1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nang cao chat luong cho vay doi voi doanh nghiep v 518668

77 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng Cao Chất Lượng Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Chi Nhánh Ngân Hàng TMCP Phương Nam - CN Hà Nội
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Ngân hàng – Tài chính
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 611,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI (3)
    • 1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (3)
      • 1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại (3)
      • 1.1.2. Nguyên tắc và quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại (4)
      • 1.1.3. Các loại hình cho vay của Ngân hàng thương mại (7)
        • 1.1.3.1. Căn cứ vào phương thức cho vay (7)
        • 1.1.3.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay (9)
        • 1.1.3.3. Căn cứ theo tài sản đảm bảo (9)
    • 1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (10)
      • 1.2.1. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ (10)
        • 1.2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ (10)
        • 1.2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ (11)
      • 1.2.2. Đặc điểm của cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại (14)
    • 1.3. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (15)
      • 1.3.1. Sự cần thiết phải phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại (15)
      • 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại (21)
        • 1.3.2.1. Tăng số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại Ngân hàng thương mại (21)
        • 1.3.2.2. Mức tăng trưởng dư nợ cho vay và doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại (21)
        • 1.3.2.3. Tỷ trọng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ so với tổng dư nợ cho vay tại Ngân hàng thương mại (22)
        • 1.3.2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ (22)
        • 1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về phía Ngân hàng (22)
        • 1.3.3.2. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp vừa và nhỏ (26)
        • 1.3.3.3. Các nhân tố khác (28)
    • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI (30)
      • 2.1. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh TMCP Phương (30)
        • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng (30)
          • 2.1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng (30)
          • 2.1.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ (32)
        • 2.1.2. Một số tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh (33)
          • 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn (33)
          • 2.1.2.2. Hoạt động cho vay vốn (35)
          • 2.1.2.3. Các hoạt động nghiệp vụ khác (38)
          • 2.1.2.4. Kết quả kinh doanh của chi nhánh (41)
      • 2.2. Thực trạng chất lượng cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh TMCP Phương (42)
        • 2.2.1. Sự phát triển của DNVVN ở Việt Nam trong thời gian qua (42)
        • 2.2.2. Tình hình chất lượng cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh TMCP Phương Nam - CN Hà Nội (45)
          • 2.2.2.1. Quy trình cho vay các DNVVN (45)
          • 2.2.2.2. Phương thức cho vay tại chi nhánh (47)
          • 2.2.2.3. Cơ cấu cho vay DNVVN (47)
          • 2.2.2.4. Đánh giá chất lượng cho vay DNVVN tại chi nhánh (50)
      • 2.3. Đánh giá chung về chất lượng cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh (54)
        • 2.3.1. Những kết quả đạt được (55)
        • 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân (56)
    • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI (59)
      • 3.3.1. Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt (60)
      • 3.3.2. Đổi mới quy trình cho vay phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (61)
      • 3.3.3. Đa dạng hoá các loại hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (62)
      • 3.3.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực (63)
      • 3.3.5. Phát triển và các dịch vụ ngân hàng của phòng giao dịch (64)
      • 3.3.6. Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng (65)
      • 3.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát vốn vay (67)
      • 3.3.8. Đa dạng hoá hình thức bảo đảm tiền vay (67)
      • 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (68)
        • 3.4.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ (68)
        • 3.4.3. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (70)

Nội dung

Ở Việt Nam, DNVVN đang trở thành lực lượng quan trọng trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vai trò của DNVVN ngày càng được đánh giá cao thể hiện qua chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Theo điều tra hiện nay, DNVVN ở Việt Nam chiếm khoảng 96% số doanh nghiệp cả nước, sử dụng gần 60% số lao động làm trong doanh nghiêp, hàng năm đóng góp trên 30% GDP. Trong cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp tại Hà Nội nguyên thủ tướng Phan Văn Khải đã nhấn mạnh: “Cần thấy rằng DNVVN là loại hình rất phù hợp để phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triển kinh tế, kể cả ở những nước phát triển. Đối với nước ta, phát triển thành phần kinh tế DNVVN lại càng phù hợp với bước đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cho nên, phải quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DNVVN phát triển”. Đây là 1 quan điểm hoàn toàn đúng đắn phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại.

 Khái niệm chung về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại.

Theo mục 2 - điều 3 - Quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng:

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả góc và lãi Thời hạn nhất định ở đây chính là thời hạn cho vay.

 Khái niệm cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại.

Hoạt động cho vay trước tiên được đặt trên quan hệ tín nhiệm, do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn vay được từ ngân hàng thì cần thiết phải tạo được uy tín, niềm tin đối với Ngân hàng Tuy nhiên với rất nhiều hạn chế mà đặc biệt là khó khăn về vốn, năng lực tài chính, trình độ quản lý, và thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tự nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao năng lực tài chính, tạo uy tín với bạn hàng và ngân hàng để có thể tiếp cận được nhiều hơn với nguồn tín dụng Ngân hàng Như vậy, cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là hình thức Ngân hàng cấp vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đáp ứng đầy đũ các điều kiện vay vốn của Ngân hàng Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ là phương thức tín dụng của ngân hàng theo tiêu thức đối tượng khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng khách hàng chiếm số lượng đông đảo và đa dạng trong các khách hàng của Ngân hàng thương mại, do đó các Ngân hàng thương mại nên chú trọng và tạo những điều kiện vay vốn thuận lợi và nhanh chống cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Điều đó một phần giảm rủi ro cho các Ngân hàng thương mại do cho vay tập trung, đồng thời làm tăng nguồn lợi nhuận cho Ngân hàng.

1.1.2 Nguyên tắc và quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại.

* Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại.

Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời.

Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định ghi trong hợp đồng Đây là yêu cầu bắt buộc đối với khách hàng và là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển.

Khách hàng phải cam kết sử dụng khoản vay theo mục đích được thoả thuận với ngân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác của ngân hàng cấp trên Mục đích cho vay được ghi trong hợp đồng tín dụng đảm bảo Ngân hàng không cho vay đối với các hoạt động trái luật pháp và việc cho vay đó là phù hợp với cương lĩnh của Ngân hàng.

Ngân hàng cho vay dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả Phương án hoạt động có hiệu quả của người vay minh chứng cho khả năng thu hồi được vốn đầu tư và có lãi để trả nợ Ngân hàng Trong trường hợp xét thấy kém an toàn, Ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay.

* Quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại.

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn.

Khi một khách hàng có nhu cầu đề nghị ngân hàng cung cấp các sản phẩm tín dụng, cán bộ tín dụng trao đổi với khách hàng, tìm hiểu sơ bộ về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, nhu cầu vay, mục đích vay …từ đó cán bộ tín dụng xác định xem liệu dự án, phương án vay vốn đó có nằm trong phạm vi và khả năng tổ chức của khách hàng hay không, đề xuất vay vốn có phù hợp với chiến lược phát triển, chính sách tín dụng của ngân hàng mình hay không Nếu phù hợp, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, nơi tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp hợp lệ của các tài liệu trong hồ sơ.

Thông thường hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp bao gồm:

- Đơn đề nghị vay vốn.

- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp.

- Hồ sơ về khoản vay.

- Hồ sơ về bảo đảm tiền vay.

Bước 2: Thẩm định trước khi cho vay

 Thẩm định khách hàng vay vốn

Cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng vay vốn theo những nội dung sau:

- Nắm rõ thông tin về khách hàng, bao gồm tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp.

- Thẩm định đánh giá khả năng tài chính của khách hàng.

- Phân tích quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng mình và với các tổ chức tín dụng khác.

- Chấm điểm và xếp loại khách hàng.

 Thẩm định dự án và phương án vay vốn của khách hàng. Đây là bước quan trọng nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi hiệu quả về mặt tài chính của phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để đưa ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay Nội dung thẩm định như là:

- Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của kỳ trước, khả năng tăng trưởng của kỳ này.

- Đánh giá sơ bộ dự án đầu tư.

- Đánh giá thị trường, mục tiêu, khả năng tiêu thụ sản phẩm.

- Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.

- Đánh giá rủi ro của dự án.

Bước 3: Xét duyệt cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng

Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng phải ra quyết định chấp thuận hay không chấp thuận cho vay, lập tờ trình lãnh đạo phê duyệt Việc quyết định cho vay trên cơ sở các thông tin thu thập, phân tích từ khâu thẩm định, ngoài ra còn dựa trên các thông tin thu thập từ thị trường, chính sách tín dụng của ngân hàng, khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của Ngân hàng…

Hợp đồng tín dụng là văn bản pháp lý xác định nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia quan hệ tín dụng Nội dung hợp đồng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

- Khách hàng: Họ tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân (nếu có).

- Mục đích sử dụng vốn vay.

- Số tiền ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng.

- Lãi suất, mức phí, thời hạn cho vay.

- Điều kiện và kỳ hạn giải ngân.

- Điều kiện thanh toán và các điều kiện khác có liên quan.

Sau khi ký kết hợp đồng, cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho cán bộ tín dụng quản lý giải ngân.

Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng tiền vay

- Giải ngân: Là việc ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức cho vay đã cam kết theo hợp đồng tín dụng.

- Kiểm tra và giám sát khoản vay: Là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, đúng tiến độ, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn Đồng thời có các biện pháp xử lý kịp thời khi thấy chất lượng khoản cho vay bị đe doạ Ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân, nếu bên vay vi phạm hợp đồng tín dụng, hay yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản thế chấp khi thấy cần thiết.

Bước 5: Thu nợ, lãi, phí, và xử lý phát sinh.

- Theo dỏi trả nợ gốc, lãi, phí :

Cán bộ tín dụng theo dõi việc thu nợ, thu lãi, phí (nếu có) theo từng hợp đồng đã ký cho từng dự án.

- Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay:

+ Xử lý thu hồi nợ quá hạn.

+ Xử lý các phát sinh khác: Giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ.

+ Phát mại tài sản cầm cố, thế chấp.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng.

Khi khoản cho vay được thu hồi đầy đũ cả nợ gốc và lãi vay thì coi như nghĩa vụ của khách hàng với ngân hàng đã được thực hiện, Ngân hàng sẽ làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản, lập biên bản giao nhận tài sản (nếu có), đồng thời tất toán khoản vay, chuyển hồ sơ tín dụng vào lưu trữ.

1.1.3 Các loại hình cho vay của Ngân hàng thương mại.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cho vay của ngân hàng có rất nhiều hình thức, đa dạng, việc phân loại chỉ có tính chất tương đối Tuỳ thuộc vào tiêu thức phân loại mà có thể chia ra các hình thức cho vay là khác nhau.

1.1.3.1 Căn cứ vào phương thức cho vay.

 Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định , giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi Khi khách hàng có tiền nhập vào tài khoản tiền gửi, Ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi Số lãi mà khách hàng phải trả là:

Số lãi phải trả = Lãi suất thấu chi * thời gian thấu chi * số tiền thấu chi

HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.2.1.1 Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là loại hình doanh nghiệp phổ biến tại nhiều nền kinh tế Tuy nhiên, các tiêu chí phân loại SME lại khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia Điểm chung là SME thường có quy mô nhỏ về vốn, lao động hoặc doanh thu Dựa trên quy mô, SME được chia thành:

3 loại là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

Hiện nay, theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới – WB (Worldbank), giới hạn để xác định quy mô doanh nghiệp được đưa ra như sau:

Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp của Ngân hàng thế giới.

Số người lao động (người)

Doanh thu hằng năm (USD)

Doanh nghiệp nhỏ 10 – 49 < 3 (triệu) < 3 (triệu) Doanh nghiệp vừa 50 – 300 < 15 (triệu)

Ngày đăng: 27/11/2023, 19:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp của Ngân hàng thế giới. - Nang cao chat luong cho vay doi voi doanh nghiep v 518668
Bảng 1.1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp của Ngân hàng thế giới (Trang 11)
Bảng 2: Tình hình nguồn vốn huy động - Nang cao chat luong cho vay doi voi doanh nghiep v 518668
Bảng 2 Tình hình nguồn vốn huy động (Trang 34)
Bảng 3: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế - Nang cao chat luong cho vay doi voi doanh nghiep v 518668
Bảng 3 Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế (Trang 37)
Bảng 5 : Số doanh nghiệp đang hoạt động - Nang cao chat luong cho vay doi voi doanh nghiep v 518668
Bảng 5 Số doanh nghiệp đang hoạt động (Trang 42)
Bảng 7: Hệ số sử dụng vốn vay - Nang cao chat luong cho vay doi voi doanh nghiep v 518668
Bảng 7 Hệ số sử dụng vốn vay (Trang 50)
Bảng 9: Hiệu quả sử dụng vốn vay và hiệu quả quản lý chi phí - Nang cao chat luong cho vay doi voi doanh nghiep v 518668
Bảng 9 Hiệu quả sử dụng vốn vay và hiệu quả quản lý chi phí (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w