Đặc điểm đơn vị và phương pháp nghiên cứu
Tổng quan về điện lực Gia Lộc - Công ty TNHH MTV điện lực Hải Dương 28 1 Một số điểm chung về huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
3.1.1 Một số điểm chung về huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương
Gia Lộc là huyện đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm phía nam thành phố Hải Dương, có ranh giới tiếp giáp như sau: phía bắc giáp thành phố Hải Dương; phía nam giáp huyện Ninh Giang và Thanh Miện; phía đông giáp huyện Tứ Kỳ; phía tây giáp huyện Cẩm Giàng và Bình Giang;
Hiện nay huyện Gia Lộc gồm 22 xã và 1 thị trấn, có tổng diện tích tự nhiên là 11.235,57 ha, chiếm khoảng 6,83% diện tích tự nhiên của tỉnh Gia Lộc có vị trí địa lý tương đối thuận lợi trong việc đi lại và giao lưu kinh tế, văn hóa với các khu vực khác. Đất đai của huyện tương đối bằng phẳng, địa hình nghiêng dần từ Tây bắc xuống Đông nam và từ Tây sang Đông Địa hình phù hợp với việc trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
Gia Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông Nhiệt độ trung bình năm là
23,6 0 C Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.600-1.700mm và tập trung vào các tháng 6,7,8 Điều này giúp đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
Gia Lộc có nhiều sông ngòi như sông Sặt qua một số xã phía Bắc và phía Tây của huyện, sông Đĩnh Đào từ Trùng Khánh đến Thống Kênh, sông Đồng Tràng từ Tân Hưng đến Hoàng Diệu Ngoài ra, Gia Lộc còn có hệ thống kênh mương chảy theo hướng nghiêng của địa hình Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm Trữ lượng nước khá dồi dào nhưng phân bố không đều cũng gây ảnh hưởng tới việc cung cấp nước tưới tiêu
Thổ nhưỡng Gia Lộc được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình Đặc điểm nổi bật của thổ nhưỡng huyện Gia Lộc là chua, nghèo dinh dưỡng, tuy nhiên qua nhiều năm do thâm canh và cải tạo, chất đất đã được nâng lên tốt hơn Thổ nhưỡng Gia Lộc thích hợp cho các loại cây hàng năm như lúa, rau màu và có thể tiến hành thâm canh tăng vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
A, Tổng diện tích đất tự nhiên I, Đất sản xuất nông nghiệp
1, Đất trồng cây hàng năm
2, Đất trồng cây lâu năm
II, Đất phi nông nghiệp B,
Một số chỉ tiêu BQ 1, Đất
2, Đất canh tác/khẩu NN(ha)
Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Gia Lộc Năm
SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
99,4 2 Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Lộc
Qua ba năm 2013 - 2015 diện tích đất nông nghiệp nói chung có xu hướng giảm nhẹ (tốc độ giảm bình quân là 0,43%) và diện tích đất phi nông nghiệp có phần tăng nhẹ chủ yếu phục vụ nhu cầu đất ở Diện tích đất thổ cư tăng lên mạnh mẽ từ 978 ha (năm 2013) lên 1.142 ha (năm 2015), tăng bình quân qua ba năm là 8,32% Điều này phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, khi mà dân số tăng nhanh, các ngành công nghiệp phát triển, trong khi diện tích đất thì có hạn.
Xem bảng Tình hình dân số, lao động, thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người/tháng huyện Gia Lộc giai đoạn 2013 - 2015 ta thấy:
- Tổng số hộ gia đình tăng nhanh qua các năm, từ 40.015 hộ (năm 2013) lên 43.800 hộ (năm 2015), tăng 3785 hộ trong vòng 3 năm. Đáng chú ý là năm 2013 - 2014 tăng 3425 hộ trong vòng chỉ một năm trong khi dân số tăng không đáng kể, nguyên nhân là do từ tách hộ hàng loạt từ các gia đình nhiều thế hệ thành các hộ cá thể.
- Qua 10 năm, tỷ lệ dân số nông thôn luôn chiếm trên 90,6% và có dao động lên xuống trong phạm vi nhỏ Dân số sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn, 3 năm gần đây có xu hướng tăng dần tỷ lệ này.
- Lực lượng lao động ngày càng đông, tạo nguồn nhân lực trẻ cho phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác, trong đó nữ giới luôn chiếm hơn 51% Xu hướng nguồn lao động tăng dần đều và có sự chuyển dịch cơ cấu lao động mạnh mẽ qua các năm từ nông nghiệp, sang các ngành công nghiệp - dịch vụ theo đúng như chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Nhìn vào các số liệu phản ánh thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người một tháng, ta thấy có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực Theo yêu cầu của sự phát triển chung của xã hội, nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn và việc kiếm đủ tiền chi trả cho cuộc sống hàng ngày càng bức thiết hơn.
Như vậy, ta có thể nhận định huyện Gia Lộc có tiềm năng về nguồn nhân lực dồi dào phục vụ SXNN và đang có những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế, xã hội.
Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động, thu nhập và chi tiêu bình quân
TT Chỉ tiêu Đơn vị
- Mật độ trung bình Người/km
- Tỷ lệ dân số nông thôn %
Số người trong độ tuổi LĐ trong đó: Người
- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi LĐ %
- LĐ ngành NN - thủy sản Người
3, Thu nhập BQ đầu người/tháng Nghìn đ/tháng
Năm Năm Năm So sánh (%)
Nguồn: tổng hợp từ số liệu của Phòng thống kê huyện Gia Lộc
Nhìn chung, tình hình cơ sở hạ tầng của huyện khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế huyện trong hiện tại và tương lai.
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Gia Lộc năm 2015
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
1.1 - Đường quốc lộ, tỉnh lộ Km 60,4
1.2 - Đường xã, liên xã, đường thôn, liên thôn,
Km 549 (429,5) a đường xóm, liên xóm
1.3 - Đường bê tông nội đồng Km 388,2(101,5) b
2.1 Kênh chính và kênh cấp I Km 53,3
4.1 Số điểm bưu điện văn hoá xã, huyện Điểm 24
4.2 Số máy di động bình quân trên 100 dân Cái/100 dân 65
4.3 Số chợ trong toàn huyện Cái 67
5.3 Cơ sở y tế khác Cái 18
5.4 Trường cấp I, II, III Cái 50
5.5 Trường mẫu giáo mầm non Cái 23
5.6 Nhà văn hóa các xã trong huyện Cái 23
Nguồn: Phòng Thống kê và Công thương huyện Gia Lộc (2015)
Kết hợp bảng 3.3 và báo cáo của các phòng ban huyện Gia Lộc, ta thấy cơ sở hạ tầng có một số thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế và nông nghiệp của huyện như sau:
+ Hệ thống giao thông phân bố khá hợp lý, ngày càng hoàn thiện hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân 78% đường nối các xã, thôn, xóm đã được nhựa hóa và bê tông hóa kiên cố mà các loại xe trọng tải có thể lưu thông tốt.
+ Các công trình thuỷ lợi cũng được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới cung cấp nước tưới cho canh tác Hệ thống điện lưới quốc gia đã có trên toàn huyện
+ Cơ sở trường học đã được kiên cố và khang trang Chất lượng giáo dục đã có nhiều chuyển biến rõ nét ở từng ngành học, cấp học Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn ngày càng được nâng cao Đây là điểm mạnh để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập tài liệu thứ cấp: Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài hoàn thiện phương thức thu tiền điện tại Điện lực Gia Lộc – Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương, học viên thu thập số liệu đã được công bố tại các báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị, cũng như của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương và của Tổng công ty Điện lực Miền Bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam Số liệu từ các báo cáo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương và Cục Thống kê tỉnh.
- Thu thập tài liệu sơ cấp: Toàn bộ số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài học viên điều tra thông qua phiếu điều tra và thu thập số liệu của Phòng tổng hợp, Phòng kinh doanh và Phòng tài chính – Kế toán có liên quan đến công tác thu tiền điện. Để tiến hành nghiên cứu đề tài tôi lựa chọn cơ quan Điện lực Gia Lộc và các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức và hộ gia đình sử dụng điện hiện đang công tác và sinh sống tại thị trấn Gia Lộc, lựa chọn phương pháp điều tra trực tiếp bằng phiếu điều tra sau đó sử dụng phương pháp phân tích số liệu và xử lý số liệu bằng exel để phân tích so sánh.
Tổng số mẫu điều tra là 100, trong đó cán bộ nhân viên tại Điện lực là
15 người, 20 doanh nghiệp, 15 cơ quan và 50 hộ gia đình khách hàng. Để điều tra, chúng tôi tiến hành xây dựng mẫu phiếu cho từng đối tượng, gửi phiếu điều tra sau đó thu thập và sử lý số liệu bằng phần mềm Exel Đối tượng điều tra Điện lực
Doanh nghiệp Cơ quan HCSN
Hộ gia đình khách hàng
Bảng 3.8 Phân bổ mẫu phiếu điều tra
Giám Phó Trưởng Phó Đội Cấp Nhân Hộ mẫu đốc GĐ phòng TP Trưởng trưởng viên dân
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Với phương châm: “năng suất- Hiệu quả- Hướng tới sự hài lòng của khách hàng” Điện lực không ngừng đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sử dụng điện với chất lượng ngày càng cao, dịch vụ ngày càng hoàn hảo Thực hiện phương châm này Điện lực đưa ra giải pháp đa dạng hóa hình thức thu tiền điện thuận lợi nhất, nhanh chóng nhất, không mất thời gian của khách hàng … trong việc thanh toán tiền điện hàng tháng Nhận thấy dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt rất thuận lợi, tiện dụng cho khách hàng, tránh được rủi ro, bất cập của việc giao dịch bằng tiền mặt, tận hưởng những tiện ích tối đa của các hình thức thanh toán Để thuận tiện cho việc điều tra các đối tượng chọn điều tra là CBCVN Điện lực Gia Lộc, các doanh nghiệp, khối cơ quan hành chính sự nghiệp hiện tại đang sinh sống và làm việc tại thị trấn Gia Lộc
- Đối tượng điều tra: Là cán bộ nhân viên tại Điện lực Gia Lộc (Giám đốc, phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, trưởng, phó phòng kinh doanh, thu ngân viên, nhân viên theo dõi nợ và chấm xóa nợ, kế toán theo dõi nợ, nhân viên theo dõi tổn thất, nhân viên phụ trách chỉ số, đội trưởng phát triểm mới) Ngoài ra còn điều tra cả doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp (Lãnh đạo và nhân viên), các hộ gia đình.
- Nội dung: Tập trung điều tra, đánh giá theo các phương thức nộp tiền điện đã thực hiện, đặc biệt là ý kiến của người được điều tra qua thực tiễn hoạt động Tham khảo ý kiến của các đối tượng khi áp dụng các phương thức tiến bộ mới đã, đang và sẽ đưa vào áp dụng trong thời gian tới.
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế được vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài nhằm phân tích từng nội dung tiêu chí qua tổng hợp nhận xét đánh giá về khách hàng sử dụng phương thức thanh toán Từ đó đưa ra các kết luận tổng hợp Dùng các phương pháp so sánh dựa trên kết quả thực hiện của các năm để đối chiếu bằng số liệu cụ thể thể hiện kết quả của năm sau với năm trước, đánh giá ưu nhược điểm của các hình thức thu tiền và từ đó có biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, hoàn thiện các phương thức thu tiền sao cho hợp lý từng đối tượng khách hàng,thúc đẩy việc thanh toán điện tử hạn chế việc thanh toán tiền mặt.
3.2.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Luận văn sẽ sử dụng các tài liệu, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia và tập hợp ý kiến của những chuyên gia về lĩnh vực có liên quan,tham gia ý kiến của các cấp chính quyền để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đặc điểm khách hàng của điện lực Gia Lộc
Để tìm hiểu dịch vụ điện cho khách hàng trước tiên ta tìm hiểu khách hàng sử dụng điện là tất cả những tổ chức cá nhân đóng trên phạm vi địa bàn Điện Lực Gia Lộc quản lý có nhu cầu sử dụng điện với các mục đích khác nhau, các khách hàng tiêu thụ điện được chia thành 5 loại đối tượng khách hàng đó là: Nhóm khách hàng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: số khách hàng này chiếm tỷ lệ 1,5% trong tổng số khách hàng của Điện lực, điện năng tiêu thụ chiếm 3,6% tổng điện năng bán ra; Khách hàng Công nghiệp, xây dựng chiếm 4,3% trong tổng số khách hàng, tuy nhiên nhóm khách hàng này có lượng điện tiêu thụ chiếm 28,1% tổng điện năng bán ra của Điện lực. Khách hàng Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ: chiếm tỷ lệ 1% tổng số khách hàng, nhóm khách hàng này có lượng điện tiêu thụ chiếm 1,4% tổng điện năng bán ra của Điện lực, có giá bán điện cao nên sẽ ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh của Điện lực; Quản lý và tiêu dùng dân cư: có số lượng khách chiếm 90,5% tổng số khách hàng của Điện lực, điện năng tiêu thụ chiếm 63% tổng điện năng bán ra, là nhóm khách hàng chủ yếu của công ty; Nhóm khác: có số lượng khách hàng chiếm 2,7% tổng số khách hàng của Điện lực, điện năng tiêu thụ chiếm 3,9% tổng điện năng bán ra (những hoạt động của nền kinh tế quốc dân chưa tính vào nhóm ngành nghề trên).
Bảng 4.1 Tình hình khách hàng sử dụng điện tại Điện lực Gia Lộc
Theo 5 thành phần phụ tải Tổng số đồng
Sinh NN- KD- sinh CN-XD QL-TD Khác hoạt LN-TS DV hoạt
Nguồn: Phòng Kinh doanh Điện lực Gia Lộc (2014-2016)
Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng
Bảng 4.2 Bán điện theo thành phần phụ tải
Sản lượng điện Sản lượng điện Sản lượng điện
(KW ) (triệu đồng) đồng) đồng)
140, 46 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Điện lực Gia Lộc 2014-2016)
Thực trạng các phương thức thu tiền điện tại điện lực Gia Lộc
4.2.1 Tổ chức công tác thu tiền điện tại Điện lực Gia Lộc Điện lực Gia Lộc nằm ngay khu ngã ba trung tâm thị trấn Gia Lộc nên là một địa điểm rất rễ nhận biết khi đến giao dịch các công việc liên quan giữa khách hàng với công ty điện lực Trụ sở khu làm việc rất rộng rãi thoáng mát, các phòng được trang bị điều hòa, quật trần, các máy tính phục vụ cho công việc hàng ngày Đây là các điều kiện cần thiết, tạo thuận lợi cho các bộ phận chức năng hoàn thành tốt các công việc chuyên môn được giao Để thuận lợi cho công tác thu tiền điện, trước đây Điện lực Gia Lộc đã tổ chức bộ máy thu tiền tại trụ sở cơ quan và bố trí 3 nhóm thu ngân viên, mỗi nhóm hai người Do số lượng khách hàng lớn nên công tác tìm kiếm hóa đơn của khách hàng mất nhiều thời gian, thu ngân viên không có đủ thời gian để lập bảng kê chi tiết khách hàng thanh toán để chuyển về bộ phận theo dõi nợ thực hiện chấm xóa nợ trong ngày Do đó thu ngân viên thường tập trung quyết toán hóa đơn vào cuối kỳ thu và cuối tháng Khối lượng công việc chấm xóa nợ của bộ phận theo dõi nợ là rất lớn, việc chấm xóa nợ vào chường trình CMIS không thể thực hiện kịp thời ngay tại thời điểm quyết toán, dẫn đến không quản lý được thường xuyên tình hình công nợ của khách hàng làm cho việc đưa thông báo ngừng cấp điện đối với khách hàng nộp không đúng ngày thu là không kịp thời, thiếu sự chính xác.
Trong quá trình thực hiện, hóa đơn giấy thông thường có một số hạn chế và tồn tại chưa thể khắc phục được, cụ thể:
- Công tác in và phát hành hóa đơn mất thời gian, ảnh hưởng tới công tác thu tiền và năng suất lao động chung của Điện lực.
- Các hình thức thu hạn chế, dẫn tới quá tải trong các công tác thu và chấm nợ cho khách hàng.
- Việc thu ngân viên phải cầm tiền mặt cũng như hóa đơn trong suốt quá trình thu tiền dẫn tới rủi ro cao về mất mát hóa đơn và tiền mặt.
- Khó kiểm soát được tình hình thu của các điểm thu.
- Không đa dạng trong các hình thức thanh toán.
Với hình thức thu thủ công thu ngân viên chỉ được trang bị máy soi tiền Kể từ tháng 12 năm 2016 do đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác thu tiền nên Điện lực Gia Lộc đã áp dụng hình thức thu tiền tại quầy bằng thẻ khách hàng và chấm xóa nợ bằng máy tính sách tay.
KH trình thẻ cho TNV Máy đọc thẻ mã vạch Hệ thống máy client cài đặt module chấm nợ qua thẻ nhựa
Sơ đồ 4.1 Quy trình thu tiền điện bằng thẻ khách hàng Ưu điểm của hình thức này thao tác nhanh, kết nới được với đầu đọc mã vạch và máy in nhiệt cùng một lúc Tốc độ của thu ngân viên nhanh đảm bảo được tốc độ thu tại quầy lúc khách hàng đến quầy nhiều nhất, khách hàng không phải chờ đội lâu, không gây cảm giác khó chịu cho khách hàng khi phải chờ đợi Bên cạnh có nhược điểm riêng là phải đầu tư máy tính cho thu ngân viên chấm nợ
Ngoài tổ chức thu tại điểm trung tâm, Điện lực Gia Lộc còn tổ chức thu trực tiếp tại 27 điểm thị trấn và các xã trên toàn huyện nhằm tạo điều kiện cho các khách hàng là hộ sử dụng điện.
Danh sách và địa điểm thu tiền điện tại các xã được thể hiện qua bảng phụ lục 1 ở phần phụ lục.
Với việc tổ chức các điểm thu tiền điện như trên về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của các hộ sử dụng điện Tuy nhiên việc tổ chức này chỉ phù hợp với phương thức thu tiền trực tiếp và thủ công trong điều kiện chưa phát triển các phương thức thanh toán hiện đại tiện lợi hơn.
Căn cứ để áp giá điện cho khách hàng là dựa vào nhu cầu sử dụng điện của khách hàng dùng vào mục đích sinh hoạt, kinh doanh hay sản xuất
Dựa vào quy định về giá bán điện của Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2256/QĐ-BCT được áp dụng từ ngày 16/3/2015
Bảng giá điện được thể hiện qua bảng phụ lục 2 ở phần mục lục. Để biết được số lượng KW khách hàng sử dụng và số tiền hàng tháng phải thu của khách hàng, Điện lực qui định chu kỳ ghi chỉ số của từng khu vực làm mốc tính toán để ra số tiền hàng tháng khách hàng phải nộp.
4.2.2 Các phương thức thu tiền điện đang áp dụng tại Điện lực Gia Lộc a Thực hiện thu tiền tại nhà khách hàng
Từ trước đến nay khách hàng quá quen với cách thu tiền điện truyền thống là thu ngân viên của Điện lực đến tận nhà thu tiền điện Kể từ năm
2008 thực hiện kế hoạch tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn và bán lẻ điện năng đến tận hộ tiêu thụ nên số lượng khách hàng của Điện lực Gia Lộc đã tăng lên đáng kể, đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kinh doanh điện năng nói chung và công tác thu tiền điện nói riêng Với số lượng gần 34.000 khách hàng hiện Điện lực Gia Lộc đang quản lý, thực tế có nhiều bất cập nảy sinh với cách thu tiền điện này Hình thức thu tiền tại nhà có ưu điểm thuận tiện cho khách hàng không phải đi đến quầy trả tiền nhưng có rất nhiều nhược điểm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thu tiền của ngành điện lực.
Các hạn chế thể hiện như: Nếu thu trong giờ hành chính thì năng suất đạt thấp; khách hàng đi vắng hoặc không gặp được người có trách nhiệm trả tiền, thu ngân phải đi hơn 2 lần mới thu được tiền, thậm chí còn không thu được Để thu được tiền thu ngân viên thường phải đi thu vào buổi trưa hoặc tối nên việc bảo quản tiền gặp khó khăn (dễ bị cướp hoặc bị tiền giả) Ở một số khu vực, việc thu tại nhà cũng là hình thức làm phiền khách hàng Bên cạnh đó, một số trường hợp kẻ gian đóng giả nhân viên điện lực, gây mất an toàn cho khách hàng
Ví dụ 1: Điện lực thành phố Uông Bí buông lỏng quản lý để cho thu ngân viên Nguyễn Thị Quyên lợi dụng nhiệm vụ được phân công, chiếm đoạt gần 17,8 tỷ đồng.
Ví dụ 2: Thu ngân viên của Điện lực Điện Biên bị cướp tiền và hóa đơn khi đang thực hiện thu tiền tại quầy thu. b Thu tại địa điểm quầy quy định Để khắc phục những hạn chế theo phương thức thu tiền tại nhà, thời gian qua điện lực tại các địa phương, cũng như điện lực Gia Lộc đã đổi mới cách thức thu tiền điện bằng cách tổ chức thu tiền tại địa điểm quy định và quy định cả thời gian khách hàng đến nộp tiền điện cho cơ quan điện lực.
Theo cách thức này đã giảm thiểu nhiều rủi ro cho ngành điện, đồng thời cũng thuận lợi cho hộ sử dụng điện Việc tổ chức thu đã tập trung hơn,công tác theo dõi nợ cũng dễ dàng hơn Tuy nhiên do vẫn là cách thức thu thủ công nên vẫn thường xuyên xảy ra nhầm lẫn, nhiều hộ sử dụng điện do bận công việc nên thường quên thời gian nộp tiền theo quy định.
Thực hiện thu tiền theo địa điểm tập trung được phản ánh qua lưu đồ dưới đây:
Sơ đồ 4.2 Lưu đồ nghiệp vụ thu và theo dõi nợ
Nhận biên nhận (hóa đơn) phát sinh
Tổng hợp hóa đơn phải thu trong kỳ
Phân loại giấy biên nhận (hóa đơn) theo hình thức thu tiền Giao hóa đơn cho thu ngân chuyên trách
Thu tiền theo hình thức đã ký
Nộp tiền vào ngân hàng hoặc quỹ của đơn vị, truyền số liệu thu nợ.
0,5 ngày kể từ khi có hóa đơn phát sinh
0.5 ngày kể từ khi có hóa đơn phát sinh
Hàng ngày nộp số tiền thu được vào ngân hàng hoặc quỹ của đơn vị
(lưu ý số tiền cho phép tồn quỹ)
Hàng ngày khi thu ngân viên nộp tiền về
Hàng ngày khi thu ngân viên chuyển bảng kê, chứng từ thu
Bộ phận quản lý hóa đơn
Bộ phận quản lý hóa đơn;
Bộ phận quản lý hóa đơn;
B6 Xử lý nợ quá hạn, khó đòi
Hàng tháng khi có báo cáo phân tích Theo dõi nợ nợ
Nguồn: Bộ quy trình kinh doanh điện năng
Nhiệm vụ của thu ngân viên: Đến kỳ thu tiền thu ngân viên nhận hoá đơn, biên nhận thanh toán, dữ liệu hóa đơn, bảng kê hóa đơn từ bộ phận quản lý thu tiền điện (có ký biên bản hoặc sổ giao nhận). Đối chiếu số tiền trên bảng kê với số tiền trên biên nhận thanh toán, hóa đơn, dữ liệu hóa đơn, bảo đảm sự trùng khớp của các loại tiền phát sinh
Kết luận
Đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán tiền điện nhằm tăng thêm tiện ích và nâng cao độ hài lòng của khách hàng Vì vậy, trong thời gian qua, Điện lực Gia Lộc liên tục triển khai các giải pháp thay đổi hình thức thu tiền, tập trung phát triển thu tiền điện qua ngân hàng, chuyển đổi hình thức thu tiền điện tại nhà sang thu tiền tại điểm thu Đẩy mạnh ứng dụng khoa học trong công tác thu tiền, chăm sóc khách hàng, nâng cao độ tin cậy gây dựng hình ảnh EVN trong cộng đồng xã hội với phương châm Điện lực đến với khách hàng. Để có được những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng và Điện lực đến với khách hàng việc đa dạng hóa hình thức thu tiền điện là một bước tiến mới khởi đầu cho chủ chương của chính phủ về việc hạn chế thanh toán tiền mặt. Để hoàn thiện các phương thức thu tiền điện luận văn đã tập trung vào một số vấn đề sau:
Hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về bán hàng và thu tiền trong hoạt động cung cấp điện, các hình thức bán hàng và thu tiền trong doanh nghiệp Đồng thời luận văn chũng chú ý tới bối cảnh thực tiễn của nền kinh tế, những mặt tích cực và tiêu cực trong công tác thu tiền điện.
Từ trước đến nay khách hàng quá quen với cách thu tiền điện truyền thống là thu ngân viên của Điện lực đến tận nhà thu tiền điện Phương thức thu này có nhiều bất cập nảy sinh, thu ngân viên đi thu trong giờ hành chính năng xuất thấp, khách hàng đi vắng để thu được tiền của khách hàng phải đi chiều trưa hoặc tối nên việc bảo quản tiền gặp khó khăn (dễ bị cướp hoặc tiền giả) Để đạt hiệu quả cao trong công tác thu tiền điện, Điện lực đã chuyển hình thức tiền điện tại nhà sang hình thức thu tiền điện tại quầy có quy định ngày thu, đồng thời ứng dụng công nghệ khoa học trong công tác thu tiền điện bằng thẻ khách hàng kết hợp với đầu đọc mã vạch và máy tính sách tay để chấm xóa nợ Hình thức này đã làm cho khách hàng rất hài lòng thể hiện qua phiếu điều tra 100% hài lòng
Hình thức thu tiền qua ngân hàng 100% cán bộ công nhân viên ngành điện tham gia, ủy quyền cho ngân hàng hàng tháng trích nợ từ động khi đến kỳ thu tiền Về phía khách hàng luôn luôn đảm bảo trong thẻ có tiền để ngân hàng trừ tiền Với hình thức này lượng khách hàng tham gia còn khiêm tốn tỷ lệ 1.4% Tỷ lệ cho thấy mặc dù quảng bá qua truyền thanh, phát tờ rơi, vẫn chưa được khách hàng chưa nhiệt tình tham gia có thể một phần do dán khẩu hiệu ở chỗ khách hàng chưa dễ nhìn thấy, phát tờ rơi còn thụ động, loa truyền thanh có thể khách hàng ở gần điểm loa thì nghe rõ còn khách hàng ở xa không nghe rõ hoặc không nghe được Một phần do khách hàng ngại thay đổi phương thức thanh toán, một phần do khách hàng chưa tin tưởng bảo mật của ngân hàng Ngoài ra Điện lực chưa sát sao việc quảng bá rộng rãi, nên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan doanh nghiệp trả lương qua thẻ vận động tham gia việc thanh toán tiền điện qua ngân hàng, vận động các bộ hưu trí thanh toán tiền điện qua ngân hàng Thúc đẩy việc thanh toán qua ngân hàng giảm hình thức thu tại quầy, giảm chi phí đi lại cho khách hàng và nâng cao hiệu quả quản lý dòng tiền của ngành điện
Trên cơ sở phân tích thực trạng phương thức thu tiền điện tại Điện lực Gia Lộc, luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản, đồng bộ với mục đích phát huy những yếu tố tích cực khắc phục những hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thu tiền điện, chất lượng phục vụ, gây dựng hình ảnh ngành điện với khách hàng Các giải pháp cụ thể:
Tiếp tục quảng bá trên loa phát thanh, đài truyền hình, dán áp phích, phát tờ rơi.
Kết hợp với các cơ quan, doanh nghiệp trả lương qua thẻ giao lưu vận động thanh toán tiền điện qua ngân hàng.
Vận động cán bộ hưu trí tham gia thanh toán tiền điện qua ngân hàng, làm thẻ miễn phí cho cán bộ hưu trí.
Phát huy hơn nữa chính sách hỗ trợ người nghèo, người già không nơi lương tựa về tiền điện Có kế hoạch cụ thể thu tiền đối với khách hàng tàn tật
Tác giả của luận văn rất mong được đóng góp một phần công sức của mình vào sự phát triển của Điện lực Gia Lộc – Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương nói chung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói chung Tuy nhiên luận văn này được viết trong thời kỳ ngành điện Việt Nam đang có nhiều thay đổi quan trong: Đa dạng hóa hình thức thanh toán, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hạn chế việc thanh toán không dùng tiền mặt, hướng đến thị trường cạnh tranh
Kiến nghị
* Đối với Nhà nước Đẩy nhanh tốc độ cải cách hành chính trên cơ sở tạo thuận lợi nhưng không buông lỏng quản lý, không can thiệp sâu vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp Đơn giản hóa, minh bạch hóa và ban hành quy trình rõ ràng về các thủ tục hành chính Cấu trúc lại bộ máy hành chính, nâng cao trình độ chất lượng của bộ máy công chức Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, có chế tài đủ mạnh đối với cán bộ hành chính nhất là cán bộ trực tiếp thực hiện các công việc lien quan đến doanh nghiệp để hạn chế tệ nhũng nhiễu, làm phiền, gây cản trở cho hoạt động kinh doanh đúng pháp luật của doanh nghiệp
Triển khai thực hiện nghiêm luât cạnh tranh, từng bước hoàn thiện chính sách cạnh tranh phù hợp thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam để thị trường điện cạnh tranh hình thành và phát triển.
Hoàn thiện cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp như chính sách tín dụng, chính sách tài chính,chính sách thương mại, chính sách khoa học công nghệ, chính sách đầu tư, giáo dục và đào tạo … để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh Đối với ngành điện cần có chính sách giá điện hợp lý trong đó quy định biểu giá bán lẻ, giá trần sinh hoạt nông thôn, cơ chế và điều kiện bù giá áp dụng cho từng vùng, từng khu vực phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường cạnh tranh.
Phát triển thanh toán điện tử
Thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 (100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng)
Tập trung phát triển một số phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy Tài chính toàn diện (Financial Inclusion); tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng lên mức ít nhất 60% vào cuối năm 2020.
- Ban hành một số chính sách khuyến khích thanh toán điện tử
Một trong các giải pháp để thực hiện mục tiêu trên là nghiên cứu triển khai một số biện pháp hành chính kết hợp với các biện pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế nhằm phát triển thanh toán điện tử.
Cụ thể, nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách để khuyến khích thanh toán điện tử trong việc: Thu, nộp thuế; giao dịch thương mại điện tử; thu phí, lệ phí, thủ tục hành chính; thanh toán cước, phí cho các dịch vụ thường xuyên, định kỳ như: Điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp; triển khai ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử mới; khuyến khích các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử và hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ, không phân biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt với các phương tiện thanh toán điện tử.
Ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; quy định mức phí thanh toán chuyển khoản và mức phí nộp, rút tiền mặt tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng tăng mức phí giao dịch tiền mặt và giảm phí thanh toán không dùng tiền mặt; giảm mức phí áp dụng cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng; quy định về cách thức tính phí, cơ cấu phân bổ phí của các tổ chức vận hành các hệ thống thanh toán, đảm bảo mức phí hợp lý, tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, tránh độc quyền
Nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp với việc tăng cường kiểm soát thanh toán, phát hành hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chống thất thu thuế; ban hành văn bản quy định về tính pháp lý của chứng từ điện tử, hướng dẫn sử dụng, lưu trữ chứng từ điện tử.
Ngoài ra, rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán; xem xét bổ sung quy định các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh phải mở tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện các giao dịch thanh toán; ban hành quy định giao dịch mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn (như ô tô, xe
- Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn Giải pháp khác của Đề án là xây dựng, phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ như: Tăng cường dịch vụ thanh toán thẻ; xây dựng, phát triển Hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH); hoàn thiện hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng; phát triển thanh toán điện tử phục vụ thương mại điện tử; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn.
Trong đó, về tăng cường dịch vụ thanh toán thẻ, tiếp tục phát triển (cả về số lượng và chất lượng) kết hợp với sắp xếp hợp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả mạng lưới POS; phát triển mạng lưới POS dùng chung, thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS); tăng cường chấp nhận thanh toán thẻ trong các giao dịch thanh toán trực tuyến; mở rộng ra các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học
Nghiên cứu, áp dụng các công nghệ thanh toán hiện đại mới với chi phí hợp lý, tốc độ thanh toán nhanh, đơn giản, tiện dụng và chất lượng cao; khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng, thẻ phi vật lý, thẻ không tiếp xúc (để thu phí cầu đường, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi, chi trả bảo hiểm xã hội, thu học phí ). Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng các phương tiện và mô hình thanh toán/chuyển tiền hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn (thanh toán qua điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số…) nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và cả đối với những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng, trên cơ sở sử dụng mạng lưới sẵn có của các tổ chức tín dụng, mạng lưới bưu điện, mạng lưới của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, một số tổ chức không phải ngân hàng khác, gắn với việc xây dựng chương trình; kế hoạch triển khai thúc đẩy Tài chính Toàn diện tại Việt Nam. Đẩy mạnh thanh toán điện tử khu vực dịch vụ hành chính công Đề án nêu rõ, đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công Cụ thể, hoàn thiện, tăng cường kết nối xử lý giải pháp trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cơ quan trong ngành Tài chính (Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) với hệ thống ngân hàng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử; nhất là thu, nộp thuế điện tử để hỗ trợ công tác quản lý, thu thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho chính phủ, doanh nghiệp và người dân thực hiện đa dạng, linh hoạt các dịch vụ thanh toán điện tử trong việc thu, nộp thuế điện tử.
Triển khai lắp đặt thiết bị POS, mPOS, ứng dụng phương thức thanh toán điện tử tiên tiến đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp công để thực hiện việc thu phí, lệ phí các thủ tục hành chính, dịch vụ công, y tế, giáo dục, giao thông và các dịch vụ công khác; phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán điện tử phục vụ chi tiêu công vụ của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
Tăng tỷ lệ chi trả trợ cấp xã hội, lương hưu thông qua các phương tiện thanh toán điện tử, tài khoản thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng, kết hợp với mở rộng các điểm tiếp cận tiền mặt (bưu điện, đại lý) và các hình thức thanh toán mới, hiện đại, tiện lợi, có chi phí hợp lý.