1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý thu ngân sách nhà nước của quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

26 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 687,17 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, cùng với việc chuyển sang nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa XHCN, Luật Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam ra đời mở đầu một bư

Trang 1

HOC VIEN HANH CHINH QUOC GIA

LE THI HAI YEN

QUAN LY THU NGAN SACH NHA NUOC

CUA QUAN BA DINH, THANH PHO HA NOI

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 8 34 (04 03

TOM TAT LUAN VAN THAC Si QUAN LY CONG

HA NOI- 2020

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ THỊ KIM TIấN

Phản biện 1: TS Dùi Đức Hà

Phản biện2: PGS.TS Đỗ Thị Hải Hà

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,

Học viện Hành chớnh Quốc gia Địa điểm: Phũng họp 4 nhà A Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ

Học viện Hành chớnh Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chớ Thanh, Đống Đa, Hà Nội

Thời gian: vào hồi 9h ngày 17 tháng 3 năm 2021

Có thể tỡm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chớnh Quốc

gia hoặc trờn trang Web của Khoa Sau đại học,

Học viện Hành chớnh Quốc gia

Trang 3

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, cùng với việc chuyển sang nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), Luật Ngân sách Nhà

nước ở Việt Nam ra đời mở đầu một bước ngoặt quan trọng của nền Tài chính Việt Nam, đặc biệt NSNN đã trở thành công cụ tài chính

quan trọng, góp phân to lớn vào việc phát triển kinh tế xã hội

Đối với Nhà nước, việc duy trì nguôn lực tài chính để đảm bảo

thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng Thu NSNN không chỉ đáp ứng nhu câu chi tiêu của Nhà nước mà còn dành phần đáng kế cho dự phòng, dự trữ tài chính, đầu

tư phát triển và trả nợ, là công cụ hữu hiệu để điều tiết, điều chỉnh nền

kinh tế Nhà nước nói chung và NSNN cấp quận (huyện) nói riêng

Quận Ba Đình là một trong 30 quận, huyện của Thành phố Hà Nội, nơi tập trung nhiều trường đại học, doanh nghiệp lớn, hàng năm đóng góp một lượng nguôn thu đáng kế vào ngân sách Nhà nước Cùng với việc đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trong cả nước, công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình cũng đã được đổi mới căn bản Trong những năm qua, số thu

ngân sách nhà nước trên địa bàn quận Ba Đình phát triển ồn định, đối

tượng nộp ngân sách tăng nhanh về lượng và rất đa dạng, phức tạp

Trước những yêu câu đặt ra về phát triển KT-XH địa phương trong thời kỳ mới, đòi hỏi nguôn thu ngân sách phải có sự ổn định và được cải thiện theo thời gian nhằm đảm bảo nhiệm vụ nộp ngân sách

cấp trên, cung cấp nguồn lực thực hiện các hoạt động chi tiêu phục vụ

tốt cho quá trình phát triển của địa phương Điều này đã đặt ra cho công tác quản lý thu ngân sách những yêu cầu mới Hoạt động thu ngân

sách tại Quận cần phái được nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn

diện, chính xác và day du, đồng thời phái tạo sự thông thoáng, minh bạch và khách quan, nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia đóng góp cho ngân sách nhà nước

Xuất phát từ những lý do trên, em chọn để tài “Quản lý thu ngân sách nhà nước của quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội” đề

3

Trang 4

nghiên cứu, làm rõ các nguyên lý quản lý thu ngân sách nhà nước và thu ngân sách nhà nước cấp quận, những yếu tố tác động đến hoạt động quan ly thu NSNN cap quận Trên cơ sở các lý thuyết đó, giải thích những thành công và hạn chế của thực tiễn quản lý thu NSNN tại Quận

Ba Đình, Hà Nội qua phân tích thực trạng, đánh giá đầy đủ nguyên nhân của thành công và hạn chế, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN cho Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Là một trong những hoạt động quản lý kinh tế, quản lý ngân

sách nhà nước là van dé luôn nhận được nhiều su quan tâm của các

nhà nghiên cứu ở những giác độ khác nhau Qua nghiên cứu có thể thấy, có những công trình nghiên cứu về quản lý thu ngân sách nhà nước như sau:

- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế của Cao Thu Hương

về đề tài “Quán lý thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam” - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (2006) [14]

*“7ực trạng và một số gợi ý chính sách về phân cấp ngân sách tại Việt Nam, TS.Vũ ŠŸ Cường - Học viện Tài chính, 2013; Tạp chí Tài chính số 5 - 2013 [6]

“Quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tinh Gia Lai” Luận văn Thạc sỹ Kinh tế phát triển của Trần Phan Quốc Chương,

Da Nang, 2013; [8]

“Quan ly thu ngân sách Nhà nước tại quận Đồng Đa, thành

phố Hà Nội” Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng tại Học viện

Hành chính Quốc gia của Nguyễn Đức Anh (2015) [1]

“Quản lý thu ngân sách tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”

Luận văn Thạc sỹ Kinh tế chương trình định hướng thực hành của

Hoàng Hà Đông, Hà Nội, 2016

“Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa ban tinh Tra Vinh

và những vấn đề đặt ra” — PGS.TS Bùi Văn Trịnh — Trường Đại học Can Thơ Thạch Mỹ Tràn, Sở Tài chính tỉnh Trà Vinh bài viết trên báo tạp chí tài chính kỳ 01 tháng § năm 2019 [30]

“Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện, thị - Trường hợp nghiên cứu điền hình tại thị xã

Trang 5

Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nóng ”: Đàm Thị Hệ (2013); Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp, số 2/2013

“Náng cao hiệu quá quản lý ngán sách nhà nước tính Kiên Giang giải đoạn 2015-2020”, Luận văn Thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Tài chính - Marketing: Th.S Huynh Hoàng Song (2015)

“Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu ngán sách huyện: nghiên cứu điểm tại huyện Vân Đôn, tỉnh Quảng Ninh”- Đoàn Thị Hân, Bùi Thị Minh Nguyệt, Kiều Hồng Thuý trên Tạp chí Khoa học

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách nhà

nước của quận Ba Đình giai đoạn 2016 - 2020;

- Để xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước của quận Ba Đình trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiÊH cứu

Về không gian: Nghiên cứu tại quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Trang 6

Về thời gian: Nghiên cứu Giai đoạn 2016 - 2020

Về nội dung: Việc nghiên cứu toàn diện về quản lý thu ngân sách bao gồm rất nhiều vấn đề và rất rộng, trong khuôn khổ luận văn này, học viên chỉ tập trung trình bày một số vấn để về quản lý thu NSNN của quận Ba Đình, thành phố Hà Nội bao gồm: thuế và các khoản phí, lệ phí Đây là các khoản thu chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng thu ngân sách

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận

$.I Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để triển khai các phương pháp nghiên

cứu cụ thê

%2 Phương pháp nghiÊn cứu

a Phương pháp thu thập thông tin

Được thực hiện thông qua nghiên cứu, tổng hợp từ các tài liệu, công trình được công bố: như giáo trình Quản lý tài chính công của

Học viện Hành chính Quốc gia, giao trinh Quan ly thuế của Đại học

Kinh tế quốc dân Hà Nội và thông qua các báo cáo, chuyên đề, báo cáo khoa học, các loại sách báo, tạp chí và các trang web có tư liệu liên quan đến chuyên đề nghiên cứu, các luận văn, luận án Số liệu thu thập

từ phòng Tài chính - Kế hoạch quận, chi cục Thuế quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

b Phương pháp nghiên cứu phân tích, tông hợp, thống kê, khảo sái

Nguồn đữ liệu cơ bản được thu thập là số liệu thứ cấp, vì vậy

luận văn sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp, so sánh trên

cơ sở đó đánh giá thực trạng quán lý thu ngân sách trên địa bàn quận

6 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa khoa học

Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về NSNN, thu NSNN, quản

lý thu NSNN và quản lý thu ngân sách nhà nước cấp quận

Hệ thống hóa nội dung chủ yếu cia NSNN, thu NSNN, quan

lý thu NSNN và quản lý thu ngân sách nhà nước cấp quận

Trang 7

Phân tích và đánh giá một cách khoa học thực trạng quản ly thu ngân sách của quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tham chiếu giữa lý luận và thực tiễn, so sánh với một số địa phương từ đó nêu ra được hệ thống các giải pháp và những kiến nghị có tính khả thi nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN của quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham

khảo và phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 3 chương:

Chương ]: Cơ sở khoa học quản lý thu ngân sách Nhà nước cấp quận

Chương 2- Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước của quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước của quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Trang 8

Chương 1, a

CO SO KHOA HQC QUAN LY THU NGAN SACH

NHA NUOC CAP QUAN

1.1 Ngân sách nhà nước và thu ngân sách nhà nước

1.1.1 Khái niệm và bản chất của ngân sách nhà nước

a Khái niệm và bản chất của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ

quan Nhà nước có thấm quyển quyết định dé đảm bảo thực hiện các

chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

b Bản chất của ngân sách nhà nước

Bản chất của ngân sách nhà nước như sau: Ngân sách nhà nước

là hệ thông các mối quan hệ kinh tế xã hội, phát sinh trong quá trình nhà nước huy động, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước dựa trên nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nên kinh tế xã hội của nhà nước theo luật định

C Vai frò của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước thể hiện vai trò ở một số nội dung cơ bản

Sau:

- Kích thích tăng trưởng kinh tế:

- Diéu tiét thị trường giá cả và chống lạm phát:

-_ Điều tiết thu nhập dân cư để góp phần thực hiện công bằng xã

hội:

d Đặc điểm của ngân sách nhà nước

Đặc điểm của ngân sách nhà nước như sau:

+ Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền

tệ khác

+ Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước + Việc quản lý ngân sách nhà nước được thực hiện không chỉ đối với quỹ tiền tệ tập trung mà cả đối với các quỹ tiền tệ không tập trung + Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước không được hoàn trả trực tiếp là chủ yếu

1.1.2.Thịu ngân sách nhà nước

Trang 9

a Khai niém

“Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyên lực của mình để tập trung một phần nguôn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu câu chi tiêu của nhà nước”

b Vai trò cua thu ngân sách nhà nước

- Thu NSNN bảo đảm nguồn von để thực hiện các nhu cầu chỉ

tiêu của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước

- Thông qua thu NSNN, Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều tiết vĩ mô nên kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những mặt tích cực của nó và làm cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn

- Thu NSNN còn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề điều tiết thu nhập của dân cư để đảm bảo công băng xã hội Thông qua công cụ thuế, Nhà nước sẽ khấu trừ thu nhập của các cá nhân theo từng tỷ lệ phù hợp

1.1.3 Phân loại thu ngân sách nhà nước

Có nhiều nguồn thu NSNN, tùy thuộc vào cách cách tiếp cận khác

nhau Các nguồn thu NSNN vi thé co thé duoc phan loai theo cac can

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm quản lý thu ngân sách nhà nước

a Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước

Quản lý thu NSNN là quá trình Nhà nước vận dụng các quy luật khách quan, sử dụng hệ thống các phương pháp tác động đến các hoạt động thu NSNN nhằm tăng thu ngân sách quốc gia một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của nhà nước

b Đặc điểm quan lý thu ngân sách nhà nước

Trang 10

Mot Id, quan ly thu NSNN duoc xac lap trên cơ sở các văn bản

pháp luật do nhà nước ban hành

Hai là, quản lý thu NSNN là sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các khâu

Ba là, quán lý thu NSNN luôn bám sát với quá trình vận động của nên kinh tế

Bốn là, quản lý thu NSNN là sự quản lý mang tính chất tổng hợp 1.2.2 Nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước

Quản lý thu thuế là hệ thống các biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có

chức năng thu ngân sách thực hiện Quản lý thu NSNN phải đảm bảo các

nguyên tắc sau:

- Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ pháp luật

- Thứ hai, nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ

- Thứ ba, nguyên tắc công bằng trong quản lý thuế

- Thứ tư, nguyên tắc minh bạch

- Thứ năm, nguyên tắc thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả trong quản

lý thuế

1.2.3 Vêu cầu quản lý thu ngân sách nhà nước

Việc huy động một phần nguôn lực tài chính quốc gia vào tay nhà nước là yêu cầu không thẻ thiếu đối với mọi Nhà nước Động viên vào

ngân sách nhiều hay ít tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ mà Nhà nước đám nhận, tùy thuộc vào cách sử dụng nguôn lực tài chính của nhà

nước cũng như khả năng tạo ra nguồn lực tài chính của nền kinh tế Do

đó, công tác quản lý thu phải đảm bảo được các yêu cầu tập trung nguôn lực của nên kinh tế vào trong tay Nhà nước và nội dung quản lý thu ngân sách không đơn thuần là quản lý các hình thức thu và số thu

mà còn phải tổ chức quản lý các yêu tô ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước

1.2.4 Phân cấp quản lý thu ngân sách nhà nước

Phân cấp quán lý thu NSNN được thực hiện theo các yêu cau:

- Dam bảo tính thông nhất của thu NSNN:

- Phân cấp quản lý thu NSNN phải phù hợp với phân cấp các lĩnh

vực khác của Nhà nước, tạo ra sự đồng bộ trong thực hiện và quán lý các ngành, các lĩnh vực của Nhà nước

Trang 11

- Nội dung phan cấp quản lý thu NSNN phải phù hợp với Hiến pháp và Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyên

1.3 Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước cấp quận Quản lý thu ngân sách cấp quận là việc các chủ thé quan ly, thong qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp, công cụ quản lý để

hoạch định, tổ chức thực hiện kế hoạch thu, kiểm tra, giám sát, đánh gia quá trình và kết quả thực hiện kế hoạch thu ngân sách cấp quận

Cấp quận là cấp hành chính địa phương trung gian nên quản lý thu NSNN cấp quận có những đặc điểm riêng:

Thứ nhát, quận là cấp hành chính trực thuộc thành phố với chức

năng nhiệm vụ được quy định rõ trong Luật tô chức chính quyền địa phương

Thứ hai, Ngân sách cấp quận thuộc thành phô là một cấp ngân

sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ thê

1.3.1 Ban hành chính sách thu ngân sách nhà nước cấp quận

Ban hành chính sách thu ngân sách là một hoạt động công bố và

cho thi hành các chủ trương, đường lối được thê hiện trong các nghị

quyết, các văn kiện của Đảng nhằm đạt được các mục tiêu tăng thu

NSNN Ban hành chính sách thu ngân sách với tính chất là là một công

cụ hữu hiệu để quản lý và tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển

Thông qua việc ban hành chính sách thu NSNN, Nhà nước thực hiện kiểm soát quá trình thu, sử dụng và phân bổ hợp lý các nguồn thu 1.3.2 Tổ chức bộ máy thu ngân sách nhà nưóc cấp quận

Ngân sách địa phương chịu trách nhiệm quản lý thu NSNN trên

dia ban va chi NSNN dia phương HĐND tỉnh, thành phé trực thuộc Trung ương quyết định việc phân cấp nguôn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý KT-

XH, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn 1.3.3 Tổ chức thực hiện quản lý thu ngân sách nhà nưóc cấp quận 1.3.3.1 Lập dự toán thu ngân sách nhà nước

1.3.3.2 Chấp hành dự toán thu ngân sách quận

1.3.3.3 Quyết toán ngân sách thu ngân sách quận

1.3.3.4 Kiểm soát thu ngân sách nhà nước cấp quận

II

Trang 12

1.3.3.5 Công khai thu ngân sách nhà nước cấp quận

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước cấp quận

1.4.1 Yếu tô khách quan

- Về điều kiện tự nhiên

- Vé thể chế tài chính

- Về trình độ phát triển kinh tế và ôn định xã hội

1.4.2 Yếu tô chủ quan

(0 Tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý thu ngân sách

1i) Cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan liên quan, các

tổ chức

(11) Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý thu NSNN

(iv) Nguôn lực tài chính và các phương tiện hỗ trợ thu NSNN 1.5 Kinh nghiệm thực tiễn và bài học cho quản lý thu ngân sách quận

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách ở một số địa phương Trên cơ sở khảo sát và thu thập thông tin qua các văn bản, báo

cáo của một số quận/huyện của tỉnh Thanh Hóa và TP Hà Nội cho

thấy, nguồn thu NSNN từ thuế chiếm tỷ lệ khá lớn Kinh nghiệm quản

lý thu ngân sách từ thuế của các địa phương này được khái quát như Sau:

1.5.1.1 Kmh nghiệm quán lý thu NSNN tại huyện Chương Mỹ TP

Hà Nội

1.5.1.2 Kmh nghiệm quản lý thu ngán sách nhà nước của huyện

Thiệu Hóa, tinh Thanh Hoa

1.5.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách cho quận

Ba Đình

Để quản lý thu NSNN có hiệu quả, sau đây là một số kinh nghiệm được rút ra cho công tác thu NSNN đối với quận Ba Đình:

* Về quản lý lập dự toán thu ngân sách nhà nước

* Về quản lý chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước

* Về quản lý quyết toán thu ngân sách nhà nước

* Về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý thu ngân sách nhà nước

Trang 13

Tiéu két chuong 1 Chương 1 đã xây dựng được khung lý thuyết và hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản nhất về ngân sách nhà nước, thu ngân sách nhà nước và quản lý thu ngân sách nhà nước

Ngoài ra, Chương 1 còn trình bày kinh nghiệm về quan ly thu ngân sách của một số địa phương trong và ngoài tỉnh để có thể đối chiếu với các quy định về quản lý thu ngân sách nhà nước của quận Ba Đình nhằm phát hiện những nội dung mới, khả thi và hiệu quả cao để nghiên cứu áp dụng trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước ở địa phương

Làm nền tảng cho việc đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Ba Đình Từ đó đưa ra kết quả đạt được, những tổn tại vướng mắc trong công tác quản lý thu ngân sách và tìm ra nguyên nhân để khắc phục tình trạng trên

13

Ngày đăng: 07/11/2021, 14:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Chủ động nắm chắc tình hình, triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế  lực thù địch, phản động, chống đối - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý thu ngân sách nhà nước của quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
h ủ động nắm chắc tình hình, triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, chống đối (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN