NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT
Nội dung và kết quả nghiên cứu
1.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về bất bình đẳng giới về tài sản và thu nhập trong hộ gia đinh Việt Nam Đầu tiên, để làm rõ các nội dung cơ sở lý luận và thực tiễn về bất bình đẳng giới về tài sản và thu nhập trong hộ gia đinh Việt Nam, chúng tôi trình bày và làm rõ các khái niệm cơ bản về tài sản, thu nhập và bất bình đẳng Trong đó, bất bình đẳng được phân thành bất bình đẳng về cơ hội, bất bình đẳng trong sức khỏe và giáo dục, và bất bình đẳng về kinh tế Sau đó chúng tôi tập hợp và làm rõ các khái niệm về bình đẳng giới và bất bình đẳng thu nhập được các tổ chức thế giới như Liên Hiệp Quốc (United Nations) và Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng như các học giả uy tín hàng đầu thế giới công nhận Chúng tôi trình bày các phương pháp đo lường bất bình đẳng thu nhập và tài sản đã được công nhận và sử dụng rộng rãi bởi giới học thuật chuyên môn cũng như các tổ chức và quốc gia trên thế giới Các nội dung này được trình bày chi tiết trong báo cáo phân tích cơ sở khoa học về giải pháp đảm bảo quyền bình đẳng giới về tài sản và thu nhập trong hộ gia đình ở Việt Nam
Chúng tôi tiến hành phân tích các mô hình lý thuyết về bất bình đẳng thu nhập và tài sản, bao gồm nhiều khía cạnh như: (i) Bất bình đẳng trong thu nhập và phân phối tài sản; (ii) Bất bình đẳng trong thu nhập từ lao động; (iii) Bất bình đẳng trong quyền sở hữu tư bản; (iv) Nguyên nhân của sự bất bình đẳng tài sản theo giới tính; và (v) Mối quan hệ giữa bất bình đẳng và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là bất bình đẳng giới tính.
1.1.1 Bất bình đẳng trong thu nhập và sự phân phối tài sản
Thu nhập bao gồm hai nguồn chính: thu nhập từ lao động và thu nhập từ quyền sở hữu tư bản Thu nhập từ lao động được chia thành hai loại, bao gồm thu nhập lao động từ lương và thu nhập không phải từ lương Trong khi đó, thu nhập từ quyền sở hữu tư bản không phụ thuộc vào lao động và có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như thu nhập từ cho thuê, cổ tức, tiền lãi cho vay, phí bản quyền, lợi nhuận doanh nghiệp và lợi nhuận từ hoạt động đầu tư.
Piketty (2014) chỉ ra rằng bất bình đẳng thu nhập có thể được chia thành ba thành tố: (i) bất bình đẳng từ lao động; (ii) bất bình đẳng từ quyền sở hữu tư bản; và (iii) sự tương tác giữa hai loại bất bình đẳng này Một xã hội có thể trải qua các trường hợp khác nhau, từ bất bình đẳng lao động cao và bất bình đẳng tư bản thấp đến cả hai loại bất bình đẳng đều cao Khi bất bình đẳng giữa hai thành tố này phân bổ không đồng đều, tổng bất bình đẳng sẽ gia tăng Ngoài ra, cần xem xét những cá nhân có thu nhập cao từ cả lao động và tư bản; theo thống kê, mối tương quan giữa hai yếu tố này càng lớn thì tổng bất bình đẳng càng cao Tuy nhiên, thực tế cho thấy mối tương quan này thường rất thấp hoặc âm, vì những người có thu nhập cao từ tư bản thường không cần làm việc để có thu nhập từ lao động.
Bất bình đẳng trong thu nhập từ quyền sở hữu tư bản tồn tại ở mọi quốc gia và thời kỳ, với sự chênh lệch luôn lớn hơn so với thu nhập từ lao động Theo Piketty, quyền sở hữu tư bản có sự phân bổ tập trung hơn, với nhóm 10% người lao động có thu nhập cao chiếm 25-30% tổng thu nhập, trong khi nhóm 10% nhà đầu tư hàng đầu sở hữu hơn 50% tổng tài sản Ngược lại, 50% lao động có thu nhập thấp chỉ nhận khoảng một phần tư hoặc một phần ba tổng thu nhập, trong khi nhóm 50% quyền sở hữu tư bản thấp chiếm dưới 10% Sự bất bình đẳng về lao động có thể giải thích hợp lý, nhưng bất bình đẳng về quyền sở hữu tư bản có vẻ nghiêm trọng hơn, cho thấy tầm quan trọng của quá trình kinh tế và xã hội trong việc tích lũy tư bản và phân phối của cải vật chất Tuy nhiên, quan điểm này có thể không hoàn toàn đúng trong bối cảnh hiện tại.
1.1.2 Bất bình đẳng trong thu nhập từ lao động
Bất bình đẳng trong thu nhập từ lao động, đặc biệt là bất bình đẳng về lương, có sự khác biệt rõ rệt giữa các quốc gia và thời kỳ khác nhau Một trong những nguyên nhân chính là sự khác biệt trong giáo dục và công nghệ Tiền lương của công nhân thường phụ thuộc vào năng suất lao động biên, tức là mức độ đóng góp của họ vào thành quả doanh nghiệp Năng suất lao động lại bị ảnh hưởng bởi kỹ năng của công nhân và nhu cầu xã hội đối với những kỹ năng đó Trong một nền kinh tế công nghệ cao, nếu số lượng kỹ sư lành nghề hạn chế nhưng nhu cầu cao, doanh nghiệp sẽ sẵn sàng trả lương cao cho những kỹ sư đáp ứng yêu cầu, từ đó tạo ra bất bình đẳng tiền lương.
Piketty cho rằng lập luận về sự thay đổi năng suất lao động và tiền lương của công nhân là “ngây thơ” và có nhiều hạn chế, vì thực tế cho thấy tiền lương phụ thuộc vào vai trò của các nhóm quyền lực trong xã hội Mối quan hệ giữa cung và cầu về kỹ năng lao động đã góp phần vào sự bất bình đẳng trong tiền lương Về nguồn cung, chất lượng lao động bị ảnh hưởng bởi hệ thống giáo dục, bao gồm khả năng tiếp cận giáo dục, chất lượng đào tạo và tỷ lệ lớp học có chuyên gia Về cầu lao động, nhu cầu về kỹ năng cụ thể phụ thuộc vào công nghệ sản xuất hàng hóa và dịch vụ Tóm lại, chất lượng hệ thống đào tạo và tình trạng khoa học công nghệ có ảnh hưởng chủ đạo đến quyền lực tương đối của các nhóm xã hội, từ đó quyết định mức lương.
1.1.3 Bất bình đẳng trong quyền sở hữu tư bản
Nghiên cứu về bất bình đẳng tài sản có thể được tiếp cận từ góc độ lịch sử, cho thấy sự giảm sút của bất bình đẳng tài sản là nguyên nhân chính dẫn đến sự thu hẹp bất bình đẳng thu nhập trong nửa đầu thế kỷ XX Trong giai đoạn này, mặc dù bất bình đẳng thu nhập từ lao động không giảm, nhưng thu nhập từ tư bản lại không còn cao như trước Sự thu hẹp này trái ngược với lý thuyết Kuznets, vốn cho rằng lao động sẽ chuyển dịch từ khu vực có mức lương thấp sang khu vực có mức lương cao Hiện nay, sự tập trung quyền sở hữu tư bản có dấu hiệu gia tăng, với tỷ lệ vốn/thu nhập tăng lên trong khi tốc độ tăng trưởng giảm, tạo ra những lo ngại về hệ lụy lâu dài từ sự khác biệt trong sở hữu tài sản.
1.1.4 Bất bình đẳng tài sản theo giới tính
Bất bình đẳng về tài sản là yếu tố chính thúc đẩy bất bình đẳng kinh tế và ngày càng ảnh hưởng đến sự bất bình đẳng tổng thể Gần đây, nghiên cứu đã tập trung vào sự chênh lệch tài sản giữa nam và nữ Phân tích này sẽ xem xét các yếu tố góp phần vào bất bình đẳng tài sản trong hộ gia đình, giữa các hộ gia đình, và giữa giới tính.
Yếu tố nguồn nhân lực và trình độ giáo dục:
Nguyên nhân đầu tiên góp phần vào sự bất bình đẳng tài sản là yếu tố nguồn nhân lực
Sự chênh lệch về trình độ học vấn giữa các vùng miền là rõ rệt, với thành phố có cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học tốt hơn nông thôn, dẫn đến kết quả học tập cao hơn Học sinh nông thôn thường bị hạn chế bởi điều kiện thu nhập gia đình và ít tham gia vào giáo dục nghề, cao đẳng hay đại học Sự khác biệt trong nguồn nhân lực cũng phản ánh sự lựa chọn nghề nghiệp khác nhau giữa nam và nữ, trong đó nam giới thường chọn ngành có mức lương cao hơn Ở nhiều khu vực, nữ giới còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố tôn giáo, dẫn đến việc họ không được theo đuổi giáo dục cao hơn và phải tham gia vào thị trường lao động sớm Những yếu tố này tạo ra sự chênh lệch về trình độ học vấn và chuyên môn giữa nam và nữ, cũng như giữa các hộ gia đình ở các khu vực khác nhau, cuối cùng dẫn đến bất bình đẳng về thu nhập và tài sản.
Cách tiếp cận vấn đề từ góc độ nguồn nhân lực là khung lý thuyết chính mà các nhà kinh tế học tân cổ điển sử dụng để giải thích sự khác biệt về thu nhập cá nhân Lý thuyết này xem xét sự lựa chọn giáo dục của cá nhân, trong đó mỗi người đầu tư thời gian học tập nhằm đạt được lợi ích cao hơn so với các khoản đầu tư tài chính khác Thu nhập của cá nhân phụ thuộc vào mức độ đầu tư vào giáo dục, điều này lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như nền tảng gia đình, giới tính và thu nhập của cha mẹ Ngoài ra, Becker phân tích quá trình hình thành kỹ năng làm việc thông qua đào tạo chuyên sâu và đào tạo phổ thông, cho rằng doanh nghiệp chỉ đầu tư vào đào tạo chuyên sâu Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, nếu không giả định thị trường lao động hoàn hảo, cả thị trường lao động và thị trường hàng hóa dịch vụ đều có thể khuyến khích người sử dụng lao động đầu tư vào giáo dục phổ thông, biến đây thành một vấn đề tập thể hơn là cá nhân.
Kinh nghiệm trong thị trường lao động
Thu nhập và tình trạng nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tích lũy tài sản Những nhân viên làm việc toàn thời gian với mức lương cao và ổn định sẽ có khả năng tiết kiệm nhiều hơn, từ đó tích lũy tài sản hiệu quả hơn.
Nam giới và nữ giới trải qua những kinh nghiệm khác nhau trên thị trường lao động, với nữ giới thường gặp bất lợi về tiền lương và cơ hội thăng tiến Mặc dù tỷ lệ lao động nữ đã tăng lên đáng kể ở các nước đang phát triển trong những thập kỷ qua, khoảng cách tiền lương giữa hai giới vẫn còn lớn Nam giới thường tham gia liên tục vào thị trường lao động, trong khi nữ giới thường làm việc bán thời gian và có những giai đoạn gián đoạn do thai sản và chăm sóc con cái Điều này dẫn đến sự đa dạng trong tiểu sử công việc của nữ giới và ảnh hưởng đến sự nghiệp của họ.
Có sự chênh lệch đáng kể giữa tiền lương trung bình của nam giới và nữ giới sau khi tốt nghiệp đại học Sloan (2013) cho rằng sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ lựa chọn nghề nghiệp, khi nam giới thường chọn các ngành có mức lương cao như nha sĩ và kỹ sư, trong khi phụ nữ lại lựa chọn công việc có mức lương thấp hơn Để có sự so sánh chính xác về tiền lương trung bình giữa hai giới, cần xem xét quyết định nghề nghiệp và cấu trúc thị trường lao động Nghiên cứu của Jefferson và Austen (2015) cũng chỉ ra tiềm năng của trường phái kinh tế phi chính thống trong việc hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa giới tính và tiền lương.
Thừa kế là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên bất bình đẳng tài sản giữa các hộ gia đình, bao gồm cả hiện vật, động sản, bất động sản, tài sản cố định và tài sản tài chính Nghiên cứu của Angleda và cộng sự (2017) dựa trên số liệu khảo sát tài sản quốc gia cho thấy phần lớn người được khảo sát cho rằng các anh chị em trong hộ gia đình nhận thừa kế như nhau Ngoài ra, thừa kế đất đai cũng là chủ đề được nghiên cứu tại nhiều quốc gia đang phát triển, với kết luận của Deere và León (2003) rằng tại Ecuador, không có sự chênh lệch giữa nam và nữ trong việc thừa kế tài sản, trái ngược với xu hướng ở các nước Mỹ Latin.
Kết luận và kiến nghị
2.1 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu
Bất bình đẳng thu nhập đang gây ra những tác động nghiêm trọng và kéo dài lên đời sống xã hội Thái độ của xã hội đối với bất bình đẳng có mối liên hệ chặt chẽ với mức độ chấp nhận nó; nếu bất bình đẳng được xem là động lực cho nỗ lực cá nhân, thì nó có thể được ủng hộ trong cộng đồng Ngược lại, nếu nhiều người nhận thức được những hệ quả tiêu cực của bất bình đẳng, thì khả năng giảm thiểu nó thông qua chính sách sẽ cao hơn Mối quan hệ này mở ra hướng nghiên cứu quan trọng về thái độ đối với bất bình đẳng và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đó.
Rất ít nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để kiểm tra vấn đề bất bình đẳng thu nhập Dự án này nhằm cung cấp cái nhìn chân thực và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với vấn đề này Kết quả nghiên cứu sẽ rất cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt trong bối cảnh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, dựa trên các yếu tố nhân khẩu học.
Nghiên cứu trên 19 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho thấy rằng sự thay đổi thái độ đối với bất bình đẳng thu nhập được giải thích bởi các yếu tố nhân khẩu học khác nhau Mỗi yếu tố nhân khẩu học có vai trò khác nhau trong việc giải thích sự biến đổi của thái độ, tùy thuộc vào từng quốc gia Đặc biệt, đảng phái chính trị và sự giám sát là hai yếu tố chi phối chính trong việc giải thích sự thay đổi này ở hầu hết các quốc gia.
Mặc dù Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế cao, nhưng vấn đề bất bình đẳng vẫn tồn tại và gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội Để giảm thiểu tình trạng này, cần thúc đẩy đoàn kết dân tộc, xóa bỏ sự chia rẽ chính trị và tăng cường giám sát từ các cơ quan nhà nước.
Nghiên cứu này nhằm cung cấp cái nhìn về bất bình đẳng giới tính theo thu nhập tại Việt Nam, thông qua việc xác định tình trạng bất bình đẳng và các yếu tố quyết định thu nhập Dữ liệu từ Điều tra mức sống hộ gia đình giai đoạn 2002-2014 cho thấy lương trung bình hằng năm của nam giới cao hơn nữ giới 15%, mặc dù cả hai giới đều ghi nhận mức tăng lương Bất bình đẳng thu nhập giữa nam giới luôn cao hơn nữ giới, bất kể chỉ số Gini hay chỉ số Theil Khoảng cách thu nhập giữa hai giới thay đổi tùy thuộc vào khu vực kinh tế và địa lý, trong khi trình độ giáo dục và sức khỏe là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân.
Bất bình đẳng tài sản là một vấn đề quan trọng tương đương với bất bình đẳng thu nhập, đặc biệt ảnh hưởng đến hộ gia đình do vai trò kinh tế và xã hội của tài sản Trong bối cảnh bất bình đẳng gia tăng, Việt Nam nổi bật như một trường hợp tiêu biểu để nghiên cứu, khác với hầu hết các nghiên cứu trước đó tập trung vào các quốc gia phát triển Nghiên cứu đặt ra ba câu hỏi chính: (i) có sự khác biệt về tài sản giữa hộ gia đình do nam và nữ làm chủ hay không, (ii) các yếu tố nào giải thích sự khác biệt này, và (iii) liệu các đặc điểm của hộ gia đình hay sự phân biệt đối xử là nguyên nhân chính của bất bình đẳng tài sản Nghiên cứu sẽ phân tích riêng biệt hai khu vực thành thị và nông thôn với bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau.
Kết quả thống kê cho thấy hộ gia đình do nam giới làm chủ sở hữu nhiều tài sản hơn ở phần nửa dưới của phân phối tài sản, trong khi hộ gia đình do nữ giới làm chủ có nhiều tài sản hơn ở phần nửa trên Chênh lệch này chủ yếu thể hiện ở thu nhập và giá trị nhà ở Tình trạng hôn nhân ảnh hưởng đến mức độ sở hữu tài sản thuần, với hộ gia đình do nữ giới làm chủ trong tình trạng đã kết hôn, ly dị và ly thân sở hữu nhiều tài sản hơn nam giới Ngoài ra, thu nhập, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn và tuổi của con cái cũng tác động đến tài sản của hộ gia đình Sự khác biệt giữa hai khu vực thành thị và nông thôn cho thấy ở thành thị gần như không có chênh lệch về tài sản thuần giữa nam và nữ chủ hộ, trong khi ở nông thôn, chênh lệch này thực sự đáng kể, nghiêng về phía nam giới.
Nghiên cứu này nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc về thái độ đối với bất bình đẳng thu nhập và tài sản, từ đó đề xuất các chính sách phù hợp cho xã hội Việt Nam.
2.2 Kiến nghị hàm ý chính sách
2.2.1 Chính sách tại một số quốc gia trên thế giới
Chính sách cải thiện đầu tư cho giáo dục ở nữ giới
Tại Ấn Độ và Bangladesh, nhiều nghiên cứu chỉ ra nỗ lực cải thiện bất bình đẳng giới thông qua việc phổ cập giáo dục tiểu học cho nữ giới Ở Ấn Độ, các chính sách như xây dựng trường lớp, hỗ trợ phương tiện di chuyển và cung cấp thức ăn cho trẻ em gái được triển khai nhằm khuyến khích các em đến trường, đặc biệt tại vùng sâu vùng xa và đối với các nhóm dân tộc thiểu số Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách này gặp khó khăn do ngân sách không đủ cho các chi tiêu thực tế Để giảm thiểu khoảng cách thu nhập về giới, cần giảm phân biệt đối xử trong thị trường lao động và hỗ trợ giáo dục, từ đó tăng động lực đầu tư vào giáo dục cao đẳng và đại học cho nữ giới Các chính sách khuyến nghị bao gồm cung cấp học bổng cho học sinh nữ, thành lập các tổ chức giáo dục đại học ở vùng sâu vùng xa, đảm bảo môi trường an toàn cho nữ sinh, và chấm dứt nạn tảo hôn để bảo vệ quyền được đi học của các em.
Kể từ khi thực hiện các kế hoạch cải cách kinh tế và mở cửa nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người tại Trung Quốc đã tăng lên, thúc đẩy quyết định đầu tư cho hệ thống giáo dục (Zeng, Pang, Zhang, Medina, & Rozelle, 2014, p 476) Tuy nhiên, bất bình đẳng trong giáo dục vẫn tồn tại, đặc biệt giữa các gia đình nông thôn và thành thị do sự phân chia hộ khẩu Zeng và cộng sự (2014, p 482) cho rằng hộ khẩu đã tạo ra sự bất bình đẳng cơ hội trong khi thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội Điều này dẫn đến sự khác biệt lớn về giáo dục giữa thành phố và nông thôn, cùng với sự chênh lệch trong chi tiêu giáo dục giữa các bậc học Đặc biệt, giáo dục cao đẳng và đại học chứng kiến sự gia tăng tỷ lệ nam/nữ nhập học do áp lực tài chính Do đó, nhiều giải pháp như vay giáo dục và học bổng cho người nghèo được khuyến nghị nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính (Zeng và cộng sự, 2014, p 477).
Văn hóa Trung Quốc, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng Nho giáo, thường coi trọng vai trò của nam giới hơn nữ giới, đặc biệt ở vùng nông thôn và nghèo khó, dẫn đến việc phụ huynh thường ưu ái đầu tư giáo dục cho con trai hơn con gái (Wang, 2005) Chính sách kế hoạch hóa gia đình, hay còn gọi là Chính sách một con, đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục bằng cách giảm thiểu thói quen trọng nam khinh nữ Khi mỗi gia đình chỉ được phép có một con, nếu đó là bé gái, gia đình sẽ đầu tư nhiều hơn cho giáo dục của bé so với trường hợp có cả con trai (Lee, 2012; Tsui & Rich, 2002).
Theo Lee (2012), chính sách lương hưu và chăm sóc người già có thể giảm sự phụ thuộc của cha mẹ vào thu nhập của con trai trong tương lai Đồng thời, việc hạn chế bất bình đẳng trong thị trường lao động sẽ nâng cao địa vị và thu nhập của phụ nữ, từ đó khuyến khích gia đình đầu tư nhiều hơn vào giáo dục cho con gái so với con trai.
Nghiên cứu của Yao & You (2018) chỉ ra rằng sự hiện diện của nữ giới trong chính trường có thể thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục Cụ thể, khi phụ huynh chứng kiến sự tham gia tích cực của phụ nữ trong chính trị từ khi còn trẻ, họ có xu hướng đặt nhiều kỳ vọng và đầu tư nhiều hơn cho giáo dục của con gái mình.
Maimaiti & Siebert (2009) chỉ ra rằng cung cấp nước sạch cho trẻ em gái trong thời kỳ kinh nguyệt không chỉ đảm bảo nhu cầu vệ sinh mà còn góp phần nâng cao bình đẳng giới trong giáo dục Việc này có thể cải thiện tỷ lệ đến trường của trẻ em gái, đặc biệt là ở những hộ nghèo.
Sự phân biệt giới tính giữa hai nền văn hóa Đông Á và Nam Á có thể dẫn đến việc giảm đầu tư cho giáo dục nữ giới so với nam giới, do lo ngại về chi phí, lợi ích kinh tế và chi phí cơ hội Mặc dù đã có những nỗ lực nhất định để thu hẹp bất bình đẳng giới trong giáo dục tiểu học ở hai quốc gia này, nhưng ở các bậc học cao hơn, vấn đề bất bình đẳng giới trong giáo dục vẫn cần được chú ý hơn, đặc biệt là trong việc giảm khoảng cách thu nhập theo giới.