1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phat trien dich vu thanh toan su dung the tai cac 533125

123 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Dịch Vụ Thanh Toán Sử Dụng Thẻ Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Điều Kiện Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
Tác giả Vũ Thị Hương Ly
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 3,12 MB

Cấu trúc

  • 1.1. THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TI N M T Ề Ặ (10)
    • 1.1.1. S c n thi t c a thanh toán không dùng ti n m t ự ầ ế ủ ề ặ (10)
    • 1.1.2. Vai trò c a thanh toán không dùng ti n m t. ủ ề ặ (11)
    • 1.1.3. Các hình th c thanh toán không dùng ti n m t ứ ề ặ (12)
  • 1.2. D CH V TH THANH TOÁN C A NHTM Ị Ụ Ẻ Ủ (0)
    • 1.2.1. L ch s hình thành và phát tri n th ngân hàng ị ử ể ẻ (12)
      • 1.2.1.1. Sự ra đời của thẻ Ngân hàng (12)
      • 1.2.1.2. Sự phát triển của thẻ Ngân hàng trên thế giới (13)
    • 1.2.2. Khái ni m, c u t o và phân lo i ệ ấ ạ ạ (14)
      • 1.2.2.1. Khái niệm (14)
      • 1.2.2.2. Đặc điểm cấu tạo của thẻ (14)
      • 1.2.2.3. Phân loại thẻ (15)
    • 1.2.3. Các ch th tham gia vào ho t đ ng phát hành và thanh toán th ủ ể ạ ộ ẻ (20)
      • 1.2.3.1. Chủ thẻ - Card holder (20)
      • 1.2.3.2. Ngân hàng phát hành thẻ – Issuing bank (0)
      • 1.2.3.3. Ngân hàng thanh toán thẻ (21)
      • 1.2.3.4. Đơn vị/cơ sở chấp nhận thẻ (22)
      • 1.2.3.5. Tổ chức thẻ quốc tế (23)
      • 1.2.3.6. Các chủ thẻ khác (23)
    • 1.2.4. Vai trò và l i ích mà th - d ch v th mang l i ợ ẻ ị ụ ẻ ạ (24)
      • 1.2.4.1. Đối với chủ thẻ (24)
      • 1.2.4.2. Đối với Đơn vị/ cơ sở chấp nhận thẻ (26)
      • 1.2.4.3. Đối với ngân hàng (26)
      • 1.2.4.4. Đối với nền kinh tế xã hội (29)
    • 1.2.5. Các nghi p v liên quan đ n d ch v th ệ ụ ế ị ụ ẻ (29)
      • 1.2.5.1. Nghiệp vụ phát hành (30)
      • 1.2.5.2. Nghiệp vụ thanh toán (31)
      • 1.2.5.3. Nghiệp vụ quản lý rủi ro (33)
  • 1.3. CÁC NHÂN T NH H Ố Ả ƯỞ NG Đ N D CH V TH C A NHTM Ế Ị Ụ Ẻ Ủ (0)
    • 1.3.1. Các nhân t khách quan ố (36)
      • 1.3.1.1. Các điều kiện về mặt xã hội (36)
      • 1.3.1.2. Các điều kiện về kinh tế (37)
      • 1.3.1.3. Môi trường pháp lý (37)
      • 1.3.1.4. Môi trường cạnh tranh (38)
      • 1.3.1.5. Sự phát triển của khoa học công nghệ (38)
      • 1.3.1.6. Sự phát triển của hệ thống thẻ ngân hàng (38)
    • 1.3.2. Các nhân t ch quan ố ủ (0)
      • 1.3.2.1. Thương hiệu ngân hàng (39)
      • 1.3.2.2. Nguồn nhân lực (39)
      • 1.3.2.3. Tiềm lực kinh tế (39)
      • 1.3.2.4. Trình độ kĩ thuật công nghệ ngân hàng (40)
      • 1.3.2.5. Định hướng phát triển của ngân hàng (40)
  • 1.4. KINH NGHI M PHÁT TRI N D CH V THANH TOÁN S D NG TH C A CÁC Ệ Ể Ị Ụ Ử Ụ Ẻ Ủ (41)
    • 1.4.1. Kinh nghi m c a các n ệ ủ ướ c (41)
      • 1.4.1.1. Trung Quốc (41)
    • 1.4.2. Bài h c đ i v i Vi t Nam ọ ố ớ ệ (43)
  • 2.1. S HÌNH THÀNH, PHÁT TRI N C A TH TR Ự Ể Ủ Ị ƯỜ NG TH THANH TOÁN T I VI T Ẻ Ạ Ệ (46)
  • NAM 45 2.1.1. Môi tr ườ ng kinh t xã h iếộ (0)
    • 2.1.2. C s pháp lý c a ho t đ ng thanh toán th ơ ở ủ ạ ộ ẻ (48)
    • 2.1.3. Khái quát th c tr ng ho t đ ng c a d ch v th thanh toán ự ạ ạ ộ ủ ị ụ ẻ (49)
      • 2.1.3.1. Về số lượng thẻ được cung cấp (49)
      • 2.1.3.1. Về chất lượng thẻ được cung cấp (52)
    • 2.2. HO T Đ NG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN TH TRONG H TH NG NHTM Ạ Ộ Ẻ Ệ Ố (53)
      • 2.2.1. Ho t đ ng phát hành ạ ộ (53)
        • 2.2.1.1. Hoạt động phát hành thẻ tín dụng (53)
        • 2.2.1.2. Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ (57)
      • 2.2.2. Ho t đ ng thanh toán ạ ộ (63)
        • 2.2.2.1. Hoạt động thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (63)
        • 2.2.2.2. Hoạt động của mạng lưới ATM và thẻ ghi nợ (64)
    • 2.3. Đ ÁNH GIÁ D CH Ị VỤ THẺ THANH TOÁN C A Ủ V I T Ệ N AM (0)
      • 2.3.1. Nh ng k t qu đ t đ ữ ế ả ạ ượ c (65)
        • 2.3.1.1. Hình thành thị trường thẻ thanh toán với nhiều sản phẩm đa dạng, nhiều tính năng, phù hợp với (65)
        • 2.3.1.2. Giúp các ngân hàng có thêm nguồn huy động vốn và phát triển tín dụng (67)
        • 2.3.1.3. Tạo ra sự đổi mới trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng (68)
        • 2.3.1.4. Phạm vi hoạt động của dịch vụ thẻ thanh toán ngày một rộng (69)
        • 2.3.1.5. Số lượng khách hàng ngày một tăng (69)
        • 2.3.1.6. Phát hành thẻ nội địa là xu hướng phát triển chính của các NHTM hiện nay (70)
        • 2.3.1.7. Tạo ra phương thức thanh toán không dùng tiền mặt mới, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập (70)
        • 2.3.1.8. Bước đầu hình thành các liên minh thẻ giữa các ngân hàng (71)
        • 2.3.1.9. Thực hiện việc trả lương qua tài khoản cho cán bộ công nhân viên (72)
        • 2.3.1.10. Mở rộng quan hệ quốc tế (73)
      • 2.3.2. Nh ng t n t i và nguyên nhân. ữ ồ ạ (74)
        • 2.3.2.1. Những vấn đề tồn tại (74)
        • 2.3.2.2. Nguyên nhân (82)
    • 3.1. CÁC CAM K T C A VI T NAM V M C A D CH V NGÂN HANG TRONG Ế Ủ Ệ Ề Ở Ử Ị Ụ (0)
  • WTO 88 3.1.1. Cam k t chung cho các ngành d ch vếị ụ (0)
    • 3.1.2. Cam k t trong lĩnh v c tài chính ngân hàng ế ự (89)
      • 3.1.2.1. Về mô hình tổ chức và hoạt động (89)
      • 3.1.2.2. Về thời gian hoạt động (90)
      • 3.1.2.3. Về mức độ góp vốn (90)
      • 3.1.2.4. Về điều kiện được cấp phép mở một chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam (90)
      • 3.1.2.5. Về việc mở các điểm giao dịch của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (91)
    • 3.2. ĐÁNH GIÁ TRI N V NG C A TH TR Ể Ọ Ủ Ị ƯỜ NG TH THANH TOÁN T I VI T NAM Ẻ Ạ Ệ 1. Tình hình phát tri n kinh t xã h i trong th i gian t i90ểếộờớ (91)
      • 3.2.2. Ti m năng c a th tr ề ủ ị ườ ng th thanh toán Vi t Nam ẻ ệ (92)
        • 3.2.2.1. Đối với thẻ ghi nợ nội địa (92)
        • 3.2.2.2. Đối với thẻ tín dụng quốc tế (93)
      • 3.2.3. Thái đ tích c c c a các ngân hàng th ộ ự ủ ươ ng m i ạ (94)
    • 3.3. Đ NH H Ị ƯỚ NG PHÁT TRI N C A CÁC NHTM NH NG NĂM T I Ể Ủ Ữ Ớ (0)
      • 3.3.1. Đ i v i NHNN ố ớ (95)
      • 3.3.2. Đ i v i các NHTM ố ớ (95)
    • 3.4. GI I PHÁP NH M PHÁT TRI N D CH V TH T I CÁC NHTM Ả Ằ Ể Ị Ụ Ẻ Ạ (97)
      • 3.4.1. Th c hi n chi n l ự ệ ế ượ c marketing cho s n ph m th . ả ẩ ẻ (97)
        • 3.4.1.1. Tăng cường công tác marketing (97)
        • 3.4.1.2. Xác định thị trường mục tiêu để có những chính sách phù hợp (98)
        • 3.4.1.3. Nâng cao hiệu quả công tác quảng cáo, tiếp thị về thẻ thanh toán (98)
        • 3.4.1.4. Đa dạng hoá sản phẩm, tạo hình thức độc đáo, ấn tượng, tạo tính cạnh tranh cho sản phẩm (99)
        • 3.4.1.5. Xây dựng thương hiệu của Ngân hàng (99)
      • 3.4.2. Nhóm gi i pháp phát tri n m ng l ả ể ạ ướ ơ i đ n v ch p nh n th . ị ấ ậ ẻ (100)
        • 3.4.2.1. Giúp CSCNT thấy được những tiện ích khi thanh toán thẻ (100)
        • 3.4.2.2. Hạ mức phí cho các ĐVCNT (100)
        • 3.4.2.3. Nâng cao uy tín với các ĐVCNT bằng các biện pháp marketing (100)
      • 3.4.3. Nhóm gi i pháp nâng cao ti n ích c a th ả ệ ủ ẻ (100)
        • 3.4.3.1. Phát triển sản phẩm dịch vụ mới (101)
        • 3.4.3.2. Hạ thấp hạn mức tối thiểu của thẻ tín dụng (102)
        • 3.4.3.4. Gia tăng các tiện ích trên thẻ (102)
      • 3.4.4. Tăng c ườ ng y u t công ngh trong d ch v th ế ố ệ ị ụ ẻ (103)
        • 3.4.4.1. Đầu tư và phát triển công nghệ ngân hàng (103)
        • 3.4.4.3. Thành lập bộ phận kĩ thuật hỗ trợ cho phòng thẻ (104)
      • 3.4.5. Chú tr ng phát tri n ngu n nhân l c ọ ể ồ ự (104)
        • 3.4.5.1. Cơ cấu tổ chức các phòng thẻ hợp lý hơn (104)
        • 3.4.5.2. Phát triển nguồn nhân lực cho bộ phận thẻ thanh toán (104)
      • 3.4.6. Nhóm gi i pháp liên quan đ n phòng ng a và qu n lý r i ro ả ế ừ ả ủ (105)
        • 3.4.6.1. Tăng cường công tác quản lý và phòng ngừa rủi ro (105)
        • 3.4.6.2. Biện pháp đảm bảo các yêu cầu bảo mật chung (105)
        • 3.3.6.3. Nâng cao trình độ của khách hàng - những người sử dụng thẻ (106)
        • 3.3.6.4. Lựa chọn cơ sở chấp nhận thẻ có uy tín (107)
        • 3.3.6.5. Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức và ngân hàng (107)
        • 3.3.6.6. Hạn chế các loại rủi ro (107)
    • 3.4. KI N NGH NH M PHÁT TRI N D CH V TH THANH TOÁN Ế Ị Ằ Ể Ị Ụ Ẻ (110)
      • 3.4.1. Ki n ngh đ i v i các NHTM ế ị ố ớ (110)
        • 3.4.1.1. Xây dựng chiến lược marketing thẻ mang tính chuyên nghiệp (110)
        • 3.4.1.2. Điều chỉnh các quy định liên quan (110)
        • 3.4.1.3. Hoàn thiện công nghệ thẻ ngân hàng (110)
        • 3.4.1.4. Phát triển nguồn nhân lực (111)
        • 3.4.1.5. Tăng cường liên kết (111)
        • 3.4.1.6. Các biện pháp tăng cường an ninh (111)
      • 3.4.2. Ki n ngh v i hi p h i th ế ị ớ ệ ộ ẻ (112)
      • 3.4.3. Ki n ngh đ i v i Ngân hàng Nhà n ế ị ố ớ ướ c Vi t Nam. ệ (112)
        • 3.4.3.1. Hoạch định chiến lược về thẻ cho hệ thống NHTM (112)
        • 3.4.3.3. Hoàn thiện các văn bản pháp lý về thẻ (114)
        • 3.4.3.4. Xây dựng trung tâm Thẻ ngân hàng (114)
        • 3.4.3.5. Tăng cường công tác quản lý rủi ro, đấu tranh phòng chống tội phạm thẻ (114)
        • 3.4.3.6. Thực hiện kết nối các ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ (114)
      • 3.4.4. Ki n ngh đ i v i Chính ph . ế ị ố ớ ủ (115)
        • 3.4.4.1. Phát triển nền kinh tế xã hội (115)
        • 3.4.4.2. Ban hành các văn bản pháp lý để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia trong lĩnh vực thẻ (115)
        • 3.4.4.3. Khuyến khích thanh toán bằng thẻ (115)
        • 3.4.4.5. Đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng (116)
        • 3.4.4.6. Phát triển nguồn nhân lực (116)

Nội dung

Danh mục bảng biểu Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Phân loại thẻ Ngân hàng Sơ đồ 1.2: Cơ chế tăng lượng vốn huy động từ hoạt động thẻ tín dụng Sơ đồ 1.3: Quy trình phát hành thẻ Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán thẻ Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm (%) Biểu đồ 2.2: Số lượng thẻ ATM qua các năm và dự tính đến năm 2020 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng thẻ thanh toán của các tổ chức phát hành thẻ trong nước Biểu đồ 2.4: Thị phần thẻ tín dụng quốc tế Biểu đồ 2.5: Tình hình phát hành thẻ tín dụng quôc tế của Sở giao dịch Vietcombank Biểu đồ 2.6: Số thẻ Connect 24 của Sở giao dịch ngân hàng Vietcombank Biểu đồ 2.7: Tình hình phát hành thẻ nội địa của các Ngân hàng Biểu đồ 2.8: Thị phần doanh thu từ hoạt động thanh toán thẻ tín dụng quốc tế (2006) Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng máy ATM của các NHTM Việt Nam (2006) Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán từ năm 1997 và dự tính đến năm 2020. Biểu đồ 2.11: Số thiệt hại đối với các ngân hàng phát hành thẻ ở Việt Nam Biểu đồ 2.12: Số thiệt hại đối với các ngân hàng chấp nhận thanh toán thẻ

THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TI N M T Ề Ặ

S c n thi t c a thanh toán không dùng ti n m t ự ầ ế ủ ề ặ

Thanh toán tiền tệ là sự cần thiết khách quan, có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất của nền kinh tế hàng hoá Một nền kinh tế hàng hoá gắn luôn gắn liền với quá trình thanh toán và chu chuyển tiền tệ Kinh tế hàng hoá càng phát triển thì thanh toán và chu chuyển tiền tệ càng mở rộng và phát triển để có thể phục vụ đắc lực cho lưu thông hàng hoá.

Một thời gian dài trước đây, khi trình độ thấp của lực lượng sản xuất còn thấp và hoạt động sản xuất hàng hóa chưa phát triển cao như hiện nay, việc trao đổi hàng hàng hoá chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp và lúc này thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt tỏ ra hiệu quả, linh hoạt, góp phần thúc đẩy quan hệ giao dịch giữa các bên được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và ngày càng phát triển.

Hiện nay, khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ cao hơn, nền kinh tế thế giới phát triển theo hướng toàn cầu hoá, lượng hàng sản xuất ra rất lớn và được chở đi tiêu thụ mọi nơi, tức là phạm vi thanh toán mở rộng thì thanh toán bằng tiền mặt lại bộc lộ những hạn chế của nó như:

- Không an toàn khi phải vận chuyển một lượng tiền mặt lớn từ nơi này đến nơi khác.

- Chi phí và thủ tục chuyển đổi loại tiền để thanh toán là lớn vì trong quan hệ thanh toán quốc tế luôn có sự tham gia của nhiều đồng tiền.

Do khối lượng tiền lưu thông phải tương ứng với số lượng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ, ngân hàng trung ương phải chi một khoản chi phí lớn cho việc in ấn, vận chuyển và phát hành tiền nhằm đảm bảo tuân thủ quy luật lưu thông tiền tệ.

- Thanh toán bằng tiền mặt ảnh hưởng đến tính liên tục của chu kì sản xuất, lưu thông hàng hoá Thực tế khách quan đó đòi hỏi hình thức thanh toán mới khắc phục những hạn chế của thanh toán bằng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu phát triển của thờì đại.

Như vậy do việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể kinh tế có nhiều hạn chế, như rủi ro do phải vận chuyển tiền, chi phí thanh toán lớn, đặc biệt với khách hàng ở xa nhau đã tạo nên nhu cầu thanh toán qua ngân hàng Do đó,

Thanh toán không dùng tiền mặt là chuyển tiền trực tiếp từ tài khoản của người trả cho người nhận hoặc bù trừ thông qua dịch vụ trung gian Để hệ thống này phát triển, cần mức thu nhập bình quân cao, hệ thống pháp lý đầy đủ, hạ tầng công nghệ mạnh mẽ Ngược lại, thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển, phù hợp với xu thế toàn cầu.

Vai trò c a thanh toán không dùng ti n m t ủ ề ặ

Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần cắt giảm đáng kể lượng tiền mặt lưu thông, mang lại sự an toàn trong thanh toán, giảm chi phí in ấn, kiểm đếm, bảo quản, bảo vệ và vận chuyển tiền, cũng như giảm chi phí xử lý tiền không đủ tiêu chuẩn Đồng thời, thanh toán không dùng tiền mặt còn tiết kiệm được sức lao động xã hội, hạn chế các hiện tượng tiêu cực như tiền giả, mất cắp và tham ô, đảm bảo an toàn cho tài sản.

Khả năng lựa chọn các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thực hiện thanh toán nhanh chóng, hiệu quả Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tốc độ quay vòng vốn và nâng cao hiệu quả của quá trình tái sản xuất xã hội.

Thêm nữa, việc cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng làm tăng uy tín cho ngân hàng và tạo điều kiện thu hút nguồn tiền gửi. Để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng phải mở tài khoản tại ngân hàng Việc làm này tạo cơ hội cho ngân hàng tập trung nguồn vốn nhàn rỗi, mở rộng hoạt động tín dụng và đầu tư vì trong tài khoản của khách hàng phải có số dư để đảm bảo nhu cầu thanh toán Số dư của tài khoản lớn trong khi lãi suất tiền gửi là thấp và việc thanh toán không phả thường xuyên cùng lúc Do đó, ngân hàng dùng tiền này để cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và thu lợi nhuận. Đối với các chủ thể trong nền kinh tế thì qua vài trò trung gian thanh toán của ngân hàng, họ không phải trực tiếp thanh toán với nhau Nhờ vậy mà giảm lượng công việc liên quan đến quản lý thanh toán, tập trung vào những việc khác.

Ngân hàng trung ương nắm giữ vai trò quan trọng trong quản lý tiền tệ, kiểm soát lượng tiền trong lưu thông, hỗ trợ quản lý vĩ mô và kiềm chế lạm phát Thông qua hệ thống thanh toán ngân hàng, chính phủ và ngân hàng trung ương có thể theo dõi các tín hiệu thị trường, thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo thanh toán quốc gia diễn ra an toàn, hiệu quả.

D CH V TH THANH TOÁN C A NHTM Ị Ụ Ẻ Ủ

L ch s hình thành và phát tri n th ngân hàng ị ử ể ẻ

1.2.1.1 Sự ra đời của thẻ Ngân hàng

Thẻ Ngân hàng là một công cụ thanh toán đặc biệt và tiện lợi trong nền kinh tế của các nước Thẻ ngân hàng được thừa nhận là ra đời vào thời kỳ hưng thịnh của nền kinh tế thế giới – những năm 30 của thế kỷ XX và đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1930.

Tại Mỹ, năm 1914, chiếc thẻ đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện khi các đại lý bán lẻ cung cấp cho khách hàng một khoản tín dụng (mua hàng trước, trả tiền sau). Điển hình là công ty xăng dầu California đã cấp thẻ cho nhân viên và một số khách hàng của mình và nhận thấy rằng phương thức thanh toán này rất thuận tiện Tuy nhiên thẻ lúc đó chỉ có tác dụng khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm của hãng mà không kèm theo dự phòng khi gia hạn tín dụng.

Năm 1929-1930 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra và để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng Để khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này hệ thống các cửa hàng bán lẻ ở các nước phát triển đã đưa ra một hình thức bán chịu nhằm khuyến khích tiêu dùng, tăng doanh thu Lúc này các công cụ tín dụng thương mại như thương phiếu tỏ ra không thích hợp với việc triển khai đại trà phương thức bán chịu ở mọi nơi, mọi chốn, đa dạng trong thanh toán và đa phương trong sử dụng. Nhu cầu đặt ra là cần có một loại công cụ tín dụng có thể được sử dụng linh hoạt hơn để có thể thanh toán tại tất cả các điểm bán hàng Điều này đã thúc đẩy các tổ chức tài chính vào cuộc, trong đó phải kể đến Ngân hàng.

Dạng đầu tiên của thẻ ngân hàng là Charge – it của ngân hàng John Biggins xuất hiện tại Mỹ năm 1946 đã cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch nội địa bằng các cổ phiếu có giá trị do ngân hàng phát hành Các đại lý nộp lại phiếu cho về từ khách hàng Hệ thống này là tiền đề đầu tiên cho việc phát hành thẻ tín dụng Ngân hàng đầu tiên của Ngân hàng Franklin National năm 1951.

Năm 1949, Frank Mc Namara, một thương nhân Mỹ, khi ăn tối tại nhà hàng đã phát hiện mình quên mang tiền mặt để thanh toán Tình huống đó đã khiến ông tìm ra một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt Mc Namara lần đầu tiên cho ra đời loại thẻ Diners Club Diners Club là loại thẻ du lịch và giải trí do tổ chức thẻ tự phát hành Năm 1993, tổng doanh số khoảng 7.9 tỉ USD với khoảng 1.5 triệu thẻ lưu hành.

1.2.1.2 Sự phát triển của thẻ Ngân hàng trên thế giới

Vài năm sau sự ra đời của những loại thẻ thanh toán trên hàng loạt loại thẻ mới đã được đưa ra như Trip Charge, Golden Key, Gourmet Club, Esquire Club, Carde Blanche, American Express

Năm 1958, tổ chức American Express phát hành thẻ Green Amex, không có hạn mức tín dụng, chủ thẻ được tiêu tiền và có trách nhiệm trả tiền vào cuối tháng. Năm 1987, Amex cho ra đời thêm 3 loại thẻ là Amex Gold, Amex Platinum và Optima có hạn mức tín dụng tuần hoàn Đây là tổ chức thẻ du lịch và giải trí lớn nhất thế giới, trực tiếp phát hành và quản lý thẻ, không cấp giáy phép để trở thành thành viên cho các tổ chức khác Năm 1993, tổng doanh thu khoảng 124 tỉ USD với 35.4 triệu thẻ lưu hành và 36 triệu CSCNT.

Năm 1960, Bank of America giới thiệu thẻ Bank Americard, dạng sơ khai của thẻ Visa, được đổi tên thành thẻ Visa vào năm 1977 Tổ chức thẻ Visa quốc tế hình thành và phát triển, không trực tiếp phát hành thẻ mà giao lại cho các thành viên khiến cho Visa có thể mở rộng thị trường Đến nay, Visa có quy mô lớn nhất thế giới với hơn 22000 thành viên ở 200 quốc gia

Song song với Hoa Kỳ, các quốc gia phát triển tại châu Âu, châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, thẻ ngân hàng ngày càng phổ biến và đạt chất lượng cao nhờ vào sự tiến bộ trong công nghệ số Năm 1961, thẻ JCB do Ngân hàng Sanwa (Nhật Bản) phát hành, đến năm 1981 trở thành tổ chức quốc tế Hiện thẻ JCB được chấp nhận tại hơn 109 quốc gia, tập trung hướng đến thị trường du lịch và giải trí, trở thành đối thủ cạnh tranh của Amex.

Năm 1966, để cạnh tranh với Bank of America, 14 ngân hàng Mỹ thành lập Hiệp hội thẻ liên ngân hàng ICA, ra mắt thẻ Master Charge (đổi thành MasterCard năm 1979) MasterCard sau đó trở thành tổ chức thẻ thanh toán quốc tế lớn thứ hai, chỉ sau Visa.

Hiện nay trên thế giới đã và đang lưu hành nhiều loại thẻ song có 5 loại thẻ thanh toán được coi là tiêu biểu hơn cả.

- Thẻ Dinners Club: là loại thẻ du lịch và giải trí do tổ chức thẻ tự phát hành.

- Thẻ Visa: hiện nay là loại thẻ có quy mô lớn nhất trên thế giới với số lượng 22

000 tổ chức thành viên ở hơn 200 quốc gia, số thẻ phát hành là hơn 700 triệu thẻ với 351 000 điểm rút tiền mặt và doanh số là 800 tỷ USD/năm.

- Thẻ JCB của Nhật Bản.

Khái ni m, c u t o và phân lo i ệ ấ ạ ạ

Thẻ thanh toán là hình thức tiền điện tử, là phương tiện thanh toán hiện đại và tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay; là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng phát hành phục vụ cho khách hàng chủ yếu trong lĩnh vực thanh toán phi mậu dịch Thẻ cấp cho khách hàng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hay tại các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và chủ thẻ

1.2.2.2 Đặc điểm cấu tạo của thẻ

Thẻ thanh toán được làm bằng chất liệu nhựa (Plastic) với 3 lớp ép sát, lõ thẻ là nhựa cứng màu trắng, ở giữa có 2 lớp nhũ cán mỏng Thẻ có giá trị sử dụng phải luôn được bao phủ bởi một lớp nhũ có màu sắc và hình nền tuỳ ý nhưng không được để trắng.Thẻ thanh toán có kích thước tiêu chuẩn quốc tế là 8,5cm x 5,5cm x 0,07cm với bốn góc tròn.

Hai mặt thẻ chứa đựng những thông tin và ký hiệu khác nhau như nhãn hiệu thương mại của thẻ, số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hiệu lực, cơ sở phát hành thẻ…và một số yếu tố khác theo quy định của các tổ chức thẻ quốc tế hoặc hiệp hội phát hành thẻ.

 Mặt trước của thẻ gồm:

- Biểu tượng: mỗi loại thẻ có một loại biểu tượng riêng, mang tính chất đặc trưng của tổ chức phát hành thẻ và được xem như là thương hiệu và là yếu tố an ninh chống lại sự giả mạo Nhãn hiệu thương mại của thẻ như Visa, Amex, Mastercard, Diners Club

- Số thẻ: dành riêng cho mỗi chủ thẻ và được dập nổi trên mặt thẻ; số này sẽ được in lại trên hóa đơn khi chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán.

- Thời gian hiệu lực của thẻ: là thời gian thẻ được phép lưu hành.

- Họ tên người sở hữu: tên của cá nhân nếu là thẻ cá nhân hoặc tên của người được ủy quyền sử dụng nếu là thẻ công ty đều được in nổi trên thẻ, ngoài ra có một số thẻ còn có thể in cả ảnh của chủ thẻ.

- Ký tự an ninh: là số mật mã đợt phát hành, in phía sau ngày hiệu lực

- Dải băng từ: màu nâu đen chứa các thông tin đã được mã hoá theo một chuẩn thống nhất như: số thẻ, ngày hết hạn, các yếu tố kiểm tra an toàn khác Riêng thẻ thông minh có một con chip vi mạch lưu trữ các thông tin về chủ thẻ.

Dải băng chữ ký dành cho chủ thẻ là một tính năng bảo mật quan trọng giúp bảo vệ chủ thẻ khỏi gian lận Dải băng gồm chữ ký thật của chủ thẻ, được dùng để so sánh với chữ ký khi thanh toán, giúp đảm bảo rằng người đang sử dụng thẻ là chủ sở hữu hợp pháp.

Hiện nay trên thị trường, thẻ ngân hàng lưu hành rất đa dạng và phong phú, để phân loại thẻ có thể dựa trên nhiều tiêu thức Tuy nhiên việc phân loại chỉ mang tính tương đối.

Sơ đồ 1.1: Phân loại thẻ Ngân hàng a Theo tính chất thanh toán của thẻ

 Thẻ ghi nợ - Debit Card Đây là loại thẻ phát hành dựa trên tài khoản ký quỹ, tài khoản thẻ hay tài khoản tiền gửi không kỳ hạn Việc thanh toán được tiến hành trên cơ sở chuyển khoản từ tài khoản của chủ thẻ sang tài khoản người bán hàng Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng, nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu của chủ thẻ Chủ thẻ được chi tiêu trong phạm vi mình có, nhưng để gia tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm thẻ, các ngân hàng có thể cấp cho chủ thẻ một mức thấu chi nhất định.

Thẻ ghi nợ Thẻ tín dụng

Thẻ ngân hàng phát hành

Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành Thẻ khắc chữ nổi Thẻ băng từ Thẻ chip

Thẻ nội địaThẻ quốc tếThẻ trả trước

- Thẻ on-line là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay vào tài khoản chủ thẻ.

- Thẻ off-line là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày.

- Thẻ rút tiền mặt – nó cho phép chủ thẻ tiếp cận trực tiếp với tài khoản của mình tại ngân hàng từ máy rút tiền tự động ATM Chủ thẻ có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau như xem số dư, chuyển khoản, rút tiền, … hệ thống máy ATM hiện đại còn cho phép chủ thẻ gửi tiền vào tài khoản của mình ngay tại các máy ATM.

 Thẻ trả trước - Prepaid Card Đây là loại thẻ mới được phát triển trên thế giới, khách hàng không cần phải thực hiện các thủ tục phát hành thẻ theo yêu cầu của ngân hàng như điền vào yêu cầu phát hành thẻ chứng minh tài chính, … họ chỉ cần trả cho ngân hàng một số tiền sẽ được ngân hàng bán cho một tấm thẻ với mệnh giá tương đương Đặc tính của loại thẻ này giống như mọi thẻ bình thường khác, chỉ có điều thẻ này chỉ được giới hạn trong số tiền có trong thẻ và chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định tuỳ vào quy định của mỗi ngân hàng, tức là hạn mức thẻ không có tính chất tuần hoàn.

 Thẻ tín dụng - Credit Card Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng quy định không phải trả lãi (nếu chủ thẻ hoàn trả số tiền đã sử dụng đúng kì hạn) để mua sắm hàng hoá dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận loại thẻ này

Thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cho phép chi tiêu trước và trả tiền sau Trong thời gian miễn lãi, chủ thẻ có thể sử dụng khoản tín dụng mà không chịu lãi Khi quá thời hạn miễn lãi, chủ thẻ sẽ chịu phí và lãi nếu chưa trả hết số tiền phát sinh Khi số dư được thanh toán, hạn mức tín dụng sẽ được khôi phục, tạo nên tính chất "tuần hoàn" của thẻ tín dụng.

Một số loại thẻ tín dụng phổ biến là:

- Thẻ tín dụng Master Card quốc tế do tổ chức thẻ Mastercard phát hành.

- Thẻ tín dụng Visa quốc tế do Bank of American phát hành.

- Thẻ tín dụng Amex do American Express phát hành.

- Thẻ tín dụng JCB do tổ chức thẻ của Nhật phát hành. b Theo chủ thể phát hành thẻ

 Thẻ do ngân hàng phát hành – Bank Card

Là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp khách hàng sử dụng một cách linh hoạt số tiền trong tài khoản của mình tại ngân hàng hoặc sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp cho vay trên tài khoản Đây là loại thẻ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, nó không chỉ lưu hành trong phạm vi một quốc gia mà lưu hành trên phạm vi toàn cầu như Visa, MasterCard

 Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành – Non-bank Card

Các ch th tham gia vào ho t đ ng phát hành và thanh toán th ủ ể ạ ộ ẻ

Chủ thẻ là những cá nhân hoặc người được uỷ quyền (nếu là thẻ do công ty uỷ quyền sử dụng) có tên trên thẻ, được Ngân hàng phát hành thẻ cho phép sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ thay tiền mặt hoặc rút tiền tại các máy rút tiền tự động hoặc tại các Ngân hàng đại lý theo hạn mức được cấp trên thẻ Chủ thẻ được sử dụng thẻ theo những điều khoản trong hợp đồng đã kí kết với ngân hàng phát hành. Mỗi chủ thẻ chính thường có thể phát hành thêm một thẻ phụ.

- Chủ thẻ chính là người đứng tên xin cấp thẻ và được Ngân hàng cấp thẻ để sử dụng.

- Chủ thẻ phụ là người được cấp thẻ theo đề nghị của chủ thẻ chính.

- Chủ thẻ chính và phụ cùng chi tiêu chung một tài khoản.

Chủ thể phụ cũng có trách nhiệm thanh toán các khoản phát sinh trong kì nhưng chủ thẻ chính là người có trách nhiệm thanh toán cuối cùng với ngân hàng.

- Chủ thẻ sử dụng thẻ để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các ĐVCNT, ứng tiền tại các điểm ứng tiền mặt thuộc hệ thống ngân hàng, thực hiện các giao dịch tại các máy rút tiền tự động ATM

- Nếu nhận thấy sự thiếu chính xác hoặc nghi vấn trong sao kê tài khoản do ngân hàng cung cấp theo định kỳ, hoặc khi hệ thống thanh toán thẻ từ chối chấp nhận thanh toán thẻ; tự ý tăng giá hàng hóa, dịch vụ hoặc tính thêm phí khi thanh toán bằng thẻ, bạn có thể khiếu nại với ngân hàng.

- Các quyền khác theo hợp đồng.

- Cung cấp đầy đù và chinh xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành khi xin sử dụng thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ.

- Thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng các khoản vay, lãi và phí phát sinh do việc sử dụng thẻ theo quy định của ngân hàng.

- Chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ cùng chịu trách nhiệm chung và riêng trong việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng sử dụng thẻ.

- Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng.

Ngân hàng phát hành thẻ là ngân hàng được NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ.

Với thẻ nội địa, NHPHT phài có năng lực tài chính, không vi phạm pháp luật, đảm bảo hệ thống trang thiết bị phù hợp tiêu chuẩn an toàn cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực chuyên môn để vận hành và quản lý.

Với thẻ quốc tế, NHPHT phải được NHNN cấp giấy phép hoạt động ngoại hối và cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, phải là thành viên của tổ chức thẻ quốc tế.

- Thẩm định tính năng pháp lý và khả năng tài chính khách hàng.

- Phát hành thẻ cho các khách hàng có kết quả thẩm định đạt yêu cầu.

- Tạo sao kê cho chủ thẻ và quyết toán với chủ thẻ.

- Yêu cầu NHTTT và CSCNT cung cấp thông tin và thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán thẻ.

- Tuân thủ các quy định về phát hành thẻ của tổ chức thẻ quốc tế và NHNN

- Đăng kí mẫu thẻ và nhãn hiệu thương mại in trên thẻ với NHNN.

Ngân hàng thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho các Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ (NHTTT) và các Công ty cung cấp dịch vụ công nghệ (CSCNT) theo đúng thỏa thuận hợp đồng Đồng thời, ngân hàng cũng hướng dẫn và giám sát chặt chẽ quá trình tuân thủ quy trình thanh toán thẻ, đảm bảo an toàn giao dịch cho khách hàng và bảo vệ lợi ích của ngân hàng.

- Giải quyết thấu đáo các thắc mắc của khách hàng

- Trách nhiệm khác theo hợp đồng sử dụng và thanh toán thẻ.

1.2.3.3 Ngân hàng thanh toán thẻ

Ngân hàng thanh toán thẻ là ngân hàng chấp nhận các loại thẻ như một phương tiện thanh toán thông qua việc kí kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các điểm cung ứng hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn

Trong hợp đồng chấp nhận thẻ kí với các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ, ngân hàng thanh toán thẻ cam kết:

- Chấp nhận các đơn vị này vào hệ thống thanh toán thẻ của ngân hàng.

Cung cấp thiết bị đọc thẻ tự động cho các đơn vị kết hợp với những hướng dẫn sử dụng rõ ràng hoặc chương trình đào tạo cho nhân viên toàn diện Ngoài ra, cung cấp các kiến thức cần thiết về cách thức vận hành cũng như dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng đi kèm xuyên suốt quá trình hoạt động sẽ giúp đảm bảo tính hiệu quả và độ bền của thiết bị.

- Quản lý và xử lý những giao dịch có sử dụng thẻ tại những đơn vị này

Khi tham gia thanh toán thẻ, NHTTT nhận được phí chiết khấu, đồng thời cung cấp các dịch vụ đại lý khác như thu chi, xử lý tổng kết, giải quyết khiếu nại, thắc mắc cho các CSCNT.

- Yêu cầu NHPH thanh toán đầy đủ, kịp thời đối với các giao dịch thẻ được thực hiện theo đúng hợp đồng sử dụng thẻ.

- Yêu cầu CSCNT hoàn trả lại tiền đối với các giao dịch thực hiện không đúng hợp đồng thanh toán thẻ, thu giữ thẻ không hợp lệ

- Yêu cầu CSCNT cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các giao dịch thẻ của chủ thẻ tại CSCNT.

- Các quyền khác theo hợp đồng thanh toán thẻ.

1.2.3.4 Đơn vị/cơ sở chấp nhận thẻ Đơn vị/cơ sở chấp nhận thẻ là các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ kí kết hợp đồng chấp nhận thẻ như một phương tiện thanh toán Để trở thành CSCNT đối với một loại thẻ ngân hàng nào đó, nhất thiết là đơn vị này phải có tình hình tài chính tốt và có năng lực kinh doanh ĐVCNT được trang bị các thiết bị như máy cà thẻ - Imprinter, máy đọc thẻ điện tử - Hypercom, máy EDC… để thực hiện việc xin cấp phép hoặc thanh toán thẻ.

- Yêu cầu NHPHT và NHTTT thanh toán đầy đủ, kịp thời đối với các giao dịch thẻ được thực hiện theo đúng hợp đồng.

- Kiểm tra thẻ theo đúng quy định và từ chối chấp nhận các thẻ không đúng tiêu chuẩn quy định như hết hiệu lực, …

- Các quyền khác theo hợp đồng.

- Giữ bí mật các thông tin liên quan đến thẻ và chủ thẻ trừ các trường hợp đã quy định

- Thực hiện đầy đủ các quy trình nghiệp vụ kĩ thuật liên quan đến các giao dịch của thẻ

1.2.3.5 Tổ chức thẻ quốc tế

Tổ chức thẻ quốc tế là tổ chức đứng ra liên kết các thành viên với nhiệm vụ chủ yếu là:

- Cung cấp một mạng lưới viễn thông toàn cầu phục vụ cho quy trình thanh toán, cấp phép của các Ngân hàng thành viên.

- Đưa ra các luật lệ quy định về thẻ thanh toán mang tính toàn cầu.Là trung gian giải quyết các tranh chấp khiếu nại giữa các thành viên.

- Xây dựng các chương trình khuếch trương mở rộng thương hiệu của mình.

- Phát triển các sản phẩm thẻ mới.

Tổ chức này do là một hoặc một số ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc phi tài chính gắn với một thương hiệu độc quyền sản phẩm thẻ như Visa International, American Express, Mastercard International … họ có thể uỷ quyền cho ngân hàng, tổ chức khác phát hành thẻ dưới thương hiệu của mình Ngân hàng nào hoạt động trong lĩnh vực thẻ quốc tế cũng phải gia nhập vào tổ chức thẻ quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN): là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng NHNN có nhiệm vụ phải đưa ra các văn bản pháp quy có liên quan, tiếp nhận hồ sơ, xem xét và cho phép các NHTM được phát hành thẻ, kiểm tra giám sát hoạt động của các Ngân hàng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thẻ thanh toán.

Hiệp hội các Ngân hàng thanh toán thẻ: là tổ chức do các Ngân hàng phát hành thẻ và Ngân hàng thanh toán thẻ thành lập để hỗ trợ cho các ngân hàng thành viên phát triển nghiệp vụ thẻ, xúc tiến quan hệ hợp tác liên kết giữa các ngân hàng thành viên với nhau và giữa các ngân hàng thành viên với các Tổ chức thẻ Quốc tế để phát triển hoạt động thẻ.

Vai trò và l i ích mà th - d ch v th mang l i ợ ẻ ị ụ ẻ ạ

1.2.4.1 Đối với chủ thẻ a An toàn và được bảo vệ

Thẻ mang tính chất như một chiếc “ví điện tử”, dùng để chi trả thay cho tiền mặt Mỗi thẻ có mã riêng, được chế tạo dựa trên kĩ thuật công nghệ hiện đại, tinh vi, và khó làm giả nên tính an toàn của thẻ rất cao Hơn nữa, thẻ còn có chữ kí của chủ thẻ, cho nên khi mua hàng hoá, dịch vụ, chủ thẻ phải kí vào hoá đơn thanh toán để người bán so sánh với chữ kí mẫu Điều này cùng với các thông tin được mã hoá trên thẻ tạo nên hàng rào chắn trước nguy cơ bị kẻ gian lợi dụng

Thêm nữa, chủ thẻ là người duy nhất có quyền sử dụng thẻ và biết số PIN. Nếu bị mất thẻ hay lộ mã PIN thì ngay lập tức, chủ thẻ cần thông báo ngay cho ngân hàng để phong toả tài khoản thẻ Người có thẻ khó sử dụng vì thẻ có chữ kí và đôi khi cả hình của chủ thẻ Khi sử dụng để thanh toán chi tiêu, không phải mang theo lượng tiền mặt lớn.

Với sự phát triển của các thiết bị kiểm tra hiện đại cũng như sự ra đời của thẻ thông minh, tính an toàn của thẻ thanh toán còn tiếp tục được nâng cao trong tương lai b Nhanh chóng và thuận tiện

Với kích thước gọn nhẹ, chủ thẻ có thể dễ dàng mang theo theo người và sử dụng thẻ để thanh toán các loại hàng hoá, dịch vụ thông qua một mạng lưới rộng rãi các cơ sở chấp nhận thẻ trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, tính linh hoạt và thuận tiện của thẻ còn thể hiện rõ ràng khi chủ thẻ đi du lịch hay công tác nước ngoài Với thẻ ghi nợ, khách hàng tự thực hiện giao dịch với ngân hàng qua các máy ATM khi rút tìền mặt hoặc tại các điểm chấp nhận thẻ khi chủ thẻ thanh toán tiền mua sắm hàng hoá, dịch vụ bằng số tiền trong tài khoản của mình thay vì phải đến ngân hàng Với thẻ tín dụng, chủ thẻ đang nhận được một khoản tín dụng tiêu dùng tự động, tức thời Với hạn mức tín dụng mà ngân hàng cung cấp, chủ thẻ có điều kiện mở rộng các giao dịch tài chính trong khả năng thu nhập có hạn Đối với thẻ ghi nợ, chủ thẻ thậm chí còn được hưởng một mức thấu chi nhất định trên tài khoản tiền gửi của mình Ngoài ra, khi sử dụng thẻ, khách hàng còn được sử dụng một số dịch vụ khác của ngân hàng.

Các công ty điện lực, công ty dịch vụ điện thoại và dịch vụ Internet… hiện cũng không còn thờ ơ với dịch vụ ATM do những tiện ích mà dịch vụ này mang lại.Thông qua dịch vụ thẻ thanh toán, khách hàng có thể trả tiền dịch vụ hàng tháng cho công ty mà không cần nhân viên công ty đến thu tận nhà Việc quản lý nguồn thu, quản lý tài chính, quản lý nhân viên của công ty cũng trở nên đơn giản hơn và tiết kiệm hơn. Đặc biệt hiện nay việc chi trả bảo hiểm xã hội cho người hưởng lương hưu cũng đã và đang được thực hiện thông qua dịch vụ thẻ Điều này giúp những người già khi ốm đau hay đi vắng không phải làm giấy ủy quyền cho người thân đến chờ đợi để lĩnh lương hưu như trước, mà tiền lương đến kỳ tự động được chuyển vào tài khoản của người nhận, và họ có thể rút tiền ở bất cứ nơi đâu, tiền còn lại để trong tài khoản vừa an toàn lại vừa được hưởng lãi c Tiết kiệm và hiệu quả Để được sở hữu một tấm thẻ, chủ thẻ phải trả khoản phí nhỏ hơn nhiều so với những tiện ích mà nó đem lại

Với thẻ ghi nợ, ngoài khoản phí phát hành thẻ ban đầu, chủ thẻ chỉ phải trả phí giao dịch không quá 1,1% cho mỗi giao dịch Ngược lại, các giao dịch khác như xem số dư, rút tiền, chuyển khoản hoàn toàn miễn phí.

Với thẻ tín dụng, phí cao hơn nhưng bù lại, khách hàng nhận được khoản ứng trước của ngân hàng, với bản sao kê hàng tháng do ngân hàng gửi đến, chủ thẻ có thể kiểm soát được các khoản chi tiêu của mình Nếu như đã trả đầy đủ theo kì thì họ không phải trả lãi ngoài khoản phí thường niên Ngân hàng luôn đưa ra các biểu phí rõ ràng để chủ thẻ có thể kiểm soát được các khoản phí và lãi mà mình phải trả

Với các gia đình có con em đi du học thì thẻ thực sự đem lại hiệu quả trong việc chu cấp tiền, sinh hoạt phí mà không cần phải tốn nhiều thời gian và thủ tục như các hình thức chuyển tiền khác Ngay cả với các gia đình ở nông thôn, các tỉnh xa có con em đi học ở các trường đại học, cao đẳng tại các thành phố lớn trong nước cũng chỉ việc đến ngân hàng gần nhất nộp tiền vào tài khoản cho con em mình Sau đó người than chỉ cần sử dụng máy ATM gần nhất để rút đúng số tiền cần dùng, số còn lại trên tài khoản vẫn được trả lãi và an toàn, không phải xin giấy xác nhận của nhà trường kèm theo chứng minh thư đến lĩnh hết số tiền mà gia đình đã gửi cho mang về ký túc xá hay nhà trọ mất an toàn như trước đây.

Với các công ty, doanh nghiệp có đông người, việc chi trả tiền lương qua hệ thống thẻ thanh toán cho phép tiết kiệm chi phí về tài chính và nhân lực, tiết kiệm và đảm bảo an toàn thu nhập cho người lao động và đồng thời doanh nghiệp cũng có thể kiểm soát được tình hình chi tiêu của công nhân viên.

Cùng với việc sử dụng thẻ, một cách gián tiếp chủ thẻ đã tiết kiệm được thời gian và chi phí vận chuyển, kiểm đếm tiền Giao dịch bằng thẻ diễn ra nhanh gọn cũng làm giảm thời gian phải bỏ ra để mua sắm hay đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán. d Văn minh

Thẻ đem lại sự lịch sự, sang trọng cho khách hàng, giúp khách hàng tiếp cận các phương thức mua hàng hiện đại qua email, điện thoại, Internet.

1.2.4.2 Đối với Đơn vị/ cơ sở chấp nhận thẻ a Tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường tiêu thụ

Mục tiêu chính của các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ là tối đa hóa khối lượng tiêu thụ để tối đa hoá doanh thu Việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ tức là họ đã cung cấp cho khách hàng của mình, nhất là khách du lịch và chủ đầu tư một phương tiện chi trả nhanh, thuận tiện, nên khả năng thu hút khách hàng tăng lên, tăng khả năng cạnh tranh Hơn nữa, với thẻ tín dụng, khách hàng có thể chi tiêu vượt quá khả năng tài chính của mình, nó là lực đẩy tích cực đối với sức mua. b Đảm bảo khả năng chi trả, tăng vòng quay của vốn, giảm chi phí.

Việc chấp nhận thẻ thanh toán giúp các công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ (CSCNT) đa dạng hóa các phương thức thanh toán Nhờ đó, CSCNT có thể giảm tình trạng chậm trả của khách hàng Khi sử dụng thẻ, tài khoản của CSCNT sẽ được ghi có ngay khi thông tin truyền qua mạng đến ngân hàng thanh toán.

Số tiền này có thể sử dụng ngay giúp tăng khả năng quay vòng của vốn, giảm chi phí cơ hội Ngoài ra, việc làm này còn giúp cho đơn vị tiếu kiệm thời gian và chi phí kiểm đếm, thu giữ, bảo quản tiền, hoá đơn, chứng từ của bộ phận ngân quỹ cũng như thời gian giao dịch với khách hàng, tránh rủi ro do mất cắp hay thu phải tiền giả, do đó giảm được các chi phí khác không cần thiết. c Hưởng ưu đãi từ phía ngân hàng

Khi chấp nhận thanh toán thẻ, cơ sở sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ chính sách khách hàng của ngân hàng Họ được ngân hàng kí hợp đồng tiếp nhận thẻ cung cấp các máy móc cần thiết cho việc thanh toán thẻ Mối quan hệ mật thiết với ngân hàng còn giúp cho đơn vị nhận được những ưu đãi trong các giao dịch khác, đặc biệt trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. d Tăng uy tín

Các nghi p v liên quan đ n d ch v th ệ ụ ế ị ụ ẻ

Tham gia nghiệp vụ này có:

- Ngân hàng phát hành thẻ - trung tâm thẻ

Nghiệp vụ bắt đầu khi khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ nên đến ngân hàng để xin phát hành thẻ và kết thúc khi khách hàng nhận được thẻ.

Phát hành thẻ bao gồm phát hành mới và phát hành lại. a Phát hành thẻ mới:

Sơ đồ 1.3: Quy trình phát hành thẻ

Tại chi nhánh Tại trung tâm thẻ

(1) - Khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, ngân hàng hướng dẫn khách hàng làm đơn theo mẫu và nộp cho ngân hàng Hồ sơ gồm: đơn xin phát hành thẻ, hợp đồng sử dụng thẻ và các giấy tờ khác có liêu quan.

(2) - Xét duyệt yêu cầu phát hành thẻ:

3 -Chuyển về trung tâm thẻ

2 -Thẩm định/ quyết định phát hành

9- Nhận thẻ từ trung tâm

5- Nhập dữ liệu phát hành

Cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ và phân loại khách hàng theo các hạng - đặc biệt, hạng 1 hoặc hạng thường trình cáp trên có thẩm quyền phê duyệt.

(3) - Sau khi thẩm định, nếu hồ sơ đảm bảo yêu cầu thì ngân hàng gửi hồ sơ về trung tâm phát hành thẻ - phải có xác nhận của giám đốc chi nhánh hoặc trưởng phòng nghiệp vụ.

(4), (5), (6), (7), (8) - Tại trung tâm, các thông tin về khách hàng được cá nhân hoám sau đó gửi thẻ kèm theo số PIN cho chủ thẻ thông qua NHPH.

(9) - Nhận thẻ từ trung tâm, NHPH xác nhận bằng văn bản có chữ kí của trưởng phòng nghiệp vụ hoặc người được uỷ quyền cho trung tâm thẻ. b Phát hành, thay thế, in lại, nâng cấp thẻ

Tại chi nhánh phát hành, khi khách hàng có nhu cầu in lại thẻ, thay thế thẻ hoặc nâng cấp thẻ, nhân viên cần kiểm tra các điều kiện đảm bảo như tiền ký quỹ, tài sản thế chấp (nếu có) đối với trường hợp nâng cấp thẻ Sau đó, tạo dữ liệu thay thế và gửi đến nơi in thẻ để thực hiện Khi in hoàn tất, chi nhánh phát hành kiểm tra tình trạng thẻ tương tự như trường hợp tiếp nhận thẻ mới Đối với in thẻ kỳ hạn mới, các bước tiến hành tương tự.

Hàng tháng, nơi in thẻ in ra danh sách các chủ thẻ sẽ hết hạn vào tháng sau để các chi nhánh phát hành thông báo cho chủ thẻ và chủ thẻ sẽ có ý kiến về việc tiếp tục sử dụng hay chấm dứt Nếu không có ý kiến gì thì việc sử dụng mặc nhiên chấm dứt Trong trường hợp tiếp tục sử dụng thì xử lý tương tự như phát hành lại.

Quy trình thanh toán thẻ dược bắt đầu từ lúc chủ thẻ bắt đầu sử dụng và kéo dài cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ với ngân hàng và các bên liên quan Quá trình này được chia thành các bước thanh toán cụ thể tại các điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSCNT), ngân hàng nhà nước (NHTT) và ngân hàng phát hành (NHPH).

Chủ thể tham gia gồm:

- Đơn vị chấp nhận thẻ

Giữa ngân hàng thanh toán và ngân hàng phát hành phải có hợp đồng thanh toán thẻ của nhau trước đó.

Với thẻ tín dụng quốc tế, còn có sự tham gia của tổ chức thẻ quốc tế trong quá trình thanh toán thẻ với tư cách là trung gian giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán, khi cả hai ngân hàng này đều là thành viên của tổ chức a Chấp nhận thẻ ĐVCNT kiểm tra khả năng thanh toán của thẻ:

- Khi số tiền thanh toán < hạn mức cho phép của NHTT thì ĐVCNT kiểm tra bảng tin cảnh giác (warning bulletin) để đảm bảo tính hiệu lực của thẻ

- Khi số tiền thanh toán > hạn mức cho phép, ĐVCNT xin chuẩn chi của NHTT.

Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán thẻ (2)

(2) - Chủ thẻ mua hàng hoá, dịch vụ tại CS/ĐVCNT, trao thẻ cho ĐV/ CSCNT.

(3) - ĐVCNT trao hàng hoá, dịch vụ, trả thẻ và hoá đơn cho chủ thẻ

(4) - ĐVCNT thông báo, gửi hoá đơn giao dịch cho NHTT.

(5) - NHTT ứng tiền trả cho ĐVCNT.

(6) - NHTT gửi toàn bộ hoá đơn, chứng từ sang NHPH.

(7a) -Tại NHPH tiến hành ghi nợ cho chủ thẻ, sau đó báo nợ cho chủ thẻ

(7b) - Báo có/ chuyển lệnh chuyển có sang cho NHTT. b Cung cấp hàng hóa dịch vụ

Khi nhận được mã chuẩn chi, ĐVCNT yêu cầu chủ thẻ ký tên lên hóa đơn và so sánh chữ ký đó với chữ ký mẫu trên thẻ Sau đó, ĐVCNT cung cấp hàng hóa dịch vụ cho chủ thẻ cùng một liên hóa đơn. c Nộp hóa đơn

Chủ thẻ ĐV/CSCNT (điểm ứng tiền mặt)

Với máy cà tay, ĐVCNT lập hóa đơn và bản sao kê nộp cho NHTT (không quá 5 ngày kể từ khi thương vụ xảy ra).

Với thiết bị đọc thẻ điện tử, dữ liệu thanh toán được truyền về NHTT và hóa đơn nộp định kỳ. d Thanh toán cho ĐVCNT

NHTT sau khi kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin trên hóa đơn sẽ ghi:

Nợ: TK tạm ứng thanh toán thẻ Có: TK tiền gửi thanh toán của ĐVCNT e Gửi thông tin dữ liệu

NHTT tổng hợp toàn bộ hóa đơn chứng từ về các giao dịch và gửi đến trung tâm (tổ chức thẻ quốc tế) f Xử lý bù trừ thanh toán

Trung tâm ghi Nợ và báo Nợ cho NHPH, ghi Có và báo Có cho NHTT số tiền giao dịch sau khi trừ phí trao đổi thông tin. g NHPH chấp nhận thanh toán

Sau khi xác nhận không có khiếu nại từ chủ thẻ về giao dịch, Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (NHPH) sẽ chấp thuận thanh toán cho trung tâm giao dịch Hàng tháng, NHPH sẽ gửi sao kê giao dịch đến chủ thẻ và yêu cầu thanh toán Sau khi nhận thanh toán từ chủ thẻ, NHPH sẽ hoàn tất quá trình thanh toán.

Sau khi nhận được bảng thông báo giao dịch, nếu không thấy sai sót gì, chủ thẻ tiến hành thanh toán cho NHPH.

1.2.5.3 Nghiệp vụ quản lý rủi ro a Các loại rủi ro trong kinh doanh thẻ

 R i ro trong phát hành th ủ ẻ

- Giả mạo thông tin phát hành thẻ (Fraudulent Applications).

- Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPH thẻ gửi (Never received issue)

- Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng (Account takeover)

 R i ro trong thanh toán thủ ẻ

- Thẻ mất cắp, thất lạc (Lost-stolen card)

- Chủ thẻ bị mất cắp hoặc thất lạc thẻ và bị một người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho NHPH.

- Rủi ro khi giao dịch với máy ATM: o Ăn cắp thẻ (Card Thieft) do bọn tội phạm sử dụng “bẫy thẻ”, có hình dạng giống với bộ phận đầu đọc thẻ của máy ATM, chụp bên ngoài đầu đọc thẻ thật. o Đọc trộm thông tin trên thẻ (Skimming) Bọn tội phạm thường sử dụng thiết bị đọc trộm, gắn ở bên trên hoặc gần với bộ phận đầu đọc thẻ của ATM, nhằm lấy cắp được các dữ liệu thông tin có chứa trong dải từ trên thẻ sau đó đọc và giải mã các dữ liệu đó. o Nhìn trộm từ phía sau (Shoulder Surfing) o Cài bàn phím giả. o Ăn cắp tiền (Accesing Cash): Bề mặt của máy ATM được làm giả, để khi khách hàng thiếu cảnh giác đến gửi tiền, bọn tội phạm sẽ quay lại tháo bỏ mặt giả của máy và lấy tiền.

Các giao dịch thanh toán hàng hóa dịch vụ qua thư, điện thoại, Internet tiềm ẩn nhiều rủi ro Cụ thể, đối với hình thức giao dịch qua thư, điện thoại, CSCNT có thể cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của chủ thẻ nhưng nếu chủ thẻ chính không phải là người đặt mua hàng thì giao dịch này sẽ bị NHPH thẻ từ chối thanh toán, gây thiệt hại cho CSCNT và NHTT Bên cạnh đó, hình thức ăn cắp thông tin qua mạng (Fishing) cũng rất phổ biến, khi bọn tội phạm tạo ra các trang web giả mạo trang web của các tổ chức tài chính, ngân hàng để đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng như số thẻ tín dụng, số bảo hiểm xã hội.

- Rủi ro do in ra nhiều hoá đơn thanh toán của cùng một thẻ (Multiple imprints) hoặc sửa đổi thông tin trên các hoá đơn thẻ.

 R i ro kĩ thu tủ ậ Đây là rủi ro có thể xảy ra với bất cứ chủ thể nào tham gia phát hành, thanh toán thẻ Rủi ro này có thể mang tính hệ thống, và tổn thất rất lớn.

- Phát sinh khi hệ thống quản lý thẻ có sự cố liên quan đén xử lý dữ liệu hoặc kết nối như nghẽn đường truyền, …

- Phát sinh từ việc bảo mật hệ thống cơ sở dữ liệu và an ninh như website bị hacker tấn công, …

CÁC NHÂN T NH H Ố Ả ƯỞ NG Đ N D CH V TH C A NHTM Ế Ị Ụ Ẻ Ủ

Các nhân t khách quan ố

1.3.1.1 Các điều kiện về mặt xã hội

 Quan đi m ti n t hi n đ iể ề ệ ệ ạ

Do sự thay đổi quan điểm về tiền trong lưu thông, tiền dự trữ nên thế giới đang từng bước giảm dần khối lượng tiền thực Xã hội dần dần sẽ không có sự xuất hiện của tiền thực mà thay vào đó là những bút toán ghi sổ, những tấm thẻ ghi chép giá trị sức lao động mà mỗi người đã cống hiến và được ghi nhận Đó là tiền đề, cơ sở cho việc mở rộng, phát triển dịch vụ thẻ.

Sự ổn định về chính trị có tác động mạnh mẽ đến niềm tin của công chúng, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính Khi môi trường chính trị ổn định, người dân sẽ cảm thấy yên tâm gửi tiền vào ngân hàng, tạo nên một nguồn vốn ổn định cho nền kinh tế.

 Thói quen s d ng ti n m tử ụ ề ặ

Thẻ là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt Khách hàng phải mở tài khoản hoặc kí quỹ Cho nên, thói quen và tâm lý ưa thích sử dụng tiền mặt là nhân tố ảnh hưởng khá lớn đến việc phát triển thẻ Vì xã hội ngày một phát triển, người ta khi đứng trước một sự lựa chọn luôn đặt sở thích của mình lên trên hết Nếu một người rất giàu có, chi tiêu nhiều nhưng anh ta lại thích cảm giác cầm tiền trong tay,cảm giác sức mạnh, sức nặng và giá trị của nó, thích được mang nhiều tiền trong người, thì việc thuyết phục anh ta sử dụng thẻ thật không dễ. Đặc biệt với Việt Nam, đây là một khó khăn đáng kể, vì chúng ta chưa có thói quen chi tiêu bằng thẻ, và lượng tiền mặt lưu thông trên thực tế là rất lớn.

 Thói quen giao d ch qua ngân hàngị

Thẻ là một sản phẩm do ngân hàng cung cấp Sự thành công của nó phụ thuộc vào niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng, từ đó mà tăng cường các hoạt động giao dịch, mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng

Mức độ phổ biến của thẻ phụ thuộc chặt chẽ vào sự hiểu biết của công chúng về tiện ích thẻ mang lại, bao gồm cả khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ và nhận biết lợi ích của thẻ ngân hàng Khi trình độ dân trí tăng lên, khả năng sử dụng các dịch vụ do thẻ ngân hàng cung cấp cũng sẽ tăng theo.

1.3.1.2 Các điều kiện về kinh tế

 S n đ nh c a ti n tự ổ ị ủ ề ệ Đây là điều kiện cơ bản cho việc mở rộng sử dụng thẻ thanh toán đối với bất kì quốc gia nào Ngược lại, việc mở rộng sử dụng thẻ thanh toán tạo điều kiện cho sự ổn định tiền tệ

 S phát tri n n đ nh c a n n kinh tự ể ổ ị ủ ề ế

Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên theo hướng lạc quan, tăng vốn khả dụng, tác động đến sức mua của người dân Mà sản phẩm thẻ thì không thể phát triển được nếu thu nhập của người dân thấp, nhu cầu chi tiêu nhỏ lẻ.

Có thể nói bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng chịu tác động mạnh của luật.

Doanh nghiệp kinh doanh thẻ cần được đưa vào khuôn khổ pháp lý vì nó liên quan trực tiếp đến quy trình hoạt động; thẩm quyền, trách nhiệm của bên tham gia; được thể hiện rõ qua các nghị quyết, chính sách ban hành bởi Nhà nước hoặc chủ thể kinh doanh thẻ Hoạt động này mang lại nhiều lợi ích cho xã hội cũng như từng cá nhân, trong khi tốc độ phát triển luôn ở mức cao và số lượng chủ thể tham gia ngày càng nhiều, thì việc đưa các hoạt động kinh doanh thẻ vào khuôn khổ quản lý của pháp luật là điều cấp thiết.

Nếu có quy chế hợp lý, sẽ tác động tích cực thúc đẩy dịch vụ thẻ phát triển.Ngược lại, nếu môi trường pháp lý quá chặt chẽ hoặc lỏng lẻo sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến dịch vụ thẻ như trách nhiệm, nghĩa vụ mập mờ, dẫn đến việc các ngân hàng đối mặt với những rủi ro không thể kiểm soát được Ngân hàng sẽ dè dặt khi kinh doanh dịch vụ, hạn chế tính chủ động sáng tạo của ngân hàng, không tạo động lực cho thị trường thẻ phát triển

Do đó, vấn đề đặt ra là Nhà nước cần phải có một hàng lang pháp lý thống nhất, đồng bộ để các ngân hàng có thể chủ động điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của mình, hoạch định được chiến lược kinh doanh của mình, củng cố nền tảng vững chắc cho việc phát triển dịch vụ thẻ trong tương lai, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường và thu lợi cao nhất.

Hiện nay, cạnh tranh ngày một gay gắt, không chỉ trên thị trường thẻ mà tất cả các thị trường khác, trong mọi lĩnh vực Đây cũng là nhân tố có tác động mạnh thúc đẩy sự phát triển của thị trường thẻ Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều triển khai dịch vụ thẻ thanh toán – phát hành, làm đại lý thanh toán…

Ngày 1-4-2007, theo lộ trình hội nhập WTO của Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài đã chính thức được mở chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, đó là những đối thủ nặng kí - với công nghệ, trình độ quản lý mạnh hơn chúng ta rất nhiều Khi nhiều thành viên tham gia vào thị trường, cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt, chủ thẻ sẽ có nhiều sự lựa chọn, tiện ích sẽ tăng lên vì số lượng máy ATM ngày một nhiều và được đa dạng hoá các chức năng, mạng lưới CSCNT ngày một mở rộng

… Tuy nhiên, điều quan trọng là các ngân hàng phải cạnh tranh lành mạnh với nhau

1.3.1.5 Sự phát triển của khoa học công nghệ

Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào phương thức thanh toán đã mở đường cho sự ra đời của thẻ thanh toán Thẻ chỉ có thể thực hiện chức năng chi trả khi được đưa vào máy đọc và kết nối với hệ thống trung tâm xử lý giao dịch Sự phát triển của công nghệ không chỉ mang đến đa dạng các dịch vụ gia tăng trên thẻ, mà còn củng cố tính bảo mật, góp phần thu hút và giữ chân khách hàng.

1.3.1.6 Sự phát triển của hệ thống thẻ ngân hàng Đây là một nhân tố khách quan nhưng có ảnh hưởng khá lớn đến các ngân hàng, vì nó liên quan đến mức độ cạnh tranh và sự phối kết hợp liên kết giữa thành viên với nhau Thêm nữa, khi khách hàng sử dụng thẻ ngày một nhiều, họ muốn có được sự thuận lợi, nên nếu như hệ thống ngân hàng cùng phát triển, các loại thẻ đều tương đối giống nhau, họ có thể dùng thẻ của mình để rút tiền hoặc thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ có ATM, POS … của bất kì một ngân hàng nào Điều đó chỉ được hiện thực hoá khi mà có một hướng phát triển chung, một sự thống nhất đồng bộ giữa các ngân hàng.

Các nhân t ch quan ố ủ

Thương hiệu chính là sự tổng hòa của uy tín, chất lượng sản phẩm, phong cách phục vụ và văn hóa của từng ngân hàng, không thể hình thành trong thời gian ngắn Thương hiệu mang giá trị to lớn đối với mỗi ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần cung cấp dịch vụ hiện nay.

Theo xu thế chung, các ngân hàng ngày một chú trọng dịch vụ ngân hàng bán lẻ mà hiện tại còn rất nhiều tiềm năng cần phát triển đặc biệt là đối với dịch vụ thanh toán thẻ trong dân cư.

Hơn nữa, thẻ thanh toán đang phát triển theo xu hướng ngày một đa năng, đến một lúc nào đó, tất cả thẻ của các ngân hàng đều mang lại những tiện ích thoả mãn khách hàng ngang nhau, thì việc quyết định lựa chọn sẽ bị thương hiệu chi phối Bởi vì, thương hiệu mang lại sự cam kết, lòng tin, thậm chí khẳng định đẳng cấp của người tiêu dùng Mà chính bản thân ngân hàng với những dịch vụ chất lượng cao, với văn hoá riêng … sẽ tạo nên được thương hiệu cho mình.

1.3.2.2 Nguồn nhân lực Đây là sức mạnh riêng có, lợi thế của từng ngân hàng Thẻ mang tính chuẩn hoá cao độ và có quy trình vận hành thống nhất nên nó đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ và kinh nghiệm tiếp cận, để đảm bảo việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ diễn ra thông suốt, an toàn, hiệu quả, phát huy được những tiện ích vốn có của thẻ Hơn nữa, một nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, am hiểu công nghệ, có kĩ năng nghiệp vụ sẽ giúp ngân hàng phát triển tính năng của thẻ, marketing thẻ…

Việc phát hành, thanh toán thẻ đòi hỏi một khoản đầu tư khá lớn cho việc lắp đặt máy móc thiết bị hiện đại như máy đầu cuối Terminal, ATM, POS … vì vậy, vốn chính là điều kiện đầu tiên cần tính đến trong kế hoạch triển khai dịch vụ thẻ và quyết định đầu tư đổi mới công nghệ để bắt kịp với những tiến bộ trên thế giới.

1.3.2.4 Trình độ kĩ thuật công nghệ ngân hàng

Việc công chúng quyết định sử dụng thẻ ngân hàng phụ thuộc khá lớn vào tính năng mà thẻ mang lại dựa trên việc ứng dụng công nghệ hiện đại, những thứ mà sản phẩm truyền thống không có được Công nghệ là nhân tố quyết định trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của từng ngân hàng, đặc biệt ở Việt Nam, khi mà điều kiện của các ngân hàng còn có sự chênh lệch nhau đáng kể Mỗi ngân hàng đều đang đưa vào thẻ của mình những tiện ích bổ sung bên cạnh những tiện ích truyền thống mà thẻ nào cũng có để thu hút khách hàng Đầu tư vào công nghệ chính là chiến lược hàng đầu nếu ngân hàng muốn tham gia thị trường thẻ.

1.3.2.5 Định hướng phát triển của ngân hàng

Mỗi ngân hàng trong quá trình hoạt động đều cần xác định cho mình một đối tượng khách hàng đặc biệt để từ đó có những định hướng phát triển cho phù hợp. Như trường hợp của NHNo&PTNT, do có một hệ thống chi nhánh mở rộng đến tận tuyến huyện, tuyến xã trong cả nước nên ngân hàng này chú trọng vào thị phần nông thôn, đối tượng khách hàng chủ yếu nhất của họ là người nông dân, và một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho nông dân vay để phát triển sản xuất. Còn ngân hàng ngoại thương lại có thế mạnh về phát triển thanh toán quốc tế…

Theo dự đoán, trong thời gian tới sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế sẽ tiếp tục đạt tốc độ cao, việc hội nhập và đầu tư nước ngoài liên tục tăng sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế chưa phát triển Đời sống của người dân tăng cao hơn, các nhu cầu về sinh hoạt, phương tiện đi lại ngày càng tăng Nhu cầu về tín dụng tiêu dùng, tín dụng mua nhà…sẽ tăng Điều này cho thấy sự phát triển của các ngân hàng bán lẻ là xu thế tất yếu Trong thời gian tới các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng hơn bởi nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân là rất lớn và đa dạng Hoạt động này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, doanh thu lớn hơn và đặc biệt độ rủi ro cũng nhỏ hơn do đã được phân tán cho một lượng lớn khách hàng đồng thời cũng mở ra cho các ngân hàng khả năng phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ Trong khi đó ngân hàng bán buôn cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp lớn, dự án lớn tuy thu nhập có tín ổn định xong độ rủi ro cao, nhu cầu về dịch vụ san phẩm hạn hẹp hơn.

Theo định hướng này việc phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ đã đươc nhiều ngân hàng định ra và lựa chọn Trong hoạt động này, phát hành thẻ thanh toán là con đường ngắn nhất để mở rộng tên tuổi và dịch vụ của từng ngân hàng đến khách hàng. Để làm được điều này, ngân hàng phải xây dựng cho mình một chương trình xác định khách hàng và đoạn thị trường mục tiêu, mức độ cạnh tranh … và dựa vào nội lực của mình.

KINH NGHI M PHÁT TRI N D CH V THANH TOÁN S D NG TH C A CÁC Ệ Ể Ị Ụ Ử Ụ Ẻ Ủ

Kinh nghi m c a các n ệ ủ ướ c

Dân số đông đảo của Trung Quốc, gần 1,3 tỷ người, không chỉ giúp nước này đứng đầu thế giới về dân số mà còn đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế về cả kinh tế và chính trị Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu, Nhật Bản có thể duy trì vị thế cường quốc kinh tế thứ hai thế giới trong 50 năm tới nếu cải thiện năng suất lao động và chấp nhận nhập cư lớn hơn Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng hiện tại, Trung Quốc dự kiến sẽ vượt qua Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới vào năm 2015 và vị trí thứ nhất vào năm 2040 Điều này phản ánh sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Trung Quốc, nâng cao đời sống người dân và tạo điều kiện cho thị trường sản phẩm công nghệ cao, bao gồm cả dịch vụ thẻ thanh toán, mở rộng và phát triển.

- Các tổ chức tín dụng (với 4 NHTM quốc doanh)

- Các NHTM cổ phần trong đó China Merchant Bank chiếm thị phần lớn.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (NHTW) và Ủy ban Giám sát Ngân hàng thực hiện việc cấp phép phát hành thẻ tại Trung Quốc Ban đầu, chỉ các ngân hàng nội địa mới được phép phát hành thẻ Tuy nhiên, theo lộ trình mở cửa các ngân hàng khi gia nhập WTO, ngân hàng nước ngoài đã được phép đặt máy ATM tại Quảng Châu và Thượng Hải.

Thị trường dịch vụ thẻ thanh toán của Trung Quốc trong giai đoạn đầu mới hình thành và phát triển cũng có những điểm tương đồng tự với thị trường thẻ thanh toán của Việt Nam hiện nay: có nhiều ngân hàng cùng phát hành nhưng không có sự kết nối giữa các ngân hàng phát hành hay có sự kết nối nhưng chỉ giữa một nhóm các ngân hàng riêng lẻ Điều này không chỉ gây phiền toái cho người sử dụng mà còn cản trở sự phát triển của chính thị trường này. Để cái thiện tình hình này China Union Pay đã được thành lập vào tháng 3/2002 Đây là tổ chức duy nhất kết nối các ngân hàng có dịch vụ thẻ với 80 thành viên tham gia Đến cuối năm 2004 China Union Pay có thêm nhiều thành viên khác tham gia, nâng số thành viên lên 134 thành viên ở Trung Quốc lục địa, 18 thành viên ở HongKong và MaCao Và đến tháng 6/2005 China Union Pay đã có 164 thành viên Hiện nay tổ chức này gồm 3 công ty:

Công ty dịch vụ đại lý là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp thanh toán chất lượng cao và toàn diện cho các tổ chức tài chính thẻ, chủ thẻ và doanh nghiệp chấp nhận thẻ Sứ mệnh của công ty là hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa trải nghiệm thanh toán, bảo đảm an toàn và tiện lợi thông qua nền tảng công nghệ tiên tiến và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm.

- Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ cho quá trình xử lý, phát hành thẻ để đáp ứng nhu cầu của các thành viên.

- Công ty dịch vụ thanh toán điện tử: công ty này chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển khoản qua mạng.

Sau khi China Union Pay ra mắt, việc nối mạng kết nối giữa các thành viên và chi nhánh của China Union Pay đã khiến việc thanh toán giữa các chi nhánh của các thành viên diễn ra rất thuận tiện Việc thanh toán giữa các chi nhánh này có thể được thực hiện bằng cách thanh toán qua ngân hàng thành viên hoặc qua các chi nhánh của China Union Pay.Ngoài ra China Union Pay cũng xây dựng những quy định thống nhất trong hoạt động kinh doanh thẻ thanh toán tại Trung Quốc như:

- Các thành viên phải tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật, quy tắc kinh doanh thống nhất China Union Pay cũng đề ra những tiêu chuẩn rất cao khi kết nạp thêm thành viên mới, thường xuyên tăng cường công tác giám sát về chất lượng dịch vụ của các thành viên.

- Phối hợp với các bên tham gia vào thị trường thẻ ATM, hài hòa mối quan hệ giữa các thành viên, cùng nhau xây dựng một thị trường thẻ thống nhất.

- Quảng bá cho thương hiệu của China Union Pay và thành lập các trung tâm dịch vụ khách hàng.

Máy ATM đầu tiên ra mắt tại Thái Lan năm 1981 Ban đầu, các ngân hàng thương mại (NHTM) tự xây dựng riêng hệ thống ATM, khiến thẻ của mỗi ngân hàng chỉ có thể rút tiền tại máy ATM tương ứng Sau đó, các ngân hàng bắt đầu liên kết ở quy mô nhỏ, cho phép thẻ của một số ngân hàng rút tiền tại máy ATM của nhau Đến thập niên 1990, Thái Lan hình thành 4 liên minh chuyển mạch lớn thông qua sự hợp tác giữa các ngân hàng Năm 1993, 4 liên minh này hợp nhất thành 2 liên minh lớn, sau đó 2 liên minh này lại tiếp tục sáp nhập.

(Thailand National ATM Pool) Việc hình thành một liên minh thẻ duy nhất cho phép khách hàng có thể dễ ràng rút tiền tại tất cả các máy ATM Tại Thái Lan hiện có khoảng 21.500 máy ATM và 192.800 ĐVCNT.

Ngân hàng Trung ương là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hệ thống thanh toán trong cả nước, trong đó có hệ thống ATM

Với dân số khoảng 4,5 triệu người, Singapore là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới, là đầu mối giao lưu thương mại quốc tế quan trọng (cảng biển Singapore là một trong những cảng biển trọng tải lớn tấp nập nhất thế giới) Đây cũng là nước có thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới: bình quần là 28.100 USD/năm Nước này cũng rất thành công trong việc phát triển dịch vụ thẻ thanh toán ngân hàng.

Năm 1979, chiếc thẻ ATM lần đầu tiên được sử dụng ở Singapore và vào đầu những năm 1980 đã được triển khai rộng rãi trên khắp cả nước Năm 1985, mạng chuyển tiền điện tử NETS (Network for Electric Transfer Pte Ltd) được thành lập như là một nỗ lực trong việc đưa Singapore trở thành một quốc gia không dùng tiền mặt

Với kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ, NETS đang tập trung phát triển loại hình thương mại điện tử cho cả 2 loại sản phẩm là thẻ tiền mặt (Cash Card) và thẻ ghi nợ (Derbit Card) Đối với loại thẻ tín dụng, mặc dù cơ quan tiền tệ Singapore hạn chế việc phát hành thẻ đối với loại sản phẩm này (các cá nhân muốn có thẻ tín dụng phải đủ 21 tuổi trở lên và có thu nhập hàng năm trên 30.000 SGD ) nhưng trong những năm gần đây số lượng thẻ phát hành vẫn tăng một cách đều đặn. Đến nay, tổng số thẻ tín dụng đã phát hành tại Singapore là hơn 2 triệu thẻ, trung bình mỗi người sở hữu gần 3 thẻ tín dụng

Gần đây tại nước này đang tiến hành chương trình “Singapore’s national e- purse” nhằm mục đích đưa Singapore trở thành một thành phố thông minh Với chương trình này rất nhiều thẻ Cash Card sẽ được phát hành và sẽ được chấp nhận thanh toán trên lãnh thổ Singapore tại tất cả các loại hình dịch vụ như: cửa hàng bách hóa, nhà hàng, siêu thị, bưu điện… Những nỗ lực này của Chính phủ đã mang lại những kết quả to lớn Hiện tại, Singapore có hơn 3 triệu thẻ ghi nợ được phát hành với hơn 10.000 ĐVCNT và 2700 máy ATM kết nối qua NETS.

Bài h c đ i v i Vi t Nam ọ ố ớ ệ

Bài học thành công từ hoạt động phát triển thị trường dịch vụ thẻ thanh toán của các nước trên đặt ra vấn đề cho các tổ chức phát hành thẻ ở Việt Nam là:

- Cần nhanh chóng thống nhất lập ra một tổ chức liên kết thẻ duy nhất để hỗ trợ thêm cho sự phát triển của thị trường thẻ trong nước Liên minh này sẽ tạo ra sự thống nhất giữa các tổ chức phát hành thẻ trong nước, giúp các tổ chức phát hành liên kết để sử dụng chung nguồn tài nguyên của nhau như hệ thống máy ATM, tránh việc đầu tư xây dựng các điểm đặt máy ATM một cách tràn lan gây lãng phí tiền của của ngân hàng và ngoại tệ của Nhà nước.

Trong quá trình phát triển thị trường thẻ thanh toán, mối liên hệ chặt chẽ giữa ngân hàng và vai trò định hướng của Nhà nước đóng vai trò thiết yếu Nhà nước cần đảm nhận vai trò dẫn dắt, đưa ra chính sách và định hướng cụ thể cho các ngân hàng để thúc đẩy sự phát triển đồng bộ trong từng giai đoạn, đảm bảo sự an toàn và lành mạnh cho thị trường thẻ thanh toán.

Các chính sách của Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thói quen thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam Với mục đích thúc đẩy thanh toán thẻ, Chính phủ đã phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010, nhằm mục tiêu đạt 20 triệu tài khoản cá nhân, 70% cán bộ hưởng lương qua tài khoản, và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp tư nhân cũng nhận lương qua hình thức này vào năm 2010 Không chỉ ban hành chính sách khuyến khích, Chính phủ còn cần thiết lập khuôn khổ pháp lý để bảo vệ quyền lợi của ngân hàng phát hành, thanh toán thẻ và người sử dụng thẻ trong trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc gian lận.

- Cần có sự đầu tư phát triển hệ thống thanh toán trong cả nước từ phía ngân hàng và Nhà nước.

- Các ngân hàng phải nhanh chóng nâng cao hơn nữa các tiện ích trên thẻ của mình Nâng cao tiện ích không chỉ ở khả năng chi trả ở nhiều nơi, trong nhiều việc mà còn phải nâng cao cả tính an ninh, bảo mật của thẻ Làm được điều này sẽ cho người sử dụng thấy được tính năng ưu việt, sự khác biệt của thẻ thanh toán so với những chiếc ví thông thường.

- Phát triển được dịch vụ thanh toán qua thẻ cũng là một biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của du lịch và dịch vụ, đây là điều mà Trung Quốc, Thái Lan vàSingapore – những nước có ngành du lịch rất phát triển đã làm được Có được một hệ thống thanh toán thẻ rộng khắp trong cả nước sẽ giúp cho các du khách cảm thấy thuận tiện và an toàn hơn khi du lịch tại Việt Nam; điều này cũng góp phần làm cho ngành du lịch phát triển, từ đó tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ

TH C TR NG CUNG NG D CH V THANH TOÁN S D NGỰ Ạ Ứ Ị Ụ Ử Ụ

S HÌNH THÀNH, PHÁT TRI N C A TH TR Ự Ể Ủ Ị ƯỜ NG TH THANH TOÁN T I VI T Ẻ Ạ Ệ

2.1.1 Môi tr ườ ng kinh t xã h i ế ộ

Trong giai đoạn từ những năm 1990 trở lại đây tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã có những thay đổi vượt bậc Những cải cách quan trọng và toàn diện về kinh tế đã được Chính phủ tiến hành như:

- Chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

- Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

- Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, bao gồm việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, hoàn chỉnh hệ thống phát luật về đầu tư và kinh tế, đổi mới chính sách tài chính tiền tệ… nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước, cải cách hành chính Nhà nước.

- Củng cố và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại.

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm (%)

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 12/2007)

Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế đáng kể Tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm 1991-2000 đạt mức trung bình 7,56%/năm, đạt đỉnh 9,5% vào năm 1995 Những năm tiếp theo, tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì ở mức cao, với GDP tăng trưởng hơn 8% trong giai đoạn 2005-2006 và đạt 8,44% vào năm 2007 Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đã thúc đẩy sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu (vượt 48 tỷ USD vào năm 2007) và thu hút đầu tư nước ngoài (đạt mức kỷ lục trên 20 tỷ USD cùng năm) Đồng thời, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 19% xuống còn 14,87% và có thêm 1,68 triệu người được giải quyết việc làm.

Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội liên tục tăng qua các năm Liên tục trong vòng 20 năm tăng trưởng GDP tăng bình quân 7% / năm Đất nước đã chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập có hiệu quả với nền kinh tế thế giới Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường Theo số liệu của IMF, tổng sản phẩm quốc dân của Việt Nam tăng từ 45 tỷ USD năm 2004 lên hơn 60 tỷ USD năm

2006, kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 40 tỷ USD, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vượt trên 10 tỷ USD Đến nay, đã có 76 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 8.000 dự án và tổng số vốn đăng ký trên 70 tỷ USD, riêng năm 2007 đã thu hút được 20,3 tỷ USD Việt Nam hiện có quan hệ kinh tế thương mại với hơn 220 quốc gia và nền kinh tế, kim ngạch xuất khẩu tăng 20%/năm liên tục trong nhiều năm qua, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 48,387 tỷ USD, vượt 3,4% kế hoạch và tăng 21,5% so với năm Giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như dầu thô, dệt may, giầy dép, thuỷ sản, và cà phê đạt nhiều tỷ Đô-la hàng năm và năm sau cao hơn năm trước Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã là thành viên thứ

150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu sự hội nhập hoàn toàn của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu, mang đến những cơ hội to lớn về thương mại và đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực tài chính tiền tệ cũng đạt được những thành công đáng kể Nạn lạm phát từ mức ba con số đã được chặn lại và giảm xuống còn 67,1% năm 1991; 12,7% năm 1995; 6% năm 2000 và 6,8% năm 2007. Nhiều biện pháp đã được tiến hành như dỡ bỏ việc hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nước cho các doanh nghiệp, tự do hóa giá cả, thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi

Một khung pháp lý cho nền kinh tế thị trường đã được hình thành từng bước nhằm đảm bảo thuận lợi cho đầu tư trong nước và nước ngoài, như việc ban hành Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp…

Hiện nay chúng ta đang từng bước mở cửa, thực hiện các cam kết gia nhập WTO, tự do hóa khu vực tài chính ngân hàng, dỡ bỏ các hạn chế đối với việc thành lập và hoạt động của các ngân hàng nước ngoài Điều này buộc các NHTM trong nước phải quan tâm đến việc hiện đại hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nâng cao khả năng cạnh tranh và hợp tác của mình để có thể đứng vững và giữ được thị phần trước sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài.

2.1.1 Môi tr ườ ng kinh t xã h iếộ

C s pháp lý c a ho t đ ng thanh toán th ơ ở ủ ạ ộ ẻ

Sau một thời gian hình thành, đến nay chúng ta đã và đang được chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ Việt Nam với số lượng thẻ phát hành hơn 3,5 triệu thẻ; tổng số lượng máy ATM đến thời điểm này trong toàn hệ thống là 2.600 máy ATM, 22.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) Thị trường thẻ tăng trưởng bình quân 300%/năm, với các sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng Cơ sở pháp lý cho sự phát triển mạnh mẽ trên của thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam hiện chủ yếu dựa vào những quyết định do NHNN và tổ chức thẻ quốc tế ban hành.

Các quyết định của NHNN Việt Nam được ban hành liên quan đến hoạt động thanh toán thẻ gồm:

Theo Quyết định 22/QĐ-NH của Thống đốc NHNN ban hành ngày 21/2/1994, thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt quy định thẻ thanh toán gồm 3 loại: thẻ ghi nợ, thẻ ký quỹ thanh toán và thẻ tín dụng Tuy nhiên, quyết định này chưa phân biệt rõ ràng giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, một phần do việc thanh toán không dùng tiền mặt thời điểm đó còn mới mẻ, dẫn đến những bất cập nhất định.

Năm 1999, NHNN ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng Đây là một văn bản pháp lý với những quy định tương đối đầy đủ, cụ thể, với 7 chương và 29 điều quy định quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể hoạt động trên thị trường thẻ tại Việt Nam Trong Quy chế này, NHNN đã phân biệt cụ thể các loại sản phẩm thẻ, trong đó chỉ rõ các loại thẻ như: thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ nội địa, thẻ quốc tế…tất cả đều được gọi chung là Thẻ ngân hàng Ngoải ra Quy chế cũng đã quy định các vấn đề như: điều kiện phát hành thẻ, thời hạn sử dụng, phạm vi sử dụng của thẻ…

Năm 2005, Luật giao dịch điện tử đã được Quốc hôi thông qua Luật được ban hành đã tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội và hoạt động thanh toán thẻ, tạo dựng một hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng cho các dịch vụ ngân hàng hiện đại phát triển.

Theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến

2020, NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách; đồng thời, xây dựng đề cương, kế hoạch chi tiết cho từng đề án thành phần do NHNN chủ trì và việc trả lương qua tài khoản đối với cán bộ, công chức đã được triển khai mạnh mẽ tại một số nơi, một số lĩnh vực, ngành như: tài chính – ngân hàng, các khu công nghiệp, khu chế xuất…Ở một số thành phố lớn bước đầu đã triển khai thành công việc trả lương hưu qua thẻ ngân hàng Theo lộ trình này dự kiến đến năm 2010, thẻ do một ngân hàng phát hành đều có thể sử dụng được tại tất cả các máy ATM và POS của các ngân hàng khác; Chính phủ đang chủ trương xây dựng một trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, kết nối hệ thống ATM của các liên minh thẻ hiện có thành một hệ thống thống nhất, điều này sẽ tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vủ thẻ Đề án khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và các thiết bị phục vụ cho các giao dịch thanh toán qua thẻ; tạo điều kiện phát triển thanh toán qua Internet.

Chỉ tiêu đặt ra đến cuối năm 2010, sẽ có khoảng 20 triệu tài khoản cá nhân; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản Đến năm 2020, những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân; 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản Tại khu vực doanh nghiệp, sẽ có khoảng 80% các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp với nhau được thực hiện qua tài khoản tại Ngân hàng đến cuối năm 2010 và đạt 95% vào năm 2020 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong phạm vi, đối tượng nhất định; có chính sách cụ thể đối với chủ thể kinh doanh để khuyến khích thanh toán qua ngân hàng Tập trung phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử

Trong năm 2007, NHNN đã ban hành một số văn bản có liên quan đến việc phát hành thẻ thanh toán như: Quyết định 32/2007/QĐ-NHNN ngày 3/7/2007 về hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh: quy định số dư trên một thẻ trả trước vô danh không được vượt quá 5 triệu đồng Việt Nam; Quyết định 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30/10/2007 ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng; Quyết định số 3113/QĐ-NHNN phê duyệt đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất của Việt Nam.

Ngoải ra các ngân hàng Việt Nam đang hoạt động trên thị trường thẻ quốc tế cũng phải chịu sự chi phối bởi những quyết định do các tổ chức thẻ quốc tế ban hành. Việc tuân thủ theo các quy định quốc tế này một phần nhằm đảm bảo cho việc bảo vệ uy tín của các tổ chức thẻ quốc tế, một phần khác sẽ giúp cho quá trình hội nhập quốc tế của các ngân hàng Việt Nam diễn ra thuận lợi hơn.

Khái quát th c tr ng ho t đ ng c a d ch v th thanh toán ự ạ ạ ộ ủ ị ụ ẻ

2.1.3.1 Về số lượng thẻ được cung cấp Ở Việt Nam hiện nay tuy thị trường dịch vụ thẻ thanh toán đã có những bước tiến vượt bậc nhưng theo tính toán trên 90% chi tiêu tiêu dùng cá nhân vẫn được thanh toán bằng tiền mặt Theo các chuyên gia ngân hàng, thực trạng này là một nguyên nhân quan trọng khiến thanh toán thẻ sau hơn 14 năm ra đời ở Việt Nam, vẫn chưa phát triển hiệu quả như mong đợi.

Sau 5 năm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đưa vào khai thác một loại hình dịch vụ bán lẻ mới, đến 1996, một loạt các ngân hàng khác bắt đầu tham gia thị trường bằng việc ký kết hợp đồng phát hành và thanh toán với các tổ chức thẻ quốc tế lớn như Visa, MasterCard, American Express Đến nay, đã có 10 ngân hàng là thành viên chính thức của các tổ chức này, với số lượng phát hành lên tới 125.000 thẻ thanh toán quốc tế, đạt tốc độ tăng trưởng 49% mỗi năm.Thẻ ghi nợ nội địa ra đời chậm hơn, vào năm 2002, nhưng tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều, trung bình trên 200%/năm Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Việt Nam, đến nay đã có 760.000 thẻ nội địa của 15 ngân hàng được phát hành

Biểu đồ 2.2: Số lượng thẻ ATM qua các năm và dự tính đến năm 2020

(Nguồn: Tạp chi Ngân hàng, 2007)

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng thẻ thanh toán của các tổ chức phát hành thẻ trong nước

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2007)

Số lượng phát hành thẻ thanh toán quốc tế cũng như nội địa kể trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và quy mô của thị trường Trong tổng số hơn 20 triệu dân cư thành thị, 10 triệu người có thể trở thành đối tượng sử dụng tiềm năng các loại thẻ ghi nợ trả trước Song trên thực tế, số lượng 10.000 đơn vị chấp nhận thẻ cùng với gần 800 máy rút tiền tự động (ATM) còn quá ít để phục vụ các chủ thẻ người Việt Nam Chưa kể những điểm chấp nhận thẻ này chỉ tập trung tại các thành phố lớn hoặc các địa điểm du lịch Nhu cầu ngày một tăng cao, hạ tầng chưa đáp ứng kịp đã dẫn tới tình trạng một số hệ thống ATM bị quá tải vào thời gian cao điểm Việc tiếp quỹ thường xuyên cho máy, xử lý sự cố cũng là một bài toán nan giải khi hệ thống này phát triển rộng Đã vậy, các ngân hàng còn giẫm chân nhau khi chạy đua lắp đặt ATM và lập điểm chấp nhận thẻ cùng một nơi

Trong năm 2007, nhiều ngân hàng đã phát hành các loại thẻ có độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng sử dụng thẻ Có thể nói, thẻ ngân hàng đã trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu phục vụ cho các giao dịch bán lẻ Hiện tỷ trọng thanh toán bằng thẻ hiện chiếm 6% trong tổng số món giao dịch của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt Tốc độ tăng trưởng bình quân của lượng thẻ phát hành ra lưu thông những năm gần đây năm khoảng 150-300%/năm Tính đến tháng 11/2007 lượng thẻ phát hành ra lưu thông là 8.282.793 thẻ, so với 234.677 thẻ của năm 2003 và 3.500.000 thẻ của năm 2006. Theo thống kê của Hiệp hội Thẻ, tính đến 31/12/2007, tổng số thẻ phát hành lên tới 10 triệu thẻ Tuy nhiên, những sản phẩm thẻ tiện ích như MTV hiện chỉ có khoảng 40.000 thẻ, tương đương 0,4%.

Trong tổng các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành,hầu hết là thẻ ghi nợ nội địa (chiếm 93,87%), tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế (3,65%), thẻ tín dụng quốc tế (2,22%), thẻ tín dụng nội địa (0,31%) Điều này phản ánh đặc điểm tiêu dùng của người Việt Nam nói chung, đồng thời cho thấy dịch vụ thẻ đã tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngân hàng, vì hầu hết lượng thẻ phát hành đều gắn với tài khoản tiền gửi cá nhân và một số dư tiền gửi nhất định trong đó

2.1.3.1 Về chất lượng thẻ được cung cấp

Trong hệ thống ngân hàng hiện nay đã có 32 ngân hàng triển khai phát hành thẻ, với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau, trong đó 54% là thương hiệu thẻ nội địa Theo nguồn tài chính sử dụng thẻ thì 59% là các thương hiệu thẻ ghi nợ, 39% là các thương hiệu thẻ tín dụng và 2% là thương hiệu thẻ trả trước Các dịch vụ tiện ích đi kèm thẻ bao gồm: rút tiền mặt; chuyển khoản; thanh toán hoá đơn hàng hóa dịch vụ; mua hàng hoá trực tuyến, thấu chi tài khoản, hưởng các ưu đãi về dịch vụ và giảm giá mua hàng tại các điểm liên kết, vấn tin tài khoản và in sao kê, chi lương qua tài khoản, nhận tiền kiều hối, bảo hiểm tai nạn, giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác

Các ngân hàng không ngừng đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động thẻ, tính đến tháng 11/2007 bao gồm 4.280 ATM, 22.959 POS, so với 2.500 ATM và 14.000 POS của năm 2006 Bên cạnh đó, nhằm chia sẻ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ và tạo thuận lợi cho người sử dụng, các công ty làm dịch vụ kết nối trung gian cũng ra đời nhằm đón đầu xu thế thanh toán không dùng tiền mặt Các liên minh thẻ hiện nay bao gồm:

- Công ty Smartlink có 25 thành viên, với 2056 máy ATM (48%), 17.502 máy POS/EDC (57%) và số lượng thẻ đã phát hành 4.721.946 thẻ (57%).

- Liên minh thẻ Đông Á có 5 thành viên tham gia đã phát hành 1.766.053 thẻ (21%), với 783 máy ATM (18%), 1682 máy POS/EDC (57%)

- Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn với số lượng máy ATM chiếm 62% (2654 máy), máy POS/EDC chiếm 46% (10.548) và đã phát hành 5.170.229 thẻ (chiếm 62%).

Các liên minh thẻ đã góp phần kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng Tuy nhiên, ở nhiều địa điểm đặt máy ATM, có thể có nhiều máy của các ngân hàng khác nhau hoạt động cùng lúc, trong khi ở những nơi khác lại không có máy ATM nào Việc phân bổ máy ATM chưa đồng đều này phản ánh sự thiếu hợp tác và cạnh tranh giữa các ngân hàng, dẫn đến sự tiện lợi không đồng đều cho khách hàng.

Thị trường thanh toán thẻ Việt Nam vẫn còn manh mún, có sự khác biệt lớn trong quan điểm của các ngân hàng, giữa các liên minh về lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ còn hạn chế, mới chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn; đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp đang làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, cán bộ, công chức làm việc trong sách nhà nước Tuy các nhà phát hành thẻ đều ra sức quảng bá cho những tiện ích mà thẻ của mình đem lại cho khách hàng nhưng đều không thể phủ nhận rằng những tiện ích mà họ đưa ra đang bị hạn chế rất nhiều trong một thị trường còn thiếu liên kết như hiện nay Để tăng cường hiệu quả về chi phí, tạo thuận lợi cho các chủ thẻ trong các giao dịch cá nhân, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất để kết nối các liên minh thẻ (bắt đầu đưa vào triển khai từ đầu năm 2008) Trong khuôn khổ đề án phát triển các phương tiện và dịch vụ thanh toán phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành việc đánh giá sơ bộ về thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chương trình chuyển đổi công nghệ thẻ từ sang thẻ chip theo chuẩn EMV và đang phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế nghiên cứu các kinh nghiệm thực tiễn và yêu cầu về mặt kỹ thuật để xây dựng lộ trình, kế hoạch nâng cấp công nghệ thẻ theo chuẩn EMV

Nhìn chung, do đòi hỏi của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập quốc tế đời sống kinh tế xã hội cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng hoàn thiện và đó là có sở vững chắc cho việc xuất hiện tất yếu của dịch vụ thanh toán sử dụng thẻ của các ngân hàng tại Việt Nam.

HO T Đ NG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN TH TRONG H TH NG NHTM Ạ Ộ Ẻ Ệ Ố

2.2.1.1 Hoạt động phát hành thẻ tín dụng a Thẻ tín dụng quốc tế

Sau hơn 10 năm đưa vào sử dụng, đến thời điểm hiện nay tại Việt Nam đã có

9 ngân hàng triển khai dịch vụ với tốc độ tăng trưởng 49%/năm Đối tượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng chủ yếu là những người Việt Nam có nhu cầu đi công tác, du lịch, học tập ở nước ngoài Một phần khách hàng là người nước ngoài đang công tác và làm việc tại Việt Nam.

Doanh số phát hành thẻ tín dụng của các ngân hàng đang có chiều hướng ngày một tăng, một phần là do nhu cầu của thị trường, một phần là do các hoạt động tuyên truyền, marketing quảng cáo của các ngân hàng

Biểu đồ 2.4: Thị phần thẻ tín dụng quốc tế

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hội nghị thẻ của Vietcombank)

Dẫn đầu trong số các thương hiệu thẻ quốc tế hiện nay ở Việt Nam là Visa. Đến cuối năm 2007 ở Việt Nam đã có hơn 170.000 thẻ Visa với tổng giá trị giao dịch là hơn 200 triệu USD, số tiền khách hàng nước ngoài thanh toán qua thẻ tín dụng tăng 325%, đạt 412 triệu USD.

Thị trường thẻ tại Việt Nam đang ngày càng đa dạng với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm thẻ mới như thẻ Amex do Vietcombank phát hành, thẻ tín dụng quốc tế bằng đồng Việt Nam do HSBC và ACB phát hành Ngoài ra, ACB còn hợp tác với các đối tác như hệ thống siêu thị Maximark, Citimart, Siêu thị Miền Đông, Saigon Co-op, Saigon Tourist, công ty Mai Linh để phát hành thẻ ACB-Saigon Co-op, ACB-Saigon Tourist, ACB-Mai Linh và ACB-Phước Lộc Thọ Những thẻ này mang đến nhiều tiện ích khi thanh toán tại các đại lý trực thuộc tại đơn vị hợp tác với ACB, đồng thời chủ thẻ còn được hưởng các ưu đãi qua các chương trình khuyến mãi đặc biệt của các đối tác này.

Bảng 2.1: Số lượng thẻ TDQT phát hành tại Sở giao dịch Vietcombank Đơn vị: thẻ

Loại thẻ Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tỉ lệ so với 2005 %

Không chỉ là ngân hàng đại lý thanh toán lớn nhất cho các tổ chức thẻ quốc tể

Viecombank MasterCard, Vietcombank Visa và Vietcombank American Express. Trong đó, Vietcombank là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ American Express – một trong những sản phẩm thẻ có uy tín và dịch vụ tốt nhất trên thế giới và tại thị trường Việt Nam.

Hiện nay ngân hàng ngoại thương đang có được thị phần lớn nhất trong hoạt động phát hành thẻ tín dụng tại thị trường trong nước, chiếm tới 38%; tiếp sau đó là các ngân hàng ACB, ANZ…Tổng số thẻ tín dụng quốc tế trên thị trường hiện nay là khoảng 200.000 thẻ

Biểu đồ 2.5: Tình hình phát hành thẻ tín dụng quôc tế của Sở giao dịch

(Nguồn: Vietcombank) b Thẻ tín dụng nội địa

Bên cạnh việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế, hiện nay các ngân hàng còn chú trọng đến việc phát hành và phát triển dịch vụ thẻ tín dụng nội địa.

Để đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng, NHNo đã phát triển và phát hành thẻ tín dụng nội địa Dù gặp khó khăn ban đầu do thói quen dùng tiền mặt và kiến thức về thanh toán thẻ còn thấp, song nhờ sự quan tâm của lãnh đạo và các chi nhánh, NHNo đã đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng nội địa và mở rộng mạng lưới đại lý chấp nhận thẻ Năm 2006, số lượng thẻ tín dụng nội địa đạt 1100 thẻ, tăng 130% so với năm 2005, dư nợ thẻ tín dụng đạt 1125 triệu đồng, tăng 180% so với năm 2005.

Bảng 2.2: Kết quả triển khai thẻ tín dụng nội địa (2006) Đv: VND

Chi nhánh Số lượng máy

Thẻ chuẩn Thẻ bạc Thẻ vàng Số món Số tiền

Ngân hàng Á Châu đang phát hành hai loại thẻ tín dụng nội địa đầu tiên: ACB

- Saigon Tourist và ACB - Saigon Co.op Hai đơn vị Saigon Tourist và Saigon Co.op phối hợp với ACB sẽ dành nhiều ưu đãi đối với khách hàng sử dụng thẻ hai loại thẻ nay Đã có 10.000 thẻ tín dụng nội địa ACB được phát hành ngay trong năm 2001, năm ACB phát hành 2 loại thẻ trên.

Với hệ thống 43 máy ATM và hơn 20.000 thẻ Đông Á Card đã phát hành, Đông Á hiện xếp thứ 2 trong các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng nội địa Đông Á cũng đang tung ra thị trường dịch vụ mới cho phép khách hàng có thể nạp tiền vào tài khoản thẻ qua máy ATM, thay vì phải đến ngân hàng nộp tiền như các loại thẻ khác.

Theo một dự báo từ Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới, hệ thống thanh nghìn giao dịch/ngày trong vòng ba đến bốn năm tới, với số tiền 15-20 nghìn tỷ đồng/ngày (gấp đôi con số hiện nay)

2.2.1.2 Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ a Thẻ ghi nợ quốc tế

Để mở thẻ ghi nợ, khách hàng chỉ cần nộp bản sao chứng minh thư và tiền vào tài khoản Thẻ ghi nợ có thể sử dụng nhiều lần để rút tiền, và số dư trong tài khoản sẽ được hưởng lãi suất không kỳ hạn nếu chưa sử dụng Theo nghiên cứu của VISA, người Việt Nam ưa chuộng thẻ ghi nợ hơn thẻ tín dụng.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 2 thương hiệu thẻ ghi nợ quốc tế do 2 ngân hàng phát hành Thẻ ANZ Access Card do chi nhánh ngân hàng ANZ phát hành từ năm 2010 và thẻ PVcomBank Visa Debit do ngân hàng PVcomBank phát hành từ năm 2011.

2000 và thẻ ACB Visa Electron do ngân hàng ACB phát hành năm 2003 Đây là loại thẻ ghi nợ thuộc hệ thống thẻ ghi nợ của hai tổ chức thẻ quốc tế là Meastro và MasterCard Những thẻ này cho phép khách hàng có thể rút tiền mặt và thanh toán tiền hàng hóa tại hơn 1,5 triệu máy ATM và hàng triệu cửa hàng có biểu tượng của Meastro, Master, Visa trên khắp thế giới Trong những năm qua, ngân hàng ANZ đã phát hành được hơn 20.000 thẻ ghi nợ quốc tế trong đó có 25% thẻ phục vụ cho người nước ngoài Số lượng trên là rất nhỏ bé so với số lượng thẻ tín dụng quốc tế mà các ngân hàng hiện đang phát hành ở Việt Nam, đó là do khách hàng khi sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế không được cấp tín dụng Tuy nhiên đặc điểm này cũng lại trở thành một ưu điểm của chính loại thẻ này khi được sử dụng tại thị trường Việt Nam bởi tâm lý người Việt vốn thích sử dụng đồng tiền tự có của bản thân hơn là đi vay mượn để tiêu dùng Tại thị trường trong nước việc sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế đang có rất nhiều thuận lợi một phần do đối tượng sử dụng chủ yếu là học sinh, sinh viên du học tự túc đang ngày một tăng đã dùng loại thẻ này để nhận trợ giúp tài chính của gia đình từ Việt Nam; một phần khác là do sự thuận tiện khi thanh toán tại nhiều CSCNT; và một phần khác là do phí để làm thẻ ghi nợ quốc tế rẻ hơn nhiều so với làm thẻ tín dụng quốc tế.

Để tận dụng những ưu điểm kể trên, Visa đã ký thỏa thuận với 7 ngân hàng thương mại để phát hành thẻ ghi nợ mang thương hiệu Visa Debit Eximbank là ngân hàng tiên phong phát hành Visa Debit, tiếp theo đó là 6 ngân hàng khác cũng sẽ tung loại thẻ này ra thị trường Bao gồm: ACB, VietinBank, Vietcombank, Sacombank, SCB, Techcombank Với Visa Debit, khách hàng chỉ cần có tiền trong tài khoản là có thể sử dụng khắp nơi trên thế giới Hiện tại, thẻ có thể thanh toán trực tiếp tại hơn 6.000 điểm chấp nhận tại Việt Nam và 20 triệu điểm trên toàn cầu.

Đ ÁNH GIÁ D CH Ị VỤ THẺ THANH TOÁN C A Ủ V I T Ệ N AM

Vietcombank hiện đã triển khai 705 máy ATM và 5.000 điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc ĐVCNT (chiếm 65% số lượng ĐVCNT ở Việt Nam) và nhiều máy ATM tại các tỉnh, thành phố lớn, các trung tâm thương mại công nghiệp sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của quý khách trong và ngoài nước Số lượng máy ATM trong năm 2006 lắp đặt được 20 máy, đưa tổng số máy ATM tại Sở giao dịch lên 120 máy

Ba NHTM nhà nước khác là Agribank, Incombank và BIDV trong giai đoạn đầu phát triển dịch vụ thẻ (2001-2003) đã có mỗi ngân hàng từ 30-40 máy ATM, hiện nay số máy này đã tăng lên gấp 10 lần, đạt mỗi ngân hàng có trung bình 400 máy (Incombank có 350 máy, BIDV có 400 máy, Agribank có 600 máy).

Trong năm 2007, một số ngân hàng dẫn đầu thị trường thẻ đã tiếp tục tăng thêm số máy ATM của mình Vietcombank phấn đấu đạt 1000 máy, Agribank đầu tư lắp đặt thêm 400 máy… Đây là những tín hiệu rất tích cực từ phía các ngân hàng, dự báo một thời kỳ cạnh tranh sôi động của thì trường thẻ.

2.3 Đánh giá d ch v th thanh toán c a Vi t Namị ụ ẻ ủ ệ

Hoạt động thẻ ngân hàng là sự phát triển cao của hoạt động ngân hàng, là kết quả của sự phát triển khoa học công nghệ với quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa các dịch vụ hoạt động tài chính-ngân hàng và đặc biệt là sự phát triển mạng lưới toàn cầu của các ngân hàng và sự liên kết giữa các ngân hàng thành một khối thống nhất trên cơ sở một trung tâm thanh toán bù trừ Những con số tăng trưởng nêu trên phần nào giúp ta thấy được những thành tựu vượt bậc của hình thức thanh toán qua thẻ tại VN thời gian qua.

2.3.1.1 Hình thành thị trường thẻ thanh toán với nhiều sản phẩm đa dạng, nhiều tính năng, phù hợp với nhu cầu của thị trường

Vào những năm 1990, dịch vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam chỉ dừng ở mức chấp nhận thanh toán cho thẻ nước ngoài Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế xã hội và đầu tư vào công nghệ, các ngân hàng Việt Nam đã phát hành được những chiếc thẻ đầu tiên, đáp ứng nhu cầu trong nước Sự tăng trưởng mạnh mẽ của dịch vụ thẻ thể hiện qua số lượng thẻ, máy ATM, điểm chấp nhận thanh toán gia tăng, mang lại doanh thu đáng kể cho các ngân hàng Bên cạnh số lượng, chất lượng dịch vụ thẻ cũng không ngừng được cải thiện, mang đến nhiều lợi ích hơn cho khách hàng.

Từ năm 2001, Incombank đã là một trong những NHTM đầu tiên của Việt Nam giới thiệu dịch vụ thẻ ATM ra thị trường Tháng 8/2006, Incombank đã chính thức nâng cấp dòng thẻ ATM và ra mắt thương hiệu thẻ ghi nợ E-Partner Sản phẩm thẻ E-Partner với nhiều thương hiệu: E-Partner C Card, E-Partner S Card, E-Partner

G Card (VIP Card), E-Partner Pink-Card, thẻ tiền mặt Cash Card công nghệ chip với độ bảo mật cao, thẻ tín dụng quốc tế VISA, MasterCard, thẻ BOPO Các dòng thẻ của Incombank đã và đang đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng của khách hàng. Không những thế, Incombank còn là ngân hàng chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng VISA, MasterCard theo chuẩn EMV Dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn tại ATM Incombank là một trong những dịch vụ tiên phong trên thị trường dịch vụ thẻ tại Việt Nam Với dịch vụ này, chủ thẻ E-Partner có thẻ chuyển số tiền nhàn rỗi của mình sang tiền gửi có kỳ hạn trên các máy ATM của Incombank tại bất kỳ thời gian nào trong ngày, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ Dịch vụ này sẽ tiết kiệm được tối đa thời gian cho khách hàng Bên cạnh đó, Incombank đã giới thiệu những dịch vụ mới như dịch vụ thanh toán trực tuyến bao gồm thanh toán cước phí (bưu điện thành phố Hồ Chí Minh, bưu điện Hà Nội…) và mua sắm các loại thẻ viễn thông trả trước (Internet Card, Internet Phone Card, Mobile Phone, Vinaphone…) trực tuyến qua ATM, đến nay Incombank còn ký kết với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai thử nghiệm dịch vụ thanh toán trực tuyến cho phép chủ thẻ Incombank thanh toán hóa đơn tiền điện và cước viễn thông trả sau (EVN Telecom) tại các máy ATM của Incombank trong bất cứ thời gian nào Dịch vụ này còn giúp khách hàng có thể quản lý tốt hơn các chi tiêu cá nhân và gia đình Bằng việc khai trương tiện ích ghi nợ của thẻ E-Partner, khách hàng có thể thực hiện thanh toán hàng hóa dịch vụ tại hơn 1000 nhà hàng, siêu thị khách sạn là các điểm chấp nhận thẻ của Incombank

Thẻ đa năng của Ngân hàng Đông Á là sự kết hợp của nhiều dịch vụ thanh toán trên thị trường Người dùng có thể sử dụng thẻ để thực hiện trực tiếp các giao dịch như gửi tiền tại ATM, chuyển khoản qua ngân hàng điện tử, thanh toán trực tuyến, rút tiền tại nhà Ngoài ra, thẻ còn hỗ trợ thanh toán các hóa đơn thiết yếu như tiền điện, nước và bảo hiểm nhân thọ, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho khách hàng.

Sản phẩm thẻ F@st i-Bank, NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã cung cấp sản phẩm giao dịch ngân hàng qua Internet, góp phần dần thay thế các khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán mang tên F@st S-Bank và cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay Khách hàng có thẻ của Techcombank có thể thực hiện các giao dịch tại hơn 200 máy ATM và thanh toán trên gần 2.000 điểm chấp nhận thẻ (POS) của Techcombank trên toàn quốc Hiện nay, thẻ của nhiều ngân hàng như Vietcombank, VIB Bank, Incombank cũng đã có những chức năng này.

2.3.1.2 Giúp các ngân hàng có thêm nguồn huy động vốn và phát triển tín dụng

Dịch vụ thẻ, đặc biệt sản phẩm thẻ ghi nợ là một công cụ quan trọng giúp các ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư mà không phải sử dụng đến các biện pháp về lãi suất nhiều như khi huy động tiền gửi ngân hàng đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế nước ta cần nhiều vốn để phát triển Việc có đủ tiền mặt sẽ hạn chế được những cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng như đã diễn ra trong những tháng đầu năm 2008 vừa qua Thông qua hoạt động phát hành thẻ thanh toán, ngân hàng huy động được một nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn với lãi suất thấp bởi nếu khách hàng muốn được ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ cho mình thì bắt buộc phải mở tài khoản tại ngân hàng Thẻ tín dụng là một sản phẩm phục vụ cho nhu cầu vay tiêu dùng của dân cư Việc ứng trước tiền thanh toán sẽ cho phép khách hàng rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng được coi là một khoản cho vay tiêu dùng với hạn mức mang tính tuần hoàn Hạn mức này sẽ được trừ dần khi chủ thẻ sử dụng thẻ để thực hiện một giao dịch và hạn mức sẽ được khôi phục khi chủ thẻ thanh toán đủ số tiền giao dịch cho ngân hàng Với từng khoản vay nhỏ được cung cấp cho chủ thẻ cộng với sự gia tăng số lượng thẻ được phát hành qua từng thời kỳ có thể thấy tổng doanh số cho của thẻ tín dụng sẽ không ngừng tăng lên.

Thẻ Connect 24 của Vietcombank ghi nhận doanh số hoạt động tăng mạnh, trung bình mỗi máy có 2300 giao dịch rút tiền mặt và chuyển khoản mỗi tháng, ngoài giao dịch vấn tin tài khoản Sự thành công của thẻ Connect 24 còn thể hiện qua lượng vốn huy động giá rẻ từ tài khoản vãng lai cá nhân, chỉ 2,4%/năm so với lãi suất huy động tiền gửi 6 tháng là 6,72%/năm, tiết kiệm chi phí lên tới 4,25 lần.

Bảng 2.6: Tình hình hoạt động kinh doanh thẻ NHNo&PTNT năm 2006

Thẻ đã phát hành Doanh số giao dịch

Tại Ngân hàng Nông nghiệp, sự ra đời của thẻ ghi nợ nội địa Success với những tiện ích của nó đã góp phần thu hút một số lượng lớn khách hàng đã có quan hệ tài khoản, và trở thành nhân tố quan trọng góp phần tăng nguồn thu dịch vụ ngoài các dịch vụ ngân hàng truyền thống trước đây

2.3.1.3 Tạo ra sự đổi mới trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng

Các hoạt động ngân hàng chủ yếu trước kia là tín dụng, đây luôn luôn là nghiệp vụ truyền thống của tất cả các ngân hàng, tuy nhiên hoạt động này cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro Ngày nay bên cạnh hoạt động tín dụng này, các NHTM đang có những bước chuyển hướng mạnh mẽ để đa dạng hóa hoạt động và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó tập trung vào phát triển dịch vụ thẻ thanh toán Thay vì để tiến hành các dự án, các công trình xây dựng các ngân hàng hiện đại đã chuyển sự quan tâm của mình sang khối dân cư, một khu vực được đánh giá là có tính ổn định và ít rủi ro Các ngân hàng này hiện đã có sự quan tâm đáng kể đến các khoản cho vay nhỏ lẻ để chi tiêu cho tiêu dùng và bán lẻ của khu vực dân cư một phần là do khu vực này ít rủi ro, nếu có rủi ro xảy ra thì nó cũng được chia đều cho các cá nhân; một phần là do đời sống xã hội ngày càng phát triển với nhiều tiện nghi hiện đại, tuy nhiên không phải bất cứ người dân nào đặc biệt là các cán bộ công chức, công nhân viên cũng có đủ những khoản tiền lớn để thỏa mãn ngay lập tức nhu cẩu của mình bằng các sản phẩm này Để hỗ trợ cho những khách hàng này các ngân hàng đã đưa ra các loại thẻ tín dụng hỗ trong việc cho vay tiêu dùng Và sự sôi động của thị trường thẻ trong 2 năm gần đây đã minh chứng cho quan điểm mới này của các ngân hàng

2.3.1.4 Phạm vi hoạt động của dịch vụ thẻ thanh toán ngày một rộng Để đáp ứng nhu cầu về thanh toán thẻ đang ngày càng tăng trong dân cư, các ngân hàng đã triển khai thêm nhiều điểm đặt máy ATM tại các tỉnh thành phố trong cả nước, đem lại sự thuận tiện cho khách hàng sử dụng thẻ Thẻ thanh toán ngày nay không chỉ dừng lại ở chức năng rút và gửi tiền mà đã cung cấp cho người sử dụng nhiều tiện ích như trả tiền điện nước, gửi tiền tiết kiệm… Như trường hợp của Vietcombank, để góp phần phát triển dịch vụ thẻ, ngân hàng đã tiến hành mở rộng thêm được nhiều chi nhánh, góp vốn cổ phần vào 6 doanh nghiệp, 7 ngân hàng (Techcombank, NHTMCP Quân đội, Habubank, VIB, ngân hàng Phương Nam, ngân hàng Phương Đông, ngân hàng liên doanh Chohung Vinabank) và 1 quỹ tín dụng, thêm vào đó là sự tham gia liên doanh với nước ngoài.

Không chỉ dừng lại thanh toán ở phạm vi trong nước các ngân hàng còn đang phát triển dịch vụ thanh toán thẻ của mình sang các nước lân cận Vietcombank đã thành công trong việc kết nối hệ thống thanh toán ATM của mình với Ngân hàng ngoại thương Lào (BCEL) Máy ATM vừa được kết nối của BCEL đã trở thành máy ATM đầu tiên và cũng là duy nhất tại Lào cho phép các chủ thẻ của thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ quốc tế rút được tiền mặt (là đồng Kíp) Trước đó, các máy ATM tại Lào chỉ chấp nhận thẻ ghi nợ nội địa của các ngân hàng Lào Vietcombank cũng đang tiến hành kết nối với hệ thống ATM của Lào để hệ thống này có thể chấp nhận thẻ ghi nợ Connect 24 của Vietcombank.

2.3.1.5 Số lượng khách hàng ngày một tăng

3.1.1 Cam k t chung cho các ngành d ch vếị ụ

Cam k t trong lĩnh v c tài chính ngân hàng ế ự

Theo cam kết gia nhập WTO, về lĩnh vực tài chính ngân hàng, Việt Nam đồng ý cho phép thành lập các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài không muộn hơn ngày 1/4/2007 Ngoài ra ngân hàng nước ngoài muốn được thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng chi nhánh đó không được phép mở chi nhánh phụ và vẫn phải chịu hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND từ thể nhân Việt Nam trong vòng 5 năm kể từ khi nước ta gia nhập WTO Chúng ta vẫn giữ hạn chế về mức mua cổ phần trong ngân hàng Việt Nam, không quá 30% Đây là hạn chế đặc biệt có ý nghĩa đối với ngành ngân hàng.

3.1.2.1 Về mô hình tổ chức và hoạt động

Mô hình tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng và các hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác được điều chỉnh bởi Luật các Tổ chức Tín dụng, Luật Sửa đổi và Bổ sung một số Điều của Luật các Tổ chức Tín dụng và một số văn bản pháp quy khác Các luật này quy định rõ các yêu cầu về cấp phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam Các tổ chức tín dụng nước ngoài có thể hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; ngân hàng liên doanh, hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài; công ty tài chính liên doanh, hoặc công ty tài chính 100% vốn nước ngoài; công ty cho thuê tài chính liên doanh, hoặc công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài

3.1.2.2 Về thời gian hoạt động

Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/2/2006 quy định về thời hạn hoạt động của các tổ chức tài chính nước ngoài tại Việt Nam như sau:

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài của một tổ chức tín dụng nước ngoài không được quá 99 năm;

- Thời hạn hoạt động của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vượt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ ở nước ngoài; thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện của một tổ chức tín dụng nước ngoài không được vượt quá thời hạn hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài đó

- Thời hạn hoạt động sẽ được qui định cụ thể trong giấy phép được cấp và có thể được gia hạn theo yêu cầu

- Thời hạn hoạt động tối đa của công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài là 50 năm, và các giấy phép hoạt động này có thể được gia hạn

3.1.2.3 Về mức độ góp vốn Đóng góp của bên nước ngoài vào một ngân hàng liên doanh hoạt động với tư cách của một NHTM không được vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng Tổng mức cổ phần của các tổ chức và cá nhân nước ngoài được giới hạn ở mức 30% vốn điều lệ của một NHTMCP của Việt nam, trừ khi được pháp luật Việt nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt nam cho phép

3.1.2.4 Về điều kiện được cấp phép mở một chi nhánh ngân hàng tại Việt Nam

Theo Luật ngân hàng hiện hành và Luật Sửa đổi và Bổ sung một số Điều của Luật các Tổ chức Tín dụng một ngân hàng nước ngoài có thể xin được giấy phép mở một chi nhánh tại Việt Nam Kể từ ngày 1/4/2007, các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

Để thành lập chi nhánh tại Việt Nam, ngân hàng mẹ của ngân hàng nước ngoài phải có tổng tài sản ít nhất 20 tỷ đô la Mỹ tính đến cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Để thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc một ngân hàng 100% vốn nước ngoài là ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có trên 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở ngân hàng

Một ngân hàng nước ngoài có thể thành lập cả ngân hàng 100% vốn nước ngoài và các chi nhánh tại Việt Nam Ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không được coi là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, do đó được áp dụng chế độ đãi ngộ như ngân hàng thương mại của Việt Nam.

3.1.2.5 Về việc mở các điểm giao dịch của chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Cam kết nêu rõ một chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch, các điểm giao dịch hoạt động phụ thuộc vào vốn của chi nhánh. Việt Nam không có hạn chế về số lượng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài Tuy nhiên, các điểm giao dịch sẽ không bao gồm các máy rút tiền tự động (ATM) ở ngoài trụ sở chi nhánh Các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt nam được hưởng đầy đủ đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia về lắp đặt và vận hành các máy ATM.

ĐÁNH GIÁ TRI N V NG C A TH TR Ể Ọ Ủ Ị ƯỜ NG TH THANH TOÁN T I VI T NAM Ẻ Ạ Ệ 1 Tình hình phát tri n kinh t xã h i trong th i gian t i90ểếộờớ

3.2.1 Tình hình phát tri n kinh t xã h i trong th i gian t i ể ế ộ ờ ớ

Công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những bước thăng trầm đã từng làm nản lòng nhiều nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên với thành công của việc gia nhập WTO và những thành tựu trong phát triển kinh tế của nước ta vài năm gần đây đã giúp các nhà đầu tư thấy được Việt Nam là mảnh đất thuận lợi và có nhiều cơ hội cho phát triển kinh doanh Các nhà đầu tư trong ngành tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài số đó, họ đã thấy được rất nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển ngành này tại Việt Nam.

Trong những năm qua nền kinh tế xã hội nước ta tiếp tục tăng trưởng ổn định và trong tương lai sẽ hứa hẹn cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Việc cuộc sống được cải thiện giúp người dân có nhiều cơ hội hơn trong tiếp cận các công nghệ hiện đại phục vụ cho cuộc sống, trình độ nhận thức của đại đa số người dân được nâng cao nên nhận thức về thanh toán không dùng tiền mặt và những lợi ích của nó cũng được cải thiện

Chúng ta hiện có 5 NHTM Nhà nước, 34 NHTM Cổ phần, 35 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh với nước ngoài, 11 công ty cho thuê tài chính.Từ ngày 1/4/2007, theo cam kết gia nhập WTO, các NHTM nước ngoài được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam Các NHTM Việt Nam thực sự đứng trước thách thức lớn về cạnh tranh, được mất ngay tại thị trường Việt Nam. Đối với các NHTM trong nước, việc gia nhập WTO đặt ra những thách thức trước áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài với năng lực tài chính tốt hơn, công nghệ, trình độ quản lý và hệ thống sản phẩm đa dạng hơn, có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Theo cam kết WTO, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép mở các điểm giao dịch ngoài trụ sở chi nhánh nhưng được phép lắp đặt và vận hành các máy rút tiền tự động ATM và được phát hành thẻ tín dụng như các ngân hàng trong nước.

Tuy nhiên ở thị trường thẻ thanh toán các ngân hàng trong nước lại có một phần lợi thế hơn so với các ngân hàng nước ngoài là đã có tên tuổi trở thành quen thuộc với người dân trong nước, phát triển được hệ thống chi nhánh lớn Thẻ thanh toán sẽ được sử dụng nhiều hơn trong tương lai và sẽ tiếp tục được chứng minh là một phương tiện thanh toán hiện đại, văn minh; là nhân tố quan trọng góp phần tăng nguồn thu dịch vụ, nâng cao thương hiệu và uy tín của các ngân hàng trên thị trường quốc tế Các liên minh thẻ lần lượt ra đời và sẽ được kết nối với nhau thành một liên minh thống nhất cho phép tăng cường hơn nữa sức cạnh tranh của sản phẩm thẻ Việt Nam trước các tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thẻ.

Với một dân số lớn trên 84 triệu người, được dự đoán sẽ tiến tới 100 triệu người trong thập kỷ tới(tại thời điểm đó có tới 40% dân số dưới 20 tuổi) Việt Nam có những chỉ số về tháp dân số rất thuận lợi cho ngành dịch vụ tài chính Không chỉ có khả năng cung cấp cho ngành này nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản mà đây còn là một lượng khách hàng tiềm năng của tất cả các tổ chức tài chính ngân hàng.

3.2.2 Ti m năng c a th tr ề ủ ị ườ ng th thanh toán Vi t Nam ẻ ệ

3.2.2.1 Đối với thẻ ghi nợ nội địa

Số liệu trong nước ước tính dân số đô thị Việt Nam hiện là 27 triệu chiếm gần ẳ dõn số và phần lớn trong số này hiện đang trong độ tuổi lao động Với lực lượng người trong độ tuổi lao động đông đảo như vậy, hiện nay chúng ta chỉ cần khuyến khích khoảng 10% - 25% số người này sử dụng phương thức thanh toán qua thẻ thanh toán mà trực tiếp là thẻ ghi nợ nội địa thì các NHTM ở trong nước đã có thể phát hành được từ 3 triệu đến hơn 5 triệu thẻ Trong thời gian tới, khi thu nhập của người dân được nâng lên khoản 500-800USSD/năm và tỷ lệ dân số trẻ (những người có độ tuổi dưới 30) chiếm khoản 60% dân số sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển những sản phẩm mang tính công nghệ cao, trong đó có thẻ ATM và đặc biệt là hệ thống các thẻ ghi nợ nội địa.

Với mức chi tiêu sinh hoạt cá nhân tối thiểu từ 500.000 đến 1.000.000VND/tháng tính trên gần 4 triệu thẻ ghi nợ như hiện nay thì các ngân hàng đã có tổng doanh số sử dụng và thanh toán thẻ nội địa tà 2000-4000 tỷ VND/tháng Mạng lưới hàng ngày của người dân, tỷ lệ thanh toán không sử dụng tiền mặt còn thấp nhưng trong tương lai tình hình này chắc chắn sẽ được cải thiện, do đó doanh thu của các NHTM từ dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa sẽ là rất lớn so với con số hiện nay Điều này cho thấy tiềm năng của thị trường thẻ nội địa là rất lớn và đầy tiềm năng không chỉ cho các NHTM trong nước mà còn cho cả các ngân hàng nước ngoài Hiện nay một số ngân hàng nước ngoài sâu khi đã thâm nhập được vào thị trường Ngân hàng Việt Nam thì đang bận rộn với chiến dịch liên doanh thẻ tín dụng với ngân hàng trong nước để tranh thủ được cơ sở hạ tầng, hệ thống chi nhánh và mối quan hệ của các ngân hàng trong nước để phát triển và quảng bá thương hiệu riêng của mình.

Tuy nhiên, các ngân hàng hiện đang đối mặt với thách thức trong việc cân nhắc ưu tiên mở rộng phát hành thẻ hay xây dựng mạng lưới chấp nhận thẻ Đáng chú ý, hoạt động phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ nội địa tại Việt Nam vẫn chưa được mở rộng đáng kể cho các ngân hàng nước ngoài.

3.2.2.2 Đối với thẻ tín dụng quốc tế

Nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế rất cao trên thế giới, chúng ta có những điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển thẻ tín dụng quốc tế

Việc phát triển thẻ tín dụng quốc tế còn gắn liền với công tác phát triển du lịch trong nước, đây là điểm đang được Việt Nam chú trọng trong những năm gần đây bởi du lịch còn được coi là ngành công nghiệp không khói, không chỉ góp phần thúc đẩy việc cải thiện cơ sơ hạ tầng, môi trường, hệ thống các dịch vụ đi kèm mà còn góp phần nâng cao vị thế của đất nước Phát triển một thị trường thẻ hiện đại sẽ góp phần kéo được thêm nhiều du khách đến Việt Nam hơn do hầu hết các nước đều áp dụng chính sách hạn chế công dân của mình mang tiền mặt ra nước ngoài và khách du lịch vào nước ta phần lớn là từ những nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU… là những nước thẻ thanh toán phát triển và được sử dụng rất phổ biến Thẻ thanh toán quốc tế còn thúc đẩy du lịch bằng cách thúc đẩy việc tiêu tiền của du khách cho các dịch vụ, sản phẩm trong nước

Theo kết quả điều tra của Visa International và ACNielsen công bố hiện mới có khoảng 330.000 thẻ tín dụng quốc tế được sử dụng tại Việt Nam, một con số quá nhỏ so với tiềm năng bởi theo Visa tại Việt Nam có khoảng 10,5 triệu người có đủ điều kiện mở tài khoản ngân hàng và được cấp thẻ ghi nợ.Từ năm 2002 đến hết năm

2006, giá trị giao dịch qua thẻ đã tăng vọt lên đến 200 triệu USD Đặc biệt số tiền mặt du khách nước ngoài chi tiêu tại Việt Nam bằng thẻ tín dụng tăng 323%, tới 407 triệu USD Và người dân Việt Nam cũng đã bắt đầu làm quen với với khái niệm vay tiền ngân hàng để tiêu dùng Đây là những căn cứ chứng tỏ Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm tài chính cao cấp

Theo AC Nielsen Việt Nam, Việt Nam đang có sự gia tăng đáng kể về mức thu nhập, dự kiến đến năm 2009 sẽ có khoảng 1/4 dân số đạt mức thu nhập từ 7 triệu đồng trở lên Đáng chú ý, tỷ lệ người có thu nhập khá gia tăng đều đặn hàng năm: năm 2006 là 12%, năm 2007 tăng lên 18%.

Nắm bắt được những thực tế này, năm 2005, Visa đã mở văn phòng đại diện và tính đến nay đã phát hành khoảng 160.000 thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ thông qua hợp tác với 17 ngân hàng, gồm cả các NHTM quốc doanh (Vietcombank, Incombank, Agribank, BIDV), các ngân hàng cổ phần (ACB, EAB, VP Bank, VIBank, Sacombank…) lẫn các ngân hàng nước ngoài (ANZ Bank, Bangkok Bank, Citibank HSBC…)

3.2.3 Thái đ tích c c c a các ngân hàng th ộ ự ủ ươ ng m i ạ

Tiềm năng to lớn của thị trường dịch vụ thanh toán qua thẻ của Việt Nam không chỉ được đánh giá qua tình hình phát triển của kinh tế-xã hội mà còn có thể nhận thấy qua thái độ của các NHTM đối với việc phát triển thị trường Thái độ tích cực này đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định phương hướng, mục tiêu lâu dài của ngân hàng Trước thách thức cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và tên tuổi hơn, các NHTM Việt Nam đã xác định được mục tiêu, phương hướng hành động của mình trong thời gian tới để giữ vững được thị phần, mở rộng địa bàn hoạt động, nâng cao doanh thu bằng các hành động cụ thể:

Đ NH H Ị ƯỚ NG PHÁT TRI N C A CÁC NHTM NH NG NĂM T I Ể Ủ Ữ Ớ

- Mối liên kết giữa các ngân hàng trong hệ thống ngày càng chặt chẽ Các ngân hàng riêng lẻ đã biết liên kết hệ thống với nhau để tạo thành các liên minh thẻ. Trong thời gian tới các liên minh thẻ lớn tại Việt Nam đang phấn đấu để thống nhất xây dựng một Trung tâm thẻ thống nhất duy nhất.

3.3 Đ nh hị ướng phát tri n c a c a các NHTM nh ng năm t iể ủ ủ ữ ớ

Cần tếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường nhằm ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với những yêu cầu và chuẩn mực mới đáp ứng nhu cầu đổi mới hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế Cơ cấu lại tổ chức, bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng Phát triển mạnh công nghệ ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng.

Trong những năm sắp tới, để có thể giữ vững được thị phần và không ngừng phát triển, các NHTM trong nước, kể cả NHTM quốc doanh lẫn các NHTM cổ phần cần phải xây dựng cho mình những kế hoạch dài hạn, có định hướng rõ ràng về đối tượng khách hàng cần hướng tới để có đề xuất phát triển sản phẩm cho phù hợp

Triển khai thêm sản phẩm mới về huy động vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh bằng lãi suất và các chính sách marketing khách hàng Tiến hành thực hiện mở tài khoản cá nhân và thu chi tiền mặt trên tài khoản VNĐ của các tổ chức tại ngân hàng để thu hút thêm khách hàng giao dịch tài khoản. Đẩy mạnh công tác khách hàng bằng cách duy trì và xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận những khách hàng tiềm năng, có uy tín Phối hợp với các phòng chức năng của TW hoàn thiện một số chương trình tin học như chương trình chuyển tiền, đối chiếu điện liên hàng bằng máy … Để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Tăng cường thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay đối với khách hàng bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước và các công ty mới được cổ phần hoá Các NHTM cũng phải xây dựng được chuẩn mực đánh giá cá nhân vay để phân loại cho điểm khách hàng Thực hiện theo quy trình tín dụng 90 nhằm tăng cường quản lý rủi ro, nhưng cần khắc phục tính chậm trễ do phải qua nhiều bộ phận.

Nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của cán bộ, công nhân viên để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn trong xu thế hội nhập toàn cầu Thường xuyên tổ chức tập huấn các kĩ năng giao tiếp, quan hệ khách hàng, hướng dẫn cán bộ nắm vững các văn bản luật … để xử lý tốt tình huống phát sinh trong thực tế để đáp ứng nhanh chóng và thoả đáng các yêu cầu của khách hàng.

Trong giai đoạn hiện nay phần lớn các NHTM đang có xu hướng chuyển mục tiêu kinh doanh sang khu vực dân cư thay vì tiếp tục khai thác lợi nhuận từ khu vực các tổ chức kinh tế Và phát triển dịch vụ thẻ thanh toán được coi là lựa chọn hàng đầu trong chiến lược mở rộng thị trường ngân hàng bán lẻ do những tiện ích mà dịch vụ này mang lại cho khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế Đặc biệt trong thời gian tới, thị trường dịch vụ thẻ thanh toán của Việt Nam hứa hẹn sẽ có một triển vọng phát triển mạnh mẽ vì những nguyên nhân sau:

- Sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng và với tốc độ phát triển cao, bền vững.

- Sự phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử mà trong đó thẻ thanh toán là một bộ phận.

- Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin và mạng máy tính trên thế giới và của Việt Nam đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao công nghệ ngân hàng, đưa những phương tiện thanh toán hiện đại của thế giới tiếp cận với thị trường nội địa.

- Việt Nam có thị trường là hơn 80 triệu dân - một thị trường tiềm năng đối với bất kì sản phẩm dịch vụ cá nhân nào Và cùng với xu thế phát triển của đất nước, trình độ dân trí cũng nâng lên, nhiều siêu thị thay thế cho các chợ, nên người dân sẽ quen với việc dùng thẻ để thanh toán.

- Sự tăng trưởng của ngành du lịch với số lượng lớn du khách quốc tế; các khách sạn, khu resort …ngày một nhiều.

- Nhu cầu đi du học, đi du lịch, đi công tác nước ngoài của người Việt Nam … tăng lên đáng kể.

Mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của các ngân hàng trong giai đoạn sắp tới ở Việt Nam là:

- Nhanh chóng tiếp thu và tiếp cận các công nghệ thanh toán thẻ hiện đại đang được sử dụng trên thế giới.

- Hiện đại hóa việc thanh toán thẻ qua ngân hàng tại Việt Nam, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, thiết bị cần thiết cho việc phát hành và thanh toán thẻ.

Việc thúc đẩy ứng dụng thẻ ngân hàng trong nước cần kết hợp chặt chẽ với công nghệ phát triển thẻ quốc tế, đồng thời phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định và thông lệ quốc tế Điều này sẽ đảm bảo khả năng tương thích với các hệ thống thẻ quốc tế, thuận tiện cho người dùng khi thực hiện các giao dịch thanh toán trong và ngoài nước, đồng thời đảm bảo tính bảo mật và an toàn cho các giao dịch tài chính.

Hoàn thiện hệ thống phát hành và thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại (NHTM) để đảm bảo sự thuận tiện và an toàn cho người sử dụng Tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt thông qua thẻ thanh toán trong mọi hoạt động giao dịch tiền tệ, mua bán hàng hóa và dịch vụ, góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và tăng cường tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý tài chính.

- Xây dựng mạng lưới CSCNT rộng khắp, phấn đấu để có 5-15% dân số sử dụng thẻ trong thanh toán.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ.

- Xây dựng thống nhất một trung tâm chuyển mạch quốc gia để kết nối các liên minh thẻ đang tồn tại thành một liên minh duy nhất.

GI I PHÁP NH M PHÁT TRI N D CH V TH T I CÁC NHTM Ả Ằ Ể Ị Ụ Ẻ Ạ

3.4.1 Th c hi n chi n l ự ệ ế ượ c marketing cho s n ph m th ả ẩ ẻ

3.4.1.1 Tăng cường công tác marketing

Có thể khẳng định rằng thẻ không phải là một dịch vụ mà bất cứ tổ chức nào muốn là thực hiện được ngay bởi điều kiện triển khai không hề dễ dàng Bởi trước hết đây là một dịch vụ đòi hỏi các ngân hàng phải có đầu tư lớn về hạ tầng công nghệ, mạng lưới cũng như nhân sự Bên cạnh đó, những thành viên lâu năm nhất trong lĩnh vực dịch vụ này đều là những ngân hàng giàu tiềm lực và kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng tại thị trường Việt Nam Điều này đồng nghĩa với mức độ cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh thẻ là vô cùng gay gắt Tuy nhiên, thẻ vẫn là một dịch vụ vô cùng hấp dẫn đối với nhiều ngân hàng

Cho tới nay, thẻ đã không còn quá xa lạ với người dân Tuy nhiên, việc sử dụng thẻ trong thanh toán vẫn còn rất hạn chế Trong thời gian tới, các NHTM phải có một kế hoạch marketing cụ thể với một chương trình hoạt động rõ ràng và tỉ mỉ hơn Cần phải kết hợp việc thống kê, khảo sát và các chương trình khuyến mại để thu hút lượng khách hàng và đáp ứng tốt các nhu cầu của họ.

Ngoài các hoạt động marketing cụ thể, cần có bộ phận marketing chuyên về thẻ Các cán bộ, nhân viên của bộ phận này ngoài nghiệp vụ chuyên môn về thẻ vững vàng, còn phải có kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực khác, có khả năng thống kê, dự báo, phân tích một cách logic và khoa học để có thể đưa ra những chiến lược marketing về thẻ thích hợp nhất Việc phối hợp đồng bộ phận marketing về thẻ và các bộ phận tác nghiệp khác của ngân hàng sẽ đảm bảo tính hệ thống, thống nhất trong việc triển khai thực hiện những kế hoạch khuyếch trương, phát triển dịch vụ thẻ thanh toán, nhờ vậy mà phát triển dịch vụ thẻ hiệu quả.

3.4.1.2 Xác định thị trường mục tiêu để có những chính sách phù hợp

Các NHTM cần phải phân tích thị trường để xác định đúng đối tượng khách hàng mà mình đang hướng tới, và địa bàn hoạt động của ngân hàng mình Từ đó nắm được lượng khách hàng của mình, quy mô thị trường ra sao, để đưa ra được giải pháp hợp lý, linh hoạt

Như Vietcombank có đối tượng khách hàng mục tiêu là những người làm việc trong một số ngành có thu nhập cao như dầu khí, hàng không, tài chính – ngân hàng, làm việc trong các công ty liên doanh, công ty nước ngoài, người nước ngoài cư trú và không cư trú tại Việt Nam nên các loại thẻ đưa ra không chỉ có hạn mức lớn mà còn phải đẹp về hình thức và tiện dụng ở cả trong nước và nước ngoài.

3.4.1.3 Nâng cao hiệu quả công tác quảng cáo, tiếp thị về thẻ thanh toán

Để gia tăng hiệu quả quảng cáo và tiếp thị thẻ thanh toán, doanh nghiệp cần tập trung vào tiếp thị trực tiếp tại các địa điểm có lượng đối tượng mục tiêu lớn như hội chợ triển lãm, trường đại học, doanh nghiệp nhiều công nhân và đơn vị cung cấp dịch vụ.

Với từng đối tượng khách hàng khác nhau, phải có chiến lược khác nhau.Ví dụ như với đối tượng khách hàng mục tiêu, ngân hàng nên tổ chức các chương trình giới thiệu và gửi thư mời trang trọng đến cá nhân hoặc tổ chức.

Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, truyền hình, panô, áp phích trên đường phố, khu vui chơi giải trí, các trung tâm thương mại… Thế mạnh của hình thức này là thu hút được sự chú ý của nhiều người. Tuy nhiên, chi phí cho mỗi lần quảng cáo là không nhỏ, nên ngân hàng có thể kết hợp với các đại lý chấp nhận thẻ lớn để quảng cáo chung, vừa giới thiệu dịch vụ thẻ của ngân hàng, vừa quảng bá cho sản phẩm của các đại lý mà tiết kiệm chi phí Điều này đang được ngân hàng ANZ kết hợp với Đài tiếng nói Việt Nam, NHNo&PTNT phối hợp cùng Đài truyền hình Hà Nội tổ chức các sân chơi có liên quan trực tiếp đến thẻ ATM và các phương thức thanh toán bằng thẻ để từ đó quảng bá cho thương hiệu và sản phẩm của mình.

Hợp tác với các trường đại học để tổ chức các buổi hỏi đáp, toạ đàm với sinh viên về thẻ Sinh viên là tầng lớp tri thức trẻ, dễ tiếp thu cái mới, hiện đại, là khách hàng tiềm năng của ngân hàng và cũng là cầu nối đưa những kiến thức về thẻ đến các đối tượng khác. Đa dạng hoá các hình thức tờ rơi giời thiệu sản phẩm.Với từng nghiệp vụ, lợi và trách nhiệm của khách hàng Từ đó, nâng lên thành những quyển Cẩm nang về thẻ của Ngân hàng, phát hành rộng rãi nhưng có chọn lọc để thông tin đến được với người cần đến, và chính khách hàng là một kênh truyền tin, một kênh marketing đặc biệt hiệu quả.

Quảng cáo trên Internet, xây dựng trang riêng của ngân hàng trên mạng Internet, đây là một cách thức để khách hàng có thể tìm hiểu thêm thông tin về ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện. Đẩy mạnh khuyến mại bằng việc phát hành thẻ miễn phí cho khách hàng hay tăng giá trị giải thưởng khi khách hàng mở thẻ tại ngân hàng Ngân hàng công thương đã đưa ra giải thưởng lớn nhất cho khách hàng phát hành thẻ của hệ thống ngân hàng này là 5 cây vàng SJC cùng hơn 1000 giải thưởng có giá trị khác; NHTMCP Quốc tế đưa ra giải thưởng là chuyến du lịch châu Âu…

3.4.1.4 Đa dạng hoá sản phẩm, tạo hình thức độc đáo, ấn tượng, tạo tính cạnh tranh cho sản phẩm.

Nhu cầu của khách hàng ngày một nhiều, và rất khác nhau, liên quan đến độ tuổi, thu nhập, trình độ … nên muốn mở rộng khách hàng thì phải phát hành thêm nhiều loại thẻ nữa Đưa ra cho khách hàng nhiều thương hiệu thẻ khác nhau như: Connect 24 của Vietcombank, Partner của Incombank, Plus của NHTMCP Quốc tế…

Ngân hàng cần liên tục cải tiến sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm thẻ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Một trong những cách hiệu quả là gia tăng các tiện ích bổ sung đi kèm sản phẩm thẻ, ví dụ như thẻ liên kết, thẻ đa năng Điều này sẽ giúp tối ưu hóa các công dụng của thẻ, mang đến cho khách hàng nhiều tiện lợi hơn, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

Với những sản phẩm, dịch vụ mới, ngân hàng cần marketing để khách hàng thấy rõ những điểm mới của nó, những giá trị nổi bật riêng có

Sản phẩm của ngân hàng là vô hình Thẻ cũng vậy, những dịch vụ mà nó mang lại chỉ thực sự được khách hàng biết đến và đánh giá về chất lượng khi khách hàng sử dụng nó, còn cái mà họ tận mắt thấy được là chiếc thẻ với hình dáng, màu sắc, và chất liệu… Cho nên, nếu có được một chiếc thẻ trông hiện đại, dáng vẻ sang trọng … dường như cũng là dấu hiệu của một sản phẩm, dịch vụ tốt.

3.4.1.5 Xây dựng thương hiệu của Ngân hàng

Trong vài năm gần đây, các NHTM Việt Nam đã và đang chú ý đến việc tạo lập thương hiệu Nhiều ngân hàng đã gặt hái được thành công và đứng vững trên thương hiệu của mình Tuy nhiên quá trình xây dựng thương hiệu của các NHTM vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp và còn mang tính tự phát Việc xây dựng thương hiệu có thể được thực hiện bằng các biện phát sau:

- Học hỏi cách thức tạo lập thương hiệu của các ngân hàng thương mại lớn trên thế giới Ví dụ như Citibank là một trong những ngân hàng lớn đã tạo ra thương hiệu của mình bằng các hoạt động kinh doanh mới mẻ sáng tạo Citibank đã gây dựng được sự nổi tiếng của mình nhờ vào việc luôn tập trung vào những sản phẩm mới dựa trên việc khảo sát và nắm bắt rõ nhu cầu khách hàng Các sản phẩm có chức năng vượt xa các sản phẩm khác: cung cấp thẻ tín dụng có khả năng bảo mật cao, cung cấp cho khách hàng một hệ thống các dịch vụ ngân hàng cá nhân hoàn thiện, gồm có thế chấp tài chính cá nhân và doanh nghiệp khoản vay cá nhân, thẻ tín dụng, tài khoản gửi và đầu tư, Visa Traveller Money…

KI N NGH NH M PHÁT TRI N D CH V TH THANH TOÁN Ế Ị Ằ Ể Ị Ụ Ẻ

3.4.1.1 Xây dựng chiến lược marketing thẻ mang tính chuyên nghiệp

Ngân hàng nên đưa ra một chiến lược marketing có thể áp dụng cho toàn hệ thống, để có được sự thống nhất, tạo nên thương hiệu thẻ Vietcombank

Ngân hàng cần chủ động tuyên truyền, vận động và thực hiện các biện pháp sao cho các doanh nghiệp cung ứng hàng hoá dịch vụ phối hợp đẩy mạnh thanh toán bằng thẻ tại các điểm bán hàng hoá, dịch vụ, phát triển hệ thống các đơn vị chấp nhận thẻ thành mạng lưới rộng khắp, tạo điều kiện cho mọi người dân có thể dùng thẻ để mua hàng hoá, trả tiền dịch vụ (điện, nước, điện thoại, internet, ăn uống, giải trí, du lịch )

Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí xây dựng các chương trình mang tính quốc gia để tuyên truyền giới thiệu về lợi ích, tác dụng và cách sử dụng thẻ tới mọi tầng lớp dân cư để từng bước xã hội hoá dịch vụ thẻ.

3.4.1.2 Điều chỉnh các quy định liên quan

Các ngân hàng cần thường xuyên xem xét và điều chỉnh các quy định liên quan đến thẻ để những quy định này luôn phù hợp với điều kiện thực tế, làm cho khách hàng cảm thấy thực sự tiện lợi và an toàn khi sử dụng

3.4.1.3 Hoàn thiện công nghệ thẻ ngân hàng Đặc biệt chú trọng tới các khâu quản lý và kỹ thuật trong công tác phát hành và thanh toán thẻ, nhằm nâng cao tiện ích và an toàn cho thẻ, như:

- Nghiên cứu đề án sử dụng thẻ chip điện tử thay thế thẻ từ để giảm thiểu đến mức thấp nhất các hành vi gian lận về thẻ cũng như hạn chế tối đa hiện tượng làm giả thẻ.

Thẻ ATM không chỉ dừng lại ở chức năng rút tiền tại máy ATM mà còn được nâng cấp đa tiện ích đáp ứng nhu cầu của người sử dụng Giờ đây, thẻ ATM có thể thanh toán trực tiếp tại các điểm chấp nhận thẻ, nạp tiền điện thoại di động, bán thẻ cào trả trước và thanh toán hóa đơn điện thoại trả sau, mang đến sự tiện lợi tối đa và tiết kiệm thời gian.

- Cần lắp camera tại các máy ATM để theo dõi được các giao dịch của khách hàng,

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại đối với việc quản lý rủi ro thẻ trong điều kiện hội nhập quốc tế mở rộng, tội phạm thẻ gia tăng Khuyến khích sử dụng thẻ chip điện tử (Smart Card) Đây là một công nghệ mới và hiện đại Việc sử dụng thẻ chip thay cho thẻ mã hóa băng từ có thể làm giảm thiểu đến mức thấp nhất các hành vi gian lận về thẻ cũng như hạn chế tối đa hiện tượng làm giả thẻ Thẻ chip với tư cách như một “chiếc ví điện tử nhiều ngăn” sẽ tạo ra cho chủ thẻ nhiều tiện ích mới mà thẻ từ không thể có được

3.4.1.4 Phát triển nguồn nhân lực

Do đặc thù chuyên sâu của dịch vụ thẻ nên việc đào tạo cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ cho hoạt động thẻ cũng gặp nhiều khó khăn Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh chóng của thị trường thẻ Việt Nam, các ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn tới công tác đào tạo đối với nghiệp vụ mới mẻ này Bên cạnh việc cử các đoàn khảo sát học tập về nghiệp vụ ở nước ngoài, cần gửi cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ sang thực tập ở các ngân hàng đối tác nước ngoài Đồng thời cần tăng cường việc học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các ngân hàng.

Cần lập kế hoạch cùng với các tổ chức khác trong việc hỗ trợ, nâng cao trình độ dân trí nhằm tạo nhu cầu về dịch vụ ngân hàng trên thị trường Mặc dù để thay đổi thói quen cũ của người dân, giúp họ tự giác tiếp cận với dịch vụ hiện đại không phải dễ dàng nhưng khách hàng dù là cá nhân hay doanh nghiệp sẽ đón nhận các dịch vụ thẻ…khi họ thực sự thấy được lợi ích của những hoạt động này mang lại tiêu chí như rẻ, nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi

Liên kết với các NH khác là điều hết sức cần thiết để mở rộng và đa dạng hoá dịch vụ thẻ, đồng thời để hỗ trợ nhau, tiết giảm chi phí. Để phát triển thẻ tín dụng, các NH cần phối hợp xây dựng một trung tâm định mức tín nhiệm khách hàng cá nhân (credit bureau) Trung tâm này sẽ là cơ sở để xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng nhằm tránh các rủi ro về tín dụng và từng bước nới lỏng quy định cấp thẻ tín dụng cho khách hàng sử dụng thẻ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế, các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ là phương pháp hiệu quả để tiếp thu và trao đổi kinh nghiệm trong phát triển thẻ Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan góp phần ngăn chặn hiệu quả tội phạm quốc tế trong lĩnh vực thẻ, đảm bảo an toàn cho các giao dịch tài chính.

3.4.1.6 Các biện pháp tăng cường an ninh

Ngân hàng cũng phải có những phương án cụ thể để ứng phó với những trường hợp khẩn cấp, tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ

Phải có các biện pháp an toàn mạng, đảm bảo bí mật cá nhân trong giao dịch điện tử như sử dụng thẻ chip điện tử (Smart Card).

Có chế độ an ninh hữu hiệu chống sự xâm nhập của các hacker để đảm bảo việc sử dụng các phương tiện thanh qua các giao dịch điện tử.

Tháng 8/1996, Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam do 4 ngân hàng phát hành thẻ đầu tiên tại Việt Nam lúc đó sáng lập nên Sự kiện này đã đánh đấu một bước mới trong sự phát triển của hoạt động Ngân hàng nói chung và thị trường thẻ Ngân hàng Việt Nam non trẻ nói riêng, đáp ứng yêu cầu khách quan, tạo ra sự hợp tác tương trợ, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực thẻ NH, tạo điều kiện để các NHTM Việt Nam hội nhập với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Sau 10 năm hoạt động, đến nay Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam đã có 20 ngân hàng thành viên (chiếm 90% thị phần), gồm hầu hết các ngân hàng có tham gia kinh doanh thẻ ở Việt Nam Hội thẻ ngân hàng đã thực sự trở thành đầu mối liên kết thúc đẩy việc phát triển thị trường thẻ ngân hàng trong cả nước Hỗ trợ các ngân hàng thành viên phát triển nghiệp vụ thẻ như tổ chức nhiều cuộc hội thảo để các Tổ chức thẻ Quốc tế giới thiệu sản phẩm công nghệ mới hoặc để các ngân hàng hội viên chia sẻ kinh nghiệm; tổ chức các chương trình marketing, giới thiệu tiện ích của thẻ đến công chúng; thỏa thuận các mức phí Hội thẻ đã giữ vai trò quan trọng trong việc xúc tiến quan hệ hợp tác liên kết giữa các ngân hàng thành viên với nhau và giữa các ngân hàng thành viên với các Tổ chức thẻ Quốc tế để phát triển hoạt động thẻ Các ngân hàng thành viên Hội thẻ đã góp phần to lớn vào sự phát triển thị trường thẻ Việt Nam thời gian qua.

Trong thời gian tới, để tạo sự phát triển lành mạnh cho thị trường dịch vụ thẻ thanh toán trong nước, Hiệp hội cần xây dựng cho mình và các ngân hàng thành viên những cơ chế tài chính và phi tài chính cũng như các chế tài nghiêm ngặt để khuyến khích cũng như xử phạt các NHTM tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thẻ Hiệp hội cần phát huy hơn nữa vai trò cầu nối giữa ngân hàng với khách hàng, với các doanh nghiệp, các tổ chức thẻ quốc tế như: tăng cường hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế để triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường; hoạch định chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các thành viên bằng việc tổ chức các khoá đào tạo về: Quản lý rủi ro, phòng ngừa giả mạo, kỹ năng xử lý tra soát, khiếu nại…; giới thiệu các sản phẩm và các dịch vụ thẻ mới của các nước

3.4.3 Ki n ngh đ i v i Ngân hàng Nhà n ế ị ố ớ ướ c Vi t Nam ệ

3.4.3.1 Hoạch định chiến lược về thẻ cho hệ thống NHTM

Ngày đăng: 27/11/2023, 15:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Phân loại thẻ Ngân hàng - Phat trien dich vu thanh toan su dung the tai cac  533125
Sơ đồ 1.1 Phân loại thẻ Ngân hàng (Trang 16)
Sơ đồ 1.2: Cơ chế tăng lượng vốn huy động từ hoạt động thẻ tín dụng                                                                        (3) - Phat trien dich vu thanh toan su dung the tai cac  533125
Sơ đồ 1.2 Cơ chế tăng lượng vốn huy động từ hoạt động thẻ tín dụng (3) (Trang 27)
Sơ đồ 1.3: Quy trình phát hành thẻ - Phat trien dich vu thanh toan su dung the tai cac  533125
Sơ đồ 1.3 Quy trình phát hành thẻ (Trang 30)
Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán thẻ - Phat trien dich vu thanh toan su dung the tai cac  533125
Sơ đồ 1.4 Quy trình thanh toán thẻ (Trang 32)
Bảng 2.1: Số lượng thẻ TDQT phát hành tại Sở giao dịch Vietcombank - Phat trien dich vu thanh toan su dung the tai cac  533125
Bảng 2.1 Số lượng thẻ TDQT phát hành tại Sở giao dịch Vietcombank (Trang 54)
Bảng 2.2: Kết quả triển khai thẻ tín dụng nội địa (2006) - Phat trien dich vu thanh toan su dung the tai cac  533125
Bảng 2.2 Kết quả triển khai thẻ tín dụng nội địa (2006) (Trang 56)
Bảng 2.3: Số lượng thẻ ghi nợ nội địa của các ngân hàng (2005) STT Ngân hàng Năm 2004 Năm 2005 - Phat trien dich vu thanh toan su dung the tai cac  533125
Bảng 2.3 Số lượng thẻ ghi nợ nội địa của các ngân hàng (2005) STT Ngân hàng Năm 2004 Năm 2005 (Trang 59)
Bảng 2.4: Tình hình phát hành thẻ của Techcombank - Phat trien dich vu thanh toan su dung the tai cac  533125
Bảng 2.4 Tình hình phát hành thẻ của Techcombank (Trang 62)
Bảng 2.5: Tình hình thanh toán thẻ quốc tế của Sở giao dịch - Phat trien dich vu thanh toan su dung the tai cac  533125
Bảng 2.5 Tình hình thanh toán thẻ quốc tế của Sở giao dịch (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w