối hó hăn nếu không khắc phục được các hạn chế nêu trên, thu NSNN sẽ hó phát huy tác động tích cực của nó ngược lại, có thể gây ra những tác động tiêu cực không mong muốn.

Ngân sách huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La là một cấp ngân sách thực hiện vai trò chức năng và nhiệm vụ của NSNN Việc tổ chức quản lý thu NSNN có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Mặc dù với đặc điểm là một huyện miền núi, nguồn thu còn ít nhưng với nỗ lực giưa các cơ quan ban ngành của huyện, công tác quản lý thu NSNN đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận HĐND huyện đã giao dự toán thu chi NSNN nă 2020 cho các đơn vị dự toán và các xã, thị trấn đảm bảo thu đúng thu đủ Các cơ quan đảm nhận nhiệm vụ thu NSNN trong đó chủ yếu là Chi cục thuế huyện Sông Mã đã cố gắng phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu thu NSNHH bằng hoặc vượt chỉ tiêu được giao Tuy nhiên công tác quản lý thu ngân sách đã được cấp ủy chính quyền huyện Sông Mã đặc biệt chú trọng nhưng vẫn còn có những hạn chế nhất định Việc tập trung thực hiện các chính sách, chiến lược và các giải pháp tạo mới nuôi dưỡng ích thích tăng trưởng nguồn thu gắn với việc thu đúng thu đủ nhằ phát huy được nội lực trong phát triển KT - XH đã và đang được chính quyền địa phương đặt lên làm nhiệm vụ hàng đầu.

Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, cụ thể về lý luận và thực tiễn đối với quản lý thu ngân sách nhà nước là một đòi hỏi bức xúc đang được đặt ra hiện nay đặc biệt là ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La” là đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ, nhằm tìm ra những hạn chế trong công tác quản lý và nghiên cứu những giải pháp tổ chức thực hiện trong quá trình quản lý điều hành thu ngân sách nhà nước tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La góp phần hoàn thành tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Hiện nay, ở nước ta và trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu liên quan vấn đề quản lý NSNN Mỗi công trình nghiên cứu đều có mục đích đối tượng, phạm

3 vi nghiên cứu và cách tiếp cận riêng về NSNN Có thể nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài được công bố sau:

Tô Thiện Hiền (2012) “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An

Giang giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020” Luận án tiến sỹ kinh tế Luận án đưa ra cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước trong đó đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý NSNN gồm 4 nhân tố: Điều kiện tự nhiên – xã hội, các chính sách và thể chế kinh tế; cơ chế quản lý NSNN; chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính và đưa ra giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách tỉnh

An Giang trong thời gian tới đó là: (1) Tăng cường chấn chỉnh quản lý thu, bồi dưỡng nguồn thu, (2) Quản lý nguồn thu tập trung vào NSNN, (3) Quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản chi, (4) Hoàn thiện đổi mới cơ chế phân cấp quản lý và điều hành NSNN các cấp, (5) Đổi mới quy trình lập chấp hành và quyết toán NSNN (6) Tăng cường thanh tra kiể tra hen thưởng và xử lý kịp thời (7) Nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách.

Nguyễn Xuân Thu (2015) “Phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Việt

Nam” Luận án tiến sỹ ngành tài chính ngân hàng Luận án đã là rõ những tác động của phân cấp quản lý ngân sách địa phương đến quản lý nhà nước của chính quyền địa phương Tác giả đã đưa ra những đề xuất mới như điều chỉnh phương thức chia sẻ nguồn thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp giữa NS trung ương và NS địa phương chuyển thuế tài nguyên, thuế bảo vệ ôi trường thành khoản thu phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương xây dựng một danh mục các nguồn thu mở à các địa phương có thể tự lựa chọn nguồn thu và quyết định thuế suất hay mức thu.

T.S Lê Đình Thăng và Th.S Lăng Trịnh Mai Hương (2015) “Ngân sách nhà nước năm 2014 dưới góc nhìn kiểm toán nhà nước” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp

Bộ nă 2015 Đề tài đã hái quát được đặc điểm kinh tế - xã hội và chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ tác động đến NSNN nă 2014 những vấn đề cơ bản về

NSNN nă 2014; ột số đặc điể cơ bản về tình hình ngân sách và cơ chế quản lýQLNS nă 2014 Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho các cấp chính quyền nhìn nhận rõ những tồn tại, yếu kém của công tác quản lý ngân sách từ Trung ương đến địa phương triển khai các giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN cho những nă sau.

Trịnh Thi Thu Nga (2014) “Giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố Bắc Ninh” Luận văn Thạc sỹ kinh tế Luận văn đã nêu nên được thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Ninh và đưa ra các giải pháp nhằ tăng cường quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành phố gồm: (1) phát triến kinh tế để tăng nguồn thu, (2) quản lý nguồn thu thuế của khu vực ngoài quốc doanh (3) tăng cường công tác tổ chức quản lý thu ngân sách (4) tăng cường chất lượng công tác lập, quản lý điều hành và quyết toán ngân sách, (5) tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, (6) nâng cao phẩm chất trình độ năng lực của cán bộ quản lý (7) tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật. Đỗ Thị Mai Lan (2015) “Quản lý thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Hà

Nội” luận văn Thạc sỹ kinh tế Luận văn này đã trình bày vai trò của Kho bạc Nhà nước trong quản lý thu Ngân sách Nhà nước đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý thu ngân sách qua Kho bạc Nhà nước và đưa ra các nhó giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác thu NSNN qua Kho bạc thành phố Hà Nội gồm: (1) hoàn thiện cơ sở pháp lý, (2) hoàn thiện công tác thu (3) tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, (4) nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý, (5) nâng cao khả năng dự báo các khoản thu. Đà Thị Kim Duyên (2015) “Quản lý thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” Luận văn thạc sỹ kinh tế Luận văn đã nêu ra được một số vấn đề cơ bản về NSNN và quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện đồng thời đã phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện và nêu lên những mặt đạt được và tồn tại hạn chế trong công tác quản lý thu NSNN Đồng thời luận văn cũng đưa ra ột số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách tại địa bàn huyện Hàm Yên.

Hoàng Thị Oánh Tuyết (2014) “Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách

Nhà nước thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ”; Luận văn thạc sỹ kinh tế Luận văn đã nêu ra được một số vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước và quản lý thu NSNN trên địa bàn

5 thị xã đồng thời đã phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn và nêu lên những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý thu NSNN Đồng thời luận văn cũng đưa ra ột số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách tại địa bàn thị xã Phú Thọ.

Phạm Ngọc Dũng (2019) “Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: Thực trạng và khuyến nghị”, Tạp chí tài chính ngày 23/4/2019 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng của quản lý ngân sách nhà nước Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước không chỉ liên quan đến công tác quản lý à còn liên quan đến tổ chức bộ áy nhà nước và các vấn đề KT – XH Bài biết đánh giá thực trạng hệ thống ngân sách và phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam thời gian qua và đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN theo hướng bền vững.

Nguyễn Thị Nga (2019) , “Quản lý ngân sách địa phương tại tỉnh Bắc Giang”, Tạp chí tài chính ngày 07/02/2019 Trong những nă qua công tác quản lý NSNN của tỉnh Bắc Giang đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy toàn diện

KT -XH trên địa tỉnh Bên cạnh kết quả đạt được, công tác quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh còn những tồn tại, bất cập đặt ra cần giải quyết Bài viết khảo sát thực trạng về công tác quản lý NSNN và đưa ra ột số giải pháp gắn với tình hình thực tiễn công tác quản lý NSNN tại Bắc Giang.

Việc nghiên cứu và hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách là vấn đề có tính cấp thiết, mặc dù các công trình khoa học trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong quản lý thu ngân sách nói chung và ngân sách cấp huyện nói riêng với các phương pháp tiếp cận hác nhau đưa ra thực trạng và giải pháp hác nhau nhưng các công trình nghiên cứu đã có điể chung là phân tích đánh giá tình hình quản lý thuNSNN nói chung và quản lý thu ngân sách địa phương nói riêng theo quy định, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho từng nội dung được đề cập Trên phương diện kế thừa những công trình nghiên cứu trên về hệ thống lý thuyết, nhìn nhận những thành tựu và hạn chế tại các địa phương đề xuất những giải pháp ang tính định hướng áp dụng phù hợp với đặc điểm và thực trạng thực tế trong quản lý ngân sách tại huyệnSông Mã, tỉnh Sơn La.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất phướng hướng và giải pháp phù hợp hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay

Thứ nhất: Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về quản lý thu ngân sách Nhà nước của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đồng thời làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu ngân sách.

Thứ hai: Phân tích thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước của huyện Sông

Mã tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 – 2020 đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý thu NSNN của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Thứ ba: Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu

NSNN và một số kiến nghị trong công tác quản lý thu nhà nước của huyện Sông Mã,tỉnh Sơn La.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu NSNN của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

+ Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về quản lý thu ngân sách nhà nước của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

+ Về thời gian: Phân tích thực trạng quản lý thu NSNN của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2018 – 2020 đề xuất phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 – 2025 và những nă tiếp theo.

+ Về nội dung nghiên cứu:

Nêu lên khái niệm về ngân sách nhà nước, nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện, công cụ và tiêu chí đánh giá quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện.

Phương pháp nghiên cứu dữ liệu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Những dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí văn iện, nghị quyết các công trình đã được xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế của huyện Ngoài ra tác giả còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học Những số liệu này thu thập bằng cách sao chép đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

- Thu thập thông tin thứ cấp: Sử dụng báo cáo quyết toán hàng nă của huyện và các đơn vị, các xã (Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của huyện Sông Mã qua các nă 2018 2019 2020; Báo cáo quyết toán nă của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước;) Ngoài ra, tác giả còn tiếp cận tới một số tài liệu của Chi cục thống kê tỉnh; Phòng TC – KH huyện; Kho bạc nhà nước tỉnh Sơn La.

- Thu thập thông tin sơ cấp:

+ Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn và điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng các phiếu điều tra ý kiến của các đơn vị thực hiện quản lý NSNN. Ngoài ra còn là một số các ý kiến phỏng vấn cá nhân của các cán bộ nhân viên thuộc Sở Tài chính phòng Tài chính đây là những người hiểu rõ nhất điểm mạnh, yếu, thiếu sót của hệ thống mà họ đang tác nghiệp đây chính là nguồn thông tin có giá trị nhất.

+ Nội dung khảo sát lấy ý kiến cán bộ quản lý, chuyên viên phòng tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách bao gồm: Công tác lập dự toán; Quản lý nguồn thu; Công tác quyết toán thu; Công tác thanh tra, kiểm tra.

+ Mục đích hảo sát: Để đánh giá quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Sông Mã.

+ Quy mô mẫu khảo sát: Tổng số cán bộ, công chức quản lý ngân sách nhà nước của thành phố gồ : HĐND huyện, UBND huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch,

Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước nă 2020 ước đạt 110 người Số phiếu điều tra được phát ra là 110 phiếu, số phiếu hợp lệ thu về là 110 phiếu.

Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Li ert 5 ức độ được sử dụng trong nghiên cứu này Thang đo được tính như sau: 1- Hoàn toàn hông đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Phân vân, 4- Đồng ý và 5- Hoàn toàn đồng ý.

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Đối với phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu:

Tác giả dùng phương pháp phân tổ thống ê để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục tiêu của luận văn.

Số liệu được xử lý, tính toán trên phần mềm Microsoft Excel 2019.

Các phương pháp được vận dụng linh hoạt, phù hợp với từng loại dữ liệu thứ cấp và sơ cấp:

+ Phương pháp so sánh: Sau hi đã tập hợp đầy đủ dữ liệu về thu NSNN, công tác quản lý thu NSNN của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La tác giả sẽ tiến hành so sánh những kết quả đạt được qua các nă để đánh giá ết quả đồng thời tìm hiểu các nguyên nhân nhằm khắc phục các hạn chế và phát huy các yếu tố tích cực.

+ Phương pháp tổng hợp: Thông tin nghiên cứu sau hi được thu thập từ các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp sẽ được tác giả tổng hợp, phân tích chỉ số trung bình từ đó có cái nhìn bao quát về thực trạng để đề xuất các giải pháp.

+ Phương pháp phân tích: Các dữ liệu thu thập được sẽ được phân tích nhằm làm rõ các vấn đề liên quan đến quản lý thu NSNN của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. + Phương pháp tỷ lệ: Nhằm làm rõ sự tăng trưởng của quy mô thu NSNN qua các nă và cơ cấu thu NSNN của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

+ Phương pháp thống kê mô tả: Từ báo cáo thu ngân sách của các nă tiến hành sắp xếp, phân loại và xử lý tổng hợp các số liệu thu thập được, xây dựng các bảng biểu để phân tích dữ liệu nhằm mô tả thực trạng công tác quản lý thu NSNN của huyệnSông Mã, tỉnh Sơn La.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu và trình bày trong 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Chương 2: Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

Những vấn đề chung về ngân sách và quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 10 1 Ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.1 Ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.1.1.Khái niệm ngân sách nhà nước cấp huyện

Ngân sách cấp huyện là một bộ phận cấu thành của ngân sách tỉnh được hình thành trên cơ sở các nguồn thu đã được phân cấp cho huyện quản lý và được sử dụng để đảm bảo nhu cầu chi thực hiện nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện Ngân sách huyện là phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và nhân dân trong quá trình hai thác huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính, nhằ đảm bảo duy trì, thực hiện các chức năng của Nhà nước ở chính quyền cơ sở (huyện, thành phố thuộc tỉnh). Ở nước ta, ngân sách huyện là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước. Căn cứ vào Luật ngân sách Nhà nước nă 2002 Luật ngân sách sửa đổi nă 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật; hệ thống ngân sách của Việt Nam bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; trong đó ngân sách địa phương gồm: (i) Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh); (ii) Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện, thành phố); (iii) Ngân sách các xã phường, thị trấn trực thuộc tỉnh thành phố (gọi chung là ngân sách xã).

Là một bộ phận của NSNN ngân sách nhà nước cấp huyện là ngân sách của chính quyền cơ sở do Uỷ ban nhân dân Huyện xây dựng, quản lý và sử dụng; do Hội đồng nhân dân huyện quyết định và giám sát quá trình tổ chức thực hiện.

Ngân sách huyện được xây dựng trên cơ sở các nguồn thu của huyện được phân cấp (kể cả nguồn trợ cấp của ngân sách cấp trên) và chỉ thực hiện các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ của chính quyền theo quy định Như vậy, bản chất của ngân sách huyện là phạm trù lịch sử phản ánh hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và nhân dân trong quá trình Nhà nước hai thác huy động và sử dụng các nguồn lực

11 nhằ đảm bảo sự duy trì và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước ở cấp chính quyền cơ sở.

1.1.1.2 Đặc điểm ngân sách nhà nước cấp huyện

Thứ nhất ngân sách nhà nước cấp huyện gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước ở cấp cơ sở nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở theo luật định Cơ sở hoạt động của quỹ tiền tệ tập trung này được thể hiện trên hai phương diện: (1) Huy động nguồn thu vào quỹ hay còn gọi là nguồn thu ngân sách huyện (2) Phân phối sử dụng quỹ tiền tệ hay còn gọi là các nhiệm vụ thu ngân sách huyện.

Thứ hai, các hoạt động thu chi ngân sách nhà nước cấp huyện luôn gắn với chức năng nhiệm vụ của chính quyền, luôn chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước cấp huyện.

Thứ ba, hoạt động thu chi ngân sách nhà nước cấp huyện phản ánh các mối quan hệ lợi ích giữa một bên là lợi ích cộng đồng do Chính quyền cấp huyện đại diện một bên là lợi ích của các chủ thể kinh tế xã hội khác Hình thức biểu các mối quan hệ này rất đa dạng; đó có thể là quan hệ kinh tế giữa ngân sách cấp huyện với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ hoặc với các cấp ngân sách trung gian, tổ chức xã hội, cá nhân và các hộ gia đình…v.v.

1.1.1.3 Vai trò của ngân sách nhà nước cấp huyện

- Về kinh tế: NSNN cấp huyện là công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong ổn định KT – XH trên địa bàn Nhà nước tạo các ôi trường và điều kiện để xây dựng và nâng cấp cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp Nhà nước thuộc các ngành kinh tế các lĩnh vực kinh tế then chốt Trên cơ sở đó từng bước làm cho kinh tế Nhà nước đả đương được vai trò chủ đạo nền kinh tế nhiều thành phần NSNN cấp huyện có vai trò định hướng phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và phát triển bền vững.

Mặt khác, trong những điều kiện cho phép thì nguồn kinh phí từ NSNN cấp huyện cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hác để các doanh nghiệp đó có cơ sở về tài chính tốt hơn và do đó có được phương hướng kinh doanh có hiệu quả hơn.

- Về xã hội: Thông qua hoạt động thu, chi NSNN cấp huyện cấp phát kinh phí cho tất cả các lĩnh vực hoạt động vì mục đích phúc lợi xã hội Thông qua công cụ ngân sách Nhà nước có thể điều chỉnh các mặt hoạt động trong đời sống xã hội như: Thông qua chính sách thuế để kích thích sản xuất đối với những sản phẩm cần thiết cấp bách, đồng thời có thể hạn chế sản xuất những sản phẩm không cần khuyến khích sản xuất. Hoặc để hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý Thông qua nguồn vốn ngân sách để thực hiện hình thức trợ cấp giá đối với các hoạt động thuộc chính sách dân số, chính sách việc làm, chính sách thu nhập, chính sách bảo trợ xã hội…v.v.

- Về thị trường: Thông qua các khoản thu, chi NSNN cấp huyện sẽ góp phần bình ổn giá cá thị trường Ta biết răng trong điều kiện kinh tế thị trường, sự biến động giá cả đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nền kinh tế có nguyên nhân từ sự mất cân đối cung – cầu Bằng công cụ thuế và dự trữ Nhà nước can thiệp đến quan hệ cung – cầu và bình ổn giá cả thị trường.

Hoạt động thu, chi NSNN cấp huyện có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề lạm phát Lạ phát là căn bệnh nguy hiể đối với nền kinh tế, lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng Để kiềm chế được lạm phát tất yếu phải dùng các biện pháp để hạ thấp giá, hạ thấp chi phí Bằng biện pháp giải quyết tốt thu chi NSNN có thể kiềm chế đẩy lùi được lạm phát, góp phần thúc đẩy KH – XH phát triển.

1.1.2 Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.2.1 Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Theo Tô Thiện Hiền (2012) Nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước nói chung được quan niệ như ột quy trình công nghệ mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằ tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với quy luật hách quan và đạt tới các mục tiêu đã định Trong hoạt động quản lý, các vấn đề về: chủ thể quản lý đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâ đòi hỏi phải xác định đúng đắn.

Quản lý thu NSNN được hiểu là sự tác động của các cơ quan là nhiệm vụ thu NSNN lên các khoản thu NSNN bằng cách hoạch định kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch thu và phối hợp, kiể tra đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch thu NSNN Quản lý thu NSNN là hoạt động của chính quyền địa phương sử dụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để xây dựng dự toán và chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm soát quá trình thu NSNN sao cho phù hợp với khả năng thu và đảm bảo nguồn lực tài chính để nhà nước thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình.

Như vây quản lý thu NSNN là sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc hoạch định kế hoạch thu, tổ chức thực hiện kế hoạch chi, kiể tra giá sát đánh giá quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch thu Để thực hiện có kết quả hoạt động quản lý thu NSNN điều quan trọng là phải biết bố trí nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực sao cho hợp lý Quản lý thu NSNN bao gồm quản lý thu NSNN Trung ương và quản lý thu NSNN địa phương Ngân sách cấp huyện là một cấp ngân sách thuộc tỉnh được phân cấp trong hệ thống ngân sách Nhà nước Vì vậy, việc quản lý thu NSNN cấp huyện phải tuân theo các nguyên tắc quản lý chung trong quản lý ngân sách của Nhà nước và do các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện, trong đó các cơ quan quản lý Nhà nước cấp huyện đóng vai trò chủ đạo.

Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, có thể hiểu quản lý thu NSNN cấp huyện được hiểu như sau: Quản lý thu NSNN cấp huyện là hoạt động của chính quyền cấp huyện sử dụng các phương pháp và công cụ chuyên ngành để xây dựng dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm soát quá trình chi NSNN sao cho phù hợp với khả năng thu và đảm bảo nguồn lực tài chính để nhà nước thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình.

1.1.2.2 Đặc điểm của quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Quản lý thu NSNN là một bộ phận của quản lý tài chính công nó mang những đặc trưng vốn có của quản lý tài chính công.

Thứ nhất, quản lý thu NSNN được xác lập trên cơ sở các văn bản pháp luật do

Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

1.2.1 Hệ thống quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Cơ cấu tổ chức và cán bộ quản lý thực hiện nhiệm vụ quản lý thu ngân sách cấp huyện:

Hội đồng nhân dân (huyện)

Uỷ ban nhân dân (huyện)

Phòng tài chính kế hoạch huyện

Kho bạc nhà nước cấp huyện

Sơ đồ 1.1 Hệ thống quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

(Nguồn: Phòng tài chính – Kế hoạch) Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm:

- Hội đồng Nhân dân huyện: thực hiện quyết định dự toán, quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện; phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp huyện; quyết định các chủ trương biện pháp để thực hiện ngân sách huyện; quyết định điều chỉnh bổ sung ngân sách cấp huyện trong các trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định.

- Uỷ ban Nhân dân huyện: UBND huyện tổ chức quản lý thống nhất ngân sách huyện và các hoạt động tài chính khác của huyện gồm: Lập dự toán ngân sách cấp huyện phương án phân bổ ngân sách cấp huyện.

- Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan tha ưu giúp UBND huyện trong việc tổng hợp dự toán ngân sách huyện và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình.

- Kho bạc nhà nước là cơ quan iểm soát các hoạt động thu chi NSNN theo quy định luật NSNN.

1.2.2 Lập dự toán thu ngân sách nhà nước cấp huyện a Hướng dẫn lập dự toán thu ngân sách nhà nước và thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách nhà nước

Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT – XH và dự toán NSNN nă sau Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán thu ngân sách nhà nước và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các bộ cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan hác ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Các bộ cơ quan ngang bộ cơ quan thuộc Chính phủ cơ quan hác ở Trung ương căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính căn cứ yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của bộ cơ quan, thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính căn cứ vào định hướng phát triển KT – XH , yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của địa phương căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới. b Yêu cầu và căn cứ lập dự toán và phương pháp lập dự toán thu ngân sách nhà nước cấp huyện

+ Yêu cầu của lập dự toán

Dự toán thu NSNN phải được tổng hợp theo từng khoản thu, từng lĩnh vực thu và được tổng hợp theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn quy định.

Dự toán thu NSNN vừa phải đảm bảo tính hiện thực vừa phải có tính tiên tiến đay là ột yêu cầu không thể thiếu trong quá trình xây dựng dự toán thu.

Dự toán phải có kèm theo báo cáo giải trình, thuyết minh về cơ sở căn cứ tính toán các nội dung trong dự toán.

+ Căn cứ lập dự toán:

Một là căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nă nă và nhiệm vụ hàng nă của huyện và bảo đảm quốc phòng – an ninh của nă ế hoạch Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương đạt kết quả tốt phụ thuộc chủ yếu từ nguồn thu ngân sách đồng thời nó cũng tạo điều kiện cho việc phân tích dự báo mức độ và cơ cấu nguồn thu sẽ phát sinh khi triển khai thực hiện.

Hai là căn cứ vào hệ thống chính sách chế độ và các văn bản pháp luật về thu ngân sách nhà nước như các luật, pháp lệnh thuế các văn bản về thuế mới sửa đổi bổ sung và các lộ trình cắt giảm thuế cơ chế phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần tră (%) phân chia các khoản thu do HĐND tỉnh quy định.

Ba là căn cứ vào thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán thu ngân sách và văn bản hướng dẫn của Sở Tài chính về việc xây dựng dự toán NSNN hàng nă trong đó đã hướng dẫn chi tiết về lập dự toán thu ngân sách địa phương cụ thể tới từng chỉ tiêu thu.

Bốn là căn cứ vào số kiểm tra về dự toán thu ngân sách do Sở Tài chính thông báo.

Năm là căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán thu nă hiện hành của huyện và kết quả phân tích đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách các nă trước đồng thời căn cứ vào dự toán các xã phường và các đơn vị báo cáo.

+ Phương pháp và trình tự lập dự toán thu NSNN cấp huyện

Lập dự toán NSNN được thực hiện theo phương pháp phân bổ từ trên xuống và tổng hợp từ dưới lên Với việc sử dụng phương pháp này trong lập dự toán thu NSNN tạo được sự hài hòa giữa yêu cầu quản lý vĩ ô và yêu cầu quản lý vi mô trong việc điều hành các khoản thu NSNN Với phương pháp phân bổ từ trên xuống và tổng hợp từ dưới lên quá trình lập dự toán thu NSNN phải tuân thủ theo trình tự sau:

Bước 1: Hướng dẫn và giao số kiểm tra

UBND tỉnh giao Sở Tài chính hướng dẫn các huyện, thành phố, cục Thuế tỉnh lập dự toán thu NSNN hàng nă và giao số kiểm tra thu cho các đơn vị là cơ sở để xây dựng dự toán gửi Sở Tài chính thẩ định.

Bước 2: Lập và tổng hợp dự toán thu ngân sách

Công cụ và tiêu chí đánh giá quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 29 1 Công cụ quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

1.3.1 Công cụ quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Theo Phan Huy Đường, (2015) Công cụ quản lý của Nhà nước là tất cả các phương tiện à Nhà nước sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằ đạt được mục tiêu quản lý Như vậy công cụ quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện là tất cả các phương tiện à các cơ quan Nhà nước địa phương sử dụng để tác động lên hoạt động quản lý thu ngân sách nhà nước của địa phương nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Các công cụ quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm:

( Công cụ pháp luật: Đây là công cụ có sớm nhất và chung nhất để phục vụ cho quản lý Nhà nước ở mọi quốc gia Pháp luật luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong số các công cụ mà Nhà nước phải sử dụng để quản lý nền kinh tế; bởi nó không chỉ điều chỉnh hành vi cho mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các hoạt động của xã hội à là thước đo chung ức độ chấp hành pháp luật của mọi chủ thể.

Những nă qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thu NSNN như Luật NSSN và các văn bản hướng dẫn thực hiện, trong quá trình triển hai đã có văn bản bổ sung phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, vì vậy nó trở thành công cụ hữu hiệu nhất để Nhà nước quản lý và điều hành NSSN.

(+) Kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa cũng là công cụ quan trọng à Nhà nước phải sử dụng trong quản lý điều hành nền kinh tế Thực hiện quản lý NSNN khi sử dụng công cụ kế hoạch hóa các cơ quan Nhà nước cần phải:

- Căn cứ vào các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội mà thẩm tra, đánh giá tính phù hợp của các chỉ tiêu thu, chi trong dự toán NSNN Đồng thời cũng phải căn cứ vào mức độ của các chỉ tiêu thu đã được xác lập trong dự toán NSNN mà điều chỉnh lại mức độ các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

- Trong quá trình chấp hành thu NSNN phải luôn đối chiếu so sánh giữa mức độ chấp hành thu NSNN với mức độ thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

- Khi phê chuẩn quyết toán ngân sách cho một nă đã qua nhất thiết phải rà soát lại các kết quả đích thực về phát triển kinh tế xã hội của nă đó Đây ới chính là những kết quả mà xã hội ong đợi Những thành tựu hay những yếu kém trong quản lý của Nhà nước được bộc lộ một cách rõ nét nhất thông qua số liệu quyết toán NSNN và kết quả thực hiện phát triển kinh tế xã hội cùng kỳ quyết toán đó.

1.3.2 Tiêu chí đánh giá quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

- Thực hiện nghiêm túc và kịp thời các nhiệm vụ thu: bảo đả thu đúng ục đích đúng ế hoạch thu ngân sách nhà nước Tính hiệu lực của quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện có thể đo lường bằng (kết quả/ mục tiêu) Phân cấp mạnh về khai thác nguồn thu ngân sách cấp huyện để đảm bảo cân đối ngân sách trong việc đẩy mạnh các hoạt động chi của Đảng, chính quyền đoàn thể đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định chính trị và an toàn quốc phòng trên toàn huyện nói riêng và sự phát triển kinh tế xã hội trên toàn tỉnh nói chung.

Quản lý ngân sách của huyện đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ trong điều kiện tiết kiệm, không gây thất thoát, lãng phí Ngoài ra trong quản lý NSNN của huyện minh bạch công hai được thể hiện cao trong khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách Khi đánh giá hiệu quả quản lý thu NSNN cần có cách nhìn và đánh giá toàn diện về các yếu tố cấu thành trong hoạt động của NSNN Theo đó để đánh giá hiệu quả quản lý thu chi NSNN cũng phải xét trên nhiều tiêu chí ở các cấp độ, cụ thể:

- Hiệu quả tổng hợp: được đánh giá thông qua việc xây dựng và thực hiện cân đối NSNN một cách tích cực trong nă tài khóa, mà thực chất của nó là cân đối thu – chi và “nội hà ” của nó là đáp ứng các chỉ tiêu KT – XH được xác lập trong nă ế hoạch tương ứng với nă tài hóa đó trên các phương diện: Huy động vượt mức các nguồn lực tài chính (chấp hành thu vượt lớn hơn dự toán thu); đầu tư phát triển có hiệu quả; tiết kiệm và chi tiêu hợp lý các khoản chi ngân sách về giáo dục văn hóa hoa học, y tế và các vấn đề xã hội và đặc biệt tiết kiệm chi về quản lý hành chính Cuối nă tài hóa ngân sách cần có số dư sau hi thực hiện quyết toán để bổ sung chi tiêu cho ngân sách nă sau và tăng cường lực lượng dự trữ tài chính.

- Hiệu quả quản lý thu ngân sách: hiệu quả quản lý thu NSNN biểu hiện ở sự phân phối hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm nhằm mang lại hiệu quả bền vững đối với đầu tư phát triển.

- Tác động tích cực từ quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện đối với sự phát triển KT – XH, an ninh quốc phòng là lâu dài và ổn định.

- Cân bằng lợi ích giữa các đơn vị dự toán ngân sách.

- Không ảnh hưởng tiêu cực đến ôi trường tự nhiên, sinh thái, xã hội.

Quản lý thu NSNN cấp huyện đối với đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với thực tiễn tình hình đặc thù của huyện nhằ đáp ứng được nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tê.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

1.4.1.1 Tổ chức bộ máy cấp huyện về quản lý thu NSNN

Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN tại địa phương và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động thu ngân sách nhà nước.

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy phải quy định rõ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy; tránh sự chồng chéo, hông rõ ràng gây hó hăn cho công tác quản lý, dễ dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm lạm cụng quyền hành trong công việc.

Trình độ bộ máy quản lý NSNN cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý thu NSNN Đây là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công, chất lượng của công tác quản lý ngân sách Nếu trình độ cán bộ thấp, cán bộ không nắm vững quy trình quản lý và các cơ chế chính sách cũng như nội dung của các khoản thu

NSNN sẽ dẫn đến tình trạng thất thu thu sai hông đúng quy định và là nguồn gốc phát sinh các hiện tượng tiêu cực: tham ô, lãng phí, biển thủ công quỹ…

UBND huyện do HĐND huyện bầu ra là cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của UBND HĐND tỉnh UBND huyện trực tiếp chỉ đạo quản lý cấp xã các đơn vị sự nghiệp các cơ quan quản lý nhà nước được giao cho cấp huyện quản lý, chịu trách nhiệ trước HĐND huyện và cơ quan nhà nước cấp trên nhằ đảm bảo thực hiện chủ trương biện pháp phát triển KT – XH, củng cố quốc phòng an ninh và thực hiện các chính sách hác trên địa bàn UBND huyện vừa làm chức năng quản lý nhà nước vừa làm chức năng quản lý kinh tế của huyện, là cấp quản lý kế hoạch toàn diện và có ngân sách góp phần đảm bảo sự chỉ đạo quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính của huyện.

1.4.1.2 Năng lực lãnh đạo, quản lý và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy Tài chính công Ở bất kì cấp nào, năng lực quản lý của người lãnh đạo và tổ chức bộ máy quản lý có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý tài chính công Nó quyết định sự hợp lý, phù hợp của các chiến lược phát triển KT – XH tác động trực tiếp đến hiệu quả của việc quản lý các nguồn lực thu ngân sách nhà nước Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ là công tác chuyên ôn đòi hỏi có tính chuyên nghiệp là yếu tố quyết định đến hiệu quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

1.4.1.3 Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu NSNN

Ngày nay, công nghệ thông tin được xe như ột phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nó có mặt ở hầu hết tất cả các khía cạnh của cuộc sống xã hội Thực tế cho thấy, công nghệ thông tin giúp cho cuộc sống trở nên thuận lợi hơn các việc xử lý các công việc cũng như đưa ra các quyết định hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn. Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý thu NSNN ở địa phương sẽ giúp tiết kiệ được thời gian xử lý công việc đảm bảo được tính chính xác, kịp thời và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo cơ sở cải tiến phương pháp là việc, qui trình nghiệp vụ ngày một có hiệu quả hơn Do đó ứng dụng công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý các khoản thu vào ngân sách nhà nước.

1.4.1.4 Sự phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các cơ quan chức năng

Một trong những chức năng quan trọng của Kho bạc Nhà nước là quản lý quỹ NSNN Vì vậy, Kho bạc Nhà nước vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản thu ngân sách nhà nước đặc biệt là các khoản thuế, phí, lệ phí Kho bạc Nhà nước phải kiểm tra các khoản thu NSNN, bảo đả thu đúng thu đủ về tính hợp pháp, hợp lệ của việc sử dụng Như vậy, trong quá trình quản lý và điều hành NSNN, Kho bạc Nhà nước không thụ động thực hiện theo các lệnh của cơ quan tài chính, hoặc đơn vị thụ hưởng ngân sách một cách đơn thuần mà hoạt động có tính độc lập tương đối theo cơ chế tác động trở lại đối với các cơ quan đơn vị này Do đó sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách và Kho bạc Nhà nước sẽ góp phần đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách nhà nước.

Ngoài các yếu tố nêu trên công tác quản lý thu NSNN còn phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng sử dụng ngân sách, ý thức trình độ của đối tượng sử dụng ngân sách, hệ thống thông tin phương tiện quản lý NSNN huyện, công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý thu NSNN NSNN có được sử dụng đúng ục đích tiết kiệm, hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào ý thức trình độ của đối tượng thụ hưởng ngân sách Nếu đối tượng thụ hưởng ngân sách có ý thức chấp hành và hiểu biết pháp luật tốt có trình độ chuyên ôn cao trong lĩnh vực hoạt động của mình sẽ giúp các khoản thuNSNN được sử dụng một cách hiệu quả Ngược lại nếu các đối tượng này không tuân thủ pháp luật, không tuân thủ các quy định trong quá trình quản lý thu NSNN đã được quy định sẽ dễ làm phát sinh các hiện tượng tiêu cực như thu hông đúng mục đích hông hiệu quả, tham ô, lãng phí.

1.4.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

Quản lý thu NSNN xét cho cùng là việc sử dụng NSNN làm công cụ quản lý hệ thống KT – XH Như vậy , quản lý phải luôn phù hợp với hệ thống KT – XH đó Quản lý không thể tách rời hạ tầng KT – XH, các yếu tố chính trị đặc thù văn hóa Quản lý thu NSNN cấp huyện cũng phải phù hợp với thực trạng KT – XH của huyện Khi điều kiện KT – XH phát triển kéo mức thu nhập của người dân tăng lên Nhà nước sẽ thực hiện tốt những vấn đề về thu ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng nó hiệu quả Điều kiện KT – XH phát triển sẽ đòi hỏi các chính sách, chế độ định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách cũng phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống dân cư nhưng áp lực chi ngân sách giả Khi trình độ phát triển KT – XH và mức thu nhập bình quân trên địa bàn thấp cũng như ý thức sử dụng các khoản chi chưa được đúng đắn, vẫn còn có tư tưởng bao cấp, ỷ lại nhà nước sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu NSNN.

1.4.2.2 Chính sách và thể chế chung của nhà nước

Chính sách và thể chế về quản lý thu NSNN được thể hiện dưới hình thức những văn bản của nhà nước, có tính quy phạm pháp luật quy định phạ vi đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ thu, quản lý thu của các cấp chính quyền, chi phối và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong quy trình quản lý thu NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán thu NSNN.

Chính sách và thể chế về quản lý bao gồm:

- Các quy định về phạ vi đối tượng, về phân cấp nhiệm vụ thu, quản lý thu của các cấp chính quyền.

- Các quy định về trình tự, nội dung lập, chấp hành, quyết toán thu NSNN.

- Các quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý thu NSNN.

- Các quy định về nguyên tắc, chế độ định mức thu NSNN.

Chính sách và các thể chế về quản lý thu quy định những nguyên tắc, chế độ, định mức thu theo quy định của nhà nước Quy định thu ngân sách nhà nước được địa phương căn cứ để xây dựng dự toán thu NSNN Đây cũng là ột trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức thu một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý thu NSNN được chặt chẽ hơn hiệu quả hơn.

Những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý thu ngân sách Nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu ngân sách trên một địa bàn nhất định Việc ban hành những thể chế tài chính đúng đắn phù hợp tạo điều kiện cho công tác quản lý thu đạt được hiệu quả.

Chính sách và thể chế kinh tế của Nhà nước ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, công khai minh bạch, góp phần phục vụ các mục tiêu tăng trưởng và phát triển KT – XH.

Chính sách và thể chế kinh tế của Nhà nước có đúng đắn, hợp lý, phù hợp với thực tiễn mới tạo điều kiện cho hoạt động quản lý thu NSNN đạt được hiệu quả.

Kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước của một số địa phương và bài học cho huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La

1.5.1 Kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước của một số địa phương 1.5.1.1 Kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước tại thành phố Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Thành phố Phúc Yên là trung tâm kinh tế - chính trị - hành chính của tỉnh VĩnhPhúc Đây là đơn vị có số thu nội địa lớn nhất của tỉnh Giai đoạn 2016 – 2019, nhờ sự phân cấp tối đa nguồn thu, nhiệm vụ chi và mở rộng tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành à đã góp phần khuyến khích và tạo điều kiện cho thành phố Phúc Yên tăng cường công tác quản lý, khai thác nguồn thu, tạo nguồn lực cho đầu tư phát triển đảm bảo nhiệm vụ chi được giao, từng

36 bước đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, nâng cao tính chủ động trong quản lý điều hành ngân sách của thành phố.

Thành phố Phúc Yên đã áp dụng hệ thống TABMIS (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) trong quản lý điều hành ngân sách Vì vậy mà việc quản lý các nguồn lợi kinh phí chặt chẽ, minh bạch, góp phần giúp thành phố chủ động cân đối nguồn vốn để bố trí dự toán cho các nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương. Các khoản thu bảo đả đúng chế độ chính sách theo Luật NSNN và các quy định hiện hành Nhờ quản lý tốt các nguồn thu nên sau khi dành 50% tăng thu để tạo nguồn cải cách tiền lương thành phố đã ưu tiên dành phần lớn kết dư ngân sách để chi đầu tư phát triển và xây dựng chỉnh trang kết cấu hạ tầng đô thị.

Việc xác định số bổ sung cân đối, bổ sung mục tiêu bảo đảm phù hợp với khả năng ngân sách theo hướng phân cấp mạnh cho cơ sở Thành phố Phúc Yên có gần 35% số xã phường đã chủ động được ngân sách, không phải bổ sung cân đối Trong công tác quản lý chi thường xuyên, thành phố đã thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ cho 100% đơn vị hành chính và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ cho 100% đơn vị sự nghiệp công lập Kết quả các cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp công lập được giao tự chủ động trong việc sử dụng biên chế, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được giao, khai thác tối đa nguồn thu theo quy định, quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả inh phí được ngân sách cấp và inh phí được chi từ nguồn thu để lại, từ đó sắp xếp bộ máy hợp lý, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức Công tác quản lý và điều hành ngân sách của các đơn vị, các địa phương trên địa bàn thành phố bám sát, dự toán giao, không có phát sinh lớn ngoài dự toán.

1.5.1.2 Kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Kinh Môn tỉnh Hải Dương

Với Luật NSNN được đẩy mạnh phân cấp tăng nguồn lực cho địa phương và các đơn vị khai thác nội lực nâng cao hiệu quả tiết kiệm, giảm bớt thủ tục hành chính. Thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã tổ chức thực hiện khá tốt công tác quản lý thu NSNN đáp ứng được các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đã tăng cường cụ thể hóa các quy định đảm bảo tính công khai, minh bạch và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng để nâng cao hiệu quả thực thi Luật.

Trên cơ sở văn bản hướng dẫn triển khai của Chính phủ, của Bộ Tài chính đã đưa ra các quy định cụ thể để nhằm kiểm soát ngay từ khâu phân bổ ngân sách đảm bảo tập trung, không dàn trải Theo đó việc bố trí ngân sách cho hoạt động của các phòng ban chức năng xã thị trấn phải gắn với chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan đơn vị Công tác lập dự toán inh phí hàng nă được xác định là khâu quan trọng Các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải căn cứ vào hệ thống định mức chỉ tiêu quy định tại Luật NSNN và các khoản trợ cấp đơn vị tài chính có trách nhiệm thẩm tra, thủ trưởng cấp huyện sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Trong điều hành thu ngân sách, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Kinh Môn đã chỉ đạo chặt chẽ sát sao các cơ quan chuyên ôn tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngay từ đầu nă nên việc chi tiêu NSNN được bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực Việc bố trí inh phí NSNN cho các chương trình dự án cơ quan đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về kinh tế xã hội và để đảm bảo theo đúng ế hoạch hàng nă có đánh giá ết quả của chương trình dự án so với mục tiêu đã đề ra.

Trường hợp giải ngân chậm hoặc kết quả hông đạt được mục tiêu Thị xã KinhMôn sẽ thực hiện cắt giảm kinh phí, thậm chí dừng thực hiện chương trình dự án kém hiệu quả tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị đồng thời có

38 chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN.

Theo kinh nghiệm của thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương thì nếu kiểm soát tốt việc thực hiện các khoản thu sẽ tiết kiệm còn chống được tình trạng thất thoát lãng phí các khoản thu NSNN Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện, việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN là giải pháp quan trọng cho việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí nguồn kinh phí NSNN.

1.5.1.3 Kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước của huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị

Huyện Hải Lăng trực thuộc tỉnh Quảng Trị Cơ cấu kinh tế được xác định là: Du lịch – Công nghiệp – Nông lâm nghiệp Trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước đặc biệt công tác quản lý thuế, phí và lệ phí được thực hiện như sau: Trên cơ sở đề án ủy nhiệ thu được UBND tỉnh phê duyệt, Chi cục Thuế thực hiện quản lý thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí, trước bạ Cấp xã phường tổ chức thu thuế nhà đất, môn bài từ bậc 4 đến 6, thuế công thương nghiệp đối với hộ kinh doanh nhỏ người trực tiếp thực hiện ủy nhiệ thu và xã phường được trích tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục Thuế.

UBND huyện cũng đã chỉ đạo các liên ngành thường xuyên kiểm tra tình hình giá cả thị trường tại các cơ sở kinh doanh hàng hóa, xử phạt vi phạm hành chính (trong nă 2017 là 45 trường hợp với tổng số tiền hơn 200 triệu) Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh, khai thác tại các chợ trên địa bàn huyện.

Thu ngân sách của huyện hàng nă luôn vượt kế hoạch được giao, việc phân cấp nguồn thu cùng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định trong các nă đã từng bước nâng cao được tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Phòng tài chính – kế hoạch huyện Hải Năng đã tổ chức lập dự toán, chấp hành quyết toán thu ngân sách, công tác dân vận thực hiện các khoản thu phí, lệ phí rõ ràng minh bạch.

Các cán bộ thuộc phòng Tài chính- kế hoạch huyện thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên ôn trong lĩnh vực tài chính, quản lý giá, quản lý công sản do UBND huyện và Sở Tài chính Quảng Trị tổ chức. Lãnh đạo HĐND và UBND huyện thường xuyên kiể tra đôn đốc và chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tiếp dân, tạo thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính để tăng nguồn thu trên địa bàn huyện.

1.5.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước đối với huyện Sông

- Từ phân tích kinh nghiệm quản lý thu NSNN tại thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương huyện Hải Năng tỉnh Quảng Trị Tác gải đưa ra ột số bài học kinh nghiệ đối với quản lý thu NSNN huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La như sau:

1 Chú trọng và triển khai thực hiện tốt sử dụng phần mềm TABMIS việc quản lý thu các nguồn kinh phí chặt chẽ, minh bạch trong quản lý điều hành ngân sách, góp phần giúp thành phố chủ động cân đối nguồn vốn để bố trí dự toán cho các nhiệm vụ chính trị quan trọng của huyện Sông Mã.

Các khoản thu bảo đả đúng chế độ chính sách theo Luật NSNN và các quy định hiện hành.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÔNG MÃ, TỈNH SƠN LA

Thực trạng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Mã

2.1.1 Vài nét khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Sông Mã

Huyện Sông Mã nằm ở phía tây nam tỉnh Sơn La có vị trí địa lý: Phía bắc giáp huyện Thuận Châu, Phía nam giáp huyện Sốp Cộp và giáp Lào, Phía đông giáp huyện Mai Sơn, Phía tây giáp huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên.

Huyện Sông Mã có diện tích tự nhiên 164.220 ha, dân số nă 2019 là 154.224 người Mật độ dân số đạt 94 người/km², gồm 6 dân tộc: Thái, Kinh, Mông, Xinh Mun, Khơ Mú Kháng.

Huyện Sông Mã có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Sông Mã (huyện lỵ) và 18 xã: Bó Sinh, Chiềng Cang, Chiềng En, Chiềng Khoong, Chiềng Khương Chiềng Phung, Chiềng Sơ Đứa Mòn, Huổi Một Mường Cai Mường Hung Mường Lầ Mường Sai, Nà Nghịu, Nậm Mằn, Nậm Ty, Pú Bẩu Yên Hưng.

Huyện Sông Mã có địa bàn kéo dài dọc sông Mã địa hình khá phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao chạy theo hướng tây bắc - đông na xen ẽ với các thung lũng và hệ thống sông, suối Hệ thống núi dọc biên giới Việt - Lào của huyện có độ cao từ 306 - 1819m so với mực nước biển Điểm thấp nhất là cánh đồng Nà Co Nghe, bản Trại Phong, xã Chiềng Cang và điểm cao nhất là đỉnh núi bản Huổi Hưa xã Mường Cai độ dốc chung toàn huyện từ 250 - 300m Phần lớn là địa hình cao và dốc gây hó hăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng; các khu vực bằng và thung lũng chiếm tỉ lệ nhỏ phân bố rải rác tạo ra tiểu vùng khí hậu phù hợp với nhiều loại cây trồng, con giống khác nhau.

Diện tích đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp là 22.545ha chiếm 13,82% tổng diện tích tự nhiên trong đó đất để canh tác ruộng nước 1.700 ha chiếm 0,9% diện tích đất nông nghiệp, còn lại hầu hết là đất dốc Đất có rừng có 55.814ha chiếm 34%, đất chưa sử dụng 93.364 ha chiếm 57,23% tổng diện tích đất tự nhiên.

Trong những nă gần đây inh tế của huyện Sông Mã luôn tăng trưởng khá Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực Các thành phần kinh tế đều có bước phát triển

42 khá Kết cấu hạ tầng có nhiều tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Giá trị tổng sản phẩm huyện Sông Mã nă sau cao hơn nă trước Sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp và kinh tế nông thôn liên tục phát triển há theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích cây ăn quả được duy trì và phát triển.

Chăn nuôi phát triển khá toàn diện và đa dạng Nhiều mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi tập trung, bán công nghiệp có hiệu quả đang hình thành và nhân rộng; các dự án khoanh nuôi và bảo vệ vốn rừng, tái tạo ôi sinh ôi trường được quan tâm thực hiện.

Thế mạnh kinh tế của huyện Sông Mã chủ yếu là một số cây ăn quả cây lương thực như nhãn ngô ột số vật nuôi như: trâu bò dê ba ba gai cá lăng và một số dịch vụ.

Những ngành phát triển mạnh tại huyện Sông Mã thời điểm này chủ yếu là nông - lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng và chế biến sản phẩm nông nghiệp như: Nhãn, ngô (https://vi.wikipedia.org/wiki/)

2.1.2 Kết quả thu NSNN trên địa bàn huyện giai đoạn 2018-2020

Trong những nă qua UBND huyện Sông Mã luôn quan tâ chỉ đạo điều hành ngân sách, giúp cho việc điều hành ngân sách thuật lợi, khai thác tốt các nguồn thu để thực hiện cân đối nhiệm vụ chi huyện Sông Mã đã tập trung tháo gỡ những khó hăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ và thúc đẩy thị trường Huyện Sông Mã là một trong nhữn địa phương tự cân đối thu chi trên địa bàn tỉnh Sơn La tự cân đối thu chi theo phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đáp ứng nhu cầu inh phí để thực hiện nhiệm vụ chính trị đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn và dành một phần cho chi đầu tư phát triển Cùng với việc bảo đả cân đối cho nhu cầu chi ngân sách địa phương số thu ngân sách trên địa bàn huyện Sông Mã còn đóng góp đáng ể vào thu ngân sách của tỉnh theo tỷ lệ điều tiết trong phân cấp nguồn thu.

Kết quả thu ngân sách trên địa bàn huyện Sông Mã giai đoạn 2018- 2020 thể hiện trong bảng 2.1 như sau: ĐVT: Triệu đồng

Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

A Thu NSNN trên địa bàn 92.984 170.487 188.515 7.503 83,35 18.029 10,57

1.1 Thuế XD các đơn vị ngoại tỉnh 468 642 469 174 37,16 (173) -26,94

1.2 Thuế công thương ngoài quốc

1.3 Thuế SD đất nông nghiệp 5 4 4 (2) -30,23 0 10,00

1.5 Thuế SD đất phi nông nghiệp 646 626 736 (20) -3,04 110 17,55

1.6 Thu tiền cho thuê đất 4.283 7.529 8.299 3.246 75,78 770 10,23

1.8 Thuế thu nhập cá nhân 3.796 7.202 8.850 3.406 89,72 1.647 22,87

1.11 Thu tiền cấp quyền hai thác K.sản 272 241 227 (31) -11,55 (14) -5,84

2 Thu tiền sử dụng đất 44.957 113.928 124.055 68.971 153,42 10.127 8,89

2.1 Thu tiền sử dụng đất 33.266 94.784 65.305 61.518 184,93 (29.479) -31,10

2.2 Ghi thu tiền SDĐ các dự án XD

B Thu ngân sách địa phương 114.249 198.317 221.028 84.068 73,58 22.710 11,45

I Ngân sách huyện được hưởng 103.841 182.655 203.989 78.815 75,90 21.334 11,68

1 Các hoản thu hưởng theo phân cấp 81.262 159.656 176.832 78.394 96,47 17.176 10,76

2 Bổ sung từ ngân sách cấp trên 12.087 9.471 13.030 (2.617) -21,65 3.560 37,59

3 Kết dư nă trước chuyển sang 153 255 1.975 102 66,42 1.720 674,50

4 Thu từ ngân sách cấp dưới nộp lên 1.270 2.227 3 957 75,42 (2.224) -99,88

5 Thu chuyển nguồn nă trước sang 9.069 10.985 12.149 1.916 21,12 1.164 10,60

II Ngân sách xã được hưởng 10.408 15.662 17.039 5.253 50,47 1.377 8,79

1 Các hoản thu hưởng theo phân cấp 2.488 3.861 3.766 1.373 55,16 (95) -2,46

2 Thu bổ sung từ NS cấp trên 7.197 10.443 11.064 3.245 45,09 621 5,95

3 Kết dư nă trước chuyển sang 21 39 260 18 84,23 222 572,86

4 Thu chuyển nguồn nă trước c.sang 702 1.320 1.949 618 88,06 629 47,65

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch, Huyện Sông Mã và tính toán của tác giả) trong giai đoạn 2018 – 2020 đều tăng qua các nă Nă 2018 tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 92.984 triệu đồng nă 2019 đạt 170.487 triệu đồng tăng 77.503 triệu đồng tương ứng tăng 83 35% so với nă 2018 Nă 2020 đạt 188.515 triệu đồng tăng 18.029 triệu đồng tương úng tăng 10 57 % so với nă 2019 Đi sâu vào phâ tích ột số khoản thu ta thấy:

Trong tổng thu thuế phí trên địa bàn huyện Sông Mã chiếm một phần không nhỏ trong tổng số thu NSNN trên địa bàn Giai đoạn 2018 – 2020, tổng số thu thuế, phí đều tương đối ổn định và tăng qua các nă Nă 2018 tổng thu thuế, phí, khác trên địa bàn đạt 46.758 triệu đồng nă 2019 tổng thu thuế phí hác đạt 56.559 triệu đồng tăng 9.801 triệu đồng tương ứng tăng 20,96% so với nă 2018 Nă 2020 tổng thu thuế phí đạt 64.461 triệu đồng tăng 7.902 triệu đồng tương ứng 13,97% so với nă

+ Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy, thu từ thuế công thương ngoài quốc doanh là nguồn thu chủ yếu trong tổng thu thuế, phí của ngân sách huyện, chiế hơn 40% trong tổng thu thuế phí Nă 2018 số thu từ khi vực này là 21.828 triệu đồng thì đến nă 2020 đã tăng lên 28.729 triệu đồng tăng hơn 1 3 lần và tốc độ tăng ổn định qua các nă

+ Tiếp đến là lệ phí trước bạ, chiế hơn 17% trong tổng số thu thuế, phí.

Nhưng tốc độ tăng chậ nă 2018 đạt 10.952 triệu đồng nă 2019 đạt 11.459 triệu đồng tăng 495 triệu đồng tương ứng tốc độ 4,52% so với nă 2019 Nă 2020 đạt 11.452 triệu đồng tăng 3 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 0 02% Kết quả này cho thấy nguồn thu lệ phí trước bạ còn ít, mức thu thấp, chậ được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tình hình kinh tế phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

+ Thu từ tiền cho thuê đất qua 3 nă đều tăng nă 2018 đạt 4.283 triệu đồng, đến nă 2019 là 7.529 triệu đồng tăng 3.246 triệu đồng tương ứng 75,78% so với nă

Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Mã

2.2.1 Thực trạng phân cấp thu ngân sách trên địa bàn huyện

Trên cơ sở quy định của Chính phủ HĐND tỉnh Sơn La quyết định phân chia nguồn thu và phân bổ các khoản chi NSNN cấp huyện/huyện Do đó sự phát triển của huyện Sông Mã chịu ảnh hưởng của sự phân cấp nguồn thu, phân bổ các khoản chi của HĐND tỉnh Trong những nă qua sự rõ ràng trong phân cấp nguồn thu NSNN trên địa bàn huyện được quy định rõ ràng, với chỉ tiêu nă sau cao hơn nă trước, góp phần thúc dẩy tăng thu cho NSNN thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện.

Căn cứ vào Nghị quyết số 38/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của HĐNDTỉnh Sơn La về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; tỷ lệ phần tră (%) phân chia các

47 khoản thu giữa các cấp NS tỉnh Sơn La thời kỳ ổn định NS nă 2019 - 2020, nội dung nguồn thu của ngân sách huyện được phân cấp cụ thể như sau:

“a) Các hoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100%

- Thuế giá trị gia tăng của các đơn vị vãng lai ngoại tỉnh thực hiện trên địa bàn các huyện, huyện, thị xã.

- Lệ phí môn bài (trừ lệ phí môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh ở xã, phường, thị trấn).

- Lệ phí do các cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện thu; Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước; Thu phí bảo vệ ôi trường đối với khai thác khoáng sản (phần ngân sách huyện hưởng).

- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách cấp huyện đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu nhập từ vốn góp của ngân sách cấp huyện; Thu từ bán tài sản nhà nước do cấp huyện quản lý; Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan đơn vị, tổ chức thuộc cấp huyện xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật.

- Các khoản thu phí từ hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước cấp huyện thực hiện trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện và doanh nghiệp nhà nước do UBND cấp huyện là đại diện chủ sở hữu sau khi trừ phần được trích lại, phần còn lại thực hiện nộp ngân sách theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các quy định khác có liên quan.

- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu hác theo quy định của pháp luật do cơ quan đơn vị thuộc cấp huyện xử lý.

- Huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nộp vào ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện.

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện theo quy định của pháp luật.

- Thu kết dư ngân sách cấp huyện.

“b) Các hoản thu được phân chia tỷ lệ phần tră (%) giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã):

- Thuế giá trị gia tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên từ khu vực ngoài quốc doanh do Chi cục Thuế quản lý thu.

- Thu tiền sử dụng đất (phần ngân sách huyện hưởng).

- Thuế thu nhập cá nhân do Chi cục Thuế quản lý thu.

- Thu lệ phí trước bạ; - Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

- Ngoài ra đối với thu từ đấu giá quyền sử dụng đất giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã sau hi đã trừ đi các hoản chi phí theo quy định, ngân sách huyện bố trí inh phí cho các xã để thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới theo quy định tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2018 của Chính phủ phê duyệt Chương trình ục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018-2020. c) Thu bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp tỉnh. d) Thu chuyển nguồn của ngân sách cấp huyện từ nă trước sang.” (HĐND tỉnh Sơn La 2018).

2.2.2 Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thu ngân sách huyện

Bộ áy trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước của huyện gồ : HĐND huyện, UBND huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước.

Trong đó UBND huyện là chủ tài khoản; phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan trực thuộc UBND huyện quản lý về ngân sách cấp huyện Chi cục Thuế và KBNN huyện là cơ quan chịu sự chỉ đạo của ngành dọc Cục Thuế tỉnh và KBNN tỉnh và UBND huyện, có nhiệm vụ thu ngân sách và chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ của tỉnh và của huyện.

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước huyện Sông Mã

(Nguồn: UBND huyện Sông Mã)

* Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sông Mã

Phòng TC-KH huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tha ưu giúp cho UBND huyện trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư đăng ý inh doanh trên địa bàn; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiêp vụ của Sở Tài chính tỉnh Sơn La.

Tổ chức bộ máy phòng TC-KH huyện: công tác tổ chức bộ máy hiện tại phòng TC-KH huyện Sông Mã gồm 10 biên chế, gồ 01 trưởng phòng 02 Trưởng phó phòng

07 chuyên viên Trình độ thạc sỹ 02 người đại học 08 người Tổ chức bộ máy quản lý của phòng được thể hiện qua sơ đồ 2.2.

Sơ đồ 2.2 Hệ thống tổ chức phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sông Mã

(Nguồn: UBND huyện Sông Mã)

Nhiệm vụ và quyền hạn

Trong lĩnh vực quản lý tài chính, Phòng TC – KH được giao nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:

- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn 5 nă và hàng nă về lĩnh vực tài chính; chương trình biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thuộc trách nhiệm quản lý của Phòng.

- Trình Ủy ban nhân dân huyện dự thảo các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 nă và hàng nă của huyện; đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch, kế hoạch dài hạn 05 nă và hàng nă về lĩnh vực tài chính; chương trình biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thuộc trách nhiệm quản lý của Phòng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành cấp tỉnh đã được phê duyệt; ban hành các quyết định chỉ thị văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của UBND huyện.

Đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Mã

2.3.1 Những kết quả đạt được

- Về công tác lập dự toán thu NSNN:

+ Công tác lập dự toán thu NSNN của huyện đã đi vào nề nếp, ổn định. + Giao dự toán đảm bảo theo thời gian quy định của Luật Ngân sách.

+ Việc lập dự toán thu ngân sách đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

+ Dự toán thu ngân sách huyện được tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, xác định nội dung thu và tổng số tiền phải thu Huyện luôn giao chỉ tiêu phấn đấu thu cao hơn dự toán tỉnh giao.

Dự toán của huyện đảm bảo tổng thu từ thuế, phí, lệ phí lớn hơn tổng chi thường xuyên, dành nguồn cho đầu tư phát triển UBND các cấp, ngành thuế hàng nă giao chỉ tiêu thu nhanh chóng cho các đơn vị cấp dưới để các đơn vị này có cơ sở xây dựng kế hoạch phương án thu ngay từ đầu đảm bảo thực hiện tốt trong nội dung quản lý được giao và góp phần đảm bảo số thu cho ngân sách.

- Về công tác chấp hành thu NSNN

+ Việc chấp hành thu ngân sách của huyện về cơ bản đã tuân thủ theo quy định của Luật NSNN các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành, Nghị quyết của HĐND Huyện dưới sự điều hành của UBND huyện và sự giám sát của HĐND cùng cấp.

+ Dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện cùng với sự phối kết hợp với các phòng, ban; cấp uỷ chính quyền các xã phường việc quản lý điều hành ngày càng đi vào nề nếp và có những sáng tạo nhất định trong việc điều hành thu ngân sách, khai thác các nguồn thu và biện pháp thu.

+ Công nghệ thông tin đã được đẩy mạnh sử dụng trong công tác quản lý thuNSNN, gắn liền với hoạt động minh bạch hóa thủ tục thu NSNN và quá trình cải

79 cách thủ tục hành chính đang được triển khai, thực hiện trên địa bàn Huyện Sông

Mã Lợi ích đe lại đã là giảm thiểu chi phí vận hành và tránh sai sót trong quá trình quản lý thu nộp NSNN, thuận tiện cho người nộp.

- Về công tác quyết toán thu NSNN

Công tác quyết toán thu NSNN huyện Sông Mã thực hiện theo đúng các chu trình về quyết toán ngân sách cấp huyện đảm bảo theo các quy định của nhà nước về trình tự thủ tục, thời gian quyết toán.

Chính quyền địa phương đã có sự chỉ đạo các cấp các ngành trong quản lý thu ngân sách của địa phương trên cơ sở đó ngành tài chính trên địa bàn đã tổ chức hội nghị để tăng cường phối hợp giữa các ngành trong thực hiện ngân sách Đã có sự phân công cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệ cho các ngành các đơn vị quản lý thu ngân để đảm bảo có sự quản lý các nội dung thu thống nhất và tránh chồng chéo giữa các ngành các cấp Sự phối kết hợp đồng bộ giữa cơ quan Phòng TC-KH, Chi cục thuế, KBNN huyện ngày càng chặt chẽ và hiệu quả hơn từ khâu xây dựng dự toán, tổ chức thu Các khoản thu thuế do Chi cục thuế đôn đốc thu và các khoản thu hác do các đơn vị khác quản lý được tập hợp lại vào KBNN huyện đồng thời báo cáo phòng TC-KH huyện để báo cáo và ra các quyết định điều hành NS kịp thời. Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, thuế từ cấp huyện đến cấp phường, xã ngày một tăng cường và nâng cao về trình độ Cơ quan quản lý ngân sách cấp huyện đó là phòng TC-KH, Chi cục thuế và KBNN của huyện đều có số lượng biên chế đảm bảo đáp ứng được nhiệm vụ được giao đội ngũ cán bộ ngày càng trẻ hóa tình độ từ đại học trở lên Ban tài chính các xã, thị trấn cũng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng Thu ngân sách đã đạt được dự toán giao trên hầu hết các nội dung thu đã hai thác được những nguồn thu phù hợp với thực tế của địa phương vào thu ngân sách như tiền sử dụng đất, thu từ khu vực CTN – NQD.

-Về công tác kiểm tra, thanh tra

Với định hướng hoạt động của Thanh tra tỉnh Sơn La nhất là việc chỉ đạo điều hành thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra luôn được sự quan tâ chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo thường trực Thành ủy HĐND và UBND huyện.

Trong thời gian qua công tác kiể tra thanh tra đã hoạt động tích cực Xây dựng kế hoạch sát đúng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung thực hiện quyết liệt đôn đốc xử lý sau thanh tra.

Công tác rà soát, ban hành mới văn bản phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra được thực hiện công khai, dân chủ, có chất lượng và đạt hiệu quả. Công tác tuyên truyền hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, công chức thực hiện pháp luật về thanh tra đã được tổ chức nhiều cuộc tập huấn về các lĩnh vực: thanh tra, phòng chống tha nhũng và các văn bản pháp luật về khiếu nại, tố cáo sâu rộng trong cán bộ và nhân dân từ đó nhận thức của cán bộ và nhân dân được nâng lên một bước, giúp nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện đúng quy định của pháp luật.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

- Công tác lập dự toán thu NSNN

Cơ sở thực hiện lập dự toán thu NSNN còn mang tính chủ quan, cảm tính, thiếu căn cứ khách quan vững chắc chưa thực sự sát với thực tiễn hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn huyện do chưa lường trước hết những hó hăn biến động của nền kinh tế ảnh hưởng đến tình hình thực hiện thu NSNN Trước những hó hăn thách thức của nền kinh tế, sự chủ động trong công tác lập dự toán thu NSNN còn thiếu. Trong quá trình xây dựng dự toán thu NSNN đơn vị thực hiện còn chịu áp lực của cơ quan quản lý cấp trên về số thu NSNN Vẫn còn hiện tượng cứng nhắc, bị động trong phương án phân bổ quản lý thu NSNN theo phân cấp ngân sách về tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách định mức phân bổ ngân sách cấp trên.

Các đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu trong việc xây dựng dự toán thu cho đơn vị Yếu é trong xác định các quy định về căn cứ, nội dung phương pháp biểu mẫu thực hiện lập dự toán thu NSNN Công tác lập dự toán thu NSNN còn mang tính hình thức, chịu sự áp đặt của cấp trên à chưa căn cứ vào thực tiễn phát triển của đơn vị.

Nguyên nhân của tình trạng này là:

Tình hình kinh tế - tài chính biến động khó lường đặc biệt như cuối nă

2019 và nă 2020 đại dịch Covid diễn ra ảnh hưởng tới công tác dự báo các chỉ tiêu kinh tế cũng như nguồn thu ngân sách Bên cạnh đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính còn mỏng, nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng và không đồng đều về nghiệp vụ chuyên ôn trong hi đó công tác quản lý tài chính đòi hỏi cơ sở pháp lý, tính khoa học và trình độ chuyên môn cao; khối lượng công việc ngày càng nhiều nên khó có thể thực hiện hết các nhiệm vụ trong công tác quản lý thu NSNN huyện trong thời kỳ mới Hơn nữa, một số ít cán bộ chưa tích cực, nhiệt tình trong công tác chưa chịu học hỏi còn thụ động trong công tác chưa tha ưu công việc được cho Ban lãnh đạo Việc tuyên truyền hướng dẫn về thuế văn hoá ứng xử với người nộp thuế còn hạn chế văn hóa ứng xử đối với người nộp thuế của một vài cán bộ chưa tốt, cần chấn chỉnh hắc phục ngay.

- Công tác chấp hành thu ngân sách nhà nước

Quan điểm và nhiệm vụ trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của huyện Sông Mã tới năm 2025

3.1.1 Quan điểm quản lý thu ngân sách của Huyện

Quá trình phát triển đi lên của huyện Sông Mã trong những nă tới đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN Thu ngân sách phải góp phần tạo ra sự ổn định về kinh tế - xã hội trên địa bàn tạo lập, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, mở rộng đầu tư để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến nă 2025.

Mục tiêu của công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trong thời gian tới là

“ Chỉ đạo thu ngân sách Nhà nước đảm bảo thu đúng thu đủ, có biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu Tiếp tục mở rộng phân cấp quản lý kinh tế - xã hội gắn với phân cấp thu ngân sách cho các xã, thị trấn Xử lý nghiê các hành động vi phạm Luật Ngân sách Nhà nước Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng hả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần tră (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách Nhà nước. Nhiệm vụ thu được căn cứ trên cơ sở chế độ thu chính sách đối với những hình thức động viên, những thay đổi dự kiến và những biến động về cơ cấu thu theo xu hướng hội nhập và sự phát triển của nền kinh tế.

Công tác quản lý thu NSNN của huyện Sông Mã trong thời gian tới dựa trên các quan điểm sau:

Thứ nhất, công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện Sông Mã phải dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh ủy,UBND tỉnh Sơn La nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với trình độ phát triển của huyện Tổ chức khai thác, quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ nhưng đồng thời phải tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn huyện mở rộng sản xuất kinh doanh Cần động viên

87 hợp lý ở mức cao nhất nguồn thu vào ngân sách để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nước đồng thời tạo động lực để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý nguồn thu ở huyện Sông Mã hiện nay và trong thời gian tới là thu là sao để đảm bảo công bằng, khuyến khích sản xuất phát triển Không phải nguồn thu trên địa bàn huyện tăng lên bao nhiêu phần tră so với kế hoạch đề ra là lý tưởng mà quan trọng hơn là tăng cường quản lý thu thuế nhưng sản xuất inh doanh trên địa bàn huyện vẫn phát triển đó ới là hiệu quả của công tác quản lý thu NSNN.

Thứ hai, đa dạng hóa nguồn thu tạo ra sự đóng góp của các thành phần kinh tế trên địa bàn làm cho nguồn thu ngày càng tăng lên đảm bảo ổn định lâu dài. Khắc phục tình trạng hiện nay chỉ tập trung quản lý thu vào các lĩnh vực chủ yếu, chưa quan tâ đến các lĩnh vực liên quan hác Đồng thời phải mở rộng nguồn thu trên địa bàn huyện trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách phù hợp Quan điểm này cần quán triệt trên một số nội dung sau:

+ Mặt dù các lĩnh vực khác nguồn thu còn ít nhưng phát triển thê đối tượng nộp thuế thì tổng số nguồn thu sẽ tăng lên.

+ Coi trọng hơn các hoản thu ngoài thuế Đây là hoản thu tuy nhỏ nhưng có sự đóng góp của mọi người dân trên địa bàn.

3.1.2 Nhiệm vụ và một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025

- Hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách phải đi liền với hoàn thiện bộ áy tăng cường chức năng quyền hạn của bộ máy quản lý thu ngân sách, nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu ngân sách, nhất là trong lĩnh vực thuế, bao gồm:

+ Tăng cường công tác quản lý thu trên tất cả các lĩnh vực, coi trọng những lĩnh vực còn thất thu như hu vực dân doanh, phí và lệ phí, các khoản thu liên quan đến đất đai phấn đấu hoàn thành vượt mức ít nhất là 8% dự toán thu NSNN màHĐND huyện quyết nghị tại kỳ họp cuối nă

+ Đẩy mạnh tiến trình cải cách, hiện đại hóa ngành thuế theo đúng lộ trình. Tiếp tục cải cách hành chính đảm bảo việc giải quyết các thủ tục hành chính nhanh, gọn, không gây phiền hà; kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao năng lực thực thi công vụ, phẩm chất đạo đức, lối sống.

+ Tăng cường công tác quản lý thu nợ thuế, lấy kết quả thực hiện công tác quản lý thu nợ thuế đôn đốc thu hồi nợ thuế là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác quản lý thuế của tập thể, cá nhân cán bộ cơ quan thuế.

- Tăng cường quản lý điều hành thu ngân sách nhà nước; tổ chức thu đúng thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo chính sách, pháp luật thuế; xử lý cụ thể các khoản thu nợ đọng thuế; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức cá nhân nhằm phát hiện các trường hợp ê hai hông đúng hông đủ số thuế; thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Tài chính, Tỉnh ủy; UBND tỉnh về chống thất thu ngân sách Nhà nước.

- Thực hiện các cơ chế, chính sách tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các thành phần kinh tế; tập trung tháo gỡ hó hăn cho sản xuất kinh doanh; phát triển hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; triển khai tốt các chính sách ưu đãi đầu tư và các giải pháp về thuế của Chính phủ nhằm tháo gỡ hó hăn cho Doanh nghiệp, nhất là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Triển khai có hiệu quả đề án cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế đơn giản các thủ tục hành chính về thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuể thực hiệp pháp luật thuế; tăng cường thu hút đầu tư tạo những nguồn nội lực từ các Doanh nghiệp.

- Về dự toán thu ngân sách Nhà nước, huyện cần giao chỉ tiêu ngân sách cấp dưới và đơn vị tăng hơn so với chỉ tiêu của UBND tỉnh, Sở Tài chính tỉnh giao.

Những giải pháp tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Mã

3.2.1 Hoàn thiện chất lượng công tác lập dự toán thu NSNN

Xây dựng dự toán thu NSNN là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác QLNN về NSNN nói chung và thu NSNN nói riêng Xây dựng dự toán thu

NSNN là hâu đầu tiên của chu trình quản lý thu NSNN Dự toán thu là căn cứ để các cấp các ngành các đơn vị tổ chức điều hành và thực hiện thu trong một khoảng thời gian nhất định và là cơ sở để thực hiện quyết toán thu NSNN Vì vậy, xây dựng dự toán thu có chất lượng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý, điều hành NSNN của các cấp, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cần nâng cao chất lượng cả dự toán thu Dự toán thu có ảnh hưởng đến dự toán chi, ảnh hưởng đến cân đối thu - chi Để nâng cao chất lượng lập dự toán thu NSNN (nhất là dự toán thu thuế) cần nâng cao chất lượng dự báo Dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện phường, xã; dự báo về chính sách thu, dự báo về tình hình hoạt động của DN; phân tích đánh giá những tác động tăng giảm thu theo từng địa bàn lĩnh vực thu, từng khoản thu, sắc thuế phải tương đối sát thực, phải khách quan Dự toán thu cần căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch thu của một số nă liền kề, nhất là khả năng thực hiện dự toán thu của nă báo cáo.

Dự toán thu đảm bảo bao quát hết nguồn thu, tránh bỏ sót nguồn thu Khi xây dựng chính sách thu cần đảm bảo không tận thu mà phải đảm bảo bồi dưỡng nguồn thu trong dài hạn, không tận thu Để đảm bảo dự toán thu có tính khả thi cũng cần hạn chế và tiến tới xóa bỏ chỉ tiêu giao thu áp đặt từ NS cấp trên đối với NS cấp dưới.

Các đơn vị lập dự toán các cấp (cấp xã/phường, huyện) phải căn cứ, bám sát các quy định hướng dẫn, chế độ, chính sách và tình hình thực tiễn tại cơ sở để xây dựng dự toán thu NSNN cho phù hợp, tránh tình trạng thiếu căn cứ định mức và xa rời thực tế trong quá trình lập dự toán thu NSNN Ngoài ra, cần quan tâ đến thời hạn hoàn thành báo cáo dự toán thu NSNN Đơn vị nào không thực hiện đúng thời hạn quy định thì có thể chịu xử lý kỷ luật rõ ràng Đồng thời cũng cần có quy định xử lý với hành vi lập dự toán xa rời thực tế, dự toán quá cao hay quá thấp so với nhu cầu, khả năng thu chi của địa phương.

Phòng Tài chính Kế hoạch của đơn vị các cấp cần có trách nhiệm thẩ định lại dự toán thu NSNN nhằ tránh sai sót trước khi trình Hội đồng nhân dân xem xét.Cần đảm bảo thống nhất về thời gian lập dự toán, giao dự toán với thời gian các kỳ họp của Hội đồng nhân dân các cấp. Đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ trong quá trình thực hiện lập dự toán thu NSNN Nguyên tắc này cho phép đơn vị bao quát hết các nguồn thu tăng cường hiểu biết của các cá nhân, tổ chức với nhiệm vụ thu và khả năng ngân sách của địa phương từ đó thấu hiểu và có trách nhiệm thực hiện hoạt động thu NSNN đồng thời sử dụng nguồn lực tài chính tiết kiệm, có hiệu quả “Dự toán được lập chi tiết, cụ thể là thước đo công tác điều hành và quyết toán ngân sách, thuận tiện trong việc kiể tra công tác điều hành và quyết toán ngân sách.” (Lê Thị Kim Nhung, 2015)

Chất lượng dư toán tốt hay không tốt là phụ thuộc phần lớn vào yếu tố con người, từ người lập cho đến người thẩ định người có thẩm quyền phê chuẩn Vì vậy các cơ quan đơn vị, các cấp, các ngành cần bố trí các cán bộ, công chức có trình độ chuyên ôn để tham gia công tác lập, thẩ định và phê duyệt dự toán.

3.2.2 Hoàn thiện chất lượng công tác chấp hành dự toán thu NSNN

- Tăng cường phối kết hợp với các cấp chính quyền phường, xã, các phòng, ban của Cục Thuế và UBND huyện trong quản lý thu Ngân sách đặc biệt là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp trọng điể để thu đúng thu đủ, thu kịp thời vào NSNN ngay từ những ngày đầu tháng đầu của nă hảo sát các nguồn thu thực hiện có và dự báo khả năng thu thời gian tới một cách cụ thể và chính xác hơi Từ đó có những chính sách động viên các nguồn thu; khảo sát các nguồn thu thực hiện có và dự báo khả năng thu thời gian tới một cách cụ thể và chính xác hơn Từ đó có những chính sách động viên các nguồn thu hác ngoài cân đối ngân sách đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực như dịch vụ y tế, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ tầng, cứng hóa ênh ương … góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

- Tăng cường quản lý thu trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt chú trọng khu vực ngoài quốc doanh, hạn chế thấp nhất thu hộ và doanh số đối với các đối tượng kinh doanh bằng biện pháp: phối hợp chặt chẽ các phòng ban liên quan và đội thuế, xã, thị trấn quản lý các đối tượng sau đăng ý inh doanh Tăng cường kiể tra hướng dẫn và xử lý các vi phạm trong việc kê khai thuế của các đối tượng nộp thuế:

+ Khối hộ kinh doanh: quản lý chặt chẽ diện hộ kinh doanh, tiến hành kiểm tra chéo địa bàn tập trung vào các phường, xã trung tâm, khu vực cổng các trường đại học, bệnh viện trung tâ thương ại, nhằm quản lý 100% diện hộ; điều chỉnh doanh thu tính thuế sát với thực tế kinh doanh và phù hợp với doanh thu tính thu nhập xếp bậc lệ phí Môn bài.

+ Khối doanh nghiệp: Làm tốt công tác thi đua hen thưởng đề nghị tôn vinh hen thưởng kịp thời các doanh nghiệp nộp thuế tốt; Tăng cường nă bắt thông tin về người nộp thuế Thường xuyên cập nhật thông tin để nhận diện chính xác các doanh nghiệp có dấu hiệu mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, các biểu hiện khai thiếu thuế là cơ sở để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời; Thường xuyên rà soát, quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, phối hợp với cơ quan an ninh điều tra cơ quan cảnh sát phòng chống tội phạm về kinh tế để điều tra, xác minh một số đường dây sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, chiế đoạt tiền thuế của nhà nước; Quyết liệt đấu tranh với các doanh nghiệp có doanh thu lớn nhưng nộp thuế thấp hoặc không nộp thuế, doanh nghiệp thua lỗ éo dài nhưng vẫn đầu tư ở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản giá trị lớn.

+ Chính quyền các xã phường tập trung rà soát lại toàn bộ nguồn thu tại địa phương chủ động xây dựng đề án phát triển nguồn thu trên địa bàn trên cơ sở đánh giá những tiề năng sẵn có trên địa bàn như: quỹ đất công để xây dựng và phát triển kinh tế trang trại; đất rừng, sông suối để phát triển kinh tế từ rừng đây là những thế mạnh của từng vùng tạo nguồn thu ổn định của các địa phương.

+ Thực hiện đấu thầu, khoán thu tại các địa điể inh doanh như chợ, bến xe…đồng thời tăng cường quản lý nhằ thu được các khoản thu từ phí, lệ phí cho các đơn vị cấp dưới như xã/phường trên địa bàn huyện Sông Mã Muốn có các khoản thu này, cần thực hiện đầu tư hệ thống trông, giữ xe gần các địa điểm kinh doanh sầm uất như chợ, bến xe… góp phần tăng cường nguồn thu cho đơn vị. Đối với các đối tượng có hành vi trốn thuế, phí và lệ phí, vi phạm pháp luật trong inh doanh như buôn lậu hai an doanh thu… cần có giải pháp mạnh mẽ, kiên quyết, kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.

3.2.3 Hoàn thiện chất lượng công tác quyết toán thu NSNN Để không dồn công việc quyết toán vào cuối nă hàng quý iểm tra số thực hiện thu - chi của các đơn vị thuộc huyện Kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán, yêu cầu các đơn vị khóa sổ kế toán tổng hợp và chi tiết hàng tháng lũy ế 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và cả nă Đối chiếu số liệu thu - chi giữa đơn vị với KBNN hàng tháng, quý.

Công tác quyết toán ngân sách cần được thực hiện thống nhất theo đúng qui định về: “Chứng từ thu ngân sách; Mục lục ngân sách nhà nước; hệ thống tài khoản, sổ sách, biểu mẫu báo cáo; Mã số đối tượng nộp thuế và mã số đối tượng sử dụng ngân sách Nâng cao trình độ nghiệp vụ kế toán và sử dụng phần mềm kế toán cho bộ phận ngân sách phường xã các đơn vị một cách thông thạo để phản ánh kiph thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm phục vụ cho công tác quyết toán cuối nă ịp thời gian theo chỉ đạo của Tỉnh và các văn bản hướng dẫn hiện hành.”

Bảng Quyết toán ngân sách phải có phần thuyết minh quyết toán, gồm các nội dung sau: đánh giá tình hình thu của nă thực hiện so với nă trước và so với dự toán được giao; phân tích cụ thể nguyên nhân tăng giả các chỉ tiêu thu so với dự toán được giao đồng thời nêu được nguyên nhân khách quan, chủ quan làm tăng giảm số thu so với dự toán…

3.2.4 Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính thu NSNN tại huyện

Kiến nghị

3.3.1 ối với Tỉnh ủy, H ND, UBND tỉnh Sơn La

Thứ nhất, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp cho huyện về nguồn thu để huyện có cơ cấu nguồn thu ổn định bền vững; chủ động cân đối được ngân sách cho chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển.

Thứ hai, HĐND tỉnh cần xe xét điều chỉnh mức thu đối với một số khoản phí, lệ phí ban hành không còn phù hợp cũng như xe xét ban hành thêm một số khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh để tăng nguồn thu ngoài thuế cho ngân sách, tạo thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nghiệ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ ba, UBND tỉnh xem xét, ban hành quy chế phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo giữa chính quyền địa phương với ngành dọc trong quản lý thu chi ngân sách nhất là ngành thuế và kho bạc.

3.3.2 ối với Chính phủ, Bộ Tài chính

Thứ nhất, cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế Trong quá trình hoàn thiện chính sách thuế cần quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới chính sách thuế Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế Theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế việc hoàn thiện chính sách thuế phải nhằm thiết lập một hệ thống thuế công bằng và hiệu quả, phải đơn giản, ổn định, minh bạch, công khai và có tính luật pháp cao.

Thứ hai, cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN theo đầu vào như hiện nay sang lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra được coi là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn lực công vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, giúp cải thiện chính sách công và góp phần tăng cường hiệu quả quản lý.

Thứ ba, cần nghiên cứu sửa đổi Luật NSNN phù hợp với giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế Hệ thống các định mức chi tiêu của ngân sách, cần được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn và linh hoạt cho phù hợp với sự khác biệt giữa các vùng, miền.

Thu NSNN là một hoạt động cơ bản của ngân sách nhà nước Về mặt bản chất đó là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị tập trung các nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước.

Quản lý thu NSNN có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Chính vì vậy, chính quyền các cấp rất chú trọng tới công tác quản lý thu NSNN Chính quyền huyện Sông Mã coi đây là ột trong những nhiệm vụ trọng tâ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thu NSNN của huyện, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế - xã hội huyện một cách hiệu quả nhất Với kết cấu 3 chương đề tài “ Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn la ” đã giải quyết được một cách cơ bản những yêu cầu đặt ra, thể hiện thông qua những nội dung chủ yếu sau đây:

- Về cơ sở lý luận và thực tiễn: Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về hoạt động quản lý thu NSNN Rút ra được các bài học kinh nghiệm trong quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Sông Mã – tỉnh Sơn La.

- Về thực trạng quản lý NSNN: Nghiên cứu đánh giá ột cách tổng quan, có hệ thống về thực trạng quản lý thu trên địa bàn NSNN huyện Sông Mã trong giai đoạn 2018-2020 Những kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của kết quả và những hạn chế đó đã được chỉ ra.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La Các giải pháp và kiến nghị của đề tài hông chỉ ang tính lý luận, mà còn mang tính thực tiễn và sẽ phát huy tác dụng nếu có sự phối kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cấp các ngành và các cơ quan có liên quan trong quá trình tổ chức, thực hiện.

Với thời gian hạn chế, Luận văn đã hoàn thành chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo, các cán bộ ngành thuế các chuyên gia trong lĩnh vực ngân sách để Luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.

1 Bộ tài Chính (2010), Thông tư số 188/2010/TT-BTC quy định tiêu thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương.

2 Bộ tài Chính (2016), Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 163/2016/NĐ-CP.

3 Bộ tài Chính (2016), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số

08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

4 Bộ Tài Chính - Bộ Nội Vụ (2015), Thông tư liên tịch số 220/2015/TTLT-

BTC- BNV về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, huyện trực thuộc Trung ương và Ph ng tài chính - Kế hoạch thuộc ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, huyện thuộc tỉnh,

5 Bộ Tài Chính (2016a), Thông tư số 328/2016/TT- BTC về việc hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.,

6 Bộ Tài Chính (2016b), Thông tư số 342/2016/TT- BTC về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ - CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.,

7 Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN.

8 Chính phủ (2017), Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23/03/2017 của

Chính phủ về Quy chế lập, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương.

9 Chi cục thuế huyện Sông Mã“Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm và nhiệm vụ công tác năm sau”.

Ngày đăng: 01/12/2023, 05:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước huyện Sông Mã - (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện sông mã, tỉnh sơn la
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước huyện Sông Mã (Trang 61)
Sơ đồ 2.2. Hệ thống tổ chức phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sông Mã - (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện sông mã, tỉnh sơn la
Sơ đồ 2.2. Hệ thống tổ chức phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Sông Mã (Trang 62)
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về công tác lâp dự toán - (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện sông mã, tỉnh sơn la
Bảng 2.4 Kết quả khảo sát về công tác lâp dự toán (Trang 76)
Bảng 2.5: Kết quả chấp hành dự toán thu NSNN huyện Sông Mã giai đoạn 2018 – 2020 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện sông mã, tỉnh sơn la
Bảng 2.5 Kết quả chấp hành dự toán thu NSNN huyện Sông Mã giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 79)
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về quản lý nguồn thu ngân sách - (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện sông mã, tỉnh sơn la
Bảng 2.6 Kết quả khảo sát về quản lý nguồn thu ngân sách (Trang 86)
Bảng 2.7: Kết quả thực hiện quyết toán thu NSNN huyện Sông Mã giai đoạn 2018 – 2020 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện sông mã, tỉnh sơn la
Bảng 2.7 Kết quả thực hiện quyết toán thu NSNN huyện Sông Mã giai đoạn 2018 – 2020 (Trang 89)
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về công tác quyết toán - (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện sông mã, tỉnh sơn la
Bảng 2.8 Kết quả khảo sát về công tác quyết toán (Trang 91)
Bảng 2.9: Kết quả thanh tra, kiểm tra thu thuế huyện Sông Mã - (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện sông mã, tỉnh sơn la
Bảng 2.9 Kết quả thanh tra, kiểm tra thu thuế huyện Sông Mã (Trang 95)
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát về công tác thanh tra, kiểm tra - (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện sông mã, tỉnh sơn la
Bảng 2.10 Kết quả khảo sát về công tác thanh tra, kiểm tra (Trang 98)
Bảng khảo sát: - (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện sông mã, tỉnh sơn la
Bảng kh ảo sát: (Trang 127)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w