1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa

168 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 1,21 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (21)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (21)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (22)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (22)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (22)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (23)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (23)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (23)
    • 1.4. Những đóng góp mới của luận văn (23)
  • Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu (25)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (25)
      • 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị (25)
      • 2.1.2. Giới thiệu về quy trình chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAHP . 10 2.1.3. Giới thiệu dự án LIFSAP và chuỗi an toàn thực phẩm (30)
      • 2.1.4. Nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn (33)
      • 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình (39)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (42)
      • 2.2.1. Thực hành chăn nuôi tốt ở một số nước trên thế giới và Việt Nam (42)
      • 2.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP (47)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (49)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (49)
      • 3.1.1. Đặc điểm về tự nhiên (49)
      • 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (53)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (58)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu (58)
      • 3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu (59)
      • 3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (60)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (61)
    • 4.1. Thực trạng chăn nuôi lợn theo quy trình VIETGAHP tại huyện Triệu Sơn 40 1. Các chính sách, chương trình, dự án phát triển chăn nuôi lợn của địa phương (61)
      • 4.1.2. Tình hình chế biến và tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn huyện (63)
    • 4.2. Thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn VIETGAHP trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa (68)
      • 4.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị (68)
      • 4.2.2. Đặc điểm và chức năng, quy mô hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP (70)
      • 4.2.3. Hiệu quả sản xuất và kinh doanh của các tác nhân (89)
      • 4.2.4. Phân phối giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP (103)
      • 4.2.5. Liên kết trong chuỗi giá trị thịt lợn (104)
      • 4.2.6. Đáp ứng của chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP đối với người tiêu dùng (106)
      • 4.2.7. Một số vấn đề cần nâng cấp trong chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP (111)
    • 4.3. Các giải pháp phát triển chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình (114)
      • 4.3.1. Định hướng phát triển chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình (114)
    • 5.1. Kết luận (126)
    • 5.2. Kiến nghị (127)
  • Tài liệu tham khảo (129)
  • Phụ lục (131)
    • Ảnh 4.1. Trước và sau khi tham gia GHAP (62)
    • Ảnh 4.2. Cơ sở giết mổ trước khi nâng cấp (64)
    • Ảnh 4.3. Cơ sở giết mổ được dự án LIFSAP đầu tư nâng cấp (64)
    • Ảnh 4.4. Chợ thực phẩm trước nâng cấp (66)
    • Ảnh 4.5. Chợ thực phẩm sau nâng cấp (66)
    • Ảnh 4.6. Kết nối xây dựng chuỗi cung cấp sản phẩm chăn nuôi VietGAHP (110)

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm về tự nhiên

Huyện Triệu Sơn nằm trong vùng đồng bằng tỉnh Thanh Hoá, có vị trí tiếp giáp giữa các huyện đồng bằng và miền núi

Có toạ độ địa lý: 19 0 52 , đến 20 0 02 , Vĩ độ bắc

Vị trí tiếp giáp: - Phía Đông giáp huyện Đông Sơn;

- Phía Tây giáp huyện Thọ Xuân và Thường Xuân;

- Phía Nam giáp huyện Như Thanh và Nông Cống;

- Phía Bắc giáp Thiệu Hoá và Thọ Xuân

Có diện tích tự nhiên 289, 64 km 2 bằng 2,62% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Dân số 198.190 người, chiếm 6% dân số cả tỉnh

Là huyện trọng điểm lúa, thuần nông với 35 xã, 01 thị trấn huyện, trong đó

4 xã miền núi, 32 xã, thị trấn đồng bằng và vùng đồi Huyện Thị trấn Giắt cách thành phố Thanh Hoá 20 km về phía Tây, cách khu đô thị Công nghiệp Mục Sơn

- Lam Sơn 16 km về phía Đông Nam, huyện không nằm trong vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh, khó khăn trong thu hút vốn đầu tư phát triển, không phải là điểm dừng chính của sự giao lưu trong tỉnh Cũng như các huyện đồng bằng trong tỉnh, Triệu Sơn thường bị ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới với cường độ lớn, của gió Tây

- Nam khô nóng ảnh hưởng đến nông nghiệp và đời sống dân cư (UBND huyện Triệu Sơn, 2016).

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu

Triệu Sơn tiếp giáp với các huyện miền núi Thường Xuân, Như Thanh ở phía Tây - Nam; vì vậy huyện có địa hình đa dạng, bề mặt lãnh thổ có độ dốc nghiêng từ Tây Nam xuống Đông- Bắc và chia làm hai vùng rõ rệt như sau:

- Vùng Trung du - Miền núi: Gồm các xã Bình Sơn, Thọ Bình, Thọ Sơn, TriệuThành; có diện tích tự nhiên 5829,51 ha, chiếm 20,0% DTTN toàn huyện, có độ cao trung bình là 70-80m (so với trung bình mặt nước biển); nơi cao nhất là núi Nưa với đỉnh cao nhất 535m;

- Địa hình vùng Đồng bằng, đồi thấp gồm các xã còn lại trong vùng trọng điểm lúa của huyện, tỉnh Có diện tích tự nhiên 23134,68 ha; đặc điểm của vùng này là xen giữa các cánh đồng bằng phẳng có các gò đồi và núi đá độc lập; có một số vùng trũng cục bộ thường bị úng khi có bão lụt.

Triệu Sơn thuộc vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hoá trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khô nóng; mùa Đông lạnh ít mưa Nhìn chung khí hậu thời tiết khá phù hợp cho sinh trưởng, phát triển cây trồng, vật nuôi, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ Lượng mưa trung bình hàng năm 1.700 mm, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng này chiếm tới 85,5% lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Mưa lớn nhất 1.030 mm vào tháng 9 Các cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào đất liền với tốc độ gió lớn nhất trong bão: 40 m/giây; gió mùa Đông Bắc có khi đạt tới 25 m/ giây; Bão thường kéo theo mưa rất lớn (UBND huyện Triệu Sơn, 2016).

Những ảnh hưởng của mưa, gió bão gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

3.1.1.3 Tình hình đất đai, tài nguyên nước

* Tài nguyên đất Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá đối với ngành nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt và chăn nuôi Huyện Triệu Sơn là một vùng bán sơn địa vùng đồi thấp rất thuật tiện trong công tác chăn nuôi ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè Tuy nhiên bản báo cáo mới đây của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cho thấy ngành chăn nuôi đã và đang gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng như thoái hoá đất, biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, thiếu nước và ô nhiễm nước, mất đa dạng sinh học (UBND huyện Triệu Sơn, 2016)

Các yếu tố hình thành đất, các quá trình hình thành và biến đổi, các tính chất hiện tại của đất là cơ sở phân loại đất cho huyện Triệu Sơn theo FAO - UNESCO Căn cứ vào kết quả thực hiện Dự án Điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện Bản đồ đất phục vụ công tác quản lý tài nguyên môi trường tỉnh Thanh Hóa (Xem bảng phân loại đất)

Bảng 3.1 Phân loại đất huyện Triệu Sơn năm 2016

TT Tên Việt Nam Diện tích(ha)

+ Đất phù sa glây trung tính ít chua 1250,65

+ Đất phù sa glây chua 776,26

- Đất phù sa có tầng đốm gỉ 12395,70

+ Đất phù sa có tầng đốm gỉ trung tính ít chua 4073,81

+ Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua 2257,91

+ Đất phù sa có tầng đốm gỉ glây nông 4487,98

+ Đất phù sa có tầng đốm gỉ kết von nông 1576,0

+ Đất xám feralit điển hình 3660,56

+ Đất xám feralit đá nông 14,55

+ Đất xám feralit kết von nông 136,82

+ Đất đen điển hình đá lẫn nông 2084,85

Nguồn: UBND huyện Triệu Sơn (2016)

Qua bảng trên cho thấy huyện Triệu Sơn có 3 nhóm đất chính với 4 đơn vị đất và 10 đơn vị phụ đất như sau:

* Đất phù sa (P) - Fluvisols (FL): Diện tích 14422,61 ha được chia thành các đơn vị đất và đơn vị phụ đất như sau:

* Đất phù sa glây (Pg) - Gleyic Fluvisols (FLg): diện tích 2026,91 ha.

- Đất phù sa glây trung tính ít chua (Pg) - Eutri Gleyic Fluvisols

- Đất phù sa glây chua (Pgc) - Dysrtri Gleyic Fluvisols (FLgd): diện tích

* Đất phù sa có tầng đốm gỉ (P r ) - Cambic Fluvisols (FLb): diện tích

- Đất phù sa có tầng đốm gỉ trung tính ít chua (P e) - EutriCambic Fluvisols

- Đất phù sa có tầng đốm gỉ chua (P r c) - Dystri Cambic Fluvisols (FL b d): diện tích 2257,91 ha

- Đất phù sa có tầng đốm gỉ glây nông (P r g l ) - Epigleyi Cambic

Fluvisols (FL b g l ): diện tích 4487,98 ha

- Đất phù sa có tầng đốm gỉ kết von nông (P r fe l ) - Epiferri Cambic Fluvisols (FL b fe l ): diện tích 1576,0 ha

* Đất xám (X)- (Acrisols) ký hiệu AC: Diện tích 3811,93 ha được chia thành các nhóm phụ như sau:

* Đất xám feralit (X r ) - Ferralic Acrisols (AC r ) : Diện tích 3811,93 ha

- Đất xám feralit điển hình (X f h) - Hapli Ferralic Acrisols (AC f h): Diện tích 3660,56 ha

- Đất xám feralit đá nông (X f d l ) - Epilithi Ferralic Acrisols (AC f l l ): Diện tích 14,55 ha

- Đất xám feralit kết von nông (X r fe l ) - Epilithi Ferralic Acrisols

(AC f fe l ): Diện tích 136,82 ha

* Đất đen (R)- Luvisols(LV): Diện tích 2084,85 ha Đơn vị là:

* Đất đen điển hình (R h ) - Haplic Luvisols(LVh): Diện tích 2084,85 ha, đơn vị phụ là :

- Đất đen điển hình đá lẫn nông (R h d l ) - Epilithi Haplic Luvisols(LVh- ll): Diện tích 2084,85 ha

* Đánh giá chung về tài nguyên đất

Các loại đất phù sa chủ yếu được sử dụng trồng lúa và một số cây hoa màu khác như lạc, đậu tương, ngô, đạt trên 10.000 ha

Nhóm đất xám phân bố chủ yếu ở nơi có địa hình đồi núi có độ dốc lớn nên phần lớn diện tích được sử dụng trồng rừng, cây lâu năm lấy gỗ Một số diện tích còn lại được sử dụng trồng các cây công nghiệp như mía, sắn, chè.

Trên cơ sở đó góp phần phân vùng, quy hoạch bố trí sử dụng hợp lý tài nguyên đất và phân bố lao động; bố trí các loại cây trồng và chăn nuôi; có biện pháp phòng chống xói mòn, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái và cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của các loại đất, có biện pháp canh tác thích hợp với từng loại đất và sử dụng đất hiệu quả mà vẫn đảm bảo phát triển bền vững (UBND huyện Triệu Sơn, 2016)

- Nước mặt: Với hệ thống sông suối tự nhiên cùng với các hồ chứa nước, các kênh tưới; lượng mưa lại lớn, nguồn nước mặt khá dồi dào Hàng năm, tổng lượng nước do dòng chảy sông ngòi cung cấp trung bình 1 tỷ m 3 , trong đó nước do mưa sinh ra trên địa phận trên dưới 400 triệu khối, nếu được điều tiết có thể thoả mãn nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống Việc khai thác nước mặt còn gặp nhiều khó khăn do nguồn nước phân bố không đều giữa các mùa trong năm và các vùng trong huyện Mùa mưa mưa tập trung, phía Tây Nam huyện là đồi núi, nhất là núi Nưa, độ dốc lớn thường gây lũ lụt, ngập úng Mùa khô do có nước kênh Nam, nên chỉ thiếu nước ở vùng đồi núi và một số chân đất cao nằm rải rác toàn huyện. Muốn khai thác có hiệu quả phải đầu tư mở rộng và xây dựng nhiều hơn các hồ đập, ao, đầm để chứa nước kết hợp với nuôi cá nước ngọt.

Ngoài ra, 41 hồ đập lớn nhỏ, diện tích chiếm đất gần 450 ha có tác dụng tạo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân, tạo cảnh quan môi trường và điều hoà khí hậu

- Nước ngầm: Qua thăm dò ở một số xã của huyện cho thấy nguồn nước ngầm không phong phú lắm, phân bố không đều và chưa bị ô nhiễm (UBND huyện Triệu Sơn, 2016)

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn (giá 2010) ước đạt 5.455 tỷ đồng, bằng55,9% kế hoạch, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2015; trong đó: nông, lâm, thủy sản tăng 3,2%; công nghiệp - xây dựng tăng 20,5%, dịch vụ tăng 15,5% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng nông, lâm, thủy sản chiếm25,5%, giảm 3,2%; công nghiệp - xây dựng chiếm 40,5%, tăng 2,6%; dịch vụ chiếm 34%, tăng 0,6% so với cùng kỳ (UBND huyện Triệu Sơn, 2016).

Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định; giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 1.113,6 tỷ đồng, bằng 65,9% kế hoạch, tăng 3,2% so với cùng kỳ. Diện tích gieo trồng vụ đông xuân đạt 16.258,2 ha, vượt 2,9% kế hoạch, giảm 0,1% so với cùng kỳ Mặc dù thời tiết rét đậm, rét hại và mưa lớn làm chết rét và ngập úng nhiều diện tích lúa nhưng vụ chiêm xuân tiếp tục được mùa lớn, năng suất lúa ước đạt 70 tạ/ha (tăng 3,7 tạ/ha so với cùng kỳ); tổng sản lượng lương thực vụ đông xuân ước đạt 81 nghìn tấn, tăng 3,8 nghìn tấn so với cùng kỳ Sản xuất vụ mùa đang được tập trung chỉ đạo, đã giải phóng 80%, gieo cấy được 20% diện tích lúa vụ mùa toàn huyện (tính đến hết 20/6) Áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất lúa có chuyển biến: 6 tháng đầu năm, có thêm 4 máy cấy, 7 cơ sở sản xuất mạ khay vào hoạt động, nâng tổng số máy cấy của huyện lên 24 máy và 25 cơ sở sản xuất mạ khay, đảm bảo cấy trên 2.000 ha/vụ; đến nay toàn huyện có 72 máy gặt đập liên hợp, cùng với số máy gặt từ nơi khác, đảm bảo thu hoạch khoảng 80% diện tích lúa Bước đầu đã chuyển đổi 130,4 ha lúa sang trồng cây khác và nuôi trồng thủy sản; duy trì 179,5 ha cánh đồng mẫu lớn; tiếp tục sản xuất rau an toàn tại 3 xã: Tiến Nông, Minh Châu và Dân Lý quy mô 9 ha (UBND huyện Triệu Sơn, 2016).

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Tình hình chăn nuôi theo quy trình VietGAHP, hoạt động giết mổ, kinh doanh thực phẩm tại chợ được dự án nâng cấp

Báo cáo tình hình chăn nuôi theo quy trình VietGAHP theo số liệu của dự án LIFSAP Thanh Hóa

Thông tin sơ cấp thu được từ điều tra, phỏng vấn các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị thịt lợn của huyện Triệu Sơn, chọn điểm 2 xã chăn nuôi lợn áp dụng theo quy trình VietGAHP: xã Nông Trường, xã Minh Sơn huyện Triệu Sơn – tỉnh Thanh Hóa

Phương pháp chọn mẫu điều tra

Hộ GAHP chăn nuôi lợn: Chọn 60 hộ GAHP ngẫu nhiên trong tổng số

257 hộ GAHP, phân theo danh sách làm ba nhóm hộ theo quy mô chăn nuôi Quy mô chăn nuôi ở từng xã có cách phân nhóm khác nhau, riêng đối với nghiên cứu tại huyện Triệu Sơn trên cơ sở phân loại quy mô chăn nuôi của các hộ tham gia Dự án LIFSAP tôi chia làm 3 nhóm như sau:

- Quy mô nhỏ: dưới 20 lợn thịt/lứa, chiếm 35% tổng số hộ nuôi lợn

- Quy mô trung bình: từ 21 đến 40 lợn thịt/lứa, chiếm 50% tổng số hộ

- Quy mô lớn: trên 41 lợn thịt/lứa, chiếm 15% tổng số hộ nuôi lợn

Cơ sở giết mổ chọn 5 cơ sở được Dự án LIFSAP đầu tư, người bán thịt, chế biến, thương lái, hộ tiêu dùng được chọn ngẫu nhiên tại

4 chợ thực phẩm do Dự án đầu tư nâng cấp

Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp đối với các hộ GAHP; cơ sở giết mổ; tiểu thương và người tiêu dùng

Phương pháp điều tra phỏng vấn sâu đối với cán bộ Ban quản lý dự án LIFSAP Thanh Hóa, cán bộ phòng nông nghiệp, chi cục thú y, cán bộ trạm thú y, cán bộ thú y xã

Bảng 3.2 Phân bổ mẫu điều tra

STT Đối tượng Số lượng Phương pháp

1 Hộ GAHP chăn nuôi lợn thịt 60 Điều tra

2 Cơ sở giết mổ dự án LIFSAP nâng cấp 5 Điều tra

3 Người bán thịt, chế biến tại chợ LIFSAP nâng cấp 10 Điều tra

4 Thương lái, lái buôn 2 Điều tra

5 Hộ tiêu dùng 50 Điều tra

6 Cán bộ ban QLDA LIFSAP Phỏng vấn sâu

Nguồn: Tác giả (2016) 3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Số liệu thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp theo phương pháp thống kê nhằm phục vụ cho việc phân tích về thực trạng chuỗi sản xuất thịt lợn theo quy trình VietGAHP và giải pháp nâng cao chất lượng chuỗi sản xuất thịt lợn theo quy trình VietGAHP trong thời gian tới

- Số liệu điều tra được tổng hợp và xử lý phần mềm Excel

3.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng thông qua các số liệu thống kê có thể phản ánh thực trạng, thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng chuỗi sản xuất thịt lợn theo quy trình VietGAHP tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1 Đặc điểm tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP

- Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động

- Nguồn thu nhập chính, được phân tổ theo các tiêu thức: nguồn thu từ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, trong đó phân định rõ nguồn thu từ chăn nuôi lợn) và nguồn thu từ phi nông nghiệp

3.2.3.2 Nguồn lực và quy mô hoạt động của các tác nhân

- Các chỉ tiêu về nguồn lực sản xuất và kinh doanh: Diện tích đất chăn nuôi, quy mô vốn, số lượng và giá trị các tài sản sản xuất kinh doanh chính của các tác nhân.

- Quy mô hoạt động: số lứa lợn/năm, số lợn/lứa; số lợn giết mổ bình quân/ngày, khối lượng thịt bán lẻ bình quân/ngày

- Thực trạng đáp ứng yêu cầu của GAHP của người sản xuất: Tỷ lệ hộ hoàn thành các tiêu chí của VietGAHP

3.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu về thực trạng tiêu thụ sản phẩm

- Tỷ lệ % sản lượng lợn thịt hộ chăn nuôi VietGAHP bán cho lò mổ được dự án nâng cấp, thương lái

- Tỷ lệ % sản lượng lợn thịt VietGAHP thương lái bán cho các lò mổ được dự án nâng cấp

- Tỷ lệ % sản lượng thịt lợn lò mổ được dự án nâng cấp bán cho người kinh doanh tại chợ thực phẩm được dự án nâng cấp

3.2.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong chuỗi sản xuất thịt lợn theo quy trình VietGAHP

- Giá trị sản xuất/chi phí trung gian;

- Giá trị sản xuất/vốn đầu tư;

- Giá trị sản xuất/lao động;

- Giá trị gia tăng/chi phí trung gian;

- Thu nhập hỗn hợp/chi phí sản xuất.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng chăn nuôi lợn theo quy trình VIETGAHP tại huyện Triệu Sơn 40 1 Các chính sách, chương trình, dự án phát triển chăn nuôi lợn của địa phương

4.1.1 Các chính sách, chương trình, dự án phát triển chăn nuôi lợn của địa phương

Chăn nuôi được xác định là một trong những nghề mũi nhọn ở Triệu Sơn, bình quân mỗi năm có đến hàng chục trang trại, gia trại được hình thành Để giúp nông dân tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng, năm 2012 UBND huyện đã ban hành một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, giai đoạn 2013-2016 Theo đó, hộ GAHP bò quy mô từ 20 đến dưới 50 con được hỗ trợ xây dựng chuồng trại và mua giống (1 triệu đồng/con); hộ GAHP lợn quy mô từ 20 con đến dưới 50 con, hỗ trợ xây dựng chuồng trại và mua giống (2 triệu đồng/con ngoại và 1 triệu đ/con nái nội và nái lai) Đối với trang trại tổng hợp đạt tiêu chí theo quy định tại Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn (có diện tích 2,1 ha trở lên; giá trị sản lượng hàng hoá đạt 700 triệu đ/năm), hỗ trợ 50 triệu đ/trang trại Hộ GAHP gà thả vườn, đồi có quy mô 1.000 đến dưới 2.000 con, hỗ trợ 30 triệu/hộ. Ngoài chính sách hỗ trợ cho hộ GAHP, huyện Triệu Sơn còn khen thưởng 20 triệu đồng cho xã nào chỉ đạo tốt công tác phát triển chăn nuôi, tổng đàn trâu, bò hàng năm giữ ổn định, đàn gia súc các loại khác tăng 5%; đàn gia cầm tăng 10% so với cùng kỳ năm trước và không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn Đồng thời, hỗ trợ toàn bộ tiền công tiêm phòng các loại vacxin bắt buộc cho người chăn nuôi Việc việc ban hành kịp thời chính sách hỗ trợ cộng với tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục thuê đất, vay vốn ưu đãi đã góp phần giúp nông dân làm giàu, đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn toàn huyện”.

Ngoài ra được sự quan tâm chỉ đạo của sở nông nghiệp huyện TriệuSơn đã được tham gia Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (LIFSAP) của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn do sự tài trợ củaHiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) - Ngân hàng Thế giới (WB) Đối tượng tham gia được hưởng lợi trực tiếp từ dự án là các hộ GAHP gia súc, gia cầm; người tham gia hoạt động giết mổ gia súc từ lò mổ tư nhân; các hộ buôn bán thực phẩm tươi sống trên địa bàn dự án triển khai.

Về cơ chế hỗ trợ cho các hộ GAHP được hỗ trợ trang thiết bị an ninh sinh học, trang thiết bị vệ sinh thú y, được đào tạo tập huấn bồ dưỡng kiến thức chăn nuôi… Ảnh 4.1 Trước và sau khi tham gia GHAP

Nguồn: Tác giả (2016) Đối với các cơ sở giết mổ được Dự án LIFSAP hỗ trợ xây dựng nâng cấp cơ sở giết mổ, trang bị thiết bị giết mổ gia súc, thiết bị an toàn vệ sinh thú y

Chợ thực phẩm tươi sống được đầu tư nâng cấp cải tạo đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiểu thương được đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức về ATTP Điểm nhấn của dự án chính là nâng cao khả năng cạnh tranh của các hộ GAHP thông qua nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ôi nhiễm môi trường trong chuỗi sản phẩm chăn nuôi theo hướng chăn nuôi sạch từ trang trại đến bàn ăn

Bảng 4.1 Số lượng lợn qua các năm của huyện Triệu Sơn

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%)

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Bảng thống kê số liệu của huyện thể hiện quy mô đàn lợn có sự tăng nhẹ qua 3 năm (2014-2016) bình quân chung là 102,51% Biến động về số lượng đầu lợn qua từng năm: tổng số đầu lợn năm 2015 (54.485 con) tăng so với năm

2014 là 5,6% , năm 2016 so với năm 2015 tăng 3,4% Nguyên nhân số đầu lợn tăng trở lại là do thời điểm giữa năm 2014 đến đầu năm 2016 giá lợn hơi có chiều hướng tăng cao, được chính quyền địa phương đã đưa ra các chính sách hỗ trợ chăn nuôi nên tạo động lực cho bà con phát triển chăn nuôi Bảng số liệu cho thấy, số lượng lợn thịt chiếm khoảng 60% tổng đàn lợn nhưng có biến động theo hướng tăng dần thể hiện qua tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm là 103,82% Trong khi đó số lượng lợn nái năm 2016 có sự tăng lên đáng kể là 593 con so với năm 2015 Theo phỏng vấn sâu các hộ GAHP cho biết do diễn biến phức tạp của giá nên các hộ GAHP nhỏ lẻ phần lớn đầu tư vào lợn nái để gây và giữ giống, ít rủi do hơn so với nuôi lợn thịt.

Bảng 4.2 Bảng số liệu số lợn, số hộ GAHP qua 3 năm tại huyện Triệu Sơn

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%)

Nguồn: UBND huyện Triệu Sơn (2016) Trong những năm đầu thực hiện Dự án tại vùng GAHP huyện Triệu Sơn gặp rất nhiều khó khăn về quy mô chăn nuôi, do chăn nuôi nông hộ nên cơ sở chuồng trại còn manh mún, cơ cấu chất lượng con giống không đảm bảo để phát triển vùng chăn nuôi mặt khác nhận thức cửa người chăn nuôi còn hạn chế Sau 3 năm thực hiện triển khai dự án đến năm 2014 số hộ GAHP đã tăng lên 128 hộ bình quân đầu lợn trên hộ tăng lên rõ rệt đạt 22 con lợn thịt trên hộ tăng gấp đôi so với quy định khi tham gia GAHP Từ năm 2015 đến giữa năm 2016 số đầu lợn tăng lên đáng kể tuy nhiên đến 6 tháng cuối năm 2016 giá lợn bắt đầu đi xuống do sức mua bên

Trung Quốc sụt giảm dẫn đến các hộ GAHP giảm đàn đáng kể.

4.1.2 Tình hình chế biến và tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn huyện * Cơ sở giết mổ

Trên địa bàn huyện Triệu Sơn, hiện có 245 CSGM, hiện chưa có CSGM tập trung quy mô lớn Cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện hầu hết là các cơ sở nhỏ với công suất từ 3 đến dưới 20 con/ngày Trong đó có 5 CSGM được Dự án LIFSAP Thanh Hóa đầu tư nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP, các cơ sở giết mổ này chủ yếu phục vụ nhu cầu trong huyện và thành phố Thanh Hóa. Ảnh 4.2 Cơ sở giết mổ trước khi nâng cấp

Là một huyện nằm trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh, trong thời gian qua huyện Triệu Sơn đã được hỗ trợ nhiều chính sách thu hút đầu tư vào khâu thu gom, giết mổ, phân phối thịt lợn, đặc biệt là Dự án LIFSAP đã cung cấp các thông tin về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ tiểu thương trong khâu quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài tỉnh Ảnh 4.3 Cơ sở giết mổ được dự án LIFSAP đầu tư nâng cấp

Theo điều tra, trên địa bàn huyện chưa có doanh nghiệp nào đầu tư khép kín từ các khâu thu gom, giết mổ, phân phối lợn thịt và chế biến Vì vậy, cơ hội đầu tư kinh doanh cho các nhà đầu tư theo một quy trình khép kín từ khâu thu gom, giết mổ, đến khâu phân phối thịt lợn VietGAHP tới người tiêu dùng là rất lớn Trong thời gian qua, huyện đã có những chính sách để thu hút nhà đầu tư khi đầu tư vào khâu thu gom, giết mổ, phân phối thịt lợn VietGAHP với nhiều ưu đãi tuy nhiên vẫn chưa có nhà đầu tư tiềm năng tham gia vào phân khúc thị trường sản phẩm thịt sạch.

Sản phẩm thịt lợn được tiêu thụ trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là thịt lợn tươi sống và một số sản phẩm đã qua chế biến như nem, ruốc, giò, chả… Qua nghiên cứu, người dân trên địa bàn huyện vẫn giữ thói quen tiêu dùng sản phẩm thịt lợn theo cách truyền thống như: tiêu thụ thịt lợn tươi, nội tạng và rất ít tiêu thụ sản phẩm thịt đông lạnh, thịt hộp… do thịt tươi sống có thể chế biến được nhiều món, phù hợp với khẩu vị của người dân hơn những sản phẩm thịt đã qua sơ chế khác Các hộ chế biến trên địa bàn huyện đều có sạp hàng ở chợ để bày bán Sản phẩm chế biến bán thường là giò, chả, ruốc, thịt quay, thịt luộc, nem tai,… Các hộ chế biến này đều có quy mô nhỏ, chế biến thủ công nên sản lượng bán hàng ngày không nhiều chỉ dao động từ 5-20kg Sản lượng chế biến tháng nhiều nhất là khoảng 610kg, tháng ít nhất chỉ có 320kg còn tháng bình thường có sản lượng bình quân là 350kg Phỏng vấn sâu bốn hộ chế biến ở 2 xã trên địa bàn huyện Triệu Sơn cho thấy tổng tài sản phục vụ cho chế biến không lớn, chủ yếu là những dụng cụ thủ công Hoạt động của các hộ trong tháng khá đều đặn và sản phẩm chế biến chủ yếu là giò lụa bó và ruốc thịt rất được khách hàng ưa chuộng.

* Bán lẻ Để kết nối xây dựng chuỗi sản phẩm thịt sạch từ trang trại đến bàn ăn Dự án LIFSAP Thanh Hóa tiếp tục đầu tư nâng cấp trên địa bàn huyện Triệu Sơn 6 chợ thực phẩm tươi sống với 250 quầy bán thực phẩm sạch nhằm mục đích đưa sản phẩm từ vùng GAHP - cơ sở giết mổ - chợ thực phẩm – tay người tiêu dùng.

Tất cả các sản phẩm từ vùng GAHP đều được các cơ quan thú y giám sát chặt chẽ, từ khâu giết mổ và đóng dấu kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo có sự khác biệt đối với các sản phẩm không GAHP.

Bảng 4.3 Bảng số liệu chợ thực phẩm, hộ kinh doanh thịt qua

3 năm tại huyện Triệu Sơn

Nguồn: UBND huyện Triệu Sơn (2016) Ảnh 4.4 Chợ thực phẩm trước nâng cấp

Nguồn: Tác giả (2015) Ảnh 4.5 Chợ thực phẩm sau nâng cấp

Tác nhân trong khâu tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn huyện chủ yếu là các thương lái Một phần sản phẩm được bán cho cơ sở giết mổ hoặc tiêu thụ tại địa bàn Bên cạnh các thương lái trong huyện còn có các thương lái ngoài huyện (thương lái tại thành phố Thanh Hóa, thương lái chuyển lợn đi

Thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn VIETGAHP trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

BÀN HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA

4.2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị

Sản phẩm thịt lợn từ chăn nuôi đến tiêu thụ tại thị trường trải qua rất nhiều khâu bao gồm sản xuất, thu gom, giết mổ, bán lẻ và được phân phối qua các kênh khác nhau, mỗi kênh tiêu thụ thịt lợn có các tác nhân tham gia khác nhau Hiện tại, chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Triệu Sơn có 6 kênh và được chia làm hai nhóm bao gồm kênh tiêu thụ trong huyện và kênh tiêu thụ ngoài huyện Trong đó, kênh tiêu thụ trong huyện là kênh chính, chiếm tỷ lệ trên 60,12% sản lượng của chuỗi giá trị thịt lợn; kênh tiêu thụ ngoài huyện chiếm dưới 36% sản lượng của chuỗi.

Giết mổ ngoài huyện Thu Gom

Người tiêu dùng ngoài huyện

Sơ đồ 4.1 Chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP

1) Hộ GAHP => CSGM LIFSAP, lò mổ thường, bán lẻ => Người tiêu dùng

2) Hộ GAHP => CSGM LIFSAP, lò mổ thường bán buôn => Bán lẻ => Người tiêu dùng

3) Hộ GAHP => CSGM LIFSAP, bán buôn => Bán lẻ => Chế biến => người tiêu dùng

Kênh tiêu thụ ngoài huyện bao gồm

1) Hộ GAHP => Thương lái trong huyện => Thương lái ngoài huyện => Cơ sở giết mổ/ chế biến ngoài huyện => tiêu dùng ngoài huyện

2) Hộ GAHP => Thương lái ngoài huyện => Cơ sở giết mổ/chế biến ngoài huyện => tiêu dùng ngoài huyện

Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung vào 3 kênh chính trong chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP trên địa bàn huyện Triệu Sơn bao gồm Kênh 1: Hộ GAHP – CSGM LIFSAP - Người bán lẻ - Người tiêu dùng

Kênh 2: Hộ GAHP - CSGM LIFSAP, bán buôn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng Kênh 3: Hộ GAHP - CSGM LIFSAP, bán buôn - Bán lẻ - Chế biến - Người tiêu dùng

Chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Triệu Sơn tập trung vào kênh 1 lò mổ thường nhiều hơn vì số lượng lò mổ thường chiếm ưu thế về số lượng, sản lượng thịt lợn tiêu thụ qua kênh này chiếm tới 40,12% tổng sản lượng của chuỗi Các cơ sở giết mổ hoạt động rất mạnh trên địa bàn huyện do các hộ này thường kiêm cả công việc thu gom, giết mổ Đây là kênh ngắn nhất và chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong huyện.

Sản lượng tiêu thụ thịt lợn qua kênh cơ sở giết mổ LIFSAP thấp hơn đáng kể so với kênh 1, chỉ chiếm 20% tổng sản lượng của chuỗi, sản lượng qua kênh này nhỏ vì các cơ sở giết mổ LIFSAP có công suất lớn, đòi hỏi vệ sinh môi trường và phải đáp ứng các yêu cầu về VSATTP, các cơ sở này chủ yếu giết mổ lợn từ các thương lái mang đến chứ không tự làm công việc thu gom như các hộ giết mổ nhỏ lẻ Đội ngũ thương lái, thu gom trên địa bàn huyện hoạt động rất mạnh, sản lượng thịt tiêu thụ qua thương lái trong và ngoài huyện chiếm tới 38,86% tổng sản lượng của chuỗi, trong đó thương lái trong huyện chiếm 24% và thương lái ngoài huyện chiếm 14,86% Tỷ lệ tiêu thụ qua các thương lái trong huyện lớn hơn nhiều so với thương lái ngoài huyện là do nhóm này có lợi thế về địa bàn hoạt động và các mối quan hệ với hộ GAHP Đối với hoạt động của nhóm thương lái ngoài huyện, nhóm này chịu cạnh tranh trực tiếp từ thương lái trong huyện; một phần thương lái thu mua trực tiếp từ hộ GAHP trong huyện, phần còn lại nhóm này phải thu mua từ các thương lái khác.

Mặc dù các hộ GAHP luôn muốn bán trực tiếp cho các công ty chế biến hoặc cơ sở giết mổ nhưng do giới hạn về số lượng lợn xuất chuồng, thế nên vẫn chưa thể đa dạng được đối tác cho sản phẩm đầu ra của mình Tuy nhiên, với các hộ GAHP chăn nuôi quy mô lớn, lợi thế đầu ra đa dạng hơn do lợi thế về quy mô, số lượng nên đầu ra của các hộ GAHP có quy mô lớn nhiều hơn.

4.2.2 Đặc điểm và chức năng, quy mô hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP a Hộ GAHP

Theo điều tra, các hộ chăn nuôi trong huyện Triệu Sơn hầu hết đều nuôi giống lợn lai vì cho năng suất cao Hình thức chăn nuôi của các hộ là: nuôi lợn nái bán con giống, nuôi lợn thịt và nuôi kết hợp Phần lớn các hộ chăn nuôi theo hình thức kết hợp cả nuôi lợn thịt và lợn nái để tự sản xuất con giống nhằm tiết kiệm chi phí Trong đề tài này chia các hộ điều tra thành ba nhóm quy mô chăn nuôi: lớn, trung bình và hộ nhỏ để dễ quan sát trong chăn nuôi Kết quả điều tra các chủ hộ chăn nuôi trong huyện đều là nam và có độ tuổi trung bình khoảng 49-55 có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi. Nhóm hộ chăn nuôi lớn có thu nhập ngoài chăn nuôi cao bình quân là 90,38 triệu đồng/năm gấp hơn hai lần nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (26,2 triệu đồng/năm) Nguồn thu có từ ngành nghề khác nhau: lương, buôn bán, chế biến, thủ công… Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện khá phát triển, thu nhập của người dân không còn chỉ từ nông nghiệp Nhìn chung, kinh tế các hộ gia đình ở các xã điều tra nói riêng cũng như toàn huyện Triệu Sơn nói chung tương đối khá, thu nhập tăng trong những năm gần đây và ở mức cao so với các huyện khác trong tỉnh Do đó, ngành thịt lợn có được những ảnh hưởng tích cực về nguồn vốn và thức ăn chăn nuôi.

Về trình độ văn hóa, nhóm hộ chăn nuôi lớn có tỉ lệ chủ hộ học cấp 3 là 91,66% trong khi nhóm hộ chăn nuôi nhỏ chỉ đạt trên 75% Số lao động chính trong gia đình bình quân chung là 1-2 người, lao động trong chăn nuôi thường có 2 người Nhìn trên bảng ta thấy tỉ lệ thu nhập từ chăn nuôi của ba nhóm hộ có sự chênh lệch rõ rệt một phần do áp dụng quy trìnhGAHP của mỗi hộ khác nhau, một phần cũng là do tiềm lực kinh tế của từng gia đình và diện tích mở rộng trong chăn nuôi Nhiều gia đình rất muốn mở rộng chuồng trại để áp dụng quy trình GAHP một cách bài bản tuy nhiên diện tích đất hạn chế là một trở ngại lớn đối với các hộ.

Bảng 4.4 Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Diễn giải Tính Quy mô chăn nuôi chung Lớn Trung bình Nhỏ

Tổng số hộ điều tra (hộ) 60 12 40 8

Tuổi BQ chủ hộ (tuổi) 49,91 54,57 49,58 53

Sơ cấp CNTY 8,3 16,6 7,5 Đại học (%) 1,29 1,14 1,77 0

Lao động trong chăn nuôi (người) 2 2,07 2,04 2

Thu nhập từ chăn nuôi 68751,23 90385,71 70294,34 26200 Phần trăm chủ hộ có thu nhập từ

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

* Hiệu quả sản xuất của hộ GAHP chăn nuôi lợn thịt Bảng 4.5 Chi phí sản xuất 100 kg thịt lợn hơi

Chi phí Giá trị 1000đ Tỷ trọng %

Chi phí cám tập ăn (cám máu) 295,20 8,66

Chi phí cám hỗn hợp (giai đoạn nhỡ - thịt) 1868,40 54,85

Chi phí cám Hỗn hợp (Thịt- xuất chuồng) 218,80 6,42

Chi phí thức ăn khác 12,60 0,36

Chi phí khác, điện, nước, … 222,10 6,50

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Do tiết kiệm về thức ăn khoảng 1000 đến 1800đ/kg thịt hơi nên chi phí sản xuất thịt lợn hơi của hộ GAHP lợn trên địa bàn huyện Triệu Sơn vào khoảng

3,407 triệu đồng/100 kg Trong đó, chi phí thức ăn và giống là hai hạng mục chiếm tỷ trọng chi phí lớn nhất trong tổng chỉ phí chăn nuôi lợn Chi phí thức ăn bình quân để sản xuất thịt lợn hơi là 2,39 triệu đồng/100 kg (chiếm 70,03%), giống là 0,58 triệu đồng/100 kg (chiếm 17,3%) Các loại chi phí khác bao gồm: chi phí lao động, thuốc thú y, điện, nước, nhiên liệu và vật dụng rẻ tiền mau hỏng khác chỉ chiếm 12,5% tổng chi phí

Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản của hộ GAHP quy mô dưới

20 con chỉ vào khoảng 55 triệu đồng, quy mô trên 20 con là 78,61 triệu đồng và hộ quy mô lớn vào khoảng 228 triệu đồng

Bảng 4.6 Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của hộ GAHP ĐVT: Triệu đồng

Chi phí xây dựng chuồng trại, dàn làm mát

Chi phí mua máy bơm, máng ăn, uống nước

Hệ thống xử lý chất thải

Quy mô Quy mô Quy mô Chung nhỏ vừa lớn (%)

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Theo số liệu khảo sát, chăn nuôi quy mô nhỏ (dưới 20 con) trên địa bàn huyện vẫn còn tương đối cao, chiếm tỷ lệ 53,91% Hộ GAHP quy mô vừa (từ 20 đến 40 con) trong những năm gần đây phát triển mạnh, chiếm tỷ lệ 37,51%; còn lại là những hộ GAHP quy mô lớn (trên 40 con) chỉ chiếm tỷ lệ 8,58%.

Chăn nuôi theo quy mô nhỏ và vừa các chăn nuôi tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, phụ phẩm nông nghiệp và tự pha trộn cám Cách thức này mất thời gian, công sức và không đáp ứng đủ khẩu phần dinh dưỡng cho đàn lợn dẫn đến tăng trọng chậm Một số hộ GAHP tuy chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa cũng vừa kết hợp tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, vừa đầu tư vào thức ăn công nghiệp, mang lại hiệu quả cao Đối với hộ GAHP quy mô lớn, hộ GAHP sử dụng thức ăn hỗn hợp, cho ăn cám công nghiệp đem lại giá trị cao, thời gian nuôi ngắn mặc dù chi phí thức ăn cao hơn song mức tăng của chi phí lại nhỏ hơn mức tăng giá trị sản xuất, do vậy thu nhập cao hơn, hiệu quả kinh tế đảm bảo hơn Chăn nuôi quy mô lớn chiếm tỷ lệ nhỏ do chi phí đầu tư ban đầu lớn và tỷ lệ rủi ro trong sản xuất cao Tuy nhiên, đối với các hộ GAHP lợn thịt theo quy mô vừa và nhỏ dễ linh động trong tiêu thụ giảm rủi ro, khả năng tái cơ cấu đàn lớn.

Quy mô lớn Đồ thị 4.1 Quy mô chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Cơ cấu sử dụng giống: Cơ cấu giống lợn trên địa bàn huyện được chia thành 3 nhóm chính bao gồm: lợn nội, lợn lai và lợn ngoại Tỷ lệ hộ sử dụng giống chất lượng cao như lợn siêu nạc, lợn CP…vẫn còn tương đối thấp, chỉ chiếm 10%; trong khi đó, tỷ lệ sử dụng giống lợn nội, lợn địa phương chiếm 17% và tỷ lệ hộ sử dụng giống lợn lai 3/4 máu ngoại lên tới 2 9 % còn lại là giống lai F4; F5 chiếm 50%

Lợn siêu nạc Lợn Lai Lợn lai 3 máu Lợn nội Đồ thị 4.2 Cơ cấu sử dụng giống lợn

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)Theo kết quả điều tra, tỷ lệ hộ GAHP tự sản xuất giống chiếm 75% số hộ được

52 là mua giống từ các nguồn khác Mặc dù, nhu cầu sử dụng giống chất lượng cao đang có xu hướng ngày càng tăng; tuy nhiên, nguồn cung cấp giống lợn chất lượng cao còn khá hạn chế và giá giống cao hơn nhiều so với giá giống lợn lai.

Tự sản xuất giống Công ty giống

Từ hộ/ hộ GAHP khác Khác Đồ thị 4.3 Tỷ lệ nguồn cung cấp giống cho hộ GAHP

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Hộ tự sản xuất giống chiếm tỷ lệ cao là do hầu hết các hộ quy mô nhỏ và vừa đều nuôi thêm một đến hai lợn nái để chủ động nguồn giống, giảm chi phí cho chăn nuôi; các hộ quy mô vừa cũng một phần chủ động tự sản xuất giống; phần còn lại sẽ đi mua các hộ GAHP trong nhóm, các hộ sản xuất giống hoặc từ các trang trại chăn nuôi Ngoài ra, các hộ có sự lựa chọn khác nhau về nơi cung cấp con giống xuất phát từ trao đổi giữa các cuộc hội họp nhóm.

* Tài sản phục vụ cho chăn nuôi của các hộ GAHP

Diện tích chuồng nuôi bình quân của các hộ là 210m 2 và đã có một vài hộ mở rộng quy mô lên đến trên 500m2 Trong các nhóm hộ, diện tích chuồng nuôi của nhóm hộ có quy mô chăn nuôi lớn bình quân là 300,21m 2 , nhóm hộ

TB có nguồn thu chính từ chăn nuôi thì diện tích chuồng là 220,12m 2 , và nhỏ nhất là chuồng nuôi của nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ 93m 2

Bảng 4.7 Tài sản phục vụ chăn nuôi BQ/hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Quy mô chăn nuôi

2.Về giá trị đầu tư

Các giải pháp phát triển chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình

XUẤT THEO QUY TRÌNH VietGAHP TAI HUYỆN TRIỆU SƠN

4.3.1 Định hướng phát triển chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP đến năm 2020

Các định hướng phát triển chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tới là:

+ Hạn chế phát triển chăn nuôi nhỏ lẻ trong các nông hộ, khuyến khích thúc đẩy phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo phương thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp để khai thác tối đa tính kinh tế nhờ quy mô.

+ Phát triển chuỗi giá trị thịt lợn ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ an toàn sinh học về giống, thức ăn, vệ sinh thú y, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn dịch bệnh để đạt hiệu quả cao.

+ Chăn nuôi lợn thịt luôn kèm theo nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, do vậy việc thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện Triệu Sơn phải có các giải pháp đồng bộ để xử lý chất thải chăn nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nước.

+ Xu hướng tiêu dùng ngày càng hướng tới các sản phẩm thịt lợn qua chế biến thay thế cho tiêu dùng tươi sống do vậy, cần phải đầu tư phát triển công nghệ chế biến sau giết mổ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, kể cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu

+ Thúc đẩy liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn trên địa bàn huyện, phát triển hình thức tiêu thụ sản phẩm thịt lợn thông qua hợp đồng nhằm nâng cao trách nhiệm và ràng buộc lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi cũng như phân phối hài hòa lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi.

4.3.2 Giải pháp phát triển chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP

Giải pháp về quy hoạch chăn nuôi lợn thịt

Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa phải bám sát quy hoạch ngành nông nghiệp và đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh

Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt ở Triệu Sơn cần theo hướng hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ trong các nông hộ và phải đặc biệt quan tâm đến việc hạn chế ô nhiễm môi trường Tại các xã trong huyện cần quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư để chuyển các hộ, cơ sở chăn nuôi nhiều lợn tại trong khu dân cư ra khu chăn nuôi tập trung để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Tại các khu vực quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn thịt tập trung, xa khu dân cư cần quy hoạch mặt bằng phục vụ xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm lợn thịt Các cơ sở này sẽ tổ chức thu mua lợn do các nông hộ trang trại, gia trại chăn nuôi lợn thịt để giết mổ/chế biến và cung cấp người bán buôn, người bán lẻ hoặc tiêu dùng các sản phẩm lợn thịt qua giết mổ được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và ATTP Để thực hiện tốt công tác quy hoạch chăn nuôi lợn thịt cần có sự hỗ trợ của Nhà nước các cấp trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện;nước cho chăn nuôi Cần tranh thủ các chính sách của Trung ương về khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi lợn thịt kết hợp với giết mổ, chế biến tập trung, công nghiệp như các chính sách ưu tiên về thuê đất, chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ khác Tuy nhiên các tổ nhóm GAHP, tổ hợp tác cần phải liên kết mạnh hơn nữa để sản xuất thịt lợn theo chuỗi giá trị có sự điều hành của nhà nước, có sự tham gia đầu tư, kết nối thị trường của các doanh nghiệp và tổ chức liên kết trong sản xuất, dịch vụ của các hợp tác xã, tổ hợp tác, với các hộ chăn nuôi.

Bên cạnh đó, tổ hợp tác cần tăng cường sản xuất thịt sạch, an toàn, không bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc; đồng thời hướng đến một số thị trường nước ngoài khácĐể khắc phục những bất cập nêu trên, thời gian tới cần thực hiện ngay một số giải pháp: Có các chính sách hỗ trợ trực tiếp và đồng bộ đối với các khâu từ tổ chức sản xuất, giết mổ, sơ chế, vận chuyển đến tiêu thụ sản phẩm Xây dựng tiêu chí hỗ trợ cụ thể, công khai; cơ chế hỗ trợ đơn giản, thuận tiện nhằm khuyến khích mãnh mẽ đầu tư tư nhân; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến, cơ sở kinh doanh. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền đối với cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng về sản xuất, tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm an toàn trên các phương tiện truyền thông, tờ rơi và hội nghị - hội thảo Tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm thịt gia súc, gia cầm an toàn để người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng Tập trung tổ chức liên kết giữa các hộ chăn nuôi tạo thành nhóm sản xuất, chi hội, hội, hợp tác xã Liên kết giữa các nhóm sản xuất với các cơ sở giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Hỗ trợ xây dựng hệ thống mã hóa, nhận diện thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ chăn nuôi đến tiêu thụ và các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi một số trang thiết bị, dụng cụ kiểm tra nhanh tại hiện trường tự giám sát một số chỉ tiêu về an toàn thực phẩm a Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

Chăn nuôi lợn thịt là ngành sản xuất đã gắn liền với nông dân ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa từ lâu đời Do tính chất đa dạng về hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp nên chăn nuôi lợn thịt ở Triệu Sơn trong những năm tới cũng đa dạng về hình thức tổ chức Đề xuất về giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong chăn nuôi lợn thịt ở Triệu Sơn, Thanh Hóa trong những năm tới như sau: b Chăn nuôi nhỏ trong các nông hộ Đây là hình thức tổ chức sản xuất chiếm số lượng cơ sở chăn nuôi lớn nhất hiện nay Tuy nhiên qua khảo sát thực tế đã chứng minh chăn nuôi nhỏ lẻ kém hiệu quả Do vậy cần khuyến cáo các hộ nông dân không nên phát triển chăn nuôi nhỏ c Chăn nuôi trang trại, gia trại Đây là hình thức tổ chức sản xuất có tỷ suất hàng hoá lớn và sẽ là hình thức tổ chức sản xuất chiếm ưu thế trong dài hạn và là hình thức chăn nuôi khá phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay đối với người chăn nuôi ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa Tuy nhiên, chăn nuôi lợn thịt luôn kèm theo gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường, do vậy việc quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư theo đúng quy trình VietGAHP Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt theo các mô hình trang trại, gia trại cần kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước. d Xây dựng tổ hợp tác/hợp tác xã

Hiện nay huyện Triệu Sơn đã xây dựng được 2 tổ hợp tác chăn nuôi làm tiền đề để thành lập Hợp tác xã chăn nuôi Các HTX đảm nhiệm vai trò cung ứng các dịch vụ đầu vào và dịch vụ đầu tiêu thụ sản phẩm cho xã viên Trong khâu cung ứng đầu vào, HTX đứng ra đại diện cho các thành viên HTX để liên hệ, kết nối mua chung đầu vào (giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y…) tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín, như vậy sẽ tiết kiệm được một phần chi phí do không phải mua vật tư đầu vào đã thông qua nhiều cầu, cấp trung gian Trong khâu tiêu thụ sản phẩm, HTX đứng ra đại diện cho các thành viên để liên hệ, thỏa thuận hợp đồng và bán chung đầu ra, như vậy sẽ hạn chế được tình trạng thương lái ép giá, hạn chế hiện tượng tranh bán gây thiệt hại cho người chăn nuôi. e Phát triển các doanh nghiệp chăn nuôi lợn thịt gắn với giết mổ, chế biến tập trung

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có tiềm lực, có nguyện vọng đầu tư thành lập các DN chăn nuôi lợn thịt gắn với giết mổ/chế biến tập trung Các DN này sẽ nắm giữ vai trò “đầu tầu”, hỗ trợ các trang trại, gia trại trong khâu tìm kiếm thị trường tiêu thụ bằng việc kết nối thị trường tiêu thụ hoặc đứng ra bao tiêu sản phẩm cho các trang trại/gia trại chăn nuôi lợn thịt Đồng thời, các DN cũng có thể tổ chức cung ứng đầu vào chất lượng tốt cho các trang trại, gia trại. Để hình thành được các DN này cần có các chính sách hỗ trợ các trang trại, gia trại chăn nuôi đang hoạt động chuyển đổi thành các doanh nghiệp chăn nuôi lợn thịt thông qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Trung ương, của địa phương hoặc hỗ trợ của các chương trình dự án tại địa phương. f Xây dựng liên kết giữa các hình thức tổ chức sản xuất phát triển các mối liên kết ngang

Lợi thế của liên kết ngang nhằm tạo ra quy mô lớn hơn, tạo ra sự đồng nhất trong việc áp dụng quy trình sản xuất giữa các hộ tham gia để đảm bảo chất lượng VSATTP theo yêu cầu của thị trường, cũng như giúp người chăn nuôi giảm được chi phí đầu vào thông qua việc ký kết đặt hàng mua vật tư với số lượng lớn với các đại lý chính thức Phát triển các mối liên kết ngang sẽ khai thác tốt hơn tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Để tăng cường liên kết ngang trong chuỗi cần khuyến khích, hỗ trợ các hộ, trang trại, gia trại chăn nuôi lợn thịt tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác. Việc hình thành các HTX, tổ sản xuất, sẽ giúp cho các người chăn nuôi thuận lợi hơn trong việc chia sẻ với nhau về các kiến thức kỹ thuật, các kinh nghiệm quý trong chăn nuôi lợn thịt Đồng thời, đây cũng là điều kiện thuận lợi để thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật từ trên xuống thông qua hệ thống khuyến nông Nhà nước hay hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT từ các chương trình, Dự án hỗ trợ phát triển.

Thông qua tổ chức HTX, các tổ hợp tác, các nhóm GAHP, người chăn nuôi sẽ liên kết lại với nhau Đại diện HTX, đại diện các tổ hợp tác hoặc đại diện các nhóm GAHP sẽ thay mặt các chủ hộ, trang trại, gia trại chăn nuôi lợn thịt để tìm kiếm và đàm phán các hợp đồng mua chung đầu vào, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm qua đó giúp cho người chăn nuôi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuận tiện, giá cả có lợi hơn

Mô hình phát triển các mối liên kết ngang giữa các tác nhân trong khâu sản xuất (chăn nuôi lợn thịt) được mô tả ở Sơ đồ 4.1

Hợp tác, tương trợ lẫn nhau

Sơ đồ 4.2 Mô hình phát triển liên kết ngang trong chăn nuôi lợn thịt

Nguồn: Dự án LIFSAP TW (2016)

Theo sơ đồ này, các mối liên kết ngang giữa các tác nhân trong khâu chăn nuôi lợn thịt được hình thành và phát triển như sau:

Kết luận

1) Về cơ sở lý luận và thực tiễn: Chuỗi giá trị thịt lợn có tính chất đặc thù, có nhiều tác nhân trung gian, đặc biệt trong vấn đề tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn Chuỗi giá trị thịt lợn tại huyện Triệu Sơn đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần ổn định thị trường thực phẩm tạo ra sản phẩm sạch an toàn cho xã hội và trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho nông hộ, ổn định về xã hội tại địa phương, giảm sức ép lao động đổ về các khu đô thị lớn Để ngành chăn nuôi lợn thịt phát triển ổn định, cần phải quan tâm đến phát triển cả theo chiều rộng và theo chiều sâu, phải quan tâm đầy đủ đến cả các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp lên chuỗi.

2) Về thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn huyện Triệu Sơn: Trong chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP có nhiều tác nhân tham gia, số lượng thành viên của tác nhân hộ GAHP chăn nuôi và hộ bán lẻ thịt lợn chiếm số lượng lớn nhất Những năm gần đây, sản phẩm chính của ngành hàng lợn thịt ở Triệu Sơn không những được tiêu thụ ở trong nước mà còn xuất đi nước ngoài, trong đó tiêu thụ nội vùng khoảng 60,12%, ngoại vùng khoảng 38,86%; So sánh các kênh hàng cho thấy kênh thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh có GTGT và GTGT thuần cao hơn kênh thị trường trong tỉnh (kênh 1 và 2), nhưng do sự phân phối lợi nhuân cho các tác nhân trong chuỗi nên kênh tiêu thụ kênh 1 và kênh 2 có khả năng mang lại lợi nhuận cho người nuôi lợn đạt ở mức cao hơn Do đó, để tạo điều kiện nâng cao thu nhập hiệu quả sản xuất cho người nuôi lợn cần củng cố phát triển kênh thị trường trong tỉnh Tổng giá trị gia tăng kênh thị trường ngoại tỉnh cao hơn 0,5 lần tổng giá trị gia tăng thị trường nội tỉnh Như vậy có thể nói rằng tiềm năng lớn của ngành chăn nuôi huyện Triệu Sơn không thể không tính đến thị trường tiêu thụ ngoại tỉnh; Các mối liên kết ngang, liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi còn tương đối lỏng lẻo (ngoại trừ một số nhóm hợp tác trong chăn nuôi và một số liên hệ giữa hộ giết mổ và hộ chăn nuôi thời gian gần đây được củng cố, phát triển); Phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi còn nhiều bất hợp lý, đó là lò giết mổ, người bán lẻ thu được lợi ích cao hơn nhiều so với hộ chăn nuôi, trong khi đó là họ phải chịu rủi ro thấp hơn; Khi có dịch bệnh xảy ra hộ chăn nuôi cũng là tác nhân phải chịu thiệt nhiều nhất, các tác

103 nhân khác có thể thay thế sản phẩm kinh doanh như chuyển sang sản phẩm khác; Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi giá trị thịt lợn như điều kiện tự nhiên, bệnh dịch, hệ thống cung cấp TACN, yếu tố thị trường, hệ thống chính sách, trong đó liên kết hợp đồng trong sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất quan trọng

3) Để giúp chuỗi giá trị thịt lợn tại huyện Triệu Sơn phát triển và ổn định, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: hỗ trợ kết nối và phát triển liên kết dọc, tăng cường liên kết ngang giữa các hộ chăn nuôi để mở rộng quy mô chăn nuôi theo quy trình VietGAHP và chuyển đổi cơ cấu giống chăn nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao, quy hoạch và xây dựng khu giết mổ tập trung, xây dựng hệ thống chuỗi cung cấp sản phẩm thịt sạch từ vùng GHAP kết nối với các cơ sở giết mổ, các hệ thống các siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập thể… Để đầu ra sản phẩm của người nông dân được ổn định không bị phụ thuộc quá nhiều vào giá cả trên thị trường xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ compost để quản lý chất thải tổng thể tại các hộ chăn nuôi.

Kiến nghị

- Tiếp tục kế thừa và phát huy kết quả của Dự án LIFSAP trong giai đoạn 2010-

2015 Cần xây dựng chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP một cách thiết thực, đồng bộ và nhân rộng chuỗi trên địa bàn toàn tỉnh, trong cả nước.

- Bên cạnh cạch những việc đã làm được đề nghị các cấp chính quyền địa phương chỉ đạo quyết liệt trong công tác quản lý an toàn thực phẩm, đề cao những sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ trên truyền thanh, truyền hình, đưa luật an toàn thực phẩm vào các hội nghị các cuộc họp từ cấp TW đến địa phương nhằm nâng cao nhận thức thức người tiêu dùng.

- Xử lý những cơ sở giết mổ không có giấy phép kinh doanh, không có giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, điều kiện ATTP, điều kiện VSMT Kiên quyết bắt giữ và tiêu hủy lợn, sản phẩm thịt lợn không rõ nguồn gốc Xử phạt hành chính, truy tố trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng cung cấp, vận chuyển, chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc.

- Người đứng đầu các cơ quan, nhà hàng, khách sạn, trường học, bếp ăn tập thể… bắt buộc ký cam kết sử dụng sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, có tem dấu kiểm dịch

- Thường xuyên thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra vệ sinh thú y, VSATTP tại các hộ chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến thức ăn

- Điều tiết lại phân phối thu nhập, lợi ích giữa các tác nhân bằng chính sách thuế phù hợp Thí điểm và mở rộng mô hình bảo hiểm chăn nuôi.

- Có chính sách khuyến khích các tỉnh thành lập Hội chăn nuôi lợn, tiến tới thành lập Hiệp hội chăn nuôi lợn ở cấp quốc gia Đối với huyện Triệu Sơn

- Tranh thủ chính sách hỗ trợ của Dự án LIFSAP xây dựng trại giống lợn chất lượng cao và khu giết mổ tập trung, xây dựng nhà máy sản xuất phân hữu cơ compost sử dụng nguyên liệu là chất thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục đầu tư kinh phí để duy trì dự án cung cấp thông tin thị trường tới các địa phương Tiếp tục triển khai các Các chương trình ưu tiên nhằm đạt mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi lợn đến năm 2020.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Khung phân tích chuỗi giá trị của Porter - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Sơ đồ 2.1. Khung phân tích chuỗi giá trị của Porter (Trang 26)
Sơ đồ chuỗi giá trị được trình bày theo (sơ đồ 2.2) về những tác nhân tham gia chuỗi giá trị - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Sơ đồ chu ỗi giá trị được trình bày theo (sơ đồ 2.2) về những tác nhân tham gia chuỗi giá trị (Trang 34)
Sơ đồ 2.3. Chiến lược đổi mới chất lượng và đầu tư kỹ thuật công nghệ Nguồn: Vừ Thị Thanh Lộc (2010) Chiến lược đầu tư kỹ thuật, công nghệ - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Sơ đồ 2.3. Chiến lược đổi mới chất lượng và đầu tư kỹ thuật công nghệ Nguồn: Vừ Thị Thanh Lộc (2010) Chiến lược đầu tư kỹ thuật, công nghệ (Trang 37)
Sơ đồ 2.4. Chiến lược cắt giảm chi phí và nâng cấp hoạt động quản lý thể chế. - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Sơ đồ 2.4. Chiến lược cắt giảm chi phí và nâng cấp hoạt động quản lý thể chế (Trang 39)
Bảng 2.1. Kết quả thiết lập vùng GAHP - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 2.1. Kết quả thiết lập vùng GAHP (Trang 46)
Bảng 3.1. Phân loại đất huyện Triệu Sơn năm 2016 - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 3.1. Phân loại đất huyện Triệu Sơn năm 2016 (Trang 51)
Bảng 4.1. Số lượng lợn qua các năm của huyện Triệu Sơn - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.1. Số lượng lợn qua các năm của huyện Triệu Sơn (Trang 62)
Bảng 4.3. Bảng số liệu chợ thực phẩm, hộ kinh doanh thịt qua 3 năm tại huyện Triệu Sơn - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.3. Bảng số liệu chợ thực phẩm, hộ kinh doanh thịt qua 3 năm tại huyện Triệu Sơn (Trang 66)
4.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
4.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị (Trang 68)
Bảng 4.4. Đặc điểm chung của các hộ điều tra - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.4. Đặc điểm chung của các hộ điều tra (Trang 71)
Bảng 4.6. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của hộ GAHP - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.6. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của hộ GAHP (Trang 72)
Đồ thị 4.1. Quy mô chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
th ị 4.1. Quy mô chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện (Trang 73)
Đồ thị 4.2. Cơ cấu sử dụng giống lợn - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
th ị 4.2. Cơ cấu sử dụng giống lợn (Trang 73)
Đồ thị 4.3. Tỷ lệ nguồn cung cấp giống cho hộ GAHP - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
th ị 4.3. Tỷ lệ nguồn cung cấp giống cho hộ GAHP (Trang 75)
Bảng 4.8. Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ GAHP - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.8. Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ GAHP (Trang 77)
Bảng 4.9. Nguồn thức ăn sử dụng cho chăn nuôi của các hộ điều tra - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.9. Nguồn thức ăn sử dụng cho chăn nuôi của các hộ điều tra (Trang 78)
Bảng 4.10. Tình hình sử dụng thuốc thú y của các hộ điều tra - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.10. Tình hình sử dụng thuốc thú y của các hộ điều tra (Trang 79)
Bảng 4.11. Kết quả chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn thịt tính bình quân/hộ - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.11. Kết quả chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn thịt tính bình quân/hộ (Trang 80)
Bảng 4.12. Tình hình thực hiện theo các tiêu chí VietGAHP - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.12. Tình hình thực hiện theo các tiêu chí VietGAHP (Trang 81)
Bảng 4.13. Tình hình chung của các hộ điều tra - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.13. Tình hình chung của các hộ điều tra (Trang 83)
Bảng 4.21. Hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi tính cho 100kg lợn hơi - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.21. Hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi tính cho 100kg lợn hơi (Trang 90)
Bảng 4.22. Hiệu quả sản xuất của cơ sở giết mổ bán lẻ tính cho 100kg lợn hơi - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.22. Hiệu quả sản xuất của cơ sở giết mổ bán lẻ tính cho 100kg lợn hơi (Trang 91)
Sơ đồ kênh tiêu thụ và tính toán chi phí cho thấy giá trị gia tăng tạo ra trong kênh khá lớn, tác nhân hộ GAHP chăn nuôi tạo ra giá trị tăng thêm là 975,2 ngàn đồng sau khoảng 121 ngày, còn tác nhân giết mổ làm tăng thêm giá trị là 258,19 ngàn đồng trong  - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Sơ đồ k ênh tiêu thụ và tính toán chi phí cho thấy giá trị gia tăng tạo ra trong kênh khá lớn, tác nhân hộ GAHP chăn nuôi tạo ra giá trị tăng thêm là 975,2 ngàn đồng sau khoảng 121 ngày, còn tác nhân giết mổ làm tăng thêm giá trị là 258,19 ngàn đồng trong (Trang 92)
Bảng 4.25. Hiệu quả sản xuất của của hộ bán lẻ tính cho 100kg lợn hơi - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.25. Hiệu quả sản xuất của của hộ bán lẻ tính cho 100kg lợn hơi (Trang 94)
Bảng 4.31. Liên kết thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.31. Liên kết thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn (Trang 104)
Bảng 4.32. So sánh chuỗi giá trị thịt lợn thường và chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.32. So sánh chuỗi giá trị thịt lợn thường và chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP (Trang 107)
Bảng 4.33. Nhận thức của người tiêu dùng với thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Bảng 4.33. Nhận thức của người tiêu dùng với thịt lợn sản xuất theo quy trình VietGAHP (Trang 111)
Sơ đồ 4.2. Mô hình phát triển liên kết ngang trong chăn nuôi lợn thịt VietGAHP - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Sơ đồ 4.2. Mô hình phát triển liên kết ngang trong chăn nuôi lợn thịt VietGAHP (Trang 119)
Hình thức kiểm tra ( chọn nhiều) - (Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa
Hình th ức kiểm tra ( chọn nhiều) (Trang 141)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w