Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản
2.1.1 Các khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm phát triển a Tăng trưởng
Tăng trưởng là sự gia tăng về mặt số lượng của một sự vật nhất định. Trong kinh tế, tăng trưởng thể hiện sự gia tăng hơn trước về sản phẩm hay lượng đầu ra của một quá trình sản xuất hay hoạt động Tăng trưởng kinh tế là phạm trù cơ bản nhất của lý luận kinh tế, là tiền đề vật chất và cơ sở kinh tế của sự tồn tại và phát triển của mọi hình thái xã hội (Mai Thanh Cúc và cs., 2005).
Như vậy, ta có thể hiểu tăng trưởng là sự tăng thêm, lớn lên về số lượng, quy mô của một hiện tượng nào đó Còn tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về lượng kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất đinh (thường là 01 năm) Nếu tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của một địa phương, một ngành, một vùng hay của một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng trưởng kinh tế. b Phát triển
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để phát triển kinh tế Ở những nước đang phát triển, đặc biệt là những nước đang phát triển có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nếu không đạt được mức tăng trưởng tương đối cao và liên tục trong nhiều năm, thì khó có điều kiện kinh tế để cải thiện mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội.
Tăng trưởng và phát triển có mối quan hệ biện chứng với nhau Tăng trưởng là điều kiện cần đối với sự phát triển nhưng nó chưa phải là điều kiện đủ. Tăng trưởng mà không phát triển sẽ dẫn đến phân hoá giàu nghèo, khủng hoảng xã hội, ngược lại phát triển mà không tăng trưởng là không thực tế và không tồn tại Trong thời đại ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển.
Theo kinh tế học: “Phát triển kinh tế là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong 1 thời kì nhất định bao gồm sự tăng lên về sản lượng hoặc thu nhập của nền kinh tế, sự hoàn thiện của cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư” (Hendrik Van den Berg, 2004).
Theo Ngân hàng thế giới (1992): “Phát triển trước hết là sự tăng trưởng kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người”. Còn MalcomGills cho rằng: “Phát triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên”.
Tóm lại, phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi cả số lượng và chất lượng của cuộc sống Nó đặt tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội và môi trường Như vậy, phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế, xã hội và môi trường Đó là sự tiến bộ, thịnh vượng và chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn c Phát triển bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" (Wikipedia, 2017).
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai " Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường (Wikipedia, 2017).
Trong quá trình phát triển luôn phải đặt ra các câu hỏi, như:
Quy mô và tốc độ khai thác các tài nguyên thiên nhiên như hiện nay có đảm bảo cho nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hợp lý không?
Các tài nguyên thay thế có tương xứng với các tài nguyên bị cạn kiệt và không có khả năng tái tạo hay không?
Phát triển bền vững còn được hiểu như sau: “Phát triển bền vững bao trùm các mặt của đời sống xã hội, nghĩa là phải gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, gìn giữ và cải thiện môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh (Quyền Đình Hà, 2014).
Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển hài hoà cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường và tài nguyên thiên thiên để đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai, là sự phát triển không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người Vì vậy, phát triển kinh tế phải vận dụng các quy luật khách quan về xã hội, tự nhiên và môi trường nhằm biến đổi cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững.
2.1.1.2 Khái niệm nuôi trồng thủy sản
Hiện nay, trên thế giới có nhiều khái niệm về nuôi trồng thủy sản Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: nuôi trồng thủy sản là một hoạt động sản xuất tạo ra nguyên liệu thủy sản cho quá trình tiêu dùng sản phẩm, hoạt động xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản.
Theo quan điểm của các nhà sinh học: nuôi trồng thủy sản là hoạt động tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loại thủy sản để thúc đẩy chúng phát triển theo các giai đoạn của vòng đời.
Theo hai quan điểm trên thì nuôi trồng thủy sản là một hoạt động sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào như con giống, tài nguyên đất, nước và các công cụ sản xuất khác để thúc đẩy việc tăng trưởng và phát triển các loại thủy sản, tạo nguồn thực phẩm cho người, thức ăn cho chăn nuôi động vật và nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản (Trịnh Duy Oai, 2012).
Cơ sở thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản
2.2.1 Phát triển nuôi trồng thủy sản ở một số địa phương
Với 250km bờ biển, Quảng Ninh xác định thủy sản là ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều tiềm năng phát triển.
Năm 2017, Quảng Ninh đã đạt được các mục tiêu chủ yếu được nhà nước giao, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và của tỉnh nói chung Góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Cụ thể: Tổng sản lượng nuôi đạt 54.245 tấn, đạt 104,3% kế hoạch và bằng109% so với cùng kỳ Toàn tỉnh đã thả 4,7 tỷ con giống trên diện tích nuôi thủy sản là 20.645 ha, trong đó diện tích mặn lợ 17.459 ha, ngọt 3.186 ha, lồng bè 9.663 ô lồng (diện tích nuôi thâm canh là 3.605 ha, tăng 328 ha so với cùng kỳ) Trên địa bàn tỉnh có 18 cơ sở sản xuất giống thủy sản, đã sản xuất, cung ứng khoảng 1,5 tỷ con giống, các đối tượng chủ yếu tập trung gồm tômthẻ chân trắng, cá biển, nhuyễn thể, cá nước ngọt… phục vụ nhu cầu nuôi trong tỉnh (Chu Văn Trí, 2017).
Tại thành phố Móng Cái, trong 30 vùng nuôi trồng thủy sản được quy hoạch có tới 24 vùng dành cho nuôi tôm, tập trung với tổng diện tích 19.000ha. Để thúc đẩy kinh tế thủy sản, địa phương này đã chọn con tôm thẻ chân trắng là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng Cùng với những chính sách ưu tiên của tỉnh và thành phố, các hộ dân nuôi trồng thủy sản ở Móng cái đã chủ động đầu tư khoa học kỹ thuật, quản lý dịch bệnh để nuôi trồng hiệu quả Từ nuôi tôm 1 vụ đến nay nhiều hộ đã nuôi tôm 3 vụ, thu nhập từ 5 - 6 tỷ đồng/ha/năm.
Chị Đặng Thị Thanh – Thôn Bắc, xã Vạn Ninh, TP Móng Cái chia sẻ:
"Năm nay, khi triển khai các mô hình sạch của CP 3 sạch và đồng thời bảo vệ môi trường tốt, giống tốt, chúng tôi đã có 1 vụ nuôi tương đối thành công Đây cũng là năm sản lượng cao nhất và với 5 hồ tôm này gia đình tôi sẽ thu tối thiểu
20 tấn trở lên, lợi nhuận đem về sẽ có 700-800 triệu cho 1 hồ. Ông Lê Ngọc Lưu – Phó Chủ tịch UBND TP Móng Cái cho biết: Xác định đây là 1 trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong lĩnh vực nông nghiệp của Móng Cái và phải khẳng định trong những năm vừa qua, trên địa bàn TP Móng Cái, đặc biệt các tổ chức cũng như hộ dân nuôi rất tốt Năm 2017, tổng sản lượng thủy sản trên địa bàn TP Móng Cái đạt 18.890 tấn, riêng tôm nuôi 9.000 tấn và tăng 23,3% so với năm 2016.
Còn tại Vân Đồn nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, với 3.100ha nuôi trồng thủy sản, địa phương này đã hình thành 2 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung với 2 đối tượng chủ lực gồm nuôi nhuyễn thể và cá lồng bè (thả nuôi cá lồng bè 4.500 ô lồng) đã tạo điều kiện để người dân Vân Đồn yên tâm phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường Lĩnh vực này đã và đang tạo việc làm ổn định cho 7.300 lao động địa phương và giúp nhiều hộ làm giàu.
Anh Lương Văn Quang – Thôn 9, xã Hạ Long, Vân Đồn cho biết: Nguồn ngao này nuôi rất tốt nên những các hộ đều đang tập trung nuôi ngao Ngao hiện đang là đối tượng làm giàu của người dân nơi đây.
Theo ông Nguyễn Văn Thìn – Chủ tịch Hiệp hội và kinh doanh tu hài Vân Đồn, ở Vân Đồn, rất nhiều hộ từ hộ nghèo chuyển thành hộ khá và có thể là hộ rất giàu Đặc biệt có những hộ thu nhập hàng năm lên tới vài tỷ đồng Trong Hiệp hội hiện còn 387 hộ đang nuôi, huyện lên tới 7- 800 hộ. Ông Tô Văn Hải – PCT UBND huyện Vân Đồn cho biết: Năm 2017 phải nói rằng kinh tế biển nói chung, kinh tế thủy hải sản Vân Đồn nói riêng tương đối phát triển Nhân dân tích cực trong việc nuôi trồng Đặc biệt, huyện tích cực tháo gỡ khó khăn nguồn nguyên liệu cát xốp phục vụ cho nhân dân nuôi trồng Huyện cũng đã đề xuất với tỉnh quy hoạch chi tiết vùng nuôi thủy sản trên địa bàn Năm
2017, sản lượng thủy sản trên địa bàn huyện Vân Đồn đạt 23.602 tấn, trong đó khai thác 14.100 tấn, còn lại là nuôi trồng.
Năm 2017, cũng là năm ngành nông nghiệp Quảng Ninh tập trung thực hiện nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về “phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” theo hướng chú trọng nuôi trồng các đối tượng chủ lực cho hiệu quả kinh tế cao như tôm thẻ chân trắng, nhuyễn thể, cá biển, chuyển dịch cơ cấu giữa khai thác với nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm phát triển bền vững Điều này cũng lý giải vì sao trong năm 2017, lĩnh vực thủy sản của Quảng Ninh có sự bứt phá mạnh đến thế với tổng sản lượng thủy sản cả năm đạt trên 117 nghìn tấn.
Theo ông Nguyễn Hữu Giang – Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ninh, thủy sản là 1 trong những lĩnh vực năm 2017 gặt hái được nhiều thành công nhất, chiếm khoảng 50% trong tổng ngành và lĩnh vực thủy sản đã tăng 7,5%, đặc biệt nhất là nuôi trồng thủy sản Năm 2017, vụ tôm của Quảng Ninh thắng lợi, nâng cao giá trị gia tăng và sản lượng trong nuôi thủy sản Trong năm 2018, chúng tôi tập trung xây dựng các chuỗi gắn với tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo hàng hóa chất lượng, số lượng gắn với tiêu thụ, xuất khẩu tại chỗ phục vụ khách du lịch trong năm 2018 (Hải Hà, 2018).
Theo báo cáo của huyện Đầm Hà, tổng sản lượng thủy sản năm 2017 toàn huyện đạt 8.503 tấn, tăng 15,8% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 5.144 tấn, tăng 7,52% so với cùng kỳ Riêng sản lượng tôm nuôi đạt 2.670 tấn, tăng 32,7% so với cùng kỳ. Ông Trần Văn Huấn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đầm Hà cho biết: trong thời gian qua, huyện đã tập trung cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, luôn tạo điều kiện thuận lợi và bàn giao mặt bằng sạch cho các doanh nghiệp đầu tư nuôi trồng thuỷ sản Trong đó huyện đã triển khai thực hiện các quy hoạch liên quan như: Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản huyện Đầm Hà đến năm
2020, định hướng 2030; quy hoạch chi tiết khu nuôi trồng thuỷ sản bãi triều xã Tân Bình; quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản an toàn; quy hoạch chi tiết phát triển vùng nuôi tôm tập trung tại xã Tân Lập và Tân Bình.
Từ những quy hoạch, huyện xây dựng hai vùng nuôi trồng thuỷ sản với quy mô lớn: Vùng nuôi tôm hàng hoá tập trung tại 4 xã Đại Bình, Tân Bình, Đầm
Hà, Tân Lập với diện tích trên 300 ha; vùng nuôi nhuyễn thể hàng hoá tập trung xã Đại Bình, Tân Bình, Đầm Hà, Tân Lập với diện tích khoảng 500 ha Năm
2017, huyện Đầm Hà thả nuôi 843,6 ha thủy sản các loại, trong đó diện tích nuôi tôm 405 ha, nhuyễn thể 246 ha; nuôi trong ao đầm, rào chắn 32,2 ha; nuôi cá nước ngọt 94,4 ha; nuôi cá biển 66 ha… Để hạn chế tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, huyện Đầm Hà đã phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan chuyên môn về thủy sản kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh và tập huấn khoa học kỹ thuật, khuyến cáo người nuôi các biện pháp kỹ thuật cần thiết để phòng chống dịch bệnh Trong năm, qua kiểm tra, giám sát tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đã phát hiện
12 hộ nuôi có hiện tượng tôm chết với diện tích 4,34 ha và đã kịp thời cấp 1.600kg hóa chất để xử lý dịch bệnh. Được biết, trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã triển khai một số mô hình nuôi tôm theo hướng VietGAP tại Đầm Hà làm cơ sở để bà con nông dân học tập kinh nghiệm, mở rộng diện tích nuôi theo hướng này Để triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cho người dân đang tham gia nuôi tôm chân trắng tại một số xã ven biển; đánh giá các mối nguy về an toàn dịch bệnh, ATVSTP; phương pháp ghi chép hồ sơ, nhật ký ao nuôi; đồng thời cung cấp các thông tin về hiện trạng, định hướng phát triển nuôi tôm chân trắng.
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Huyện Thái Thụy nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình, cách thành phố Thái Bình khoảng 40 km, được định vị trong khoảng tọa độ 20 0 26’30 ’’ -
20 0 38 ’ 40 ’’ vĩ độ Bắc, 106 0 26 ’ 05 ’’ – 106 0 39 ’ kinh độ Đông Phía Đông giáp biển Đông, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Tiền Hải, phía Tây Nam giáp huyện Kiến Xương, phía Tây giáp huyện Đông Hưng (Thái Bình), phía Tây Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ Về phía Bắc, Thái Thụy giáp với các huyện của thành phố Hải Phòng là: huyện Vĩnh Bảo ở phía chính Bắc (ranh giới là sông Hóa), huyện Tiên Lãng ở phía Đông Bắc (ranh giới là đoạn cửa Thái Bình của sông Thái Bình). Phía Nam huyện có sông Trà Lý chảy men theo ranh giới với huyện Tiền Hải, đổ ra cửa Trà Lý Chính giữa huyện có con sông Diêm Hộ chảy qua theo hướng Tây
- Đông, đổ ra cửa Diêm Hộ, chia huyện thành hai nửa gần tương đương về diện tích Huyện thành lập từ ngày 17 tháng 6 năm 1969 do hợp nhất 2 huyện Thái Ninh với Thụy Anh.
Huyện Thái Thụy nằm trong vùng đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn Thái Bình và Trà Lý, địa hình có xu thế cao dần về phía biển, có 27 km bờ biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt với các sông chính là sông Hoá, Sông Diêm Hộ và sông Trà Lý Sông Hoá chảy qua phía Bắc của huyện, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Thái Thụy và huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng đổ ra biển ở cửa Thái Bình Sông Diêm Hộ chảy từ Tây sang Đông chia huyện thành 2 khu: Khu bắc và khu Nam, đổ ra biển ở cửa Diêm Điền Sông Trà Lý là chi lưu của sông Hồng, chạy qua phần phía Nam huyện, phân định ranh giới giữa huyện Thái Thụy với huyện Tiền Hải và Kiến Xương, đổ ra biển ở cửa Trà Lý.
Vùng ven biển huyện Thái Thụy có diện tích khoảng 4.404 ha, bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nước tính từ chân đê Quốc gia ở cửa sông Thái Bình đến sông Trà Lý, nằm trên địa bàn của 5 xã và 1 thị trấn là xã Thụy Trường, ThụyXuân, Thụy Hải, Thái Thượng, Thái Đô và thị trấn Diêm Điền Có 3 cửa sông lớn hàng năm đổ ra biển một lượng lớn phù sa, vùng biển Thái Thụy có một tiềm năng hải sản phong phú Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu Hải sản 1, trong vừng biển Thái Thụy có ít nhất 46 loài cá có giá trị kinh tế cao, 10 loài tôm,
Về giao thông qua huyện có Quốc lộ 39, Quốc lộ 37; Quốc lộ 37B (trước đây là TL458, tỉnh lộ 39B), 47, 216, 460 chạy qua; đường thủy trên sông Trà
Lý, Diêm Hộ, Sông Hóa Huyện có hai bến xe lớn là Chợ Lục (xã Thái Xuyên) và Diêm Điền Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh đi qua.
Huyện Thái Thụy thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới ven biển Bắc bộ, chịu ảnh hưởng của gió mùa, mang đặc trưng vùng khí hậu duyên hải được điều hoà với biển cả (mùa đông thường ấm hơn, mùa hè thường mát hơn so với khu vực nằm sâu trong lục địa) và được chia làm 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông Mùa xuân và mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp, mùa hạ và mùa đông có khí hậu trái ngược nhau Mùa hạ thời tiết nóng, mưa nhiều, mùa đông thường lạnh, khô và mưa ít.
- Nhiệt độ Trung bình trong năm từ 23 – 24 0 c; nhiệt độ nóng nhất 38-39c vào các tháng 6, 8, nhiệt độ lạnh nhất 7-9 0 c, vào tháng 1, 2.
- Độ ẩm trung bình năm 82-94%, các tháng có độ ẩm không khí cao là tháng 7 và tháng 8 (95%), thấp nhất vào các ngày có gió Tây Nam, có khi xuống dưới 30%.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối lớn khoảng 1.788mm/năm, lượng mưa cao nhất là 1.860mm vào tháng 4,5 và tháng 7,8, lượng mưa thấp nhất là 1.716mm vào tháng 11 và 12 Số ngày mưa khoảng 150 ngày/năm phân bố không đều trong năm và được chia làm 2 mùa rõ rệt.
+ Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với đặc trưng là nóng ẩm và mưa nhiều, hướng gió thịnh hành là Đông Nam, lượng mưa từ 1.100- 1.500mm chiếm 80% lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 Ngày có lượng mưa cao nhất 200-300mm/ngày.
+ Mùa khô: Từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau, có đặc trưng lạnh, ít mưa Hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc, thường lạnh đột ngột, mưa ít, đạt20% lượng mưa cả năm.
+ Bão: Trung bình mỗi năm có khoảng từ 2-4 cơn bão đổ bộ vào, kèm theo mưa và gió to, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
- Nắng: Số giờ nắng trong năm 1600-1800 giờ, với tổng lượng nhiệt Q=8.5000C, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong năm.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu đã mang lại nhiều lợi ích cũng như rủi ro cho ngành nuôi trồng thủy sản của huyện Thái Thụy Do đó, các hộ nuôi cũng cần phải tìm hiểu và nắm bắt thông tin thời tiết kịp thời để chủ động có kế hoạch và biện pháp phòng chống, ứng phó nhằm hạn chế các rủi ro do thời tiết, khí hậu gây ra trong quá trình nuôi trồng thủy sản.
Nằm sát biển thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, huyện Thái Thụy có hệ thống ao hồ tương đối lớn, sông ngòi kênh mương tương đối hoàn thiện, có sông Diêm Hộ dài khoảng 3km và hàng chục km kênh mương có khả năng tưới tiêu tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Hệ thống sông, kênh mương của huyện có nguồn nước dồi dào thuận tiện cho việc thau chua, rửa mặn, phát triển nhiều loại hình nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên, chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng của sông Hồng và chế độ thủy triều Các sông trong đồng đều chảy theo hướng nghiêng của địa hình là Tây Bắc
- Đông Nam và đều bắt nguồn từ các công trình ở các đê sông, dòng chảy các con sông này đều do con người tác động theo yêu cầu sản xuất.
Phương pháp nghiên cứu
Với bờ biển dài 27 km, vùng bãi triều rộng 13.000ha, có 3 cửa sông lớn hàng năm đổ ra biển một lượng lớn phù sa, vùng biển Thái Thụy có tiềm năng và lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản Hiện nay, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã hình thành được các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đem lại hiệu quả kinh tế cao Trong đó, vùng nuôi trồng thủy sản nước mặn như nuôi ngao là trên
665 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm ước đạt 9.000 tấn tập trung tại các xã: Thụy Trường, Thái Đô Vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ tập trung ở các xã: Thái Thượng, Thụy Hải, Thụy Xuân, Thụy Trường (UBND huyện Thái Thụy, 2017)
Huyện Thái Thụy hiện đã quy hoạch xong vùng bãi triều đưa vào nuôi ngao, nâng tổng số diện tích nuôi trồng thủy sản lên gần 4.100 ha Thái Thụy đang tiếp tục quy hoạch, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, nhất là vùng bãi triều ven biển để nuôi ngao, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật tăng quy mô diện tích ao nuôi, chuyển mạnh sang hình thức nuôi thâm canh, ứng dụng công nghệ cao tạo ra sản phẩm có thương hiệu, chứng nhận chất lượng phục vụ xuất khẩu nâng cao giá trị kinh tế từ biển Các cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản tập trung ở xã Thụy Trường, Thái Đô và Thụy Xuân, thu hút khoảng 2.000 lao động với thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.
Vì vậy, trong đề tài này, tôi tiến hành nghiên cứu phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn 3 xã Thụy Trường, Thái Đô và Thụy Xuân Các xã được chọn là những xã tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ, có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao và đang có xu hướng phát triển trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
3.2.2.1 Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp
Bảng 3.4 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin Loại tài liệu Nguồn cung cấp
Cơ sở lý luận và - Các loại sách và giáo trình - Thư viện Khoa Kinh tế thực tiễn của đề - Các bài báo từ các tạp chí có liên và Phát triển nông thôn tài quan tới đề tài - Thư viện Học viện Nông
- Tài liệu từ các website nghiệp Việt Nam
- Các khóa luận và luận văn tốt - Internet nghiệp có liên quan
Số liệu về tình hình chung của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
- Báo cáo kết quả phát triển kinh tế xã hội huyện Thái Thụy năm 2015,
- Niên giám thống kê huyện Thái Thụy năm 2016
Hiện trạng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện
- Báo cáo kết quả khai thác và nuôi - UBND xã Thụy Trường trồng thủy sản xã Thụy Trường, - UBND xã Thái Đô Thái Đô, Thụy Xuân qua các năm - UBND xã Thụy Xuân
- Báo cáo kết quả khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện Thái Thụy qua các năm 2015, 2016, 2017
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)Nguồn thu thập thông tin thứ cấp được thu thập từ sách báo, tạp chí, khóa luận tốt nghiệp các năm, trên internet và các bảng thống kê, niên giám thống kê huyện Thái Thụy năm 2016, số liệu chung tại UBND xã Thụy Trường, UBND xã Thụy Xuân, UBND xã Thái Đô, UBND huyện Thái Thụy Cụ thể:
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
- Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập
- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin
- Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp, …
- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.
3.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp
Các số liệu sơ cấp được tiến hành thu thập qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ địa phương (xã, huyện) có liên quan tới hoạt động nuôi trồng thủy sản của xã Thụy Trường, Thái Đô, Thụy Xuân; các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã theo mẫu phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn.
Bảng 3.5 Đối tượng và số mẫu điều tra ở các nhóm đối tượng
TT Đối tượng phỏng vấn ĐVT Số Số
Phương pháp lượng/xã mẫu
Cán bộ địa phương liên quan
1 tới hoạt động nuôi trồng thủy Người 3 9 Phỏng vấn sâu sản
2 Hộ nuôi trồng thủy sản Người 30 90 Điều tra theo mẫu phiếu
3 Cơ sở cung cấp đầu vào Cơ sở 3 3 Phỏng vấn sâu
4 Cơ sở thu mua Cơ sở 3 3 Phỏng vấn sâu
5 Cán bộ huyện Người 3 3 Phỏng vấn sâu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)
- Đối với cán bộ địa phương: tiến hành phỏng vấn 09 cán bộ xã (là chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, cán bộ hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, cán bộ khuyến ngư xã)
Tiêu chí lựa chọn cán bộ là những người đang công tác, phụ trách quản lý về ngành thủy sản của địa phương, trực tiếp quản lý địa bàn xã Thụy Trường,Thái Đô, Thụy Xuân.
- Đối với người dân: phỏng vấn ngẫu nhiên 90 hộ (mang tính đại diện về độ tuổi, trình độ đào tạo, số năm kinh nghiệm, quy mô và phương thức nuôi trồng thủy sản )
- Đối với các tác nhân khác: phỏng vấn 03 cơ sở cung ứng đầu vào và 03 cơ sở thu mua thủy sản.
- Đối với cán bộ huyện: tiến hành phỏng vấn 03 cán bộ huyện (chủ tịch huyện hoặc phó chủ tịch, bí thư, trưởng phòng nông nghiệp huyện).
Như vậy, thông itn sơ cấp được thu thập từ các nhóm đối tượng khảo sát có liên quan nhằm tập trung làm rõ phát triển NTTS theo chiều rộng và chiều sâu của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái BÌnh trên các góc nhìn khác nhau
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
3.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu
Nhập số liệu và xử lý bằng excel.
3.2.3.2 Phương pháp phân tích a Phương pháp thống kê mô tả
Dựa vào các số liệu đã được phân tổ, được chia tách trong bảng biểu cụ thể để tìm ra nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần có những thay đổi cho phù hợp Trong đó có các phương pháp như:
- Phương pháp số tuyệt đối: được sử dụng phản ánh số lượng của các ý kiến đánh giá của người dân và cán bộ theo các tiêu chí, phản ánh thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản của các năm tại địa phương
- Phương pháp số tương đối: được sử dụng phản ánh sự tương quan số lượng giữa hai trị số, kết cấu hoạt động của các hiện tượng vấn đề nghiên cứu qua đó phản ánh cơ cấu trong việc phát triển nuôi thủy sản giữa các hộ nuôi.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 52 1 Phát triển nuôi trồng thủy sản theo chiều rộng
HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
4.1.1 Phát triển nuôi trồng thủy sản theo chiều rộng
Phát triển NTTS theo chiều rộng thể hiện sự gia tăng về diện tích, năng suất, sản lượng thủy sản của huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Bảng 4.1 Diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Thái Thụy
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thái Thụy (2017)
Từ số liệu bảng 4.1 cho thấy, diện tích NTTS trên toàn huyện có xu hướng tăng nhẹ, tốc độ tăng trưởng BQ đạt 5,76% Nguyên nhân là do một số diện tích muối, diện tích lúa không hiệu quả được người dân cải tạo, chuyển đổi sang NTTS.
Trong đó, đối với địa bàn 3 xã khảo sát, có thể thấy, xã Thái Đô có diện tích NTTS là 844,16 ha chiến 19,63% tổng diện tích toàn huyện Đây là xã có diện tích NTTS lớn nhất toàn huyện Diện tích NTTS của xã Thụy Trường và
Thụy Xuân lần lượt là 87 ha và 13,7 ha chiếm cơ cấu nhỏ 2,02% và 0,32% so với tổng diện tích Qua 3 năm, xã Thụy Trường và Thái Đô có xu hướng giảm diện tích NTTS; tuy nhiên diện tích giảm không đáng kế, BQ mỗi năm giảm lần lượt là 0,06% và 0,43% Diện tích NTTS xã Thụy Xuân không có sự thay đổi qua 3 năm Nguyên nhân là do, nghề NTTS đã phát triển từ lâu trên địa bàn 3 xã khảo
Theo Bảng 4.2 có thể thấy có sự khác nhau về diện tích, năng suất, sản lượng thủy sản giữa các nhóm hộ Tôm sú, cá vược và cá song là những loài thủy sản được cả 3 nhóm hộ nuôi trồng với diện tích tương đối lớn Trong đó, diện tích của hộ QML lần lượt là 2810m2, 6520m2 và 3000m2 cao hơn hẳn hộ QMN là 1026,67m2, 1332,5m2 và 1273,33m2 Nguyên nhân là do cá vược, cá song cho năng suất cao, bình quân đạt 0,7 và 0,53kg/m2 Mặt khác, tôm sú dù chỉ cho năng suất 0.11kg/m2 nhưng lại bán được giá cao do đó các hộ vẫn lựa chọn nuôi trồng.
Bảng 4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng NTTS của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT QMN QMV QML Chung
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Đối với tôm thẻ chân trắng, các hộ điều tra cho biết, những năm gần đây nuôi tôm thẻ chân trắng gặp khó khăn khi phải đối mặt với rủi ro dịch bệnh cũng như giá cả bấp bênh, lợi nhuận thu lại không đủ bù đắp chi phí sản xuất Vì vậy các hộ QMN và QML không chọn nuôi loại thủy sản này Chỉ có một số ít hộ QMV nuôi với diện tích bình quân đạt 1210m2 Đây đều là những hộ có kinh nghiệm nuôi lâu năm, năm bắt được kỹ thuật chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh. Những hộ này đạt năng suất 0.53kg/m2và sản lượng 475kg – mức tương đối ổn định Mặt khác, tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn hơn so với cá song, cá vược, do đó chi phí bỏ ra không quá lớn, thời gian thu hồi nhanh.
Bên cạnh đó, với nhiều ưu điểm như có sức đề kháng tốt, có khả năng chống chịu dịch bệnh, cá hồng mỹ đang có xu hướng phát triển tại địa bàn huyện Thái Thụy Các hộ điều tra thuộc nhóm QMN và QML nuôi cá hồng mỹ với diện tích BQ lần lượt là 1300m2 và 4500m2 Năng suất và sản lượng cá hồng mỹ của hai nhóm hộ có sự khác biệt lớn Hộ QML có năng suất cao đạt 1,2kg/m2, sản lượng tương ứng là 5500kg; trong khi đó hộ QMN có năng suất và sản lượng lần lượt là 0,35kg/m2 và 450kg.
Cua tuy năng suất không cao nhưng là một trong số loài thủy sản mang lại giá trị cao, được các hộ QMV, QML nuôi xen ghép với những loài thủy sản khác với diện tích lần lượt là 3776,67m2 và 2900m2.
Như vậy, có thể thấy tôm sú, cá vược và cá song là những loại thủy sản truyền thống được cả 3 nhóm hộ nuôi với diện tích, năng suất ổn định, cua và tôm thẻ chân trắng chỉ được một số nhóm quy mô lựa chọn nuôi Trong khi đó, cá hồng mỹ là loại thủy sản mới với diện tích nuôi trồng đang được mở rộng
Bảng 4.3 Đánh giá của hộ điều tra về sự thay đổi diện tích, năng suất, sản lượng NTTS
Giảm mạnh Giảm Không đổi Tăng Tăng mạnh
Chỉ tiêu SL CC SL CC SL CC SL CC SL CC
(hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%)
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018) Đánh giá về sự thay đổi diện tích, năng suất, sản lượng, 90% các hộ điều tra cho rằng diện tích NTTS không có sự thay đổi, chủ yếu là đất lúa chuyển đổi hoặc đất thuê thầu lâu dài do đó ít có sự biến động về diện tích Chỉ có 6/90 hộ
(6,67%) cho rằng diện tích NTTS tăng, là những hộ mới mua đất tham gia vào hoạt động NTTS Có 3,33% số hộ điều tra bỏ trống một số ao nuôi do năng suất thấp dẫn đến diện tích NTTS giảm
Khi được hỏi về năng suất và sản lượng, đánh giá của các hộ điều tra không đồng nhất 40% số hộ được hỏi cho rằng năng suất và sản lượng có xu hướng giảm, trên 30% số hộ có năng suất và sản lượng ổn định; dưới 30% hộ cho biết năng suất và sản lượng có xu hướng tăng Trong đó chỉ có 3/90 (3,33%) hộ có năng suất và sản lượng tăng mạnh, đây đều là những hộ QML, có kinh nghiệm lâu năm và áp dụng nuôi thâm canh, xen ghép, gối vụ cũng như đa dạng các loại thủy sản, dẫn đến năng suất và sản lượng tăng mạnh.
Có thể thấy diện tích NTTS của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu không có sự biến động trong 3 năm gần đây, trong khi đó năng suất và sản lượng đã bắt đầu có dấu hiệu giảm Chỉ có một nhóm nhỏ hộ nuôi lâu năm, quy mô lớn có sự gia tăng về năng suất và sản lượng.
4.1.2 Phát triển nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu
4.1.2.1 Thay đổi về về chủng loại, giống thủy sản
Bảng 4.4 Ý kiến của hộ điều tra về thay đổi chủng loại thủy sản
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ (hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%)
1 Thay đổi chủng loại thủy sản so với 3 năm trước
2 Nếu có thì thay đổi như thế nào?
Tôm sang cá hồng mỹ - - - 3 33,33 3 14,29
Tôm thịt sang tôm giống - - 3 33,33 - 3 14,29
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Theo bảng 4.4 có 23,33% hộ điều tra có sự thay đổi về chủng loại thủy sản so với 3 năm trước, trong đó tỷ lệ thay đổi chủng loại của hộ QML là 50%, cao hơn so với nhóm hộ QMN và QMV lần lượt là 11,11% và 20% Chủ yếu là do hộ QML có diện tích rộng hơn, có kinh nghiệm nuôi lâu năm nên họ có xu hướng đa dạng hóa các chủng loại thủy sản cũng như không ngại chuyển sang nuôi trồng loại khác khi thấy không có hiệu quả
Về hình thức thay đổi, chủ yếu các hộ chuyển từ nuôi tôm sang các loài thủy sản khác do các những năm gần đây nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong quản lý dịch bệnh Trong đó, chuyển sang nuôi cá vược và cá song là hình thức được nhiều hộ lựa chọn nhất với tỷ lệ là 71,43% và 57,14% số hộ chuyển đổi Có sự khác biệt giữa các nhóm hộ khi 100% các hộ QMN chuyển đổi đều lựa chọn nuôi cá vược, ngược lại, các hộ QMV và QML lựa chọn cả cá vược và cá song để chuyển đổi Ngoài ra, có một số hộ chuyển từ nuôi tôm sang nuôi cá hồng mỹ và nuôi tôm giống, tỷ lệ này đều chiếm 14,29%, Đây đều là những hộ QMV và QML
Khi được hỏi về lý do thay đổi, 9/21 hộ (42,86%) cho rằng có 2 nguyên nhân chủ yếu là do nuôi tôm năng suất thấp và nhiều dịch bệnh Nguyên nhân do mất giá và nuôi không có lãi được 28,57% số hộ lựa chọn, Trong đó, nguyên nhân chính khiến hộ QMN lựa chọn là do năng suất thấp, đối với hộ QMV là do không có lãi; còn hộ QML là do nhiều dịch bệnh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 82 1 Điều kiện tự nhiên
Trong 3 năm trở lại đây, sự xuất hiện của thiên tai cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển NTTS trên địa bàn huyện Thái Thuy Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thời gian thả giống, thời gian nuôi mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản và kết quả sản xuất của hộ Điều kiện thời tiết thất thường ảnh hưởng đến thời điểm thả giống của hộ nuôi Hộ thường thả giống vào cuối tháng 4 – đầu tháng 5 khi thời tiết ổn định, nhiệt độ trên 20 0 C để bắt đầu vụ nuôi mới Tuy nhiên, việc thời tiết thất thường kèm theo mưa phùn khiến nhiệt độ, độ mặn và độ pH thay đổi sẽ dễ dẫn đến chết hàng loạt khi thả giống.
Hộp 4.1 Ảnh hưởng của thời tiết đến thả giống thủy sản
“Thông thường cứ sau thanh minh là nhà tôi bắt đầu thả giống Vậy mà mấy năm trở lại đây thời tiết thất thường, lúc mưa lúc nắng, nên thả tôm, cá giống thả xuống cũng sốc nhiệt mà chết”.
Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Nguyễn Thị Thủy, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ngày 03/02/2018Bên cạnh đó, rét đậm, rét hại cũng xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng tới năng suất NTTS của các hộ điều tra Mặc dù hộ đã có một số biện pháp phòng chống rét như che bạt, phủ nilon chắn gió, đảm bảo bờ chắc ít rò rỉ nước, nhưng do nhiệt độ xuống thấp dưới 10 0 C nên nhiều diện tích NTTS của hộ bị chết rải rác, một số hộ còn bị chết hàng loạt Cá chết gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ nuôi do không bán được, nếu bán thì cũng phải chịu mức giá rất thấp so với giá cá thương phẩm.
Hộp 4.2 Ảnh hưởng của thời tiết đến năng suất thủy sản
“Mùa đông năm ngoái và năm kia thời tiết khắc nghiệt quá, nhiệt độ hạ thấp nhanh nên cá vược và cá song không thích nghi kịp, bị chết rất nhiều Như năm 2016 nhà tôi phải chết đến nửa ao Lắm hôm nhiệt độ chỉ còn 7 0 C mà tôi vẫn phải xuống ao vớt cá chết ”
Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Nguyễn Quang Hạ, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình ngày 02/02/2018
Mặt khác, sự đổ bộ dồn dập của các cơn bão cũng gây thiệt hại cho các hộ điều tra khi toàn bộ diện tích nuôi thủy sản của hộ bị ngập Nguyên nhân là do một số đoạn đê kè bị sạt lở, vì vậy dưới sự tác động của bão và triều cường, nước biển dâng cao đã gây ngập cho diện tích NTTS ở ngoài đê và một số hộ gần khu vực sạt lở gây thất thoát về thủy sản và tổn thất về cơ sở vật chất.
Như vậy có thể thấy, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến phát triển NTTS tại huyện Thái Thụy Địa phương cần có kế hoạch phòng tránh, ứng phó với sự biến động của khí hậu trong thời gian tới.
Các chủ trương, chính sách vĩ mô của Chính phủ dành cho ngành nuôi trồng thủy sản đã tính đến việc hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững Tuy nhiên việc triển khai các chủ trương chính sách Nhà nước đã bộc lộ nhiều bất cập Chính quyền địa phương các cấp và người dân “tiếp thu” các chủ trương chính sách của Nhà nước một cách “có chọn lọc” Các mục tiêu chính sách đem lại lợi nhuận trước mắt thường được bành trướng lên và các mục tiêu về môi trường và duy trì tính bền vững thì bị mai một, thể hiện ở quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản công nghiệp ở địa phương, không có phần dành cho việc xử lý môi trường như hồ chứa lắng, bãi chứa thải Ngoài ra, việc ban hành chính sách của Nhà nước còn tồn tại những bất cập.
Không chỉ vậy, công tác hoạch định chính sách phát triển ngành cũng có phần bị động, thiếu tính dài hạn và mang đậm tính đột xuất nhằm giải quyết các sự vụ Việc này ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả đầu tư Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chưa đầy đủ và đồng bộ, đôi khi chưa phản ánh đúng thực tế Việc thực thi pháp luật và chế tài xử phạt còn thiếu và yếu.
Hộp 4.1 Hạn chế của việc ban hành cơ chế, chính sách
“Các chính sách của Chính phủ còn thiếu tính nhất quán, dễ bị thay đổi trong một thời gian ngắn Chẳng hạn các mục tiêu chính sách đặt ra trong quyết định 224/1999/QĐ-Ttg phê duyệt chương trình phát triển thủy sản thời kì 1999-2010 phải điều chỉnh khi Chính phủ ban hành nghị quyết 09 về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (2000), Việc điều chỉnh các mục tiêu chính sách quá gấp dẫn đến môi trường chính sách không ổn định, làm cho người dân và các nhà doanh nghiệp không an tâm đầu tư”
Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Trần Nguyên Khôi, xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh
Hiện nay, quản lý nhà nước ngành thủy sản chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của ngành NTTS, còn lúng túng, đối phó chậm trước sự chuyển dịch nhanh chóng trong những năm gần đây Mặc dù đã từng bước hình thành khung pháp lý về quản lý Nhà nước nhưng việc thực thi và cải tiến, xây dựng mới các văn bản, qui định về quản lý cho ngành NTTS còn chưa kịp thời và việc triển khai đến người nuôi trồng còn gặp nhiều khó khăn Khả năng quản lý ao nuôi, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng và chế biến thủy sản, quản lý chất lượng con giống và dịch bệnh còn yếu Đặc biệt, công tác quản lý chất lượng con giống còn nhiều hạn chế, các đơn vị chức năng chưa quản lý được số lượng, chất lượng giống Vai trò của cơ quan nhà nước trong quản lý chất lượng con giống chưa đáp ứng yêu cầu so với quy mô sản xuất Công tác kiểm soát chất lượng hóa chất, thuốc thú y thủy sản còn hạn chế.
Không chỉ thế, nhân sự quản lý chuyên ngành thiếu hụt, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Sự phối hợp quản lý hệ thống giữa các cơ quan liên quan tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và PTNT, kế hoạch và đầu tư chưa được thể hiện rõ trong chuỗi hoạt động của ngành nuôi trồng thủy sản Năng lực cung cấp thông tin kỹ thuật và thông tin thị trường của cơ quan quản lý Nhà nước cho các tác nhân tham gia trong ngành hàng còn yếu, đặc biệt là thông tin thị trường Trong khi đó,thành phần tư nhân, đặc biệt là thương lái thu gom lại đóng vai trò quan trọng trong thông tin thị trường Chính vì vậy, có tình trạng thông tin chồng chéo, không thống nhất, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động đầu tư của người sản xuất.
Về mặt công nghệ sản xuất, hiện nay chưa có quy trình kỹ thuật, công nghệ mới hỗ trợ cho người sản xuất, bảo đảm năng suất, phòng trị được bệnh ở thủy sản, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và và có hiệu quả kinh tế cao Chất lượng con giống chưa bảo đảm, khả năng nhiễm bệnh từ con giống lớn cũng với những hạn chế về kiến thức kỹ thuật và chuyên môn trong nuôi trồng thủy sản đã khiến những người nuôi của xã Thái Thượng nói riêng cũng như toàn bộ những người nuôi thủy sản trên cả nước ta đang đối mặt với nhiều nguy cơ cao về dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.
Như vậy, các cơ chế chính sách mà Nhà nước đưa ra vẫn còn nhiều bất cập, ngoài ra, việc thực hiện cơ chế, chính sách của các cơ quan ban ngành chức năng và chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế và không thực hiện đồng bộ.
Do đó, trong thời gian tới, Nhà nước cần liên kết với các cơ quan chức năng để rà soát và kiểm tra lại các cơ chế, chính sách đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản, cần nghiên cứu và ban hành có chính sách, quy định đồng bộ và chặt chẽ để phát triển nuôi trồng thủy sản có hiệu quả và bền vững.
4.2.3 Cán bộ địa phương Đối với công tác khuyến ngư, cán bộ quản lý về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chưa đủ chuyên sâu, thiếu kinh nghiệm và khả năng hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người nuôi thủy sản.
Bảng 4.22 Đánh giá của hộ điều tra về cán bộ khuyến ngư
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
1 Đánh giá về năng lực CBKN
Định hướng và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình 93 1 Định hướng
Ngày này khi khoa học xã hội ngày càng phát triển, các tiến bộ kỹ thuật ra đời thì quan điểm phát triển bền vững nhằm đảo bảo phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng được quan tâm hơn. Đứng trước những vấn đề đó huyện Thái Thụy đã đưa ra định hướng cho phát triển NTTS trong thời gian tới như sau:
• Tiếp tục thực hiện phát triển NTTS theo hướng hàng hóa, khai thác tối đa tiềm năng giữa các nguồn tài nguyên, sản xuất phải đảm bảo năng suất chất lượng hiệu quả và tính ổn định lâu dài gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái theo hướng bền vững.
• Phát triển NTTS phải gắn với nhu cầu thị trường
• Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thủy sản trong thời gian tiếp theo
• Lấy người dân làm nhân tố chính cho sự phát triển
• Giữ vững diện tích nuôi trồng hiện có và tiếp tục phát triển thêm diện tích nuôi trồng ở những vùng có điều kiện thuận lợi.
4.3.2 Căn cứ đề xuất giải pháp
Qua phân tích và tìm hiểu tình hình thực hiện các giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Thái Thụy, tôi rút ra một số khó khăn mà ngành nuôi trồng thủy sản tại địa phương đang gặp phải như sau:
- Quy mô nuôi trồng thủy sản tại huyện Thái Thụy không có có sự biến động đáng kể trong 3 năm vừa qua, trong khi ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh làm cho năng suất và sản lượng thủy sản có xu hướng giảm.
- Mặc dù NTTS tại huyện Thái Thụy khá đa dạng về chủng loại nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh hộ đang có xu hướng thay đổi loại thủy sản nuôi trồng từ tôm sang các loại cá, đặc biệt quan tâm đến các giống có sức đề kháng và khả năng chống chịu bệnh tốt.
- Giống thủy sản được cung cấp từ nhiều nguồn đa dạng, tuy nhiên chất lượng giống chưa đảm bảo khi hộ nuôi vẫn phải thay đổi nơi mua giống Ngoài ra vẫn tồn tại nguồn giống không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm tra, kiểm dịch trước khi thả Mặt khác người nuôi cũng chưa chú trọng trong vấn đề kiểm dịch giống.
- Phần lớn cơ sở nuôi tại địa phương có quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, việc chuẩn bị ao nuôi, thả giống, cho ăn và điều trị bệnh đều dựa vào kinh nghiệm bản thân, chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý, phát triển hiện nay Chính vì vậy, hộ gia đình không thể xử lý được vấn đề môi trường, dịch bệnh, chất lượng giống… trong khi đó quản lý cộng đồng vùng nuôi chưa phát triển.
- Hệ thống giao thông và hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu NTTS tại địa phương Đặc biệt, chưa có hệ thống kênh cấp, thoát nước riêng và chưa có hệ thống hồ lắng Mặt khác, ý thức của bộ phận không nhỏ người nuôi còn hạn chế, nguồn nước và chất thải sau khi nuôi có hàm lượng chất ô nhiễm khá lớn được họ trực tiếp xả ra môi trường mà không được xử lý Đáng chú ý là nguồn nước thải này lại được đổ thẳng ra biển và người nuôi lại lấy vào cấp cho hoạt động nuôi. Đó là những hạn chế lớn khiến cho tình hình nuôi trồng thủy sản của địa phương hai năm gần đây giảm sút và không hiệu quả.
4.3.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
4.3.3.1 Giải pháp về giống thủy sản Để cung cấp giống tốt, đảm bảo chất lượng và nguồn cung đủ phục vụ nuôi tôm thẻ chân trắng cần phải thực hiên các giải pháp như sau:
Ký kết hợp đồng đối với các đơn vị có uy tín cung cấp giống đảm bảo chất lượng phục vụ các vùng nuôi Nên thành lập một cơ sở cung ứng giống chất lượng và có thương hiệu cung cấp cho toàn bộ các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện, cơ sở này sẽ chịu sự giám sát và quản lý của nhà nước Con giống khi nhập về sẽ phải qua kiểm định rồi mới giao đến tay người dân.
Bên cạnh đó, cần phát triển các cơ sở ươm giống ngay tại địa phương.Những cơ sở này cần thực hiện đúng quy định quản lý giống của Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chịu sự giám sát thường xuyên của các cơ quan nhà nước.
Ngoài ra, cần nghiên cứu, tìm nguồn cung ứng uy tín và nhập về địa phương một số loại thủy sản mới, có khả năng sức đề kháng và khả năng chống chịu dịch bệnh tốt để giới thiệu đến các hộ nuôi Giải pháp này nhằm mục đích đa dạng hóa loài thủy sản nhằm giảm thiểu rủi ro cho hộ NTTS.
4.3.3.2 Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng Đối với giao thông: Hiện nay chất lượng hệ thống giao thông của vùng nuôi trồng thủy sản còn hạn chế, không đảm bảo cho giao thông đi lại và vận chuyển hàng hóa đặc biệt khi các hộ thu hoạch Cần nâng cấp và bê tông hóa các tuyến đường, mở rộng đường để xe tải loại nhỏ có thể vào khu nuôi thủy sản để thu mua dễ dàng, thuận tiện hơn. Đối với hệ thống thủy lợi: Nghiên cứu thiết kế các đường dẫn nước xương cá để cấp nước đầy đủ tới từng hộ nuôi, chủ động bơm cấp và tiêu nước theo nhu cầu của vùng nuôi Cần khuyến cáo các hộ nuôi xây dựng ao chứa lắng dùng để trữ nước và xử lý nước trước khi cấp cho ao nuôi, diện tích ao chứa - lắng thường chiếm khoảng 20-25% diện tích mặt nước cơ sở vùng nuôi Ngoài ra, địa phương cũng nên xem xét tu bổ và đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý nước thải từ nuôi trước khi thải ra môi trường Vùng nuôi phải có khu chứa bùn thải đảm bảo xử lý hết lượng bùn thải sau mỗi đợt nuôi.
Về công tác khuyến ngư cần tập trung nâng cao nhận thức và trình độ kỹ thuật của chủ hộ thông qua tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và bồi dưỡng kiến thức quản lý; đồng thời tăng cường cung cấp truyền thông cho hộ dân về các tin tức cập nhật về NTTS.
Nâng cao nhận thức và trình độ kỹ thuật của chủ hộ:
Cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho người thực hiện nuôi một cách bài bản, xác định mô hình nuôi hợp lý Phải có chính sách rõ ràng và được kiểm tra giám sát chặt chẽ để bảo đảm chất lượng người học Nhưng để không hạn chế người học và cũng nhằm bảo đảm chất lượng đầu ra cho người học, các ngành chức năng chuyên môn liên quan khi chiêu sinh có thể phân người học thành hai nhóm: nhóm đủ trình độ tiếp thu cả lý thuyết lẫn thực hành và nhóm trình độ có hạn, chỉ chú trọng đến thực hành nuôi, còn lý thuyết chỉ là phụ.
Kết luận
NTTS tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong xã, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập Tuy nhiên, việc phát triển tự phát về diện tích NTTS đã bộc lộ nhiều khuyết điểm và đang trở thành một vấn đề bức thiết cần được giải quyết, Qua nghiên cứu thực tiễn đề tài “Nghiên cứu giải pháp phát triển NTTS tại xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình” tôi rút ra một số kết luận như sau:
(1) Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến phát triển NTTS, vai trò của phát triển NTTS, nội dung nghiên cứu và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS Đề tài cũng tìm hiểu thực tiễn phát triển NTTS tại các tỉnh trong nước, trong đó tập trung nghiên cứu phát triển NTTS mang lại thành công của của Quảng Ninh, Nam Định; từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển NTTS của huyện Thái Thụy.
(2) Qua phân tích đặc điểm địa bàn về điều kiện tự nhiên, đặc điểm đất đai và tình hình kinh tế xã hội huyện Thái Thụy ba năm gần đây để thấy được những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện các giải pháp phát triển NTTS Từ đó cho thấy tình hình phát triển NTTS tại địa phương: Đối với phát triển NTTS theo chiều rộng: Trên địa bàn huyện Thái Thụy, quy mô nuôi trồng thủy sản không có sự biến động đáng kể trong 3 năm Trong khi đó, do ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh có 40% hộ điều tra cho rằng năng suất và sản lượng thủy sản đang có xu hướng giảm Đối với từng loại thủy sản , tôm sú, cá vược và cá song là những loại được các hộ nuôi với diện tích, năng suất ổn định; cua và tôm thẻ chân trắng chỉ được một số nhóm quy mô lựa chọn nuôi Trong khi đó, cá hồng mỹ là loại thủy sản mới với diện tích nuôi trồng đang được mở rộng.
- Đối với phát triển NTTS theo chiều sâu: hộ có sự thay đổi trong chủng loại, giống thủy sản; quy trình nuôi và CSHT phục vụ NTTS cũng như phát triển thị trường; liên kết trong sản xuất và tiêu thụ. Đối với chủng loại, giống thủy sản: do nuôi tôm đạt năng suất thấp và gặp phải nhiều dịch bệnh nên hộ có xu hướng chuyển sang các loài thủy sản khác, trong đó 71,43% hộ chuyển sản nuôi cá vược và 57,14% hộ chuyển sang nuôi cá song Giống thủy sản được cung cấp từ nhiều nguồn đa dạng; tỷ lệ hộ mua giống từ người đại lý giống và người buôn tự do lần lượt là 43,33% và 40,00%, tuy nhiên chất lượng chưa đảm bảo, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm dịch. Đối với quy trình nuôi: hộ đã thực hiện các hoạt động chuẩn bị ao trước khi nuôi, thay đổi tần suất cho ăn, mật độ và phương thức thả giống; xử lý bệnh cho thủy sản Tuy nhiên việc chuẩn bị ao hồ và xử lý bệnh trong NTTS của hộ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà không có chỉ dẫn kỹ thuật; một số hộ, chưa nhận thức được vai trò của xử lý bệnh, do đó áp dụng các biện pháp không phù hợp Việc thay đổi mật độ thả giống, thay đổi tần suất cho ăn chưa mang lại tác động rõ rệt đối với phát triển NTTS của hộ. Đối với hệ thống cơ sở hạ tầng: mặc dù đã đáp ứng phần lớn nhu cầu của hộ NTTS, tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng còn chưa đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thủy lợi (90% hộ điều tra chưa có kênh cấp thoát nước tách biệt) và hệ thống giao thông (30% hộ có đường ra khu nuôi là đường đất); gây khó khăn cho hoạt động NTTS của người dân; Đối với phát triển thị trường; liên kết trong sản xuất và tiêu thụ: có thể thấy hướng tiêu thụ thủy sản của hộ điều tra còn khá hạn chế khi 96,67% hộ bán thủy sản cho thương lái Việc liên kết ngang giữa các hộ sản xuất chỉ đơn thuần là cùng làm đường giao thông (60%), cùng đầu tư xây dựng hệ thống điện (50%) và chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về dịch bệnh (73,33%), liên kết cùng bán sản phẩm, cùng mua đầu vào còn hạn chế Mối liên kết dọc còn lỏng lẻo với nội dung chủ yếu là xác định khối lượng bán và giá bán dưới hình thức phi chính thống Vì vậy, hộ NTTS vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
(3) Qua phân tích đánh giá thực trạng ở địa phương, đề tài chỉ ra 05 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS trên địa bàn huyện Thái Thụy bao gồm: điều kiện tự nhiên, cơ chế chính sách, cán bộ địa phương, bản thân hộ NTTS và từ phía thị trường.
(4) Nhận thấy những khó khăn cần khắc phục, dựa vào điều kiện của địa phương tôi đề xuất 05 nhóm giải pháp nhằm phát triển NTTS trên địa bàn huyện
Thái Thụy bao gồm giải pháp về giống thủy sản; giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng; giải pháp khuyến ngư, giải pháp về thị trường và liên kết trong sản xuất và tiêu thụ; giải pháp hỗ trợ vốn.
Kiến nghị
Qua nghiên cứu, tìm hiểu tình hình phát triển NTTS tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Cần phối hợp với các địa phương xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, đặc thù và thống nhất về áp dụng các giải pháp phát triển NTTS cho từng địa phương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đồng thời ban hành các chính sách và văn bản hướng dẫn cụ thể có liên quan đến phát triển NTTS như: chính sách đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư vào các hạng mục như thủy lợi,giao thông, hệ thống điện, nước sạch gắn với hệ thống bảo vệ môi trường đối với các vùng NTTS và những vùng lân cận.
- Cung cấp, hỗ trợ đầy đủ các điều kiện sản xuất để đảm bảo cho các hộ NTTS yên tâm đầu tư sản xuất, Đặc biệt chính sách hỗ trợ vốn của nhà nước, các chính sách hỗ trợ và khuyến khích về khuyến nông, khuyến ngư, thị trường và quản lý chất lượng môi trường cần quan tâm hơn nữa, Ngoài ra cần chú ý và xem xét đến việc liên kết giữa bốn nhà: nhà nước– nhà khoa học– nhà nông– nhà doanh nghiệp, thúc đẩy người nuôi thành lập các nhóm cộng đồng liên kết để phát triển NTTS.
- Kêu gọi các tổ chức tín dụng, ngân hàng, công ty chế biến thủy sản, công ty thức ăn chăn nuôi, trung tâm giống… cùng tham gia và hợp tác để hỗ trợ cho các hộNTTS.