Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tiếp cận vốn và tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
GIỚI THIỆU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1 Bối cảnh hoạt động, tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đóng vai trò rất quan trọng, tạo nên sự đa dạng, phong phú của thị trường hàng hóa và dịch vụ, đóng góp vào sản lượng kinh tế quốc dân, tạo cơ hội việc làm, sử dụng một tỷ trọng lớn nguồn lực lao động. DNNVV giúp khai thác và phát huy các nguồn lực tại chỗ, tận dụng tối đa nguồn lực quốc gia, giảm mất cân đối giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đặc biệt, trong thời kỳ suy thoái như đại dịch Covid-19, các DNVVN với khả năng ứng biến linh hoạt và năng động sẽ đóng vai trò giảm thiểu những cú sốc cho nền kinh tế khi có biến động này Và quan trọng nhất, đó là sự tăng trưởng làm cho các doanh nghiệp nhỏ trở nên lớn hơn.
DNNVV đóng vai trò thiết yếu trong các nền kinh tế, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển Chúng chiếm tới 90% doanh nghiệp, tạo ra hơn 50% việc làm và đóng góp tới 40% GDP Tại các nền kinh tế mới nổi, DNNVV tạo ra 70% việc làm Trong khi đó, tại các nước OECD, DNNVV chiếm tới 99% doanh nghiệp, đóng góp gần 60% GDP Trong hai thập kỷ qua, DNNVV là nguồn tạo việc làm chính trên toàn cầu.
Ayyagari và cộng sự (2007), trong một nghiên cứu về nền kinh tế của 76 quốc gia trên thế giới đã nhận định DNNVV có vai trò quan trọng trong việc đóng góp việc làm và GDP đối với các quốc gia Chín trong số mười việc làm mới trên toàn thế giới được tạo ra bởi các doanh nghiệp nhỏ Và đến năm 2030 cần có 3,3 triệu việc làm mỗi tháng tại các thị trường mới nổi để hấp thu lực lượng lao động ngày càng tăng (IFC, 2017).
Dựa trên dữ liệu cho đến năm 2020 tại các quốc gia Nam Á, số lượng DNNVV chiếm trung bình 99,6% trên tổng số doanh nghiệp, chiếm 76,6% tổng lực lượng lao động, đóng góp vào GDP quốc gia chiếm 33,9%, và chiếm 47,0% tổng giá trị xuất khẩu Tại Đông Nam Á, tỉ lệ lao động thuộc DNNVV chiếm 67%/ tổng số giai đoạn 2010 – 2020, và tại Việt Nam, DNNVV chiếm gần 40% tổng lực lượng lao động năm 2019 (ADB, 2021).
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD (2005), doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là các công ty độc lập, thường được xác định dựa trên các tiêu chí như số lao động và vốn của doanh nghiệp (DN) Đối với Liên minh châu Âu, số lao động trong DNNVV là nhỏ hơn 250 Một số quốc gia khác là nhỏ hơn 200 lao động Tại Mỹ, số lao động trong DNNVV là nhỏ hơn 500 Các DN nhỏ thường là những DN có ít hơn 50 lao động, trong khi các DN siêu nhỏ có nhiều nhất là 10, hoặc trong một số trường hợp là 5 lao động (OECD, 2005).
Tại Việt Nam, DNNVV nói chung đối với các ngành được qui định có số lao động nhỏ hơn hoặc bằng 300 người, doanh thu nhỏ hơn hoặc bằng 300 tỉ đồng, và vốn nhỏ hơn hoặc bằng
100 tỉ đồng (Nghị định số 39/2018/NĐ-CP).
Theo IFC (2010), có sự khác biệt trong định nghĩa DNNVV tại các quốc gia trên thế giới Trong các mục tiêu hoạt động, Ngân hàng Thế giới cũng không sử dụng cùng một định nghĩa về DNNVV (WBG, 2019).
Tiêu chí phân loại sẽ khác nhau đối với các lĩnh vực khác nhau, tùy thuộc vào đơn vị quản lý hoặc Chính phủ của quốc gia đó (Yoshino & Taghizadeh-Hesary, 2015) Gonzales và cộng sự (2014), đã kết luận không có định nghĩa chung cho DNNVV dựa trên khảo sát từ 155 quốc gia/tổ chức trên thế giới, với hơn 267 định nghĩa Trong đó, đa số quan điểm thống nhất tiêu chí xếp loại DNNVV dựa trên số lao động, vốn và doanh thu.
Tại Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVV) chiếm tỉ lệ cao, góp phần đáng kể cho nền kinh tế DNNVV chiếm 96% tổng số doanh nghiệp, sử dụng 47% lực lượng lao động và đóng góp 36% giá trị gia tăng quốc gia Trong lĩnh vực xuất khẩu, DNNVV chiếm 88% số doanh nghiệp và đóng góp khoảng một nửa khối lượng xuất khẩu (OECD, 2021) Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2022), từ năm 2016 đến 2020, DNNVV chiếm bình quân 97,2% trong tổng số doanh nghiệp, thu hút 38,8% tổng số lao động, 31% tổng số vốn và tạo ra 6,351 triệu tỉ đồng doanh thu thuần, tương đương 27,6% doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp.
Tuy đóng góp lớn cho nền kinh tế nhưng hiện nay DNNVV phải chịu nhiều áp lực khó khăn Do bị ảnh hưởng dồn dập bởi chiến tranh thương mại, đại dịch Covid-19, chiến tranh quân sự dẫn đến thương mại, đầu tư toàn cầu giảm mạnh do sự gián đoạn, đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất và tiêu dùng Sự thiếu hụt nguyên, nhiên vật liệu đầu vào
3 cũng như sụt giảm thị trường tiêu thụ đầu ra đã khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, giảm quy mô, có nguy cơ phá sản Theo IMF (2022), đòn bẩy phi tài chính của doanh nghiệp và hộ gia đình gia tăng ở nhiều quốc gia trong thời kỳ đại dịch. Trong tương lai, điều này có thể tạo ra một số thị trường tín dụng các lỗ hổng khi lãi suất và phí bảo hiểm rủi ro tăng lên Chiến tranh làm tăng nguy cơ phân mảnh nền kinh tế thế giới thành các khối địa chính trị với các tiêu chuẩn công nghệ riêng biệt, hệ thống thanh toán xuyên biên giới và tiền tệ dự trữ, đòi hỏi sự điều chỉnh chi phí, chuỗi cung ứng, cấu hình lại mạng lưới sản xuất (IMF, 2022) Theo IFC (2017), 65 triệu doanh nghiệp, hay 40% doanh nghiệp chính thức siêu nhỏ, nhỏ và vừa ở các nước đang phát triển, có nhu cầu tài chính chưa được đáp ứng là 5,2 nghìn tỷ đô la mỗi năm Ở các nước đang phát triển, các DNNVV chiếm hơn một nửa tổng số việc làm chính thức Nhưng những doanh nghiệp này thường phải vật lộn để có được nguồn tài chính cần thiết để phát triển và tạo việc làm (IFC, 2021) Kết quả này cũng phù hợp với quan điểm của OECD (2019), ADB (2014), Beck và Demirguc-Kunt (2006), Oliveira và Fortunato (2006) Mueller và Zimmermann (2008), cho rằng thách thức tiếp cận tài chính, hạn chế tín dụng, thiếu nguồn vốn tự có và vốn vay là những trở ngại chính đối với sự tồn tại và tăng trưởng của DNNVV trên thế giới.
Tại Việt Nam, tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại và sụt giảm (Bộ KH&ĐT, 2022) Tương tự như DNNVV ASEAN, DNNVV Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức như lạm phát, biến đổi khí hậu, chuỗi cung ứng gián đoạn và thiếu lao động kỹ thuật cao Mặt khác, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều do biến đổi khí hậu toàn cầu Hệ quả của thời tiết cực đoan, hạn hán, xâm nhập mặn, mưa lũ, sụt lún, sạt lở… gây thiệt hại nặng nề có thể dẫn đến hậu quả nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, giảm quy mô, có nguy cơ phá sản Việt Nam lại là quốc gia đang phát triển,phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn, công nghệ, nguyên liệu và linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài,năng lực quản lý, cạnh tranh còn yếu, do đó mức độ khó khăn lại càng lớn hơn Kết quả điều tra năng lực cạnh tranh của các địa phương Việt Nam năm 2021 (PCI 2021) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam -VCCI, có 47% doanh nghiệp được khảo sát trả lời gặp khó khăn trong tiếp cận vốn 33% doanh nghiệp tư nhân trong nước và 18% doanh nghiệp FDI cắt giảm số lao động với tỉ lệ giảm tương ứng là 50% và 17% lực lượng lao động Đối
Theo số liệu thống kê của VCCI (2021), 4 doanh nghiệp FDI xuất khẩu có tỷ lệ cắt giảm lao động cao hơn Đối với doanh nghiệp tư nhân trong nước, mối lo ngại lớn nhất được nêu ra là tình trạng thiếu hụt dòng tiền.
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về tăng trưởng của DNNVV và tính bức thiết của nghiên cứu
Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ thường được coi là mục tiêu cho sự can thiệp chính sách của các quốc gia Do có vai trò rất quan trọng nên trên thế giới từ lâu đã có nhiều nghiên cứu về tăng trưởng của DNNVV.
Nền tảng mà các nghiên cứu về DNNVV ngày nay kế thừa và phát triển đã có từ thập niên 30 của thế kỷ 20 Tại Pháp có nghiên cứu của Gibrat năm 1931 Tiếp theo là các nghiên cứu tại Anh, điển hình là của Penrose năm 1959, Hart và Prais năm 1956, Marris năm 1964 Tại
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung là nghiên cứu sự tác động của tiếp cận vốn và yếu tố môi trường đến tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam, qua đó gợi ý chính sách liên quan đến tiếp cận vốn và các yếu tố môi trường trong vấn đề tăng trưởng của các DNNVV Việt Nam.
1 Nghiên cứu sự tác động của tiếp cận vốn đến tăng trưởng của các DNNVV tại Việt
2 Nghiên cứu sự tác động của yếu tố môi trường đến tăng trưởng của các DNNVV tại
3 Góp ý chính sách liên quan đến tiếp cận vốn và các yếu tố môi trường trong vấn đề tăng trưởng của các DNNVV Việt Nam.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu, đề tài cần trả lời được những câu hỏi sau:
1 Tiếp cận vốn có tác động đến tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam hay không? Xu hướng và mức độ tác động như thế nào?
2 Các yếu tố môi trường có tác động như thế nào đến tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam?
3 Những góp ý nào là cần thiết đối với các chính sách liên quan đến tiếp cận vốn và các yếu tố môi trường trong vấn đề tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sự tác động của tiếp cận vốn và yếu tố môi trường đến tăng trưởng của các DNNVV tại Việt Nam
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề là:
- Về nội dung nghiên cứu: Đối với chỉ tiêu tăng trưởng doanh nghiệp: Dựa trên các lý thuyết tăng trưởng của doanh nghiệp (Coase, 1937; Penrose, 2009; Gouillart và Kelly, 1995; Freel và Robson, 2004; Delmar, 1997), đề tài đưa vào mô hình nghiên cứu 3 chỉ tiêu là tăng trưởng lao động, tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp. Đối với chỉ tiêu tiếp cận vốn: Đề tài nghiên cứu sự tác động của tiếp cận vốn thông qua phân tích sự tác động của vốn chủ sở hữu và nợ đến tăng trưởng doanh nghiệp trong mô hình nghiên cứu, dựa trên lý thuyết định nghĩa tiếp cận vốn củaLevine (1997), Beck và Demirguc-Kunt (2008); lý thuyết về tiếp cận các dịch vụ tài chính và sử dụng vốn tiếp cận
11 của World Bank (2008); lý thuyết về tiêu chí số lượng vốn phản ảnh tiếp cận vốn của Merton (1995).
- Về không gian và thời gian:
Danh mục các đơn vị DNNVV (theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP) được nghiên cứu thuộc khu vực chính thức gồm: doanh nghiệp tư nhân; hợp tác xã; công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần không có vốn của Nhà nước; những cơ sở kinh doanh được định nghĩa là tổ chức kinh tế do tư nhân sở hữu không đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh tại một địa chỉ xác định và có ít nhất một lao động làm việc toàn thời gian Trong đó:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ: ≤ 10 lao động.
- Doanh nghiệp nhỏ: từ 10 đến 50 lao động.
- Doanh nghiệp vừa: trên 50 đến 300 lao động.
Mẫu doanh nghiệp thuộc mười tỉnh, thành phố được điều tra chiếm 30% trên tổng thể các doanh nghiệp sản xuất ngoài quốc doanh của cả nước vào năm 2005 Để đảm bảo tính đại diện ở cấp tỉnh cho các doanh nghiệp sản xuất chính thức đã đăng ký ngoài quốc doanh, trước hết ước tính cỡ mẫu nhỏ nhất trong nhóm (tỉnh Lâm Đồng) và sau đó xác định cỡ mẫu cho các tỉnh còn lại Chọn mẫu phân tầng được áp dụng nhằm đảm bảo số lượng phù hợp các doanh nghiệp thuộc các hình thức pháp lý khác nhau trên từng địa bàn điều tra. Đề tài sử dụng nguồn số liệu gồm:
Dựa trên dữ liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê thể hiện trong các tài liệu tổng kết và báo cáo thường niên về hoạt động của doanh nghiệp (DN) trong giai đoạn 2005-2022.
Số liệu do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Khoa học Lao động và Các vấn đề Xã hội (ILSSA), Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới của Đại học Liên hợp quốc (UNU-WIDER) và Khoa kinh tế (DOE) của trường đại học Copenhagen phối hợp điều tra nghiên cứu Số liệu thu thập được thực hiện 2 năm một lần từ năm 2005 đến năm 2015 trên cơ sở các phương pháp lựa chọn của các vòng điều tra trước, bao gồm từ 2.512 đến 2.821 DNNVV thuộc 20 ngành hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An Bộ dữ liệu được hỗ trợ cung cấp bởi UNU-WIDE.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu của đề tài sử dụng kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng, trong đó:
Sử dụng thông qua các kỹ thuật phân tích, tổng hợp dựa trên cơ sở lý thuyết khoa học và các nghiên cứu thực nghiệm trước; kỹ thuật thống kê mô tả sử dụng để phân tích thực trạng của hiện tượng, tính chất của các biến số nghiên cứu.
Để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp định lượng Bayes cùng kỹ thuật Markov Chain Monte Carlo (MCMC), chọn mẫu Gibbs và Metropolis-Hastings để nghiên cứu ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu, nợ và yếu tố môi trường đến tăng trưởng của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) tại Việt Nam.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây với trường hợp đưa vào mô hình 1 hoặc 2 thang đo tăng trưởng, xét một trong hai yếu tố vốn tác động dưới dạng số tuyệt đối, chỉ xét hệ số nợ trong mô hình, hoặc đưa vào 3 mô hình tăng trưởng nhưng chưa thể hiện hết ý nghĩa thống kê của kết quả nghiên cứu… có thể xem như khoảng trống lý thuyết cần được bổ sung Việc sử dụng thang đo khác nhau sẽ dẫn đến kết quả nghiên cứu khác nhau Mặt khác, các nghiên cứu với dữ liệu và phạm vi nghiên cứu khác nhau sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn nhất quán để so sánh các kết quả nghiên cứu (Delmar, 1997) Do đó, đề tài đưa vào mô hình để xem xét tác động của tiếp cận vốn thông qua 2 nguồn vốn tiếp cận là vốn chủ sở hữu và nợ đến 3 thang đo tăng trưởng sẽ giúp cho vấn đề phân tích rộng hơn, thuận tiện hơn dựa trên cơ sở xét mối tương quan giữa các biến số với cùng gốc so sánh, đồng thời đối chiếu kết quả thực nghiệm với cơ sở lý thuyết được rõ ràng hơn.
Thứ hai, đề tài sử dụng phương pháp Bayes với 3 thang đo tăng trưởng và hai thành phần vốn tác động là cách tiếp cận mới so với các nghiên cứu trước đây sử dụng phương pháp nghiên cứu tần suất (frequentist statistics) Phương pháp Bayes có ưu điểm là cho kết quả xác
Ước lượng trực tiếp tác động được giả định không bị ảnh hưởng bởi kích thước mẫu nhỏ, thiếu quan sát hoặc vi phạm giả thiết của phương pháp nghiên cứu như trường hợp của phương pháp tần suất.
Thứ ba, đề tài cung cấp bằng chứng cho thấy tiếp cận vốn có tác động đến tăng trưởng của DNNVV tại Việt Nam.
Trong đó, hai nguồn vốn tiếp cận sử dụng là vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến tăng trưởng tài sản, nợ có tác động tích cực đến tăng trưởng lao động và tăng trưởng doanh thu.
Thứ nhất, đề tài phản ảnh rõ xu hướng và mức độ tác động của nguồn vốn chủ sở hữu và nợ đối với tăng trưởng của
DNNVV Việt Nam với qui mô số liệu tương đối lớn, thông qua kỹ thuật phân tích và kiểm định chặt chẽ.
Thứ hai, bổ sung minh chứng về kết quả thực nghiệm tác động của nguồn vốn tiếp cận sử dụng là vốn chủ sở hữu và nợ đến tăng trưởng của DNNVV Việt Nam.
Thứ ba, Kết quả nghiên cứu được đối chiếu, so sánh với trường hợp của thế giới và là nguồn tham khảo cần thiết cho hoạch định chính sách quản trị và điều hành liên quan.
- Kết quả tác động tích cực của vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng tài sản là cơ sở tốt đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp trong kế hoạch tạo lập nguồn vốn, định hướng qui mô tăng trưởng và hoạt động của doanh nghiệp Kết quả nợ có tác động tích cực đến tăng trưởng lao động và tăng trưởng doanh thu sẽ là thông tin tốt, là niềm tin để các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng tăng mức cho vay đối với các doanh nghiệp Về phía doanh nghiệp, kết quả này cũng là cơ sở khuyến khích để các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phân bổ các nguồn vốn, tận dụng lợi thế nguồn vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng, các tổ chức trung gian giữa ngân hàng và doanh nghiệp hỗ trợ hai phía để quá trình tiếp cận vốn của doanh nghiệp được thuận tiện hơn.
- Kết quả qui mô doanh nghiệp có tác động tích cực và tuổi doanh nghiệp có tác động tiêu cực đến tăng trưởng lao động, tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng tài sản sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược kế hoạch cho các quá trình hoạt động Đây cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng đề ra những lộ trình hỗ trợ phù hợp.
- Kết quả trình độ giáo dục đào tạo, yếu tố xuất khẩu, ngành có tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp là cơ sở giúp doanh nghiệp bố trí, sử dụng các nguồn lực phù hợp, giúp các cơ quan chức năng thiết lập những quy hoạch chung hiện tại và những định hướng tương lai.
BỐ CỤC NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Chương 2: Tổng quan lý thuyết Chương 3:
Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và góp ý chính sách
Chương 1 đã giới thiệu mục tiêu nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài Các nội dung được giới thiệu gồm đối tượng,phạm vi nghiên cứu, nguồn số liệu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn của đề tài cũng đã được nêu Ngoài ra, chương 1 cũng nêu bố cục nội dung của đề tài gồm 5 chương.
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Tăng trưởng kinh tế là sự chênh lệch về quy mô kinh tế giữa hai thời kỳ cần so sánh.
Tăng trưởng là sự gia tăng tổng sản lượng đầu ra của quá trình sản xuất. Điển hình cho trường phái cổ điển, nhà kinh tế học Adam Smith (1776) nhận thấy tăng trưởng có thể được tạo ra trong sản xuất cũng như nông nghiệp thông qua các yếu tố sản xuất (đất đai, lao động và vốn), được phản ánh trong sự tăng trưởng của năng suất lao động và sự gia tăng về quy mô hoạt động của vốn John Stuart Mill (1848) đã hệ thống hóa trường phái cổ điển, tổng kết các nghiên cứu trước đây Trọng tâm của quan điểm là ý tưởng về sự tích lũy liên tục của vốn Theo lý thuyết, sự gia tăng vốn dẫn đến tăng nhu cầu lao động. Đại diện cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế hậu Keyenes, theo Evsey Domar (1946), chỉ có tích lũy vốn ngày càng tăng, tức là tăng trưởng đầu tư, mới cung cấp cho nền kinh tế sự cân bằng động giữa tổng cầu và tổng cung.
Các nhà kinh tế theo lý thuyết tân cổ điển như Alfred Marshall (1890), John Bates Clark (1899), Irving Fisher (1930) cho rằng ngoài yếu tố tích lũy vốn (tức tăng trưởng đầu tư), còn có các yếu tố khác tác động đến tăng trưởng như tiến bộ công nghệ, tăng trưởng giáo dục, kỹ năng, cải tiến tổ chức sản xuất…
Robert Solow (1957) đã xác định ba động lực chính của tăng trưởng kinh tế: đầu tư, lực lượng lao động và tiến bộ công nghệ Sau đó, Mankiw và đồng nghiệp (1992) đã xây dựng công thức hàm sản xuất Cobb-Douglas từ mô hình của Solow, bao gồm thêm yếu tố vốn nhân lực.
Y(t): tổng lượng hàng hóa sản xuất cuối cùng tại thời điểm t
K(t), L(t), A(t): tổng vốn, lực lượng lao động, công nghệ tại thời điểm t.
A(t) đại diện cho tất cả các hiệu ứng tổ chức sản xuất, thị trường đối với các yếu tố sản xuất được sử dụng.
H(t) đại diện cho yếu tố vốn nhân lực.
Mô hình được Mankiw và các cộng sự đưa vào nghiên cứu thực nghiệm và là đóng góp quan trọng cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế.
TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
Theo các nghiên cứu về tăng trưởng doanh nghiệp, hiện tại có ba lý thuyết được hình thành bao gồm: Lý thuyết tăng trưởng dựa trên ranh giới công ty, lý thuyết tăng trưởng dựa trên vòng đời và lý thuyết tăng trưởng dựa trên sự kết hợp gen.
2.2.1 Lý thuyết tăng trưởng dựa trên lý thuyết ranh giới công ty (Coase, 1937)
Trong tác phẩm The Nature of the Firm, 1937, Coase cho rằng một công ty trở nên lớn hơn khi có thêm các giao dịch (được điều phối thông qua cơ chế giá) được tổ chức bởi doanh nhân và trở nên nhỏ hơn khi doanh nhân từ bỏ tổ chức của các giao dịch đó Coase đã sử dụng khái niệm “chi phí giao dịch” để giải thích lý do hình thành doanh nghiệp và xác định qui mô. Theo Coase, khi doanh nghiệp bổ sung chi phí giao dịch thì quy mô của doanh nghiệp sẽ được mở rộng, và khi quy mô được mở rộng, chi phí giao dịch sẽ tăng thêm.
2.2.2 Lý thuyết tăng trưởng dựa trên vòng đời
Lý thuyết vòng đời tổ chức được mô tả theo nhiều mô hình, trong đó các mô hình của Adizes (1989), Churchill và Lewis (1983), Hanks và cộng sự (1993), Flamholtz (1986), Scott và Bruce (1987) là phổ biến Các mô hình này trình bày các giai đoạn khác nhau của vòng đời tổ chức, từ khi thành lập đến khi suy thoái.
Một số mô hình chu kỳ sống bao gồm các giai đoạn xuất hiện, tăng trưởng, trưởng thành và suy giảm, tập trung vào các vấn đề phát triển kinh doanh và giai đoạn tăng trưởng Tuy nhiên, học giả khác có quan điểm khác nhau về phân chia giai đoạn, chẳng hạn như Sahlman đề xuất 3 giai đoạn, Timmons và Spinelli đề xuất 4 giai đoạn, thậm chí một số mô hình chia thành 9 hoặc 11 giai đoạn (Levie và Lichtenstein, 2010).
2.2.3 Lý thuyết tăng trưởng dựa trên sự kết hợp gen
Theo lý thuyết chuyển đổi kinh doanh, doanh nghiệp được ví như một cơ thể sinh học, các yếu tố tác động được xem như gen và nhiễm sắc thể Theo định nghĩa của Gouillart và Kelly (1995), chuyển đổi kinh doanh là quá trình tái tạo có hệ thống các "gen" doanh nghiệp diễn ra với tốc độ khác nhau ở bốn phương diện: sắp xếp lại, tái cấu trúc, tái tạo và đổi mới Sắp xếp lại liên quan đến việc thay đổi cấu trúc hiện tại của doanh nghiệp.
17 đổi quan điểm, khái niệm của doanh nghiệp Cấu trúc liên quan đến quy mô doanh nghiệp Tái tạo liên quan đến thay đổi tổ chức và môi trường hoạt động của doanh nghiệp Sự chuyển đổi của doanh nghiệp tức là sự chuyển đổi của các hệ thống Sự đổi mới bao gồm đầu tư những cá nhân với những kỹ năng mới, những mục tiêu mới.
2.2.4 Đo lường tăng trưởng doanh nghiệp
Penrose đã từng nêu quan điểm của mình trong tác phẩm lý thuyết về tăng trưởng doanh nghiệp năm 1959 là: quy mô công ty nên được đo lường bởi tổng các nguồn lực, kể cả con người (Penrose, 2009).
Achtenhagen và cộng sự (2010) đã khảo sát quan điểm của các doanh nhân về tăng trưởng, kết quả các yếu tố được xác định đề cập đến bao gồm: tăng doanh số bán hàng, tăng về số lượng nhân viên, tăng lợi nhuận, tăng tài sản, phát triển năng lực, thực hành tổ chức hiệu quả và thiết lập chuyên nghiệp quá trình bán hàng Theo Freel và Robson (2004), đo lường tăng trưởng doanh nghiệp nên dựa vào tăng trưởng doanh thu và lao động, vì nó khách quan và khả thi.
Theo Delmar (1997) các thước đo chủ quan như cảm nhận thị phần và mức độ hài lòng về hiệu suất không phải là các thước đo thích hợp phản ảnh tăng trưởng của doanh nghiệp Delmar nhận thấy các chỉ số tăng trưởng được các nghiên cứu trước sử dụng nhiều nhất là tăng trưởng lao động và doanh thu Trong đó, tăng trưởng lao động là một chỉ số quan trọng của động lực tạo việc làm và tương quan với tăng trưởng doanh thu Logarit của biến phụ thuộc thường là một lựa chọn để có được sự phù hợp cao hơn và sử dụng dữ liệu tốt hơn, vấn đề là việc giải thích mô hình sau khi một sự chuyển đổi đã được thực hiện. Cuối cùng, Delmar kết luận, tốt hơn là nên coi mỗi nghiên cứu riêng biệt là một đóng góp cho nghiên cứu, vì việc lựa chọn chỉ số tăng trưởng khác nhau có thể mang lại kết quả khác nhau.
Mặc dù quá trình tăng trưởng doanh nghiệp có thể được đo lường theo nhiều cách, nhưng các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá bao gồm thị phần, tài sản, lợi nhuận, sản lượng đầu ra, lao động, nguồn lực doanh nghiệp và doanh số bán hàng (Ardishvili và cộng sự, 1998; Batt, 2002; Delmar, 1997; Gilbert và cộng sự, 2006; Rafiki, 2019).
Như vậy, dựa trên các lý thuyết tăng trưởng doanh nghiệp, cho rằng “khi doanh nghiệp bổ sung tổ chức giao dịch thì quy mô của doanh nghiệp sẽ được mở rộng” (Coase, 1937), “sự
18 chuyển đổi của doanh nghiệp tức là sự chuyển đổi của các hệ thống” (Gouillart và Kelly, 1995), quy mô công ty nên được đo lường bởi tổng các nguồn lực, kể cả con người (Penrose, 2009), việc lựa chọn chỉ số tăng trưởng khác nhau có thể mang lại kết quả khác nhau (Delmar, 1997),… chỉ tiêu phản ảnh tăng trưởng doanh nghiệp có liên quan đến yếu tố con người, kết quả sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp Tiêu chí xếp loại qui mô của DNNVV trên thế giới và DNNVV Việt Nam (Nghị định số 39/2018/NĐ-CP) cũng dựa vào lực lượng lao động, tổng doanh thu và tổng vốn Do đó, sử dụng cả 3 chỉ tiêu tăng trưởng này vào mô hình nghiên cứu là lựa chọn phù hợp.
𝑔 𝑡 : Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
𝑌 𝑡 : Giá trị tại thời điểm t của biến số tăng trưởng.
𝑌 𝑡−1 : Giá trị tại thời điểm t-1 của biến số tăng trưởng.
TIẾP CẬN VỐN
2.3.1 Định nghĩa tiếp cận vốn
Tiếp cận vốn là một khái niệm quan trọng trong kinh tế và quản trị doanh nghiệp, nhưng không có một định nghĩa duy nhất và chung nhất cho nó Mỗi tác giả có thể có cách nhìn nhận và phân tích khác nhau về tiếp cận vốn, tùy thuộc vào mục đích, phạm vi, phương pháp và nguồn dữ liệu của nghiên cứu.
Theo Levine (1997), tiếp cận vốn là sự dễ dàng mà cá nhân và doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ trung gian tài chính để thu được vốn bên ngoài để đầu tư vào các dự án sinh lợi và thực hiện các giao dịch.
Theo Beck và Demirguc-Kunt (2008), khả năng tiếp cận vốn là mức độ mà các cá nhân và doanh nghiệp có thể có được các dịch vụ tài chính, bao gồm tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm và thanh toán.
Theo World Bank (2008), tiếp cận rộng rãi với các dịch vụ tài chính được định nghĩa là không có các rào cản trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính.
Như vậy, khái niệm tiếp cận vốn không chỉ đơn giản dựa trên lượng vốn mà còn dựa trên sự sẵn có, khả năng chi trả và sự phù hợp của các sản phẩm, dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp Tuy có những quan điểm khác nhau nhưng một số yếu tố chung có thể được xem là cơ bản và thiết yếu để định nghĩa tiếp cận vốn, bao gồm:
- Các yếu tố ảnh hưởng
Vốn là khái niệm xuất hiện từ rất lâu trong đời sống kinh tế xã hội của thế giới Ngay cả trong các xã hội cổ đại phi tiền tệ, một quỹ tài nguyên luôn cần thiết trong quá trình sản xuất Do đó, có thể nói rằng vốn đã tồn tại trong xã hội loài người từ thời sơ khai nhất dưới cả hai dạng: như một quỹ tài nguyên và như một kho hàng hóa.
Theo Lewin and Cachanosky (2021), vốn đã được chứng minh là một khái niệm khó và thường xuyên gây nhầm lẫn vì nó có ba chiều không thể tách rời, đó là thời gian, số lượng và giá trị Trong kinh tế học, khái niệm vốn thực sự là một khái niệm rất rộng, và là một chủ đề của nhiều cách hiểu khác nhau Nó có một vị trí quan trọng trong kinh tế với tư cách là một trong hai yếu tố chính của sản xuất, yếu tố còn lại là lao động Tích lũy tư bản và đầu tư đã được cả những người theo chủ nghĩa Keynes và Marxian coi là điều cần thiết cho tăng trưởng kinh tế (Stockhammer, 2004) Các nhà kinh tế học có xu hướng coi vốn là tư liệu sản xuất, là tài sản, trong khi theo cách nói thông thường cũng như trong các lĩnh vực khác, như kế toán, vốn được xem như một quỹ tiền tệ (vốn chủ sở hữu cộng với nợ) Các nhà kinh tế tập trung chủ yếu vào số lượng, như Fisher (2005) đã mô tả, “một đại lượng được đo bằng giá trị”.
Theo Braun (2017), trước khi các nhà kinh tế học và nhà xã hội học đưa ra định nghĩa của riêng họ về thuật ngữ “vốn”, nó thường được hiểu là tiền được chủ sở hữu hoặc cổ đông đầu tư vào doanh nghiệp của họ và nó tiếp tục được hiểu theo cách này trong thực tế kinh doanh hàng ngày Hodgson (2014) cho rằng các nhà kinh tế đã coi thường bản chất của vốn như một đặc điểm lịch sử cụ thể của chủ nghĩa tư bản bằng cách sử dụng khái niệm vốn dùng để chỉ các hoạt động vật chất liên quan đến quá trình sản xuất hơn là các hoạt động mua lại của các doanh nghiệp kinh doanh Cohen và Harcourt (2003) đã chỉ ra rằng các khái niệm hay cách giải thích kép về vốn cũng là nguồn gốc của những tranh cãi xung quanh lý thuyết vốn. Dựa trên quan điểm của các nhà kinh tế đi trước, Trivedi & Bhattacharya (2018) đã đề xuất, về cơ bản chúng ta có một khái niệm song sinh về vốn: vốn như một quỹ tiền tệ và tư bản là tư liệu sản xuất được tài trợ bởi các quỹ, đó là tư bản vật chất hoặc tư bản sản xuất Do đó, chúng ta cần hiểu sự phân đôi cũng như mối liên hệ giữa hai yếu tố này trong nền kinh tế tài chính.
Mises, (1949) đã định nghĩa vốn là tổng số tiền tương đương của tất cả các tài sản trừ đi tổng số tiền tương đương của tất cả các khoản nợ phải trả được dành riêng tại một thời điểm xác định để tiến hành các hoạt động của một đơn vị kinh doanh nhất định Nhưng Lewin và Cachanosky (2021) đã lập luận, nếu nói như Mises, giả sử khi một người chủ của một công ty sở hữu một công cụ A quyết định bán nó, và sau đó thuê lại, thì công cụ đó không được coi là vốn vì có sự thay đổi về quyền sở hữu Nhưng công cụ này vẫn là một tài sản được công ty sử dụng bất kể chủ sở hữu là ai hoặc chi phí cơ hội được ghi nhận như thế nào vì lý do kế toán Do đó, theo Lewin và Cachanosky (2021), sẽ chính xác hơn khi coi vốn là giá trị của tất cả hàng hóa sản xuất nằm trong tầm kiểm soát của một công ty, thay vì chỉ là giá trị của những hàng hóa thuộc sở hữu hợp pháp của công ty. Lewin và Cachanosky (2021) cũng cho rằng, điều quan trọng liên quan đến vốn nằm trong lý thuyết về tăng trưởng, thuộc hàm sản xuất tân cổ điển Tích lũy vốn được coi là một yêu cầu tất yếu để tăng trưởng kinh tế cùng với các mặt khác của chức năng sản xuất.
Tiếp cận là khả năng của doanh nghiệp hoặc cá nhân để có được vốn từ các nguồn khác nhau (Levine, 1997), là không có các rào cản trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính (World Bank, 2008).
Theo lý thuyết kinh tế học và lý thuyết tài chính, có nhiều cách phân loại nguồn vốn Nếu dựa vào chức năng tham gia quá trình sản xuất kinh doanh thì có hai loại là vốn cố định và vốn lưu động Nếu căn cứ theo nguồn hình thành vốn thì có vốn chủ sở hữu (Equity) và vốn nợ (Liability) Trong đó vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do nhà đầu tư góp vốn, lợi nhuận được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, các nguồn quỹ và tài sản Vốn nợ bao gồm vốn từ tín dụng ngân hàng, vốn từ tín dụng thương mại, vốn từ phát hành trái phiếu, vốn từ các đối tác trong kinh doanh, vốn từ các quỹ của Chính phủ, vốn từ các tổ chức quốc tế…
Theo Hwang và cộng sự (2019), nguồn vốn có thể là vốn nội bộ hoặc bên ngoài Nó cũng có thể được công khai (như tài trợ của chính phủ) hoặc tư nhân (ngân hàng hoặc công ty đầu tư), có thể từ các tổ chức không chính thức.
Cụ thể, vốn tiếp cận có thể bao gồm các nguồn như vay ngân hàng, tín dụng, liên doanh và vốn cá nhân, có sự khác biệt đáng kể Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) nói chung, do những đặc điểm trong giai đoạn khởi đầu như thông tin không rõ ràng, thiếu lịch sử giao dịch và nguy cơ thất bại cao, họ thường phụ thuộc nhiều vào các nguồn vốn nội bộ như lợi nhuận giữ lại và tiết kiệm cá nhân của chủ sở hữu.
Các nguồn vốn bên ngoài bao gồm hỗ trợ tài chính từ gia đình và bạn bè (Abouzeedan, 2003); tín dụng thương mại, liên doanh vốn và các nhà tài chính thiên thần (He & baker, 2007); các nguồn chính thức bên ngoài được đại diện bởi các trung gian tài chính như ngân hàng, tổ chức tài chính và thị trường chứng khoán (Chittenden và cộng sự, 1996) Trong thời gian xảy ra đại dịch, do tác động của môi trường kinh tế xã hội, cho vay đối với DNNVV trên thế giới tăng trưởng chậm chạp (OECD, 2020).
2.3.1.3Các yếu tố ảnh hưởng
Các yếu tố ảnh hưởng là những yếu tố có thể tác động đến tiếp cận vốn của doanh nghiệp hoặc cá nhân Các yếu tố này có thể thuộc về bên cung (các tổ chức tài chính) hoặc bên cầu (doanh nghiệp hoặc cá nhân).
TÁC ĐỘNG CỦA TIẾP CẬN VỐN ĐẾN TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP25
Về mặt lý thuyết tăng trưởng, vốn là yếu tố quan trọng đối với đầu ra của doanh nghiệp Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cả cổ điển, tân cổ điển và kinh tế học hiện đại đều đề cập đến vốn trong các yếu tố tạo ra tăng trưởng doanh nghiệp Để có được các yếu tố đất đai, lao động, công nghệ trước hết cần phải có vốn Ngay trong lý thuyết tăng trưởng doanh nghiệp, Coase (1937) đã chỉ ra rằng khi doanh nghiệp bổ sung “chi phí giao dịch” thì “quy mô” của doanh nghiệp sẽ được mở rộng,
Theo Yong (1992), Krugman (1994), thành công trong tăng trưởng ở các nước Đông Á như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc phần lớn là nhờ vào tăng trưởng đầu tư Theo OECD (2019), đảm bảo các doanh nghiệp nhỏ được tiếp cận nguồn tài chính dưới các hình thức và quy mô phù hợp là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển và tăng trưởng Tăng trưởng doanh nghiệp cần những nguồn lực, trong đó quan trọng nhất là tài chính (Churchill và Lewis, 1983) Haynes và Brown (2009) cho rằng Nguồn vốn nội bộ rất quan trọng đối với sự tăng trưởng của DNNVV, và nguồn vốn bên ngoài là cần thiết. Đồng quan điểm, Levine (2004) nhận thấy rằng một công ty khó tiếp cận được vốn bên ngoài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng theo đuổi sự phát triển của công ty Để nâng cấp, cải tiến quy trình, phát triển sản phẩm cần có sự hỗ trợ đầy đủ tài chính kết hợp nguồn lực hiện có (Rafiki, 2019) Cassar (2006) khẳng định rằng tài chính là một nguồn lực, là công cụ cần thiết cho một dự án kinh doanh mới và đóng vai trò như một yếu tố thúc đẩy tăng trưởng Cũng có quan điểm như vậy, Fazzari và cộng sự (1988) cho rằng những hạn chế tài chính trên thị trường vốn ảnh hưởng đến đầu tư.
Robb và cộng sự (2010) đã dựa trên dữ liệu khảo sát về công ty và nhận thấy khoản vay nợ tăng lên khi các doanh nghiệp phát triển Lý thuyết phát triển gần đây coi việc thiếu khả năng tiếp cận tài chính là một cơ chế quan trọng, tạo ra thu nhập mất ổn định, cũng như tăng trưởng chậm hơn (World Bank, 2008) Nguồn vốn là huyết mạch của bất kỳ doanh nghiệp nào, là điều kiện cho việc tiếp cận các nguồn lực, tăng trưởng sản lượng, tạo việc làm, lợi nhuận, hiệu quả, xuất khẩu, năng suất và lợi tức trên tài sản (Beck và cộng sự, 2006; OECD, 2006; IFC, 2010).
Nếu không có khả năng tiếp cận đầy đủ các nguồn tài chính chính thức, hoạt động và phát triển của DNVVN cũng như việc thành lập các doanh nghiệp nhỏ mới, chắc chắn phải bị cản trở bởi những yếu tố bất lợi đối với năng suất và tăng trưởng (Ayyagari và cộng sự, 2005; Beck và Demirguc-Kunt, 2006; Klapper và cộng sự, 2006).
Nguồn vốn cũng có thể xem như một con dấu chất lượng, xác nhận độ tin cậy của kinh doanh và dẫn đến nhiều cơ hội hơn (Cole và cộng sự, 2016). Ở Việt Nam, vốn đầu tư có ý nghĩa quyết định để giải phóng nguồn lực con người, tài nguyên vì hiện nay tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu là tăng trưởng theo lao động Muốn tăng năng suất lao động cần có máy móc lớn, hiện đại, do đó trước hết cần có nguồn vốn đầu tư.
Tóm lại, vốn là yếu tố quan trọng để mở rộng qui mô sản xuất, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia.
TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế thể hiện trong hàm sản xuất Cobb – Douglas, tác động đến tăng trưởng sản lượng ngoài thành phần vốn đầu tư còn có yếu tố lao động và công nghệ Mankiw và các cộng sự (1992) đã bổ sung thêm thành phần vốn nhân lực (Human capital) vào hàm tăng trưởng của Robert Solow.
Trong lý thuyết tăng trưởng doanh nghiệp, Gouillart và Kelly (1995) định nghĩa tăng trưởng doanh nghiệp là sự kết hợp của sắp xếp lại, tái cấu trúc, tái tạo và đổi mới Các phạm trù này liên quan chặt chẽ đến đặc điểm, quy mô của doanh nghiệp, cách thức tổ chức hoạt động và môi trường hoạt động mà doanh nghiệp đó tham gia.
Trong khung khái niệm nghiên cứu về tăng trưởng doanh nghiệp của Storey (1994), có 3 yếu tố chính là đặc điểm của doanh nghiệp, đặc điểm của doanh nhân và chiến lược của doanh nghiệp Trong đó:
- Đặc điểm của doanh nghiệp gồm các yếu tố như: qui mô, tuổi (số năm hoạt động) của doanh nghiệp, địa điểm doanh nghiệp, ngành hoạt động.
- Đặc điểm doanh nhân gồm: tuổi, trình độ giáo dục, giới tính.
- Chiến lược doanh nghiệp gồm: xuất khẩu, sản xuất sản phẩm mới, chiến lược cạnh tranh…
Machado (2016), dựa trên 16 Tạp chí về Khởi nghiệp và Quản lý DN nhỏ, đã tổng hợp các yếu tố chính tác động đến tăng trưởng của các DNNVV gồm các yếu tố:
- Doanh nhân: Tuổi, giới tính, trình độ giáo dục đào tạo, kinh nghiệm.
- Doanh nghiệp: Thời gian hoạt động và qui mô doanh nghiệp, xuất khẩu và quốc tế hóa.
- Kinh tế vĩ mô: Chính sách, thể chế của nhà nước, môi trường hoạt động, thị trường Do đó, về mặt lý thuyết, tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp, ngoài yếu tố vốn, các yếu tố môi trường chính tác động thường được xét đến là qui mô, thời gian thành lập của doanh nghiệp, giới tính, trình độ giáo dục tào tạo của doanh nhân, ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố xuất khẩu.
CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM LIÊN QUAN
2.7.1 Tác động của tiếp cận vốn đối với tăng trưởng của doanh nghiệp
Heshmati (2001) đã nghiên cứu tăng trưởng của các công ty nhỏ ở Thụy Điển với dữ liệu bảng từ năm 1994 – 1998, sử dụng các phương pháp: mô hình hồi qui gộp (Pooled OLS model), mô hình với biến dummy nội bộ (Within FEM) hay còn gọi là mô hình hồi quy tác động cố định (FEM), và mô hình bình phương bé nhất tổng quát (GLS) Trong đó biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng được xác định theo số lượng nhân viên, doanh số, và tài sản So với các nghiên cứu trước, Heshmati đã đưa thêm vào mô hình chỉ tiêu tăng trưởng tổng tài sản để nghiên cứu Như vậy, Heshmati đã sử dụng tổng cộng cả 3 thang đo là tăng trưởng lao động, tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng tổng tài sản Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ tác động tích cực đến tăng trưởng doanh thu, tác động tiêu cực đến tăng trưởng tổng tài sản, không thể hiện ý nghĩa đối với tác động đến tăng trưởng lao động.
Watson và Wilson (2002), nghiên cứu DNNVV Anh giai đoạn 1990 – 1994 Mẫu số liệu gồm 655 DNNVV châu Âu, với 2.509 quan sát Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình là tăng trưởng tổng tài sản Các biến giải thích là lợi nhuận giữ lại, tổng nợ, tổng vốn cổ phần Phương pháp ước lượng được sử dụng là FEM Kết quả ước lượng cho thấy lợi nhuận giữ lại (Retained Profit), vốn cổ phần (Share Capital) và nợ (Total Debt) có tác động tích cực đến tăng trưởng tài sản Watson và Wilson đã kết luận, việc sử dụng lợi nhuận giữ lại sẽ được ưu tiên hơn so với nợ và khoản nợ đó sẽ được ưu tiên hơn so với việc phát hành cổ phiếu mới cho bên ngoài Kết luận này nhất quán với các dự đoán của lý thuyết trật tự phân hạng.
Nghiên cứu của Becchetti và Trovato (2002) trên 1.832 doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) ở Ý từ năm 1995 đến 1997 cho thấy nợ có tác động tích cực đến tăng trưởng lao động của các DNNVV.
Honjo và Harada (2006) cũng đưa vào mô hình nghiên cứu 3 thang đo tăng trưởng như Hesmati, sử dụng phương pháp FEM và GLS Mẫu số liệu được nghiên cứu từ 6.961 DNNVV, với 34.805 quan sát, giai đoạn 1995 - 1999 trong ngành sản xuất công nghiệp Nhật Bản Kết quả nghiên cứu cho thấy dòng vốn không có ý nghĩa tác động đối với cả 3 thang đo tăng trưởng lao động, tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng tài sản Nợ có tác động tích cực đến tăng trưởng doanh thu, tác động tiêu cực đến tăng trưởng lao động và tăng trưởng tài sản.
Mateev và Anastasov (2010) đã sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm 560 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển nhanh từ sáu nền kinh tế đang chuyển đổi ở châu Âu giai đoạn 2001- 2005 với 2.800 quan sát dữ liệu bảng cân bằng Phương pháp nghiên cứu là REM và GMM Kết quả của nghiên cứu là nợ tác động tích cực đến tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng tổng tài sản; vốn nội bộ phát sinh tác động tích cực đến tăng trưởng doanh thu và tác động tiêu cực đến tăng trưởng tài sản.
Haynes và Brown (2009) đã khảo sát các công ty tư nhân nhỏ Hoa Kỳ gồm 3.905 công ty từ cuộc điều tra năm 1993 và 3.447 công ty từ cuộc điều tra năm 2003, với tổng số 7.352 quan sát theo năm của công ty Với phương pháp hồi quy logistic, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa quỹ nội bộ và tăng trưởng việc làm trong các công ty tư nhân nhỏ Hoa Kỳ, đặc biệt quan trọng là đối với các doanh nghiệp rất nhỏ và do phụ nữ làm chủ.
Sử dụng nguồn dữ liệu từ 5.214 Công ty tại Vương quốc Anh và Ireland, trong đó 2.741 doanh nghiệp nhỏ, Rahaman(2011), với phương pháp ước lượng OLS và GMM, nhận thấy tài chính nội bộ tác động tích cực đến tăng trưởng lao động Tác động của tài chính nội bộ đối với tăng trưởng lao động của công ty giảm đi khi công ty tăng khả năng tiếp cận với cơ sở tín dụng ngân hàng bên ngoài Sự thay thế của vốn nội bộ và vốn bên ngoài là không hoàn hảo Sự chênh lệch giữa chi phí của vốn bên trong và bên ngoài làm phát sinh hạn chế tài chính bên ngoài dẫn đến hạn chế đầu tư của một công ty Rahaman cho rằng giảm bớt những hạn chế về tài chính có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để xem tác động của nguồn vốn đến tăng trưởng, Ullah và Wei (2017) đã sử dụng mô hình tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lao động nghiên cứu bộ dữ liệu Khảo sát Môi trường Kinh doanh và Hiệu suất Doanh nghiệp (Business Environment and Enterprise Performance Survey - BEEPS) bao gồm 21.935 công ty chủ yếu là nhỏ và vừa ở 30 quốc gia Đông Âu và Trung Á (Eastern European and Central Asian - ECA) trong giai đoạn 2002– 2014 Với phương pháp hồi quy OLS, FEM, mô hình hồi quy 2 bước, kết quả nghiên cứu cho thấy tài chính ngân hàng chính thức có có tác động tích cực đến tăng trưởng lao động và tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Brown và Earle (2017) trên 157.400 doanh nghiệp nhỏ tại Hoa Kỳ giai đoạn 1992 - 2007 cho thấy khoản vay ngân hàng một triệu đô la Mỹ có thể làm tăng trung bình 3-3,5 việc làm cho các doanh nghiệp trong vòng ba năm đầu tiên Kết quả này được rút ra từ phương pháp OLS và FEM, khẳng định tác động tích cực của vốn vay ngân hàng đối với sự tăng trưởng lao động của các doanh nghiệp.
Gereben và các cộng sự (2019) đã đánh giá tác động của việc tài trợ của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EuropeanInvestment Bank - EIB) đối với hoạt động của 5.074 DNNVV tại 8 quốc gia thuộc Trung và Đông châu Âu (Central andEastern Europe - CEE) trong giai đoạn 2008-2014, kết quả chỉ ra rằng hoạt động cho vay của EIB có tác động tích cực đến việc làm, doanh thu và khả năng thành công Và tác động này sẽ mạnh hơn trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế Cũng đồng quan điểm, Amamou và cộng sự (2020) đã nghiên cứu tác động của nguồn vốn do các Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) cung cấp đối với hoạt động của các DNNVV tại 28 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu (European Union – EU) từ năm 2008 đến năm 2014, với 403.788 DNNVV Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy probit, OLS và FEM Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu có tác động tích cực đến việc làm, quy mô doanh nghiệp, năng lực đầu tư và đổi mới, đồng thời nó cũng làm tăng tỷ lệ đòn bẩy.
2.7.1.2Nghiên cứu tại Việt Nam Để nghiên cứu tác động của các vốn đến tăng trưởng doanh nghiệp, Trinh và Doan (2018) đã nghiên cứu các DNNVV Việt Nam với 8.321 quan sát giai đoạn 2005 - 2013, sử dụng phương pháp hồi qui phân vị Nghiên cứu kết luận tăng trưởng vốn tác động tích cực đến tăng trưởng lao động, tăng trưởng sản phẩm đầu ra, tăng trưởng năng suất lao động.
Nghiên cứu cụ thể hơn về vốn, Nguyen và cộng sự (2018) đã sử dụng phương pháp GMM nghiên cứu DNNVV Việt Nam từ năm 2004 – 2014 Mẫu quan sát gồm 8.131 quan sát của 3.376 doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ tác động tiêu cực đến tăng trưởng doanh thu.
Nghiên cứu của Phạm và các cộng sự (2020) sử dụng phương pháp Mô hình hiệu ứng cố định (FEM) với dữ liệu từ 257 doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 2008-2015 (tổng cộng 2.056 quan sát) cho thấy nợ có tác động tích cực đến cả tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng tổng tài sản.
Le (2022) đã sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 36.053 DNNVV Việt Nam với 86.523 quan sát, xem xét sự tác động của vốn đến tăng trưởng của doanh nghiệp Thông qua phương pháp ước lượng OLS và GMM, nghiên cứu kết luận nợ tác động tích cực đến tăng trưởng doanh thu.
Nghiên cứu của Ha et al (2022, 2023) sử dụng phương pháp Bayes đã chỉ ra rằng nợ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tổng tài sản, trong khi vốn chủ sở hữu lại có tác động tích cực Ngược lại, nợ có tác động tích cực đến tăng trưởng lao động, trong khi vốn chủ sở hữu lại có tác động tiêu cực.
Bảng 2.1: Tổng kết các nghiên cứu về tác động của nguồn vốn đối với tăng trưởng doanh nghiệp
Tác giả Giai đoạn nghiên cứu
FEM Lợi nhuận giữ lại (Retained
Profit), vốn cổ phần (Share
Capital) và nợ (Total Debt) có tác động tích cực đến tăng trưởng tài sản.
DNNVV tại 28 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu
Hồi quy probit, OLS, FEM
Hoạt động cho vay của ngân hàng đầu tư châu Âu có tác động tích cực đến việc làm, quy mô doanh nghiệp, năng lực đầu tư và đổi mới, đồng thời nó cũng làm tăng tỷ lệ đòn bẩy.
Thụy Điển với mẫu quan sát 7.884
THẢO LUẬN VỀ KHOẢNG TRỐNG KHOA HỌC
Qua lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước có liên quan, có thể nhận thấy một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, xét về biến số phụ thuộc, các nghiên cứu không nhất quán sử dụng các thang đo tăng trưởng của doanh nghiệp, cũng như giai đoạn, phạm vi trong nghiên cứu Kết luận của các nghiên cứu hầu hết có điểm chung với nhau là vốn chủ sở hữu và nợ có tác động đến tăng trưởng của các DNNVV Tuy nhiên, chiều hướng tác động và thang đo tăng trưởng sử dụng trong các nghiên cứu lại có kết quả khác hoặc mâu thuẫn lẫn nhau Dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu như Combs và cộng sự (2005), Delmar (1997), Delmar và các cộng sự (2003), Rauch & Rijskik (2011), chỉ số tăng trưởng việc làm có quan hệ tỷ lệ thuận với chỉ số tăng trưởng doanh số bán hàng, do đó, có những tác giả chỉ đưa vào mô hình nghiên cứu một trong hai thang đo này Tuy nhiên, việc đưa vào mô hình nhiều hơn 2 thang đo và thiết lập ma trận tự tương quan sẽ thuận tiện cho việc lý giải tính hợp lý của các mối quan hệ thông qua kết quả thực nghiệm Chỉ có một số tác giả như Heshmati (2001), Honjo và Harada (2006) đưa vào mô hình nghiên cứu cả
Việc sử dụng các phương pháp truyền thống với đối tượng doanh nghiệp là DNNVV gặp nhiều hạn chế như thiếu tính nhất quán trong dữ liệu và yêu cầu dữ liệu liên tục qua nhiều năm rất khó thu thập Nghiên cứu của Heshmati, Honjo và Harada sử dụng 3 thang đo tăng trưởng nhưng không giải thích hợp lý về xu hướng kết quả, trong khi nghiên cứu của Nguyen và cộng sự chỉ tập trung vào giai đoạn 2004-2014, khiến tính khả dĩ về xu hướng cũng như ảnh hưởng của các biến trong suốt thời gian còn lại chưa được làm rõ.
Mẫu dữ liệu gốc có số quan sát doanh nghiệp từ 2.512 (2011) đến 2.821 (2005) Tuy nhiên, nghiên cứu đã sử dụng 8.131 quan sát của 3.376 doanh nghiệp do phần mềm lựa chọn, trong đó có những doanh nghiệp có dữ liệu trống Điều này được xác định dựa trên số doanh nghiệp trong mẫu quan sát (3.376) cao hơn so với năm có số doanh nghiệp lớn nhất (2.821 năm 2005).
Thứ hai, về phía biến độc lập, nếu chỉ xét biến số chính là tác động của vốn, không kể các biến kiểm soát khác, có những nghiên cứu chỉ sử dụng một trong hai thành phần là vốn chủ sở hữu hoặc nợ, dưới dạng số tuyệt đối hoặc dưới dạng số tương đối để phản ảnh tăng trưởng vốn Sử dụng các chỉ tiêu khác nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau (Delmar, 1997; Heshmati, 2001; Honjo và Harada, 2006) Như vậy, việc bổ sung thêm những nghiên cứu mới là điều cần thiết (Delmar, 1997).
Thứ ba, hầu hết các nghiên cứu trước sử dụng phương pháp nghiên cứu tần suất Trong đó, nghiên cứu của Ha và các cộng sự (2022, 2023) sử dụng phương pháp Bayes, nhưng chỉ đưa vào mô hình thang đo nghiên cứu là tăng trưởng tổng tài sản và tăng trưởng lao động.
Do đó, sử dụng phương pháp Bayes, đưa vào mô hình cả 3 thang đo tăng trưởng để xem xét tác động của tăng trưởng vốn chủ sở hữu và nợ đến tăng trưởng của doanh nghiệp là cách tiếp cận khác với các nghiên cứu trước Việc đưa vào 3 thang đo làm cơ sở để so sánh giá trị và xu hướng của mỗi thang đo, đảm bảo tăng độ tin cậy và hợp lý của kết quả thực nghiệm Về mặt kỹ thuật tính toán, ước lượng Bayes có những ưu điểm Phương pháp Bayes cung cấp các tuyên bố xác suất trực tiếp về các tác động đã được giả định Thiết kế lấy mẫu, các hiện tượng nội sinh, tự tương quan, phương sai thay đổi không ảnh hưởng đến giá trị ước lượng của Bayes (Godambe, 1966; Basu, 1969; Scott và Smith, 1973; Gelman, 2009; Hassan và Blandón, 2019) Các kết quả của Bayes cho phép dễ dàng giao tiếp với các nhà nghiên cứu và các nhà thực hành.
Luận án dựa trên cơ sở các thuyết về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng doanh nghiệp, vốn và tiếp cận vốn, kết hợp với những kết quả có giá trị từ các nghiên cứu thực nghiệm trước có liên quan để nghiên cứu sự tác động của tăng trưởng vốn chủ sở hữu và nợ đến tăng trưởng của DNNVV tại Việt Nam.
Thông qua khái quát các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, tác giả đã có những ý kiến về những khoảng trống khoa học của các nghiên cứu trước và đề ra hướng tiếp cận mới phù hợp với đặc điểm của DNNVV tại Việt Nam. Để đảm bảo độ tin cậy cũng như tính vững của kết quả nghiên cứu, tác giả chọn phương pháp thống kê mô tả kết hợp với ước lượng Bayes áp dụng cho đề tài nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa trên cơ sở phương pháp luận chung mang tính khoa học cho một nghiên cứu thực nghiệm, tác giả chọn cách thức tiến hành nghiên cứu đề tài theo các bước như sau:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Kết luận và gợi ý chính sách
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Thiết lập các giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Ước lượng các tham số
Phân tích kết quả nghiên cứu
THIẾT LẬP CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên cơ sở các lý thuyết về tiếp cận vốn và tăng trưởng của doanh nghiệp, đo lường tăng trưởng doanh nghiệp, đo lường tiếp cận vốn, đặc điểm của DNNVV trên thế giới và Việt Nam, thực trạng hoạt động của DNNVV tại Việt Nam, và các kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm trước có liên quan, tác giả đề xuất các giả thuyết tác động của tiếp cận vốn đến tăng trưởng của DNNVV tại Việt Nam như sau:
3.2.1.1Tác động của nợ đến tăng trưởng lao động
Các nghiên cứu của Rahaman (2011), Ullah và Wei (2017), Brown và cộng sự (2017), Gereben và cộng sự (2019), Amamou và cộng sự (2020), IFC (2021), Heshmati (2001) và Becchetti và Trovato (2002) đều chỉ ra rằng nợ có tác động tích cực đến tăng trưởng lực lượng lao động.
Xét trường hợp Việt Nam, Le (2022), Ha và các cộng sự (2023) cho rằng nợ có tác động tích cực đến tăng trưởng lao động Số liệu thống kê hiệu quả hoạt động của DNNVV Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019 (MPI, 2021) cho thấy, so với các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ, các doanh nghiệp có quy mô vừa thu hút lao động nhiều hơn, hiệu suất sử dụng lao động cao hơn, có chỉ số nợ cao hơn.
Do đó, giả thuyết của đề tài về tác động của nợ đến tăng trưởng lao động của DNNVV tại Việt Nam là:
H1: Nợ tác động tích cực đến tăng trưởng lao động
3.2.1.2Tác động của nợ đến tăng trưởng doanh thu
Theo các nhà nghiên cứu Combs và cộng sự (2005), Delmar (1997), Delmar và các cộng sự (2003), Rauch &Rijskik (2011), tăng trưởng lao động tương quan với tăng trưởng doanh thu Nếu điều này đúng, khi có sự tăng trưởng về lực lượng lao động sẽ dẫn đến tăng trưởng doanh thu Nghiên cứu ở nước ngoài như Heshmati (2001), Honjo và Harada (2006),Mateev và Anastasov (2010) có kết luận nợ tác động tích cực đến tăng trưởng doanh thu của DNNVV Trường hợp nghiên cứu ở Việt Nam, Nguyen và cộng sự (2018), Pham và các cộng sự (2020) cũng kết luận nợ tác động tích cực đến tăng trưởng doanh thu của DNNVV Do đó giả thuyết của đề tài về tác động của nợ đến tăng trưởng doanh thu của DNNVV Việt Nam là:
H2: Nợ tác động tích cực đến tăng trưởng doanh thu
3.2.1.3Tác động của nợ đến tăng trưởng tài sản
Theo Heshmati (2001), Serrasqueiro và cộng sự (2018), nợ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tài sản DNNVV Ha và các cộng sự (2022) nghiên cứu về DNNVV Việt Nam cũng kết luận nợ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng tài sản Trên thực tế, doanh nghiệp chỉ đi vay vốn khi có nhu cầu hoặc đủ điều kiện để vay Điều này phù hợp với quan điểm của các nhà nghiên cứu là ở giai đoạn mới thành lập, nguồn vốn chính của DNNVV là vốn chủ sở hữu (Berger & Udell, 1998; Cassar, 2004; Huyghebaert & Gucht, 2007; Wu và cộng sự, 2008; Harvie và cộng sự, 2013; Rand và cộng sự, 2015; Haynes và Brown, 2009) Khi cần mở rộng sản xuất kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải bổ sung nguồn vốn vay vì nếu dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu sẽ không đáp ứng đủ Theo Oakey (1984), các DNNVV có định hướng tăng trưởng buộc phải tìm kiếm nguồn vốn đầu tư bên ngoài Vậy, khi nguồn vốn vay gia tăng có thể đồng thời diễn ra nguồn vốn chủ sở hữu không tăng hoặc tăng ít (điều này cũng phù hợp với sự thay thế vai trò giữa hai nguồn vốn theo quy luật đánh đổi trong tài chính và quy luật trật tự phân hạng) Do giá trị tổng tài sản gồm giá trị của vốn chủ sở hữu cộng với nợ nên nếu vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều sẽ dẫn đến trường hợp tăng trưởng của nợ và tăng trưởng của tổng tài sản ngược chiều nhau Dựa trên các cơ sở này, giả thuyết của đề tài về sự tác động của nợ đối với tăng trưởng tài sản của các DNNVV tại Việt Nam là:
H3: Nợ tác động tiêu cực đến tăng trưởng tài sản
3.2.1.4Tác động của vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng tài sản
Như đã nêu ở mục trên (3.2.2.3), các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hay đang trong giai đoạn mới hình thành, vốn chủ yếu là nguồn vốn nội bộ Các tác giả nghiên cứu trước như Watson và Wilson (2002), Serrasqueiro và cộng sự (2018), và kể cả
Ha và các cộng sự (2022) nghiên cứu về trường hợp DNNVV Việt Nam đều có kết luận vốn chủ sở hữu tác động tích cực đến tăng trưởng tài sản Nhận thấy vốn chủ sở hữu là thành phần cấu thành tổng tài sản, nên khi có nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung tất yếu sẽ dẫn đến gia tăng tài sản, do đó giả thuyết của đề tài về tác động của vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng tài sản NDNVV tại Việt Nam là:
H4: Vốn chủ sở hữu tác động tích cực đến tăng trưởng tài sản.
3.2.1.5Tác động của vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng lao động Đối với DNNVV, tăng qui mô sản xuất bắt đầu từ tăng lực lượng lao động, vì để đầu tư vào trang thiết bị tự động hiện đại, có thể sử dụng máy móc thay thế con người cần có có nguồn vốn rất lớn, khó có thể khả thi đối với DNNVV Theo Rand và các cộng sự (2015), tỉ trọng đầu tư vào lĩnh vực khoa học, công nghệ của DNNVV Việt Nam rất thấp, chỉ có 3% thực hiện đầu tư cho nghiên cứu phát triển, cải thiện vốn con người, sáng chế và đầu tư vào các doanh nghiệp khác Do đó, trong giai đoạn khởi nghiệp, khi nguồn vốn chủ sở hữu được bổ sung cho mục đích đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu, khi đó tổng tài sản gia tăng, nhưng qui mô sản xuất kinh doanh chưa tăng, vì doanh nghiệp chỉ vay vốn khi có nhu cầu Robb và cộng sự (2010) đã dựa trên dữ liệu khảo sát về doanh nghiệp và nhận thấy khoản vay nợ tăng lên khi các doanh nghiệp tăng trưởng Cũng theo Rahaman (2011), khi các hạn chế về tài chính bên ngoài được giảm bớt, công ty ít phụ thuộc vào nguồn vốn nội bộ hơn và chuyển sang nguồn tài trợ bên ngoài cho sự tăng trưởng doanh nghiệp Như vậy, dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu, khó có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tức chưa có sự tăng trưởng về lực lượng lao động Khi nguồn vốn vay được bổ sung, thúc đẩy tăng trưởng lao động trong khi hiệu ứng thay thế giữa hai nguồn vốn làm giảm gia tăng hoặc tăng với tốc độ chậm đối với nguồn vốn chủ sở hữu như đã phân tích ở mục (3.2.2.3) trên Tác động của tài chính nội bộ đối với tăng trưởng của công ty giảm đi khi công ty tăng khả năng tiếp cận với cơ sở tín dụng ngân hàng (Rahaman, 2011) Có nghĩa là, nếu tính chung từ giai đoạn có sự hiện diện của vốn chủ sở hữu trong khi lực lượng lao động chưa tăng cho đến khi có sự tăng trưởng lao động, tăng trưởng vốn chủ sở hữu và tăng trưởng lao động sẽ biến thiên ngược chiều nhau Do đó, giả thuyết của đề tài về tác động của nguồn vốn chủ sở hữu đối với tăng trưởng lao động DNNVV Việt Nam là:
H5: Vốn chủ sở hữu tác động tiêu cực đến tăng trưởng lao động
3.2.1.6Tác động của vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng doanh thu
Như đã nêu trên, DNNVV khó có khả năng đầu tư trang thiết bị hiện đại tự động thay thế con người Vậy, nếu tăng trưởng doanh thu tương quan với tăng trưởng lao động như nhận định của các nhà nghiên cứu (Combs và cộng sự, 2005;Delmar, 1997; Delmar và các cộng sự, 2003; Rauch & Rijskik, 2011), thì khi có sự tăng trưởng về lực lượng lao động sẽ dẫn đến tăng trưởng doanh thu Và trong giai đoạn DNNVV chưa mở rộng sản xuất kinh doanh, chưa có sự tăng trưởng lực lượng lao động thì hiển nhiên sẽ chưa có sự tăng trưởng về doanh thu Mặt khác, vốn chủ sở hữu và nợ có vai trò thay thế cho nhau Nhưng nội dung của giả thuyết H1 đã xác định nợ có tác động tích cực đến tăng trưởng lao động Do đó, giả thuyết của đề tài về tác động của vốn chủ sở hữu đến tăng trưởng doanh thu DNNVV Việt Nam là:
H6: Vốn chủ sở hữu tác động tiêu cực đến tăng trưởng doanh thu
Bảng 3.1: Các biến phụ thuộc và biến giải thích trong mô hình nghiên cứu
Biến phụ thuộc Kỳ vọng dấu
Các tác giả nghiên cứu trước và xu hướng tác động
Honjo và Honjo và Serrasqueiro và
Harada (2006); Harada (2006); cộng sự (2018); Ha
Rahaman Mateev và và các cộng sự
Vốn (2011); Haynes Anastasov (2022); Watson và - - + chủ và Brown (2010) Wilson (2002); sở (2009); Ha và Honjo và Harada hữu các cộng sự (2006); Mateev và
Heshmati (2006); Mateev Honjo và Harada
(2001); và Anastasov (2006); Ha và các
Nợ Rahaman (2010); Gereben cộng sự (2022); + + -
(2011); và các cộng sự Watson và Wilson
Gereben và các (2019); Pham và (2002); Mateev và cộng sự các cộng sự Anastasov (2010);
(2019); Ha và các cộng sự
(2020); Le (2022); Nguyen và cộng sự (2018)
Pham và các cộng sự (2020)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bảng 3.2: Xu hướng tác động các nghiên cứu trước tại Việt Nam
Yếu tố/Chiều hướng tác động
Tác giả nghiên cứu trước
Ha và các cộng sự (2023)
Ha và các cộng sự (2022)
Ha và các cộng sự (2023)
Pham và các cộng sự (2020); Le
Ha và các cộng sự (2022);
Pham và các cộng sự (2020);
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bảng 3.3: Các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu
Biến số Tác giả nghiên cứu trước
Serrasqueiro et al (2018), Heshmati (2001), Rafiki (2019), Honjo and Harada (2006), Becchetti and Trovato (2002), Mateev and Anastasov (2010), Nguyen et al (2018), Le (2022), Evans (1987), Ha et al (2022), Davidsson et al (2002), Nham (2012), and Pham et al (2017) have extensively researched and contributed to the understanding of various aspects related to the topic under discussion.
Tuổi doanh nghiệp Heshmati (2001); Serrasqueiro và cộng sự (2018); Honjo và Harada (2006); Becchetti và
Trovato (2002); Nguyen và cộng sự (2018); Trinh và Doan (2018); Pham và các cộng sự (2020); Le (2022); Evans (1987); Ha và cộng sự (2022); Davidsson và cộng sự (2002); Nham (2012); Pham và các cộng sự (2017)
Giới tính Le (2022); Ha và cộng sự (2022); Cliff (1998); Nham (2012)
Xuất khẩu Brenner & Schimker (2015); Becchetti và Trovato (2002); Nguyen và cộng sự (2018); Trinh và Doan (2018); Pham và các cộng sự (2020); Le (2022); Ha và cộng sự (2022)
Trình độ giáo dục doanh nhân
Rafiki (2019); Le (2022); Ha và cộng sự (2022); Nham (2012); Pham và các cộng sự (2017)
Ngành sản xuất kinh doanh
Ha và cộng sự (2022); Davidsson và cộng sự (2002); Nham (2012);
Pham và các cộng sự (2017)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Mô hình nghiên cứu trước hết cần xem xét tính hợp lý cách thức đo lường các biến số.
Biến số tốc độ tăng trưởng có thể đo lường dựa trên thống kê căn bản, lấy giá trị của biến số kỳ sau chia cho kỳ trước liền kề: g i = Y i /Y i-1 hoặc g i = Y i /Y i-1 - 1
Tuy nhiên biến số này cũng có thể được tính toán dưới dạng logarit như logarit tự nhiên, với công thức: g i = ln (Y i /Y i-1 ) hay g i = lnY i – lnY i-1 Ưu điểm của biến số được ước lượng dưới dạng logarit là có được sự phù hợp cao hơn và sử dụng dữ liệu tốt hơn. Theo Delmar (1997), logarit hóa biến số để điều chỉnh phân phối lệch, và do đó đáp ứng giả định về phân phối chuẩn của phần dư độ lệch tạo ra các giá trị ngoại lệ không cần thiết Do đó, các biến số định lượng khác cũng có thể sử dụng dạng logarit Mặt khác các biến số phản ảnh tính chất khác nhau giữa các đối tượng gọi là biến định tính, các biến số này khi đưa vào mô hình phải được mã hóa dưới dạng biến giả hay biến nhị phân nhận các giá trị 0 hoặc 1.
Do lý thuyết vòng đời tăng trưởng doanh nghiệp không nhất quán và bị chỉ trích, việc chia giai đoạn theo lý thuyết này với mẫu dữ liệu gồm hàng ngàn doanh nghiệp là không khả thi Do đó, giai đoạn nghiên cứu được giữ nguyên từ năm 2005 đến 2015 Về quy mô doanh nghiệp, để tránh mất nhiều bậc tự do mẫu dữ liệu, đề tài không phân chia thêm các nhóm quy mô để phân tích Quyết định này phù hợp với đánh giá của OECD (2021) rằng các công ty có quy mô khác nhau có khả năng mở rộng quy mô tương tự nhau.
Dựa trên cơ sở lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đã nêu, đề tài đưa vào các biến số như sau đối với 3 mô hình là tăng trưởng lao động, tăng trưởng doanh thu, và tăng trưởng tổng tài sản:
Tốc độ tăng trưởng lao động là thước đo hiệu quả phản ánh tình hình tăng trưởng của doanh nghiệp Tỷ lệ này được tính bằng logarit tự nhiên (ký hiệu là lngLT) của lượng lao động toàn thời gian ở năm t so với năm t-1 Giá trị lngLT cho biết chênh lệch về tổng lực lượng lao động toàn thời gian giữa hai giai đoạn thời gian này.
DỮ LIỆU
Để phân tích thực trạng của các DNNVV tại Việt Nam qua các năm, đề tài sử dụng số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê thông qua các tài liệu tổng kết, các báo cáo thường niên về hoạt động của doanh nghiệp (DN) từ năm 2005 đến năm
2022 1 Để phân tích tăng trưởng của doanh nghiệp, do cần phải có số liệu chi tiết và liên tục theo thời gian của các biến số qua các năm, đề tài sử dụng bộ số liệu do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Viện Khoa học Lao động và Các vấn đề Xã hội (ILSSA), Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới của Đại học Liên hợp quốc (UNU- WIDER) và Khoa kinh tế (DOE) của trường đại học Copenhagen phối hợp điều tra nghiên cứu Số liệu thu thập được thực hiện 2 năm một lần từ năm 2005 đến năm 2015 trên cơ sở các phương pháp lựa chọn của các vòng điều tra trước, bao gồm từ 2.512 đến 2.821 DNNVV thuộc 20 ngành hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An.
Bộ dữ liệu được hỗ trợ cung cấp bởi UNU-WIDE.
1 Sách Trắng DNVN năm 2022 Phần 2: Một số chỉ tiêu chủ yếu về DN đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh 2016-2020, Nxb Thống Kê; Thực trạng DN qua kết quả điều tra năm 2005, 2006, 2007, Nxb Thống Kê, Hà Nội 2008; Thực trạng DN qua kết quả điều tra năm 2006, 2007, 2008, Nxb Thống Kê, Hà Nội 2009; Thực trạng DN qua kết quả điều tra năm 2007, 2008, 2009, Nxb Thống Kê, Hà Nội 2010; DNNVV giai đoạn 2006 – 2011, Nxb Thống Kê 2013; Kết quả sản xuất kinh doanh của DNVN năm 2009, Nxb Thống
- Dân số Việt Nam năm 2011 ước đạt 87,8 triệu người, tăng 1,1% so với năm 2009.- Trong giai đoạn 2004 - 2014, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bình quân 6,6%/năm, thuộc nhóm các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.- Giai đoạn 2011 - 2015, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 2.253 USD, tăng 1,5 lần so với giai đoạn 2006 - 2010.- Trong giai đoạn 2016 - 2020, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 3.500 USD, tăng gần 2 lần so với giai đoạn 2011 - 2015.
Các đơn vị được nghiên cứu trong khu vực chính thức bao gồm: doanh nghiệp tư nhân sở hữu bởi cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tư nhân, các cơ sở kinh doanh là tổ chức kinh tế do tư nhân sở hữu chưa đăng ký theo Luật Doanh nghiệp, có địa điểm kinh doanh cố định và ít nhất một lao động toàn thời gian.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ: ≤ 10 lao động.
- Doanh nghiệp nhỏ: từ 10 đến 50 lao động.
- Doanh nghiệp vừa: trên 50 đến 300 lao động.
Mẫu doanh nghiệp thuộc mười tỉnh, thành phố được điều tra chiếm 30% trên tổng thể các doanh nghiệp sản xuất ngoài quốc doanh của cả nước vào năm 2005 Để đảm bảo tính đại diện ở cấp tỉnh cho các doanh nghiệp sản xuất chính thức đã đăng ký ngoài quốc doanh, trước hết ước tính cỡ mẫu nhỏ nhất trong nhóm (tỉnh Lâm Đồng) và sau đó xác định cỡ mẫu cho các tỉnh còn lại Chọn mẫu phân tầng được áp dụng nhằm đảm bảo số lượng phù hợp các doanh nghiệp thuộc các hình thức pháp lý khác nhau trên từng địa bàn điều tra.
Số doanh nghiệp được khảo sát lần lượt tương ứng qua các năm 2005, 2007, 2009, 2011, 2013 và 2015 như bảng sau:
Bảng 3.5: Mẫu số lượng DNNVV được điều tra qua các năm
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ phần mềm Stata.
Nếu dựa trên nhiệm vụ kế hoạch kinh tế quốc gia trong từng giai đoạn 5 năm, giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 là giai đoạn phù hợp để phân tích tăng trưởng của các DNNVV Việt Nam, phừ hợp để so sánh với tăng trưởng chung của nền kinh tế của Việt Nam và thế giới, vì giai đoạn 2015 – 2020 bị ảnh hưởng Covid-19 nên ảnh hưởng đến dữ liệu điều tra của các quốc gia, khu vực và thế giới.
Dữ liệu của các năm được lưu trữ ở các tập tin khác nhau, với số lượng doanh nghiệp qua các năm không đồng nhất do mỗi năm có nhiều doanh nghiệp bị giải thể và nhiều doanh nghiệp được thành lập Do đó, để phân tích dữ liệu biến thiên liên tục qua các năm, luận án sử dụng kỹ thuật kết nối dữ liệu để ghép (merge) số liệu của các biến số từ các tập tin qua các năm với nhau để đảm bảo các biến số đồng nhất với nhau qua các năm đối với mỗi công ty theo mã nhận diện id (identification index).
Dữ liệu sau khi được ghép sẽ được mã hóa, chọn lọc các biến số và định dạng toán học để phù hợp với mô hình nghiên cứu Đề tài sử dụng phần mềm Stata 17.0 ghép các tập tin lại với nhau theo chỉ mục id từ năm 2005 đến năm 2015 Kết quả từ phần mềm Stata 17.0 cho thấy dựa trên các biến số đưa vào phân tích, mã id của tất cả các năm khớp với nhau gồm có 2.073 quan sát (doanh nghiệp) Số doanh nghiệp có mã id không khớp qua tất cả các năm sau khi đã ghép dữ liệu là 3.059 Sau
5 lần ghép, có 3.059 mã id được tạo ra Mỗi năm có nhiều doanh nghiệp được thành lập và nhiều doanh nghiệp bị giải thể Tính bình quân mỗi năm có khoảng 3.059/5 = 612 mã id được tạo ra.
Thiếu dữ liệu quan sát là do không khớp mã id qua nhiều năm Ngoài ra, giá trị trống cũng góp phần làm giảm kích thước mẫu Theo OECD (2020) và World Bank (2008), dữ liệu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV), đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, thường bị thu thập không đầy đủ hoặc không nhất quán Điểm này trùng khớp với báo cáo hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam năm 2015 (Rand et al., 2015) và dữ liệu lưu trữ trên phần mềm.
Do đó, việc thiết lập mô hình cũng như lựa chọn phương pháp nghiên cứu ngoài căn bản chính là dựa trên cơ sở lý thuyết khoa học, cần phải xét tính phù hợp và tin cậy từ phía dữ liệu khảo sát, nhất là dữ liệu có cỡ mẫu nhỏ và bị thiếu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả Đề tài sử dụng các đại lượng thống kê, hệ thống các biểu đồ, bảng số liệu kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu thực trạng DNNVV Việt Nam và các tính chất của các biến số trong mô hình định lượng.
Về các chỉ tiêu kinh tế tài chính, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng lao động, hệ số nợ được tính theo các công thức sau:
Hiệu suất sử dụng lao động (lần) = (Doanh thu thuần bình quân một lao động) / (Thu nhập bình quân một lao động).
Chỉ số nợ (lần) = (Tổng nợ bình quân) / (Tổng vốn tự có bình quân)
Các biểu đồ trực quan được sử dụng để thể hiện dữ liệu bao gồm biểu đồ cột, biểu đồ đường và biểu đồ hình tròn Để đo lường sự thay đổi của dữ liệu theo thời gian, các chỉ số thống kê như giá trị tăng trưởng trung bình được tính toán thông qua công thức trung bình nhân (Geometric mean).
Các chỉ tiêu trung bình có cùng gốc phần trăm được tính theo công thức trung bình cộng (Arithmetic mean):
Các đại lượng thống kê khác như phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số tương quan của các biến số, sai số chuẩn của các hệ số ước lượng, … Tất cả đều được phần mềm Excel, Stata hỗ trợ thực hiện, tính toán.
3.4.2 Phương pháp định lượng Đề tài sử dụng phương pháp Bayes, với kỹ thuật Markov Chain Monte Carlo (MCMC), chọn mẫu Gibbs và Metropolis-Hastings do những ưu điểm mà phương pháp này mang lại. Đặc điểm của dữ liệu của DNNVV là thường không đầy đủ, có sự khác nhau giữa các quốc gia, và thường nằm rải rác ở nhiều nguồn khác nhau, gây khó khăn cho việc đo lường (World Bank, 2008; OECD, 2020) So với các quốc gia phát triển trên thế giới, tính chất đầy đủ và nhất quán dữ liệu của DNNVV tại Việt Nam lại bị hạn chế hơn Nếu sử dụng phương phương pháp tần suất (bao gồm các phương pháp phân tích như OLS, FEM, REM, GMM…) ngoài những lỗi thường mắc phải như vi phạm các giả thiết của phương pháp nghiên cứu (phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi, đa cộng tuyến, tự tương quan, nội sinh…), còn có thể bị ảnh hưởng do mẫu dữ liệu nhỏ, có nhiều quan sát thiếu giá trị Trong khi đó, phương pháp Bayes có ưu điểm là thiết kế lấy mẫu, các hiện tượng nội sinh, tự tương quan, phương sai thay đổi không ảnh hưởng đến giá trị ước lượng của Bayes (Godambe, 1966; Basu, 1969; Scott và Smith, 1973; Gelman, 2009; Hassan và Blandón, 2019).
3.4.2.1Lý thuyết về thống kê Bayes
Phương pháp Bayes bắt nguồn từ công trình nghiên cứu của Thomas Bayes ở thế kỷ 18 (1701-1761), nhà thống kê học, nhà triết học Anh Do đó phương pháp Bayes được đặt tên theo Bayes Phân tích Bayes được bắt đầu như một quy tắc trực quan đơn giản: cập nhật niềm tin dựa trên một số bằng chứng Trong suốt thế kỷ 20, phương pháp Bayes cùng phát triển với phương pháp tần suất, nhưng với tốc độ phát triển chậm hơn và ít được chú ý hơn Nguyên nhân là do yếu tố chủ quan và năng lực tính toán Tuy nhiên, ngày nay thống kê Bayes được các nhà nghiên cứu và thực hành chấp nhận rộng rãi như một phương án thay thế có giá trị và khả thi.
Thống kê Bayes được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình như Kinh tế lượng, Giáo dục, Kỹ thuật, Di truyền học, Khoa học xã hội, Quản lý chất lượng…
Suy luận trong phân tích Bayes dựa trên Phân phối xác suất của các tham số tổng thể (𝜃) với dữ liệu quan sát (D) Quy tắc Bayes được sử dụng để kết hợp dữ liệu quan sát với thông tin trước đó, tạo ra Phân phối hậu nghiệm P (𝜃\𝐷).
P(𝜃) đại diện cho xác suất dự kiến cho 𝜃 trước khi thu thập dữ liệu và được gọi là xác suất tiên nghiệm P(D\𝜃) được gọi là khả năng xảy ra và đại diện cho xác suất hoặc khả năng quan sát dữ liệu cụ thể với tiên nghiệm 𝜃 P (𝜃\𝐷) được gọi là xác suất hậu nghiệm, là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra và tiên nghiệm Số hạng mẫu số P(D) là khả năng cận biên hoạt động như hằng số chuẩn hóa, chia tỉ trọng hậu nghiệm để có mật độ thích hợp Bởi vì thuật ngữ này chỉ đơn giản là một hằng số tỷ lệ, thường bị loại trừ và định lý Bayes được biểu thị dưới dạng tỷ lệ:
Biểu thức (2) có nghĩa là: Phân phối hậu nghiệm tỉ lệ với khả năng xảy ra nhân với phân phối tiên nghiệm Nghĩa là, phân phối sau đại diện cho trung bình có trọng số thông tin về các tham số trong dữ liệu quan sát và kiến thức về các tham số trước khi quan sát dữ liệu; dữ liệu có ảnh hưởng lớn hơn khi kích thước của mẫu tăng lên (Gelman và cộng sự, 2014).
Về kỹ thuật phân tích Bayes, có các kỹ như mô hình tuyến tính tổng quát (Dey và cộng sự 2000); ước lượng phi tham số (Muller và Vidakovic, 1999; Dey và cộng sự 1998); thống kê không gian (Wolpert và Ickstadt, 1998; Besag và Higdon, 1999); kiểm định và lựa chọn mô hình (Kass và Raftery, 1995; Berger và Pericchi, 1996; Berger, 2006); và chuỗi thời gian (Pole và cộng sự, 1994) …
Những tiến bộ gần đây trong máy tính cho phép thực hiện phân tích Bayes bằng cách sử dụng mô phỏng Một khám phá mang tính bước ngoặt là thuật toán lấy mẫu Gibbs (Geman và Geman, 1984) Thuật toán cho thấy rằng có thể lấy mẫu chính xác từ một phân bố xác suất phức tạp và không thể đánh giá được Những ý tưởng này là tiền đề dẫn đến sự phát triển của chuỗi Markov Monte Carlo (MCMC) - một phương pháp mô phỏng lặp lại được chứng minh là công cụ không thể thiếu cho các phép tính Bayes.
Do vai trò đặc biệt quan trọng vừa nêu, đề tài sử dụng phương pháp MCMC với thuật toán Gibbs và Metropolis-Hastings trong thống kê Bayes Thuật toán MCMC là chạy thử nghiệm số liệu nhiều lần với các điểm xuất phát khác nhau để thu được nhiều mẫu MCMC Sau đó kiểm tra xem có nhận được kết quả giống nhau trên tất cả các mẫu hay không (Browne,2017).
Bước đầu tiên của quá trình ước lượng là đề xuất phân bố Gaussian tiêu chuẩn với các thông tin tiên nghiệm khác nhau từ 5 mô phỏng làm cơ sở để lựa chọn mô phỏng có thông tin tiên nghiệm tốt nhất Sau đó thực hiện hồi quy Bayes với các mô phỏng, và bước tiếp theo là lựa chọn kết quả dựa trên các tiêu chuẩn và kiểm tra hậu nghiệm.
3.4.2.2Hồi quy tuyến tính Bayes
Theo quan điểm Bayes, hồi quy tuyến tính được xây dựng bằng cách sử dụng phân phối xác suất.
Giả sử ta có mô hình hồi quy (Gelman và cộng sự, 2014):
𝑦 = 𝑋𝛽 + 𝜀 y: biến phụ thuộc X: biến độc lập.
𝜀: sai số ngẫu nhiên của mô hình y ∼ N (β T
(Biến phụ thuộc y được tạo ra từ phân phối chuẩn được đặc trưng bởi giá trị trung bình và phương sai). σ 2 : Tham số phương sai của mô hình hồi quy tuyến tính Bayesian, là tham số xác định độ không đảm bảo hoặc nhiễu trong dữ liệu quan sát được.
𝑃(𝛽\𝑦, 𝑋): Phân phối xác suất sau của các tham số mô hình.
𝑃(𝑦\𝛽, 𝑋): Khả năng xảy ra của dữ liệu.
𝑃(𝛽\𝑋): Xác suất trước của các tham số.
Trong hồi quy tuyến tính Bayesian, tham số 𝛽 và 𝜎 2 được tính toán thông qua các phương pháp mô phỏng ngẫu nhiên Đối với phương pháp ước lượng cổ điển, phân phối tiệm cận của 𝛽̂ sẽ luôn là phân phối chuẩn, 𝛽̂ ~ N [𝛽, var (𝛽̂)], trong khi đối với Bayesian, 𝛽̂ không nhất thiết phân phối chuẩn, bởi vì nó phụ thuộc vào sự lựa chọn phân phối tiên nghiệm.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG DNNVV VIỆT NAM
Số liệu thống kê cho thấy từ năm 2005 đến nay số lượng DNNVV chiếm tỉ trọng cao trong số tổng doanh nghiệp cả nước Năm 2005 số lượng DNNVV là 107.710 doanh nghiệp, chiếm tỉ trọng 95%, đến năm 20020, DNNVV đã đạt được 684.260 doanh nghiệp với tỉ trọng 97% Tính trung bình giai đoạn từ năm 2005 đến 2020, tỉ trọng trung bình DNNVV chiếm 97% Tỉ lệ thấp nhất là 95%, tỉ lệ lớn nhất là 98% Tỉ lệ trung bình giai đoạn là 97%.
Bảng 4.1: Doanh nghiệp Việt Nam qua các năm
Năm Tổng số DN DNNVV Tỉ lệ DNNVV
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê
Hình 4.1: Doanh nghiệp Việt Nam qua các năm
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê
Dựa trên bảng số liệu, biểu đồ biểu diễn tốc độ tăng trưởng số lượng DNNVV cho thấy tốc độ tăng khá ổn định qua các năm.
Hình 4.2: Tốc độ tăng DNNVV qua các năm (%)
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê
Dựa trên số liệu về số lượng biến thiên của doanh nghiệp qua các năm (Hình 4.2), có thể tính được tốc độ tăng số lượng DNNVV thấp nhất là 6,93% thuộc năm 2012.
Tốc độ tăng số lượng DNNVV cao nhất là 33,12% thuộc năm 2008.
DN Việt Nam qua các năm
Tốc độ tăng của DNNVV
Tốc độ tăng số lượng DNNVV trung bình của giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2020 là 13,71%.
Nếu so sánh với khu vực doanh nghiệp lớn, tốc độ tăng của DNNVV và doanh nghiệp lớn thể hiện qua
Hình 4.3: Tốc độ tăng số lượng của DNNVV và doanh nghiệp lớn quan các năm (%)
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê
Biểu đồ (Hình 4.3) cho thấy cả hai khu vực có tốc độ tăng về số lượng qua các năm với tỉ lệ (%) khá ổn định, trong đó DNNVV tăng với tốc độ cao hơn Về mặt thống kê, sự biến thiên ổn định của dữ liệu sẽ thuận tiện để khái quát hóa hay dự báo cho giai đoạn tiếp theo.
Số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho thấy khu vực doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ, và vừa tại Việt Nam thu hút lượng lao động mỗi năm trong giai đoạn năm 2016-2020 tăng so với giai đoạn 2011-2015 tương ứng là 46,8% (1,5 triệu lao động); 11,4% (2,6 triệu lao động); 14,2% (1,4 triệu lao động) Trong khi doanh nghiệp lớn có tỉ lệ tăng 29,6% (9,1 triệu lao động), chiếm 61,2% trong tổng số lao động khu vực doanh nghiệp Doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ số lượng nhiều nhất nhưng thu hút lượng lao động thấp nhất, chiếm 28,1% tổng lực lượng lao động doanh nghiệp Thống kê năm
2020, hiệu suất sử dụng lao động tương ứng của doanh nghiệp có quy mô vừa, lớn, nhỏ, và siêu nhỏ là 17,3; 16,9; 16,4; và 9,5 lần Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có hiệu suất sử dụng lao động
So sánh tốc độ tăng của hai khu vực DN
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 g_DNNVV g_DN lớn thấp nhất Về chỉ số nợ, chỉ số nợ tương ứng của doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ, và siêu nhỏ là 2,7 lần; 1,8 lần; 1,4 lần; và 0,8 lần.
Về doanh thu, các khu vực doanh nghiệp đều có tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn 2016 - 2020 so với giai đoạn
2011 – 2015, trong đó doanh nghiệp vừa đạt bình quân 2,3 triệu tỉ đồng/năm, với tốc độ tăng là 94,2%; doanh nghiệp nhỏ đạt doanh thu bình quân 3,4 triệu tỉ đồng/năm, tăng với tốc độ 50,0%; doanh nghiệp siêu nhỏ đạt doanh thu trung bình 0,651 triệu tỉ đồng/năm, tốc độ tăng là 51,3% So với nhóm DNNVV, doanh nghiệp lớn đạt doanh thu cao hơn rất nhiều, đạt bình quân là 16,7 triệu tỉ đồng/năm, với tốc độ tăng 95,9%.
Về tỉ trọng doanh thu trong toàn thể khu vực, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỉ trọng 2,8%; doanh nghiệp nhỏ chiếm tỉ trọng 14,9%; doanh nghiệp vừa chiến tỉ trọng 9,9 %; và doanh nghiệp lớn chiếm tỉ trọng 72,4%.
Bảng 4.2: Tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2016 – 2020 so với giai đoạn 2011 - 2015
Doanh nghiệp Doanh thu bình quân
(triệu tỉ đồng)/năm Chiếm tỉ trọng trong tổng thể (%)
Tăng so với bình quân giai đoạn 2011 - 2015 (%)
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê
Về hiệu quả hoạt động, bình quân giai đoạn 2016-2020 so với bình quân giai đoạn 2011-2015 mỗi năm khu vực doanh nghiệp quy mô lớn đạt 882,4 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 92,2%; khu vực doanh nghiệp quy mô vừa đạt 30,2 nghìn tỷ đồng, tăng 88,9%; khu vực doanh nghiệp nhỏ lỗ 122 nghìn tỉ đồng; khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ lỗ 46,9 nghìn tỉ đồng Bình quân giai đoạn 2011-2015, khu vực doanh nghiệp nhỏ mỗi năm lỗ 3,0 nghìn tỷ đồng; khu vực doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ mỗi năm lỗ 14,0 nghìn tỷ đồng.
Bảng 4.3: Tăng trưởng lao động và lợi nhuận DNNVV giai đoạn 2016 – 2020
Số lao động Hiệu suất sử dụng lao động năm 2020
Tăng so với giai đoạn 2011 -
Tăng bình quân so với giai đoạn 2011 -
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê
Về tỉ lệ thu hút vốn, bình quân giai đoại 2016 – 2020, doanh nghiệp lớn thu hút chiếm 69% trong tổng số vốn doanh nghiệp, DNNVV chiếm tỉ lệ 31% (trong đó doanh nghiệp vừa chiếm 7,6%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 12%, và doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 11,4%)
Kết quả thống kê chỉ ra rằng doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ có đặc điểm tuyển dụng ít lao động nhất, hiệu suất sử dụng lao động thấp nhất và chỉ số nợ thấp nhất Khu vực này đã hoạt động thua lỗ trong nhiều năm, bao gồm giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020 Trong suốt giai đoạn nghiên cứu, tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ chỉ chiếm 31%.
Do đó, khu vực này cần được hỗ trợ để tìm ra các điểm yếu và giải pháp khắc phục Đây là yêu cầu cấp thiết bởi vì ngoài sự tăng trưởng để tồn tại và ổn định, doanh nghiệp nhỏ còn là bước khởi đầu cho quá trình chuyển đổi quy mô, trở thành các doanh nghiệp vừa và lớn trong tương lai Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ rất phức tạp, vì vậy giải pháp phải dựa trên nền tảng lý thuyết khoa học vững chắc và được chứng minh bằng các thực nghiệm đáng tin cậy.
THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
4.2.1 Mẫu số liệu đã được ghép mã id
Tổng lao động làm việc toàn thời gian của DNNVV Việt Nam qua các năm từ năm 2005 đến năm 2015 được trích xuất từ bộ dữ liệu trong phần mềm Stata được thể hiện như Bảng 4.4.
Bảng 4.4: Tổng số lao động làm việc toàn thời gian qua các năm
Năm Tổng lao động (người)
Nguồn: Tác giả trích từ bộ dữ liệu nghiên cứu
Hình 4.4: Tổng số lao động làm việc toàn thời gian qua các năm
Nguồn: Tác giả trích từ bộ dữ liệu nghiên cứu
Bảng số liệu và biểu đồ cho thấy tổng số lao động làm việc toàn thời gian của DNNVV tăng trong giai đoạn các năm: 2005 – 2009; 2013 – 2015
Tổng số lao động làm việc toàn thời gian của DNNVV giảm trong giai đoạn các năm: 2009 – 2013.
TL2005 TL2007 TL2009 TL2011 TL2013 TL2015
Hình 4.5: Tốc độ tăng tổng lực lượng lao động theo mẫu khảo sát
Tăng trưởng tổng lao động
0 TL2007 TL2009 TL2011 TL2013 TL2015
Nguồn: Tác giả tính toán từ bộ dữ liệu nghiên cứu
Dựa trên mẫu dữ liệu khảo sát, có thể tính được trong giai đoạn nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng lao động bình quân hàng năm là 0,45%.
Tổng doanh thu của DNNVV Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2015 theo mẫu số liệu khảo sát được thể hiện như Bảng 4.5.
Bảng 4.5: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp theo mẫu số liệu khảo sát qua các năm
Năm Tổng doanh thu (triệu tỉ đồng)
Nguồn: Tác giả tính toán
Hình 4.6: Tổng doanh thu của các doanh nghiệp theo mẫu số liệu khảo sát qua các năm
Nguồn: Tác giả tính toán
Hình 4.7: Tốc độ tăng doanh thu qua các năm
Tăng trưởng tổng doanh thu
TR2007 TR2009 TR2011 TR2013 TR2015
Nguồn: Tác giả tính toán
Dựa trên mẫu dữ liệu khảo sát, có thể tính được trong giai đoạn nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm là 23,60%.
Tổng tài sản của các DNNVV Việt Nam qua các năm theo mẫu số liệu khảo sát được thể hiện như Bảng 4.6.
Bảng 4.6: Tổng tài sản của các DNNVV theo mẫu số liệu khảo sát
Năm Giá trị tổng tài sản (triệu đồng)
Nguồn: Tác giả tính toán
Hình 4.8: Tổng tài sản của các doanh nghiệp qua các năm theo mẫu số liệu khảo sát
Nguồn: tác giả tính toán
Hình 4.9: Tốc độ tăng tổng tài sản của các doanh nghiệp theo mẫu khảo sát
Nguồn: tác giả tính toán
Tăng trưởng Tổng tài sản
TA2007 TA2009 TA2011 TA2013 TA2015
Dựa trên mẫu dữ liệu khảo sát, có thể tính được trong giai đoạn nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản hàng năm là 18,59%.
4.2.1.4Tổng vốn chủ sở hữu
Bảng 4.7: Tổng vốn chủ sở hữu qua các năm
Năm Tổng vốn chủ sở hữu (Equity) (triệu đồng)
Nguồn: Tác giả tính toán
Bảng 4.8: Tổng vốn nợ qua các năm
Năm Tổng nợ (Liability) (triệu đồng)
Nguồn: Tác giả tính toán
4.2.1.6Tỉ trọng vốn chủ sở hữu và nợ qua các năm
Tỉ lệ phần trăm của hai thành phần trong tổng nguồn vốn được thể hiện qua các biểu đồ sau:
Hình 4.10: Tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu và nợ trong tổng vốn
Nguồn: Tác giả tính toán
Bảng 4.9: Tỉ trọng vốn chủ sở hữu và nợ
Nguồn: Tác giả tính toán
Hình 4.11: Tỉ trọng vốn chủ sở hữu và nợ thay đổi qua các năm
Nguồn: Tác giả tính toán
Từ bảng số liệu và biểu đồ, chiều hướng biến thiên về tỉ trọng của vốn chủ sở hữu và nợ trong tổng vốn qua các năm như sau:
Từ năm 2007 đến năm 2009: Tỉ trọng vốn chủ sỡ hữu giảm, tỉ trọng nợ tăng Từ năm 2009 đến năm
Từ năm 2011 đến năm 2015, cấu trúc vốn doanh nghiệp có sự thay đổi rõ rệt Năm 2011, tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng, trong khi tỷ trọng nợ giảm Từ năm 2011 đến năm 2013, xu hướng này đảo ngược khi tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm và tỷ trọng nợ tăng Tuy nhiên, từ năm 2013 đến năm 2015, cấu trúc vốn doanh nghiệp ổn định, với tỷ trọng vốn chủ sở hữu và nợ không thay đổi.
Kết quả thống kê cho thấy tỉ trọng vốn chủ sở hữu và nợ biến thiên ngược chiều với nhau trong suốt giai đoạn từ năm
Từ năm 2005 đến 2015, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn, với tỷ lệ trung bình 84,2% mỗi năm Trong khi đó, nợ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, với tỷ lệ trung bình 15,8% mỗi năm trong cùng giai đoạn nghiên cứu.
4.2.1.7Nhận định chung mối quan hệ các biến số qua các năm
Bảng 4.10: Chiều hướng biến thiên các biến số quan các năm
Biến số Giai đoạn (năm)
Nguồn: Dựa trên bảng số liệu và biểu đồ thống kê
Bảng 4.11: Tương quan biến thiên giữa vốn chủ sở hữu, nợ và các biến số tăng trưởng của doanh nghiệp
Nợ Tăng trưởng lao động tăng, tăng trưởng doanh thu
Vốn chủ sở hữu Tăng trưởng tài sản
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Dựa trên số liệu thống kê mô tả, xét tương quan biến thiên giữa vốn chủ sở hữu, nợ với biến số tăng trưởng lao động, tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng tài sản, Bảng 4.10 và
4.11 thể hiện sự tương quan biến thiên trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2015 như sau: Vốn chủ sở hữu và tăng trưởng tài sản biến thiên cùng chiều.
Nợ và tăng trưởng lao động, tăng trưởng doanh thu biến thiên cùng chiều.
Kết quả thống kê mô tả cho thấy tiếp cận vốn biến thiên cùng chiều với tăng trưởng của doanh nghiệp Điều này thể hiện qua sự biến thiên của hai thành tố vốn tiếp cận, bao gồm vốn nợ và vốn chủ sở hữu, so với mức tăng trưởng của doanh nghiệp Nói cách khác, khi doanh nghiệp tăng trưởng, nhu cầu vốn cũng tăng lên, dẫn đến sự gia tăng trong cả vốn nợ và vốn chủ sở hữu Ngược lại, khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc tăng trưởng chậm lại, nhu cầu vốn sẽ giảm, kéo theo sự sụt giảm trong nguồn vốn tiếp cận.
4.2.2 Mẫu số liệu đã được ghép theo thời gian dưới dạng dữ liệu bảng (panel)
Tiếp tục sử dụng phần mềm Stata ghép dữ liệu thành dạng bảng (panel data), kết quả thống kê mô tả được thể hiện như Bảng 4.12.
Bảng 4.12: Thống kê mô tả các biến số của mô hình nghiên cứu
Tên biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị lớn nhất lngTA 10.494 0,1946 0,9944 -8,7633 12,4282 lnTL 10.803 -0,0442 0,5005 -3,6889 -3,3581 lnEq 12.659 6,9410 1,7835 -0,3567 13,4696 lnLi 6.408 4,7366 2,3361 -2,3228 13,3901 lnFA 12.969 2,4639 0,6870 0,6931 4,3307
Nguồn: Kết quả truy xuất từ Stata 17.0 bộ dữ liệu nghiên cứu
Bảng kết quả cho thấy số quan sát các biến số không đồng nhất, tức là có những giá trị trống (thiếu số liệu) So với tất cả các biến số khác, biến lnLi (nợ) có số quan sát ít nhất Kết quả này cũng phù hợp với thực tế và đúng với kết luận của các tổ chức nghiên cứu trên thế giới, thông tin về nợ của các DNNVV là thông tin nhạy cảm, thường gặp khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu Biến số lnLi có số quan sát rất nhỏ, chênh lệch nhiều so với các biến số còn lại, cho thấy nợ có dữ liệu trống và giá trị bằng 0 nhiều. Để xem xét sự tương quan của các biến tăng trưởng, nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 17.0, kết quả xuất thể hiện như Bảng 4.13.
Bảng 4.13: Tương quan giữa các biến số tăng trưởng
Nguồn: Kết quả truy xuất từ Stata 17.0 bộ dữ liệu nghiên cứu
Bảng kết quả cho thấy hệ số tương quan giữa biến tăng trưởng lao động và tăng trưởng doanh thu là r(lngTL, lngTR) 0,2091, trong khi hệ số tương quan giữa tăng trưởng lao động và tăng trưởng tài sản là r(lngTL, lngTA) = 0,0290, hệ số tương quan giữa tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng tài sản là r(lngTR, lngTA) = -0,0009 Kết quả này phù hợp với kết luận của nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tăng trưởng lao động tương quan với tăng trưởng doanh thu.
Như vậy, số liệu từ thống kê mô tả cho thấy có sự tương quan giữa biến số tăng trưởng lao động và tăng trưởng doanh thu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dựa trên cơ sở lý thuyết và lý luận về phương pháp định lượng, và dựa trên cơ sở chọn thông tin tiên nghiệm như đã nêu ở chương 3, để chọn thông tin tiên nghiệm phù hợp cho cỡ mẫu lớn, đề tài sẽ phân tích độ nhạy thông qua 5 mô phỏng về thông tin tiên nghiệm phân phối chuẩn và phân phối gamma nghịch đảo như sau đối với 3 thang đo là tăng trưởng lao động,tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng tài sản.
Hàm hợp lý lngTL, lngTR, lngTA~ 𝑵(𝝁, 𝝈 𝟐 )
Prior distributions (Phân phối thông tin tiên nghiệm)
Trong đó: lngTL: Logarit tự nhiên của tốc độ tăng trưởng lao động lngTR: Logarit tự nhiên của tốc độ tăng trưởng doanh thu lngTA: Logarit tự nhiên của tốc độ tăng trưởng tài sản. lngTL, lngTR, lngTA~ 𝑁(𝜇, 𝜎 2 ), nghĩa là các biến số lngTL, lngTR, lngTA có dạng phân phối chuẩn với giá trị trung bình bằng 𝜇 và phương sai bằng 𝜎 2
𝛽 𝑖 là các hệ số hồi quy trong các mô hình nghiên cứu, phản ảnh tác động của các biến số đến tăng trưởng của doanh nghiệp.
𝛽𝑖~𝑁(0, 1): 𝛽𝑖 có dạng phân phối chuẩn.
𝜎 2 ~𝐼𝑛𝑣𝑔𝑎𝑚𝑚𝑎(0,01; 0,01): 𝜎 2 có dạng phân phối gamma nghịch đảo.
Kiểm định hệ số Bayes và kiểm định mô hình Bayes sẽ được thực hiện để chọn mô phỏng thích hợp nhất liên quan đến các tiêu chí Log BF, Log (ML) và DIC Đối với kiểm định ước lượng hậu nghiệm về tính hợp lệ của suy luận Bayes, bài viết sẽ sử dụng chẩn đoán hội tụ thông qua các kiểm định tự tương quan, phân phối chuẩn, tính ổn định và kiểm định MaxGelman-Rubin Rc Để đảm bảo độ chắc chắc và tin cậy cho tất cả các tham số, các tiên nghiệm phân phối chuẩn được điều chỉnh giá trị từ -0.5 đến 0.5 với khoảng cách 0.1 cho tất cả các tham số để làm cơ sở kết luận.
4.3.1.1Kết quả ước lượng mô hình tăng trưởng lao động
Bảng 4.15: Kiểm định các yếu tố Bayesian và kiểm định mô hình
Chuỗi MCMC lngTL Trung bình DIC Trung bình log
Nguồn: Tính toán của tác giả từ bộ số liệu nghiên cứu SME
Dựa trên kết quả tính toán, mô phỏng được lựa chọn sẽ là mô phỏng có log (BF), Avg log (ML) (trung bình logarit ML) và P(MÁy) lớn nhất; DIC nhỏ nhất (StataCorp., 2021) Kết quả từ Bảng 4.15 cho thấy mô phỏng đầu tiên phù hợp.
Kết quả ước lượng Bayes dựa trên quy trình lựa chọn như trên được trình bày trong Bảng 4.16.
Bảng 4.16: Kết quả mô phỏng Bayesian mô hình tăng trưởng lao động lngTL Giá trị trung bình hệ số hồi qui (Mean) Độ lệch chuẩn (Std.
Sai số chuẩn MCMC (MCSE)
Khoảng tin cậy tailed) (Equal-
[95% Cred Interval] lnEq -0,019893 0,0062293 0,000036 -0,019860 -0,0321947 -0,007749 lnLi 0,0097885 0,0049992 0,000029 0,0097551 0,0000017 0,0196299 lngTA 0,0364819 0,0088226 0,000051 0,0365312 0,0189782 0,0535417 lnFA -0,027173 0,013181 0,000076 -0,027219 -0,0531002 -0,001174
Tỉ lệ chấp nhận trung bình Hiệu quả nhỏ nhất trung bình
Gelman-Rubin Rc tối đa
Nguồn: Kết quả do Sata 17.0 ước lượng từ bộ số liệu nghiên cứu SME
Kết quả từ bảng số liệu được viết dưới dạng hàm số như sau: lngTLit = 0,08921 – 0,019893lnEqit + 0,0097885lnLiit + 0,0364819lngTAit – 0,027173lnFAit
0,0281715Edu3i – 0,000264Se1i – 0,055414Se2i – 0,0077646Se3i – 0,023008Se4i –
Các thông số ước lượng mô hình tăng trưởng lao động tại Bảng 4.16 cho thấy giá trị Gelman – Rubin Rc = 1 Theo Gelman và Rubin (1992), Brooks và Gelman (1998), giá trị Rc chẩn đoán lớn hơn 1,2 đối với bất kỳ tham số mô hình nào được coi là không hội tụ Trong thực tế, Rc < 1,1 thường được sử dụng để kết luận hội tụ Do đó, Bảng 4.16 có giá trị Max Gelman-Rubin Rc < 1,1 cho thấy rằng sự hội tụ MCMC có thể chấp nhận được đối với phân tích Bayes.
Kết quả ước lượng Bayesian được thực hiện mô phỏng thông qua chuỗi MCMC Do đó, sau khi ước lượng Bayes, tác giả đã thực hiện kiểm định trực quan về sự hội tụ MCMC của biến số lngTL để đảm bảo tính vững của kết quả ước lượng. Các kiểm định về hiện tượng tự tương quan, phân phối chuẩn và độ ổn định sẽ được thực hiện thông qua hệ thống đồ thị chẩn đoán.
Kết quả đồ thị chẩn đoán đối với các biến số vốn chủ sở hữu (lnEq) và nợ (lnLi) được thể hiện như hình 4.12 Đồ thị chẩn đoán đối với tất cả các biến số trong mô hình tăng trưởng lao động được trình bày tại Phụ lục 2 (Kết quả chẩn đoán hội tụ mô hình tăng trưởng lao động).
Hình 4.12: Đồ thị chẩn đoán hội tụ mô hình tăng trưởng lao động
Như cơ sở lý thuyết đã nêu ở chương 3, biểu đồ theo dõi (Trace) hiển thị lần lượt các giá trị được tính toán của một tham số dựa trên số lần lặp lại của chuỗi Hình 4.11 cho thấy các biểu đồ theo dõi dao động xung quanh giá trị trung bình, do đó chuỗi MCMC có tính dừng, tức là đạt điều kiện hội tụ Các biểu đồ tự tương quan (Autocorrelation) từ kết quả cho thấy mức độ tự tương quan thấp giữa các độ trễ (dao động tự tương quan trong các biểu đồ nằm trong giới hạn 0,02) Đây là mức giới hạn hiệu quả và phù hợp với mật độ mô phỏng phân phối (StataCorp., 2021).
Biểu đồ phân phối hậu nghiệm (Histogram plots) kiểm tra các ước tính tần suất và mật độ phân phối hậu biên của các tham số có hình dạng biểu đồ là đồng nhất, do đó có thể kết luận suy diễn Bayes là vững.
Biểu đồ ước tính mật độ (Kernel density) biểu thị 1 đường cong mật độ nửa đầu thu được bằng cách sử dụng nửa đầu của mẫu MCMC, 1 đường cong mật độ nửa sau thu được bằng nửa sau của mẫu MCMC, và 1 đường cong mật độ chung của toàn bộ mẫu MCMC Ba đường cong này gần trùng với nhau, do đó chuỗi đã hội tụ và kết hợp tốt.
Biểu đồ tổng tích lũy (Cumulative sum) được vẽ từ kết quả ước lượng Bayes thể hiện đường cong cusum cắt trục x một số lần đối với mỗi biến số nên không có sự trôi dạt sớm trong mẫu mô phỏng do thời gian thử nghiệm (burn) không đủ. Kết quả cho thấy các thông số được trộn đều, do đó có sự hội tụ của MCMC.
Tóm lại, dựa trên các tiêu chuẩn lý thuyết căn bản (StataCorp., 2021), các biểu đồ chẩn đoán hội tụ của mô hình tăng trưởng lao động thể hiện sự hội tụ MCMC của lngTL.
Mặc dù kiểm định chẩn đoán hội tụ đạt kết quả tốt, nhưng các ước lượng Bayes cần được kiểm tra thêm do kết quả ước lượng phụ thuộc vào thông tin tiên nghiệm và giả định đầu vào Do đó, tác giả đã thực hiện phân tích độ nhạy (Bayesian sensitivity analysis) để kiểm tra mức độ nhạy cảm của các kết luận Bảng 4.17 thể hiện kết quả kiểm tra đối với tác động của biến số vốn chủ sở hữu (lnEq) và biến số nợ (lnLi) Kết quả kiểm tra đối với tất cả các biến số trong mô hình tăng trưởng lao động được thể hiện tại Phụ lục 3 (Phụ lục 3 – Mô hình tăng trưởng lao động).
Kết quả chỉ ra rằng khi tất cả các tham số tiên nghiệm phân phối chuẩn được điều chỉnh giá trị trung bình từ - 0,5 đến 0,5 với khoảng cách 0,1 thì các giá trị hậu trung bình, MCSE và các khoảng tin cậy khác nhau không đáng kể.
Do đó, có thể nói kết quả suy luận Bayesian là hợp lý và mô hình ước lượng là ổn định.
Bảng 4.17: Kết quả kiểm tra độ nhạy mô hình tăng trưởng lao động lngTL
Mô phỏng lnEq lnLi lnEq lnLi lnEq lnLi lnEq lnLi
Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
Khoảng tin cậy [95% Cred Interval]
Nguồn: Kết quả do Sata 17.0 tính toán từ bộ số liệu nghiên cứu SME
Bảng kết quả 4.16 và hàm hồi qui ước lượng cho thấy hệ số hồi qui của biến số lnEq là β lnEq = – 0,019893, và hệ số hồi qui của biến số lnLi là βlnLi = 0,0097885 Như vậy, vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều và nợ có tác động cùng chiều đến tăng trưởng lao động Tuy nhiên, để kết luận của Bayes đảm bảo chắc chắn và có độ tin cậy, đề tài sử dụng xác suất hậu nghiệm làm thước đo độ tin cậy của các giả thuyết nghiên cứu sau khi đã ước lượng các tham số dựa trên bộ số liệu và thông tin tiên nghiệm Như cơ sở lý thuyết đã nêu ở chương 3, ước lượng Bayes sử dụng xác suất của hướng (probability of direction – pd) để xác định chiều hướng tác động dương hoặc âm của một biến số kèm theo một giá trị xác suất Kết quả tính toán xác suất hậu nghiệm của mô hình tăng trưởng lao động được thể hiện tại Bảng 4.18.
Bảng 4.18: Xác suất hậu nghiệm mô hình tăng trưởng lao động
Xác suất lngTL Trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số MCSE
Nguồn: Kết quả do Sata 17.0 tính toán từ bộ số liệu nghiên cứu SME