1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội

136 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Phương Thúy Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Tất Thắng
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 245,98 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (14)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn (17)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (18)
      • 2.1.1. Một số khái niệm liên quan (18)
      • 2.1.2. Đặc điểm, mục tiêu và ý nghĩa của phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (20)
      • 2.1.3. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa (25)
      • 2.1.4. Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (28)
      • 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng (38)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (42)
      • 2.2.1. Thực tiễn phát triển DNNVV trên thế giới và Việt Nam (0)
      • 2.2.2. Tổng quan tài liệu liên quan đến phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp NVV (49)
      • 2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển DNNVV trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội (0)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (17)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (52)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (52)
      • 3.1.2. Khái quát DNNVV trên địa bàn quận Thanh Xuân (0)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (61)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin (61)
      • 3.2.2. Phương pháp sử lý số liệu (63)
      • 3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (66)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (17)
    • 4.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp NVV trên địa bàn quận Thanh Xuân (0)
      • 4.1.1. Sự phát triển về số lượng DN NVV trên địa bàn quận Thanh Xuân (0)
      • 4.1.2. Kết quả xây dựng kế hoạch, chiến lược cho phát triển doanh nghiệp (72)
      • 4.1.3. Kết quả đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp (74)
      • 4.1.4. Kết quả hỗ trợ vay vốn cho doanh nghiệp (76)
      • 4.1.5. Kết quả đầu tư trang thiết bị, máy móc cho doanh nghiệp (78)
      • 4.1.6. Liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp (79)
      • 4.1.7. Phát triển thị trường cho doanh nghiệp (83)
      • 4.1.8. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất, thông tin cho doanh nghiệp (85)
      • 4.1.9. Quy hoạch phát triển sản xuất, nâng cao kết quả và hiệu quả SXKD 70 (86)
      • 4.1.10 Kết quả và hiệu quả của phát triển DNNVV quận Thanh Xuân (0)
    • 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội (91)
      • 4.2.1. Chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước (91)
      • 4.2.2. Năng lực của cán bộ quản lý và các nguồn lực của doanh nghiệp (99)
      • 4.2.3. Sự hỗ trợ của các cấp, các ngành (107)
      • 4.2.4. Quá trình hội nhập và liên kết (109)
      • 4.2.5. Điều kiện kinh tế xã hội (112)
      • 4.2.6. Phân tích SWOT trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội (114)
    • 4.3. Định hướng và các giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Thanh Xuân. thành phố Hà Nội (116)
      • 4.3.1. Định hướng (116)
      • 4.3.2. Các giải pháp chủ yếu (116)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (17)
    • 5.1. Kết luận (126)
    • 5.2. Kiến nghị (127)
  • Tài liệu tham khảo ..................................................................................................................... 110 (129)
  • Phụ lục ............................................................................................................................................. 113 (132)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm liên quan

Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển Theo quan điểm siêu hình: Phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật, đồng thời phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp Phép biện chứng duy vật cho rằng: Phát triển là sự vận động theo hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện của sự vật (Ngô Thắng Lợi, 2013).

Trong kinh tế, khái niệm phát triển còn bao hàm cả sự tăng trưởng Theo đó, phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt kinh tế- xã hội của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tãng trýởng Tãng trýởng kinh tế là điều kiện cần để phát triển kinh tế ở những nýớc đang phát triển, đặc biệt là những nýớc đang phát triển có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nếu không đạt được mức tăng trưởng tương đối cao và liên tục trong nhiều năm, thì khó có điều kiện kinh tế để cải thiện mọi mặt của đời sống kinh tế- xã hội Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ để phát triển kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế có thể được thực hiện bởi những phương thức khác nhau và do đó có thể dẫn đến những kết quả khác nhau Nếu phương thức tăng trưởng kinh tế không gắn với sự thúc đẩy cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng tiến bộ, không làm gia tăng, mà thậm chí còn làm xói mòn năng lực nội sinh của nền kinh tế, sẽ không thể tạo ra sự phát triển kinh tế Nếu phương thức tăng trương kinh tế chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho nhóm dân cư này, cho vùng này, mà không hoặc đem lại lợi ích không đáng kể cho nhóm dân cư khác, vùng khác thì tăng trưởng kinh tế như vậy sẽ khoét sâu vào bất bình đẳng xã hội Những phương thức tăng trưởng như vậy, rốt cục, cũng chỉ là kết quả ngắn hạn, không những không thúc đẩy được phát triển, mà bản thân nó cũng khó có thể tồn tại được lâu dài.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp nếu đứng trên những góc độ khác nhau của các khoa học hay hướng tiếp cận Theo từ điển tiếng Pháp thì doanh nghiệp (entreprendre) có nghĩa là “đảm nhận” hay “hoạt động”, doanh nghiệp theo ý nghĩa này là những người chấp nhận rủi ro để tiến hành kinh doanh. Trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử, doanh nghiệp được định nghĩa khác nhau nhưng đều có chung các đặc điểm chủ yếu bao gồm: + Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế;

+ Hoạt động chủ yếu là sản xuất, kinh doanh, tạo ra của cải vật chất hoặc giá trị dựa trên những nguồn lực của doanh nghiệp;

+ Sản phẩm của doanh nghiệp nhằm thỏa măn nhu cầu của xă hội, mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận;

+ Hoạt động của doanh nghiệp đa dạng theo sự phát triển của nhận thức và tiến bộ xã hội

Có định nghĩa khác cho rằng: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luận hiện hành nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Theo Khoản 7, điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 doanh nghiệp được định nghĩa như sau: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (Quốc hội, 2014)

Từ những quan điểm trên, theo tác giả: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được đăng ký thành lập theo những quy định của pháp luật hiện hành nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp có tên riêng, có tài sản và có trụ sở giao dịch cụ thể

2.1.1.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Có nhiều cách hiểu khác nhau ở các quốc gia về doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tiêu thức xác định cũng khác nhau Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động hàng năm không quá 300 lao động Theo Khoản 1 điều 3 Nghị định Số: 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm2009: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm, cụ thể như sau:

Bảng 2.1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Quy mô DN siêu Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa nhỏ

Số lao động Tổng nguồn Số lao Tổng nguồn vốn Số lao

Khu vực vốn động động

I Nông, lâm 10 người trở 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên nghiệp và thủy xuống trở xuống người đến đồng đến 100 tỷ 200 sản 200 người đồng người đến 300 người

II Công nghiệp 10 người trở 20 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 20 tỷ từ trên và xây dựng xuống trở xuống người đến đồng đến 100 tỷ 200

200 người đồng người đến 300 người

III Thương mại 10 người trở 10 tỷ đồng từ trên 10 từ trên 10 tỷ từ trên và dịch vụ xuống trở xuống người đến đồng đến 50 tỷ 50 người

Nguồn: Chính phủ (2009) Phát triển DNNVV là đứng trên góc độ vĩ mô đó là sự tăng lên số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự thay đổi cơ cấu loại hình doanh nghiệp, sự thay đổi về quy mô và hình thức sở hữu, phương thức hoạt động Đứng trên góc độ của doanh nghiệp, phát triển DNNVV là sự thay đổi các nguồn lực của doanh nghiệp như đất đai, lao động, vốn, công nghệ; sự thay đổi cách thức sản xuất kinh doanh và sự thay đổi kết quả và hiệu quả SXKD của doanh nghiệp (Trần Ngọc Nẫm, 2011).

Khái quát lại, theo tác giả: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là hoạt động làm tăng số lượng doanh nghiệp cũng như thay đổi cơ bản hình thức sở hữu và tổ chức hoạt động nhằm sử dụng những nguồn lực của doanh nghiệp một các có hiệu quả nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh.

2.1.2 Đặc điểm, mục tiêu và ý nghĩa của phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.2.1 Đặc điểm của phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung ở nhiều khu vực chế biến và dịch vụ, tức là gần với người tiêu dùng hơn Trong đó cụ thể là: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là vệ tinh, chế biến bộ phận chi tiết cho các doanh nghiệp lớn với tư cách là tham gia vào các sản phẩm đầu tư Doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các dịch vụ đa dạng và phong phú trong nền kinh tế như các dịch vụ trong quá trình phân phối và thương mại hoá, dịch vụ sinh hoạt và giải trí, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ Trực tiếp tham gia chế biến các sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng với tư cách là nhà sản xuất toàn bộ (Phạm Việt Dũng, 2017).

Nhìn chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế bởi nguồn vốn, tài nguyên, đất đai và công nghệ Sự hữu hạn về nguồn lực này là do tôn chỉ và nguồn gốc hình thành doanh nghiệp Mặt khác còn do sự hạn hẹp trong các quan hệ với thị trường tài chính – tiền tệ, quá trình tự tích luỹ thường đóng vai trò quyết định của từng doanh nghiệp vừa và nhỏ (Thu Hương, 2014).

Xuất phát từ nguồn gốc hình thành, tính chất, quy mô các quản trị gia doanh nghiệp vừa và nhỏ thường nắm bắt, bao quát và quán xuyến hầu hết các mặt của hoạt động kinh doanh Thông thường họ được coi là nhà quản trị doanh nghiệp hơn là nhà quản lý chuyên sâu Chính vì vậy mà nhiều kỹ năng, nghiệp vụ quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất thấp so với yêu cầu.

Do các đặc trưng kể trên nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị thụ động nhiều hơn ở thị trường Cơ hội “đánh thức”, “dẫn dắt” thị trường của họ rất nhỏ Nguy cơ

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Quận Thanh Xuân, là một quận phía Tây nam của nội thành Hà Nội, thủ đô của Việt Nam Quận nằm ở cửa ngõ phía tây, là quận mới được thành lập ngày 22 tháng 11 năm 1996, trên cơ sở tách 5 phường: Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Kim Giang, Phương Liệt; 78,1 ha diện tích tự nhiên Quận có Quốc lộ 6 đi các tỉnh miền Tây Bắc bắt đầu từ Ngã Tư Sở đi qua quận này, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán và trao đổi hang hóa giữa Hà Nội và cá tỉnh lân cận tới các tính Tây Bắc nước ta. Trên địa bàn quận tập trung nhiều Trường Đại học, các Công ty lớn và số dân đông nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm phục vụ nhu cầu người dân trên địa bàn quận Khai thác tốt điều kiện về vị trí địa lý là tiền đề để các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận tồn tại và phát triển Với những điều kiện như vậy, Quận chú trọng phát triển hài hòa các nhóm doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ, doanh nghiệp xây dựng.

Số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, diện tích đất đai của Quận là hơn 908 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp rất thấp chỉ chiếm 2,57% (năm 2016) và có xu hướng giảm mạnh do quá trình đô thị hóa và quy hoạch phát triển của quận và thành phố.Diện tích đất phi nông nghiệp trong đó diện tích đất ở của quận là rất lớn, quận tập trung quy hoạch phát triển đô thị nên tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho người dân của quận Theo quy hoạch đến 2020Thanh Xuân sẽ không còn diện tích đất nông nghiệp nên đây là cơ hội cho các doanh nghiệp dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp có điều kiện phát triển, các doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt trước cơ hội này.

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai quận Thanh Xuân giai đoạn 2014 –

3 15/14 BQ Tổng diện tích tự nhiên 908,32 100 908,32 100 908,32 100 100 100 100

71,2 1 c Đất nuôi trồng thủy sản 3,85 7,05 3,5 7,40 2,87 12,29

103,6 3 c Đất phi nông nghiệp khác 74,28 8,74 77,34 8,51 85,8 9,71

52,0 4 Nguồn: Niên giám Thống kê quận Thanh Xuân

Với quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch phát triển đô thị đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân quận cùng với những phòng ban, cơ quan chức năng có liên quan cần có định hướng phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm khai thác tối đa tiềm năng và đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của sự phát triển Định hướng về số lượng các doanh nghiệp trong tình hình thức sản xuất kinh doanh và có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể đến từng đối tượng doanh nghiệp để tạo ra điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp Hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp NVV cần diễn ra đồng thời và đồng bộ, bên cạnh hỗ trợ về pháp lý cần có những biện pháp đảm bảo kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp.

3.1.1.2 Dân số và lao động

Số liệu thống kê cho thấy, dân số của quận Thanh Xuân trong giai đoạn nghiên cứu tăng bình quân 0,71%/ năm trong đó giai đoạn 2014-2015 tăng nhanh hơn giai đoạn 2015-2016 Dân số đông tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phát triển, đây là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp phát triển, nắm bắt được xu hướng tiêu dùng là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp định hướng quá trình phát triển của mình trong những năm tiếp theo Số liệu trong Bảng 3.2 cho thấy hiện nay tỷ lệ lao động của quận chiếm khoảng 78% tổng dân số của quận, điều này tạo áp lực giải quyết việc làm nhưng lại là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận tuyển dụng được nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng các yêu cầu trong quá trình sản xuất của mình Các doanh nghiệp cần có chiến lược tuyển dụng và sử dụng hợp lý nguồn lao động để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí nhân công, tạo sự gắn kết giữa người lao động với doanh nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất giúp các doanh nghiệp có điều kiện tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay và tương lai Quận cũng cần có những chính sách đào tạo nghề cho lao động phù hợp với đặc thù của các loại hình doanh nghiệp, tăng cường sự gắn kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với các doanh nghiệp để giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động cũng như hỗ trợ DN trong việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, phù hợp.

Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động của quận Thanh Xuân giai đoạn

2015 Năm 2016 So sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT

II Tổng số hộ hộ 69.543 100

Lao động NN lao động 3.631 1,78 2.990 1,44 2.003 0,94 82,35 66,99

IV Một số chỉ tiêu BQ

Lao động/ hộ lao động 2,94 - 2,96 - 3,02 - - - -

Mật độ dân số người/ km 2 29.066 -

Nguồn: Niên giám Thống kê quận Thanh Xuân

3.1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế

Báo cáo thống kê kinh tế xã hội của quận Thanh Xuân trong gia đoạn 2014-

2016 cho thấy giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng bình quân 10,93%/ năm trong đó mức tăng trong giai đoạn 2015-2016 cao hơn giai đoạn trước đó, điều này cũng thể hiện rằng nền kinh tế và sản xuất đang dần phục hồi sau khủng hoảng và tác động của những biện pháp kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã bắt đầu phát huy hiệu quả Trong cơ cấu kinh tế của quận, giá trị sản xuất ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị sản xuất, điều này chứng tỏ số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ là tương đối lớn và ở tất cả các mặt của đời sống cũng như sản xuất Nếu xét về tốc độ phát triển thì có thể thấy ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh hơn ngành dịch vụ, trong khi ngành nông nghiệp đang có dấu hiệu thụt lùi do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp.

Trong thời gian tiếp theo, quận cần trú trọng mở và duy trì hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp – xây dựng và dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển cũng như tận dụng lợi thế về quy hoạch xây dựng Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ có điều kiện phát triển và mở rộng thị trường do nhu cầu lương thực thực phẩm của người dân đang hướng tới là sạch và an toàn Điều kiện kinh tế xã hội của quận phát triển sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thu hút nguồn vốn cho đầu tư sản xuất, mức tiêu dung của người dân nâng lên làm cho thị trường tiêu thụ được cải thiện Tuy nhiên, bên cạnh việc khai thác thị trường truyền thống các doanh nghiệp cần phát triển thị trường ra các vùng lân cận, nâng cao chất lượng sản phẩm hướng tới xuất khẩu, có chiến lượng hợp lý trong sản xuất kinh doanh nhằm tránh tối đa tác động không mong muốn của quá trình hội nhập và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp địa phương với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực về tài chính và công nghệ.

Bảng 3.3 Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh quận Thanh Xuân giai đoạn 2014 – 2016

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

Giá trị CC Giá trị CC Giá trị CC

14/13 15/14 BQ (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%)

1 Tổng giá trị sản xuất 24.643 100 27.238 100 30.322 100 110,53 111,32 110,93

+ Công nghiệp - xây dựng 10.912 44,28 13.154 48,29 14.920 49,21 120,55 113,43 116,93 + Thương mại - dịch vụ 13.728 55,71 14.081 51,70 15.399 50,78 102,58 109,36 105,91

2 Thu nhập bình quân (USD/ng/năm) 2.971 - 2.996 - 3.046 - 100,84 101,67 101,25

Nguồn: Niên giám Thống kê quận Thanh Xuân (2014, 2015, 2016)

3.1.2 Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân là một trong những quận nội thành, có số lượng doanh nghiệp rất lớn của thành phố, các DN trên địa bàn quận có số lượng đông đảo và tồn tại ở nhiều loại hình khác nhau Bảng số liệu 3.4 cho thấy tính đến thời điểm

31/12/2016 trên địa bàn quận có hơn 20 nghìn doanh nghiệp NVV thì doanh nghiệp

NVV thuộc sở hữu nhà nước đang giảm dần, số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm là do chủ trương sáp nhập các doanh nghiệp nhà nước và thực hiện cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ Nhóm doanh nghiệp là các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần chiếm tỷ lệ cao từ 20% đến xấp xỉ 23% tổng số doanh nghiệp trong đó số lượng đông đảo nhất là các công ty cổ phần Tỷ lệ HTX còn hoạt động tương đối hạn chế, điều này chứng tỏ các HTX đang gặp nhiều khó khăn và cần có các biện pháp thay đổi hình thức tổ chức hoạt động sao cho phù hợp và hiệu quả theo các định hướng phát triển đã được Luật Hợp tác xã quy định.

Bảng 3.4 Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Thanh Xuân (phân theo hình thức sở hữu)

Loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ

2 Công ty TNHH một thành viên 4.033 20,06

3 Công ty TNHH từ 02 thành viên trở lên 4.277 21,27

Nguồn: Phòng Công thương quận Thanh Xuân (2017) Đa dạng các hình thức sở hữu doanh nghiệp sẽ tận dụng được các nguồn lực để phục vụ cho phát triển doanh nghiệp và có các chiến lược sản xuất kinh doanh khác nhau, tạo ra một sân chơi cạnh tranh công bằng Trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện sáp nhập hoặc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ hoặc các chi nhánh trực thuộc Các HTX đang hoạt động cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương thức hoạt động theo Luật Hợp tác xã hoặc chuyển đổi hoạt động sang hình thức công ty hợp vốn hoặc công ty cổ phần Đối với các hình thức doanh nghiệp phổ biến khác cũng cần thay đổi phương thức tổ chức quản lý, thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, có chiến lược sản xuất kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn để tận dụng tối đa những cơ hội và các nguồn lực hiện có để phát triển.

Bảng 3.5 Thời gian hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Thanh Xuân

Thời gian hoạt động Số lượng Tỷ lệ

2 Từ 1 năm đến dưới 2 năm 2.543 12,65

3 Từ 2 năm đến dưới 3 năm 4.167 20,72

4 Từ 3 năm đến dưới 4 năm 3.933 19,56

5 Từ 4 năm đến dưới 5 năm 3.789 18,84

Nguồn: Phòng Công thương quận Thanh Xuân (2016b)

3.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở quận Thanh Xuân

Là một trong những quận mới thành lập nhưng Thanh Xuân có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh nói chung và phát triển các

DNNVV nói riêng Là quận có vị trí địa lí thuận lợi, nằm trên nhiều tuyến giao thông quan trọng nên có điều kiện giao thương với các địa phương khác Quận có tốc độ đô thị hóa nhanh nên các doanh nghiệp xây dựng và công nghiệp có điều kiện phát triển Dân số của quận tương đối đông nên tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ cũng như là nguồn cung cấp lao động dồi dào và có chất lượng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của quận. Điều kiện kinh tế xã hội của quận khá phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động nguồn vốn để mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh Trình độ dân trí tương đối cao, cung cấp nguồn lao động và quản lý có trình độ Là nơi tập trung của nhiều cơ quan và các trường đại học lớn, đây là thị trường tiềm năng và không ngừng được mở rộng

Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong xây dựng và triển khai hoạt động Hệ thống thông tin doanh nghiệp đang từng bước được hoàn thiện tạo điều kiện cho DN tiếp cận thông tin về thị trường cũng như các thông tin về chính sách liên quan đến phát triển doanh nghiệp. Ủy ban nhân dân quận phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, giúp đỡ các DNNVV từng bước tháo gỡ những khó khăn để ổn định sản xuất và phát triển Các DNNVV được hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm, các ưu đãi về thuế… Thủ tục hành chính về thành lập và quản lý hoạt động của DN được cải cách theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động và phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật về DN đang dần hoàn thiện Hệ thống luật pháp về thuế, về đăng ký kinh doanh, cạnh tranh và quản lý doanh nghiệp đang dần hoàn thiện tạo ra một khuân khổ pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động. Các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh và được pháp luật bảo vệ, điều này góp phần tạo nên sự an tâm cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Quá trình hội nhập mang đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp về thị trường, vốn, công nghệ; tận dụng tốt các cơ hội sẽ giúp các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển thị trường từ đó nâng cao thực lực và tạo chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp. Ngoài ra, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin sẽ góp phần kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước, rút ngắn thời gian thực hiện các giao dịch, các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh những thuận lợi, quá trình phát triển của các DNNVV trên địa bàn quận Thanh Xuân cũng còn gặp không ít những khó khăn Trước hết là khó khă về nguồn vốn, hiện tại rất nhiều DN đang gặp khó khăn về vốn, thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, nhiều DN rơi vào tình trạng khó khăn phải thu hẹp sản xuất, nhiều DN tạm ngừng sản xuất hoặc giải thể do không cân đối được nguồn vốn. Mặt khác, chi phí vay vốn đang có xu hướng nhích lên đã ảnh hưởng tới việc tăng chi phí, càng làm cho những khó khăn của doanh nghiệp.

Ngoài vốn vay, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận và triển khai những công nghệ sản xuất, cung ứng dịch vụ và quản lý hoạt động kinh doanh Ngoài nguyên nhân không đủ vốn để tiếp cận những công nghệ nói trên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu thốn về chuyên môn và các chuyên gia hoặc nhân lực có hiểu biết phù hợp để lựa chọn và triển khai công nghệ Không ít trường hợp các doanh nghiệp có vốn để đầu tư vào công nghệ, nhưng lại lựa chọn công nghệ không phù hợp hoặc triển khai không hiệu quả gây trở ngại trong quá trình sử dụng và thực hiện về sau

Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và tồn kho cao cũng là một khó khăn lớn khác Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn thiếu năng lực nắm bắt thị trường, hiểu thị trường một cách tổng thể và xây dựng những kế hoạch đối phó với những kịch bản biến động gây khó khăn Điều này dẫn đến việc sản xuất bị thu hẹp, hoạt động cầm chừng, không có khả năng bán được hàng hóa đã sản xuất dẫn đến tồn kho tích tụ và phát sinh chi phí Đối với những ngành có tỷ lệ nội địa hóa thấp, phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu, các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc dự báo doanh thu và lập kế hoạch tích hợp kinh doanh và vận hành phù hợp với những biến động của thị trường và kinh tế thế giới.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 4.2.1 Chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước a Các chính sách liên quan đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay

Thực hiện chủ trương của Đảng, nhận thức được vai trò ngày càng quan trọng của DNNVV; từ năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-

CP ngày 23/11/2001 về trợ giúp phát triển DNNVV, quy định chính sách hỗ trợ DNNVV ở từ trung ương tới địa phương; Ngày 23/10/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch phát triển DNNVV 05 năm giai đoạn 2006 – 2010 đề ra các giải pháp nhằm tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNNVV trên cơ sở huy động các nguồn lực trong và ngoài nước.

Ngày 30/6/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ- Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV (thay thế Nghị định 90/2001/NĐ- Chính phủ), quy định 8 nhóm hỗ trợ phát triển DNNVV Thực hiện Nghị định số 56/2008/NĐ-CP ngày 30/6/2009, các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng và triển khai những chương trình hỗ trợ DNNVV

Tại Quyết định số 1231/NĐ-TTg ngày 7/9/2012 đề ra các giải pháp, chương trình hỗ trợ DNNVV trọng tâm gồm: (i) Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN; (ii) Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sự dụng vốn; (iii) Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới; (iv) Phát triên nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị; (v) Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai; (vi) Cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV và xúc tiến mở rộng thị trường; (vii) Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển; (viii) Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển; trong đó tập trung vào những giải pháp về thành lập Quỹ hỗ trợ, tổ chức thực hiện các Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020; thí điểm xây dựng vườn ươm DN; thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ toàn diện cho DNNVV trong một số lĩnh vực; thúc đẩy các liên kết kinh tế, cụm liên kết ngành Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai xây dựng Luật hỗ trợ DNNVV, Một số chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV bao gồm:

Tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận nguồn vốn ngân hàng bằng việc thực hiện bảo lãnh tín dụng cho DNNVV thông qua quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương và Quỹ Bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam; tạo điều kiện DNNVV sử dụng các kênh huy động vốn khác, như phát hành trái phiếu, mua bán cổ phiếu, cổ phiếu quỹ… Thành lập Quỹ phát triển DNNVV, tập trung hỗ trợ cho những DN có phương án sản xuất kinh doanh khả thi thuộc các lĩnh vực khuyến khích, ưu tiên của Nhà nước Hỗ trợ kinh phí cho DN thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ qua 2 hình thức cho vay ưu đãi không lãi suất và lãi suất thấp bằng lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước.

+ Hỗ trợ mặt bằng sản xuất

Tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận đất sạch phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thông qua phương thức đấu giá quyền sử dụng đất; có cơ chế tạo thêm quỹ đất, quy định cụ thể về việc thu hồi đất nếu DN không thực hiện sử dụng đất theo quy hoạch hoặc để đất nhàn rỗi, chậm thực hiện kế hoạch đầu tư.

+ Hỗ trợ đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật

Tạo điều kiện cho các DNNVV gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi, thực hiện giao dịch mua bán công nghệ trực tuyến Hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, khuyến khích DN đăng ký quyền sở hữu công nghiệp,khuyến khích thương mại hóa và phát triển thị trường tài sản trí tuệ Phát triển DN công nghệ cao; khuyến khích DNNVV hình thành Quỹ phát triển khoa học công nghệ tại DN; hỗ trợ DN nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

+ Hỗ trợ xúc tiến mở rộng thị trường

Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như xuất khẩu, xúc tiền thương mại thị trường trong nước và miền núi, biên giới, tập trung cho các chương trình lớn, có trọng tâm trọng điểm và có hiệu quả

+ Hỗ trợ tham gia mua sắm, cung ứng dịch vụ công

Luật Đấu thầu năm 2013 quy định về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu đối với DN nhỏ khi tham gia đấu thầu trong nước để cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, xây lắp Đây là quy định mới so với trước đây, tạo cơ hội cho DNNVV tham gia cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho mua sắm công của Chính phủ.

+ Hỗ trợ thông tin và tư vấn

Thực hiện tư vấn kiến thức về kinh doanh, công nghệ và quản lý sản xuất; tư vấn phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ các doanh nghiệp

+ Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực Đào tạo khởi sự, quản trị DN; nâng cao năng lực quản trị và tạo điều kiện cho DNNVV thuận lợi trong tuyển dụng lao động, tiếp cận nguồn lao động chất lượng cao; thúc đẩy cơ chế hợp tác giữa nhà trường và DN trong đào tạo nguồn nhân lực; đào tạo nghề, tuyên truyền nghề và phát triển nghề cho lao động ở các vùng nông thôn

Xây dựng và đưa vào hoạt động 8 vườn ươm DN khoa học công nghệ tại các địa phương Các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì.

Ngoài ra, Chính phủ và các bộ, ngành còn triển khai một số cải cách, chính sách hỗ trợ cho DNNVV như cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan; hỗ trợ về thuế như gian hạn nộp thuế TNDN, GTGT, hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường,giảm tiền thuê đất, áp dụng sớm các mức thuế suất giảm; hỗ trợ pháp lý cho DN;khuyến khích phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, hình thành mạng liên kết sản xuất, chuỗi giá trị cho DN; khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ DNNVV tham gia chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ DNNVV thực hiện hệ thống kiểm toán môi trường và quản lý sinh thái; hỗ trợ DN kiểm soát rủi ro môi trường, tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí; hỗ trợ DNNVV gây ô nhiễm di dời cơ sở sản xuất thông qua việc cho phép chuyển quyền sử dụng đất từ đất sản xuất sang đất ở và đất thương mại nhừm mục đích bán và trang trải chi phí di chuyển b Ảnh hưởng của chủ trương, chính sách tới phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan tới hỗ trợ phát triển các DNNVV, tuy nhiên để cụ thể hóa những chủ trương chính sách đó cần có những kế hoạch cụ thể của các cơ quan liên quan để triển khai thực hiện chủ trương chính sách phù hợp và hiệu quả Với vai trò của mình, trong những năm qua Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân dưới sự tham mưu của các cơ quan chức năng đã lập, phê duyệt các kế hoạch thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của cấp trên Ngoài ra, Ủy ban nhân dân thành phố cũng ban hành các Quyết định và Hướng dẫn thi hành các Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để làm căn cứ cho Ủy ban nhân dân quận triển khai thực hiện. Quá trình lập và ban hành các Quyết định thực hiện của Ủy ban nhân dân quận dựa trên sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Kế hoạch đầu tư và cơ quan liên quan Có sự tham mưu của các cơ quan liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân quận theo các lĩnh vực Quá trình thực hiện và triển khai có sự trao đổi thông tin và giám sát thực hiện của các cơ quan Không chỉ ban hành các văn bản chính sách liên quan tới phát triển DNNVV mà còn thường xuyên tổ chức đánh giá, điều chỉnh các nội dung cho phù hợp trong quá trình triển khai thực hiện Một số văn bản chính sách liên quan tới phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Thanh Xuân được ban hành và còn hiệu lực trong thời gian qua được thể hiện qua Bảng số liệu 4.12:

Có rất nhiền văn bản liên quan tới phát triển doanh nghiệp tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau mà các DN không được triển khai toàn diện, nhiều khi có sự chồng chéo trong nội dung chỉ đạo thực hiện dẫn tới tình trạng không thống nhất Chính sách do nhà nước ban hành chung cho cả nước nên một số chính sách chưa sát với điều kiện thực tế của quận và còn mang tính chủ quan của cán bộ làm chính sách nên khi triển khai còn nhiều bất cập Các chính sách để phát huy hiệu quả cần dựa trên tình hình thực tế của địa phương, cần có sự kết hợp giữa các cơ quan trong việc lập, ban hành, thực hiện và kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, tránh hình thức.

Bảng 4.12 Văn bản liên quan đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Thanh Xuân

Kế hoạch số 189/2014/KH-UB Về việc cho vay tín dụng từ Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định 601/2016/QĐ-TTg của CP

Quyết định 91/2016/QĐUB - Về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2016-2020 UBND thành phố HN

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 2.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 20)
Bảng 2.2. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia STT Tên quốc gia - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 2.2. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia STT Tên quốc gia (Trang 28)
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai quận Thanh Xuân giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai quận Thanh Xuân giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 53)
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của quận Thanh Xuân giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của quận Thanh Xuân giai đoạn 2014-2016 (Trang 55)
Bảng 3.3. Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh quận Thanh Xuân giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 3.3. Tình hình phát triển sản xuất kinh doanh quận Thanh Xuân giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 57)
Bảng 3.8. Phân bổ mẫu điều tra - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 3.8. Phân bổ mẫu điều tra (Trang 63)
Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 68)
Bảng 4.2. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở quận Thanh Xuân (Phân theo địa lí hành chính) - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.2. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở quận Thanh Xuân (Phân theo địa lí hành chính) (Trang 69)
Bảng 4.3. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng chiến lược hoạt động trung và dài hạn - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.3. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng chiến lược hoạt động trung và dài hạn (Trang 73)
Bảng 4.4. Kết quả đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa quận Thanh Xuân giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.4. Kết quả đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa quận Thanh Xuân giai đoạn 2014-2016 (Trang 74)
Bảng 4.5. Kết quả đào tạo lao động tại các doanh nghiệp nhỏ quận Thanh Xuân giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.5. Kết quả đào tạo lao động tại các doanh nghiệp nhỏ quận Thanh Xuân giai đoạn 2014-2016 (Trang 76)
Bảng 4.6. Kết quả hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quận Thanh Xuân giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.6. Kết quả hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quận Thanh Xuân giai đoạn 2014-2016 (Trang 77)
Bảng 4.7. Kết quả hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.7. Kết quả hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2014-2016 (Trang 84)
Bảng 4.8. Kết quả hỗ trợ mặt bằng, xây dựng hệ thống thông tin cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quận Thanh Xuân giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.8. Kết quả hỗ trợ mặt bằng, xây dựng hệ thống thông tin cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quận Thanh Xuân giai đoạn 2014-2016 (Trang 85)
Bảng 4.9. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa quận Thanh Xuân - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.9. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa quận Thanh Xuân (Trang 87)
Bảng 4.10. Thay đổi về vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.10. Thay đổi về vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2014 – 2016 (Trang 88)
Bảng 4.11. Số lao động bình quân của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn 2014-2016 - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.11. Số lao động bình quân của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn 2014-2016 (Trang 89)
Bảng 4.12. Văn bản liên quan đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Thanh Xuân - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.12. Văn bản liên quan đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Thanh Xuân (Trang 95)
Bảng 4.14. Những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.14. Những khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay (Trang 98)
Bảng 4.15. Nhu cầu hỗ trợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.15. Nhu cầu hỗ trợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 99)
Bảng 4.16. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Loại hình - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.16. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Loại hình (Trang 100)
Bảng 4.17. Trình độ lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa quận Thanh Xuân - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.17. Trình độ lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa quận Thanh Xuân (Trang 104)
Bảng 4.18. Tình hình nguồn vốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa quận Thanh Xuân - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.18. Tình hình nguồn vốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa quận Thanh Xuân (Trang 106)
Bảng 4.19. Liên kết và hợp tác trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa quận Thanh Xuân - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.19. Liên kết và hợp tác trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa quận Thanh Xuân (Trang 111)
Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ doanh nghiệp về điều kiện kinh tế xã hội của quận đối với sự phát triển doanh nghiệp - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ doanh nghiệp về điều kiện kinh tế xã hội của quận đối với sự phát triển doanh nghiệp (Trang 113)
Bảng 4.21. Ma trận SWOT trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Thanh Xuân - (Luận văn thạc sĩ) phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận thanh xuân, thành phố hà nội
Bảng 4.21. Ma trận SWOT trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận Thanh Xuân (Trang 114)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w