Trước khi xuất qua SketchUp, ta cần 1 bản vẽ thật sạch, thật gọn nhẹ và ko có những thứ linh tinh như Dim, Text, Hatch … Để làm được điều này, ta cần biết đến lệnh Filter LọcLàm theo hìn
Trang 1Tô lấy file dưới đây để minh hoạ cho bài Tuts, lý do là vì nó đơn giản, vuông vắn, dựng nhanh Cái mình muốn là chia sẻ kinh nghiệm làm việc và quản lý file của mình Đây là MĐ và MB của e nó Mục đích của Tuts là dựng hình phối cảnh 3D từ MB - MĐ sơ bộ của 1 công trình.
Trang 2Trước khi xuất qua SketchUp, ta cần 1 bản vẽ thật sạch, thật gọn nhẹ và ko có những thứ linh tinh như Dim, Text, Hatch … Để làm được điều này, ta cần biết đến lệnh Filter (Lọc)
Làm theo hình dưới.
Trang 3Chọn Filter Dimension trước, sau khi nhấn Apply, ta chọn tất cả đối tượng trong bản vẽ CAD, tuy vậy, chỉ có các đường Dim là được chọn (do ta đã Filter rồi), còn chờ gì mà ko xoá nó đi (Lưu ý Save As thành file mới để khỏi mất file cũ),
ta được như hình dưới
Trang 4Lặp lại lệnh Filter với 1 vài thứ khác mà ta ko cần đến : Hatch, Text, Leader … Lưu ý chọn Delete hoặc Clear list để xoá Filter cũ trước khi Add to List 1 Filter mới Tôi chọn Text để Filter tiếp.
Trang 5Bản vẽ đã đc xoá hết Text.
Trang 6Tiếp tục Filter và Erase những thứ ko cần thiết Lưu ý xoay MB lại sao cho lối vào chính hướng xuống phía dưới (khi qua SketchUp dựng lên, lối vào sẽ đúng hướng Front, dễ làm việc hơn) và nhớ gióng MĐ cho chính xác với MB.
Trang 7Cho tất cả những gì còn lại vào Layer 0, Purge bản vẽ cho sạch.
Khởi động SketchUp, vào Import, chọn File type là AutoCAD drawing, lưu ý chỉnh Options chỗ này, rất nhiều bạn ko để ý nên mặc dù bên CAD unit là mm, bên SketchUp cũng mm nhưng import vào tỉ lệ lại ko đúng, phải chọn Scale trong Options ở đây là mm nữa thì mới đủ.
Trang 8Bản vẽ đã được Import, thực hiện như hình, tạo Group cho mỗi MB – MĐ.
Trang 9Quay MĐ lên đúng phương.
Trang 10Tạo vài Layer, bắt đầu bằng việc quản lý ngay từ lúc này, mình thường tạo các layer :CAD, Tường 1,2,3…Sàn 1,2,3… Cửa, Mái …
Mình chỉ dùng MB CAD để vẽ các nét tạo ra MB mới (Group mới), ko vào trong Group MB để vẽ.
Trang 14Sơ bộ ta đã được tường tầng 1 và lỗ cửa.
Trang 15Tiếp tục tạo các Group MB tầng 2, tầng 3, đưa vào layer tương ứng, các group
MB của CAD vẫn để nguyên, chỉ có giá trị tham khảo, ta ko thao tác gì trong các group đó.
Trang 16Move các MB lên đúng cao độ của nó (gióng vào MĐ) Chỗ này nên thường xuyên xài phím Shift (khoá hướng di chuyển) hoặc dùng các phím mũi tên trên bàn phím ( lên xuống : bắt buộc đối tượng di chuyển theo trục Blue, trái : theo trục Green, phải : theo trục Red).
Trang 17Làm tương tự với các tấm sàn, ta được bộ khung của căn nhà, ko mất quá nhiều thời gian.
Trang 19Ta làm việc với cửa sổ ở tầng trệt, những cái khác tương tự Cách vẽ của tôi là
vẽ đúng như cấu tạo của nó : Khung bao, khung cánh, nẹp, kính, kính chết, cánh chết …Đầu tiên tôi vẽ khung bao, chỗ này tôi vẽ trên MĐ chứ ko vẽ trên
MB, dĩ nhiên chúng ta vẽ ở ngoài Group MĐ, ko đụng gì đến nó cả, chỉ dùng nó
để tham khảo và bắt điểm mà thui.
Trang 21Khung cánh, vẽ theo MĐ hình dạng khung cánh, các chỗ thủng để bỏ kính… Các nẹp viền thì ta sẽ tạo thành components để dễ bề edit.
Trang 23Tạo dáng màu mè gì đó cho phần nẹp chỉ trang trí cửa , copy ra nhiều lần cho đầy đủ Hình dưới là tên tôi đặt cho các Component để tiện quản lý trong bảng Outliner, tên Comp đều bắt đầu = chữ “1-“ Chú ý các layer mà tôi đã tạo ra cho việc quản lý Có thể với các bạn là quá nhiều nhưng với tôi thế vẫn chưa đủ Càng chi tiết thì nếu gặp các file phức tạp hơn ta vẫn dễ quản lý.
Trang 24Cuối cùng ta hoàn thiện cửa sổ S1 với 1 đống Comp như thế này
Trang 25Tiếp tục với các cửa khác, bancông, ko có jì là khó cả, phải ko nào?
Trang 26Muốn thể hiện Original thì ta buộc phải Hide 1 số nét trong các Group Tường, Sàn …
Trang 27Hide nét xong thì phần tường và sàn sẽ liền nhau thành 1 khối.
Trang 28Nếu ko xuất Original mà render Realistic thì ko cần bước giấu nét này.
Vậy là xong, sau bài Tuts, ta đã dễ dàng dựng hình 3D 1 công trình từ MB – MĐ
có sẵn của CAD Khi luyện tập các bạn có thể tìm những file phức tạp hơn để luyện, khi nảy sinh thắc mắc có thể đặt câu hỏi trong topic này luôn.
Vài điều lưu ý về mối liên hệ giữa CAD và SketchUp :
1 Khi dùng lệnh Solid bên CAD ( phím tắt là SO) để tô vật liệu 1 mảng nào đó, khi xuất qua SketchUp, mảng đó sẽ được hiểu thành 1 mặt, có thể push/pull bình thường.
2 Block của CAD khi xuất qua SketchUp sẽ trở thành 1 Comp, vì vậy nếu bản vẽ CAD của bạn chuẩn về Block, qua SketchUp bạn chỉ cần edit 1 component từ block CAD để tạo ra nhiều đối tượng cùng lúc Vdụ bên CAD bạn có 5 block cửa S1, xuất qua SketchUp, bạn chỉ cần vào 1 comp S1 để vẽ cửa, các comp kia sẽ sinh ra tương ứng, ko cần phải copy ra 5 lần.