MỞ ĐẦU Hoạt động kinh doanh thương mại vốn là một hoạt động kinh tế đặc thù, nó đóng vai trò lưu thông hàng hoá, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Phạm vi hoạt động của kinh doanh thương mại rất rộng, nó bao gồm cả buôn bán nội địa và buôn bán quốc tế. Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, các nước đã từng bước xoá bỏ rào cản kinh tế từ đó kích thích hoạt động thương mại quốc tế và tạo động lực phát triển hoạt động kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, không phải doanh nghiệp thương mại nào cũng đứng vững. Có những doanh nghiệp rất thành công, nhưng cũng không ít doanh nghiệp thương mại sau một thời gian hoạt động thua lỗ nhiều dẫn đến phá sản. Một vấn đề quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chính là khâu bán hàng, giải quyết tốt khâu này, doanh nghiệp mới thu hồi được vốn phục vụ quá trình tái sản xuất kinh doanh, xác định được kết quả kinh doanh và thu được lợi nhuận. Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau để bán được nhiều hàng hoá, đồng thời quản lý tốt chỉ tiêu này. Một trong những biện pháp quan trọng nhất và hữu hiệu nhất phải kể đến đó là thực hiện tốt công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Quản lý tốt quá trình bán hàng, thu hồi vốn nhanh, bù đắp được chi phí bỏ ra và thu được lợi nhuận, tạo đà cho sự tăng trưởng và phát triển, ngược lại, doanh nghiệp nào chưa làm tốt khâu này sẽ khó quản lý quá trình bán hàng, không thúc đẩy được hàng hoá bán ra, vòng quay vốn bị chậm trễ, chi phí bỏ ra thu lại với hiệu quả thấp và có thể không có lãi thậm chí thua lỗ. Qua thời gian thực tập ở Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội, được tìm hiểu thực tế công tác kế toán ở Công ty và nhận thức được tầm quan trọng của hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh em đã chọn đề tài: “TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI ”. Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn cùng các cô, chú, các anh, chị trong phòng kế toán Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Em xin được chân thành cám ơn. Luận văn gồm 3 phần chính như sau: Chương I: Những lý luận cơ bản về tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại. Chương II: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội. Chương III: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội.
Trang 1MỞ ĐẦU
Hoạt động kinh doanh thương mại vốn là một hoạt động kinh tế đặc thù, nó
đóng vai trò lưu thông hàng hoá, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng Phạm vihoạt động của kinh doanh thương mại rất rộng, nó bao gồm cả buôn bán nội địa vàbuôn bán quốc tế Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, các nước đã từngbước xoá bỏ rào cản kinh tế từ đó kích thích hoạt động thương mại quốc tế và tạođộng lực phát triển hoạt động kinh tế của mỗi nước Tuy nhiên, với sự cạnh tranhgay gắt trên thị trường, không phải doanh nghiệp thương mại nào cũng đứng vững
Có những doanh nghiệp rất thành công, nhưng cũng không ít doanh nghiệp thươngmại sau một thời gian hoạt động thua lỗ nhiều dẫn đến phá sản
Một vấn đề quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mỗi doanhnghiệp chính là khâu bán hàng, giải quyết tốt khâu này, doanh nghiệp mới thu hồiđược vốn phục vụ quá trình tái sản xuất kinh doanh, xác định được kết quả kinhdoanh và thu được lợi nhuận Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệpthương mại nói riêng áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau để bán được nhiềuhàng hoá, đồng thời quản lý tốt chỉ tiêu này Một trong những biện pháp quantrọng nhất và hữu hiệu nhất phải kể đến đó là thực hiện tốt công tác kế toán bánhàng và xác định kết quả kinh doanh Quản lý tốt quá trình bán hàng, thu hồi vốnnhanh, bù đắp được chi phí bỏ ra và thu được lợi nhuận, tạo đà cho sự tăng trưởng
và phát triển, ngược lại, doanh nghiệp nào chưa làm tốt khâu này sẽ khó quản lýquá trình bán hàng, không thúc đẩy được hàng hoá bán ra, vòng quay vốn bị chậmtrễ, chi phí bỏ ra thu lại với hiệu quả thấp và có thể không có lãi thậm chí thua lỗ Qua thời gian thực tập ở Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội, được tìm hiểu thực
tế công tác kế toán ở Công ty và nhận thức được tầm quan trọng của hạch toán bán
hàng và xác định kết quả kinh doanh em đã chọn đề tài: “TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI ”.
Trang 2Được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn cùng các cô, chú, các anh, chịtrong phòng kế toán Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội đã giúp em hoàn thànhchuyên đề này Em xin được chân thành cám ơn.
Luận văn gồm 3 phần chính như sau:
Chương I: Những lý luận cơ bản về tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.
Chương II: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội.
Chương III: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội.
Trang 3
CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Đặc điểm và nhiệm vụ của công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác
định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 1.1.1 Đặc điểm của công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
1.1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại trong điều kiện hiện nay
Hoạt động kinh doanh thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vithương mại của thương nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thươngnhân với nhau hoặc giữa các thương nhân có liên quan bao gồm việc mua bán hànghóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằmmục đích lợi nhuận hoặc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội Hoạt động kinhdoanh thương mại có chức năng tổ chức và thực hiện việc mua bán trao đổi hànghóa, cung cấp các dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân Hoạt độngkinh doanh thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng Hoạt động kinh doanh thương mại có những đặc điểm sau:
- Về hoạt động: Hoạt động kinh tế cơ bản là lưu chuyển hàng hóa (Lưuchuyển hàng hóa là sự tổng hợp các hoạt động thuộc quá trình mua bán trao đổi và
dự trữ hàng hóa)
- Về hàng hóa: Hàng hóa trong kinh doanh thương mại gồm các loại vật tư,sản phẩm có hình thành vật chất hay không có hình thái mà doanh nghiệp mua vềvới mục đích để bán
- Về phương thức lưu chuyển hàng hóa: Hoạt động kinh doanh thương mại
có hai hình thức lưu chuyển chính là bán buôn và bán lẻ
- Về tổ chức kinh doanh: có thể theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chứcbán buôn, bán lẻ, công ty kinh doanh tổng hợp, công ty môi giới, công ty xúc tiếnthương mại v.v
- Về sự vận động của hàng hóa: Sự vận động của hàng hóa không giốngnhau, tùy thuộc vào nguồn hàng và ngành hàng (hàng lưu chuyển trong nước, hàng
Trang 4xuất nhập khẩu, ) Do đó chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hóa cũngkhác nhau giữa các loại hàng.
1.1.1.2 Khái niệm về bán hàng và kết quả bán hàng
Doanh nghiệp thương mại là doanh nghiệp có chức năng thực hiện việc traođổi hàng hoá thông qua hoạt động mua, bán hàng hoá trên thị trường Hàng hoátrong kinh doanh thương mại là các loại vật tư, thiết bị máy móc, sản phẩm có hìnhthái vật chất hay không có hình thái vật chất mà doanh nghiệp mua về với mụcđích để bán nhằm thu lợi nhuận Quá trình tiêu thụ hàng hoá là khâu có tính chấtquyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp thương mại
Khái niệm bán hàng
Trong doanh nghiệp thương mại, bán hàng là khâu cuối cùng của quá trìnhlưu thông hàng hóa đồng thời thực hiện quan hệ trao đổi, giao dịch, thanh toángiữa người mua và người bán Bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại chủyếu là bán hàng hóa và dịch vụ
- Xét về bản chất kinh tế: quá trình bán hàng là quá trình chuyển sở hữu vềhàng hóa và tiền tệ Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh này, người bán (doanhnghiệp) mất quyền sở hữu về hàng hóa và được chuyển quyền sở hữu về tiền tệ hayquyền đòi tiền của người mua Người mua (khách hàng) được quyền sở hữu vềhàng hóa, mất quyền sở hữu về tiền tệ hay có nghĩa vụ phải trả tiền cho người bán
- Xét về hành vi: Hoạt động bán hàng diễn ra sự trao đổi, thỏa thuận giữangười bán và người mua, người bán chấp nhận bán và xuất giao hàng; người muachấp nhận mua và trả tiền hay chấp nhận trả tiền
- Xét về quá trình vận động của vốn: trong hoạt động bán hàng, vốn kinhdoanh chuyển từ hình thái là hiện vật (hàng hóa) sang hình thái tiền tệ
Khái niệm kết quả bán hàng
Kết quả bán hàng là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với giávốn hàng đã bán (của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ ), chi phí bán hàng vàchi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong một kỳ nhất định
Kết quả bán hàng có thể là lỗ hoặc lãi tuỳ vào tình hình kinh doanh thực tếcủa doanh nghiệp Từ việc xác định kết quả bán hàng, doanh nghiệp sẽ có nhữngchính sách cụ thể để bù lỗ hoặc phân phối lãi sử dụng cho những mục đích theoquy định của cơ chế tài chính hiện hành
1.1.1.3 Vai trò của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
Trang 5Hạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng có vai trò đặcbiệt quan trọng đối với doanh nghiệp, những người quan tâm và nền kinh tế nóichung Qua quá trình hạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàngcung cấp cho nhà quản trị những thông tin tin cậy về thị trường và tình hình kinhdoanh thực tế của doanh nghiệp Từ đó, giúp các doanh nghiệp đề ra kế hoạch kinhdoanh phù hợp, có hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh Hạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàngcàng chính xác, khoa học, chi tiết thì nhà quản trị càng dễ dàng nắm bắt và quản lýquá trình tiêu thụ từng mặt hàng, từng khu vực, từng đơn vị phụ thuộc … Tổnghợp thông tin giúp cho nhà quản trị đánh giá chính xác về mức độ hoàn thành kếhoạch đã đặt ra cũng như những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc thực hiện kếhoạch Qua đó, doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh cho kỳ tiếp theo Cácdoanh nghiệp thương mại đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
là mạch máu của nền kinh tế Hạch toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quảbán hàng ở các doanh nghiệp thương mại phản ánh một phần tình hình phát triểnthực tế của nền kinh tế
1.1.2 Nhiệm vụ của công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại
- Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng củadoanh nghiệp trong kỳ cả về giá trị và số lượng hàng bán trên tổng số và trên từngmặt hàng, từng địa điểm bán hàng, từng phương thức bán hàng
- Tính toán và phản ánh chính xác tổng số hàng bán ra bao gồm cả doanh thubán hàng, thuế GTGT đầu ra của từng nhóm hàng, từng hoá đơn, từng khách hàng,từng đơn vị trực thuộc (theo các cửa hàng, quầy hàng)
- Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đã tiêu thụ, đồng thờiphân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ để xác định kết quả bán hàng
- Kiểm tra, đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý khách nợ;theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách hàng nợ, thời hạnthanh toán và tình hình nợ
- Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản chi phí bán hàng thực tếphát sinh và kết chuyển (hay phân bổ) chi phí bán hàng cho hàng tiêu thụ, làm căn
cứ để xác định kết quả kinh doanh
- Cung cấp những thông tin cần thiết về tình hình bán hàng, phục vụ choviệc chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thammưu cho lãnh đạo về các biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ
Trang 61.2 Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại doanh nghiệp thương mại
1.2.1 Các phương thức bán hàng
1.2.1.1 Phương thức bán buôn hàng hoá
Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, cácdoanh nghiệp sản xuất… để thực hiện bán ra hoặc để gia công chế biến rồi bán ra
Đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưuthông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng, do vậy giá trị và giá trị sử dụng của hànghoá chưa được thực hiện Hàng thường được bán theo lô hàng hoặc bán với sốlượng lớn, giá bán biến động tuỳ thuộc vào khối lượng hàng bán và phương thứcthanh toán Trong bán buôn hàng hoá, thường bao gồm 2 phương thức sau đây:
* Phương thức bán buôn hàng hoá qua kho
Bán buôn hàng hoá qua kho là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đóhàng bán phải được xuất ra từ kho bảo quản của doanh nghiệp Trong phương thứcnày có 2 hình thức:
- Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp
Theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thươngmại để nhận hàng Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hóa, giao trực tiếp chođại diện bên mua Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, đã thanh toán tiền hoặcchấp nhận nợ, hàng hóa được xác định là tiêu thụ
- Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng
Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng,doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hóa, bằng phương tiện vận tải của mìnhhoặc thuê ngoài, chuyển hàng giao cho bên mua ở một địa điểm đã thỏa thuận.Hàng hóa chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại Sốhàng này được xác định là tiêu thụ khi nhận được tiền do bên mua thanh toán hoặcgiấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán Chi phí vậnchuyển do doanh nghiệp thương mại chịu hay bên mua chịu là do sự thỏa thuận từtrước giữa hai bên Nếu doanh nghiệp thương mại chịu chi phí vận chuyển, sẽ đượcghi vào chi phí bán hàng Nếu bên mua chịu chi phí vận chuyển, sẽ phải thu tiềncủa bên mua
* Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng
Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàngmua, không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua Phương thức này
có thể thực hiện theo hai hình thức :
Trang 7- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp
Theo hình thức này doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàngmua và giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán Sau khi giao,nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặcchấp nhận nợ, hàng hóa được xác nhận là tiêu thụ
- Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng
Theo hình thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng, nhận hàngmua, bằng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài để vận chuyển hàng đếngiao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận Hàng hoá chuyển bán trongtrường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại Khi nhậnđược tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng vàchấp nhận thanh toán thì hàng hoá được xác định là tiêu thụ
1.2.1.2 Phương thức bán lẻ hàng hoá
Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặccác tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùngnội bộ Đặc điểm của hàng hoá bán lẻ là: hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và
đi vào lĩnh vực tiêu dùng Khi đó, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã đượcthực hiện Hàng bán ra với số lượng nhỏ và có giá bán ổn định Phương thức bán lẻthường có các hình thức sau:
* Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung
Theo hình thức này việc thu tiền của người mua và giao hàng cho người muatách rời nhau Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền củakhách, viết hoá đơn hoặc tích kê giao cho khách hàng để họ đến nhận hàng ở quầyhàng do mậu dịch viên bán hàng giao
Hết ca, hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hoá đơn và tích
kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng tồn quầy để xác định số lượng hàng đãbán trong ngày, trong ca là cơ sở cho việc lập báo cáo bán hàng Nhân viên thu tiềnnộp tiền bán hàng cho thủ quỹ và làm giấy nộp tiền
* Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp
Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách hàng vàgiao hàng cho khách Hết ca, hết ngày bán hàng, nhân viên viên bán hàng nộp tiềncho thủ quỹ và làm giấy nộp tiền bán hàng Sau đó, kiểm kê hàng hóa tồn quầy đểxác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng
* Hình thức bán hàng tự phục vụ
Trang 8Theo hình thức này, khách hàng tự chọn lấy hàng hoá, trước khi ra khỏi cửahàng đến bộ phận thu tiền để thanh toán tiền hàng Nhân viên thu tiền lập hoá đơnbán hàng và thu tiền của khách hàng Hình thức này được áp dụng phổ biến ở cácsiêu thị.
* Hình thức bán hàng tự động
Theo hình thức này, người mua tự lựa chọn hàng hoá đồng thời trả tiền trêncác máy bán hàng tự động Hình thức này áp dụng cho các máy bán lẻ tự động(thường là nước ngọt, thuốc lá ) đặt tại các địa điểm công cộng
* Hình thức bán hàng trả góp
Theo hình thức này, người mua được trả tiền mua hàng thành nhiều lần Doanh nghiệp thương mại, ngoài số tiền thu theo giá mua thông thường còn thu thêm người mua một khoản lãi do trả chậm
* Hình thức bán hàng ký gửi, đại lý
Bán hàng đại lý, ký gửi là phương thức bán hàng mà doanh nghiệp thươngmại giao hàng cho các cơ sở đại lý, ký gửi để cơ sở này trực tiếp bán hàng Bênnhận làm đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởngthù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá Số hàng chuyển giaocho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại.Khi các cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hàng hay chấp nhận thanh toán hay gửithông báo về số hàng đã bán được thì số hàng đó được coi là tiêu thụ Phương thứcnày giúp cho doanh nghiệp khai thác thị trường, mở rộng thị trường mà không cầnphải đầu tư thêm vốn
1.2.2 Các phương thức thanh toán
Sau khi giao hàng cho bên mua và được chấp nhận thanh toán thì bên bán cóthể nhận tiền hàng theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào sự tín nhiệm,thoả thuận giữa hai bên mà lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp Hiệnnay các doanh nghiệp thương mại thường áp dụng các phương thức thanh toán sau:
- Phương thức thanh toán trực tiếp
- Phương thức thanh toán sau (chậm trả)
1.2.2.1 Phương thức thanh toán trực tiếp
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được di chuyển từngười mua sang người bán ngay sau khi quyền sở hữu hàng hoá bị chuyển giao.Thanh toán trực tiếp có thể bằng tiền mặt, ngân phiếu, séc hoặc có thể bằng hànghoá (nếu bán theo phương thức hàng đổi hàng) ở hình thức này sự vận động củahàng hoá và tiền tệ không có khoảng cách về thời gian
Trang 91.2.2.2 Phương thức thanh toán chậm trả
Là phương thức thanh toán mà quyền sở hữu về tiền tệ sẽ được chuyển giaosau một khoảng thời gian so với thời điểm chuyển quyền sở hữu về hàng hoá, do
đó hình thành khoản công nợ phải thu của khách hàng Nợ phải thu cần được hạchtoán quản lý chi tiết cho từng đối tượng phải thu và ghi chép theo từng lần thanhtoán ở hình thức này sự vận động của hàng hoá và tiền tệ có khoảng cách vềkhông gian và thời gian
1.2.3 Các phương pháp xác định trị giá vốn hàng bán
Đối với doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán phản ánh trị giá gốcmua vào của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ, bao gồm trị giá mua thực tế và cáckhoản chi phí liên quan trực tiếp khác (phát sinh trong quá trình thu mua hàng hoá)được phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ
Về nguyên tắc, hàng hoá nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá đó.Nhưng trên thực tế, nếu tính như vậy thì việc tính giá hàng hoá tại mỗi thời điểmxuất bán rất khó khăn, phức tạp mà nhiều khi còn không hạch toán được Chính vì
lý do đó, để đơn giản hoá và có khả năng hạch toán được thì tính giá hàng hoá xuấtkho có nhiều phương pháp khác nhau Căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệpcũng như yêu cầu quản lý, trình độ cán bộ kế toán mà doanh nghiệp có thể sử dụngnhất quán một trong các phương pháp tính giá mua của hàng hoá tiêu thụ xuất khosau:
1.2.3.1 Tính theo giá thực tế
Doanh nghiệp có thể sử dụng 1 trong 4 phương pháp tính giá sau:
* Phương pháp thực tế đích danh
Theo phương pháp này, lô hàng nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá
đó, không quan tâm đến thời gian nhập, xuất Đây là phương pháp lý tưởng nhất,
nó tuân thủ nguyên tắc chi phí phù hợp với doanh thu thực tế
Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp có ít hàng hoá và có điều kiệnbảo quản riêng từng lô hàng nhập kho Còn đối với doanh nghiệp có nhiều loạihàng hoá thì không thể áp dụng phương pháp này Bởi vì, việc áp dụng phươngpháp giá thực tế đích danh đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ áp dụng khi hàngtồn kho có thể phân biệt từng loại, từng thứ riêng rẽ
- Ưu điểm: Rất chính xác và kịp thời theo từng lần nhập
- Nhược điểm: Phức tạp, khối lượng theo dõi lớn, tốn kém
Trang 10* Phương pháp giá thực tế nhập trước, xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này, giả thiết số hàng hoá nhập trước sẽ xuất trước, xuấthết số hàng nhập trước mới đến số hàng nhập sau theo giá thực tế của từng lô hàngxuất Do vậy, giá trị hàng hoá tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế hàng hoá mua vàosau cùng trong kỳ
Ưu điểm của phương pháp này là lượng hàng hoá nhập - xuất trên sổ sáchgần đúng với lượng hàng hoá nhập - xuất thực tế và phản ánh tương đối chính xácgiá trị hàng hoá xuất kho và tồn kho
Hơn nữa, giá trị hàng hoá tồn kho sẽ được phản ánh gần sát với giá thịtrường vì nó là giá trị hàng hoá ở lần mua cuối cùng
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là làm cho doanh thu hiện tạikhông phù hợp với chi phí hiện tại và nó chỉ thích hợp trong trường hợp giá cả ổnđịnh và có xu hướng giảm
*Phương pháp giá thực tế nhập sau - xuất trước (LIFO)
Phương pháp này giả định những hàng hoá mua vào sau cùng sẽ được xuấtbán trước tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước - xuất trước ở trên
Phương pháp này có ưu điểm là làm cho những khoản doanh thu hiện tạiphù hợp với khoản chi phí hiện tại vì doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị hànghoá vừa mới được đưa vào ngay gần đó Phương pháp LIFO thích hợp trongtrường hợp lạm phát, giá cả có xu hướng tăng lên
*Phương pháp giá đơn vị bình quân
Giá thực tế hàng xuất kho = Số lượng hàng xuất kho ¿ Giá đơn vị bình quânTrong đó, giá đơn vị bình quân có thể xác định theo ba cách:
Giá đơn vị
bình quân cả
kỳ dự trữ
=Trị giá hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ
Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong
kỳ
- Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ:
Trang 11Phương pháp tính giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ tuy đơn giản, dễ làmnhưng độ chính xác không cao Hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối thánggây ảnh hưởng tới công tác quyết toán nói chung.
- Giá đơn vị bình quân tồn đầu kỳ:
Giá đơn vị
bình quân
tồn đầu kỳ
= Trị giá thực tế hàng tồn kho đầu kỳ
Số lượng thực tế hàng tồn kho đầu kỳ
Phương pháp giá đơn vị bình quân tồn đầu kỳ ưu điểm là khá đơn giản vàphản ánh kịp thời tình hình biến động hàng hoá trong kỳ Tuy nhiên, nó cũng bộc
lộ nhược điểm khi thị trường biến động Giá cả kỳ hiện tại tăng (giảm) đột biến sovới kỳ trước thì không ảnh hưởng đến trị giá hàng xuất bán trong kỳ mà lại ảnhhưởng đến trị giá hàng tồn kho cuối kỳ, gây tác động đến kỳ sau Đó là điều khônghợp lý, không phản ánh đúng trị giá vốn hàng hoá tiêu thụ
- Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập:
Phương pháp giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập khắc phục được nhượcđiểm của cả hai phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhật Nhưng để thựchiện nó thì mất nhiều công sức, tính toán nhiều lần
Giá trị của hàng thực tếnhập kho tiếp theo
Số lượng hàng lầnnhập kế tiếp trước đó +
Số lượng hàng thực tếnhập kho tiếp theo
1.2.3.2 Tính theo giá hạch toán
Giá hạch toán là giá do doanh nghiệp quy định được sử dụng lâu dài và cótính ổn định Giá hạch toán chỉ dùng để ghi sổ kế toán theo dõi chứ không có tácdụng giao dịch với bên ngoài Thông thường có thể lấy giá hạch toán là giá kếhoạch hoặc một loại giá ổn định trong kỳ để qui định cho từng mặt hàng cụ thể
Trang 12Mục đích của việc sử dụng giá hạch toán là nhằm đơn giản cho công tác kếtoán trong doanh nghiệp có các nghiệp vụ nhập, xuất nhiều, thường xuyên, giáthành thực tế biến động lớn trong kỳ.
Theo phương pháp này, giá trị hàng bán xuất kho được ghi theo giá hạchtoán Đến cuối kỳ, tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế thông qua
hệ số giá (H)
TrÞ gi¸ thùc tÕ hµng xuÊt b¸n =
Gi¸ h¹ch to¸n hµng xuÊt b¸n × HÖ sè gi¸
Hệ số giá được tính cho từng loại hoặc từng nhóm sản phẩm, hàng hoá, lao
TrÞ gi¸ thùc tÕ cña hµng nhËp trong kú TrÞ gi¸ h¹ch to¸n
cña hµng tån dÇu kú +
TrÞ gi¸ h¹ch to¸n cña hµng nhËp trong kú
1.2.4 Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng: là tổng giá trị được thực hiện do việc bán hàng hoá,
sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng Doanh thu bán hàng là số tiềnghi trên hoá đơn bán hàng, trên các hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ
Doanh thu thuần là doanh thu thực tế về bán hàng của doanh nghiệp trong
kỳ kế toán, là cơ sở để xác định kết quả bán hàng
1.2.5 Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu: Là các khoản phát sinh trong quá trình bánhàng, theo quy định cuối kỳ được trừ khỏi doanh thu thực tế Các khoản giảm trừkhỏi doanh thu bao gồm:
Khoản giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá
kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu
Khoản trị giá hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác
định là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán
Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn
1.2.6 Chi phí bán hàng
Trang 13Chi phí bán hàng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống
và lao động vật hoá dùng để tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ… màdoanh nghiệp phải chi ra trong một thời kỳ nhất định Trong đó:
- Chi phí nhân viên bán hàng bao gồm toàn bộ tiền lương, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo lương phải trả cho nhân viên bánhàng, nhân viên bảo quản đóng gói hàng hoá, nhân viên tiếp thị, vận chuyển hàng
- Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ bán hàng: Phản ánh chi phí khấuhao những tài sản cố định ở bộ phận bảo quản, bán hàng như nhà kho, cửa hàng,bến bãi, phương tiện bốc dỡ vận chuyển, phương tiện tính toán đo lường, kiểmnghiệm chất lượng …
- Chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá là những chi phí chi ra để sửa chữabảo hành những hàng hoá sản phẩm đang trong thời gian bảo hành bị hư hỏng,kém chất lượng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài là các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trảcho các dịch vụ phục vụ bán hàng như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiềnthuê kho bến bãi, thuê cửa hàng, thuê vận chuyển bốc vác hàng đi tiêu thụ, tiền hoahồng trả cho đại lý bán hàng, trả cho bên xuất khẩu uỷ thác
- Chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí phục vụ bán hàng ngoài các chiphí đã kể ở trên như chi phí quảng cáo, tiếp thị, chào hàng, giới thiệu sản phẩm, chiphí hội nghị khách hàng
1.2.7 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là khoản chi phí phục vụ cho quá trình quản lýcủa doanh nghiệp, quản lý hành chính sự nghiệp và các chi phí chung khác trongtoàn doanh nghiệp Các khoản chi phí này tương đối ổn định trong các kỳ kinhdoanh của doanh nghiệp Trong đó:
- Chi phí nhân viên quản lý bao gồm tiền lương chính, lương phụ và cáckhoản phụ cấp trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp, khoản bảo hiểm xã hội,
Trang 14bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích trên tiền lương của nhân viên quản lý vàochi phí.
- Chi phí vật liệu phục vụ quản lý bao gồm văn phòng phẩm, chứng từ, sổsách kế toán, vật liệu xuất dùng sửa chữa tài sản cố định, công cụ dụng cụ
- Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ công tác quản lý như nhà cửa làmviệc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn, máy mócthiết bị quản lý dùng cho văn phòng
- Chi phí về thuế, phí, lệ phí như thuế nhà đất, thuế môn bài, thu trên vốn…
và các khoản phí, lệ phí khác, thuế giá trị gia tăng đầu ra của hàng hoá và dịch vụ(nếu tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp)
- Chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòitính vào chi phí quản lý của doanh nghiệp
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền nước, tiền điện, điện thoại, điện báo,thuê nhà, thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định thuộc văn phòng
1.3 Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại doanh nghiệp thương mại
- Hoá đơn GTGT - Thẻ quầy hàng
- Hoá đơn bán hàng - Giấy nộp tiền
- Báo cáo bán hàng - Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý
- Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi
- Bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày
- Các chứng từ khác có liên quan (hoá đơn, chứng từ đặc thù).
1.3.2 Tài khoản sử dụng
* TK 156 - Hàng hoá
Trang 15Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng, giảm hànghoá trong các doanh nghiệp thương mại dịc vụ và những cơ sở sản xuất có tổ chứchoạt động kinh doanh hàng hoá Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ ghi:
- Trị giá vốn thực tế của hàng hoá nhập kho
- Số điều chỉnh tăng do đánh giá lại
- Trị giá hàng hoá thừa phát hiện khi kiểm kê
- Kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng hoá tồn kho cuối kỳ từ TK 611sang (phương pháp KKĐK)
Bên Có ghi:
- Trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho
- Số điều chỉnh giảm do đánh giá lại
- Trị giá hàng hoá thiếu phát hiện khi kiểm kê
- Kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng tồn kho đầu kỳ sang TK 611(phương pháp KKĐK)
Số dư bên Nợ: phản ánh trị giá vốn thực tế của hàng hoá tồn kho cuối kỳ.Tài khoản 156 - Hàng hoá được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2 sau:
+ TK 1561 - Giá mua của hàng hoá + TK 1562 - Phí mua hàng hoá.Tài khoản 156 được hạch toán chi tiết theo kho, theo loại hàng, nhóm hàng
và từng thứ hàng hoá
* TK 157- Hàng gửi đi bán
Tài khoản 157 dùng để theo dõi giá trị sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ theophương thức chuyển thẳng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hoá bán đại lý, ký gửi haygiá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, người muanhưng chưa được chấp nhận thanh toán Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ ghi:
- Trị giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hoá gửi bán, ký gửi
- Trị giá lao vụ, dịch vụ đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấpnhận thanh toán
- Kết chuyển trị giá vốn thực tế của hàng hoá, thành phẩm gửi bán chưađược khách hàng chấp nhận thanh toán cuối kỳ (phương pháp KKĐK)
Bên Có ghi:
Trang 16- Trị giá vốn thực tế của thành phẩm, hàng hoá gửi bán đã được khách hàngthanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
- Trị giá hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ khách hàng trả lại hoặc không chấpnhận
- Kết chuyển trị giá thành phẩm, hàng hoá đã gửi đi bán chưa được kháchhàng thanh toán đầu kỳ (phương pháp KKĐK)
Số dư bên Nợ: phản ánh trị giá thành phẩm, hàng hoá gửi đi bán chưa đượckhách hàng chấp nhận thanh toán
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng mặt hàng, từng nhóm hàng
* TK 511 - Doanh thu bán hàng
TK 511 dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế cùng cáckhoản giảm trừ doanh thu Từ đó, tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ hàng hoátrong kỳ Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ ghi:
- Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm doanh thu bán hàng, giảm giá, hàngbán bị trả lại
- Thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
- Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911
Bên Có ghi:
- Doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ thực hiện được trong kỳ
TK 511 cuối kỳ không có số dư, và được chi tiết thành 4 tiểu khoản:
+ TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá
+ TK 5112 - Doanh thu bán các thành phẩm
+ TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ
+ TK 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá
+ TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
* TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
TK 512 dùng để phản ánh doanh thu do bán hàng hoá, dich vụ trong nội bộ,giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty hay Tổng công ty Kết cấu củatài khoản này giống như kết cấu của TK 511
TK 512 không có số dư cuối kỳ, được chi tiết thành 3 tiểu khoản:
+TK 5121 - Doanh thu bán hàng hoá
Trang 17Bên Nợ ghi: Trị giá hàng bán bị trả lại theo giá bán chưa có thuế GTGT.Bên Có ghi: Kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại sang TK 511, TK 512.
TK 531 cuối kỳ không có số dư
Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ ghi: Các khoản chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Bên Có ghi:
- Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả kinh doanh (cho hàng đãbán) hoặc để chờ kết chuyển (cho hàng còn lại)
TK 641 cuối kỳ không có số dư, được chi tiết thành 7 tiểu khoản
TK 6411 - Chi phí nhân viên TK 6415 - Chi phí bảo hành
TK 6412 - Chi phí vật liệu bao bì TK 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng TK 6418 - Chi phí bằng tiền khác
TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ
* TK 642 - Chi phí quản lý doanh nhgiệp
Trang 18TK 642 dùng để tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản
lý hành chính và các chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của toàn doanhnghiệp Kết cấu của tài khoản này tương tự với TK 641
TK 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 8 tiểu khoản sau:
TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý TK 6425 - Thuế, phí, lệ phí
TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý TK 6426 - Chi phí dự phòng
TK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng TK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác
1.4 Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán tiêu thụ hàng hoá
Ngoài việc hạch toán tổng hợp vào Nhật ký - Sổ Cái, doanh nghiệp còn hạchtoán chi tiết vào một số sổ ( thẻ ) kế toán chi tiết như: sổ chi tiết vật tư, hàng hoá
Sơ đồ 1
1 4.2 Hình thức Chứng từ ghi sổ.
Đặc điểm của hình thức Chứng từ ghi sổ là mọi nghiệp vụ kinh tế phải căn cứvào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ cùng loại, cùng kỳ để lập chứng từghi sổ; sau đó ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ Cái
1.4.3 Hình thức Nhật ký chung.
Đặc điểm của hình thức Nhật ký chung là toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phátsinh đều được ghi vào một quyển sổ gọi là Nhật ký chung theo thứ tự thời gian vàđịnh khoản các nghiệp vụ đó Sau đó, căn cứ vào Nhật ký chung, lấy số liệu trên đểghi vào sổ Cái
1.4.4 Hình thức Nhật ký - Chứng từ.
Đặc điểm chủ yếu của hình thức Nhật ký - Chứng từ là mọi nghiệp vụ kinh tếphát sinh đều căn cứ vào chứng từ gốc sau khi đã kiểm tra, phân loại ghi vào cácNhật ký - Chứng từ có liên quan Sổ Nhật ký - Chứng từ kết hợp việc ghi chéptổng hợp với chi tiết, kết hợp ghi theo hệ thống với ghi theo trình tự thời gian Cácnghiệp vụ kinh tế cùng loại được kết hợp vào một mẫu sổ
Trang 19Tên công ty : CÔNG TY CP KIM KHÍ HÀ NỘI
Địa chỉ : 20 TÔN THẤT TÙNG - QUẬN ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI
Mã số tài khoản : 710A00251
Mã số thuế : 0100100368
Trang 20Công ty CP Kim khí Hà Nội là một doanh nghiệp được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước là Công ty Kim khí Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam Công ty CP Kim khí Hà Nội có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản và con dấu riêng Nguồn vốn kinh doanh của Công ty sau cổ phần chủ yếu là vốn của Tổng Công ty Thép Việt Nam (chiếm 89,37% tổng vốn góp), còn lại là vốn góp ưuđãi của CBCNV và một số nhà đầu tư bên ngoài
Tiền thân, Công ty chỉ là một đơn vị thu mua thép phế liệu phục vụ cho ngànhthép, cùng với sự tăng trưởng của nền công nghiệp trong nước thì Công ty cũng ngày càng phát triển mở rộng quy mô và thị trường kinh doanh của mình Quá trình hình thành và phát triển của Công ty trải qua các giai đoạn sau:
- Công ty được thành lập năm 1973 với tên là “Công ty thu hồi phế liệu kim khí ” là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Kim khí Việt Nam - Bộ vật tư Công ty có
chức năng thu mua thép phế liệu trong nước tạo nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc nâú luyện thép ở nhà máy Gang thép Thái Nguyên
- Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty và đáp ứng mọi yêu cầu về nguồn cung cấp thép phế liệu cho hoạt động sản xuất, Bộ vật tư đã ra quyết định số
628/ QĐ_ VT tháng 10 năm 1985 hợp nhất hai đơn vị: “Công ty thu hồi phế liệu kim khí” và “Trung tâm giao dịch dịch vụ vật tư ứ đọng luân chuyển” thành Công
ty vật tư thứ liệu Hà Nội Công ty là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty kim khí Việt Nam, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân đầy đủ
- Ngày 28/05/1993, Bộ Thương mại ra quyết định số 600/TM_TCCB thành lập Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội trực thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam (trước kia là Tổng Công ty Kim khí Việt Nam)
- Ngày 15/04/1997, Bộ Công nghiệp ra quyết định số 511/QĐ_TCCB sáp nhập Xí nghiệp dịch vụ vật tư (là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam) vào Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội
- Ngày 05/06/1997, theo quyết định số 1022/QĐ_HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam đổi tên Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội thành Công ty Kinh doanh thép và vật tư Hà Nội
- Ngày 12/11/2003, Bộ Công nghiệp ra quyết định số 182/2003/QĐ_BCN về việc sáp nhập Công ty Kinh doanh thép và vật tư Hà Nội vào một Công ty thành viên của Tổng Công ty, theo đó đến ngày 1/1/2004 Công ty mới lấy tên là Công ty Kim khí Hà Nội Hiên nay trụ sở chính tại 20 Tôn Thất Tùng - Quận Đống Đa - HàNội
- Ngày 7/09/2005, Bộ Công nghiệp ra quyết định số 2840/QĐ-BCN phê duyệt phương án chuyển Công ty kim khí Hà Nội thành Công ty cổ phần kim khí Hà Nội Theo đó vốn điều lệ : 90.000.000.000 đồng, tương đương 9.000.000 cổ phiếu Trong đó cổ phiếu nhà nước là 80.431.500 cổ phiếu (chiếm 89,37% vốn
Trang 21điều lệ, cổ phiếu ưu đãi người lao động trong doanh nghiệp là 753.700 cổ phiếu(chiếm 8,37% vốn điều lệ), cổ phiếu bán đấu giá công khai là 203.150 cổ phiếu( chiếm 2,26% vốn điều lệ
2.1.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty CP Kim khí Hà Nội là một doanh nghiệp được cổ phần hoá từ Công
ty Nhà nước Công ty chính thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ ngày
1/1/2006, là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có condấu riêng và phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của mình
Công ty có chức năng cơ bản là tổ chức kinh doanh các loại hàng hoá, sản phẩm thép, vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, xâydựng… cho tất cả các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế
Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
14.201 15.549 14.849
Nhìn vào kết quả trên ta thấy, trong ba năm liên tiếp tốc độ phát triển của công
ty tăng dần và hoạt động luôn có lãi Cụ thể : Doanh thu năm 2006 so với năm
2005 tăng 2%, doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 4,7% Thu nhập từ hoạt
Trang 22động kinh doanh năm 2004 là 14.201 triệu đồng, năm 2005 là 15.549 triệuđồng,tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của công ty có xu hướng giảm dần, thu nhập từhoạt động kinh doanh năm 2006 chỉ đạt 95,5% so với năm 2005 Trong các nămluôn phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu chiếmtrong tổng doanh thu năm 2004 là 0,06%; năm 2005 là 0,12%; năm 2006 là 0,08%.Xét về các khoản chi phí kinh doanh cho thấy:
- Chi phí bán hàng tương đối ổn định, năm 2006 so với năm 2005 giảm 2,3%,năm 2006 tăng so với năm 2004 là 6,7%
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, năm 2005 so với năm 2004 tăng252,5% , năm 2006 so với năm 2004 tăng 157,5%
Điều đó chứng tỏ sự thay đổi cách thức quản lý đã làm cho chi phí quản lýdoanh nghiệp tăng mạnh, giảm hiệu quả kinh doanh Chi phí quản lý doanh nghiệptăng nhanh chủ yếu do đưa công nghệ mới vào quản lý và làm cho công ty tăng rõrệt hiệu quả quản lý Năm 2007, công ty có kế hoạch thực hiện một số biện phápnhằm kích thích tiêu thụ như có sự ưu đãi với khách hàng tiêu thụ với lượng hànglớn, đa dạng hoá kênh tiêu thụ, hình thức thanh toán, mở rộng địa bàn hoạt động.Theo sự dự báo về việc phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các công trình xây dựng,công ty lập kế hoạch doanh thu sẽ đạt được năm 2007 là 770 tỉ đồng
2.1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty.
Công ty cổ phần kim khí Hà Nội là một công ty kinh doanh có quy mô lớn, vớitổng số cán bộ công nhân viên là 432 người trong đó có 54 nhân viên quản lý trênvăn phòng công ty Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng thép, vật liệu xâydựng và kinh doanh các mặt hàng phụ tùng thông qua hệ thống cửa hàng của côngty
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Cơ cấu bộ máy của công ty được sắp xếp theo chức năng nhiệm vụ của cácphòng ban, đảm bảo được sự thống nhất, tự chủ và sự phối hợp nhịp nhàng giữacác phòng ban
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
* Ban giám đốc bao gồm:
- Giám đốc công ty : Do chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty thép bổ
nhiệm hoặc miễn nhiệm
- Phó giám đốc công ty: Do Tổng giám đốc Tổng công ty thép bổ nhiệm và
miễn nhiệm
- Kế toán trưởng: Do Tổng giám đốc Tổng công ty thép bổ nhiệm hoặc miễn
nhiệm Kế toán trưởng giúp giám đốc công ty công việc quản lý tài chính và làngười điều hành chỉ đạo, tổ chức công tác hạch toán thống kê của công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Sơ đồ 3
Trang 232.2- TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN, CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ SỔ KẾTOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán.
Do đặc điểm của ngành kinh doanh và quy mô hoạt động của công ty đa dạng
và lớn nên Công ty cổ phần kim khí Hà Nội đã chọn hình thức công tác kế toánnửa tập trung, nửa phân tán
Theo mô hình này, công ty có thể theo dõi, giám sát, kiểm tra hoạt động củacác đơn vị phụ thuộc cũng như toàn công ty một cách dễ dang, thuận tiện Đồngthời có sự phân công lao động kế toán nên công việc kế toán tại công ty thực hiệnthuận lợi, không bị dồn ép và có điều kiện nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhânviên
2.2.2 Phòng tài chính - kế toán của Công ty cổ phần kim khí Hà Nội
Bộ máy kế toán của công ty đứng đầu là kế toán trưởng, tiếp theo là kế toántổng hợp, các nhân viên kế toán và thủ quỹ Mỗi nhân viên trong phòng đều đượcphân công trách nhiệm và kiêm nhiệm một vài phần hành cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: Người đứng đầu bộ máy kế toán, tham mưu chính về công
tác kế toán tài vụ của công ty
- Kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm tổng hợp phần hành kế toán của
từng kế toán viên, thực hiện phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức lưutrữ tài liệu kế toán, theo dõi công tác của các đơn vị phụ thuộc, lập báo cáo quyếttoán toàn công ty
- Kế toán doanh thu : Là kế toán theo dõi tình hình bán hàng, tổng hợp doanh
thu theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn hàng hoá
- Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình biến động của TSCĐ
- Kế toán tiền lương: Thực hiện nhiệm vụ theo dõi tiền lương, BHXH
- Kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi thanh toán thu chi, thủ tục thanh toán
- Kế toán công nợ: Là kế toán theo dõi và ghi sổ các khoản phải thu, phải trả
với khách hàng, với nhà cung cấp, với các đơn vị phụ thuộc
- Kế toán chi phí: Là kế toán theo dõi và tập hợp chi phí phát sinh trong quá
trình bán hàng và quản lý
- Kế toán vật liệu, công cụ - dụng cụ: Là kế toán theo dõi và tập hợp tình
hình biến động tăng giảm VL, CC DC cũng như tình hình nhập – xuất tồn vật liệu, CC - DC trong toàn công ty
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty như sau:Sơ đồ 4
2.2.3 Tổ chức sổ kế toán tại công ty.
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức Nhật ký - Chứng từ
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc ( đã kiểm tra ), kế toán phần hành ghi vàocác bảng kê, bảng phân bổ có liên quan Riêng các chứng từ có liên quan đến tiền
Trang 24mặt còn phải ghi vào sổ quỹ; liên quan đến sổ, thẻ kế toán chi tiết thì ghi trực tiếpvào sổ, thẻ kế toán chi tiết Căn cứ vào các bảng kê lấy số liệu vào các Nhật ký -Chứng từ có liên quan Đồng thời, cộng các bảng kê, sổ chi tiết, lấy số liệu ghi vàoNKCT liên quan Cuối tháng, cộng các bảng kê, sổ chi tiết lấy số liệu ghi vào Nhật
ký - Chứng từ có liên quan Sau đó, cộng các Nhật ký - chứng từ, kiểm tra đốichiếu số liệu giữa các NKCT có liên quan rồi lấy số liệu từ các NKCT ghi vào các
sổ Cái Định kỳ ( quý, năm ) lập báo cáo kế toán
Tổ chức sổ kế toán tại Công ty cổ phần kim khí Hà Nội được khái quát theo sơ
đồ 5
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty:
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/ 01/ 2006 đến ngày 31/ 12/ 2006
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ thuế
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thườngxuyên
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang Việt Namđồng: Theo tỷ giá ngân hàng thông báo tại thời điểm hạch toán(dùng tỷ giá thựctế)
- Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Theo phương pháp giá thực tế đíchdanh
2.3 – THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾTQUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI
2.3.1 Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng của Công ty CP Kim khí Hà Nội
Công ty CP Kim khí Hà Nội đã triển khai áp dụng chế độ kế toán doanhnghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính,Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán:Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi lập chứng từ đều được hạch toán tại các đơn vịphụ thuộc, kế toán đơn vị hạch toán, ghi sổ lập báo cáo theo mẫu của Công ty.Định kỳ hàng tháng gửi báo cáo quyết toán về phòng kế toán của Công ty để tổnghợp báo cáo toàn Công ty Riêng phòng kinh doanh do Công ty trực tiếp quản lý vàhạch toán nên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đây đều được xử lý và ghi sổ kếtoán tại phòng kế toán của Công ty
Công ty CP Kim khí Hà Nội chủ yếu áp dụng các phương thức bán hàng làbán buôn và bán lẻ, ngoài ra Công ty còn có hình thức bán hàng nội bộ giữa cácđơn vị thành viên thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam
Trang 25* Bán buôn hàng hóa: Công ty bán buôn hàng hóa thông qua các đơn đặt
hàng hoặc ký kết các hợp đồng kinh tế Công ty đã chủ động lập kế hoạch mua,bán hàng hoá nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, ở Công ty áp dụng chủ yếu cáchình thức bán buôn sau:
- Bán buôn trực tiếp qua kho: Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, phòng kinh
doanh của Công ty (hoặc bộ phận kinh doanh tại xí nghiệp trực thuộc) viết hoá đơnGTGT theo mẫu do Bộ Tài Chính quy định, đồng thời viết lệnh xuất chỉ đạo việcxuất hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký kết Thủ kho căn cứ lệnh xuất kho và liên 2hoá đơn GTGT tiến hành giao hàng cho khách hàng và lập phiếu xuất kho Khigiao hàng xong, yêu cầu khách hàng ký xác nhận vào phiếu xuất kho Định kỳ 3-5ngày, thủ kho tập hợp các chứng từ nhập, xuất kho chuyển về bộ phận kế toán Xínghiệp (nếu là xí nghiệp bán hàng) hoặc phòng kế toán Công ty (nếu phòng Kinhdoanh Công ty bán hàng) kế toán để tiến hành ghi sổ
- Bán buôn vận chuyển thẳng: Hình thức này chỉ áp dụng với những khách
hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, tương đối ổn định và những khách hàng muahàng nhập khẩu Hình thức bán hàng này có thể tiết kiệm được các chi phí nhưchi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt, thuê kho bãi, chi phí tồn kho…Khi nhânviên giao nhận tiến hành tiếp nhận hàng tại cảng hoặc kho của nhà cung cấp thìcũng đồng thời tiến hành chuyển giao hàng hoá cho khách mua và lập biên bảngiao nhận hàng hoá có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan Phòng kinh doanhcăn cứ hợp đồng viết hoá đơn GTGT chuyển cho khách mua và làm căn cứ để ghi
sổ kế toán doanh thu, còn hoá đơn GTGT của hàng mua sẽ làm căn cứ để kế toánghi nhận giá vốn hàng bán
* Bán lẻ hàng hoá: Bán lẻ hàng hoá thường là do các cửa hàng thuộc các xí
nghiệp, chi nhánh trực thuộc Công ty thực hiện Định kỳ 1 tuần hoặc hơn, căn cứvào kế hoạch bán hàng do trưởng các cửa hàng dự kiến (đã được Giám đốc xínghiệp phê duyệt), thủ kho tiến hành lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộgiao hàng cho cửa hàng Khi nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá phát sinh thì nhân viên bánhàng lập bảng kê hàng bán lẻ cho khối lượng hàng hoá đã bán ra trong kỳ Định kỳnửa tháng, các cửa hàng (thuộc các xí nghiệp) gửi bảng kê bán lẻ hàng hoá cùngvới báo cáo kết quả kinh doanh về bộ phận kế toán của Xí nghiệp để tiến hànhkiểm tra, lập hoá đơn GTGT và hoàn thiện chứng từ và tiến hành nhập số liệu
Công ty CP Kim khí Hà Nội sử dụng chính sách giá cả rất mềm dẻo và linhhoạt nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và mở rộng thị trường Việc xác địnhgiá bán của Công ty được xác định dựa trên giá cả của thị trường, giá cả của đốithủ cạnh tranh, tức là giá bán hàng hoá được xác định phải dựa trên cơ sở của trị
Trang 26giá hàng hoá mua vào, các chi phí khác có liên quan và một khoản lợi nhuận nhấtđịnh ở các cửa hàng bán lẻ, Công ty quy định mức giá bán cụ thể cho từng mặthàng, trên cơ sở đó các cửa hàng có thể linh động tự xác định giá hàng hoá bán rasao cho phù hợp với giá thị trường đồng thời đem lại lợi nhuận cho mình Tuynhiên ở Công ty vẫn chưa thực hiện bán hàng có tính đến chiết khấu thương mại,
mà đây lại là một trong những chính sách để khuyến khích việc mua hàng với khốilượng lớn của khách hàng
Phương thức thanh toán chủ yếu ở Công ty là thanh toán ngay hoặc thanhtoán chậm trả Do đặc điểm của hàng hoá mà Công ty kinh doanh là để phục vụcho nhu cầu xây dựng, sản xuất… nên khách hàng thường mua với khối lượng lớn
và khả năng thanh toán ngay của khách hàng thường gặp khó khăn vì vậy họ ưathích phương thức thanh toán chậm trả hơn Vì vậy trong nghiệp vụ bán hàng củaCông ty, hình thức thanh toán chậm trả là chủ yếu Để quản lý chặt chẽ nguồn công
nợ, không để bị chiếm dụng vốn thì trong các hợp đồng bán hàng có nêu đến việctính lãi suất quá hạn Khi thực hiện một phần lãi suất quá hạn được tính vào giábán Tuy nhiên một phần lớn lãi suất cũng không thu được của khách hàng có công
nợ dây dưa khó đòi Đây cũng là khoản làm tăng chi phí của Công ty trong khiCông ty vẫn phải trả lãi vay vì vốn kinh doanh chủ yếu là vay ngân hàng
2.3.2 Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng của Công ty CP Kim khí
Hà Nội.
2.3.2.1 Hạch toán nghiệp vụ bán hàng trực tiếp.
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoặc đơn đặt hàng, phòng kinh doanh
sẽ lập hoá đơn GTGT thành 3 liên ( liên 1 lưu vào sổ gốc, liên 2 giao cho ngườimua, liên 3 giao cho bộ phận kho làm thủ tục xuất kho và ghi thẻ kho )
Định kỳ 2 đến 4 ngày, thủ kho nộp liên 3 giao cho phòng kế toán để tiến hànhghi sổ
Ví dụ 1: Ngày 2/ 6/ 2006, công ty bán với khối lượng lớn hàng hoá cho công tyTNHH Thanh Bình tại kho Mai Động như sau:
+ Thép tấm SNG: loại 8x1500x6000 mm: 120.000 kg giá bán:3.500đ
loại 10x1500x6000 mm: 100.000 kg giá bán: 3.500đ+ Thép tròn trơn: 15.000 kg giá bán: 4.600đCông ty TNHH Thanh Bình thanh toán bằng tiền mặt 30%, phần còn lại thanhtoán sau 25 ngày bằng tiền mặt
Lập hoá đơn GTGT như sau:Sơ đồ 6
Trang 27Khách hàng sau khi nhận được liên 2 của hoá đơn GTGT sẽ sang phòng tàichính - kế toán thanh toán tiền mua hàng Kế toán vốn bằng tiền sau khi xem xéthoá đơn GTGT và viết phiếu thu Sơ đồ 7
Thủ quỹ sau khi xem xét các chứng từ tiến hành nghiệp vụ thu tiền, ký nhậnviệc thu tiền
Trên cơ sở hoá đơn GTGT và phiếu thu thủ kho xuất hàng hoá cho khách hàng
và lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Căn cứ vào các chứng từ gốc như trên, kế toán hạch toán nghiệp vụ tiêu thụhàng hoá như sau:
* Hạch toán doanh thu bán hàng, kế toán vào các sổ sau:
Sơ đồ 8
Sổ chi tiết bán hàng lập cho mặt hàng thép tấm SNG tương tự như trên Căn cứvào sổ chi tiết bán hàng, kế toán lập Báo cáo bán hàng chi tiết theo mặt hàng
Căn cứ vào phiếu thu số 0231, kế toán vào bảng kê số 1
Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi sổ chi tiết công nợ cho khách hàng là công ty TNHH Thanh Bình
Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết công nợ, kế toán công nợ lập bảng kê tổnghợp chi tiết công nợ để đối chiếu, kiểm tra với sổ Cái TK 131
Trang 28Căn cứ vào số liệu của sổ chi tiết TK 131 theo từng khách hàng, kế toán ghimỗi khách hàng vào một dòng của bảng kê số 11 Số tổng cộng phát sinh cuốitháng của sổ chi tiết TK 131 được vào cột cộng phát sinh của từng khách hàng tạibảng kê số 11 Tổng phát sinh Có TK 131 được phản ánh trên Bảng kê số 11 đượcghi vào NKCT số 8C ( Có TK 131 ) Sơ đồ 9
* Phản ánh giá vốn hàng bán:
Để xác định giá vốn của hàng hoá xuất bán trong kỳ, kế toán tiến hành tính giávốn cho từng loại hàng hoá Công ty tính giá trị hàng xuất bán theo phương phápgiá thực tế đích danh Do đó, căn cứ vào trị giá của từng lô hàng mua vào, kế toántính và ghi sổ trị giá vốn hàng xuất bán
Với ví dụ 1: Kế toán tính giá vốn hàng bán như sau
2.3.2.2 Hạch toán nghiệp vụ bán hàng theo phương thức gửi hàng.
Ví dụ: Ngày 20/05/ 2006, công ty xuất 10 tấn thép tròn trơn : 29.000.000 đồng( chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT 5% ) gửi bán cho công ty TNHH nhàthép Zamil với giá bán cả thuế GTGT: 38.850.000 đồng thu bằng tiền mặt
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm lập hoá đơn GTGT Khi công ty TNHHnhà thép Zamil cử đại diện thanh toán tiền hàng, kế toán vốn bằng tiền lập phiếuthu và thủ quỹ tiến hành nghiệp vụ thu tiền mặt vào quỹ
Căn cứ vào hoá đơn GTGT, phiếu thu, kế toán vào sổ chi tiết bán hàng, bảng
kê số 1, bảng kê số 10 ( TK 157 ), NKCT số 8, sổ Cái TK 111, 511, 632, 157,
331, theo định khoản sau:
- Phản ánh giá vốn của số hàng gửi bán :
Trang 29Phản ánh nghiệp vụ trên vào sổ sách, bảng kê, sổ chi tiết, NKCT liên quantương tự như trường hợp bán buôn qua kho.
2.3.2.3 Hạch toán nghiệp vụ bán hàng nội bộ.
Hàng ngày, khi bán hàng hoá người bán sẽ ghi số lượng, giá vốn, giá bán, tínhthành tiền và ghi vào Báo cáo bán hàng Sau 3 đến 5 ngày, kế toán tại cửa hàng lậphoá đơn GTGT cho hàng bán hàng và ghi vào sổ sách ở cửa hàng Định kỳ 1 tháng,các cửa hàng gửi “ Bảng kê bán hàng ” và báo cáo kết quả kinh doanh lên Công
ty Căn cứ vào các báo cáo này, kế toán tổng hợp vào sổ kế toán
Khi xuất hàng hoá chuyển đến các cửa hàng, để tiện theo dõi kế toán mở tàikhoản 1368 theo dõi từng cửa hàng Như vào ngày 23/ 5/ 2006, căn cứ vào lệnhđiều động của Giám đốc công ty, thủ kho xuất kho hàng hoá chuyển đến cửa hàng
số 12 tại H2 - T2 Thanh Xuân Nam Thủ kho lập “ Phiếu xuất kho kiêm vậnchuyển nội bộ ” như sau:Sơ đồ 12
Căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, bảng kê xuất hàng hoá, kếtoán vào sổ chi tiết TK 1368, NKCT số 10 theo định khoản sau:
Nợ TK 136812: 45.524.000
Có TK 156: 45.524.000
Sổ chi tiết TK 1368 mở tương tự như sổ chi tiết TK 131
Vào ngày 1/ 7/ 2006, phòng kế toán nhận được Bảng kê bán hàng của cửa hàng
số 12 báo cáo về việc bán hàng trong tháng 6/2006
Khi cửa hàng nộp tiền bán hàng, kế toán thanh toán lập phiếu thu chuyển chocửa hàng trưởng ký duyệt, sau đó thủ quỹ làm thủ tục thu tiền
Căn cứ vào phiếu thu, kế toán thanh toán vào bảng kê số 1, sổ chi tiết TK 1368,NKCT số 1, NKCT số 10 theo định khoản sau:
Nợ TK 111 : 59.453.000
Có TK 1368 : 59.453.000
2.3.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Công ty không thực hiện chính sách chiết khấu thương mại mà chỉ thực hiệnchính sách giảm giá hàng bán đối với khách hàng mua với khối lượng lớn
Cuối tháng, tiến hành kết chuyển giảm trừ doanh thu và ghi vào sổ Cái TK 511,
TK 532 theo định khoản sau:
Nợ TK 511 : 6.500.000
Trang 30Có TK 532: 6.500.000
2.3.3.2 Doanh thu hàng bán bị trả lại.
Trường hợp công ty cung cấp hàng hoá cho khách hàng không đảm bảo nhưtrong hợp đồng hoặc hàng hoá không đúng tiêu chuẩn, phẩm chất; khách hàng cóthể trả lại hàng về công ty sau khi được giám đốc chấp thuận
Ví dụ 5: Ngày 23/ 6/ 2006, Công ty xây lắp và công nghiệp trả lại số hàng ximăng do bị vón cục, giảm chất lượng về công ty trị giá cả thuế GTGT là:5.250.000 đồng Giám đốc công ty chấp nhận nhận lại số hàng kém phẩm chất này,xác định giá vốn là 4.500.000 đồng
Công ty kiểm nhận lại số hàng và lập thủ tục nhập kho hàng hoá này Thủ kholập phiếu nhập kho cho lô hàng trả lại này Kế toán ghi nhận nghiệp vụ này vào sổchi tiết TK 531, bảng kê số 8, sổ Cái TK 531, TK 511, TK 156 theo định khoảnsau:
* Doanh thu của hàng bán bị trả lại:
Kế toán phân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hạch toán vào
sổ Cái TK 632 theo định khoản sau:
Nợ TK 63201 : 501.835.000
Có TK 156 ( 1562 ): 501.835.000
Cuối tháng căn cứ vào các NKCT, các bảng tổng hợp chi tiết có liên quan, kếtoán vào các sổ Cái TK 511, 632, 156, 531, 532, 111, 131, 512, 112,
Mẫu sổ Cái được mở như sau:Sơ đồ 15 , 16
Các mẫu sổ còn lại lập tương tự như trên
2.3.4 Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.