1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện diên khánh tỉnh khánh hoà đến năm 2025

86 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 480,84 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 5. Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến đề tài (13)
  • 6. Những đóng góp khoa học của nghiên cứu (14)
  • 7. Kết cấu của luận văn (14)
  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI (16)
    • 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về trang trại và kinh tế trang trại (16)
      • 1.1.1. Trang trại (16)
      • 1.1.2. Kinh tế trang trại (18)
    • 1.2. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại trên thế giới và Việt Nam (22)
      • 1.2.1. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại trên thế giới (22)
      • 1.2.2. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam (22)
      • 1.3.1. Phát triển số lượng trang trại (23)
      • 1.3.2. Gia tăng các yếu tố nguồn lực (24)
      • 1.3.3. Liên kết sản xuất các trang trại (26)
      • 1.3.4. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm các trang trại (0)
      • 1.3.5. Gia tăng kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại… (30)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA (32)
    • 2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh (32)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung (32)
      • 2.1.2. Phân tích các điều kiện cho phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh (32)
    • 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN DIÊN KHÁNH THỜI GIAN QUA (38)
      • 2.2.1. Thực trạng phát triển về số lượng trang trại (38)
      • 2.2.2. Thực trạng các yếu tố nguồn lực (40)
      • 2.2.3. Thực trạng về liên kết sản xuất (44)
      • 2.2.4. Thực trạng về phát triển thị trường (46)
      • 2.2.5. Thực trạng về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh (0)
  • CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2025 (54)
    • 3.1. Các căn cứ để xây dựng giải pháp (54)
      • 3.1.1. Quan điểm xây dựng giải pháp (54)
      • 3.1.2. Mục tiêu xây dựng giải pháp (56)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh đến năm 2025 (57)
      • 3.2.1. Giải pháp 1 (57)
      • 3.2.2. Giải pháp 2 (59)
      • 3.2.3. Giải pháp 3 (62)
      • 3.2.4. Giải pháp 4 (63)
      • 3.2.5. Giải pháp 5 (65)
    • 1. KẾT LUẬN (69)
    • 2. KIẾN NGHỊ (70)
      • 2.1 Kiến nghị với Bộ NN&PTNT (0)
      • 2.2. Kiến nghị với Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa (0)
      • 2.3. Kiến nghị với UBND huyện Diên Khánh (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………. 61 (73)
  • PHỤ LỤC ............................................................................................................................................. 63 (75)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Những năm qua, mô hình kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển ở HuyệnDiên Khánh-Tỉnh Khánh Hòa, đã khuyến khích các hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp Là một trong những huyện thường xuyên dẫn đầu về sản xuất nông nghiệp trong tỉnh Bên cạnh đó,Diên Khánh còn là huyện có kinh tế trang trại lớn nhất của tỉnh Có được điều này là do trình độ kỹ thuật ngày càng cao của nông dân huyện Diên Khánh bên cạnh tinh thần chịu thương, chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi kỹ thuật mới Đồng thời có sự chỉ đạo của những nhà quản lý có tâm huyết về nông nghiệp huyện Là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế trang trại, tuy nhiên kinh tế trang trại phát triển còn gặp nhiều khó khăn do sản phẩm làm ra chưa đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu thụ, giá cả hàng hóa nông sản bấp bênh Nông dân vẫn phải đương đầu với những biến động về giá hàng hóa nông sản, giá và chất lượng vật tư nông nghiệp, rủi ro do điều kiện bất thường của thời tiết nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, nguy cơ dịch bệnh bùng phát, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất Hơn nữa, trong những năm tới các ngành sản xuất có thể chịu tác động khó lường do việc tham gia vào hiệp định FTA và các hiệp định song phương; đặc biệt để các Doanh nghiệp Việt Nam có bước chuẩn bị tốt hội nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với khu vựcKTTT Bên cạnh đó, cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế trang trại ở Khánh Hòa nói chung và Diên Khánh nói riêng vẫn chưa đồng bộ và chưa phát huy hiệu quả Từ những điều đó đặt ra sự cần thiết làm cách nào để giúp nông dân nâng cao thu nhập, cần những giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Diên Khánh-tỉnh Khánh Hòa là thách thức lớn đối với nhà quản lý và làm chính sách của huyện.

Ngoài phân tích số liệu thứ cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội môi trường của các trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh, nghiên cứu còn tiến hành thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp 16 trang trại trên địa bàn 10 xã của huyện Diên Khánh và dùng phương pháp tổng hợp và phân tích để đưa ra vấn đề và hướng giải quyết.

3.Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn

Thông qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội môi trường của các trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh, kết quả cho thấy, về mặt hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất Đối với các trang trại mà đất là tư liệu sản xuất chủ yếu như trang trại trồng trọt hay trang trại tổng hợp thì trang trại có sự kết hợp hoạt động trồng trọt với chăn nuôi đạt hiệu quả xã hội cao hơn, giúp tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giải quyết vấn đề đói nghèo trong nông dân, giúp cho người dân lao động ổn định, cải thiện và nâng cao cuộc sống, thay đổi bộ mặt nông thôn Đặc biệt một số hộ có thu nhập khá nên họ quan tâm hơn đến đầu tư cho việc học hành của con cái và các khoản đóng góp xã hội cũng tăng hơn trước. Kết quả nghiên cứu ta thấy kinh tế trang trại đã khẳng định là một hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, phù hợp và có hiệu quả trong nông nghiệp , ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn hiện nay Nó cho phép khai thác, sử dụng triệt để tiềm năng về đất đai, mang lại khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn cho xã hội, góp phần tạo ra quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới Phân tích về mặt môi trường sinh thái có thể thấy rõ nhất hiệu quả thông qua hoạt động khai thác diện tích đất trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ của thảm thực vật Biến một vùng cách đây vài năm là đất trống đồi núi trọc đến nay độ che phủ của thảm thực vật đã tăng đáng kể.

Tuy nhiên số lượng, quy mô cũng như trình độ sản xuất kinh doanh của các trang trại ở Huyêṇ Diên Khánh còn hạn chế và đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, các nguồn lực của các trang trại huy động còn thấp, kết quả sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế mang lại cũng chưa cao.

Thông qua đi sâu phân tích giữa lý luận và thực trạng phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua và trên cơ sở các dự báo phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Diên Khánh trong những năm đến, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại tập trung vào một số nội dung như phát triển số lượng trang trại vì hiện nay số trang trại trên địa bàn còn quá ít Trong nghiên cứu cũng nhận thấy để tạo điều kiện tốt giúp các chủ trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì huyện, xã cần đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất, cung ứng giống cây, con… đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển sản xuất của trang trại Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, để hỗ trợ, tổchức đào tạo kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cho các chủ trang trại và người lao động trong trang trại Đồng thời cung cấp những thông tin, dự báo thị trường nông sản hàng hoá, hình thành quỹ bảo trợ nông nghiệp có sự tham gia tự nguyện của các chủ trang trại, để bảo hiểm giá cả nông sản, bảo hiểm mùa màng, giảm bớt rủi ro Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển kinh tế trang trại về vốn, thực hiện miễn thuế thu nhập với các trang trại mà Nhà nước khuyến khích đầu tư và khai thác phù hợp với tình hình mới Tạo điều kiện để các trang trại tích cực tham gia vào loại hình bảo hiểm nông nghiệp để góp phần giảm thiểu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra, sớm khôi phục sản xuất Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ công tác bảo vệ môi trường Mặt khác, phải gia tăng các yếu tố nguồn lực như đất đai,vốn, KH-KT, lao động và quan trọng hơn cả là cần quan tâm đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm mà trang trại sản xuất ra Từ đó cần thực hiện đầy đủ và đồng bộ các giải pháp thì sẽ tăng hiệu quả kinh tế cho các mô hình trang trại, cải thiện thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống người dân, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội huyện Diên Khánh.

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với nền kinh tế nông nghiệp chiếm tới 40% GDP, với hơn 70% lao động nông nghiệp và hơn 75% số hộ thuộc khu vực nông thôn Sau khi gia nhập WTO và tham gia các khu vực mậu dịch tự do, thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam không ngừng mở rộng Kinh tế nông hộ hình thành và phát triển trong điều kiện của nền kinh tế thị trường đã dẫn đến xu hướng hình thành hình thức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại trong những năm gần đây ở nông thôn Việt Nam Đặc điểm chủ yếu của mô hình kinh tế trang trại là sản xuất hàng hóa, tức là sản xuất nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của thị trường. Diên Khánh là một huyện nội địa nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố Nha Trang, cách Nha Trang khoảng 10km, có tổng diện tích tự nhiên 33.620 ha, tổng dân số 142.706 người, dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Diên Khánh có nhiều trang trại với qui mô lớn với nhiều đặc sản trái cây theo mùa như xoài, mít, bưởi, vú sữa, thanh long, và có các khu chăn nuôi tập trung tại các xã Diên Sơn, Diên Thọ , Diên Lộc , Diên Lâm và Diên Xuân Trong những năm qua, sự hình thành và phát triển trang trại ở huyện Diên Khánh đã góp phần chuyển đổi nền sản xuất nông nghiệp từ phân tán sang sản xuất tập trung , chuyên môn hóa theo hướng công nghiệp, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, góp phần khai thác tiềm năng lao động tại chỗ, giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, giúp cho nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của các trang trại tại huyện Diên Khánh vẫn chưa cao, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, chất lượng nông sản chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, sức cạnh tranh còn kém; bên cạnh đó quy mô trang trại chưa lớn, chưa thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm quản lý… Những hạn chế trên đã làm cho sự phát triển hiện nay của kinh tế trang trại chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện.

Xuất phát từ những lý do trên, với tâm huyết của một người con sinh ra và lớn lên trên đất Diên Khánh, tôi quyết định chọn đề tài cho luận văn thạc sỹ là “Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại Huyện Diên Khánh –Tỉnh Khánh Hòa đến 2025” Tôi mong muốn với nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của trang trại để trang trại phát triển mạnh mẽ và thực sự trở thành thế mạnh của huyện Diên Khánh, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông thôn mới, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời giúp cho chính quyền và người dân có một cái nhìn đúng đắn nhất về kinh tế trang trại, để định hướng cho việc khai thác tốt nhất tiềm năng phát triển kinh tế của huyện Diên Khánh.

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại, đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế trang trại tại huyện Diên Khánh - tỉnh Khánh Hòa, đưa ra những giải pháp đồng bộ phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương để thúc đẩy sự phát triển của mô hình kinh tế này, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự phát triển kinh tế trang trại tại huyện Diên Khánh trong thời gian tới.

- Hệ thống hóa toàn bộ cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến kinh tế trang trại và phát triển kinh tế trang trại.

- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Diên

Khánh, tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015 - 2020.

- Phân tích các nội dung cơ bản liên quan đến phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh.

- Đề xuất những giải pháp khả thi trên cơ sở khai thác tốt nhất các tiềm năng sẵn có tại địa phương để phát triển kinh tế của các trang trại ở huyện Diên Khánh trong thời gian tới năm 2025.

Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua cuộc điều tra các chủtrang trại do tác giả tiến hành bằng cách phát phiếu điều tra để phân tích về thực trạng hiệu quả kinh tế trang trại Chọn khoảng 16 mô hình trang trại hội đủ các điều kiện dự kiến đề xuất để nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho tính khả thi của đề tài ngoài ra dữ liệu sơ cấp còn được thu thập từ quan sát thực tế của tác giả để đưa ra nhận định về tác động của các yếu tố đến sự phát triển kinh tế của trang trại.

- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, sách báo, các báo cáo về tình hình cơ bản của huyện Diên Khánh đó là các số liệu phản ánh tình hình phát triển kinh tế-xã hội, điều kiện tự nhiên của huyện Ngoài ra tác giả còn sử dụng một số thông tin tham khảo từ Tổng cục thống kê.

4.2 Phương pháp xử lý số liệu

Tác giả thống kê, xử lý số liệu điều tra, bằng cách sử dụng phần mềm máy tính để tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu thu thập được, kết hợp với lấy ý kiến một số cán bộ phụ trách về nông nghiệp trên địa bàn Huyện

Từ kết quảphân tích sốliêụ sơ cấp vàtổng hơp ̣ các tài liêụ thứ cấp tác giả dùng làm căn cứ phân tích thưc ̣ trang ̣ kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện DiênKhánh.

Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến đề tài

Theo tác giả Lê Thế Hoàng Vũ “ Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình” cho thấy sự phát triển kinh tế trang trại của huyện Quảng Ninh còn nhiều hạn chế bởi nhiều nguyên nhân như:Nguồn nhân lực,qui hoạch và phát triển đất đai,nguồn nhân lực,yếu tố thị trường,liên kết sản xuất

Tác giả Nguyễn Thành Nam với đề tài nghiên cứu “ Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Bình” cho thấy Kinh tế trang trại tại Huyện Đại Từ có sự phát triển nhưng về qui mô không lớn và không tập trung.Đồng thời tác giả cũng đề ra một số giải pháp để phát triển kinh tế trang trại của huyện

Qua nghiên cứu tôi đồng thuận với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thế Hoàng

Vũ “ Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình’Nhưng qua nghiên cứu thì tác giả có đặt ra giải pháp liên kết sản xuất và một số giải pháp khác nhưng chưa làm rõ về chuỗi liên khết sản xuất và mối quan hệ lao động giữa người lao động với chủ trang trại

Trên cơ sở kế thừa và phát huy các kết quả nghiên cứu đã công bố, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá sự phát triển kinh tế của trang trại tại huyện Diên Khánh và có những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.

Những đóng góp khoa học của nghiên cứu

6 1 Đóng góp về mặt lý luận

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến hiệu quả kinh tế của trang trại.

6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

- Đưa ra những nhận định về thực trạng kinh tế của trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh; qua đó chỉ ra những thành tựu đạt được, những hạn chế khó khăn và tìm ra những nguyên nhân có ảnh hưởng chủ yếu đến thực trạng đó.

- Đưa ra những đề xuất về các giải pháp nhằm phát huy các điều kiện thuận lợi, khắc phục những mặt hạn chế, và góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh.

- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về những giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại các vùng nông thôn ở nước ta.

Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận thực tiễn nghiên cứu về phát triển kinh tế trang trạiChương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025.

Kết luận và kiến nghị.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

Một số vấn đề lý luận cơ bản về trang trại và kinh tế trang trại

Khái niệm về trang trại đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhưng còn nhiều mặt chưa thống nhất Ở các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh, Đài Loan, Hàn Quốc, họ quan niệm : “Trang trại là loại hình sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp của hộ gia đình nông dân sau khi phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cấp, tư túc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất nhiều nông sản, hàng hóa, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh” Ở Việt Nam cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, sau đây chúng tôi xin đề cập đến một số quan điểm:

Theo tác giả Phạm Minh Đức và cộng sự (1997), Báo cáo khoa học về nghiên cứu xu thế phát triển kinh tế hộ nông dân và mô hình kinh tế trang trại ở miền Bắc, Viện kinh tế nông nghiệp, Hà Nội: “Trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp hàng hoá của hộ, do một người chủ hộ có khả năng đón nhận những cơ hội thuận lợi, từ đó huy động thêm vốn và lao động, trang bị tư liệu sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất thích hợp, tiến hành tổ chức sản xuất và dịch vụ những sản phẩm theo yêu cầu thị trường nhằm thu lợi nhuận cao”.

Theo tác giả Nguyễn Thế Nhã (1999) trong “Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam thực trạng và những giải pháp”, Hội thảo ĐHNN I, Hà Nội: “Trang trại là một loại tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, thuỷ sản có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tổ sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”.

Tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các học giả đều thống nhất cho rằng: Trang trại là đơn vị kinh tế sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, thuỷ sản) gồm một người chủ trang trại, họ vừa là người làm chủ về ruộng đất, làm chủ về tư liệu sản xuất, vừa là người tổ chức sản xuất kinh doanh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình với mục đích chính là sản xuất hàng hoá và một phần sản phẩm được sử dụng cho tiêu dùng của gia đình Trang trại là đơn vị sản xuất cơ sở trong nông nghiệp được phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân với mục đích chính là sản xuất hàng hoá.

 Căn cứ theo tính chất và quy mô sở hữu

Trang trại được phân thành 3 loại sau:

- Trang trại gia đình: sử dung ̣ lao đông ̣ gia đình là chủ yếu.

- Trang trại tiểu chủ: sử dung ̣ lao đông ̣ thuê mướn là chính.

- Trang trại tư nhân: sử dung ̣ lao đông ̣ thuê mướn hoàn toàn.

Trong quátrình xây dưng ̣ và phát triển kinh tế thi ̣trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì cả ba loại hình trang trại trên đều cần khuyến khích phát triển Song trong giai đoạn hiện nay cần ưu tiên khuyến khích phát triển loại hình trang trại gia đình vì ở nước ta loại hình KTTT này là chủ yếu trong nông nghiêp,̣ lại gần gũi với KT nông hộ.

 Căn cứ vào lĩnh vực sản xuất

Trang trại Việt Nam được phân thành:

- Trang trại chuyên ngành: Trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm thì được gọi là trang trại của ngành đó Bao gồm: trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại lâm nghiệp, trang trại nuôi trồng thủy sản

- Trang trại tổng hợp: Trường hợp không có ngành nào chiếm trên 50% trong cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp.

(Nguồn: Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT)

1.1.1.3 Các tiêu chí xác định trang trại tại Việt Nam Ở Việt Nam, kinh tế trang trại được phát triển ở hầu hết các ngành nông, lâm, ngư nghiệp với quy mô và phương thức sản xuất rất đa dạng Về tiêu chí để xác định trang trại tại Việt Nam được nêu rất rõ trong Nghị quyết III ngày 02.2.2000 của Chính phủ về KTTT, trong đó nêu rõ Liên bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Thống kê đã ban hành thông tư liên tịch 69/2000TTLT/BNN-TCTK hướng dẫn về tiêu chí để xác định trang trại.

1.1.2.1 Khái niệm về kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại là một mô hình kinh tế xuất hiện trên thế giới từ rất lâu, tuy nhiên với Việt Nam thì hình thức trang trại vẫn còn khá mới mẻ.

Theo Nghị định 03/2000/NĐ - CP ngày 02/02/2000 của Chính Phủ về kinh tế trang trại: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng gắn bó với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản” Kinh tế trang trại (KTTT) là một hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp với mục đích là sản xuất hàng hoá trên cơ sở tự chủ về ruộng đất, tư liệu sản xuất của hộ gia đình, tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.

1.1.2.2 Vai trò của kinh tế trang trại Ở nước ta kinh tế trang trại đã thể hiện vai trò quan trọng và tích cực không những về kinh tế mà còn cả về xã hội và môi trường tuy rằng mô hình kinh tế này mới phát triển nhưng tuyệt đại bộ phận nông sản hàng hóa cung cấp cho xã hội được sản xuất bằng hình thức này, ngoài ra giá trị xuất khẩu các sản phẩm của nông nghiệp, thủy hải sản đóng góp một phần không nhỏ trong GDP của đất nước.

Các trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, manh mún tạo nên những vùng chuyên môn hoá, tập trung hàng hoá và thâm canh cao Mặt khác, qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ cho sản xuất ở nông thôn Thực tế cho thấy, việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả hơn các nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế hộ Do vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế hộ.

Phát triển kinh tế trang trại có vai trò quan trọng trong việc làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho lao động Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm, một trong những vấn đề bức xúc trong nông nghiệp và nông thôn ở nước ta hiện nay Mặt khác, do trang trại được phát triển chủ yếu ở những vùng khó khăn về cơ sở hạ tầng nên phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn Các hộ trang trại là tấm gương cho các hộ nông dân về cách thức tổ chức quản lý kinh doanh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về khoa học kỹ thuật vào sản xuất Vì vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt nông thôn ở nước ta.

Do sản xuất kinh doanh tự chủ và lợi ích thiết thực, lâu dài của mình mà các chủ trang trại đã luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng Đặc biệt, các trang trại trung du miền núi đã góp phần tích cực vào việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bảo vệ môi trường sinh thái.

1.1.2.3 Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam là tất yếu khách quan

 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Kinh tế nông hộ hình thành và phát triển trong điều kiện của nền kinh tế thị trường sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các hộ sản xuất hàng hoá Hơn nữa một bộ phận nông hộ sản xuất không có hiệu quả, mức sống rất thấp, họ có thể thoát ly sản xuất nông nghiệp và chuyển sang làm dịch vụ, làm thuê hoặc sản xuất tiểu thủ công nghiệp tuỳ theo khả năng và hoàn cảnh của họ, thậm chí có thể rời khỏi nơi sinh sống cũ để ra thành thị hoặc lập nghiệp ở một nơi mới Thu nhập từ nguồn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cộng với các thu nhập khác có thể giúp họ có cuộc sống tốt hơn so với làm nông nghiệp Như vậy ruộng đất sẽ từng bước được tích tụ trong tay những hộ làm ăn giỏi Khi đã đạt tới một quy mô nhất định, các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá sẽ xuất hiện trên thị trường, hình thành các hộ nông dân sản xuất hàng hoá Đó là xu hướng vận động, phát triển tất yếu của kinh tế nông hộ Như vậy sự vận động của kinh tế nông hộ đã trải qua các giai đoạn từ sản xuất để sinh tồn đến sản xuất tự cung tự cấp rồi lên sản xuất hàng hoá.Vì vậy tiến lên sản xuất hàng hoá là xu thế tất yếu của phát triển kinh tế hộ mà động lực của sự phát triển là tối ưu hoá lợi nhuận, hướng sản xuất tới trao đổi sản phẩm trên thị trường Nhóm hộ sản xuất hàng hoá lớn: Gặp điều kiện thuận lợi, một bộ phận của nhóm hộ sản xuất hàng hoá lớn, thành các trang trại gia đình Kinh tế trang trại lấy sản xuất nông sản hàng hoá là chính, xuất phát từ yêu cầu của thị trường mà lựa chọn loại nông sản hàng hoá để sản xuất (Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn )

 Phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế và quá trình hội nhập

So với kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp Từ trước tới nay nền nông nghiệp Việt Nam phát triển trên nền tảng kinh tế nông hộ Trong thời gian qua kinh tế nông hộ đã đóng góp quan trọng những nguồn lực vốn, đất, lao động và kinh nghiệm phục vụ cho việc mở rộng sản lượng nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu Tuy nhiên khi nền kinh tế nước ta hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, cụ thể với việc gia nhập WTO hay TPP nông dân không còn được bảo hộ bởi các biện pháp hành chính như hạn ngạch nhập khẩu hay thuế bảo hộ và cung ứng nông sản hướng tới đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới thì kinh tế trang trại có nhiều lợi thế hơn:

Xu hướng phát triển kinh tế trang trại trên thế giới và Việt Nam

Kinh tế trang trại xuất hiện lần đầu tiên ở một số nước Tây Âu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, sau đó kinh tế trang trại phát triển ở tất cả các nước công nghiệp hóa ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương, châu Á cho đến ngày nay Có thể thấy sự phát triển kinh tế trang trại ở châu Âu và châu Á

1.2.2.Xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

Có thể nói tại nước ta kinh tế trang trại hình thành khá sớm tuy nhiên trước đây hình thức kinh tế này chưa được coi trọng Sau chỉ thị số 100 của Ban bí thư TW khóa

IV, NQ 10 của Bộ Chính trị về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân, đặc biệt sau khi Luật đất đai ra đời năm 1993 thì kinh tế trang trại đánh dấu những bước phát triển khá nhanh và đa dạng.

1.3 NỘI DUNG CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới Phát triển là một thuộc tính của vật chất Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,… nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”.

Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế xã hội rộng lớn, trong khuôn khổ một định nghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội dung rộng lớn của nó Song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được các nội dung cơ bản sau:- Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đời sống dân cư Sự phát triển là quy luật tiến hoá, song nó chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên ngoài có vai trò quan trọng Như vậy, phát triển trang trại chính là sự tăng lên về số lượng, quy mô, giá trị hàng hóa và dịch vụ của loại hình sản xuất được gọi là trang trại trong những khoảng thời gian và không gian nhất định.

1.3.1 Phát triển số lượng trang trại Đó là việc gia tăng giá trị tổng sản lượng và sản lượng hàng hóa nông sản bằng cách tăng tuyệt đối số lượng các trang trại Các tiêu chí đánh giá sự phát triển về số lượng trang trại:

- Số lượng trang trại tăng qua các năm.

- Tốc độ tăng của số lượng các trang trại.

- Số lượng trang trại tăng của từng ngành, từng khu vực, từng địa phương, từng lĩnh vực sản xuất.

Phát triển số lượng trang trại là việc gia tăng số lượng cơ sở trang trại qua các năm theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước Nói cách khác là làm tăng số lượng tuyệt đối các trang trại, nhân rộng các trang trại hiện tại, làm cho loại hình kinh tế trang trại phát triển lan tỏa sang khu vực khác và qua đó phát triển thêm số lượng các cơ sở trang trại mới Phát triển số lượng trang trại góp phần làm cho các ngành kinh tế phát triển Việc gia tăng số lượng trang trại được thể hiện bằng cách phát triển mới các cơ sở sản xuất nông nghiệp theo hình thức trang trại hoặc chuyển hóa kinh tế các hộ gia đình thành kinh tế trang trại, hoặc là phát triển về mặt cơ cấu, tức là chuyển hóa cơ cấu của các trang trại theo hướng CNH-HĐH, cụ thể là chuyển dịch hình thức sản xuất từ quảng canh sang thâm canh, tử sản xuất lệ thuộc vào tự nhiên sang sản xuất chủ động mang tính chất công nghiệp tiên tiến.

Việc phát triển số lượng trang trại đòi hỏi sự gia tăng các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp như đất đai, lực lượng lao động trong nông thôn, vốn đầu tư, đồng thời chú trọng phát triển những trang trại sản xuất nông sản, hàng hóa đáp ứng được những nhu cầu lớn của thị trường, sản phẩm có khả năng xuất khẩu, sản xuất có giá trị kinh tế cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của các trang trại, qua đó giúp các trang trại đứng vững trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế với các yếu tố môi trường thường xuyên biến động.

1.3.2 Gia tăng các yếu tố nguồn lực

Gia tăng các yếu tố ngồn lực của trang trại là việc làm tăng năng lực sản xuất của từng trang trại thông qua gia tăng quy mô về đát đai, lao động, vốn đầu tư, cơ sở vật chất và các điều kiện khoa học- công nghệ của trang trại Các yếu tố nguồn lực để phát triển kinh tế trang trại gồm:

1.3.2.1 Nguồn lực đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lượng ngày càng tốt hơn, cho nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác Đất đai được sử dụng trong trang trại tăng lên theo hướng tập trung và theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hoá Đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là đối tượng lao động của các trang trại Nâng cao nguồn lực đất đai thông qua việc tích tụ và tập trung ruông đất, các chính sách hạn điền…

Sau một thời gian hoạt động kinh doanh quy mô đất đai của trang trại sẽ được phát triển thêm về mặt diện tích, đồng thời chất lượng các loại đất đai không ngừng được cải thiện, độ màu mỡ của đất đai ngày càng tăng lên.

Nguồn nhân lực nông nghiệp nói chung và trang trại nói riêng là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp( SXNN) bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động Về số lượng gồm những người trong độ tuổi và những người trên và dưới độ tuổi tham gia hoạt động SXNN Về chất lượng gồm thể lực, trí lực, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hoá, nghiệp vụ và tay nghề. Chất lượng lao động nông nghiệp tăng lên khi nâng cao trình độ văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ của người lao động Tiêu chí phản ánh tăng chất lượng lao động là các yếu tố về tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, truyền thống, bí quyết công nghệ …

Nâng cao kiến thức và khả năng lao động của chủ trang trại, xây dựng tác phong công nhân nông nghiệp cho người lao động hoạt động sản xuất kinh doanh trong các trang trại Lao động của trang trại ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, nó phản ánh sự phát triển ngày càng nhanh của KTTT.

Vốn trong nông nghiệp được biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động, được sử dụng vào quá trình SXNN Vốn trong nông nghiệp có thể được chia theo hình thái luân chuyển, hình thái biểu hiện, mục đích sử dụng hay theo sỡ hữu.

Nâng cao khả năng huy động vốn và khả năng tự tài trợ của trang trại Khả năng vay nợ và khả năng tự tài trợ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của các trang trại Vốn là yếu tố vật chất hết sức quan trọng cho sản xuất Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, trang trại có vốn tích lũy nhiều hơn, mức độ đầu tư cho sản xuất ngày càng lớn hơn chứng tỏ sự phát triển của kinh tế trang trại ngày càng rõ rệt. Vốn đầu tư ngày càng lớn thể hiện sức mạnh của trang trại Vốn đầu tư được thể hiện dưới hình thức là những tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị, các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh và các loại tài sản lưu động khác Các yếu tố vật chất này càng nhiều và chất lượng ngày càng cao, càng hiện đại thì càng chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trang trại.

1.3.2.4 Nguồn lực về khoa học - công nghệ

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA

Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh

Diên Khánh là cửa ngõ phía Tây của thành phố Nha Trang, tương đối thuận lợi về giao thông,có các tuyến Quốc lộ 1A,Quốc lộ 27C, đường sắt Thống nhất Bắc-Nam, Tỉnh lộ 8, Tỉnh lộ 2 chạy qua Về trồng trọt, huyện có nhiều trang trại với qui mô lớn, nhiều đặc sản trái cây theo mùa như: xoài, mít, bưởi, vú sữa, thanh long Về chăn nuôi, trên địa bàn huyện các xã Diên Sơn, Diên Thọ , Diên Lâm và Diên Lộc có các khu chăn nuôi tập trung Bên cạnh những tiềm năng phong phú trên, Diên Khánh còn là nơi có nguồn lao động dồi dào trong đó kinh tế nông nghiệp tồn tại chủ yếu dưới hình thức kinh tế hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

Nhìn chung Diên Khánh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại, điều này được thấy rõ qua các phần phân tích sau đây.

2.1.2 Phân tích các điều kiện cho phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh

2.1.2.1.1 Về vị trí địa lý

Huyện Diên Khánh nằm về phía Tây tỉnh Khánh Hòa, có huyện lỵ cách thành phố Nha Trang khoảng 10km, có vị trí địa lý như sau: Phía Đông giáp thành phố NhaTrang, phía Tây giáp huyện Khánh Vĩnh, phía Nam Giáp huyện Cam Lâm, phía Bắc giáp huyện Khánh Vĩnh và huyện Ninh Hòa

Hình 2.1 Bản đồ địa chính huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Diện tích tự nhiên của huyện là 337,55 km 2 , chiếm 6,47% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, gồm 19 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn Diên Khánh là cửa ngõ phía Tây của thành phố Nha Trang, tương đối thuận lợi về giao thông: có các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1C (đường 23/10), đường sắt Thống nhất Bắc – Nam, Tỉnh lộ 2, Tỉnh lộ 8, tuyến Nha Trang – Đà Lạt (quốc lộ 27C),… chạy qua Vì vậy, Diên Khánh có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh đối với tỉnh Khánh Hòa.

Huyện Diên Khánh có địa hình khá phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam về trung tâm Độ cao địa hình từ 3m đến 1.342 m so với mặt biển Địa hình chia thành 3 dạng chính là: Địa hình núi cao có diện tích 7.164 ha chiếm tỷ lệ 21,2% tổng diện tích toàn huyện, độ cao từ 200 đến 1.342, phân bố tập trung ở các xã phía Bắc và phía Nam của Huyện. Địa hình gò đồi tập trung ở các xã phía Tây của Huyện Dạng địa hình này có diện tích 6.617 ha chiếm 19,6% tổng diện tích toàn huyện Chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng, độ cao từ 30 m đến dưới 200 m, tạo thành một dảy dài và hẹp chạy dọc ven núi cao và sông Cái. Địa hình vùng đồng bằng: Phần lớn đất đai có độ cao từ 3 m đến 30 m, địa hình tương đối bằng phẳng, có diện tích 19.975 ha chiếm tỷ lệ 59,2% tổng diện tích toàn huyện Đây là vùng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của Huyện.

Huyện Diên Khánh có nền nhiệt độ khá cao quanh năm và ít biến động, hầu như không có mùa đông lạnh Đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển nhanh và là điều kiện để tăng vụ, phát triển chăn nuôi gia súc Tuy nhiên lượng bốc hơi khá cao cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gia súc, thường gây hạn hán cho cây trồng và dễ gây cháy rừng Vì vậy cần chú ý các biện pháp chống nóng và chống nắng cho người và gia súc như trồng rừng, cây lâu năm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ diện tích rừng hiện có, xây hồ chứa nước để mở rộng diện tích được tưới, điều hòa khí hậu.

Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện Diên Khánh khá lớn với 3 sông lớn và hàng chục sông, suối nhỏ nhờ đó tổng lượng nước đến khá dồi dào (4 tháng mùa mưa chiếm 63,8 %) Sông Cái là sông lớn nhất tỉnh Khánh Hòa, bắt nguồn từ huyện Khánh Vĩnh với độ cao 1.500-2.000 m, sông chảy theo hướng Tây- Đông, qua Diên Khánh và đổ ra biển tại thành phố Nha Trang Đây là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho các trạm bơm vùng Diên Khánh và TP Nha Trang Tuy nhiên mùa kiệt thì lượng nước hạn chế và ngày càng giảm Sông Chò là nhánh của sông Cái, diện tích lưu vực 589 km 2 ; chiều dài sông 63 km, đoạn chảy qua địa bàn huyện Diên Khánh là 15 km Sông Suối Dầu là nhánh của sông Cái, diện tích lưu vực 272 km 2 ; chiều dài sông 59 km, đoạn chảy qua địa bàn huyện Diên Khánh là 10 km.

Trên cơ sở tài liệu điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh KhánhHòa, tỷ lệ 1/100.000 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện năm 2004,kết hợp với kết quả điều tra, bổ sung ngoài thực địa, toàn huyện có 6 nhóm đất được chia thành 14 đơn vị đất

Nhóm đất phù sa chiếm 28,27% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Phân bố tập trung nhiều ở xã Diên Lâm, Diên Sơn,…Hiện nay nhóm đất này đang được sử dụng rất đa dạng từ trồng lúa nước, cây hoa màu, cây ăn quả lâu năm Đây là điều kiện thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng Nhóm đất xám và bạc màu chiếm 4,88% diện tích tự nhiên của Huyện Được phân bố ở các xã: Diên An, Diên Toàn, Diên Bình, Diên Tân, Diên Điền, Suối Tiên, Suối Hiệp Nhóm đất này thích hợp với cây công nghiệp lâu năm, cây hoa màu và cây lương thực Nhóm đất đỏ vàng chiếm 63,23% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Được phân bố ở hầu hết các xã Đất phân bố ở những địa hình thấp và ít dốc có thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng điều hay cây ăn quả các loại Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chiếm 2,26 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Thường phân bố rải rác ở các xã Diên Sơn, Diên Lâm, Diên Thọ, Diên Tân và Diên Điền Hầu hết diện tích đất được trồng lúa hay các cây hoa màu lương thực Nhóm đất mùn vàng đỏ chiếm 1,33 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Phân bố tập trung ở các xã Diên Lâm, Diên Tân, ít có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá chiếm 0,02 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Phân bố trên những khối núi cao ở xã Diên Sơn ít có ý nghĩa cho sử dụng nông nghiệp.

Nguồn nước mặt do các hệ thống sông, suối cung cấp trong đó chủ yếu là từ hệ thống sông Cái Nha Trang với lưu lượng bình quân Q o = 55,7m 3 /s Hiện nay trên các hệ thống sông, suối lớn này đều đã xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ để cung cấp nước tưới cho cây trồng, cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp như: hồ Am Chúa

– Diên Điền (4,5 triệu m 3 /năm), hồ Đồng Mộc – Diên Xuân (0,1 triệu m 3 /năm), hồ Đá Mài – Diên Lâm (0,7 triệu m 3 /năm), hồ Láng Nhớt – Diên Tân (4,22 triệu m 3 /năm), hồ Cây Sung – Diên Tân (1,91 triệu m 3 /năm) và nhiều trạm bơm

Nước ngầm trên địa bàn toàn huyện có trữ lượng ít, phân bố không đều, mức độ nông sâu và chất lượng nước biến đổi cũng khác nhau Mặt khác do những hạn chế về kinh tế và kỹ thuật nên việc khai thác ở quy mô lớn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế Nước dưới đất thường bi ̣nhiễm phèn ở các xa:̃ Diên An, Diên Thanh,̣ Diên Toàn, Diên Phú, Diên Điền, Diên Sơn vàthi ̣trấn Diên Khánh.

Diện tích đất có rừng là 8.989,59 ha, chiếm 26,63% diện tích tự nhiên toàn huyện (trong đó diện tích đất rừng tự nhiên là 3.924,20 ha, chiếm 43,65%) Đất rừng chủ yếu là rừng sản xuất với 7.728,99 ha (chiếm 85,98%) và rừng đặc dụng có 1.260,60 ha Rừng chủ yếu là rừng nghèo, rừng non, do đó độ che phủ của rừng khá thấp Điều này ảnh hưởng lớn đến khí hậu của vùng và giảm khả năng điều tiết nước cho các công trình thủy lợi.

2.1.2.2 Điều kiện chính trị pháp lý

Kinh tế trang trại được hình thành từ khi có Nghị định 64 - CP ngày 27/03/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp Chủ trang trại được giao đất lâu dài và ổn định để sản xuất kinh doanh, kinh tế trang trại được xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ Tuy nhiên trước những năm 2000, kinh tế trang trại phát triển nhỏ lẻ, tự phát nhiều với quy mô không lớn , lao động và tiền vốn đầu tư chủ yếu là của hộ gia đình.

Từ khi có Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ, Nghị quyết 11 NQ/HU ngày 14/07/2005 của Ban Thường vụ Huyện ủy Diên Khánh về việc phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại 2005 – 2010 và những năm tiếp theo đã tạo điều kiện thuận lợi cho trang trại phát triển, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho một bộ phận nông dân trên địa bàn huyện.

Những năm gần đây, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đươc ̣ triển khai trên địa bàn huyện Diên Khánh đã góp phần tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông thôn.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN DIÊN KHÁNH THỜI GIAN QUA

Ngoài việc thu thập các số liệu thứ cấp tại các cơ quan chức năng của huyện Diên Khánh, tác giả đã thực hiện khảo sát điều tra với mục đích và nội dung như sau:

- Mục đích điều tra: Thu thập dữ liệu về một số vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn Huyện Diên Khánh trong năm 2019.

- Đối tượng điều tra: Các trang trại thuộc các xã Diên Thọ, Diên Phước, Diên Sơn, Suối Tiên, Suối Hiệp, Diên Lạc, Diên Lâm, Bình Lộc, Diên Xuân, Diên Đồng thuộc địa bàn huyện Diên Khánh.

- Phương pháp điều tra: Trực tiếp phỏng vấn các chủ trang trại để thu thập dữ liệu theo bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn.

- Nội dung điều tra: Qua bảng câu hỏi (phụ lục 1) tác giả tập trung thu thập các loại thông tin sau: thông tin chung về chủ trang trại, thông tin về tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của trang trại, thông tin về kết quả sản xuất và kết quả tiêu thụ của trang trại.

2.2.1 Thực trạng phát triển về số lượng trang trại 2.2.1.1 Mặt tích cực

- Sự phát triển của kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh thời gian qua đã chứng minh được đây là mô hình kinh tế có hiệu quả về mặt kinh tế Hiệu quả kinh tế từ các trang trại đã góp phần làm chuyển biến nền kinh tế nông nghiệp và thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống người nông dân không ngừng được cải thiện, thúc đẩy nhanh chóng sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung và Huyện Diên Khánh nói riêng.

- Sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng kinh doanh tổng hợp là một hướng đi phù hợp và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế với các chủ trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh Phát triển kinh tế trang trại theo hướng kinh doanh tổng hợp không chỉ giúp chủ trang trại tận dụng các nguồn lực dư thừa nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn góp phần làm tăng hiệu quả về môi trường vì giảm được lượng chất thải ra môi trường xung quanh.

Năm 2015, toàn huyện có 139 trang trại, trong đó có 25 trang trại đạt tiêu chuẩn quy định Đến cuối năm 2016 toàn huyện có 155 trang trại trong có 35 trang trại đạt tiêu chuẩn Số trang trại đủ tiêu chuẩn cuối năm 2020 của toàn Huyện là 38 Giá trị thu nhập từ kinh tế vườn, kinh tế trang trại liên tục tăng lên, đời sống nhân dân ngày càng được ổn định và phát triển, nhiều hộ nông dân đã xóa nghèo và vươn lên làm giàu. Nhìn chung các trang trại được cấp giấy chứng nhận đạt các tiêu chí theo quy định là những trang trại hoạt động hiệu quả, chủ trang trại có sự yên tâm đầu tư vốn vào sản xuất, đồng thời được phép vay vốn từ ngân hàng để đầu tư phát triển trang trại.

Bảng 2.1: Số lượng, cơ cấu của từng loại hình trang trại trong giai đoạn

Loại 2017 2018 2019 Tốc độ hình Số Cơ cấu Số Cơ cấu Số Cơ cấu tăng trang lượng (%) lượng (%) lượng (%) BQ / trại (TT) (TT) (TT) năm

[Nguồn: Phòng kinh tế huyện Diên Khánh]

Trên địa bàn huyện Diên Khánh có 4 loại hình trang trại chính là: trang trại chăn nuôi, trang trại trồng trọt, trang trại lâm nghiệp và trang trại tổng hợp Tuy nhiên loại hình đủ tiêu chuẩn chỉ có trang trại chăn nuôi và trang trại trồng trọt.

Trang trại chăn nuôi: Đây là loại trang trại phổ biến đầu tư chủ yếu cho chăn nuôi lợn và nuôi gà, phần lớn là chăn nuôi lợn nái, lợn siêu nạc,

Trang trại trồng trọt : Là các trang trại có diện tích trồng cây hàng năm và lâu năm từ 2 ha trở lên, loại trang trại này đứng thứ 2 về số lượng trang trại trong huyện. Trang trại tổng hợp: Là những trang trại kết hợp giữa chăn nuôi, trồng trọt, trồng cây lâm Nghiệp và nuôi trồng thủy sản Loại hình trang trại này hiện đang hình thành trên địa bàn huyện vì loại hình trang trại này kết hợp sản xuất của nhiều ngành nên rủi ro trong sản xuất thấp, nó lại tận dụng được sản phẩm phụ của các ngành làm giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh và lợi nhuận tăng lên vì giảm một đồng chi phí đồng nghĩa với tăng một đồng lợi nhuận dẫn đến đạt được hiệu quả kinh tế.

2.2.1.2 Tồn tại và nguyên nhân

Việc phát triển số lượng trang trại tăng lên không nhiều, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân Nguyên nhân một phần là do điều kiện thời tiết không thuận lợi, thị trường tiêu thụ không được tốt, giá cả bấp bênh nhất là các trang trại trồng mía Giá thu mua của các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua thấp hơn các năm trước trong khi các chi phí đầu vào có xu hướng tăng cao như công lao động, phân bón, thuốc trừ sâu , phí vận chuyển…

- Kinh tế trang trại phát triển chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân và gia đình cán bộ, công nhân viên đã nghỉ hưu và mang tính tự phát, không theo quy hoạch , kế hoạch phát triển KTTT rõ ràng, không gắn liền phát triển trang trại với phát triển chung về thủy lợi, giao thông, điện, thông tin thị trường, các trang traịthiếu sư ̣ gắn bóvàliên kết với nhau Do vây,̣ viêc ̣ hình thành những vùng sản xuất hàng hoátâp ̣ trung chưa nhiều gây khókhăn trong tiêu thụ và xây dựng các cơ sở chế biến

- Việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện chưa gắn với quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn do chính quyền các cấp chưa có quy hoạch cụ thể trong kế hoạch trung và dài hạn

2.2.2 Thực trạng các yếu tố nguồn lực

-Về đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu trong nông nghiệp nói chung và cho các trang trại nói riêng Sự hình thành của các trang trại gắn liền với việc tập trung tích tụ ruộng đất Quy mô đất đai là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực sản xuất của các trang trại.

Bảng 2.2: Quy mô diện tích của các loại hình trang trại năm 2020

Mô hình Dưới Từ Từ Trên Tổng số

[Nguồn: Phòng kinh tế huyện Diên Khánh]

Năm 2020, xét về quy mô diện tích cho từng loại hình kinh tế trang trại, thông qua bảng 2.6, trang trại có quy mô diện tích dưới 5 ha là 27 trang trại, chiếm 71

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIÊN KHÁNH, TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2025

Các căn cứ để xây dựng giải pháp

3.1.1 Quan điểm xây dựng giải pháp

3.1.2.1 Phát triển kinh tế trang trại gắn với thu hút lao động nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người dân

Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện chính là quá trình huy động các nguồn lực vào sản xuất, các nguồn lực phải được khai thác một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn, vì mục tiêu là thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập và đời sống không chỉ của chủ trang trại mà của cả lao động trong vùng.

Trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình kinh tế này phải chú ý phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, trong đó chất lượng là then chốt, chọn lọc phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả tránh tình trạng chay theo số lượng mà hiệu quả của sản xuất đem lại không cao.

3.1.2.2 Phát triển KTTT gắn với xây dựng nền nông nghiệp bền vững

Phát triển nền nông nghiệp bền vững nhằm đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn thương đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai Phát triển bền vững nông nghiệp được khái quát bằng các đặc điểm: Thỏa mãn các nhu cầu của con người về nông sản phẩm Có khả năng thích ứng ngày càng cao và ứng dụng ngày càng nhiều các tiến bộ khoa học kỹ thuật Đảm bảo môi trường sông và môi trường tự nhiên không bị phá hủy.

3.1.2.3 Phát triển kinh tế trang trại đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái

Quá trình phát triển kinh tế trang trại ở nhiều nơi trên đất nước ta cũng như ở huyện Diên Khánh cho thấy con người đã khai thác các nguồn tài nguyên, điều kiện tự nhiên không theo quy luật, thậm chí tàn phá, đã làm tổn thương các nguồn lực, các tiềm năng vốn có Điều này đã và đang dẫn đến sự suy giảm kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái Muốn phát triển sản xuất ổn định, lâu dài phải chú ý đến việc bảo vệ và cải thiện các nguồn lực này.

3.1.2.4 Phát triển kinh tế trang trại gắn với quy hoạch phát triển nông nghiệp của huyện Diên Khánh đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 Đối với Huyện Diên Khánh, theo quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đến năm 2025 và những năm tiếp theo, nông nghiệp hướng tới xây dựng nông thôn mới và kết hợp phục vụ du lịch Đồng thời, xây dựng các vùng chuyên canh tập trung quy mô lớn trên cơ sở hình thành các trang trại, nhằm tạo sự bứt phá về kinh tế của huyện để đạt được mục tiêu đó Huyện chủ trương tập trung đầu tư, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại quy mô lớn, gắn với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng chuồng trại, phát triển các cơ sở dịch vụ cung cấp con giống, thú y, chú trọng phương thức chăn nuôi theo hướng hàng hóa Đồng thời phát triển chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, đầu tư khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng con giống, cải tạo và thay đổi giống mới Các vùng chăn nuôi tập trung chủ yếu tại các xã như: Diên Tân, Diên Đồng, Diên Xuân, Diên Lâm, Diên Sơn, Diên Thọ.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 đã định hướng phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn của huyện: “Huy động có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư hoàn thành và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tạo diện mạo mới xanh, sạch, đẹp cho nông thôn, chú trọng cải tiến hình thức sản xuất, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân Phấn đấu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó các xã Diên An, Diên Hoà, Diên Phước, Diên Thọ, Diên Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Diên Điền đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu. Phấn đấu huyện Diên Khánh đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025”.

“Tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản vào quá trình sản xuất và bảo quản sản phẩm nông nghiệp Đối với trồng trọt, ưu tiên xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, sản phẩm mới, như rau quả, trái cây, lúa chất lượng cao, lúa giống, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap Xây dựng mô hình liên kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, trồng trọt gắn chăn nuôi, chuyển đổi giống, cây trồng mới; quy hoạch, quản lý, phát triển vùng nuôi chim Yến Quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, đảm bảo môi trường; di chuyển các trang trại chăn nuôi ra khỏi các khu dân cư Triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp” (Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ huyện Diên Khánh, nhiệm kỳ 2020-2025).

3.1.2.Mục tiêu xây dựng giải pháp

Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp của huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đến năm 2025 và những năm tiếp theo, nông nghiệp hướng tới xây dựng nông thôn mới và kết hợp phục vụ du lịch Đồng thời, xây dựng các vùng chuyên canh tập trung quy mô lớn trên cơ sở hình thành các trang trại, nhằm tạo sự bứt phá về kinh tế của huyện

Phát triển kinh tế trang trại có sự quản lý của Nhà nước, gắn phát triển kinh tế trang trại với thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách, nhằm huy động mọi nguồn lực để phát triển hiệu quả, bền vững, tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định sản xuất, ổn định dân cư và bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Xác định mục tiêu phù hợp với từng loại hình trang trại, nâng cao chất lượng,lấy trang trại chăn nuôi, thủy sản, tổng hợp, làm đột phá về hiệu qủa kinh tế; đề cao mục tiêu bảo vệ môi trường Phát triển kinh tế trang trại gắn với quy hoạch tổng thể phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản và quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Tập trung nâng cao chất lượng các trang trại đã có; phát triển mới số lượng trang trại hợp lý ở các vùng; đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh của trang trại theo hướng tập trung,chuyên môn hoá, phát huy tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng; chú trọng khai thác vùng đồi núi.

Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất của các trang trại Tập trung phát triển trang trại ở vùng đồi núi Đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh trang trại nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Ứng dụng phải khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị, gắn liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đảm bảo hiệu quả, bền vững. Phát triển trang trại nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao.

Phương châm chất lượng hiệu quả và bền vững trong phát triển kinh tế trang trại bao gồm cả kinh tế, xã hội và môi trường; nâng cao chất lượng nông sản có ý nghĩa quyết định sự tồn tại và bền vững.

Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh đến năm 2025

3.2.1.1.Giải pháp về phát triển về số lượng trang trại

3.2.1.2.Nội dung của giải pháp

Phải tận dụng các lợi thế từ điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, các tập quán tâm lý, xã hội của từng khu vực dân cư và lợi thế so sánh của từng vùng để gia tăng số lượng các trang trại.

- Đối với vùng đồng bằng.

Phát triển các trang trại chăn nuôi, trang trại rau, hoa, Trang trại trồng trọt cây cảnh nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của dân cư trong tiến trình đô thị hóa.

- Đối với vùng đồi núi.

Phát triển mạnh trang trại chăn nuôi gia cầm, gia súc, các trang trại kinh doanh tổng hợp, nông lâm kết hợp nhằm tạo việc làm và thu nhập thường xuyên, cũng như tận dụng được sức sản xuất của đất đai.

3.2.1.3.Đóng góp của giải pháp

Qua nghiên cứu ta đã thấy trong các loại hình trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh thì trang trại chăn nuôi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh về số lượng cũng như qui mô trang trại đạt hiệu quả cao nhất , điều đó cho phép chúng ta nói lên rằng đây chính là khâu cần đột phá để tăng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế trong thời gian tới.

Một trong những giải pháp nhằm tạo đột phá cho ngành chăn nuôi của huyện là khuyến khích, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi và trồng cây ăn quả ,gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hướng trang trại tập trung tại xã Diên Lâm,Diên Đồng,Diên Thọ,Điên Xuân…. Đối với đàn heo, phát triển nuôi trong các hộ gia đình theo hướng nạc hóa, tăng khả năng sản xuất thịt Đồng thời, chuyển đổi hình thức chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi bán công nghiệp như các trang trại nuôi gia công với công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam tại các xã Bình Lộc,Diên Xuân,Diên Thọ Đàn gia cầm phát triển theo mô hình trang trại vừa và nhỏ trong đó tập trung phát triển các trang trại nuôi gia công cho công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Ngoài ra, trên cơ sở khai thác điều kiện đặc thù của từng địa phương, tận dụng vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng, huyện khuyến khích phát triển đa dạng các vật nuôi (như: dê, heo rừng lai, nhím, ) nhất là mô hình nuôi gà thả vườn theo hướng sản xuất hàng hóa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho một số trang trại.

3.2.1.4.Điều kiện thực hiện giải pháp

Mô hình phù hợp với điều kiện kinh tế, tập quán của nhân dân, đặc biệt là nâng cao nhận thức, tư duy về phát triển kinh tế hàng hóa tập trung, bảo đảm sự phát triển sản xuất hàng hóa trong chăn nuôi bền vững nhằm tạo thu nhập ổn định cho người dân,kết hợp phát triển du lịch và cung cấp thực phẩm sạch giàu chất dinh dưỡng cho thị trường

Trong những năm đến, trang trại hộ nông dân vẫn chiếm ưu thế trong phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện, trong bối cảnh những điều kiện về vốn, kỹ thuật còn hạn chế Vì vậy, Nhà nước cần tìm những hình thức tư vấn phù hợp cho các chủ trang trại về ứng dụng công nghệ sinh học, quản trị sản xuất kinh doanh phân tích hoạt động tài chính, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là cần hình thành quan niệm tư duy tiến bộ về hoạt động kinh doanh trong kinh tế nông nghiệp, góp phần hình thành đội ngũ doanh nhân mới hoạt động trong lĩnh vực kinh tế trang trại, qua đó phát triển được số lượng các trang trại mới trên địa bàn huyện Bên cạnh đó, Huyện Diên Khánh cần chỉ đạo các phòng ban liên quan tiến hành rà soát lại các mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm theo tiêu chí xác định trang trại tại thông tư 02/2000/TT Bộ NNPTNT của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, qua đó hổ trợ chuyển các nông hộ có quy mộ cận tiêu chí trang trại lên loại hình trang trại để chủ hộ có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất mkinh doanh trong lĩnh vực đang hoạt động.

3.2.2.1.Giải pháp về phát triển nguồn lực

3.2.2.2.Nội dung của giải pháp

- Giải pháp về đất đai

Một trong những hạn chế trong phát triển kinh tế trang trại ở Huyện Diên Khánh là đất canh tác nhỏ lẻ, manh mún, xen kẽ không tập trung Do vậy Huyện cần có chủ trương đối với hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp sống tại địa phương có nhu cầu mở rộng diện tích đất để sản xuất được ủy ban nhân dân các xã xem ưu tiên cho thuê đất để phát triển kinh tế trang trại.

Khuyến khích các hộ nông dân ,cá nhân ,tổ chức cho thuê, chuyển nhượng ruộng đất nhằm tập trung đất đai cho các trang trại có khả năng, tạo điều kiện tốt nhất để canh tác liền vùng liền khoảnh.Tuy nhiên quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần có sự quản lý nhà nhà nước nhất là cấp xã tránh tình trạng đầu cơ gay sự bất ổn về giá cả đất, dẫn đến hiệu quả sử dụng đất thấp,tập trung các xã có điều kiện phát triển trang trại như:Diên Thọ,Diên Sơn,Diên Đồng,Diên Xuân,Suối Tiên….

Hiêṇ nay vốn tự có của các trang trại vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư Vì vậy, bản thân các chủ trang trại cần có những định hướng riêng để giải quyết vấn đề về vốn của mình theo phương thức “lấy ngắn nuôi dài” bằng cách trồng thêm những cây ngắn ngày, hoặc chăn nuôi gia súc gia cầm, từ đó tích lũy vốn đầu tư mở rộng sản xuất Chủ trang trại có thể hợp tác trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất như: thủy lợi, giao thông nội đồng, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản để giảm bớt căng thẳng về vốn.

- Giải pháp về nhân lực

Cóthểnói nhân tố con người là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh Tuy nhiên trình độ quản lý của các chủ trang trại trên địa bàn còn khá thấp vì họ chủ yếu xuất thân từ nông dân Có đến 90% chủ trang trại có trình độ văn hóa từ THPT trở xuống, chỉ có 10% chủ trang trại có trình độ đào tạo là trung cấp Điều này gây khó khăn cho chủ trang trại trong việc điều hành sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Chất lượng lao động của trang trại cũng không cao, chủ yếu là lao động phổ thông Hầu hết các trang trại chưa có lao động kỹ thuật để giám sát, đề xuất áp dụng để xử lý các vấn đề kỹ thuật.

3.2.2.3.Đóng góp của giải pháp

Khuyến khích các chủ trang trại khai thác, sử dụng đất hoang, đất trống , đồi núi trọc, mặt nước để phát triển trang trại tránh tình trạng gay lãng phí đất đai.

Hiện nay đối với diện tích trồng lúa việc dồn điền đổi thửa được thực hiện khá hiệu quả, tuy nhiên với bà con nông dân loại hình đất trang trại thì còn mới mẻ nhưng nếu đưa vào chủ trương hoàn toàn có thể vận động được người dân.

Các trang trại tiếp cận được nguồn vốn được thuận lợi hơn đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất của các trang trại Để phát triển kinh tế trang trại theo hướng chất lượng cao khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại hoạt động và phát triển đúng thực chất và đúng định hướng,đa dạng hóa sản phẩm.

KẾT LUẬN

Kinh tế trang trại là xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế nông hộ sản xuất hàng hoá trên thế giới và ở Việt Nam Đây là loại hình sản xuất đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài và phát triển theo quy luật khách quan của nền kinh tế hàng hoá trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm nghiệp.

Kinh tế trang trại ở Huyện Diên Khánh đãkhẳng định là một hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, phù hợp và có hiệu quả trong nông nghiệp Hầu hết các trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hộ nông dân sản xuất khác Có những trang trại thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng, kinh tế trang trại đã cải thiện được một phần đời sồng tinh thần cho nhiều hộ trang trại và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân Chỉ một số ít trang trại sản xuất kinh doanh không hiệu quả là do giá cả thị trường chi phối Nó đã và đang góp phần tạo ra quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân và lao động xã hội, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của một vùng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế trang trại Chính sự kết hợp giữa sự đa dạng với sự lựa chọn loại hình đem lại giá trị kinh tế cao trong kinh doanh trang trại ở Huyêṇ Diên Khánh hiện nay đã thể hiện sự năng động của các trang trại.Tuy nhiên số lượng, quy mô cũng như trình độ sản xuất kinh doanh của các trang trại ở Huyêṇ Diên Khánh còn hạn chế và đang trong giai đoạn phát triển ban đầu bởi nền kinh tế địa phương còn mang nặng tính tự nhiên, thị trường nhỏ hẹp.

Thực trạng kinh tế trang trại ở Huyêṇ Diên Khánh cho thấy, các nguồn lực của các trang trại huy động còn thấp, kết quả sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế mang lại cũng chưa cao Tuy nhiên, qua thực tế cũng có thể kết luận rằng: nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doạnh của các trang trại ở đây không phải do quy mô đất đai của trang trại mà do sự lựa chọn loại hình kinh doanh phát huy lợi thế so sánh của địa phương; trình độ quản lý của chủ trang trại đã mang lại nhiều trang trại có quy mô đất đai nhỏ nhưng có tỷ suất nông sản hàng hoá lớn.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình kinh doanh có hiệu quả nhất ở Huyêṇ Diên Khánh cũng chính là khai thác và sử dụng nguồn lực là lợi thế so sánh của địa phương Mô hình chăn nuôi liên kết giữa trang trại và doanh nghiệp ( chủ yếu công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam ) hiện tại vẫn là hướng đi mang lại hiệu quả tốt nhất cho các chủ trang trại Tuy nhiên điều kiện tự nhiên không đồng nhất, quản lý đất đai manh mún là một trở ngại đểphát triển sản xuất với quy mô lớn.

Cũng như các loại hình kinh tế mới hình thành khác, kinh tế trang trại cần một môi trường chính sách, thể chế cần thiết cho sự tồn tại và phát triển ổn định, bền vững.Vai trò của công tác truyền thông, nâng cao năng lực của chủ trang trại, hỗ trợ thị trường v.v trong phát triển kinh tế trang trại là những vấn đề mà các cấp chính quyền cần phải quan tâm.

KIẾN NGHỊ

2.1.Kiến nghị với Bộ NN và PTNT

- Đối với các tiêu chí về trang trại: ngoài các tiêu chí chính về giá trị, được Bộ Nông Nghiệp &PTNT, các tiêu chí khác nên giao cho các địa phương xác định, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương vì điều kiện phát triển kinh tế xã hội mỗi địa phương không giống nhau.

- Mối quan hệ giữa người lao động làm thuê với chủ trang trại chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận bằng miệng giữa 2 bên Do vậy, Nhà nước cần có những quy định về vấn đề thuê mướn và sử dụng lao động trong các trang trại, để xử lý các vụ việc tranh chấp lao động và trách nhiệm vật chất nếu có xảy ra Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của chủ trang trại và người lao động trong các trang trại được pháp luật bảo vệ rõ ràng.

- Nhà nước cần xem xét cho vay vốn cho các trang trại với lãi suất ưu đãi, cho vay đúng đối tượng, đúng nhu cầu, đơn giản hóa các thủ tục cho vay và thời hạn cho vay nên dài hơn, phù hợp với thời vụ và chu kỳ sản xuất, để các chủ trang trại chủ động trong kế hoạch đầu tư.

2.2.Kiến nghị đối với sở NN và PTNT tỉnh Khánh Hòa

- Thưc ̣ hiêṇ các chủ trương chính sách phát triển kinh tếtrang traị của Chính Phủ, của Tỉnh môṭcách nhất quán, nhất làcác chính sách vềvốn, vềthuế, vềđất đai

Thưc ̣ hiêṇ viêc ̣ giao đất, cho thuê đất vàcấp giấy chứng nhâṇ quyền sử dung,̣ đểcho các Chủtrang traịyên tâm đầu tư vào sản xuất Taọ điều kiêṇ thuâṇ lơị cho các Chủ trang traịtiếp câṇ với thi ̣trường tiêu thu ̣nông sản phẩm, cung cấp thông tin vềgiácả đểgiúp các Chủtrang traịđinḥ hướng sản xuất kinh doanh phùhơp ̣ với nhu cầu của thi ̣ trường trong vàngoài nước.

- Hỗ trợ thành lập các liên kết sản xuất, thu mua và chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của trang trại, tại cụm trang trại đầu mối Tăng cường hỗ trợ trang trại tiếp cận thị trường, tiêu thụ nông lâm sản hàng hóa, phát triển sản xuất theo các hợp đồng, theo chuỗi giá trị ngành hàng nông sản Xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

-Nhà nước cần chỉ đạo các phòng ban liên quan tiến hành rà soát lại các mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm theo tiêu chí xác định trang trại tại thông tư 02/2000/TT Bộ NNPTNT của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, qua đó hổ trợ chuyển các nông hộ có quy mộ cận tiêu chí trang trại lên loại hình trang trại để chủ hộ có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất mkinh doanh trong lĩnh vực đang hoạt động.

- Cần có cơ chế chính sách ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng để thu mua và bảo quản sản phẩm đảm bảo đầu ra sản phẩm cho các trang trại tránh tình trạng được mùa thì mất giá,phụ thuộc vào tư thương về giá cả

2.3.Kiến nghị với UBND huyên Diên Khánh

- Huyện Diên Khánh và chính quyền các xã cần đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất, cung ứng giống cây, con… đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển sản xuất của trang trại.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư để hỗ trợ, tổchức đào tạo kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý cho các chủ trang trại và người lao động trong trang trại Đồng thời cung cấp những thông tin, dự báo thị trường nông sản hàng hoá, hình thành quỹ bảo trợ nông nghiệp có sự tham gia tự nguyện của các chủ trang trại, để bảo hiểm giá cả nông sản, bảo hiểm mùa màng, giảm bớt rủi ro.

-Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển kinh tế trang trại về vốn, thực hiện miễn thuế thu nhập với các trang trại mà Nhà nước khuyến khích đầu tư và khai thác phù hợp với tình hình mới Tạo điều kiện để các trang trại tích cực tham gia vào loại hình bảo hiểm nông nghiệp để góp phần giảm thiểu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra, sớm khôi phục sản xuất.

-Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra đối với kinh tế trang trại, đảm bảo các chủ trang trại thực hiện đầy đủ công tác bảo vệ môi trường, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có giá trị kinh tế cao để nâng cao sức cạnh tranh trong xã hội đồng thời phát triển thêm số lượng trang trại trên toàn Huyện.

- Đẩy manḥ công tác khuyến nông, khuyến ngư vàkhuyến công, tổchức các lớp bồi dưỡng nghiêp ̣ vu,̣tham quan hoc ̣ tâp ̣ cho các Chủtrang traịđểnâng cao trình đô ̣ quản lý, ứng dung ̣ tiến bô ̣khoa hoc ̣ kỹthuâṭvào sản xuất.

- Cần có quy hoạch phát triển chung và phát triển kinh tế vùng về trang trại, định hướng cho các trang trại phát triển sản xuất các loại sản phẩm, nông sản có khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ theo chuỗi liên kết sản xuất

Huyện hướng dẫn nhân dân thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp tác hoặc các hợp tác xã, cử ra ban đại diện cùng với chính quyền làm việc với doanh nghiệp thống nhất giá cả hoặc những vấn đề khó khăn, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Ngày đăng: 21/11/2023, 08:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Bản đồ địa chính huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. - (Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện diên khánh tỉnh khánh hoà đến năm 2025
Hình 2.1. Bản đồ địa chính huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa (Trang 33)
Bảng 2.1: Số lượng, cơ cấu của từng loại hình trang trại trong giai đoạn 2017-2019 - (Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện diên khánh tỉnh khánh hoà đến năm 2025
Bảng 2.1 Số lượng, cơ cấu của từng loại hình trang trại trong giai đoạn 2017-2019 (Trang 39)
Bảng 2.2: Quy mô diện tích của các loại hình trang trại năm 2020 - (Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện diên khánh tỉnh khánh hoà đến năm 2025
Bảng 2.2 Quy mô diện tích của các loại hình trang trại năm 2020 (Trang 41)
Bảng 2.4. Tình hình sử dụng lao động của các loại hình trang trại huyện Diên Khánh, năm 2019 - (Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện diên khánh tỉnh khánh hoà đến năm 2025
Bảng 2.4. Tình hình sử dụng lao động của các loại hình trang trại huyện Diên Khánh, năm 2019 (Trang 42)
Bảng 2.5. Quy mô vốn đầu tư sản xuất của các trang trại tại huyện Diên Khánh, năm 2020 - (Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện diên khánh tỉnh khánh hoà đến năm 2025
Bảng 2.5. Quy mô vốn đầu tư sản xuất của các trang trại tại huyện Diên Khánh, năm 2020 (Trang 43)
Bảng 2.6. Sản lượng và giá trị một số cây trồng chính bình quân một năm  của một trang trại trồng trọt tại Huyện Diên Khánh ( năm 2019) - (Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện diên khánh tỉnh khánh hoà đến năm 2025
Bảng 2.6. Sản lượng và giá trị một số cây trồng chính bình quân một năm của một trang trại trồng trọt tại Huyện Diên Khánh ( năm 2019) (Trang 50)
Bảng 2.7. Sản lượng và giá trị một số vật nuôi chính bình quân một năm của một trang trại tại Huyện Diên Khánh (năm 2019) - (Luận văn thạc sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện diên khánh tỉnh khánh hoà đến năm 2025
Bảng 2.7. Sản lượng và giá trị một số vật nuôi chính bình quân một năm của một trang trại tại Huyện Diên Khánh (năm 2019) (Trang 52)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w