Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu
Tại xứ đồng Gia công, thôn Nhật Tân, thị trấn Vĩnh Tường, huyện VĩnhTường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thời gian nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu
Giống lúa TBR225 là giống lúa thuần bản quyền của Công ty cổ phần tổng Công ty giống cây trồng Thái Bình Được chọn tạo từ tổ hợp lai K2/TBR27 vụ mùa 2006.
Giống lúa TBR225 đã được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận chính thức theo Quyết định số 202/QĐ-TT- CLT ngày 9 tháng 6 năm 2015.
TBR225 là giống lúa cảm ôn, có thời gian sinh trưởng ngắn: Ở miền Bắc vụ Xuân từ 125 - 135 ngày, vụ Mùa từ 100 - 105 ngày.
TBR225 đẻ nhánh khá, lá đứng, cứng cây, trỗ bông tập trung, bông to dài, có tính thích ứng rộng, chịu thâm canh, chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận và sâu bệnh hại khá tốt.
TBR225 có tiềm năng năng suất cao Năng suất vụ xuân trung bình đạt 60 -
75 tạ/ha, vụ mùa 58 - 64 tạ/ha, vượt so với Khang dân 18 khoảng 10% Trong điều kiện thâm canh cao, TBR225 có khả năng cho năng suất 80 - 90 tạ/ha.TBR225 có hạt gạo trong, cơm mềm, dẻo, thơm ngon.
Nội dung nghiên cứu
3.4.1 Đánh giá khoảng cách cây và hàng cấy đang áp dụng cho giống lúa TBR225 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
3.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến sinh trưởng, năng suất giống lúa TBR225 tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến các chỉ tiêu sinh trưởng.
Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến các chỉ tiêu chỉ tiêu sinh lý.
Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại.
Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách cây và hàng cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.5.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, internet, báo cáo tổng kết của huyện Vĩnh Tường và của tỉnh Vĩnh Phúc về các vấn đề sau:
+ Diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa một số năm trên địa bàn huyện Vĩnh Tường từ năm 2007 - 2017.
+ Diện tích và cơ cấu giống lúa trên địa bàn huyện năm 2014-2017.
3.5.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Để thu thập số liệu mới, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA- Participatory-Rural-Appraisal) và điều tra hộ nông dân thông qua điều tra trực tiếp.
- Điều tra hộ nông dân: Điều tra phỏng vấn 60 nông hộ qua theo mẫu phiếu điều tra có sẵn (phụ lục
1) trên địa bàn 2 xã của huyện Vĩnh Tường.
- Địa điểm tiến hành điều tra: Điều tra tại 2 xã đại diện cho 2 tiểu vùng khác nhau của huyện Vĩnh Tường :
+ Xã Vĩnh Sơn (tiểu vùng 1 điều tra 30 hộ) là xã đại diện cho vùng phía Bắc của huyện.
+ Thị trấn Vĩnh Tường (tiểu vùng 2 điều tra 30 hộ) là xã đại diện cho vùng phía Nam của huyện.
- Thời gian điều tra: Từ ngày 10/01/2017 đến ngày 15/01/2017.
- Thí nghiệm gồm 2 nhân tố được bố trí theo kiểu Split-plot, 3 lần nhắc lại + Nhân tố phụ (ô lớn): Khoảng cách hàng cách hàng (R), gồm 2 mức:
R1: khoảng cách hàng cách hàng đều nhau (25 cm)
R2: khoảng cách hàng cách hàng không đều nhau (hàng rộng 35 cm, hàng hẹp 15 cm)
+ Nhân tố chính (ô nhỏ): Khoảng cách cây cách cây (P), gồm 3 mức:
P1: 10 cm P2: 13 cm P3: 16 cm + Thí nghiệm gồm
R2P1: hàng rộng 35 cm, hàng hẹp 15 cm; (35cm+15cm)*10cm (40 khóm/ m 2 )
R2P2: hàng rộng 35 cm, hàng hẹp 15 cm; (35cm+15cm)*13cm (30 khóm/ m 2 )
R2P3: hàng rộng 35 cm, hàng hẹp 15 cm; (35cm+15cm)*16cm (25 khóm/ m 2 )
- Các công thức trên đều được cấy 2 dảnh/khóm.
- Diện tích của 1 ô thí nghiệm là 15 m 2 (3*5 m)
Như vậy, thí nghiệm gồm 18 ô, diện tích thí nghiệm là 270 m 2 không kể diện tích dải bảo vệ, dải phân cách giữa các ô thí nghiệm.
- Dải bảo vệ có bề rộng 2 m.
- Chiều rộng dải ngăn cách giữa các ô lớn trong 1 lần nhắc lại và giữa các lần nhắc lại: 0,5 m.
- Nền phân bón giữa các ô thí nghiệm là như nhau.
Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:
3.5.3 Biện pháp kỹ thuật và các chỉ tiêu theo dõi
3.5.3.1 Các biện pháp kỹ thuật khác được áp dụng trong mô hình
- Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, nhuyễn, san phẳng và nhặt sạch cỏ dại Thời gian bừa xong trước khi cấy khoảng 1-1,5 ngày.
- Lượng phân bón/1ha: 8 tấn phân chuồng hoai mục + 100kgN+ 70kg
+ Bón lót: (Trước khi bừa cấy): 100% phân chuồng hoai mục+ 70% P2O5 + 20% N + 10%K2O
+ Thúc lần 1 (Khi bén rễ hồi xanh): 15% P2O5 + 50%N+20%K2O.
+ Thúc lần 2 (bón đón đòng): 15% P2O5 + 30%N+ 50%K2O.
+ Thúc lần 3 (Khi lúa trỗ hoàn toàn): 20% K2O.
3.5.3.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi a Theo dõi thời gian sinh trưởng
- Thời gian sinh trưởng: tính số ngày từ khi gieo đến khi có 85% số hạt chín trên bông.
- Theo dõi ngày để tính thời gian từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây lúa + Ngày gieo
+ Ngày bắt đầu đẻ nhánh: khi có 10% số cây theo dõi đẻ nhánh (có nhánh đầu tiên ra khỏi bẹ lá tương ứng khoảng 1 cm).
+ Ngày trỗ: khi có 10% số cây theo dõi trỗ bông (có bông thoát ra khỏi bẹ lá đòng).
+ Ngày trỗ tập trung: khi có 50% số cây theo dõi trỗ bông.
+ Ngày trỗ hoàn toàn: khi có 80% số cây theo dõi trỗ bông.
+ Ngày chín hoàn toàn: khi có 85% số bông chín (hạt chắc, cứng, vỏ hạt chuyển sang màu vàng nhạt, khô dần). b.Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển Định cây theo dõi: trên mỗi ô thí nghiệm đánh dấu 10 khóm theo 2 đường chéo góc, theo dõi 10 khóm/ô thí nghiệm.
* Theo dõi động thái sinh trưởng ở các giai đoạn từ khi gieo đến khi thu hoạch, 10 ngày theo dõi 1 lần.
- Động thái tăng chiều cao: Đo từ mặt đất đến đỉnh lá cao nhất.
- Động thái đẻ nhánh: Đếm tất cả nhánh của các khóm đã đánh dấu trước +
Hệ số đẻ nhánh Số dảnh cấy + Hệ số đẻ nhánh hữu hiệu:
Hệ số đẻ nhánh hữu hiệu Số dảnh cấy
- Động thái ra lá trên thân chính: đánh dấu các lá mới xuất hiện theo số lá lẻ, đếm số lá trên thân chính.
Khi mạ được 3 lá (bắt đầu cấy) thì bắt đầu đánh dấu số lá:lá thứ 3 đánh dấu
1 chấm sơn trắng; lá thứ 5 đánh dấu 2 chấm; lá thứ 7 đánh dấu 3 chấm; lá thứ 9 lại quay về đánh 1 chấm, cứ theo dõi như vậy đến khi ra lá đòng ghi số liệu số lá/ thân chính.
* Các chỉ tiêu sinh lý được xác định tại 3 thời kỳ: thời kỳ đẻ nhánh tối đa, thời kỳ trỗ và thời kỳ chín sáp.
Mỗi ô thí nghiệm lấy 3 khóm theo dõi các chỉ tiêu sau: + Chỉ số diện tích lá (LAI): m 2 lá/m 2 đất
Theo phương pháp cân trực tiếp Cắt tất cả các lá dàn đều trên tấm kính1dm 2 Sau đó cân khối lượng 1dm 2 và cân toàn bộ khối lượng lá tươi rồi tính theo công thức:
Trong đó: P1 là khối lượng trung bình toàn bộ lá tươi/1khóm (g)
P2 là khối lượng 1dm 2 lá tươi (g) + Khối lượng chất khô tích luỹ (DM ): g/m 2
Những cây sau khi đo diện tích lá được đem sấy ở nhiệt độ 80 0 C đến khối lượng không đổi Sau đó cân riêng thân lá Từ mật độ cấy, tính ra số g/m 2 c Mức độ nhiễm sâu bệnh
Theo dõi và đánh giá mức độ nhiễm các loại sâu bệnh trên lúa và đánh giá theo tiêu chuẩn ngành quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa 10 TCN 558-2002.
- Sâu cuốn lá nhỏ: tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống và phân theo cấp:
- Sâu đục thân: tính tỷ lệ dảnh bị chết và bông bạc do sâu hại, phân theo cấp:
Cấp 1: 1-10% số dảnh chết hoặc bông bạc
Cấp 3: 11-20% số dảnh chết hoặc bông bạc
Cấp 5: 21-30% số dảnh chết hoặc bông bạc
Cấp 7: 31-50% số dảnh chết hoặc bông bạc
Cấp 9: >51% số dảnh chết hoặc bông bạc
- Bệnh bạc lá: quan sát diện tích vết bệnh trên lá từ giai đoạn lúa làm đòng cho đến giai đoạn vào chắc và cho điểm theo thang điểm: Điểm 0: Không có vết bệnh Điểm 1: Diện tích vết bệnh trên lá từ 1-5% Điểm 3: Diện tích vết bệnh trên lá từ 6-12% Điểm 5: Diện tích vết bệnh trên lá từ 13-25% Điểm 7: Diện tích vết bệnh trên lá từ 25-50% Điểm 9: Diện tích vết bệnh trên lá từ 51-100%
- Bệnh đạo ôn: Điểm 0: Không bị hại Điểm 1: 50% số lá bị hại
+ Bệnh khô vằn: Điểm 0: Không có triệu chứng bệnh Điểm 1: Vết bệnh nằm thấp hơn 20% chiều cao cây Điểm 3: Vết bệnh nằm từ 20-30% chiều cao cây Điểm 5: Vết bệnh nằm từ 31-45% chiều cao cây Điểm 7: Vết bệnh nằm từ 46-65% chiều cao cây Điểm 9: Vết bệnh nằm từ >65 % chiều cao cây trở lên
+ Rầy nâu: quan sát lá, cây bị hại gây héo và chết từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến giai đoạn lúa chín cho điểm theo thang điểm như sau: Điểm 0: Cây không bị hại Điểm 1: Bị hại rất nhẹ Điểm 3: Lá thứ nhất và lá thứ 2 bị hại Điểm 5: Tất cả các lá bị biến vàng, cây lùn rõ rệt hoặc cả hai Điểm 7: Hơn nửa số cây bị chết, số còn lại bị héo vàng và lùn nặng Điểm 9: Tất cả các cây bị chết d Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Mỗi công thức lấy 5 điểm theo đường chéo góc rồi đo đếm các chỉ tiêu:
- Số khóm/m 2 : theo từng công thức thí nghiệm
- Số bông/khóm: đếm số bông trên mỗi khóm tại các điểm điều tra, mỗi điểm điều tra lấy 1 khóm.
- Số hạt/bông: đếm tổng số hạt trên mỗi bông tại các điểm điều tra, mỗi điểm điều tra lấy 1 khóm Lấy giá trị trung bình của số hạt/bông.
- Tỷ lệ hạt chắc (%): đếm tổng số hạt chắc trên các bông điều tra trên Lấy giá trị trung bình của số hạt chắc/bông.
- Khối lượng 1000 hạt (gram): cân thóc ở độ ẩm 13%, đếm lấy 200 hạt/mẫu, lặp lại 5 lần, sau đó suy ra khối lượng 1000 hạt.
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha).
NSLT = số bông/m 2 x số hạt/bông x tỷ lệ hạt chắc (%) x P1000 hạt x 10 -4
- Năng suất thực thu (tạ/ha): thu hoạch riêng từng ô, tách thóc, phơi khô, quạt sạch đạt độ ẩm 13-14% sau đó cân riêng khối lượng từng ô, rồi quy ra tạ/ha.
3.5.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập từ thí nghiệm được xử lý theo chương trình IRRISTAT 5.0 và Microsoft Excel 2010.